Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý kho thành phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HOÀNG THÁI BÌNH

1
2
3
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO
THÀNH PHẨM
Chuyên ngành: KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Mã số: 60520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MƠN KỸ THUẬT HTCN

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


HỌ VÀ TÊN: HỒNG THÁI BÌNH

MSHV: 1670247

NGÀNH: KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Mã Nghành: 60520117

1. Đầu đề luận văn:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO THÀNH PHẨM
2. Nhiệm vụ:
− Xác định vấn đề
− Thu thập dữ liệu
− Xây dựng hệ thống quản lý kho thành phẩm
− Áp dụng các cơng cụ: thuật tốn phân tích liên kết, thuật tốn sắp xếp
− Đề xuất phương án và tiến hành thực hiện cải tiến
− Thu thập bộ số liệu và đánh giá cải tiến.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:

31/ 08/ 2019

4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

11/ 12/ 2019

5. Họ tên người hướng dẫn:

PGS. TS. ĐỖ NGỌC HIỀN

6. Phần hướng dẫn:


100%

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua bộ mơn.
Ngày……, tháng……, năm 201...

Ngày……, tháng……, năm 201...

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS. TS. ĐỖ NGỌC HIỀN

PGS. TS. ĐỖ NGỌC HIỀN
TRƯỞNG KHOA

(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Đỗ Ngọc Hiền, giáo
viên hướng dẫn chính, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý sâu sắc cho em trong
suốt thời gian thực hiện luận văn. Chính nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp cho
luận văn của em được hoàn thành tốt.

Em cũng xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể các thầy cô, thư
ký bộ môn Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp- Khoa Cơ Khí- Trường ĐH Bách Khoa
TP.HCM đã truyền đạt cho em khơng những về kiến thức mà cịn về phương pháp làm
việc trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia đình, cha mẹ, những
người đã ln chăm lo và hỗ trợ cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được thu thập dữ liệu, làm việc thực tế, hỗ trợ kinh phí và nhân lực để em có thể
thực hiện được những đề xuất cải tiến tại công ty
Lời cảm ơn cuối cùng em xin dành cho tập thể lớp CH16, những người bạn đã
cùng em đi suốt những năm còn học tập và nghiên cứu ở trường. Em xin chân thành cảm
ơn !!!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2019
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Hồng Thái Bình

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, mơi trường kinh doanh Việt Nam đã mở rộng hoạt động đến thị trường
thế giới, làm cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng
phải chịu sức ép cạnh tranh trên quy mơ tồn cầu. Vì vậy, doanh nghiệp cần cắt giảm
những lãng phí khơng cần thiết cho mình để tăng sức cạnh tranh. Đối với các doanh
nghiệp sản xuất vừa thiết kế, thử nghiệm, chế tạo sản xuất cũng như phải quản lý cả một
hệ thống từ vận hành đến tồn kho là một điều không dễ dàng. Do đó để quản lý tốt các
dữ liệu này cần phải có một hệ thống thơng tin để xử lý, lưu trữ, truy xuất một cách dễ
dàng là điều rất cần thiết.
Mục tiêu của luận văn “Xây dựng hệ thống quản lý kho thành phẩm” được thực

hiện sau một thời gian làm việc và tìm hiểu. Nghiên cứu này sẽ xây dựng thành cơng hệ
thống giúp giảm thời gian tìm kiếm thơng tin và xây dựng quy trình quản lý thay đổi
thông tin hỗ trợ tại khu vực kho thành phẩm.
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các nội dung sau: nghiên cứu các lý
thuyết, bài báo liên quan về xây dựng hệ thống thông tin quản lý kho thành phẩm; phân
tích sâu hơn hiện trạng quy trình thiết kế, phân tích các ngun nhân gây trì hỗn việc
giao tiếp thơng tin nhanh chóng giữa các bên liên quan; xây dựng các quy trình quản lý
thay đổi thơng tin và biểu mẫu liên quan; thiết kế cơ sở dữ liệu chia sẻ thông tin; thiết
lập các bước sử dụng hệ thống và triển khai thử nghiệm, đánh giá hiệu quả hệ thống.
Kết quả đạt được là đã xây dựng thành cơng hệ thống và quy trình quản lý thay
đổi thông tin kèm theo dựa trên bảng đánh giá hệ thống của các bên liên quan khi sử
dụng.
Kết quả thu được cho thấy hệ thống đáp ứng được nhu cầu người sử dụng và đã
thực hiện được các chức năng của mình.

ii


ABSTRACT
At present, the business environment in Vietnam has expanded to world markets,
making businesses in general and manufactoring industry in particular subject to
competitivepressure on a global scale. Businesses need to cut unnecessary waste for
themselves toincrease competitiveness. For manufactoring industry to design, test,
produce and manage a full supply chain and operations is not easy. Therefore, it is
necessary to have an information system to handle, store and retrieve easily.
The objective of the thesis is to build a system to support the management of
finished good in warehouse. After couples months, the thesis will successfully build the
system to reduce the information searching time and building a change management
process supporting information with the system. To achieve those objectives, the
following topics should be considered: research on the theories and articles related to

the building of the finished good data management information system; more in-depth
analysis of the design process, analyzing the causes for delaying the information
communication between design department with other departments and suppliers;
building the information change management processes and related forms; database
design information sharing; set up the system using steps and implement the test,
evaluate the system efficiency. The result has been the successful in building system and
information change management processes based on the stakeholder rating system when
used. So the system met the user needs and had achieved the its function.

