Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Đánh giá khả năng sử dụng vỏ nghêu làm nguyên liệu chế tạo bê tông thân thiện với môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


NGUYỄN THÁI NINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VỎ NGHÊU LÀM
NGUYÊN LIỆU CHẾ TẠO BÊ TÔNG THÂN THIỆN
VỚI MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, 1/2016


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lâm Văn Giang

Chữ ký:

Cán bộ chấm nhận xét : TS. Vương Quang Việt

Chữ ký:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 25 tháng 01 năm 2016. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Phùng Chí Sỹ
2. PGS. TS. Trương Thanh Cảnh


3. TS. Vương Quang Việt
4. TS. Đặng Vũ Bích hạnh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG
VÀ TÀI NGUYÊN

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------- oOo ----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC

Ngày, tháng, năm sinh : 02/05/1991
Chuyên ngành

I.

MS: 7140496


: NGUYỄN THÁI NINH

Họ và tên

Nơi sinh: Đồng Nai

: Quản lý tài nguyên và môi trường

MS: 60 85 01 01

TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VỎ NGHÊU LÀM NGUYÊN LIỆU
CHẾ TẠO BÊ TÔNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Nhiệm vụ
-

Đánh giá hiện trạng ngành thủy sản và ngành sản xuất VLXD.

-

Nghiên cứu khả năng thay thế cát, đá của vỏ nghêu trong thiết kế cấp phối
bê tông mác 250 bằng thực nghiệm.

-

Nghiên cứu và đề xuất các phương án phát triển vật liệu vỏ nghêu.
Nội dung


-

Tổng quan, đánh giá hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành công
nghiệp sản xuất VLXD và ngành thủy sản.

-

Đánh giá khả năng thay thể cát, đá của vỏ nghêu thông qua các tính chất cơ
lý hố của và một số thông số cơ bản của của bê tông mác 250 (cường độ
chịu nén, đột sụt, cường độ chịu kéo khi uốn).

-

Đánh giá khả năng ứng dụng và đề xuất phương án thu gom vỏ nghêu và
phát triển vật liệu mới.

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


ii
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 17/8/2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 4/12/2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lâm Văn Giang
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 2 năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô của Khoa Môi
Trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là thầy Lâm Văn Giang đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý
báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ ở Phịng thí nghiệm bộ môn Vật Liệu và
Cấu kiến xây dựng – Khoa Kỹ thuật Xây Dựng, trường Đại học Bách Khoa Tp.
HCM đã hướng dẫn và tạo kiện cho tôi thực hiện thí nghiệm.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến bạn Huỳnh Công Nhựt, bạn Trương Vũ Hà và các
bạn sinh viên trong phịng thí nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q
trình thực hiền đề tài.
Mặc dù, tơi đã cố gắng hồn chỉnh luận văn nhưng khơng tránh khỏi sai sót,
khuyết điểm. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Thầy Cơ và các bạn.
Cuối cùng, chúng m gửi lời chúc sức khỏ đến Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô
và các bạn khoa Môi Trường, trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thái Ninh

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


iv


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Với sự phát triển nhanh chóng của q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa đang diễn
ra mạnh mẽ tại Việt Nam, nhu cầu về xây dựng nhà ở và các cơng trình cơng cộng
ln ở mức cao. Để đáp ứng nhu cầu ấy, việc khai thác các nguồn vật liệu xây dựng
đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là tình hình khai thác bừa bãi, trái phép cát, đá. Khai
thác quá mức các tài ngun thiên nhiên làm hủy hoại mơi trường sống. Vì vậy, cần
nghiên cứu và tìm ra các nguồn vật liệu mới, thân thiện với môi trường để thay thế
cát, đá xây dựng.
Nhận thấy tiềm năng của vỏ nghêu sau khi sử dụng có thể thay thế cát, đá xây
dựng, luận văn sử dụng các phương pháp thực nghiệm để đánh giá các tính chất cơ
lý – hóa của vỏ nghêu. Sử dụng vỏ nghêu ở các kích thước phù hợp và tỷ lệ thay thế
về khối lượng cát đá trong cấp phối bê tơng mác 250. Kết quả thí nghiệm cho thấy,
bê tơng có thành phần vỏ nghêu khơng chỉ đạt được các yêu cầu về kỹ thuật mà còn
mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao bê tơng truyền thống. Bên cạnh đó, đề
tài cũng đề xuất ra các phương án thu gom nguồn vật liệu và các phương án phát
triển nguồn vật liệu này.

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


v

ABSTRACT
With the rapid development of the process of urbanization and modernization is
going on strongly in Vietnam, the demand for housing and public constructions are
always high. To meet this need, the exploitation of the building materials are going
strong, especially the situation of indiscriminately, illegally sand and stone
exploitation. Overexploitation of natural resources can cause destruction of habitat.
Therefore, it is suggested to research on finding out the source of new materials and

environmentally friendly alternative to sand, stone building.
Realizing the potential of replacing sand and stone of the clam shell by products
in contruction, the study using expeeriment methods to evaluate the mechanical and
physical - chemical characteristics of the clam shell. The clam shell was directly
substituted for the natural aggregate at different percentage by mass to in concrete
mix grade 250. The experiment results showed that the clam shell concrete samples
are not only achieved the technical requirements also had more economic and
environment benefits than traditional concrete. Besides, the study also proposed to
material collecting

plans from resources and development plans for the new

material.

