Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
Tiết theo PPCT: 9
Tuần thứ: 3
Văn bản: SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Lí giải được các hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người
Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền
thuyết.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
2. Kĩ năng
- Tự tìm được các sự kiện chính trong truyện
- Kể lại được truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
3. Thái độ
- Yêu mến nhân vật Sơn Tinh
- Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ mơi sinh, mơi trường.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
* Các nội dung tích hợp:
- GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin, tự nhận thức, xác định
giá trị bản thân, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời
gian,…
- GDĐĐ: giá trị sống TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐỒN KẾT, U THƯƠNG,
HỢP TÁC, TƠN TRỌNG.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng;
tranh ảnh về Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại gì trong truyện dân gian? Liệt kê các chi tiết
tưởng tượng, kì ảo trong văn bản?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của văn bản Thánh Gióng?
Đáp án, biểu điểm
CÂU GỢI Y
1
ĐIỂM
* Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết
1.0
* Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện:
- Sự ra đời kì lạ của Gióng: bà mẹ giẫm vết chân lạ, về có 1.0
mang, thụ thai 12 tháng sinh ra Gióng.
2
- Gióng lên ba vẫn khơng nói cười, đặt đâu nằm đấy.
- Nghe tiếng sứ giả, Gióng cất tiếng nói đầu tiên xin đánh
giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn không đủ no, áo vừa mặc
xong đã đứt chỉ.
- Sứ giả mang đồ đến, Gióng vươn vai thành tráng sĩ ra trận
- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời
Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
3.0
cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng
kiên cường của dân tộc ta.
Tổng
10.0
( Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy
động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên
quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 5p
? Quan sát các hình ảnh dưới đây và nêu suy nghĩ của em?
HS tự bộc lộ
GV:
Hằng
năm, cứ vào
tháng 7 đến
tháng 9 thì ở
vùng
đồng
bằng Bắc Bộ
trời lại mưa
như
trút
nước, lũ lụt
xảy ra triền
miên. Với trí
tưởng tượng
phong phú,
nhân dân ta
đã giải thích hiện tượng này bằng một truyền thuyết mang tên Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Vậy
nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết này như thế nào, chúng ta sẽ cùng đến với bài học
ngày hơm nay.
( Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình
huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận
nhóm…
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian: 25p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về truyền thuyết I. Giới thiệu chung
“Sơn Tinh, Thủy Tinh”
? Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại nào trong
truyện dân gian? Được viết trong thời đại nào?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thuộc thể
loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương
thứ 18.
- Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được
lịch sử hoá.
Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
II. Đọc – hiểu văn bản
GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc giọng chậm rãi ở 1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú
hai đoạn đầu; đoạn giữa sơi nổi, nhanh, gấp ở cuộc
thích
giao tranh; đoạn cuối bình tĩnh...
GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi 3 HS lần lượt đọc (đọc
phân vai).
? Hãy kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- Hùng Vương có con gái đẹp là Mị Nương, muốn kén rể.
- Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, hai chàng thi tài, không phân hơn
kém.
- Nhà vua đành ra điều kiện về sính lễ (cơm nếp, bánh chưng, voi chín ngà, gà
chín cựa, ngựa chín hồng mao).
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh nổi giận, đem
quân đánh Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
- Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua phải rút quân về.
- Hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh để báo thù.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK/33
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của 2. Bố cục
từng phần?
3 phần
3 phần:
- P1: Từ đầu -> mỗi thứ một đôi: Vua Hùng 18 kén
rể.
- P2: Tiếp theo -> Thần nước đành rút lui: Sơn Tinh
đến trước và cuộc giao tranh xảy ra.
- P3: Còn lại: Chiến thắng của Sơn Tinh và sự trả
thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh.
3. Phân tích
a. Vua Hùng kén rể
? Lí do Vua Hùng kén rể là gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
- Lí do vua Hùng kén rể: Mị Nương xinh
đẹp, hiền dịu. Vua yêu con, muốn chồng
xứng đáng cho con -> Quan niệm xưa:
Trai tài - gái sắc; Anh hùng - mĩ nhân.
? Tìm các chi tiết giới thiệu và miêu tả ST, TT?
Bằng trí tưởng tượng phong phú, nhân dân ta xưa kia đã miêu tả hình ảnh hai vị thần “Chúa
miền non cao” “Chúa vùng nước thẳm” rất kì dị nhưng cũng vơ cùng oai phong lẫm liệt:
- Sơn Tinh: Chúa miền non cao, có tài lạ... vẫy tay ... nổi cồn bãi ... mọc núi đồi...
- Thuỷ Tinh: Chúa vùng nước thẳm, tài năng khơng kém ... gọi gió ... hơ mưa ...
-> Chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo -> Hai thần đều tài giỏi, xứng đáng làm rể vua Hùng.
Cách giới thiệu ấn tượng, gây hứng thú hấp dẫn đối với người đọc, ngầm dự báo một cuộc đua
tranh quyết liệt sẽ diễn ra giữa hai vị thần.
? Trước tài năng của hai vị thần, vua Hùng đã làm - Vua Hùng ra điều kiện:
như thế nào?
+ Ai mang lễ vật đến sớm sẽ được lấy Mị
HS suy nghĩ, trả lời
Nương.
