Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Xây dựng mạng xã hội trên nền tảng blockchain

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

HUỲNH TẤN PHÚC

XÂY DỰNG MẠNG XÃ HỘI TRÊN NỀN TẢNG
BLOCKCHAIN (DEVELOPMENT OF BLOCKCHAIN –
BASED SOCIAL NETWORK)
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60480101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2019

i


ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

HUỲNH TẤN PHÚC

XÂY DỰNG MẠNG XÃ HỘI TRÊN NỀN TẢNG


BLOCKCHAIN (DEVELOPMENT OF BLOCKCHAIN –
BASED SOCIAL NETWORK)
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60480101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2019

iii


iv


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Huỳnh Tường Nguyên

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Huỳnh Trung Hiếu

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Tô Bá Lâm

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM
ngày 30 tháng 12 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS. TS. Trần Văn Hoài
2. Thư ký hội đồng: TS. Nguyễn Đức Dũng
3. Ủy viên Phản biện 1: PGS. TS. Huỳnh Trung Hiếu
4. Ủy viên Phản biện 2: TS. Tô Bá Lâm

5. Ủy viên hội đồng: PGS. TS. Lê Trung Quân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KH&KTMT

PGS. TS. Trần Văn Hoài

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HUỲNH TẤN PHÚC

MSHV: 1770025

Ngày, tháng, năm sinh: 05/03/1994

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Khoa học máy tính

Mã số: 60480101


I. TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng mạng xã hội trên nền tảng blockchain (Development of
blockchain – based social network).
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Nghiên cứu cơng nghệ blockchain
Tìm hiểu các ứng dụng nền tảng liên quan đến mạng xã hội, tập trung vào
mơ tả sự đóng góp của các thành viên
Mơ tả bài tốn chính của mạng xã hội – nguồn động lực đóng góp của thành
viên theo định hướng của mạng
Đề xuất mơ hình giải pháp
Đánh giá giải pháp đề xuất

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/08/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 09/12/2019
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. HUỲNH TƯỜNG NGUYÊN

Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2019.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG KHOA KH&KTMT

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. Huỳnh Tường Nguyên

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Đầu tiên, học viên xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Huỳnh
Tường Nguyên. Thầy đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu giúp học viên hoàn thành tốt luận văn.
Học viên cũng xin gửi lời cám ơn đến các bạn của mình, đặc biệt là thầy Hồi
và anh Bảo đã tích cực phản biện trong qúa trình học viên thưc hiện luận văn. Và các
bạn sinh viên đã nhiệt tình sử dụng hệ thống để học viên có thể thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm,
chăm sóc, động viên và giúp đỡ học viên trong những giai đoạn khó khăn để hoàn
thành tốt Luận văn Thạc sĩ này.

iii


TÓM TẮT NỘI DUNG
Hiện nay, việc áp dụng blockchain và tiền ảo cho các social media, cũng như
việc chuyển từ các ứng dụng tập trung sang phi tập trung (dApps) ngày càng trở nên
phổ biến, vì tính khả thi và sự cần thiết của nó. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi
các trang web social media hiện thực theo kiểu truyền thống ngày càng phát triển
chậm lại nên cần phải có một sự thay đổi về mặt bằng cơng nghệ.
Xây dựng các social media trên nền blockchain được xem như một cuộc cách
mạng và cho tới hiện tại, đã có rất nhiều cơng trình thành cơng, thu hút nhiều người
sử dụng, giúp phát triển cộng đồng, tạo tính tự trị cho cộng đồng... Ngoài ra, việc áp
dụng tiền ảo và loại bỏ bên trung gian giúp cho những người có đóng góp tích cực
cho cộng đồng có thể trực tiếp tạo ra lợi nhuận từ nội dung của họ, mà khơng phải
phụ thuộc vào bên thứ ba. Ví dụ như nhà văn, tác giả của các video, nhíp ảnh gia...

có thể tạo ra lợi nhuận trực tiếp từ các tác phẩm của họ.
Trong luận văn này, học viên đề xuất một cơ chế nhằm giúp các nhà phát triển
mạng xã hội có thể điều chỉnh sự phát triển mạng xã hội của họ cho phù hợp với sự
phát triển chung. Theo thời gian, xã hội phát triển sẽ dẫn đến một vài thay đổi nhất
định đòi hỏi phải thay đổi mục tiêu của mạng xã hội để thích ứng.
Đồng thời, học viên cũng đề xuất một cơ chế nhằm ghi nhận sự đóng góp của
các cá nhân theo thời gian một cách tương xứng. Vì nếu sự đóng góp của các thành
viên được cộng đồng ghi nhận hợp lý, họ sẽ cố gắng đóng góp ngày càng nhiều hơn
nữa vì lợi ích chung và vì sự phát triển chung của cộng đồng đó.
Luận văn đã thử nghiệm xây dựng một mạng xã hội cho các bạn sinh viên
khoa Máy Tính Bách Khoa, khố 2019. Nơi các bạn sinh viên có thể trao đổi kiến
thức, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Học viên đã thử nghiệm các cơ
chế của mình đề xuất để đánh giá sự đóng góp của các bạn sinh viên dựa trên chỉ số
reputation theo thời gian.

