Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

giáo dục giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 40 trang )

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ KỸ NĂNG
TRÁNH BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC


1. Lí do
a) Khách quan: Hiện nay việc giảng dạy giáo dục giới tính cho
học sinh chưa được thực hiện rộng rãi phổ biên ở các trường
THCS mà chỉ được thực hiện một số tiết ở môn Sinh học lớp 8,
trên cơ sở lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công
dân , sinh học 9 ...
Ở lứa tuổi này, cơ quan sinh sản của các em đã bắt đầu phát triển,
bản năng sinh dục xuất hiện một cách vơ ý thức, song song đó thì
bộ não của các em cũng đã phát triển nên chúng thích tìm tịi, học
hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng
kiến thức thì vơ hạn, thơng tin thì đa dạng, trong đó có cả điều tốt
xen lẫn điều xấu. Nhưng điều cần có ở các em là những nhận
thức đúng đắn để các em không đi vào con đường lạc lối để ảnh
hưởng tới tương lai, vì thế tơi thấ rằng việc giáo dục giới tính và
kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh THCS là rất cần
thiết đối với các em.


b) Chủ quan
- Tại địa phương: 2 năm gần đây, học sinh tơi từng dạy đã cưới
tảo hơn.Cịn có trường hợp học sinh lớp dưới “yêu” học sinh
lớp trên.
- Ngoài xã hội: Cùng với việc phụ huynh do bận kiếm sống, ít có
thời gian gần gũi các em, để các em tự tị mị về tình u, thơ
ngây về mối quan hệ khác giới. Để rồi “dại dột” của lứa tuổi
này phần nhiều là những hậu quả đáng buồn hoặc do bố mẹ
chưa trang bị cho con những kỹ năng sống nên khiến cho con


mất” khả năng đề kháng”. Khi rơi vào những hồn cảnh khó
nói, trẻ khơng biết thốt ra bằng cách nào.Chúng khơng biết
tâm sự cùng ai. Có thể cứ để sự việc xảy ra nhiều lần rồi nhận
những kết xấu.Các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ngày càng
nhiều hơn đẫn đến những bé gái trở thành những “bà mẹ” bất
đắc dĩ khi mới 12, 13 tuổi .
Vì vậy việc tơi cần làm ngay là tư vấn về vấn đề giới tính, những
kỹ năng sống để trẻ tránh bị xâm hại tình dục. Mong các em
sớm có những kiến thức trang bị cho bản thân mình và các bạn
khác tránh khỏi những kết cục xấu mà ảnh hưởng tới tương lai
sau này.


Phần A. KHÁM PHÁ VỀ CƠ THỂ
I.TÌM HIỂU KHÁI NIỆM GIỚI TÍNH, DẬY THÌ
1.Tham khảo một số quan niệm về giới tính
Giới tính: là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới
tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và khơng thể
thay đổi được.
Giới tính:là khái niệm sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về
sinh học . Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con
người và duy trì nịi giống .
Bạn đang ở độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi? Bạn thấy dạo này hình như mình hơi
khác? Trơng có vẻ xinh hơn, lớn hơn, thỉnh thoảng lại muốn làm duyên và
soi gương một chút? Nếu đúng vậy thì tuổi dậy thì đang gõ cửa hỏi thăm bạn
đấy.
2. Dậy thì là gì?
Dậy thì là một khoảng thời gian trong cuộc đời khi có rất nhiều thay đổi
xảy ra đối với bản thân bạn. Trong suốt quá trình dậy thì, núi đơi lớn dần lên,
vùng nách và khu vực vùng kín bắt đầu xuất hiện “tóc”,vỡ giọng... - đó là

giai đoạn đầu tiên của tuổi dậy thì. Bắt đầu có khả năng sinh sản .















