0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----&-----
BÙI XUÂN KIM SA
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TẠI QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Nghệ An, 2018
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----&-----
BÙI XUÂN KIM SA
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TẠI QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Chính trị học
Mã số: 8.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Quyết
Nghệ An, 2018
2
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn tới Hội đồng khoa học và đào tạo chuyên
ngành Chính trị học cùng quý Thầy, Cô trường Đại học Vinh đã dành nhiều tâm
huyết trong quá trình giảng dạy cũng như quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn. Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Hữu Quyết, người đã hết sức tận tâm giúp đỡ tơi trong q trình học tập lẫn
nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu các trường trung học phổ
thông tại quận 3 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện khảo sát và cung cấp số
liệu để hồn thành cơng trình nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo và các em học sinh đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tơi
có đủ căn cứ để thực hiện đề tài này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, bản thân tôi đã hết
sức cố gắng, tâm huyết nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Với tinh
thần nghiêm túc, lắng nghe và học hỏi, tơi mong nhận được sự đóng góp q báu
từ q Thầy, Cơ và đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
Tác giả
Bùi Xuân Kim Sa
3
QUY ĐỊNH CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDTX
Giáo dục thường xuyên
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
4
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG ................................................................................................... 12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG CƠNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................................................ 12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................... 12
1.2. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
giai đoạn hiện nay ............................................................................................ 18
1.3. Nội dung và phương thức vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong
cơng tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ............................... 24
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 38
Chương 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
TRONG CƠNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........... 39
2.1. Vài nét khái quát về quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ............................ 39
2.2. Thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
phổ thông tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 44
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 85
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG CƠNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ................................................................................................. 86
3.1. Quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng tại quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh .......................................................................................................... 86
3.2. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong cơng
tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tại quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh .................................................................................................... 90
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 108
C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 109
D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 112
E. PHỤ LỤC .................................................................................................... 113
5
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hố kiệt xuất đồng
thời là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Người chính là tấm
gương sáng cho mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ noi theo trên bước đường chinh
phục bản thân, chinh phục cuộc sống. Tư tưởng của Người có vai trị, ý nghĩa và
tác dụng to lớn đối với cách mạng và con người Việt Nam, là kim chỉ Nam cho
mọi hành động của Đảng, của nhân dân như trong Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm
xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [5, tr.20].
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng sự nghiệp “trồng người” và
công tác đào tạo những thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và
nhân dân ta. Cho nên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mặc dù bận
rộn với vô vàn công việc lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc nhưng Người vẫn
rất quan tâm và giành nhiều thời gian cho sự nghiệp giáo dục. Ngay sau khi
Cách mạng tháng Tám thành công, trong buổi lễ khai giảng của năm học đầu
tiên dưới chế độ mới – chế độ dân chủ nhân dân, Người đã bày tỏ mong muốn
và niềm tin của mình vào thế hệ trẻ qua những dòng thư viết cho học sinh: “Non
sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là
nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em”. Với cách nhìn khách quan khoa
học, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vai trị, vị trí, khả năng của học
sinh đối với sự nghiệp cách mạng. Chính vì thế, trước lúc đi xa Người không
quên căn dặn Đảng ta phải bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau chính là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Trong những nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí
Minh đặt lên hàng đầu là vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng.
6
Theo Hồ Chí Minh, để xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của
các thế hệ cha anh đã gầy dựng thì phẩm chất hàng đầu cần có ở thanh niên, học
sinh chính là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí kiên định đấu tranh cho
thắng lợi của lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên, lý tưởng và ý chí cách mạng chỉ
có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng. Thiếu đi nền tảng
này, tuổi trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, chưa trải qua dạn dày đấu
tranh thì sẽ khó mà vượt qua những thăng trầm, khó khăn của hồn cảnh để kiên
trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng cách mạng.
Bên cạnh đó, ngay từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới
và trong nước diễn ra rất phức tạp. Nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp
đến thanh niên nói chung và học sinh THPT nói riêng từng ngày, từng giờ, trên
mọi lĩnh vực của cuộc sống lẫn học tập. Việt Nam với nền kinh tế thị trường,
tiếp nhận được nhiều luồng tri thức mới về kinh tế, văn hoá xã hội giúp phát
triển đất nước theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố. Bên cạnh đó, kinh tế
thị trường cũng chứa đựng nhiều mặt trái. Các hoạt động kinh tế thị trường đã
can thiệp và phá vỡ nhiều nét văn hố truyền thống, chà đạp lên những khn
mẫu đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy và phát triển; chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang bị các thế lực phản cách mạng
chống phá, cơng kích. Ngồi tư tưởng, chúng cịn đẩy mạnh tấn cơng trên các
lĩnh vực khác như văn hố, đạo đức, lối sống…mà đối tượng chủ yếu chúng luôn
nhắm tới đó là học sinh – đội ngũ trí thức tương lai của đất nước. Trong hoàn
cảnh chung của đất nước, một bộ phận không nhỏ các học sinh trung học phổ
thơng ở thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có những biểu hiện lệch lạc trong
nhận thức lẫn hành vi đạo đức như: xác định động cơ học tập không đúng nên lơ
đãng việc học tập ở trường lẫn bên ngồi xã hội cũng như có những hành vi tiêu
cực (nói dối, bỏ học, gian lận trong thi cử, văng tục chửi thề, xúc phạm thầy cô
giáo, bạn bè, bạo lực học đường…), mơ hồ về lý tưởng cách mạng, thích ăn chơi
đua địi chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, xa rời đạo đức truyền thống,
7
tiếp thu khơng chọn lọc lối sống văn hố phương Tây, coi trọng vật chất, xem
nhẹ giá trị tinh thần, có hành vi vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội (trộm
cướp, rượu chè, cờ bạc, ma t, mại dâm).
