Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Ứng dụng động học hệ thống mô phỏng nguyên nhân dẫn đến hành vi không an toàn của công nhân xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----

TRẦN VĂN DŨNG

ỨNG DỤNG ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG MƠ PHỎNG
NGUN NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI KHƠNG AN TỒN
CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

Chuyên ngành

: Quản lý xây dựng

Mã số

: 60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH – 12.2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. NGUYỄN ANH THƯ

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH VIỆT



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/01/2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG
2. TS NGUYỄN ANH THƯ
3. TS TRẦN ĐỨC HỌC
4. TS PHAN HẢI CHIẾN
5. TS NGUYỄN THANH VIỆT
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm ….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA

Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Tp. HCM, ngày 19 tháng 08 năm 2019

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Trần Văn Dũng

Giới tính: Nam


Ngày tháng năm sinh : 30-08-1988

Nơi sinh : Gia Lai

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng

Mã số : 60 58 03 02

1-TÊN ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG MƠ PHỎNG NGUN
NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI KHƠNG AN TỒN CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

2-NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi không an tồn của cơng nhân


Nghiên cứu khả năng ứng dụng Động học hệ thống trong quản lý an tồn



Xây dựng mơ hình Động học hệ thống mơ phỏng ngun nhân dẫn đến hành

vi khơng an tồn của cơng nhân xây dựng.
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : Ngày 19 tháng 08 năm 2019
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Ngày 12 tháng 12 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phạm Hồng Luân
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


TS. ĐỖ TIẾN SỸ

PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS LÊ ANH TUẤN


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Hồng Luân, Thầy đã
tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô trong Bộ môn Thi công và Quản
lý Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh về những kiến
thức quý báu mà tôi đã được truyền đạt.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Trần Văn Dũng


TĨM TẮT
An tồn lao động là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý xây dựng.
Mặc dù trong lĩnh vực xây dựng đã có những bước cải tiến đáng kể trong việc tạo ra
môi trường xây dựng an tồn hơn. Tuy nhiên vẫn tương đối ít các nghiên cứu về các
hành vi khơng an tồn để tiến tới loại bỏ các hành vi này của công nhân trong lĩnh
vực xây dựng. Các hành vi khơng an tồn của công nhân xây dựng thường là

nguyên nhân trực tiếp của các vụ tai nạn xây dựng, nhưng nguyên nhân cơ bản của
các hành vi đó khơng được hiểu rõ. Nghiên cứu này coi việc quản lý an toàn xây
dựng là một hệ thống và tìm cách sử dụng động học hệ thống để chứng minh hệ
thống ảnh hưởng đến công nhân xây dựng như thế nào về các hành vi khơng an
tồn. Đầu tiên, các điều kiện cá nhân và mơi trường có thể dẫn đến một hành vi
khơng an tồn được xác định thơng qua phân tích nhận thức và điều kiện quản lý
tồn diện có ảnh hưởng đến các điều kiện đó được xác định. Thứ hai, một mơ hình
động học hệ thống cho việc gây ra các hành vi khơng an tồn được phát triển để mơ
tả cấu trúc ngun nhân của hệ thống. Mơ hình động học hệ thống về nguyên nhân
các hành vi không an toàn liên quan đến mối quan hệ giữa quản lý, cá nhân và điều
kiện mơi trường mà cuối cùng có thể dẫn đến các công nhân hành vi không an tồn.
Các phân tích mơ hình cũng cho thấy rằng, các điều kiện quản lý ở cấp độ giám sát
có hiệu quả trong việc cải thiện nhận thức về an toàn của cơng nhân, và các hành
động phịng ngừa có hiệu quả hơn các hành động phản ứng nhằm tăng cường hiệu
suất an tồn. Mơ hình này cũng có thể được sử dụng làm cơ sở mơ phỏng các tình
huống trên các công trường khác nhau để khám phá giải pháp tốt nhất để ngăn chặn
và khắc phục các hành vi khơng an tồn.
Từ khóa : Động học hệ thống, An tồn, Hành vi khơng an tồn, An tồn xây dựng,
Tư duy hệ thống.


