Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Ứng dụng phương pháp ahp trong phân tích, đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp tại công ty tnhh kim khí thyssenkrupp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

NGUYỄN LÊ NA
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP TRONG
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỰA
NHÀ CUNG CẤP TẠI CƠNG TY TNHH
KIM KHÍ THYSSENKRUPP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 603405

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------

NGUYỄN LÊ NA
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP TRONG
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỰA
NHÀ CUNG CẤP TẠI CƠNG TY TNHH
KIM KHÍ THYSSENKRUPP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 603405

KHÓA LUẬN THẠC SĨ


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015.


I

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG.
Cán bộ chấm nhận xét 1: ...................................................................................
............................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, tháng 04 năm
2015.
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Nguyễn Mạnh Tuân
2. Thư ký: TS. Trần Thị Kim Loan
3. Ủy viên: TS. Nguyễn Thanh Hùng
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


II

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 10 tháng 04 năm 2015

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN LÊ NA. Giới tính: Nữ.
Ngày, tháng, năm sinh: 05/08/1985. Nơi sinh: PHÚ YÊN.
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh. MSHV: 11170800.
Khoá: 2011.
1- TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP TRONG PHÂN TÍCH,
ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỰA NHÀ CUNG CẤP TẠI CƠNG TY TNHH KIM KHÍ
THYSSENKRUPP VIỆT NAM.
2- NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN:
- Phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động của hoạt động mua hàng trong
công tác chọn lựa nhà cung cấp tại Cơng ty TNHH Kim Khí ThyssenKrupp Việt
Nam
- Ứng dụng mơ hình AHP kết hợp với Phần mềm Exper Choice để đánh giá và
chọn lựa các nhà cung cấp.
- Đề xuất cải tiến quy trình chọn lựa nhà cung cấp trong công tác mua hàng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 28/12/2014.
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/04/2015.
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG.
Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BM ĐÀOTẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


III

TRƯỞNG KHOA

LỜI CẢM ƠN
Tôi đã học được rất nhiều điều, từ tư duy làm kinh tế đến các kỹ thuật, quy
trình kinh tế cũng như quản lý, và cả các kinh nghiệm giao tiếp và điều tra khách
hàng; thu nhận được thêm nhiều kiến thức quý báu, gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều
thầy, cô và nhiều người bạn tốt. Với tất cả sự chân thành của mình, tơi xin gửi đến
những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này lời biết ơn
sâu sắc.
Với tất cả tấm lịng mình, lời cảm ơn đầu tiên xin gửi đến gia đình tơivì sự
động viên khơng mệt mỏi và sự kề cận, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành
khóa học của mình một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Thu Hằng người đã
giúp tôi điều chỉnh kịp thời định hướng nghiên cứu cũng như tư duy về ứng dụng
của AHP và giúp tơi hồn thành đề tài này.
Cùng với giáo viên hướng dẫn, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến
toàn thể ban giám đốc, cấp trên trực tiếp vànhững người đồng nghiệp trong công ty
nơi tôi đang công tác, đặc biệt là chị Phạm Thị Thu Hương vì đã nhiệt tình giúp đỡ
và khích lệ và động viên tơi những lúc tơi cảm thấy khó khăn khó vượt qua nhất.
Mọi người đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành tốt các điều tra của
mình và sự đón tiếp nồng ấm, những lời góp ý chân thành và sự nhẫn nại của các

cô/chú/anh/chị được phỏng vấn làm tôi thật sự cảm động và ghi nhớ mãi điều này.
Mặc dù đã cố gắng hết tâm huyết của mình, nhưng sai sót là khơng thể tránh
khỏi, tơi cũng sẽ rất cảm kích và mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của
q thầy cơ, q cơ quan, các anh chị và các bạn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
Nguyễn Lê Na –Email: , điện thoại 0936441636.
Cuối cùng xin cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian đọc, tham khảo và góp ý
cho tài liệu này.