Trong khi đó, u cầu và địi hỏi của sự nghiệp đổi mới tồn diện, đẩy
mạnh cơng nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
các thế hệ học sinh đã, đang và sẽ là người gánh vác những trọng trách vô cùng
to lớn của đất nước. Vì thế, Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Đối với thế hệ
trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng đạo đức, lối sống, văn hố, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm,
phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [5, tr.126].
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác giáo dục học sinh, thanh
thiếu niên cũng là một trong những đề tài phổ biến được nhiều tác giả nghiên
cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Nhóm thứ nhất, một số cơng trình nghiên cứu về đạo đức và tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức. Đó là: Tư tưởng đạo đức cách mạng - truyền thống
dân tộc, nhân loại, Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993;
Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cán bộ, Đức Vượng, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995; Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt
Nam phát triển toàn diện, Thành Duy, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Đặng Xuân Kỳ (chủ
biên), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh, Phạm Văn Khánh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012…
Hầu hết các cơng trình trên đã đi sâu phân tích những phẩm chất đạo đức
cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh; vị trí, vai trị của đạo đức đối với việc
xây dựng phẩm chất con người mới trong thời đại mới; những tác động của nền
kinh tế thị trường đến các giá trị đạo đức hiện nay, đồng thời đưa ra những yêu
8
cầu tự đổi mới, không ngừng học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cho mỗi cá nhân, cán bộ đảng viên.
Nhóm thứ hai, một số cơng trình liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức
học sinh, thanh niên. Đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên,
Đồn Nam Đàn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trị Thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Trần Quy Nhơn, Nxb Thanh
niên, 2004 (in lần thứ hai); Giáo trình đạo đức học, Nguyễn Ngọc Long (chủ
biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Giáo dục đạo đức đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Trần
Sỹ Phán, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
1999;…
Những cơng trình nghiên cứu này đã làm rõ nguồn gốc, quá trình hình
thành và tư tưởng cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức thanh
niên; giáo dục đạo đức cách mạng: lòng yêu nước, thương dân, tận tụy phục vụ
nhân dân; chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ thanh thiếu niên, nhi đồng trở
thành những người có đức, có tài cho đất nước.
Bên cạnh đó cịn có một số bài viết tiêu biểu như: “Giáo dục đạo đức
cách mạng cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông qua việc dạy và học môn
Giáo dục công dân”, Nguyễn Văn Cư, Tạp chí Giáo dục (số 186); “Chủ tịch Hồ
Chí Minh với cơng tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thơng”,
Nguyễn Đức Hịa, Tạp chí Triết học (số 5, tháng 5/2015); “Giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh”, Tống Thị Thùy
Dương, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Đại học Vinh; “Nâng cao hiệu
quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông
dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay”, Lơ Thanh Bình, Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Vinh.
Tính đến nay có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về giáo dục tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều khía cạnh khác nhau, dưới nhiều góc độ
9
khác nhau; nêu ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục đạo
đức học sinh trong tình hình mới. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào trực tiếp
nghiên cứu về quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong cơng
tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh. Do đó, đây là một cơng trình khoa học mới và vấn đề nghiên cứu được
Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo thành phố và các trường trung học
phổ thông trên địa bàn quận 3 quan tâm, giải quyết.
Trước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới, việc giáo
dục đạo đức cách mạng cho học sinh THPT theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội
dung quan trọng hàng đầu trong việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống và
cũng là sự chuẩn bị cho quá trình vào đời, vào nghề, phát triển cuộc sống của
những học sinh trung học phổ thông. Với lý do trên cùng tư cách là một giáo
viên dạy môn Giáo dục công dân (môn học liên quan trực tiếp đến giáo dục đạo
đức cho học sinh) ở trường trung học phổ thông, tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học.
