Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Sản xuất giống và nuôi cua scylla spp thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỒNG TÍNH

SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NI CUA “Scylla spp.”THƯƠNG
PHẨM: HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT, TIỀM NĂNG VÀ GIẢI
PHÁPPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỒNG TÍNH
SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NI CUA “Scylla spp.” THƯƠNG
PHẨM: HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT, TIỀM NĂNG VÀ GIẢI
PHÁPPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Ngô Văn Mạnh
Chủ tịch Hội đồng:


Nuôi
Ngành:
trồng thủy sản
8620301
780/QĐ-ĐHNT ngày 06/7/2018
1122/QĐ-ĐHNT ngày 05/9/2019
17/9/2019

PGS. TS Phạm Quốc Hùng
Phòng đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA-2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Nha Trang, Viện Ni
trồng Thủy sản, Phịng Sau Đại học Trường Đại học Nha trang đã tạo điều kiện
cho tơi được tham gia khóa Đào tạo bậc Cao học ngành Ni trồng Thủy sản
khóa 2017 – 2019.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Ngơ Văn Mạnh là người
hướng dẫn trực tiếp, đã cho tôi nhiều hướng dẫn chi tiết và lời khuyên bổ ích
trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tơi khơng thể hồn thành bản luận văn này nếu khơng được sự góp ý của
các thầy, cơ trong Hội đồng Khoa học, Viện Nuôi trồng Thủy sản cho việc xây
dựng đề cương nghiên cứu đề tài, cũng như tất cả các thầy cô đã từng giảng dạy
cho tôi những kiến thức cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành
cảm ơn tất cả sự giúp đỡ và cơng lao dạy dỗ của các thầy, cơ.
Lịng biết ơn khơng nói hết được với gia đình và người thân, đã ln nâng
đỡ tơi về mặt tình cảm, vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt trong thời gian thực hiện
đề tài.


iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu luận văn “Sản xuất giống
và nuôi cua “Scylla spp.” thương phẩm, hiện trạng kỹ thuật, tiềm năng và giải
pháp phát triển bền vững tại tỉnh Cà Mau” là của tôi.Kết quả nghiên cứu này
chưa được sử dụng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Hồng Tính

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….iii
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………iv
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................ix
MỘT SỐ KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN……………………………………………………..vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học của cua biển…………………….....................................3

1.1.1. Sơ lược về phân loại và đặc điểm hình thái ...............................................3
1.1.2. Sự phân bố..................................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm về sinh thái …….........................................................................5
1.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng ............................................................................5
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng..................................................................................6
1.1.6. Đặc điểm sinh sản………………...............................................................7
1.2. Tình hình phát triển nghề...............................................................................7
1.2.1. Tình hình nghề ni cua trên thế giới.........................................................7
1.2.2. Tình hình sản xuất giống và ni cua ở Việt Nam.....................................7
1.2.3.Tình hình sản xuất giống và ni cua biển thương phẩm ở Cà Mau……..9
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau………..……………10
1.3.1. Điều kiện tự nhiên………………………………….……………………10
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội………………………………………………..12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………..…..14
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm và nội dung nghiên cứu…………………..14
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….14
2.2.1. Phương pháp điều tra hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua
thương phẩm…………………………………..……………………………….14
v


2.2.2. Phương pháp tính tốn các chỉ tiêu…………………………...…………16
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu……………..…………………..16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…...…………….17
3.1. Thông tin chung về trại sản xuất cua giống……………………………….17
3.2. Hiện trạng sản xuất giống cua biển tại tỉnh Cà Mau……………………....19
3.2.1. Quy mô của cơ sở sản xuất…………………….......................................19
3.2.2. Quy trình và thời gian hoạt động sản xuất………………………............20
3.2.3. Nguồn nước và các yếu tố môi trường……………..…………................22
3.2.4. Hiện trạng sử dụng cua mẹ sinh sản…………………………………….24

3.2.4.1. Nguồn gốc và tiêu chuẩn chọn cua mẹ cho sinh sản……………..……24
3.2.4.2. Điều kiện nuôi và thời gian nuôi cua mẹ…………...…………………26
3.2.5. Kết quả điều tra tình hình sản xuất giống……………………………….28
3.2.5.1. Ương ấu trùng cua giai đoạn Zoae 1 đến Zoae 5……………………...29
3.2.5.2. Ương ấu trùng cua giai đoạn Zoae 5 đến cua con (C1)…….................29
3.2.5.3. Ương ấu trùng cua giai đoạn cua con C1 đến cua giống.......................30
3.2.6. Hiệu quả kinh tế sản xuất giống cua biển…………………………….....32
3.3. Hiện trạng nuôi cua biển tại tỉnh Cà Mau…………………...…………….33
3.3.1. Thông tin về hộ ni…………………………….....................................33
3.3.2. Trình độ học vấn và tham gia tập huấn về ni trồng thủy sản………....34
3.3.3. Quy trình nuôi và hiệu quả kinh tế……………………………….……..35
3.3.3.1. Đặc điểm ao nuôi……………………………………………………...35
3.3.3.2. Cơng tác chuẩn bị ao ni……………………………………….……36
3.3.3.3. Hình thức và mùa vụ…………………….……………………………39
3.3.3.4. Mật độ, kích thước thả và nguồn gốc cua giống……………….……..40
3.3.3.5. Thức ăn và cách cho ăn……………………………………………….42
3.3.3.6. Công tác quản lý ao ni………………………..…………………….43
3.3.3.7. Cơng tác phịng và trị bệnh trên cua…………………………………..44
vi


