Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Đánh giá ổn định hệ thống điện khi kết nối với hệ thống phát điện gió

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.75 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỒ NGỌC THIỆN

ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN
KHI KẾT NỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN GIÓ

CHUYÊN NGÀNH : THIẾT BỊ, MẠNG VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN
MÃ SỐ : 605250

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2014


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phan Thị Thanh Bình ............
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HỒ NGỌC THIỆN ........................................ MSHV: 12183187 ..........
Ngày, tháng, năm sinh: 11/11/1988 ........................................... Nơi sinh: KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Thiết bị, mạng và nhà máy điện ...................... Mã số : 605250 ............
I. TÊN ĐỀ TÀI:
ỔN ĐỊNH ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỆN KHI CÓ MẶT MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ
TRÊN LƯỚI TRUYỀN TẢI
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu tác động của mô hình máy phát điện gió lên lưới điện cao áp theo lưới của
IEEE 14 nút.

- Mơ tả q trình động của hệ thống khi có sự tham gia của hệ thống máy phát điện gió.
Phân tích hệ thống khi xáy ra các sự cố khác nhau trên lưới điện.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ (Ghi theo trong QĐ giao đề tài): 10 tháng 02 năm 2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (Ghi theo trong QĐ giao đề tài): ngày 20
tháng 06 năm 2014 ..........................................................................................................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên):
PGS.TS. PHAN THỊ THANH BÌNH

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .... năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Đề tài này được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ tại Trường Đại học
Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Phịng quản lý và Đào tạo SĐH, chuyên
ngành thiết bị, mạng và nhà máy điện. Xin cám ơn q thầy cơ đã tạo điều kiện thuận lợi
để em thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cám ơn cô trực tiếp hướng dẫn, PGS.TS Phan Thị Thanh Bình đã
nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu và hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Nếu khơng có sự khích lệ, đôn đốc và giám sát tiến độ trong suốt quá trình thực hiện
cũng như sự tận tình giúp đỡ của cơ khi gặp khó khăn thì luận văn này sẽ khơng thể thực
hiện thành cơng được.
Rất cảm kích trước sự cộng tác của các anh chị và các bạn học viên lớp cao học

Thiết bị, mạng và nhà máy điện K2012 vì những đóng góp ý kiến hữu ích và những thảo
luận thú vị. Đồng cám ơn đến các kỹ sư phòng Thiết kế đường dây – Trung tâm tư vấn
lưới điện, Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (EVNPECC2) đã đóng góp những ý
kiến, kinh nghiệm tham khảo cũng như kiến thức về thiết kế, vận hành lưới điện truyền
tải.
Lời tri ân đến gia đình và những người thân đã luôn ủng hộ và động viên trong
suốt quá trình học, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài này.
Kính chúc sức khỏe thầy cơ, các anh, chị và các bạn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự cố mất điện miền nam Việt Nam diễn ra từ lúc 14 giờ ngày 22 tháng 5 năm
2013 (giờ địa phương) làm các tỉnh thành miền Nam Việt Nam bị mất điện trong nhiều
giờ. Sự cố này cũng gây mất điện một số khu vực tại quốc gia láng giềng Campuchia.
Đây là sự cố điện xảy ra gây ảnh hưởng với quy mô lớn trên diện rộng chưa từng có trong
vịng 100 năm. Ngun nhân được xác định là sự cố trên lưới truyền tải.
Những cuộc khủng hoảng năng lượng trong những thập niên trước và đặc biệt là
những năm gần đây đã rung lên những hồi chng báo động về giới hạn của năng lượng
hóa thạch. Dưới áp lực giảm dần dầu mỏ trên toàn thế giới, Việt Nam cũng bắt đầu để
tâm để tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. Năng lượng gió hiện nay đang được chú
trọng đầu tư nhất trong các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Nhiều cánh đồng năng
lượng gió tập trung đã được lắp đặt và kết nối vào lưới truyền tải (Bình Thuận, Bạc
Liêu,…)
Từ đó, với vai trò là kỹ sư thiết kế lưới truyền tải, tôi đã quan tâm đến vấn đề ổn
định của lưới truyền tải nhất là lưới truyền tải trong tương lai khi năng lượng tái tạo được
sử dụng rộng rãi.
Trong luận văn này, tôi chỉ làm được một phần rất nhỏ liên đến vấn đề trên. Với
những nguồn tài liệu còn hạn chế, luận văn này cũng đã cố gắng phần nào đem đến một
cái nhìn tổng quan về hệ thống truyền tải khi đã được liên kết năng lượng gió và những
phản ứng của nó với sự cố. Để minh họa chi tiết cho những góc nhìn này, tơi sử dụng lưới

IEEE chứ không sử dụng lưới điện tại Việt Nam dù rằng đây mới chính là mục đích mà
tôi hướng đến. Các kết luận chủ yếu dựa trên quan sát và phân tích những kết quả mơ
phỏng vì thế đây không phải là một nghiên cứu phương pháp tính.
Cơng cụ mơ phỏng dựa trên nền MATLAB, toolbox có nguồn mở, rất mạnh mẽ
tuy nhiên khơng hồn tồn được thừa nhận bản quyền. Toolbox cung cho luận văn những
kết quả ở mức một độ tin cây tốt nhưng chưa phải là hồn hảo trong kỷ ngun tính tốn
số hiện đại. Vì vậy, tơi rất mong muốn sau này sẽ có những phương pháp thực hiện mơ
phỏng tương tự trên các công cụ mạnh hơn như PSS/E, ASPEN,… sẽ là nguồn tài liệu để
có thể so sánh các kết quả và nhận định với nhau.