iv


ABSTRACT
Currently, the adoption of blockchain and cryptocurrencies for social media,
as well as the migration from centralized to decentralized applications (dApps) gains
in popularity, due to its feasibility and necessity. Especially in the current context,
when the traditional social media sites are growing slowly; hence, needs to be a
change in technology.
Building social media on the blockchain is considered a revolution and until
now, there have been many successful works, attracting many users, helping to
develop the community, creating autonomy for the community... In addition,
applying cryptocurrencies and eliminating intermediaries makes it possible for those
who positively contribute to the community to directly make a profit from their
contents, without depending on third parties. For instance, writers, authors of videos,

photographers… can make a direct profit from their works.
In this thesis, the student proposes a mechanism to help social network
developers can adjust their social network development to suit the general
development of society over time. Because over time, social development will lead
to certain changes that require changing the goals of social networks from time to
time to adapt.
Besides, the student also proposes a mechanism to recognize the contributions
of individuals over time appropriately. If the contributions of members are properly
recognized by the community, they will have incentives to contribute more and more.
Therefore, the social network will develop.
This thesis has tried to build a social network for students of the Bach Khoa
University, Computer Science and Engineering, course 2019. Where they can
exchange knowledge, learn and help one another for their developments. The student
tested the mechanisms to evaluate the contribution based on reputation scores over
time.

v


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan rằng nội dung của luận văn này là kết quả nghiên cứu
và thực hiện của mình. Tất cả những tham khảo từ các nghiên cứu liên quan đều được
nêu rõ nguồn gốc từ danh mục tài liệu tham khảo trong luận văn.

Học viên

Huỳnh Tấn Phúc

vi



MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iii
TÓM TẮT NỘI DUNG .......................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1.1. Động lực nghiên cứu của luận văn .............................................................. 1
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của quy trình đánh giá sự đóng góp của người dùng trong
mạng xã hội ......................................................................................................... 1
1.3. Giới hạn đề tài ............................................................................................ 2
1.4. Các định nghĩa cần thiết ............................................................................. 2
1.3.1. Chỉ số reputation .................................................................................. 2
1.3.2. Tính chất tức thời................................................................................. 2
1.3.3. Giá trị tích luỹ...................................................................................... 3
1.3.4. Giá trị bất biến ..................................................................................... 3
1.3.5. Cơ chế đồng thuận (consensus) ............................................................ 3
1.5. Nghiên cứu liên quan.................................................................................. 3
1.4.1. Steem ................................................................................................... 3
1.4.2. Indorse ............................................................................................... 10
1.4.3. Sapien ................................................................................................ 11
1.4.4. SocialX, Gilgamesh, Narrative và onG .............................................. 13
1.6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 14
1.7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 16
2.1. Mạng xã hội ............................................................................................. 16
2.2. Blockchain ............................................................................................... 17

2.3. Smart contracts ......................................................................................... 17
2.4. Ứng dụng phi tập trung (dApp) ................................................................ 19
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT...................................................................... 20
3.1. Cấu trúc mơ hình hệ thống........................................................................ 20
3.1.1. Mơ hình hố....................................................................................... 20
vii


3.1.2. Quy trình xử lý của hệ thống.............................................................. 21
3.2. Chi tiết quy trình xử lý của hệ thống......................................................... 22
3.2.1. Thu thập dữ liệu ................................................................................. 22
3.2.2. Tính tốn và đánh giá ......................................................................... 22
3.2.3. Blockchain (d) ................................................................................... 24
3.2.4. Phản hồi kết quả (f)............................................................................ 24
CHƯƠNG 4: HIỆN THỰC MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT ................................................ 25
4.1. Mạng xã hội ............................................................................................. 25
4.1.1. Trang cá nhân .................................................................................... 25
4.1.2. Trang chủ........................................................................................... 25
4.1.3. Nhóm ................................................................................................. 25
4.1. Cơng cụ đánh giá các bình luận ................................................................ 27
4.1.1. Đánh giá thơng qua giao diện web ..................................................... 28
4.1.1. Đánh giá thông qua tập tin excel ........................................................ 29
4.2. Các giá trị được cho bởi nhà thiết kế mạng xã hội .................................... 29
CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ................................................... 31
5.1. Thực nghiệm ............................................................................................ 31
5.2. Đánh giá ................................................................................................... 38
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................ 40
6.1. Kết luận .................................................................................................... 40
6.1.1. Chức năng đã hoàn thiện .................................................................... 40
6.1.2. Chức năng chưa hoàn thiện ................................................................ 40

6.1.3. Hạn chế và điểm yếu .......................................................................... 40
6.2. Hướng phát triển ...................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 42
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 44
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ........................................................................ 60
Q TRÌNH ĐÀO TẠO....................................................................................... 60
Q TRÌNH CÔNG TÁC .................................................................................... 60

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Cơ chế thưởng của Steem. ....................................................................... 7
Hình 1-2: Kết hợp cách chia rc với cc. ..................................................................... 8
Hình 1-3: Kết hợp cách chia rc với cc. ..................................................................... 9
Hình 2-1: Mạng xã hội........................................................................................... 16
Hình 2-2: Minh họa blockchain, block màu xanh là block ban đầu (genesis block),
chuỗi chính (main chain) màu đen, và chuỗi phụ màu tím. .................................... 18
Hình 2-3: Minh họa về vai trị của Smart contracts. ............................................... 18
Hình 2-4: Minh họa một ứng dụng dApp. .............................................................. 19
Hình 3-1: Mơ hình hóa mạng xã hội. ..................................................................... 21
Hình 3-2: Quy trình xử lý của hệ thống. ................................................................ 22
Hình 4-1: BCNetworking - Trang cá nhân của một thành viên. .............................. 26
Hình 4-2: BCNetworking - Trang chủ của một thành viên. .................................... 26
Hình 4-3: BCNetworking - Một nhóm với tên gọi Welcome Space. ...................... 27
Hình 4-4: Các bài đăng MT19KH04 và Đặt câu hỏi để hỗ trợ xây dựng chat bot. .. 28
Hình 4-5: Giao diện web của chuyên gia dùng để đánh giá các bình luận. ............. 29
Hình 4-6: Tập tin Excel template của chuyên gia dùng để đánh giá các bình luận. . 29
Hình 5-1: Đồ thị thể hiện chỉ số reputation tức thời r1t của các thành viên trong nhóm


