Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Các phương pháp thi công tầng hầm sâu, sự cố và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 166 trang )

Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG TƯỜNG TẦNG HẦM, SỰ
CỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất thế giới, tổng sản phẩm quốc nội GDP hằng năm đạt trên 8%. Kéo
theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa…tốc độ
đơ thị hóa ngày càng nhanh, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu
cầu về nơi ăn, chốn ở rất phong phú và đa dạng. Đối với những thành phố lớn, những
trung tâm kinh tế của đất nước như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…
dân số gia tăng một cách đáng kể bởi số lượng lớn người nhập cư hằng năm, thì nhu
cầu nhà ở càng cấp bách hơn. Khơng nằm ngồi quy luật phát triển của các đô thị hiện
đại với mật độ dân số ngày càng đơng trong khi đất đai thì khơng sinh ra được, nên
việc phát triển các khu chung cư theo chiều cao cũng như theo chiều sâu là vấn đề tất
yếu. Theo GS.Nguyễn Thế Bá:” Với mật độ dân số ngày càng cao, diện tích đơ thị
ngày càng thu hẹp nên việc phát triển chổ ở cho dân đô thị không thể phát triển theo
không gian chiều ngang, tức là xây dựng tự do, mà buộc phải phát triển chung cư cao
tầng và hơn nữa là các cơng trình ngầm”.
Việc xây dựng tầng hầm cho nhà cao tầng không những giúp giảm sức ép về
nhu cầu nhà ở, sinh hoạt, kho bãi… cho người dân mà xét mặt nền móng, kết cấu, an
ninh quốc phịng cũng rất có lợi. Khi cơng trình nhà cao tầng có nhiều tầng hầm, thì
một lượng lớn đất trên móng sẽ được lấy đi, hơn nữa với nhiều tầng hầm sâu, cơng
trình sẽ chịu lực đẩy nổi do nước ngầm gây ra, giúp giảm tải cho nền móng rất nhiều.
Khơng những thế, đối với cơng trình nhà cao tầng có nhiều tầng hầm thì trọng tâm
của cơng trình sẽ được hạ thấp làm tăng tính ổn định tổng thể cho cơng trình, tăng khả
năng chịu tải trọng ngang do gió, động đất,... của cơng trình.
Hiện nay, có thêm hàng loạt khu chung cư cao tầng mới đang được xây thêm


với các tầng hầm ngày càng sâu hơn. Bên cạnh đó, trong thành phố có những khu vực
trung tâm cịn có những quỹ đất rất lớn nhưng ta khơng thể xây dựng trên đó được
(vd: khu cơng viên trong trung tâm thành phố), nên đã có nhiều dự án muốn xây dưng
dưới các khu đất này những cơng trình ngầm để tiết kiệm quỹ đất. theo thống kê của
sở xây dựng TP.HCM, hiên nay, đang có từ 5-7 dự án muốn xây dựng dưới các công
viên thành phố những cơng trình ngầm có độ sâu từ 7-9 tầng hầm.
Như vậy, việc xây dựng phần ngầm cho cơng trình là một nhu cầu thực tế, đem
lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân cũng như tăng tính ổn định, an tồn cho
cơng trình
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang1


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Việc thiết kế, thi cơng các tường tầng hầm ( hạng mục chính của các cơng trình
ngầm) ở nước ta đã được nghiên cứu từ những năm 90, tuy nhiên vẫn thật chưa đầy
đủ, các cơng trình xây dựng cịn gặp nhiều sự cố. Trong những năm gần đây, hàng
lọat cơng trình nhà cao tầng có tầng hầm gặp rất nhiều sự cố gây thiệt hại lớn về
người và vật chất. Ngày 05/11/2007, Bộ Xây Dựng đã ban hành chỉ thị 07/2007CTBXD về việc tăng cường quản lý xây dưng đối với công trình nhà cao tầng đặc biệt là
cơng trình có tầng hầm. Điều này chứng tỏ rằng: việc xây dựng tầng hầm cho nhà cao
tầng là rất khó khăn, phức tạp, tiềm ần nhiều rủi ro đòi hỏi chủ đầu tư, nhà thầu thiết
kế, thi công, giám sát… cần phải hết sức thận trọng và có đủ năng lực khi xây dựng
cơng trình có tầng hầm. Vì vậy, u cầu có được một quy trình thiết kế, thi cơng tầng
hầm một cách an toàn, hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp thiết. Bên cạnh đó, việc
thống kê các sự cố thường hay xảy ra, tìm những nguyên nhân gây ra sự cố, từ đó đề
ra những biện pháp phịng ngừa, khắc phục sẽ giúp giảm thiểu được những thiệt hại

khi thi công tường tầng hầm cho nhà cao tầng. Đó cũng chính là lý do hình thành đề
tài.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đây là nghiên cứu ứng dụng vào tình hình thực tế thi cơng tường tầng hầm nên
mục tiêu của nghiên cứu là:

Tổng kết, hướng dẫn các phương pháp thi cơng tường tầng hầm sâu

Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thi cơng tầng hầm sâu trong
điều kiện địa chất ở Thành Phố Hồ Chí Minh và các nơi tương tự.

