Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng thông qua quá trình npi tại nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ THIÊN QUỐC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
THƠNG QUA Q TRÌNH NPI
TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Mã số: 8520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Ngọc Hiền
(Ký Tên)

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Văn Thành
(Ký Tên)

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đường Võ Hùng
(Ký Tên)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 05
tháng 01 năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1.Chủ tịch: TS. Đỗ Thành Lưu .........................................................................................
2. Thư ký: TS. Nguyễn Hữu Thọ .......................................................................................
3. Phản biện 1: TS. Đường Võ Hùng .................................................................................
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Thành ............................................................................
5. Ủy viên: PGS. TS. Đỗ Ngọc Hiền ..................................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

TS. Đỗ Thành Lưu

Trang i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Nhận xét của CB hướng dẫn 

Nhận xét của CB phản biện )

Họ và tên học viên: LÊ THIÊN QUỐC
Đề tài luận văn: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng thông qua quá trình NPI tại nhà
máy lắp ráp linh kiện điện tử

Chuyên ngành: Kỹ thuật công nghiệp

Mã số: 8520117

Người nhận xét: TS. Đường Võ Hùng
Cơ quan công tác: Khoa Quản lý Công nghiệp
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM

Ý KIẾN NHẬN XÉT
1- Về nội dung & đánh giá thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Tác giả đã hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra của luận văn Thạc sĩ, cụ thể như sau:
➢ Chương 1: Tác giả nêu được những lý do thực hiện đề tài, mặc dù vậy, những lý do
này cũng chưa đủ thuyết phục. Tác giả cũng nêu được (3) những mục tiêu nghiên cứu,
tuy nhiên theo người đọc, những mục tiêu này cụ thể nhưng chưa rõ ràng ở những
thông tin mà tác giả đưa vào mục tiêu;
➢ Chương 2: Tác giả trình bày sơ lược lý thuyết về chất lượng và đảm bảo chất lượng,
Process FMEA, báo cáo 8D phù hợp với nội dung luận văn mà tác giả đã thực hiện;
➢ Chương 3: Tác giả trình bày về hiện trạng cơng ty và các vấn đề cịn tồn đọng. Tuy
nhiên nguồn gốc của dữ liệu này thì chưa được nói rõ. Bên cạnh đó, tác giả cịn trình
bày một số dự án phát triển sản phẩm mới để minh họa cho vấn đề chất lượng thiết kế
sản phẩm, đặc biệt là vấn đề hiện trạng giải quyết những vấn đề chất lượng với dữ liệu
khá phong phú, phù hợp đề tài;
➢ Chương 4: Tác giả thực hiện các giải pháp triển khai Process FMEA, tuy nhiên phần
diễn giải và các số liệu phải được diễn giải trình bày tin cậy hơn, thuyết phục người
đọc. Bên cạnh đó, người đọc chưa thấy được tầm quan trọng của phần giải quyết vấn
đề nhanh trong luận văn của tác giả. Trong khi đó, phần thực hiện 8D tác giả trình bày
khá nhiều bảng biểu thực hiện, tuy nhiên, cụ thể như thế nào thì chưa thấy thể hiện rõ
trong luận văn;
➢ Chương 5: Tác giả trình bày những kết quả đạt được của luận văn, các số liệu minh
họa cho giải pháp triển khai hiệu quả hơn, Tuy nhiên, phần trình bày khó nắm bắt và

số liệu minh chứng kém thuyết phục;
➢ Chương 6: Sơ lược kết luận và kiến nghị.
2- Về phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu
− Tác giả trình bày khá nhiều số liệu, bảng biểu trong luận văn nhưng mức độ tin cậy thì
khơng cao;
Trang ii


− Phương pháp nghiên cứu là tình huống thực tế tại cơng ty;
− Lập luận, phân tích nguồn các số liệu như thế nào là một vấn đề cần được thể hiện rõ
để tăng độ tin cậy.
3- Về kết quả khoa học của luận văn:
Người đọc cho rằng đây là luận văn thiên về giải quyết vấn đề thực tế tại doanh nghiệp, nên ý
nghĩa về mặt hoa học không cao, các phân tích lập luận của tác giả cũng chưa thực sự hấp dẫn
người đọc.
4- Về kết quả thực tiễn của luận văn:
Luận văn mà tác giả hoàn thành khá hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển hệ thống quản lý
chất lượng chuyên nghiệp hơn cho những dự án phát triển sản phẩm trong nhiều doanh nghiệp
hiện nay.
5- Những thiếu sót và vấn đề cần làm rõ:
NPI là New Product Introduction (trang16) trong khi NPI theo định nghĩa viết tắt là New
Product Information (trang7). Chú ý thêm những nhận xét trong các phần trên.
6- Ý kiến kết luận:
Luận văn đáp ứng được yêu cầu đối với luận văn Thạc sĩ ngành Kỹ thuật hệ thống công
nghiệp.
7- Câu hỏi của người nhận xét dành cho học viên:
➢ Câu 1: Tác giả hãy cho biết thông tin về những vấn đề tồn đọng được ghi nhận như
thế nào? Cơ sở để chọn những vấn đề quan tâm để giải quyết.
➢ Câu 2: Cơ sở cho việc đánh giá mức độ nghiêm trọng trong bảng 4.3 (trang 48); Điểm
số trong hình 4.2 xác định như thế nào (trang53)?

