Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu phân lập và đánh giá tác động của vi sinh vật trong quá trình tạo trầm hương trên cây dó bầu (aquilaria crassna pierre ex lecomte)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH TẠO TRẦM HƢƠNG
TRÊN CÂY DÓ BẦU (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte)

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã số: 60.42.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Đức Lƣợng

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS Lê Thị Thủy Tiên

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Trần Trung Hiếu
Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 15 tháng 8 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Thạc sĩ)
1. Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS Bùi Văn Lệ
2. Ủy viên Phản biện 1: PGS. TS Lê Thị Thủy Tiên


3. Ủy viên Phản biện 2: TS Trần Trung Hiếu
4. Ủy viên Hội đồng: PGS. TS Nguyễn Đức Lƣợng
5. Thƣ ký Hội đồng: TS Nguyễn Tấn Trung
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA KTHH


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Hùng

MSHV: 11310608

Ngày, tháng, năm sinh: 08/03/1983

Nơi sinh: Bình Định

Chun ngành: Cơng nghệ Sinh học

Mã số : 60.42.80


I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu phân lập và đánh giá tác động của vi sinh vật trong quá
trình tạo trầm hƣơng trên cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte).
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Thu thập mẫu trầm hƣơng (trầm kiến) của cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex.
Lecomte) trong rừng tự nhiên và rừng trồng, thu đƣợc từ hai tỉnh Bình Định và Hà
Tĩnh.
 Phân lập những vi sinh vật có trong các mẫu trầm hƣơng.
 Bƣớc đầu thử nghiệm sơ bộ khả năng làm biến đổi màu trên gỗ cây dó bầu
(Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) của những vi sinh vật phân lập đƣợc từ
những mẫu trầm hƣơng.
 Tuyển chọn những vi sinh vật làm đổi màu gỗ cây dó bầu và tiến hành định danh
để xác định lồi vi sinh vật có khả năng tạo trầm hƣơng trên cây dó bầu.
III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 19/08/2013

IV.

NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: 06/2014

V.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Đức Lƣợng

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2014
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS Nguyễn Đức Lƣợng
TRƢỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành nhờ sự giúp đỡ rất lớn từ Thầy của tơi: Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Đức Lƣợng, Thầy đã truyền đạt kiến thức chuyên ngành quý báu trong
suốt 3 năm tôi học tập tại trƣờng. Thầy luôn quan tâm nhắc nhở, động viên trong q
trình làm luận văn, chia sẽ những khó khăn và giúp đỡ mỗi khi tôi cần. Em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến Thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cơ: Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hƣơng,
Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Lê Thị Thủy Tiên, Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Oanh đã quan tâm tạo
điều kiện về thiết bị dụng cụ phịng thí nghiệm và những góp ý trong q trình làm luận
văn của tôi.
Xin gửi lời cảm ơn: Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thanh – ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh,
Thạc sĩ Liêu Mỹ Đông – ĐH Công nghiệp Thực phẩm, Tp. Hồ Chí Minh, Kỹ sƣ
Nguyễn Hồng Anh đã giúp tơi rất nhiều, cô Võ Thị Ly Tao, Thạc sĩ Trần Trúc Thanh,
Kỹ sƣ Nguyễn Anh Tuấn, đã giúp đỡ về dụng cụ, hóa chất phịng thí nghiệm cho tơi.
Đặc biệt, gia đình ln dõi theo và động viên tinh thần để tơi tồn tâm trong q
trình học tập của mình.


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu phân lập và đánh giá tác động của vi sinh vật trong quá
trình tạo trầm hƣơng trên cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte)”, đối
tƣợng nghiên cứu là hai mẫu trầm hƣơng (trầm kiến) của cây dó bầu thu thập từ Hà

Tĩnh và Bình Định. Sau khi phân lập hai mẫu trầm hƣơng này trên môi trƣờng PDA ở
28oC sau 7 ngày chúng tôi tiến hành thu nhận bào tử, tuyển chọn những sinh vật có khả
năng tạo trầm hƣơng và thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:
(1) Kết quả phân lập đã xác định đƣợc những vi sinh vật hiện diện trong những
mẫu trầm hƣơng chủ yếu là những loài nấm sợi, chúng thuộc nhóm nấm sợi có hình thái
khuẩn lạc, màu sắc và khả năng tạo bào tử khác nhau. Trong đó, mẫu 1 (trầm hƣơng –
Bình Định) có 4 chủng nấm, chúng tôi ký hiệu 4 chủng nấm phân lập đƣợc là: BĐ 1,
BĐ 2, BĐ 3, BĐ 4; kết quả phân lập mẫu 2 (trầm hƣơng – Hà Tĩnh) có 4 chủng nấm,
chúng tôi ký hiệu 4 chủng nấm phân lập đƣợc là: HT 1, HT 2, HT 3, HT 4. Tuy nhiên,
chủng nấm BĐ 2 có trong mẫu trầm hƣơng Bình Định và HT 4 trên mẫu trầm hƣơng
Hà Tĩnh đều có hình thái giống nhau hồn tồn.
(2) Sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng PDA: chủng nấm BĐ 2 của mẫu trầm
Bình Định có số lƣợng bào tử cao nhất 47,2 x 107(Bào tử/ml), HT 2 của mẫu trầm
hƣơng Hà Tĩnh có số lƣợng bào tử thấp nhất 14,4 x 107 (Bào tử/ml).
(3) Khả năng làm biến đổi màu gỗ cây dó bầu (từ trắng kem sang nâu nhạt):
Trong 8 chủng nấm phân lập đƣợc trong những mẫu trầm hƣơng, chỉ có hai chủng nấm
có khả năng tạo nên sự tƣơng tác giữa vi sinh vật và tế bào gỗ cây dó bầu đó là BĐ 2
(HT 4), BĐ 3. Kết quả định danh hai chủng này theo phƣơng pháp giải trình tự gen 28S
rRNA và tra cứu trên BLAST SEARCH (Phòng xét nghiệm NK-Biotek Tp Hồ Chí
Minh), sau khi giải trình tự gen 28S và tra cứu trên BLAST SEARCH có kết quả nhƣ
sau :
 BĐ 2 (HT 4) là loài nấm mốc Aspergillus niger (phụ lục 1).
 BĐ 3 là nấm Bionectria ochroleuca (phụ lục 2).


