Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.14 KB, 41 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG
TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy
Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị trực thuộc Công ty Vật liệu Xây dựng
được thành lập tư fngày 01 tháng 08 năm 1995 theo Quyết định số 342/XLII-
TCLĐ ngày 01/08/1995 của Giám đốc Công ty xây lắp II (nay là Công ty Vật
liệu xây dựng). Nhà máy xi măng Lưu Xá có trụ sở đặt tại phường Phú Xá, cách
thành phố Thái Nguyên về phía nam khoảng 4km. Nhà máy xi măng Lưu Xá có
đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản đặt tại ngân hàng công
thương và ngân hàng đầu tư phát triển Thái Nguyên.
Với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 36 tỷ đồng, nhà máy lắp đặt dây chuyền
sản xuất xi măng lò đứng, sản phẩm sản xuất ra là xi măng PCB30 theo tiêu
chuẩn TCVN62601997.
Qua quá trình xây dựng, lắp đặt và chạy thử từ ngày 01/08/1995 đến ngày
01/10/1995, nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại các đơn vị thành viên của Tổng Công ty
Thép Việt Nam theo Quyết định số 693/QĐ-HĐQT ngày 15/4/1997 của Tổng
Công ty Thép Việt Nam về việc sáp nhập xí nghiệp Vật liệu xây dựng vào Nhà
máy xi măng Lưu Xá đã nâng tổng số tài sản cố định lên gần 40 tỷ đồng và số
lao động lên hơn 500 người.
Ngày 08/8/2000 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 47/QĐ-BCN
về việc thành lập Công ty Vật liệu xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng Công
nghiệp Việt Nam, kể từ đó đến nay Nhà máy xi măng Lưu Xá là một doanh
nghiệp trực thuộc Công ty vật liệu xây dựng. Tổng giá trị sản lượng của nhà
máy hàng năm chiếm 20% tổng giá trị sản lượng của công ty. Lực lượng lao
động của nhà máy chiếm tới 15% trong toàn công ty. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận
của nhà máy chiếm 30% lợi nhuận của toàn công ty.
Năm 2003 nhà máy đã trả được vốn vay đầu tư xây dựng nhà máy.
Ngày 11 tháng 12 năm 2001 nhà máy được cấp chứng chỉ quản lý chất
lượng ISO9001-2000.


Năm 1997 đạt công suất thiết kế: 60.000 tấn/năm
Công suất hiện tại của nhà máy: 80.000 tấn/năm
Là doanh nghiệp loại vừa với tổng số 570 cán bộ công nhân viên.
Tổng số vốn: Năm 2003: 4.423.280.430 đồng; Năm 2004: 3.966.260.812
đồng.
2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ, kết cấu sản xuất và cơ
cấu tổ chức quản lý
2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Nhà máy xi măng Lưu Xá là một doanh nghiệp nhà nước, được hạch toán
độc lập có giấy phép đăng ký kinh doanh số 313587, số tài khoản giao dịch
710A-00012 tại ngân hàng công thương Thái Nguyên. Lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của nhà máy là sản xuất vật liệu xây dựng.
2.2. Hàng hoá hiện tại nhà máy đang kinh doanh
Nhà máy chuyên sản xuất xi măng PCB 30 theo tiêu chuẩn 6260:1997.
Sản phẩm xi măng của nhà máy phục vụ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và
công nghiệp như sản xuất tấm lợp. Hiện nay sản phẩm của nhà máy đã được
tiêu thụ rộng rãi trên nhiều tỉnh phía Bắc.
2.3. Công nghệ sản xuất của sản phẩm xi măng
Quy trình công nghệ của Nhà máy xi măng Lưu Xá được tóm tắt theo sơ
đồ sau:
Đá vôi, đất sét, than
Đập, sấy, nghiền
Bột liệu sống
Lò nung Clinke
Clinke
Nghiền xi măng
Xi măng thành phẩm
Phụ gia (thạch cao, xỉ)
Phụ gia (quặng sát, barit)
Sơ đồ 1

Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng
(Nguồn: Phòng KT-CN)
* Nội dung cơ bản của bước công việc trong quy trình công nghệ
+ Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, đồng nhất sơ bộ và nghiền liệu:
Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét. Các chất phụ gia
điều chỉnh thành phần hoá của phối liệu và trợ giúp cho quá trình tạo khoáng
clinke gồm quặng sắt, quặng barit. Nhiên liệu dùng trong công nghệ nung luyện
clinke là than cám. Các nguyên nhiên liệu trên được giao công sơ bộ đạt độ ẩm
và kích thước theo yêu cầu sau đó đưa vào các silô chứa. Sau đó nguyên nhiên
liệu, phụ gia được đưa vào máy nghiền chu trình kín. Bột liệu nghiền được
chuyển lên phân ly. Bột liệu mịn được đưa vào các silô chứa.
+ Công đoạn nung luyện clinke:
Hỗn hợp bột phối liệu đồng nhất được vít định lượng đưa lên máy trộn ẩm
và đưa đến máy vê viên thành viên kích thước từ 5-12mm, sau đó đưa vòlò
nung. Quá trình gia nhiệt trong lò nung tạo cho hỗn hợp bột liệu thực hiện các
phản ứng lý hoá để hình thành clinke. Clinke được chuyển vò ủ trong các silô
chứa.
+ Công đoạn nghiền xi măng và đóng bao
Clinke cùng thạch cao và phụ gia hoạt tính được định lượng qua cân băng
điện tử theo đơn nghiền đưa vào máy nghiền bi chu trình kín, sau đó được đưa
lên máy phân ly. Bột xi măng đạt độ mịn theo yêu cầu kỹ thuật được chuyển
vào các silô chứa xi măng và được đóng bao qua các máy đóng bao. Xi măng
đóng bao được xếp thành lô, qua kiểm tra đạt yêu cầu mới được nhập kho.
* Đánh giá về công nghệ
- Ưu điểm:
+ Quy trình công nghệ khép kín.
+ Yêu cầu trình độ công nhân thấp, tận dụng được lực lượng lao động tại
địa phương.
+ Tận dụng được nguyên vật liệu của địa phương như: quặng sắt, xỉ lò
cao… của Công ty gang thép Thái Nguyên.

- Nhược điểm:
+ Chất lượng sản phẩm xi măng mức ổn định không cao
+ Hàm lượng vôi tự do trong xi măng cao ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm.
+ Nồng độ bụi thải ra môi trường nhiều gây ô nhiễm môi trường.
+ Lò nung clinke hay sự cố gây mất an toàn cho công nhân vận hành lò.
2.4. Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy
Nhà máy xi măng Lưu Xá là doanh nghiệp sản xuất xi măng có hình thức
tổ chức sản xuất chuyên môn hóa theo sản phẩm.
* Nhận xét:
+ Quá trình sản xuất nhà máy tiến hành liên tục trong suốt cả năm không
gián đoạn, làm việc 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, 52 tuần trong
năm, chỉ sản xuất một loại sản phẩm xi măng. Thiết bị được lắp đặt theo dây
chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng.
+ Máy móc thiết bị và tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản xuất sản
phẩm clinke và xi măng, vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt cho
sản xuất sản phẩm khác.
+ Để hạn chế sản phẩm tồn đọng trong quá trình sản xuất và khơi thông
dòng chuyển sản phẩm trong quá trình sản xuất, cân bằng năng suất của các
thiết bị và các công đoạn sản xuất đòi hỏi nhà quản lý phải bám sát chỉ đạo sản
xuất sát sao.
+ Có các thiết bị tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ nên giá thành
sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm ổn định, ít phế phẩm.
2.5. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Kho NV
PX nguyên liệu
PX lò nung
PX thành phẩm
Kho T.Phẩm
Phòng C.nghệ

PX Bao bì
Bộ phận sản xuất phụ trợ
Bộ phận sản xuất chính
Sơ đồ 2
Kết cấu sản xuất
(Nguồn: Phòng KH-KT)
- Bộ phận sản xuất chính: PX nguyên liệu, PX Lò nung, PX thành phẩm.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: phòng công nghệ, PX bao bì.
- Mối quan hệ giữa các phân xưởng:
+ PX Nguyên liệu: sản xuất bột liệu và cấp bột liệu cho PX Lò nung
+ PX Lò nung: sản xuất clinke và cấp clinke cho PX Thành phẩm
+ PX Thành phẩm: Nghiền clinke và phụ gia tạo ra xi măng và đóng bao
+ PX Bao bì: sản xuất vỏ bao xi măng cấp cho PX Thành phẩm
+ Phòng Côngnghệ phục vụ cho bộ phận sản xuất chính.
* Nhận xét:
- Ưu điểm:
GIÁM ĐỐC
P. Giám đốc sản xuất P. Giám đốc cơ điện
PhòngKH-KT PhòngT.trường PhòngTC-HC PhòngTC-KT Phòng KT-Công nghệ
Phân xưởngN.liệu
Phân xưởngLò nung
Phân xưởngT.phẩm
Phân xưởngBao bì
Tổ chức sản xuất trong dây chuyền sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất ngắn,
chuyên môn hoá lao động sâu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, năng
suất lao động cao, nhà máy tiết kiệm được chi phí tiền lương trực tiếp.
Các phân xưởng bố trí tổ sửa chữa cơ khí, chủ động bảo dưỡng định kỳ và
giải quyết sự cố nhỏ đột xuất của thiết bị.
- Nhược điểm: Quản lý kỹ thuật phức tạp.
+ Sửa chữa lớn phải điều động nhân lực sửa chữa các phân xưởng khác,

