Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương nam đàn tại huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

ĐẶNG VĂN LONG
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NAM
ĐÀN TẠI HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60620110

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. PHẠM VĂN CHƯƠNG

Nghệ An-2017


LỜI CAM DOAN
Tôi xin cam doan đề tài tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các
số liệu, kết quả trình bày trong đề tài này do tơi tự tìm hiểu, nghiên cứu và xây
dựng, các số liệu thu thập là đúng và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Các tài liệu tham khảo trong luận văn đã được ghi đầy đủ và rõ ràng về
nguồn gốc xuất xứ.
Những kết quả của đề tài chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
khoa học nào.
Nều phát hiện bất cứ một sai sót nào trong luận văn tơi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước pháp luật.
Sinh viên thực hiện


Đặng Văn Long


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự động viên, quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ,
bạn bè và người thân.
Trước tiên cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Phạm Văn Chương người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện và hồn chỉnh khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc Viện nông nghiệp và tài
nguyên Đại học Vinh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suất
thời gian học tập tại trường và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong q trình thực
tập và hồn thành đề tài này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè,
gia đình đã ln bên cạnh động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Do thời gian và điều kiện có hạn nên đề tài tốt nghiệp của em khơng tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cơ và bạn bè đóng góp ý kiến để bản đề tài
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, ngày 15 tháng 8 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đặng Văn Long


i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................2
3.1 Ý nghĩa khoa học.....................................................................................2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................2
4 Giới hạn của đề tài......................................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................4
1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ViệtNam........................4
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới..........................................4
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ..........................................7
1.1.3 Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Nam Đàn.............................10
1.2. Những nghiên cứu về phân bón đối với cây đậu tương................................12
1.2.1. Vai trị của phân bón đối với cây đậu tương ..............................................12
1.2.2. Một số nghiên cứu về phân bón trên cây đậu tương trên thế giới.....13
1.2.3 Một số nghiên cứu về phân bón trên đậu tương ở Việt Nam. 15
1.3. Những nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương.....................................18
1.3.1. Một số nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương trên thế giới.............18
1.3.2 Một số nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương ở Việt Nam...............20
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............22
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................22
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................22
2.3. Phương pháp thực nghiệm....................................................................23
3.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng ...............................................................24
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................24


2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển...................................................24
2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất.........................................................25

2.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu.................................................26
2.5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế..................................................................27
2.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................27
3.6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...........................................................28
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................29
3.1. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của
giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 ............................... 29
3.2. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến đặc điểm hình thái và số
cành cấp 1.............................................................................................................32
3.3. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến diện tích lá của giống đậu
tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 .................................................37
3.4. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của
giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017................................ 39
3.5. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất
khô của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 ..................43
3.6. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến khả năng hình thành nốt
sần của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017....................46
3.7. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến khả năng chống chịu sâu,
bệnh của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 ................50
3.8. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017................. 52
3.9. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến năng suất của giống đậu
tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017................................................ 56
3.10. Hiệu quả kinh tế của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân
năm 2017 với các mức phân bón và mật độ trồng khác nhau............................. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 61
Kết luận .......................................................................................................61
Đề nghị ........................................................................................................61
PHỤ LỤC



ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới............4
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số quốc gia
trên thế giới ...........................................................................................................6
Bảng 1.3: Sản lượng đậu tương ....................................................................9
Bảng 1.4: Diện tích và năng suất đậu tương của huyện Nam Đàn từ 2009 2016 ....................................................................................................................11
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến thời gian sinh
trưởng của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 ............ 29
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu hình thái cây............................................................32
Bảng 3.3. Anh hưởng của mức phân bón và mật độ trồng đến diện tích lá
của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân ........................................ 37
Bảng 3.4. Anh hưởng của mức phân bón và mật độ trồng đến chỉ số diện
tích lá của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân 2017..................... 40
Bảng 3.5. Anh hưởng của mức phân bón và mật độ trồng đến khả năng tích
lũy chất khô của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân 2017 ...........44
Bảng 3.6. Anh hưởng của mức phân bón và mật độ trồng đến khả năng hình
thành nốt sần của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân 2017 ......... 46
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến khả năng chống
chịu sâu, bệnh của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017..50
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 ................................53
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến năng suất của giống
đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 ..........................................55
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ
Xuân năm 2017 với các mức phân bón và mật độ trồng khác nhau ...................60


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Năng suất, diện tích và sản lượng đậu tương................................9
Hình 3.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ trồng đến chiều cao
thân chính của giống đậu tương Nam Đàn. ....................................................... 35
Hình 3.2. Diện tích lá của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân
2017 với mật độ trồng và mức phân bón khác nhau .......................................... 39
Hình 3.3. Anh hưởng của mức phân bón và mật độ trồng đến chỉ số diện
tích lá của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân 2017 ................... 43
Hình 3.4. Anh hưởng của mức phân bón và mật độ trồng đến khả năng tích
lũy chất khơ của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân 2017 .......... 45
Hình 3.5: Ảnh hưởng của mật độ và mức phân bón đến năng suất của
giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân năm 2017 ...............................58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương là cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có lịch sử lâu đời
được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát
triển, trong đó có nước Việt Nam chúng ta. Trong các loại cây trồng cung cấp
đạm cho con người hiện nay thì đậu tương là một trong các cây trồng quan trọng
nhất, trong thành phần của hạt đậu tương có chứa khoảng 40 – 50% protein, 18 –
25% lipit và 36 – 40% hydratcacbon, các loại vitamin PP, K, ... Về mặt kinh tế,
sản phẩm đậu tương có giá trị thương mại lớn, các sản phẩm hết sức đa dạng và
phong phú, bên cạnh đó đậu tương cịn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia
súc, gia cầm. Ngoài ra, cây đậu tương cịn có giá trị về mặt sinh học, là một trong
những cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ ni tơ khí quyển, vì vậy đậu tương
có khả năng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hiện nay, cây đậu tương không chỉ
được coi là cây cơng nghiệp cho sản phẩm hàng hóa giàu dinh dưỡng, mà còn là