ABSTRACT
Occupational safety is one of the important issues in construction management.
Although there have been significant improvements in the construction field in
creating a construction environments safer. However, relatively few studies on
unsafe behaviors have been carried out to eliminate these behaviors from workers in
the construction sector. Unsafe behaviors of construction workers are often the
direct cause of construction accidents, but the underlying cause of such construction
practices is not well understood. This study sees construction safety management as
a system and seeks to use system dynamics to demonstrate how the system affects

construction workers in terms of unsafe behaviors. First, individual and
environmental conditions that6 can lead to an unsafe behavior are identified through
cognitive analysis and comprehensive management conditions that affect those
conditions are identified. Second, a system dynamics model for causing unsafe
behaviors was developed to describe the cause structure of the system. The system
dynamics model of the causes of unsafe behaviors relates to the relationship
between management, individuals and environmental conditions that can ultimately
lead to unsafe behavior among workers. The model analysis also shows that
management conditions at the supervisor level are effective in improving worker
safety awareness, and preventive actions are more effective than counter-actions.
application to enhance safety performance. This model can also be used as a basis
for simulating situations on different sites to discover the best solution to prevent
and remedy unsafe behaviors.
Keywords : System dynamics, Safety, Unsafe behavior, Construction safety,
Systems thinking.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Trần Văn Dũng xin cam đoan trong quá trình thực hiện luận văn này, các số
liệu và kết quả nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn trung thực và nghiêm túc. Tơi
xin chịu trách nhiệm hồn tồn về nghiên cứu của mình.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Trần Văn Dũng


Trang này để trắng



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................9
1.1 Giới thiệu chung ..................................................................................................9
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ...............................................................................9
1.3 Cấu trúc của luận văn .......................................................................................12
1.4 Tóm tắt chương: ................................................................................................13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN...................................................................................14
2.1 Giới thiệu chung ................................................................................................14
2.2 Các khái niệm, định nghĩa và lý thuyết. ..........................................................14
2.2.1 Các khái niệm ...............................................................................................14
2.2.2 Các nghiên cứu tương tự đã công bố ...........................................................15
2.3 Động học hệ thống .............................................................................................22
2.3.1 Hệ thống ........................................................................................................22
2.3.2 Động học hệ thống ........................................................................................23
2.3.3 Các yếu tố của mô hình Động học hệ thống .................................................23
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi khơng an tồn........................................31
2.4.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến điều kiện cá nhân .....................................33
2.4.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến điều kiện môi trường ................................34
2.4.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến điều kiện quản lý ......................................35
2.4.4 Nhóm các nhân tố liên quan đến mơi trường xã hội ....................................38
2.5 Tóm tắt chương...............................................................................................40

1


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................41
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................41
3.2 Thu thập dữ liệu ................................................................................................41

3.2 Công cụ nghiên cứu ...........................................................................................42
3.3 Phân tích dữ liệu................................................................................................42
3.4 Xây dựng, phân tích mơ hình ...........................................................................44
3.5 Tóm tắt chương .................................................................................................46
CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................47
4.1 Xác định biến ảnh hưởng đến hành vi khơng an tồn của cơng nhân .........47
4.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................48
4.3 Thu thập dữ liệu ................................................................................................49
4.4 Phân tích dữ liệu................................................................................................51
4.4.1 Thống kê mô tả..............................................................................................51
4.4.2 Thứ tự các nhân tố theo giá trị trung bình ...................................................55
4.4.3 Phân tích độ tin cậy cronbach’s alpha .........................................................57
4.4.4 So sánh với Mean >3, độ tin cậy 95% ..........................................................59
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MƠ HÌNH .................................................................62
5.1 Các biến chọn để đưa vào mơ hình ..................................................................62
5.2 Các giả thuyết chính..........................................................................................63
5.2.1 Phân tích nhận thức ......................................................................................63
5.2.2 Các giả định chính của mơ hình ...................................................................67
2