3.3.4.Tỷ lệ sống, thời gian ni, kích cỡ thu hoạch, năng suất……………….45
3.3.5. Tình hình tiêu thụ cua biển tại Cà Mau………...……………………….47
3.3.5.1. Thị trường tiêu thụ nội địa…………………………………………….47
3.3.5.2. Thị trường xuất khẩu………………….………………………………48
3.3.6. Hiệu quả nuôi cua biển thương phẩm………………..………………….48
3.3.7. Ý kiến của người nuôi cua………………………...…………………….49
3.4. Đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp………….…………………..49
3.4.1. Đánh giá tiềm năng…………………………………………….………..49
3.4.2. Đề xuất các giải pháp………………………………………………..…..50

3.4.2.1. Giải pháp về quy hoạch………………….………………..…………..50
3.4.2.2. Giải pháp về con giống………………………………………………..50
3.4.2.3. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, khuyến ngư………..……………...50
3.4.2.3.1. Về công nghệ, kỹ thuật nuôi………………………………..………50
3.4.2.3.2. Về công tác khuyến ngư……………………………………...…..…51
3.4.2.4. Giải pháp về thức ăn trong nuôi cua biển……...……………………...51
3.4.2.5. Giải pháp về hoạt động quan trắc, cảnh báo mơi trường và phịng trừ
dịch bệnh…….…………………………………………………………………52
3.4.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm………………...…………..52
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN…………………...............53
4.1. Kết luận……………………………………………………………………53
4.2. Đề xuất……………….……………………………………………………53
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..................54
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...…57
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU...67

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
1.1. Hình thái ngồi cua biển................................................................................4
1.2. Lược đồ tỉnh Cà Mau...................................................................................11
2.1. Sơ đồ khối…………………………………………………………………14
3.1. Trại sản xuất giống......................................................................................20
3.2. Bể ương giống..............................................................................................21
3.3. Nguồn nước sông bơm vào để sản xuất giống.............................................23
3.4. Hình thái bên ngồi cua gạch.......................................................................25
3.5. Cua ôm trứng...............................................................................................26
3.6. Cua ôm trứng chuyển giai đoạn từ vàng sang màu đen...............................28

3.7. Các giai đoạn phát triển của trứng...............................................................28
3.8.Ấu trùng cua.................................................................................................29
3.9.Các giai đoạn phát triển của ấu trùng cua....................................................30
3.10. Cua 1..........................................................................................................31
3.11.Cua 2..........................................................................................................32
3.12. Thu hoạch cua...........................................................................................35
3.13. Cải tạo ao nuôi...........................................................................................37
3.14. Phương pháp thu hoạch cua.......................................................................39
3.15. Kiểm tra cua giống.....................................................................................41
3.16. Cá rô phi cho cua ăn..................................................................................42
3.17. Kiểm tra môi trường ao nuôi......................................................................44
3.18.Thu hoạch cua............................................................................................46
3.19. Hoạt động mua bán cua thương phẩm.......................................................48

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
3.1. Thông tin chung của các cơ sở sản xuất cua giống......................................17
3.2. Nguồn tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất của các cơ sở sản
xuất giống cua biển.............................................................................................18
3.3. Thơng tin diện tích xây dựng và công suất các trại sản xuất cua giống......19
3.4. Tỷ lệ áp dụng các quy trình trong sản xuất giống........................................21
3.5. Số tháng hoạt động của các cơ sở sản xuất cua giống.................................22
3.6. Thời gian sản xuất giống trong năm............................................................22
3.7. Lượng nước mặn và nước ngọt sử dụng trong một đợt sản xuất.................24
3.8. Tỷ lệ phần trăm kiểm dịch cua mẹ...............................................................25
3.9.Khối lượng cua mẹ được tuyển chọn tại những trại sản xuất giống ở các
vùng khảo sát......................................................................................................26

3.10. Giá và số lượng cua mẹ được tuyển chọn mỗi đợt sản xuất......................27
3.11. Thông tin về nuôi cua bố mẹ.....................................................................27
3.12. Đặc điểm kỹ thuật ương ấu trùng Zoae1 - Zoae5......................................29
3.13. Đặc điểm kỹ thuật ương Zoae 5 - cua 1.....................................................31
3.14. Đặc điểm kinh tế của các trại.....................................................................33
3.15. Độ tuổi của chủ hộ nuôi cua biển..............................................................33
3.16. Trình độ văn hóa và chun mơn………………………………………...34
3.17. Diện tích và độ sâu ao nuôi cua.................................................................36
3.18. Công tác cải tạo và chuẩn bị ao ni.........................................................37
3.19. Hình thức và mùa vụ ni..........................................................................40
3.20. Mật độ, kích thước, nguồn gốc cua giống..................................................41
3.21. Loại thức ăn và phương thức cho ăn..........................................................42
3.22. Quản lý môi trường ao nuôi cua thương phẩm..........................................43
3.23. Thông tin về dịch bệnh và cách chữa trị....................................................45
3.24. Tỷ lệ sống, thời gian ni, kích cỡ thu hoạch, năng suất...........................47
3.25. Thị trường tiêu thụ nội địa.........................................................................47
3.26. Thông số kinh tế - kỹ thuật trong nuôi cua thương phẩm..........................48
ix


MỘT SỐ KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

NTTS: Ni trồng thủy sản
ĐBSCL: Đồng bằng sơng cửu long
BĐKH: Biến đổi khí hậu
N (n): Số mẫu
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn
HTX: Hợp tác xã
THT: Tổ hợp tác
Z: Zoae