Abstract
The outages occurred in southern Vietnam at 14h May 22, 2013 (local time)
forces the provinces of South Vietnam lost electricity for several hours. This incident also
caused power outages in some areas neighboring Cambodia. This is the largest scale
power incident occurred unprecedented in 100 years. The cause was identified as the
problem on the transmission grid.
The energy crisis in the past decades and especially in recent years has been
shaking up the alarm bell about the limits of fossil energy. Under pressure from declining
of worldwide oil, Vietnam began to concentrate on using renewable resources. Wind
energy is now focused on investing in renewable energy sources in Vietnam. Several
fields of wind energy focus has been installed and connected to the transmission grid
(Binh Thuan, Bac Lieu, ...)
Since then, as an engineer design transmission grid, I was interested in the
problem of the transmission grid stability and transmission grid in the future when
renewable energy is widely used.
In this thesis, I’ve just only done a small part related to the problem. With limited
resources, this thesis also tried to bring a somewhat overview of the transmission system
which is linked to wind energy and its response to the incident. To illustrate the details of
this perspective, I rather use the IEEE grid, not using transmission grid Vietnam, even

though that is the main purpose for which I directed to. The main conclusions based on
observation and analysis of simulation results so this is not a research methodology.
Simulation tools based on MATLAB platform, open-source toolbox, powerful but
not fully recognized copyright. Toolbox provides the results for dissertation at a good
reliability but is not perfect in the era of modern numerical calculations. So I look
forward to following this method will have the same simulation performed on the more
powerful tools such as PSS/E, ASPEN, ... will be the resources to be able to compare the
results and comments together.


Lời cam đoan của tác giả
Tôi xin cam đoan những kết quả được trình bày trong luận văn dựa trên những nghiên
cứu cá nhân và chưa từng được đăng tải trên bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tơi chịu mọi trách nhiệm về nội dung và những kết quả nghiên cứu.


VIẾT TẮT và KÝ HIỆU
MFĐB
DG
DFIG
CCT

Máy phát đồng bộ
Distributed generator
Double fed induction generator
Critical clearing time

Chỉ số trên
s, e


Hệ tọa độ tĩnh αβ và hệ trục đồng bộ d,q

Ký hiệu
vas,

vbs, vcs, var, vbr, vcr
ias, ibs, ics, iar, ibr, icr
vαs, vβs, vαr, vβr
iαs, iβs, iαr, iβr
vdq, vdq, vdq, vdq
idq, idq, idq, idq
Rs,Rr
Lls, Llr
Ls , Lr
Lm
ws, wr
Te, Tm
p

Điện áp pha stator và rotor
Dòng điện stator và rotor
Điện áp stator và rotor theo trục αβ
Dòng điện stator và rotor theo trục αβ
Điện áp stator và rotor theo trục dq
Dòng điện stator và rotor theo trục dq
Điện trở dây quấn stator và rotor
Điện cảm tản stator và rotor
Điện cảm stator và rotor
Điện cảm từ hóa
Tốc độ đồng bộ và tốc độ rotor

Momen điện từ và momen cơ
Số cặp cực từ


GVHD: Phan Thị Thanh Bình

Đề tài: Đánh giá ổn định động hệ thống điện với sự có mặt của
máy phát điện gió
Mục Lục
TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN............................................................................................................... 8

I.

1.1

MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN ....................................................................................................... 8

1.2

CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LUẬN VĂN ................................................... 10

1.3

CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN .............................................................................................. 11

1.4

CƠNG NGHỆ NGUỒN PHÂN BỐ .............................................................................................. 13

1.5


ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN....................................................................................................... 17

1.6

MÁY PHÁT CẢM ỨNG? ............................................................................................................. 19

1.7

ỔN ĐỊNH ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỆN?........................................................................................ 21
TỔNG QUAN VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG...................................................................................... 23

II.
2.1

ĐỊNH NGHĨA................................................................................................................................. 23

2.2

PHÂN LOẠI ................................................................................................................................... 23

2.3

VẤN ĐỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ................................................................................................. 27

2.4

ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG VỚI SỰ CỐ THOÁNG QUA ............................................................... 29
CÁC MƠ HÌNH MÁY PHÁT TRÊN LƯỚI ĐIỆN ........................................................................ 37


III.

MƠ HÌNH MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ ............................................................................................. 37

3.1

3.1.1.

Hệ phương trình vi phân và đại số của máy phát đồng bộ.................................................... 37

3.1.2.

Hệ phương trình đại số của stator.......................................................................................... 40

3.1.3.

Hệ phương trình của mạng điện ........................................................................................... 42

MƠ HÌNH ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT CẢM ỨNG ..................................................................... 44

3.2

3.2.1.

Vector không gian ................................................................................................................... 44

3.2.2.

Các phép chuyển trục tọa độ .................................................................................................. 45


3.2.3

Mơ hình máy điện cảm ứng .................................................................................................... 46

3.3

MƠ HÌNH MÁY PHÁT GIĨ DẠNG DFIG ................................................................................ 51

3.4

CÁC BẬC CỦA PHƯƠNG TRÌNH TỐN MÁY PHÁT CẢM ỨNG ..................................... 57
ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG CỦA LƯỚI ĐIỆN KHI CÓ MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ ........................... 61

IV.
4.1

MỤC TIÊU CỦA KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN .................................................. 61

4.2

CÁC MƠ HÌNH TỐN CỦA CÁC MÁY ĐIỆN KHÁC NHAU TRÊN HỆ THỐNG ............ 62

4.2.1.

