Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII NH 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN 10, 11, 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.97 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KHỐI 10</b>


<b>CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN</b>
<i><b>( Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)</b></i>


<b>- Nguyễn </b>
<b>Dữ-I. Kiến thức chung:</b>


<b>1. Tác giả:</b>


- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường
Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương


<b>- Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng</b>
khơng bao lâu sau thì lui về ở ẩn


<b>2. Tác phẩm</b>


- Thể loại truyền kì: là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực
qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.


- Xuất xứ: Truyền kì mạn lục.


- Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào
nửa đầu thế kỉ XVI


<b>II. Nội dung chính:</b>


<b>1. Nhân vật Ngô Tử Văn.</b>
<b>a. Giới thiệu nhân vật.</b>
- Tên: Soạn



- Q: n Dũng, đất Lạng Giang.


- Tính tình: khẳng khái, cương trực, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu
được.


 Giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo phương pháp truyền thống.
<b>b. Ngô Tử Văn với hành động đốt đền tà.</b>


- Ngun nhân đốt đền: vì tức giận, khơng chịu được cảnh hồn ma tên tướng
giặc Bắc triều chiếm giữ, tác oai tác quái hại dân.


- Hành động đốt đền:


+ Trước khi đốt đền: tắm gội sạch sẽ, khấn trời  trang nghiêm, tôn trọng thần
linh.


+ Sau khi đốt đền: “vung tay khơng cần gì cả”  khẳng định phẩm chất tốt đẹp
của NTV.


 NTV căm ghét cái ác, ln tin vào hành động chính nghĩa,
- Tình thế của NTV sau khi đốt đền


+ Hồn ma Bách Hộ họ Thôi


Một người khôi ngô, cao lớn, ... tự xưng là cư sĩ đến đòi trả đền.
><


Tử Văn mặc kệ, vẫn ngồi ngất ngưỡng, tự nhiên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Thổ công:


“Một ông già áo vải, mũ đen, phong độ, nhàn nhã” tính khiêm tốn.
><


Ngạc nhiên “sao nhiều thần q vậy”


Thổ cơng kể rõ sự tình >< muốn kiện Diêm Vương, tâu Thượng đế.


<b> NTV luôn quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa. c. NTV trong</b>
<b>buổi xử kiện.</b>


- Sự gan dạ trước khung cảnh của cõi âm và bọn quỷ dạ xoa nanh ác.


Hồn ma Diêm Vương Tử Văn


Th
ứ 1


Kiện NTV ở
Minh ti (đe dọa
NTV)


Quát mắng Tử Văn,
bênh vực hồn ma.


Không run sợ, cứng cỏi
minh oan.


Th


ứ 2


Giả giọng
nhân nghĩa


Cử người đến đền tản
Viên lấy chứng cứ


Đề nghị Diêm Vương
đến đền xác minh.


Kết
quả


Bị nhốt vào
ngục Cửu U


Mắng, trừng phạt hồn
ma và ban thưởng cho Tử
Văn.


Được ban thưởng.
 NTV là người cứng cỏi, kiên định, dũng cảm, không run sợ và nhún nhường
trước cái ác.


<b>d. NTV được trả công.</b>
<b>+ Được sống lại</b>


+ Thưởng xôi gà.



+ Nhận chức phán sự đền Tản Viên.


 Là sự thưởng công xứng đáng, chiến thắng của NTV là sự khẳng định chân lí
chính sẽ thắng tà và thể hiện tính dân tộc mạnh mẽ , quyết tâm đấu tranh đến cùng
để bảo vệ chân lí.


 NTV là người cương trực, yêu chính nghĩa, dũng cảm, kiên cường, giàu tính
dân tộc.


<b>2. Ngụ ý phê phán.</b>


- Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt, kẻ đã giả
mạo Thổ thần. Kẻ đó lúc sống là một kẻ xâm lược và lúc chết vẫn không chịu từ bỏ
dã tâm; sống cũng như chết vẫn giữ một bản chất tham lam, hung ác đáng bị trừng
trị.


- Phơi bày hiện thực từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người
lương thiện chịu oan, sự tham nhũng ở từng lớp quan lại.


- Lời nhắn nhủ: Hãy đấu tranh đến cùng để chống lại các ác, cái xấu. Chỉ có đấu
tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng chính nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>1. Nội dung: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung</b></i>
thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào cơng lí,
chính nghĩa của nhân dân ta.