3. Khi nào thì tuổi dậy thì bắt đầu?
Khơng mẫu số chung cho tuổi dậy thì nhưng hầu hết đều bắt đầu trong khoảng
9 - 14 tuổi.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến lứa tuổi dậy thì như như tiền sử gia đình, sức
khoẻ bản thân và thói quen ăn uống. Ví dụ, nếu mẹ bạn đã từng trải qua giai đoạn
dậy thì từ rất sớm thì bạn cũng có thể sẽ giống như mẹ đấy.
Đối với những cơ bé có thể chất khơng được tốt, hay ốm yếu hoặc biếng ăn
cũng có thể bước sang giai đoạn dậy thì muộn hơn so với những người bạn cùng
trang lứa.
4. Những biến đổi trong thời kỳ dậy thì?
Các yếu tố sinh lý và cơ quan sinh sản của bạn chỉ phát triển một phần khi bạn
được sinh ra và chúng được hồn tất ở giai đoạn dậy thì.
*Những biểu hiện của thời kỳ này:
4.1.Về cấu tạo

-Ở cả nam và nữ đầu tiên, lông mu và lông nách bắt đầu xuất hiện.Cơ quan sinh
dục phát triển mạnh, vỡ giọng......
- Sau khi lơng bắt đầu mọc thì vú (nữ) cũng bắt đầu phát triển. Tất nhiên nếu núi
đơi của bạn có hơi bé xinh xinh một chút cũng khơng sao, vì phải sau một vài
năm nó mới lớn hết được.
4.2.Về sinh lí
- Bước ngoặt lớn nhất đánh dấu tuổi dậy thì là ở nam có hiện tượng xuất tinh.
Ngồi ra, sự cương cứng ở cậu nhỏ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy
bạn đã bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Cương cứng xảy ra khi bạn nhận được kích
thích tình dục hoặc đơi khi chẳng vì lý do nào cả chúng có thể “chào cờ” một


cách ngẫu nhiên. Trong hầu hết các ngày, bạn sẽ thức dậy với một sự cương cứng.,
còn ở nữ là hiện tượng kinh nguyệt( thực tế là sự rụng trứng diễn ra trước đó
khoảng 14 ngày nhưng chúng ta khó nhận ra).
 4.3 .Về tâm lí
- Tâm sinh lý cũng bắt đầu thay đổi. Điều này khơng có nghĩa rằng bạn chẳng hề
thay đổi gì trong suốt thời thơ ấu mà ở giai đoạn này, sự phát triển của tâm sinh lý
được “tăng tốc” tối đa.
- Hầu hết các cô bé đều nhận ra mình lớn rất nhanh từ tuổi 11 đến tuổi 13, 14. Bạn
có thể cao lên thêm tới 8cm, thậm chí nhiều hơn nữa. Khi tới ngưỡng, bạn sẽ cao
và nặng gần như một người trưởng thành.
- Tuổi này cũng được coi là tuổi ẩm ương nhất. Bạn sẽ khơng nhận ra là mình có
lúc rất dễ thương và cũng rất hay cáu, đặc biệt bạn rất ương bướng, chỉ làm theo ý
thích của mình ,suy nghĩ non nớt, hành động bồng bột. Thích soi gương, làm đẹp
nhất là trước các bạn khác giới . Cảm thấy quan tâm đến các bạn khác giới hơn, có
thể thấy “yêu thích” một bạn khác giới nhưng các bạn nên biết đấy chưa phải là
“tình yêu” đâu nhé! Theo quan niệm tình u nó hội tụ nhiều yếu tố nữa cơ .... Tất
nhiên bạn không cần phải lo lắng, khi kết thúc tuổi dậy thì bạn sẽ trở nên chín chắn
và biết suy nghĩ như một người trưởng thành.

Bạn có thể thấy rằng trong khi bạn và các bạn gái của bạn đang trải qua tuổi dậy thì
thì có rất nhiều "boy" trong lớp bạn lại khơng. Khơng có gì đáng ngạc nhiên ở đây
cả vì họ sẽ đuổi kịp bạn trong vịng 1 đến 2 năm tới.Tuổi dậy thì của nam chậm
hơn nữ như các cụ thường nói “nữ thập tam, nam thập lục”.


II.CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC
1.Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh, đặc biệt là cơ
quan sinh dục ngồi. Tất cả các bộ phận như: mơi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm đạo
của bạn gái đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm
hơn trước. Cũng như gương mặt có mắt, mũi, miệng … nhưng mỗi người một vẻ,
cơ quan sinh dục ngoài là một phần độc đáo với màu sắc và hình dạng riêng của
mỗi người.