5.3 Dữ liệu đầu vào ..................................................................................................68
5.4 Mơ hình tham khảo ...........................................................................................70
5.5 Mơ hình ngun nhân dẫn đến hành vi khơng an tồn .................................71
5.5.1 Mơ hình sơ bộ ...............................................................................................71
5.5.2 Mơ hình động về nguyên nhân dẫn đến hành vi không an tồn của cơng
nhân .......................................................................................................................74
5.5.3 Ảnh hưởng của quản lý đối với người lao động ...........................................75
5.5.4 Giảm thiểu mối nguy .....................................................................................81
5.5.5 Giảm thiểu mối nguy thông qua học tập từ sự cố .........................................82

5.5.6 Giảm thiểu mối nguy thông qua giám sát an toàn và báo cáo mối nguy .....84
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH MƠ HÌNH .................................................................86
6.1 Giới thiệu chung ................................................................................................86
6.2 Kiểm tra mơ hình ..............................................................................................86
6.3 Phân tích mơ hình .............................................................................................87
6.4 Kiểm tra chính sách ..........................................................................................91
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................95
7.1 Kết luận chung...................................................................................................95
7.2 Ứng dụng Động học hệ thống trong an toàn lao động ...................................95
7.3 Các kết quả của nghiên cứu .............................................................................96
7.4 Hạn chế của đề tài .............................................................................................97
7.5 Kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo ...........................................................97

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH........................................................................99
PHỤ LỤC ...............................................................................................................102
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát .........................................................................102
Phụ lục 2: Các phương trình ĐHHT trong mơ hình .........................................106
Lý lịch trích ngang ................................................................................................109

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quy trình an tồn dựa vào hành vi, Haroun và cộng sự (2016) ...................15
Hình 2: Mơ hình thái độ và hành vi an tồn, Shin và cộng sự (2014). .....................17
Hình 3: Mơ hình SD-CUB, Jiang và cộng sự (2015) ................................................18
Hình 4: Mơ hình chung và tổng hợp về an toàn, Guo và cộng sự (2019). ................19

Hình 5: Sơ đồ vịng lặp nhân quả, Sterman (2000) ...................................................24
Hình 6: Sơ đồ kho và dịng, Sterman (2000) ............................................................26
Hình 7: Các phương trình của kho và dịng, Sterman (2000) ...................................26
Hình 8: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................41
Hình 9: Quy trình thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát ....................................49
Hình 10: Thời gian cơng tác trong ngành xây dựng .................................................51
Hình 11: Vai trị trong các dự án đã tham gia ...........................................................53
Hình 12: Vị trí cơng tác .............................................................................................54
Hình 13: Số dự án đã từng tham gia .........................................................................55
Hình 14: Tiến trình nhận thức của công nhân, Shin và cộng sự (2014) ...................64
Hình 15: Mơ hình động Sơ bộ ngun nhân dẫn đến hành vi khơng an tồn ...........72
Hình 16: Mơ hình động ngun nhân dẫn đến hành vi khơng an tồn của cơng nhân
xây dựng ....................................................................................................................75
Hình 17: Mối quan hệ nhân - quả giữa điều kiện quản lý và điều kiện cá nhân của
cơng nhân ..................................................................................................................76
Hình 18: Giảm thiểu mối nguy thông qua học tập từ sự cố ......................................83
5