quản lý phức tạp, hiệu quả không cao.
+ Quản lý, bố trí sắp xếp, tạo công ăn việc làm đảm bảo thu nhập cho tổ
sửa chữa rất khó khăn, đòi hỏi quản đốc phân xưởng năng động trong công tác
quản lý.
2.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy
* Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 3
Sơ đồ tổ chức của nhà máy
(Nguồn: Phòng TC-HC)
* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý
- Ban lãnh đạo
+ Giám đốc: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà
nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Là người điều hành sản
xuất kinh doanh của nhà máy đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Chỉ đạo xây
dựng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật lao động, đời sống xã hội,
thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, xây dựng thực hiện tiết kiệm
trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tổ chức
thực hiện các quy chế của công ty và trực tiếp chỉ đạo các mặt kế hoạch sản xuất
kinh doanh.
+ Phó giám đốc cơ điện: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng
hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy. Hàng tháng, báo cáo với Giám
đốc về tình trạng thiết bị của nhà máy.
+ Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng
sản phẩm. Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc tình hình chất lượng sản phẩm.
- Các phòng ban:
+ Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng sửa
chữa thiết bị. Kiểm soát việc thực hiện các hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng
thiết bị. Lập hồ sơ lý lịch theo dõi tình trạng thiết bị, ghi sổ nhật ký hàng ngày.
Bảo đảm sửa chữa kịp thời những hư hỏng phát sinh trong quá trình sản xuất.
Nghiên cứu đề xuất những giải pháp kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao

hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị. Lập kế hoạch sản xuất trong từng thời
kỳ. Lên phương án, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Xây dựng kế
hoạch cân đối vật tư, nguyên, nhiên liệu. Bảo đảm cung ứng cấp phát vật tư kịp
thời cho sản xuất.
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ trong
quá trình sản xuất của nhà máy. Kiểm tra tất cả các loại nguyên, nhiên liệu, vỏ
bao dùng cho sản xuất xi măng. Kiểm tra chất lượng xi măng xuất kho. Kiểm tra
giám sát việc thực hiện đúng các yêu cầu quy định trong quy trình công nghệ,
báo cáo kịp thời với giám đốc hoặc phó giám đốc nhà máy những vấn đề liên
quan tới chất lượng sản phẩm. Soát xét các hướng dẫn công việc thao tác công
nghệ.
+ Phòng thị trường: Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi xi măng
trong kho các đại lý bán hàng. Theo dõi các phản ánh, khiếu nại của khách hàng
về chất lượng và dịch vụ hàng hoá. Tập hợp các thông tin về thị trường và các
đối thủ cạnh tranh. Cùng các đơn vị liên quan giải quyết và theo dõi việc giải
quyết các khiếu nại của khách hàng. Theo dõi thanh quyết toán các hợp đồng
mua và bán sản phẩm, tổ chức theo dõi và thu hồi công nợ của khách hàng.
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu đề xuất với Giám đốc về công
tác nhân sự của nhà máy; Lập kế hoạch, triển khai công tác đào tạo tuyển dụng
lao động; Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương; Giải quyết các
chính sách cho người lao động; Tổ chức phục vụ công tác hành chính, phục vụ
ăn ca, y tế, môi trường lao động.
+ Phòng tài chính kế toán: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác đầy
đủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo từng ngày, tháng,
quý, năm và lập báo cáo nhằm phục vụ nhu cầu quản lý, giúp Giám đốc trong
điều hành quản lý.
- Các phân xưởng: Toàn nhà máy có 4 phân xưởng được phân theo từng
công đoạn của dây chuyền giúp cho công tác quản lý và kỹ thuật sản xuất được
tiện lợi, tập trung.
+ Phân xưởng nguyên liệu: Tổ chức gia công, chế biến nguyên nhiên liệu

