Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải nước thải và chất thải rắn trong ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 63 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ MINH THÙY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ SỐ PHÁT THẢI
NƯỚC THẢI, CHẤT THẢI RẮN
TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tôn Thất Lãng ...................................................
Người phản biện 1: PGS.TS Bùi Xuân An ...................................................................
Người phản biện 2: TS. Hồ Minh Dũng........................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng

năm 2018.

Thành phần Hợi đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS,TS Trương Thanh Cảnh

- Chủ tịch Hội đồng


2. PGS.TS Bùi Xuân An

- Phản biện 1

3. TS Hồ Minh Dũng

- Phản biện 2

4. PGS.TS Đinh Đại Gái

- Ủy viên

5. TS. Nguyễn Thanh Bình

- Thư kýi rõ họ, t

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đinh Thị Minh Thùy

MSHV: 1400421

Ngày, tháng, năm sinh: 28/02/1984

Nơi sinh: Sông Bé

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải nước thải và chất thải rắn trong ngành chế
biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá hiện trạng tình hình ơ nhiễm mơi trường gây ra do hoạt động ngành chế
biến hạt điều trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa chất thải rắn và các yếu tố sản
xuất; mối quan hệ giữa nước thải và các yếu tố sản xuất;
- Kiểm định các hệ số của hàm mô tả mối quan hệ lượng chất thải rắn, nước thải
phát sinh và các yếu tố khảo sát; hiệu chỉnh.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, xử lý nước thải cho ngành chế biến hạt điều
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 3523/QĐ-ĐHCN ngày 29/12/2017
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 29/6/2018
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Tơn Thất Lãng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …


NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tôn Thất Lãng đã tận tình hướng dẫn, đợng
viên và tạo điều kiện thuận lợi, cùng những ý kiến đóng góp sâu sắc nhất cho em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô và Cán bộ của Viện Khoa học công nghệ và
quản lý môi trường – Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã hết
lịng giảng dạy, trùn đạt kiến thức và giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn các cán bộ kỹ thuật và quản lý của các nhà máy chế biến hạt điều trên địa
bàn tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ tơi trong việc tính tốn và thu thập các dữ liệu về
sản xuất trong suốt quá trình thu thập, khảo sát thực tế.
Cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Chi cục Bảo vệ mơi trường tḥc Sở Tài ngun
và Mơi trường tỉnh Bình Phước, các học viên lớp Cao học Quản lý Môi trường 4A
đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện Luận văn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong những năm qua, diện tích cây điều địa bàn tỉnh Bình Phước ngày mợt phát triển
cả về diện tích trồng, khai thác và sản lượng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có mợt nghiên
cứu chặt chẽ, chi tiết cho việc xây dựng hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong nước
thải, chất thải rắn ngành chế biến hạt điều để phục vụ công tác bảo vệ mơi trường. Vì
vậy, đề tài ”Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải nước thải, chất thải rắn trong ngành

chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là cần thiết, phù hợp với tình hình kinh
tế - xã hợi của tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích số liệu, trao đổi với các
chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường và chế biến hạt điều. Căn cứ
vào lưu lượng nước cấp, công suất, khối lượng nguyên liệu và công nghệ sản xuất
xây dựng cơ sở lý thuyết và thực hiện tính tốn xác định hệ số phát thải nước thải,
chất thải rắn ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Qua thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Bình Phước có hai cơng nghệ sản xuất hạt
điều: công nghệ hấp hơi nước và công nghệ chao dầu, với tính chất ơ nhiễm trong
nước thải có nồng đợ của mợt số chỉ tiêu như sau: BOD 170 - 500mg/l, COD 300 900mg/l, tổng P 8 - 30mg/l.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được hệ số phát thải và hàm hồi quy trong nước thải,
chất thải rắn ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cụ thể như sau:
- Hệ số phát thải và hàm hồi quy trong nước thải công nghệ chao dầu
+ Hệ số phát: 1,13 ± 0,4
+ Hàm hồi quy tuyến tính: M_NT(chao) = 242,61 + 2,5024P + 1,1523W + 4,3647I
- Hệ số phát thải và hàm hồi quy trong nước thải công nghệ chao dầu
+ Hệ số phát: 0,16 ± 0,08
+ Hàm hồi quy tuyến tính: M_NT (hấp) = 0,5213P + 0,3215W + 5,0367I


- Hệ số phát thải và hàm hồi quy trong chất thải rắn:
+ Hệ số phát thải: 0,75 ± 0,219
+ Hàm hồi quy tuyến tính: M_CTR = 2605,61 + 42,5024*I
Đề tài đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường áp dụng phù hợp với điều kiện thực
tế hiện nay của ngành nghề sản xuất hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển ngành nghề truyền thống đi đôi với bảo vệ môi trường,
tiến tới phát triển bền vững.