cây trồng quan trọng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng khả năng quay vòng và bồi
dưỡng, cải tạo đất [1].
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có điều kiện khí hậu,
đất đai khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên địa hình bị chia cắt
mạnh bởi hệ thống đồi núi, sơng suối hình thành ba vùng sinh thái rõ rệt miền
núi, trung du, đồng bằng ven biển, người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác chưa đồng bộ, hợp lý đẫn đến đất bị suy thối nên nhìn chung hiệu quả
sản xuất nông nghiệp chưa cao. Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu dịng Sơng Lam,
sản xuất nơng nghiệp ở đây cũng khơng nằm ngồi những khó khăn chung của
tỉnh. Vị trí địa lý ở Nam Đang và Nghệ An nói chung phù hợp với sự phát triển
của cây đậu tương theo hướng phát triển cây vụ Đông và đậu tương Xuân. Hiện
nay cây đậu tương đang được tỉnh Nghệ An đưa vào cơ cấu khuyến khích phát
triển trong tồn tỉnh, trong đó Nam Đàn là huyện chú trọng nhất phát triển cây
đậu tương, bởi vì nơi đây có các làng nghề sản xuất tương truyền thống, hàng
năm tiêu thụ một lượng rất lớn hạt đậu tượng. Sản phẩm tương của Nam Đàn đã


2

nổi tiếng từ lâu với câu thành ngữ nổi tiếng "nhút Thanh Chương, tương Nam
Đàn", chất lượng tạo nên thương hiệu tương Nam Đàn, khách hàng ưa chuộng
được tạo nên bởi hạt đậu tương của giống đậu tương bản địa (giống đậu tương
Nam Đàn). Như vậy, đối với huyện Nam Đàn, giống đậu tương Nam Đàn đóng
vai trị rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề làm tương, tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao
trong việc phát triển giống đậu tương Nam Đàn, ngoài việc thuần hóa giống yếu
tố rất quan trọng là xác định quy trình kỹ thuật để thâm canh giống đậu tương có
tính đặc thù của địa phương gọi là giống đậu tương Nam Đàn. Đó là yêu cầu cấp
bách của địa phương, vì vậy chúng tơi chọn đề tài "Đánh giá ảnh hưởng của
mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương tại huyện

Nam Đàn, tỉnh Nghệ An"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được lượng phân bón và mật độ thích hợp đối với giống đậu
tương Nam Đàn nhằm tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Xác định có cơ sở khoa học về mật độ gieo trồng và liều lượng lân bón
hợp lý cho giống đậu tương Nam Đàn trồng trong vụ Xuân trên đất chuyên màu
vùng bãi ven sông Lam thuộc huyện Nam Đàn - Nghệ An
- Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
cây đậu tương phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất
của địa phương.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu góp phần hồn thiện quy trình thâm canh đậu tương
nói chung và giống đậu tương Nam Đàn trên đất chuyên màu vùng bãi ven sông
Lam thuộc huyện Nam Đàn - Nghệ An nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế
cho người sản xuất đậu tương.


3

4 Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu
tương Nam Đàn ở 4 mật độ trồng trong điều kiện vụ Xuân 2017 trên đất chuyên màu
vùng bãi ven sông Lam thuộc huyện Nam Đàn - Nghệ An.
Đề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức phân bón đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống đậu tương Nam Đàn trồng trong điều kiện vụ
Xuân 2017 trên đất chuyên màu vùng bãi ven sông Lam thuộc huyện Nam Đàn Nghệ An.



4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương đã được biết đến từ rất lâu đời và được trồng trên khắp các
châu lục ở các vùng sinh thái khác nhau. Hiện nay, cây đậu tương được trồng
trên 80 quốc gia khắp thế giới, với diện tích và sản lượng ngày càng tăng. Sản
lượng đậu tương trên thế giới tăng mạnh nhất trong những năm 1965 - 1980 và
tương đối ổn định. Tính đến năm 2001 diện tích đậu tương của thế giới là 76,8
triệu ha, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (73,3%), châu Á(23,15%). Các nước số
diện tích đậu tương lớn nhất là Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản,
Liên xô cũ .Trong khoảng thời gian từ năm 1990-2003 diện tích trồng đậu tương
trên thế giới là 27,61 triệu ha, sản lượng 81,52 triệu tấn. Trong 5 năm gần đây
diện tích trồng đậu tương tăng bình quân 3,54%/năm. Năm 1997 sản lượng đậu
tương của thế giới đạt 146700 tấn, trong đó 4 nước trồng đậu tương phổ biến
nhất là Mỹ, Brazil,Trung Quốc, Acgentina chiếm tới 90-99% sản lượng. Đây là
những nước có năng suất đậu tương cao nhất , Mỹ (4,62 tấn/ha), Brazil(3,23
tấn/ha), Trung Quốc (3,19 tấn/ha) ( Ngô Thế Dân và cs.1997)[11].
Về tốc độ phát triển ở Mỹ nhanh hơn ở Trung Quốc, sản lượng đậu tương
của Mỹ tăng từ 60%(1960) đến 75%(1969), trong khi đó sản lượng đậu tương
của Trung Quốc giảm từ 32% xuống còn 16% so với cùng kỳ. Trong những năm
1898 - 1983 Mỹ đã chiếm 63% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới, Brazil
chiếm 16%, Trung Quốc chiếm 9%, Acgentina chiếm 6% (Ngơ Thế Dân và
cs,1999) [12].
Nhìn vào Bảng 1.1 cho thấy sản lượng và năng suất đậu tương trên thế
giới từ năm 2000 - 2009 tuy có tăng nhưng vẫn ở mức chậm, và tăng chủ yếu là
do diện tích tăng. Năm 2002 Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đậu

