ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH HUYỀN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG LÀM VIỆC CỦA KỸ SƯ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
MỚI TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Ln
CƠNG TRÌNH HỒN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Luân
……………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Trần Đức Học
……………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Đặng Ngọc Châu
……………………………………………………………………………………..
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh vào
ngày 11 tháng 09 năm 2020.
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lương Đức Long
2. TS. Chu Việt Cường
3. TS. Trần Đức Học
4. TS. Đặng Ngọc Châu
5. TS. Lê Hoài Long
Xác nhận của Chủ Tịch Hội Đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
MSHV: 1870512
1
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
Tác giả: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
Ngày, tháng, năm sinh: 27/06/1994
Nơi sinh: Phú Yên
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302
I.
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA
KỸ SƯ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MỚI TỐT NGHIỆP
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc của kỹ sư thiết kế
mới tốt nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
- Tìm ra yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng làm việc của kỹ sư thiết kế
mới tốt nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng làm việc, chất lượng của kỹ sư
thiết kế Xây Dựng mới tốt nghiệp. Phân tích giải pháp Ứng dụng ‘Đào tạo
nghề song hành’
II.
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/08/2020
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
Tp Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
-
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
TS. Đỗ Tiến Sỹ
PGS.TS Phạm Hồng Luân
TRƯỞNG KHOA
PGS.TS. Lê Anh Tuấn
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
2
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận văn với đề tài “Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng làm việc của kỹ sư thiết kế xây dựng mới tốt nghiệp”, bên cạnh những
nỗ lực, cố gắng của bản thân vận dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tịi học
hỏi cũng như thu thập những thông tin số liệu liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn bè.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, quý thầy
cô trong bộ môn thi công và quản lý xây dựng đã giúp đỡ tôi cũng như đã cung cấp
cho tôi những kiến thức sâu rộng để tơi có nền tảng nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tôi
xin chân thành cảm ơn PGS. TS Phạm Hồng Ln, người đã tận tình hướng dẫn tơi
nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý anh chị, em bạn bè và đồng nghiệp trong ngành
Xây Dựng nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình khảo sát và q trình thu
thập thơng tin, số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bố mẹ tơi, những người thân ln
ở bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ tơi có thời gian nghiên cứu đề tài và hết lịng hỗ trợ tơi
về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua
tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn khơng
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tơi rất hoan nghênh và chân thành cảm ơn các ý
kiến đóng góp của Q Thầy, Cơ và bạn đọc.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
Trần Thị Thanh Huyền
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
3
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hồng Luân. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
Tác giả
Trần Thị Thanh Huyền
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
4
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KNLV: Khả năng làm việc
KSTK: Kỹ sư Thiết kế
KSXD: Kỹ sư xây dựng
XD: Xây dựng
EFA: Exploratory Factor Analysis
CFA: Confirmatory Factor Analysis
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
5
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
TÓM TẮT
Hiện nay tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trình độ đại học và
cao đẳng, nhưng tại các doanh nghiệp vẫn đang thiếu nguồn nhân lực do nguồn
cung không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp
thiếu khả năng đáp ứng công việc tại doanh nghiệp dẫn đến chất lượng nguồn nhân
lực cả nước thấp trong đó có nguồn nhân lực của ngành xây dựng. Nên việc tìm ra
yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm việc cũng như giải pháp nâng cao khả năng làm
việc của sinh viên mới tốt nghiệp mang tính cấp bách. Hiện nay đã có một số
nghiên cứu về khả năng, chất lượng của sinh viên mới tốt nghiệp của các ngành
khác, nhưng ngành xây dựng thì cịn hạn chế.
Trong nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng làm việc của kỹ sư thiết kế mới tốt nghiệp và đề xuất giải pháp.
Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đã gửi đi 180 bảng khảo sát thu về 164
bảng hợp lệ để tổng hợp, thu thập số liệu và tiến hành phân tích với 31 yếu tố ảnh
hưởng.
Sử dụng SPSS để thống kê mô tả kết quả khảo sát và tiến hành kiểm định các giả
thuyết thông kê, kết quả loại 4 yếu tố không đạt yêu cầu, còn lại 27 yếu tố tiếp tục
phân tích sâu hơn.
Phân tích CFA được sử dụng để kiểm định các giải thuyết, tìm ra yếu tổ ảnh
hưởng nhiều nhất, kết quả thu được 5 nhóm nhân tố mới gồm 22 yếu tố ảnh hưởng
và 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất cụ thể là: khiến thức chuyên môn, thái độ
và kỹ năng mềm.
Tác giả tiến hành xây dựng mơ hình giả thuyết để thể hiện mối quan hệ giữa các
nhóm yếu tố từ 5 nhóm từ kết quả phân tích khám phá EFA, kết quả cho thấy các
nhóm nhân tố có sự tương quan mật thiết đặc biệt là sự ảnh hưởng qua lại giữa
nhóm kiến thức chun mơn và nhóm kiến thức cơ sở.
Dựa vào các kết quả trên và tác giả đã đề xuất một số giải pháp cải thiện khả
năng làm việc KNLVcủa kỹ sư thiết kế mới tốt nghiệp từ việc tìm hiểu và tham
khảo ý kiến chuyên gia, trong đó giải pháp mà tác giả khuyến khích áp dụng là mơ
hình đào tạo song hành (đào tạo kép).
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
6
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
ABSTRACT
Currently, unemployment tends to increase, especially at university and college
degrees, but there is a shortage of human resources in enterprises due to the fact that
the labor force does not meet the needs of the employer. . After graduating from
university, students lack the ability to meet jobs in enterprises, leading to the quality
of human resources in the country, including human resources in construction
industry. Therefore, it is essential to find out the factors affecting the ability to work
as well as solutions to improve the working ability of graduates. Currently, there are
a number of studies on the ability and quality of graduates of other majors, but the
construction industry is limited.