phục vụ cho sản xuất: Đá vôi, than, quặng sắt, barit… Sấy phụ gia nghiền xi
măng, tổ chức nghiền bột phế liệu.
+ Phân xưởng lò nung: Tiếp nhận bột liệu, tổ chức vê viên, nung luyện
clinke, đập clinke đưa vào các silô chứa.
+ Phân xưởng thành phẩm: Tổ chức gia công, chế biến nguyên liệu phục
vụ nghiền xi măng: thạch cao, xỉ… Tổ chức nghiền, đảo đồng nhất, đóng bao,
bốc xi măng lên phương tiện vận tải.
+ Phân xưởng bao bì: Tổ chức sản xuất vỏ bao cho nhà máy theo kế
hoạch.
* Nhận xét: Bộ máy của nhà máy được xây dựng cơ cấu theo kiểu trực
tuyến - chức năng, đứng đầu là Giám đốc nhà máy, giúp việc cho giám đốc là
02 phó giám đốc và 05 phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống 04 phân
xưởng. Cơ cấu tổ chức trên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, tuân thủ
theo nguyên tắc chế độ 1 thủ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phân
quyền cho các phó giám đốc và các quản đốc phân xưởng để chỉ huy kịp thời
đúng chức năng, chuyên môn, không chồng chéo, đảm bảo chuyên sâu về
nghiệp vụ, có cơ sở căn cứ cho việc ra quyết đinh, hướng dẫn thực hiện các
quyết định, do đó nâng cao chất lượng quản lý, giảm bớt gánh nặng cho giám
đốc. Phân bố chức năng của nhà máy theo kiểu cơ cấu này là phù hợp với đặc
điểm của nhà máy.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp
3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bản báo cáo tài chính phản ánh
tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Dưới đây là bảng tổng kết báo cáo
kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004 và năm 2005 của Nhà máy.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu


số
Năm 2004 Năm 2005
Chênh lệch
Tổng số %
1 2 3 4 5 6
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 57.447.067.027 57.653.230.611 206.163.584 +0,36
Các khoản giảm trừ
(03=04+05+06+07)
03 53.867.757 53.867.757 +100
- Chiết khấu thương mại 04 53.867.757 53.867.757 +100
- Giảm giá hàng bán 05
- Hàng bán bị trả lại 06
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK,
thuế GTGT theo phương pháp TT
phải nộp
07
1. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-03)
10 57.393.199.270 57.653.230.661 260.031.391 +0,45
2. Giá vốn hàng bán 11 50.809.606.422 50.715.120.553 94.485.869 +0,19
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20 6.583.592.848 6.938.110.058 354.517.210 +5,38
4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 98.952.305 52.549.781 (46.402.524) -46,9
5. Chi phí tài chính
- Trong đó: Lãi vay phải trả
22 1.445.581.906 1.390.876.153 54.705.753 +3,78

6. Chi phí bán hàng 24 1.364.138.110 1.228.726.291 135.411.819 +9,93
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.512.922.132 2.95.954.625 (433.032.493) -17,23
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
[30=20+(21-22)-(24+25)
30 1.359.903.005 1.425.102.770 65.199.765 +4,8
9. Thu nhập khác 31 258.944.964 107.756.003 (151.188.961) -58,4
10. Chi phí khác 32 257.351.013 36.279 257.314.734 +100
11. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.593.951 107.719.724 106.125.773 +6658
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
(50=30+40)
50 1.361.496.956 1.532.822.494 171.325.538 +12,58
13. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 1.361.496.956 1.532.822.494 171.325.538 +12,58
Qua bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy ta thấy
doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 206.163.634 đồng, với tốc độ tăng
là 0,36%. Ta thấy tuy tốc độ tăng doanh thu không cao nhưng tổng mức lợi
nhuận của Nhà máy năm 2005 so với năm 2004 tăng 171.325.538 đồng, với tốc
độ tăng là 12,58% do các yếu tố sau:
* Các yếu tố làm tăng:
+ Tổng doanh thu tăng, làm tổng mức lợi nhuận tăng: 206.163.584 đồng
+ Chiết khấu thương mại không có, làm tổng lợi nhuận tăng: 53.867.757
đồng.
+ Giá vốn hàng bán giảm, làm tổng lợi nhuận tăng: 94.485.869 đồng.
+ Chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm, làm tổng mức lợi nhuận tăng:
190.117.572 đồng.
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác tăng, làm tổng lợi nhuận tăng:
106.125.773 đồng.
Tổng cộng: 206.163.584 + 53.867.757 + 94.485.869 +190.117.572 +
106.125.773 = 650.760.555 đồng.
* Các yếu tố làm giảm:

