Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu xử lý vocs bằng phương pháp xúc tác nhiệt độ thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG CÔNG ANH DUY

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VOCs BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÚC
TÁC NHIỆT ĐỘ THẤP
STUDY ON LOW TEMPERATURE OXYDATION OF VOCs
BY CATALYSIS
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số : 60520320

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG CÔNG ANH DUY

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VOCs BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÚC
TÁC NHIỆT ĐỘ THẤP
STUDY ON LOW TEMPERATURE OXYDATION OF VOCs
BY CATALYSIS
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số : 60520320

LUẬN VĂN THẠC SĨ


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : Nguyễn Nhật Huy, Tiến Sĩ

Cán bộ chấm nhận xét 1 :PGS.TS Lê Anh Kiên

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS Phạm Nguyễn Kim Tuyến

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 24 tháng 12 năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Nguyễn Tấn Phong
2. PGS.TS. Đặng Vũ Bích Hạnh
3. PGS.TS Lê Anh Kiên
4. PGS.TS Phạm Nguyễn Kim Tuyến
5. TS. Huỳnh Khánh An
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HỒNG CƠNG ANH DUY

MSHV: 1770587

Ngày, tháng, năm sinh: 13/10/1994

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

Mã số : 60520320

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu xử lý VOCs bằng phương pháp xúc tác nhiệt độ thấp.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:






Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Xây dựng mơ hình xử lý VOCs với quy mơ phịng thí nghiệm.
Tổng hợp và thử nghiệm các vật liệu xúc tác : OMS2, CuO/OMS2, CuO –
MnOx/OMS2, γ-Al₂O₃, CuO/γ-Al₂O₃, CuO – MnOx/ γ-Al₂O₃ bằng phương pháp thủy
nhiệt và phương pháp tẩm

Xác định các đặc trưng cấu trúc của vật liệu bằng phương pháp đo diện tích bề mặt
riêng (BET), phổ dao động hồng ngoại (FTIR), phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ tán xạ
năng lượng tia X (EDS) và hình ảnh (SEM).
Xác định các điều kiện phù hợp cho q trình oxy hóa CO: nhiệt độ, lưu lượng, nồng
độ, và đánh giá độ bền của xúc tác.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 11/02/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/09/2019
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN NHẬT HUY

Tp. HCM, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

tháng

năm 20

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
(Họ tên và chữ ký)


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn

nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Học viên thực hiện

Hồng Cơng Anh Duy


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
VOCs là khí khó xử lý và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh
thái ngay khi ở nồng độ thấp. Các nghiên cứu về xử lý khí VOCs phát sinh từ các khu,
cụm công nghiệp hiện nay trên thế giới đa số tập trung vào phương pháp xử lý bằng xúc
tác nhiệt. Các xúc tác được nghiên cứu trong đề tài này là xúc tác được chế tạo từ oxit
kim loại chuyển tiếp đồng và mangan được chế tạo bằng phương pháp thuỷ nhiệt. Trong
những xúc tác được chế tạo trong nghiên cứu này thì xúc tác CuO - MnOₓ/OMS2, với tỉ
lệ tẩm CuO + MnO = 15 wt% OMS2 (tỉ lệ Cu : Mn = 6:4), là xúc tác cho hiệu quả xử lý
VOCs tốt nhất (đạt 95,15 % tại nhiệt độ 150 °C), với VOCs đại diện trong nghiên cứu
này là dung môi Xăng trắng. Các đặc trưng vật liệu của xúc tác CuO - MnOₓ/OMS2 và
OMS2 được xác định bằng các phương pháp BET, EDS, FTIR, XRD và SEM.
Khi khảo sát một số điều kiện cho quá trình phản ứng oxy hố VOCs bằng xúc tác CuO
- MnOₓ/OMS2 và OMS2, với 1 g xúc tác thì lưu lượng dịng khí lớn nhất mà xúc tác
này vẫn cho hiệu quả xử lý cao là 1 L/phút. Nồng độ tối đa mà 1 g xúc tác có thể xử lý
là 2500 ppm. Nhiệt độ thấp nhất mà xúc tác cho hiệu quả xử lý trên 94 % là 150 °C. Độ
bền của xúc tác CuO - MnOₓ/OMS2 cũng được khảo sát. Như vậy, xúc tác CuO MnOₓ/OMS2 là một xúc tác tiềm năng trong việc ứng dụng để xử lý VOCs trong khí
thải cơng nghiệp.
Từ khố: VOCs, oxy hố, xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp, ô nhiễm không khí



iv

ABSTRACT
Volatile organic compounds (VOC) are major air pollutants and may cause adverse
impacts on human health and ecosystems even at low concentration. Recent studies on
the removal of VOCs manly focused on the application of catalysis. The catalyst was
studied in this thesis are metal oxides of copper and manganese synthesized by
hydrothermal method. Two metal oxides were used during doping is copper oxide and
manganese oxide. Among the catalysts, CuO - MnOₓ/OMS2 (with CuO + MnO = 15
wt% OMS2 and Cu/Mn ratio of 6:4) is the best one for VOCs (white spirit) removal.
The removal efficiency VOCs by CuO - MnOₓ/OMS2 catalysts on White spirit is 95%
at the temperature of 150 °C. The CuO - MnOₓ/OMS2 catalysts were characterized by
BET, EDS, FTIR, XRD and SEM.
In VOCs oxidation test, the results showed that with 1 g catalysts the maximum flow
was 1 L/min. Maximum concentrations that 1 g catalytic can treat was 2500 ppm. The
lowest temperature that removal efficiency still above 94% was 150 °C. The durability
test of the CuO - MnOₓ/OMS2 catalysts was also conducted showed that CuO MnOₓ/OMS2 is a potential catalyst in the application for the removal of VOCs in the
industry.
Keywords: VOCs, oxidation, transition metal oxides catalyst, air pollution control