In this study, the author focuses on analyzing the factors affecting the working
ability of the newly graduated design engineer and proposing solutions.
To find out the influencing factors, the author submitted 180 surveys, collected
164 valid tables to synthesize, collect data and analyze with 31 influencing factors.
Using SPSS to statistically describe survey results and test hypotheses, the results
of 4 factors are unsatisfactory, the remaining 27 factors are in-depth analysis.
CFA analysis is used to test hypotheses, find the factors that influence the most,
and the results obtained 5 new groups of factors including 22 influencing factors
and 3 groups of factors that affect the most, which are: specialized knowledge,
attitudes and soft skills.
The author proceeds to build a hypothetical model showing the relationship
between groups of factors from 5 groups from the results of EFA analysis and
explotory, the results show that groups of factors have a close correlation, especially
the interaction between the group specialized knowledge and basic knowledge
group.
On the basis of the above results and the author has proposed some solutions to
improve the working skills of the newly graduated design engineer from the
research and consultation of experts, in which, The solution that the author
proposed is a parallel training model (vocational training).
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
7
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................11
1.1
Vấn đề chung ............................................................................................11
1.2
Xác định vấn đề nghiên cứu .....................................................................12
1.3
Mục tiên nghiên cứu .................................................................................12
1.4
Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................13
1.5
Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................13
1.5.1
Đóng góp về mặt học thuật................................................................13
1.5.2
Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ............................................................................14
2.1
Các khái niệm, định nghĩa:.......................................................................14
2.1.1
Kỹ sư thiết kế xây dựng mới tốt nghiệp ............................................14
2.1.2
Khả năng làm việc .............................................................................14
2.1.3
Nguồn nhân lực .................................................................................14
2.1.4
Chất lượng .........................................................................................14
2.1.5
Mơ hình đào tạo song hành ...............................................................14
2.2
Một số nghiên cứu liên quan ....................................................................15
2.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến KNLV của KSTK XD mới tốt nghiệp ..........20
Phỏng vấn chuyên gia ..............................................................................20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................23
3.1
Quy trình nghiên cứu................................................................................23
3.2
Thiết kế bảng câu hỏi ...............................................................................23
3.2.1
Thu thập dữ liệu.................................................................................23
3.2.2
Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .........................................................24
3.3
Mẫu nghiên cứu ........................................................................................24
3.3.1
Kích thước lấy mẫu (sample size) .....................................................24
3.3.2
Phương thức lấy mẫu .........................................................................25
3.3.3
Phương thức thu thập dữ liệu ............................................................25
3.3.4
Phương thức kiếm soát dữ liệu ..........................................................25
3.3.5
Xử lý số liệu ......................................................................................25
3.4
Phân tích dữ liệu .......................................................................................26
3.4.1
Mơ tả dữ liệu chung của khảo sát ......................................................26
3.4.2
Phân tích phương sai một yếu tố One – Way ANOVA ....................26
3.4.3
Thống kê mô tả ..................................................................................27
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
8
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
3.4.4
Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha ............................28
3.4.5
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .....28
3.4.6
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .................................................29
CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..........................................31
4.1
Quy trình phân tích dữ liệu ......................................................................31
4.2
Thu thập số liệu ........................................................................................31
4.3
Thống kê mô tả phần chung .....................................................................34
4.3.1
Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng ................................34
4.3.2
Vị trí làm việc của người khảo sát.....................................................34
4.3.3
Chuyên môn làm việc ........................................................................35
4.3.4
Quy mơ doanh nghiệp .......................................................................36
4.3.5
Loại hình cơ quan, cơng ty ................................................................36
4.3.6
Loại hình dự án ..................................................................................37
4.4
Kiểm định các giả thuyết thống kê ...........................................................38
4.4.1
Trị trung bình của các nhân tố ...........................................................38
4.4.2
Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha .............................................41
4.4.3
Kiểm định sự khác biệt trung bình (ONE WAY - ANOVA) ............42
4.5
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)............54
4.5.1
Kiểm tra hệ số Communalities ..........................................................54
4.5.2
Phân tích CFA ...................................................................................55
4.5.3
Kết quả phân nhóm yếu tố mới .........................................................58
4.6
Phân tích khẳng định CFA .......................................................................61
4.6.1
Đánh giá độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích (AVE)........63
4.6.2
Đánh giá hội tụ ..................................................................................66
4.6.3
Đánh giá phân biệt .............................................................................67
4.7
Phân tích và tổng hợp kết quả ..................................................................68
4.7.1
Phân tích kết quả ...............................................................................68
4.7.2
Tổng hợp kết quả ...............................................................................69
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................71
5.1
Giải pháp cải thiện kiến thức chuyên môn ...............................................71
5.2
Giải pháp cải thiện thái độ làm việc .........................................................72
5.3
Giải pháp cải thiện kỹ năng mềm .............................................................72
5.4
Phân tích mơ hình đào tạo song hành (đào tạo kép) ................................73
5.4.1
Cấu trúc của mơ hình.........................................................................74
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
9
Luận văn Thạc sĩ
5.4.2
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Kết quả chương trình .........................................................................74
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................77
6.1
Kết luận ....................................................................................................77
6.2
Kiến nghị ..................................................................................................78
6.3
Giới hạn của đề tài....................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................79
PHỤ LỤC ............................................................................................................81
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT CÂU HỎI ...................................................81
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 1 .........................................87
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA LẦN 2 .........................................90
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA CHUẨN
HÓA BAN ĐẦU ....................................................................................................93
PHỤ LỤC 5: DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................94
PHỤ LỤC 6: DANH MỤC HÌNH VẼ...............................................................96
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG................................................................................97
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
10
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
CHƯƠNG 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Vấn đề chung
Một trong những yêu cầu quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc
gia đó là chất lượng của nguồn nhân lực, vì vậy việc tìm ra chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao là điều cấp bách [1].