2.Cấu tạo cơ quan sinh dục nam
Lúc dậy thì là lúc cơ quan sinh dục thay đổi nhiều nhất. Bao tinh hoàn to ra,
sẫm màu hơn, hai tinh hoàn cũng lớn lên theo. Dương vật lớn lên cả bề ngang lẫn
bề dài, thường cũng sẫm màu hơn trước. Cùng với sự phát triển ấy, lông mọc lên
quanh cơ quan sinh dục, lúc đầu lơ thơ vài sợi, sau mọc nhiều hơn, quăn hơn.


III. THỤ TINH , THỤ THAI
1.Hiện tượng kinh nguyệt
Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ, được gọi là nội mạc tử
cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ Estrogen, nội mạc
tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ
tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay cịn
gọi là hành kinh.(Bình thường, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành

kinh một lần nên người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt.)
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa ngày
chảy máu đầu tiên của chu kì kinh nguyệt này với ngày chảy máu đầu tiên
của chu kỳ kế tiếp. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài khoảng 28 ± 7 ngày.
Đa số phụ nữ có những chu kỳ chênh lệch nhau vài ngày, có những lúc dao
động đến một tuần, nửa tháng. Các bạn gái mới lớn kinh nguyệt có thể chưa
ổn định, cịn dao động nhiều( có khi vài tháng mới thấy một lần hoặc thời
gian có thể chưa đến 28 ngày). Phụ nữ sắp mãn kinh cũng có kinh nguyệt thất
thường. Chu kì kinh nguyệt ngắn dưới 22 ngày gọi là kinh mau, dài trên 35
ngày gọi là kinh thưa.


Số ngày có kinh (số ngày hành kinh) trung bình 3–5 ngày.
Nếu hành kinh từ 2 ngày trở xuống gọi là kinh ngắn, nếu
hành kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.
*Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ đều lặp lại
một quá trình tương tự gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn trước rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung
thay đổi dưới tác dụng của Estrogen do nang trứng tiết ra nên
còn gọi là giai đoạn Estrogen hay giai đoạn trứng/giai đoạn
noãn. Giai đoạn này kéo dài từ khi bắt đầu hành kinh đến khi
rụng trứng, tức khoảng ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên hành
kinh trong chu kỳ kinh.
Giai đoạn sau rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung
thay đổi dưới tác dụng của Progesteron do thể vàng (hồng
thể) tiết ra (hồng thể là thể thối hố của nang trứng sau khi
trứng rụng) nên cịn gọi là giai đoạn Progesteron hay giai đoạn
hoàng thể. Giai đoạn này kéo dài từ sau khi rụng trứng đến khi
bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau (khoảng 14 ngày).Ở từng
giai đoạn đều có mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên, buồng

trứng và niêm mạc tử cung.


Chu kì kinh nguyệt
Mối quan hệ giữa chu kì rụng trứng và chu kì kinh
nguyệt dưới tác dụng của hoocmơn buồng trứng do
hoocmôn tuyến yên chi phối


2.Trứng
Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành(chín). Tới tuổi dậy thì , buồng
trứng chứa khoảng 400.000 tế bào trúng nhưng trong cuộc đời người phụ nữ chỉ
có khoảng 400 trứng đạt đến độ trưởng thành.
Tế bào trứng nhỏ( đường kính 0,15- 0,25 mm) chứa nhiều chất tế bào.
Trứng bắt rụng từ tuổi dậy thì được phễu dẫn trứng tiếp nhận đưa vào ống dẫn
trứng(vòi dẫn trứng) phần nang bọc cịn lại là thể vàng(hồng thể). Tế bào trứng
chỉ có khả năng thụ tinh trong vịng một ngày nếu gặp được tinh trùng. Trứng đã
thụ tinh sẽ được làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung và phát triển thành thai.
Mỗi chu kì chỉ rụng 1 trứng (có trường hợp nhiều hơn). Trong trứng chỉ chứa
nhiễm sắc thể X.

