Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tìm hiểu và tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên vào hệ thống e learning tại trường đại học kinh tế luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 94 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

VŨ THƯY HẰNG

TÌM HIỂU VÀ TÍCH HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÕNG CỦA HỌC VIÊN VÀO HỆ THỐNG
E-LEARNING TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Chuyên ngành : HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số ngành: 60.34.48

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2013


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

VŨ THƯY HẰNG

TÌM HIỂU VÀ TÍCH HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA HỌC VIÊN VÀO HỆ THỐNG
E-LEARNING TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Chuyên ngành : HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ


Mã số ngành: 60.34.48

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2013


3

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : .....................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 18 tháng 7 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. Chủ tịch Hội đồng: TS. Nguyễn Thanh Bình
2. Ủy viên: TS. Nguyễn Mạnh Tuân
3. Cán bộ phản biện 1: TS. Võ Thị Ngọc Châu
4. Cán bộ phản biện 2: TS. Nguyễn Chánh Thành
5. Thư ký: TS. Lê Thanh Vân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TRƢỞNG KHOA…………


4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VŨ THÚY HẰNG

MSHV: 11326020

Ngày, tháng, năm sinh: 13/10/1988

Nơi sinh: Bình Phước

Chun ngành: Hệ thống thơng tin quản lý

Mã số : 60.34.48

I. TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ TÍCH HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA HỌC VIÊN VÀO HỆ THỐNG E-LEARNING
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Mục tiêu 1 : Xây dựng bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự thành cơng của e-learning và
ảnh hưởng đến sự hài lịng của học viên.

Mục tiêu 2 : Tích hợp các yếu tố thuộc bộ tiêu chí đã xây dựng ở mục tiêu 1 vào quá
trình xây dựng và triển khai hệ thống e-learning trong đào tạo ERP tại Khoa Hệ
thống thông tin trường đại học Kinh Tế - Luật.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 21/1/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/6/2013
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên):
TS. Nguyễn Mạnh Tuân

Tp. HCM, ngày 21 tháng 6 năm 2013
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


5

LỜI CÁM ƠN
Qua trang viết này, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trong Khoa
Quản Lý Cơng Nghiệp và Khoa Học Máy Tính, trường Đại Học Bách Khoa,
TPHCM; đặc biệt là Thầy TS. Nguyễn Mạnh Tuân, người thầy đã tận tình hướng
dẫn em trong thời gian thực hiện luận văn vừa qua, để em thực hiện tốt luận văn
Thạc Sĩ.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Khoa Tin Học Quản Lý, trường đại học Kinh Tế Luật, đã hỗ trợ em trong quá trình khảo sát và triển khai hệ thống e-learning tại
Khoa. Bên cạnh đó, em đã nhận được các tài liệu liên quan đến chuyên đề SAP
ERP, những tài liệu này đã hỗ trợ tích cực cho q trình thiết kế bài giảng phù hợp

với nội dung thực tế.
Em kính chúc Quý Thầy Cô trong Khoa Quản Lý Công Nghiệp và Khoa Học Máy
Tính trường đại học Bách Khoa, Q Thầy Cơ trong Khoa Hệ Thống Thông Tin
trường đại học Kinh Tế - Luật sức khỏe và hạnh phúc.
Em xin chân thành cám ơn!


6

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đào tạo trực tuyến (E-learning) là một trong những hệ thống thông tin khá phức tạp
và được xem là công cụ hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, học tập hiệu quả cho các
chương trình đào tạo tại nhiều trường đại học hiện nay. Tính phức tạp không chỉ
đơn thuần bởi công nghệ, mà yếu tố con người và môi trường vận hành cũng ảnh
hưởng đến sự thành công khi triển khai hệ thống này trên thực tế. Cho nên, xây
dựng và tích hợp bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự thành cơng của e-learning đang là
nhu cầu rất cần thiết dành cho các nhà nghiên cứu và nhà triển khai hệ thống.
Đề tài gồm hai mục tiêu chính, mục tiêu thứ nhất là xây dựng bộ tiêu chí ảnh hưởng
đến sự hài lịng của học viên và ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống. Trong
đó, tác giả xây dựng bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học từ Daniel
& Yi-Shun (2008) và thực hiện phỏng vấn sâu với đại diện sinh viên. Mục đích của
cuộc phỏng vấn sâu là tác giả dựa trên quan điểm của học viên để điều chỉnh các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của người học. Bộ tiêu chí mới này sẽ được soạn
thành bảng khảo sát với nội dung câu hỏi được tham khảo từ Selim (2007), mục
đích là thu thập những ý kiến đánh giá từ sinh viên về mức độ quan trọng hơn giữa
các cặp yếu tố. Sau quá trình này, tác giả sẽ có được bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự
hài lòng của học viên và ảnh hưởng đến sự thành cơng của hệ thống e-learning,
trong đó các tiêu chí có mức độ ưu tiên cao hơn sẽ được tích hợp vào quá trinh xây
dựng và triển khai hệ thống.
Mục tiêu thứ hai của đề tài là tích hợp các yếu tố thuộc bộ tiêu chí ở mục tiêu thứ

nhất vào quá trình xây dựng và triển khai e-learning. Quá trình này bắt đầu từ việc
lựa chọn ứng dụng cơng nghệ thơng tin về quản lý khóa học (Content management
system - CMS hay có thể hiểu là learning management system trong e-learning) có
sẵn trên thị trường và phân tích các yếu tố trong bộ tiêu chí thứ nhất để áp dụng trên
hoạt động giảng dạy và học tập thực tế của e-learning. Sau quá trình triển khai hệ
thống e-learning dành cho đại diện sinh viên, tác giả thực hiện khảo sát các em về
mức độ hài lòng đối với hệ thống; mục đích là đánh giá lại việc tích hợp các yếu tố
trong bộ tiêu chí ở mục tiêu thứ nhất vào e-learning thực tế.


