Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần ngầm trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------------

ĐỖ TRƯỜNG QUÂN

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT KỸ THUẬT CỦA BIỆN
PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng
Mã Số : 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ HOÀI LONG
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. ĐẶNG THỊ TRANG
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. TRẦN ĐỨC HỌC
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh vào ngày 11 tháng 09 năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
2. TS. TRẦN ĐỨC HỌC
3. TS. ĐẶNG THỊ TRANG
4. TS. NGUYỄN ANH THƯ


5. TS. PHẠM THANH HẢI
Xác nhận của Chủ Tịch Hội Đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------------

------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: Đỗ Trường Quân

MSHV : 1770358

Ngày, tháng, năm sinh: 09/06/1994


Nơi sinh : Nam Định

Chuyên ngành

Mã số

I.

: Quản Lý Xây Dựng

: 60580302

TÊN ĐỀ TÀI: CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT KỸ THUẬT CỦA BIỆN

PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến mặt kỹ thuật của
biện pháp thi công ngầm qua tham khảo các tài liệu, chuyên gia và những kỹ sư có
kinh nghiệm lâu năm về phần ngầm. Tiến hành khảo sát xác định các tiêu chí thực sự
quan trọng, có ý nghĩa trong việc đánh giá biện pháp thi công ngầm về mặt kỹ thuật
và xử lý số liệu xây dựng được một bộ tiêu chí hồn chỉnh. Xây dựng bảng đánh giá
mẫu, thang đo và thử nghiệm, sau đó đưa ra kết luận và kiến nghị.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 11/02/2019
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/07/2020
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LÊ HOÀI LONG
Tp. HCM, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

tháng


năm 2020

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến các Quý thầy cô khoa Kỹ thuật Xây dựng trường
Đại học Bách khoa TPHCM nói chung và Q thầy cơ Bộ mơn Thi cơng và Quản lý
Xây dựng nói riêng, là những người đã chỉ dạy kiến thức và những kinh nghiệm quý
báu trong thời gian tôi được học tập ở đây. Đặc biệt, xin cảm ơn sâu sắc đến Thầy
TS. Lê Hoài Long đã dành thời gian hướng dẫn và đưa ra nhiều lời khun để giúp
tơi có thể hoàn thành tốt nhất luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình ln ln bên cạnh ủng hộ và tạo điều kiện tốt
nhất. Bên cạnh đó, tơi cũng xin chân thành cảm ơn nhưng người bạn, người anh em
đồng môn đã luôn hỏi han trao đổi giúp phần nào trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Mặc dù đã rất cố gắng hết sức nhưng với kiến thức và kĩ năng còn một số điểm
hạn chế nên sẽ khơng tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ
thầy cơ để tơi có thể rút được nhiều kinh nghiệm quý báu trang bị cho bản thân trong
công việc và học tập sau này.
Lời cuối cùng, kính gửi đến Q thầy cơ, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe và
thành công trong cuộc sống !
Trân trọng cảm ơn !
Đỗ Trường Quân



TÓM TẮT
Với sự phát triển của ngành xây dựng của Việt Nam như hiện nay, cùng với những
tiến bộ vượt bậc về khoa học cơng nghệ thì các cơng trình đã dần dần chinh phục
được những giới hạn mới về sự hoành tráng đồ sộ cả chiều cao bầu trời và chiều sâu
trong lòng đất. Với các thành phố lớn, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh các cơng
trình có phần ngầm đang giải quyết được rất nhiều bài tốn khi khu đơ thị đơng đúc
làm khơng gian cần thiết cho nhiều nhu cầu bị thiếu trầm trọng. Một số năm gần đây,
có nhiều biện pháp thi cơng được phát triển và tỏ ra rất hiệu quả, tuy nhiên ngồi các
mặt khác được quan tâm kỹ lưỡng thì mặt kỹ thuật thi cơng chưa có một cơ sở nào để
có thể đánh giá hoặc cơ sở để tham khảo cho các dự án tương tự.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu trong luận văn này được tổng hợp từ việc nghiên cứu
các tài liệu và đặc biệt là tham khảo xin ý kiến chuyên gia, kỹ sư thi công hoặc thiết
kế biện pháp. Sau khi sơ bộ lên được danh sách các tiêu chí ảnh hưởng đến mặt kỹ
thuật thì sẽ đem xin xem xét và lọc lại. Cuối cùng bảng câu hỏi đem khảo sát được ra
đời gồm có 60 tiêu chí ảnh hưởng và được chia làm 3 nhóm: nhóm cơng tác trước khi
thi cơng có 15 tiêu chí, nhóm cơng tác trong q trình thi cơng có 25 tiêu chí, nhóm
cơng tác an tồn lao động và vệ sinh mơi trường có 20 tiêu chí. Sau khi khảo sát để
đánh giá mức độ thực sự quan trọng của tiêu chí đến việc đánh giá phần kỹ thuật biện
pháp thi cơng phần ngầm, kiểm định trung bình tổng thể t-test và kiểm định thang đo
để loại những tiêu chí khơng đáp ứng được u cầu thì thu được bảng tiêu chí cuối
cùng ra đời gồm có 51 tiêu chí: nhóm cơng tác trước khi thi cơng có 14 tiêu chí, nhóm
cơng tác trong q trình thi cơng có 22 tiêu chí, nhóm cơng tác an tồn lao động và
vệ sinh mơi trường có 15 tiêu chí.
Sau khi hồn thành bảng tiêu chí đánh giá, tiến hành thiết kế mẫu một bảng đánh
giá và thang đo để sử dụng vào trường hợp đánh giá kết quả sau khi áp dụng bảng
tiêu chí. Bên cạnh đó, thử nghiệm cụ thể nhằm xem xét về tính hợp lý của thang đo
đề xuất.
Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp làm tài liệu tham khảo và áp dụng cho đơn
vị thi công, đơn vị tư vấn và đơn vị chủ đầu tư. Ngồi ra, các đối tượng quan tâm
hoặc có nghiên cứu đều có thể sử dụng kết quả này để xem xét theo một phương diện

kỹ thuật đáng tin cậy bởi vì các thơng tin dữ liệu đều xuất phất lấy từ những người có
kinh nghiệm lâu năm về thi công và thiết kế biện pháp thi công phần ngầm.