➢ Câu 3: Số liệu minh chứng trong các kết quả như thế nào?
Ngày 03 tháng 01 năm 2020.
NGƯỜI NHẬN XÉT

TS. ĐƯỜNG VÕ HÙNG

Trang iii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Nhận xét của CB hướng dẫn 

Nhận xét của CB phản biện )

Họ và tên học viên: LÊ THIÊN QUỐC
Đề tài luận văn: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng thông qua quá trình NPI tại nhà
máy lắp ráp linh kiện điện tử
Chuyên ngành: Kỹ thuật công nghiệp

Mã số: 8520117

Người nhận xét: TS. Nguyễn Văn Thành
Cơ quan công tác: Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng


Ý KIẾN NHẬN XÉT
1- Về nội dung & đánh giá thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Luận văn đã thực hiện các nội dung sau:
− Giới thiệu quy trình chạy sản phẩm mới trước khi sản xuất hàng loạt (NPI);
− Xác định các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và trễ tiến độ chạy NPI;
− Cung cấp một số công cụ hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản
phẩm;
− Trình bày trường hợp tiêu biểu: dự án chạy NPI tại công ty Inosheet.
2- Về phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu
Phương pháp thực hiện nghiên cứu theo chu trình PDCA, cơng cụ quản lý dự án, số liệu có độ
tin cậy.
3- Về kết quả khoa học của luận văn:
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn tại công ty nên không mang ý nghĩa về mặt
khoa học.
4- Về kết quả thực tiễn của luận văn:
Có khả năng áp dụng vào thực tế cao.
5- Những thiếu sót và vấn đề cần làm rõ:
Bổ sung sơ đồ phương pháp luận.
6- Ý kiến kết luận:
Đáp ứng yêu cầu của luận văn Thạc sĩ.
7- Câu hỏi của người nhận xét dành cho học viên:

Trang iv


➢ Câu 1: Giải thích về mối liên hệ giữa bảng 5.1: Bảng miêu tả thời gian hoàn thành dự
án trước khi cải tiến và Bảng 5.2, Bảng miêu tả thời gian hoàn thành dự án sau khi cải
tiến.
➢ Câu 2: Đề tài này thực hiện và lấy dữ liệu ở công ty Inosheet hay công ty Jabil Việt
Nam? (Trang 82 và trang 84 sử dụng thông tin và biểu mẫu của công ty Jabil).

Ngày 03 tháng 01 năm 2020.
NGƯỜI NHẬN XÉT

TS. NGUYỄN VĂN THÀNH

Trang v


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Nhận xét của CB hướng dẫn – Đồng hướng dẫn)
Họ và tên học viên: LÊ THIÊN QUỐC
Đề tài luận văn: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng thơng qua q trình NPI tại nhà
máy lắp ráp linh kiện điện tử
Chuyên ngành: Kỹ thuật công nghiệp

Mã số: 8520117

Người nhận xét: PGS. TS. Đỗ Ngọc Hiền
Cơ quan công tác: Bộ môn Kỹ thuật hệ thống cơng nghiệp, Khoa Cơ Khí,
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM

Ý KIẾN NHẬN XÉT
1- Về nội dung & đánh giá thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Học viên đã thực hiện đầy đủ nội dung u cầu:






Phân tích được q trình phát triển sản phẩm mới tại công ty lắp ráp linh kiện điện tử
Xác định nhu cầu xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng
Nghiên cứu, triển khai được các giải pháp, công cụ chất lượng
Ứng dụng được kiến thức cho đối tượng thực tế.

Học viên đang công tác tại công ty và đảm nhiệm vị trí tương ứng nên có điều kiện tiếp cận,
phân tích và ứng dụng thực tế. Đề tài xuất phát từ nhu cầu cơng việc và có kết quả triển khai
ban đầu hứa hẹn. Học viên chủ động trong nghiên cứu, nắm bắt vấn đề nhanh, hoàn thành
nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
2- Về phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu
− Tiếp cận theo nhu cầu cải tiến, nhu cầu công việc thực tế và có triển khai thử nghiệm,
hiệu chỉnh phù hợp theo quy trình Plan – Do – Check – Act.
− Dữ liệu phục vụ cho công việc, dự án thực tế và được chấp nhận triển khai, ghi nhận
một số kết quả khả quan ban đầu. Điều này đảm bảo tính tin cậy, xác thực của dữ liệu.
3- Về kết quả khoa học của luận văn:
− Học viên đăng ký học theo hướng ứng dụng kiến thức ngành vào giải quyết bài toán
thực tế (đào tạo theo phương thức 2) nên khơng u cầu phải có tính mới, có đóng góp
ý nghĩa về mặt khoa học
− Đề tài xuất phát từ nhu cầu cơng ty, có thể xem như trường hợp nghiên cứu ứng dụng
điển cứu (case study) của ngành nghề
− Nghiên cứu đóng góp tích cực trong khẳng định tính hiệu quả của kiến thức ngành
trong xã hội.
4- Về kết quả thực tiễn của luận văn:
Trang vi