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Nếu sai tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Ngƣời viết cam đoan


MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………………i
Danh mục bảng……………………………………………………………………..iv
Danh mục hình………………………………………………………………………v
Các từ viết tắc……………………………………………………………………...vii
Chƣơng 1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………...1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………2
1.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………2
1.4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………..3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………………….3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học……………………………………………………………..3
1.5.2. Về mặt thực tiễn……………………………………………………………...3
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….4
2.1. Giới thiệu về cây dó bầu……………………………………………..…………4
2.1.1. Phân loại………………………………………………………………………4
2.1.2. Mơ tả.……………………………………………………………..…………..5
2.1.3. Đặc tính sinh học……………………………………………………………...6
2.1.4. Sinh thái, sinh trƣởng và phát triển…………………………………………..7
2.1.5. Phân bố…………….……….………………………………………….……..7
2.1.6. Tình trạng hiện nay..………………………………………………………….8
2.1.6.1. Cây dó bầu trong tự nhiên…………………………………………………..8
2.1.6.2. Cây dó bầu trồng…………………………………………………………..10
2.2. Sự hình thành trầm hƣơng trong tự nhiên……………………………………..10
2.3. Những vi sinh vật tham gia quá trình tạo trầm hƣơng………………………...12

Trang vii



2.3.1. Việt Nam…………………………………………………………………….12
2.3.2. Thế giới……………………………………………………………………...13
2.4. Những phƣơng pháp kích tạo trầm……………………………………………15
2.4.1. Thế giới ……………………………………………………………………..15
2.4.2. Việt Nam…………………………………………………………………….18
2.5. Giá trị của trầm hƣơng………………………………………………………...19
2.5.1. Trong y học………………………………………………………………….20
2.5.2. Trong mỹ phẩm……………………………………………………………...20
2.5.3. Trong sản xuất nhang………………………………………………………..20
2.5.4. Các lĩnh vực khác……………………………………………………………20
2.5.5. Tinh dầu trầm hƣơng (Agarwood oil) ………………………………………21
2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trầm hƣơng……………………………………23
2.6.1. Trầm hƣơng trên thị trƣờng quốc tế…………………………………………23
2.6.1.1.Các dạng trầm hƣơng trong thƣơng mại…………………………………...23
2.6.1.2. Sự phân loại trầm hƣơng trong thƣơng mại………………………………23
2.6.1.3. Sự khác nhau giữa trầm hƣơng và kỳ nam…………………..…………….23
2.6.2. Tình hình khai thác và bn bán trầm hƣơng…………………………...…..24
2.6.2.1. Thế giới……………………………………………………………………24
2.6.2.2. Châu Á…………………………………………………………………….25
Chƣơng 3. NGHUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……...29
3.1. Nguyên vật liệu……………………………………………………………......29
3.1.1. Nguyên liệu……………………………………………….….……………...29
3.1.2. Dụng cụ………………………………………………………………….......30
3.1.4. Hóa chất……………………………………………………………………..30
3.1.4. Mơi trƣờng…………………………………………………………..………30
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………...31

Trang viii



3.2.1. Phƣơng pháp phân lập và bảo quản vi sinh vật..………………………...…..32
3.2.1.1. Nguyên tắc………………………………………………………………...32
3.2.1.2. Tăng sinh và pha loãng……………………………………………………32
3.2.1.3. Cấy mẫu và ủ mẫu…………………………………………………………32
3.2.1.4. Phát hiện và chọn khuẩn lạc đặc trƣng…………………………………….32
3.2.1.5. Kiểm tra tính thuần khiết của vi sinh vật……………………………….…33
3.2.1.6. Định danh các chủng nấm phân lập đƣợc…………………………………33
3.2.1.7. Phƣơng pháp bảo quản vi sinh vật………………………………………...34
3.2.2. Xác định trực tiếp số lƣợng tế bào bằng buồn đếm hồng cầu……………....34
3.2.3. Cách tiến hành……………………………………………………………….35
3.2.3.1. Thu thập mẫu….………………………………………………………….35
3.2.3.2. Môi trƣờng PDA (Patato Dextrose Agar)………...………………………35
3.2.3.3. Phân lập nấm……………………………………………………………....36
3.2.3.4. Phƣơng pháp quan sát hình thái……………………………......………….36
3.2.3.5. Phƣơng pháp thu nhận bào tử nấm……………………………………......38
3.2.3.6. Tuyển chọn chủng nấm có khả năng tạo trầm hƣơng………………….….38
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN…………………………………………..39
4.1. Kết quả phân lập vi sinh vật dƣới dạng vi thể và đại thể……………………...39
4.1.1. Đặc điểm hình thái các chủng nấm phân lập đƣợc từ mẫu 1………………..40
4.1.2. Đặc điểm hình thái các chủng nấm phân lập đƣợc từ mẫu 2………………..44
4.2. Thu nhận bào tử các chủng nấm đƣợc phân lập từ hai mẫu trầm hƣơng thu
thập………………………………………………………………………………....48
4.3. Kết quả tuyển chọn và định danh chủng nấm có khả năng tạo trầm hƣơng…..49
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………….…………57
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….58
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….61