Nghiên cứu và phân tích những sự cố thường gặp khi thi công tường
tầng hầm sâu từ đó đề ra các biện pháp phịng ngừa và khắc phục các sự cố trên.
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu các phương pháp thiết kế tường tầng hầm, các phần mềm đang được
sử dụng rộng rãi hiện nay, vd: MIDAS, PLAXIS, GEOSLOPE…
Thu thập các số liệu, các nghiên cứu về tường tầng hầm trên thế giới và tại
Việt Nam thơng qua các sách báo, tạp chí chun ngành, internet, các tham luận, các
báo cáo khoa học các nhà khoa học trong các hội nghị chuyên ngành...
Tìm hiểu các phương pháp thi công tường tầng hầm tại Việt Nam. khảo sát các
cơng trình đang xây dựng có tầng hầm sâu trên địa bàn TP.HCM và các vùng lân cận.
Tìm hiểu các sự cố đã xảy ra trên cơng trường, tham khảo và đánh giá các biện pháp
khắc phục của nhà thầu thi cơng từ đó đưa ra các kết luận, biện pháp phòng ngừa,
khắc phục sự cố.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang2



Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài được nghiên cứu từ các tài liệu sách, báo, tạp chí…của Việt Nam và trên
thế giới. Đia điểm tìm hiểu các vấn đề thi cơng các sự cố xảy ra trên khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận vì khu vực này tập trung hầu như đầy đủ các
cơng trình quy mơ lớn các các tầng hầm sâu nên có thể được xem đại diện cho các
cơng trình trên cả nước.
5. KHÁI LƯỢC NỘI DUNG LUẬN VĂN:
Chương I: giới thiệu chung về luận văn, sự cần thiết phải xây dựng cơng trình
ngầm. Mục tiêu, phương pháp và phạm vi của nghiên cứu.
Chương II: Tổng quan về xây dựng tầng hầm trên thế giới và Việt Nam. Phân
loại tường tầng hầm, những thuận lợi và khó khăn khi thi cơng tường tầng hầm trong
điều kiện địa chất ở thành phố Hồ Chí Minh và các nơi tương tự.
Chương III: Trình bày lý thuyết tính toán tường tầng hầm, hố đào sâu. Các
phương pháp thi công tường tầng hầm ở Việt Nam và trên thế giới.
Chương IV: Trình bày các sự cố, nguyên nhân gây ra các sự cố khi thi công
tầng hầm sâu, từ đó đề ra các biện pháp phịng ngừa và khắc phục sự cố.
Chương V: Kết luận và kiến nghị. Sự cần thiết phải xây dựng tường tầng hầm
cho nhà cao tầng, những khó khăn khi xây dựng. Đưa ra các đề xuất để giảm thiểu sự
cố trong xây dựng tường tầng hầm cho nhà cao tầng.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang3


Luận văn cao học K2006


GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG HỐ ĐÀO ĐỂ XÂY DỰNG
TẦNG HẦM.
1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TƯỜNG TẦNG HẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM:
Cơng trình có tầng hầm đã được xây dựng từ lâu trên thế giới, hầu hết các cơng
trình nhà cao tầng đều có tầng hầm. Độ sâu cũng như số tầng hầm phụ thuộc vào điều
kiện địa chất, công nghệ và cơng năng sử dụng của cơng trình. Đa phần các cơng trình
đều có từ 1 đến 3,4 tầng hầm, cá biệt có những cơng trình vì u cầu cơng năng sử
dụng có đến 5-10 tầng hầm.
Dưới đây thống kê một số cơng trình có tầng hầm đã được xây dựng trên thế
giới:
Bảng 1.1 Các Cơng Trình Nhà Cao Tầng Có Tầng Hầm Tiêu Biểu Trên Thế
Giới
Thứ
tự

Tên cơng trình

Địa điểm xây dựng

Số tầng nổi

Số tầng hầm

1

Taipei 101


Đài Loan

101

5

2

World Tower

Sydney, Australial

73

10

3

Center Plaza

HongKong

75

3

4

Bank of China

Tower

China

72

4

5

AON Center

Chicago, USA

83

5

6

The Center

HongKong

73

3

7


Simao
International Plaza

Shanghai, China

60

3

8

China World Trade
Center Tower III

China

74

4

9

Baiyoke Tower II

Thailand

85

3


10

PBCOM Tower

Philipin

52

7

11

Wisma 46

Indonexia

46

2

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang4


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

12


Midtown Tower

Japan

54

5

13

VOB Plaza

Singapore

66

3

14

CommerceBank
Frankfurt

Germany

56

3












Đa số các cơng trình nhà cao tầng có tầng hầm sâu tập trung chủ yếu ở các
nước phát triển như: Mỹ, Nhật, HongKong, Trung Quốc, Đài Loan… Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, các nước đang phát triển cũng xây dựng nhà cao tầng có
tầng hầm sâu ngày càng nhiều như: Singapore, Philipin, Thailand,… cho thấy sự cần
thiết cũng như xu thế phát triển tất yếu của cơng trình nhà cao tầng có nhiều tầng hầm.
Vì cơng trình có nhiều tầng hầm đã được xây dựng rất lâu trên thế giới nên quy
trình cơng nghệ, thiết bị dùng để xây dựng cơng trình có nhiều tầng hầm cũng rất phát
triển với nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến, các công nghệ ra đời trước đó cũng được
sử dụng nhiều với những ưu điểm vượt trội. Việc lựa chọn công nghệ xây dựng tùy
thuộc vào từng đặc điểm cụ thể của cơng trình. Một số cơng nghệ, giải pháp chống đỡ
thường được sử dụng phổ biến để xây dựng cơng trình có nhiều tầng hầm trên thế
giới: tường cừ thép (steel sheet piling), tường cừ bẳng cọc nhồi bêtông cốt
thép(BTCT), tường cừ bằng cọc ximăng đất, tường cừ BTCT thi công bằng công nghệ
tường trong đất hoặc các tấm BTCT đúc sẵn…
Mặc dù, cơng trình có nhiều tầng hầm đã được xây dựng từ lâu trên thế giới
với những công nghệ hiện đại, và có rất nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, do mức độ
khó khăn, phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro nên việc thi công tường tầng hầm trên thế
giới đã xảy ra khơng ít sự cố, tai nạn. Tổ chức CIRIA đã có một thống kê các sự cố từ
năm 1973 với những nguyên nhân và tỉ lệ như sau[6]:
Bảng 1.2 Nguyên nhân gây sự cố hố đào