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm, làm tổng lợi nhuận giảm:
46.402.524 đồng.
+ Chi phí QLDN tăng, làm tổng lợi nhuận giảm: 433.032.493 đồng
Tổng cộng: 46.402.524 + 433.032.493 = 479.435.017 đồng
Vậy ∆LN = 650.760.555 - 479.435.017 = 171.325.538 đồng
3.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp cho người
lãnh đạo biết được thực trạng của doanh nghiệp, nắm vững được tiềm năng,
thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp là tốt hay xấu đồng
thời cũng thấy được những rủi ro hoặc triển vọng của doanh nghiệp trong những
năm tiếp theo. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát
tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái
tiền tệ theo giá trị nguồn hình thành tài sản. Thông qua bảng cân đối kế toán của
Nhà máy giúp ta đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình tài chính của Nhà máy.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tài sản
A. Tài sản lưu động 15.589.140.977 55,10 14.606.494.18

1
52,32 (982.646.796) -6,30
I. Tiền 3.943.805.170 13,94 4.811.324.239 17,23 867.519.069 +22,0
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu 7.037.007.136 24,87 5.955.250.853 21,33 (1.081.756.283) -15,37
IV. Hàng tồn kho 4.117.393.599 14,55 3.762.636.403 13,47 (354.757.196) -8,62
V. Tài sản lưu động khác 490.935.072 1,74 77.282.686 0,28 (413.652.386) -84,26
B. Tài sản cố định 12.704.554.765 44,90 13.318.555.04
8
47,69 614.000.283 +4,83
I. Tài sản cố định 12.685.941.481 44,84 12.160.196.38
2
43,55 (525.745.099) -4,14
II. Chi phí XDCB dở dang 11.613.284 0,04 1.158.358.666 4,15 1.146.745.382 +9,874,4
III. Các khoản đầu tư TCDH 7.000.000 0,02 0,00 (7.000.000) -100,00
Tổng tài sản 28.293695.742 100 27.952.049.22
9
100 (368.646.513) -1,30
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 24.139.952.739 85,32 22.129.976.82
8
79,25 (2.009.975.911) -8,33
I. Nợ ngắn hạn 16.504.817.231 58,33 16.323.533.91
8
58,45 (181.283.313) -1,10
II. Nợ dài hạn 6.843.100.000 24,19 4.579.500.000 16,40 (2.263.600.000) -33,08
III. Nợ khác 792.035.508 2,80 1.226.942.910 4,39 434.907.402 +54,91
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.153.743.003 14,68 5.795.072.401 20,75 1.641.329.398 +39,51
I. Nguồn vốn, quỹ 4.125.451.558 14,58 5.652.493.956 20,24 1.527.042.398 +37,02
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 28.291.445 0,10 142.578.445 0,51 114.287.000 +403,96