Trang ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần tinh dầu trầm hƣơng……………………………………….21
Bảng 4.1. Số lƣợng bào tử thu đƣợc (bào tử/ml) và thể tích (ml) dịch chứa bào tử
(1.107 bào tử/ml) cần lấy để phun trên gỗ dó bầu sau q trình ni cấy………….50
Bảng 4.2. Tuyển chọn các chủng nấm có khả năng làm đổi màu gỗ cây dó bầu…..51

Trang x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cây dó bầu………………………………………………………………..5
Hình 2.2. Lá, hoa, quả và hạt dó bầu……………………………………………..…6
Hình 2.3. Mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của phần thân cây có trầm hƣơng……….11
Hình 2.4. Kỹ thuật khoan và cấy tạo trầm trên cây dó bầu ………………………..18
Hình 2.5. Trầm hƣơng mỹ nghệ (Phúc Trạch - Hƣơng Khê - Hà Tĩnh)…………...20
Hình 2.6. Trầm hƣơng trong tự nhiên (Giá bán: 3.000 USD/kg)…………………..28
Hình 3.1. Trầm kiến của cây dó bầu tự nhiên (huyện Hồi Ân – tỉnh Bình Định)..29
Hình 3.2. Trầm kiến của cây dó bầu trồng (Phúc Trạch –Hƣơng Khê – Hà Tĩnh)..29
Hình 3.3. Sơ đồ tổng quát nghiên cứu……………………………………………...31
Hình 3.4: Sơ đồ qui trình phân lập nấm từ mẫu trầm hƣơng………………………36
Hình 3.5. Phƣơng pháp pha lỗng mẫu theo dãy thập phân……………….……….37
Hình 4.1. Hệ sợi nấm BĐ 1 sau 48 h nuôi cấy trên môi trƣờng PDA……………...41
Hình 4.2. Bào tử nấm BĐ 1 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)…………..41
Hình 4.3. Hệ sợi nấm BĐ 2 sau 18 h và 7 ngày nuôi cấy trên mơi trƣờng PDA…..42
Hình 4.4. Bào tử nấm BĐ 2 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)………….42
Hình 4.5. Hệ sợi nấm BĐ 3 sau 5 ngày nuôi cấy trên mơi trƣờng PDA…………...43
Hình 4.6. Bào tử nấm BĐ 3 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)………….43
Hình 4.7. Hệ sợi nấm BĐ 4 sau 3 ngày nuôi cấy trên mơi trƣờng PDA………...…44

Hình 4.8. Bào tử nấm BĐ 4 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)………….44
Hình 4.9. Hệ sợi nấm HT 1 sau 24 h và 7 ngày ni cấy trên mơi trƣờng PDA…..45
Hình 4.10. Bào tử nấm HT 1 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)………...45
Hình 4.11. Hệ sợi nấm HT 2 sau 3 ngày ni cấy trên mơi trƣờng PDA………….46
Hình 4.12. Bào tử nấm HT2 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)…………46
Hình 4.13. Hệ sợi nấm HT 3 sau 7 ngày ni cấy trên mơi trƣờng PDA……….…47
Hình 4.14. Bào tử nấm HT 3 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)……..…47

Trang xi


Hình 4.15. Hệ sợi nấm HT 4 sau 18 h và 7 ngày ni cấy trên mơi trƣờng PDA…48
Hình 4.16. Bào tử nấm HT 4 chụp dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x40)…………48
Hình 4.17. BĐ 1 khơng làm biến đổi màu gỗ sau 10 ngày…………..…………....52
Hình 4.18. BĐ 2 làm biến đổi màu gỗ sau 10 ngày……………..…………………52
Hình 4.19. BĐ 3 làm biến đổi màu gỗ sau 10 ngày ….…………………………....53
Hình 4.20. BĐ 4 không làm biến đổi màu gỗ sau 10 ngày ………………………..53
Hình 4.21. HT 1 khơng làm biến đổi màu gỗ sau 10 ngày ……………………......54
Hình 4.2.2. HT 2 khơng làm biến đổi màu gỗ sau 10 ngày ………..…………......54
Hình 4.23. HT 3 khơng làm biến đổi màu gỗ sau10 ngày ………………………...54
hình 4.24. HT 4 làm biến đổi màu gỗ sau 10 ngày………………………………..55

Trang xii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
A: Aquilaria
CITES: Convention on International Trade in Endangered Species (Hiệp định
thƣơng mại quốc tế về các loài động thực vật quý hiếm đang trong tình trạng bị đe
dọa).

PDA: Patato Dextrose Agar

Trang xiii


Chƣơng 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trầm hƣơng là sản phẩm đặc biệt của một số loài cây, phần lớn thuộc chi
Aquilaria (họ Thymelaeaceae) do hàng loạt tế bào gỗ thối hóa, mất chất gỗ biến
thành, trong tế bào đƣợc tích tụ nhựa trầm có thành phần chủ yếu là benzylaxeton và
các dẫn xuất của nhân benzen, các tế bào đó liên kết với nhau tạo ra những sản phẩm
có hình dạng phong phú và kích thƣớc khác nhau, chúng phân bố lẫn lộn trong cây;
thƣờng có màu đen bóng, đen xỉn hoặc màu vàng cánh dán; khi đốt tỏa hƣơng thơm
ngào ngạt [19].
Dó bầu là một trong các lồi thuộc chi Aquilaria có khả năng tạo trầm, có tên
khoa học là Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, thuộc họ Thymelaeaceae, bộ
Thymelaeales (Trầm). Đa số các nhà khoa học cho rằng trầm hƣơng đƣợc hình thành
do bệnh lý gây nên dƣới tác nhân gây bệnh là vi sinh vật, cơn trùng, các hợp chất hóa
học hoặc chấn thƣơng cơ giới. Tuy nhiên, việc hình thành do bệnh lý dƣới tác nhân
gây bệnh là vi sinh vật (nấm) và cơn trùng là chủ yếu mà ngun nhân chính đƣợc lý
giải do trầm hƣơng là một loại kháng sinh của cây gây ra để trị bệnh và diệt cơn
trùng. Chính vì vậy, hiện nay ngƣời ta thƣờng tập trung vào nghiên cứu tác động
nhân tạo theo hƣớng vi sinh vật để tạo trầm [9].
Ở Việt Nam, trầm hƣơng là lâm sản quý, có giá trị kinh tế cao, trầm hƣơng
chất lƣợng cao có nguồn gốc từ tự nhiên đƣợc tạo ra chủ yếu từ cây dó bầu là một
lồi cây quý, mọc tự nhiên trong nhiều vùng rừng ẩm và phân bố tƣơng đối rộng từ
các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hịa Bình, cho đến tận Kiên Giang,
nhƣng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Trƣớc
tình trạng khai thác trầm hƣơng một cách quá mức trong nhiều năm qua, loài cây này
đang ngày càng cạn kiệt và đã đƣợc xếp vào danh mục những lồi có nguy cơ bị