g1 . ......................................................................................................................... 33
Hình 5-2: Đồ thị thể hiện chỉ số reputation tức thời r2t của các thành viên trong nhóm
g 2 . ........................................................................................................................ 34
Hình 5-3: Đồ thị thể hiện chỉ số reputation tức thời rt của các thành viên trên tồn
mạng. .................................................................................................................... 35
Hình 5-4: Đồ thị thể hiện chỉ số reputation tích lũy Rt 1 của các thành viên. .......... 36
Hình 5-5: Đồ thị thể hiện chỉ số reputation Rt của các thành viên. ........................ 36
Hình 5-6: Đồ thị thể hiện chỉ số reputation tức thời rt sau khi nhà phát triển hiệu
chỉnh hệ thống. ...................................................................................................... 37
Hình 5-7: Đồ thị thể hiện chỉ số reputation Rt sau khi nhà phát triển hiệu chỉnh hệ
thống. .................................................................................................................... 38

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 5-1: Đánh giá của 1 chuyên gia cho bài đăng MT19KH04 ( g1 ) trong khoảng
thời gian t  24h . ................................................................................................ 31
Bảng 5-2: Bảng kết quả đánh giá các thành viên trong khoảng thời gian t dựa trên
B1 - các metric cho nhóm MT19KH04 ( g1 ). .......................................................... 32
Bảng 5-3: Kết quả đánh giá. .................................................................................. 38
Bảng 0-1: Bảng kết quả đánh giá các thành viên trong khoảng thời gian t dựa trên
B1 - các metric cho nhóm MT19KH04 ( g1 ). .......................................................... 44
Bảng 0-2: Giá trị reputation tức thời của các thành viên sau khi tham gia bình luận
cho nhóm g1 .......................................................................................................... 45
Bảng 0-3: Chỉ số reputation tức thời của các thành viên sau khi tham gia bình luận
cho nhóm g 2 . ........................................................................................................ 45
Bảng 0-4: Chỉ số reputation tức thời của các thành viên đã tham gia đóng góp trong
khoảng thời gian t trên tồn bộ mạng xã hội BCNetworking. ............................. 46
Bảng 0-5: Giá trị reputation tích lũy Rt 1 của tồn bộ các thành viên trên mạng xã hội

BCNetworking. ..................................................................................................... 47
Bảng 0-6: Giá trị reputation của các thành viên tại thời điểm t trên toàn mạng
BCNetworking. ..................................................................................................... 51
Bảng 0-7: Chỉ số reputation tức thời của các thành viên trên toàn mạng
BCNetworking sau khi nhà phát triển hiệu chỉnh hệ thống..................................... 54
Bảng 0-8: Chỉ số reputation của các thành viên trên toàn mạng BCNetworking sau
khi nhà phát triển hiệu chỉnh hệ thống. .................................................................. 55

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chương này, học viên sẽ trình bày về hiện trạng thực tế và nhu cầu cần
thiết phải nghiên cứu vấn đề trong luận văn. Đồng thời, chương này cũng nêu ra các
giới hạn, các mục tiêu, các đóng góp của luận văn. Ngồi ra, chương 1 sẽ trình bày các
định nghĩa cần thiết, các cơng trình nghiên cứu liên quan trên thế giới và trong nước.
1.1. Động lực nghiên cứu của luận văn
Trên thế giới, đã có nhiều cơng trình ra đời nhằm xây dựng các mạng xã hội có
khả năng ghi nhận các đóng góp tương xứng của các cá nhân, khuyến khích các cá nhân
đóng góp nhiều hơn nữa vì sự phát triển của cộng đồng. Đồng thời, hạn chế các hành
vi tiêu cực phá hoại sự phát triển chung của cộng đồng. Các cơng trình có thể kể đến
như Steem, Indorse, Sapien, SocialX, Gilgamesh…
Trong nước, có thể kể đến là BitCEO, cơng trình này nghiên cứu tạo một cơ chế
để thúc đẩy mọi người trong mạng tăng cường giúp đỡ nhau. Cơng trình này được xây
dựng trên nền tảng blockchain. Ý tưởng chính là sau khi một thành viên nhận được sự
giúp đỡ sẽ được đổi lấy các thẻ, mỗi thẻ là một khả năng mà họ có thể thực hiện để trả
ơn, người giúp đỡ có thể chọn một trong số đó [3]. Ví dụ, coffee, chơi golf, cho thuê
mặt bằng, vật tư xây dựng…
Ta thấy, nếu sự đóng góp của các thành viên được ghi nhận tương xứng. Các
thành viên sẽ có xu hướng cống hiến nhiều giá trị tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn nữa cho sự

phát triển chung của cộng đồng. Ngồi ra, cần có cơ chế để hạn chế các hành vi tiêu
cực ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn mạng xã hội.
Trong luận văn này, học viên đề xuất một phương pháp để ghi nhận sự đóng góp
tương ứng của các thành viên trong mạng xã hội. Đồng thời, học viên cũng đề xuất một
cơ chế, mà từ đó các nhà phát triển các mạng xã hội có thể điều chỉnh được sự phát
triển mạng xã hội của họ theo sự phát triển và tiến bộ không ngừng của nhân loại một
cách phù hợp.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của quy trình đánh giá sự đóng góp của người dùng trong
mạng xã hội
Đề xuất một phương thức có thể tính chỉ số reputation nhằm mơ tả các giá trị
được cộng đồng xem là tốt (có giá trị tương đối) (tiêu chí: hợp lý, dễ hiểu, đơn giản).
Giá trị này cũng cần phải phản ánh hài hoà các tính chất tức thời, lịch sử, đồng thời
phải phản ánh được q trình đóng góp lâu dài của từng thành viên.