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


vi
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thái Ninh

Nguyễn Thái Ninh – 7140496



vii
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC ...................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ..................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................xv

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 2
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ........................................................................................ 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
1.5.1. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
1.5.2. Phương pháp thí nghiệm ................................................................................... 3
1.5.3. Phương pháp điều tra khảo sát và thu thập thông tin ....................................... 3
1.5.4. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 4
1.5.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ............................................................ 4
1.5.6. Tổng hợp, phân tích, đánh giá .......................................................................... 4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGOÀI NƯỚC ...................................................................................................5
2.1. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ............................................................. 5

Nguyễn Thái Ninh – 7140496



viii
2.1.1. Asokan Pappu, Mohini Saxena, Shyam R. Asoleka . Solid waste generation in
India and their recycling potential in building material. 2011 ..................................... 5
2.1.2. Dang Hanh Nguyen, Nassim Sebaibi, Mohamed Boutouil, Lydia Leleyter,
Fabienne Barad. The Use of Seashell by-Products in Pervious Concrete Pavers,
2013… .......................................................................................................................... 6

2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ............................................................ 8
2.2.1. Tống Tôn Kiên, Phạm Thị Vinh Lanh, Lê Thành Trung. Bê tơng Geopolymer
– Những thành tựu, tính chất và ứng dụng, 2013 ......................................................... 8
2.2.2. Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Đình Trinh, Nguyễn Đức Vinh. Đánh giá khả
năng sử dụng phế thải của ngành khai thác than tại Quảng Ninh làm nguyên liệu chế
tạo bê tông, 2014 .......................................................................................................... 9

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ NGÀNH THỦY SẢN ............................................12
3.1. HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬT LIÊU
XÂY DỰNG ......................................................................................................... 12
3.1.1. Hiện trạng ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam .................................... 12
3.1.2. Hiện trạng ngành VLXD ở Việt Nam............................................................. 13
3.1.3. Tác động môi trường của ngành VLXD ......................................................... 27

3.2. TỔNG QUAN VỀ CƠNG CỤ ĐÁNH GIÁ CƠNG TRÌNH XANH
LOTUS… .............................................................................................................. 30
3.3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN ..................................................... 36
3.3.1. Tình hình chung ............................................................................................. 36
3.3.2. Tình hình sản xuất nghêu trong nước và xuất khẩu........................................ 38
3.3.3. Tác động môi trường ...................................................................................... 39


3.4. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XANH Ở VIỆT NAM .................. 45
3.4.1. Mục tiêu phát triển .......................................................................................... 45
3.4.2. Xu hướng phát triển ........................................................................................ 46

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


ix
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................48
4.1. NGHÊN CỨU SƠ BỘ VỀ CƯỜNG ĐỘ NÉN CỦA BÊ TÔNG VỎ NGHÊU
THAY THẾ ĐÁ .................................................................................................... 48
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 48
4.1.2. Phương án thí nghiệm ..................................................................................... 48
4.1.3. Thiết kế cấp phối bê tơng ............................................................................... 50

4.2. THÍ NGHIỆM VỎ NGHÊU THAY THẾ CÁT, ĐÁ TRONG BÊ TÔNG.... 51
4.2.1. Mục đích thí nghiệm ....................................................................................... 51
4.2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 51
4.2.3. Thí nghiệm tính chất cơ lý – hóa của vật liệu và đối tượng nghiên cứu ........ 52
4.2.4. Phương án thí nghiệm ..................................................................................... 60
4.2.5. Sơ đồ thí nghiệm............................................................................................. 61
4.2.6. Quy trình thí nghiệm ...................................................................................... 63

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................74
5.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM SƠ BỘ ................................................................. 74
5.2. CÁC KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM .................................................................... 75
5.2.1. Tính chất cơ lý-hóa của cốt liệu và đối tượng ................................................ 75
5.2.2. Thí nghiệm thay thế cát .................................................................................. 77
5.2.3. Thí nghiệm thay thế cát và đá......................................................................... 81


5.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC VỀ VẬT LIỆU XANH VÀ CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VẬT LIỆU MỚI ................................................... 85
5.3.1. Đối tượng khảo sát.......................................................................................... 85
5.3.2. Nhận thức và các vấn đề liên quan đến vật liệu ............................................. 87
5.3.3. Đặc điểm của vỏ nghêu sau khi sử dụng ........................................................ 92
5.3.4. Thị trường vật liệu .......................................................................................... 93

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


x
5.3.5. Ý kiến về phương pháp xử lý mới cho vỏ nghêu ........................................... 94

CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ
MÔI TRƯỜNG........................................................................................................97
6.1. ĐÁNH GIÁ KHẢ THI VỀ KINH TẾ............................................................ 97
6.2. KHẢ THI VỀ KỸ THUẬT ............................................................................ 99
6.3. LỢI ÍCH VỀ MƠI TRƯỜNG ...................................................................... 100
6.3.1. Giảm áp lực thu gom và xử lý chất thải ....................................................... 100
6.3.2. Giảm thiểu chất thải rắn sinh ra trong hoạt động chế biến thủy sản............. 101
6.3.3. Giảm áp lực cho ngành sản xuất VLXD....................................................... 101
6.3.4. Đánh giá vật liệu theo công cụ LOTUS ....................................................... 102

CHƯƠNG 7. ĐÁNH GIÁ NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU & ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU VỎ NGHÊU ...................................104
7.1. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THU GOM NGUỒN VẬT LIỆU THAY THẾ 104
7.1.1. Các nguồn cung cấp vỏ nghêu ...................................................................... 104
7.1.2. Đề xuất phương án thu gom ......................................................................... 106

7.2. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CHO VẬT LIỆU VỎ NGHÊU ......................... 109

7.2.1. Đề xuất phát triển cho vật liệu vỏ nghêu ...................................................... 109
7.2.2. Phân tích SWOT cho phát triển vật liệu vỏ nghêu ....................................... 110

CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................115
8.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
8.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117
PHỤ LỤC ...............................................................................................................122

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


xi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Tỷ Trọng Các Thành Phần Kinh Tế Trong Ngành Xây Dựng..................12
Hình 3.2. Tỷ Trọng Ngành Xây Dựng Th o Nhóm Cơng Trình và Vùng Miền ......13
Hình 3.3. Cơ cấu chi phí xây dựng ...........................................................................14
Hình 3.4. Khai thác trái phép cát trên sơng Hồng .....................................................20
Hình 3.5. Khai thác cát trái phép ở Đồng Nai ...........................................................30
Hình 3.6. Sản lượng khai thác thủy sản qua các năm ...............................................37
Hình 3.7. Nghêu chết hàng hoạt ở Tiên Hải, Thái Bình ...........................................41
Hình 3.8. Vỏ nghêu thải bỏ bừa bãi sau chế biến .....................................................44
Hình 4.1. Hình dạng khối cát bão hịa sau khi tháo khn .......................................56
Hình 4.2. Sơ đồ thí nghiệm .......................................................................................62
Hình 4.3. Vỏ nghêu nghiền .......................................................................................66
Hình 4.4. Thí nghiệm đo độ sụt.................................................................................68
Hình 4.5. Đúc mẫu lập phương xác định cường độ nén ...........................................69
Hình 4.6. Thí nghiệm đo cường độ nén của bê tơng .................................................70
Hình 4.7. Thí nghiệm đo cường độ chịu kéo khi uốn ...............................................72

Hình 5.1. Kết quả đo cường độ chịu nén của các mẫu ở thí nghiệm thay thế cát .....80
Hình 5.2. Mối tương quan giữa cường độ chịu nén của các mẫu bê tông và tỷ lệ thay
thế cát của vỏ nghêu ..................................................................................................80
Hình 5.3. Cường độ chịu nén của các mẫu trong thí nghiệm thay thế cát và đá ......83
Hình 5.4. Mối tương quan giữa cường độ chịu nén của các mẫu bê tông và tỷ lệ thay
thế cát, đá của vỏ nghêu ............................................................................................84
Hình 5.5. Thành phần các đối tượng tham gia khảo sát ............................................86
Hình 5.6. Nhận thức về vật liệu xanh........................................................................87

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


xii
Hình 5.7. Nhận thức về nguồn vật liệu sử dụng làm VLXD ....................................88
Hình 5.8. Nhận thức về nguồn vật liệu sử dụng làm VLXD của các cơ sở VLXD và
các cơng ty sản xuất & phân phối vật liệu ................................................................88
Hình 5.9. Các nguồn cung cấp thông tin về VLX cho đối tượng hộ gia đình và quán
ăn, nhà hàng hải sản ..................................................................................................89
Hình 5.10. Mức độ tiếp xúc với các thơng tin về vật liệu xanh ................................90
Hình 5.11. Xu hướng lựa chọn VLXD ......................................................................91
Hình 5.12. Đặc điểm vỏ nghêu sau khi sử dụng .......................................................92
Hình 5.13. Hình thức xử lý vỏ nghêu sau khi sử dụng .............................................92
Hình 5.14. Nguyên nhân do dẫn đến việc vật liệu xanh khơng được ưa chuộng .....93
Hình 5.15. Tình hình nhu cầu sử dụng vật liệu xanh ................................................94
Hình 5.16. Ý kiến của người dùng về vỏ nghêu sau khi sử dụng .............................95
Hình 5.17. Ý kiến của các đối tượng về hình thức thu gom vỏ nghêu .....................95
Hình 6.1. Quy trình sản xuất bê tơng thương phẩm ................................................100