tuyệt chủng trong tự nhiên. Do giá trị kinh tế lớn của trầm hƣơng là động lực thu hút
ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng trong việc gây trồng cây dó bầu, phong trào trồng dó
bầu đã phát triển khắp cả nƣớc và lồi dó bầu khơng cịn có tên trong Sách đỏ Việt
Nam năm 2007. [2] [37]

Trang 1


Hiện nay, ở nƣớc ta có khoảng 45 trên 64 tỉnh thành trong cả nƣớc có phong
trào trồng cây dó bầu với diện tích khoảng hơn 30.000 ha. Tuy nhiên, có hai vấn đề
quan trọng để phát triển các động lực này: Thứ nhất, đảm bảo chất lƣợng cây dó bầu
cho nhựa trầm nhiều, Thứ hai là tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật phù hợp để kích
thích sự tạo trầm trên cây dó bầu rừng trồng. Cho đến nay, nhiều nƣớc đã nghiên cứu
kỹ thuật gây trồng và tạo trầm hƣơng trên cây dó bƣớc đầu đã có kết quả nhƣ: Ấn
Độ, Bhutan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc...[37]. Tuy vậy, việc xác
định vì sao cây dó trong tự nhiên có khả năng hình thành đƣợc trầm hƣơng, cơ chế
của sự hình thành trầm hƣơng, các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình hình thành trầm
hƣơng, thời gian cần thiết để hình thành trầm hƣơng …vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu
một cách thỏa đáng.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu phân lập và
đánh giá tác động của vi sinh vật trong quá trình tạo trầm hƣơng trên cây dó
bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte)” với mục đích giám định lồi vi sinh
vật nào có khả năng tham gia vào quá trình tạo trầm hƣơng để ứng dụng vào kỹ thuật
tạo trầm hƣơng lên cây dó bầu bằng biện pháp sinh học, góp phần làm rõ tính khoa
học của việc trồng cây dó bầu thu trầm hƣơng nhân tạo.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm xác định các chủng nấm hiện diện trên trầm hƣơng
đƣợc khảo sát có khả năng kích thích tạo trầm hƣơng trên cây dó bầu (Aquilaria
crassna Pierre ex. Lecomte).
1.3. Nội dung nghiên cứu

(1)

Phân lập các chủng nấm hiện diện trên những mẫu trầm hƣơng.

(2)

Thử khả năng làm biến đổi màu gỗ cây dó bầu của những chủng nấm

phân lập đƣợc.
(3)

Tuyển chọn những chủng nấm có khả năng tạo trầm hƣơng.

(4)

Định danh chủng nấm vừa tuyển chọn đƣợc.

Trang 2


1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân lập, tuyển chọn vi sinh vật có khả năng tạo trầm
hƣơng trên cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) trong rừng tự nhiên và
rừng trồng, thu thập từ hai tỉnh Bình Định và Hà Tĩnh. Các thí nghiệm về nghiên cứu
phân lập và tuyển chọn giống vi sinh vật đƣợc tiến hành ở phịng Thí nghiệm Cơng
nghệ Sinh học - Trƣờng Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh nhƣng không thử
nghiệm khả năng tạo trầm hƣơng của vi sinh vật lên cây dó bầu ngồi thực địa.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp vào bộ sƣu tập nấm áp dụng cho việc kích thích tạo trầm

hƣơng nhân tạo trên cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) rừng trồng.
Chúng tôi thử nghiệm khả năng tạo trầm hƣơng trên cây dó bầu bằng những nấm
phân lập đƣợc từ các mẫu trầm hƣơng thu thập đƣợc để tuyển chọn ra những lồi
nấm nào có khả năng kích thích tạo trầm sẽ giải thích đƣợc cơ chế tạo trầm hƣơng
trên cây dó bầu.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Việc trồng và kích tạo trầm đã đƣợc chú ý trong thời gian qua nhƣng chủ yếu
mang tính riêng lẽ, tự phát. Trong khi đó, để phát triển nhanh và bền vững việc gây
trồng cây dó bầu và sản xuất các sản phẩm trầm hƣơng, ngồi nguồn giống có chất
lƣợng di truyền và sinh lý tốt, chúng ta còn phải quan tâm đến phƣơng pháp kích
thích tạo trầm hƣơng trên cây dó bầu, một vấn đề cịn tiếp tục hồn thiện. Đề tài này
bƣớc đầu góp phần vào việc xác định các chủng nấm có khả năng tạo trầm hƣơng
trên trên cây dó bầu, từ đó áp dụng vào phƣơng pháp kích thích tạo trầm hƣơng trên
cây dó bầu theo biện pháp sinh học bằng chế phẩm vi sinh.