iii


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện, được thực hiện
với sự hướng dẫn của PGS. TS. Đỗ Ngọc Hiền và PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng
trình khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Học viên

Hồng Thái Bình

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ ..............................................................................iv

MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................................ix
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................xi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... xii
4

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1

4.1 Tổng quan nghiên cứu............................................................................................... 1
4.2 Xác định vấn đề ........................................................................................................ 1
4.2.1 Vấn đề .............................................................................................................. 1
4.2.2 Mục tiêu............................................................................................................ 2
4.2.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
4.3 Tài liệu liên quan ...................................................................................................... 3
4.3.1 Đề tài khóa trước .............................................................................................. 3
4.3.2 Một số bài báo liên quan .................................................................................. 3
4.4 Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 4
4.5 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................... 5

5.1 Khái niệm tồn kho ..................................................................................................... 5
5.2 Sản xuất dư thừa dẫn tới việc gia tăng tồn kho. ........................................................ 5
5.2.1 Các dạng tồn kho sản phẩm: ............................................................................ 5
5.2.2 Hậu quả của tồn kho ......................................................................................... 5
5.3 Hệ thống quản lý kho ................................................................................................ 7
5.4 Phương pháp luận ..................................................................................................... 9
6


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................... 10

6.1 Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 10

v


6.2 Sơ lược về sản phẩm ............................................................................................... 10
6.3 Hiện trạng công ty ................................................................................................... 11
6.3.1 Hiện trạng sản xuất ......................................................................................... 11
6.3.2 Dự báo đơn hàng ............................................................................................ 12
6.3.3 Lập kế hoạch sản xuất .................................................................................... 12
6.3.4 Quản lý chất lượng ......................................................................................... 12
6.3.5 Hoạt động bảo trì ............................................................................................ 14
6.4 Hiện trạng quản lý kho thành phẩm ........................................................................ 14
6.4.1 Mặt bằng kho thành phẩm .............................................................................. 14
6.4.2 Phương tiện lưu trữ ........................................................................................ 15
6.4.3 Phương tiện di chuyển .................................................................................... 19
6.4.4 Vận hành kho ................................................................................................. 21
6.4.5 Phân tích vấn đề ............................................................................................. 24
6.5 Đo lường hiệu quả làm việc trong kho trước cải tiến. ............................................ 25
6.5.1 Hiệu quả tài chính. ......................................................................................... 25
6.5.2 Năng suất kho. ................................................................................................ 25
6.5.3 Hiệu quả vận hành .......................................................................................... 26
6.5.4 Hiệu quả chu kỳ thời gian kho ....................................................................... 27
7

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................... 28

7.1 Xác định, phân tích nhu cầu và chức năng của hệ thống ........................................ 28

7.1.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 28
7.1.2 Phân bổ các yêu cầu hệ thống ........................................................................ 29
7.1.3 Cây chức năng ................................................................................................ 29
7.1.4 Liên kết các đối tượng .................................................................................... 30
7.2 Thay đổi mặt bằng kho. .......................................................................................... 30
7.2.1 Dự án được áp dụng cho kho mới. ................................................................. 30
7.2.2 Thay đổi loại kệ .............................................................................................. 31
7.2.3 Thay đổi dán nhãn .......................................................................................... 32
7.3 Thiết kế giải thuật cho hệ thống .............................................................................. 32
7.3.1 Giải thuật phân tích các liên kết (Pagerank): ................................................. 32

vi


7.3.2 Giải thuật sắp xếp (Sorting) ........................................................................... 32
7.4 Thiết kế phần mềm .................................................................................................. 32
7.4.1 Thiết kế cấu trúc phần mềm ........................................................................... 32
7.4.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu ..................................................................................... 36
7.5 Thiết bị sử dụng ...................................................................................................... 37
7.6 Giao diện chương trình ........................................................................................... 39
7.6.1 Windows......................................................................................................... 39
7.6.2 Web Framework ............................................................................................. 40
7.6.3 Mobile Scan.................................................................................................... 43
7.7 Xây dựng hệ thống .................................................................................................. 44
7.7.1 Đóng gói và chuyển hàng thành phẩm về kho thành phẩm. .......................... 45
7.7.2 Nhận hàng thành phẩm................................................................................... 48
7.7.3 Sắp xếp kho thành phẩm ................................................................................ 51
7.7.4 Yêu cầu xuất hàng và xuất hàng thành phẩm................................................. 53
7.7.5 Giao hàng thành phẩm ................................................................................... 55
7.8 Dữ liệu kế thừa. ....................................................................................................... 57

7.8.1 Thống kê chi tiết số lượng hàng hóa trong kho.............................................. 57
7.8.2 Thống kê số lượng hàng hóa chuẩn bị trễ hoặc trễ hạn giao hàng đối với sản
phẩm chưa nhập kho. ................................................................................................ 58
7.8.3 Năng suất hoạt động của kho thành phẩm. .................................................... 58
8

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CẢI TIẾN ................................................................. 59