ABSTRACT

In the last years, cashew nuts branch in Binh Phuoc province is being developed all
about cultivated area, exploit and yield. However, at the moment there is no a close
and detailed research for establishing the pollution emission factor of wastewater,
solid waste in the cashew nuts processing branch for the environmental protection.
So, with the Thesis ”Establishing the emission factor of wastewater and solid waste
in the cashew processing branch in Binh Phuoc province” is necessary, fit with the
socio- economic situation of Binh Phuoc province and the country.
The Thesis is done on basic of actual survey, take samples and analyse criterias,
discussion with experts, technical agent in the field of environment and cashew nuts
processing. Based on flow rate, production, material input, capacity and technology
of producing, The Thesis established the elementary theory and carried out
calculation to define the emission factor of wastewater, solid waste in the cashew
processing branch in Binh Phuoc province.
The reality is that in Binh Phuoc province, there are two technologies for cashew nut
production: steam steamer and oil roasting technology. The pollutants in wastewater
are as follows: BOD 170 - 500mg/l, COD 300 - 900mg/l, total P 8 - 30mg/l.
The results of the study have established the emission coefficient and regression
function in waste water and solid waste of cashew nuts processing branch in Binh
Phuoc province as follows:
- Emission coefficient and regression function in wastewater use technology oil:
+ Wastewater emission coefficient: 1,13 ± 0,4
+ Linear regression function: M_NT(oil) = 242,61 + 2,5024P + 1,1523W + 4.3647I
- Emission coefficient and regression function in wastewater use steaming
technology
+ Wastewater emission coefficient: 0,16 ± 0,08


+ Linear regression function: M_NT (steam) = 0,5213P + 0,3215W + 5,0367I
- Emission coefficient and regression function in solid waste
+ Coefficient of emission solid waste: 0,75 ± 0,219

+ Linear regression function: M_CTR = 2605,61 + 42,5024I
The project has proposed several measures for environmental protection, including
feasible technology and managment and corresponding application in curent
situation of cashew nuts processing in Binh Phuoc province. This aims to preserve
and develop traditional industry, concurrently implement sustainable development.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và
dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên
(Chữ ký)

Đinh Thị Minh Thùy


MỤC LỤC
MỤC LỤC
...............................................................................................................
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................v
MỞ ĐẦU
.............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................3
4.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................3
4.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................................6
5.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................6
5.2 Ý nghĩa thực tế ......................................................................................................6
5.3 Tính mới ................................................................................................................6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ...................................8
1.1 Tổng quan về cây điều ..........................................................................................8
1.1.1 Khái quát ngành điều trên thế giới .....................................................................9
1.1.2 Khái quát ngành điều ở Việt Nam....................................................................10
1.1.3 Hiện trạng cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước ...........................................14
1.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ........................................................................30
1.2.1 Tình hình nghiên cứu hệ số phát thải trên thế giới ..........................................30
1.2.2 Tình hình nghiên cứu hệ số phát thải trong nước ............................................32
CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÁT THẢI .................38
2.1 Các phương pháp xác định hệ số phát thải .........................................................38
2.1.1 Các phương pháp xác định hệ số phát thải nước thải, chất thải rắn từ các nhà
máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................................................38
2.1.1.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .......................................................38
2.1.1.2 Phương pháp kế thừa .....................................................................................38
2.1.1.3 Phương pháp chuyên gia ...............................................................................39
2.1.1.4 Phương pháp phân tích, thống kê - xử lý số liệu, tổng hợp ..........................39
2.1.1.5 Phương pháp xử lý số liệu để xây dựng hàm hồi quy tuyến tính tải lượng
chất thải rắn, nước thải ..............................................................................................42
2.1.1.6 Phương pháp kiểm định tính có ý nghĩa thống kê của mơ hình hồi quy ......44
2.1.2 Ngun tắc và quy trình xây dựng, tính tốn hệ số phát thải chất thải rắn, nước
thải trong chế biến hạt điều .......................................................................................46
2.1.2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ số phát thải ............................................................46
2.1.2.2 Quy trình xây dựng, tính tốn hệ số phát thải ...............................................47

2.2 Quy trình xây dựng hàm hồi quy tuyến tính thải lượng chất thải rắn, nước thải .......48
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................49
i