Mơ hình tốn của máy phát đồng bộ..................................................................................... 62

4.2.2.

Mơ hình tốn của máy phát DFIG ........................................................................................ 63


HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 1


GVHD: Phan Thị Thanh Bình
4.3
GIĨ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TỐN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG KHI CÓ MÁY PHÁT ĐIỆN
64

4.3.1.

Phương pháp SI ..................................................................................................................... 64

4.3.2.

Phương pháp PE .................................................................................................................... 64

4.4

GIẢI THUẬT DÙNG PHƯƠNG PHÁP SI ................................................................................. 66

4.4.1.

Phương trình của máy phát đồng bộ..................................................................................... 66

4.4.2.


Máy phát gió DFIG ................................................................................................................ 67

4.4.3.

Giải thuật ................................................................................................................................ 68

4.5

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH ĐỘNG ............................................... 71

4.4.3.

Phương pháp xác định CCT .................................................................................................. 72

4.5.2.

Phương pháp thực hiện khảo sát ổn định............................................................................. 73

V. GIỚI THIỆU VỀ PSAT VÀ MƠ HÌNH TRÊN LƯỚI THỬ NGHIỆM 14 NÚT CỦA IEEE BẰNG
PSAT ............................................................................................................................................................... 75
5.1

GIỚI THIỆU VỀ PSAT................................................................................................................. 75

5.2

CÁC MƠ HÌNH CỦA PSAT......................................................................................................... 77

5.3


KẾT QUẢ TRÊN PSAT ................................................................................................................ 78

5.4

MƠ HÌNH TURBINE GIĨ ........................................................................................................... 79

5.5

MƠ HÌNH LƯỚI ĐIỆN 14 NÚT IEEE THỬ NGHIỆM ............................................................ 80
THỰC HIỆN MÔ PHỎNG VÀ CÁC KẾT QUẢ ........................................................................... 87

VI.
6.1

TRƯỜNG HỢP 0: KHI CHƯA SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ (BASE CASE) .................. 87

6.2
TRƯỜNG HỢP 1: LOẠI BỎ MÁY PHÁT 40MW Ở BUS 02 THAY VÀO ĐÓ LÀ DFIG
40MW 89
6.3
TRƯỜNG HỢP 2: LOẠI BỎ MÁY PHÁT 40MW Ở BUS 02 THAY VÀO ĐÓ LÀ DFIG 40
MW TẠI BUS 04 ........................................................................................................................................ 94
6.4
TRƯỜNG HỢP 3: LOẠI BỎ MÁY PHÁT 40MW Ở BUS 02 THAY VÀO ĐĨ LÀ DFIG
40MW TẠI BUS 05 .................................................................................................................................... 98
Thí nghiệm 5: đặt DIFG tại Bus5 chia sẻ với máy phát 03 ................................................................ 101



6.5

TRƯỜNG HỢP 4: GIẢM CÔNG SUẤT MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ TẠI BUS 02 VÀ GẮN
THÊM DFIG TẠI BUS 04 LÀM NHIỆM VỤ CHIA SẺ CÔNG SUẤT............................................. 102
6.6
TRƯỜNG HỢP 5: GIẢM CÔNG SUẤT MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ Ở BUS 02 VÀ GẮN THÊM
DFIG TẠI BUS 05 LÀM NHIỆM VỤ CHIA SẺ CÔNG SUẤT .......................................................... 106
6.7

NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ CỦA 5 THÍ NGHIỆM VỚI SỰ CĨ MẶT CỦA DFIG ............. 110

6.8

MỘT SỐ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VỚI MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ .......................................... 120

6.8.1.

Kết quả quả khảo sát MFĐB cho trường hợp 2 như sau: .................................................. 121

6.8.2.

Kết quả quả khảo sát MFĐB cho trường hợp 3 như sau: .................................................. 124

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 2


GVHD: Phan Thị Thanh Bình
6.8.3.

Kết quả quả khảo sát MFĐB cho trường hợp 4 như sau: .................................................. 127


6.8.4.

Kết quả quả khảo sát MFĐB cho trường hợp 5 như sau: .................................................. 130

VII.

THỰC HIỆN MÔ PHỎNG VÀ CÁC KẾT QUẢ ......................................................................... 134

7.1

KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 134

7.2

NHỮNG NGHIÊN CỨU SAU NÀY ........................................................................................... 134

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 3


GVHD: Phan Thị Thanh Bình

Danh mục hình
Hình 1.1 – Sơ đồ hệ thống nguồn tập trung (trái) và phân bố (phải) ............................................................... 15
Hình 1.2 – Hệ thống lưới thí nghiệm trung thế IEEE 13 nút ........................................................................... 17
Hình 2.2 – Phân loại các dạng ổn định hệ thống điện ...................................................................................... 25
Hình 2.5 – Mơ hình khối nặng và lưới dây cao su ........................................................................................... 30
Hình 2.6 – Minh họa về ổn định hệ thống điện................................................................................................ 32

