Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu hệ thống tiêu chí phục vụ phân vùng môi trường tỉnh tiền giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------oOo-----------

LÊ ĐỨC PHÚ

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHỤC VỤ PHÂN
VÙNG MÔI TRƢỜNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030

Chuyên ngành : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
Mã số : 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018

i


Cơng trình đựợc hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phùng Chí Sỹ
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phạm Gia Trân
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Phạm Hồng Nhật
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 01 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Trương Thanh Cảnh
2. TS. Vương Quang Việt
3. TS. Phạm Gia Trân


4. PGS.TS. Phạm Hồng Nhật
5. TS. Đào Thanh Sơn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường sau khi luận văn đã được sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

iii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên
: LÊ ĐỨC PHÚ
Ngày, tháng, năm sinh: 16/05/1991
Chuyên ngành
: Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường
I.

TÊN ĐỀ TÀI

Phái: nam

Nơi sinh: Bến Tre
Khóa: 2015
MN: 60 85 01 01

Nghiên cứu hệ thống tiêu chí phục vụ phân vùng mơi trƣờng
tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.
II.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
1. Xây dựng hệ thống tiêu chí phân vùng môi trường phục vụ quy hoạch bảo vệ
môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Phân vùng môi trường tỉnh Tiền Giang.
3. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho từng tiểu vùng môi trường.

III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06 - 02 - 2017

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01 - 01 - 2018

V.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS Phùng Chí Sỹ
, ngày

tháng

năm 2018


CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

PGS. TS Phùng Chí Sỹ

TRƢỞNG KHOA
MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

iv


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này, tơi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Phùng Chí
Sỹ, người ln ln nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu để hồn thành đề tài này.
Xin cảm ơn các Thầy Cô đã giảng dạy trong q trình học, đặc biệt là các
Thầy Cơ ở Khoa Môi trường và Tài nguyên - trường Đại học Bách Khoa đã trang
bị cho tôi những kiến thức quan trọng, giúp cho tơi tự tin trong q trình học tập và
công tác về sau.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Tiền Giang, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Trung tâm dự
báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, Ủy ban Nhân dân thành phố Mỹ Tho,
huyện Cai Lậy và huyện Gị Cơng đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi các tài
liệu, số liệu và thông tin quan trọng để tơi hồn thành tốt đề tài này.
Và cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và các thành viên của lớp đã tạo điều
kiện, động viên, chia sẻ những khó khăn trong q trình học tập và thực hiện đề tài
này.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả!
Học viên

Lê Đức Phú

v


TĨM TẮT
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có nhiều loại hình hoạt động phát triển kinh tế đã
và đang thay đổi mạnh, bao gồm có nơng nghiệp, cơng nghiệp, du lịch, khai thác và
ni trồng thủy sản... Do đó cần có một hệ thống phân vùng môi trường để bảo đảm
phát triển bền vững tỉnh Tiền Giang, một hệ thống quy định về sử dụng trong từng
vùng và một kế hoạch để thực hiện sơ đồ phân vùng đó.
Từ các kết quả nghiên cứu trước và phân tích đánh giá theo cách tiếp cận hệ
thống, kết hợp với cách tiếp cận sinh thái, quản lý hành chính đối với tỉnh Tiền
Giang, có thể phân chia tỉnh Tiền Giang thành 3 vùng chức năng mơi trường, từ đó
phân chia được 14 tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng, á tiểu vùng có những đặc điểm riêng,
chức năng riêng và giữ một vị trí nhất định. Kết quả phân vùng tỉnh Tiền Giang là
cơ sở khoa học để đưa ra các định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên, nguồn lợi
và bảo vệ môi trường của tỉnh, tạo tiền đề cho việc quy họach bảo vệ môi trường
tỉnh Tiền Giang, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

vi


ABSTRACT
Nowadays, several types of economic development including agriculture,
industry, tourism, fishery and aquaculture have been growing in Tien Giang
province. Hence, in order to ensure sustainable development, Tien Giang province

is in need of an Environmental Zoning System – a system to map land zones and
uses, as well as a plan to implement this zoning map.
From the results of previous researches combining with a systematic approach
in terms of analysis, ecological and administration of Tien Giang province, the area
can be divided into 14 sub-regions. Each sub-region has its own geographical
characteristics and economical functions, and serves as a key role of that particular
region. Suggestions on utilization of each sub-region are determined based on
scientific research results. Achievements from environment zoning of Tien Giang
province serves as a scientific basis for decision-making on fishery activities,
resource use, and environmental protection. It is also a foundation for Tien Giang's
environmental protection planning towards sustainable development in the future.