<b>2. Nghệ thuật.</b>


- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.



- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.


- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thựC


<b>TRAO DUYÊN</b>
<b>(Trích “Truyện Kiều”)</b>


Nguyễn Du
<b>-I. Kiến thức chung.</b>


<b>1. Vị trí: Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756. </b>


<b>2. Nội dung: - Tình cảnh trớ trêu của Kiều khi phải trao duyên cho em. </b>


- Diễn biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tình yêu tan vỡ, mình buộc
phải phụ tình với Kim Trọng.


<b>3. Bố cục: Ba phần: </b>


+ Phần 1: 12 câu thơ đầu: Lời trao duyên của Thúy Kiều.


+ Phần 2: 14 câu thơ tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm Thúy Vân.
+ Phần 3: 8 câu cuối: Kiều trở về thực tại.


<b>II. Nội dung chính.</b>


<b>1. Lời trao duyên của Thúy Kiều. </b>
<b>a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy</b>



- Từ ngữ:


+ “Cậy”: vừa nhờ vừa gửi gắm niềm tin.
+ “Chịu lời”: bắt buộc nhận lời.


- Hành động: “lạy - thưa” : tôn trọng, biết ơn.
═> Từ ngữ chính xác ép buộc Vân nhận lời.


<b>b. Sáu câu thơ tiếp: Thúy Kiều kể lại mối tình với Kim Trọng.</b>
+ “Khi ngày quạt ước”


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ “Sóng gió bất kì”


+ “Hiếu tình khơn lẻ hai bề vẹn hai”
→Tình yêu dở dang.


═> Thúy Vân hiểu, cảm thông, nhận lời.


<b>c. 4 câu cuối: Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân</b>
+ “Ngày xn em hãy cịn dài”


→Tuổi trẻ


+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
→Tình chị em ruột thịt


+ “Chị dù ...thơm lây”
→Lịng biết ơn.


<b>=> Thúy Kiều đã dùng tình máu mủ ruột thịt để thuyết phục Vân nhận lời.</b>



*Cách nói vừa nêu các lí lẽ để thay đổi nhận thức của Vân đồng thời dựa vào tình
cảm để thuyết phục Vân → Sự thông minh, sắc sảo, tinh tế của Kiều.


<b>2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.</b>
-Thúy Kiều trao các kỉ vật


+ "Chiếc vành"
+ "Bức tờ mây"
+ “Phím đàn”


+ "Mảnh hương nguyền"
→Kỉ vật đẹp, thiêng liêng


- Tâm trạng: “Duyên này thì giữ vật này của chung”
→Đau dớn, giằng xé giữa lí trí và tình cảm.


-"Mai sau dù có bao giờ,
...


Rưới xin giọt nước cho người thác oan".


→ Các từ nói đến cái chết “hồn”, “khuất lời”, “thác oan”,... dự cảm về tương lai
bất hạnh và tâm trạng tuyệt vọng


→Tình cảm bền chặt, thủy chung, mãnh liệt của Kiều với Kim Trọng
→Khi nào linh hồn chị quay về xin em rướ chén nước an ủi linh hồn chị.
*Kiều trao kỉ vật cho em mà lịng nàng đau xót, quặn thắt.


<b>3. Kiều đối diện với thực tại</b>


- “Bây giờ”


+ “Trâm gãy gương tan
+ “Phận bạc như vôi”
+ “Nước chảy hoa trôi”


→ Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số
phận con người


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”


→Thúy Kiều tự nhận mình là người phụ bạc
→Tâm trạng: đau đớn đến tuyệt vọng


*Ân cần, chu đáo, giàu đức hi sinh.
<b>III. Tổng kết</b>


<b>1. Nội dung: Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách</b>
cao đẹp của Thúy Kiều.


<b>2. Nghệ thuật:</b>


- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.