7

Kết quả của đề tài là bộ tiêu chí về ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học và ảnh
hưởng đến sự thành công của hệ thống đã được xây dựng và tích hợp vào hệ thống
e-learning dành cho việc giảng dạy ERP tại Khoa Hệ thống thông tin. Trong đó, các
yếu tố như tính cập nhật tính dễ sử dụng và giảng viên nhiệt tình với sinh viên được
đánh giá cao nhất tại mỗi nhóm yếu tố về nội dung và cá nhân hóa, giao diện và
cộng đồng học tập. Qua quá trình khảo sát sinh viên sau khi sử dụng hệ thống, tác
giả ghi nhận được các yếu tố về hướng dẫn trên e-learning chưa được hoàn thiện, và
giảng viên cần tạo thêm các hoạt động hỗ trợ hoạt động nhóm. Tuy nhiên, hệ thống
cũng đã đạt được sự hài lòng của học viên ở một mức độ nhất định và sắp tới cần
hoàn thiện thêm các chức năng đánh giá học viên.


8

ABSTRACT

E-learning is considered as one of the most complicated Information Systems and
the powerful tool for effective learning and teaching activities at many universities

nowadays. The complexity is not only about information technology, but human
and environment factors are also important and effect the success of e-learning
system. For this reason, so many scientific research, whose the objective is to find
out the factors effect the success of e-learning system in implementation process,
have been conducted so far. So, the research in constructing and intergrating the
factors which effect the success of e-learning system is very crucial for reseachers
and implementers.
This research includes two objective. The first objective is to construct the factors
which affect the satisfaction of learner and successful systems in implementation.
Firstly, depend on the research of Daniel & Yi-Shun (2008), the author prepare an
outline of factors which affect the satisfaction of learner and do the in-depth
interview with students. The purpose of this interview is adjust the factors which
affect learner satisfaction base on the perspective of student. After that, a
questionnaire is constructed from the result of the in-depth interview combined with
the reference from survey questions of Selim (2007). The survey is implemented on
a group of students at University of Economics and Law. The objective of the
survey is to determine the important level of factors. The result of survey is used for
constructing a model of factors which affect learner satisfaction and successful elearning implementation. The factors, which more are important and high priority,
will be integrated to the system construction and deployment.
The second objective is integrating the model of factors which is built in the first
objective to constructing and deploying process of an e-learning system. This
process begin with the selection of open source course management system and
analysis the result of the survey to construct a practice e-learning system which is
used for teaching and studying activities at University of Economics and Law. After
building e-learning system, a second survey is performed to study satisfaction of


9

users. The purpose of the second survey to determine again the integrating method

these factors in first objective to a practical e-learning system.
The research accomplished its objectives to build a set of factors which is affect the
learner satisfaction and successful system and integrate these factors to the practical
e-leaning system which will used for the teaching of ERP subject in University of
Economics and Law. In the first survey, “ease of use”, “updating”, “Enthusiasm of
teacher” are the most important factors in the group of “content and personalized”
and “user interface and learning community” factors. In the second survey, from the
feedbacks of learner, the author finds that the “document guide” is needed to
improve and teacher need to create more “discussed group activities”. However, the
system archived a certain satisfactory result from learner and will be improved “the
learner evaluating function” in the next time.


10

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Tìm hiểu và tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên
vào hệ thống e-learning tại trường đại học Kinh Tế - Luật” được thực hiện xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn của Khoa Hệ thống thông tin thuộc trường đại học Kinh Tế Luật về việc triển khai công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập liên quan đến ERP. Tác
giả xin cam đoan toàn bộ nội dung trong luận văn do chính tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Thầy TS. Nguyễn Mạnh Tuân. Bên cạnh đó, tồn bộ q trình thực
hiện của đề tài đều được thực hiện đúng theo quy trình nghiên cứu do Thầy Nguyễn
Mạnh Tuân hướng dẫn. Ngoài ra, tác giả cũng cam đoan về dữ liệu được báo cáo
trong luận văn do chinh tác giả thu thập từ sinh viên ngành Hệ Thống Thông Tin
Quản Lý trường đại học Kinh Tế - Luật, TPHCM. Hơn nữa, tồn bộ các trích dẫn
trong nội dung báo cáo đều được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh, khơng có
trường hợp sao chép các kết quả của đề tài khác mà khơng được trích dẫn.


11


MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ....................................................................................... 13
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................... 15
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU: .................................................................................. 16
1.1.

Lý do hình thành đề tài: ...............................................................................16

1.2.

Mục tiêu đề tài: ............................................................................................ 17

1.3.