v

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Bách Khoa-Đại học
Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tơi xin gửi lời cảm ơn đối với quý Thầy, Cô trong Khoa Môi
trường và Tài Nguyên đã tận tâm truyền đạt kiến thức quý báu và tạo điều kiện để giúp
tôi trong thời gian học tập và làm việc tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Nhật Huy, người đã nhiệt tình hướng
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hồn thành được luận văn tốt nghiệp này. Em

xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Phạm Thanh Hiền cũng như cùng các em học viên
trong phịng thí nghiệm đã giúp đỡ tơi trong q trình làm nghiên cứu.
Và cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi tới Ba Mẹ- người đã khơng ngại khó
khăn ln là điểm tựa vững chắc ủng hộ tôi trong suốt q trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng để hồn thành luận văn nghiên cứu này, nhưng với thời gian nghiên
cứu ngắn và nhiều điều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành từ q Thầy Cơ.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
ABSTRACT ...................................................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Đặt vấn đề .............................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................2
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................2
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................3

Tính mới của đề tài ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................4
Tổng quan về VOCs ............................................................................................. 4
Các phương pháp xử lý VOCs trong công nghiệp ...............................................5
Xúc tác ..................................................................................................................7
Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ........................................................10
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 12
Sơ đồ nội dung nghiên cứu .................................................................................12
Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................. 12
3.2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị .......................................................................12


vii
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu.....................................................................................13
3.2.3. Phương pháp tổng hợp vật liệu xúc tác .......................................................16
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................19
3.3.1. Phương pháp xác định các đặc trưng vật liệu ..............................................19
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu .....................................................20
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................21
Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22
3.4.1. Nội dung 1: tổng hợp xúc tác ......................................................................22
3.4.2. Nội dung 2: so sánh hiệu quả xử lý Xăng trắng khi thay đổi nhiệt độ phản
ứng trong khoảng từ 0 oC đến 250 oC của các loại xúc tác được điều chế ở Nội
dung 1 ....................................................................................................................22
3.4.3. Nội dung 3: khảo sát đặc trưng vật liệu tốt nhất ở nội dung 2 ....................23
3.4.4. Nội dung 4: khảo sát ảnh hưởng của lưu lượng dịng khí tổng đến hiệu quả
xử lý của xúc tác tốt nhất ở nội dung 2 .................................................................23
3.4.5. Nội dung 5: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ xăng trắng trong dịng khí đến
hiệu quả xử lý của xúc tác ở nội dung 2 khi giữ nguyên lưu lượng tốt nhất và
nhiệt độ tốt nhất của xúc tác ..................................................................................23

3.4.6. Nội dung 6: khảo sát độ bền vật liệu ........................................................... 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 25
Khảo sát hiệu quả xử lý của các vật liệu xúc tác đối với khí xăng trắng ở các
nhiệt độ khác nhau .....................................................................................................25
Các đặc trưng xúc tác OMS2 và CuO - MnOₓ/OMS2 .......................................27
4.2.1. Diện tích bề mặt riêng .................................................................................27
4.2.2. Kết quả FTIR của xúc tác ............................................................................27
4.2.3. Đặc trưng XRD của xúc tác.........................................................................28
4.2.4. Đặc trưng EDS của xúc tác .........................................................................29
4.2.5. Hình chụp SEM của xúc tác ........................................................................30
Hiệu quả xử lý của xúc tác CuO-MnOₓ/OMS2 theo lưu lượng dịng khí ..........31
Hiệu quả xử lý của xúc tác CuO-MnOₓ/OMS2 theo nồng độ đầu vào ..............32
Khảo sát độ bền vật liệu liệu xúc tác CuO - MnOₓ/OMS2 ................................ 33


viii
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 35
Kết luận...............................................................................................................35
Kiến nghị ............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................ix
PHỤ LỤC .......................................................................................................................ix


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các tính chất vật lí và hoá học của xăng trắng [3] ...........................................5
Bảng 2.2 Các phương pháp xử lý VOCs [2] ...................................................................7
Bảng 3.1 Thông số xây dựng đường chuẩn thứ 1.......................................................... 20
Bảng 3.2 Thông số xây dựng đường chuẩn thứ 2.......................................................... 21

Bảng 4.1 Diện tích bề mặt của xúc tác OMS2 và CuO-MnOₓ/OMS2 .......................... 27
Bảng 4.2 Phần trăm nguyên tử của nguyên tố trong

CuO-MnOₓ/OMS2..................29

Bảng 4.3 Giá trị GHSV và thời gian lưu của dịng khí khi thay đổi lưu lượng ............31