1


Truyền đạt thông điệp cho cộng đồng về các giá trị được đồng thuận là tốt. Từ
đó, giúp cộng đồng này ngày càng phát triển tích cực, đạt được những mục tiêu chung
của toàn mạng xã hội theo thời gian.
Hạn chế hành vi tiêu cực, gây khó chịu cho các thành viên khác. Cần hạn chế
các hành vi này nhằm phát triển một cộng đồng vững mạnh.
Tạo động lực cho các thành viên tham gia vào mạng xã hội đóng góp nhiều hơn
nữa thơng qua các giá trị được cộng đồng xem là tốt.
1.3. Giới hạn đề tài
Phát triển mạng xã hội trên nền tảng blockchain, ứng dụng phi tập trung. Đề
xuất các cơ chế nhằm khuyến khích các thành viên tích cực đóng góp nhiều hơn nữa,
cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của mạng xã hội theo thời gian. Thêm vào
đó với cơ chế mà học viên đề xuất, các nhà phát triển có thể hướng mạng xã hội đạt
được các metric mong muốn theo thời gian.

1.4. Các định nghĩa cần thiết
1.3.1. Chỉ số reputation
Chỉ số reputation là giá trị thể hiện cơng sức đóng góp của người sử dụng theo
thời gian. Giá trị này là đại lượng thể hiện cho độ uy tín của các thành viên nên không
thể mua bán hoặc sở hữu thông qua bất cứ hành vi trao đổi nào. Giá trị này chỉ có thể
được tích lũy dần theo thời gian thơng qua các đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Chỉ số reputation phải thỏa mãn 5 tính chất sau:
-

Nếu thành viên khơng có đóng góp thì giá trị reputation khơng thay đổi.

-

Giá trị reputation của một thành viên sẽ tăng nếu thành viên có đóng góp
tích cực. Từ đó, có thể thấy thành viên nào có chỉ số reputation cao nghĩa
là thành viên đó có đóng góp càng nhiều.
Chỉ số reputation của một thành viên có thể giảm nếu thành viên có hành
vi tiêu cực, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của tập thể (có thể nhận

-

-

giá trị âm).
Chỉ số reputation phải thể hiện tính chất tức thời.

-

Giá trị reputation phải phản ánh tính chất tích lũy.


1.3.2. Tính chất tức thời
Tính chất tức thời phản ánh giá trị reputation tại từng thời điểm. Kết hợp giá trị
tức thời này với giá trị reputation tích lũy trong quá khứ ta được chỉ số reputation tương
ứng của một thành viên tại thời điểm đang xét.
2


1.3.3. Giá trị tích luỹ
Chỉ số reputation là đại lượng đặc trưng cho sự tích lũy theo thời gian dài. Chỉ
số reputation sẽ càng cao nếu người sử dụng có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Do đó, nó sẽ phản ánh được sự đóng góp của các cá nhân theo thời gian.
1.3.4. Giá trị bất biến
Giá trị reputation mà các thành viên đã tích lũy được trong quá khứ sẽ khơng
thể bị thay đổi nếu họ khơng có thêm các tương tác mới với mạng xã hội. Có nghĩa
rằng, giá trị tích lũy sẽ khơng thể thay đổi. Trong khi tính chất tức thời là đại lượng
thường xuyên thay đổi.
1.3.5. Cơ chế đồng thuận (consensus)
Cơ chế đồng thuận dựa trên tính hợp lý và mức độ đóng góp của các bình luận
của các thành viên và giá trị này sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia. Cơ chế này nhằm
khuyến khích các thành viên khơng ngừng sáng tạo ra các giá trị tốt đẹp hơn, có ích
hơn nhằm đạt được sự phát triển hơn nữa cho toàn cộng đồng.
1.5. Nghiên cứu liên quan
Các cơng trình đã thành công khi ứng dụng blockchain, phải kể đến như Steem,
onG, SocialX, Indorse, Golos, Sapien, Gilgamesh, Sola, Obsidian, diaspora*,
Tomoapp, Narrative, E-chat, Deepsee... Dưới đây, các sản phẩm, đề xuất nổi bật sẽ
được trình bày qua sự tìm hiểu của riêng nhóm viết báo cáo. Các đặc điểm cũng như
thách thức còn tồn đọng trong các mục sản phẩm đề xuất liên quan trong phần này sẽ
được thảo luận sau cuối.
1.4.1. Steem
Trong tất cả các cơng trình trên, có lẽ phải kể đến đầu tiên là Steem. Steem được