Ý nghĩa đề tài:.............................................................................................. 17

1.4.

Đối tượng và phạm vi đề tài: .......................................................................17

1.5.

Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................18

1.6.

Bố cục của đề tài:.........................................................................................19

Tóm tắt chƣơng 1: ................................................................................................... 20

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 21
Giới thiệu chƣơng 2: ............................................................................................... 21
2.1.

Tổng thuật lý thuyết về e-learning: ............................................................. 21

2.2.

Tổng quan về các nghiên cứu liên quan: .....................................................23

2.2.1.

Yếu tố ảnh hưởng sự thành công của e-learning: .................................23

2.2.2.

Yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của học viên khi tham gia e-learning: ..29

2.2.3.

Đánh giá về các cơng trình nghiên cứu đã khảo sát: ............................ 32

2.2.4.

Kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên vào yếu tố

ảnh hưởng đến sự thành cơng của hệ thống e-learning: .....................................34
Tóm tắt chƣơng 2: ................................................................................................... 39
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................... 40
Giới thiệu chƣơng 3: ............................................................................................... 40

3.1.

Quy trình nghiên cứu: ..................................................................................40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu: ...........................................................44

3.2.1.

Thực nghiệm: ........................................................................................44

3.2.2.

Khảo sát: ............................................................................................... 46

3.2.3.

Lập luận có cơ sở (Informed Argument) ..............................................48

3.2.4.

Phân tích dữ liệu bằng phương pháp Fuzzy AHP ................................ 49

Tóm tắt chƣơng 3: ................................................................................................... 50


12

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 51

Giới thiệu Chƣơng 4: .............................................................................................. 51
4.1.

Mục tiêu thứ nhất: Xây dựng bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự thành cơng của

e-learning và ảnh hưởng đến sự hài lịng của người học: ......................................51
4.2.

Phân tích và tích hợp bộ tiêu chí ảnh hưởng sự thành cơng của e-learning

vào hệ thống e-learning: ........................................................................................59
4.2.1.

4.3.

Phân tích các nhóm yếu tố: ...................................................................60

4.2.1.1.

Nội dung và cá nhân hóa: ............................................................... 60

4.2.1.2.

Giao diện người dùng: ...................................................................63

4.2.1.3.

Cộng đồng học tập: ........................................................................67

Mục tiêu thứ hai: Xây dựng và triển khai hệ thống e-learning: ..................70


4.3.1.

Phương pháp thực hiện: ........................................................................70

4.3.2.

Dữ liệu và phân tích: .............................................................................72

4.3.3.

Kết quả: .................................................................................................74

Tóm tắt chƣơng 4: ................................................................................................... 76
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: ..................... 77
Giới thiệu chƣơng 5: ............................................................................................... 77
5.1.

Kết quả:........................................................................................................77

5.2.

Kết luận: ......................................................................................................78

5.3.

Phương pháp luận trong triển khai e-learning: ............................................80

5.3.1.


Tổ chức chưa triển khai e-learning: ......................................................80

5.3.2.

Tổ chức đã có e-learning nhưng hệ thống chưa đạt được sự hài lịng của

người học: ...........................................................................................................81
5.4.

Hướng phát triển đề tài: ...............................................................................83

Tóm tắt chƣơng 5: ................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84
PHỤ LỤC A: Bảng câu hỏi mở dành cho phỏng vấn sâu ....................................... 88
PHỤ LỤC B: Bảng câu hỏi mới để phỏng vấn 40 sinh viên ................................... 89
PHỤ LỤC C: Bảng khảo sát đánh giá của người học về hệ thống e-learning đào tạo
ERP. .......................................................................................................................... 91


13

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Các hoạt động trên e-learning (Naidu, 2003)...............................................22
Hình 2 Mơ hình thành cơng của Hệ thống thơng tin (Seddon, 1997) .......................23
Hình 3: Mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin đã được cập nhật (Delone &
Mclean, 2003) ...........................................................................................................25
Hình 4: Mơ hình hình thành sự hài lịng của người sử dụng đối với hệ thống thơng
tin (Chin & Lee, 2000) .............................................................................................. 29
Hình 5: Mơ hình về sự hài lòng của học viên đối với e-learning (Sun, Tsai, Finger,
Chen, & Yeh, 2008) ..................................................................................................31

Hình 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học trên e-learning (Daniel
& Yi-Shun, 2008) ......................................................................................................34
Hình 7: Cấu trúc cây trong phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng của elearning và ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học (Daniel & Yi-Shun, 2008;
Selim, 2007). .............................................................................................................35
Hình 8: Quy trình nghiên cứu của mục tiêu thứ nhất ................................................40
Hình 9: Quy trình nghiên cứu của mục tiêu thứ hai ..................................................41
Hình 10: Bảng phân tích nhóm yếu tố nội dung và cá nhân hóa .............................. 53
Hình 11: Bảng phân tích các yếu tố thuộc nhóm Giao diện người học ....................55
Hình 12: Bảng phân tích thuộc nhóm yếu tố Cộng đồng học tập ............................. 57
Hình 13: Thị phần của hai nhóm sản phẩm LMS tính đến năm 2012 (Nguồn: dự án
Campus Computing tại ) .....................................59
Hình 14: Xu hướng sử dụng Blackboard learn và Moodle từ 2005 đến 2013 (Nguồn:
Google Trend) ...........................................................................................................60
Hình 15: Checklist theo dõi hoạt động của học viên ................................................61
Hình 16: Bài tập nhóm dành cho hoạt động theo nhóm của học viên ......................61
Hình 17: Test bắt đầu khóa học dành cho học viên ..................................................62
Hình 18: Giao diện của activity forum. .....................................................................62
Hình 19: Thiết kế hoạt động của khóa học ............................................................... 63
Hình 20: Thiết kế bài học dạng hình ảnh ..................................................................64
Hình 21: Giao diện bài học điện tử ...........................................................................64