Thể vàng
Trứng

Hình ảnh trứng rụng


3. Tinh trùng
Tế bào sinh dục đực là tinh trùng. Tinh trùng được sản sinh ra từ
các tế bào sinh tinh lúc tuổi dậy thì của nam giới, mỗi lần xuất tinh

có khoảng 2 - 3 ml tinh dịch (gồm tinh trùng và tinh thanh) và chứa
khoảng 200 triệu tinh trùng. Tinh trùng được sản sinh ra liên tục,
tinh trùng có khả năng sống trong tử cung và ống dẫn trứng của nữ
khoảng từ 3 -5 ngày. Nhờ enzim hyaluronidaza mở đường mà tinh
trùng vượt qua các lớp tế bào hạt bao quanh trứng và xâm nhập vào
trứng ở vùng  vỏ trong suốt. Ở đầu cịn có nhân và bao chứa
enzym.
Có  2 loại  tinh  trùng, liên quan đến việc sinh con trai( loại mang
nhiễm sắc thể Y ) và con gái( loại mang nhiễm sắc thể  X). Tinh
trùng di chuyển được trong cơ quan sinh dục nữ với tốc độ 3 - 5
mm/phút  nhờ sự vận động của đuôi, môi trường tinh dịch và sự co
bóp của tử cung.  Bìu của dịch hồn có nhiệm vụ bảo vệ cho dịch
hồn và đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh ra tinh trùng
(nhiệt độ ở bìu thường thấp hơn nhiệt độ ở cơ thể từ 2-3oC).


4.Thụ tinh
Thụ tinh là q trình kết hợp, hồ hợp giữa tinh trùng và tế bào
trứng để tạo thành hợp tử. Nói cách khác, thụ tinh là sự đồng
hố lẫn nhau của giao tử đực (n nhiễm sắc thể) và giao tử cái (n
nhiễm sắc thể) để tạo thành hợp tử 2n nhiễm sắc thể. Quá trình
này xảy ra khi tinh trùng và tế bào trứng gặp nhau ở vị trí 1/3
đầu trước của ống dẫn trứng với các điều kiện thuận lợi. Quá
trình thụ tinh được xảy ra như sau:Khi giao hợp(hoặc thụ tinh
nhân tạo) có hàng trăm triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo,
nhưng chỉ có vài ngàn tinh trùng lên được vịi trứng và chỉ có
vài trăm tinh trùng tiếp xúc được với tế bào trứng. Nhờ sự co
bóp của tử cung và sự vận động của đuôi, tinh trùng di chuyển
ngược lên tử cung, đến ống dẫn trứng. Sau khi rụng, trứng rơi
vào phễu của ống dẫn trứng và di chuyển dọc theo ống dẫn

trứng để xuống tử cung.


• Quá trình thụ tinh thường diễn ra ở 1/3 phía ngồi của ống dẫn
trứng. Khi gặp trứng, đầu của tinh trùng tiết ra enzym
hyaluronidaza, có tác dụng hịa tan và phân giải các tế bào hạt
và màng sáng bao quanh trứng, tạo điều kiện cho tinh trùng
xâm nhập vào trứng dễ dàng. Khi phần đầu của một tinh trùng
đầu tiên đã chui qua màng của trứng thì màng trứng lập tức
khép lại cắt đứt phần đi ở ngồi, đồng thời khơng cho tinh
trùng khác có thể xâm nhập vào trứng nữa. Phần nhân của tinh
trùng sẽ đi chuyển tiếp vào trong bào tương của trứng tiến về
phía nhân của trứng. Do đó, duy nhất chỉ có một tinh trùng
tham gia thụ tinh. Sau khi đã xâm nhập vào trong trứng, nhân
của tinh trùng kết hợp với nhân của trứng tạo thành hợp tử.
Chất lượng của tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến q trình
thụ tinh.
• Trứng chỉ tồn tại trong ống dẫn trứng khoảng 24 - 72 giờ và
khả năng thụ tinh cao nhất là 12 -24 giờ. Dịch tử cung có tính
kiềm nhẹ lại giàu chất dinh dưỡng nên khi tinh trùng đã lọt
được vào trong tử cung thì có khả năng sống và thụ tinh sau 2
- 3 ngày.


Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng


• Cặp nhiễm sắc thể giới tính của nam là XY nên nam giới có thể
sản sinh hai loại tinh trùng: một loại mang nhiễm sắc thể giới
tính X và một loại mang nhiễm sắc thể giới tính Y. Cặp nhiễm

sắc thể giới tính của nữ là XX nên nữ giới chỉ có thể sản sinh
một loại trứng mang nhiễm sắc thể giới tính X. Do đó tùy thuộc
vào loại tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X hay Y tham
gia thụ tinh mà đứa con sinh ra sẽ là gái nếu có cặp nhiễm sắc
thể XX , hoặc là trai nếu có nhiễm sắc thể XY. Như vậy việc
sinh con trai hay con gái là do tinh trùng của người bố quyết
định. Tuy nhiên môi trường axit của âm đạo cũng có ảnh hưởng
đến sự tồn tại và hoạt động của tinh trùng mang nhiễm sắc thể
giới tính khác nhau, do đó ảnh hưởng đến việc sinh con trai hay
con gái.


5.Sự hình thành và phát triển của thai
Sau khi thụ tinh, khoảng 30 giờ, hợp tử bắt đầu phân
bào, đồng thời di chuyển xuống tử cung nhờ sự
chuyển động của các nhung mao và sự nhu động của
ống dẫn trứng. Thời gian di chuyển trong vòi trứng và
tồn tại trong dịch tử cung trước khi làm tổ ở thành tử
cung là 7 ngày. Lúc hợp tử xuống đến tử cung đã có
dạng phơi dâu và có khoảng 32 - 64 tế bào. Phôi bám
vào lớp nội mạc tử cung và làm tổ ở đó, rồi phát triển
và lớn dần lên. Đó là sự thụ thai. Hai tuần đầu phơi
phát triển nhờ vào chất dinh dưỡng lấy từ niêm dịch
tử cung.


Quá trình thụ tinh và thụ thai


Nhau thai phát triển rất nhanh, đảm bảo sự trao đổi chất cho

thai nhi. Thai nhi nằm lơ lửng trong khối nước ối của xoang ối
nên dược bảo vệ tốt, tránh bị va chạm mạnh, tránh bị khô và
được cử động tự do.
Sau khi làm tổ trong tử cung, phôi tiếp tục phát triển. Thai
3 tháng, các cơ quan bắt đầu hoạt động và xuất hiện các phản
xạ co cơ, hô hấp… Thai 4 tháng, phần lớn xương đã được hình
thành, hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động, lơng tơ xuất hiện và đến
tháng thứ 7 chúng phủ đầy thân. Từ 5 tháng trở đi, tốc độ của
thai tăng trưởng chậm lại. Tinh hoàn lúc đầu nằm trong xoang
bụng, đến tháng thứ 7 bắt đầu tuột xuống và đến tháng thứ 8
thì rơi vào bìu. Các tế bào máu bắt đầu được hình thành trong
tủy đỏ của xương, trong gan và tụy. Các cơ quan tiếp tục phát
triển và hoàn thiện cho đến khi sinh.





Có trường hợp, hợp tử khơng di chuyển được xuống tử cung
mà phát triển tại ống dẫn trứng làm cho hợp tử rơi vào ổ bụng
và phát triển ở đó. Đó là hiện tượng chửa ngồi tử cung, nếu
khơng được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến
tính mạng của người mẹ. Ngun nhân thì có nhiều như nhiễm
trùng cơ quan sinh dục, nghiện thuốc lá, lớn tuổi, thần kinh
căng thẳng kéo dài và liên tục dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn
trứng…
• Theo chu kì tự nhiên , khoảng 4 tuần, 1 trong 2 buồng trứng
sản sinh 1 trứng chín. Hãn hữu có trường hợp rụng nhiều
trứng. Nếu cùng được thụ tinh và phát triển tốt sẽ dẫn tới sinh
nhiều con. Nhưng cũng có trường hợp từ một trứng phân cắt

sâu sẽ tạo thành 2 thai dời hoặc dính nhau.