8.1 Đo lường hiệu quả làm việc sau khi áp dụng hệ thống mới trong kho. .................. 59
8.1.1 Chi phí vận hành. ........................................................................................... 59
8.1.2 Năng suất kho ................................................................................................. 59
8.1.3 Hiệu quả vận hành .......................................................................................... 59
8.1.4 Hiệu quả chu kỳ thời gian kho ....................................................................... 60
8.2 Đánh giá hệ thống ................................................................................................... 60
8.2.1 Mục tiêu ban đầu ............................................................................................ 60
8.2.2 So sánh hệ thống cũ và hệ thống mới thiết kế................................................ 61
9

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ................................................................................... 63

vii


9.1 Kết quả đạt được ..................................................................................................... 63
9.2 Kết luận ................................................................................................................... 63
9.3 Kiến nghị và hướng phát triển ................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 65
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1

viii



DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Một trong các sản phẩm của cơng ty. ............................................................. 10
Hình 3.2 Quy trình sản xuất Offset Digital ................................................................... 11
Hình 3.3 Quy trình sản xuất PFL................................................................................... 11
Hình 3.4 Quy trình sản xuất RFID ................................................................................ 11
Hình 3.5 Quy trình kiểm tra chất lượng đầu vào ........................................................... 12
Hình 3.6 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra ............................................. 13
Hình 3.7 Mặt bằng kho thành phẩm. ............................................................................. 14
Hình 3.8 Kệ shelving. .................................................................................................... 15
Hình 3.9 Kệ Selective Rack........................................................................................... 16
Hình 3.10 Pallet gỗ ........................................................................................................ 18
Hình 3.11 Thùng carton ................................................................................................. 18
Hình 3.12 Xe nâng tay ................................................................................................... 19
Hình 3.13 Xe nâng máy ................................................................................................. 20
Hình 3.14 Thang tự chế ................................................................................................. 20
Hình 3.15 Lưu đồ nhận hàng từ xưởng sản xuất. .......................................................... 21
Hình 3.16 Lưu đồ xuất hàng ở kho ................................................................................ 22
Hình 3.17 Qui trình kiểm kê .......................................................................................... 23
Hình 3.18 Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn năm 2018 ............................................................ 25
Hình 4.1 Cây chức năng hệ thống ................................................................................. 29
Hình 4.2 Mặt bằng kho mới........................................................................................... 31
Hình 4.3 Diễn tả mơ hình Client-Server ........................................................................ 35
Hình 4.4 Máy chủ lưu trữ Database và mã nguồn ......................................................... 37
Hình 4.5 Máy tính sử dụng để quản lý và truy xuất dữ liệu .......................................... 37
Hình 4.6 Máy in nhãn dán chứa mã vạch ...................................................................... 38
Hình 4.7 Máy in văn phịng ........................................................................................... 38
Hình 4.8 Máy qt cầm tay có màn hình hiển thị. ........................................................ 39
Hình 4.9 Máy qt cầm tay khơng có màn hình ........................................................... 39

Hình 4.10 Chương trình in nhãn Shipping Mark........................................................... 40
Hình 4.11 Chương trình lưu trữ thơng tin kho đã nhận hàng ........................................ 40

ix


Hình 4.12 Chương trình tạo phiếu nhập kho ................................................................. 41
Hình 4.13 Trang kiểm tra vị trí thùng hàng ................................................................... 41
Hình 4.14 Trang yêu cầu chuẩn bị hàng ........................................................................ 42
Hình 4.15 Trang tạo phiếu xuất kho .............................................................................. 42
Hình 4.16 Trang giám sát kho ....................................................................................... 43
Hình 4.17 Trang kiểm tra hàng Delivery Note .............................................................. 43
Hình 4.18 Trang quét mã vạch nhập kho lên kệ ............................................................ 44
Hình 4.19 Trang kiểm tra hàng chuẩn bị vận chuyển ................................................... 44
Hình 4.20 Qui trình đóng gói và chuyển hàng về kho thành phẩm ............................... 45
Hình 4.21 Chương trình In nhãn Shipping Mark .......................................................... 46
Hình 4.22 Trang kiểm tra các đơn hàng đã đóng và tạo phiếu nhập kho ...................... 47
Hình 4.23 Kiểm tra hàng đã soạn có đúng số phiếu nhập kho hay khơng .................... 47
Hình 4.24 Biểu đồ đường đi ở công đoạn nhận hàng thành phẩm ................................ 48
Hình 4.25 Chương trình lưu thơng tin hàng đã đến kho................................................ 49
Hình 4.26 Giao diện lưu thơng tin thùng hàng và vị trí thùng hàng. ............................ 50
Hình 4.27 Qui trình sắp xếp lại hàng ............................................................................. 51
Hình 4.28 Giao điện hiển thị thông tin hàng cần di chuyển .......................................... 52
Hình 4.29 Qui trình yêu cầu xuất và xuất hàng thành phẩm ......................................... 53
Hình 4.30 Giao diện hiển thị thơng tin hàng cần lấy ..................................................... 54
Hình 4.31 Qui trình giao hàng thành phẩm ................................................................... 55
Hình 4.32 Giao diện của hệ thống ................................................................................. 56
Hình 4.33 Giao diện của hệ thống ................................................................................. 56
Hình 4.34 Giao diện của hệ thống ................................................................................. 57
Hình 4.35 Giao diện của hệ thống ................................................................................. 57