3.1 Hiện trạng môi trường các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh ............49
3.1.1 Hiện trạng chất lượng nước thải các nhà máy chế biến hạt điều .....................49
3.1.1.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến hạt điều ........49
3.1.1.2 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến hạt điều ......53
3.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn .........................................................................54
3.2.1 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng chất thải rắn .............56
3.2.2 Kết quả tính toán, xây dựng hệ số phát thải chất thải rắn ................................62
3.2.3 Thảo luận kết quả .............................................................................................65
3.3 Kết quả tính tốn, xây dựng hệ số phát thải nước thải và hàm hồi quy tuyến tính
thải lượng nước thải phát sinh của nhà máy chế biến hạt điều .................................66
3.3.1 Kết quả tính toán, xây dựng hệ số phát thải nước thải sử dụng cơng nghệ chao
........................................................................................................................67
3.3.2 Kết quả tính tốn, xây dựng Hệ số phát thải nước thải sử dụng công nghệ hấp ..
........................................................................................................................69
3.3.3 Tính tốn, xây dựng hàm hồi quy tún tính thải lượng nước thải phát sinh ..69
3.3.4 Kết quả xử lý số liệu hàm thải lượng hồi quy tuyến tính lượng phát thải nước thải ..70
3.3.5 Thảo luận kết quả .............................................................................................72
3.4 Xây dựng hệ số phát thải và hàm hồi quy thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải ngành chế biến hạt điều .............................................................................74
3.4.1 Xây dựng hệ số phát thải ..................................................................................78
3.4.2 Xây dựng hàm hồi quy thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ..............78
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU, XỬ LÝ CHẤT
THẢI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
PHƯỚC ....................................................................................................................90
4.1 Về quy hoạch phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh ....................90

4.2. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và công nghệ xử lý nước thải .............................90
4.3 Biện pháp giảm thiểu xử lý chất thải rắn ............................................................94
4.3.1 Ứng dụng ủ phân Compost từ vỏ lụa hạt điều .................................................94
4.3.2 Ứng dụng vỏ hạt điều để đốt nung gạch ..........................................................94
4.3.3 Ép dầu điều từ vỏ hạt điều................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
1 Kết luận ..................................................................................................................96
2. Kiến nghị: ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

ii


DANH MỤC HÌNH
Diễn biến thời vụ thu hoạch điều của các nước trên thế giới ..................10
Quy trình chế biến hạt điều bằng công nghệ hấp hơi nước .....................19
Máy sàng hạt điều thô ..............................................................................20
Nồi hấp sử dụng hơi nước .......................................................................21
Tách vỏ hạt điều thủ công........................................................................22
Tách hạt điều bằng máy tự động dùng khí nén ........................................22
Tách hạt điều bằng máy tự đợng cơ khí ..................................................23
Lị sấy hạt điều .........................................................................................24
Máy bóc vỏ lụa tự động ...........................................................................25
Phân loại hạt thủ công..............................................................................25
Sử dụng máy phân loại kích cỡ hạt .........................................................26
Hệ thống đóng gói sản phẩm ...................................................................26
Quy trình chế biến hạt điều bằng cơng nghệ chao dầu ............................29
Đồ thị minh họa sự phân bố tuyến tính chất thải rắn ...............................65
Đồ thị minh họa sự phân bố tún tính lưu lượng nước thải (cơng nghệ

chao) ........................................................................................................73
Hình 2.3 Đồ thị minh họa sự phân bố tuyến tính lượng nước thải (cơng nghệ hấp) ..
.................................................................................................................74
Hình 4.1 Quy trình hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến hạt điều...............91
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 2.1
Hình 2.2

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 2.1

Bảng 2.2
Bảng 2.3

Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng điều từ năm 1999 – 2015 ...11
Diễn biến diện tích điều trồng mới từ 2010 – 2015 .................................12
Diện tích cây cơng nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước ..........14
Sản lượng hạt điều nhân của tỉnh Bình Phước ........................................15
Sản lượng điều xuất khẩu trong những năm qua .....................................15
Kết quả phân tích thành phần các chất ơ nhiễm trong nước thải 50
Khối lượng chất thải rắn phát sinh...........................................................55
Nguồn nguyên liệu trung bình tại các nhà máy chế biến hạt điều trên địa
bàn tỉnh ....................................................................................................57
Bảng 2.4 Công suất của các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh .............58
Bảng 2.5 Khối lượng chất thải rắn của các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh
.................................................................................................................60
Bảng 2.6 Kết quả xử lý số liệu hệ số phát thải chất thải rắn ...................................62
Bảng 2.7 Kết quả hệ số phát thải chất thải rắn cho nhà máy chế biến hạt điều đối
với nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu............................64
Bảng 2.8 Kết qủa xử lý hàm phát sinh chất thải rắn ...............................................65
Bảng 2. 9 Kết quả đánh giá phương trình hàm hồi quy ...........................................65
Bảng 2.10 Lượng nước sử dụng bình quân ngành chế biến hạt điều sử dụng công
nghệ chao .................................................................................................67
Bảng 2.11 Lượng nước thải bình quân ngành chế biến hạt điều sử dụng công nghệ
chao ..........................................................................................................68
Bảng 2.12 Lượng nước sử dụng bình quân ngành chế biến hạt điều sử dụng cơng
nghệ hấp ...................................................................................................69
Bảng 2.13 Lượng nước thải bình qn ngành chế biến hạt điều sử dụng công nghệ
hấp............................................................................................................71
Bảng 2.14 Kết quả hệ số phát thải nước thải cho chế biến hạt điều sử dụng công
nghệ chao và hấp .....................................................................................69