Hình 2.7 – Ảnh hưởng của thời gian CCT ....................................................................................................... 34
Hình 3.1 – Mơ hình máy phát đồng bộ trong hệ tọa độ 2 trục (i là số máy phát). ........................................... 37
Hình 3.2 – Sơ đồ mạng điện gồm tải và máy phát đồng bộ. ............................................................................ 39
Hình 3.3 – Vector khơng gian .......................................................................................................................... 44
Hình 3.4 – Hệ tọa độ 3 pha và hệ tọa độ tĩnh ................................................................................................... 45
Hình 3.5 – Hệ tọa độ tĩnh và hệ tọa độ quay .................................................................................................... 46
Hình 3.6 – Mơ hình động của máy điện cảm ứng ............................................................................................ 47
Hình 3.7 – Mơ hình máy phát điện cảm ứng nguồn kép (DFIG) ..................................................................... 53
Hình 3.8 – So sánh đáp ứng của quá trình động của mơ hình bậc 3 và mơ hình bậc 5 .................................... 58
Hình 3.9 – So sánh đáp ứng của quá trình động của mơ hình bậc 3 và mơ hình bậc 5 .................................... 59
Hình 4.1 – Lưới 14 nút khảo sát ....................................................................................................................... 71
Hình 4.2 – Lưu đồ xác định CCT ..................................................................................................................... 72
Hình 5.1 – Cộng đồng những người sử dụng PSAT có thể trao đổi thơng tin và kinh nghiệm tại địa chỉ:
............................................................................................. 75
Hình 5.2 – Biểu diễn GNU Octave của lưới điện 14 nút khi có máy phát điện gió .......................................... 76
Hình 5.3 – Giao diện dứng dụng của PSAT version 2.1.8................................................................................ 76
Hình 5.3 – Giao diện vẽ đồ thị quá trình động của PSAT ................................................................................ 78
Hình 5.4a – Turbine tốc độ gió cố định ............................................................................................................ 79
Hình 5.4b – Turbine gió tốc độ biến đổi với máy phát điện nguồn kép (DFIG) ............................................... 79
Hình 5.5 – Lưới 14 nút của IEEE ..................................................................................................................... 80
Hình 5.6 – Thơng số của máy phát DFIG ........................................................................................................ 83
Hình 5.7 – Thơng số gió ................................................................................................................................... 84
Hình 5.8 – Sơ đồ lưới điện trên 14 nút trên PSAT ........................................................................................... 85
Hình 6.1 – Sơ đồ lưới IEEE 14 nút khi chưa có DG ........................................................................................ 87
Hình 6.2 – Sơ đồ lưới IEEE 14 nút thay DFIG cho MFĐB tại Bus 02............................................................ 89
Hình 6.3 – Thống kê CCT theo thứ tự các đường dây bị sự cố ....................................................................... 91
Hình 6.4 – Thống kê CCT theo nhóm các Bus ................................................................................................ 91
Hình 6.6 – Sơ đồ lưới IEEE 14 nút thay MFĐB tại Bus 02 bằng DFIG tại Bus 04........................................ 94
Hình 6.7 –Thống kê CCT theo thứ tự các đường dây bị sự cố ........................................................................ 95
Hình 6.8 –Thống kê CCT theo nhóm các Bus ................................................................................................. 96

Hình 6.9 – Sơ đồ lưới IEEE 14 nút thay MFĐB tại Bus 02 bằng DFIG tại Bus 05........................................ 98
Hình 6.10 –Thống kê CCT theo thứ tự các đường dây bị sự cố ...................................................................... 99
Hình 6.11 –Thống kê CCT theo nhóm các Bus ............................................................................................. 100
Hình 6.12 – Sơ đồ lưới IEEE 14 nút sử dụng DFIG chia sẻ cơng suất phát .................................................. 102
Hình 6.13 – Thống kê CCT các trường hợp sự cố tại các vị trí khác nhau khi thay đổi cơng suất phát của
DFIG
Hình 6.14 – Sơ đồ lưới IEEE 14 nút sử dụng DFIG chia sẻ cơng suất phát .................................................. 106
Hình 6.15 – CCT tất cả các trường hợp sự cố khi thay đổi công suất phát của DFIG trong trường hợp 5.... 108
Hình 6.16 – CCT tại cơng suất gió định mức trong 5 trường hợp thí nghiệm. .............................................. 112
Hình 6.17 – CCT tất cả các trường hợp sự cố khi MFĐB phát công suất tại Bus 04 ..................................... 121

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 4


GVHD: Phan Thị Thanh Bình
Hình 6.18 – So sánh việc sử dụng MFĐB và DFIG để phát công suất tại Bus 04 ........................................ 123
Hình 6.19 – CCT tất cả các trường hợp sự cố khi MFĐB phát công suất tại Bus 05 ..................................... 124
Hình 6.20 – So sánh việc sử dụng MFĐB và DFIG để phát cơng suất.......................................................... 126
Hình 6.21 – CCT tất cả các trường hợp sự cố khi MFĐB phát cơng suất tại Bus 04 ..................................... 127
Hình 6.22 – CCT tất cả các trường hợp sự cố khi MFĐB phát công suất tại Bus 05 ..................................... 130

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 5


GVHD: Phan Thị Thanh Bình


Danh mục bảng
Bảng 1.1 – Phân loại DG dựa trên công suất định mức ................................................................................... 14
Bảng 1.2 – Những tiện ích của cơng nghệ DG và dịch vụ của chúng.............................................................. 16
Bảng 3.1 –Phương trình tốn mơ hình máy phát khơng đồng bộ trong hệ quy chiếu tùy ý............................. 49

'

x'