− Nghiên cứu xuất phát công việc thực tế nên có khả năng triển khai ứng dụng, giải
quyết các vấn đề đặt ra cho công ty
− Cách tiếp cận thực tế, ứng dụng cơng cụ, giải pháp thích hợp hướng đến chất lượng,
mang lại kết quả thực tiễn ban đầu.
5- Những thiếu sót và vấn đề cần làm rõ:
Trình bày chưa theo chuẩn nghiên cứu khoa học, cần cải thiện thêm
6- Ý kiến kết luận:
− Hoàn thành tốt yêu cầu đối với LVThS theo hướng nghiên cứu áp dụng thực tế.
− Đánh giá: Giỏi
7- Câu hỏi của người nhận xét dành cho học viên:
Không.
Ngày 24 tháng 12 năm 2019.
NGƯỜI NHẬN XÉT

PGS. TS ĐỖ NGỌC HIỀN

Trang vii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Thiên Quốc .......................................................MSHV: 1870188
Ngày, tháng, năm sinh: 13/05/1991 ....................................................Nơi sinh: Đồng Nai
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp ......................... Mã số:


I. TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THƠNG QUA Q
TRÌNH NPI TẠI NHÀ MÁY LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Nắm bắt được quá trình phát triển sản phẩm mới của công ty lắp ráp linh kiện điện tử
2. Xây dựng và áp dụng được một số cơng cụ, giải pháp đảm bảo chất lượng
3. Chuẩn hóa quá trình làm việc

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/08/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/12/2019
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS Đỗ Ngọc Hiền

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2019
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS ĐỖ NGỌC HIỀN

PGS. TS ĐỖ NGỌC HIỀN
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)

Trang viii


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ, trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn quý
Thầy/Cô bộ môn Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức nền tảng, những kỹ năng, những kinh nghiệm bổ ích
trong suốt những năm học tập tại trường.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGS. TS Đỗ Ngọc Hiền, người
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giải đáp các thắc mắc trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận
văn. Thầy đã đưa ra những nhận xét, góp ý, động viên giúp tác giả hoàn thành đề tài một cách
tốt nhất.
Bên cạnh đó, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo các công ty đã tạo
cơ hội, điều kiện cho tác giả thực hiện và hoàn thành mục tiêu đề tài luận văn. Chúc tồn thể
cán bộ, cơng nhân viên của cơng ty luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Sau cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, thầy cơ, bạn bè đã ln
bên cạnh, động viên, hỗ trợ và đồng hành cùng tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn
thạc sĩ. Chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong công việc và cuộc
sống!
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Lê Thiên Quốc

Trang ix


TĨM TẮT
Khái niệm chất lượng khơng cịn q mới mẻ trong những năm gần đây do sự hội nhập
và phát triển nền cơng nghiệp nhanh chóng của Việt Nam. Tuy vậy, việc kiểm soát và đảm bảo
chất lượng chưa bao giờ được xem nhẹ cùng với các hoạt động điều hành khác. Đặc biệt là việc
vận dụng các công cụ hợp lý để kiểm soát các sai lỗi, cũng như phát hiện, ngăn ngừa và cải

thiện chất lượng tiến tới sáu sigma của các công ty sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử.
Bên cạnh việc duy trì sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại, doanh nghiệp
còn phải phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để tạo sức cạnh tranh và sống cịn trong mơi
trường cạnh tranh cao. Q trình phát triển sản phẩm mới cịn được gọi là quá trình NPI. Đây
là giai đoạn phát sinh rất nhiều vấn đề mà địi hỏi q trình kiểm sốt chất lượng cực kỳ chặt
chẽ.
Hiện nay có rất nhiều cơng cụ kiểm sốt và quản lý chất lượng được phát triển và áp dụng.
Tuy nhiên, tùy từng loại hình sản xuất, quy mơ và sản phẩm mà việc triển khai chúng được thay
đổi một cách linh hoạt và xem như là một nghệ thuật. Nhìn chung lại thì vẫn có những điểm
tương đồng mà hầu hết người quản lý chất lượng phải nắm được và vận dụng hợp lý.
Nắm bắt được những đòi hỏi và yêu cầu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng
và áp dụng một số công cụ đảm bảo chất lượng trong q trình phát triển sản phẩm mới.
Những cơng cụ này đã mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong việc định
hướng cải tiến liên tục và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trang x


ABSTRACT
The concept of quality is not so strange in recent decade since the integration and
development of rapid economic growth in Vietnam. However, the quality control and assurance
has never been out of attraction from other companies. Especially in applying several tools to
control the failures as well as the detection, prevention and improvement to attain 6-sigma
approach in assembly electronic companies.
Beside of maintain and enhance current product quality, company has to develop more
new models to attain attraction from global market as of now. This process is called NPI – New
Product Introduction. Lots of problem happen in this period which require a very tight quality
control process. It will be a oppotunity and be an chanllange to company as well.
There are lots of quality control tools have been developed and applied. However, based
on each kind of bussiness, scope and product, there will be a relevant method to deploy likely

an art. Generally, these methods are all same the way to upderstand and deploy.
Understanding those requiements, author has conducted researching the actual situation
then applying several tools in New Product Introduction period.
These tools bring a lot of benefits to organization on continuous improvement approach
and productivity, quality enhancement.