Những năm gần đây lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, đặc biệt nằm trong trình độ
cao đẳng và đại học. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm trình độ cao đẳng là 4,42%, của nhóm
trình độ đại học là 3,2%’’ [1].
Hình 1. 1. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chun mơn
kỹ thuật [1].
Tuy nhiên, theo thống kê trong ngành xây dựng lại đang thiếu hụt nguồn nhân lực
lớn, nhu cầu tuyển dụng nguồn kỹ sư được đào tạo bài bản và có chất lượng trong
ngành kỹ thuật cơng trình xây dựng.
Hiện nay, chương trình đào tạo của nhà trường về những kỹ năng và kiến thức vẫn
còn hoảng cách khá lớn so với kỹ năng và kiến thức mà nhà tuyển dụng đang cần. Nó
thể hiện cụ thể là sinh viên cảm thấy khó khăn trong q trình thực tập vì không thể
vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã học vào thực tiễn [1].
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
11
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá quan trọng để thực
hiện “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020’’ [2]. Vì thế, việc
cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ tất yếu của đất nước.
Nhưng một thực trạng đáng lo lắng là nhiều kỹ sư với tấm bằng trong tay, nhưng
khi đến làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức và các cơ quan lại phải hướng dẫn lại
do khơng có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc, điều này làm lãng phí nhân
lực, mặt khác làm giảm niềm tin của tổ chức vào nhân lực nước nhà.
Để đánh giá được chất lượng của một nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
làm được việc của chính họ, một nhân viên khơng có KNLV tốt sẽ sớm bị đào thải.
Các câu hỏi đặt ra:
1. KNLV hay chất lượng của kỹ sư mới tốt nghiệp hiện nay có đáp ứng được yêu
cầu của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hay không?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến KNLV, chất lượng KSXD mới tốt nghiệp?
3. Các yếu tố nào là quan trọng nhất và mối liên hệ giữa chúng với nhau?
4. Những giải pháp, kiến nghị nào có thể cải thiện vấn đề này?
Trong tình hình đó, chúng ta cần tìm ra hướng đi mới trong đào tạo, có thể học hỏi
kinh nghiệm từ các nước phát triển áp dụng dần cải thiện những bất cập, yếu kém
này.
Nhận thấy sự cần thiết của đề tài cùng với mong muốn đóng góp những giải pháp
nhằm cải thiện KNLV, chất lượng, giúp kỹ sư đáp ứng được yêu cầu từ các nhà tuyển
dụng. Trong phạm vi thời gian nghiên cứu cho phép, khơng thể nghiên cứu cho tồn
bộ kỹ sư, nên tác giả chọn đối tượng kỹ sư thiết kế để nghiên cứu chi tiết. Vì thế tác
giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc
của kỹ sư thiết kế xây dựng mới tốt nghiệp” để tiến hành nghiên cứu.
1.3 Mục tiên nghiên cứu
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến KNLV của KSTK XD mới tốt
nghiệp.
Tìm ra yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến KNLV của KSTK XD mới tốt
nghiệp.
Phân tích sự tương quan giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng.
Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện KNLV cũng như chất
lượng của ngũ kỹ sư thiết kế XD mới tốt nghiệp nhằm đáp ứng được nhu
cầu của thị trường nói chung và các doanh nghiệp XD nói riêng.
Phân tích giải pháp cụ thể: Ứng dụng ‘Đào tạo nghề song hành’ để nâng
cao chất lượng của kỹ sư thiết kế XD mới cũng như nguồn lực trong XD.
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
12
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Tác giả triển khai nghiên cứu từ tháng 02/2020 – 07/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Dữ liệu được khảo sát từ các doanh nghiệp XD trong phạm
vi TP Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến KNLV của KSTK XD mới
tốt nghiệp.
Đối tượng thu thập dữ liệu: lãnh đạo, quản lý hoặc những kỹ sư XD mới tốt
nghiệp và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực XD đến từ các đơn vị tham gia
hoạt động xây dựng tại tp HCM.
Quan điểm nghiên cứu: Lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm để làm quan
điểm phân tích.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp về mặt học thuật
Tác giả mong muốn dựa vào nghiên cứu này góp phần hệ thống lại các yếu tố ảnh
hưởng đến KNLV của kỹ sư thiết kế XD mới tốt nghiệp.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến KNLV của kỹ sư thiết kế XD mới
tốt nghiệp.
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNLV của kỹ sư thiết
kế XD mới tốt nghiệp hiện nay, hiểu rõ các yếu tố đó tác động đến chất lượng kỹ sư
thiết kế XD mới tốt nghiệp như thế nào. Từ đó nhà trường có thể xem xét cải thiện
chương trình đào tạo cho phù hợp.
Đề xuất giải pháp một số giải pháp trong đó cà giải pháp sử dụng mơ hình đào tạo
song hành, bên cạnh đó phân tích lợi ích từ mơ hình mang lại, từ đó nhà trường và
doanh nghiệp có cơ sở để áp dụng mơ hình này cho việc đào tạo trong tương lai để
nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ sư.
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
13
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN
2.1 Các khái niệm, định nghĩa:
2.1.1 Kỹ sư thiết kế xây dựng mới tốt nghiệp
Là những sinh viên vừa tốt nghiệp từ các trường đại học trên cả nước với chuyên
ngành xây dựng dân dụng. Họ là đội ngũ kỹ sư XD trong tương lai, cơng việc chính
là tính tốn kết cấu, thiết kế và tư vấn XD, thi công các cơng trình xây dựng.