ABSTRACT
In Vietnam, there has been an increasingly large improvement in civil engineering
techniques that supports engineers to reach significant achievements such as the
astonishing height of skyscrapers and depth of basements. This brings many benefits
to the country. For example, the basements of high-rise buildings in Ho Chi Minh
City can save a large amount of space, given the fact that there has been a dramatic
rise in the population in big cities which results in the shortage of spaces. As the
infrastructure plays a key role in the development of the country, there should be a
need to develop construction techniques to deliver a safe and effective construction
with lower finances and human resources. Although many construction techniques
have been suggested and have brought many obvious basic benefits regarding safety,
finances and progress, there is still no evidence to assess these techniques and provide
an official standard as a reference for future projects. Therefore, it is essential to
investigate the approaches to assess the current techniques. In this study, the
approaches to assess the current construction techniques will be investigated and
further discussions will be given.
To assess a technique, there should be a list of criteria. In this study, this list was
derived from available researches and other materials, and opinions from specialists
and experienced engineers. After considering the important factors that have a large
impact on the techniques, the draft list consists of 60 criteria, which can be divided
into three groups, 15 criteria for construction preparation, 25 criteria for construction,
and 20 criteria for safety and environmental impacts. After that, a survey was
conducted with these criteria to find out the most important ones. By conducting ttest and scale test, the final version of the list consists of 51 criteria, in which there
are 15 criteria for construction preparation, 25 criteria for construction, and 20 criteria
for safety and environmental impacts. Next, details and a specific scale were added
into each criterion to provide a complete assessment tool. Finally, a practical test was

conducted to assess the tool.
The results of this study can be employed for many construction companies,
consultant companies and investors. Also, they can be a reliable reference for other
studies as the data in this study is collected from specialists and engineers who have
many years of experience in basement construction.


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................11
1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................11
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ...........................................................................12
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................13
1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................13
1.5. Đóng góp nghiên cứu .....................................................................................13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .....................................................................................15
2.1. Các khái niệm .................................................................................................15
2.2. Một số nghiên cứu trước đây .........................................................................20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................26
3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................................26
3.2. Thu thập dữ liệu .............................................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ VỀ MẶT KỸ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM ..........37
4.1. Đặc điểm của dữ liệu ......................................................................................37
4.2. Mơ tả dữ liệu khảo sát ....................................................................................37
4.3. Mã hóa dữ liệu khảo sát .................................................................................37
4.4. Thống kê mô tả kết quả khảo sát ....................................................................42

4.5. Kiểm định trung bình tổng thể t – test............................................................51
4.6. Kiểm định thang đo ........................................................................................55
4.7. Kết quả bảng tiêu chí ......................................................................................56
4.8. Thảo luận kết quả ...........................................................................................61
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MẪU MỘT BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT KỸ THUẬT
CỦA BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM VÀ THỬ NGHIỆM ......................67

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 7


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

5.1. Tổng quan .......................................................................................................67
5.2. Đặc điểm của thang đo và phân tích nội dung của bộ tiêu chí .......................67
5.3. Xây dựng Bảng đánh giá về mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần ngầm ..
........................................................................................................................68
5.4. Đề xuất hệ thống đánh giá xếp loại kết quả đánh giá ....................................69
5.5. Thiết kế phần khảo sát đánh giá về Bảng đánh giá mẫu ................................71
5.6. Thử nghiệm áp dụng Bảng đánh giá và khảo sát đánh giá về Bảng đánh giá
mẫu ........................................................................................................................73
5.3. Thảo luận kết quả ...........................................................................................88
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO ........................................................................................................................91
6.1. Kết luận ..........................................................................................................91
6.2. Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo ...........................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT TRỰC TIẾP .....................................97
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT TRỰC TUYẾN ..............................101
PHỤ LỤC 3: BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT KỸ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP THI
CÔNG PHẦN NGẦM ............................................................................................112
PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ “BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT KỸ THUẬT CỦA BIỆN
PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM” VỀ CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC VÀ KHẢ
NĂNG ÁP DỤNG...................................................................................................151
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .....................................................................................153

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 8


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................26
Hì nh 3 .2: Sơ đồ thiết kế bảng câu hỏi .....................................................................30
Bảng 3.1: Thang đo Likert với 5 mức độ đồng ý để khảo sát ...................................32
Bảng 3.2: Các công cụ nghiên cứu............................................................................35
Bảng 4.1: Mã hóa các tiêu chí ...................................................................................38
Bảng 4.2: Mã hóa số thang đo ...................................................................................41
Bảng 4.3: Nhóm số năm kinh nghiệm đối tượng khảo sát ........................................41
Bảng 4.4: Số dự án tham gia của đối tượng khảo sát ................................................41
Bảng 4.5: Những vị trí đã đảm nhiệm của đối tượng khảo sát .................................42
Bảng 4.6: Quy mô phần ngầm đã tham gia của đối tượng khảo sát .........................42
Bảng 4.7: Biện pháp thi công tổng thể đã tham gia của đối tượng khảo sát .............42

Bảng 4.8: Nhóm số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát .................................43
Bảng 4.9: Nhóm số dự án tham gia của đối tượng khảo sát .....................................43
Bảng 4.10: Nhóm vị trí đã đảm nhiệm của đối tượng khảo sát ................................44
Bảng 4.11: Nhóm quy mơ phần ngầm đã tham gia của đối tượng khảo sát .............45
Bảng 4.12: Nhóm biện pháp thi công tổng thể đã tham gia của đối tượng khảo sát 45
Bảng 4.13: Kết quả trung bình các tiêu chí ...............................................................46
Bảng 4.14: Bảng kết quả trung bình sau khi loại tiêu chí khơng đủ điều kiện .........49
Bảng 4.15: Bảng kết quả kiểm định trung bình tổng thể t - test ...............................52
Bảng 4.16: Nhóm các tiêu chí có giá trị ý nghĩa quan sát Sig. (2-tailed) lớn hơn 0.05
...................................................................................................................................53
Bảng 4.17: Nhóm các tiêu chí có giá trị ý nghĩa quan sát Sig.(2-tailed) nhỏ hơn 0.05
...................................................................................................................................54
Bảng 4.18: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm tiêu chí các cơng tác trước
khi thi cơng ................................................................................................................55
Bảng 4.19: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm tiêu chí các cơng tác trong
q trình thi cơng ......................................................................................................56