Bảng 2.15 Kết quả đánh giá sự khác nhau về ý nghĩa thống kê giữa 2 công nghệ ...70
Bảng 2.16 Kết quả xử lý hàm phát sinh nước thải công nghệ chao ..........................71
Bảng 2.17 Kết quả đánh giá phương trình hàm hồi quy công nghệ chao .................71
Bảng 2.18 Kết quả xử lý hàm phát sinh nước thải công nghệ hấp ...........................72
Bảng 2.19 Kết quả đánh giá phương trình hàm hồi quy cơng nghệ hấp
.................................................................................................................72

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB:

Ngân hàng phát triển Châu Á

BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD:

nhu cầu oxy hóa học

DTTH:

Diện tích thu hoạch

EPA:

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ


ESI:

Chỉ số môi trường phát triển bền vững

GDP:

Tổng sản phẩm nợi địa

NH4+:

Amoni, tính theo N

PTBV:

Phát triển bền vững

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

SP:

Sản phẩm

TNMT:

Tài nguyên môi trường

TSS:


Tổng chất rắn lơ lửng

UBND:

Ủy ban nhân dân

WHO:

Tổ chức y tế thế giới

WB:

ngân hàng thế giới

UNEP:

Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc

v


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bình Phước là tỉnh có ngành chế biến nơng lâm sản đóng vai trị chủ lực mang lại
hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân trong khu vực, đồng thời cũng giải quyết
vấn đề công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống cho người
dân trong tỉnh dần dần đưa ngành cơng nghiệp tỉnh nhà lên mợt vị trí mới. Hiện nay,
diện tích cây điều của Bình Phước đạt hơn 134.000ha, chiếm gần 50% diện tích
điều cả nước; trong đó có 132.000ha đang cho thu hoạch, sản lượng đạt khoảng

150.000 tấn/năm. Tỉnh Bình Phước đã được Chính phủ, Bợ Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn quy hoạch là vùng nguyên liệu điều chính của cả nước với diện tích
200.000ha điều vào năm 2020. Hạt điều Bình Phước đã được chọn để xây dựng
thương hiệu quốc gia. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Bình
Phước đạt 500 triệu USD, chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Bình
Phước hiện có hơn 200 cơ sở gia cơng vỏ lụa hạt điều và khoảng 99 Công ty, doanh
nghiệp sản xuấtchế biến điều với tổng công suất khoảng 82.000 tấn/năm, giải quyết
việc làm cho khoảng 50.000 lao động. [1] Cơng nghiệp chế biến điều đã góp phần cải
thiện, nâng cao đời sống của nhân dân; nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng
bào dân tộc thiểu số.
Cùng với việc tăng sản lượng hạt điều, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí,
chất thải rắn... cũng tăng theo. Để ngành sản xuất hạt điều ở Bình Phước phát triển
mạnh và bền vững, cần tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp bảo vệ mơi
trường thích hợp.
Ngành chế biến hạt điều của tỉnh còn phát triển chưa đồng bợ, chưa có qui hoạch
nên đa số các nhà máy này nằm xen kẽ khu dân cư, công nghệ xử lý chưa đạt yêu
cầu kéo theo đó là hệ lụy về vấn đề môi trường, các cơ sở này hoạt đợng đã thải ra
khơng ít khói bụi, nước thải và cả tiếng ồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và
sinh hoạt của người dân. Hầu hết các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh
chưa xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; một số nhà máy có cơng nghệ xử lý chất
thải nhưng chỉ là cách tiếp cận thụ đợng, chưa có biện pháp phòng ngừa chất thải;
1