vii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi, được xuất
phát từ tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài. Các thông tin số liệu có nguồn gốc rõ
ràng, các tài liệu được trích dẫn đều có ghi rõ nguồn gốc, tác giả... Kết quả của đề
tài là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 2018
Tác giả Luận văn

Lê Đức Phú

viii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu .............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
5.1. Cách tiếp cận, phương pháp và nội dung nghiên cứu phân vùng môi trường tỉnh
Tiền Giang ....................................................................................................................... 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
5.2.1. Phương pháp luận.................................................................................................. 5
5.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................... 6
6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 6
6.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƢỚC .............................................................................................................. 8
1.1. Tổng quan về phân vùng mơi trường ....................................................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 14
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ PHỤC VỤ PHÂN
VÙNG MƠI TRƢỜNG ............................................................................................... 18
2.1. Cơ sở phân vùng mơi trường.................................................................................. 18
2.1.1. Mục đích, nhiệm vụ phân vùng môi trường ........................................................ 18
2.1.2. Nhiệm vụ phân vùng môi trường ........................................................................ 18
2.1.3. Cách tiếp cận trong phân vùng môi trường ......................................................... 19
2.1.4. Nguyên tắc phân vùng môi trường ...................................................................... 20
2.1.5. Khái niệm và nguyên tắc xác định, lựa chọn tiêu chí ......................................... 21
2.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn ................................................................................... 23
2.2.1. Đặc điểm tỉnh Tiền Giang ................................................................................... 23

ix



2.2.2. Sự phân hóa lãnh thổ tỉnh Tiền Giang ................................................................ 34
2.3. Cơ sở pháp lý xây dựng tiêu chí phân vùng mơi trường ........................................ 38
CHƢƠNG 3: PHÂN VÙNG MƠI TRƢỜNG TỈNH TIỀN GIANG THEO CÁC
TIÊU CHÍ ĐÃ XÂY DỰNG ...................................................................................... 42
3.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang ....................... 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 42
3.1.2. Chất lượng và ô nhiễm môi trường ..................................................................... 54
3.1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang ......................................................................... 61
3.2. Dự báo sơ bộ vấn đề môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang
phục vụ phân vùng ........................................................................................................ 66
3.2.1. Dự báo gia tăng ô nhiễm không khí .................................................................... 66
3.2.2. Dự báo gia tăng tải lượng ô nhiễm do nước thải................................................. 69
3.2.3. Dự báo gia tăng chất thải rắn .............................................................................. 71
3.2.4. Dự báo diễn biến các hệ sinh thái đến năm 2020................................................ 73
3.2.5. Dự báo sơ bộ tác động do biến đổi khí hậu tồn cầu đến mơi trường và kinh tế
tỉnh Tiền Giang ............................................................................................................. 77
3.3. Phân vùng môi trường tỉnh Tiền Giang ................................................................. 78
3.3.1. Tiêu chí phân vùng mơi trường ........................................................................... 78
3.3.2. Phân vùng môi trường tỉnh Tiền Giang .............................................................. 85
3.3.3. Đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng ............................ 91
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
PHÙ HỢP CHO TỪNG VÙNG, TIỂU VÙNG ........................................................ 94
4.1. Định hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường các tiểu vùng mơi trường phía
Tây................................................................................................................................. 94
4.1.1. Tiểu vùng Đất phèn Đồng Tháp Mười ................................................................ 94
4.1.2. Tiểu vùng đất phù sa ngọt ................................................................................... 96
4.1.3. Tiểu vùng đất cao ven sông Tiền ........................................................................ 96
4.1.4. Tiểu vùng Đô thị - Công nghiệp Cai Lậy............................................................ 97