14

Hình 22: Giao diện chat room ...................................................................................67
Hình 23: Giao diện lớp học ảo ..................................................................................67
Hình 24: Giao diện workshop ...................................................................................70
Hình 25: Giao diện đầu tiên của e-learning tại địa chỉ..............................................71
Hình 26: Kết quả khảo sát ý kiến của người học sau khi tham gia trên e-learning ..72



15

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng hợp các nhóm tiêu chí chính và tiêu chí cụ thể về ảnh hưởng sự hài
lịng của người học và thành cơng của e-learning (Yi-Shun, 2003; Hassan, 2005;
Selim, 2007). .............................................................................................................36
Bảng 2: Bảng tổng hợp các giá trị so sánh mức độ quan trọng trong bảng khảo sát
(Chatterjee & Mukherjee, 2010) ...............................................................................49
Bảng 3: Điều kiện đối với VACs và OEs (Comer & Lenaghan, 2013) ....................69
Bảng 4: Bảng kết quả đánh giá từ học viên .............................................................. 74


16

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU:
1.1.

Lý do hình thành đề tài:

Đào tạo trực tuyến (E-learning) sử dụng kỹ thuật mạng và truyền thông dữ liệu cho
phép người học và giáo viên linh động trong việc dạy và học. Việc xây dựng hoàn
thiện Hệ thống quản lý học tập (online learning management system - LMSs) và Hệ
thống quản trị nội dung (learning content management system - LCMSs) là bước cơ
bản nhưng chưa phải là yếu tố quyết định đến thành cơng của tồn bộ quá trình triển
khai e-learning. Theo một khảo sát lớn về lĩnh vực đánh giá chất lượng hệ thống elearning ở khía cạnh người dùng đã cho kết quả là chất lượng của hệ thống song
hành cùng với việc nâng cao sức mạnh và lợi ích của người học (Ehlers, 2004).
Ý tưởng thực hiện đề tài dựa trên việc xây dựng prototype e-learning dành cho các
khóa đào tạo về ERP (Hệ hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp - Enterprise
Resource Planning) tại trường đại học Kinh Tế - Luật. Do đặc thù của các mơn học

liên quan đến ERP địi hỏi có sự tương tác cao giữa giảng viên và người học, các
khóa học cần được thiết kế linh động về nội dung, hình thức đánh giá … Vì vậy,
triển khai e-learning dành cho các khóa học này gặp nhiều khó khăn trong việc thỏa
mãn tất cả yếu tố trên. Theo một báo cáo từ Ban Kiểm định chất lượng môn học về
khảo sát sau môn học “Chuyên đề ERP”, 92% sinh viên có nhu cầu tìm hiểu về
ERP, và 80% sinh viên chấp nhận tham gia khóa học e-learning trực tuyến, tuy
nhiên vẫn còn nhiều lo ngại về việc thiếu tương tác giữa giảng viên và học viên sẽ
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, các tài liệu quá nhiều và phức tạp gây
khó khăn cho học viên … Cho nên, trước khi xây dựng prototype, đề tài khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên và ảnh hưởng sự thành cơng của
hệ thống. Sau đó, đề tài tích hợp các yếu tố này vào quá trình xây dựng và triển khai
e-learning trong đào tạo ERP. Hơn nữa, việc xây dựng và triển khai thành công elearning đào tạo ERP không chỉ dừng lại ở các môn học liên quan đến nghiệp vụ
tích hợp trong hệ thống thơng tin, lập trình … mà cịn phù hợp với các mơn học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhận diện được các hạn chế của các e-learning đang vận hành tại trường đại học
Kinh Tế - Luật, việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của hài lòng học viên đối với sự thành


17

công của e-learning mang ý nghĩa to lớn. Hệ thống e-learning hiện tại tuy được xây
dựng và triển khai thành cơng, nhưng chỉ là hỗ trợ cho đào tạo chính quy, phần lớn
các chức năng chính là nơi trao đổi tài liệu (forum), chưa có hình thức đánh giá kết
quả học tập của học viên, cũng như chính thức đưa các môn học lên đào tạo trực
tuyến. Khoa Hệ thống thơng tin gặp khó khăn khi áp dụng hình thức đánh giá học
viên thơng qua hình thức nộp bài trực tuyến và q trình tham gia thảo luận, lý do
chính là chức năng của e-learning chưa có cơng cụ đánh giá hiệu quả và thảo luận
chủ yếu là email, tốn kém thời gian cho chính giảng viên và sinh viên. Vì vậy, đề tài
nghiên cứu bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự thành công của e-learning và ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người học, và đây sẽ là hướng dẫn cho q trình thiết kế

prototype e-learning cũng như hồn chỉnh hệ thống e-learning sau này.
1.2.