mợt số nhà máy cịn sử dụng cơng nghệ lạc hậu, thiết bị thô sơ, chậm đổi mới, làm
tăng mức độ ô nhiễm.
Trong thời gian những năm gần đây, công tác quản lý môi trường đối với các vấn đề
môi trường phát sinh của ngành chế biến hạt điều trong tỉnh đã được chú trọng,
quan tâm; tuy nhiên việc quản lý này gặp khá nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân
khách quan, chủ quan. Vì các báo cáo và nghiên cứu hiện nay cho ngành chế biến

hạt điều trên địa bàn tồn tỉnh chỉ mang tính tổng qt cho nhiều nhà máy để giải
quyết vấn đề mang tính chung và phổ biến cịn hạn chế. Từ đó các nhà máy gặp
nhiều khó khăn trong việc tham khảo các quy trình phù hợp và hiệu quả, chi phí
thấp.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh chưa có mợt thống kê cụ thể hay một đề tài nghiên
cứu nào đề xuất, đưa ra được hệ số phát thải nước thải, chất thải rắn phục vụ cho
công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan.
Để giải quyết các vấn đề trên việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu, xây
dựng hệ số phát thải nước thải và chất thải rắn trong ngành chế biến hạt điều trên
địa bàn tỉnh Bình Phước” là rất cần thiết; Đề tài sẽ là cơ sở quan trọng để dự báo hệ
số phát thải nước thải và chất thải rắn trong tương lai, đề xuất các biện pháp, công
nghệ xử lý chất thải hiệu quả nhất phù hợp phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải nước thải, chất thải rắn trong nghành chế biến
hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm phục vụ công tác quản lý môi trường
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu tại các nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn
tỉnh Bình Phước với hai loại hình cơng nghệ sản xuất hấp điều và công nghệ chao
điều.

2


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu
4.1.1 Thu thập và cập nhật các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế – xã

hợi của tỉnh Bình Phước;
- Thu thập số liệu về số lượng, quy mô, đặc điểm các cơ sở, nhà máy sản xuất hạt
điều, khối lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh;
- Quy trình cơng nghệ sản xuất tại các nhà máy, cơ sở sản xuất hạt điều trên địa bàn
tỉnh.
- Số liệu quan trắc và giám sát chất lượng môi trường các nhà máy, cơ sở sản xuất
hạt điều từ đó đánh giá chất lượng môi trường của cơ sở sản xuất theo công nghệ
hấp điều và cơng nghệ chao điều;
Mục đích của việc này là nhằm sàng lọc để chọn ra các số liệu có đợ tin cậy cao.
Trên cơ sở các nguồn thơng tin và tài liệu được thu thập, tiến hành sàng lọc, phân
tích đánh giá và xác định các loại dữ liệu, thông tin cần phải tiến hành điều tra, khảo
sát bổ sung.
4.1.2 Khảo sát, đánh giá hiện trạng các cơ sở, nhà máy sản xuất hạt điều trên địa
bàn
- Khảo sát, thu thập số liệu tại các cơ sở, nhà máy cơ sở, nhà máy sản xuất hạt điều
trên địa bàn tỉnh.
- Thu thập kết quả phân tích nước thải pH, BOD, COD, TSS, tổng N, tổng P, tổng
Phenol, Coliform để xác định nồng độ, tải lượng các chất ô nhiễm nước thải, lưu
lượng nước thải và khối lượng chất thải rắn phát sinh tại một số nhà máy chế biến
hạt điều trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá hiện trạng tình hình ơ nhiễm mơi trường do hoạt đợng chế biến hạt điều
trên địa bàn tỉnh.
3


4.1.3 Tính tốn, xây dựng hệ số phát thải phù hợp với điều kiện của tỉnh
- Nghiên cứu và đưa ra cơ sở lý thuyết lựa chọn các thông số tính tốn, ảnh hưởng
đến lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh trong hoạt động chế biến hạt điều trên
địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Kết quả của luận văn là xây dựng hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa chất thải