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 9


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Bảng 4.20: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm tiêu chí cơng tác an tồn lao
động và vệ sinh mơi trường.......................................................................................56
Bảng 4.21: Tổng hợp giá trị Cronbach's Alpha.........................................................56
Bảng 4.22: Bảng kết quả các tiêu chí cuối cùng .......................................................57

Bảng 4.23: Xếp hạng các tiêu chí theo mức độ quan trọng ......................................59
Bảng 5.1: Xếp loại kết quả sau đánh giá ...................................................................71
Bảng 5.2: Thang đo Likert với 5 mức độ đồng ý để khảo sát ...................................72
Bảng 5.3: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng hình thức và khả năng áp dụng .......72
Bảng 5.4: Mã hóa thông tin đối tượng ......................................................................73
Bảng 5.5: Kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần ngầm của
dự án ..........................................................................................................................74
Bảng 5.6: Kết quả đánh giá xếp loại về mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần
ngầm của dự án .........................................................................................................77
Bảng 5.7: Mã hóa các mức độ đồng ý .......................................................................78
Bảng 5.8: Nhóm số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát .................................78
Bảng 5.9: Nhóm số dự án tham gia của đối tượng khảo sát .....................................79
Bảng 5.10: Kết quả trung bình các tiêu chí ...............................................................81
Bảng 5.11: Bảng xếp hạng các tiêu chí theo mức độ đồng ý ....................................82
Bảng 5.12: Nhóm số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát ...............................83
Bảng 5.13: Nhóm số dự án tham gia của đối tượng khảo sát ...................................83
Bảng 5.14: Kết quả trung bình các tiêu chí ...............................................................85
Bảng 5.15: Bảng xếp hạng các tiêu chí theo mức độ đồng ý ....................................86
Bảng 5.16: Tổng hợp kết quả trung bình các tiêu chí ...............................................87

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 10


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1. Giới thiệu chung
Ngày nay, nhu cầu về không gian ngầm trong khu vực đô thị ngày càng tăng, như
dịch vụ trong tầng hầm kỹ thuật hoặc nhà cao tầng, bãi đỗ xe ngầm, hệ thống giao
thông ngầm, hệ thống xử lý nước thải ..v.v.
Với nhu cầu xây dựng cơng trình ngầm nói chung và cơng trình ngầm đơ thị nói
riêng ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển, hàng loạt các
giải pháp kỹ thuật đã được hình thành và hồn thiện tùy theo các điều kiện, u cầu
thi cơng và theo trình độ phát triển khoa học kỹ thuật. Với những tiến bộ khoa học kỹ
thuật và trình độ cơng nghệ hiện nay cho phép có thể thi cơng xây dựng các cơng
trình ngầm hầu như trong mọi điều kiện địa chất và mơi trường khác nhau.
Nói chung, các cơng nghệ thi cơng cơng trình ngầm rất phong phú và đa dạng,
chúng là tổ hợp khá linh hoạt của nhiều giải pháp kỹ thuật và sơ đồ công nghệ khác
nhau. Tên gọi của các phương pháp cơng nghệ thi cơng cơng trình ngầm cũng có
nhiều xuất xứ khác nhau, có thể theo nơi đã phát triển công nghệ hay phương pháp,
theo giải pháp kỹ thuật phổ biến và nhiều khi còn là do thói quen. Vì vậy, người thiết
kế và thi cơng có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp thi công, các giải pháp kỹ
thuật xử lý các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở hiểu biết rõ ràng, đầy đủ về các
yếu tố, các khâu kỹ thuật quan trọng của công nghệ thi công.
Do việc thiết kế và thi cơng các cơng trình hố móng sâu đơi khi ít được các đơn vị
quan tâm đúng mức nên đã xảy ra một số trường hợp đáng tiếc, gây không ít thiệt hại
về người và tài sản. Các sự cố có thể gặp như bị sạt lở hố móng, gây lún sụt, nứt nẻ
và sụp đổ cơng trình lân cận [1].
Kỹ thuật thi cơng phần ngầm là một loại hình cơng trình khá đặc biệt trong xây
dựng và thể hiện qua những vấn đề sau:
+ Các cơng trình sử dụng nhiều kiến thức khoa học về đất đá, kết cấu và kiến trúc,
và khoa học nói chung [1].
+ Điều kiện địa chất nhiều nơi rất khác nhau, rủi ro tiềm ẩn rất phức tạp và tính
khơng đồng nhất của địa chất thủy văn ảnh hưởng lớn đến dữ liệu khảo sát và kết quả
khảo sát. Các các số liệu thu được không thể đại diện cho điều kiện địa chất tổng thể
của lớp đất, do đó độ chính xác của dữ liệu khảo sát khơng cao, do đó rất khó để thiết

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 11


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

kế các hố móng sâu và các tịa nhà dưới lịng đất. Đặc biệt là trong trường hợp đất
yếu, mực nước ngầm dâng cao và điều kiện đất phức tạp có khả năng gây ra lở đất,
mất ổn định hố đào, chuyển vị tường chắn, đẩy trồi đáy hố đào, rò rỉ nước ngầm và
ảnh hưởng lớn đến các cơng trình xung quanh [1].
+ Khối lượng cơng việc lớn, chi phí cao, cơng nghệ xây dựng rất phức tạp, phạm
vi ảnh hưởng rộng, nhiều yếu tố thay đổi và nguy cơ tai nạn trong quá trình xây dựng
là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phố lớn và chú ý đến khu đất
xây chen, dân cư đông đúc, điều kiện xây dựng khó khăn nên điều rất quan trọng là
đảm bảo sự ổn định của cơng trình lân cận và kiểm sốt sự chuyển dịch các cơng
trình [1].
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Thiết kế biện pháp thi cơng ngầm là việc cơ sở và mang tính then chốt trong triển
khai thi công cả dự án hoặc đơn thuần là phần ngầm. Và q trình thi cơng là một quá
trình để triển khai từ những ý tưởng trên giấy tờ thành cơng trình thực tế. Mỗi cơng
tác đều có những khó khăn và vấn đề riêng.
Mặc dù có nhiều phương pháp thi công nhưng quy tụ lại kết quả vẫn là mục tiêu
xây dựng xong phần ngầm một cách tối tốt nhất. Mặt khác, nhằm đánh giá được một
biện pháp thi cơng phần ngầm thì hiện tại vẫn chưa có một thang đo hay bộ tiêu chí
nào là cơ sở giúp chính bản thân nhà thầu tự đúc kết kinh nghiệm, chính việc đánh
giá dự án của Chủ đầu tư hay một đơn vị nào đó cần để sử dụng vào trường hợp cụ
thể.