M: Mét
C1: Cua 1
L: Lít
%: Phần trăm
%0: Phần ngàn
Min: Nhỏ
Max: Lớn
T: Tháng

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghề ni cua ở Cà Mau phát triển mạnh, có nhiều hình thức ni khác
nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh
kế nơng hộ. Tuy nhiên, diện tích vùng nuôi cua chưa tập trung, mật độ nuôi
chưa phù hợp, chất lượng con giống chưa đảm bảo,dịch bệnh xảy ra thường
xuyên. Để đánh giá về hiện trạng sản xuất giống cũng như hiện trạng kỹ thuật,
hiệu quả kinh tế của đối tượng nuôi này, làm cơ sở dữ liệu khoa học cho địa
phương can thiệp vào quy hoạch; nhân rộng mơ hình sản xuất có hiệu quả đem
lại giá trị thương mại và hướng đến mơ hình sản xuất bền vững. Vì vậy, đề tài
“Sản xuất giống và ni cua “Scylla spp.” thương phẩm, hiện trạng kỹ thuật,
tiềm năng và giải pháp phát triển bền vững tại tỉnh Cà Mau”là rất cần thiết để
làm cơ sở đề xuất các giải pháp về sản xuất giống và nuôi cua biển theo hướng
bền vững. Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn,
Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau.
Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất giống cua biển cho thấy, Cà Mau
hiện có 66 trại sản xuất giống, chủ yếu được chuyển từ trại sản xuất giống tôm
sú sang sản xuất giống cua. Qui trình ương ấu trùng có hai giai đoạn là ương từ
Zoae1 đến Zoae5 và sau đó sang bể ương từ Zoae 5 đến Cua 1. Kỹ thuật ương

nuôi ấu trùng cua biển chủ yếu làquy trình nước trong hở. Tỷ lệ sống cua giống
là 7,1%, sản lượng 0,64 triệu con/trại/năm, lợi nhuận 104,94 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng con giống và cua mẹ chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm chưa có qua kiểm dịch, các trại hoạt động quy mô nhỏ, sử dụng lao
động tại chỗ là chính.
Về hiện trạng ni cua biển thương phẩm: Quy mô trại nuôi cua thương
phẩm từ 0,5 – 2,5 ha/hộ, người ni cuacó độ tuổi từ 29 – 55 tuổi có 3 – 14 năm
kinh nghiệm. Cua giống thả nuôi với mật độ 0,21 con/m2, cho ăn bằng cá tạp,
sau thời gian nuôi 6 tháng đạt cỡ 0,56 kg/con, năng suất đạt 246 kg/ha/vụ với tỷ
lệ sống trung bình 42%. Hệ thống ao đìa ni cua cịn thơ sơ, kỹ thuật ni cua
biển chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu các mơ hình ni VietGAP..... nên
hiệu quả khơng cao.
Từ khóa: cua biển, Scylla spp, hiện trạng, sản xuất giống, nuôi thương phẩm

xi


MỞ ĐẦU
Cà Mau là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt nằm ở cực Nam của Tổ quốc, là
địa phương duy nhất của Việt Nam giáp cả Biển Đông và Biển Tây với tổng
chiều dài bờ biển khoảng 254 km; có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt,
với hai hệ sinh thái đặc trưng mặn, ngọt với diện tích tự nhiên rộng lớn, tạo điều
kiện thuận lợi để Cà Mau phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) đa dạng và
phong phú, diện tích NTTS của tỉnh lớn nhất cả nước, chiếm 27,9% diện tích
NTTS cả nước và chiếm 39% diện tích NTTS vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long
(ĐBSCL).
Theo số liệu thống kê tồn quốc năm 2015, diện tích mặt nước NTTS tỉnh
Cà Mau năm 2015 khoảng 299,8 ngàn ha, xếp thứ nhất vùng ĐBSCL. Trong đó,
diện tích ni cua biển chiếm tỷ lệ tương đối lớn, Cà Mau là tỉnh đã từ lâu tồn
tại nghề nuôi cua biển là một trong những đối tượng ni chính của bà con nông

dân. Nhưng từ năm 2012 đến năm 2015 diện tích ni cua của tỉnh Cà Mau bị
thu hẹp đáng kể do sự phát triển mạnh của nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng
thương phẩm. Tuy nhiên, nghề nuôi tơm sú, tơm thẻ chân trắng đã gặp phải
nhiều khó khăn do dịch bệnh và chất lượng môi trường bị suy giảm.Trong
những năm gần đây nghề nuôi cua biển đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa
phương trong tỉnh Cà Mau, đem lại lợi ích khơng nhỏ cho người ni. Tuy
nhiên, sự phát triển của nghề ni cịn mang tính tự phát, nguồn gốc con giống
chưa rõ ràng, chưa có hệ thống quy hoạch cụ thể và thiếu thông tin một cách
đầy đủ về đối tượng ni này. Vì vậy, việc điều tra hiện trạng kỹ thuật sản xuất
giống và kỹ thuật ni cua biển thương phẩm, có ý nghĩa quan trọng trong việc
đề xuất các biện pháp quy hoạch và quản lý phù hợp cho sự phát triển bền vững
nghề nuôi cua biển ở tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua
“Scylla spp.” tại địa phương.
- Trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng, đưa ra các giải pháp phát triển bền
vững nghề nuôi cua “Scylla spp.”.
Nội dung nghiên cứu:
1. Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống cua biển.
2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cua thịt.

1


3. Tiềm năng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cua thịt tại Cà
Mau.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:Đề tài nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, cung cấp
thêm thơng tin về thực trạng sản xuất giống và nuôi cua biển thương phẩm tại
Cà Mau, nhằm đề xuất quy hoạch vùng nuôi và sản xuất giống cho đối tượng

nuôi này.
- Ý nghiã thực tiễn:Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học phục vụ cho
công tác quản lý, định hướng cho sản xuất giống và nghề nuôi cua biển thương
phẩm phát triển một cách bền vững; góp phần nâng cao đời sống, tạo công ăn
việc làm ổn định đem lại hiệu quả cho người nuôi.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cua biển “Scylla spp”
1.1.1. Sơ lược về phân loại và đặc điểm hình thái
- Sơ lược về phân loại cua biển
Việc phân loại giống cua biển Scylla được thảo luận trong nhiều năm
qua.Đầu tiên, chúng đã được nhận định chỉ có một lồi duy nhất có tên
Scyllaserrata vàsự khác nhau trong điều kiện môi trường dẫn đến sự khác nhau
về hình thái họccủa chúng.Nghiên cứu sau đó, đã phân tích tính đa dạng về di
truyền và sự phân bố ở các khu vực địa lý khác nhau và đã phân biệt được 03
loài cua biển.Gầnđây,việcphân loại cua biển dựa vào phân tích điện di, ADN và
hình thái học, đã xác định 04loài cua thuộc giống Scylla, họ Portunidae. Những
loài này là: S. serrata, S. olivacea, S. tranquebarica và S. Paramamosain(Hoàng
Đức Đạt, 2003).
- Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
Ngành phụ: Crustacea (Giáp xác)
Lớp: Malacostraca
Phụ lớp: Eucarida
Bộ: Decapoda
Phụ bộ: Pleocyemata
Bộ nhánh: Brachyura