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mức năng lượng cần thiết cho q trình oxy hóa VOCs trong điều kiện có và
khơng có xúc tác [6] ........................................................................................................9
Hình 3.1 Sơ đồ nội dung nghiên cứu .............................................................................12
Hình 3.2 Mơ hình xử lý VOCs bằng xúc tác nhiệt quy mơ phịng thí nghiệm .............15
Hình 3.3 Mơ hình ép xúc tác .........................................................................................15
Hình 3.4 Quy trình chế tạo xúc tác γ-Al₂O₃, CuO/γ-Al₂O₃ và CuO-MnOₓ/γ-Al₂O₃ .....16
Hình 3.5 Quy trình chế tạo xúc tác OMS2 ....................................................................17
Hình 3.6 Quy trình chế tạo xúc tác CuO/OMS2 và CuO-MnOₓ/OMS2 .......................18
Hình 4.1 Các vật liệu xúc tác (A) γ-Al₂O₃, (C) CuO/γ-Al₂O₃, (E) CuO-MnOₓ/γ-Al₂O₃,
(B) OMS2, (D) CuO/OMS2, (F) CuO-MnOₓ/OMS2 đã được điều chế........................25
Hình 4.2 Hiệu quả xử lý của các xúc tác đã được chế tạo theo nhiệt độ phản ứng.......26
Hình 4.3 Phổ FTIR của 2 vật liệu xúc tác OMS2 và CuO - MnOₓ/OMS2 ...................28
Hình 4.4 Phổ XRD của vật liệu OMS2 và CuO-MnOₓ/OMS2 .....................................29
Hình 4.5 Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) của xúc tác OMS2 .................................30
Hình 4.6 Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) của xúc tác CuO-MnOₓ/OMS2 .............30
Hình 4.7 Ảnh SEM của các vật liệu xúc tác: (A) OMS2, (B) CuO-MnOₓ/OMS2 ........31
Hình 4.8 Hiệu quả xử lý Xăng trắng của xúc tác CuO-MnOₓ/OMS2 theo lưu lượng với
nồng độ đầu vào khơng đổi ........................................................................................... 32
Hình 4.9 Hiệu quả xử lý Xăng trắng với sự thay đổi của nồng độ đầu vào ..................33

Hình 4.10 Độ bền của vật liệu xúc tác CuO-MnOₓ/OMS2 khi xử lý Xăng trắng ở nhiệt
độ 150 °C .......................................................................................................................34


xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTX

: Benzen – Toluen – Xylen

MFC

: Mass Flow controller ( Thiết bị điều chỉnh tải lượng dịng khí)

MVK

: Mars – van Krevelen

PPM

: Parts Per Million (Một phần triệu)

SEM

: Scanning Electron Microscope (Phương pháp kính hiển vi điện tử quét)

VOCs

: Volatile Organic Compounds (Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)


XRD

: X -Ray Diffraction ( Phương pháp nhiễu xạ tia X)

DI

: Deionization ( Nước khử ion)

OMS

: Octahedral Molecular Sieve

GHSV

: Gas Hourly Space Velocity

BET

: Brunauer-Emmet-Teller

FTIR

: Fourier-transform infrared spectroscopy (Phương pháp quang phổ
hồng ngoại)


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Tại Việt Nam hiện nay, các khu, cụm công nghiệp ngày càng thu hút được nhiều vốn
đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này góp phần thúc đẩy khơng nhỏ
đến sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cùng với đó thì tình trạng mơi trường xung
quanh khu cơng nghiệp cũng như tại các khu công nghiệp ngày càng xấu đi với các vấn
đề môi trường cơ bản thường gặp phải như: ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và ơ
nhiễm khơng khí. Trong đó có thể nói ơ nhiễm khơng khí đang là vấn đề khó kiểm sốt
nhất.
Ơ nhiễm khơng khí nói chung phát sinh chủ yếu từ các hoạt động vận chuyển hàng hóa
bằng phương tiện giao thơng và các hoạt động sản xuất công nghiệp. Thành phần gây ơ
nhiễm khơng khí trong khu cơng nghiệp chủ yếu là SOₓ, NOₓ, VOCs… Trong đó VOCs
là khí khó xử lý và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái
ngay khi ở nồng độ thấp. Theo các nghiên cứu thì VOCs có thể gây kích ứng mắt, mũi
và cổ họng, có thể gây buồn nôn và làm hỏng hệ thần kinh trung ương cũng như các cơ
quan khác trong cơ thể [1]. Có 6 phương pháp cơ bản có thể xử lý VOCs trong khí thải
cơng nghiệp là: hấp thụ, hấp phụ, ngưng tụ, oxi hoá nhiệt, oxi hoá xúc tác và đốt trên
ngọn lửa [2]. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau, tuỳ vào tính chất của
chất ơ nhiễm trong dịng khí mà có thể chọn phương pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên,
trong 6 phương pháp đó thì phương pháp xử lý bằng xúc tác có thể nói là phương pháp
tốt nhất do là có khả năng xử lý cao, ít tốn diện tích lắp đặt, có khả năng xử lý ở nồng
độ thấp và vừa[2]. Ngoài ra, các nghiên cứu về xử lý khí VOCs phát sinh từ các khu,
cụm công nghiệp hiện nay trên thế giới đa số tập trung vào phương pháp xử lý bằng xúc
tác nhiệt. Tuy đã có nhiều loại xúc tác nhiệt được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm
ra nhưng việc chế tạo và áp dụng các loại xúc tác đó với điều kiện ở Việt Nam vẫn cịn
nhiều hạn chế. Các nghiên cứu tìm ra xúc tác nhiệt cho hiệu quả xử lý cao và độ đa dụng
trong việc xử lý các khí VOCs tại Việt Nam vẫn cịn rất ít.
Chính vì những lý do kể trên, có thể nói việc tìm ra được xúc tác nhiệt tối ưu về mặt
hiệu quả xử và độ đa dụng trong việc xử lý hỗn hợp khí VOCs tại điều kiện Việt Nam
đang là vấn đề cần được giới khoa học quan tâm và đẩy mạnh nghiên cứu. Do đó, đề tài