4.2. Định hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường các tiểu vùng môi trường trung
tâm ................................................................................................................................. 98

x


4.2.1. Tiểu vùng đất phù sa Châu Thành ...................................................................... 98
4.2.2. Tiểu vùng nước ngọt Bảo Định ........................................................................... 99
4.2.3. Tiểu vùng đất giồng Châu Thành ........................................................................ 99
4.2.4. Tiểu vùng Đô thị - Công nghiệp Mỹ Tho ......................................................... 100
4.3. Định hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường các tiểu vùng môi trường phía
Đơng ............................................................................................................................ 101
4.3.1. Tiểu vùng chuyển tiếp Gị Cơng – Chợ Gạo ..................................................... 101
4.3.2. Tiểu vùng Đô thị - Cơng nghiệp Gị Cơng ........................................................ 102
4.3.3. Tiểu vùng đất giồng Gị Cơng ........................................................................... 104
4.3.4. Tiểu vùng đất mặn Gị Cơng ............................................................................. 105
4.3.5. Tiểu vùng đới bờ Tiền Giang ............................................................................ 106
4.3.6. Tiểu vùng Cù lao Tân Phú Đông ...................................................................... 107
4.4. Định hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường các tiểu vùng của các dãy hành
lang môi trường ........................................................................................................... 108
4.4.1. Hành lang môi trường xanh sông Tiền.............................................................. 108
4.4.2. Hành lang môi trường xanh sơng Gị Cơng ...................................................... 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 110
1. Kết luận ................................................................................................................... 110
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 112
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 116

xi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á)

BOD

Biochemical oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)

CCN

Cụm cơng nghiệp

CTR

Chất thải rắn

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường


GAP

Good Agricultural Practice (thực hành nông nghiệp tốt)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GIS

Geographic information system (Hệ thống thông tin địa lý)

KCN

Khu công nghiệp

NBD

Nước biển dâng

IUCN

International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên)

JICA

The Japan International Cooperation Agency (Cơ quan Hợp

tác Quốc tế Nhật Bản)

PEMSEA

Partnerships in Environmental Management for the Seas of
East Asia (Tổ chức Đối tác môi trường các quốc gia biển

QCVN

Đông Á)

TSS

Qui chuẩn Việt Nam
Total Suspended Solids (Tổng chất rắn lơ lửng: phù sa, mùn

UBND

bã hữu cơ, tảo trong nước)

UN

Ủy ban nhân dân

UNEP

United Nations (Liên hiệp quốc)
United Nations Environment Programme (Chương trình

VESDEC


Mơi trường Liên hiệp quốc)

xii


WHO

Viện Khoa học môi trường và Phát triển

WQI

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Water Quality Index (Chỉ số chất lượng nước)

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang ...................................................................24
Hình 2.2. Diễn biến điển hình mực nước tại Mỹ Tho trên Sông Tiền trong một ngày
vào thời kỳ nước rong và thời kỳ nước kém ......................................................................28
Hình 3.1. Bản đồ nhóm đất tỉnh Tiền Giang ......................................................................47
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên tắc phân vùng môi trường tỉnh Tiền Giang .................................79
Hình 3.3. Bản đồ phân vùng mơi trường tỉnh Tiền Giang .................................................82