Tổng nguồn vốn 28.293.695.742 100 27.925.049.22
9
100 (368.646.513) -1,30
(Nguồn: Phòng TC-KT)
3.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Qua bảng cân đối kế toán cho thấy Tổng tài sản của nhà máy năm 2005 so
với năm 2004 giảm đi 368.646.531 đồng (giảm 1,3%). Điều đó cho thấy khả
năng huy động vốn của nhà máy là chưa tốt, không thuận lợi cho việc mở rộng
quy mô sản xuất.
- TSCĐ của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 giảm 525.745.099 đồng
với số tương đối giảm 4,14%. Điều đó cho thấy sự đầu tư thêm máy móc thiết bị
phục vụ cho sản xuất kinh doanh giảm. Để đánh giá tình hình đầu tư theo chiều
sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị cần tính và phân tích chỉ tiêu tỷ suất đầu
tư.
Tỷ suất đầu tư = x 100%
Tại thời điểm 2004:
Tỷ suất đầu tư = (12.704.554.765/28.293.695.742) x 100% = 44,9%
Tại thời điểm 2005:
Tỷ suất đầu tư = (13..318.555.048/27.925.049.229) x 100% = 47,7%
Kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm năm 2005 so với năm 2004 tỷ
suất đầu tư của nhà máy tăng 2,8% là do tăng chi phí xây dựng cơ bản mà thực
tế năng lực sản xuất kinh doanh của nhà máy chưa được mở rộng.
Do giảm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nên vốn bằng tiền của doanh
nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 867.519.069 đồng (tăng 22%).
- Khoản phải thu năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.081.756.283 đồng
(giảm 15,37%). Điều này thể hiện tình hình nợ đọng, chiếm dụng vốn của khách
hàng đã giảm, khả năng thu hồi vốn của nhà máy được cải thiện hơn.
- Hàng tồn kho của nhà máy năm 2005 so với năm 200 giảm 354.757.196
đồng (giảm 8,62%). Điều này thể hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn nợ phải trả là cơ bản và

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của nhà máy (năm 2004 là 85,32%;
nưam 2005 là 79,25%). Trong đó chủ yếu là do sự gia tăng của nợ vay ngắn hạn
và nợ dài hạn, đi kèm theo là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm mạnh. Như
vậy là mức độ tự chủ về tài chính của nhà máy đã giảm đi, nhà máy phải luôn
chú ý đến kết quả sử dụng các khoản vốn vay, đặc biệt là khoản nợ ngắn hạn để
đảm bảo được khả năng thanh toán với các cơ quan tín dụng.
Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, cũng như mức độ tự chủ,
chủ động kinh doanh của nhà máy cần xác định và phân tích tỷ suất tự đầu tư:
Tỷ suất đầu tư = (Nguồn vốn (loại B)/Tổng nguồn vốn) x 100%
Tại thời điểm 2004:
Tỷ suất đầu tư = (4.153.743.003/28.293.695.742) x 100% = 14,7%
Tại thời điểm 2005:
Tỷ suất đầu tư = (5.795.072.401/27.925.049.229) x 100% = 20,75%
Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2004 là 14,7%, năm 2005 là 20,75% điều này
cho thấy tài chính của nhà máy là phụ thuộc, bởi vì hầu hết tài sản của doanh
nghiệp được đầu tư bằng vốn đi vay. Tỷ suất đầu tư năm 2005 lớn hơn tỷ suất
đầu tư năm 2004 là do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu (39,51%), trong
khi đó tốc độ giảm của nợ phải trả thấp hơn (8,33%). Điều này thể hiện khả
năng tự tài trợ của nhà máy được cải thiện hơn.
3.2.2. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
* Các tỷ số thanh khoản
+ Tỷ suất thanh toán nhanh: Tỷ suất thanh toán thể hiện tình hình tài
chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao hơn tình hình tài chính sẽ khả quan và
ngược lại.
=
= = 0,71
= = 0,66
Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2004 là 0,71; năm 2005 là 0,66. Tỷ suất
này qua các năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy nhà máy không có khả năng để thanh

toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu
kỳ kinh doanh). Nếu không sử dụng đến một phần hàng tồn kho.
+ Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu
động.
=
= = 0,25
= = 0,33
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động năm 2004 là 0,25; năm 205 là 0,33;
mặt khác nhà máy không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên chứng tỏ
nhà máy không đủ tiền để thanh toán.
+ Tỷ suất thanh toán tức thời:
=
= = 0,24
= = 0,29
Tỷ suất thanh toán tức thời năm 2004 là 0,24; năm 2005 là 0,29; Tỷ suất
này qua các năm đầu nhỏ hơn 0,5 (mức tiêu chuẩn của ngành). Cho thấy nhà
máy rất khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành (đến hạn, quá
hạn). Vì thế nàh máy phải nhanh chóng có biện pháp thu hồi công nợ, nhằm
đảm bảo khả năng thanh toán của nhà máy.
* Các tỷ số hiệu suất
+ Số vòng quay và thời gian của một vòng quay vốn lưu động (VLĐ)
=
= = 4,03
= = 3,82
Số vòng quay vốn lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004. Điều này
cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau giảm hiệu quả sử dụng
vốn, để đồng vốn ứ đọng, không sinh lợi.
+ Thời gian của một vòng luân chuyển (VLĐ):
=

= = 89
= = 94

×