xem như là người tiên phong trong việc áp dụng blockchain, tiền ảo cũng như chuyển
từ ứng dụng tập trung sang phi tập trung cho các social media và họ đã hiện thực nó
khá đẹp với các thành công nhất định. "Steem đã thành công trong suốt hơn hai năm
đưa vào hoạt động, và cho tới hiện tại (tháng 06 năm 2019) số lượng các transactions
trên Steem đã vượt qua Bitcoin và Ethereum"[19].
Ý niệm chủ đạo và xuyên suốt của Steem là "Sự đóng góp có ý nghĩa của mỗi
người cho cộng đồng, nên được cộng đồng ghi nhận lại, sao cho tương xứng với giá trị
mà anh/chị đó đã đóng góp"[20]. Ý tưởng trên nghĩa là Steem sẽ cố gắng ghi nhận lại
sự đóng góp của mỗi người theo một cách đúng nhất có thể. Từ đó, sẽ tạo động lực cho
mỗi cá nhân ngày càng tạo ra các giá trị tốt hơn, vì "nếu có bất cứ sự bất cơng nào giữa
cho và nhận thì dần dần mọi người sẽ rời bỏ cộng đồng đó"[20].
3


Để hiện thực ý tưởng trên, Steem đề xuất một giải pháp là họ sẽ thưởng cho
những người có đóng góp tích cực cho cộng đồng. Do đó, Steem tạo ra một loại token
tổng quát gọi là Smart Media Tokens (SMTs). Token này được gọi là tổng quát do với
các cộng đồng khác nhau, người quản trị cộng đồng có thể tùy chỉnh và đặt tên khác
nhau. Bên cạnh đó, Steem trao quyền xác định xem ai nên được trao thưởng các token
này cho cộng đồng bằng một cơ chế đồng thuận mới cũng do họ sáng tạo gọi là Proof
of Brain.
Proof of Brain là một cơ chế đồng thuận của những người tham gia cộng đồng
để thưởng cho một ai đó nếu như họ tạo ra các nội dung đủ hay. Có thể hiểu cơ chế
đồng thuận này như là khuyến khích người sử dụng hãy chứng minh nội dung/ sản
phẩm mà họ tạo ra hay (brain - dùng não) sau đó sẽ nhận được một phần thưởng tương
xứng. Ví dụ, như nếu bạn đăng một thơng tin nào đó đủ hay thì sẽ thu hút được nhiều
người like bài của bạn. Điều này sẽ giúp khuyến khích người sử dụng tạo ra các nội
dung ngày càng hay hơn.
Nhìn chung, trong các social media thì có hai đối tượng sẽ nhận được các SMTs
này là những người tạo ra nội dung (người đăng, người chia sẻ) và những người bỏ ra

thời gian để xem, duyệt (người like, người dislike). Steem sẽ có giải thuật thưởng thích
hợp cho những người này bằng các SMTs. "Các SMTs rất dễ được tích hợp vào các
trang web và người quản trị có thể đặt tên token để thưởng theo cách mà họ muốn. Một
số ví dụ các trang có tích hợp SMTs là steemit.com, busy.org, chainbb.com,
dsound.audio, dtube.video..."[15]
Steem tự xây dựng một blockchain của riêng họ gọi là Steem. Vì tự xây dựng
blockchain của riêng mình nên sẽ có ưu điểm là họ có thể quyết định cách mà
blockchain hoạt động theo ý của họ như cơ chế đồng thuận bên trong blockchain, phí
của các transaction, cách trả thưởng... Nhưng bù lại cũng có một điểm yếu là tốn nhiều
thời gian và công sức hơn để hiện thực blockchain từ đầu cũng như chi phí tự bảo trì.
Về cơ chế hoạt động bên trong của Steem blockchain, họ sử dụng cơ chế đồng
thuận là Delegated Proof of Stake (DPoS) - một cơ chế đồng thuận được cộng đồng
bockchain đánh giá là tốt hơn so với (Proof of Work, Proof of Stake). "Các block được
đóng theo vòng và mỗi block chứa nhiều transaction. Cứ mỗi vịng, sẽ có 21 nhân
chứng được bầu để tạo và ký vào các block được đóng. Trong 21 nhân chứng đó, có 20
người được bầu và 1 người được 20 người cịn lại chọn. Nếu có Hardforks xảy ra, chỉ
giữ lại một nhánh nên ln duy trì một chuỗi chính"[20].

4


Ngồi ra, các transaction trong Steem blockchain là khơng có phí so với các
blockchain khác. Vì nếu các transaction được tính phí thì sẽ khơng hợp lý đối với các
social media, ví dụ như khi người sử dụng đổi avatar, password, follow... Vì khơng có
phí trong các transaction nên các witnesses (người đóng block và xử lý các vấn đề bên
trong Steem blockchain) sẽ nhận được token từ Reward Pool.
"Reward Pool là một nơi mà từ đó các token được sinh ra một các tự động và
được phân phối tới người tạo ra nội dung, người duyệt và các witness. Các token trong
Steem được sinh với một tỉ lệ cố định cùng lúc block được tạo ra. Và cứ ba giây sẽ
đóng một block. Tỷ lệ tạo token mới là 9.5% / năm (tháng 12 năm 2016) và tỷ lệ này