Trang 3


Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây dó bầu
2.1.1. Phân loại
Hiện nay, trên thế giới có 15 lồi Aquilaria (thuộc họ Thymelaeaceae) đã
đƣợc cơng bố. Tuy nhiên, những lồi này đã khơng đƣợc phân loại một cách rõ ràng
và không phải tất cả chúng đều đƣợc công nhận bởi các nhà phân loại; gồm có: A.
malaccensis, A. agallocha, A. baillonii, A. crassna, A. hirta, A. rostrata, A.
beccariana, A. cummingiana, A. filaria, A. khasiana, A. microcarpa, A. grandiflora,
A. chinesis hay A. sinensis, A. borncensis và A. bancana. Trong đó, A. bancana
chƣa đƣợc chứng thực là thuộc chi Aquilaria hay chi Gonystylus (họ Gonystylaceae),
nên lồi này cịn có tên là Gonystylus bancanus. Gonystylus cũng có khả năng tạo ra
nhựa thơm rất giống trầm hƣơng. [2]

Nguồn trầm hƣơng chủ yếu đƣợc khai thác từ 3 loài là A. malaccensis (từ Ấn
Độ và Malaysia), A. crassna (từ Việt Nam, Lào, Campuchia) và A. sinensis (từ Trung
Quốc). Một số loài khác cùng chi Aquilaria spp. cũng cho trầm nhƣng với chất lƣợng
thấp hơn. [37]
Dó bầu là một trong các lồi thuộc chi Aquilaria có khả năng tạo trầm, có tên
khoa học là Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, thuộc họ Thymelaeaceae, bộ
Thymelaeales (Trầm). Lồi cây này đã đƣợc chính thức đặt tên khoa học và công bố
dựa vào những mẫu vật do nhà thực vật học ngƣời Pháp Pierre thu thập tại đảo Phú
Quốc (Việt Nam) và núi Aral, tỉnh Samrong-tong (Campuchia) vào tháng 5 năm
1870. Ông đã dựa vào tên Campuchia của cây là Krassna (từ chữ Phạn có nghĩa là
sẫm màu, do liên hệ với màu đen của lõi gỗ) để đặt tên cho cây là Aquilaria crassna
Pierre. [2]
Henri Lecomte, ngƣời chủ biên bộ sách Thực vật chí Đơng Dƣơng (Flore
générale de l'Indochine), lần đầu tiên mơ tả các lồi thuộc chi Aquilaria ở Đơng
Dƣơng và cơng bố chính thức trong tạp chí Thực vật học của Pháp năm 1914, và sau
đó xếp chúng vào họ Trầm (Thymelaeaceae) trong bộ Thực vật chí Đơng Dƣơng. [2]

Trang 4


2.1.2. Mơ tả
Dó bầu là một lồi cây gỗ, có thể cao đến 30 m, đƣờng kính thân 0,6 - 0,8 m,
thân thƣờng thẳng, đơi khi có rãnh dạng lịng máng. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc lăn
tăn, dễ bóc và tƣớc ngƣợc từ dƣới lên. Gỗ màu trắng kem đến vàng nhạt, chất gỗ
mềm và nhẹ. Cành mảnh, mọc cong queo, tán thƣa. Lá đơn, mọc cách (so le); cuống
lá dài 4 - 6 mm; phiến lá hình trứng, thuôn hay bầu dục, dài 5 - 11 cm, rộng 3 - 4 cm,
mặt trên màu lục bóng, mặt dƣới nhạt hơn và có lơng mịn; gốc lá thon nhọn dần hay
tù (hình nêm rộng), chóp lá thn nhọn, tận cùng có mũi; mép ngun; gân bên 15 18 đơi, thay đổi thất thƣờng, khá rõ ở mặt dƣới. Cụm hoa hình tán hoặc chùm tán,
mọc ở nách lá hoặc đầu cành; cuống cụm hoa mảnh, dài 2 - 3 cm. Hoa nhỏ, màu
vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám; đài hình chng nơng, có lơng với 5 thùy; cánh

hoa 10; nhị 10; bầu hình trứng, 2 ơ, mỗi ơ mang một nỗn, gốc bầu có tuyến mật.
Quả nang hình trứng ngƣợc, dài khoảng 4 cm, đƣờng kính 2,5 - 3 cm, có phủ lơng
mềm ngắn, mang đài tồn tại, khi khơ nứt làm 2 mảnh; thƣờng mỗi quả có 2 hạt, hạt
chín có màu nâu đen. [2][17]

Hình 2.1. Cây dó bầu

Trang 5


Hình 2.2. Lá, hoa, quả và hạt dó bầu [37]
2.1.3. Đặc tính sinh học
Thời gian sinh sản: mùa hoa tháng 4 - 6, mùa quả tháng 7 - 9. Hình thức sinh
sản: tái sinh kém. Cây có thể tái sinh tự nhiên bằng chồi và bằng hạt. Ít gặp cây tái
sinh bằng chồi, còn hạt chỉ nảy mầm ở nơi đất trống, rừng thƣa, có khi tập trung, có

Trang 6


khi cách nhau tới 50 m. Còn ở rừng dày, ít gặp cây tái sinh, đó là do tán rừng dày đã
ngăn cản ánh sáng cung cấp cho nhu cầu của cây trong giai đoạn đầu và cũng có thể
là do tầng thảm mục khá dày cũng ngăn cản hạt tiếp xúc với đất. [2]
2.1.4. Sinh thái, sinh trƣởng và phát triển
Cây mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thƣờng xanh, mƣa mùa, ẩm nguyên
sinh hoặc thứ sinh; trên sƣờn núi có độ dốc nhỏ và thốt nƣớc hoặc trên đất bằng ở
độ cao 50 - 1000 m (-1200 m) so với mặt nƣớc biển, nhƣng thƣờng tập trung ở độ
cao dƣới 700 m. Chúng thƣờng mọc hỗn giao với các loài: táu đá (Hopea exalata),
huỷnh (Tarrietia sp.), gụ mật (Sindora siamensis), … Đôi khi chúng cũng mọc trong
rừng thứ sinh cùng với thanh thất (Ailanthus malabarica), mò lƣng bạc (Cryptocarya
metcalfiana), bƣởi bung (Acronychia oligophlebia), mít nài (Artocarpus asperula),

ràng ràng (Ormosia sp.), … [2]
Loài cây này ƣa đất feralit điển hình hay feralit trên núi phong hóa từ đá kết,
đá phiến hay đá granit; tầng đất trung bình đến mỏng, hơi ẩm, chua hoặc gần trung
tính (pH = 4 - 6). [2]