Trong nghiên cứu, quy ước kỹ sư thiết kế xây dựng mới tốt nghiệp là những kỹ sư
đã làm việc với chuyên môn thiết kế XD với kinh nghiệm dưới 1 năm.
2.1.2 Khả năng làm việc
KNLV được định nghĩa ở nghiên cứu này là tập hợp tất cả những thuộc tính cá
nhân của người lao động đáp ứng những yêu cầu của công việc và đảm bảo cho công
việc đạt được những hiệu quả và kết quả cao nhất.
2.1.3 Nguồn nhân lực
Là nguồn lực mà con người có thể tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội
được thể hiện ra là số lượng hoặc chất lượng tại một thời điểm nhất định [15].
Nhân lực là tổng hợp các yếu tố lao động tham gia vào quá trình hoạt động, bao
gồm cả số lượng các cá nhân cũng như tất cả các tiềm năng của cá nhân một con
người sẵn sàng hoạt động trong một tổ chức hoặc một xã hội. Nói cách khác nhân lực
là tổng hợp các cá nhân có kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức của
họ để hình thành và duy trì, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, của xã hội.
2.1.4 Chất lượng
Chất lượng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao
động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi
mực tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngươi lao động [16].
2.1.5
Mơ hình đào tạo song hành
Mơ hình đào tạo song hành là một xu thế đào tạo mới trong giáo dục hiện nay, một
hình thức đào tạo đặc biệt trên thế giới, là một trong những hình thức đào tạo nhằm
liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường. [17]
Thực hiện phương pháp này bằng việc đào tạo song hành cả hai nơi đó là doanh nghiệp
và nhà trường xuyên suốt quá trình, phần thực hành sẽ được đào tạo tại các doanh nghiệp
còn phần lý thuyết được đào tạo tại trường.
Nói một cách dễ hiểu, đào tạo song hành hay đào tạo kép là mơ hình ‘Học đi đơi
với hành’. Cự thể sinh viên sẽ có khoảng 60 – 70% thời gian thực hành tại một doanh
nghiệp và 30 - 40% thời gian học lý thuyết tại trường.
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
14
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
2.2 Một số nghiên cứu liên quan
Bảng 2. 1 Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan
STT
Tác giả
Năm
Tên nghiên cứu xuất
bản
Employability
of
Graduate
Students
in
Construction
Management
(1)
Cristina T.M.
et al, [4]
(2)
Engineering
Mona
Itani Students’
and
Issam Perceptions of
Soft
Skills,
Srour,
Industry
PhDA.M
Expectations,
[5]
and
Career
Aspirations
Việc làm của
sinh viên tốt
nghiệp ngành
Quản lý xây
dựng
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
Nội dung
Kết luận
2013
Các tác giả của bài viết này đã tìm cách xác định
nhận thức của sinh viên về các lỗ hổng đào tạo
ảnh hưởng đến việc làm của họ. Nghiên cứu này
dựa trên một nghiên cứu trường hợp, được thực
hiện trong một chương trình sau đại học của Tây
Ban Nha (M.Sc.) trong quản lý xây dựng trong hai
năm học liên tiếp; một cuộc điều tra câu hỏi đã
được đưa ra cho tất cả các sinh viên theo học vào
đầu học kỳ đầu tiên. Các phân tích thống kê bao
gồm phân tích thành phần chính của 21 biến được
liệt kê là có thể giải thích cho tình trạng thất
nghiệp của sinh viên tốt nghiệp và phân tích
phương sai dựa trên các thành phần chính được
ghi nhận trước đó.
Những người được hỏi nhận ra những rào cản
nội tại gây nguy hiểm cho cơ hội việc làm của
họ, chẳng hạn như họ không muốn chuyển đến
một quốc gia khác, thiếu kiến thức về ngoại ngữ
và kỹ năng giao tiếp, hoặc sở thích của họ chỉ
dành cho những cơng việc được trả lương cao và
thoải mái. Các vấn đề nhận thức khác liên quan
đến chính sách kinh tế, khoảng cách đào tạo, cơ
cấu thị trường lao động, thặng dư sau đại học và
những thất bại liên quan đến quản lý kinh doanh.
Các vấn đề nhận thức khác liên quan đến chính
sách kinh tế, khoảng cách đào tạo, cơ cấu thị
trường lao động, thặng dư sau đại học và những
thất bại liên quan đến quản lý kinh doanh.
2016
Do toàn cầu hóa và sự tiến bộ nhanh chóng của
cơng nghệ, các nhà nghiên cứu và nhà tuyển dụng
đồng ý rằng kỹ sư thế kỷ 21 phải có một bộ kỹ năng
(ví dụ, làm việc nhóm, giao tiếp và quản lý) khơng
được nhấn mạnh trong quá khứ. Đáp lại, nhiều
trường đại học đã bắt đầu thực hiện các thay đổi
chương trình để tốt nghiệp các kỹ sư giỏi. Như một
Kết quả cho thấy, mặc dù các sinh viên cho thấy
sự hiểu biết đáng kể về tầm quan trọng của các
kỹ năng mềm, một số nhận thức này có thể được
quy cho nguyện vọng nghề nghiệp của họ. Phát
hiện này ngụ ý rằng các trường đại học cần đóng
một vai trị mạnh mẽ hơn trong việc củng cố các
kỹ năng phi kỹ thuật của sinh viên trong các lĩnh
MSHV: 1870512
15
Luận văn Thạc sĩ
STT
(3)
(4)
Tác giả
Glenn E.