xiv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Biến thiên lượng mưa và độ ẩm trong giai đoạn 2009 – 2015 ..................... 52
Bảng 3.2. Dự báo tải lượng ơ nhiễm trong khí thải từ các KCN, CCN tập trung trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (theo diện tích)................................................ 66
Bảng 3.3. Hệ số phát thải theo dung tích xilanh của WHO .......................................... 67
Bảng 3.4. Tải lượng khí thải do các phương tiện cơ giới của Tiền Giang phát sinh
năm 2015 ....................................................................................................................... 67
Bảng 3.5. Dự báo tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông đường bộ đăng
ký tại tỉnh Tiền Giang vào năm 2020 ............................................................................ 68
Bảng 3.6. Dự báo tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt tỉnh Tiền Giang dự báo
đến năm 2020 ................................................................................................................ 69
Bảng 3.7. Dự báo lưu lượng nước thải công nghiệp đến năm 2020 ............................. 70
Bảng 3.8. Dự báo tải lượng ô nhiễm đến năm 2020 ..................................................... 70
Bảng 3.9. Dự báo tổng lưu lượng nước thải đô thị tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2015 – 2020 ................................................................................................................... 71
Bảng 3.10. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đô thị tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2015 – 2020 ........................................................................................ 71
Bảng 3.11. Khối lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
giai đoạn năm 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................... 72
Bảng 3.12. Khối lượng CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
giai đoạn 2011 - 2020 .................................................................................................... 72
Bảng 3.13. Kết quả phân vùng môi trường tỉnh Tiền Giang......................................... 83

xv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường là thế giới quanh ta. Mơi trường có rất nhiều chức năng, tuy nhiên có
3 chức năng cơ bản là: Khơng gian sống cho mn lồi động vật, thực vật và con
người; nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sống và hoạt động kinh tế; nơi chứa

đựng và phân hủy chất thải của hoạt động sống và hoạt động kinh tế. Mỗi một khu vực
lãnh thổ (vùng, miền,...), hoặc một đơn vị hành chính đều có đủ 3 chức năng môi
trường cơ bản, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng
khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định. Nhận biết chức năng đó và sử
dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy, để
việc quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả thì phân vùng chức
năng môi trường của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên cần thực hiện.
Mục tiêu của phân vùng chức năng môi trường là nhằm đưa ra những đặc trưng
riêng phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử
dụng lãnh thổ của hệ thống các vùng và tiểu vùng, á tiểu vùng từ đó đưa ra các định
hướng sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường phù hợp với từng vùng và
tiểu vùng, á tiểu vùng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa một mặt làm tăng nhanh GDP, nâng
cao tiềm lực kinh tế, đời sống nhân dân, cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh nhưng mặt khác
sẽ tạo các tác động xấu đến chất lượng môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe
nhân dân và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế của tỉnh, nhất là các
ngành phụ thuộc nhiều vào tài nguyên – môi trường: nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch.
Các tác động này là lâu dài, khơng hồi phục nếu tỉnh Tiền Giang khơng có các quy
hoạch bảo vệ môi trường phù hợp với từng vùng và từng ngành, lĩnh vực.
Môi trường tỉnh Tiền Giang sẽ không chỉ bị tác động xấu do các yếu tố nội sinh
(phát sinh do hoạt động kinh tế - xã hội trong địa bàn tỉnh) mà còn sẽ bị ảnh hưởng do

1


thực hiện quy hoạch phát triển và các dự án trong lưu vực sông Mêkông (các dự án
thủy điện, công nghiệp, xây dựng ở thượng nguồn sông Mêkong thuộc các nước Trung
Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia), các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,
Vĩnh Long, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt do nằm ven biển, có địa
hình thấp và bằng phẳng, Tiền Giang sẽ chịu ảnh hưởng lớn do các hậu quả của biến

đổi khí hậu toàn cầu, cụ thể là nước biển dâng.
Các vấn đề lớn này cần được xem xét trong Quy hoạch bảo vệ môi trường gắn kết
với phát triển kinh tế của tỉnh.
Hiện nay và các năm tới các cơng trình, dự án trong Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ được thực
hiện, các dự án ở thượng nguồn Mêkông và các tỉnh xung quanh sẽ được triển khai,
diễn biến do biến đổi khí hậu càng phức tạp. Các hậu quả về môi trường sẽ nghiêm
trọng nếu không thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường. Phân vùng môi trường là một
trong những nội dung cơ bản trong q trình lập quy hoạch bảo vệ mơi trường theo
Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Phân vùng môi trường trong q trình lập quy hoạch bảo vệ mơi trường là cơ sở
khoa học để xác định các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường từng vùng, từng
tiểu vùng, từng á tiểu vùng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời là cơ sở khoa học và thực tiễn
để bảo vệ môi trường từng ngành, lĩnh vực phát triển (công nghiệp, đơ thị, nơng
nghiệp, cấp thốt nước, xử lý chất thải, bảo tồn thiên nhiên…). Phân vùng môi trường
trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ mơi trường cịn làm căn cứ để lập các chương
trình, dự án, chính sách gắn kết bảo vệ môi trường vào phát triển kinh tế - xã hội các
vùng, tiểu vùng, á tiểu vùng các huyện, thị xã, thành phố, ngành, lĩnh vực trong quá
trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy nếu phân vùng môi trường trong quá