x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Thống kê số lượng kệ Shelving ..................................................................... 15
Bảng 3.2 Thống kê số lượng kệ Selective ..................................................................... 17
Bảng 3.3 Bảng chi tiết các loại thùng ............................................................................ 18
Bảng 3.4 Bảng ghi nhận dữ liệu trước cải tiến về tính hiệu quả của quy trình ............. 26
Bảng 3.5 Bảng tóm tắt thời gian vận hành của nhân viên kho trước cải tiến ................ 27
Bảng 4.1 Phân tích yêu cầu các bên liên quan. ............................................................. 28
Bảng 4.2 Ưu nhược điểm phần mềm được viết trên giao điện windows ...................... 33
Bảng 4.3 Ưu nhược điểm phần mềm được viết trên giao điện Web Framework ......... 33
Bảng 4.4 Mơ hình Repository ....................................................................................... 34
Bảng 4.5 Mơ hình Client-Server ................................................................................... 35
Bảng 5.1 Bảng ghi nhận dữ liệu sau cải tiến của quy trình vận hành kho .................... 59
Bảng 5.2 Bảng tóm tắt thời gian vận hành của nhân viên kho trước cải tiến ................ 60

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
PDCA

: Plan do check act

LAT

: Lean Assessment Tool with Fuzzy Methodology


RFID

: Radio Frequency Identification

JIT

: Just In Time

QC

: Quality Control

SQL

: Structured Query Language

WH

: Warehouse

ERP

: Enterprise Resource Planning

PO

: Purchase order

xii



4

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

4.1 Tổng quan nghiên cứu
Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện
tại hoặc tương lai. Hàng tồn kho khơng chỉ có tồn kho thành phẩm mà cịn có tồn kho
sản phẩm dở dang, tồn kho ngun vật liệu/linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng
trong sản xuất… Nếu hàng tồn kho q ít, khơng đủ cung thì doanh số bán hàng sẽ
giảm, khách hàng sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi dẫn đến việc họ tìm đến nhà cung
cấp khác. Tuy nhiên nếu số lượng trên q lớn thì ngồi việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư
hỏng, hao hụt thì chi phí tồn trữ, bảo vệ lại càng lớn hơn. Bên cạnh đó việc quản lý hàng
tồn kho theo hình thức thủ cơng mang lại khá nhiều phiền tối như:
− Khơng thể tính tốn chính xác số lượng hàng tồn kho, đặc biệt là hiện tại
công ty đang phải sản xuất rất nhiều chủng loại mặt hàng để cung cấp cho
nhiều đơn vị khác nhau.
− Khơng kiểm tra chính xác được thời gian sử dụng của sản phẩm. Trên thực
tế rất nhiều hàng hóa quá hạn sử dụng được cất giữ lâu ngày mà nhân viên
quản lý kho không biết
Việc kiểm kê hàng hóa trong kho hàng theo định kỳ là một cơng việc cần thiết để
xác định lượng hàng hóa thực tế trong kho với trên giấy tờ, sổ sách quản lý có chính xác
hay khơng? Đây cũng là một trong những hoạt động giúp hàng hóa được luân chuyển
liên tục, tránh tình trạng hàng hóa, vật tư bị hỏng hóc, hao mòn, giảm giá trị sử dụng
trong kho hàng. Việc khơng duy trì kiểm kê kho theo định kỳ là một trong những sai
lầm phổ biến nhất của nhiều người quản lý kho hàng khi số lượng hàng hóa, nguyên vật
liệu trong kho quá lớn. Phần mềm quản lý là một trong những yếu tố quan trọng trong
việc quản lý kho, để có thể phải theo dõi sát sao hàng hóa trong kho
4.2 Xác định vấn đề
4.2.1 Vấn đề

Trong thời gian làm việc tại một công ty sản xuất tem nhãn, nhận thấy việc quản
lý kho là một vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết trong các công ty có mặt hàng
sản xuất đa dạng. Chính việc chưa có phương pháp quản lý kho hiệu quả đã làm tăng