Đề tài được xây dựng, khai thác dựa trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh, qua thực tiễn giảng dạy và kết hợp khảo sát ở một số trường
trung học phổ thông trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh; tham khảo
tình hình giáo dục trong nước, của thành phố Hồ Chí Minh và các cơng trình
nghiên cứu của đồng nghiệp liên quan đến đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong cơng tác
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng trên địa bàn quận 3, thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức;
làm rõ vị trí, vai trị của học sinh trung học phổ thông và tầm quan trọng của
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường trung học phổ thơng
trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh; công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay.
Các số liệu, tài liệu khảo sát đề cập chủ yếu từ năm 2012 trở lại đây và
trong phạm vi các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
11
- Bên cạnh đó, luận văn cịn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như:
phân tích và tổng hợp, logíc, lịch sử, nghiên cứu tư liệu, điều tra xã hội học, so
sánh, phương pháp chuyên gia và các phương pháp liên ngành khác để làm rõ
vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo
dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Nhận định đúng đắn, khách quan
về đạo đức học sinh và công tác giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học
phổ thông trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao trong cơng tác giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học phổ thông.
Luận văn không những cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp các ban
ngành, Đồn, Hội có liên quan đến việc giáo dục đạo đức học sinh xây dựng và
tổ chức thực hiện các chương trình của mình, mà cịn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy các lớp tham vấn, tư vấn học đường; các
chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo dục đạo đức cho học sinh…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 03 chương, 07 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thơng tại quận 3, thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông tại
quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
12
B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG CƠNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Đạo đức
Đạo đức được coi là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ
hiện thực, bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn của con người với các quy luật tất
yếu đòi hỏi con người phải ý thức được mục đích, ý nghĩa các hành vi, hoạt
động của mình trong quá khứ, ở hiện tại và những ước muốn ở tương lai. Đạo
đức chính là một phạm trù của hình thái ý thức xã hội; được hình thành và phát
triển từ rất sớm trong lịch sử nhân loại; được mọi thời đại, mọi giai cấp quan tâm
và xây dựng. Từ đó, nội dung của đạo đức ngày càng trở nên phong phú và hồn
thiện hơn thơng qua các quá trình đấu tranh, phủ định và kế thừa.
“Đạo đức” là một danh từ bắt nguồn từ tiếng Latinh – mos (moris), có
nghĩa là lề thói; theo gốc chữ Hy Lạp là ethicos nghĩa là lề thói, tập tục. Điều
này cho thấy khi nói đến “đạo đức” chính là nói đến những thói quen, tập tục có
ý thức của con người trong những mối quan hệ nhất định. Bên cạnh đó, danh từ
“đạo đức” cũng đã được xuất hiện rất sớm trong các học thuyết đối nhân xử thế
của người Trung Quốc. “Đạo” nghĩa là chỉ con đường đi về nghĩa đen, cịn nghĩa
bóng chính là những hành vi mà con người cần noi theo như đạo lý. “Đức” chính
là đức hạnh tốt đẹp mà mỗi con người cần phải có. Theo đó, đạo đức chính là
những hành vi, những phẩm hạnh tốt đẹp, những yêu cầu, nguyên tắc của của
sống mà con người phải tuân theo.
13
Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác–Lênin, đạo đức suy cho cùng là sự
phản ánh của các quan hệ xã hội. Nền kinh tế của một xã hội nhất định sẽ hình
thành nên những giá trị đạo đức của xã hội đó. Và giá trị đạo đức đó sẽ phục vụ
cho sự tiến bộ của xã hội, của sự giải phóng con người: “Đạo đức giúp cho xã
hội lồi người tiến lên trình độ cao hơn, thốt khỏi ách bóc lột lao động” [7,
tr371]. Chủ nghĩa cộng sản còn bổ sung lý luận về đạo đức ở phương diện tạo
dựng xã hội mới của giai cấp vô sản khi Lênin nhận định: “Đó là những gì góp
phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đồn kết tất cả những người
lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những
người cộng sản” [8, tr.214]. Hơn nữa, bàn về đạo đức, C. Mác cho rằng: “Đạo
đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát triển của nó theo
hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện” [9, tr.276]. Như vậy, đạo
đức được nhận thức bởi những quan niệm hồn tồn mới với tính cách mạng và
khoa học cao mà những tôn giáo hay các nền đạo đức khác không thể thấy được.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức chính là đạo đức cách mạng được đặt trong
các mối quan hệ của con người với đất nước, con người với con người thể hiện ở
hành động, việc làm và ở cách đối nhân xử thế. Vấn đề đạo đức được Người
xem xét một cách toàn diện, đặt trong tính cách mạng và khoa học. Đạo đức với
Hồ Chí Minh chính là trung với nước, là hiếu với dân, là vì độc lập dân tộc, vì
Tổ quốc; là lòng thương yêu con người; là cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ
tư; là phải có tinh thần đồn kết quốc tế trong sáng. Đó chính là đạo đức mới,
đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tạo ra và được xây dựng trên
nền tảng đạo đức truyền thống kết hợp với đạo đức cách mạng của giai cấp cơng
nhân và tinh hoa văn hóa nhân loại, thống nhất với quan điểm, tư tưởng của đạo
đức Mác – Lênin. Người đã từng ví đạo đức cũ như người đầu cắm xuống đất
chân chổng lên trời, cịn đạo đức mới như người có hai chân đứng vững trên mặt
đất và đầu ngẩng lên trời. Đạo đức cũ được Người cho là thứ đạo đức kìm hãm
14
sự phát triển của con người, trói buộc con người trong những hủ tục thực dân,
phong kiến, là thứ đạo đức tàn phá nhân cách con người. Còn đạo đức mới chính
là đạo đức vì nước, vì dân, vì sự phát triển toàn diện của xã hội; là đạo đức mà
con người khơng vì mục đích cá nhân mà ln vì lợi ích chung của Đảng, của
tồn dân và của nhân loại.