2.1.5. Phân bố [2]
- Dó bầu chỉ phân bố ở một số nƣớc Đông Nam Á là Thái Lan, Campuchia,
Lào và Việt Nam.
- Riêng ở Việt Nam, ít tìm thấy lồi cây này ở phía trên vĩ tuyến 17.
- Vùng Bắc Trung bộ: Hà Tĩnh; Nghệ An; Quảng Bình; Quảng Trị; Thanh
Hóa; Thừa Thiên Huế.
- Vùng Đơng Bắc: Tuyên Quang, Thái Nguyên.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: An Giang; Bạc Liêu; Bến Tre; Cần Thơ;
Đồng Tháp; Kiên Giang; Long An; Sóc Trăng; Tiền Giang; TràVinh; Vĩnh Long.
- Vùng Đơng Nam bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu; Bình Dƣơng; Bình Phƣớc; Bình
Thuận; Đồng Nai; Lâm Đồng; Ninh Thuận; Tây Ninh; TP. Hồ Chí Minh.
- Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Bình Định; Khánh Hịa; Phú n; Quảng
Nam; Quảng Ngãi; Đà Nẵng. Vùng này cây dó bầu thƣờng cho kỳ nam có chất lƣợng
cao.

Trang 7


- Vùng Tây Nguyên: Daklak; Gia Lai; Kon Tum.
2.1.6. Tình trạng hiện nay
2.1.6.1. Cây dó bầu trong tự nhiên
Do giá trị của trầm hƣơng rất cao nên cây bị săn lùng ráo riết và bị khai thác,
chặt phá một cách bừa bãi, bất kể lớn nhỏ. Do đó, nguồn gen của cây đang bị mai
một, ở nhiều vùng hầu nhƣ khơng cịn cây lớn để gieo giống.
Trong khoảng 40 năm qua, do chiến tranh ác liệt và do khai thác bừa bãi,

nƣớc ta đã mất đi hơn một nửa hoặc đến 2/3 diện tích rừng, hiện nay chỉ cịn trên
dƣới 20% diện tích đất đai có rừng che phủ. Từ năm 1975 trở lại đây, hàng năm mất
đi khoảng từ 250.000 - 300.000 ha rừng. Có thể chỉ vài thập niên nữa, nƣớc ta sẽ
khơng cịn rừng. Đã khơng cịn rừng, thì khơng cịn cây trầm. Tác hại của chiến tranh
kéo dài ở miền Nam đã để lại những hậu quả nặng nề về tài nguyên rừng và đòi hỏi
phải có sự cố gắng khắc phục trong nhiều năm. [2] [37]
Trên lãnh thổ nƣớc ta có nhiều hệ sinh thái độc đáo của vùng nhiệt đới: các
kiểu rừng ẩm nhiệt đới thƣờng xanh, rừng nửa rụng lá, rừng cây họ Dầu, rừng cây
đặc sản… Động vật và thực vật sinh sống trong các hệ sinh thái đó hết sức đa dạng
và phong phú, có nhiều lồi q hiếm và nhiều lồi có ý nghĩa kinh tế cao. Nhƣng
cho đến nay các tài ngun q giá đó hầu nhƣ khơng đƣợc bảo vệ. Nhiều loài động
vật và thực vật quý hiếm đang trên đƣờng bị đe dọa tiêu diệt. Trong nhiều thế kỷ qua,
việc khai thác trầm hƣơng đƣợc tiến hành liên tục. Nhất là mấy năm qua, tình trạng
khai thác trầm kỳ bừa bãi đã đẩy nhanh tốc độ chặt phá hàng loạt cây dó. [18]
Ở các tỉnh phía Bắc, trầm hƣơng hầu nhƣ khơng cịn nhiều, rải rác cịn một số
ít cây khơng đáng kể ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Sơn Bình. Ở các tỉnh miền
Trung - Tây Ngun, tình hình phá hoại cây dó cũng đáng báo động.
Ở các tỉnh phía Nam, trƣớc đây tìm thấy nhiều cây dó bầu ở đảo Phú Quốc và
ở vùng rừng Bảy Núi tỉnh An Giang. Tài liệu của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
An Giang ghi nhận: Trƣớc đây khoảng 15 năm, trên vùng Bảy Núi (huyện Tri Tơn,
huyện Tịnh Biên) vẫn cịn khá nhiều cây dó, có nơi còn đến 50% số lƣợng các cây
đứng. Nhƣng gần đây, cây dó bị đốn phá rất nhiều do đồng bào phá rừng làm rẫy và

Trang 8


số ngƣời "ăn trầm" dồn dập đến mua (Khơme, Lâm Đồng…), họ đốn những cây cịn
sót lại trong các vƣờn của tƣ nhân. [37]
Nói chung, vì chạy theo lợi nhuận, ngƣời đi tìm trầm hƣơng ở nhiều nơi, thu
mua trầm hƣơng để bán cho các cơ quan đƣợc phép xuất khẩu. Theo ý kiến của tuyệt