2


trình lập quy hoạch bảo vệ mơi trường tốt sẽ tạo cơ sở để:


Phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm do đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa,


phát triển thủy sản, thủy lợi, nông nghiệp, du lịch… phù hợp đối với các vùng mơi
trường.


Khắc phục tình trạng suy thối môi trường đang diễn ra trên các vùng trong tỉnh.



Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, hệ

sinh thái rừng ngập mặn ven biển,hệ sinh thái đất ngập nước.


Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu công nghiệp, đô thị, môi trường nơng

nghiệp, nơng thơn trên địa bàn tồn tỉnh.


Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn, phát triển các nguồn gen động thực vật đặc

hữu, các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển và nội địa.


Ngăn ngừa, ứng phó các hậu quả do biến đổi khí hậu.



Làm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư bảo vệ và cải thiện môi trường cho các

huyện, thành phố, thị xã và các ngành.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu lâu dài
Phân vùng môi trường phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có cơ sở khoa học và thực tiễn làm định hướng bảo
vệ và cải thiện môi trường cho các tiểu vùng, các ngành, lĩnh vực trong quá trình thực
hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030, nhằm đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
2.2. Các mục tiêu cụ thể
(1). Xây dựng được hệ thống tiêu chí phân vùng mơi trường phục vụ quy hoạch
bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
(2). Xác định rõ đặc điểm hiện trạng môi trường và kinh tế - xã hội tại các tiểu
vùng môi trường và dự báo sơ bộ diễn biến các thành phần môi trường tại các tiểu

3


vùng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
(3). Thực hiện phân vùng mơi trường tỉnh Tiền Giang có cơ sở khoa học và thực
tiễn dựa theo các tiêu chí về mơi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Mỗi tiểu vùng có
các đặc thù về tự nhiên và kinh tế - xã hội, mỗi vùng có nhiều tiểu vùng.
(4). Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho từng tiểu vùng môi
trường.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽ được thực hiện:
(1). Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu;
(2). Đánh giá hiện trạng: Phân tích, đánh giá đặc điểm của các điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng khai thác, sử dụng tài ngun; chất lượng mơi
trường; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang;
(3). Đánh giá hiện trạng quản lý: Phân tích, đánh giá tổng qt về tình hình quản
lý, hiện trạng các quy hoạch, khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ mơi trường; Phân

tích thể chế quản lý tài ngun và mơi trường hiện hành; Phân tích các mâu thuẫn sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện tại và tiềm tàng;
(4). Đề xuất phân vùng: Tiêu chí phân loại các vùng mơi trường; Đề xuất các quy
định liên quan đối với các vùng
(5). Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho từng tiểu vùng mơi
trường và cho một số ngành có tiềm năng tác động xấu đến môi trường.

4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu này được giới hạn trong phạm vi sau đây:
(1). Về phạm vi không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Tiền Giang,
bao gồm toàn bộ phần ranh giới trên đất liền (bao gồm vùng cồn cát, bãi cát ven biển).

4


(2). Về phạm vi thời gian: Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030
(3). Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phân
vùng chức năng môi trường trong phạm vi không gian nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận, phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu phân vùng môi trƣờng
tỉnh Tiền Giang
Quy hoạch bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành phố nói chung và cho tỉnh Tiền
Giang nói riêng được thực hiện theo các nội dung chính:
Phân vùng chức năng mơi trường được tiến hành dựa vào tư liệu về các yếu tố tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan
khác, nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sự phân hóa của lãnh thổ tỉnh Tiền
Giang, chỉ ra các phân khu chức năng môi trường, các hệ sinh thái, phục vụ lập quy
hoạch bảo vệ môi trường tỉnh.