Hình 19: Giảm mối nguy thơng qua giám sát an tồn ..............................................84
Hình 20: Giảm thiểu mối nguy thơng qua báo cáo của cơng nhân ...........................85
Hình 21: Kiểm tra cấu trúc mơ hình .........................................................................87
Hình 22: Kết quả phân tích mơ hình của Hành vi khơng an tồn .............................88
Hình 23: Kết quả phân tích mơ hình của Sự cố ........................................................89
Hình 24: Thay đổi về Kiến thức an toàn và Nhận thức về an tồn của cơng nhân
trong thử nghiệm mơ hình .........................................................................................89
Hình 25: Tác động của điều kiện quản lý và môi trường đến hành vi khơng an tồn
...................................................................................................................................91
Hình 26: Mơ hình động dùng để phân tích chính sách .............................................92
Hình 27: Ảnh hưởng của các chính sách tới hành vi khơng an tồn ........................94

Hình 28: Ảnh hưởng của các chính sách tới sự cố....................................................94

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Nghiên cứu về An toàn tại Đại học Bách Khoa Tp.HCM ...........................21
Bảng 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi khơng an tồn ......................................31
Bảng 3: Công cụ nghiên cứu .....................................................................................42
Bảng 4: Đánh giá hệ số Cronbach's Anpha theo George và Mallery (2003) ............43
Bảng 5: Quy trình xây dựng mơ hình động, Đỗ Cơng Ngun (2016) ....................44
Bảng 6: Các bước để mơ hình hóa hệ thống động, theo Sterman (2000) .................45
Bảng 7: Các nhân tố chính được chọn để khảo sát ...................................................47
Bảng 8: Thời gian cơng tác trong ngành xây dựng ...................................................51
Bảng 9: Vai trị trong các dự án đã tham gia.............................................................52
Bảng 10: Vị trí công tác ............................................................................................53
Bảng 11: Số dự án đã từng tham gia .........................................................................54
Bảng 12: Bảng các nhân tố theo giá trị trung bình....................................................55
Bảng 13: Bảng hệ số Cronbach's Alpha cho 26 biến ................................................57
Bảng 14: Bảng hệ số Cronbach's alpha cho từng biến ..............................................57
Bảng 15: Bảng so sánh để chọn biến ........................................................................59
Bảng 16: Các biến chọn để đưa vào mơ hình............................................................62
Bảng 17: Giả định giá trị của các biến đầu vào ........................................................68
Bảng 18: Các mơ hình tham khảo .............................................................................71
Bảng 19: Tham số cho các gói chính sách an tồn ...................................................93

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

An toàn lao động

ATLĐ

Causal loop diagram/ Vòng lặp nhân quả

CLD

System Dynamics/ Động học hệ thống

SD/ ĐHHT

Xây dựng

XD

8


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu chung
Ngành xây dựng là ln đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia. Tại Việt Nam, tổng sản phẩm ngành xây dựng ước tính là 228.102 tỷ đồng,
chiếm 5,44% tổng sản phẩm trong nước. Số vốn đầu tư khoảng 113.478 tỷ
đồng,chiếm 8,30% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Với gần 70.000 doanh
nghiệp lớn nhỏ, số lao động tham gia trong ngành này khoảng 3.431,8 nghìn người.
(Nguồn tổng cục thống kê - 2017).
Xây dựng là một ngành công nghiệp sản xuất đặc biệt, theo từng đơn đặt hàng
thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu cho từng cơng trình. Sản phẩm xây dựng
mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Thời gian thi cơng xây dựng cơng trình dài, chịu

tác động của các rủi ro theo thời gian và thời tiết lớn. Q trình sản xuất xây dựng
rất phức tạp địi hỏi có nhiều lực lương tham gia, phải thực hiện ngồi trời, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết. Do đó cần phải chú ý cải thiện điều kiện làm
việc của công nhân trong xây dựng.
Với những đặc điểm trên, xây dựng là ngành một trong những ngành công nghiệp
nguy hiểm nhất trên thế giới (Dong và cộng sự 1995; Brunette, 2004; Waehrer và
cộng sự 2007; Sacks và cộng sự 2009)
Tại Việt Nam tổng số lao động lĩnh vực xây dựng chiếm 6,49% trên tổng số lao
động cả nước nhưng số vụ tai nạn chiếm tới 23,8% tổng số vụ tai nạn và 24,5%
tổng số người chết (Nguồn Bộ lao động thương binh và xã hội – 2017). Tai nạn lao
động gây thiệt hại về tính mạng, vật chất, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động,
tiến độ thi cơng.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
An tồn lao động là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý xây dựng.
Trong những năm gần đây quản lý an toàn trong xây dựng thu hút nhiều sự quan
9