được giảm 0.01% mỗi 250000 block hoặc 0.5% /năm"[19].
Với tỷ lệ tăng như vậy, "lạm phát sẽ đạt tới 0.95% trong khoảng xấp xỉ 20.5 năm
(tới năm 2037). Các token trong Reward Pool được phân phối tới người tạo ra nội dung,
người xem và duyệt (75%), các người đầu tư cho hệ thống tức là những người giữ
Steem Power, Steem Dollar, người sáng lập, nhà phát triển (15%) và cuối cùng là cho
các witness (10%)[19].
"Có 3 loại tài sản trong Steem là STEEM, Steem Power (SP), và Steem Dollars
(SBD). Trong đó, SP và SBD được dùng để thu hút vốn (chủ sở hữu và nợ ngắn hạn),
STEEM là tiền để lưu thơng"[20]. STEEM có thể dễ dàng trao đổi, mua bán. Ví dụ, có
thể hình dung STEEM như là VNĐ trong Việt Nam.
Sự phát triển bền vững là một yếu tố rất quan trọng, nhất là trong kinh tế. Do
đó, để thực hiện các kế hoạch lâu dài cũng như phát triển cộng đồng các nhà phát triển
Steem cần một nguồn vốn đầu tư lâu dài. Do đó, họ khuyến khích người mua STEEM
giữ STEEM trong một thời gian đủ lâu, để giúp họ có được sự ổn định. Nếu những
người giữ STEEM cam kết trong vòng tối thiểu mười ba tuần thì số STEEM được cam
kết đó sẽ trở thành SP.
Những người giữ càng nhiều SP sẽ có một số lợi ích như được trả token (lãi
suất), được quyền bầu witness, có khả năng like nhiều hơn (rate-limiting)... Mặt khác,
do SP được cam kết giữ ít nhất 13 tuần nên SP không được mua bán, giao dịch. Những
người giữ SP cần phải chờ 13 tuần để có thể sử dụng (đổi thành STEEM). Do đó, có
thể xem những người giữ SP như là những cổ đông trong công ty, nếu họ giữ càng
nhiều SP họ sẽ càng có nhiều "sức mạnh" trong cộng đồng.
Trong khi đó, các SBD là các nợ ngắn hạn (có thể xem như lá các trái phiếu).
Những người giữ SBD chỉ được hưởng token từ lạm phát trên năm, và không phải là
5


chủ sở hữu STEEM. Nhưng bù lại, những người sở hữu SBD có thể dễ dàng chuyển
đổi số SBD thành STEEM để buôn bán ở bất kỳ thời điểm nào họ muốn, và mặc dù các
"SBD chỉ là nợ ngắn hạn họ có thể sở hữu được STEEM với một tỷ lệ nếu xác định

trước. Các SBD được cố định ở mức 1 SBD có giá khoảng 1 USD"[20]. Do dó, những
người giữ SBD sẽ có lợi ích ổn định.
Yếu tố mà Steem dùng để thưởng cho người có đóng góp tích cực trong hệ thống
đó chính là căn cứ vào số lượng các upvote (like) mà một bài viết hoặc bình luận nhận
được. "Thật may mắn là, với các social media tổng quát thì các bài post mà nhận được
nhiều like thì các bài post đó được cộng đồng bảo chứng"[20]. Có thể hiểu rằng, một
bài post chỉ được rất nhiều like từ cộng đồng nếu nó thật sự có giá trị.
Trong Steem, những người càng giữ nhiều SP thì khi thưởng họ sẽ càng nhận
được nhiều token. Và những người giữ càng nhiều SP thì họ thường có xu hướng bảo
vệ cộng đồng, thường hành động theo hướng tích cực nhất cho cộng đồng. Vì nếu có
bất cứ sự sai trái nào (tấn công thông đồng để được nhiều like…) sẽ dẫn đến giá trị của
STEEM giảm thì họ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất do họ giữ nhiều STEEM nhất.
Ngoài ra, Steem cũng đưa vào khái niệm negative-voting có nghĩa là người sử
dụng cũng có thể dislike nếu họ cảm thấy nội dung không phù hợp hay có gian lận.
Điều này sẽ giảm tấn cơng thơng đồng, cũng giúp các cổ đông nhỏ tăng sức mạnh, làm
giảm sức mạnh của các nhóm lớn và các cổ đông lớn tạo môi trường phát triển công
bằng hơn.
Negative-voting sẽ giúp bảo vệ hệ thống khỏi các sự tấn công, làm hại vì khi
nếu một cá nhân hay tập thể tác động tiêu cực vào hệ thống theo hướng có lợi cho họ
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ý của người cịn lại trong cộng đồng (ví dụ làm giảm giá
trị của Steem) hoặc nếu không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thì sẽ tạo tâm lý "crab
mentality" (tâm lý của các con cua trong rổ) cho những người cịn lại trong cộng đồng.
Từ đó, những người cịn lại sẽ cố gắng bảo vệ cộng đồng và loại trừ những cá nhân hay
tập thể làm ảnh hưởng chung.
"Tâm lý crab mentality có nghĩa là, nếu một ai đó cố gắng làm những điều gì
khác biệt, phát triển bản thân, để đạt tới cấp độ cao hơn, thoát khỏi, vượt ra ngồi mơi
trường hiện tại, thì những người cịn lại sẽ cố gắng kéo người đó xuống để cùng chung
hồn cảnh với họ"[20]. Do đó, ở Steem mục đích xây dựng cộng đồng tiền tệ là cố gắng
tạo nên một cộng đồng càng đông người tham gia càng tốt, mục đích để cộng đồng tự
giám sát và chia sẻ lợi ích với nhau.

6


Ngồi ra, vì các transaction là khơng có phí và việc trả thưởng bằng token lại
chỉ dựa vào số lượng like nên Steem sử dụng voting power. Mỗi người sẽ được cấp
một số like cố định (khả năng đi like tối đa). Và khả năng này được dẫn xuất từ số
lượng SP mà họ đang giữ nên càng giữ nhiều SP càng có khả năng like nhiều). Nếu họ
like vượt quá voting power của họ thì các like tiếp theo sẽ khơng được thưởng token
(nếu có). "Voting power sẽ được nạp lại theo một tỉ lệ tuyến tính cố định
20%/ngày"[19].
Các cơ chế thưởng mà Steem blockchain hỗ trợ. Hình 1-1: Cơ chế thưởng của
Steem.