Như vậy, đạo đức theo Hồ Chí Minh chính là toàn bộ những chuẩn mực
xã hội nhằm tác động đến ý thức tự giác và điều chỉnh những hành vi của cá
nhân trong mối quan hệ với đất nước, với cộng động và giữa các cá nhân với
nhau; là trong mối quan hệ giữa thiện và ác, giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và điều
không được làm.
1.1.2. Giáo dục
Giáo dục là một trong những hoạt động được loài người quan tâm từ lâu.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại dưới sự chỉ đạo của tư tưởng triết học duy
tâm, Platon đã xây dựng nên một nền giáo dục có hệ thống. “Viện Hàn Lâm” do
ông sáng lập nên ở Athen được xem như là một trường đại học tổng hợp đầu tiên
ở Châu Âu và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục ở phương Tây từ thời
xưa cho đến nay.
Ở phương Đơng, Khổng Tử chính là người có đóng góp to lớn, quan trọng
đối với hoạt động giáo dục. Làm chính trị, đó là hồi bão lớn nhất của ông,
nhưng những thành công mà ông đạt được lại trong lĩnh vực giáo dục. Tư tưởng
“Học không biết chán, dạy không biết mỏi” xuyên suốt trong giáo dục của ông
không chỉ đúng trong thời đại của ông mà còn đầy ý nghĩa trong xã hội học tập
của chúng ta hiện nay. Tại Việt Nam, truyền thống học tập cũng được phát huy
từ ngàn đời xưa cho đến nay, qua những giảng võ đường, Văn Miếu, Quốc Tử
Giám thời sơ khai giáo dục cho đến những trường học danh tiếng như hiện nay.
Giáo dục (tiếng anh: education) theo nghĩa chung là “hình thức học tập
theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao quyền từ
15
thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo
dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông
qua tự học”. Về mặt từ nguyên, “education” trong tiếng Anh có gốc La-tinh
educatus (ni dưỡng, ni dạy) gồm educo (tôi giáo dục, tôi đào tạo) và từ
đồng âm educere (tôi tiếng tới, tôi lấy ra, tôi đứng dậy). Trong tiếng Việt, “giáo”
có nghĩa là dạy, “dục” có nghĩa là nuôi, “giáo dục” là “dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí
dục, đức dục, thể dục” [6, tr.217].
Giáo dục theo nghĩa hẹp chính là q trình hình thành niềm tin, lý tưởng,
động cơ cho con người, đồng thời tạo dựng nên tình cảm, thái độ, hành vi, thói
quen ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đạo đức xã hội, cũng như trong các
lĩnh vực riêng biệt khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, thẩm mĩ, lao động…
Xét về nghĩa rộng hơn, giáo dục là một quá trình tồn vẹn với mục đích
hình thành nhân cách con người dưới sự tổ chức có mục đích, có kế hoạch, có
phương pháp thơng qua các hoạt động giữa người giáo dục và người được giáo
dục nhằm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của xã hội loài người. Từ
điển Tiếng việt cũng đã đưa ra định nghĩa “giáo dục” ở phạm vi rộng: “Giáo dục
hiểu theo nghĩa động từ đó là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống
đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy
dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Hiểu dưới góc
độ danh từ, đó là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy giáo dục của một
nước” [20, tr.379].
Giáo dục còn được coi là một quá trình làm phát huy những khả năng tiềm
ẩn của con người, nâng cao năng lực, trình độ đồng thời hoàn thiện những phẩm
chất của con người đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Trên
quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống giáo dục của dân
tộc ta cũng đã đưa ra tư tưởng giáo dục xuyên suốt của mình. Trong buổi nói
chuyện với giáo viên cấp hai và cấp ba tồn miền Bắc (13/9/1958), Người đã
nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
16
Như vậy, có thể hiểu “giáo dục” chính là một q trình tổ chức có ý thức
trong việc sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm tiến bộ của nhân loại để khơi
dậy và làm biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm và thái độ của người học cũng
như người dạy theo hướng tích cực hồn thiện con người về mọi mặt.