tâm từ chính phủ, các bộ ngành, các tổ chức và các nhà nghiên cứu. Mặc dù trong
lĩnh vực xây dựng đã có những bước cải tiến đáng kể trong việc tạo ra mơi trường
xây dựng an tồn hơn. Nhưng vẫn tương đối ít các nghiên cứu về các hành vi khơng
an tồn để tiến tới loại bỏ các hành vi này của cơng nhân trong lĩnh vực xây dựng.
Chính vì vậy nghiên cứu này xác định các điều kiện cá nhân, mơi trường và các
điều kiện quản lý có thể dẫn đến hành vi khơng an tồn được xác định thơng qua
việc xây dựng mơ hình động học hệ thống cho các hành vi khơng an tồn.
Từ quan điểm hành vi khơng an tồn của cơng nhân xây dựng là nguyên nhân trực
tiếp gây ra tai nạn trên các cơng trường xây dựng (Reason,1990 trích dẫn bởi
J.Zhongming). (Suraji và các tác giả, 2001) sau khi nghiên cứu 500 báo cáo tai nạn
ở Anh đã xác định 88% tai nạn trong các dự án xây dựng có liên quan đến hành
động khơng an tồn. Blackmon và Gramopadhye (1995) cho rằng 98% của tất cả

các sự cố tai nạn có liên quan đến hành vi khơng an tồn trích dẫn bởi R.M.
Choudhry.
Quản lý an toàn dựa vào hành vi tập trung vào ngăn ngừa, sửa đổi các hành vi
khơng an tồn của người lao động thông qua các can thiệp như là thiết lập mục tiêu
và phản hồi. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý an toàn dựa trên hành vi nhấn mạnh
trách nhiệm của từng công nhân và luôn cho thấy rằng người lao động có thể hành
động một cách an tồn trong mọi tình huống DeJoy (2005) trích dẫn bởi Jiang
(2015), trong khi bỏ qua các điều kiện quản lý (Pidgeon và O'Leary, 2000) trích dẫn
bởi Jiang (2015). Hầu như tất cả các thương tích trong cơng việc liên quan đến sự
tương tác giữa con người và môi trường. Theo (Jannadi, 1995) trích dẫn bởi (Tuấn,
2009) thì tai nạn xuất hiện trong điều kiện khơng an tồn, các hoạt động khơng an
tồn hay kết hợp cả hai ngun nhân trên. Điều kiện khơng an tồn có thể giải quyết
và chuẩn hóa, nhưng hành vi khơng an tồn của con người thì khơng thể thực hiện
một cách máy móc.
Nghiên cứu về văn hóa an tồn cố gắng xây dựng cầu nối giữa điều kiện quản lý và
các điều kiện cá nhân thơng qua các phân tích thực nghiệm. Tuy nhiên, cơ chế làm
10


thế nào để điều kiện quản lý như vậy tác động đến hành vi cá nhân vẫn chưa được
xem xét rõ ràng.
Trong khi đó các nghiên cứu về an tồn lao động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt
Nam chủ yếu là xác định, xếp hạng các yếu tố gây tai nạn lao động hoặc ảnh hưởng
đến việc thực hiện an tồn trên cơng trường. Nghiên cứu phụ thuộc vào số liệu
thống kê và phân tích thực nghiệm đơi khi khơng thành cơng để tìm ra mối liên
quan đáng kể giữa các yếu tố.
Do đó cần mơ tả các mối quan hệ nhân quả trong một hệ thống động. Hay mơ tả các
con đường mà thơng qua đó các điều kiện quản lý chủ yếu tác động đến hành vi của
người lao động, tạo điều kiện cho các chiến lược học tập, thiết kế lại điều kiện an
toàn và huấn luyện để cải thiện hành vi của công nhân. Từ đó cắt giảm số tai nạn