đại đa số, những ngƣời bán trầm kỳ đều cho rằng càng đẩy mạnh việc xuất khẩu trầm
hƣơng nhƣ hiện nay thì càng làm sa sút nhanh chóng trữ lƣợng trầm hƣơng hiện cịn
sót lại. Mặt khác do sự thiếu hiểu biết về loài cây này, mà ngƣời ta đã chặt phá một
cách vô ý thức, hoặc không tạo điều kiện cho cây mọc, sinh trƣởng và phát triển, vì
vậy cũng làm suy giảm số lƣợng cây dó trong thời gian gần đây.
Nhiều nhà khoa học đã bày tỏ sự lo ngại trƣớc hiện trạng của cây. Mọi ngƣời
đều nhận thấy cần phải ra sức bảo vệ, nhân giống và giữ giống để phát triển loài cây
quý hiếm này.
Giáo sƣ Phạm Hoàng Hộ, trong cuốn “Thực vật ở đảo Phú Quốc (1985)”,
viết: "Ngƣời 'ăn trầm' của chúng ta bây giờ khơng có kinh nghiệm nhƣ ngƣời xƣa và
đốn bừa bãi tất cả cây dó, nên cây dó có hiểm họa bị tận diệt. Chúng ta cần phải khẩn
cấp trồng cây dó để giữ giống và nghiên cứu cho nhiễm nấm để tạo trầm".
Nhƣ trên đã trình bày, chúng tơi nhận thấy rằng diện tích rừng nói chung và
diện tích rừng có trầm hƣơng nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Khơng ít lồi thực vật
đã bị tiêu diệt, những lồi đặc hữu, lồi sót lại đang trở nên hiếm đi rõ rệt. Sự biến
mất của bất kỳ loài thực vật nào, trƣớc hết là những lồi đặc hữu, sẽ là những tổn thất
khơng thể nào bù đắp đƣợc đối với nền kinh tế cũng nhƣ đối với khoa học, đối với
thế hệ ngày nay cũng nhƣ đối với các thế hệ mai sau. Dó bầu là lồi cây có giá trị
kinh tế cao, tuy phân bố đều khắp dãy Trƣờng Sơn nhƣng vì bị khai thác chặt hạ quá
mức, không đƣợc bảo vệ nuôi dƣỡng nên số cịn lại rất ít, chỉ gặp rải rác ở miền Bắc,
còn lại nhiều hơn ở miền Trung và miền Nam nƣớc ta nhƣng ln trong tình trạng bị
đe dọa. Cây đã không kịp tái sinh nên trữ lƣợng tự nhiên giảm sút đến mức báo động.
Vì vậy việc giữ loài cây này phải gắn liền với việc giữ các khu rừng có trầm
hƣơng, bảo vệ trầm hƣơng phải gắn liền với việc bảo vệ các nguồn cây gỗ quý khác
đang bị đe dọa hủy hoại. Cần phải có những biện pháp khẩn cấp hầu nghiên cứu và
bảo tồn loại tài nguyên quý báu này.

Trang 9



2.1.6.2. Cây dó bầu trồng
Trƣớc nguy cơ cây dó bầu bị xóa sạch ở những cánh rừng Việt Nam do con
ngƣời khai thác một cách không thƣơng tiếc, những ngƣời yêu đất yêu rừng và đã
từng gắn bó với cây dó bầu ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc trồng cây dó bầu để
bảo tồn lồi tài ngun qúy báu này. Với nhiều cách khác nhau nhƣ: tự vào rừng tìm
nhổ những cây dó con về trồng ở vƣờn nhà hoặc mua lại của những thợ điệu (ngƣời
vào rừng đi tìm trầm); những địa phƣơng đi đầu trong việc ni trồng cây dó bầu:
Hƣơng Khê - Hà Tĩnh, Tiên Phƣớc - Quãng Nam, Bảy Núi - An Giang, Phú Quốc Kiên Giang… Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên việc chăm sóc, bảo vệ
nguồn gen và cấy tạo trầm hƣơng trên cây dó bầu bƣớc đầu đem lại kết quả khả quan
và mang lại lợi ích kinh tế cao từ việc trồng cây dó bầu để tạo trầm. Tiếng lành đồn
xa, phong trào trồng cây dó bầu dâng cao trong ngƣời dân cây dó đƣợc trồng ở vƣờn
nhà ngày càng nhiều; nhờ có chính sách giao đất, giao rừng cho ngƣời dân của nhà
nƣớc ta nên ngƣời dân đã mạnh dạn trồng cây dó đang xen với các cây có giá trị kinh
tế khác nhƣ: tiêu, điều, cà phê, cam, xà cừ… [37]
Ngày nay, trên cả nƣớc từ Bắc tới Nam cây dó bầu đƣợc ngƣời dân trồng cả
trăm ngàn ha và nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân mua bán, cung cấp, tƣ
vấn cấy tạo trầm và nhiều cơ sở ly trích tinh dầu ra đời.
2.2. Sự hình thành trầm hƣơng trong tự nhiên
Ngày nay, trầm hƣơng tự nhiên hầu nhƣng không cịn nữa do con ngƣời khai
thác khơng thƣơng tiếc, do lợi ích trƣớc mắt và hạn chế về mặt kiến thức; nếu có đi
chăng nữa thì đa số là trầm sơ hoặc loại 5, đơi lúc gặp đƣợc cây dó sót hay kỳ nam.
Có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau về sự hình thành trầm hƣơng:
Vào năm 1954, Alfred Pételot, trong bộ Cây thuốc của Campuchia, Lào và
Việt Nam (Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam), đã viết là
gỗ trầm hƣơng đƣợc tạo thành do sự biến đổi phân tử của gỗ dƣới ảnh hƣởng của
một loại bệnh, có ngƣời nói là bởi sự phân hủy của phân chim ở nách các cành.
Ngƣời ta chƣa rõ xuất xứ của bệnh này. Cũng có thể là do sự già cỗi mà dần dần có
sự biến đổi gỗ phía trong thành một vật chất tƣơng ứng với gỗ tự nhiên và biểu hiện
ra với những nếp nhăn và những nốt sần sùi và tại các phần phía ngoài nổi lên những