Vấn đề về mặt kỹ thuật ở đây được xem xét nhằm hướng đến đối tượng là tất cả
những nội dung liên quan thi công nhưng chỉ khơng xét đến chi phí. Vì riêng đánh
giá chi phí đã là một vấn đề rộng và cần phải đánh giá riêng bởi một nghiên cứu khác.
Hiện nay, bên cạnh Tiêu chuẩn Quốc gia về Tổ chức thi cơng 4055:2012 áp dụng
khi tổ chức xây lắp cơng trình dân dụng thì cịn có Nghị định 39/2010/NĐ-CP về
Quản lý khơng gian xây dựng ngầm đơ thị. Tuy nhiên, đó chỉ mang tính chỉ dẫn và
quy định rất chung chung về việc chuẩn bị, quy hoạch và yêu cầu tổng qt. Chính vì
vậy, nên rất thiếu cơ sở để chính nhà thầu thi công hay Ban quản lý dự án (Chủ đầu
tư) hoặc một cơ quan nào đó đánh giá một biện pháp thi công ngầm về mặt kỹ thuật.
Mặt khác, cũng chưa có một thang đo nào đánh giá để xếp loại dự án có biện pháp thi
HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 12


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

cơng ngầm đó ra sao nhằm so sánh với các cơng trình với nhau về mặt hiệu quả trong
thi công và quản lý.
Do đó, đề tài nghiên cứu: “Các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật của biện pháp
thi công phần ngầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được học viên đưa ra
sẽ đưa đến một số vấn đề sau:
- Về mặt kỹ thuật sẽ có những yếu tố nào, phân biệt và nhận diện như thế nào ?
- Thang đo xếp hạng có cấu trúc thế nào và cách xây dựng đánh giá ?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ các tiêu chí về mặt kỹ thuật thực sự quan trọng có thể đánh giá được biện
pháp thi cơng ngầm, từ đó hồn thành 1 bộ tiêu chí có thể sử dụng ở nhiều tình huống
và cơng trình khác nhau.

Tiến hành xây dựng được một Bảng đánh giá mẫu từ đó đề xuất được thang đo và
hệ thống xếp loại có thể áp dụng trong thực tế.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhà thầu thi công trực tiếp tại công trường, các giai đoạn
từ khảo sát cho đến giai đoạn xong phần ngầm, các bên có vai trị liên quan đến thi
cơng cơng trình ngầm.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu khoảng từ 6/2019 đến 8/2020.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Tính chất, đặc trưng của nghiên cứu: Nghiên cứu về mặt kỹ thuật của biện pháp
thi công tổng thể, không đề cập đến vấn đề chi phí.
1.5. Đóng góp nghiên cứu
Vấn đề này chưa từng nghiên cứu ở Việt Nam cũng như thế giới. Vì vấn đề đánh
giá một biện pháp thi cơng thì rất rộng nhưng chỉ đánh giá về phần ngầm thì sẽ ít vấn
đề hơn nhưng lại bắt kịp với xu thế hiện tại vì sự tất yếu phần ngầm trong cơng trình.
Hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp thêm cơng cụ nhằm ứng dụng nhiều trong thực tế.
Đóng góp dự kiến về mặt học thuật: Xây dựng được bộ các tiêu chí đánh giá về
mặt kỹ thuật của biện pháp thi công ngầm, xây dựng được thang đo đánh giá xếp hạng
kết quả sau khi ứng dụng. Đánh giá được những yếu tố có tác động tới phương diện

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 13


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

kỹ thuật của biện pháp thi công ngầm, đánh giá phần nào về hiện trạng về năng lực

thi công phần ngầm các nhà thầu thi cơng.
Đóng góp dự kiến về mặt thực tiễn: Qua đây có thể giúp cung cấp thêm một cơ
sở mới khá đầy đủ và có chất lượng để giúp có cái nhìn trung thực cho việc đánh giá
biện pháp thi cơng ngầm. Giúp cho việc kiểm sốt thi cơng tốt hơn, nắm bắt và đề
phòng được các vấn đề sẽ xảy ra từ đó đề xuất những phương án giúp xử lý. Bên cạnh
đó, kết hợp giữa bộ tiêu chí này cùng với kinh nghiệm thi cơng thì sẽ giúp phần nào
cho chủ đầu tư can thiệp vào công việc thay đổi biện pháp thi công để tối ưu về thi
công và đem về nhiều thuận lợi về tiến độ cũng như chi phí.

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 14


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Các khái niệm
A. Cơng trình phần ngầm
Cơng trình phần ngầm là những cơng trình nằm trong lịng đất [2].
Theo mục đích sử dụng, có thể phân chia [2]:
 Cơng trình kỹ thuật giao thơng ngầm: hầm đường sắt, hầm xe xuyên núi,
hầm phục vụ người đi bộ, và hầm vượt sơng.
 Cơng trình thủy lợi ngầm: hầm thủy lợi, hầm cấp thốt nước, hầm đường
thủy
 Cơng trình ngầm đơ thị: hầm giao thơng đơ thị, hầm cấp thốt nước, hầm
cáp thông tin, nhà, hầm để xe, hầm nhà dân, tầng hầm nhà máy, cơng trình
cơng cộng (cửa hàng, nhà hát, đường phố ngầm ...)