<b>CHÍ KHÍ ANH HÙNG</b>


<i><b> (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) </b></i>
<b>I. Kiến thức chung.</b>



<i>1. Vị trí đoạn trích: Trích từ câu 2213 đến câu 2230 trong tác phẩm Truyện</i>
<i>Kiều</i>


2. Bố cục


- Bốn câu đầu: Chí khí khát vọng lên đường của Từ Hải
- Mười bốn câu cuối: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải.
<b>II. Nội dung chính.</b>


<b>1. Chí khí khát vọng lên đường của Từ Hải</b>
- Hoàn cảnh lên đường:


<i>+ Nửa năm: Thời gian Từ Hải và Thúy Kiều ở bên nhau.</i>


<i>+ Hương lửa đương nồng: Hình ảnh ước lệ nói lên tình cảm đằm thắm, nồng</i>
nàn, hạnh phúc


<i>+ Trượng phu: người đàn ơng có chí khí, bậc anh hùng.</i>


<i>+ Thoắt: dứt khốt, mau lẹ, nhanh chóng tính cách anh hùng </i>


<i>+ Động lịng bốn phương: náo nức chí tung hồnh ở bốn phương trời.</i>


Từ Hải ra đi khi tình yêu lứa đơi cịn nồng nàn cho thấy khát vọng lên đường
lập công dang sự nghiệp của chàng rất lớn.


- Tư thế lên đường của Từ Hải.
<i>+ Trông vời: trông ra xa.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch tư thế hiên ngang không vướng bận.</i>


Tư thế lên đường dứt khoát, oai phong.


=> Bằng nghệ thuật kể chuyện tài tình Nguyễn Du đã tơ đậm hình ảnh
người anh hùng Từ Hải có khát vọng lập cơng danh, sự nghiệp.


<b>2. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải </b>
<b>a. Lời Thúy Kiều.</b>


<i>- Xưng hơ: chàng – thiếp tình cảm vợ chồng mặn nồng.</i>
<i>- Phận gái chữ tồng: bổn phận của người vợ phải theo chồng.</i>


<i>- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải để chia sẻ, gánh vác với chồng những</i>
khó khăn.


Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ mà cịn khâm
phục, kính trọng Từ Hài nàng xứng đáng là người tri kỉ của bậc anh hùng.


<b>b. Lời Từ Hải</b>
- Lời đáp: (câu 7- 8)


+ Từ chối mong muốn của Kiều.


+ Khuyên Kiều vượt qua tình cảm thơng thường để làm vợ người anh hùng.
Tính cách anh hùng của Từ Hải.


- Lời hứa: (câu 9- 12)


<i>+ Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúngniềm tin sắt đá vào bản</i>
thân.



<i>+ Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều.</i>


Người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa sự nghiệp và tình cảm.


<i>- Hồn cảnh thực tại : (câu 15- 16 ) bốn bể không nhà gian nan vất vả, khó khăn</i>
của buổi đầu lập nghiệp.


<i>- Lời hẹn: một năm thời gian cụ thể, khẳng định ý chí, bản lĩnh sự tự linh</i>


=> Từ Hải khơng chỉ là người anh hùng có khát vọng có chí khí mà cịn rất tự
tin vào tài năng, bản lĩnh của mình.


- Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi ( hai câu cuối )


<i>+ Hành động: quyết lời, dứt áo  thái độ cử chỉ dứt khốt, khơng chần chừ, do</i>
dự khơng để tình cảm lung lay ý chí.


<i>+ Hình ảnh: chim bằng (ẩn dụ) tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng</i>
hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.


=>Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du
<b>III. Nghệ thuật </b>


- Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm
hứng vũ trụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>HỌC SINH THAM KHẢO CÁCH LÀM BÀI</b>
<b>KĨ NĂNG LÀM BÀI</b>


<i><b>* Văn nghị luận có hai loại bài: Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.</b></i>


<i><b>- Nghị luận xã hội: là loại bài bàn về các vấn đề xã hội. Đối tượng nghị luận</b></i>
của nó là cuộc sống con người trong xã hội, gồm hai dạng bài chính: Nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.


<i><b>- Nghị luận văn học: đối tượng của NLVH là các tác phẩm văn chương –</b></i>
cũng chính là cuộc sống của con người đã được phản ánh vào văn học. NLVH sẽ
xem xét, bàn luận, đánh giá về cuộc sống đã được điển hình hóa nghệ thuật ấy.


* Cả hai loại bài NLXH và NLVH đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận
rõ ràng, chặt chẽ. Chỗ khác nhau ở đây là ở hai điểm:


<b>- Về nội dung: NLXH bàn về cuộc sống thực tiễn đang diễn ra ở ngoài đời;</b>
NLVH bàn luận về cuộc sống con người được hư cấu trong tác phẩm.


<b>- Về nghệ thuật: NLXH dùng văn phong chính luận nghiêm túc, trang</b>
trọng, chuẩn mực; NLVH dùng lối nghị luận văn học mang sắc thái văn chương.