Hình 1-1: Cơ chế thưởng của Steem.

Trong đó, rc là đường cong thưởng cho các bài post, cc là đường cong thưởng
cho các người like bài post, r là số lượng upvote, s là độ dốc
Giải thuật mà Steem blockchain dùng để chia thưởng khá đơn giản. "Đầu tiên
họ tìm cách chia thưởng (token) giữa các bài post. Tiếp theo, trong từng bài posst,
Steem sẽ chia thưởng cho tác giả và những người like bài post đó"[15].
Chi tiết giải thuật chia thưởng trong Steem:
(1) Các bài post được gán trọng số dựa trên đường cong rc .
(2a) Những người like bài post được thưởng một phần trăm cố định nào đó đã xác
định trước của bài post.

7


(2b) Tác giả của bài post nhận phần thưởng còn lại của bài post, được xác định bởi
tham số curation_pct.

(2c) Những người like bài post được gán trọng số dựa vào đường cong cc .
Steem hỗ trợ 2 cách chia thưởng giữa các bài post:
 Tuyến tính: rc(r )  r
 Đường cong bậc 2: rc(r )  r 2  2rs
Để minh họa cho ý nghĩa của các đường cong rc trên, ta lấy ví dụ sau: bài post
A nằm ở top 10% bài post được like nhiều, bài post B thuộc top 10% bài post được like
nhiều tiếp theo. Khi áp dụng 2 đường cong rc trên, ta ln có số lượng token thưởng
cho bài post A nhiều hơn bài post B. Nhưng với cách chia theo đường cong bậc 2, thì
bài post A sẽ nhận được nhiều hơn bài post B một ít. Ngược lại, với cách chia tuyến
tính thì số lượng token thưởng trên mỗi upvote của 2 bài post là như nhau.
Cách thưởng cho những người like trong một bài post
 Đường cong tuyến tính: cc(r )  r
 Đường cong căn bậc hai: cc(r )  r
 Bounded: cc(r ) 

1
2

r
r  2s

Dưới đây là một số biểu đồ để trực quan hóa, kết hợp giữa các cách chia trên lại
với nhau. Hình 1-2: Kết hợp cách chia rc với cc. Hình 1-3: Kết hợp cách chia rc với cc.

Hình 1-2: Kết hợp cách chia rc với cc.

8


Hình 1-3: Kết hợp cách chia rc với cc.


Ta thấy, có tất cả 6 cách kết hợp, nhưng nhìn chung, chúng có thể được gộp vào
3 nhóm. "Đầu tiên là rc_linear + cc_sqrt and rc_quadratic + cc_bounded (ICR=), cách
chia này thích hợp cho các bài post mà số lượng upvote là độc lâp (khơng thể dự đốn
được trong tương lai) tăng hay giảm. Steem hiện đang mặc định sử dụng cách chia này.
Thứ hai là rc_linear + cc_bounded (ICR-), cách chia này thích hợp cho các bài
post có thể dự đoán được số lượng upvotes sẽ tăng trong tương lai. Cuối cùng là
rc_quadratic + cc_sqrt and rc_quadratic + cc_linear (ICR+), số lượng upvotes trong
tương lai được dự đốn là có xu hướng giảm. Trong đó, ICR viết tắt của initial curation
reward là số lượng token khởi tạo để thường cho người like"[15].
Để chứng minh tính khả thi của Steem blockchain cũng như các SMTs, Steem
đã xây dựng một mạng xã hội của họ, gọi là Steemit. Và các SMTs trên Steemit được
đặt tên là STEEM, các token này được phân phối/trao thưởng dựa trên các cơ chế đã
trình bày ở trên.
Về Steemit, Steemit, Inc là một công ty tư nhân, có trụ sở chính ở Virginia, New
York, Mỹ và được thành lập ngày 4 tháng 7 năm 2016. Công ty được sáng lập bởi Ned
Scott và Dan Larimer, họ cũng đồng thời là người tạo ra BitShares, và EOS.
Mặc dù Steem đã đạt được những thành công nhất định, nhưng nhìn chung họ
vẫn cịn một số điểm yếu cần phải cải thiện. Các Smart Contracts còn rất hạn chế - chỉ
mới có các Smart Contracts trong lúc ICO. Hơn nữa cơ chế trả thưởng của họ chỉ hoạt
động tốt đối với các social media tổng quát, với các social media có các đặc điểm riêng,
9