 Cơng trình khai thác ngầm:hầm vận chuyển, hầm khai thác, hầm thơng
gió ...
 Cấu trúc đặc biệt: hầm chứa máy bay, tàu, kho, nhà máy...
Theo quy mơ, các cơng trình ngầm có thể phân chia [2]:
 Cơng trình phần ngầm nhỏ: chiều rộng sử dụng dưới L < 4m
 Cơng trình phần ngầm trung bình: chiều rộng 4m < L < 10m
 Cơng trình phần ngầm lớn: chiều rộng sử dụng L >10m
Theo phương pháp xây dựng tổng qt, có thể phân chia [2]:
 Cơng trình được xây dựng bằng phương pháp đào hố mở.
 Cơng trình được xây dựng bằng phương pháp đào kín (hạ dần)
 Cơng trình được xây dựng bằng phương pháp hạ chìm
Theo phạm vi khơng gian nghiên cứu của thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng sẽ là
các cơng trình ngầm đô thị với các phương pháp xây dựng khác nhau.
Trong Nghị định số 39/2010/NĐ-CP [3] cịn giải thích từ ngữ, cụ thể như sau:
 Cơng trình ngầm đơ thị là những cơng trình xây dựng dưới mặt đất tại đơ
thị bao gồm: cơng trình cơng cộng ngầm, cơng trình giao thơng ngầm, các
cơng trình đấu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các cơng trình xây

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 15


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

dựng trên mặt đất, cơng trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm,
hào và tuy nen kỹ thuật [3, tr.1].
 Cơng trình giao thơng ngầm là các cơng trình đường tàu điện ngầm, nhà ga

tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các cơng trình phụ
trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất) [3, tr.1].
 Cơng trình đầu mối kỹ thuật ngầm là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm,
bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas…
được dựng dưới mặt đất [3, tr.2].
 Cơng trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm là các cơng trình
đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thốt nước, cơng trình đường dây cấp
điện, thơng tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất [3, tr.2].
 Tuy nen kỹ thuật là cơng trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để
đảm bảo cho con người có thể thực hiện nhiệm vụ lắp đặt sửa chữa và bảo
trì các thiết bị, đường ống kỹ thuật [3, tr.2].
 Hào kỹ thuật là cơng trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt
các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật [3, tr.2].
 Cống, bể kỹ thuật là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây, cáp ngầm
thơng tin, viễn thơng, cáp truy dẫn tín hiệu, cáp truyền hình, cáp điện lực,
chiếu sáng [3, tr.2].
 Phần ngầm của các cơng trình xây dựng trên mặt đất là tầng hầm (nếu
có) và các bộ phận của cơng trình nằm dưới mặt đất [3, tr.2].
Trong phạm vi của luận văn này, địa bàn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh
nên hạng mục chính nghiên cứu là cơng trình ngầm đơ thị và cụ thể hơn là phần ngầm
của các cơng trình xây dựng trên mặt đất.
B. Biện pháp thi công phần ngầm
Biện pháp thi công: nghĩa đơn giản phương thức và cách thi công một phần dự
án, tồn bộ dự án hoặc cơng việc nào đó trong dự án.
Biện pháp thi công phải bao gồm:
 Kế hoạch lựa chọn trang thiết bị và máy móc xây dựng
 Trình tự các bước tiến hành thi cơng

HVTH: Đỗ Trường Quân


Trang 16


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

 Phương pháp tiến hành kiểm tra
 Các biện pháp đảm bảo an tồn và vệ sinh mơi trường
 Rủi ro bên cạnh đó là những phương án để đối phó
 Tiến độ thi công
Trước khi tiến hành thi công, dự án xây dựng phải có thiết kế tổ chức xây dựng kỹ
thuật cơng trình (gọi là thiết kế tổ chức xây dựng) và thiết kế biện pháp thi công được
duyệt. Các biên bản hiện hành quy định nội dung, trình tự và phê duyệt thiết kế tổ
chức xây dựng và các biện pháp thi công [4].
Biện pháp thi công ngầm: cụ thể phương án chung cho thấy con đường thi công
chung của tồn bộ phần ngầm đến đích theo tiến độ cần thiết: hạng mục nào trước,
hạng mục nào tiếp theo, nhóm kết cấu nào trước và nhóm nào tiếp theo, song song
hay cuốn chiếu. Cùng với trình tự, có một số vấn đề trong việc tính tốn, đảm bảo hồ
sơ giấy tờ thi công và các phần được thể hiện như trên định nghĩa biện pháp thi công.
Hiện tại, công nghệ và sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì đối với về mặt kỹ
thuật để thi công được các phần ngầm của các cơng trình đang tồn tại các phương
pháp như sau:
 Đào mở ta luy (đào mở không có hệ tường chắn giữ): là phương pháp đất được
đào từ mặt đất để tạo không gian cho cấu trúc ngầm, và sau đó đất được đắp
lại. Thường được áp dụng để thực hiện các phần ngầm được đặt nông và có
mặt bằng xung quanh trống trải mở taluy. Thơng thường, đào mở ta luy áp dụng
cho tòa nhà 1 hầm cạn, bể nước ngầm ngoài nhà, lối đi hầm ngầm ngắn, gara
nông, mương cống nông … [5].
 Bottom-up (đào mở có hệ tường chắn giữ): là phương pháp thi cơng từ dưới

lên. Có hệ tường chắn giữ có thể là tường cọc, tường vây hoặc cọc ván kết hợp
với hệ giằng chống giữ duy trì ổn định, một số cơng trình cịn sử dụng phương
a

a

pháp neo đất nhằm mục đích đào đất được đến độ sâu nhất định. Theo phương
pháp này, hệ tường chắn đất sau khi được thi cơng thì việc đào đất sẽ được tiến
a

a

a

a

hành trực tiếp trong phạm vi hố đào, sau đó lắp đặt hệ chống (neo) nhằm bảo
đảm sự ổn định hố đào trong hạng mục đào đất tiếp theo. Hệ chống (neo) này
có một hoặc nhiều tầng đươc xác định qua tính tốn cụ thể và phụ thuộc vào
HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 17


