Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.48 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1 Vai trò và nhiệm vụ của nhập khẩu đối với Việt Nam
2.1.1 Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của Việt Nam trên
các mặt như sau:
Thứ nhất, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh
thương mại vì thông qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60-100%
nguyên, nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất. Trong điều kiện sản xuất
nguyên liệu trong nước chưa phát triển, việc nhập khẩu những nguyên liệu cao cấp
như sợi cho ngành dệt, vải cho ngành may, phân bón cho nông nghiệp, các linh
kiện cho ngành lắp ráp xe hơi, điện tử…Hoạt động nhập khẩu đã và đang góp phần
quan trọng trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
hướng về xuất khẩu.
Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh vào quá trình đổi mới công nghệ, trang
thiết bị sản xuất. Qua đó nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động trong
nước.
Thứ ba, nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc nâng cao mức sống, mở
rộng nhu cầu trong nước của người dân. Bởi vì không chỉ cải thiện đồng lương của
đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu mà hoạt động này còn cung
cấp các yếu tố đầu vào ( khoa học công nghê, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…)
qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, giải quyết công ăn, việc làm cho người lao
động. Mặt khác, việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, sách báo, văn hóa phẩm đã
góp phần nâng cao trình độ dân trí , cải thiện đời sống của người dân.
2.1.2 Nhiệm vụ của công tác nhập khẩu
• Đảm bảo kịp thời đầy đủ và đồng bộ nhu cầu về tư liệu sản xuất trong nước.
• Góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
• Bổ sung kịp thời những nhu cầu đời sống trong nước mà hoạt động sản xuất trong
nước chưa đáp ứng kịp.
Trong suốt hơn 20 năm đổi mới kinh tế thì Việt Nam luôn trong tình trạng
nhập siêu, cùng với tiến trình mở cửa theo lộ trình AFTA và WTO thì nhập siêu
ngày càng lớn: năm 2005 nhập siêu 4,5 tỷ USD; năm 2006: 4,8 tỷ USD; năm 2007


đã lên đến 12,44 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 84 tỷ
USD, tăng 34% so với năm 2007. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 28,5 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch
nhập khẩu và tăng 31,3% so với năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh
nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 55,5 tỷ USD, chiếm 66,1 % tổng kim ngạch
nhập khẩu cả nước và tăng 35,3% so với năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép…Năm 2008, nhập khẩu
máy móc thiết bị tăng 21,4% so với năm 2007, trong đó xăng dầu: 8,9%, thép
thành phẩm: 2,2% , phôi thép: 16,1%, bông các loại: 42,9%, đặc biệt ô tô nguyên
chiếc: 64,9%.
Thị trường nhập khẩu năm 2008 chủ yếu tập trung vào châu Á, trong đó nổi
bật từ các thị trường Trung Quốc, Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…
Trong đó nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đạt khoảng từ 13 tỷ USD. Với việc
thực hiện tích cực các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với
một số mặt hàng như ô tô và linh kiện ô tô, vàng, kiểm soát nguồn ngoại tệ cho
nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách hiệu quả. Tỉ lệ nhập siêu trong quí I là
62,4%, quí II giảm xuống 34%. Bắt đầu từ tháng 8 tốc độ tăng kim ngạch nhập
khẩu đã nhanh chóng giảm mạnh. Đặc biệt kim ngạch nhập khẩu trong tháng 11 và
tháng 12 còn giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhập khẩu và tỷ lệ nhập
siêu đang được kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao. Con số nhập siêu cả năm 2008
của Việt Nam là 19 tỷ USD, bằng 29,2% kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với
năm 2007, gần bằng cả thời kì 2001-2005 và vượt xa con số kế hoạch( 10,8-10,9 tỷ
USD).
Nhưng qua thống kê có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2008
tăng chủ yếu là do giá tăng mạnh trong khi khối lượng nhập khẩu tăng không đáng
kể. Điều đáng nói là ở một số mặt hàng khối lượng hàng nhập về tăng mạnh lại
đúng vào thời điểm giá trên thị trường thế giới lên đến đỉnh, điển hình ở một số
mặt hàng như xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, giấy… Chính điều này đã cản trở cho
việc giảm giá bán lẻ ở trong nước, gây thiệt hại cho nền kinh tế, cho người tiêu
dùng và cho chính bản thân doanh nghiệp.

Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 69.95 tỷ USD, tăng 16% so với năm
2008. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 26.07 tỷ USD,
trong đó các doanh nghiệp (DN) trong nước tăng 15,1% và các DN có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 14,9%. Nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên, nhiên
vật liệu phục vụ cho đầu vào sản xuất xuất khẩu sẽ tiếp tục gia tăng, chiếm tỷ trọng
76% với 53.162 tỷ USD. Nhóm mặt hàng bị kiểm soát nhập khẩu bao gồm giấy,
dầu mỡ động thực vật, sản phẩm dầu gốc, gas..., chiếm tỷ trọng 16,7% với 11.68 tỷ
USD. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu bao gồm nguyên phụ liệu thuốc lá, ô tô và
phụ tùng ô tô dưới 12 chỗ ngồi, linh kiện xe gắn máy... sẽ chiếm 7,2%, khoảng 5 tỷ
USD. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, với tỷ trọng
khoảng 75-85%, tiếp theo là EU và châu Mỹ. Trong năm 2009, các biện pháp kiểm
soát nhập khẩu thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đã được áp
dụng mạnh để giảm nhập siêu.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2010 ước tính đạt gần 7 tỷ USD, tăng
3% so với tháng trước và tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng
đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 24,8 tỷ USD, tăng 35,6% so
với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 14,6 tỷ USD,
tăng 24,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,2 tỷ USD, tăng 55,6%. Kim
ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất
đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
đạt 4 tỷ USD, tăng 14,8%; xăng dầu đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%; vải đạt 1,5 tỷ
USD, tăng 19%; sắt thép đạt 1,6 tỷ USD, tăng 33,9%; điện tử, máy tính và linh
kiện đạt 1,4 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo đạt 1,1 tỷ USD, tăng 54,7%; ô tô đạt
825 triệu USD, tăng 57%, trong đó ô tô nguyên chiếc 227 triệu USD, giảm 0,3%;
nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 737 triệu USD, tăng 24,8%; hóa chất đạt
584 triệu USD, tăng 44,9%;
Nhập siêu tháng 4/2010 ước tính 1,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước và bằng
21,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu. Nhập siêu 4 tháng đầu năm đạt 4,7 tỷ
USD, bằng 23,1% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
Hình 2.1 Kim ngạch NK của Việt Nam giai đoạn 2000-2009

ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn:tổng cục thống kê)
2.2.2 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
2.2.2.1 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng:
Trong năm 2009 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 12,67 tỷ USD tăng
14,4% so với năm trước , nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 lên 69,95 tỷ
USD, tăng 17,9% so với năm 2008.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam
trong năm 2009 có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,1 tỷ USD, giảm 6,2%;
Nhật Bản: 1,26 tỷ USD, giảm 21,9%; Hàn Quốc: 439 triệu USD; giảm 22,7%; Hoa
Kỳ: 395 triệu USD, tăng 9,5%,... so với cùng kỳ năm 2008.
2.2.2.2 Sắt thép các loại:
Năm 2009, cả nước nhập khẩu hơn 9.7 triệu tấn thép các loại, tăng 13,8%
so với năm trước với trị giá là 5.4 tỷUSD. Lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt
Nam trong năm là 2.4 triêu tấn, tăng 22% so với năm trước, trị giá trên 1tỷ USD.
Hình 2.2.2.2: Nhập khẩu sắt thép từ các thị trường chính
7 tháng 2009 so với 7 tháng 2008
2.2.2.3 Thức ăn gia súc và nguyên liệu:
Trong năm 2009, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 1.76 tỷ USD, cao hơn
nhiều so với năm 2008.
Trong đó, nhập khẩu từ Achentina là: 294 triệu USD, tăng 202,6%; Ấn Độ :
285 triệu USD, giảm 52%; Trung Quốc: 98 triệu USD, tăng 32,4%; và Hoa Kỳ:
97,6 triệu USD, giảm 6,9% so với 7 tháng 2008.
2.2.2.4 Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày:
Trong năm 2009 nhập khẩu 17.4 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu của
nhóm hàng này giảm 8.62% so với năm 2008.
Bảng 2.2.2.4 : Lượng, trị giá nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu ngành
dệt may, da, giày năm 2009 và năm 2008
Tên hàng 2008 2009

×