đặc thù riêng thì cơ chế trả thưởng của Steem sẽ khơng cịn hoạt động tốt. Ví dụ, trường
hợp một mạng xã hội chỉ nhằm mục đích cho những người cần giúp đỡ đăng bài và
người có khả năng sẽ giúp họ bằng cách bình luận. Với trường hợp đó, việc tính chỉ
dựa vào số lượng like trên bài post là hồn tồn khơng cịn phù hợp.
Mặc khác, Steem chưa thật sự là một dApps tốt, khi vai trò của server cịn lớn.
Như từ việc lưu thơng tin người sử dụng, đến việc lưu tất cả videos, ảnh một cách tập

trung nó sẽ thật sự làm giảm khả năng phi tập trung. Họ nên xem xét một giải pháp nào
đó để cho việc phi tập trung tốt hơn như sử dụng các IPFS để lưu video, ảnh...
Ngoài ra, mặc dù các transaction trên Steem (like, post, share, comment, đổi
avatar, đổi password...) được họ cho là real time, nhưng thật sự tốc độ vẫn chưa đủ
nhanh, số lượng transaction đang hỗ trợ vẫn chưa đủ lớn. Vì nếu số lượng user tăng
q nhanh thì việc 3 giây đóng 1 block, và số lượng các transactions/block sẽ khơng
cịn đủ đáp ứng.
Trước sự thành công của Steem, các nhà phát triển ở Nga đã xây dựng Golos,
một mạng xã hội tương tự Steem, để tránh sự tụt hậu và có thể tận dụng các ưu điểm
của Steem [11]. Golos được sử dụng chủ yếu ở Nga và các nước thân Nga.
1.4.2. Indorse
Không cố gắng xây dựng một social media tổng quát, Indorse là một mạng xã
hội với các đặc thù riêng, nơi những người tham gia có thể chia sẻ các profile, tìm việc
làm. Các profile này sẽ được xác thực bởi cộng đồng, các chuyên gia. Những người
tham gia cộng đồng này hy vọng sẽ có được cơng việc mà họ mơ ước, cũng như nhận
được các phần thưởng từ các profile của họ.
Các profile không chỉ đơn giản là các trường đã học mà còn là các dự án, các
kinh nghiệm thực tế. Indorse đang được phát triển bởi một nhóm các nhà phát triển ở
Indorse Pte. Ltd., một công ty blockchain ở Singapore. Các nhà sáng lập Indorse gồm
CTO Gaurang Torvekar và CEO David Moskowitz. Gaurang là người đồng tổ chức
của Ethereum Singapore Meetup, trong khi David là người đồng tổ chức của Bitcoin
Singapore Meetup [9].
Mục đích của Indorse là xây dựng một mạng xã hội phi tập trung, nơi mà mỗi
người tham gia cộng đồng này đều có thể xác thực các profile của nhau. Indorse chọn
Ethereum - người dẫn đầu của các ứng dụng phi tập trung (dApps). Indorse hiện sử
dụng các công nghệ của "decentralized stack" như IPFS, BigchainDB và uPort. Ngoài

10



ra, Indorse cịn tích hợp AI nhằm giúp việc xác thực các profile tốt hơn (các chat bot)
[9].
"Lộ trình phát triển trong tương lai của Indorse: [Qúy 4 2017 - INDORSE.1]
xây dựng các profile chuyên nghiệp trên blockchain và các công cụ để kiểm tra các
CV. [Qúy 1 2018 - INDORSE.2] Xây dựng các trang web công ty, tăng sự an toàn của
hệ thống. [Qúy 3 2018 - INDORSE.3] Xây dựng hệ thống tự động xác thực"[9].
Indorse sử dụng token riêng của họ, gọi là IND. Và họ dùng các token này để
thưởng cho những người trong cộng đồng, những người chia sẻ profile, những người
kiểm tra tính đúng đắn của các profile. Ngoài ra, so với Steem, Indorse đã đưa ra được
một khái niệm mới đó là reputation (danh tiếng).
Những người có nhiều danh tiếng nghĩa là họ đáng tin hơn và có nhiều đóng góp
hơn cho cộng đồng. Các chỉ số reputation này không thể mua bán chỉ có thể tích lũy từ
từ. Chỉ số reputation sẽ tăng nếu họ có đóng góp tích cực, giúp phát triển cộng đồng,
ngược lại sẽ bị trừ.
Nhìn chung, Indorse có một số điểm tốt hơn Steem như hiện thực tốt các Smart
Contracts, biết ứng dụng IPFS, BigchainDB và uPort nên phi tập trung tốt hơn, có sử
dụng AI giúp việc xác thực tốt hơn, tiết kiệm tài nguyên. Hơn nữa, họ đã chỉ ra được
một khái niệm mới đó là chỉ số reputation, nó thật sự giúp ích cho cộng đồng vì là một
tiêu chí để phân biệt người có đóng góp tích cực và người gây hại cho cộng đồng.
Nhưng cũng có hạn chế như dựa trên nền tảng Ethereum nên bị giới hạn về tốc
độ transaction, các transaction mất phí. Bên cạnh, chưa nêu rõ cơ chế thưởng phạt như
thế nào, tất cả mới chỉ là kế hoạch, chưa có hiện thực thực tế để chứng minh.
1.4.3. Sapien
Giống như Indorse, Sapien áp dụng blockchain và tiền ảo chỉ cho một lĩnh vực
chuyên biệt của social media đó là social news (mạng xã hội tin tức). Cũng như Steem
và Indorse, Sapien khen thưởng cho người dùng có đóng góp tích cực cho cộng đồng
để khuyến khích họ. Bên cạnh, vì loại bỏ vai trò của bên thứ ba, Sapien trao quyền sở
hữu thông tin của người dùng cho họ, do đó, thơng tin được bảo mật, nhất là với tình
trạng các mạng xã hội đang bán thông tin của người sử dụng như hiện hay. Điều này
đảm bảo tính phân quyền và tự trị cao hơn.

Nhìn chung, "Sapien đem lại bốn giá trị cốt lõi. Một là tính dân chủ, người dùng
có tiếng nói trong cộng đồng, và được khuyến khích để đóng góp và sự phát triển đó.
Hai là tính riêng tư, vì dữ liệu của người dùng được chính họ quản lý. Ba là tự do ngơn
11


×