rắn và các yếu tố sản xuất (nguyên liệu đầu vào, công suất sản xuất); mối quan hệ
giữa nước thải và các yếu tố sản xuất (công nghệ sản xuất, lưu lượng nước cấp,
nguyên liệu đầu vào, lưu lượng nước thải).
- Kiểm định các hệ số của hàm mô tả mối quan hệ giữa lượng chất thải rắn, nước
thải phát sinh và các yếu tố khảo sát; hiệu chỉnh.
4.1.4 Đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu, xử lý chất thải ngành chế biến điều
trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất giải pháp giúp cơ quan quản lý môi trường địa phương trong công tác quy
hoạch quản lý phục vụ chiến lược phát triển bền vững ngành chế biến hạt điều của
tỉnh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn, triển khai các giải pháp giản thiểu và công nghệ
xử lý phù tại các nhà máy chế biến hạt điều.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Điều tra khảo sát lựa chọn các nhà máy chế
biến để thu thập số liệu với nguyên tắc sao cho mang tính đại diện cho từng loại
hình cơng nghệ chế biến và đại diện về mặt địa lý trên phạm vi tồn tỉnh. Sau đó
tiến hành thu thập số liệu năm 2017 tại các nhà máy đã được lựa chọn:
+ Số liệu thu thập sơ cấp: bao gồm thu thập các thông tin về công nghệ, công suất,
nhân công, lưu lượng nước thải, nước cấp, khối lượng chất thải rắn….(dự kiến thu
thập thông tin khoảng 30 nhà máy chế biến hạt điều đối với tính tốn hệ số phát thải
chất thải rắn) với hình thức thu thập bằng bảng câu hỏi (đính kèm phụ lục) và tiến
hành lấy 14 mẫu nước thải, trong đó 05 mẫu đối với công nghệ chao và 09 mẫu đối
với công nghệ hấp để làm cơ sở phân tích nồng đợ các chất ô nhiễm trong nước thải
4


và tính tốn hệ số phát thải của các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến hạt điều
trên địa bàn tỉnh.
+ Số liệu thứ cấp: trong quá trình thu thập số liệu, tác giả cũng thu thập các số liệu
thứ cấp bằng hình thức liên hệ với các cơ quan ban ngành có liên quan trên địa bàn

tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương,…) để thu thập số
liệu về hiện trạng hoạt động của các nhà máy chế biến hạt điều, tình hình phát triển
ngành chế biến hạt điều và quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và
các số liệu về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến hạt điều để tính
tốn hệ số phát thải của các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến hạt điều.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn từ các chuyên gia chuyên ngành môi trường,
các kỹ sư trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất tại các nhà máy, các cán bợ quản lý
mơi trường ở địa phương nhằm hồn thiện nội dung, phương pháp và kết quả
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, thống kê - xử lý số liệu, tổng hợp: Để xử lý số liệu thống
kê, hiện nay có rất nhiều phần mềm được sử dụng như: Excel, minitab, SPSS,
Statgraphics…Trong luận văn này, phương pháp thống kê cổ điển và sử dụng phần
mềm Statgraphics để xây dựng hàm số xác định mối tương quan giữa các thông số:
công suất sản phẩm (P), công nghệ (T), khối lượng nguyên liệu đầu vào (I), nước
cấp, nước thải (W) với lượng nước thải phát sinh; mối tương quan giữa các thông
số: công suất sản phẩm (P), khối lượng nguyên liệu đầu vào (I) có liên quan đến
lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở, nhà máy sản xuất hạt điều trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
- Phương pháp kế thừa: sử dụng các kết quả phân tích của cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường. Kế thừa các tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án, chương trình
đã và đang thực hiện.

5


5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn là cơ sở khoa học đóng góp thiết thực cả về mặt phương pháp luận,
phương thức tiếp cận, cũng như các cơ chế, chính sách quản lý phục vụ cho công
tác nghiên cứu, tổ chức các hoạt động gắn kết ngành chế biến hạt điều và công tác

bảo vệ môi trường.
Đồng thời luận văn tốt nghiệp bước đầu cũng là cơ sở khoa học góp phần phục vụ
việc quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước, xây dựng các cơ sở sản xuất hạt điều
gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế của tỉnh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã xây dựng được phương pháp tính tốn hệ số
phát thải nước thải và chất thải rắn do hoạt động sản xuất hạt điều phù hợp với điều
kiện thực tế tại Bình Phước; Các kết quả mơ phỏng hệ số phát thải trong luận văn là
tiền đề mở ra những hướng nghiên cứu sâu hơn nhằm đánh giá mợt cách chính xác
hơn hiện trạng phát sinh nước thải và chất thải rắn do hoạt động chế biến hạt điều
trong vùng nghiên cứu.
5.2 Ý nghĩa thực tế
Luận văn đã đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải và chất thải
rắn trong hoạt động sản xuất hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Kết quả nghiên
cứu xây dựng hệ số phát thải nước thải và chất chất thải rắn có thể được triển khai và
áp dụng cho các địa bàn tương tự trong điều kiện của Việt Nam, phục vụ công tác
quy hoạch ngành điều và quản lý môi trường đối với hoạt động sản xuất hạt điều.
Kết quả của Luận văn sẽ cung cấp hệ số phát sinh nước thải và chất thải rắn trong
hoạt động sản xuất hạt điều với công nghệ chao dầu và công nghệ hấp điều nhằm
phục vụ thiết thực cho hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
5.3 Tính mới
Luận văn này sẽ đưa ra Hệ số phát thải của nước thải và chất thải rắn phù hợp với
công nghệ sản xuất hạt điều hiện áp dụng ở tỉnh Bình Phước nói riêng và tại Việt
6