1


thời gian tìm kiếm và quản lý hàng hóa trong kho cho nhân viên, chưa tối ưu hóa được
nguồn lực vốn có trong kho
Những vấn đề tồn đọng trên đã khiến công ty thường xuyên bị trễ hẹn giao hàng
do chậm chạm trong quá trình xử lý của bộ phận kho thành phẩm. Mà việc trễ hẹn giao
hàng không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty mà cịn gây ra sự tổn thất lớn đến lợi
nhuận của công ty.
Đề tài: Để giải quyết vấn đề nghiến cứu này thực hiện:
“Xây dựng hệ thống quản lý kho thành phẩm”.
4.2.2 Mục tiêu
Nghiên cứu này hỗ trợ việc sắp xếp kho hàng một cách khoa học giúp cho quá
trình tìm kiếm, vận chuyển, nhập xuất kho được tiến hành nhanh hơn, tiết kiệm thời gian
và sức lực. Việc sắp xếp, bố trí hàng hóa, vật tư khoa học là một trong những yếu tố
giúp tiết kiệm diện tích kho, gia tăng năng suất lao động cùng với việc tra xuất, quản lý,
kiếm sốt được thuận tiện, dễ dàng hơn. Cơng ty có thể thực hiện việc sắp xếp kho hàng
khoa học thông qua một số cách như: Sử dụng các nhãn chỉ dẫn để nhận biết hàng hóa,
thực hiện quy trình sắp xếp hàng hóa trong kho hàng và bảo quản hàng hóa phù hợp theo
cách thức phù hợp.
Ngồi ra việc xây dựng phần mềm quản lý còn cần phải đáp ứng các mục tiêu:
− Dễ sử dụng: Hầu hết nhân viên đều ít được tiếp xúc với cơng nghệ thơng tin
thế nên việc sử dụng một phần mềm là điều khá khó khăn. Vì vậy tiêu chí
đầu tiên cần xem xét là tính đơn giản của phần mềm để những người không
biết nhiều về công nghệ thông tin vẫn sử dụng được dễ dàng. Đáp ứng được
tồn bộ quy trình nghiệp vụ của kho

− Báo cáo phản ánh đầy đủ tình hình hàng trong kho: Báo cáo của phần mềm
đối với hàng hóa trong kho phải chi tiết, đầy đủ, thống kê được tình hình tổng
số lượng hàng hóa, quản lý được các mã hàng hóa, số lượng nhập, xuất, ...
− Chi phí hợp lý: Nhưng việc phải trả một số tiền lớn chỉ để đầu tư một phần
mềm quản lý khi mà chưa biết chắc về công dụng và tiện ích của nó thật sự
là một điều lãng phí.

2


Để đo lường được những giá trị trên cần đo đạt mục tiêu như sau:
− Thời gian từ lúc bắt đầu giải quyết đơn hàng đến khi giao cho bộ phận vận
chuyển giảm 30% so với giá trị hiện tại
− Tỷ lệ sản phẩm đặt sai vị trí giảm từ 30% xuống 5%
− Tăng tỷ lệ lấy hàng chính xác và bàn giao cho bộ phận vận chuyển từ 90%
lên 95%.
4.2.3 Phạm vi nghiên cứu
Kho thành phẩm công ty sản xuất tem nhãn
4.3 Tài liệu liên quan
4.3.1 Đề tài khóa trước
− Tên đề tài: xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý thông tin dữ liệu sản phẩm tại
một công ty sản xuất đồ nội thất
− Tác giả: Trần Hữu Thông
4.3.2 Một số bài báo liên quan
Muni Prasad Giddaluru, J.X. Gao & Raj Bhatti (2015) [1] đã trình bày phương
pháp luận cho thông tin sản phẩm liền mạch giữa ba hệ thống thơng tin doanh nghiệp
chính như Thiết kế và sản xuất được hỗ trợ bởi máy tính (CAD/CAM), Quản lý vòng
đời /dữ liệu sản phẩm (PDM / PLM) và Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP),
mục đích là xác định một mơ đun cấu trúc sản phẩm có thể được sử dụng để kết nối
thông tin sản phẩm trong suốt vịng đời mà có thể được tái sử dụng một cách hiệu quả

và hiệu quả cho các sản phẩm tương tự trong tương lai.
L. Xie, H. Ching & R. Du (2008) [2]đã trình bày một hệ thống quản lý dữ liệu
sản phẩm chi phí thấp. Nó tích hợp thiết kế (tập CAD), tập tin của MS Office, cơ sở dữ
liệu (MS Foxpro). Hơn nữa, nó có thể được mở rộng để bao gồm các thông tin khác,
chẳng hạn như mô phỏng sản xuất.
Shen-Chou Yeh & Chun-Fong You (2002) [3] đề xuất lược đồ quản lý dữ liệu
đáp ứng chức năng của nó, bao gồm quản lý cấu trúc sản phẩm, cấu hình quản lý, quản
lý tài liệu, quy trình/quy trình quản lý, quản lý một cách hiệu quả và quản lý sự thay
đổi kỹ thuật (ECM).

3


Hanna Kropsu-Vehkapera & Harri Haapasalo (2011) [4] trình bày một cách hữu
hình xây dựng quan điểm riêng biệt cho các nhóm liên quan khác nhau cho sử dụng dữ
liệu sản phẩm, ví dụ về các bên liên quan với nội dung chế độ xem cụ thể, bao gồm
minh họa cho cấu trúc sản phẩm và phân chia dữ liệu sản phẩm, Trái ngược với cách
tiếp cận truyền thống làm nổi bật các khía cạnh kỹ thuật của dữ liệu sản phẩm.
Jinteck Han, Soo-Hong Lee & Purevdorj Nyamsuren (2014) [5] đề xuất một mơ
hình để nắm bắt một thay đổi thiết kế và chia sẻ các hoạt động để xử lý thay đổi được
thực hiện bởi mỗi bên liên quan. Bài báo sử dụng ECR (Yêu cầu thay đổi kỹ thuật),
ECO (Triển khai thay đổi kỹ thuật) và mối quan hệ giữa chúng với một kết quả của
quá trình.
4.4 Phương pháp thực hiện
Cụ thể phương pháp luận nghiên cứu gồm các bước:
− Bước 1: Tìm hiểu khái niệm về tồn kho và quản lý hàng tồn kho
− Bước 2: Tìm hiểu quá trình lưu kho thực tế tại nhà máy.
− Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu cần thiết
− Bước 4: Áp dụng chu trình PDCA (plan – do – check – action) để tiến hành
cải tiến