Phần B. NHỮNG ĐIỀU TUỔI DẬY THÌ CẦN BIẾT
I.NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP
1.Biểu hiện thường thấy của hội chứng căng thẳng trước kỳ
kinh
Biểu hiện của hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh rất đa
dạng, không giống nhau giữa người này với người
khác. Trường hợp điển hình thì có thể có những biểu hiện như
sau:
- Về mặt thể chất: ngực bị cương tức, đau đầu vú, căng tức
vùng bụng dưới, nhức đầu, chân tay mỏi dừ, có cảm giác tăng
cân, thói quen đại, tiểu tiện bị thay đổi,…
- Về mặt tâm lý: nơn nóng, sốt ruột, dễ nổi cáu, giảm tập trung,
tình cảm khơng ổn định, tồn thân cảm thấy nặng nề,…
2.Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là từ chung để chỉ những biểu hiện bất
thường về kinh nguyệt. Đó là những dấu hiệu, những triệu
chứng của một hoặc nhiều bệnh khác nhau, bản thân rối loạn
kinh nguyệt khơng phải là bệnh. Vì vậy, khi bạn nhận thấy
những bất thường của kinh nguyệt thì việc đi khám là cần
thiết.


Những rối loạn kinh nguyệt thường gặp:
- Dậy thì sớm: Bắt đầu hành kinh từ trước 8 tuổi (bình thường 12, 13 tuổi)
- Dậy thì muộn: Bắt đầu hành kinh sau 18 tuổi.
- Mãn kinh sớm: Thôi hành kinh trước tuổi 40 (bình thường 45 – 50 tuổi)
- Mãn kinh muộn: Thơi hành kinh sau 55 tuổi

- Kinh thưa: Vịng kinh dài từ 35 ngày trở lên, (bình thường 28 ± 7 ngày).
- Kinh mau: Vòng kinh ngắn, từ 21 ngày trở xuống.
- Vô kinh: Không hành kinh trong một thời gian nhất định, thời gian đó là 18
tuổi đối với vơ kinh nguyên phát, 3 hoặc 6 tháng đối với vô kinh thứ phát (3
tháng nếu trước đó vịng kinh đều và 6 tháng nếu trước đó vịng kinh khơng
đều).
- Rong kinh: Kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, bình thường 3–5 ngày
- Kinh ngắn: Kỳ kinh từ 2 ngày trở xuống
- Kinh nhiều: Tổng lượng kinh (máu và dịch) trong một chu kỳ trên 200ml
- Kinh ít: Lượng kinh ít, khơng cần đóng băng vệ sinh (dưới 15ml)
- Cường kinh: Số lượng máu kinh vừa ra nhiều vừa kéo dài.
- Thiểu kinh: Số lượng máu kinh vừa ra ít vừa ngắn ngày (từ hai ngày trở
xuống).
- Thống kinh: Đau trước trong hoặc sau khi hành kinh, bình thường khơng đau
hoặc chỉ mỏi lưng.
- Vịng kinh khơng phóng nỗn: Là những vịng kinh trong đó khơng có sự
phóng nỗn của buồng trứng. Bình thường ở tuổi sinh sản, sự phóng nỗn
xảy ra vào ngày thứ 14 trước kỳ kinh tiếp theo( khó phát hiện).


3.Nếu đã qua tuổi 14 mà vẫn thấy mình chưa dậy thì?
Đa phần tuổi dậy thì đều đến một cách tự nhiên mà chính các
cơ bé đơi khi cũng khơng nghĩ tới,nhưng với một số ít thì lại
cảm thấy khơng bình thường nếu họ khơng thấy tuổi dậy thì
đến hoặc khơng thấy núi đơi của mình lớn lên giống như các
bạn của họ. Thực ra như đã nói ở trên, “sự kiện” này không
nhất thiết phải quy chuẩn vào lứa tuổi 9 - 14 do có vấn đề về
sức khỏe khiến “q trình” này bị trì hỗn. Đừng q lo lắng
vì hầu hết sẽ dậy thì trong vịng vài năm sau đó.
Tuy nhiên, 1 hoặc 2% các cơ gái sẽ khơng bắt đầu dậy thì ở

tuổi 16. Nếu bạn đã 16 tuổi mà vẫn thấy mình giống một cơ bé
con 8 – 9 tuổi thì nhất thiết bạn phải tới gặp chuyên gia tư vấn
và chăm sóc sức khoẻ vị thành niên để kiểm tra và có hướng
điều trị tốt cho sức khoẻ bản thân bạn.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×