2
“Nghiên cứu xử lý khí VOCs bằng phương pháp xúc tác nhiệt độ thấp” ngồi việc hướng
tới những tiêu chí trên thì đề tài cũng hướng tới việc bổ sung vào cơ sở dữ liệu cũng như
tạo tiền đề ứng dụng vật liệu xúc tác vào xử lý VOCs một cách rộng rãi với chi phí thấp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên của của đề tài này nhằm khảo sát khả năng xử lý của các xúc tác oxit
kim loại trên nền OMS2 và γ-Al₂O₃ đối với VOCs.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này bao gồm dịng khí thải VOCs và các loại vật
liệu xúc tác OMS2, CuO/OMS2, CuO–MnOx/OMS2, γ-Al₂O₃, CuO/γ-Al₂O₃, CuO–
MnOx/ γ-Al₂O₃.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong quy mơ phịng nghí nghiệm, vì thế phạm vi nghiên cứu
xoay quanh khí thải có chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, khả năng xử lý của một số xúc
tác oxit kim loại và một số điều kiện vận hành tại phịng thí nghiệm 710 lầu 7, Khoa
Mơi Trường và Tài Ngun, tịa H2 – Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài này bao gồm:
• Khả năng xử lý hợp chất hữu cơ dễ bay hơi tiêu biểu là xăng trắng đối với các loại
xúc tác khác nhau: OMS2, CuO/OMS2, CuO–MnOx/OMS2, γ-Al₂O₃, CuO/γ-Al₂O₃,
CuO–MnOx/ γ-Al₂O₃,
• Xác định một số điều kiện phù hợp cho q trình oxy hóa chất hữu cơ dễ bay hơi ở
điều kiện phịng thí nghiệm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đưa ra được loại xúc tác hiệu quả để xử lý VOCs phù hợp với nhu cầu sử dụng ở Việt
Nam.



3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại một số ý nghĩa thực tiễn như sau:
• Đưa ra được loại xúc tác trong 6 xúc tác kể trên có hiệu quả xử lý cao để xử lý hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi,
• Kết quả nghiên cứu đề tài làm cơ sở ứng dụng cho các cơng trình xử lý khí thải có
chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
Tính mới của đề tài
Tính mới của đề tài này là tìm ra phương pháp phù hợp nhất để chế tạo xúc tác nhiệt độ
thấp cũng như khảo sát được hiệu quả xử lý của xúc tác đó ở điều kiện ở Việt Nam.
Ngồi ra, kết quả của đề tài này cịn góp phần bảo vệ môi trường và tạo tiền đề cho
phương pháp xử lý khí thải có ứng dụng xúc tác được mở rộng ở Việt Nam.


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Tổng quan về VOCs
VOCs là hợp chất hữu cơ có gốc Carbon dễ bay hơi trong mơi trường khơng khí từ thể
rắn hoặc thể lỏng. VOCs được tìm thấy trong nhiều sản phẩm được dùng để xây dựng
nhà cửa và trong công nghiệp.
Nguồn gốc phát sinh VOCs được chia làm 2 loại là tự nhiên và nhân tạo:
• Nguồn gốc tự nhiên: VOCs phát sinh chủ yếu từ thực vật, ước tính hàng năm thực vật
có thể phát sinh ra 1150 Tg. Điển hình là Isoprene, một thành phần Hydrocarbon dễ
bay hơi được thực vật thải ra với số lượng lớn. Ngồi cịn có Tecpen, là nhóm
Hydrocarbon khơng no thường có cơng thức là (C₅H₈)ₙ (n ≥ 2), có chứa nhiều trong
tinh dầu thơng, sả, quế, cam, chanh, …
• Nguồn gốc nhân tạo: theo các thống kê cho thấy phần lớn VOCs được thải ra do các

hoạt động sản xuất cơng nghiệp và các q trình đốt cháy hơi dung mơi hữu cơ khơng
hồn tồn. Ngồi ra cịn có các nguồn phát thải từ vật liệu xây dựng như sơn, keo dán,
ván tường và gạch tường.
Hầu hết VOCs đều là các chất độc hại hoặc là chất có mùi khó chịu, và có thể gây ra các
phản ứng quang hóa đối với các chất ơ nhiễm có sẵn trong khơng khí (ví dụ: O 3, NOx,
SOx, …) tạo ra các các hợp chất không mong muốn trong khơng khí. Với tính chất
khuếch tán nhanh ở dạng khí trong cùng một điều kiện khí hậu, khi có sự xuất hiện tình
trạng ơ nhiễm khơng khí tại một khu vực nhỏ trong một vùng thì khơng khí trong vùng
đó sẽ nhanh chóng bị ơ nhiễm theo.
Trong mơi trường làm việc, tùy theo hàm lượng VOCs mà con người hít phải có thể gây
kích ứng mắt, mũi và cổ họng, có thể gây khó thở và buồn nơn, có thể làm hỏng hệ thần
kinh trung ương cũng như các cơ quan khác, ngồi ra một số VOCs có thể gây ung thư.
Khi ở trong mơi trường khơng khí xung quanh thì khi hít phải các VOCs độc hại cũng
có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe tương tự. Vì thế cách tốt nhất để kiểm soát VOCs
là loại bỏ trước khi các VOCs có thể đi vào mơi trường khơng khí xung quanh.
Xăng trắng (White spirit) là một dung môi không màu thường được dùng trong lĩnh vực
sơn, không tan trong nước và có mùi đặc trưng (ngưỡng mùi: 0,5 – 5 mg/m3). Các tính