1.1.3. Giáo dục đạo đức
Nếu giáo dục được hiểu theo nghĩa động từ, tức là những tác động được tổ
chức có hệ thống đến sự phát triển tích cực, tồn diện của tinh thần và thể chất
con người thì giáo dục đạo đức có thể được hiểu là một quá trình tác động đến
nhận thức, hành vi, thái độ của con người theo hướng tích cực, có hệ thống
nhằm hình thành và phát triển ý thức tự giác của con người đối với các mối quan
hệ đạo đức.
Giáo dục đạo đức chính là mang đến những kiến thức về văn hóa ứng xử,
kỹ năng ứng xử cũng như hành vi, thái độ trong giao tiếp cho người được giáo
dục. Làm cho họ nhận thức được những phẩm chất tốt của một con người như:
vị tha, biết ơn, trách nhiệm, nhân ái, quan tâm chia sẻ, tương thân tương ái… đó
là những giá trị đạo đức cao quý mà mỗi người cần phải có để tồn tại và đáp ứng
các yêu cầu đạo đức xã hội. Từ đó, giúp con người hình thành nên những nhận
thức, quan điểm đúng đắn của mình về những hành vi đạo đức và trái đạo đức
cũng như biết tôn trọng, yêu quý những giá trị đạo đức chân chính, đích thực.
Với cơng tác giáo dục, Hồ Chí Minh ln coi trọng cả đạo đức lẫn tài
năng nhưng vẫn ưu tiên giáo dục đạo đức lên hàng đầu. Người khẳng định vai
trị và vị trí quan trọng của đạo đức cũng như nhấn mạnh đạo đức là gốc của mỗi
con người; là nguồn của sông suối; là nền tảng của người cách mạng. Có đạo
đức, tức là có được điều kiện tiên quyết để vượt qua những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống lẫn cơng việc. Nhưng giáo dục đạo đức không phải là ngày một
ngày hai mà nó phải là một q trình tu dưỡng, rèn luyện mới có và nó phải là
trách nhiệm của cá nhân, của gia đình và cộng đồng xã hội. Hồ Chí Minh đã
khẳng định giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội mà
17
nhiệm vụ đó phải do bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách.
Và kết quả của quá trình giáo dục đạo đức cho các em học sinh khơng chỉ phản
ánh trách nhiệm từ phía gia đình, nhà trường mà còn là tiêu chuẩn đánh giá cho
sự tham gia giúp đỡ, trách nhiệm từ phía các ban ngành Đảng ủy, các cấp chính
quyền và các lực lượng xã hội khác. Người đề nghị giáo dục học sinh phải luôn
đặt trong mối quan hệ của dư luận xã hội, lực lượng của chính phủ để phịng
ngừa những thứ có thể ảnh hưởng xấu đến học sinh và nâng cao tinh thần cảnh
giác của học sinh đối với những ảnh hưởng tiêu cực đó. Từ sự nhìn nhận thực
tiễn, bên cạnh những tấm gương đạo đức tốt cũng còn nhiều những hành vi trái
đạo đức ở lứa tuổi học sinh, thanh niên nên Người rút được kinh nghiệm giáo
dục đạo đức quan trọng, đó là phải gắn chặt giữa hai mặt giáo dục và tự giáo dục
với nhau. Có như vậy thì cơng tác giáo dục đạo đức mới thực sự mang lại hiệu
quả thiết thực và chắc chắn.
Tóm lại, giáo dục đạo đức là quá trình kết hợp giữa cá nhân và tổ chức,
thiết chế xã hội nhằm hình thành và phát triển ổn định những nhân cách đạo đức
tốt đẹp cho con người; hình thành niềm tin, lý tưởng, thói quen và hành vi đạo
đức trong các mối quan hệ ứng xử xã hội. Thông qua giáo dục đạo đức, những
giá trị đạo đức sẽ được nhận thức sâu sắc hơn, con người sẽ hành động phù hợp
hơn với những chuẩn mực đạo đức xã hội đồng thời khả năng tự đánh giá, điều
chỉnh hành vi của con người sẽ được nâng cao hơn.
18
1.2. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
giai đoạn hiện nay
1.2.1. Vai trị, vị trí của học sinh THPT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
1.2.1.1. Học sinh trung học phổ thông là lực lượng quyết định vận mệnh
của dân tộc, sự phát triển của đất nước
Thời cịn trẻ, Hồ Chí Minh đã sớm tham gia vào những phong trào đấu
tranh dân tộc trong và ngoài nước. Đó là những năm tháng sống và chiến đấu
cùng với những tầng lớp người lao động, đặc biệt là thanh niên, học sinh. Người
thực sự hiểu rõ nhu cầu, khát khao của thanh niên cũng như vai trò, sức mạnh
của thanh niên, học sinh trong cách mạng. Học sinh không chỉ là thế hệ thừa kế
sự nghiệp cách mạng của ông cha ta, mà còn là đội ngũ nhân lực quan trọng
tương lai của đất nước như Người đã từng nhận định một năm bắt đầu bởi mùa
xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ và tuổi trẻ chính là mùa xuân của xã hội.