STT

Nguyên nhân

Tỉ lệ %

1

Do hố đào không được chống đỡ

63

2

Do hệ gia cố thành (tường, chống, neo
không bảo đảm)

20

3

Do sự làm việc của hệ thống

14

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang5



Luận văn cao học K2006

4

GVHD: TS.Phạm Hồng Ln

Do mất ổn định mái đất hố đào

3

Và báo cáo của Gue & Tan[20]:
Bảng 1.3. Nguyên nhân gây sự cố hố đào tại Trung Quốc
STT

Nguyên nhân

Số lần xảy ra

Tỉ lệ %

1

Do quản lí của đơn vị XD

10

6

2


Do thăm dò khảo sát

7

3.5

3

Do thiết kế không đảm bảo

74

46

4

Do đơn vị thi công

66

41.5

5

Do giám sát đôn đốc không tốt

5

3


Qua 2 bảng thống kê trên ta nhận thấy rằng, các sự cố khi thi công hố đào để
xây dựng tầng hầm khơng phải là ít, mà ngun nhân chủ yếu là công tác thiết kế
cũng như công tác thi công, chống giữ vách hố đào chưa đảm bảo, chưa lường hết
được sự phức tạp, khó khăm khi xây dựng tầng hầm sâu. Sau đây là một số ví dụ về
sự cố khi xây dựng tầng hầm trên thế giới:
1.1. Sự cố cơng trình Highland Tower tại Malaysia[20]:
Highland Tower bao gồm 3 khối chung cư 12 tầng được đặt tên theo thứ tự 1,2
và 3. Cơng trình được xây dựng trong năm 1975 và 1978. Ngay mặt sau của khối
chung cư là đồi núi dốc đứng và một dịng thủy lưu theo hướng từ đơng sang tây, theo
hướng chảy tự nhiên của cơng trình thì nó sẽ đi qua phía nam của cơng trình.
Trong q trình thi cơng thì dịng hải lưu này được làm lệch sang phía Bắc
bằng các hệ thống cống chạy qua sườn đồi ngay cạnh phía sau của cơng trình.Tuy
nhiên hệ thống thốt nước này cho đền nay vẫn chưa hoàn thành.
Vào ngày 11/12/1993 lúc 13h30, sau 10 ngày mưa ròng rã, khối nhà số 1 đã
sụp đỗ hoàn toàn.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang6


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Hình 1.1. Sự Cố Sập Khối 3 Cơng Trình Highland Tower.
1.2. Vành Trude của tàu điện ngầm thành phố Muenchen (Munich), Đức,
1994 [24]
Tuyến tàu điện ngầm U1 được kéo dài để khai thác khu hội chợ nằm tại phía
đơng Muenchen. Các đường hầm của công đoạn thi công “vành Trude”được thi công

bằng phương pháp bê tông phun. Một đề nghị đặc biệt của các nhà thầu là nên đào
đường hầm phía dưới lớp sét cách nước, để không gây ảnh hưởng đến khối nước
ngầm phía trên.
Sau khi bắt đầu cơng tác đào đã xảy ra hiện tượng sập lở tại một gương. Các
thợ đào hầm khơng cịn khống chế được nước và vật chất sập vào và do vậy đã rời
khỏi hầm sau thời gian ngắn. Trên mặt đất, gần ngã tư đường phố đã xuất hiện nhanh
một phễu lún sụt, cũng bị nước ập vào nhanh. Một xe buýt, đang đứng chờ tại ngã tư,
không kịp chạy ra khỏi khu vực sập đất và bị tụt xuống phễu lún. Ba hành khách đã bị
chết “đuối” (hình 1). Để khơng gây nguy hại cho khu vực xung quanh, người ta đã lấp
đầy phễu sập đất bằng bê tông.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang7


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Hình 1.2. Sự Cố Sập Hầm Khi Làm Tàu Điện Ngầm Tại Munich 1994
Để khắc phục, nhà thầu đã tiến hành thi công một vòng tường vây quanh bằng
cọc khoan nhồi và đào xúc đất phía trong thận trọng, trước hết là để đào lấy thi thể
người chết. Khi đào, người ta phát hiện rằng chiều dày lớp đá phấn (Mergel) nằm giữa
hai lớp cuội chứa nước, mỏng hơn so với trong tài liệu thiết kế. Ngoài ra các khe nứt
trong đá phấn chứa cát đã dẫn đến hiện tượng thấm nước và đó là nguyên nhân của sự
cố.
Sau đó tuyến hầm được thi cơng bằng cách sử dụng phương pháp buồng khí
nén.
1.3. Sự Cố Tại Trạm Xử Lý Nước Thải Tại Bangkok, Thai Lan[20]

1.3.1. Giới thiệu sơ lượt về sự cố
Cơng trình trạm bơm xử lý nước thải IPS là một bộ phận quang trọng của cơng trình
xủ lý nước thải giai đoạn 2 của thủ đơ Bangkok. Cơng trình được triển khai từ năm 1995
với thiết kế tầng ngầm sâu 20.7m sử dụng tường vây BTCT dày 1m sâu 25m đỗ tại chổ
làm tường vĩnh cửu chịu lực ngang trong quá trình thi cơng đào đất và xây dựng kết cấu
bên trong.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang8


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Hình 1.3.a. Mặt bằng vị trí trạm bơm
Trước khi tiến hành xây dựng người ta đã đào bỏ 3m lớp bùn sét phía trên mặt và
thay vào đó là lớp các lấp. bên dưới lớp các thay thế là lớp sét mền sâu đếm khoảng 16m
và các lớp đất tiếp theo như bảng thống kê:.
Bảng 1.4 Chỉ Tiêu Cơ Lý Của Đất Nền

Sau khi nhà thầu địa phương thi công xong tường vây, công tác đào đất bên trong
được triển khai cùng với hệ giằng chống tạm bằng thép. Vào giữa tháng 8/1997, khi công
tác đào đất bên trong gần đạt đến độ sâu cuối cùng (-20.7m), một cạnh của tường vây bị
đổ sập vào phía bên trong làm cho phần đất sét mềm ở khu vực xung quanh đổ vào vùi lấp
toàn bộ hai xe xúc và một cần cẩu đứng tại vị trí bên ngồi gần đoạn tường vây đó. Sự
chuyển động của đất làm hư hại khoảng 20 căn nhà trong phạm vi 50m xung quanh.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh


Trang9


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Hình 1.3.b. Ảnh chụp cơng trình sau khi sập tường vây.