Bảng 3.2 - Phương trình tốn mơ hình máy phát không đồng bộ trong hệ quy chiếu s và s ....................... 50
Bảng 5.1 – Các mơ hình thiết bị hệ thống điện được cung cấp bởi PSAT....................................................... 77
Bảng 5.3 – Thông số các máy phát trong hệ thống .......................................................................................... 81
Bảng 5.4 – Thông số các thanh cái trong hệ thống .......................................................................................... 82
Bảng 5.5 – Thông số các đường dây trong hệ thống........................................................................................ 82
Bảng 6.1 – CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp cơ sở................................................................. 88
Bảng 6.2 – CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp 1 ....................................................................... 90
Bảng 6.3 – CCT khi sử dụng MFĐB................................................................................................................ 92
Bảng 6.4 – CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp2 ........................................................................ 95
Bảng 6.5 – CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp 3 ....................................................................... 99
Bảng 6.6 – CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp 4 ..................................................................... 103
Bảng 6.7 – Tỷ lệ thay đổi CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp 4 .............................................. 104
Bảng 6.8 – CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp 5 ..................................................................... 107
Bảng 6.9 – Tỷ lệ thay đổi CCT của các trường hợp sự cố trong trường hợp 5 .............................................. 108
Bảng 6.10 – CCT tại cơng suất gió định mức trong 5 trường hợp thí nghiệm. .............................................. 111
Bảng 6.11 – Ảnh hưởng lên ổn định do thâm nhập của công suất gió trong trường hợp 4 ........................... 115
Bảng 6.12 – Ảnh hưởng lên ổn định do thâm nhập của công suất gió trong trường hợp 5 ........................... 117
Bảng 6.12 – CCT của Bus 04 và Bus 05 trong các sự cố khác nhau của trường hợp 4 .................................. 118
Bảng 6.13 – CCT của Bus 04 và Bus 05 trong các sự cố khác nhau của trường hợp 5 .................................. 118
Bảng 6.14 – CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB phát công suất tại Bus 04 ................................. 121
Bảng 6.15 – Tỷ lệ thay đổi CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB so với sử dụng DFIG để phát công

suất tại Bus 04 ................................................................................................................................................ 122
Bảng 6.17 – Tỷ lệ thay đổi CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB so với sử dụng DFIG để phát công
suất tại Bus 05 ................................................................................................................................................ 125
Bảng 6.18 – CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB chia sẻ công suất tại Bus 04 ........................... 127
Bảng 6.19 – CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB chia sẻ công suất tại Bus 04 ........................... 128
Bảng 6.20 – Tỷ lệ thay đổi CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB chia sẻ công suất tại Bus 04 .... 129
Bảng 6.21 – CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB chia sẻ công suất tại Bus 05 ........................... 130
Bảng 6.22 – CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB chia sẻ công suất tại Bus 05 ........................... 131
Bảng 6.23 – Tỷ lệ thay đổi CCT các trường hợp sự cố khi sử dụng MFĐB chia sẻ công suất tại Bus 05 .... 132

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 6


GVHD: Phan Thị Thanh Bình

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài, phương pháp luận thực hiện
đề tài

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 7


GVHD: Phan Thị Thanh Bình

I.

1.1

TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
Ngày nay, phát triển của loài người đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm

trọng. Đó chính là vấn đề năng lượng. Trong một trăm năm trở lại đây, chúng ta đã sử
dụng đầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ để tạo ra năng lượng. Dầu mỏ có mặt mọi nơi
trong cuộc sống hiện đại. Thế nhưng thời đại này lại nhanh chóng đi vào hồi kết. Những
cuộc khủng hoảng năng lượng trong những thập niên trước và đặc biệt là những năm
gần đây đã rung lên những hồi chuông báo động về giới hạn của nguồn năng lượng này.
Đó là lý do tại sao trong mấy mươi năm qua, kỹ sư và các nhà khoa học trên tồn
thế giới đã cố gắng tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề năng lượng. Hiện nay, ta đã có
thể thấy trước rằng các nguồn năng lượng tái tạo chính là cơ hội triển vọng nhất cho sự
thay thế dầu mỏ.
Ở Châu Âu và Bắc mỹ, rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo được xây dựng và sử
dụng hiệu quả. Những nguồn này không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn cơng suất
phát. Ví dụ, chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 01 đến tháng sáu năm 2003, tại các nước
châu Âu, gần 1500MW công suất năng lượng gió đã được lắp đặt và đánh dấu mức
24,626 MW tổng công suất phát của nguồn năng lượng này [1].
Dưới áp lực giảm dần dầu mỏ trên toàn thế giới, Việt Nam cũng bắt đầu để tâm
để tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. Đến tháng 3 năm 2012, Việt Nam có 48 dự án
điện gió đã được đăng ký với tổng cơng suất ước tính khoảng 5.000 MW. Tuy nhiên,
chỉ có một dự án năng lượng gió đã được xây dựng và lắp đặt thành cơng và đi vào hoạt
động. Nổi bật trong số đó là dự án năng lượng gió tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận với cơng suất phát 30 MW (gồm 20 tua-bin với cơng suất 1.5MW mỗi tuabin)
[2]. Trong khi đó, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng khác hầu như chưa
được phát triển tại Việt Nam.
Công nghệ nguồn phân bố (Distributed Generator – DG) đã phát triển và ngày
càng trở nên phổ biến hơn bởi những ưu thế của nó trêng hệ thống điện. Có thể hiểu đơn

giản cơng nghệ này là nhiều máy phát điện nhỏ sẽ được lắp đặt thay vì xây dựng một