xảy ra trên cơng trường xây dựng.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu dựa vào các đặc điểm của công nhân tại công trường xây dựng, và các
yếu tố tác động từ điều kiện bên ngoài như môi trường làm việc, các điều kiện quản
lý và môi trường xã hội nhằm nhận biết các yếu tố và biết được ảnh hưởng của các
yếu tố này đến hành vi khơng an tồn của cơng nhân.
Các bên trực tiếp tham gia trên các công trường xây dựng như Nhà thầu thi công, tư
vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án và Ban quản lý dự án của chủ đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại các tổ chức và cá nhân đang hoạt động xây dựng tại
thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Những người tham gia nghiên cứu
đang làm việc trong các tổ chức như Chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn và các cán bộ
chuyên trách trong lĩnh vực an toàn lao động. Họ là những người trực tiếp thực hiện
cơng tác quản lý, đảm bảo an tồn trên cơng trường, hoặc những cá nhân có kiết
thức và kinh nghiệm về an toàn trong các dự án xây dựng.
11


Các mục tiêu nghiên cứu và đóng góp dự kiến của nghiên cứu
 Mục tiêu của nghiên cứu:
 Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến các hành vi khơng an tồn của
cơng nhân xây dựng
 Xây dựng mơ hình động thể hiện sự tương tác giữa các nguyên nhân dẫn
đến các hành vi khơng an tồn của cơng nhân. Từ đó có cái nhìn tồn
diện hơn về các hành vi khơng an tồn của cơng nhân xây dựng trên cơng
trường.
 Đóng góp dự kiến về mặt học thuật: ĐHHT ứng dụng rất nhiều trọng lĩnh
vực kinh tế, quản trị….Nhưng trong ngành quản lý xây dựng thì cịn khá hạn
chế. Nghiên cứu này như một cách tiếp cận ĐHHT để xây dựng mơ hình các
ngun nhân ảnh hưởng tới hành vi khơng an tồn của những người trực tiếp

tham gia xây dựng trên cơng trường.
 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu về mặt thực tiễn:
Xác định các nguyên nhân gây tai nạn lao động cho công nhân xây dựng thơng qua
xem xét hành vi khơng an tồn của cơng nhân. Xây dựng mơ hình ĐHHT thể hiện
mối liên hệ và sự tương tác giữ các yếu tố tác động đến hành vi khơng an tồn của
cơng nhân . Phân tích mơ hình để tìm hiểu về sự tương tác giữa các nhân tố nhằm
làm rõ hơn cơ chế, ngun nhân của các hành vi khơng an tồn.
Cung cấp một hướng tiếp cận cách hệ thống để giúp các nhà quản lý nắm rõ được
các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, từ đó đề xuất các chính sách ATLĐ nhằm cải
thiện tình hình tai nạn lao động hiện tại, mang lại hiệu quả kinh tế, uy tín và thương
hiệu cho công ty.
1.3 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia thành bảy chương. Sắp sếp như sau:

12


Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thu thập và phân tích dữ liệu
Chương 5: Xây dựng mơ hình
Chương 6: Phân tích mơ hình
Chương 7: Kết luận và kiến nghị
1.4 Tóm tắt chương:
Giới thiệu sơ lược về đặc điểm của ngành xây dựng. Từ các đặc điểm chính này dẫn
đến việc khó khăn trong cơng tác quản lý an tồn. Sự cần thiết của việc có một cái
nhìn tổng quan hơn về nguyên nhân gây tai nạn lao động trong xây dựng thơng qua
phân tích các hành vi khơng an tồn. Các chương sau sẽ tập trung làm rõ các nhân
tố ảnh hưởng đến các hành vi không an tồn. Xây dựng mơ hình ĐHHT để thể hiện

mối quan hệ và tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi khơng an tồn.