Hình 1.3.c. Phát thảo mặt cắt cơng trình sau khi sập tường vây
Sau khi sự cố xảy ra, toàn bộ khu vực được lấp lại bằng cát đến cao độ mặt đất tự
nhiên và việc điều tra, khắc phục sự cố được tiến hành ngay lập tức
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang10


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

1.4. Tàu điện ngầm ở Taegu, Hàn Quốc, 2000[24]
Khi xây dựng tuyến tàu điện ngầm ở Taegu đã gặp phải tai nạn nghiêm trọng vào
ngày 22 tháng 1 năm 2000. Sự cố gây phá hủy một tường hào nhồi đã dẫn đến trượt lở
một phần hào thi công ga và đã vùi một xe buýt (hình 3). Ba hành khách bị chết và lái
xe bị thương nặng, các ngôi nhà ở vùng lân cận bị hư hỏng nặng.
Nguyên nhân được phát hiện là khi thiết kế đã không chú ý đến một trường hợp
tải trọng, do không chú ý hết điều kiện của khối đất nền. Đó là biến động mạnh của
mực nước ngầm đã gây ra dịch chuyển của các lớp cát, cuội không được khảo sát.

Trường hợp tải trọng này đã khơng được tính đến khi thiết kế tường hào nhồi.
Biện pháp khắc phục được sử dụng ngay là lấp đầy tồn bộ đoạn hào có sự cố và
khoan phụt xi măng vào khối đất trên diện rộng. Các đoạn tường không bị phá hủy
cũng được gia cường, để tránh bị phá hủy khi đào lại đoạn hào. Một số phần của ga
được đào lại bằng phương pháp ngầm.

Hình 1.4 Sụt Lún Mặt Đất Tại Taegu, Hàn Quốc Gây Nứt Vỡ Các Tòa Nhà, Đoạn
Phố
1.5. Tàu điện ngầm Thượng Hải (Shanghai), Trung Quốc, 2003 [24]
Trong chương trình mở rộng mạng tàu điện ngầm của thành phố Thượng Hải,
năm 2000 người ta bắt đầu thi công tuyến đường số 4, gọi là “đường ngọc trai”. Đoạn
hầm cơ bản là đoạn qua sông Hoàng Phố, chạy từ trung tâm kinh tế mới Phố Đơng về
phía nội thành.
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang11


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Trong khi hai đường hầm đã được thi công bằng máy khiên đào áp lực đất, thì xảy
ra sự cố khi đào đường hầm ngang dưới lịng sơng, đoạn gần bờ. Trước khi đường hầm
ngang ở độ sâu gần 35m bị sập lở, nước và vật liệu đã ụp vào đến mức những người thi
công không thể ngăn cản nổi. Trong khi họ đang tìm cách tự bảo vệ, đã xuất hiện lún
sụt mạnh trên mặt đất, gây hư hại lớn đến các ngơi nhà lân cận và các cơng trình xây
dựng khác. Một số tòa nhà cao tầng, thương mại đã bị hư hại nặng, bị sập hoặc có
nguy cơ sập đổ nên đã được kéo đổ (Hình 4). Đê ngăn nước lũ trên bờ cũng bị phá hoại
mạnh. Nhiều thời điểm đã có nguy cơ bị ngập lụt vì sơng Hồng phố có lượng nước lớn

trong thời kỳ này. Cả hai đường hầm lún sâu hàng mét và bị ngập nước, vỏ hầm bị phá
hủy.
Người ta xác định nguyên nhân của sự cố là khối đất được đóng băng nhằm đảm
bảo an tồn cho cơng tác thi cơng đường hầm ngang đã bị phá hủy. Công tác khắc phục
đã được triển khai rất phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian, do quy mơ rộng của sự
cố.

Hình 1.5 Phá Sập Nhà, Sau Khi Xảy Ra Sự Cố Trong Đường Hầm Tàu Điện
Ngầm Số 4 ở Thượng Hải
2. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TƯỜNG TẦNG HẦM TẠI VIỆT NAM:
Khơng nằm ngồi xu thế phát triển của thế giới, tại Việt Nam các công trình có
tầng hầm sâu cũng bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu của thập niên 90, các cơng
trình này hầu hết được xây dựng bởi những Kỹ Sư, Kiến Trúc Sư nước ngồi và chủ
yếu là các cơng trình từ 1-2 tầng hầm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với sự phấn
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang12


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

đấu, nổ lực tiếp thu những công nghệ tiên tiến trên thế giới, đội ngũ Kỹ Sư, Kiến Trúc
Sư của Việt Nam đã đủ khả năng nắm vững được những công nghệ thiết kế, thi cơng
nhà cao tầng có tường tầng hầm sâu. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, hàng lọat các
công trình nhà cao tầng có tầng hầm sâu từ 3-7 tầng hầm đã được xây dựng bởi Kỹ Sư
Việt Nam.
Sau đây là bảng thống kê các cơng trình có tầng hầm sâu đã và sẽ được xây
dựng tại Việt Nam:

Bảng 1.5 Các Cơng Trình Nhà Cao Tầng Có Tầng Hầm Tiêu Biểu ở Việt Nam
Thứ
tự

Tên cơng trình

Địa điểm

1

Vietcombank
Tower

Hà Nội

2

Văn phịng – chung
cư 27 Láng Hạ

Hà Nội

Cty xây dựng số 1
HN

2

3

Vincom Tower A


Hà Nội

Delta

2

4

Pacific Place

Hà Nội

Cty XD Sông Đà 2

5

5

Tháp đôi EVN

Hà Nội

Bachy-Soletanche

3

6

Ocean Park


Hà Nội

Cty XD số 1 HN

2

7

Ngân Hàng Công
Thương VN

Hà Nội

8

Sài Gòn Center

TP.HCM

9

Financial Tower

TP.HCM

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Đơn vị thi công


Bachy-soletanche

Số
tầng
hầm
2

Tường Barret
Neo trong đất
Tường Barret

Bachy-soletanche

1

Bachy-soletanche

Phương pháp thi công

3
5

Đào hở, chống bằng
dàn thép
Tường Barret
Top-down
Tường Barret
Top-down
Tường Barret
Top-down

Tường bêtông thường
Cọc ximăng đất
Tường bêtông thường
Cừ Larsen, dàn chống
Tường Barret
Top-down
Tường Barret
Trang13


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Top-down
TP.HCM

Bachy-soletanche

10

Vincom Tower B

11

Cao ốc Pacific

TP.HCM Cty TNHH Pacific

5


12

Harbour view
Tower

TP.HCM

3

13

Golden Square

Đà Nẵng

14

KS Phương Đông

Nha
Trang

15

Sailing Tower

TP.HCM

Cty XD 14


3











Tường Barret

6

Delta

Bachy-soletanche

Top-down
Tường Barret
Top-down
Tường Barret
Top-down
Tường Barret

2


Top-down
Tường Barret

3

Top-down
Tường Barret
Semi-Top-down


Bên cạnh đó, hiện UBND TP.HCM đang có kế hoạch xây hàng loạt các bãi để
xe ngầm trong thành phố, dưới các công viên với số tầng hầm từ 5-8 tầng hầm được
thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.6 Các Bãi Để Xe Ngầm Tại TP.HCM
Thứ tự

Địa điểm

Số tầng hầm

1

Đường Nguyễn Huệ

7

2

Đường Nguyễn Du


8

3

Cong Viên Bách Tùng Diệp

5

4

CV Lê Văn Tám

8

5

SVĐ Hoa Lư

5

6

Ven Sơng Sài Gịn

5

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang14



Luận văn cao học K2006

7

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

CV Tao Đàn

6

Dựa vào bảng thống kê trên, ta nhận thấy rằng số lượng cơng trình có tầng hầm
và số tầng hầm ngày càng tăng, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và
TP.HCM. Ngồi ra, cũng có một số ít cơng trình có tầng hầm ở Đà Nẵng, Nha Trang,
Cần Thơ. Với biện pháp thi công tường tầng hầm và biện pháp chống đở hố đào chủ
yếu là:
a. Loại tường:
- Tường Barret
- Tường bêtông cốt thép thường
b. Biện pháp thi công :
- Cừ ván thép (cừ Larsen)
- Chống bằng thép hình
- Neo trong đất
- Cọc ximăng đất
- Top-down
- Đào hở, không chống
Việc xây dựng tầng hầm sâu chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam hơn chục năm nay,
nên kinh nghiệm thiết kế, thi công của các Kỹ Sư Việt Nam cịn thiếu nhiều. bên cạnh
đó, Chủ Đầu Tư cũng như Nhà Thầu chưa nhận thức được sự khó khăn, phức tạp khi
thi công tầng hầm sâu nên trong những năm gần đầy hàng lọat sự cố về tầng hầm sâu

đã xảy ra gây thiệt hại lớn về người và vật chất. sau đây xin nêu ra một vài sự cố đã
xảy ra ở Việt Nam trong những năm gần đây:
2.1. Sự Cố Tầng Hầm của Cao Ốc Pacific, TP.HCM
2.1.1. Mơ tả sự cố cơng trình:
Cơng trình cao ốc Pacific có 5 tầng hầm, 1 trệt và 18 tầng lầu. Tường tầng hầm
bằng BTCT dày 1m, thi công bằng công nghệ tường trong đất, khi đào đất để thi
công tầng hầm thứ 5 thì phát hiện một lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có kích thước
0.2m x 0.7m, dòng nước rất mạnh kéo theo nhiều đất cát từ bên ngồi vào qua lỗ
thủng của tường tầng hầm. Cơng nhân đã dùng hết cách nhưng không thể bịt được
lỗ thủng. Nước kéo theo đất cát chảy vào tầng hầm, cơng nhân phải thốt khỏi tầng
hầm để tránh tai nạn xảy ra.
Sự cố cơng trình này đã làm sụp đổ hoàn toàn Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã
Hội Nam Bộ ngay bên cạnh, tòa nhà Sở Ngọai Vụ cũng bị lún nghiêm trọng, cao ốc
YOCO 12 tầng và các tuyến đường xung quanh cơng trình cũng có nguy cơ bị lún
nứt.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang15


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Hình 1.6 Sự cố sập Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Nam Bộ

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang16



Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Ln

2.2. Cơng Trình Khách Sạn 27 Láng Hạ, Hà Nội
Cơng trình được xây vào năm 1995 tại khu vực Láng Hạ, Hà Nội. Phía bắc của
cơng trình là khu nhà phân lơ 4 tầng mới được đưa vào sử dụng. các nhà phân lơ được
đặt trên móng nơng ở độ sâu -1.5m. Đất nền khu vực xây dựng bao gồm lớp đất lấp
dày 2.5m, tiếp theo các lớp sét dẻo mềm, bùn sét yếu có bề dày lớn, lớp cát và lớp
cuội sỏi.