Nghiên cứu đề xuất quy hoạch tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ các

thành phần môi trường chung cho cho từng vùng, tiểu vùng môi trường.


Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường cho từng, lĩnh vực chính gắn

kết với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.


Nghiên cứu đề xuất các chương trình ưu tiên bảo vệ mơi trường gắn kết quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phƣơng pháp luận
Để xây dựng chiến lược quản lý, quy hoạch phát triển nói chung của một khu
vực, một địa phương thì việc đầu tiên phải làm là tiến hành phân vùng, bao gồm xác
định khái niệm về vùng, tiểu vùng và nguyên tắc phân vùng. Mỗi thể loại quy hoạch có
yêu cầu riêng về phân vùng.

5


Trong phân vùng địa lý tự nhiên hay phân vùng địa lý cảnh quan người ta dựa
trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc và hình thái, về tính chất của các quá trình địa
lý cơ bản để chia ra các vùng sao cho giữ được tính vẹn tồn về mặt lãnh thổ và tính
thống nhất nội tại.
Nhiệm vụ của việc phân vùng môi trường cho tỉnh Tiền Giang bao gồm:
(1). Lựa chọn các tiêu chí vùng và các nguyên tắc phân vùng sao cho đáp ứng yêu

cầu của đề tài nghiên cứu, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận và tơn trọng tính
khách quan của các đơn vị tiểu vùng.
(2). Xác lập phương pháp phân vùng bao gồm cách tiếp cận và phương thức tiến
hành phân vùng nhằm phản ánh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử
dụng thực tiễn các tiểu vùng được phân chia.
Nội dung nghiên cứu phân vùng môi trường tỉnh Tiền Giang thực chất là giải bài
toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, môi trường và con người trên một khơng gian xác định, trong đó giữa các yếu tố
ln ln có tác động tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Việc phân vùng môi trường
tỉnh Tiền Giang sẽ dựa theo cách tiếp cận hệ thống. Kết quả của phân vùng môi trường
tỉnh Tiền Giang là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định khai hác
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
5.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Trong q trình thực hiện phân vùng mơi trường Tiền Giang, sử dụng tổ hợp các
phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật bao gồm:
(1). Phương pháp kế thừa có chọn lọc. Các yếu tố tự nhiên, các hoạt động phát
triển trong đới bờ đã được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu trước, vì vậy việc
đầu tiên là tham khảo những tài liệu đã có theo định hướng phân vùng, lựa chọn những
nét đặc trưng theo từng yếu tố tự nhiên, từ đó xác định các vấn đề cần điều tra, khảo sát
bổ sung và chính xác hoá.
(2). Phương pháp điều tra khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng tự nhiên của
vùng, nghiên cứu tính đặc thù sinh thái của từng tiểu vùng, tạo dựng cơ sở khoa học

6


cho việc phân chia môi trường thành các vùng và các tiểu vùng hoặc á tiểu vùng, đồng
thời xác định đặc trưng của chúng.



Khảo sát thực địa, thu thập tài liệu liên quan đến các yếu tố tự nhiên: địa chất,

địa lý, địa hình, thảm thực vật, cảnh quan sinh thái...


Điều tra kinh tế - xã hội và các vấn đề khác bằng phương pháp đánh giá nhanh.
(3). Phương pháp phân tích các bên liên quan và phương pháp bản đồ, ảnh vệ tinh

được sử dụng như một công cụ đắc lực và hiệu quả cho việc phân vùng.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Việc phân vùng môi trường và đề xuất các quy định sử dụng đối với các vùng có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc sử dụng bền vững môi trường của tỉnh Tiền
Giang, cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý của địa phương có cái nhìn
tổng thể về môi trường của tỉnh để vạch ra những hoạch định, chính sách khai thác, sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn và kết quả của đề tài có thể áp dụng trong q trình
phân vùng mơi trường, góp phần quan trọng trong xây dựng kế hoạch bảo vệ môi
trường của tỉnh Tiền Giang, phục vụ quản lý và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả,
góp phần ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
và xã hội.