Trang xi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng thơng qua q trình
NPI tại nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử” là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi và khơng
có sự sao chép của người khác. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực
và chưa cơng bố dưới bất kì hình thức nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính tơi thu thập từ các nguồn khác nhau, được ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận
văn của mình.

Tp.HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2019.

Lê Thiên Quốc

Trang xii


MỤC LỤC
ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 5
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 6
1.3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 7
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .................................................................................................... 7
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................... 8
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................................................................................. 8
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................................ 9
2.2.1. Khái niệm về chất lượng và đảm bảo chất lượng .................................................... 9
2.2.2. NPI (New Product Introduction) – Quá trình giới thiệu sản phẩm mới ................ 11
2.2.3. PFMEA - Phân tích tác động dạng sai hỏng quá trình .......................................... 12
2.2.4. Kế hoạch kiểm sốt q trình - Process Control Plan ........................................... 15
2.2.5. QRQC (Quick Response Quality Control) – Phản hồi nhanh sự cố chất lượng ... 16
2.2.6. 8D Report - Báo cáo 8D ........................................................................................ 16
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG .......................................................................... 22
3.1. GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ CÔNG TY ........................................................................... 22
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TY ............................................................................................. 23
3.2.1. Hiện trạng phát triển dòng sản phẩm mới ............................................................. 23
3.2.2. Hiện trạng về các dự án đang được triển khai ....................................................... 28
3.2.3. Hiện trạng giải quyết các vấn đề chất lượng ......................................................... 32
3.2.4. Hiện trạng áp dụng PFMEA và kế hoạch kiểm soát PCP ..................................... 39
3.2.5. Kết luận chương .................................................................................................... 39
CHƯƠNG 4. THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .............................................................................. 40
4.1. Triển khai PFMEA kết hợp PCP ................................................................................... 40
4.2. Biểu mẫu thu thập dữ liệu trong giải quyết vấn đề nhanh QRQC ................................ 51
4.3. Thực hiện 8D trong giải quyết vấn đề ........................................................................... 57
4.4. Kết luận chương ............................................................................................................ 71
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ................................................................................... 72
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 82
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................... 110

Trang xiii


ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
− Đặc tính kỹ thuật đặc biệt: là những đặc tính quan trọng của quá trình hoặc sản phẩm
liên quan đến khách hàng vì chúng ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, bảo mật, chính sách
pháp luật của sản phẩm hoặc yêu cầu của khách hàng. Những đặc tính này được nhận
dạng thơng qua các ký tự đặc biệt trong bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ lắp ráp, đặc tính kỹ thuật
hoặc trong các tài liệu về yêu cầu chất lượng. Những đặc tính kỹ thuật này được ký hiệu
như: ký tự "C" (customer) – do khách hàng yêu cầu, "*" – yêu cầu đặc biệt về an tồn,
"I" (internal) – kiểm sốt nội bộ yêu cầu. Đối với những dạng sai hỏng này, cần đưa ra
các phương pháp chống sai lỗi (Pokayoke) hoặc các phương pháp kiểm sốt q trình
(Cpk, kiểm sốt định kỳ, bảo trì định kỳ).
− Build: đại diện cho một đơn hàng được sản xuất
− Kế hoạch kiểm soát (Control Plan): Các mô tả về hệ thống được sử dụng cho việc
kiểm sốt sản phẩm và đặc tính q trình trong suốt quá trình sản xuất và kế hoạch phản
ứng khi gặp những điều kiện bất thường. Kế hoạch kiểm soát nên được đồng bộ với với
PFMEA cho chuỗi quá trình và xử lý những yêu cầu về quá trình và sản phẩm của khách
hàng thích ứng với q trình sản xuất. Các biện pháp được đưa ra để kiểm soát các lỗi
được nhận dạng ở PFMEA
− Kiểm soát: là các hoạt động nhằm ngăn ngừa hoặc phát hiện các nguyên nhân gây sai
hỏng. Kiểm soát tập trung vào việc ngăn chặn sẽ tạo được hiệu quả tích cực hơn so với
việc phát hiện.
− CRR (Customer Return Rate) – Tỉ lệ trả hàng của khách hàng
− DET (detection): Chỉ số phát hiện vấn đề: thể hiện khả năng nhận dạng, phát hiện được
sự cố

− Design Validation: Giai đoạn đánh giá thiết kế
− DFT (Design for Testability): Thiết kế cho khả năng kiểm tra chức năng
− DFM (Design for Manufacturing): Thiết kế cho quá trình sản xuất
− FMEA (Failure Mode Effect Analysis): Phân tích tác động các dạng sai lỗi
− IE (Industrial Engineer): Kỹ sư công nghiệp
− Mass Production: Giai đoạn sản xuất hàng loạt
− ME (Manufacturing Engineer): Kỹ sư kỹ thuật sản xuất
− NPI (New Product Introduction) – Giới thiệu sản phẩm mới: Là quá trình phát triển
một sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
− OBA (Out of Box Audit) – Kiểm tra thành phẩm
Trang 1