Hình 1.7 Cơng Trình 27 Láng Hạ, Hà Nội
Cơng trình 16 tầng và 1 tầng hầm, do tải trọng cơng trình tương đối lớn nên
giải pháp móng cọc khoang nhồi đường kính 1m được lựa chọn. Để thi cơng phần
móng và phần ngầm, thiết kế đã lựa chọn biện pháp dùng cọc BTCT thi công bằng
Phương pháp ép để tạo tường cừ, sau đó đào tồn bộ diện tích mặt bằng đến độ sâu 3m và đào hố móng cục bộ để thi cơng hố móng. Phương án thiết kế nền móng bao
gồm nội dung:
- Cọc khoang nhồi 45m, mũi cọc tựa vào lớp cuội sỏi
- Tầng ngầm kết cấu BTCT sâu 3m, đài móng dày 2m
- Tường cừ cọc BTCT tiết diện 30x30cm sâu 12 m, bố trí cách nhau 1m,
khoảng cách giữa các cừ ken ván gỗ.
Công tác thi cơng đào hố móng được thực hiện vào mùa mưa, vì vậy lượng
nước mặt chứa trong lớp đất khá lớn. Lượng nước này liên tục chảy vào hố móng với
lưu lượng hàng chục m3/giờ. Do các ván ken giữa các cọc cừ khơng kín nên hạt mịn
trong lớp đất bị cuốn trơi theo dịng chảy của nước. Quan sát hiện trường tại mặt tiếp
xúc giữa đất và ván chỉ còn các hạt thô như gạch vụn và sỏi ở trạng thái rời rạc. Hai
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh


Trang17


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

tháng sau khi đào hố móng đến độ sâu thiết kế, khối nhà liền kề giáp hố móng đã bị
lún nghiên, đỉnh nhà nghiên qua phía hố móng gần 40cm.
Ngun nhân của sự cố được xác định là do cừ khơng có khả năng cách nước,
do đó dịng chảy của nước vào hố đào đã cuốn trôi hạt mịn trong lớp đất bên dưới
móng nhà liền kề làm giảm khả năng chịu tải của đất nên.
Hơn nữa, trong q trình thi cơng Nhà thầu đã không thực hiện tốt công tác
quan trắc nghiên cho cơng trình lân cân. Nếu thực hiện tốt điều này thì sự cố sẽ sớm
phát hiện ra và khắc phục sớm.
2.3. Cơng trình chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước, 45 Lý Thường Kiệt, Hà
Nội
2.3.1. Đặc điểm chung:
Cơng trình được xây dựng tại góc giao nhau của đường Lý Thường Kiệt và Bà
Triệu, 2 mặt còn lại tiếp giáp với nhà 2 đến 3 tầng đang sử dụng. Tại trục A và C
tường cừ thép được cắm sát móng ngơi nhà cũ. Kích thước mặt bằng và định vị cơng
trình được trình bày trên hình 1.8. Cơng trình gồm 17 tầng, có một tầng hầm, hố đào
sâu 5.6m, bản móng bê tông cốt thép dày 2m đặt trên cọc nhồi φ100cm sâu 38m.

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang18


Luận văn cao học K2006


GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Hình 1.8 Mặt Bằng Cơng Trình Ngân Hàng Nhà Nước 45 Lý Thường Kiệt, Hà
Nội
2.3.2. Tường chắn và hệ chống đỡ:
Thiết kế chống đỡ do đơn vị thi công tự làm, tường cừ thép và hệ chống trong
lòng hố được sử dụng. Trên trục A sử dụng cừ JSP2 sâu 12m. Tại trục A và C do hố
đào sát móng nhà đang sử dụng nên ván cừ không được liên kết ngàm với nhau mà
chỉ tiếp xúc với nhau trên toàn bộ chiều dài cừ. Để khắc phục hiện tượng nước chảy từ
ngoài vào hố đào qua chiều dọc tiếp xúc của cừ, đơn vị thi công thực hiện hàn các bản
thép dày 10mm rộng 100mm bới các đượng hàn liên tục cùng với q trình đào đất hố
móng.
Các cạnh cịn lại dùng cừ thép JSP3 dài 12m. Hai đợt chống bằng thép I300
được đặt tại các cao độ -0.8m và -3.5m tính từ mặt đất thiên nhiên tạo thành mạng
dầm giao thoa có cạnh ≈ 5m, mạng dầm này được đặt trên các trụ thép I300 chống
xuống đầu cọc nhồi hoặc xuống đáy hố đào. Trong khi thi cơng đơn vị có sử dụng hai
dầm thép dùng thử tải cọc nhồi chống ngang qua hố từ trục G đến trục C ở khoảng
giữa truc 2 đến trục 5.
2.3.3. Sự cố khi thi công phần ngầm:
- Trong khi thi công đào đất xảy ra sự cố: hệ cừ tại trục A bị đẩy nghiêng về
phía hố đào xấp xỉ 20cm.
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang19