tương và chiếm 39,1% về diện tích và 44,6% về sản lượng của thế giới, tiếp đến
là Brazil, Trung Quốc, Acgentina. Ở châu Á năm 2003 năng suất đậu tương ở


5

Trung Quốc đạt 1,74 tấn/ha, các nước còn lại trong khu vực có năng suất thấp
như Ân Độ (1,05 tấn/ha), Thái Lan (1,22 tấn/ha), Indonexia (0,8tấn/ha)
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2000

74,36

21,68

161,29

2001


76,79

23,20

178,24

2002

78,96

23,00

181,68

2003

83,66

22,79

190,68

2004

91,60

22,43

205,53


2005

92,50

23,18

214,46

2006

95,24

23,29

221,88

2007

90,08

24,37

219,58

2008

96,18

23,97


230,58

2009

98,82

22,49

222,26

Năm

(Nguồn/FAOSTART,2010)
Diện tích và sản lương đậu tương trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong
những năm tiếp theo. Năm 2005 diện tích cây đậu tương trên thế giới là 92,5
triệu ha, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (73%), tiếp đến là châu Á (22,88%). Về
vị trí gieo trồng trên thế giới thì cây đậu tương đứng hàng đầu trong các lồi cây
họ đậu với diện tích là 52 triệu ha.
Theo nguồn thống kê từ FAOSTART Statistics Dvision 2006, sản lượng
đậu tương trên thế giới đạt 221,8 triệu tấn, tăng 4,8% so với 214,4 triệu tấn của
năm 2005, trong đó Mỹ vẫn là nước đứng đầu về sản xuất đậu tương.
Nhìn vào Bảng 1.2 ta thấy được sự biến động về cả diện tích, năng suất và
sản lượng từ năm 2002-2009, có lúc tăng lên lúc giảm xuống. Về sản lượng năm
2006 là 86,9 triệu tấn xuống 80 triệu tấn (2008) và lại tăng 91,4 triệu tấn (2009).
Tương tự đối với các nước khác cũng vậy. Nguyên nhân của sự biến động này
rất nhiều. Có thể là do diện tích đất nơng nghiệp đang bị thu hẹp dần, tập quán


6


canh tác lâu đời, hoặc bộ giống không tốt, bị sâu bệnh, hoặc do điều kiện sinh
thái không phù hợp
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số quốc gia trên thế giới

Năm
Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

DT(triệu ha)

29,3

29,3


29,9

28,8

30,1

25,9

30,2

30,9

NS(tạ/ha)

25,5

22,7

28,4

28,9

28,8

28

26,7

29,5


SL(triệu tấn)

75

66,7

85,01

83,5

86,9

72,8

80,7

91,4

DT(triệu ha)

18,5

18,5

21,15

22,9

22


20,5

21

21,7

28

28

23

22,3

23,7

28,1

28

26,6

SL(triệu tấn)

51,9

51,9

49,54


51,1

52,4

57,8

59,2

56,9

DT(triệu ha)

87,2

93,1

95,8

95,9

93

87,5

91

88

NS(tạ/ha)


18,9

16,5

18,1

17

16,6

14,5

17

16,4

SL(triệu tấn)

16,5

15,3

17,4

16,3

15,5

12,7


15,5

14,5

DT(triệu ha)

11,4

12,4

14,3

14

15,1

15,9

16,3

16,7

26,3

28

22

27,2


26,7

29,7

28,2

18,4

SL(triệu tấn)

30

34,8

31,5

318,2

40,5

47,4

46,2

30,9

DT(triệu ha)

6,1


6,5

7,5

7,7

8,8

8,8

9,5

9,6

NS(tạ/ha)

7,6

11,9

9

10

10,6

12,3

10,4


10,6

SL(triệu tấn)

4,6

7,8

6,8

8,27

8,85

10,9

9,9

102,1

DT(triệu ha)

0,174

0,14

0,13

0,12


0,11

0,11

NS(tạ/ha)

14,8

15

14,9

14,9

15,6

15,9

15,9

16,3

SL(triệu tấn)

0,259

0,238

0,21


0,22

0,21

0,2

0,18

0,18

Nước

Mỹ

Brazil

Trung
Quốc

NS(tạ/ha)

Achentina NS(tạ/ha)

Ấn Độ

Thái Lan

0,158 0,145

(Nguồn/FAOSTART,2010)

Hiện nay các nước vẫn tiếp tục phát triển và tăng diện tích cây đậu tương,
song do nhu cầu thị trường quá lớn nên tình hình xuất nhập khẩu khá cao.