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

chiều sâu đào, địa chất khu vực. Sau các bước đào đất, thi công hệ chống (neo)
và lặp lại các bước khi đào đến cao độ đáy đào thì cơng trình sẽ thi cơng theo

trình tự từ móng lên đến thân như thơng thường [5].
 Top-down: là phương pháp thi cơng cơng trình nhà nhưng khác với truyền
thống. Ở đây phần ngầm sẽ thi cơng từ mặt đất đi xuống đến đáy móng, song
song phần trên cũng được thì cơng đi lên, khi tiến hành xây dựng xong phần
ngầm song song đó phần thân phía trên cũng hồn thành được 1 số tầng đúng
như biện pháp thi công được lên phương án và được duyệt. Phương án chống
giữ chủ yếu là tường vây hoặc cọc vây, trong đó tường vây có thể là tường chắn
giữ hoặc là kết hợp với tường kết cấu phần ngầm. Tận dụng hệ sàn theo phương
ngang với vai trị là hệ giằng chống nên hệ số an tồn cao hơn rất nhiều so với
phương án Bottom-up [5].
 Semi top-down: là phương pháp được định nghĩa là semi (một nửa) giống như
phương pháp top-down. Cụ thể, phương pháp này sẽ thi cơng hồn tồn giống
với top-down nhưng khác ở trình tự, nghĩa là sẽ thi cơng phần ngầm từ mặt đất
đi xuống nhưng chỉ khi hoàn thành hết kết cấu phần ngầm mới q trình thi
cơng của hạng mục phần thân từ mặt đất đi lên [5, 6].
C. Biện pháp thi công phần ngầm về mặt kỹ thuật
Như đã thể hiện phần trên thì biện pháp thi cơng phần ngầm là biện pháp tổng thể
thể hiện trình tự thi cơng và cũng có những thành phần cần thể hiện khác của biện
pháp thi cơng.
Xây dựng ngồi thực tế sẽ bao hàm nhiều vấn đề và nhiều mặt, đối với trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn này học viên sẽ tìm hiểu đào sâu về mặt kỹ thuật. Cụ thể
ở dưới đây:
 Những vấn đề công tác chuẩn bị trước khi thi công
 Biện pháp kỹ thuật của biện pháp thi công tổng thể
 Vấn đề tổng thể về trình tự tổ chức thi cơng và tính khả thi
 Vấn đề năng lực nhà thầu, các phát sinh trong q trình thi cơng từ vật tư
thiết bị cho đến nhân công
 Những rủi ro kỹ thuật, biện pháp theo dõi và diễn biến trong suốt quá trình
triển khai thi công
HVTH: Đỗ Trường Quân


Trang 18


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

 Tiến độ thi công và sự tác động tiến độ đến kỹ thuật
 Các biện pháp liên quan vấn đề an toàn lao động nhằm tránh sự cố và đảm
bảo tính hợp lý khả thi
 Các vấn đề đến từ bên thứ 3, những cơ quan và đơn vị cũng như từ người
nhân xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình xây dựng
Ngồi ra, cũng có nhiều cơ sở giúp nhà thầu thi công tuân theo để đáp ứng một số
a

a

a

mặt của phần biện pháp kỹ thuật thi công và các tài liệu khác về mặt kỹ thuật sử dụng
a

phục vụ trong q trình thi cơng.
D. Vai trị các bên trong thi cơng phần ngầm
Nhà thầu chính: đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thi cơng cơng trình ngầm. Để
g

a


a

thực hiện được thì chính nhà thầu chính sẽ thiết kế biện pháp thi công phần ngầm
đảm bảo khả năng chịu lực và an toàn đồng thời đúng được tiến độ u cầu. Như luật
đấu thầu 43/2013/QH13 có giải thích “Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm
tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa
chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên
danh” [7].
Nhà thầu phụ: đơn vị trực tiếp làm th cho nhà thầu chính có độ chun cao về
o

thi công một hạng mục, được phân chia làm 1 phạm vi cơng việc nhỏ trong phần
ngầm theo chun mơn. Ví dụ nhà thầu phụ đào đất, thầu phụ cốp thép, thầu phụ cốp
pha.. Theo luật đấu thầu 43/2013/QH13 có giải thích “Nhà thầu phụ là nhà thầu tham
gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc
biệt là nhà thầu phụ thực hiện cơng việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính
đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu” [7].
Chủ đầu tư : là người (hoặc tổ chức) sở hữu vốn, hoặc người được phân bổ quản lý
a

và sử dụng vốn để đầu tư vào các dự án xây dựng. Theo luật đấu thầu 43/2013/QH13
có giải thích “là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn,
tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án” [7].

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 19



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Nhà cung cấp vật tư thiết bị: cịn có tên là nhà cung cấp với nhiệm vụ là cung cấp
o

o

cho nhà thầu chính những loại vật tư và trang thiết bị nhằm phục vụ thi cơng. Hầu
như khơng có mặt nhân sự ở công trường thi công mà chỉ gián tiếp giúp về mặt hỗ

i

trợ xây dựng phần ngầm [8].
i

Đơn vị tư vấn giám sát: đơn vị được Chủ đầu tư thuê nhằm ở trực tiếp tại công
trường để giám sát nhà thầu, tiếp nhận hồ sơ biện pháp thi công từ nhà thầu trình lên.
Có trách nhiệm kiểm sốt tiến hành phải theo chính xác biện pháp và có khả năng bắt
buộc nhà thầu giải trình về bất cứ nội dung nào trong biện pháp [9].
Đơn vị tư vấn thẩm tra: được th để tính tốn kiểm tra độc lập về mặt kỹ thuật
của những thành phần chịu lực trong biện pháp thi công đã được nhà thầu lập nên.
o

Đưa ra các cảnh báo và điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi và an tồn [10].
Ban quản lý dự án: chính là đơn vị thay mặt cho Chủ đầu tư làm việc ở cơng trường,
i

nắm vai trị quản lý lớn nhất tại cơng trường. Đứng ở vai trị quyết định cuối cùng

trong phê duyệt để nhà thầu có thể tiến hành thi cơng. Ngồi ra, quyền được bắt buộc
g

nhà thầu giải trình bất cứ vấn đề nào trong biện pháp thi cơng [11].
2.2. Một số nghiên cứu trước đây
Tính đến thời điểm hiện tại, đánh giá biện pháp thi công về mặt kỹ thuật phần
ngầm chưa được nghiên cứu nào công bố. Một số nghiên cứu hướng vấn đề tới một
i

i

số mặt khác như là lựa chọn biện pháp phù hợp để thi cơng, hay biện pháp có thực sự
phù hợp hoặc đánh giá một mặt khác về chất lượng, hay là chi phí.
i

Hiện tại, đã có khá nhiều đề tài về vấn đề có liên quan đến kỹ thuật nhưng lại thực
hiện nghiên cứu các hạng mục khác hoặc những dạng cơng trình khác với phần ngầm.
Tuy nhiên, tham khảo những bài viết đó cũng có thể giúp được phần nào vào ý tưởng,
mở rộng được hiểu biết nhằm đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp để đào sâu vào vấn
đề và cũng là gợi ý để có thể liệt kê ra các tiêu chí đánh giá mà đề tài quan tâm.
Tác giả phân loại ra gồm 3 nhóm nghiên cứu gồm: nhóm các cơng tác trước khi
thi cơng, nhóm các cơng tác trong q trình thi cơng và nhóm cơng tác an tồn lao
động và vệ sinh mơi trường.