7


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
VÀ NGỒI NƢỚC
1.1. Tổng quan về phân vùng môi trƣờng

Phân vùng là phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối theo các tiêu chí và
các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả
hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng [20].
Phân vùng được xem như một phương pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống
lại các hệ thống lãnh thổ, đã được sử dụng trong các khoa học địa lý, kể cả phân vùng
tự nhiên cũng như phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp [13].
Mỗi vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tương đồng và các mối liên
kết với nhau theo một số quy luật đặc thù, tùy theo mục tiêu của hệ thống phân vùng.
Mỗi hệ thống phân vùng được xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí
được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả phân
vùng ấy.
Quy mô của các đơn vị lãnh thổ (vùng, tiểu vùng, á tiểu vùng) phụ thuộc vào mức
độ đồng nhất các yếu tố tự nhiên của lãnh thổ đó và tùy thuộc vào việc sử dụng lãnh
thổ cho các mục đích khác nhau.
Phân vùng trong các ngành khác nhau có thể là: phân vùng địa lý tự nhiên, phân
vùng địa chất, phân vùng khí hậu, phân vùng sinh thái, phân vùng cảnh quan, phân
vùng kinh tế, phân vùng môi trường...
Phân vùng địa lý tự nhiên là sự phát hiện những khác biệt địa lý tự nhiên của các
cá thể được hình thành trong lịch sử, do tác động của các nhân tố địa đới và phi địa đới
của sự phân hóa địa lý trên bề mặt Trái Đất [12]. Nguyên tắc quan trọng nhất của phân
vùng địa lý tự nhiên là nguyên tắc thừa nhận tính chất khách quan của cơng tác phân
vùng. Hệ thống các đơn vị phân vùng là sự phản ánh các quy luật khách quan của địa
lý tự nhiên [13]. Tác động của các nhân tố địa đới và phi địa đới đã tạo nên sự hình

8


thành trong tự nhiên các thể tổng hợp lãnh thổ các cấp và đây là cơ sở quan trọng khi
phân vùng địa lý tự nhiên. Tổ phân vùng địa lý tự nhiên, thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ
thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), đã phân vùng lãnh thổ Bắc Việt

Nam theo một hệ thống phân vị với 6 miền, 8 á miền và 51 vùng khác nhau [22].
Phân vùng sinh thái là sự phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đặc trưng bởi các
phản ứng sinh thái đối với khí hậu Trái Đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực.
Phân vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu
quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng. Cơ sở khoa học để phân vùng sinh
thái là dựa trên các nhân tố: đất (nhóm đất, loại đất, địa hình); nước (tính chất đặc điểm
nguồn nước, khả năng khai thác, vận chuyển và phân phối nguồn nước); dịng chảy
mặt; khí hậu (nắng, mưa, độ ẩm, nhiệt độ, gió, bão); hệ thống cây trồng, vật nuôi và
thảm thực vật ...[7].
Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ta thành
một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới
hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng, định hướng chun mơn hóa sản xuất cho vùng và
xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với kế hoạch phát triển nền kinh tế dài hạn (từ 15 đến
20 năm). Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có các phân vùng kinh tế
tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành. Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế
hoạch hóa theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để quy
hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành. Việt Nam hiện được chia thành 6 vùng
kinh tế và 4 vùng kinh tế trọng điểm. Phân vùng chuyên mơn hóa lớn đặc thù cũng đã
được hình thành, như: vùng than – nhiệt điện Quảng Ninh; vùng lâm sản – khai thác và
chế biến kim loại Việt Bắc; vùng lương thực - công cây nghiệp ngắn ngày; cây lương
thực phía Đơng Nam đồng bằng Bắc Bộ; vùng gỗ giấy và thủy điện đồng bằng Tây Bắc
Bắc Bộ; vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội; vùng
khai thác gỗ, lâm sản và cây công nghiệp lâu năm dọc Trung Bộ; vùng cơ khí, chế biến
hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực phẩm, dầu lửa, du lịch,... ở Đông Nam Bộ; vùng
lương thực, thực phẩm Tây Nam Bộ.