Futrell,
[6]
Adnan
Enshassi,
Ahmed
Hassouna [7]
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Năm
Tên nghiên cứu xuất
bản
Nhận thức của
sinh viên kỹ
thuật về kỹ năng
mềm, kỳ vọng
ngành và khát
vọng
nghề
nghiệp
What Do You
Look for in a
New Engineer?
Bạn tìm kiếm
điều gì ở một
Kỹ sư mới?
Assessment by
employers of
newly
graduated civil
engineers from
the Islamic
University of
Gaza
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
1985
2005
Nội dung
Kết luận
nỗ lực để đánh giá khoảng cách giữa những gì các
trường đại học tiếp xúc với sinh viên kỹ thuật của
họ và các yêu cầu của ngành, bài viết này xem xét
nhận thức của một mẫu sinh viên kỹ thuật về tầm
quan trọng của các kỹ năng mềm khác nhau và các
trường đại học của họ đã chuẩn bị tốt như thế nào
đạt được các khả năng liên quan. Các sinh viên
cũng được khảo sát về nguyện vọng nghề nghiệp
của họ trong nỗ lực xác định xem những nguyện
vọng này có ảnh hưởng đến nhận thức của họ hay
không.
vực cụ thể như kỹ năng giao tiếp bằng miệng.
Những lý do nội tại trong thái độ khơng ổn định
(ví dụ, khơng sẵn lịng chuyển sang các nước
khác để tìm kiếm cơng việc hoặc chấp nhận bất
cứ điều gì nhưng thoải mái hoặc được trả lương
cao việc làm). Các vấn đề khác liên quan đến
việc họ khơng được đào tạo ở nước ngồi ngơn
ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp kém (ví dụ, nói trước
cơng chúng và thuyết trình), thiếu kinh nghiệm
của họ trong việc tìm kiếm việc làm, hoặc của họ
kỹ năng quản lý không đầy đủ.
Tác giả nhận thấy rằng các tiêu chí nhất định là hữu
ích nhất trong việc lựa chọn nhân viên kỹ thuật mới.
Nói chung, các tiêu chí này nhấn mạnh những
người giỏi liên quan đến các kỹ năng của người
dùng trên thành tích học tập đơn thuần. Một đạo
đức cơng việc cá nhân có thể được lượm lặt từ nhà
của ứng viên và môi trường trước đại học, trong khi
cuộc phỏng vấn cá nhân là một chỉ bảo tốt về tương
tác tính cách. Giao tiếp và kỹ năng xã hội là cần
thiết để thúc đẩy mối quan hệ tốt với khách hàng
cũng như các nhân viên khác. Một thái độ tích cực
thể hiện và cách tiếp cận có thể làm cũng sẽ hữu ích
cho cơng ty. Tác giả nhận thấy rằng các giá trị việc
làm trước có khả năng sẽ được đưa vào thị trường.
Nội dung của bài viết này là để đánh giá hiệu suất
của người mới tốt nghiệp kỹ sư dân sự từ Đại học
Hồi giáo Gaza ở Palestine. Phương pháp này dựa
trên bảng câu hỏi và phỏng vấn khơng chính thức.
Đối tượng của nghiên cứu này bao gồm 35 nhà thầu
và7 Chủ sở hữu. Bảng câu hỏi được xây dựng để
đánh giá chất lượng của trường đại học Hồi giáo
các kỹ sư đã có được bằng cấp của họ trong năm
Những người xuất sắc không chỉ phải tài năng,
mà cịn thơng minh, sáng tạo, và động lực.
Đó là những đặc điểm cơ bản mà chúng tơi tìm
kiếm ở một kỹ sư mới, nhưng chỉ tìm được
những người như vậy là khơng đủ. Nếu bạn có
những người làm việc đầy tham vọng, chăm
chỉ, công ty phải phát triển để tạo cơ hội cho
những người đó phát triển và đảm nhận trách
nhiệm lớn hơn. Tóm lại, chủ đề mà tôi muốn để
lại cho bạn tầm quan trọng của các yếu tố khác
ngồi thành tích học tập- tinh thần trong việc
lựa chọn các kỹ sư. (1) Đạo đức làm việc; (2)
tính cách; (3) kỹ năng xã hội và kỹ năng; (4)
thái độ; và (5) các giá trị riêng lẻ.
MSHV: 1870512
16
Một điểm yếu rõ ràng là thiếu ngôn ngữ tiếng
Anh. Sinh viên tốt nghiệp kỹ sư xây dựng nên có
nhiều kiến thức kỹ thuật và thực tế cạnh, khả
năng thiết kế và kỹ năng giải quyết vấn đề cơ bản
cho sự nghiệp trong ngành kỹ thuật dân dụng.
Cần đánh giá lại các chương trình đào tạo cho
sinh viên nên được nghiên cứu và đưa ra những
Luận văn Thạc sĩ
STT
(5)
Tác giả
Professor
Helen
Atkinson
&Martin
Pennington
[8]
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Năm
Tên nghiên cứu xuất
bản
Đánh giá của
các nhà tuyển
dụng của các kỹ
sư dân sự mới
tốt nghiệp từ
Đại học Hồi
giáo Gaza
Unemployment
of engineering
graduates: the
key issues
Thất nghiệp của
sinh viên tốt
nghiệp kỹ thuật:
các vấn đề
chính
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
2015
Nội dung
Kết luận
năm qua. Việc đánh giá liên quan đến một số các
khía cạnh như thực tế, xã hội, đạo đức, kỹ thuật
viết, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng máy tính. Kết
quả chỉ ra rằng hầu hết các kỹ sư dân sự của Đại
học Hồi giáo có một số vấn đề thực tế trong địa
điểm xây dựng. Mặt khác, họ có một số đặc điểm
mạnh mẽ như kỹ năng máy tính, khả năng phát triển
bản thân, và sự hiểu biết về trách nhiệm đạo đức.