IV

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Lê Na

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
AHP là một phương pháp đánh giá khơng cịn mới mẻ đối với nghành quản
lý trong việc lựa chọn nhà cung cấp trên thế giới.Tuy nhiên, đối với Việt Nam hiện
nay hầu như vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về phương pháp này và áp dụng
vào thực tế trong ứng dụng trên.
Với các doanh nghiệp ở Việt Nam, hầu như quá trình thực hiện việc đánh giá
và lựa chọn các nhà cung cấp vẫn đang được thực hiện chưa bài bản và chỉ mang
tính chất định tính, chủ quan của người phụ trách liên quan. Vì vậy, đề tài này là
một trải nghiệm thực tế và mới mẻ cho quá trình AHP vào ứng dụng đánh giá lựa
chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp.
Đề tài này tập trung thực hiện việc tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá nhà cung
cấp, áp dụng phương pháp AHP để ra quyết định lựa chọn. Sau đó là việc cải tiến
quy trình lựa chọn nhà cung ứng cho doanh nghiệp bằng vận dụng AHP. Cuối cùng
là các kết luận và một số đề xuất kiến nghị cùng với hướng phát triển cho dạng đề
tài này trong tương lai.

Tác giả hy vọng rằng, qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, sẽ cung cấp
được sự khái quát tổng thể và đầy đủ về phương pháp phân tích thứ bậc và mang
đến sự mơ tả chi tiết về quá trình ứng dụng phương pháp trên vào thực tế của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài này sẽ góp phần vào việc thúc đẩy các ứng dụng thực tế
của AHP trong việc ra quyết định quản lý ở nhiều lĩnh vực đa dạng hơn.


V

ABSTRACT
AHP is an assessment method which is not new with the management in
selection supplier proplem in the world. However, at this time in Viet Nam, it is
almost no more the research topics and methods applied in the application on.
With businesses in Vietnam, almost the process of implementing evaluation
and selection of suppliers is still not doing well and it is just only qualitative, based
on the personnal of the relevant in charge. Therefore, this topic is a real experience
and new for the process AHP to provide evaluating and selecting suppliers
applications for businesses in Viet Nam.
This dissertation focuses on finding the criteria for evaluating suppliers and
applying AHP method for selection decisions, and then it is the improvement
process of evaluation and selection suppliers for businesses by applying AHP.
Finally, some conclusions and recommendations with the development of
researching this topic in the future.
Through of the implementation this research, the author hopes that it will
provide a comprehensive overview and full about hierarchical analysis methods and
gives a detail description of the application method on the fact of the business.
Besides that, this topic will contribute to promoting the practical application of AHP
in making management decisions in more diversified fields.



VI

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan khóa luận thạc sĩ “ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP
TRONG PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỰA NHÀ CUNG CẤP TẠI
CƠNG TY TNHH KIM KHÍ THYSSENKRUPP VIỆT NAM.” là cơng trình do
chính bản thân tơi thực hiện.
Các thơng tin, số liệu trong khóa luận này được thu thập một cách trung thực.
Toàn bộ kết quả khảo sát được trình bày trong khóa luận cũng chưa từng được trình
bày hay cơng bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu hoặc tài liệu nào trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Lê Na


VII

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................III
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................IV
ABSTRACT ..............................................................................................................V
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................VI
MỤC LỤC.............................................................................................................. VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................IX
DANH MỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................XI
CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN......................................................................................1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.......................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................3
1.3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................4

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.3.3 Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu:.......................................................................... 4
1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.................................................5
1.5 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU.........................................................................5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................6
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN..........................................................................6
2.1.1 Các khái niệm, lý luận về Purchasing ............................................................. 6
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của ‘’Purchasing’’ trong doanh nghiệp .......................... 9
2.1.3 Tầm quan trọng của việc đánh giá và lựa chọn được các nhà cung ứng . 12
2.1.4 Các tiêu chí đánh giá và mơ hình chọn lựa nhà cung cấp .......................... 13
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH....................................................26
2.2.1 Phương pháp AHP: .......................................................................................... 26
2.2.2 Phương pháp ANP: .......................................................................................... 34


VIII

2.3 ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH ÁP DỤNG ..................................................................37
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY TNHH KIM KHÍ
THYSSENKRUPP VIỆT NAM .............................................................................38
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY TNHH KIM KHÍ THYSSENKRUPP VIỆT
NAM......................................................................................................................38
3.2 GIỚI THIỆU VỀ MƠ HÌNH CHUỔI CUNG ỨNG CƠNG TY ĐANG ÁP
DỤNG....................................................................................................................40
3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHỌN LỰA NHÀ CUNG CẤP ĐANG ÁP
DỤNG....................................................................................................................41
3.4 NHỮNG VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRONG MUA HÀNG VÀ LỰA CHỌN
NHÀ CUNG CẤP .................................................................................................44
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ...........................47