Nguyễn Thái Ninh – 7140496



xiii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Số lượng mỏ khoáng sản và trữ lượng tài nguyên sử dụng làm nguyên
liệu sản xuất VLXD ở Việt Nam ...............................................................................14
Bảng 3.2. Tổng trữ lượng khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất VLXD trong giai
đoạn từ nay đến năm 2020 ........................................................................................15
Bảng 3.3. Hàm lượng các tạp chất trong cát .............................................................18
Bảng 3.4. Thành phần của hạt cát .............................................................................18
Bảng 3.5. Hàm lượng ion Cl- trong cát .....................................................................19
Bảng 3.6. So sánh tính chất vật liệu ..........................................................................19
Hình 3.4. Khai thác trái phép cát trên sông Hồng .....................................................20
Bảng 3.7. Thành phần hạt của cốt liệu lớn ................................................................22
Bảng 3.8. Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn ...............................................22
Bảng 3.9. Các tính chất hóa lý của vỏ sị (nghiền) và các cốt liệu tự nhiên .............23
Bảng 3.10. Phát thải và tác động mơi trường ............................................................28
Bảng 3.11. Bảng tính điểm cơng trình về tiêu chí vật liệu th o LOTUS đối với cơng
trình nhà ở .................................................................................................................34
Bảng 3.12. Bảng tính điểm cơng trình về tiêu chí vật liệu th o LOTUS .................35
đối với cơng trình phi nhà ở ......................................................................................35
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 th o giá so sánh 2013.....................36
Bảng 3.14. Ước kết quả sản xuất thủy sản năm 2014 ..............................................36
Bảng 4.1. So sánh tính chất vật liệu ..........................................................................48
Bảng 4.2. Thành phần cốt liệu trong từng mẫu .........................................................50
Bảng 4.3. Khối lượng mẫu ........................................................................................58
Bảng 4.4. Thành phần cốt liệu trong từng mẫu trong thí nghiệm thay thế cát .........64

Nguyễn Thái Ninh – 7140496



xiv
Bảng 4.5. Thành phần cốt liệu trong tình mẫu thí nghiệm thay thế cát và đá ..........64
Bảng 4.6. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xi măng ...............................................65
Bảng 4.7. Bảng hệ số quy đổi ...................................................................................70
Bảng 4.8. Hệ số quy đổi cường độ kéo khi uốn từ các mẫu kích thước khác ...........73
Bảng 5.1. Kết quả đo cường độ chịu nén sau 7 ngày, quy đổi sang ngày 28 ...........74
Bảng 5.2. Bảng giá trị mác bê tông quy đổi 28 ngày (Đơn vị: Mác) ........................74
Bảng 5.3. So sánh tính chất vật liệu ..........................................................................75
Bảng 5.4. Kết quả các thí nghiệm thay thế cát bằng vỏ nghêu .................................77
Bảng 5.5. Bảng giá trị mác bê tơng sau 7 ngày và 28 ngày ......................................78
Hình 5.2. Mối tương quan giữa cường độ chịu nén của các mẫu bê tông
và tỷ lệ thay thế cát của vỏ nghêu .............................................................................80
Bảng 5.6. Kết quả của các thí nghiệm thay thế cát và đá bằng bỏ nghêu .................82
Bảng 5.7. Bảng giá trị quy đổi sang mác bê tông sau 7 ngày và 28 ngày.................82
Bảng 6.1. Bảng tính tốn giá thành vật liệu cho 1 m3 bê tông truyền thống (M0) ...97
Bảng 6.2. Bảng tính tốn giá thành vật liệu cho 1 m3 bê tơng có vỏ nghêu thay thế
30% khối lượng cát (M30) ........................................................................................98
Bảng 6.3. Bảng tính tốn giá thành vật liệu cho 1 m3 bê tơng có vỏ nghêu thay thế
30% khối lượng cát và 15% khối lượng đá (M30-15) ..............................................98
Bảng 6.4. So sánh mức giá giữa bê tơng truyền thống và bê tơng có thành phần vỏ
nghêu .........................................................................................................................99
Bảng 6.5. Đánh giá vật liệu th o công cụ LOTUS đối với cơng trình nhà ở ..........102
Bảng 6.6. Đánh giá vật liệu th o công cụ LOTUS đối với cơng trình phi nhà ở ....103
Bảng 7.1. Phân tích SWOT cho giải pháp phát triển vật liệu vỏ nghêu .................110
Bảng 7.2. Xác định chiến lược phát triển vật liệu vỏ nghêu ...................................111

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


xv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAC

Autoclaved Aerated Concrete – Gạch bê tơng khí chưng áp
Biochemical oxygen Demand - Lượng oxy cần thiết để oxy hóa

BOD5

tất cả chất hữu cơ với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện
nhiệt độ là 20°C

BVMT

Bảo vệ môi trường

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ TN & MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi hóa hóa học