Một số khuyến nghị và đề xuất được đề xuất để cải
thiện hiệu suất của các kỹ sư dân sự tốt nghiệp trong
thực tế.
ý tưởng mới và các cách để phát triển khía cạnh
này. Các sinh viên tốt nghiệp kỹ sư dân dụng cần
có kiến thức và kỹ năng để đánh giá so sánh các
phương án thiết kế. Sinh viên kỹ thuật cần có các
kỹ năng giao tiếp cần thiết để thực hành thành
công của nghề kỹ sư dân dụng. Các sinh viên kỹ
thuật dân dụng nên được nhận thức về sự cần
thiết phải chuyên nghiệp, làm việc theo nhóm,
học tập suốt đời và hiểu được ý nghĩa xã hội rộng
lớn hơn của dân sự dự án kỹ thuật.
Nghiên cứu trên, chủ yếu dựa trên bằng chứng của
các nhà tuyển dụng và nhân viên học thuật, cung
cấp bối cảnh và lý do cho dự án này, theo hiểu biết
tốt nhất của chúng tôi, không có nghiên cứu nào
dựa trên các cuộc phỏng vấn với sinh viên tốt
nghiệp kỹ thuật thất nghiệp: một lỗ hổng lớn trong
các bằng chứng. Nếu không đánh giá đầy đủ kinh
nghiệm của họ, thật khó để đánh giá những khó
khăn mà sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp gặp phải
trong thị trường việc làm, tại sao họ nhận thấy
những điều này là có vấn đề và những điều khoản
hoặc thực tiễn nào có thể giúp họ vượt qua chúng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được dự án áp
dụng, liên quan đến các cuộc phỏng vấn bán cấu
trúc, đã cho phép hiểu biết nhiều kinh nghiệm và
sắc thái hơn về các vấn đề này xuất hiện và nhằm
lấp đầy khoảng trống này.
MSHV: 1870512
17
Nhìn chung, rõ ràng có nhu cầu mạnh mẽ đối với
sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật tại Vương quốc
Anh, với nhiều nhà tuyển dụng bày tỏ sự thất
vọng về việc họ không thể đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng. Đồng thời, dường như có sự nhiệt
tình lớn đối với nghề kỹ sư trong số những sinh
viên tốt nghiệp gần đây và điều thú vị nhất là
khơng có sự khác biệt lớn giữa đặc điểm và hành
vi của những sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp và
những người có việc làm sau sáu tháng sau khi
tốt nghiệp, ngoại trừ sau này dường như sẽ có
động lực tốt hơn và quan tâm hơn để thực hiện
các hành động cần thiết để tiến lên thành công
trong khi ở trường đại học. Điều rõ ràng từ
nghiên cứu này là mặc dù khơng có lý do thất
nghiệp duy nhất giữa những sinh viên tốt nghiệp
kỹ thuật, có những bước họ có thể thực hiện, với
sự hỗ trợ của trường đại học, để cải thiện cơ hội
đảm bảo cơng việc kỹ sư trình độ sau đại học
ngay sau khi tốt nghiệp.
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Bảng 2. 2 Một số nghiên cứu trong nước liên quan
STT
(6)
Tác giả
TRƯƠNG
THỊ HƯƠNG
GIANG [9]
Tên nghiên
cứu
Các nhân tố
ảnh hưởng
đến việc làm
của sinh viên
tốt nghiệp
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
Năm
xuất
bản
2018
Nội dung
Kết luận
Khảo sát thực trạng tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt
nghiệp tại trường Đại học Sài Gịn.
- Xác định các tiêu chí chọn lựa việc làm của sinh viên
tốt nghiệp tại Đại học Sài Gịn.
- Xác định các tiêu chí tuyển dụng nhân viên của các
doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên Đại học Sài Gịn có
định hướng học tập, bổ dung kiến thức, kĩ năng cho nghề
nghiệp một cách đúng đắn và đáp ứng đủ theo yêu cầu
việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thiếu sót trong
kiến thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên, vì sao sinh viên
tốt nghiệp tại Đại học Sài Gòn gặp khó khăn trong việc
tìm kiếm việc làm.
- Từ nhu cầu của doanh nghiệp và năng lực hiện có cùng
những điểm yếu, thiếu sót hiện tại của sinh viên để làm
cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên
tốt nghiệp tại Đại học Sài Gòn tăng cao khả năng tìm
được việc làm trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thực tế cho thấy khi lựa chọn nhân viên,
nhà tuyển dụng xem xét một số tiêu chí như
kiến thức, kỹ năng và thái độ. Về kiến thức,
để chọn đúng người, nhà tuyển dụng yêu
cầu người dự tuyển phải có khả năng vận
dụng kiến thức học được vào công việc thực
tiễn, qua đó có thể phát huy tính sáng tạo,
chủ động trong công việc, làm việc độc lập
trong môi trường áp lực cao. Về kỹ năng, có
thể nói các kỹ năng hỗ trợ chuyên môn của
nhiều ứng viên rất yếu. Đây là phần yếu
nhất của sinh viên vì thiếu sự rèn luyện. Các
phương pháp đào tạo truyền thống khơng
kích thích được sinh viên tư duy độc lập. Hệ
quả, đã có khơng ít sinh viên mới ra trường
rất yếu ở kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm
việc đội nhóm, viết sai lỗi chính tả, khơng
soạn thảo được một văn bản ở dạng đơn
giản nhất. Riêng thái độ, được thể hiện qua
tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chịu
trách nhiệm của ứng viên, nhiều bạn trẻ bị
hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ cho việc giữ
chỗ làm, thăng tiến trong công việc
MSHV: 1870512
18
Luận văn Thạc sĩ
STT
(7)
Tác giả
PGS.TS.