4.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ..................................................48
4.2 ÁP DỤNG AHP ĐỂ ĐÁNH GIÁ ...................................................................48
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VỚI PHẦN MỀM ‘’EXPER CHOICE’’
VÀ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN QUY TRÌNH CHỌN LỰA NHÀ CUNG CẤP ........60
5.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VỚI PHẦN MỀM EXPER CHOICE .....................60
5.1.1 Phân tích độ nhạy của kết quả: ...................................................................... 60
5.1.2 Phân tích các nhà cung cấp theo các tiêu chí chính..................................... 64
5.1.3 Kết quả tổng hợp mức độ ưu tiên theo các tiêu chí và cấu trúc từng cấp theo
Phương pháp AHP.................................................................................................... 75
5.2 ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP ..........79
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................84
6.1 ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.....................................84
6.2 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ .................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤ LỤC .................................................................................................................89
Phụ lục 1: Phiếu điều tra thông tin. .......................................................................90
Phụ lục 2: Danh sách đối tượng phỏng vấn.........................................................100
Phụ lục 3: 23 Bảng ma trận so sánh cặp..............................................................103


IX

Phụ lục 4 : Các kết quả chạy mơ hình theo từng tiêu chí phụ .............................106
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................109

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê số lượng và loại khiếu nài của khách hàng năm 2014 ..................2
Bảng 2.1: Các tiêu chí chọn lựa nhà cung cấp theo Dickson (1996). .......................15
Bảng 2.2: Những tiêu chí lựa chọn theo Weber (Weber ET AL, 1991). ..................16
Bảng 2.3: Các nhân tố '' mềm'' theo ELLRAM ( ELLRAM,1900)...........................17

Bảng 2.4: Danh sách các tiêu chí được sử dụng trong vấn đề lựa chọn nhà
cung cấp ....................................................................................................................19
Bảng 2.5: Ứng dụng AHP trong lựa chọn nhà cung ứng ..........................................28
Bảng 2.6: Chỉ số ngẫu nhiên tương ứng số yếu tố tham gia ma trận so sánh cặp ....31
Bảng 2.7: Thang đo cơ bản .......................................................................................33
Bảng 3.1: Form Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng tại TKMV .............43
Bảng 4.2: Ma trận so sánh cặp giữa 6 tiêu chí chính. ...............................................55
Bảng 5.1: Trung bình dịng của mỗi nhà cung cấp theo tiêu chí phụ của
Chất lượng.................................................................................................................64
Bảng 5.2: Xếp hạng ưu tiên các nhà cung cấp theo tiêu chí Chất lượng ..................65

Bảng 5.3: Trung bình dịng của mỗi nhà cung cấp theo tiêu chí phụ của Chi Phí.Error! Bookma
Bảng 5.4: Xếp hạng của các nhà cung cấp theo tiêu chí về Chi Phí.........................67
Bảng 5.5: Trung bình dịng của mỗi nhà cung cấp theo tiêu chí phụ của
Giao Hàng. ...............................................................................................................68
Bảng 5.6: Xếp hạng của các nhà cung cấp theo tiêu chí về Giao Hàng....................69
Bảng 5.7: Trung bình dịng của mỗi nhà cung cấp theo tiêu chí phụ của Dịch vụ sau
bán hàng. ...................................................................................................................70
Bảng 5.8: Xếp hạng của các nhà cung cấp theo tiêu chí về Dịch vụ sau bán hàng ..71
Bảng 5.9: Trung bình dịng của mỗi nhà cung cấp theo tiêu chí phụ của năng lực tài
chính ..........................................................................................................................71
Bảng 5.10: Xếp hạng của các nhà cung cấp theo tiêu chí về Năng lực tài chính .....73


X

Bảng 5.11: Trung bình dịng của mỗi nhà cung cấp theo tiêu chí phụ của Dây
chuyền và năng lực sản xuất. ....................................................................................73
Bảng 5.12: Xếp hạng của các nhà cung cấp theo tiêu chí về Dây chuyền và năng lực
sản xuất......................................................................................................................74

Bảng 5.13: Bảng tổng hợp trọng số ưu tiên cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ..75