GV chốt
+ Lễ vật gồm: 100 ván cơm nếp, 100 nệp
bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa,
ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đơi ...
GV: Hình thức thi tài giải đố rất phổ biến trong
truyện cổ (Em bé thông minh, Bánh chưng bánh
giầy, Trạng Quỳnh...)
? Có ý kiến cho rằng: Khi kén rể, vua Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh, nhưng vua cũng khơng
muốn mất lịng Thuỷ Tinh nên mới nghĩ ra cuộc đua tài tìm những sản vật quý để dâng sính lễ.
Suy nghĩ của em như thế nào?
Lễ vật là sản vật của miền rừng núi -> Có vẻ như Vua Hùng đã có cảm tình với Sơn Tinh ->
Yêu cầu về lễ vật thiên về phía Sơn Tinh.
? Vì sao có cuộc giao tranh này?
- Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ
HS suy nghĩ, trả lời
Tinh:
GV chốt
+ Nguyên nhân: Sơn Tinh đến trước,
rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến
sau, không lấy được vợ, nổi giận đem
quân đuổi đánh Sơn Tinh.
- Diễn biến:
? Em h·y quan sát bức tranh minh hoạ + TT hụ ma gi giú lm thnh dụng
SGK/32 và miêu tả lại cuc giao tranh bão, dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Sơn Tinh không hề run sợ, chống cự
giữa ST và TT?
một cách quyết liệt: bốc từng quả đồi,
HS suy nghĩ, trả lời
dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất để
GV chốt
ngăn lũ... nước dâng lên bao nhiêu, đồi
núi cao lên bấy nhiêu...
- Kết quả:
+ Sơn Tinh thắng, TT thua đành phải rút
quân.
+ Hàng năm TT lại dâng nước đánh Sơn
? Kết quả của cuộc giao tranh ra sao?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chốt
Tinh nhưng đều thua.
? Những chi tiết miêu tả cuộc giao tranh giữa ST và TT gợi cho em liên tưởng gì?
- Cảnh lũ lụt, sóng thần… xem trên ti vi, báo chí.
- Lịng quyết tâm, ý chí và sức mạnh của nhân dân, bộ đội, cơng an... bảo vệ đê bao
Thảo luận nhóm (3p)
b. Ý nghĩa hình tượng nhân vật
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn: ST, TT có - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là những nhân vật
phải là nhân vật có thật khơng? Các tác giả dân hoang đường, kì ảo do người xưa tưởng
gian xây dựng lên 2 nhân vật này nhằm mục đích tượng ra.
gì?
- Nhân dân ta xây dựng hai hình tượng
HS thực hiện nhiệm vụ
nhân vật này nhằm mục đích giải thích
GV đánh giá, chốt
các hiện tượng thiên nhiên thời tiết:
+ Thủy Tinh là thần Nước, tượng trưng
GV: Đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy cho sức mạnh mưa gió, bão lụt hàng
Tinh và Mị Nương là cốt lõi lịch sử, phản ánh hiện năm.
thực c/s lao động vật lộn với thiên tai của cư dân + Sơn Tinh là thần Núi, đại diện cho sức
đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện ước mơ và khát vọng mạnh vĩ đại của nhân dân ta trong việc
của người Việt cổ trong việc chế ngự chiến thắng đấu tranh chống bão lụt hàng năm. Tầm
thiên tai để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ mùa màng.
vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của ST
là biểu tượng sinh động cho chiến công
của người Việt cổ.
-> Thể hiện ước mơ của nhân dân ta
trong việc chiến thắng thiên tai.
4. Tổng kết
? Nêu ý nghĩa của truyện?
a. Nội dung – Ý nghĩa
HS suy nghĩ, trả lời
* Nội dung: Truyện giải thích hiện tượng
GV chốt
mưa bão lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng
bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng
nước.
* Ý nghĩa: Thể hiện sức mạnh và ước mơ
chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của
người Việt cổ.
? Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện?
b. Nghệ thuật
HS suy nghĩ, trả lời
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang
GV chốt
dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết
tưởng tượng kì ảo có tính khái qt cao.
- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/34
c. Ghi nhớ (SGK/34)
HS đọc
( Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến
thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 5p
? Đóng vai một trong các nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, vua Hùng, Mị Nương để kể lại
câu chuyện?
HS suy nghĩ, trả lời
GV đánh giá, cho điểm
( Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng
trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Thời gian: 5p
? Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều,
nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hec-ta rừng của nước ta trong
giai đoạn hiện nay?
HS tự bộc lộ
Gợi ý:
- Tình trạng lũ lụt xảy ra hàng năm...
- Nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt trên là do chặt phá rừng bừa bãi.
- Khắc phục bằng cách trồng rừng.
=> Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Đảng và Nhà nước ta đã ý thức được
tác hại to lớn của thiên tai, của nạn chặt phá rừng -> biến ước mơ chế ngự
thiên tai của nhân dân thành sự thực.
( Hoạt động mở rộng, sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tịi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập
suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 3p
? Viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết ?
HS tự bộc lộ
GV đánh giá, bổ sung
Bước 4: Hướng dẫn về nhà ( )
- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập
- Chuẩn bị bài mới: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
+ Trả lời theo các câu hỏi SGK
+ Xem lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và ghi tóm tắt lại những sự việc chính.