7

1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Hiện nay nhu cầu về sản phẩm đậu của các ngành chế biến, chăn nuôi,
công nghiệp thực phẩm ngày càng tăng nên cây đậu tương ngày càng khẳng định
được vai trò vị trí của mình trong sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, năng suất và
sản lượng đậu tương của nước ta cịn rất thấp (chỉ bằng 52% năng suất bình qn
của thế giới)
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sản xuất đậu tương ở nước ta
rất được chú trọng, chúng ta đã tạo ra được nhiều giống mới năng suất cao, chất
lượng tốt, thích ứng rộng, hàm lượng protein cao như: DT92, DT84, DT93, DT
99, DT 96, HL 25, D9804, AK03, AK06, VX 9-2…
Viện Di truyền Nông nghiệp vừa trồng thử nghiệm thành công giống đậu
tương đột biến chịu hạn DT 2008 của tác giả, chuyên gia đầu ngành chọn tạo
giống đậu tương Việt Nam. Mai Quang Vinh. Đặc điểm nổi trội của giống đậu
tương đột biến chịu hạn DT 2008 là: cây sinh trưởng khỏe, phân nhiều nhánh
nên số quả trên cây cao (trung bình 40 quả/cây); hệ rễ khỏe, có nhiều nốt sần nên
vừa có khả năng chịu hạn cao, khả năng cải tạo đất tốt hơn các giống khác; chất
lượng khá: protein đạt 40,3%, lipit 13,4%, hạt to màu vàng, khối lượng 1.000 hạt
đạt 230-250 g, dễ để giống. Đây là giống đặc biệt thích hợp với các vùng trung
du, bán sơn địa và các tỉnh miền núi trong vụ đông xuân luôn thiếu nước tưới.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu đậu đỗ đã tuyển chọn
được giống DT12 từ tập đoàn đậu tương nhập nội của Trung Quốc năm 1996.
Giống DT12 có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thuộc loại hình sinh trưởng hữu
hạn, DT12 có chiều cao cây 30 - 35 cm, phần cành trung bình, số quả chắc trung
bình (18 - 30), tỷ lệ quả ba hạt cao (40%), khối lượng 100 hạt (17,7g). Giống có

khả năng chống đổ và tách quả tốt, nhiễm nhẹ đến trung bình một số bệnh hại
chính. DT.12 có ưu điểm khi quả chín, bộ lá rụng nhanh. Năng xuất của DT.12
đạt từ 14 - 23 tạ/ha tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh.
Theo tác giả Đằng Bá Đàn (viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên,
2005) đã nghiên cứu xác định một số giống đậu tương có triển vọng cho vùng


8

đất huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông. Kết quả, giống đậu tương M103 có thời gian
sinh trưởng trung bình từ 82-83 ngày tương đương so với giống DT84, năng suất
thực thu đạt từ 26,7 tạ/ha trở lên, tương đương hoặc cao hơn đối chứng từ 16,5%
đến 22,5% trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Giống đậu tương M103 đạt năng
suất thực thu trên 20,0 tạ/ha tương đương đối chứng, có ưu thế về kiểu hình thấp
cây và thời gian sinh trưởng ngắn, 75 ngày thích hợp để phục vụ cho xen canh
gối vụ, canh tác nhờ nước trời.
Năm 2005 Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ và cây lương thực đã chọn
lọc phục tráng giống đậu tương Cúc Lục Ngạn, qua 3 vụ sản xuất đã chọn
được bộ giống nguyên chủng để phục vụ cho việc mở rơng diện tích trồng đậu
tương ở Việt Yên - Bắc Giang.
Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng đậu tương của Việt Nam từ 2012 - 2014
và ước tính đến 2016
Chỉ tiêu

2013

2014

2015 (ước tính)


2016 (dự báo)

119,6 117,2

110,2

120,0

125,0

1,45

1,44

1,43

1,45

1,45

173,7 168,2

157,9

174,0

181,0

2012


Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lương
(nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT, USDA Post năm 2015)
Đánh giá về tình hình sản xuất và phát triển cây đậu tương trong nước
thời gian qua, theo Niên giám thống kê 2008 cho thấy: năm 2000 diện tích trồng
đậu tương là 124,1 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 12,0 tạ/ha và sản lượng đạt
được là 149,3 nghìn tấn đậu tương, năm 2005 diện tích tăng lên 204,1 nghìn ha
và năng suất bình quân đạt được là 14,3 tạ/ha (năng suất cao nhất trong khối
ASEAN và bằng 66,5% so với năng suất bình quân của thế giới), sản lượng đạt
được là 292,7 nghìn tấn. Như vậy sau 5 năm, diện tích đậu tương cả nước đã
tăng 80,0 nghìn ha (tăng 64,5%), năng suất bình quân tăng 2,3 tạ/ha (tăng 19,2%)


9

và sản lượng tăng 143,4 nghìn tấn (gần gấp 2 lần). Từ năm 2006 đến 2008 diện
tích có biến động giảm do điều kiện thiên tai ảnh hưởng (bão, lũ, hạn hán...), sau
đó có xu hướng lại tăng dần, nhưng sản lượng đậu tương của cả nước vẫn tương
đối ổn định. Điều đó cho thấy khoa học cơng nghệ mới về giống và kỹ thuật
canh tác đối với cây đậu tương của nước ta đã có ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Tuy vậy, sản lượng đậu tương trong nước cũng mới chỉ đáp ứng đủ cho khoảng
15% nhu cầu tại chỗ.