5
chất hóa học và vật lí của xăng trắng được thể hiện trong Bảng 2.1. Xăng trắng khi bay
hơi sẽ thành VOCs và nó cũng có các tác hại tương tự như các tác hại của VOCs nói
chung đối với sức khỏe con người.
Bảng 2.1 Các tính chất vật lí và hoá học của xăng trắng [3]

Thành phần cấu tạo

Hỗn hợp các Hydrocarbon C7 đến C12

Khối lượng phân tử trung bình


150 g/mol

Trạng thái ở nhiệt độ phịng

Chất lỏng khơng màu

Trọng lượng riêng

0,75 – 0,85 (nước = 1)

Tỷ trọng hơi

4,5 – 5 (khơng khí = 1)

Tính dễ cháy

Dễ cháy

Áp suất hơi trung bình ở 25 °C

1,5 mmHg

Giới hạn nổ trên trung bình

8%

Giới hạn nổ dưới trung bình

0,6%


Độ tan trong nước

Khơng hịa tan
Phản ứng với chất oxy hóa mạnh, gây nguy

Phản ứng

hiểm cháy và nổ với 1 số loại nhựa, cao su,
chất phủ …

Ngưỡng phát hiện mùi

> 100 ppm

Các phương pháp xử lý VOCs trong cơng nghiệp
Có 6 phương pháp xử lý các chất ơ nhiễm trong dịng khí thải cơng nghiệp bao gồm:
hấp thụ, hấp phụ, ngưng tụ, phương pháp nhiệt, oxi hoá xúc tác và thiêu đốt trên ngọn
lửa [2]. Bảng 2.2 cho thấy ưu nhược điểm của từng phương pháp xử lý. Các phương
pháp xử lý cơ bản là sử dụng nguyên tắc loại bỏ các phân tử ô nhiễm ra khỏi dịng khí,
các phân tử ơ nhiễm sẽ được giữ lại hoặc được loại bỏ tuỳ vào phương pháp áp dụng.


6
Hấp thụ và hấp phụ là các phương pháp ứng dụng q trình truyền khối để thu lại chất
ơ nhiễm tồn tại trong dịng khí. Các chất ơ nhiễm sẽ được chuyển từ pha khí sang pha
lỏng hoặc rắn tuỳ vào tính chất của chất ơ nhiễm và mục đích sử dụng sau này của chất
ơ nhiễm đó. Nếu khí ô nhiễm có chứa các gốc sulfur, nitro và clo thì phương pháp hấp
thụ là phương pháp nên sử dụng để xử lý khí ơ nhiễm đó. Ngưng tụ, tương tự như hấp
thụ, là quá trình thay đổi pha của các phân tử ơ nhiễm từ pha khí thành pha lỏng. Trong

quá trình ngưng tụ, sự thay đổi pha của các phân tử từ pha khí sang pha lỏng có thể đạt
được bằng cách: tăng áp suất khi cố định nhiệt độ hoặc thay đổi nhiệt độ trong khi cố
định áp suất của dịng khí thải. Tuy nhiên phương pháp ngưng tụ này cần phải có chất
làm mát phù hợp và nồng độ ô nhiễm phải đủ cao để hiệu quả trong việc thu hồi phân
tử ô nhiễm đạt giá trị cao nhất. Đối với các chất ơ nhiễm có nồng độ từ thấp đến trung
bình, chất ơ nhiễm khơng cần phải thu lại thì các phương pháp cịn lại là các phương
pháp phù hợp nhất để xử lý chất ô nhiễm. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nhiệt,
oxi hoá xúc tác và thiêu đốt trên ngọn lửa là chuyển các chất ơ nhiễm trong dịng khí
thành CO2 và nước. Phương pháp thiêu đốt trên ngọn lửa và phương pháp nhiệt cần một
lượng nhiệt lớn cần cho quá trình chuyển hố. Tuy nhiên, thiêu đốt trên ngọn lửa thơng
thường được sử dụng với các chất ô nhiễm dễ bùng phát và thường được ứng dụng để
xử lý các chất ô nhiễm trong nhà máy dầu. Giống như oxy hoá nhiệt trực tiếp trên ngọn
lửa và oxi hoá nhiệt trong buồng đốt, oxy hoá xúc tác cũng ứng dụng nhiệt độ để xử lý
khí thải, nhưng mà ở nhiệt độ thấp hơn so với 2 loại kia do có sự tác động của xúc tác
thúc đẩy q trình oxy hố. Điều này làm giảm yêu cầu nhiên liệu cần để gia nhiệt và
chi phí vận hành hệ thống. Nhiệt độ cần thiết cho thiết bị xử lý khá thấp nên vật liệu chế
tạo thiết bị có thể khơng cần chịu nhiệt độ cao từ đó chi phí chế tạo sẽ rẻ hơn so với thiết
bị oxy hố nhiệt thơng thường [2].
Ngồi các phương pháp kể trên thì phương pháp sinh học cũng được xem là một trong
những phương pháp xử lý VOCs hiệu quả. Phương pháp lọc sinh học là phương pháp
sử dụng vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong thành phần khí thải thành CO 2,
H2O, sinh khối và các sản phẩm ít nguy hại. Phương pháp sinh học có các ưu điểm là ít
sử dụng hóa chất hơn các phương pháp xử lý thơng thường, hiệu quả xử lý lớn hơn 90%
đối với các nguồn khí thải có nồng độ ơ nhiễm thấp, chi phí vận hành thấp và thân thiện
với mơi trường. Tuy nhiên bởi vì dùng vi sinh vật để xử lý nên đối với các khí VOCs có