Nam nói chung để các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ mơi trường đưa ra mơ
hình vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế (tiết kiệm chi phí tối đa) vừa thực hiện tốt công
tác bảo vệ môi trường.
Ngành chế biến hạt điều là một trong những ngành cơng nghiệp trọng điểm của tỉnh

Bình Phước và hiện đang gây ra những vấn đề môi trường cấp bách cần giải quyết
để đảm bảo phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về hệ số phát thải nước thải và chất thải rắn
từ chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác quản lý môi trường của
địa phương.

7


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về cây điều
Cây điều hay còn gọi là đào lợn hợt, có tên khoa học là Anacardium occidentale L.,
tḥc họ Anacardiaceae, tên tiếng Anh là Cashew tree. Khoảng vài thế kỉ trước
đây, cây điều vốn dĩ chỉ là một lồi cây mọc tự nhiên hoang dại ở miền Đơng Bắc
Brazil thuộc Nam Mỹ.
Ở Châu Á, điều được đưa tới Goa (Ân Độ) vào năm (1550), Cochin (1578), rồi từ
đây phát tán nhanh chóng ra tồn bợ các bờ biển phía Tây và phía Đơng Nam của
tiểu lục địa Ân Độ cũng như tới đảo Ceylon, Andamane, Nicobar và Indonesia.
Điều phát tán tới Đông Dương và những nước khác ở Đơng Nam Á và mợt số đảo
nhỏ ở Thái Bình Dương có thể là do tác nhân chim chóc, dơi, khỉ và con người.
Cây điều có thể được đưa vào trồng ở Miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18. Lúc đầu,
điều được trồng lẻ tẻ quanh nhà vừa để lấy bóng mát vừa để lấy quả ăn chơi. Đến
năm 1975, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi, cây điều mới chính
thức có tên trong danh mục những cây trồng được chọn để trồng lại rừng bị phá hại
bởi bom đạn trong chiến tranh ở các tỉnh phía Nam.
Cây điều chủ yếu được phân bố từ phần Nam đèo Hải Vân trở vào và chia thành 3
vùng chính
Vùng I: phần phía Nam của tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình
Phước. Ở đây điều được trồng trên đất cát trắng, đất xám phù sa cổ và một phần đất
đỏ bazan điều trồng đạt hiệu quả cao

Vùng II gồm miền Duyên hải từ Đà Nẵng vào đến phần phía Bắc của tỉnh Bình
Thuận, tỉnh Đăk Lăk và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh của miền
Đông Nam Bộ. Trong các vùng này, điều được trồng trên đất cát trắng đã cố định,
đất xám phù sa cổ và đất bazan thối hóa. Các nhân tố sinh thái của vùng này khá
phù hợp với u cầu của cây điều. Song, có mợt số mặt hạn chế như: mưa bão sớm

8


ở miền Trung, tổng lượng nhiệt thấp ở Đăk Lăk, cỏ dại phát triển mãnh liệt và đất
xám bị bạc màu ở các tỉnh Đông Nam Bộ khiến năng suất hạt điều không cao và
không ổn định
Vùng III: Thuộc vùng này là loại đất phèn của miền Tây Nam Bộ bởi cần có những
biện pháp chống úng và rửa phèn để trồng điều do vậy chỉ có thể tận dụng các diện
tích hạn hẹp của các cơng trình thủy nơng và đất thổ cư để trồng. Ngoài ra, đất vùng
này thường có thành phần cơ giới nặng, thốt nước kém nên năng suất cây điều khó
có thể đạt cao.
1.1.1 Khái quát ngành điều trên thế giới
Tổng diện tích điều trên thế giới năm 2012 là 3,75 triệu ha đạt sản lượng 2,31 triệu
tấn; năng suất trung bình 0,84 tấn/ha. Theo dự báo Hiệp hội trái cây khô Quốc tế
Tổng sản lượng điều nhân toàn thế giới năm 2012 là 491,4 ngàn tấn; theo dự báo
của Liên minh Châu Phi thì tổng sản lượng nhân điều thế giới khoảng 650 ngàn
tấn.[3] Mùa thu hoạch nói chung là tương tự nhau của các nước sản xuất trong từng
khu vực, tùy thuộc vào vị trí của từng nước liên quan đến đường xích đạo. Các nước
phía Bắc của đường xích đạo, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và các nước ở Tây Phi,
thu hoạch từ đầu năm dương lịch để khoảng giữa năm. Các quốc gia phía Nam của
đường xích đạo, bao gồm cả Brazil và các nước Đông Phi, thu hoạch từ tháng 9
hoặc tháng 10 đến đầu năm năm dương lịch tiếp theo.
Ở Châu Á, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và phát triển điều.
hơn 36 giống điều đã được tuyển chọn và đưa vào sản xuất. Năng suất bình qn