Hình 1.1: Năng suất, diện tích và sản lượng đậu tương
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2015)

USDA Post dự báo sản lượng đậu tương Việt Nam năm 2015/ 2016 sẽ đạt
181.000 tấn trên diện tích 125.000 ha. Sức cạnh tranh của đậu tương so với ngơ
cịn bị hạn chế bởi thu nhập trên mỗi ha trồng đậu tương vẫn kém so với trồng
ngơ. Diện tích trồng đậu tương chủ yếu tập trung vào Đồng bằng sông Hồng.
USDA Post cho biết có ít khả năng sản lượng đậu tương sẽ tăng trong
những năm tới để đạt mục tiêu của Chính phủ về Kế hoạch ngành hạt có dầu, là
350.000 ha và 700.000 tấn vào năm 2020, do năng suất nhìn chung thấp và khó
mở rộng diện tích trồng.


10

Hiện nay cây đậu tương được gieo trồng ở 43/62 tỉnh, thành phố, thuộc 7 vùng
sinh thái nông nghiệp. Những năm gần đây do tập quán canh tác và đặc biệt là do
năng suất đậu tương đạt thấp, hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương không cao cho nên
đậu tương chưa được chú ý phát triển ở cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam. Tuy
nhiên, do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, sản lượng đậu tương sản xuất hàng năm
không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước dẫn đến tình trạng hàng năm nước ta
phải nhập khoảng 400.000 - 500.000 tấn đậu tương để chế biến dầu ăn và thức ăn
chăn nuôi. Theo Cục chăn nuôi: năm 2006, chỉ riêng ngành chăn nuôi đã phải nhập
1,5 triệu tấn khô dầu đậu tương (tương đương 2,0 triệu tấn đậu tương hạt) để chế biến
làm thức ăn chăn ni, ngồi ra cịn chưa kể các nguồn nhập khác. Dự kiến trong vài
năm tới sẽ thiếu hụt 2,5 - 3,0 triệu tấn/năm kim nghạch nhập khẩu đậu tương sẽ cân
bằng kim nghạch xuất khẩu gạo.
1.1.3 Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Nam Đàn
Nam Đàn là một huyện có truyền thống trồng đậu tương lâu đời, đặc biệt là
giống đậu tương Nam Đàn – nguyên liệu chính tạo nên chất lượng tương thơm ngon.
Đậu tương được trồng chủ yếu ở các vùng bãi thấp ven sông tại các xã: Hùng Tiến,
Xuân Lâm, Nam Tân, Nam Cường…. và trồng xen trong lạc xuân. Diện tích ít và
năng suất đậu tương Nam Đàn thấp nên không đủ cung cấp nguyên liệu làm tương

cho làng nghề tương truyền thống. Nguyên nhân là do giống đậu tương Nam Đàn sản
xuất nhiều năm bị thối hóa, bị sâu bệnh gây hại nhiều dẫn đến năng suất thấp nên bà
con nơng dân khơng cịn mặn mà với cây đậu tương mà chuyển sang trồng các loại
cây trồng khác như lạc, dưa hấu, đậu xanh. Chính vì vậy hạt đậu tương Nam Đànngun liệu sản xuất tương truyền thống của huyện phải nhập từ các nơi khác về nên
chất lượng tương không đảm bảo.
Năm 2003 giống đậu tương Nam Đàn đã được quỹ nghiên cứu gen và
chọn tạo giống cây trồng (VRBE) triển khai phục tráng sản xuất vào vụ hè thu
2003. Do điều kiện thời tiết nắng nóng khơ hạn ở thời kỳ ra hoa nên kết quả phục
tráng đậu tương không đạt được kết quả.


11

Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng đậu tương huyện Nam Đàn (2009 - 2016)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2009

11


6,7

7,37

2010

20,9

5

10,45

2011

19,5

8

15,6

2012

23

8

18,4

2013


40

8,1

34

2014

60

8,1

48,6

2015

75,3

8,2

61,75

2016

98,6

8,2

80,85


Năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp hàng năm của UBND huyện
Nam Đàn)
Năm 2009 dự án khoa học công nghệ nông nghiệp Nghệ An đã hỗ trợ
tuyển chọn giống đậu tương Nam Đàn với quy mô 1 ha cho trạm Khuyến nông
Nam Đàn triển khai thực hiện ở vụ xuân năm 2009. Qua sản xuất trạm đã tuyển
chọn được 60 kg hạt đậu tương nhân giống cho các vụ sản xuất sau này.
Từ năm 2010 – 2014 được sự hỗ trợ của Sở KH&CN tỉnh Nghệ An, giống đậu
tương Nam Đàn đã được trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn tiến hành phục tráng
chọn lọc. Qua một thời gian đã chọn được hạt giống đậu tương Nam Đàn đảm bảo
chất lượng cung cấp cho các vùng trồng nên diện tích sản xuất đậu tương trên địa bàn
huyện Nam Đàn đã tăng lên đáng kể từ năm 2009 là 11 ha, đến năm 2016 đã tăng lên
98,6 ha với tổng sản lượng đạt 80,85 tấn.
1.2. Những nghiên cứu về phân bón đối với cây đậu tương
1.2.1. Vai trị của phân bón đối với cây đậu tương
Phân bón (dinh dưỡng) là yếu tố đóng vai trị quan trọng quyết định đến
sự sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và tạo năng suất của cây đậu
tương. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây đậu tương cần nhiều yếu tố
dinh dưỡng đa lượng.