Những năm tháng cách mạng từng trải với thanh niên, kết hợp và phát huy quan
điểm truyền thống cũng như sáng tạo trong chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò
lịch sử của thanh niên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra chân lý về vai trị quan trọng của
thanh niên đối với sự phát triển của đất nước, của xã hội; là đại diện tiêu biểu
cho sức sống và phát triển của một dân tộc. Thanh niên nếu được chăm sóc, giáo
dục, rèn luyện đúng đắn thì họ có thể “dời non lấp bể” trong sự nghiệp cách
mạng, đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Thanh niên, học sinh chính là đội quân chủ lực, đi đầu trong công cuộc
phát triển kinh tế – văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã
hội. Là lực lượng có đủ thể lực, trí lực, tâm lực trước những yêu cầu phát triển
kinh tế, văn hóa – xã hội của một đất nước. Hồ Chí Minh nhận định tiền đồ của
dân tộc, tương lai của đất nước phần lớn chính là nhờ vào sự phát triển của thế
hệ thanh niên. Người khẳng định thanh niên chính là người chủ tương lai của đất
19
nước và một nước mạnh hay yếu phần lớn là do các thanh niên quyết định. Để
trở thành người chủ tương lai của đất nước, Hồ Chí Minh yêu cầu thế hệ thanh
niên, học sinh phải luôn không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện bản thân để
lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm cũng như hoàn thiện đạo đức bản thân để bồi
dưỡng cho mình thêm ý chí, nghị lực và tinh thần cách mạng. Và chính việc học
tập, rèn luyện để phát triển của học sinh có ý nghĩa quyết định đối với tương lai
của dân tộc, sự phát triển của đất nước.
Sự trưởng thành và cống hiến của tổ chức thanh niên do Người sáng lập
và lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc làm cho Hồ Chí Minh vơ cùng
tự hào và sung sướng vì nhận thấy được vị trí, vai trị quan trọng của thanh niên,
học sinh trong sự nghiếp kế tục thành quả cách mạng của thế hệ đi trước. Tiền
đồ cách mạng và sự phát triển của đất nước sẽ vô cùng vững chắc và vẻ vang khi
dân tộc sở hữu được một lực lượng thanh niên cách mạng như vậy. Đây chính là
vai trị, sứ mệnh lịch sử mà thanh niên, học sinh phải gánh vác.
1.2.1.2. Là lực lượng hùng mạnh, là đội quân tiên phong của cách mạng
Việt Nam
Quan điểm của học thuyết Mác–Lênin đã chỉ ra rằng cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng và nhân dân là người làm nên lịch sử. Nhận thức tính
chân lý của quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã có những nhận định đúng đắn về
lực lượng cách mạng việt Nam. Người xác định toàn thể quần chúng nhân dân bị
áp bức và những người tiến bộ chính là lực lượng cách mạng của dân tộc. Người
khẳng định công cuộc cách mạng là việc chung của nhân dân chứ không phải
việc riêng của từng người. Trong đó, giai cấp cơng – nơng là gốc cách mạng, là
đội quân chính của cách mạng dân tộc. Và thanh niên, cũng được người sớm
nhận thấy được vai trò ấy khi xác định thanh niên là lực lượng đông đảo trong xã
hội, với sức khỏe dồi dào, lý tưởng mạnh mẽ, hăng hái, nhiệt tình, sẵn sàng xả
thân vì sự nghiệp cách mạng của đất nước.
20
Ngoài mặt chiến đấu, thanh niên cũng đã lập được nhiều thành tích to lớn
trong những lĩnh vực khác như trong học tập, lao động sản xuất. Nhiều thanh
niên và những tập thể thanh niên được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu
anh hùng, chiến sĩ thi đua ngày càng nhiều. Đó là những minh chứng cho sự
trưởng thành và cống hiến của thanh niên trong những năm tháng đất nước đang
bị chiến tranh cũng như trong hiện tại, xứng đáng với lời khen ngợi của Người
dành cho thanh niên, học sinh là thế hệ anh hùng trong sự nghiệp đánh đuổi giặc
ngoại xâm và bảo vệ, xây dựng xã hội mới. Như vậy, sự thắng lợi của thanh niên
trong mọi lĩnh vực đời sống, trong chiến đấu, trong lao động sản xuất cũng như
trong học tập đã chứng minh cho vai trị quan trọng, xung kích trong tiến trình
xây dựng và bảo vệ cách mạng Việt Nam vẻ vang và phồn thịnh.