Trang 10


điểm xám mờ, nổi rõ trên nền nâu của các mảnh trầm. Sự sắp xếp của các điểm này
và sắc thái của chúng tạo cho gỗ giống hệt bộ lông chim ƣng, và có lẽ vì thế mà có
tên là gỗ chim ƣng (bois d'aigle). Nhƣng cũng có những mẫu gỗ khơng có những đặc
điểm nêu trên mà thƣờng có màu nâu hạt dẻ đồng đều, cũng nhƣ có những miếng gỗ
trên đó chỉ có những điểm màu xanh sẫm màu. [2]

Hình 2.3. Mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của phần thân cây có trầm hƣơng [36]

Sadgopal (1960) lại cho rằng những cây từ 50 năm tuổi trở lên sẽ cho lƣợng
trầm cao nhất. Gibson (1977) cho biết, chỉ một tỷ lệ nhỏ (khoảng 10%) Aquilaria
trong tự nhiên có sự hình thành trầm hƣơng. Cịn Gianno (1986) lại cho rằng chỉ 1/10
số cây đã trƣởng thành có đƣờng kính thân tại phần đỉnh (dbh) trên 20 cm mới có
khả năng tạo trầm. Theo Chakrabarty và các cộng sự (1994) [25] thì những cây có độ
tuổi từ 20 năm trở lên bị nhiễm bệnh mới có khả năng tạo nhựa,. Tuy nhiên, những
nghiên cứu gần đây của Tổ chức Rừng mƣa nhiệt đới (TRP) ở Việt Nam cho thấy
trầm hƣơng có thể đƣợc tạo thành ở những cây chỉ mới 3 năm tuổi, với tốc độ nhanh
gấp 10 lần trong tự nhiên [36].
Theo Robert A. Blanchette (Đại học Minnesota, Mỹ) thì cho rằng: trầm hƣơng
đƣợc hình thành do phản ứng của cây đối với sự tổn thƣơng bên trong chất gỗ. Tại
Hội nghị quốc tế trầm hƣơng đầu tiên đƣợc tổ chức ở Việt Nam năm 2003, giáo sƣ
Blanchette (Đại học Minnesota, Mỹ) đã báo cáo cơng trình nghiên cứu của ơng về sự
hình thành trầm hƣơng. Theo đó, cây có hai cơ chế phản ứng với vết thƣơng. Đầu
tiên, các tế bào libe sẽ sinh ra tế bào sẹo trên khắp vết thƣơng. Nếu sự hình thành mơ

Trang 11



sẹo này bị ngăn chặn thì cây sẽ tạo ra nhựa nhƣ một phản ứng tự vệ hóa học. Ngồi
ra, những yếu tố chẳng hạn nhƣ tuổi của cây, môi trƣờng và di truyền có thể cũng
đóng vai trị quan trọng trong sự tạo thành trầm hƣơng. [23]
2.3. Những vi sinh vật tham gia quá trình tạo trầm hƣơng
Hiện nay có rất nhiều các cơng trình cơng bố về các loài vi sinh vật phân lập
đƣợc từ trầm hƣơng. Mỗi cơng trình đƣợc thực hiện trong một hồn cảnh và những
phƣơng pháp khác nhau, những công bố sau đây cho ta biết đƣợc những vi sinh vật
có khả năng tham gia quá trình tạo trầm hƣơng.
2.3.1. Việt Nam
Năm 1999, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện đề tài: ”Nghiên cứu xác định phƣơng
thức tạo trầm bằng tác nhân vi sinh” của Đặng Ngọc Châu. Trong 2 năm nghiên cứu
đã xác định đƣợc ba chủng nấm: Aspergillus phoenicis (CDA) Thom., Penicillium
citrum Thom. và Penicillium sp. [4].
Năm 2006, Ngô Thị Dơn và các cộng sự tiến hành “Nghiên cứu công nghệ tạo
trầm và phát triển cây dó trầm hƣơng ở vùng đồi phía Bắc Việt Nam”, các tác giả đã
thu thập đƣợc các mẫu gỗ có trầm hƣơng trên 12 cây dó bầu tự nhiên ở Hƣơng Khê Hà Tĩnh và huyện Đà Bắc – Hịa Bình để phân lập các chủng vi sinh vật và nấm. Sau
khi phân lập đã xác định đƣợc 6 loài nấm xuất hiện nhiều trên các mẫu gỗ, đó là:
Phialophora sp. (mốc trắng), Fusarium sp. (mốc trắng), Aspergillus sp. (mốc đen),
Aspergillus sp. (mốc xanh), Aspergillus sp. (mốc vàng), Rhizopus sp. (mốc đen). Sau
6 tháng tác động nhiễm thử các chế phẩm có khả năng tạo trầm nhiều nhất là:
Phialophora parasitica và Fusarium solani [10].
Năm 2007, Đinh Trung Chánh và Phạm Văn Minh tiến hành: “Nghiên cứu
gây tạo trầm hƣơng nhân tạo trên cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte)
bằng phƣơng pháp vi sinh và hóa học”, các tác giả đã phân lập đƣợc các chủng nấm
và vi sinh vật nhƣ: Rhizoctonia sp., các loài nấm bất toàn và tuyến trùng ở các mẫu
gỗ trầm hƣơng trên các cây dó bầu thu đƣợc ở Quãng Nam, Khánh Hịa và Thảo
Cầm Viên – Thành phố Hồ Chí Minh [3].
Gần đây nhất, Lê Văn Thành và Nguyễn Huy Sơn (2009) [9] có báo cáo đánh
giá kết quả tác động tạo trầm bằng các chế phẩm vi sinh và hóa học mà thành phần


Trang 12


×