Phùng Xuân
Nhạ, TS.
Phạm Thùy
Linh [10]
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Tên nghiên
cứu
Những giải
pháp phát triển
nguồn nhân lực
sau thời kỳ
khủng hoảng
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
Năm
xuất
bản
2009
Nội dung
Kết luận
Phân tích về nguồn nhân lực của Việt Nam cũng như tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đến
nguồn nhân lực. Trên cơ sở ấy, bài viết đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của nước ta
sau khủng hoảng như các giải pháp liên quan đến việc
tăng cường các hoạt động dự báo về cung - cầu nguồn
nhân lực, tăng cường hoạt động của các công ty cung
ứng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo và xây
dựng các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp
MSHV: 1870512
19
Nguồn nhân lực trí thức này cịn rất khiêm
tốn. Đồng thời, chất lượng lại không cao do
các nguồn nhân lực này được đào tạo lý
thuyết tách rời thực hành, và thiếu kinh
nghiệm trong công việc. Cơ cấu nguồn nhân
lực chất lượng cao đã qua đào tạo còn mất
cân đối với đặc điểm là “thừa thầy – thiếu
thợ.
Cần tăng cường các hoạt động dự báo về
cung - cầu nguồn nhân lực. Tăng cường
công tác đào tạo. Tăng cường hoạt động của
các công ty cung ứng nguồn nhân lực
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến KNLV của KSTK XD mới tốt nghiệp
Phỏng vấn chuyên gia
Để tổng hợp được bảng các yếu tố, học viên đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia
đến từ các đơn vị khác nhau có kinh nghiệm từ 10 tới 20 năm trong lĩnh vực thiết kế và
tham gia thiết kế trực tiếp vào nhiều cơng trình lớn. Bên cạnh đó, tác giả đã phỏng vấn
thêm một chuyên viên QS với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc. Chuyên viên QS không
trực tiếp thiết kế nhưng là bộ phận làm việc phối hợp với bộ phận thiết kế nên cũng sẽ
có những đánh giá khách quan. Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2. 3 Các yếu tố ảnh hưởng từ phỏng vấn chuyên gia
STT
NGƯỜI CUNG
CẤP THƠNG TIN
CÁC YẾU TỐ
1 Khả năng thích ứng với các thay đổi theo yêu cầu của
công việc
2 Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của kỹ sư
thiết kế
3 Khả năng chịu áp lực cao trong công việc của kỹ sư
thiết kế
4 Khả năng chủ động trong công việc của kỹ sư thiết kế
Chuyên viên thiết
kế
Ngày phỏng vấn:
04/03/2020
5 Khả năng quan sát, lắng nghe tiếp thu có hiệu quả của
kỹ sư thiết kế
6 Khả năng quản lý thời gian cá nhân của kỹ sư thiết kế
7
8
9
10
11
12
Khả năng sử dụng các phần mềm tin học cơ bản
Microsoft (Word, Excel..) vận dụng vào công việc
thực tế của kỹ sư thiết kế.
Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành vận
dụng vào công việc thực tế (sức bền vật liệu, cơ học
lý thuyết, cấu tạo kiến trúc…) của kỹ sư thiết kế.
Khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành vận
dụng vào công việc thực tế (thiết kế kết cấu, tổ chức,
kỹ thuật thi công…)
Khả năng sử dụng các phần mềm xây dựng (AutoCad,
Sap 2000, Etab, Revit, Project, dự toán...) vận dụng
vào công việc của kỹ sư thiết kế.
Khả năng đọc hiểu bản vẽ xây dựng cơ bản của kỹ sư
thiết kế.
Khả năng am hiểu về các tiêu chuẩn thiết kế XD của
kỹ sư thiết kế
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
Chuyên viên QS
Ngày phỏng vấn:
20/03/2020
Giám đốc và
Trưởng bộ phận
thiết kế
Ngày phỏng vấn:
24/03/2020
20
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia cùng với sự tìm hiểu trên báo và tạp chí, tác giả
tổng hợp được các yếu tố như sau:
Bảng 2. 4 Các yếu tố
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
CÁC YẾU TỐ
Kỹ năng làm việc độc lập của kỹ sư thiết kế
Kỹ năng làm việc nhóm của kỹ sư thiết kế
Kỹ năng giao tiếp của kỹ sư thiết kế
Kỹ năng đàm phán, ứng xử và thuyết trình của kỹ sư
thiết kế
Khả năng giải quyết xung đột của kỹ sư thiết kế
Khả năng thích ứng với các thay đổi theo yêu cầu của
công việc
Tinh thần học hỏi và nghiên cứu của kỹ sư thiết kế
Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của kỹ sư
thiết kế
Ý chí cầu tiến và tích cực trong công việc của kỹ sư
thiết kế
Thái độ hợp tác với đồng nghiệp của kỹ sư thiết kế
Khả năng chịu áp lực cao trong công việc của kỹ sư
thiết kế
Khả năng chủ động trong công việc của kỹ sư thiết kế
Khả năng tự kiểm tra và đánh giá trong công việc của
kỹ sư thiết kế
Khả năng sáng tạo trong công việc của kỹ sư thiết kế
Khả năng linh hoạt trong công việc của kỹ sư thiết kế
Khả năng phát triển và tầm nhìn của kỹ sư thiết kế
Biết cách bày tỏ quan điểm cá nhân trong công việc của
kỹ sư thiết kế
Khả năng quan sát, lắng nghe tiếp thu có hiệu quả của
kỹ sư thiết kế
Đạo đức nghề nghiệp của kỹ sư thiết kế
Khả năng quản lý thời gian cá nhân của kỹ sư thiết kế
Khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc của kỹ sư
thiết kế
Khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề của
kỹ sư thiết kế
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
NGUỒN
THAM KHẢO
[9]
[15]
[15]
[5]
[15]
Ý kiến chuyên gia
[9]
Ý kiến chuyên gia
[9]
[6]
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
[15]
[6]
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
[6]
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
21
Luận văn Thạc sĩ
STT
23
24
25
26
27
28
29
30
31
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
CÁC YẾU TỐ
Khả năng quản lý công việc (về chất lượng và tiến độ)
của kỹ sư thiết kế
Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản vận dụng vào
cơng việc thực tế (tốn học, vật lý, hoá học…) của kỹ sư
thiết kế.