1.2.1.3. Thanh niên, học sinh là cánh tay đắc lực, là đội quân hậu bị của
Đảng, đồng thời là người giáo dục dìu dắt thiếu niên, nhi đồng
Với nhận thức về vai trò lớn lao của thanh niên trong sự nghiệp cách
mạng, Hồ Chí Minh đã tập hợp thanh niên lại vào một tổ chức cách mạng.
Người cho rằng thanh niên, học sinh ta rất hăng hái nếu họ được tập hợp lại và
được dìu dắt đúng đắn sẽ trở thành một lực lượng mạnh mẽ vô cùng. Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chính là tên của tổ chức cách mạng thanh
niên Việt Nam được Người tổ chức, sáng lập và dẫn dắt với những nhiệm vụ chủ
yếu là đoàn kết và tập hợp thanh niên, giác ngộ họ tin theo Đảng để làm cách
mạng.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã chỉ rõ mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản là thanh niên phải lấy
đường lối chính trị của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhưng việc
làm của thanh niên lại không bị phụ thuộc vào Đảng. Tức là Đảng lãnh đạo
Đoàn dưới mục tiêu và lý tưởng của Đảng nhưng Đoàn Thanh niên hoàn toàn
độc lập, tự chủ trong việc định hướng, lập kế hoạch cho những chương trình
21
hành động của mình. Hồ Chí Minh cho rằng Đồn vừa là tổ chức thân thiết, gần
gũi với Đảng, vừa là người phụ tá đắc lực cho Đảng. Bởi vì, Đồn chính là
người thay mặt Đảng trực tiếp giáo dục, đào tạo cho thanh niên lý tưởng của chủ
nghĩa cộng sản, vận động họ tin và làm theo lý tưởng của Đảng. Hơn nữa, Đồn
cịn thu hút, tập hợp thanh niên thực hiện, triển khai những nhiệm vụ, chỉ tiêu
mà Đảng giao phó một cách xuất sắc nhất.
Bên cạnh đó, việc dìu dắt thiếu niên, nhi đồng cịn là một nhiệm vụ quan
trọng và cao cả của thanh niên. Hồ Chí Minh đã nhận định cách mạng là một sự
nghiệp đầy gian khổ và lâu dài, mà cuộc đời con người thì khá ngắn ngủi. Vì thế,
phải liên tục đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn bị tốt nhất cho thế hệ non trẻ tiếp sau
thanh niên những năng lực và phẩm chất tốt nhất, để các em cũng có thể là
người kế tục của sự nghiệp cách mạng. Mỗi thế hệ cũng cần phải làm tốt một
phần nhiệm vụ nhất định trong sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Và như vậy, cách
mạng là sự nghiệp nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ. Việc đảm bảo cho cho sự
thắng lợi của cách mạng ở những giai đoạn tiếp theo chính là giáo dục, đào tạo
thế hệ thiếu niên, nhi đồng, chuẩn bị một đội ngũ lực lượng cách mạng mới,
thấm nhuần lý tưởng cộng sản và đầy đủ đức tài để kế tục. Và trách nhiệm đó
chính là của thanh niên. Thanh niên ngồi vai trị quan trọng và lớn lao trong
việc tạo dựng tấm gương mẫu mực cho thiếu niên nhi đồng còn đầy trách nhiệm
trong việc tổ chức, hướng dẫn và dìu dắt thiếu niên, nhi đồng tham gia nhiệt
tình, sơi nổi vào các phong trào học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh tránh xa
những cạm bẫy của xã hội. Đoàn thanh niên phải là cánh tay đắc lực của Đảng
trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thiếu niên và nhi đồng thành những chiến
sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa
cộng sản.
22
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác giáo dục đạo đức học sinh trung học
phổ thông trong giai đoạn hiện nay
1.2.2.1. Mục đích của việc giáo dục đạo đức
Thứ nhất, về nhận thức: bên cạnh một bộ phận giới trẻ đã và đang phát
huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc thì cịn tồn tại khơng ít
những thanh niên, học sinh đang bị ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường,
của xã hội hiện nay làm phai mờ dần những phẩm chất đạo đức cao đẹp của dân
tộc. Vậy nên, việc giáo dục đạo đức là phải làm cho các em nhận thức được tầm
quan trọng, vị trí và vai trị của đạo đức trong đời sống, đồng thời góp phần hồn
thiện nhân cách đạo đức của các em.