Họ rộng: Portunoidea
Họ: Portunidae (họ cua bơi)
Giống: Scylla
Tên tiếng Anh: Mud crab, Green crab, Magrove crab
Tên tiếng Việt: Cua xanh, cua bùn, cua biển
- Đặc điểm hình thái
Cua có thân hình dẹp theo hướng bụng tồn bộ cơ thể được bao bọc trong
lớp vỏ kitin dày và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua được chia làm 2
phần: Phần đầu ngực và phần bụng.
- Phần đầu ngực: Là sự kết hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía
dưới mai. Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có
thể dựa vào số phụ bộ trên các đốt: Đầu gồm có anten, và phần phụ miệng. Mai
cua to và phía trước có nhiều răng. Trước mai có 2 hốc mắt, trước mắt có cuống
3


và 2 cặp râu nhỏ (a1) và râu lớn (a2).Trên mai chia thành nhiều vùng bằng
những rãnh trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan.Mặt bụng của phần
đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gặp
vào.Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đối chân bò thứ 5 và dính vào đó một
dương vật ngắn. Cua có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đối chân bị thứ 3 (Hồng Đức
Đạt, 2003).

Hình 1.1: Hình thái ngồi cua biển
- Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía dưới phần đầu ngực và tạo
cho cua có thân hình rất gọn. Phần bụng phân đốt và tùy từng giới tính, hình
dạng và sự phân đốt cũng khơng giống nhau. Con cái trước thời kỳ thành thục
sinh dục phần bụng có hình hơi vng khi thànhthục yếm trở nên phình rộng
với 6 đốt bình thường. Con đực có yếm hẹp hình chữ V,chỉ có các đốt 1,2 và 6
thấy rõ cịn các đốt 3,4,5 liên kết với nhau.Đi có một đốt nhỏ nằm ở tận cùng

của phần bụng với một lỗ là đầu sau của ống tiêu hóa.Bụng cua đính vào phần
đầu ngực bằng 2 khuy lõm ở mặt trong của đốt 1, móc vào nút lồi bằng kitin
nằm trên ức cua.
1.1.2. Sự phân bố
Sự phân bố của 04 lồi cua biển từ bờ biển Đơng Phi đến Đơng Thái Bình
Dương và vùng biển phía nam Trung Quốc. Cua biển S. serrata phân bố rộng
4


nhất, được tìm thấy trong Nam Phi: Phía nam Mozamqie, Đơng Tahiti,
Polynesia Pháp, Nhật Bản và Úc. Ngồi ra, chúng được tìm thấy nhiều ở cửa
sơng, các vịnh dọc theo bờ biển Đông của Nam Châu Phi và cửa sông
Heuningnes gần Mũi Agulhas và hướng nam của Nam Phi. Ngoài ra, loài S.
paramamosain phổ biến ở trong Java và vùng biển phía Nam Trung Quốc và
phía Nam Việt Nam. Trong khi S. serrata và S. paramamosain chiếm ưu thế, có
thể tìm thấy ở các khu vực khác nhau, thì S. olivacea và S. tranquebarica
thường xuất hiện trong vùng biển phía Nam Trung Quốc,TâyTháiBình Dương,
và Ấn Độ Dương.
1.1.3. Đặc điểm về sinh thái
Mơi trường sống thích hợp của cua biển là vùng rừng ngập mặn hay đầm
lầy, đặc trưng này liên quan đến vùng nhiệt đới đến những vùng cửa sông cận
nhiệt và những vũng, vịnh. Những cây rừng ngập mặn rất quan trọng đối với
cua biển như là nơi cung cấp môi trường sống và thức ăn cho cua.
Cua biển, cũng như hầu hết các sinh vật vùng triều khác, đáp ứng những
nhân tố quan trọng của chúng như nhiệt độ và độ mặn, ngược lại sự thay đổi
chức năng trao đổi chất của chúng như sự hô hấp và sự bài tiết nhằm giữ gìn nội
cân bằng. Chu kỳ lột xác của chúng là sự điều khiển quan trọng khác của quá
trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Cua biển có khả năng sống trong mơi
trường nước ngọt đến vài giờ và độ mặn cao trong thời gian dài, chúng có khả
năng hơ hấp khơng khí chính trong mơi trường sống của chúng một cách hiệu

quả thậm chí lúc triều thấp và rời khỏi nước có mức oxy thấp. Cua biển có thể
tìm thấy mơi trường sống nhỏ khác quanh rừng ngập mặn.Tuy nhiên, chúng vùi
mình vào trong bùn, nhiệt độ khoảng 300C thường là những con cua trưởng
thành và cua mới lớn.
1.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng
Cua biển có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong tự nhiên, thức ăn
của chúng bao gồm động vật thân mềm (moluscs), giáp xác (crustacens), cá,
thực vật và mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên, cua biển dường như thích những con
mồi là những con cua nhỏ.Điều đó đã đưa ra giả thuyết rằng những con cua con
chứa năng lượng cao hơn so với những sinh vật săn mồi khác.
Đánh giá thức ăn tự nhiên và thành phần thức ăn đã được thực hiện bởi sự
phân tích trong dạ dày của S. serrata chứa 139 mẫu vật trong các giai đoạn và
mùa vụ khác nhau. Kết quả đã chỉ ra rằng, thức ăn tự nhiên của S. serrata ở tất
cả các giai đoạn phát triển chủ yếu bao gồm các vật chất hữu cơ, không xác định
5