XI

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Tác động của quản lý cung ứng trên’ both top and bottom line. ..............10
Hình 2.2: Tổng chi phí chủ sở hữu theo Ellram (Ellram, 1995) ...............................23
Hình 2.3: Các hình thức so sánh cặp.........................................................................31
Hình 2.4: Cấu trúc cây thứ bậc..................................................................................32
Hình 2.5: Cấu trúc mạng lưới của ANP. ...................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1: Vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động cung ứng ........................40
Hình 3.2: Các quy trình hoạt động tại TKMV ..........................................................41
Hình 4.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu. ...............................................................48
Hình 4.2: Sơ đồ Cấu trúc phân tầng ..........................................................................54
Hình 4.3: Kết quả so sánh cặp theo các tiêu chí chính..............................................59
Hình 5.1: Biểu đồ Performace Sensitivity ................................................................61
Hình 5.2: Biểu đồ Dynamic Sensitivity ....................................................................62
Hình 5.3: Biểu đồ Gradient Sensitivity .....................................................................62
Hình 5.4: Biểu đồ Head-to-Head giữa Constelium và Novelis Aluminum ..............63
Hình 5.5: Biểu đồ Two Dimensional Sensitivity ......................................................64
Hình 5.6: Cây cấu trúc phân tầng theo AHP.............................................................77
Hình 5.7: Kết quả tổng lợi ích tồn cục của các nhà cung cấp ................................79


XII


1


CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN
Mục tiêu của chương này nhằm giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu và sự cần
thiết thực hiện đề tài này. Nội dung chính của chương này bao gồm các nội dung:
 ...................................................................................................................... L
ý do hình thành đề tài
 ...................................................................................................................... M
ục tiêu nghiên cứu
 ...................................................................................................................... P
hạm vi và phương pháp nghiên cứu
 ...................................................................................................................... Ý
nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Cơng ty TNHH Kim Khí ThyssenKrupp Material Việt Nam được thành lập từ năm
2007 và là một trong những công ty đi tiên phong mở đầu trong lĩnh vực kinh doanh
về nguyên vật liệu kim loại với phương thức đa dạng hóa sản phẩm như một siêu thị
về kim khí đầu tiên tại Việt Nam.
Triết lý kinh doanh của công ty hướng đến 3 phương châm lớn để trở thành là đối
tác của các nhà sản xuất đó là:
 Chất lượng
 Uy tín
 Chun nghiệp
Cơng ty ThyssenKrupp Material Việt Nam ln hướng đến các mục tiêu lớn trên là
để thỏa mãn và đáp ứng cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Với mong muốn
ngày càng hoàn thiện tốt hơn nữa các dịch vụ của mình, cơng ty ln hướng đến và
tìm hiểu về các mong muốn của khách hàng, giảm thiểu tối đa các phàn nàn và
khiếu nại của khách hàng để nâng cao uy tín và thương hiệu của chính mình. Theo


2


số liệu thống kê trong năm tài chính từ 01.10.2013 đến 30.09.2014, ThyssenKrupp
Material Việt Nam có tất cả 184 khiếu nại của khách trong tổng 2387 đơn hàng cho
cả 3 nghành hàng Thép không rỉ, Kim loại màu và Thép đặc biệt.

Bảng 1: Thống kê số lượng và loại khiếu nài của khách hàng năm 2014
Số liệu thống kê số lượng và loại khiếu nại của khách hàng năm 2014

Ngành hàng

Thép không rỉ

Số đơn

Số khiếu

hàng

nại

Hàng bị rỗ

Trầy xước

Giao hàng

Giao hàng

bọt

bề mặt


trễ do NCC

trễ do nội bộ

72

35

10

15

12

Kim Loại Màu 1054

87

32

15

30

10

Thép đặc biệt

458


25

12

5

3

5

2387

184

79

30

48

27

7,71

42,93

16,30

26,09


14,67

Số liệu thống


875

Loại khiếu nại

Tỷ trọng khiếu nại %

Tác giả nhận thấy, hầu hết các khiếu nại của khách hàng có tính chất quan trọng liên
quan đến vấn đề về chất lượng hàng hóa và giao hàng trễ tiến độ. Các khiếu nại
trên đã gây ra nhiều tổn thất cho cho doanh nghiệp kể cả về chi phí và uy tín dần bị
giảm sút, khiến cho khách hàng khơng cịn tin tưởng vào chất lượng và dịch vụ của
doanh nghiệp. Khi tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của các khiếu nại thì nó bắt nguồn
từ những vướng mắc bức thiết trong công tác mua hàng và chọn lựa các nhà cung
ứng nguyên vật liệu chưa được hiệu quả.Với một doanh nghiệp kinh doanh về mảng
nguyên vật liệu kim loại như Cơng Ty ThyssenKrupp VN thì vấn đề tìm được
những nhà cung ứng tốt thật sự là một tài nguyên vô giá, bởi chính nhà cung ứng tốt
sẽ góp phần trực tiếp vào thành cơng của doanh nghiệp, nó giúp làm giảm các chi
phí tổn thất khi khắc phục giải quyết các khiếu nại của khách hàng, giúp làm giảm