Thứ hai, giáo dục đạo đức nhằm khơi dậy niềm tin của các em vào các giá
trị đạo đức, các chuẩn mực đạo đức xã hội truyền thống của dân tộc. Chỉ khi nào
học sinh hiểu rõ được giá trị của những phẩm chất đạo đức và tin vào nó thì các
em sẽ khơng cịn lệch lạc trong suy nghĩ cũng như trong hành động; hướng học
sinh đến những hành vi đạo đức phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thứ ba, phát triển toàn diện con người là mục tiêu mà giáo dục đang
hướng đến. Với mục tiêu hình thành cho học sinh những nền tảng cần thiết cho
sự phát triển lâu dài về trí tuệ, thể chất và nhân cách, ngành giáo dục nước ta đã
đề ra nhiệm vụ là giáo dục và phát triển con người toàn diện về mọi mặt; hoàn
thiện các em học sinh với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam
với những giá trị xã hội và nhân văn. Ở bậc nào thì xu hướng phát triển toàn diện
con người cũng được nền giáo dục nước nhà quan tâm và phát triển. Vì vậy, mặc
dù có những mục tiêu, mục đích cụ thể của mình nhưng nhà trường phổ thơng
phải góp phần vào cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh với mục tiêu là hình
thành ở học sinh ý thức tự giác, hành vi, thái độ ứng xử đúng chuẩn mực đạo
đức, có văn hóa, lễ độ, khơng trái với luật pháp và thuần phong mỹ tục của nước
ta.
23
Tóm lại, mục đích của giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường phổ
thơng chính là hình thành những nhận thức đúng đắn về các giá trị đạo đức và
tầm quan trọng của nó; đồng thời xây dựng niềm tin vào đạo đức của các em
cũng như thực hiện tốt những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức trong nhà trường mang lại một ý nghĩa quan trọng trong
việc hình thành vững chắc nhân cách, đạo đức của con người cũng như đáp ứng
những yêu cầu phát triển của đất nước. Do đó, thơng qua những Nghị quyết, Chỉ
thị, Đảng và Nhà nước ta đã định hướng và nêu ra một số phương thức cơ bản
cũng như nội dung để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
hiện nay. Nhiệm vụ của nhà trường phổ thông là phải xây dựng được một thế hệ
trẻ, nguồn nhân lực tương lai của đất nước chất lượng, xứng đáng với tầng lớp
đại diện cho một dân tộc biết không ngừng học tập, không ngừng rèn luyện và tu
dưỡng đạo đức, hoàn thiện bản thân. Nhưng quan trọng hơn hết là phải làm cho
học sinh hình thành được ý thức tự giác, thói quen và hành vi ứng xử theo những
chuẩn mực của đạo đức của pháp luật trong các mối quan hệ xã hội. Gắn mục
tiêu của nhà trường với mục tiêu đào tạo, giáo dục con người phát triển tồn
diện.
Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, thì
nhân tố con người là yếu tố quyết định sự thành hay bại của một đất nước. Vì
vậy, ý nghĩa lớn lao nằm ở chỗ phải giáo dục, đào tạo các em trở thành một lực
lượng giàu năng lực về tri thức, vững mạnh về tinh thần, chuẩn mực về đạo đức;
đó là phải giỏi chun mơn, kỹ năng, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật cao
đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Hơn nữa, giáo dục đạo đức là chuyển tải những chuẩn mực đạo đức xã hội
thành văn hóa đạo đức của cá nhân. Và vai trò của học sinh ngày càng được phát
huy nếu được giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, chỉn chu và nghiêm túc.
Giáo dục đạo đức mang lại ý nghĩa lớn và quan trọng hơn hết đối với việc hình
24
thành con người khơng chỉ có tài mà cịn có đức, có ích lợi cho xã hội, cho đất
nước. Do đó, phẩm chất đạo đức của học sinh trở thành một trong những điều
kiện tiên quyết để học sinh đạt được những kết quả tốt trong học tập cũng như
các mối quan hệ gia đình, xã hội. Đồng thời, những phẩm chất này thúc đẩy học
sinh tự giác, chủ động, tích cực trong việc tự nghiên cứu, tự rèn luyện hoàn thiện
bản thân trong mọi hoàn cảnh, phát huy được phương diện thứ hai của giáo dục,
đó là tự giáo dục và đây chính là địi hỏi của q trình giáo dục đạo đức cho học
sinh.
Nếu chỉ tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của những môn khoa học khác mà
thiếu sự trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống thì sẽ có những sự phát
triển phiến diện, lệch lạc về cách nhìn nhận, quan điểm đối với các mối quan hệ
trong xã hội cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước. Vì
vậy, giáo dục đạo đức hướng đến việc giúp học sinh có những cái nhìn đúng đắn
về các giá trị đạo đức, các quan niệm truyền thống tốt đẹp cũng như sự chín chắn
trong hành vi để góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước. Đồng thời,
giáo dục đạo đức hình thành, phát triển và hồn thiện năng lực nhận thức đạo
đức và thực hiện hành vi đạo đức của học sinh.
1.3. Nội dung và phương thức vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong cơng tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Nội dung vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh
1.3.1.1. Giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng
Trung với nước, hiếu với dân
Theo Hồ Chí Minh, trong các quan hệ đạo đức, thì quan hệ với nước, với
dân là quan hệ lớn nhất, quan trọng nhất. “Trung với nước, hiếu với dân” được
Người đặt lên là phẩm chất quan trọng hàng đầu về đạo đức, nói lên mối quan hệ
và nghĩa vụ của mỗi người dân đối với đất nước.