như thịt của các loài sinh vật khác nhau và các thành phần phổ biến là rong mơ,
cá chình trắng, cá, thân mềm và giáp xác. Các thành phần thức ăn đã cho thấy S.
serrata là loài ăn tạp và hành vi ăn của nó được cho là động vật ăn tạp. Tập tính
ăn thì ảnh hưởng bởi kích cỡ và độ tuổi. Cua giống với chiều dài mai nhỏ hơn
70mm thức ăn chính dường như là mùn bã hữu cơ, trong khi những con mới
trưởng thành và những con đã trưởng thành thức ăn ưa thích là giáp xác và cá.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cua giai đoạn Magalope không lựa chọn môi trường sống dọc cửa sông
(cỏ biển, bùn hoặc cát), đến giai đoạn cua con chúng lựa chọn vùng cỏ biển,
điều đó chỉ ra rằng sống dưới nền đáy cỏ biển nhằm tăng cường tỷ lệ sống. Cua
con cũng đã từng được ghi nhận sống ở môi trường gần bờ bao gồm cây cỏ, khu
vực thực vật thủy sinh, dưới đá, bùn và cát trầm tích. Cua biển lột xác trong cả
vịng đời, để hồn thiện về cơ thể và sinh lý trước khihoàn chỉnh về mặt chức

năng.S. serrata, giai đoạn đầu của sự trưởng thành ở con cái xảy ra từ CW 90 110 mm, trong khi từ CW 140 - 160 mm con đực phát triển với đặc điểm “càng
lớn”và cơ quan giao phối nằm ở gốc đối chân bị phía trước bắt đầu xuất hiện.
Sự thay đổi đột ngột trong chiều cao của càng đến tỷ lệ CW có liên kết đến
chức năng trưởng thành của con đực S.paramamosain. Sự thiếu cơ quan giao
phối khôngxác định rằng một con đực khơng trưởng thành, điều đó có thể là do
mất giữa các lần lột xác.
Từ ấu trùng đến khi trưởng thành cua trải qua nhiều lần lột xác để sinh
trưởngvàphát triển. Cua đực tăng trưởng nhanh hơn cua cái. Tăng tưởng trung
bình của cua đực khoảng 1,3g/ ngày trong khi cua cái chỉ tăng trưởng 0,9g/ngày.
Quá trình tăng trưởng của cua biển thường ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Loài cua
biển Scylla serrata phân bố rất rộng và ở những vùng vĩ tuyến cao, cua chịu
đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển thích nghi
với nhiệt độ nước từ 25-290C.Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt
động sinh lý của cua và cũng là nguyên nhân gây chết.
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm. Qua mỗi lần lột xác, khối lượng
cua sẽ tăng lên 20 - 50%, và kích thước tối đa mà cua có thể đạt được là 8–
19cm với khối lượng 1 - 3kg/con. Q trình lột xác của cua mang tính đặc trưng
riêng biệt từng lồi, thơng thường 2 - 3 ngày/lần. Cua càng lớn thì chu kỳ lột
xác càng kéo dài. Đặc biệt, trong quá trình lột xác, cơ thể của chúng có thể tái
sinh những phần phụ đã mất. Đối với những con cua bị tổn thương, khi mất
phần phụ bộ thì cua có khuynh hướng lột xác sớm hơn. Quá trình tăng trưởng
6


của cua biển còn chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Tăng trưởng trung bình của cua
Scylla spp ở điều kiện tự nhiên nhanh hơn so với ni trong phịng thí nghiệm
mặc dù chất lượng nước trong phịng thí nghiệm tốt hơn.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Hoạt động sinh sản của cua Scylla ssp xảy ra quanh năm ở vĩ độ thấp và
theo mùa ở vĩ độ cao. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua thường bắt đầu di cư

vào tháng 7, 8.Ở vùng biển phía Bắc thì gặp cua ơm trứng vào tháng 4, 5, 6,
7. Trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng ven bờ, lột xác tiền giao vĩ và tuyến
sinh dục tiếp tục phát triển cho đến lúc trứng chính, để trứng ấp trứng phơi, ấu
trùng nỡ ra khỏi vỏ trứng, rời cua mẹ.
1.2. Tình hình phát triển nghề ni cua
1.2.1. Tình hình nghề ni cua trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều hình thức nuôi cua. Nuôi cua theo chu kỳ
hở: Sản xuất ra cua giống bằng con đường nhân tạo rồi thả chúng ra biển tới khi
đạt kích thước thương phẩm thì khai thác có quản lý. Đây là hình thức ni tiến
bộ có hiệu quả kinh tế cao. Nhật Bản, Mỹ, Chilê,…đã ni theo hình thức này.
Hình thức ni cua theo chu kỳ kín đang được nghiên cứu thực nghiệm và cơng
bố. Một số nước Châu Á: Đồi Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Philippine, Việt
Nam,…ni theo hình thức ni đơn (trong ao, lồng), nuôi ghép với cá măng
biển (Chanos chanos) với rong câu (Gracilaria). (Hồng Đức Đạt, 2003) Cua
được ni nhiều ở các nước Đông Nam Á (Davis, 1996). Sản lượng cua nuôi
thương phẩm đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sản lượng cua khai thác tùy điều
kiện của từng vùng, có những hình thức ni khác nhau: Ở Đồi Loan, Cua
được thả với mật độ 0,5-3 con/m2 trong diện tích 0,2-0,5ha cho ăn cá tạp và ốc
(khoảng 10-15 gam/m2/ngày), với thời gian 3-4 tháng nuôi, cua tăng từ 8–9 cm
và tỉ lệ sống đạt 30-70%, năng suất 1.800 kg/ha/vụ (Chen, 1990, trích dẫn từ Hồ
Hồng Hà, 2005). Ở Trung Quốc cua được ni với mật độ 0.4-0.8 con/m2, kích
cỡ cua giống thả từ 5-25gam, cua thu hoạch là 125 gam trong 6-9 tháng. Cho ăn
bỗ sung 5% trọng lượng thân từ 3-4 lần/ngày và thu hoạch từ tháng 10-11. Năng
suất đạt 300-500 kg/ha. Ni cua theo hình thức quảng canh, mật độ 3-4,5
con/m2, kích cỡ cua giống 3-5 gam hoặc mật độ 1,5-2 con/m2 với kích cỡ cua
giống 3- 5 gam năng suất đạt 450-1.500 kg/ha (Luo,1998 trích dẫn bởi Hồ
Hồng Hà, 2005).
1.2.2.Tình hình sản xuất giống và ni cua ở Việt Nam