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân


- Nước từ ngồi chảy vào hố móng khá nhiều qua các khe tiếp xúc của các tấm
cừ tại trục A. Mặt đất sát cừ lún xấp xỉ 10cm.
- Khi thi công lắp ghép tường tầng hầm xuất hiện một số vết nứt tại tường
móng cơng trình sát trục 7.
2.3.4. Ngun nhân gây sự cố:
Theo dõi tại cơng trình suốt q trình thi công phần ngầm chúng tôi thấy sự cố
trên là do một số nguyên nhân sau:
- Hệ thống đỡ ở cốt -0.8m không được thi công thành một hệ dầm giao thoa
hoàn chỉnh do máy đào đất đứng ở giữa mặt bằng, mà được thi công thành từng phần,
do vậy độ ổn định tổng thể không đảm bảo. Thanh chống đỡ cừ vng góc với trục A
(thanh số 1) được chống vào thanh số 2. Nhưng thanh chống số 2 chỉ được chống
xuống đầu cọc nhồi bởi một cây chống xiên tại điểm X. Như vậy thanh chóng 2 đã bị
uốn theo phương trục X (phương chịu uốn kém của thép I). Vì lẽ đó dưới áp lực đẩy
ngang, tường cừ đã bị nghiêng vào trong hố đào.
- Các bản thép dùng để liên kết 2 tấm cừ kề nhau như trình bày ở phần trên
khơng được đầy đủ, vì vậy khe hở giữa chúng cho nước ở lớp đất lấp từ ngồi chảy
vào hố móng.
Hai ngun nhân trên đã gây nên hiện tượng đẩy nghiêng cừ và lún sụt đất nền,
gây nứt cho cơng trình sát trục A.
- Khi thi cơng lắp ghép tường tầng hầm cho trục 7, vì hố đào khơng đủ kích
thước cần thiết, vì vậy để khơng phải thay đổi kích thước móng, đơn vị thi công đã
cho cắt bằng máy hàn hồ quang bụng của dầm đỡ cừ I300 tại cốt -0.8m để luồn cốt
thép của tường tầng hầm qua. Như vậy dầm đỡ cừ bị giảm yếu do bị cắt phần bụng,
dưới tác dụng của áp lực ngang, dầm đỡ cừ bị võng, làm cho đất nền bị chuyển dịch
theo, đây là nguyên nhân gây vết nứt tại cơng trình liền kề trục 7.
Các nguyên nhân trên tập trung ở hai yếu tố là thiết kế tường cừ, hệ chống và
chất lượng thi công tại cơng trường. Tuy nhiên đây là một cơng trìng có kích thước
mặt bằng nhỏ. Nếu hố đào có kích thước mặt bằng lớn, sự cố sẽ xảy ra ở mức độ lớn
và phức tạp hơn.

2.4. Sự cố khi thi công tầng hầm cao ốc Residence, số 5 Nguyễn Siêu,
TPHCM
Công trình có 1 tầng hầm, 1 trệt và 11 lầu. Khi đào hố móng ở độ sâu -8m thì
phát hiện nước ngầm phun lên rất mạnh cuốn theo cát hạt nhỏ. Hậu quả là ngày
31/10/2007 hè đường Nguyễn Siêu có hố sụt rộng 4x4m và sâu khoảng 3-4m và
chung cư Casaco ( đường Thi Sách, Q1) bị lún nghiêm trọng.
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang20


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

Nguyên nhân có thể là do dùng cọc larsen làm tường vây không ngăn được
nước, nên khi hút nước thi công tầng hầm, thì cột nước chênh áp ngồi hố đào tạo nên
áp lực lớn đẩy nước qua chân tường, đẩy trồi đáy móng lên. Nước dưới đất được thốt
ra như bình thơng nhau, cuốn theo đất cát làm lún sụt các công trình lân cận.
Trước tình trạng đó, người ta phải khẩn cấp lấp ngay cát hố đào sâu tạo áp lực
cân bằng để tránh lún sụt tiếp. Đồng thời lắp đặt các trạm quan trắc dịch chuyển, lún
và động thái nước dưới đất để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Hình 1.9 Sụt lún hè đường Nguyễn Siêu
3. PHÂN LOẠI HỐ MĨNG SÂU ĐỂ LÀM TỪƠNG TẦNG HẦM:
Khi thi cơng tường tầng hầm ngừơi ta thường sử dụng một số loại tường vây
giữ hố móng sau đây:
• Tường chắn bằng ximăng đất trộn ở tầng sâu: trộn cưỡng chế đất vời ximăng
thành cọc ximăng đất, sau khi đóng rắn sẽ tạo thành tường chắn có dạng bản
liền khối đạt cường độ nhất định, dùng để đào hố móng sâu từ 3-6m

• Cọc bản thép: dùng các cừ thép hình chữ U, Z… móc vào nhau tạo thành một
hàng cừ thép, dùng phương pháp đóng hoặc rung để hạ chúng vào đất, dùng
cho loại hố móng từ 3-10m
• Cọc bản bêtơng cốt thép: cọc dài từ 6-12m, sau khi đóng cọc xuống đất, trên
đỉnh cọc đổ một dầm vịng bêtơng cốt thép đặt một dãy chống giữ hoặc thanh
neo, dùng cho loại hố móng từ 3-6 m
HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang21


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

• Tường chắn bằng cọc khoang nhồi: đường kính từ 600-1000mm, làm thành
tường chắn theo kiểu hàng cọc, trên đỉnh cũng đổ dầm vịng BTCT, dùng cho
loại hố móng có độ sâu từ 6-13m
• Tường liên tục trong đất: sau khi đào thành hào móng thì đổ bêtơng, làm
thành tường chắn đất bằng bằng BTCT có cường độ tương đối cao, dùng cho
hố móng có độ sâu 10m trở lên hoặc điều kiện thi cơng phứac tạp.
• Giếng chìm và giếng chìm hơi ép:Giếng chìm là một khồi BTCT khơng đỉnh,
khơng đáy chỉ có tường xung quanh. Đó là một hệ kết cấu hình ống. Mặt cắt
giếng chìm có thể hình trịn, vng, chữ nhật hoặc cũng có thể là đa giác
nhiều cạnh. Thi cơng giếng chìm chiếm ít diện tích, khối lượng đào đất ít,
thao tác dễ dàng, tốn ít vật tư.
Về kết cầu chắn giữ hố móng sâu ta có thể phân loại theo một số đặc điểm sau:

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh


Trang22


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

3.1.Phân loại theo phương thức đào hố móng:
A. Đào hố Đào thẳng
không có
chắn giữ