CTR

Chất thải rắn


CTX

Cơng trình xanh

CPSH

Chế phẩm sinh học

DO

Diesel Oil - Dầu Diesel

DO

Dissolved Oxygen - Lượng oxy hòa tan trong nước

HC

Chất hữu cơ

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SS

Suspended Solids - Chất rắn lơ lửng

SXSH


Sản xuất sạch hơn

TS

Total Solid - Tổng hàm lượng các chất rắn

VLX

Vật liệu xanh

VLXD

Vật liệu xây dựng

VOCs

Volatile Organic Compounds – Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngành xây dựng ln giữ


một vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của
đất nước. Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất của ngành xây dựng tăng mạnh
(giá trị sản xuất năm 2014 của ngành xây dựng đạt 849 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2%
so với năm 2013 [1]) do nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở của người dân
ngày càng lớn.
Trong công tác xây dựng bao giờ vật liệu cũng đóng vai trị chủ yếu. Vật liệu
là một trong các yếu tố quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi cơng cơng
trình . Thơng thường chi phí vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong
tổng giá thành xây dựng: 75-80% đối với các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp,
70-75% đối với các cơng trình giao thơng [2].
Hiện nay, các loại VLXD truyền thống có nguồn gốc tự nhiên (như đất sét, cát,
đá, sỏi, xi măng, gạch, sơn, gỗ, thép…) vẫn là những vật liệu chính được sử dụng
trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên đã dẫn đến các nguy cơ gây hủy hoại mơi trường. Hơn nữa, trong q trình
sản xuất các loại VLXD, đặc biệt là vơi và xi măng có sự phân hủy của canxi
cacbonat, làm cho nồng độ carbon monoxid , oxit lưu huỳnh, oxit nitơ và bụi lơ
lửng phát tán vào khơng khí. Khi các chất khí độc hại này đi vào mơi trường có thể
gây ra ơ nhiễm khơng khí, nước, đất, thực vật, động vật, sinh vật thủy sinh, ảnh
hưởng đến sức khỏ và điều kiện sống của con người. Bên cạnh đó, chi phí xây
dựng bình quân tại Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục tăng chủ yếu là do lạm phát
và biến động về tỷ giá. Việc sử dụng các công nghệ sản xuất không phù hợp làm
giảm năng suất dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên, tăng giá thành và giảm tính cạnh
tranh của sản phẩm.
Vì vậy, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang
trở thành một xu thế tất yếu và là định hướng phát triển của ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng. Trên thị trường VLXD hiện nay, đã xuất hiện một số loại vật
liệu thân thiện với mơi trường có nguồn gốc từ chất thải, đặc biệt là chất thải rắn.
Nguyễn Thái Ninh – 7140496



2
Theo dự báo của cục Quản lý chất thải rắn và môi trường, đến năm 2015, khối
lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm [3]. Lượng CTR lớn gây khó
khăn cho việc quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn
nguyên liệu đầu vào tiềm năng cho hoạt động sản xuất, tái chế, tái sử dụng chất thải
làm VLXD thân thiện với môi trường.
Việt Nam với đường bờ biển dài 3260 km, rộng hơn 01 triệu km2, với nguồn
tài nguyên thủy hải sản phong phú, đa dạng về loài, ngoài các loài tơm, cá, các
nhuyễn thể cũng đóng một vai trị quan trọng trong phát triển ngành thủy sản. Việc
nuôi trồng, khai thác và sản xuất các loài nhuyễn thể cùng thải ra môi trường một
lượng chất thải rắn đáng kể, chủ yếu là vỏ của các loài nhuyễn thể như vỏ nghêu,
vỏ sò,…
Nhận thấy đây là một loại vật liệu tiềm năng có thể thay thế một số loại
VLXD truyền thống. Vì vậy, với đề tài “Đánh giá khả năng sử dụng vỏ nghêu để
làm nguyên liệu chế tạo bê tông thân thiện với môi trường”, tôi xin đưa ra các đánh
giá về khả năng thay thế cát, đá trong bê tông của vỏ nghêu trắng bằng phương pháp
thực nghiệm. Đồng thời, đánh giá, đề xuất các phương án thu gom, phát triển nguồn
vật liệu và các ứng dụng của loại bê tông này.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá khả năng thay thế cát, đá bằng vỏ nghêu trong cấp phối bê tông mác

250 và khả năng ứng dụng của loại vật liệu này.
1.3.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tổng quan, đánh giá hiện trạng và xu hướng phát triển của ngành công

nghiệp sản xuất VLXD và ngành thủy sản.

- Đánh giá tiềm năng thay thể cát, đá của vỏ nghêu thông qua các tính chất cơ

lý hố của và một số thơng số cơ bản của của bê tông mác 250 (cường độ
chịu nén, đột sụt, cường độ chịu kéo khi uốn).
- Đánh giá khả năng ứng dụng, đề xuất phương án thu gom vỏ nghêu và phát

triển vật liệu mới.