3

bớt các thời gian cho cơng tác tìm hiểu ngun nhân lỗi và đồng thời giúp làm nâng
cao uy tín của doanh nghiệp trong nghành công nghiệp. Lựa chọn nhà cung ứng tốt
và quản lý được nhà cung ứng là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức có được sản

phẩm, dịch vụ chất lượng như mong muốn, giảm thiểu nhiều rủi ro và nâng cao
được uy tín thương hiệu trên thị trường.
Vì vậy, đề tài được hình thành với mục đích tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá lựa
chọn nhà cung cấp và phương pháp đánh giá phù hợp với các nhà cung cấp hiện
nay của doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề hiện tại do chưa chọn lựa được đúng
các nhà cung cấp phù hợp để giảm thiểu các khiếu nại và phàn nàn của khách hàng
trong vấn đề chất lượng và giao hàng trễ hẹn giúp doanh nghiệp cải thiện các hoạt
động và tiết kiệm được các chi phí hoạt động và quản lý, nâng cao được vị thế cạnh
tranh của mình trên thị trường, cũng như là vị thế trong việc mua hàng trong tương
lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhắm đến các mục tiêu chính như sau:
 ...................................................................................................................... P
hân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của hoạt động mua hàng trong công
tác chọn lựa nhà cung cấp tại Công ty TNHH Kim Khí ThyssenKrupp Việt
Nam.
 ...................................................................................................................... Ứ
ng dụng mơ hình AHP kết hợp với Phần mềm Exper Choice để đánh giá và
chọn lựa các nhà cung cấp.
 ...................................................................................................................... Đ
ề xuất cải tiến quy trình chọn lựa nhà cung cấp trong cơng tác mua hàng.


4

1.3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung phân tích, đánh giá vào hiệu quả hoạt
động của cơng tác mua hàng, chọn lựa các nhà cung cấp nguyên liệu (Vai trò
của Supplier trong hoạt động của chuỗi cung ứng), đánh giá vị thế mua hàng

hiện tại của doanh nghiệp và các giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động trong
việc lựa chọn các nhà cung ứng.
 Đối tượng nghiên cứu:
-.................................................................................................................. Đ
ề tài được giới hạn trong phạm vi Công ty TNHH Kim Khí
ThyssenKrupp Việt Nam và các nhà cung cấp của công ty.
-

Nghiên cứu tập trung vào nghành hàng Nhôm Hợp Kim.

-

Đề tài được thực hiện chủ yếu tại khâu mua hàng.

 Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2015.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài bao gồm:


Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm xác định rõ các vấn đề cần nghiên
cứu, đánh giá về chất lượng và lựa chọn các nhà cung ứng.

 Nghiên cứu thuyết ra quyết định, các mơ hình và phương pháp ra quyết định.
 Ứng dụng Phương pháp AHP trong việc lựa chọn các nhà cung ứng kết hợp
cùng phần mềm Exper Choice để chuyển các thông tin định lượng đo lường
bằng số lượng.
 Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp thống kê mô tả
để nhận xét và chọn lựa các nhà cung cấp.
1.3.3 Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu:
 Các nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ



5

 Phỏng vấn.
 Qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại nội bộ công ty.
 Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
 Các tài liệu thực tế của Công ty bao gồm các file nội dung đánh giá,
thông tin dữ liệu về lịch sử công ty, các quy trình thực hiện việc lựa
chọn nhà cung cấp và các tài liệu liên quan khác.
 Các số liệu từ khảo sát thống kê, phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc và
những người có liên quan.
 Các tài liệu của các nhà cung cấp bao gồm các file báo cáo cũ ghi
nhận về Performance, về khiếu nại nhận được.
 Các bài báo, tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới.
1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về vai
trị và lợi ích của việc chọn lựa đúng các nhà cung ứng trong vị thế hiện tại.
Đo lường và đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động trong công tác mua
hàng và áp dụng các giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động đó.
 Đồng thời nghiên cứu cũng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp xây dựng
được bộ tiêu chí đánh giá và chọn lựa các nhà cung cấp để nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí.
1.5 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Luận án được chia thành năm chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Giới thiệu về Cơng ty ThyssenKrupp Material Việt Nam
Chương 4: Phương pháp thực hiện.