Khả năng sử dụng các phần mềm tin học cơ bản
Microsoft (Word, Excel..) vận dụng vào công việc thực
tế của kỹ sư thiết kế.
Khả năng hiểu biết về văn bản pháp luật XD cơ bản của
kỹ sư thiết kế.
Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành vận dụng
vào công việc thực tế (sức bền vật liệu, cơ học lý thuyết,
cấu tạo kiến trúc…) của kỹ sư thiết kế.
Khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành vận dụng
vào công việc thực tế (thiết kế kết cấu, tổ chức, kỹ thuật
thi công…)
Khả năng sử dụng các phần mềm xây dựng (AutoCad,
Sap 2000, Etab, Revit, Project, dự tốn...) vận dụng vào
cơng việc của kỹ sư thiết kế.
Khả năng đọc hiểu bản vẽ xây dựng cơ bản của kỹ sư
thiết kế.
Khả năng am hiểu về các tiêu chuẩn thiết kế XD của kỹ
sư thiết kế
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
NGUỒN
THAM KHẢO
Ý kiến chuyên gia
[9]
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên
gia, [7]
Ý kiến chuyên
gia, [7]
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
Ý kiến chuyên gia
22
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu
3.2 Thiết kế bảng câu hỏi
3.2.1 Thu thập dữ liệu
Việc thiết kế quá trình tổng hợp dữ liệu rất quan trọng trên thực tế nghiên cứu và phân
tích dữ liệu, cả trên lý thuyết. Nhưng nguy cơ giảm nhẹ đi bởi niềm tin khối lượng tính
tốn nhiều có thể giúp hạn chế những thiếu sót trong tổng hợp dữ liệu và thiết kế. Để có
số liệu đạt kết quả mong đợi thì việc tổng hợp dữ liệu là thực sự quan trọng, trong đó
cần chú ý nhất là tổng thể và mẫu.
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
23
Luận văn Thạc sĩ
GVHD: PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Điều đầu tiên trong quy trình nghiên cứu cần hiểu rõ được tầm quan trọng của tổng
thể và mẫu, từ đó xác định tổng thể nghiên cứu chúng ta muốn suy diễn. Thành công
của nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào việc định hướng mục đích và đơn vị nghiên cứu,
đơn vị điều tra và đối tượng điều tra.
3.2.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
Để thống kê được dữ liệu cần thiết thì cần xây dựng bảng câu hỏi phù hợp, giúp đóng
góp vào thành cơng của nghiên cứu. Nên bảng câu hỏi cần phải phù hợp với mục đích
nghiên cứu, dễ hiểu, cụ thể và rõ ràng, tránh gây hiểu lầm cho người khảo sát. Điều đó
giúp đưa đề tài đến đúng mục tiêu đặt ra và để đạt được kết quả tốt.
Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 3 phần chính:
Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích khảo sát, nêu một số khái niệm liên
quan đến nội dung khảo sát để người tham gia khảo sát hiểu và đánh giá một cách chính
xác nhất.
Phần 1: Thơng tin chung của người tham gia khảo sát
-
Thâm niên của người tham gia khảo sát
Phịng ban vị trí của đối tượng khảo sát
Quy mô và nguồn vốn của doanh nghiệp
Loại dự án và loại cơng trình đang tham gia
Phần 2: Các câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến KNLV của kỹ sư thiết
kế XD mới tốt nghiệp:
-
Có 31 yếu tố được chia làm 6 nhóm chính gồm: yếu tố kỹ năng, yếu tố nhận thức,
yếu tố kiến thức chung, yếu tố thái độ, yếu tố quản lý, yếu tố kiến thức chung,
yếu tố kiến thức chuyên môn.
Dùng thang đo Linkert để đo mức độ ảnh hưởng với 5 mức độ từ: ‘ảnh hưởng rất
nhiều’ đến ‘ảnh hưởng rất ít’.
3.3 Mẫu nghiên cứu
3.3.1 Kích thước lấy mẫu (sample size)
Để nghiên cứu đạt kết quả cao và có giá trị khi mẫu được thu thập, phân tích phải có
tính đại diện cho tổng thể. Vì vậy số lượng mẫu giữ vai trò quan trọng quyết định đến
kết quả nghiên cứu. Nhưng việc xác định chính xác kích thước mẫu tương đối phức tạp,
nên các nhà nghiên cứu thường lấy theo kinh nghiệm. Theo kinh nghiệm, thông thường
số lượng quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải gấp 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố
[12].
Trong nghiên cứu, này có 31 yếu tố quan sát nên tác giả chọn khảo sát 180 mẫu lớn
hơn số lượng mẫu yêu cầu là 124 – 155 mẫu.
HVTH: Trần Thị Thanh Huyền
MSHV: 1870512
24