7
chứa Clo hoặc nồng độ ơ nhiễm q cao thì hiệu quả xử lý sẽ thấp hay không thể xử lý
được. Thời gian vi sinh vật thích nghi với mơi trường có thể kéo dài đến hàng tháng nên

phương pháp này chỉ áp dụng cho hệ thống xử lý với thời gian vận hành lâu dài [4].
Bảng 2.2 Các phương pháp xử lý VOCs [2]

Phương
pháp
Hấp thụ

Nồng độ đầu vào
250 – 5000 ppm

Hiệu quả
xử lý
90 - 98 %

Ưu điểm

Nhược điểm

Có khả năng xử
lý tốt cho các
axit vô cơ

Hạn chế khả năng ứng
dụng

200 ppm

50 %

Vốn đầu tư ít


1000 – 5000 ppm

90 - 98 %

Có khả năng thu
hồi chất ơ nhiễm

Ngưng tụ

500 ppm
Trên 10 000 ppm

50 %
95 %

Phương
pháp
nhiệt

Nhỏ đến trung
bình

95 - 99 %

Hấp phụ

Oxi hố
xúc tác


Thiêu đốt
trên ngọn
lửa

Nhỏ đến trung
bình

Trên 90 %

Trên 98 %

Có khả năng thu
hồi chất ơ nhiễm
Khả năng xử lý
cao
Có thể xử lý
nhiều chất và
thu hồi nhiệt
Khả năng xử lý
cao
Vốn đầu tư thấp
hơn phương
pháp nhiệt

Hiệu quả xử lý
cao

Chỉ có thể thu hồi khi
dịng khí chỉ có 1 chất
ơ nhiễm

Hiệu quả xử lý bị hản
chế bởi độ ẩm và
nhiệt độ môi trường
Hạn chế khả năng ứng
dụng
Không thể thu hồi
chất ô nhiễm
Vốn đầu tư cao
Không thể thu hồi
chất ô nhiễm
Giới hạn về kỹ thuật
cho việc thiết kế, vận
hành
Không thể thu hồi
chất ô nhiễm
Chỉ có thể áp dụng
cho các nguồn phát
thải lớn

Xúc tác
Xúc tác là các chất có thể làm tăng tốc độ phản ứng của quá trình bằng cách giảm năng
lượng hoạt hóa của các chất trong q trình phản ứng. Chất xúc tác khi tham gia tạo


8
thành hợp chất trung gian với các chất phản ứng, sau khi kết thúc phản ứng sẽ hoàn
nguyên lại xúc tác. Phản ứng xúc tác là một phản ứng hóa học, tốc độ phản ứng phụ
thuộc vào khối lượng xúc tác và hoạt tính của xúc tác. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản
ứng để phản ứng nhanh đạt cân bằng chứ khơng làm chuyển dịch cân bằng. Ngồi tính
năng làm tăng tốc độ phản ứng, xúc tác cịn có tính chọn lọc cao (sản phẩm chính). Tuỳ

vào cấu trúc, thành phần, khả năng ứng dụng hay trạng thái mà xúc tác có thể được phân
loại thành các nhóm khác nhau. Trong nghiên cứu này, xúc tác sẽ được phân loại dựa
vào trạng thái của xúc tác sau khi chế tạo thành cơng. Theo cách phân loại này thì xúc
tác có thể chia làm 2 nhóm là xúc tác đồng thể và xúc tác dị thể. Nhóm xúc tác đồng thể
là nhóm xúc tác mà q trình xúc tác diễn ra cùng pha với chất cần xử lý (quá trình chỉ
diễn ra trong 1 giai đoạn phản ứng). Nhóm xúc tác dị thể bao là nhóm các xúc tác có
q trình xúc tác diễn ra qua nhiều gian đoạn. Thơng thường trong nhóm xúc tác dị thể,
xúc tác sẽ ở pha rắn còn các chất cần xử lý sẽ ở pha khí hoặc pha lỏng. Tuy nhiên vì đặc
điểm trạng thái khác nhau của 2 nhóm, khả năng thu hồi lại xúc tác sau quá trình xử lý
của xúc tác đồng thể lại không cao bằng khả năng thu hồi xúc tác sau quá trình xử lý
của xúc tác dị thể. Với khả năng thu hồi xúc tác cao của nhóm xúc tác dị thể nên khả
năng ứng dụng vào các thiết bị phản ứng sẽ nhiều hơn so với nhóm xúc tác đồng thể [5].
Về cơ bản, quá trình xử lý của nhóm xúc tác dị thể bao gồm quá trình xử lý vật lý và
quá trình xử lý hố học. Q trình xử lý vật lý các chất ơ nhiễm trong pha khí của xúc
tác dị thể là quá trình hấp phụ vật lý vào xúc tác. Quá trình này tuân thủ theo định luật
Van der Waals [5]. Các phân tử cần xử lý sẽ được giữ lại trong các lỗ rỗng trong chất
xúc tác. Hai cơ chế cơ bản nhất để lí giải về q trình xử lý hố học trong pha khí của
xúc tác dị thể là cơ chế Langmuir–Hinshelwood và cơ chế Eley–Rideal [5]. Tuy nhiên
xuyên suốt lịch sử nghiên cứu về xúc tác, nhiều nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều cơ chế
khác tuỳ thuộc vào xúc tác mà các nghiên cứu đó sử dụng [5]. Các thành phần trong xúc
tác di thể sử dụng trong xử lý khí thải cơng nghiệp được chia thành từng nhóm nhiệm
vụ khác nhau: nhóm hoạt động, nhóm phụ trợ. Các kim loại kiềm, kiềm thổ có thể dùng
làm chất phụ trợ. Các kim loại đất hiếm (ngun tố f) ít được dùng làm xúc tác vì khó
điều chế và trong điều kiện phản ứng sẽ khó giữ nguyên trạng thái kim loại, nên thường
được sử dụng làm chất phụ trợ. Dựa bản chất và sự kết hợp với nhau của các kim loại
có thể phân loai xúc tác dị thể thành 2 loại cơ bản là xúc tác oxit kim loại quý và xúc tác