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 20


Luận văn Thạc sĩ


GVHD: TS. Lê Hồi Long

 Nhóm các công tác trước khi thi công
Trước khi thi công, việc lập biện pháp thi cơng rất là quan trọng. Ngồi tính khả
thi và an tồn thì cịn phải đáp ứng được nhiều yêu cầu và hiệu quả mà nhà thầu kỳ
vọng sẽ đạt được khi thi cơng.
Theo Ferrada thì biện pháp thi cơng phù hợp sẽ giúp có được kết quả tốt, nếu khơng
có sự quan tâm thích đáng trong việc lập biện pháp thi công hoặc thi công sai với biện
pháp thi công sẽ dẫn đến việc trễ tiến độ cũng như là chất lượng thi công không đảm
bảo [12]. Một nghiên cứu của Nang-Fei Pan cũng nhắc đến rằng biện pháp thi cơng
khơng phù hợp sẽ có thể gây ra nhiều khó khăn cho q trình thi cơng, nghiêm trọng
hơn còn gây ra những sự cố làm thiệt hại về con người, tiền bạc và chậm trễ tiến độ
thi công [13]. Và cụ thể về một phần của q trình thi cơng phần ngầm là phần đào
đất, chính tác giả Nang-Fei Pan trong một nghiên cứu đã khẳng định rằng biện pháp
thi cơng hợp lý chính là chìa khố giúp q trình thi cơng phần ngầm thành cơng [14].
Ngoài ra, hầu hết mọi người đều hiểu sai hoặc chưa đủ rằng thiết kế biện pháp thi
công phần ngầm thì chỉ cần có hồ sơ thiết kế dự án và hồ sơ địa chất, bên cạnh đó là
thiết kế biện pháp thi công phần ngầm chỉ đơn thuần việc là tính tốn ra được thuyết
minh và bản vẽ biện pháp thi cơng.
Tác giả Wong đưa ra 8 tiêu chí theo kinh nghiệm cần phải xem xét trước khi lập
biện pháp thi công và trước khi thi công như sau [15]:
- Quy mơ tầng hầm
- Kích thường của cơng trình.
- Hình dạng và điều kiện về địa hình của cơng trình.
- Cơng trình và tiện ích lân cận hiện hữu.
- Điều kiện thuỷ chất, thuỷ văn.
- Các kết cấu liên quan phần ngầm và đặc điểm kết cấu phần ngầm.
- Nguồn nhân lực cho dự án.
- Tính phù hợp của biện pháp thi công tổng thể được chọn.

Nghiên cứu của các nhóm tác giả Due & Tan thì lại chú trọng 9 tiêu chí trước khi
thi cơng để như sau [16]:
- Loại móng của cơng trình lân cận.
- Giới hạn chuyển vị tường chắn và mặt đất lân cận công trình.
HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 21


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

- Điều kiện về địa chất và nước ngầm.
- Không gian thi công và các u cầu ràng buộc.
- Chi phí thi cơng.
- Tiến độ thi công.
- Mặt bằng thi công.
- Kinh nghiệm thi cơng và nguồn lực máy móc thiết bị.
- Tính ổn định tường chắn và hệ chống giữ trong quá trình thi cơng.
Tác giả Chang-Yu Ou đã trình bày trong cuốn sách của mình 8 tiêu chí kinh nghiệm
cần xem xét như sau [5]:
- Chiều sâu hố đào.
- Điều kiện địa chất cơng trình, địa chất thuỷ văn,
- Điều kiện các cơng trình lân cận.
- Kích thước cơng trình.
- Tiến độ thi công.
- Ngân sách dự án.
- Điều kiện môi trường xung quanh.
- Nguồn lực máy móc thiết bị.

Sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu trên, đã sơ bộ được rất nhiều gợi ý để
lên các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật nhóm các cơng tác trước khi thi cơng.
 Nhóm các cơng tác trong q trình thi cơng
Trong q trình thi cơng, về mặt kỹ thuật sẽ gồm rất nhiều vấn đề ảnh hưởng từ
chính bên trong và bên ngoài. Từ những yếu tố từ chính trình độ năng lực và nhân
lực thi cơng nhà thầu chính, thầu phụ đến những yếu tố quản lý cơ quan nhà nước,
văn hoá địa phương, sự phối hợp làm việc các bên hay chính yếu tố thay đổi của địa
chất và thời tiết…
Tác giả Marzoughi đánh giá yếu tố thời tiết tác động rất lớn đến dự án xây dựng.
Thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thi công, công tác
cung cấp vật tư thiết bị. Sự thay đổi của thời tiết còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng và
tiến độ thi công [17].
Một nghiên cứu của Siami-Irdemoosa nhận định rằng các công trình ngầm địi hỏi
trình độ nguồn nhân lực quản lý phải cao để có thể giải quyết những tình huống thi
HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 22


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hồi Long

cơng phức tạp có thể gặp phải. Bên cạnh đó, cịn nhắc đến tiến độ phần ngầm các dự
án thường là dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần phải quan tâm đến yếu tố về phản
ánh nhân dân hoặc tổ chức công tác ở khu vực lân cận [18].
Vấn đề mối quan hệ giữa các bên ảnh hưởng rất lớn đến q trình thi cơng.
Emmanuel Manu đã nghiên cứu về vấn đề lịng tin giữa thầu chính và thầu phụ dẫn
đến sự ổn định trong mối quan hệ hợp tác, tránh gây đến những xung đột làm gián
đoạn đến thi công [19]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm, sự phối hợp giữa