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: vỏ nghêu trắng. Nghêu trắng có tên khoa học là

Meretrix lyrata là một loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ (nhuyễn thể)
thuộc họ Veneridae chuyên sống ở vùng nước biển có độ mặn cao, nhiều đất
cát sỏi, phân bố khá phổ biến ở các vùng biển cận nhiệt đới.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phịng thí

nghiệm bộ mơn Vật Liệu và Cấu kiện xây dựng – Khoa Kỹ thuật Xây Dựng,
trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM với các thông số về:
+ Các tính chất cơ lý hóa cơ bản của cát, đá và vỏ nghêu.
+ Cường độ nén, độ sụt và cường độ chịu nén khi uốn của mẫu bê tơng theo
các phương án thí nghiệm.
1.5.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1. Tổng quan tài liệu
- Tổng quan các tài liệu, thông tin và số liệu về hiện trạng, các vấn đề môi

trường, định hướng phát triển của ngành công nghiệp VLXD và ngành Thủy
sản trên website, các văn bản báo cáo, đề án của bộ ngành liên quan và các
nghiên cứu.
- Tổng quan các nghiên cứu về việc tái chế, tái sử dụng chất thải làm làm vật

liệu xây dựng.
- Tìm hiểu các phương pháp thí nghiệm, tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đối với

cát, đá và bê tông trong ngành xây dựng.
1.5.2. Phương pháp thí nghiệm
- Thực hiện các thí nghiệm chun ngành về tính chất cơ lý hóa của đối tượng

(vỏ nghêu) và các loại vật liệu tự nhiên (đá, cát).
- Thiêt kế cấp phối bê tông mác 250 (M250) và thực hiện các thí nghiệm đo

cường độ nén, độ sụt và cường độ chịu kéo khi uốn của các khối bê tơng theo
các phương án thí nghiệm.
1.5.3. Phương pháp điều tra khảo sát và thu thập thông tin
- Khảo sát, phỏng vấn và thu thập thông tin về thị trường và xu hướng các loại

vật liệu xanh (vật liệu thân thiện với môi trường).
Nguyễn Thái Ninh – 7140496


4

- Khảo sát về nhận thức người tiêu dùng và các vấn đề liên quan đến vật liệu

xanh.
- Khảo sát, thu thập thơng tin về tính chất của vỏ nghêu thải sau quá trình sử

dụng tại các hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng.
- Thu thập các ý kiến về nhận thức về việc tái chế vỏ nghêu.

1.5.4. Phương pháp so sánh
- So sánh các thơng số cơ lý hóa của đối tượng (vỏ nghêu) và các loại vật liệu

tự nhiên (cát, đá).
- So sánh các thơng số thí nghiệm về cường độ chịu nén, độ dụt và cường độ

chịu kéo khi uốn của mẫu bê tông với yêu cầu kỹ thuật đối với bê tông M250.
- So sánh lợi ích về kinh tế, môi trường giữa vật liệu mới và vật liệu truyền

thống.
1.5.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Thống kê và tính tốn các số liệu thí nghiệm.
- Thống kể và xử lý các số liệu từ các phiếu điều tra, khảo sát.

1.5.6. Tổng hợp, phân tích, đánh giá
- Tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu về ngành thủy sản và ngành sản xuất

VLXD, đánh giá tiềm năng tái sử dụng chất thải ngành thủy sản làm VLXD.
- Tổng hợp, phân tích kết quả của các thí nghiệm, đánh giá tính chất của đối

tượng đánh giá khả năng thay thế cát, đá của vỏ nghêu trong cấp phối bê tơng
M250.

- Phân tích, đánh giá lợi ích kinh tế, môi trường của vật liệu mới.
- Tổng hợp, phân tích các thơng tin thu thập được từ các bảng khảo sát từ đó

đánh giá được nhận thức và khả năng áp dụng các mơ hình thu gom vỏ nghêu.
- Tổng hợp kết quả thí nghiệm và số liệu khảo sát, đánh giá khả năng thay thế

cát, đá của vỏ nghêu trong cấp phối bê tông M250, khả năng ứng dụng, và
các giải pháp nhằm phát triền nguồn vật liệu mới.

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1.

CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

2.1.1. Asokan Pappu, Mohini Saxena, Shyam R. Asoleka . Solid waste
generation in India and their recycling potential in building material. 2011 [4]
Hiện nay, tại Ấn Độ, có khoảng 960 triệu tấn chất thải rắn đang được thải ra
mỗi năm từ các hoạt động công, nông nghiệp, khai thác mỏ, rác thải từ các khu đơ
thị v.v… Trong đó có khoảng 350 triệu tấn là chất thải hữu cơ từ các hoạt động
nông nghiệp; 290 triệu tấn là chất thải vô cơ của các ngành công nghiệp và khai
thác mỏ và 4.5 triệu tấn chất thải độc hại trong tự nhiên. Bên cạnh đó, các loại vật
liệu truyền thống như đất sét, cát, đá, sỏi, xi măng, gạch, block, gạch, sơn, gỗ, thép
đang được sử dụng như là thành phần xây dựng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Tuy nhiên, việc sản xuất các loại vật liệu này với quy mô công nghiệp làm phát sinh
các các chất thải độc hại, khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một số các chất độc hại