9
oxit kim loai chuyển tiếp [6]. Hình 2.1 cho thấy mức năng lượng cần thiết cho q trình

oxi hố chất ô nhiễm giảm dần theo thứ tự: không có xúc tác > xúc tác oxit kim loại >
xúc tác oxit kim loại q.

Hình 2.1 Mức năng lượng cần thiết cho q trình oxy hóa VOCs trong điều kiện có và
khơng có xúc tác [6]

Một số các kim loại quý được sử dụng rộng rãi hiện nay do hiệu quả xử lý rất cao bao
gồm Pt, Pd, Ru, Rh, Ag, Au, …Tuy nhiên xúc tác oxit kim loại quý vẫn có những hạn
chế như giá thành để điều chế ra xúc tác tương đối đắt, khả năng xử lý sẽ kém nếu hỗn
hợp khí ơ nhiễm có chứa gốc S⁻ hoặc Cl⁻ và các loại xúc tác này nếu thải bừa bãi ra mơi
trường sau khi xử dụng xong có thể gây ô nhiễm môi trường đất và nước do các thành
phần tạo thành xúc tác [6]. Đối với xúc tác kim loại chuyển tiếp thì oxit kim loại được
sử dụng như chất xúc tác trong q trình oxy hóa VOCs chủ yếu là các dẫn xuất của các
nguyên tố trong nhóm III – B và II – B trong bảng tuần hoàn như Ti, Cu, Mn, Al, Ce,
Co, Fe, … Trong đó, nhóm p bao gồm các oxit kim loại đa hóa trị ( Mn, Cr, Fe, Cu, …)
có khả năng xử lý cao do độ linh động của nguyên tử O trong oxit [6]. Ngoài ra, theo
nhiều nghiên cứu cũng đã kết luận rằng khi kết hợp các oxit kim loại chuyển tiếp lại với
nhau làm cho hiệu quả xử lý tăng lên đáng kể khi chỉ có một oxit kim loại làm xúc tác
[7]. Tuy nhiệt độ cần thiết để xử lý VOCs của oxit kim loại chuyển tiếp cao hơn so với


10
xúc tác kim loại quý, nhưng theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng xử lý được
các VOCs có chứa gốc S⁻ hoặc Cl⁻ lại tốt hơn so với xúc tác oxit kim loại quý. Mà trên
thực tế, những khí có chứa gốc Cl- và gốc S- thường cùng tồn tại với VOCs trong mơi
trường khơng khí ơ nhiễm [8]. Vì thế nên có thể thấy rằng xúc tác oxit kim loại chuyển
tiếp có một tiềm năng rất lớn để xử lý các khu vực đã bị ô nhiễm VOCs với nồng độ cao
và yêu cầu chi phí thấp như môi trường trong các nhà máy hoặc công xưởng.
Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Trong nghiên cứu này, loại xúc tác mà nghiên cứu quan tâm là các loại xúc tác oxit kim