các bên ngày càng tăng và được cải thiện nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn, tranh
chấp, khiếu nại, xây dựng được mơi trường hồ hợp để thực hiện dự án hiệu quả, chất
lượng được đảm bảo, không vượt chi phí và hồn thành đúng tiến độ [20]. Tương tự,
Huỳnh Thiên Thanh cũng xây dựng được một bộ chỉ tiêu giúp nâng cao mối quan hệ
hợp tác giữa thầu phụ và thầu chính, gồm các nhóm: tiến độ thi cơng, chất lượng cơng
trình, thanh quyết tốn, điều kiện hợp đồng, năng lực tài chính và kênh trao đổi thơng
tin [21].
Theo nghiên cứu của Chan thì để góp phần vào thành cơng của dự án có rất nhiều
nhân tố nhưng được chia thành 5 nhóm [22]:
- Cơng tác quản lý dự án (lưu đồ làm việc, hệ thống trao đổi thông tin các bên, kế
hoạch làm việc, nguồn nhân lực và máy móc thiết bị nhà thầu, kế hoạch thi cơng
chi tiết, sự quản lý nhà thầu phụ….).
- Công tác quản lý hồ sơ dự án ( hồ sơ giai đoạn đấu thầu, hồ sơ giai đoạn thi
công).
- Các nhân tố liên quan đến đặc tính dự án (loại dự án, mức độ phức tạp của thiết
kế dự án, quy mô dự án…).
- Mơi trường bên ngồi (mơi trường kinh tế, mơi trường xã hội, mơi trường chính
chị, mơi trường vật lý, môi trường công nghiệp liên quan, sự tiến bộ khoa học
công nghệ).
- Nhân tố liên quan đến con người (kinh nghiệm của người lãnh đạo, kỹ năng lên
kế hoạch của lãnh đạo, sự hỗ trợ và chia sẻ công việc của nhân lực với nhau,
khả năng hợp tác…).
Nghiên cứu của Zavadskas cũng liệt kê ra được nhiều tiêu chí để đánh giá sự thực
hiện của dự án xây dựng. Trong đó, một số tiêu chí có liên quan đến mặt kỹ thuật đã
HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 23


Luận văn Thạc sĩ


GVHD: TS. Lê Hoài Long

được xem xét và đánh giá như: gián đoạn thi công, sự quản lý trình duyệt hồ sơ, đánh
giá mơi trường…[23].
Sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu trên, đã sơ bộ được rất nhiều gợi ý để
lên các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật nhóm các cơng tác trong q trình thi cơng.
 Nhóm các cơng tác an tồn lao động và vệ sinh mơi trường
Cơng tác an tồn lao động và vệ sinh môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu
hiện nay, về mặt kỹ thuật để thực hiện tốt những cơng tác đó thì từ chính nhà thầu thi
công phải ý thức được tầm quan trọng để có những sự chuẩn bị đối phó nhằm khơng
bị ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như xử lý ngay những trường hợp xảy ra.
Murat Gunduz đã nghiên cứu và tổng hợp được 30 tiêu chí có ảnh hưởng lớn nhất
đến cơng tác thực hiện an tồn trên cơng trường. Các tiêu chí này đều rất phổ biến và
dễ nhận diện như: thiếu sự trang bị trang thiết bị bảo hộ phù hợp, thiếu kế hoạch và
sự chuẩn bị an tồn lao động trước khi thi cơng, thiếu sự hướng dẫn và đào tạo an
toàn lao động, thiếu bố trí biển báo khẩu hiệu an tồn… [24].
Khi phân tích việc quản lý kế hoạch an tồn và sức khoẻ trên cơng trường, tác giả
Martínez-Rojas giải thích kế hoạch an toàn thường bao gồm việc xác định các mối
nguy tiềm ẩn, đánh giá các rủi ro và lựa chọn các biện pháp an toàn tương ứng cho
người lao động. Tác giả cũng đã liệt kê được bảng gồm một số vấn đề có liên quan
đến kế hoạch an tồn và sức khoẻ: đào tạo và kế hoạch thông tin an toàn, trang thiết
bị bảo hộ cá nhân, kế hoạch bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị… [25].
Tương tự, tác giả Edwin Sawacha cũng trong nghiên cứu của mình về các nhân tổ
tác động đến cơng tác an tồn trên công trường xây dựng đã sắp xếp và đặt tên được
thành 7 nhóm lớn [26]:
- Nhân tố liên quan đến người trực tiếp lao động (độ tuổi, kinh nghiệm, chứng chỉ
an toàn…).
- Nhân tổ liên quan đến kinh tế.
- Nhân tố liên quan đến tâm thần (thái độ đối với cơng tác an tồn, sự tự ý thức

cẩn trọng an toàn cho bản thân…).
- Nhân tố liên quan đến kỹ thuật (kỹ năng thi công, kỹ năng sử dụng công cụ…).
- Nhân tố liên quan đến thủ tục (đào tạo cách sử dụng thiết bị an toàn, phát hành
sổ tay an toàn, cung cấp trang thiết bị an toàn…)
HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 24


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

- Nhân tố liên quan đến cơng tác tổ chức (các chính sách của ban an tồn, biển
hiệu an tồn, kiểm sốt thái độ an tồn…).
- Nhân tố liên quan đến mơi trường (vệ sinh môi trường công trường, kế hoạch
và tổ chức cơng trường…).
Tác giả Choudhry trình bày trong nghiên cứu của mình về tổ chức một hệ thống
quản lý an tồn, sức khoẻ và mơi trường (SH&EMS) gồm có: các chính sách, cơ cấu
tổ chức, kế hoạch thực hiện, thực hiện và vận hành, kiểm tra và sửa chữa, xem xét lại
việc thực hiện. Trong mỗi phần đều có nhiều tiêu chí để đánh giá, bên cạnh đó tác giả
cịn đề xuất một mẫu để đánh giá việc quản lý an tồn trên cơng trường bằng các câu
hỏi trả lời Yes/No [27].
Bên cạnh những nghiên cứu ở trên, cịn có nhiều cơ sở từ những văn bản của Cơ
quan Nhà nước ban hành có thể tham khảo lên danh sách các tiêu chí như là nội dung
của Quy phạm kĩ thuật an toàn trong xây dựng [28], Luật an toàn, vệ sinh lao
động [29], Thông tư quy định về quan lý an tồn lao động trong thi cơng xây dựng
cơng trình[30] và cụ thể hơn tại địa phương Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định
ban hành quy định về đảm bảo an tồn cơng trình lân cận khi thi cơng phần ngầm
cơng trình xây dựng trên địa bàn thành phố [31].

Sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu trên, đã sơ bộ được rất nhiều gợi ý để
lên các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật nhóm các cơng tác an tồn lao động và vệ
sinh mơi trường.

HVTH: Đỗ Trường Quân

Trang 25


×