cịn đi vào đất, nước và làm ảnh hưởng đến sức khỏ và điều kiện sống của người
dân. Trong khi đó, giá cả của các loại vật liệu này trên thị trường ngày càng cao do
sự gia tăng của chi phí về vận chuyển, nguyên liệu đầu vào và các chi phí phát sinh
khác. Vì vậy, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải thành vật liệu xây dựng đang trở
thành một trong những xu hướng đối ngành xây dựng tại ấn độ, và các loại chất
thải rắn phát sinh từ các ngành sản xuất được x m như những nguồn nguyên liệu
đầu vào tiềm năng, thúc đẩy việc hình thành các ngành công nghiệp thứ cấp để tái
chế và sử dụng các loại chất thải này.
Bài báo đã trình bày về một số nguồn chất thải và hiện trạng về các phương
pháp nhằm xử lý, quản lý các nguồn chất thải này. Đồng thời chỉ ra các tiềm năng
và thách thức trong việc sử dụng và tái chế chất thải làm vật liệu xây dựng. Th o đó,
một số loại vật liệu truyền thống còn nhiều hạn chế thể hiện qua thành phần vật liệu,
trong khi đó một số chất thải từ các hoạt động công nông nghiệp không chỉ có thành
phần tương tự và cịn có thêm một số ưu điểm so với các loại vật liệu truyền thống.
Bên cạnh đó, việc sử dụng trực tiếp các loại chất thải từ ngành công nghiệp khai

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


6
khống làm vật liệu xây dựng sẽ làm giảm ơ nhiễm mơi trường và góp phần hạn chế
việc khai thác tài ngun.
Ngồi ra, tính thân thiện với mơi trường, khả năng sử dụng năng lượng hiệu
quả và hiệu quả chi phí của các vật liệu thay thế có nguồn gốc từ chất thải rắn đã
mở một thị trường tiềm năng phục vụ cho nhu cầu của con người.
Tuy nhiên để sử dụng, các loại chất thải này một cách hiệu quả thì các tính
chất vật lý - hóa học, kỹ thuật, nhiệt, tính chất khống vật và hình thái của các chất
thải phải được đánh giá và thành lập một sẵn một cơ sở dữ liệu chính xác. Hơn nữa,
việc thực hiện phân tính chí phí - lợi ích và đánh giá vòng đời sản phẩm nhằm xác
định được độ bền và tính khả thi của các sản phẩm mới, thúc đẩy q trình thương

mại hóa các vật liệu xanh. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh và đưa các yếu tố mơi
trường vào chương trình học ở các cấp đại học và các ứng dụng thực tế của chất thải
trong lĩnh vực xây dựng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển các công nghệ xanh.
2.1.2. Dang Hanh Nguyen, Nassim Sebaibi, Mohamed Boutouil, Lydia
Leleyter, Fabienne Barad. The Use of Seashell by-Products in Pervious
Concrete Pavers, 2013 [5]
Bê tơng rỗng (hay cịn gọi là bê tông thấm nước) là một trong những loại vật
liệu mới có nhiều ưu điểm và thân thiện với môi trường như làm giảm khả hiệu ứng
nhiệt cục bộ tại các đô thị, giảm lượng nước chảy tràn, tăng lượng nước ngầm và có
nhiều ảnh hưởng tích cực đối thảm thực vật.
Hiện nay, nhu cầu và sức tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng cơ bản ngày càng
tăng. Trong khi đó, các loại vật liệu này có vai trò khá quan trọng trong việc quyết
định giá trị cơng trình. Những vật liệu này chiếm từ 20 - 30% giá trị vật liệu của
cơng trình và chiếm khoảng 10 - 15% tổng giá trị cơng trình. Tuy nhiên, việc khai
thác và sản xuất các loại vật từ có nguồn gốc tự nhiên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây
hủy hoại môi trường. Tại Pháp, các loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên được sử
dụng hạn chế, thay vào đó cầnđánh giá khả năng sử dụng các nguồn vật liệu thay
thế như các nguồn vật liệu tái chế, các nguồn vật liệu từ sỉ sắt, thép, và gần đây nhất
là vỏ sò.

Nguyễn Thái Ninh – 7140496


7
Pháp là một trong những nước có ngành cơng nghiệp nuôi trồng và khai thác
nhuyễn thể hai mảnh vỏ phát triển với sản lượng hàng năm đạt khoảng 500000 tấn,
tương đương với lượng vỏ thải ra môi trường 200000 tấn. Hiện tại, lượng chất thải
này đang được tái sử dụng để chế biến thành các loại thức ăn gia súc, tuy nhiên việc
tái chế này khơng mang lại nhiều ích lợi.
Sử dụng vỏ sò sau chế biến làm nguyên liệu làm bê tơng thấm mang lại nhiều