− OCC (occurence): Chỉ số xuất hiện: thể hiện tần suất xuất hiện sai hỏng
− OEM (Original Equipment Manufacturer) – Nhà sản xuất thiết bị gốc
− PCB (Printed Circuit Board): Bo mạch điện tử
− PCBA (Printed Circuit Board Assembly) – Bo mạch lắp ráp tích hợp mạch điện tử
− PCP (Process Control Plan): Kế hoạch kiểm sốt q trình
− PDCA (Plan – Do – Check – Act): Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến
− PFC (Process Flow Chart): Sơ đồ dịng q trình chỉ ra dịng chảy các công đoạn cần
được thực hiện bao gồm cả việc kiểm tra để hoàn thành mục tiêu được đề ra
− PFMEA (Process Failure Mode Effect Analysis): Phân tích tác động các dạng sai lỗi
của quá trình
− PLV (Production Line Verìication): Hệ thống xác nhận vật tư sản xuất
− PMO (Project Management Office): Kỹ sư quản lý dự án
− Product Validation: Giai đoạn đánh giá sản phẩm
− Pre Production: Giai đoạn trước sản xuất
− QE (Quality Engineer): Kỹ sư chất lượng
− QRQC (Quick Response Quality Control): Cuộc họp giải quyết nhanh vấn đề
− RPN (Risk Priority Number): Hệ số ưu tiên rủi ro là đại lượng chỉ thị để đánh giá mức

độ rủi ro tương ứng với từng dạng sai lỗi khác nhau. Chỉ số này được tính tốn bằng
tích của 3 yếu tố: mức độ nghiêm trọng của dạng sai hỏng * chỉ số tần suất xuất hiện *
chỉ số mức phát hiện sai hỏng.
− Start of Production: Giai đoạn bắt đầu sản xuất
− SEV (severity): Chỉ số mức độ nghiêm trọng: thể hiện mức ảnh hưởng của các sai lỗi
và tác động của chúng
− TE (Test Engineer): Kỹ sư kiểm tra

Trang 2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ q trình phát triển sản phẩm mới giản đơn ................................................... 5
Hình 1.2: Những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển sản phẩm mới .......................... 6
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 8
Hình 2.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa các đại lượng chất lượng .................................................. 10
Hình 2.3: Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm mới theo tổ chức Quality – One .................... 11
Hình 2.4: Ví dụ minh họa về việc áp dụng phương pháp 5Why để giải quyết lỗi "Thiếu linh
kiện" .......................................................................................................................................... 20
Hình 3.1: Hình minh họa về dòng sản phẩm lắp ráp linh kiện điện – điện tử PCBA .............. 22
Hình 3.2: Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm mới ................................................................. 24
Hình 3.3: Biểu đồ đường mơ tả thời gian và xu hướng hồn thành dự án............................... 29
Hình 3.4: Biểu đồ thời gian hồn thành dự án số 7650 ........................................................... 30
Hình 3.5: Biểu đồ đường thể hiện xu hướng lỗi trong quá trình sản xuất từ 5/18 đến 4/19 .... 35
Hình 3.6: Biểu đồ Pareto thể hiện số lượng lỗi trong quá trình sản xuất từ 5/18 đến 4/19 .... 36
Hình 3.7: Biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ lệ lỗi trong quá trình sản xuất từ 5/18 đến 4/19........ 37
Hình 3.8: Biểu đồ đường thể hiện tỉ lệ sản lượng của các trạm trong quá trình sản xuất từ
tháng 5/2018 đến tháng 4/2019 ................................................................................................ 38
Hình 4.1: Sơ đồ quá trình sản xuất của sản phẩm 7650 .......................................................... 41

Hình 4.2: Ví dụ thực tế về Bảng PFMEA và PCP tại cơng đoạn "Qt kem chì" của dịng sản
phẩm QL1305 ........................................................................................................................... 48
Hình 4.3: Các hạng mục trong "Phiếu thu thập thông tin giải quyết vấn đề nhanh QRQC" .. 53
Hình 5.1: Biểu đồ thời gian hồn thành dự án ZB91A (sau cải tiến)....................................... 72
Hình 5.2: Biểu đồ thời gian hoàn thành dự án trước khi cải tiến 7650 ................................... 73
Hình 5.3: Biểu đồ thời gian hồn thành dự án sau khi cải tiến ZB91A ................................... 73
Hình 5.4: Biểu đồ đường tỉ lệ sản lượng trước khi cải tiến...................................................... 77
Hình 5.5: Biểu đồ đường tỉ lệ sản lượng sau khi cải tiến ......................................................... 77
Hình 5.6: Biểu đồ xu hướng lỗi trước cải tiến.......................................................................... 77
Hình 5.7: Biểu đồ xu hướng sau khi cải tiến ............................................................................ 77
Hình 5.8: Biểu đồ Pareto các lỗi trước cải tiến ....................................................................... 78
Hình 5.9: Biểu đồ Pareto các lỗi sau cải tiến .......................................................................... 78
Hình 5.10: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lỗi trước cải tiến ................................................................... 78
Hình 5.11: Biểu đồ tỉ lệ lỗi sau cải tiến .................................................................................... 78