Mục tiêu đề tài:

Đề tài gồm hai mục tiêu chính sau đây: Thứ nhất, tác giả tìm hiểu về các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lịng của học viên và thành cơng đối với hệ thống e-learning, từ
đó, rút ra bộ tiêu chí phù hợp để lưu ý và hướng dẫn trong quá trình xây dựng elearning. Thứ hai, xây dựng prototype của hệ thống e-learning, trong đó, các khóa
học được thiết kế xoay quanh chuỗi mơn học về ERP, nằm trong chương trình đào
tạo năm ba và tư của Khoa Tin học quản lý - trường Đại học Kinh Tế - Luật.
1.3.

Ý nghĩa đề tài:

Về mặt lý thuyết, luận văn đưa ra bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự hài lịng của học
viên và ảnh hưởng đến sự thành công của e-learning, trong đó các nhóm tiêu chí
chính và tiêu chí chi tiết sẽ được nhận diện. Về mặt thực tiễn, đề tài xây dựng
prototype e-learning dựa trên bộ tiêu chí được đưa ra ở trên. Bên cạnh đó, các kết
quả nghiên cứu đóng góp đáng kể vào việc áp dụng hình thức đào tạo tiên tiến trong
lĩnh vực ERP tại Việt Nam, mang lại lợi ích to lớn cho người học và giáo viên, nâng
cao hình ảnh của khoa Tin Học Quản Lý nói riêng và trường đại học Kinh Tế - Luật
nói chung. Thơng qua q trình nghiên cứu, tác giả nâng cao năng lực nghiên cứu
khoa học và kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng các lý thuyết vào thực tế.
1.4.

Đối tượng và phạm vi đề tài:


18


Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hệ thống e-learning (gọi tắt là elearning), trong đó tác giả tập trung vào yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của elearning và yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học. Đối tượng tham gia
khảo sát là sinh viên và cựu sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý trường đại
học Kinh Tế - Luật.
Phạm vi của đề tài: Prototype e-learning phục vụ chương trình đào tạo các mơn học
về ERP tại Khoa Tin Học Quản Lý, trường Đại học Kinh Tế - Luật.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu:

Từ hai mục tiêu kể trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là:
(1) Thực nghiệm: tác giả đã đăng kí tài khoản để tham gia vào 2 hệ thống elearning, cụ thể là e-learning học anh văn hellochao.vn và e-learning SAP HANA,
đào tạo về ứng dụng SAP HANA. Mục đích của việc tham gia học thử tại 2 elearning điển hình là tác giả tiếp cận thực tế các hệ thống e-learning đã xây dựng
thành công và ghi nhận các ưu khuyết điểm đối với hệ thống từ góc nhìn người học.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng Moodle 2.4.4+ để xây dựng prototype e-learning, và
triển khai e-learning tại www.trieuvietcuong.com/studyerp. Sau đó, các em sinh
viên tình nguyện sẽ tham gia học thử tại website này và tác giả thực hiện phân tích
so sánh kết quả học tập của các em trước và sau quá trình học.
(2) Khảo sát: tác giả thực hiện 2 khảo sát trước và sau quá trình triển khai elearning. Trong đó, khảo sát trước triển khai nhằm ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thành công của e-learning và ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học. Đối
tượng chính là sinh viên năm 2, 3, 4 và đã tốt nghiệp tại Khoa Hệ Thống Thông Tin,
trường đại học Kinh Tế - Luật, quan tâm đến nghề nghiệp ERP. Cuộc khảo sát thứ
hai được thực hiện sau khi triển khai e-learning, và mục đích là ghi nhận đánh giá
về mức độ hài lòng về e-learning ERP.
(3) Lập luận có cơ sở (Informed Argument): tham khảo các cơng trình nghiên
cứu về “e-learning”, “satisfaction”, “learners”, “critical”, “success”, “factors”, luận
văn tập trung vào chủ đề “Sự hài lòng của học viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự
thành công của e-learning”. Tiếp theo, việc phát triển ý và lập luận xoay quanh thảo
luận các yếu tố thành cơng của e-learning dưới góc nhìn của sự hài lịng học viên.



19

Trong đó, để chứng minh lập luận trên, các dữ liệu (từ quá trình phỏng vấn và quan
sát) được phân tích bằng phương pháp Fuzzy AHP, sau đó các vùng điều kiện và
yếu tố nào được đánh giá cao sẽ trở thành hướng dẫn, ghi chú cho q trình phân
tích thiết kế prototype sau này.
(4) Phân tích dữ liệu bằng phƣơng pháp Fuzzy AHP (Fuzzy Analytic Hierachy
Process): phương pháp này giúp nhận diện các chiều quan trọng nhất bằng phương
pháp đánh giá điểm.
(5) Lập trình web, cơ sở dữ liệu, mạng như chỉnh sửa Moodle, PHP, MySQL.
1.6.