Đào có dốc khi không có nước ngầm
Đào có dốc

Đào có dốc thoát nứơc bằng máng hở

Đào chống
đỡ kiểu

Cọc bản thép, cọc ống thép

B. Đào hố

Cấu thành bởi cọc nhồi BTCT (cọc xếp dày, cọc xếp
thưa, tường chắn đất tổ hợp bởi một hàng hoặc hai

có chắn
(Có neo kéo,
không có neo

kéo)

hàng – cọc nhồi khoan lỗ và bơm vữa hoặc cọc trộn đất
Tường liên
tục ngầm

Tường liên tục ngầm BTCT
Tường liên tục ngầm đất vôi có cốt

Kết cấu chống đỡ giếng chìm
Tường chắn đất kiểu trọng

Cọc giữ đất cốt cứng
Đào kiểu kết cấu chắn giữ hình vòm
Đào kiểu chắn giữ bên trong (hệ thống trong được tạo thành bởi dầm ngang
dọc theo mặt bằng,ống thép, cọc), bao gồm một hàng chống, nhiều hàng
chống
C. Đào phân đoạn hố

Đóng cọc bản Ỉ đào ở phần giữa Ỉ đổ bêtông móng ở

móng (Kết hợp

giữa và các kết cấu ngầm Ỉ cọc bản chống chéo và

phương thức A và B)

chống ngang Ỉ đào đất xung quanh thi công tiếp

D. Đào bằng phương pháp từ trên xuống (top-down): Trước tiên làm cọc nhồi

bêtông, làm bản sàn móng hộp bêtông, lợi dụng nó làm kết cấu chắn giữ
E. Đào có gia cố

Đào bơm vữa giữ thành, đào có màng hoá chất giữ thành, đào có

thể đất thành hố

ximăng đất lưới thép giữ thành

và đáy hố (sử
dụng riêng lẻ hoặc

Đào có đinh đất giữ thành (bờ thành đặt thép phun bêtông)

kết hợp kết cấu

Đào phun neo bêtông giữ thành (hoặcphun neo có thanh neo giữ

chắn giữ khác)

thành)

F. Đào giữ thành bằng biện pháp tổng hợp – hố móng được đào bằng cách có
một phần để mái dốc, có một phần giữ thành

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang23



Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

3.2. Phân loại theo đặc điểm chịu lực của kết cấu:

Cọc
Kết cấu
chắn giữ
chịu lực bị
động

Bản

Ống
Tường

Cọc nhồi BTCT đào hố móng bằng cơng nhân.
Cọc nhồi BTCT khoang hố mòng bằng máy
Cọc BTCT đúc sẵn.
Cọc nhào trộn
Cọc phun quay.
Cọc thép
Bản thép hình chữ I/bản BTCT
Bản thép hình long máng
Cọc ống thép (có thanh neo)
Cọc BTCT ống thép (đổ tại chổ/lắp ghép)
Tường trong đất bằng BTCT (đổ tại chổ/lắp ghép).
Tường chắn kiểu trọng lực đất ximăng


Kết
cấu
chắn
giữ

Chống
Kết cấu
chắn giữ
chịu lực
chủ động

Chắn giữ bằng thép
Chống bằng BTCT
Chống bằng gỗ
Chống bằng chất đồng bao cát

Phun neo để chắn giữ (bao gồm bơm vữa và kéo neo
Tường bằng đinh đất để chắn giữ (bao gồm cài thép gia cường)

HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang24


Luận văn cao học K2006

GVHD: TS.Phạm Hồng Luân

3.3. Phân loại theo chức năng kết cấu:


Bộ phận
chắn đất

Kết
cấu
chắn
giữ

Kết cấu
chắn đất
thấm
nước
Kết cấu
chắn đất
ngăn
nước

Kiểu kéo giữ

3. Cọc thép chữ H, I có bản cài
4. Cọc nhồi đặt thưa trát mặt ximăng lưới thép
5. Cọc đặt dày (cọc nhồi, cọc đúc sẵn)
6. Cọc hai hàng chắn
7. Cọc nhồi kiểu liên vòm
8. Cọc tường hợp nhất
9. Chắn giữ bằng đinh đất
0. Chắn giữ bằng cài cốt gia cường
Tường liên tục trong đất
Cọc, tường trộn ximăng đất
Cọc bản thép

Tường vịm cuốn khép kín
Kiểu tự đứng (cọc consol, tường)
Thanh neo vào tầng đất
Ống thép, thép hình chống đỡ
Chống chéo
0. Hệ dầm vịm chống đỡ
. thi cơng top-down
2

4. LỰA CHỌN SƠ BỘ KẾT CẤU CHẮN GIỮ HỐ MÓNG CHO
TƯỜNG TẦNG HẦM:
Tường vây giữ và thanh chống hoặc thanh neo phải lựa chọn thành mơt hệ
hồn chỉnh gồm vật liệu, hình thức kết cấu, cách bố trí. Điều này phụ thuộc vào quy
mơ cơng trình, đặc điểm của cơng trình, điều kiện địa chất thủy văn, các yêu cầu về
kỹ thuật, kinh nghiệm… bên cạnh đó, giá thành phương án cũng là một chỉ tiêu hàng
đầu để đánh giá tính hợp lí của phương án. Ở Việt Nam, các cơng trình có tầng hầm
sâu chỉ mới được xây dựng trong hơn mười năm trở lại đây nên chưa có một hệ thống
đơn giá tổng hợp cho tất cả các loại tường chắn. Việc thi công tường tầng hầm chủ
yếu sử dụng một số giải pháp chống đỡ thành hố đào như sau:
-

Tường cừ thép, hệ chống thép hình hoặc neo

-

Tường cừ cọc ximăng đất (khơng hoặc chống thép hình, neo)

- Tường vây barret ( chống thép hình, neo hoặc thi công bằng phương pháp
top-down)


HVTH: Nguyễn Ngọc Duy Thanh

Trang25


×