13


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung
Chương này đề cập đến các khái niệm, định nghĩa, các lý thuyết chính được sử dụng
trong nghiên cứu. Động học hệ thống và khả năng áp dụng ĐHHT trong quản lý xây
dựng và cụ thể là trong vực quản lý an toàn lao động.
2.2 Các khái niệm, định nghĩa và lý thuyết.
2.2.1 Các khái niệm
Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành vi có thể thuộc về ý thức,
tiềm thức, cơng khai hay bí mật, và tự giác hoặc khơng tự giác. Hành vi là một giá
trị có thể thay đổi qua thời gian (Wikipedia).
Hành vi có nghĩa là các hành động có thể quan sát, bởi vì những thực hành có thể
quan sát được là điều quan trọng đối với sự an toàn của người lao động trên các
công trường. Cách tiếp cận hành vi chỉ rõ cách Công nhân hành xử trong công việc
Choudhry. (2014).
Hành vi khơng an tồn: Theo Heinrich (1959) thì hành vi khơng an toàn là những
hành vi hoặc hoạt động của con người lệch khỏi quy trình an tồn thơng thường
được chấp nhận. Heinrich (1959) ước tính rằng 88% các vụ tai nạn có thể được quy
cho các hành vi khơng an toàn. Blackmon và Gramopadhye (1995) tuyên bố rằng
98% tất cả các vụ tai nạn là do hành vi không an tồn. Do đó để giảm tai nạn và cải
thiện hiệu suất an tồn chỉ có thể đạt được bằng cách tập trung một cách có hệ thống
vào những hành vi khơng an tồn đó tại các cơng trường xây dựng (Choudhry và
Fang, 2008; Choudhry, 2012).
An toàn dựa trên hành vi (behavior based safety -BBS) được biết đến như một
quá trình can thiệp để điều chỉnh hành vi khơng an tồn của người lao động và giảm
tỷ lệ sự cố/tai nạn. Kết quả có thể tập trung vào việc phân tích các sự cố trước đây

xảy ra do sự tương tác giữa người lao động và môi trường làm việc của họ. Mục
14


đích là để xác định những tiền đề nào dẫn đến hành vi khơng an tồn, (ví dụ: thiếu
thiết bị dẫn đến dẫn đến việc sử dụng các công cụ một cách tùy tiện) để thực hiện
các hành động khắc phục phù hợp (Cooper, 2009).

Hình 1: Quy trình an tồn dựa vào hành vi, Haroun và cộng sự (2016)
Dù là tiếp cận BBS bằng cách nào, nhiều nghiên cứu đã đề cập để tìm ra quy trình
hiệu quả nhất để có kết quả tốt (DePasquale & Geller, 2000; Sulzer-Azaroff &
Austin, 2000). Là một quy trình chung cho cấu trúc và an toàn hành vi lý tưởng bắt
đầu bằng cách xác định hành vi khơng an tồn thơng qua phân tích các hồ sơ thương
tích, sự cố và đã xảy ra trước đó. Sau đó thiết lập một danh sách kiểm tra thích hợp
để quan sát bao gồm tất cả các hành vi khơng an tồn. Thực hiện chương trình huấn
luyện bao gồm đào tạo và quan sát cho những người tham gia. Bước tiếp theo là
thực hiện quan sát hành vi để đánh giá hành vi an toàn hiện tại sau khi đã huấn
luyện. Cuối cùng đưa ra phản hồi, thảo luận về kết quả cho cải thiện tích cực.
2.2.2 Các nghiên cứu tương tự đã công bố
2.2.2.1 Các nghiên cứu tương tự đã được công bố trên thế giới
Mohamed and Chinda (2011) đã ứng dụng ĐHHT để hiểu tương tác giữa các yếu
tố chính của xây dựng văn hóa an tồn (lãnh đạo, chính sách và chiến lược, con
người, quan hệ đối tác và tài nguyên, quy trình). Các mục tiêu an toàn được xác
định trực tiếp trong quá trình lần lượt bị ảnh hưởng bởi bốn mục tiêu khác. Mơ hình
văn hóa an tồn trong xây dựng đã được phát triển bằng cách sử dụng ĐHHT để
15