Bố cục của đề tài:

Đề tài chia thành 4 chương nội dung chính và bắt đầu từ chương 2, kết thúc là
chương 5 với nội dung tổng quát như sau:
Chƣơng 1: trình bày về lý do chọn lựa đề tài để thấy rõ việc thực hiện luận văn xuất
phát từ nhu cầu thực tế tại Khoa Hệ thống thông tin trường đại học Kinh Tế - Luật.
Tiếp theo tác giả trình bày về mục tiêu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và bố
cục của nội dung luận văn.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: Trong chương 2, tác giả tổng thuật các lý thuyết liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài là e-learning, sự hài lòng của người sử
dụng đối với hệ thống thông tin, sự thành công của hệ thống thông tin. Tiếp theo,
tác giả khảo sát các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến sự hài lịng của người
học đối với e-learning, sau đó tác giả dựa trên kết quả phỏng vấn sâu để chỉnh sửa
bộ tiêu chí cho phù hợp với ý kiến đánh giá từ học viên. Để từ đó, tác giả tổng hợp
được bộ các yếu tố ảnh hưởng đến thành cơng của e-learning dưới góc độ người
học. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các đánh giá từ một số cơng trình nghiên cứu để
nhận diện ưu, khuyết điểm của các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, mục đích là
nhận diện rõ các điểm mà đề tài này cần thực hiện cũng như là khắc phục.

Chƣơng 3: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Trong chương 3, để đạt được hai
mục tiêu chính của đề tài, tác giả xác định quy trình nghiên cứu, trong đó thể hiện
rõ các bước và trình tự thực hiện để đạt từng mục tiêu. Trong đó, tương ứng với
từng bước thực hiện cần sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, tác giả mô tả cụ


20

thể về phương pháp gồm nội dung phương pháp, cách thực hiện, mô tả dữ liệu, cách
thu thập, xử lý, thử nghiệm.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: Trong chương 4, tác giả mô tả về kết quả nghiên
cứu của đề tài, kết quả này sẽ phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu. Cụ thể là với
mục tiêu 1, tác giả trình bày về bộ tiêu chí đã có chỉnh sửa từ ý kiến của các đối
tượng đã tham gia khảo sát, sau đó tác giả phân tích và tích hợp các yếu tố này vào
hệ thống e-learning. Tiếp theo, tác giả xây dựng prototype e-learning và triển khai
thực tế lên host. Cuối cùng, tác giả phân tích dữ liệu thu thập từ nhóm sinh viên tình
nguyện học thử để đánh giá về hệ thống vừa triển khai. Sau đó, tác giả so sánh kết
quả của đề tài với kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây và phân tích các
điểm giống và khác biệt.
Chƣơng 5: Kết luận và hướng phát triển: Trong chương 5, tác giả trình bày về kết
quả, kết luận, và những hạn chế của đề tài để đưa ra hướng phát triển của đề tài
trong tương lai. Trong đó, chương 5 thể hiện kết quả đạt được về mặt lý thuyết là bộ
tiêu chí ảnh hưởng đến sự hài lịng của người học và ảnh hưởng đến sự thành công
của e-learning. Bên cạnh đó, e-learning sẽ được sử dụng như là kênh hỗ trợ cho hoạt
động dạy thực hành (workshop) tại Khoa hệ thống thơng tin vào tháng 8/2013.
Tóm tắt chƣơng 1:
Chương 1 trình bày về lý do thực hiện đề tài, bắt nguồn từ ý tưởng triển khai môn
học ERP, môn học đòi hỏi cao về nắm vững lý thuyết, khả năng thực hành, sửa lỗi,
cấu hình, trong đào tạo trực tuyến. Từ đó, chương 1 trình bày về hai mục tiêu chính
mà luận văn cần đạt tới, đó là xây dựng bộ tiêu chí ảnh hưởng sự thành cơng của elearning dưới góc độ người học và xây dựng, triển khi e-learning trong đào tạo

ERP. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể dành
cho từng mục tiêu nghiên cứu khác nhau và tóm tắt về bố cục luận văn. Chương 2
sẽ trình bày về các lý thuyết cơ bản và khảo sát các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến nội dung của đề tài.


21

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu chƣơng 2:
Chương 2 trình bày về tổng quan lý thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu
của đề tài, trong đó đề tài giới hạn trong phạm vi “sự thành công”, “sự hài lòng của
người học” và “e-learning”. Cụ thể là gồm 3 phần: Phần 1 trình bày tổng thuật về lý
thuyết, gồm các khái niệm như e-learning, sự thành công. Phần 2 trình bày về các
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của elearning, yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học, từ đó rút ra những điểm
đã đạt và chưa đạt từ các cơng trình này. Cuối cùng ở phần 3, tác giả trình bày phần
tổng hợp từ các cơng trình trước đây về bộ tiêu chí ảnh hưởng đến sự thành cơng
của hệ thống dưới góc độ người học.
2.1.