6

Chương 5: Phân tích kết quả thu được với phần mềm Exper Choice và đề
xuất cải tiến quy trình mua hàng tại TKMV.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Nội dung của chương này sẽ tìm hiểu các khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và vai trò
của Purchasing đối với tổ chức. Tìm hiểu các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn nhà cung
cấp, các mơ hình đánh giá và đặc biệt là đi sâu trình bày về phương pháp phân tích
thứ bậc AHP (Analytic Hierachy Process).
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN
2.1.1 Các khái niệm, lý luận về Purchasing
..................................................................................................................... K
hái niệm:


7

Purchasing đề cập đến việc một doanh nghiệp, tổ chức cố gắng có được hàng hố,
dịch vụ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.Mặc dù có nhiều tổ chức cố
gắng thiết lập các tiêu chuẩn trong quá trình mua, quy trình có thể khác nhau rất
nhiều giữa các tổ chức. Thông thường, từ "purchasing " không được sử dụng thay
thế với từ "procurement", bởi vì ‘’procurement’’ thường bao gồm dịch vụ giám sát
chất lượng nhà cung cấp, giao vận và hậu cần (Transport & Logistic) được tính
thêm vào trong purchasing.
..................................................................................................................... M
ục tiêu của Purchasing

Robert Monczka và các công sự của ơng đã tiếp cận khái niệm q trình mua bằng
cách sử dụng mơ hình sáu mục tiêu thiết lập cho chức năng mua.


Mục tiêu đầu tiên là vấn đề liệu purchasing có phải hỗ trợ cho các yêu cầu

nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động. (Monczka, 2005, tr.30-31).


Mục tiêu thứ hai cho chức năng purchasing là để quản lý quá trình mua sắm

hiệu quả và gia tăng hiệu năng. (Monczka, 2005, tr.31).


Mục tiêu thứ ba mà ê kíp Monczka mơ tả có liên quan đến vấn đề cung cấp

các quản lý ở cấp cơ sở. Việc cung ứng các quản lý nền bao gồm ba yếu tố khác
nhau đề cập về khả năng của các nhà cung cấp đó là:
 Để đảm bảo sức cạnh tranh của các nhà cung cấp hiện tại.
 Để xác định bất kỳ nhà cung cấp tiềm năng mới, những người muốn phát
triển mối quan hệ thêm thân thiết.
 Để cải thiện sức cạnh tranh của các nhà cung cấp hiện tại. (Monczka,
2005, tr.31-32).


Mục tiêu thứ tư là sự cần thiết của purchasing để phát triển các mối quan hệ

thân thiết với các nhóm chức năng khác. (Monczka, 2005, tr.32).



Mục tiêu thứ năm là sự cần thiết phải hỗ trợ mục tiêu của tổ chức và mục

tiêu này đã được xác định là mục tiêu quan trọng nhất của purchasing vì nó ngụ ý
rằng purchasing có khả năng ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của tổ chức. Nếu
purchasing thực sự thành cơng trong vấn đề này nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh


8

mạnh mẽ cho tồn bộ tổ chức để có thể đương đầu với các đối thủ của họ.
(Monczka, 2005, tr.32)


Mục tiêu thứ sáu của purchasing là phát triển các chiến lược mua tích hợp hỗ

trợ các chiến lược của tổ chức. (Monczka, 2005, tr.32-33)
Peter Baily và nhóm của ơng đã mô tả trong quyển sách “Nguyên tắc Purchasing và
Quản lý một cách nhìn hiện đại hơn về purchasing”. Baily đã đề cập rằng
purchasing bao gồm năm điểm cơ bản như sau. (Baily, 2005, tr.4)
Năm điểm cơ bản của Purchasing:


Cung cấp cho tổ chức một dòng cung ứng nguyên vật liệu và dịch vụ để đáp

ứng các nhu cầu của nó. Để đảm bảo tính liên tục và ổn định của nguồn cung cấp
bằng cách duy trì mối quan hệ hiệu quả với các nguồn cung ứng hiện có, thứ hai là
bằng cách phát triển các nguồn cung cấp khác trở thành lựa chọn thay thế hoặc để
đáp ứng các nhu cầu bất chợt hay đã được lên kế hoạch.



Để mua một cách khơn ngoan và hiệu quả, có được giá trị tốt nhất cho mỗi

đồng chi tiêu.


Để duy trì hợp tác quan hệ với các phòng ban khác, cung cấp thông tin và lời

khuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả của tổ chức như một tổng thể.