7



Trước năm 2004, nguồn giống cua biển chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên,
thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sơng, tìm bắt ở các bãi sình vùng ngập
mặn. Cua giống có các cỡ: Loại nhỏ 60 - 120 con/kg; loại vừa 25 - 50 con/kg;
loại lớn 10 - 15 con/kg. Nhu cầu cua giống hàng năm là rất lớn, trong khi nguồn
giống khai thác tự nhiên có hạn nên giá cua giống trên thị trường lúc nào cũng
duy trì ở mức cao. Theo Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng
giống thủy sản đến năm 2020, trong những năm tới, nhu cầu giống cua biển còn
tăng cao hơn nữa, ước khoảng 2 tỷ con vào năm 2020; đặc biệt là các tỉnh ven
biển phía Bắc và ven biển phía Nam.
Trong sản xuất giống cua biển, thành công đầu tiên trong ương nuôi và
xác định các giai đoạn ấu trùng cua biển được thực hiện bởi Ong Kah Sin năm
1964 (Ong, 1964).Sản xuất giống cua biển sau đó phát triển quy mơ lớn khá
sớm ở Đài Loan và Philippines (Cowan, 1984).Hiện nay, nhiều quốc gia cũng
đã đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản xuất giống cua biển đại trà, cung cấp
cho nghề nuôi.
Việt Nam cũng đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống cua biển. Sau
khi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thực hiện thành công đề tài
“Nghiên cứu sản xuất giống cua biển” đã được chuyển giao cho nhiều địa
phương trên cả nước; trong đó có các tỉnh trọng điểm ni cua như: Cà Mau,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Hải Phòng... Sản xuất cua giống nhân
tạo mỗi năm đạt được hơn 10 triệu con, đã góp phần chủ động con giống cho
nhu cầu nuôi. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế mới chỉ đáp ứng 50%, nguồn
giống cung cấp, cho ni vẫn cịn phụ thuộc tương đối nhiều vào việc khai thác
tự nhiên.Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lợi giống cua và sử dụng hợp lý nguồn lợi
này là hết sức cần thiết. Phương án bảo vệ nguồn lợi giống cua hữu hiệu nhất
hiện nay là bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn ven biển. Các vùng trọng điểm
là ven biển Đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển ĐBSCL Đây là hai vùng có
tiềm năng ni đối tượng này rất lớn, đồng thời là hai vùng phân bố giống cua

biển lớn của cả nước.Song song đó, về sản xuất giống cua biển nhân tạo, cần
tích cực đẩy mạnh việc chuyển giao cơng nghệ sản xuất giống cua biển cho các
trại sản xuất giống nước lợ để các cơ sở này có thể tham gia.Không ngừng
nghiên cứu để nâng số lượng và chất lượng cua giống. Tiếp tục nghiên cứu biện
pháp kỹ thuật nuôi cua thịt cũng như thị trường cua thịt làm cơ sở bền vững cho
đầu ra của nghề sản xuất cua giống…
Ở nước ta có nguồn lợi cua biển phong phú, phân bổ khắp các vùng biển,
cửa sông, vùng vịnh với sản lượng khai thác tự nhiên khoảng 400 tấn/năm (Nam
8


Quốc, 2005). Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
tăng, nên cùng với nghề khai thác tự nhiên, nghề nuôi cua biển đã phát triển ở
khắp các tỉnh ven biển Việt Nam, đặc biệt là vùng cửa sơng Châu Thổ phía Bắc
(Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định) và các tỉnh Duyên Hải Nam Bộ, với năng
suất nuôi riêng cua đã đạt trên 1.000 kg/ha/vụ. (Nam Quốc, 2005) Nghề nuôi
cua biển ở nước ta đã và đang phát triển ở nhiều địa phương, đem lại lợi ích
khơng nhỏ cho người dân với nhiều hình thức khác nhau như nuôi cua con
thành cua thịt trong các ao đầm quảng canh, trong mơ hình tơm-rừng hay trong
đăng quầng ở các bãi triều; nuôi cua gạch trong ao và lồng; lột và nuôi cua ốp
thành cua chắc trong ao (Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2006).
Theo thống kê của Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Thủy sản, 2005, diện tích ni
cua năm 2000 là 8.256ha, đến năm 2005 là 112.324ha.
1.2.3. Tình hình sản xuất giống và nuôi cua biển thương phẩm ở Cà Mau
Từ trước những năm 1990, cua chưa được quan tâm nhiều; lúc bấy giờ
chỉ thu hoạch từ hình thức đóng đáy và cua tự nhiên trong một số vuông nuôi
tôm. Khi thị trường cua càng phát triển thì hình thức ni cua phát triển theo.
Trước hết chỉ khoanh giữ giống tự nhiên, chăm sóc để thành cua thương phẩm;
khoảng năm 2000 bổ sung giống vớt trong tự nhiên nhưng không đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao; sau năm 2000 có cơng nghệ sản xuất cua giống; trại sản