ích lợi như giảm đáng kể lượng vỏ thải ra sau quá trình chế biến, giảm lượng nước
chảy tràn, giảm tác động tới môi trường do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên,
thêm vào đó là những lợi ích sinh thái mang lại từ việc sử dụng bê tơng thấm có
thành phần từ vỏ sị.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thực hiện các thí nghiệm về việc thay
thế 20%, 40% và 60% khối lượng cốt liệu thơ bằng vỏ sị. Các thử nghiệm cho kết
quả về độ chịu lực, độ thấm, khoảng trống giữa các hạt của bê tơng rỗng có có cốt
liệu chứa ít hơn 40% vỏ sị và so sánh các thơng số đó với bê tơng rỗng thơng
thường (khơng thay thế vỏ sò trong thành phần cốt liệu).
Bài báo cho thấy, các mẫu có chứa 40% vỏ sị (hoặc cao hơn) có độ chịu lực
giảm đi đáng kể nhưng khả năng thấm và độ rỗng cao hơn so với loại bê tơng có cốt
liệu bình thường. Dựa trên kết quả từ các thí nghiệm đã thực hiện cho thấy, có thể
sử dụng vỏ sị theo một tỉ lệ nhất định trong cốt liệu mà không làm ảnh hưởng đến
sự cân bằng giữa các thành phần trong cốt liệu bê tông rỗng. Hơn nữa, nghiên cứu
cho thấy, tỷ lệ thay thế tối ưu của vỏ sò 40%, đảm bảo được cấu trúc và khả năng
thốt nước của bê tơng thấm. Mặt khác, với các tỷ lệ thay thế 60% hoặc cao hơn thì
giá trị cường độ nén của các mẫu bê tông giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên cường
độ nén với các mẫu có tỷ lệ thay thế 60% sẽ tăng lên nếu tỷ lệ xi măng là 23%.
Như vậy, bê tơng từ vỏ sị thích hợp với đường giao thơng có tải trọng thấp; có
độ sụt lún bằng 0, dễ dàng thi cơng; các tính chất cơ học, vật lý và thủy lực, khả
năng đóng/tan băng tương đương với bê tông được làm bằng cốt liệu tự nhiên. Tuy
nhiên, các tạp chất và hợp chất hữu cơ, lượng clorua trong bê tông từ vỏ nghêu khá
cao. Những yếu tố này có thể tác động và tào nên quá trình hydrat hóa của xi măng
và ảnh hưởng đến độ bền của bê tông.
Nguyễn Thái Ninh – 7140496


8

2.2.


CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

2.2.1. Tống Tôn Kiên, Phạm Thị Vinh Lanh, Lê Thành Trung. Bê tông
Geopolymer – Những thành tựu, tính chất và ứng dụng, 2013 [6]
Geopolymer là sản phẩm của q trình phản ứng giữa vật liệu có nguồn số
silic và nhôm với dung dịch kiềm. Vật liệu này có thể thay thế xi măng trong bê
tơng. Hiện nay, geopolymer đã và đang được nghiên cứu rộng rãi cho thấy khả năng
là vật liệu xanh hơn thay thế bê tông xi măng trong một số ứng dụng do bê tơng
geopolymer vừa có tính chất kỹ thuật tốt.
Bê tơng geopolymer là bê tơng sử dụng chất kết dính kiềm hoạt hóa (chất kết
dính geopolymer). Trong q trình chế tạo, nước chỉ đóng vai trị tạo tính cơng tác,
khơng tham gia tạo cấu trúc Geopolymer, không tham gia phản ứng hóa học mà có
thể bị loại ra trong q trình bảo dưỡng và sấy. Nhiều nghiên cứu cho rằng bảo
dưỡng nhiệt cho bê tơng geopolymer sử dụng tro bay có hàm lượng vôi thấp sẽ tạo
cường độ cao, co khô ít, từ biến thấp, chịu ăn mòn sulphat, chịu axit tốt và có thể sử
dụng trong nhiều ứng dụng cơ sở hạ tấng.
Về khả năng chịu lực, bê tông geopolymer sử dụng tro bay có thể cho cường
độ cao sau vài giờ phản ứng.
Về tính bền, bê tơng g opolym r được cho là có tính chất chịu hóa học, chịu
nhiệt tốt cả trong điều kiện môi trường thường và khắc nghiệt.
Bên cạnh những yếu tố kỹ thuật, bê tông geopolymer cịn mang lại nhiều lợi
ích về kinh tế và môi trường, cụ thể như:
Về mặt kinh tế, giá thành của 01 tấn tro bay/xi măng chỉ bằng một phần nhỏ so
với giá của 1 tấn xi măng. Do đó, sau khi tính cả giá của dung dịch kiềm hoạt tính
thì giá của bê tơng geopolymer tro bay sẽ thấp hơn khoảng 10 – 30% so với giá của
bê tông xi măng. Bên cạnh đó, việc sử dụng bê tơng g opolym r trên cơ sở chất kết
dính tro bay kiềm hoạt dóa có khả năng góp phần giảm hiện tượng nóng dần của trái
đất. Th o đó, bê tơng g opolym r có khả năng gây hiệu ứng nhà kính giảm 26-45%
so với bê tơng xi măng thơng thường. Việc sản xuất 1 tấn chất kết dính gopolymer

từ tro bay chỉ tạo ra khoảng 0.18 tấn CO2 từ sự đốt cháy nhiên liệu cacbon, thấp hơn
6 lần so việc sản xuất xi măng. Hơn nữa, chất kết dinh g opolym r cũng tận dụng
Nguyễn Thái Ninh – 7140496


×