12

- Đối với đạm:
Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit,
các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá
trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá
cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất
cây. Phân đậm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn

cây sinh trưởng mạnh.
Trong quá trình sống đậu tương cần lượng đạm khá lớn, tuy nhiên trên
thực tế, nhu cầu bón đạm cho cây đậu tương thấp, điều này là do ở cây đậu tương
cũng như các cây họ đậu khác, nhờ có sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với rễ
nên có khả năng đồng hóa được đạm khí trời để cung cấp cho cây. Người ta thấy
rằng, năng lực cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây của cây đậu tương lớn
hơn khá nhiều so với cây lạc.
- Đối với lân:
Lân có vai trị quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong
thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của
cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, protein, tham gia vào quá trình
tổng hợp các axit amin. Lân kíhc thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu
vào đất và lan rộng, tạo điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã,
đồng thời tăng khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Lân thúc đẩy cây ra
hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với cá
yếu tố khơng thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số
loại sâu bệnh hại v.v...
- Đối với kali:
Kali có vai trị chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong q trình
đồng hóa các chất dinh dưỡng của cậy. Kali làm tăng khả năng chống chịu của
cây đối với các tác động khơng có lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số
loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu


13

hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất
của cây. Sau dinh dưỡng đạm, kali là nguyên tốt được hấp thu đứng thứ hai về số
lượng ở cây đậu tương. Một tỷ lệ lớn kali được cây đậu hấp thu nằm trong hạt
đậu, vì vậy hàng năm lượng kali bị lấy đi khỏi đồng ruộng là rất lớn. Trung bình

có khoảng 20 kg K2O trong 1 tấn hạt đâu, như vậy, nếu năng suất chỉ 2 tấn thì
mỗi năm lượng kali mất đi theo hạt đậu sẽ là 40 kg K2O (Lê Xn Đính) [73].
1.2.2. Một số nghiên cứu về phân bón trên cây đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây trồng có khả
năng cải tạo đất nhờ sự cộng sinh giữa rễ với vi khuẩn nốt sần, nhờ khả năng này
mà việc bón phân như thế nào cho hiệu quả là vấn đề cần quan tâm. Từ những lý
do trên nên có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về giống cũng như
quy trình thâm canh, trong đó có các nghiên cứu về phân bón cho đậu tương.
Khi tiến hành nghiên cứu về sự cố định N 2 của vi khuẩn nốt sần
Harper (1874) thấy rằng việc cố định N 2 và sử dụng Nitrate (NO 3 ) có tầm
quan trọng để thu được năng suất tối đa. Tuy nhiên ơng thấy nếu NO 3 dừ
thừa có thể làm giảm năng suất vì lúc đó sự cố định N 2 bị ức chế. Bón
đạm quá nhiều hoặc bón khơng đúng thời kỳ sẽ ức chế hoạt động của vi
khuẩn nốt sần.
Ngồi đạm thì phân lân cho đậu tương cũng rất cần thiết, do lân là yếu tố có
tác động tới sự hình thành, phát triển của bộ rễ là cơ sở cho sự hình thành nốt sần.
Dikson etal (1987), [52] đã tiến hành những thí nghiệm về bón phân lân
cho các cánh đồng tại vùng Queen - Sland - Australia, đã chỉ ra rằng: Năng suất
đậu tương được tăng lên đáng kể khi được bón phân lân, sự mẫn cảm của đậu
tương đối với phân lân phụ thuộc vào độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ và
thành phần cơ giới đất.
Thiếu lân dễ tiêu thường gắn liền với đất chua, hàm lượng Al, Fe, Mn cao
gây trở ngại cho sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Salesh và
Sumarno (1993), nhận thấy khi bón phân cho đất có hàm lượng lân dễ tiêu dưới
18 ppm đã làm tăng năng suất đậu tương đáng kể [67].


14

Khi bón lân cho cây làm tăng năng suất đậu tương thì các địi hỏi kali của

cây cũng tăng lên. Ở Nigieria qua nghiên cứu về hiệu quả tác động của việc kết
hợp giữa phân khoáng N, P, K đã đưa ra kết luận rằng: Hiệu quả kinh tế đạt cao
nhất ở công thức: 60 tấn phân chuồng + 200kg N, P, K (15:15:15)/ha bón thời kỳ
phân cành.
Dikson etal (1987) [52], nhận thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp là
yếu tố quan trọng nhất gây ra năng suất thấp ở nhiều nước Châu Á. Tianaran etal
(1987) [69], nhận thấy nhiều vùng sản xuất đậu đỗ ở Thái Lan có hàm lượng lân
dễ tiêu trong đất thấp (1 - 5 ppm), khi được bón bổ sung lân năng suất tăng lên
gấp 2 lần. Tác giả cho rằng mức lân dễ tiêu trong đất thích hợp với đậu tương
khoảng 8ppm. Nhìn chung, đất càng chưa mức độ dễ tiêu của lân trong đất với
cây trồng càng giảm. Isumunadjj etal (1987) [55] cho biết: Việc bón phân lân
cho đậu tương đã làn tăng đáng kể năng suất ở nhiều vùng của Indonexia.
Lân có vai tró quan trọng trong việc hình thành và phát triển nốt
sần ở rễ đậu tương, khi bón bổ sung vào đất với lượng 400 - 500 mg
P 2 O 5 /kg đất có tác dụng kích thích hoạt động của vi khuẩn nốt sần
(Mengel etal, (1987) [63].
Qua đây có thể thấy cây đậu tương đã được các nhà khoa học của các
nước tập trung nghiên cứu từ rất sớm, qua đó đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về cơng tác giống và quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc cơng bố và đã được
nhiều nước ứng dụng thành công trong việc tăng năng suất, sản lượng cũng như
chất lượng đậu tương. Điển hình là các nước như Mỹ, Bzazil, Aschentina và gần
chúng ta là Ấn Độ, Trung Quốc
1.2.3 Một số nghiên cứu về phân bón trên cây đậu tương ở Việt Nam.
Với mỗi loài cây trồng, để khai thác tối đa tiền năng năng suất của mỗi
giống , ngoài việc xác định mật độ trồng hợp lý thì việc phân bón cũng là yếu tố
mang có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên bón phân khơng hợp lý có thể khơng đạt
được kết quả mà ngược lại có thể làm giảm năng suất, gây hại môi trườn đất.
Hơn nữa đậu tương là cây trồng có khả năng cố định nito trong khơng khí nhờ sự