− Bước 5: Xây dựng hệ thống quản lý kho
− Bước 6: Đo lường hiệu quả sau cải tiến
4.5 Cấu trúc luận văn
− Chương 1: Đặt vấn đề
− Chương 2: Cơ sở lý thuyết
− Chương 3: Tổng quan về công ty
− Chương 4: Phân tích và thiết kế hệ thống
− Chương 5: Đánh giá cải tiến
− Chương 6: Kết luận và kiến nghị

4


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

5.1 Khái niệm tồn kho
Tồn kho có nghĩa là bất cứ sản phẩm nào đang được cầm giữ lại với bất kỳ thời
gian là lâu hay mau, bên trong hoặc bên ngoài nhà máy. Điều này bao gồm nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, lắp ráp các bộ phận và thành phẩm.
Trong sản xuất theo Lean, việc tồn kho được xem như một triệu chứng của một
căn bệnh của nhà máy (Symptom of a sick factory). Do vậy, một trong những cách tốt
nhất để bắt đầu tìm ra sự lãng phí là nhìn vào các điểm cầm giữ sản phẩm, những nơi
mà sự tồn kho có khuynh hướng tăng lên từng ngày. Đằng sau tồn kho “ẩn náu” nhiều
nguyên nhân của triệu chứng. Tìm hiểu kỹ “tồn kho” sẽ tìm ra nhiều nguyên nhân cần
thiết phải xử lý.,
5.2 Sản xuất dư thừa dẫn tới việc gia tăng tồn kho.
Tồn kho là 1 trong 8 nhân tố quan trọng để đánh giá mức độ tinh gọn của doanh
nghiệp theo công cụ LAT (Lean Assessment Tool with Fuzzy Methodology). Chúng ta

có thể tham khảo vài chỉ số về tồn kho như: hàng tồn kho/ doanh số, tồn kho bán thành
phẩm (WIP)/ tổng tồn kho, tổng tồn kho/ giá trị tài sản …
Các giá trị này càng lớn thì mức độ tinh gọn càng thấp, ta càng phải quan tâm cải
thiện chỉ số này.
5.2.1 Các dạng tồn kho sản phẩm:
Lưu giữ sản phẩm:
− Tồn trong kho hàng: kho thành phẩm, kho nguyên liệu, vật tư, hóa chất, bao
bì (cả tồn ngắn hạn, tồn dài hạn, tồn “chết”).
− Tồn trữ trong quá trình sản xuất tại các công đoạn. Dấu hiệu dễ thấy nhất là
hiện tượng Palette hoặc xe chứa hàng với nhiều hình thức khác nhau
Sản phẩm trong vận chuyển
− Vận chuyển (bằng tay, bằng xe đẩy, xe nâng, băng tải giữa các điểm lưu tồn)
− Xếp dở vật liệu (nhặt lên đặt xuống các chi tiết trong hoặc giữa các quá trình)
5.2.2 Hậu quả của tồn kho
Tốn kém chi phí tài chính cho hàng tồn kho, doanh nghiệp cần nguồn vốn lưu
động lớn.
5


Làm thời gian giao hàng kéo dài (Processing cycle time): Nhiều doanh nghiệp
phải mất 30 – 40 ngày cho 1 đơn hàng, trong khi có doanh nghiệp mất 20 ngày. “Thủ
phạm” chính là tồn kho chứ khơng phải thao tác chậm
Nhân công, thiết bị, năng lượng, đường vận chuyển, nhiên liệu … để vận chuyển
và bốc xếp chúng
Che dấu các vấn đề tiềm ẩn: sản xuất không cân bằng, khuyết tật, che dấu vấn đề
khơng tốt, quản lý khó khăn … vấn đề là tồn kho che khuất nên người quản lý không
phát hiện được “sự ẩn náu” để quyết định trong quản lý
Tốn kém nhiều chi phí quản lý chúng: mặt bằng, người quản lý, ghi chép, xuất
nhập, thất thốt, xuống cấp
Do đó, tồn kho làm tăng chi phí, giảm sinh lợi, giao hàng chậm trễ

− Nguyên nhân của việc tồn kho:
+ Nhà quản lý không cho rằng đây là lãng phí và chấp nhận sự tồn kho như
là điều bình thường hoặc như là “điều khơng muốn nhưng đành phải chấp
nhận“
+ Bố trí thiết bị khơng hợp lý
+ Thời gian chuyển đổi thiết bị, cở gá (cở Tu-pi, cở khoan, …) kéo dài
+ Chờ đợi sản xuất hay do sản xuất hàng loạt, gộp lô hàng lớn quá mức
+ Làm nghẽn dòng chảy sản phẩm, thắt cổ chai, mất cân bằng (judoka)
+ Sản xuất trước khi có yêu cầu của bộ phận sau (dù trước thời gian ngắn
hay dài)
+ Phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu, ngũ kim, … bị khuyết tật đành phải chờ
+ Công đoạn sản xuất trước quá nhanh so với công đoạn sau.
+ Sản xuất theo hệ thống đẩy (Push production)
Nếu muốn loại bỏ tồn kho, cần có một “cuộc cách mạng về nhận thức” giúp người
quản lý thấu hiểu thông qua năng lực, đào tạo, nhận thức. Lý thuyết Lean tin rằng tình
trạng tồn kho có khả năng bằng 0. Người Nhật đã áp dụng lý thuyết “Vừa Kịp Lúc” (Just
In Time – JIT). Nếu bạn có niềm tin thì bạn có thể giải quyết được tất cả!