xuất cua giống ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ni.
Hiện nay Cà Mau có khoảng 66 trại chuyên sản xuất cua giống, 600 trại
sản xuất ln phiên giống tơm sú và cua; có 7 tổ hợp tác và hợp tác xã ương
gièo, 300 cơ sở ương nhỏ lẻ. Chất lượng cua giống tốt và đủ cung cấp cho người
nuôi.Một số nước trong khu vực thiếu cua giống cần nhập thêm, họ đang tìm
cách liên kết với ta.Đầu tháng 9/2018, Đoàn SEAFDEC (Trung tâm phát triển
nghề cá Đơng Nam Á) đến Cà Mau tìm hiểu về sản xuất cua giống của tỉnh và
họ muốn nhập cua giống về họ.
Hình thức ni chủ yếu hiện nay là kết hợp với ni tơm sú trên diện tích
khoảng 248.000 ha (kể cả trong diện tích tơm – rừng); nuôi thâm canh, bán
thâm canh (nuôi cua hầm đất) khoảng 2.000 ha. Quy trình kỹ thuật ni cũng
tiến bộ hơn như kiểm sốt mơi trường, chăm sóc sức khỏe cua, bổ sung thức ăn
trong ao nuôi, cải tiến phương pháp thu hoạch… Trong các loại hình ni thì
ni kết hợp có tính bền vững và chất lượng sản phẩm tốt; ni thâm canh và
bán thâm canh thì tỉ lệ rủi ro còn đáng lo và chất lượng sản phẩm chưa thỏa
mãn.
9


Theo công bố của Cục Thống kê Cà Mau sản lượng cua của tỉnh năm
2015: 18.679 tấn; năm 2016: 19.075 tấn; năm 2017: 20.057 tấn. Những con số
này minh chứng được hiệu quả kinh tế, xã hội từ nuôi cua. Do chất lượng cua
thương phẩm tốt và số lượng nhiều nên tự nó đã trở thành thương hiệu. Ở Việt
Nam có nhiều tỉnh ni cua song số lượng và chất lượng không bằng ở Cà Mau.
Thị trường cua thương phẩm khá tốt. Thương lái tìm đến tận nơi sản xuất
thu mua với giá cạnh tranh. Cua tiêu thụ trong nước khoảng hơn 60%, còn lại
xuất khẩu sang nhiều nước. Khi gặp Tổng đại lý phân phối cua tại Vân Nam –
Trung Quốc, họ cho biết cua Việt Nam chiếm 50% thị phần của tỉnh này (dân số
tỉnh Vân Nam gần 50 triệu người) vì chất lượng hơn hẳn cua một số nước khác.
Cua Cà Mau luôn luôn không đủ cung cho thị trường trong nước và nước ngồi.

Giá có thay đổi từng thời điểm do nhiều nguyên nhân, nhưng lúc giá thấp nhất
người ni cua vẫn có lãi nhiều (cua gạch loại 01 dao động từ 300.000 đến
500.000 đ/kg, tùy mùa vụ). Hiện nay đã xây dựng thương hiệu cua Năm Căn –
Cà Mau.
Phát triển nuôi cua kết hợp nuôi tơm và chun cua (có kết hợp đối tượng
phụ) làm tăng hiệu số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế tốt hơn; sản xuất cua
giống đang trở thành ngành sản xuất chính. Phát triển cua sử dụng thêm nhiều
lao động từ người trực tiếp sản xuất, đa dạng hóa lĩnh vực dịch vụ như cung cấp
vật tư thú y thủy sản, hệ thống tiêu thụ sản phẩm; chế biến nhiều loại thực
phẩm… Tất cả đã tạo thêm việc làm cho hàng chục ngàn lao động; tăng thu
nhập đáng kể cho người dân.
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Kiên Giang;
phía Đơng tiếp giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Nam tiếp giáp Biển Đơng; phía Tây tiếp
giáp Vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.294,87 km2, bằng 1,58%
diện tích cả nước và 12,97% diện tích Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Tỉnh được
phân chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Cà Mau và các huyện:
Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và
Ngọc Hiển. Trong đó, thành phố Cà Mau là Trung tâm kinh tế, chính trị - hành
chính của tỉnh (Cổng thơng tin điện tử tỉnh Cà Mau.2017).
Về địa lý kinh tế trong đất liền, tỉnh Cà Mau nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long (Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang) với các Trung tâm lớn như: Đô thị Trung tâm Cần Thơ, Trung tâm Điện
10


lực Ơ Mơn, Cơng nghiệp Sản xuất vật liệu Xây dựng Kiên Giang, Công nghiệp
Tàu thủy; Công nghiệp Chế biến Thủy sản; Cụm Khí Điện Đạm Cà Mau, Du
lịch Sinh thái Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Đốc, rừng ngập mặn Cà Mau…


Hình 1.2: Lược đồ tỉnh Cà Mau
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh Đồng
Bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,60C (15 300C); độ ẩm trung bình hàng năm là 81% (73 - 86%); tổng lượng mưa bình
quân hàng năm là 2.350 mm (1.940 - 2.800 mm); số ngày mưa bình quân hàng
năm là 165 ngày, tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9; lượng bốc hơi bình quân
hàng năm là 1.004 mm; tốc độ gió là 3 - 4 m/giây; tổng số giờ nắng trung bình
2.226 giờ/năm, tập trung từ tháng 1 - 4; nhiệt độ, lượng bức xạ và lượng mưa
cao; lượng bốc hơi phân bổ theo mùa; độ ẩm khơng khí cao nhất là thàng 9, 10;
mùa mưa, chỉ số ẩm ướt (lượng mưa/lượng bốc hơi) là 4,1 lần; vào mùa khô, chỉ
số khô hạn (lượng bốc hơi/lượng mưa) là 2,2 lần.
11