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 8


GVHD: Phan Thị Thanh Bình
nhà máy phát điện lớn (hay còn gọi là nguồn tập trung để phân biệt với DG). Phân tích
chi tiết về DG sẽ được thực hiện trong luận văn. Do độ tin cậy đang dần được cải thiện,
đặc điểm dễ lắp đặt và nhất là tính dễ sử dụng của năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
cơng nghệ DG ngày nay đang được nghiên cứu rộng rãi và sử dụng phổ biến.
Một khía cạnh quan trọng của hệ thống điện là sự ổn định của hệ thống. Trong
khi với cấu trúc đặc biệt của mình mà năng lượng gió ngày nay đang được lựa chọn
khác với các máy phát điện thông thường dựa trên các nguyên nhân kinh tế kỹ thuật. Vì
lý do này mà nghiên cứu sự ổn định của hệ thống điện với sự có mặt của máy phát điện
gió ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Luận văn này sẽ chỉ quan tâm đến ổn định động của hệ thống với sự tham gia của
máy phát điện gió. Bao gồm những phản ứng của hệ thống khi có sự cố trên lưới khi có
mặt của nguồn năng lượng này.

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 9


GVHD: Phan Thị Thanh Bình

1.2


CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LUẬN VĂN
 Về mặt cấu trúc luận văn bao gồm 5 phần:
1) Giới thiệu về mơ hình tốn các phần tử của hệ thống trên hệ thống điện, các
máy phát điện và nhất là máy phát điện DFIG
2) Giới thiệu về bài toán ổn định động, cách giải bài tốn này và cách giải khi
có máy phát điện gió DFIG
3) Giới thiệu về Power system analysis tool box (PSAT), cơng cụ phân tích ổn
định động hệ thống.
4) Nghiên cứu lưới điện 14 nút IEEE, các phương án thí nghiệm nhằm đi đến
giải pháp tối ưu nhất cho việc sử dụng DFIG trên lưới.
5) Kết luận và Nhận xét
 Về Phương pháp luận

Ảnh hưởng của năng lượng gió lên hệ thống điện sẽ được khảo sát qua các yếu tố :
 Ảnh hưởng của vị trí sự cố
 Ảnh hưởng của vị trí lắp đặt DG
 Ảnh hưởng của mức độ xâm nhập của năng lượng gió
Sự cố 3 pha là sự cố ít xảy ra trên lưới điện tuy nhiên lại là sự cố nặng nhất trên
lưới điện, do đó để có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng nhất khi có sự cố trên lưới.
Luận văn sẽ khảo sát sự cố 3 pha.
Cũng tương tự như vậy, vị trí sự cố cũng sẽ được khảo sát tại các thanh cái là
những nơi gây tác động mạnh nhất đối với ổn định hệ thống điện.

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 10


GVHD: Phan Thị Thanh Bình


1.3

CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN

Trong những năm gần đây, năng lượng gió được chú ý đầu tư và phát triển tại
Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho chiến lược đầu tư năng lượng gió
như là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng của chúng ta trong tương lai. Báo cáo “Tình
hình phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các sự án ở Việt Nam” [2],
thuộc dự án năng lượng gió GIZ lập trình bộ Cơng Thương tháng 2 năm 2013 cung cấp
cho chúng ta những cái nhìn tổng quát về tương lai phát triển của ngành năng lượng này
cả về yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
Vấn đề ổn định hệ thống điện cơ bản là vấn đề cổ điển trong ngành và được nhiều
kỹ sư, nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu [6] đã thống
kê, phân loại tất cả các vấn đề về ổn định hệ thống điện theo IEEE/CIGRE.
Phương án tiếp cận ổn định động hệ thống nhờ thông số Critical Clearing time
(CCT) là một phương án quan trọng được khảo sát trong những năm gần đây. Các tài
liệu khác nhau tiếp cận phương pháp này. Theo [3], tác giả đã chỉ ra cách tiếp cập bằng
phương pháp CCT cho lưới phân phối, kiểm chứng thực nghiệm độ chính xác của
phương pháp này so với thực tế. Tài liệu [9] đưa ra phương pháp tiếp cận cách xác định
CCT bằng các ứng dụng UPFC cho hệ thống truyền tải.
[7] trình bày ổn định động của hệ thống điện khi tập trung một lượng lớn cơng
suất máy phát điện gió. Tài liệu này cũng phân tích theo hướng tiếp cận ổn định hệ
thống nhờ CCT. Tài liệu cũng đề xuất phương pháp xác định CCT bằng phương pháp
Lyapunov, tuy nhiên kết quả này vẫn cịn đang được xem xét vì mức độ chính xác của
phương pháp tính cịn chưa cao khi so sánh với mơ phỏng tồn hệ thống.
[8] trình bày vấn đề ổn định hệ thống tương tự khi đưa cơng suất phát điện gió lên
hệ thống truyền tải. Tài liệu này khảo sát 2 loại công nghệ máy phát khác nhau là DFIG
và Fix-speed wind turbine (FSWTs). Phương pháp áp dụng vẫn dựa trên nguyên tắc thử
và sai để xác định CCT với các bước 10ms cho mỗi trường hợp. Điểm lưu ý nhất của
luận văn này là tác giả sử dụng phần mềm được thương mại hóa rất phổ biến là PSS/E.

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 11


GVHD: Phan Thị Thanh Bình
[11] nêu lên tổng quan tất cả các ảnh hưởng của máy phát điện gió lên hệ thống.
[13] đi xa hơn nữa khi quan tâm đến các ảnh hưởng này trong chế độ sự cố.
[17] trình bày các bậc mơ hình tốn của máy phát và phương pháp xấp xỉ trong
giải bài toán ổn định hệ thống điện.