6


Tồn kho chỉ che đậy vấn đề, nó khơng bao giờ giải quyết khó khăn của vấn đề.
Chỉ khi nào mọi người hiểu điều này thì mới có sự cam kết để phân tích nguyên nhân
“tồn kho” và loại bỏ chúng.
5.3 Hệ thống quản lý kho
Hệ thống quản lý kho (tiếng Anh: Warehouse Management System - WMS)
là một phần mềm ứng dụng được thiết kế để hỗ trợ việc quản lý kho hàng của doanh
nghiệp nhằm thực hiện các chức năng kiểm soát và theo dõi các chuyển giao và lưu trữ
các nguồn lực sẵn có.[1][2] Hệ thống quản lý kho (WMS) ra đời nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp có được cái nhìn tổng quát về tình hình và hoạt động của kho hàng trong thời

gian thực; kiểm soát nhân viên kho; hỗ trợ việc lập kế hoạch hàng ngày cho nhà quản
trị. Hệ thống quản lý kho giúp đảm bảo tính thống nhất cao giữa các bộ phận liên quan,
đáp ứng nhu cầu quản lý, tối ưu hóa việc lưu kho, hạn chế tối đa tình trạng thất thốt
trong q trình xuất nhập kho.
a) Tính năng của hệ thống quản lý kho
Một hệ thống quản lý kho bao gồm 5 chức năng chính:
− Kế hoạch (Planning): Hồn thiện kế hoạch hàng ngày để tiếp nhận các hoạt
động nhập kho, lựa chọn khối lượng công việc cũng như thay đổi hay xử lý
các đơn đặt hàng trong ngày, ước tính nguồn nhân lực và số lượng xe cần
thiết để đảm bảo cho quá trình vận chuyển đạt hiệu quả cao nhất, thông tin
với các hãng vận tải được giữ liên tục và thông báo kịp thời để đáp ứng yêu
cầu trong ngày một cách nhanh nhất.
− Tổ chức (Organizing): Xác định thứ tự các đơn hàng được chọn. Việc tổ
chức các đơn hàng được chọn này được thực hiện bằng nhiều cách nhằm đáp
ứng các yêu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Mục đích chính của nhà quản
trị khi họ sử dụng chức năng tổ chức là để kiểm soát và phát hiện ra những
đơn hàng không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và từ chối chúng. Cách
đầu tiên để thực hiện mục đích này áp dụng “Kế hoạch Sóng”/ “Chọn Sóng”.
Kế hoạch này bao gồm 2 mục tiêu: giảm thiểu không gian chứa những đơn
hàng không đem lại lợi nhuận và hỗ trợ giám sát tiến trình, giảm thiểu sự

7


chậm trễ của hệ thống giao vận thông qua việc tạo ra các đơn hàng theo một
“dòng chảy” nhất định.
− Nhân sự (Staffing): Nhân viên làm việc liên quan đến hoạt động của kho.
Chỉ định và hướng dẫn nhân viên làm việc với chức năng của kho, để giảm
thiểu thời gian.
− Chỉ đạo (Directing): Giúp đảm bảo các quy trình và thủ tục trong quản lý

kho được thống nhất, phù hợp với tính chất cơng việc và mục đích của cơng
ty. Chức năng này cũng có thể được sử dụng để phân chia công việc cho từng
nhân viên và quản lý hiệu quả sau đó.
− Kiểm sốt (Controlling): Cung cấp các mốc kết quả để nhà quản trị có căn
cứ theo dõi tiến trình cơng việc hàng ngày. Thơng qua đó có thể đáp ứng các
yêu cầu một cách kịp thời và chính xác, cũng như phân tích hiệu suất công
việc tại kho thông qua các dữ liệu và báo cáo.
b) Các thành phần của một hệ thống quản lý kho
Một hệ thống quản lý kho WMS bao gồm 5 thành phần giúp hồn thành 5 tính
năng của hệ thống:
− Phần mềm quản lý kho: Phần mềm quản lý kho bao gồm các chức năng có
sẵn và các quy trình chung. Nhiều ứng dụng là mơ-đun và có thể được mở
rộng với các chức năng bổ sung như giao dịch theo thời gian thực vào một hệ
thống ERP[3]
− Máy tính, Laptop, Điện thoại di động và các thiết bị điện tử thông minh
khác: Đây là những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp cài đặt, ứng dụng và sử
dụng WMS.
− Máy in mã vạch: Tùy thuộc vào mong muốn và chiến lược kinh doanh cụ
thể của doanh nhiệp mà phương pháp tạo mã vạch cho từng sản phẩm/lô sản
phẩm là khác nhau. Mã vạch trên mỗi một sản phẩm/lô sản phẩm là tích hợp
các thơng tin về mã hàng, tên mặt hàng, đơn vị tính, nhà cung cấp, số series,
nguồn gốc của chính sản phẩm/lơ sản phẩm đó. Máy in mã vạch giúp doanh
nghiệp thực hiện việc tạo mã vạch này.