Trang 3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Bảng mô tả chi tiết các giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới ............. 25
Bảng 3.2: Bảng mô tả các vấn đề phát sinh trong quá trình NPI ............................................ 26
Bảng 3.3: Bảng mơ tả thời gian hồn thành dự án .................................................................. 28
Bảng 3.4: Bảng thể hiện số lượng lỗi trong quá trình sản xuất từ tháng 5/18 đến tháng 4/19 34
Bảng 3.5: Bảng liệt kê tỉ lệ sản lượng của các trạm trong quá trình sản xuất từ tháng 5/18 đến
tháng 4/19 ................................................................................................................................. 38
Bảng 4.1: Bảng kế hoạch triển khai PFMEA ........................................................................... 40
Bảng 4.2: Bảng diễn giải ý nghĩa các đại lượng cấu thành nên bảng PFMEA và PCP .......... 42
Bảng 4.3: Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng....................................................................... 43
Bảng 4.4: Bảng đánh giá tần suất xuất hiện ............................................................................ 44

Bảng 4.5: Bảng đánh giá mức độ phát hiện ............................................................................. 45
Bảng 4.6: Biểu mẫu đánh giá, xem xét thực hiện PFMEA và PCP.......................................... 50
Bảng 4.7: Bảng kê chi tiết nội dung các hạng mục của Phiếu thu thập thông tin QRQC........ 51
Bảng 4.8: Bảng so sánh cơ bản giữa phương pháp QRQC và 8D ........................................... 57
Bảng 5.1: Bảng miêu tả thời gian hoàn thành dự án trước cải tiến ......................................... 72
Bảng 5.2: Bảng miêu tả thời gian hoàn thành dự án sau cải tiến ............................................ 72
Bảng 5.3: Bảng mô tả tỉ lệ sản lượng tại từng trạm kiểm tra trước khi cải tiến ...................... 76
Bảng 5.4: Bảng mô tả tỉ lệ sản lượng tại từng trạm kiểm tra sau khi cải tiến ......................... 76
Bảng 5.5: Số lượng lỗi tại các trạm làm việc từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019 ................. 79

Trang 4


Chương 1: Mở đầu

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý chất lượng vừa là một cơ hội cũng vừa là thách thức. Nhu cầu khách hàng đối
với sản phẩm ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, cho nên các doanh nghiệp cần trang bị công
cụ và phương hướng nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý để khơng ngừng cải tiến chất lượng sản
phẩm.
Đang là một nước ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cộng với xu
hướng dịch chuyển nền công nghiệp từ Trung Quốc sang, Việt Nam phát triển thêm nhiều doanh
nghiệp sản xuất và đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài. Việc tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm và
kiến thức vốn có của các cơng ty tập đồn đa quốc gia vừa là một cơ hội rất lớn cho nguồn nhân
lực trẻ nước ta cũng vừa là thách thức lớn khi phải theo kịp trình độ phát triển cơng nghệ của
các nền công nghiệp tiên tiến.
Tuy vậy, việc triển khai và áp dụng theo đúng nguyên lý của nó thì chưa hẳn đã được phát
huy tốt ở mọi cơng ty. Đảm bảo và cải tiến chất lượng là những hoạt động trong toàn bộ tổ chức
nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất, tạo thêm nhiều lợi ích cho tổ chức và khách hàng. Cải tiến

chất lượng là nỗ lực khơng ngừng nhằm duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm với nguyên tắc
sản phẩm sau phải tốt hơn sản phẩm trước và khoảng cách giữa các đặc tính sản phẩm với
những yêu cầu của khách hàng ngày càng giảm.
Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các ngành công nghiệp điện – điện tử, các doanh
nghiệp cần đưa ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc rút
ngắn thời gian phát triển sản phẩm mới là điều không thể không được quan tâm.
Từ công đoạn thiết kế sản phẩm cho đến khâu phát triển sản phẩm phải trải qua rất nhiều
quá trình phát triển mới có thể tiến đến việc sản xuất hàng loạt. Biểu hiện qua sơ đồ sau:

Thiết kế
sản
phẩm

Phát triển sản phẩm mới

Sản xuất
hàng loạt

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm mới giản đơn
Có rất nhiều vấn đề cần đặt ra cho doanh nghiệp khi phát triển sản phẩm mới, tuy nhiên
cốt lõi vẫn nằm ở ba khía cạnh thách thức sau:

Trang 5


Chương 1: Mở đầu
➢ Khoảng 74% các công ty đang có q trình phát triển thủ cơng và chậm. Chính vì việc
hoạch định và thực hiện khơng kiểm sốt dẫn đến việc dự án bị trì hỗn và kéo dài.
Thậm chí nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề chuẩn bị.
➢ Khoảng 95% gặp phải các vấn đề trong việc thu thập dữ liệu. Việc thu thập dữ liệu hỗ

trợ rất nhiều trong việc hoàn tất các giai đoạn của dự án cũng như khắc phục các vấn đề
phát sinh.
➢ Khoảng 81% bị áp lực về việc thúc đẩy dự án phát triển sớm. Ảnh hưởng này gây tác
động tới một số vấn đề phổ biến như bỏ qua một vài công đoạn đảm bảo chất lượng, các
giấy tờ, tài liệu, quy trình chưa được hồn tất. Dẫn đến việc khi dự án được hồn thành
thì các vấn đề tiếp tục tái diễn và không đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra.