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 12


GVHD: Phan Thị Thanh Bình

1.4

CƠNG NGHỆ NGUỒN PHÂN BỐ
Phát điện phân bố, cho đến thời điểm này có thể hiểu một cách dễ dãi là thực hiện

phát điện với quy mô nhỏ, là một khái niệm khá mới lạ trong kinh tế và thị trường điện,
tuy nhiên khái niệm đứng sau nó khơng phải là hồn tồn mới. Trong giai đoạn đầu khi
con người khám phá và sử dụng điện năng thì nguồn phân bố là quy luật tất yếu chứ
không phải là một ngoại lệ. Những nhà máy điện đầu tiên chỉ phát điện và cung cấp điện
năng cho những khách hàng gần nhà máy. Những lưới điện đầu tiên là lưới điện DC. Vì
thế điện áp cung cấp rất hạn chế. Khoảng cách cung cấp điện cũng rất hạn chế giữa khách
hàng và nhà cung cấp

Trong thập kỷ qua, đổi mới công nghệ và môi trường kinh tế và pháp lý đã nhắc lại
những quan tâm về các nhà máy điện phân phối. Đây là khẳng định của IEA (2012), cơ
quan đã liệt kê năm yếu tố chính góp phần vào sự phát triển này. Bao gồm sự phát triển
của thế hệ công nghệ nguồn phân phối, những hạn chế về việc xây dựng lưới truyền tải
thế hệ mới, nhu cầu khách hàng tăng đòi hỏi độ tin cậy cao, tự do hóa cạnh tranh trong thị
trường điện và các mối quan tâm về biến đổi khí hậu cũng như sự suy giảm các nguồn
năng lượng hóa thạch.
Với sự phát triển không ngừng của nhu cầu năng lượng và sự xuất hiện của các
mạng truyền tải quy mô lớn, khái niệm về các nguồn điện phân bố nhằm tạo ra năng
lượng điện từ nhiều nguồn nhỏ hơn đã đưa đến những cân nhắc mới liên quan đến lưới
điện phân phối. So với mơ hình truyền thống của các nhà máy điện tập trung công suất
lớn, hệ thống nguồn phân phối rõ ràng có lợi thế rõ ràng về kinh tế (giàm tổn thất năng
lượng), ổn định và về môi trường. Kết quả, nhiều khu vực tư nhân và các tổ chức chính
phủ đã thúc đầy việc triển khai công nghệ nguồn phân bố trong những năm gần đây. Một
loạt các nhà máy điện phân loại qua tính năng hoạt động, nguồn nhiên liệu sử dụng, năng
lượng và xếp hạng hiệu quả đã tác động đến thị trường điện. Các đơn vị phát điện phân
bố (DGU- Distributed generation unit) đã được phân loại dự và công suất định mức của
chúng. Bảng 1.1 giới thiệu cách phân loại này của DG.

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 13


GVHD: Phan Thị Thanh Bình
Loại DGU
Cơng suất định mức
DGUs siêu nhỏ
< 5kW
DGUs nhỏ

5kW – 5MW
DGUs trung bình
5MW – 50MW
DGUs lớn
50MW – 300MW
Bảng 1.1 – Phân loại DG dựa trên công suất định mức
Cơng nghệ nguồn phân bố có những ưu điểm nổi bật như sau [11]:
1. Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho người tiêu dùng từ xa thông qua hệ
thống cung cấp năng lượng trung tâm.
2. Cung cấp cho người sử dụng một hệ thống cấp điện độc lập.
3. Cơ hội sử dụng các nguồn năng lượng địa phương.
4. Giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống cung cấp điện chính.
5. Giảm dự trữ năng lượng trong hệ thống.
6. Đồ thị đỉnh tải được cân bằng tốt hơn.
7. Công nghệ DG cho phép đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh năng lượng ngày
càng cao hơn.
8. Giảm tổn thất năng lượng trên lưới truyền tải do giảm truyền tải điện đi xa
9. Không cần thiết phải dành một phần chi phí hồn trả cho các nhà máy điện
dự phịng nhằm ổn định năng lượng trên hệ thống.
Hình 1.1 cho thấy một so sánh giữa mơ hình các nhà máy điện tập trung truyền
thống và hệ thống các nhà máy điện phân bố hiện đại. Như đã để cập đên ở trên, trong mơ
hình phát điện truyền thống, sẽ có một vài nhà máy điện lớn rất xa các tải, giải pháp sử
dụng các đường dây truyền tải cao áp để cấp điện cho các trạm biến áp. Sau đó là mạng
lưới phân phối sử dụng nhiều máy biến áp được sử dụng để kế nối giữa lưới điện truyền
tải và lưới điện phân phối đi kèm với nó.