<b>I. Nghị luận xã hội:</b>


* Những yêu cầu khi làm văn nghị luận xã hội theo hướng mới:


(1) Đọc kĩ đề, phân biệt được tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống, hay là
dạng đề cần tích hợp cả hai; hay liên môn.


(2) Nắm được cấu trúc từng loại đề để bám vào viết cho đúng.


(3) Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn phải viết cô đúc, ngắn gọn.
Lập luận phải chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.


(4) Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn


chứng phải có tính thực tế và thuyết phục. Dẫn chứng lịch sử thì cần phải có độ
chính xác cao, dẫn chứng về địa lí thì phải có kiến thức và hiểu biết về địa lí.


(5) Nếu đề thi giới hạn 600 chữ thì viết khoảng 40 dòng (gần 3 trang giấy thi)
là vừa đủ dung lượng theo yêu cầu của đề. Không nên viết quá dài dịng, lan man
sẽ gây khó chịu cho người chấm (ảnh hưởng những câu làm sau). Nếu đề thi không
giới hạn số chữ thì cũng khơng nên viết q dài mà nên định lượng trong khoảng 3
trang giấy thi.


(6) Đọc kĩ đề, gạch chân những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận
cho đúng.


<b> 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:</b>
<b> a) Khái niệm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b> b) Cách làm bài:</b>
<b> b1) Mở bài:</b>


- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.


- Nêu ý chính hoặc trích dẫn câu nói về tư tưởng, đạo lí mà đề bài đưa ra.
<i><b> b2) Thân bài: Thường có 4 luận điểm:</b></i>


<i><b>- Luận điểm 1: Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí mà đề bài đưa ra;</b></i>
giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý
nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí; quan điểm của tác giả qua câu nói (Thường dành
cho đề bài có tư tưởng, đạo lí được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ,
ngạn ngữ).


<i><b>- Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí</b></i>


(thường trả lời câu hỏi: Vì sao nói như thế ? Dùng dẫn chứng từ đời sống xã hội để
chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời
sống xã hội).


<i><b>- Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch</b></i>
có liên quan đến tư tưởng, đạo lí. Vì: có những tư tưởng, đạo lí đúng trong thời đại
này nhưng cịn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa
thích hợp trong hồn cảnh khác; những ý kiến bác bỏ phải có dẫn chứng minh họa.


<b>- Luận điểm 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ</b>
bản của một bài nghị luận bởi mục đích của nghị luận là rút ra những kết luận đúng
để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.


<b> b3) Kết bài: Nêu khái quát, đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận.</b>
<b> 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:</b>


<b> a) Khái niệm: </b>


Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn
ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của
nhiều người (như: hiện tượng ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai
nạn giao thông, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vơ cảm,…;
lịng u thương, sự đồng cảm, chia sẻ,…). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc
xấu, đáng khen hoặc đáng chê.


<b> b) Cách làm bài:</b>


Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được
đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng
vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài để


làm bài thật hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực
hay tiêu cực.


<b> b1) Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.</b>
<i><b> b2) Thân bài: Thường có 4 luận điểm:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>- Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện</b></i>
tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối
với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa
phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục, từ đó làm nổi bật tính
cấp thiết phải giải quyết vấn đề.


<i><b>- Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra</b></i>
các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự
nhiên, do con người.


<i><b>- Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ</b></i>
nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu
dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với
những lực lượng nào).


<b> b3) Kết bài: </b>


- Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.


- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
<b>II. Nghị luận văn học:</b>


<b> 1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:</b>



<i><b> a) Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ,</b></i>
hình tượng thơ,...). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp
điệu, cấu tứ,... của bài thơ, đoạn thơ đó.


<i><b> b) Bài viết thường có các nội dung sau:</b></i>


<b> b1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ.</b>


<b> b2) Thân bài: Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn</b>
thơ (theo trình tự các luận điểm, luận cứ đã hình thành).


<b> b3) Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.</b>


<b> 2. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:</b>


<i><b> a) Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi rất</b></i>
<i><b>đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ</b></i>
là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác
phẩm, đoạn trích, hoặc so sánh nhiều tác phẩm, đoạn trích với nhau.


<i><b> b) Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi thường có các</b></i>
<i><b>nội dung:</b></i>


<b> b1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm hoặc đoạn trích văn xi cần nghị</b>
luận.