Tổng thuật lý thuyết về e-learning:

Hiện nay, công nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng trong hỗ trợ các hoạt động
kinh doanh của con người, và lĩnh vực giáo dục đang tích cực ứng dụng các ứng
dụng hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo ra mơi trường học tập mở
rộng. Vì vậy, với nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người học thì học trực
tuyến - e-learning - là lựa chọn phù hợp cho mọi đối tượng (Yi-Shun, 2003). Elearning là khái niệm về việc sử dụng công nghệ và mạng truyền thông trong dạy và
học (Naidu, 2003). Cụ thể hơn, việc học tập trực tuyến được hiểu là quá trình học
tập được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của công nghệ truyền thơng và thơng tin, đóng vai
trị là trung gian, để tạo nên môi trường học tập và giảng dạy đồng bộ hay bất đồng

bộ (Naidu, 2003). Theo Hình 1, e-learning có bốn hoạt động chính như sau: (1) Cá
nhân hóa hoạt động học tập trực tuyến (Individualized self-paced e-learning online)
là hoạt động cá nhân của học viên trên các tài nguyên học tập được thực hiện trực
tiếp nhờ vào Intranet hay Internet, ví dụ như truy cập vào các bài giảng trên hệ
thống, thực hiện các bài bài kiểm trực tuyến, … (2) Cá nhân hóa hoạt động học tập
không trực tuyến (Individualized self-paced e-learning offline) tương tự như trực
tuyến ở khía cạnh học viên truy cập vào tài nguyên của hệ thống, nhưng quá trình
này được thực hiện không thông qua kênh truyền dẫn thông tin, thay vào đó, sinh
viên xem tại máy tính cá nhân, ví dụ như xem file đã lưu trên đĩa cứng, DVD, … (3)


22

hoạt động nhóm trong học tập đồng bộ (Group-based e-learning synchronously) là
hoạt động theo nhóm được thực hiện thơng qua Internet/Intranet, bao gồm họp dưới
hình thức tin nhắn - text based conferencing hay họp thơng qua chức năng ghi hình videoconferencing. (4) Cuối cùng là hoạt động nhóm trong học tập không đồng bộ
(Group-based e-learning asynchronously) cũng tương tự như synchronously đều là
hoạt động nhóm nhưng khác biệt là khơng thực hiện đồng bộ mà cho phép thời gian
trễ. Ví dụ như mailing lists, các thành viên có thể trao đổi thơng qua mail, nhưng
việc này chỉ mang tính bất đồng bộ do người gửi phải chờ một khoảng thời gian để
người nhận trả lời và gửi lại (Naidu, 2003).

Hình 1: Các hoạt động trên e-learning (Naidu, 2003).
Nhìn nhận rõ các hoạt động của e-learning thì đây là hệ thống khá phức tạp, với hai
hệ thống chính là Hệ thống quản lý khóa học - LMS và Hệ thống quản lý nội dung LCMS. Trong đó, LMS là tập hợp các phần mềm cho phép quản trị và tổ chức
chuỗi các hoạt động dạy và học (Naidu, 2003). LMS đều phải tích hợp với LCMS,
tập hợp tất cả phần mềm cho phép lưu trữ, sử dụng các đối tượng tài ngun học tập
(Naidu, 2003). Thơng thường, LMS có những đặc điểm sau đây: quản trị các hoạt
động học tập trực tuyến, ghi nhận và báo cáo quá trình học tập của học viên, đánh
giá kết quả, ghi nhận hoạt động của học viên và khả năng truyền tải nội dung bài

giảng/tài nguyên học tập (Naidu, 2003). Nói cách khác, LMS chịu trách nhiệm quản
lý khóa học, học viên và quá trình tham gia trên hệ thống. Bên cạnh đó, mục tiêu
LCMS sẽ thực hiện chức năng này, đó là quản lý nội dung học tập của người học và
phát triển thường xuyên nội dung này (Naidu, 2003). Tuy nhiên, việc sử dụng các
phần mềm hay hệ thống học trực tuyến hiện đại chưa mang lại thành cơng hồn
tồn. Để tìm hiểu lý do tại sao thất bại của e-learning, phần 2 sẽ khảo sát các cơng
trình nghiên cứu có liên quan đến thành công của e-learning.


23

2.2.

Tổng quan về các nghiên cứu liên quan:

Mặc dù khái niệm học tập trực tuyến này đã có từ rất lâu, nhưng việc triển khai
thành công hệ thống này và mang lại sự hài lịng đối với người học thì chưa nhiều.
Năm 2006, tốc độ phát triển của e-learning là 35.6%, tuy nhiên, tỉ lệ thất bại cũng
cao tương ứng (Sun, Tsai, Finger, Chen, & Yeh, 2008). Bên cạnh đó, khái niệm
thành công rất phức tạp, sau đây, phần 2.1, tác giả khảo sát các cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến thành công của e-learning.
2.2.1. Yếu tố ảnh hưởng sự thành công của e-learning:
Trước khi đi vào khảo sát chi tiết các cơng trình nghiên cứu liên quan đến yếu tố
ảnh hưởng sự thành công của e-learning, tác giả tìm hiểu về mơ hình về sự thành
cơng của hệ thống thông tin (Information System - IS) của Seddon (1997) được thể
hiện ở Hình 2, đây là mơ hình được xác định rõ hơn từ mơ hình của Delone và
McLean (1992).