của các giống biến đợng từ 7,2–24,0 kg/cây. Tỷ lệ nhân thu hồi từ 25,7-32,0%. Đặc
biệt cơ cấu giống của 8 bang trồng điều cũng đã được xây dựng và khuyến cáo cụ
thể cho từng vùng. Năng suất bình quân ở bang trồng điều giống mới nhiều nhất là
Kerala 1.000 kg/ha. [4]

9


Hình 1.1 Diễn biến thời vụ thu hoạch điều của các nước trên thế giới
1.1.2 Khái quát ngành điều ở Việt Nam
Điều là cây công nghiệp quan trọng ở nước ta. Diện tích điều năm 2011 khoảng
362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 340,3 ha với tổng sản lượng 289,9 ngàn tấn
hạt tươi. Kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2011 của Việt Nam ước đạt trên 1,5
tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, trong đó có khoảng 50% sản lượng xuất khẩu và
nguồn điều thô nhập nội từ các nước Châu Phi, Lào và Campuchia. [5] Năng suất
điều bình quân của nước ta từ 1,07 tấn/ha (năm 2007) nay đã giảm xuống 0,91
tấn/ha. [5]
Ở nước ta cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia
ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác nhau:
- Vùng Đơng Nam Bợ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định và phù
hợp nhất với cây điều.
- Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa đậu quả,
hay bị hạn hán.
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa đậu quả,
hạn hán bất thường và đất xấu.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu trên thế
giới tuy nhiên chất lượng hạt điều nước ta vẫn chưa cao. Kích cỡ hạt nhỏ, bình quân
10



200 hạt/kg do đó tốn cơng chế biến và nhân thu được nhỏ, có giá thấp. Bên cạnh đó,
tỷ lệ nhân thu hồi thấp, cần 4,0 - 4,2 kg hạt nguyên liệu cho 1 kg nhân. Hạt không
đồng đều về kích cỡ và hình dạng nên khó áp dụng cơ giới hóa vào q trình chế
biến hạt điều trong khi nhu cầu lao động cao là một nhược điểm lớn của việc phát
triển sản xuất chế biến điều hiện nay. Trong tập đồn các dịng điều có triển vọng đã
được chọn lọc trong thời gian qua có mợt số giống có chất lượng hạt vượt trợi tỷ lệ
nhân thu hồi cao 30-33% và kích cỡ hạt lớn 120-140 hạt/kg. Đây là nguồn vật liệu
di truyền quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt điều.
Bảng 1.1 Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng điều từ năm 1999 – 2015 [1]

Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17


Năm

Diện tích tổng
số (1000 ha)

Diện tích thu
hoạch
(1000 ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

2015
2016

190,4
197,1
204,4
193,5
188,1
199,2
214,5
240,6
261,4
297,5
349,6
433,0
439,9
406,7
391,4
372,6
362,6

95,7
107,8
117,8
139,6
148,8
146,5
161,9
176,4
186,6

201,8
223,9
350,0
302,8
321,1
340,5
340,3
330,4

0,56
0,55
0,54
0,39
0,40
0,64
0,74
0,83
0,91
0,99
1,07
1,00
1,03
0,96
0,86
0,85
0,91

53,5
58,8
63,2

55,1
59,7
94,1
119,4
145,7
168,9
200,3
238,3
350,0
312,4
308,5
291,9
289,9
301,7

Số liệu Bảng 1.1 cho thấy:
- Về diện tích điều: biến đổi khơng ổn định song vẫn theo hướng tăng từ năm 2004 2012, năm diện tích điều ít nhất 2004: 188,1 ngàn ha. Năm cao nhất 2012: 439,9
ngàn ha và sau đó diện tích giảm dần (khoảng 20 ngàn ha/năm). Đến năm 2016,
diện tích điều cả nước chỉ cịn 362,6 ngàn ha. Việc giảm diện tích điều là do: Giống
11


×