15

cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium Japonicum với rễ. Chính vì vậy để khai thác
năng suất đậu tương thơng qua bón phân cho đậu tương ở Việt Nam đã có nhiều
các nghiên cứu cho vấn đề này.
Đạm và lân có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau trong việc làm tăng số cấp cành
cho quả, số quả/cây của cây đậu tương (Lê Đình Sơn, 1998) [37].
Cùng nhận định trên Nguyễn Văn Bộ (2001)[4] cho rằng, nếu chỉ bón riêng
N cho bội thu 1,4 tạ/ha, trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên nền có bón
lân cho bội thu 2,3 ta/ha.
Trên đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, Vũ Đình Chính (1998) [9] nhận thấy
việc bón kết hợp N, P với mức 90 kg P2O5/ha trên nền 40 kg N/ha đã làm tăng số
lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt đáng kể.
Trần Danh Thìn (2001) [39] cho rằng việc bón kết hợp N,P,Ca đã có tác dụng rõ
rệt trong việc khắc phục hạn chế các yếu tố dinh dưỡng đất, nâng cao năng suất đậu
tương và lạc. Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K cho năng suất cao nhất ở cả 2 nền
phân cao và thấp. Đối với đất chua nghèo dinh dưỡng khi bón 100N: 150P2O5:
800Ca: 50 K2O/ha đã cho hiệu quả kinh tế của đậu tương và lạc cao.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân lân đến năng suất và khả năng
cố định đạm của đậu tương trên đất đồi trung du miền Bắc Việt Nam, tác giả
Trần Văn Điền (2001) [14] cho rằng: khi tăng lân bón cho đậu tương khơng có
nốt sần thì hầu như khơng có phản ứng gì. Cịn với giống đậu tương có nốt sần
thì có tác dụng tăng năng suất hạt và thân lá rõ rệt.
Tác giả Nguyễn Văn Bộ (2001) [4] nhận thấy trên đất phèn ở nước ta nếu
có bón lân đã làm cho cây trồng hút được 120-130kg/ha, trong khi đó khơng bón
phân lân cây chỉ hút được 40-50kg/ha.
Trên đất đồi chua, có hàm lượng Fe3+, Al3+ cao, bón lân và đạm có tác dụng
nâng cao năng suất đậu tương rõ rệt (Võ Minh Kha, 1996), [27].
Trần Thị Trường, Trần Thanh Bình (2005) [40] nhận thấy, tỷ lệ sử dụng
phân đạm, lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1:2:2. Đạm và kali là 2 yếu

tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất đậu tương và cho bội thu 1,4-5,4 tạ/ha


16

với đạm và 2,6-4,3 tạ/ha với kali. Nếu bón kali riêng rẽ cho bội thu 1,4 tạ/ha, trên
nền có lân: 2,3 tạ/ha: trên nền có kali: 3,1 tạ/ha; trên nền có kali: 3,1 tạ/ha; trên
nền có kali và lân là 5,4 tạ/ha.
Đỗ Minh Nguyệt và công sự (2002) [35] kết luận: giống AKO cho hiệu quả
khinh tế cao nhất ở cơng thức bón phân: 30 kgN + 60 kg P205 + 60 kg K2O + 10
tấn phân chuồng.
Tạ Kim Bính, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình
(2000)[2] khi nghiên cứu về cơng thức bón phân cho giống đậu tương DdT2000
nhận thấy, ở vụ xuân mức bón 30 N + 60 P2O5 + 40 K2O và vụ đông là: 40N +
60 P2O5 + 40 K2O cho năng suất và hiệu quả cao nhất.
Dẫn theo hội khoa học đất Việt Nam (2000) [24]: lân là yếu tố hạn chế
năng suất đứng hàng đầu hiện nay đối với cây trồng đặc biệt đối với lúa, nói cách
khác đất Việt Nam hiện nay đang thiếu lân trầm trọng và phân lân là chiến lược
trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Tác giả Nguyễn Văn Lâm (2005) [28] khi nghiên cứu ảnh hưởng
của thời vụ , mật độ và nền phân bón đến năng suất của giống đậu tương
Dd9804 kết luận như sau: trong vụ xuân, giống Dd9804 cho năng suất
cao nhất ở thời vụ 20/2, mật độ 30/m 2 và cho hiệu quả khinh tế cao ở
mức bón phân 40 kgN + 60 kg P 2 O 5 + 40 kg K 2 O
Khi nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật đối với giống đậu
tượng triển vọng thuộc đự án ACIAR đã nhận thấ: mức phân bón thích hợp các
giống triển vọng đạt năng suất 15 tấn phân chuồng + 60 kgN + 80kg P2O5 +
80kgK2O/ha (Trần Đình Long và cs (2003) [32].
Trần Đình Long, Trần Thị Trường và cộng tác viên (2007) [72] nghiên
cứu trên giống đậu tương DDT26 đưa ra khuyến cáo đối với vụ xuân nên gieo

với mật độ 35 cây/m2, vụ đông là 40 cây/m2.
Khi nghiên cứu về liều lượng lân bón cho đậu tương xuân trên đất
Gia Lâm (Hà Nội) tác giả Vũ Thu Hiền, Đoàn Thị Thanh Nhàn (2008)
[17] nhận thấy: trên cơ sở bón phối hợp 8 tấn phân chuồng + 40 kg N +