<b> b2) Thân bài: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề</b>
hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.


<b> b3) Kết bài: Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.</b>


<b>3. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b> b) Bài nghị luận về một ý kiến bàn về vãn học thýờng có các nội dung:</b></i>
<b> b1) Mở bài: Giới thiệu, trích dẫn ý kiến.</b>


<b> b2) Thân bài: </b>


- Giải thích rõ ý kiến bàn về văn học đó: bàn về vấn đề gì, nội dung như thế
nào ?,…


- Bàn luận mở rộng thêm ý kiến đó dưới nhiều góc nhìn khác nhau.


<b> b3) Kết bài: Khái quát vấn đề, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với</b>
văn học và đời sống.


<b> c) Cách viết cần đạt:</b>


- Bài viết phải nêu được các luận điểm đúng đắn, rõ ràng và triển khai bằng
một hệ thống lập luận lơgíc, chặt chẽ.


- Biết sử dụng các thao tác lập luận để làm bài với cách viết khẳng định để
nhấn mạnh chủ kiến của mình đối với ý kiến cần nghị luận.


<b>4. Nghị luận so sánh hai đối tượng:</b>


Vì đây là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có
3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Tuy nhiên, chức năng cụ thể của từng phần lại
có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ
hay nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xi.



<b> * Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:</b>
<b> a) Mở bài:</b>


- Dẫn dắt (nếu mở bài trực tiếp thì khơng cần ý này).
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
<b> b) Thân bài:</b>


<i><b> b1) Làm rõ đối tượng thứ nhất. (Bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác</b></i>
lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).


<i><b> b2) Làm rõ đối tượng thứ hai. (Bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập</b></i>
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).


<i><b> b3) So sánh nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình</b></i>
<i><b>diện nội dung và hình thức nghệ thuật. (Bước này vận dụng kết hợp nhiều thao</b></i>
tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận so sánh).


<i><b> b4) Lý giải sự khác biệt. Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối</b></i>
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học,… (Bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).


<b> c) Kết bài:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
<b>TỔ NGỮ VĂN</b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II </b>
<b>NĂM HỌC 2018 – 2019 </b>
<b>Môn: Ngữ Văn – Lớp: 10</b>


<i>Thời gian làm bài: 90 phút</i>
<b>PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm) </b>


<b> Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:</b>


<i>Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,</i>
<i>Ngồi rèm thưa rủ thác địi phen.</i>
<i>Ngồi rèm thước chẳng mách tin, </i>


<i>Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?</i>
<i>Đèn có biết dường bằng chẳng biết,</i>
<i>Lịng thiếp riêng bi thiết mà thơi.</i>
<i>Buồn rầu nói chẳng nên lời,</i>


<i>Hoa đèn kia với bóng người khá thương. </i>


<i> (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Cơn)</i>


<b>Câu 1 (1,0 điểm): Xác ðịnh thể thõ và phýõng thức biểu ðạt của vãn bản trên.</b>
<b>Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra những hành động của người chinh phụ trong đoạn</b>
thơ. Hành động đó nói lên điều gì?


<b>Câu 3 (1,0 điểm): Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng yếu tố ngoại cảnh nào để</b>
diễn tả tâm trạng của người chinh phụ? Ý nghĩa của yếu tố ngoại cảnh đó?


<b>PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)</b>


<b> Câu 1 (2,0 ðiểm): Em hãy viết ðoạn vãn nghị luận (khoảng nửa trang giấy thi)</b>
trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh ðối với xã hội lồi ngýời.



<i><b>Câu 2 (5,0 ðiểm): Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” (trích Truyện Kiều</b></i>
– Nguyễn Du) để thấy được phẩm chất anh hùng của nhân vật Từ Hải:


<i>“Nửa năm hương lửa đương nồng,</i>
<i>Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.</i>


<i>Trơng vời trời bể mênh mang,</i>


<i>Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.</i>
<i>Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,</i>


<i>Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.</i>
<i>Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,</i>


<i>Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?</i>
<i>Bao giờ mười vạn tinh binh,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Làm cho rõ mặt phi thường,</i>
<i>Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.</i>


<i>Bằng nay bốn bể không nhà,</i>
<i>Theo càng thêm bận biết là đi đâu?</i>


<i>Đành lịng chờ đó ít lâu,</i>


<i>Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.</i>
<i>Quyết lời dứt áo ra đi,</i>


<i>Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.</i>



</div>

<!--links-->

×