Hình 1.2: Những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển sản phẩm mới
(Theo nghiên cứu của Winshuttle - 2017)
Ở doanh nghiệp hiện tại cũng phát sinh những vấn đề tương tự, nhiều sự cố liên tục xảy
ra và khơng có chiều hướng giảm đi ở giai đoạn phát triển sản phẩm mới. Nhiều dự án phải kéo
dài không đúng kế hoạch khoảng 39% vì các vấn đề chất lượng. Tỉ lệ hàng lỗi chiếm tỉ trọng
cao, trung bình lên đến 16.57%.
Do đó, cần phải áp dụng một số phương pháp và công cụ đảm bảo chất lượng giúp giải
quyết các vấn đề đang tồn đọng trong doanh nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
− Hiểu được các khái niệm cơ bản về chất lượng, bản chất của quá trình phát triển sản
phẩm mới

Trang 6


Chương 1: Mở đầu
− Chỉ ra những hạn chế phổ biến hiện nay mà hầu hết các công ty sản xuất, lắp ráp điện –
điện tử đang gặp phải
− Trình bày một số phương pháp nghiên cứu, công cụ nhằm cải thiện chất lượng cũng như
các cải tiến nhằm nâng cao năng lực tổ chức
− Vận dụng một cách hợp lý các cơng cụ kiểm sốt chất lượng từ đó đưa ra các cải tiến
trong hoạt động, phương thức vận hành
❖ Mục tiêu nghiên cứu:

o Giảm bớt 30% tỉ lệ lỗi hiện tại của doanh nghiệp trong quá trình NPI
o Đưa thời gian hoàn thành dự án về thời gian chuẩn
o Tạo được bộ tài liệu chuẩn giúp các hoạt động được thực hiện xuyên suốt
1.3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
− Đề tài giới hạn trong phạm vi của loại hình cơng ty sản xuất và lắp ráp linh kiện thiết bị
điện - điện tử với quy mô sản xuất khoảng 150 lao động
− Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng một số công cụ cải tiến chất lượng trong việc ngăn ngừa
và giảm thiểu sai sót
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề tài này mang lại cho người đọc những kiến thức thực tế để có thể áp dụng trực tiếp vào công
việc nhằm giải quyết các vấn đề đã, đang và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
➢ Với những vấn đề đã tồn tại lâu và phức tạp, đề tài cung cấp công cụ giúp tìm hiểu sâu
về nguyên nhân gốc rễ và cách thức giải quyết vấn đề
➢ Với những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống, đề tài cung cấp cơng
cụ giúp ngăn ngừa và kiểm sốt vấn đề hiểu quả
➢ Với những vấn đề đang thực sự hiện hữu, đề tài cung cấp giải pháp thu thập thông tin
hiệu quả và giải quyết nhanh.
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn bao gồm:
➢ Chương 1: Mở đầu
➢ Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận
➢ Chương 3: Phân tích hiện trạng
➢ Chương 4: Thực hiện giải pháp đảm bảo chất lượng
➢ Chương 5: Đánh giá kết quả
➢ Chương 6: Kết luận và kiến nghị

Trang 7


Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ
và những khái niệm bao hàm. Từ đó có cái nhìn tổng thể và khách quan để dễ dàng tiếp cận đến
những nội dung nghiên cứu đề cập.
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Luận văn được trình bày dựa trên cách tiếp cận theo quá trình. Bắt đầu từ việc nghiên cứu
thực trạng, tìm hiểu giải pháp rồi thực hiện giải pháp, đánh giá kết quả dựa trên dữ liệu và nhân
rộng mơ hình. Q trình này là một chuỗi các hoạt động của chu trình PDCA.

5. Cải tiến,
nhân rộng

1. Nghiên
cứu thực
trạng

4. Đánh
giá kết
quả

2. Tìm
hiểu giải
pháp
3. Triển
khai, vận
dụng

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu hiện trạng cơng ty:



Xác định quy trình phát triển sản phẩm mới



Xác định các yêu cầu chất lượng qua từng giai đoạn



Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm sốt và đảm bảo chất lượng



Ghi nhận quy trình xử lý vấn đề, giải quyết sự cố chất lượng

Bước 2: Tìm hiểu giải pháp:


Nghiên cứu những giải pháp khả thi



Cách vận dụng, xác định các yếu tố liên quan
Trang 8


Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết



Xây dựng kế hoạch hành động và phát triển



Kỳ vọng kết quả đạt được, xây dựng mục tiêu

Bước 3: Vận dụng


Áp dụng theo từng giai đoạn hình thành



Phát hiện những khó khăn và hạn chế gặp phải



Cách thức tháo gỡ khó khăn

Bước 4: Đánh giá kết quả đạt được


Xác định kết quả thơng qua dữ liệu, phương thức



So sánh kết quả với dữ liệu ban đầu




Những khuyết điểm cần cải thiện

Bước 5: Cải tiến, nhân rộng


Khắc phục những sai sót và nhược điểm đã phát hiện



Xem xét các quy trình, sản phẩm tương đồng và có khả năng nhân rộng



Tiến hành nhân rộng và phát triển

Bước 6: Kết luận và kiến nghị


Nhận xét về các hoạt động thực hiện



Đánh giá hiệu quả và tính thực tế của nghiên cứu



Đưa ra các giải pháp và kiến nghị

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.1. Khái niệm về chất lượng và đảm bảo chất lượng

Khái niệm chất lượng được đề cập ở rất nhiều sách báo và được định nghĩa với nhiều cách
khác nhau. Theo Kaoru Ishikawa, “Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường với chi
phí thấp nhất” (1). Cịn theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thì “Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của
tổ chức được xác định bằng khả năng thỏa mãn khách hàng và ảnh hưởng mong muốn và không
mong muốn tới các bên quan tâm liên quan. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không chỉ bao
gồm chức năng và cơng dụng dự kiến mà cịn bao gồm cả giá trị và lợi ích được cảm nhận đối
với khách hàng”(2).