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 14



GVHD: Phan Thị Thanh Bình

Hình 1.1 – Sơ đồ hệ thống nguồn tập trung (trái) và phân bố (phải)
Đặc điểm quan trọng của sơ đồ này là nguồn điện có cơng suất rất lớn nhưng lại rất
xa tải. Do đó một nhà máy điện sẽ cung cấp cho một loạt rất nhiều tải. Khi nhu cầu tải
tăng cao giải pháp để đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống là đưa thêm vào một số nhà
máy điện dự phòng. Ngược lại công nghệ với hệ thống nguồn phân phối sẽ cung ứng một
số nhà máy điện với công suất phát nhỏ hơn được phân bố giữ các tải. Tổn thất truyền tải
sẽ giảm đi nhiều. Khía cạnh bảo vệ hệ thống cũng thay đổi (những nghiên cứu trong
tương lai đang hướng đến vấn đề này). Tuy nhiên nhu cầu cao về năng lượng gây áp lực
lên một nhà máy như trước đã được khắc phục vì một nhà máy điện không phải chịu
trách nhiệm cấp điện cho một lưới quá rộng lớn.
Có lẽ trong thời đại sau ngày 11 tháng 9, cơng nghệ DG cịn có thể cải thiện sự an
toàn của lưới điện. Hệ thống điện phân phối giúp giảm các mục tiêu khủng bố các cơ sở
hạt nhân và các nhà máy lọc dầu tự nhiên và trong trường hợp bị tấn cơng thì ảnh hưởng
của sự cố khơng có khả năng gây sụp đổ hệ thống
Các nhà bảo vệ môi trường và các học giả cho rằng cơng nghệ DG có thể cung cấp
thêm những ích lợi khác cho xã hội. Các nhà máy phát điện công suất lớn và tập trung
phát thải ra một lượng rất lớn các khí thải carbon monoxide, oxit lưu huỳnh, hạt vật chất,
hydrocarbon và các oxit nitơ vào khơng khí. Cơ quan bảo vệ môi trường (US) từ lâu đã
chú ý đến tương quan giữa mức độ cao của phát thải khí oxit lưu huỳnh và mưa axit. Do
cần tập trung một lượng lớn nguyên liệu thô để sản xuất điện, các nhà máy điện lớn, tập
HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 15


GVHD: Phan Thị Thanh Bình
trung cũng tập trung ơ nhiễm và chất thải nhiệt của họ, thường xuyên phá hủy môi trường

sống thủy san và đa dạng sinh học biển. Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây cũng xác
nhận rằng sử dụng rộng rãi các công nghệ DG giúp giảm thiểu đáng kể lượng khí thải vào
khơng khí. Hơn nữa, dù công nghệ DG vẫn độc lập với lưới điện, cơng nghệ này vẫn có
thể cung cấp cho một lượng lớn các dịch vụ cộng đồng như bệnh viện, trường học, sân
bay, cứu hỏa, cảnh sát, căn cứ quân sự, nhà máy cung cấp và xử lý nước thải, hệ thống
truyền tải phân phối khí, truyền thơng …
Cuối cùng, DG có thể giúp các quốc gia tăng sự đa dạng của các nguồn năng lượng.
Một số công nghệ DG, như turbine gió, các tấm pin quang điện mặt trời không hề sử
dụng năng lượng, trong khi các nguồn khác như tế bào nhiên liệu, micro-turbine… đốt
cháy khó tự nhiên, hầu hết những thiết bị này được sản xuất tại Hoa Kỳ.
Sự đa dạng ngày càng tăng giúp giảm căng thẳng cho các nền kinh tế từ cú sốc giá,
không bị gián đoạn sản xuất, và tình trạng thiếu nhiên liệu [12].
Bảng 1.2 sau đây, tóm tắt lợi ích của cơng nghệ DG.

Bảng 1.2 – Những tiện ích của cơng nghệ DG và dịch vụ của chúng

HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 16


GVHD: Phan Thị Thanh Bình

1.5

ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN
Trong [13], chúng ta sử dụng mô phỏng PSCAD để điều tra về lưới điện 13 nút

IEE dưới ảnh hưởng của sự cố trong 2 trường hợp: có và khơng có DGs.


Hình 1.2 – Hệ thống lưới thí nghiệm trung thế IEEE 13 nút
Trong mô phỏng này, một DG 2 MVA được liên kết thông qua máy biến đổi phân
phối 13.8/4.16kV tới Bus #632. Bảng 1.3 chỉ ra kết quả mô phỏng với các vị trí sự cố
khác nhau. Có thể nhận xét trong bảng, khi sự cố càng gần vị trí đặt DG, giá trị của
dòng sự cố tăng cao hơn so với khi sự cố xảy ra tại các vị trí khơng liên kết với DG.
Hơn nữa, chú ý là đối với sự cố ba pha thì dịng sự cố lúc nào cũng cao hơn so với sự cố
một pha. Trong thực tế, sự cố 3 pha đối xưng là sự cố nghiêm trọng nhất
Khơng có DG
Có DG
Vị trí sự
ILG(kA) I3(kA) ILG(kA) I3(kA)
cố
645
3.8
4.1
4.3
4.4
684
4
4.7
4.2
5.4
692
3.2
8
4.3
8.8
633
5
7.5

5.6
8.2
632
6
9
7
10
Bảng 1.3 - Dòng sự cố trong các trường hợp vị trí và loại sự cố khác nhau
Do đó, cơng nghệ DG đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích, đặc biệt là các giải
pháp năng lượng tồn cầu và khủng hoảng mơi trường. Tuy nhiên việc tăng nhiều điểm
phát trên hệ thống đi theo đó là mức độ mất ổn định của hệ thống cũng cao hơn. Dòng
sự cố càng lớn, khả năng mất ổn định cao hơn và hệ thống có thể mất đi sự cân bằng
vốn có, điều này sẽ địi hỏi sự phức tạp hơn của hệ thống bảo vệ hệ thống đặc biệt là hệ
thống rơle. Mặc dù khả năng có thể không tệ đến mức làm tan rã hệ thống nhưng những
HVTH: Hồ Ngọc Thiện -12183187

Trang 17


×