Bán đảo Cà Mau là vùng bồi tụ phù sa và phù sa biển, hình thành các dải
đất cao ven các sơng rạch lớn, ven bờ biển. Có nhiều bãi bồi tiếp giáp với biển,
ven biển có rừng ngập mặn; rừng tràm nằm sâu trong nội đồng. Nhìn chung, địa
hình tỉnh Cà Mau thuộc địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền
khơng có núi đá (ngồi biển có một số cụm đảo gần bờ), cao trình phổ biến từ
0,5 - 1,0 m so với mực nước biển. Nếu giữ nguyên độ cao tự nhiên chỉ phù hợp
cho các loại cây chịu ngập nước như: rừng ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, ni
thủy sản…
Về thủy văn, địa hình tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy
triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và vịnh Thái Lan (nhật triều không
đều). Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, từ 3,0 - 3,5 m vào ngày nước
cường và từ 1,8 - 2,2 m vào các ngày nước kém.Do ảnh hưởng của 2 chế độ
thủy triều và có nhiều cửa sơng ăn thơng ra biển nên phần lớn diện tích đất liền
của tỉnh đã bị nhiễm mặn và chế độ thủy triều phức tạp. Chế độ thủy triều đã
được người dân tận dụng trong đời sống, sản xuất như giao thông đi lại theo con

nước, lấy nước và thốt nước cho các vùng, đầm ni tơm…Chế độ thủy triều
không đều của biển Đông và vịnh Thái Lan đã hình thành một số vùng giáp
nước, là những khó khăn cho giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất. Thủy triều
đưa nước biển vào ra thường xuyên, mang theo một lượng phù sa lớn làm bồi
lắng nhanh ở các sơng, kênh thủy lợi. Ngồi ra, trong mùa khơ (mùa gió
chướng) nước biển dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống.Vì vậy, cơng tác ngăn mặn chống tràn là việc phải làm hàng năm
của địa phương, đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi
những đối tượng thủy sản mặn, lợ (Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.2017).
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế tỉnh Cà Mau trong năm 2015 (theo giá so sánh 2010) có
nhiều chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 27.672 tỷ
đồng, tăng 7,46% so với năm 2014; trong đó, khu vực ngư, nơng, lâm nghiệp
đạt 9.350 tỷ đồng, tăng 5,53% so cùng kỳ; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt
10.346 tỷ đồng, tăng 6,49%, khu vực thương mại, dịch vụ đạt 7.976 tỷ đồng,
tăng 11,15% so cùng kỳ.
Về cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bản (GRDP) năm 2015 đạt
43.098 tỷ đồng; trong đó, khu vực ngư, nơng, lâm nghiệp đạt 13.389 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 31,1%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 12.550 tỷ đồng,
chiếm 29,1%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 15.524 tỷ đồng, chiếm 36%;
12


nhập khẩu, thuế 1.635 tỷ đồng, chiếm 3,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của
khu vực thương mại, dịch vụ.
Thu nhập bình quân đầu người tăng 7,62%/năm trong giai đoạn 2009 2015 (từ 1.030 USD/người/năm lên 1.600 USD/người/năm), nhưng thu nhập bình
quân đầu người của tỉnh Cà Mau vẫn ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung của
cả nước (1.600 so với 2.300 USD/người/năm). Tổng sản phẩm (GRDP) theo giá
thực tế năm 2015 khu vực I (Ngư, nông, lâm nghiệp) đạt 13.389 tỷ đồng, chiếm

31,1% GRDP của tỉnh; trong đó, ngư nghiệp chiếm 78,0%; nông nghiệp chiếm
21,2% và lâm nghiệp chiếm 0,8%. Trong đó, cơ cấu ngành thủy sản, ni trồng
thủy sản vẫn đóng vai trị chủ đạo chiếm tới 77% cơ cấu ngành, tiếp đến là khai
thác thủy sản chiếm 17% và dịch vụ thủy sản chiếm 6%.
Dân số trung bình tỉnh Cà Mau năm 2015 là 1.218.821 người, với
615.846 nam giới và 612.975 nữ giới. Tổng số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế là 678.713 người, lao đông chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp với 491.767 người, chiếm tới 72,5%.
Về chất lượng nguồn nhân lực, lao động có trình độ cao đẳng trở lên là
17.198 người, trung cấp và dạy nghề là 42.802 người, lao động qua đào tạo
nghề là 133.965 người và lao động phổ thông là 649.835 người. Chất lượng lao
động qua đào tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng
của nhà tuyển dụng.
Hiện nay, tổng số cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 27 cơ sở.
Trong đó, địa phương có 3 Trường Cao đẳng, 3 Trường Trung cấp nghề, 1
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, 02 Trung tâm Giới thiệu Việc làm và
10 cơ sở dạy nghề thuộc các huyện và 8 cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập. Ngồi
ra, trên địa bàn tỉnh có 2 Chi nhánh của Trường Đại học Bình Dương và Đại học
Tơn Đức Thắng. Năm 2015, Cà Mau đã giải quyết việc làm cho 38.942 lao
động, số lao động được dạy nghề đạt 38.061người, tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề đạt 34,8% (Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.2017).

13


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm và nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiên trạng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua
“Scylla spp.” thương phẩm tại tỉnh Cà Mau.
- Thời gian: Từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 10 năm 2018.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, tỉnh
Cà Mau.
- Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:

Hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua “Scylla spp.” thương phẩm
tại tỉnh Cà Mau

Hiện trạng kỹ thuật nuôi

Hiện trạng sản xuất giống

Thông
tin về
trại
sản
xuất
giống

Hiện
trạng
sản
xuất
giống
cua
biển

Thông
tin về
hộ
nuôi


Kết
quả
sản
xuất
giống

Hiện
trạng
nuôi
cua
thương
phẩm

Kết
quả
nuôi

hiệu
quả
kinh tế

Ý kiến
của
người
nuôi
cua

Đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp
phát triển


Hình 2.1: Sơ đồ khối
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua
thương phẩm
Nguồn thông tin thứ cấp:
14


×