Trang 9


Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết
Tổng hợp lại, có thể xem chất lượng như là tập hợp những thuộc tính và đặc điểm nhằm
thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Trong đó việc phân loại đối tượng khách hàng là rất cần
thiết. Bao gồm cả khách hàng nội bộ như các bộ phận ở công đoạn sau và khách hàng bên ngoài
như người tiêu dùng, người mua hàng. Tất cả khách hàng này đều có kỳ vọng và mong muốn
riêng. Cho nên, cần liệt kê ra danh sách các mong muốn trong mỗi trường hợp để có thể thực
hiện việc tổ chức, hoạch định một cách hiệu quả và hợp lý.
Hơn hết, hoạt động chất lượng nhấn mạnh vào đảm bảo và cải tiến chất lượng. Tập trung
vào việc ngăn ngừa khuyết điểm. Đảm bảo chất lượng bằng cách tiếp cận, kỹ thuật, phương
pháp và quy trình được thiết kế cho các dự án được thực hiện một cách chính xác. Các hoạt
động đảm bảo chất lượng theo dõi và xác minh rằng các quá trình quản lý và giám sát được
tn thủ và có hiệu lực. Đảm bảo chất lượng là một quá trình chủ động để phịng chống khiếm
khuyết, nó nhận ra sai sót từ khâu thiết kế đến các quy trình. Đảm bảo chất lượng phải được
thực hiện sau kiểm soát chất lượng (Quality Control).

Quản lý chất
lượng tổng thể

• Hành động, thực hiện

• Đánh giá, xem xét

Đảm bảo chất
lượng

• Đánh giá rủi ro
• Ngăn ngừa

Kiểm sốt chất
lượng

• Quy trình
• Tài liệu

Kiểm tra chất
lượng

• Đo lường
• Ghi chép

Hình 2.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa các đại lượng chất lượng
Tương tự như vậy, việc cải tiến chất lượng đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc cắt
giảm lãng phí, duy trì tính linh hoạt và tinh gọn của quy trình.
Việc phân biệt vấn đề chất lượng là quan trọng, vì mỗi lọai vấn đề có một cách thức,
phương pháp giải quyết khác nhau. Vấn đề chất lượng cấp tính là vấn đề thỉnh thoảng xảy ra,
làm thay đổi hiện trạng của hệ thống, cần có giải pháp để phục hồi hiện trạng và được giải quyết

Trang 10



Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết
bởi các cơng cụ kiểm sốt chất lượng. Cịn vấn đề chất lượng mãn tính chỉ chiếm chi phí thấp
nhưng xuất xảy ra với tần suất cao, cần có giải pháp để thay đổi hiện trạng, để hệ thống trở nên
tốt hơn.
Đáng lưu ý là các vấn đề chất lượng cấp tính thường là vấn đề cấp bách cần được giải
quyết ngay, cịn vấn đề chất lượng mãn tính thường là vấn đề xảy ra thường xun, khơng cấp
bách, khó giải quyết, và thường được chấp nhận như một vấn đề khơng thể tránh được. Điều
này dẫn đến những lãng phí lớn nếu không được giải quyết.
Các tổ chức thường thiếu cơ chế để nhận dạng và lọai bỏ dạng lãng phí. Trong một q
trình sản xuất, chi phí do lãng phí chiếm khoảng 20% trong chi phí sản xuất. Bao gồm thời gian
xử lý vấn đề, chi phí hỏng hóc lặp lại và các chi phí cơ hội.
2.2.2. NPI (New Product Introduction) – Quá trình giới thiệu sản phẩm mới
NPI luôn tồn tại trong mỗi công ty sản xuất và có những tên gọi khác nhau. Tùy vào từng
mơ hình kinh doanh mà quá trình hình thành và phát triển cũng có những nét riêng biệt. Ở các
cơng ty điện, điện tử thì NPI là quá trình phát triển một sản phẩm từ khi hình thành ý tưởng cho
đến khi sản phẩm được hoàn thiện và sản xuất hàng loạt thông qua các hoạt động đo lường,
triển khai và phát triển.

Xác định
Đánh giá

Khả thi

Thực hiện

Phát triển
Xác nhận

Hình 2.3: Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm mới theo tổ chức Quality – One
(Nguồn: />Q trình này địi hỏi phải có đội ngủ quản lý, nắm bắt vấn đề và truyền đạt thông tin

xuống những người thực hiện để nhận lại các kết quả mong muốn. Bắt đầu từ việc phát triển
những mơ hình với số lượng nhỏ lẻ để hạn chế những tổn thất khi phát sinh vấn đề. Từ đó thiết

Trang 11


×