Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kiểm tra truyện Trung đại-Kỳ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.41 KB, 3 trang )

Trường THCS Hải Thiện BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
(45’)
Lớp : 9 Họ và tên: ..........................................
Ngày kiểm tra : Ngày trả bài :
Điểm: Lời phê của giáo viên:
Đề lẻ:
A. TRẮC NGHIỆM : (4đ) Chon và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
1. Truyện Kiều ra đời ở giai đoạn:
A. Từ thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 16. B. Từ thế kỷ 16 đến nửa đầu thế kỷ 18.
C. Từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. D. Nửa cuối thế kỷ 19.
2. Truyện Truyền kỳ có đặc điểm tiêu biểu nhất:
A. Ghi chép sự thật ly kỳ. B. Xây dựng nhân vật phụ nữ đức hạnh.
C. Ghi chép những chuyện ly kỳ trong dân gian.
D. Xây dựng nhân vật tri thức có tâm huyết, bất mãn.
3. Tố Như là tên chữ của nhà thơ:
A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Du. C. Tố Hữu. D. Nguyễn Đình Chiểu.
4. Nhận xét sau nói về tác phẩm nào: Tác phẩm này là một áng Thiên cổ kỳ bút ?
A. Chuyện người con gái Nam Xương. B. Truyện Kiều.
C. Truyện Lục Vân Tiên. C. Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
5. Đây là câu nói của nhân vật nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu: “ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”?
A. Lục Vân Tiên. B. Ông Ngư. C. Ông Tiều. D. Kiều Nguyệt Nga.
6. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ thể hiện lên trong
Hồi thứ 14 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí:
A. Là người có lòng yêu nước nồng nàn. B. Là người quả cảm tài trí, quyết thắng.
C. Là người có nhân cách cao đẹp. D. Tất cả các ý trên.
7. Nghệ thuật miêu tả nào là chủ yếu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
A. Tả cảnh ngụ tình. B. Tả cảnh thiên nhiên. C. Tả hành động. D. Tả người.
8. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết theo thể loại:
A. Tiểu thuyết chương hồi. B. Tuỳ bút. C. Truyền kỳ. D. Truyện ngắn.
B. Tự luận: (6đ)


Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con
gái Nam Xương?
1
Trường THCS Hải Thiện BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
(45’)
Lớp : 9 Họ và tên: ..............................................
Ngày kiểm tra : Ngày trả bài :
Điểm: Lời phê của giáo viên:
Đề ch ẵ n:
A.TRẮC NGHIỆM: (4đ) Chon và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
1. Truyện Truyền kỳ có đặc điểm tiêu biểu nhất:
A. Ghi chép những chuyện ly kỳ trong dân gian.
B. Xây dựng nhân vật tri thức có tâm huyết, bất mãn.
C. Ghi chép sự thật ly kỳ. D. Xây dựng nhân vật phụ nữ đức hạnh.
2. Truyện Kiều ra đời ở giai đoạn:
A. Từ thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 16. B. Từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.
C. Từ thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18. D. Nửa cuối thế kỷ 19.
3. Tố Như là tên chữ của nhà thơ:
A. Nguyễn Trãi. B. Tố Hữu. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Nguyễn Du.
4. Đây là câu nói của nhân vật nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu: “ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”?
A. Ông Ngư. B. Ông Tiều. C. Lục Vân Tiên. D. Kiều Nguyệt Nga.
5. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ thể hiện lên trong
Hồi thứ 14 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí:
A. Là người có lòng yêu nước nồng nàn. B. Là người quả cảm tài trí, quyết thắng.
C. Là người có nhân cách cao đẹp. D. Tất cả các ý trên.
6. Nhận xét sau nói về tác phẩm nào: Tác phẩm này là một áng Thiên cổ kỳ bút ?
A. Chuyện người con gái Nam Xương. B. Truyện Kiều.
C. Truyện Lục Vân Tiên. C. Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
7. Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, Nguyễn Du muốn thể hiện điều gì?

A. Tỏ thái độ khinh bỉ vcà căm phẫm sâu sắc bọn buôn người.
B. Tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp con người.
C. Cảm thương sâu sắc trước số phận con người. D. Cả ba ý trên.
8. Nghệ thuật miêu tả nào là chủ yếu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
A. Tả cảnh ngụ tình. B. Tả cảnh thiên nhiên. C. Tả hành động. D. Tả người.
B. Tự luận: (6đ)
Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều
Nguyệt Nga.
2
ĐÁP ÁN:
*Đề lẽ:
A. Trắc nghiệm: ( 4đ ) Mỗi câu đúng theo đáp án sau ghi 0,5 điểm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
A X X
B X X X X
C X X
D
Ghi chú: Mỗi câu hỏi chỉ được chọn một câu trả lời đúng nhất. Học sinh nào chọn từ
hai câu trả lời trở lên thì không ghi điểm.
B. Tự luận: ( 6đ )
- Vẻ đẹp của Vũ Nương: Đức hạnh, nết na, thuỷ chung son sắt khi sống với gia
đình chồng + Khi chồng đi chiến trận + Khi chồng trở về
-> Khẳng định tình cảm của tác giả với người phụ nữ trong xã hội.
*Đề chẵn:
A. Trắc nghiệm: ( 4đ ) Mỗi câu đúng theo đáp án sau ghi 0,5 điểm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
A X X X X
B X X
C
D X X

Ghi chú: Mỗi câu hỏi chỉ được chọn một câu trả lời đúng nhất. Học sinh nào chọn từ
hai câu trả lời trở lên thì không ghi điểm.
B. Tự luận: ( 6đ )
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ truyện Nôm truyền thống: Một
chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo từ ân nghĩa dẫn đến tình yêu.
- Lục Vân Tiên nhân vật lí tưởng.
3

×