Phát triển nhân sự, các chính sách, thủ tục và tổ chức để đảm bảo đạt được

các mục tiêu.
Baily cũng mô tả rằng có thể cũng có một số mục tiêu cụ thể hơn ngồi năm điểm ở
trên. Ví dụ như các mục tiêu purchasing có thể bao gồm việc lựa chọn các nhà cung
cấp tốt nhất trên thị trường và cũng là các nhà giám sát cho các xu hướng thị trường
cung ứng. Tuy nhiên, năm điểm mục tiêu được chỉ ra ở trên là quan trọng nhất và
chúng ta nên tập trung sự chú ý chính cho chúng. (Baily, 2005, tr.4)
Leenders và các cộng sự của ông đã mô tả quan điểm của họ về những mục tiêu
của purchasing và họ thấy rằng có tổng cộng chín mục tiêu khác nhau mà
purchasing cần phải xử lý.
Chín mục tiêu đó là:


Cung cấp dòng chảy liên tục về vật tư, nguyên vật liệu, và dịch vụ cần thiết

để vận hành tổ chức.


9




Giữ mức tồn kho hàng hóa và thất thốt ở mức tối thiểu.



Duy trì và nâng cao chất lượng.



Tìm và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp có thẩm quyền lớn.



Chuẩn hố (nếu có thể) các mặt hàng đã mua.



Mua các mặt hàng và dịch vụ cần thiết với tổng chi phí thấp nhất.



Đạt được sự hài hòa, tạo ra các mối quan hệ sản xuất làm việc tốt với các

phòng ban chức năng khác trong tổ chức.


Hoàn thành các mục tiêu của purchasing ở mức thấp nhất có thể về các chi


phí hành chính.


Nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức. (Leenders, 2002, tr.41-43)

2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của ‘’Purchasing’’ trong doanh nghiệp
Trong lịch sử đã ghi nhận vấn đề thu mua đóng một vai trị quan trọng trong việc
‘đạt được mức gía thấp nhất có thể’. Điều này thường là do các tác động của một
mối quan hệ tích cực với nhà cung cấp và thường là một cuộc đánh đổi với chất
lượng. Tuy nhiên trải qua thời gian, vai trò của mua hàng đã phát triển thành một
chức năng đóng vai trị tiết kiệm chi phí, trong đó mối quan hệ giữa nhà cung cấp và
các đối tác đã được xây dựng phát triển như chức năng tiết kiệm chi phí ở trong tâm
trí. Những việc tiết kiệm chi phí thường đến từ những quá trình cải tiến, cải tiến của
sản phẩm hoặc là những tác động của sự phát triển các nhà cung cấp.
Ngày nay, mua hàng đã được công nhận có một tác động rất lớn đến các dịng đi
của tổ chức. Nó có tác động trực tiếp đến hai tác lực lớn là Doanh thu và chi phí.
Việc mua hàng ngày nay đang trở thành một năng lực cốt lõi của cơng ty, việc tìm
kiếm và phát triển các nhà cung cấp và đưa vào thành chuyên môn đuợc các nhà tổ
chức đánh giá rất cao về mặt giá trị. Về mặt tổng thể, việc mua hàng chịu trách
nhiệm chi tiêu cho hơn 50% của tất cả các khoản thu của doanh nghiệp nhận được
từ thu nhập bán hàng.Việc mua nguyên vật liệu và dịch vụ thường sử dụng nhiều
tiền hơn bất kỳ các chi phí nào khác, và các dịch vụ sẽ ngày càng được nhanh chóng
gia tăng. Thơng thường, chi phí cho ngun vật liệu thường chiếm 2.5 lần giá trị của
tất cả các chi phí lao động, trả lương và gấp 1.5 lần so với chi phí lao động cộng với


10

tất cả các chi phí khác khi vận hành kinh doanh. Trong lĩnh vực dịch vụ, hàng triệu
USD đã được chi tiêu cho việc tiếp thị và quảng cáo, pháp lý, công nghệ thông tin,

hậu cần, lao động tạm thời và các hoạt động khác. Có rất nhiều cơ hội cho hầu hết
các tổ chức tiết kiệm chi phí bằng cách tham gia mua ở khu vực dịch vụ của chi
tiêu, mặc dù việc mua hàng trong khu vực dịch vụ thì khác hơn so với việc mua
nguyên vật liệu đặc trưng.
Hình 2.1 cho thấy cách quản lý cung ứng có thể làm gia tăng doanh thu và làm
giảm các chi phí. Sự tác động của thu nhập rịng và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
có ảnh hưởng lớn đến giá trị của cổ đông. Các tác động về chi phí thì dễ dàng hiểu
vì việc giảm chi phí thường được coi là một đặc trưng của việc mua hàng.Mua hàng
làm việc với các khách hàng nội bộ để giúp cải tiến q trình và làm giảm chi phí.
Mua hàng cũng làm việc với các nhà cung cấp để cải tiến quá trình, tìm kiếm những
nguyên vật liệu thay thế và tìm kiếm những vị trí và phương thức vận tải khác
nhau.Việc tập trung vào việc cải thiện về mặt chi phí là một năng lực cốt lõi của
mua hàng chuyên nghiệp.
.