8


− Máy quét mã vạch: Máy quét mã vạch có nhiệm vụ kết nối với máy tính để
đọc mã vạch trên sản phẩm/lô sản phẩm khi nhập kho, xuất kho và cả khi
thanh tốn.

− Mạng khơng dây: Mạng khơng dây giúp doanh nghiệp có thể cập nhật tình
hình thực tế ở kho hàng tại mọi thời điểm và ở bất cứ đâu.
c) Các loại hệ thống quản lý kho
Hệ thống quản lý kho có thể là các hệ thống độc lập hoặc bộ cung cấp dây chuyền
cung ứng, các mô-đun của một hệ thống ERP (Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp)
như Odoo, Megaventory, Visual World. Tùy thuộc vào mơ hình và tính phức tạp của
doanh nghiệp mà đơi khi hệ thống quản lý kho đơn giản chỉ như một bản danh sách viết
tay được cập nhật khi cần thiết, hoặc là các bảng tính được tạo ra nhờ phần mềm
Microsoft Excel, Access.[4]
Hệ thống quản lý kho khi đưa vào sử dụng sẽ ứng dụng một loạt các công nghệ
truyền thông (tần số vô tuyến), công nghệ tự động ID (mã vạch, RFID,...), các máy tính
và thiết bị di động, xử lý vật liệu tự động (băng truyền và phân loại) với thiết bị kho
(máy băng truyền, kho tự động, công cụ sửa chữa)
5.4 Phương pháp luận
PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động)
là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những
năm 1950. Mặc dù lúc đầu ơng gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A.
Shewart - người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những
năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming
hay vòng tròn Deming.
Nội dung của các giai đoạn của chu trình này có thể tóm tắt như sau:
− Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời
gian và phương pháp đạt mục tiêu.
− Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
− Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
− Act: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh
thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thơng tin đầu vào mới.
9



6

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

6.1 Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thành viên của tập đoàn hàng đầu thế giới về giải pháp
tem nhãn mác, bao bì, phụ liệu trang trí và nhãn RFID. Nhà máy tại Long An là bước
tiến quan trọng trong hành trình của tập đồn tại thị trường Việt Nam, với tổng vốn đầu
tư lên đến 40 triệu USD tính từ năm 2003 đến nay. Nhà máy được thiết kế hiện đại, áp
dụng các kỹ thuật sản xuất bao bì, nhãn hiệu, phụ liệu trang trí trên mọi chất liệu mang
tiêu chuẩn thế giới của tập đoàn, từ đó hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng
toàn cầu.
6.2 Sơ lược về sản phẩm
Trong suốt 75 năm qua, Đối tượng nghiên cứu là thành viên tập đồn hàng đầu
thế giới của Mỹ, dẫn đầu về cơng nghệ và vật liệu nhạy áp lực, giải pháp thương hiệu
và thông tin bán lẻ, cũng như sản phẩm về nhận diện và tổ chức cho khách hàng công
sở và người tiêu dùng. Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các loại nhãn mác (nhãn
giấy in, nhãn vải in, nhãn dệt, nhãn chuyên nghiệp) cho các khách hàng nổi tiếng trong
các ngành bán lẻ, may mặc, giày da.

Hình 6.1 Một trong các sản phẩm của công ty.

10


6.3 Hiện trạng công ty
6.3.1 Hiện trạng sản xuất
− Qui trình sản xuất
Cơng ty có 7 bộ phận sản xuất, dưới đây là các bộ phận sản xuất chính ở công ty:
+ Bộ phận In Offset & Digital: làm việc 2 ca/ngày. Chuyên sản xuất nhãn

giấy chất lượng cao. Là một trong những bộ phận sản xuất chính của cơng ty.
Bộ phận có nhiều cơng đoạn sản xuất nhưng về cơ bản tuân theo quy trình:

Hình 6.2 Quy trình sản xuất Offset Digital
Giấy khi được mua về từ bộ phận mua hàng có kích thước của nhà sản xuất, để
sản xuất cần phải tề sao cho giấy đúng với khổ khuôn sản xuất.
Tùy vào đặc thù đơn hàng bộ phận Prepress sẽ quyết định in bằng máy in Offset
hay Digital.
Các cơng đoạn có thời gian chờ khác nhau, chậm nhất mất 4 ngày chờ.
+ Bộ phận in PFL/PFL Thermal: làm việc 2 ca/ngày. Chuyên sản xuất nhãn
vải hoặc nhãn giấy in nhanh. Là bộ phận có nhiều máy nhất. Bộ phận có các
cơng đoạn sản xuất như bên dưới:

Hình 6.3 Quy trình sản xuất PFL
+ Bộ phận RFID: Làm việc 2 ca/ngày. Chun sản xuất nhãn có tích hợp chip
RFID. Một trong những bộ phận được dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương
lai. Bộ phận có động đoạn sản xuất như bên dưới:

Hình 6.4 Quy trình sản xuất RFID
11


×