Hình 2 Mơ hình thành cơng của Hệ thống thơng tin (Seddon, 1997)
Lý do chọn lựa mơ hình này để bắt đầu tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng sự thành cơng

của e-learning vì e-learning cũng là một hệ thống thông tin. Theo Seddon (1997), hệ
thống thông tin là một ứng dụng của công nghệ thông tin, một tập hợp các ứng dụng
(trên phạm vi toàn tổ chức) hay là một ứng dụng thuộc một loại công nghệ thông


24

tin. Vậy, với định nghĩa ở phần 2.1, e-learning cũng là một tập các ứng dụng nhằm
quản lý khóa học và nội dung, bao gồm website tương tác trực tiếp với người học;
tập hợp các ứng dụng, chức năng xử lý; cơ sở dữ liệu lưu trữ toàn bộ giao dịch phát
sinh, bài giảng; server lưu trữ code và cơ sở dữ liệu và cần đường truyền Internet.
Mơ hình đánh giá thành công của hệ thống thông tin gồm ba khung chính, (1) khung
thứ nhất là đo lường chất lượng của thơng tin và hệ thống, trong đó, chất lượng của
thông tin liên quan đến các vấn đề như sự liên quan (relevance), kịp thời
(timeliness) và độ chính xác của thông tin lấy từ hệ thống thông tin (Seddon, 1997).
Tuy nhiên, e-learning không phải là hệ thống phục vụ cho việc quyết định
(decision-making) nên việc đo lường chất lượng của thơng tin được hiểu theo khía
cạnh nội dung bài giảng cần đảm bảo tính hồn chỉnh, dễ hiểu, liên quan đến khóa
học và bảo mật. Cịn chất lượng của hệ thống đề cập đến vấn đề lỗi trong hệ thống,
tính thống nhất của các giao diện, tính dễ sử dụng (ease of use), chất lượng của tài
liệu hướng dẫn sử dụng (documentation), đôi khi liên quan đến chất lượng trong
quá trình bảo trì “code”. (2) Khung nhìn thứ hai liên quan đến thước đo mang tính
cảm tính (perceptual measures) đối với lợi ích của hệ thống thơng tin, bao gồm hai
thước đo là tính hữu dụng được nhận diện (perceived usefulness) và sự hài lòng của
người dùng (user satisfaction). Thước đo tính hữu dụng được nhận diện là thang đo
cảm tính về mức độ mà người sử dụng tin tưởng rằng việc sử dụng hệ thống có thể
cải thiện, nâng cao hiệu quả cơng việc của họ, của nhóm hay tồn tổ chức (Seddon,
1997). Đây là khía cạnh của người sử dụng nhận thấy được lợi ích từ việc sử dụng
hệ thống thơng tin. Trong khi đó, thước đo sự hài lòng của người dùng là kết quả
của cá nhân người sử dụng đã nhận được từ quá trình sử dụng hệ thống và đánh giá

kết quả đó theo mức độ hài lịng hay khơng hài lịng (Naylor, 1980). Nhìn vào mối
liên hệ giữa các thước đo thì sự hài lòng của người dùng bị ảnh hưởng bởi các thước
đo cịn lại, đó chính là chất lượng hệ thống, thơng tin, tính hữu dụng được nhận
diện, lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội. Và thước đo sự hài lòng của người
dùng ảnh hưởng đến sự mong đợi về lợi ích thực của việc sử dụng hệ thống trong
tương lai, và sự mong đợi này sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống thông tin
trong tổ chức.


25

Tiếp theo, tác giả tìm hiểu về mơ hình sự thành công của hệ thống thông tin của tác
giả Delone và Mclean (2003), đây là mơ hình cải tiến từ mơ hình năm 1992. Theo
Hình 3, mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin có thêm thước đo về chất
lượng dịch vụ (service quality), đây là sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp hệ thống
thơng tin trong việc bảo trì hệ thống, hướng dẫn người dùng cách sử dụng, xử lý sự
cố phát sinh. Và yếu tố chất lượng của dịch vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng do sự phức tạp của hệ thống thơng tin, người dùng có thể gặp khó khăn
trong quá trình sử dụng, và lúc này sự hỗ trợ từ các nhân viên của tổ chức triển khai
hệ thống là vơ cùng quan trọng. Ngồi ra, thước đo hài lòng của người sử dụng còn
ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thơng tin. Điều đó thể hiện lý do tại sao
người sử dụng hệ thống thông tin từ chối tiếp tục sử dụng các chức năng của hệ
thống là vì họ khơng thỏa mãn và đây cũng là nguyên nhân thất bại của hầu hết các
hệ thống thông tin, cụ thể là Hệ hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP), elearning, … Bên cạnh đó, việc người dùng chấp nhận sử dụng hệ thống thông tin
chưa phải là họ sẽ hồn tồn hài lịng mà thước đo này vẫn có thể thay đổi và tác
động lại ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin. Khi người dùng cảm thấy hài
lịng thì họ nhận thấy được giá trị từ việc sử dụng hệ thống thông tin ở góc độ cá
nhân hay tổ chức; từ đó, họ đánh giá lợi ích nhận được nhiều hơn so với chi phí.

Hình 3: Mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin đã được cập nhật (Delone &

Mclean, 2003)
Sau khi tìm hiểu về mơ hình của Seddon (1997) và Delone & Mclean (2003), tác giả
áp dụng mơ hình đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin vào việc đánh giá
sự thành cơng của e-learning. Trong đó, một số thước đo quan trọng như chất lượng


×