Hình 2.1: Tác động của quản lý cung ứng trên’ both top and bottom line

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cơ hội để giúp thúc đẩy việc tăng thị phần.Ví dụ, các
mối quan hệ mạnh mẽ với đúng các nhà cung cấp có thể cho phép sự tham gia sớm
của nhà cung cấp trong việc phát triểu sản phẩm mới. Các yếu tố đầu vào thì bao
gồm cả vật liệu và q trình gia cơng theo định hướng. Sự tham gia sớm ở các giai
đoạn phát triển sản phẩm này giúp tiết kiệm được hơn 20% của chi phí sản xuất.
Các nguồn cung ứng là một nguồn tài nguyên của cơ hội sáng tạo và quản lý nguồn
cung cấp thì cần được đào tạo để nhận biết được các cơ hội thị trường cung cấp. Có


11

nguồn cung ứng phù hợp và tạo được mối quan hệ với các nhà cung cấp thì giống
như là có những cơ hội sáng tạo và ý tưởng tuyệt vời. Có một câu nói nổi tiếng và

cơng khai về các nhà cung cấp và cơ sở cung ứng của Dave Nelson ‘nếu bạn phát
triển các mối quan hệ đúng với đơn vị cung cấp cơ sở của bạn, bạn có thể tạo thêm
được 10.000 bộ não cùng suy nghĩ về cách để cải thiện sản phẩm và tiết kiệm chi
phí‘. Ông cho rằng có rất nhiều năng lượng tiềm ẩn trong tay các nhà quản lý nếu
như họ có thể khai thác được các sức mạnh và khả năng của các đơn vị cung cấp cơ
sở.
Axelsson và Håkansson đã xác định trong nghiên cứu của họ rằng purchasing có
thể đựợc tóm tắt thành hai vai trị khác nhau về mặt chiến lựợc: vai trị hợp lý hóa
và vai trị của sự phát triển (Håkansson, 2001, tr.8).


Vai trị hợp lý hóa: có thể đựợc xem như là cơng việc hàng ngày của các

purchaser, và họ sẽ cố gắng để tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách giới
thiệu một số giải pháp tiết kiệm chi phí từ quan điểm kỹ thuật hoặc bằng cách bàn
luận xem làm thế nào mà các hàng hóa đựợc sản xuất hoặc chuyển giao. Bên trong
vai trị hợp lý hóa, các purchaser có thể có ba vai trị chính trong đó đầu tiên là xem
xét các câu hỏi: những gì cần mua, nên mua hay có thể tự sản xuất? Làm thế nào để
phản ứng kịp với những thay đổi về phát triển và sản xuất?
Ngồi ra, họ sẽ phải hợp lý hố các dịng hậu cần bao gồm: việc sản xuất đúng thời
hạn và phân phối sản phẩm. Vai trị hợp lý hố thứ ba đối với các người mua hàng
bao gồm vấn đề phát triển các thói quen mua sắm. Nó khơng chỉ bao gồm việc tối
ưu hóa một nhu cầu mua hàng đơn lẻ, mà là tổng quan các thói quen mua hàng
(Håkansson, 2001, tr.8-9).


Vai trò phát triển: là vai trò chiến lược thứ hai của purchasing. Vai trò này

đựợc xác định bởi Axelsson và Håkansson. Vai trò này đã tăng giá trị theo thời gian
khi nó đã cho thấy rằng các nhà cung ứng cũng có thể cung cấp nguồn lực quan

trọng cho sự phát triển kỹ thuật. Điều này thường giúp làm cho mối quan hệ giữa
hai phòng R & D của người mua và nhà cung cấp đựợc gần gũi hơn. Sự phát triển
của nhà cung cấp cũng là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp cố gắng rút
ngắn thời gian giao hàng và giảm chi phí của sản phẩm cuối. Theo như nghiên cứu


×