CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ KỸ THUẬT TRONG CÔNG
TY DỆT 8/3
Vật tư kỹ thuật trong Công ty công nghiệp đóng vai trò quan trọng, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và quyết định tính chất, chất lượng sản
phẩm đầu ra của Công ty.
Vật tư kỹ thuật bao gồm các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên
liệu, các yếu tố đầu vào khác …
Công tác mua sắm, dự chữ và sử dụng, cấp phát vật tư kỹ thuật luôn là nội dung
chính của công tác quản trị vật tư kỹ thuật trong Công ty công nghiệp,
I. CÔNG TÁC MUA SẮM, DỰ TRỮ VẬT TƯ KỸ THUẬT
Việc mua sắm vật tư kỹ thuật hay nguyên vật liệu là một trong những hoạt
động chính của quá trình sản xuất. Mua sắm nguyên vật liệu nhằm đắp ứng đầy đủ
kịp thời nguồn vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tránh tình trạng trì trệ trong sản xuất do
thiếu nguyên vật liệu. Điều này sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động và ảnh hưởng
đến thu nhập của người lao động trong Công ty. Đáp ứng đầy đủ kịp thời nguyên
vật liệu cho sản xuất luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi Công ty trong công tác
quản trị vật tư kỹ thuật.
Đối với Công ty Dệt 8/3 nguyên vật liệu chính của Công ty là bông, là nguyên
vật liệu chủ yếu. Chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào của Công ty có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sợi vải và màu sắc khi nhuộm. Nếu chỉ số xơ không
đều, độ chín không đủ, độ bền kém, tỷ lệ xơ ngắn, tạp chất cao sẽ ảnh hưởng đến
sản phẩm sợi, vải, màu vải như : sợi kém bền, nhiều kếp tạp, vải bị vằn vv…Vì
vậy, vấn đề vật tư kỹ thuật luôn được ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm.
Hiện nay nguyên vật liệu chính của Công ty là bông phải nhập chủ yếu từ nước
ngoài, do trong nước không cung cấp đủ, cho nên nguyên vật liệu của Công ty
thường không ổn định và chịu tác động của nhiều yếu tố như tỷ giá hối đoái, chính
sách về thuế nhập khẩu của nhà nước …
Đôi khi còn bị các nhà cung cấp nước ngoài ép giá hoặc cung cấp với chất
lượng nguyên vật liệu không đảm bảo.
Do nguyên vật liệu chính nhập ngoại, dễ gây chậm trễ, việc cung cấp nguyên
vật liệu đầy đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất khó khăn. Hơn nữa, nguồn vốn của
Công ty còn hạn chế nên việc mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất khó thực
hiện. Đều này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thời gian gác hàng của
Công ty cho khách hàng .
Để khắc phục những hạn chế trên, ban lãnh đạo Công ty đã và đang đưa ra
những giải pháp hữu hiệu như điều tra, tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín, tạo
vùng nguyên liệu trong nước thông qua việc đầu tư phát triển vùng trồng bông
trong nước, ký kết các hợp đồng thu mua dài hạn, có kế hoạch cụ thể dự trữ
nguyên vật liệu hợp lý nhằm cung cấp đúng, đủ, kịp thời cho sản xuất.
BIỂU 27: TÌNH HÌNH NHẬP NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH CỦA CÔNG TY
Đơn vị: USD
1997 1998 1999 2000 2001
Hoá chất 198.866,65 136.987,45 110.932,00 291.788,18 363.137,14
Bông 5.050.160,00 1.707.815,00 687.475,12 139.608,00 442.281,69
NPL may 129.514,69 441.048,31 869.117,41 295.120,14 308.937,66
Xơ 1.084.371,00 365.568,00 442.281,00 459.608,35 500.581,00
Qua bảng ta thấy, trong năm 2001 vừa qua Công ty đã tăng thu mua nguyên vật
liệu bông xơ, điều này cho thấy quy mô sản xuất và sản lượng sản xuất của Công
ty sẽ tăng lên. Nguyên nhân khác để giải thích là do giá bông thế giới năm 2001
giảm mạnh chỉ còn khoảng 1020 USD/tấn. Cho nên Công ty đã đầu tư mua nguyên
vật liệu bông với số lượng lớn nhằm cung cấp đủ cho sản xuất và dự trữ đảm bảo
cho sản xuất không bị gián đoạn trong thời gian tới.
II. CÔNG TÁC CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ TRONG SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY
Giống như công tác mua sắm dự trữ vật tư kỹ thuật, công tác cấp phát, sử
dụng vật tư đóng vai trò hết sức quan trọng.
Việc đảm bảo cấp phát nguyên vật liệu đúng về chủng loại, đủ về số lượng và
kịp thời về thời gian sẽ quyết định được mức độ và chất lượng sản phẩm trong quá
trình sản xuất. Nhận thức rõ tầm quan trọng nói trên, Công ty Dệt 8/3 đã tăng cho
mình một mạng lưới kho tàng đầy đủ và liên hoàn đảm bảo tốt những yêu cầu của
sản xuất. Một đặc điểm của Công ty là do dây truyền sản xuất được thiết kế xây
dựng khép kín từ nguyên liệu đầu vào là bông cho tới sản phảm cuối cùng là vải và
hàng may mặc. Vì vậy hệ thống kho của Công ty có tính xen kẽ. Nó vừa là nơi tiếp
nhận của xí nghiệp này vừa là nơi xuất nguyên liệu cho xí nghiệp kia. Điều này tạo
nên tính liên kết liên tục giữa các xí nghiệp Dệt, nhuộm, may và luôn được đảm
bảo hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Bên cạnh đó, Công ty còn có hệ thống
kho chứa thành phẩm của các xí nghiệp nhằm cung cấp, điều phối hoạt động sản
xuất cho Công ty đồng thời cung cấp sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.