kiểm tra các tương tác và mối quan hệ nhân quả đó trong một khoảng thời gian. Chỉ
số Construction Safety Culture (CSC), được phát triển thơng qua mơ hình hóa, đại

diện cho tổng của năm khả năng và mục tiêu tại một thời điểm. Chỉ số CSC được
phát triển có khả năng hỗ trợ các tổ chức đánh giá mức độ trưởng thành văn hóa an
tồn hiện tại của họ và xác định các khu vực để cải thiện an toàn để cho phép tiến
tới mức trưởng thành cao hơn. Các tổ chức có mức trưởng thành khác nhau sẽ cần
các chính sách an tồn và quy trình thực hiện an tồn khác nhau, khơng thể bắt
chước. Việc sử dụng mơ hình ĐHHT, với chỉ số CSC được phát triển, sẽ giúp các tổ
chức lập kế hoạch thực hiện quy trình an tồn hiệu quả nhất để đạt được các mục
tiêu an toàn của họ trong khung thời gian dự kiến.
Han và cộng sự (2014) ứng dụng ĐHHT để xem xét ảnh hưởng của Áp lực sản
xuất đến hiệu suất an tồn. Một sơ đồ vịng lặp nhân quả sơ bộ được thiết lập để xác
định mối quan hệ giữa tiến độ và hiệu suất chất lượng (ví dụ, trì hoãn tiến độ và làm
lại) và các thành phần liên quan đến chương trình an tồn (ví dụ: nhận thức của
cơng nhân về an tồn, huấn luyện an tồn, giám sát an tồn và quy mơ tổ đội). Một
Case study được thực hiện bằng thực nghiệm để điều tra mối quan hệ này với sự cố
xảy ra với việc sử dụng dữ liệu được thu thập từ một công trường xây dựng. Kết
quả của nghiên cứu Case study chỉ ra rằng sự chậm trễ tiến độ và làm lại là những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự cố xảy ra cho dự án được quan sát.
Shin và cộng sự (2014) xem hành vi khơng an tồn và điều kiện khơng an tồn là
ngun nhân gây ra tai nạn. Nghiên cứu đã xây dựng một hình ĐHHT về thái độ và
hành vi an tồn của cơng nhân, để hiểu rõ các cơ chế phản hồi và động lực có liên
quan.

16


Hình 2: Mơ hình thái độ và hành vi an tồn, Shin và cộng sự (2014).
Mơ hình gồm các vịng phản hồi chính như sau: Vịng lặp ra quyết định dựa trên
hành vi an tồn (B1), Vịng lặp phục hồi sau tai nạn (B2) và lạc quan (R1), Vịng
lặp thói quen (R3, R4). Mơ hình sau đó được áp dụng để kiểm tra tính hiệu quả của
ba chính sách cải thiện an tồn: khuyến khích các hành vi an tồn, tăng mức độ giao

tiếp và đặt người lao động vào vai trị người bị nạn. Thơng qua việc phân tích chính
sách, xác minh tiềm năng mạnh mẽ của mơ hình đã phát triển để hiểu rõ hơn về
cách loại bỏ các hành vi khơng an tồn. Kết quả mơ hình giúp hiểu rõ hơn về cách
loại bỏ các hành vi khơng an tồn và hoạt động như một chương trình thí điểm để
đánh giá hiệu quả của các chương trình an toàn hoặc các buổi huấn luyện trước khi
thực hiện.
17


×