loại chuyển tiếp. Trên thế giới, rất nhiều các loại oxit kim loại chuyển tiếp đã được
nghiên cứu cho q trình oxy hố VOC như CuOx, MnOx, FeOx, NiOx, … [9-13]. Khả
năng oxy hoá VOC của các xúc tác này đã thấy rằng là ngoài dựa vào bản chất của chất
xúc tác, thì cấu trúc và diện tích bề mặt của chất hỗ trợ cũng ảnh hưởng tới khả năng
oxy hố của xúc tác đó [14]. γ-Al₂O₃, với cấu trục nano có thể kiểm sốt qua q trình
điều chế và có diện tích bề mặt cao, là một vật liệu xúc tác hỗ trợ tốt dùng để tẩm các
oxit kim loại. Wang và cộng sự (2004) đã cho thấy, khi cho xúc tác CuO/γ-Al₂O₃ oxy
hoá 2 loại khí toluene và n-hexane riêng biệt, hiệu quả xử lý của xúc tác CuO/γ-Al₂O₃
đạt hiệu quả xử lý gần 100% với 5 wt% khối lượng CuO được tẩm vào γ-Al₂O₃ tại 360
°C [15]. Saqer và cộng sự (2009) đã tẩm thêm MnO, CeO2 và CuO vào γ-Al₂O₃. Sau đó,
các xúc tác sau khi điều chế sẽ được cho đem đi thử nghiệm hoạt tính xúc tác bằng khí
toluene. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các xúc tác được thêm MnO và CuO vào γAl₂O₃ cho hiệu quả xử lý gần 100% với nhiệt độ dưới 360 °C. Ngồi ra, kết quả cịn cho
thấy wt% của MnO tẩm vào càng nhiều thì hiệu quả xử lý càng tăng [16]. Nghiên cứu
tiếp thep của Saqer và cộng sự vào năm 2011 đã cho thấy khi tẩm hỗn hợp MnO và CuO
vào γ-Al₂O₃, với tỉ lệ 10 wt% của CuO và 60 wt% của MnO, thì hiệu quả xử lý đạt gần
100% đối với hỗn hợp toluene-propane với nhiệt độ 300 °C [14]. Salari và cộng sự
(2010) cũng đã cho thấy hiệu quả xử lý 2-propanol trên 90% khi tẩm thêm MnO vào γAl₂O₃ [17]. Trong các oxit kim loại chuyển tiếp thì nhiều nghiên cứu đã cho thấy mangan
oxit là oxit kim loại chuyển tiếp có hoạt tính xúc tác cao nhất [18]. Xúc tác OMS2, với
cấu trúc bát diện của MnO6 loại cryptomelane và có diện tích bề mắt tương đối lớn [19],
có thể nói là xúc tác mangan oxit hứa hẹn trong những năm gần đây. Trong nghiên cứu
của Chen và cộng sự (2001), khi khảo sát khả năng xử lý 2-propanol của xúc tác OMS-


11
2 khi được tẩm 1 dãy các ion kim loại bao gồm: Cu2+, Zn2+, Ni2+, Co2+, Al2+ và Mg2+,
kết quả cho thấy xúc tác OMS2 được tẩm thêm ion Cu2+ cho hiệu quả xử lý tốt nhất [20].
Các nghiên cứu của Hou và cộng sự (2013) đã cho thấy khả năng xử lý tốt của xúc tác
OMS-2 khi được chế tạo bằng phương pháp thuỷ nhiệt đối với benzene tại nhiệt độ dưới
240 °C. Ngồi ra, kết quả cịn cho thấy OMS2 khi được chế tạo bằng phương pháp này
có cấu trúc nanorod và diện tích bề mặt cũng tương đối lớn để làm chất mang [19, 21].

Kết quả của Wu và cộng sự (2017) cũng cho thấy hiệu quả xử lý O-xylene của xúc tác
OMS-2 khi thêm ion Cu2+ cao hơn so với khi tẩm ion kim loại Ag+ [22].
Ở Viêt Nam, các nghiên cứu về oxy hoá VOC bằng xúc tác ở nhiệt độ cũng đã được tiến
hành tuy với số lượng khá ít. Một số nghiên cứu có thể kể đến như là nghiên cứu của Lê
Minh Phương và cộng sự (2012) về hiệu quả xử lý chlorobenzen của các mẫu xúc tác
được điều chế trên chất mang γ-Al₂O₃. Kết quả cho thấy xúc tác CuO-Cr2O3/γ-Al₂O₃,
với tỉ lệ tẩm giữa CuO và Cr2O3 là 1:1, là xúc tác cho hiệu quả xử lý chlorobenzene tốt
nhất trong các xúc tác được điều chế [23]. Lưu Cẩm Lôc và cộng sự (2014) khi nghiên
cứu tìm ra tỉ lệ mà CuO và CeO2 khi tẩm vào γ-Al₂O₃ cho hiệu quả xử lý tốt với CO và
ρ-xylene. Sau quá trình nghiên cứu thì xúc tác 10%CuO-20% CeO2/γ-Al₂O₃ và
10%CuO/γ-Al₂O₃ cho hiệu quả xử lý gần như ngang nhau đối với CO và ρ-xylene [24].
Vũ Thị Hà và cộng sự (2010) đã cho thấy xúc tác Fe/VH01-VH02 cho hiệu quả xử lý
tốt với mẫu khí ơ nhiễm thực tế thu được từ q trình sản xuất thuốc tuyển quặng [25].
Từ những thống kê trên có thể thấy γ-Al₂O₃ có diện tích bề mặt riêng lớn là chất nền tốt.
Tương tự, OMS2 ngoài là chất xúc tác thì OMS2 cũng cho thất khả năng trở thành chất
nền tốt với bề mặt riêng khá lớn và có cấu trúc xốp. Ngồi ra, với nguồn vật liệu để chế
tạo γ-Al₂O₃ và OMS2 khá dễ tìm ở Việt Nam nên có thể nói 2 vật liệu này có tiềm năng
mở rộng các nghiên cứu về phương pháp oxy hoá xúc tác ở nhiệt độ thấp ở Việt Nam.
Ngoài ra, các nghiên cứu về việc xử lý VOCs bằng xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp ở
nhiệt độ thấp tại Việt Nam cịn khá ít. Vì thế, nghiên cứu này sẽ dựa vào các phương
pháp tổng hợp γ-Al₂O₃ và OMS2 có trên thế giới để chỉ ra được thêm một số loại xúc
tác cho hiệu quả xử lý tốt VOCs khi được điều chế và khảo sát ở điều kiện Việt Nam.
Cùng với đó kết quả cũng sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu cơ bản cho sự phát triển của
phương pháp xử lý VOCs bằng xúc tác nhiệt độ thấp ở Việt Nam.


×