17

60 Kg K 2 O,bón thêm phân lân với lượng 60, 90, 120 kg P 2 O 5 /ha đã làm
tăng số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, quả 2 hạt, 3 hạt so với cơng thức khơng
bón thêm lân.Bón lân đã làm tăng năng suất thực thụ rõ rệt và năng suất
thực thu đạt cao nhất ở mức 90 kg P 2 O 5 /ha.
Qua đây có thể thấy được cây đậu tương ở nước ta rất được quan tâm
nghiên cứu.Trong đó để phát triển sản xuất, tăng năng suất, sản lượng đậu tương
thì các nghiên cứu về cơng tác giống, về biện pháp kỹ thuật trồng cũng rất được
quan tâm nghiên cứu trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, thơng qua các chương
trình, các đề tài nghiên cứu của các tổ chức cá nhân thì những năm gần đây
chúng ta đã nhập nội, lai tạo ra nhiều các giống mới này thường là những giống
có tiền năng suất cao, ngắn ngày. Đồng thời với sự ra đời các giống mới thì
những nghiên cứu về kỹ thuật trồng như: thời vụ, mật độ trồng, quy trình
bón phân cũng được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên năng suất đậu tương
ở nước ta vẫn còn rất thấp so với tiềm năng, điều này có thể do nhiều
nguyên nhân, trong đó phải kể đến là việc phổ biến các giống mới cũng
như các quy trình kỹ thuật áp dụng vào thực tế từng vùng sinh thái, từng
điều kiện đất đai, điều kiện kinh tế, tập quán canh tác cụ thể của từng địa
phương còn chưa được quan tâm đúng mức.
1.3. Những nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương
1.3.1. Một số nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương trên thế giới
Để sản xuất đậu tương đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao bên cạnh việc
nghiên cứu chọn tạo giống thì việc nghiên cứu về chế độ phân bón, kỹ thuật

trồng, chăm sóc ... để cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng
của giống là vấn đề rất quan trọng. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia, nhiều tác
giả tập trung nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong đó có những
nghiên cứu về mật độ, khoảng cách trồng đối với cây đậu tương.
Để đánh giá phản ứng đậu tương trên đất cát pha vó tưới Doss và Thurlow
(1974) đã bố trí ba chế độ tưới, hai khoảng cách hàng và 3 mật độ trên 2 giống
đậu tương nhận thấy khơng có tương tác giữa chế độ tưới và khoảng cách hàng


18

đối với chiều cao cây, năng suất đậu tương cao nhất ở khoảng cách hàng là 60cm
với mức tưới trung bình, (dẫn theo Ngơ Thế Dân và cs, 1999) [12].
Egbe O.M (2010) [74] khi nghiên cứu về mật độ trồng xen đậu tương với
lúa miến tại vùng Otobi Nigieria đã bố trí xen đậu tương với ba mật độ 200, 300
và 400 nghìn cây/ha nhận thấy rằng, xen đậu tương với mật độ 330 nghìn cây/ha
và 400 nghìn cây/ha đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với chỉ trồng xen với
mật độ thấp là 200 nghìn cây/ha.
1.3.2 Một số nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương ở Việt Nam
Mật độ đối với mỗi loại cây trồng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
phát triển, năng suất và sự phát triển các loại bệnh hại trên loại cây trồng đó. Đối
với cây đậu tương mật độ là một trong những yếu tố cấu thành năng suất quan
trọng, khi tăng mật độ trồng năng suất tăng nhưng nếu trồng mật độ cao quá
năng suất có thể giảm, do mật độ cao tạo thuận lợi cho các loài sâu bệnh phát
sinh phát triển. Vì vậy nghiên cức về mật độ trồng hợp lý cho đậu tương có một
ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực tế ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
của nhiều tác giả về vấn đề này.
Nguyễn Thế Côn, 1996) [34]. Đối với cây đậu tương, với nhóm chín cực
sớm mật độ thích hợp cho năng suất cao nhất là khoảng 35-40 cây m2 và
khi tăng mật độ tới 50 cây/m2 làm giảm mạnh khả năng phân cành nên giảm số

quả trên cây. Tuy nhiên tăng mật độ tới 60 cây/m2 năng suất vẫn khơng thay đổi
nhiều. Do ở mật độ cao, cây ít phân cành, số mầm hoa ít làm giảm số quả trên
cây, nhưng năng suất quần thể đậu tương không bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng ở
mật độ cao đã làm giảm thời gian sinh trưởng 5-7 ngày, điều này có ý nghĩa
trong việc bố trí các cơng thức ln canh.
Vũ Đình Chính và Ninh Thị phíp (2002) [10] khi nghiên cứu xác định
mật độ trồng thích hợp cho giống đỗ tương D140 cho năng suất cao nhất ở
mật độ trồng 45 cây/m 2 trong vụ xuân và vụ đông, ở mật độ trồng 35
cây/m 2 trong vụ hè.


×