9


1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số ngành, địa phương đã thực hiện
phân vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường.
Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được thực
hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung” thuộc chương trình “Bảo vệ mơi trường và phịng tránh thiên tai”.
“Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi trường vùng lãnh thổ lấy Hạ Long – Quảng Ninh
làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long ”, “Quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ” [21].
Trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng mơi
trường, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động, các cảnh quan sinh thái có
nguồn gốc tự nhiên, các yếu tố nổi trội trong phát triển kinh tế - xã hội để tiến hành các
đánh giá biến đổi môi trường, kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi
trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng” đã phân vùng
đồng bằng sông Hồng thành 3 phụ vùng và 10 tiểu vùng [1], bao gồm:


Núi đồi, với các tiểu vùng: núi có lớp phủ rừng, núi đá, gò đồi...



Đồng bằng, với các tiểu vùng: đồng ruộng, thủy vực, đô thị và khu công

nghiệp...


Cửa sông ven biển (ranh giới lấy đường biên mặn 1‰ nước mặt), với các tiểu

vùng: rừng ngập mặn, đồng ruộng, bãi bồi (có lớp phủ và chưa có lớp phủ thực vật), đô
thị và khu công nghiệp.

Một số địa phương đã xây dựng quy hoạch môi trường. Để quy hoạch mơi trường
phải phân vùng chức năng mơi trường, ví dụ:


Tỉnh Hải Dương trong quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh tế,

được phân thành 4 vùng chức năng môi trường: Vùng I – môi trường khu công nghiệp
với 4 tiểu vùng; Vùng II – môi trường đô thị với 7 tiểu vùng; Vùng III – môi trường

10


nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng; Vùng IV – môi trường lâm nghiệp và khu
du lịch với 4 tiểu vùng [21].


Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) trong quy hoạch môi trường và định hướng phát

triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trường: (I) Vùng bảo tồn kết hợp du lịch
sinh thái (vùng núi Ba Vì), phân chia thành 5 tiểu vùng; (II) Vùng sản xuất ven sông
Hồng, phân chia thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu
dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông); (III) Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội,
phân thành 4 tiểu vùng; (IV) Vùng sản xuất ven sông Đáy; (V) Vùng đa sử dụng giáp
tỉnh Hưng Yên, phân bố cho các hoạt động sản xuất phát triển; (VI) Vùng sản xuất giáp
tỉnh Hà Nam, chia thành 2 tiểu vùng; (VII) Vùng cao núi đá vơi giáp tỉnh Hịa Bình và
khu di tích chùa Hương, chia thành 6 tiểu vùng [21].


Theo quyết định số 11/2009/QĐ- UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc


Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm
2020, môi trường tỉnh Tuyên Quang được phân chia thành 2 vùng chức năng chính để
bảo vệ. Vùng I là vùng có chức năng bảo vệ mơi trường đất, nước, khơng khí cho
Tun Quang và vùng Đơng Bắc, phịng hộ, ngăn ngừa các sự cố mơi trường (lũ lụt,
xói mịn, sạt lở...). Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai dễ bị xói
mịn, lớp phủ mỏng, điều kiện phát triển giao thơng, cơng nghiệp khó khăn, mật độ dân
cư thưa thớt. Vùng II là vùng có thể gây ô nhiễm cao do quá trình phát triển kinh tế xã hội, vì vậy cần phải có sự quan tâm và giải pháp bảo vệ mơi trường trong q trình
phát triển kinh tế - xã hội. Ở vùng này các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông, xây dựng, khai thác khoáng sản, dịch vụ, du lịch ... diễn ra mạnh. Đây là nơi tập
trung hơn 80% dân cư của tỉnh [25].
Thành phố Hồ Chí Minh (2008) và Thành phố Hà nội (2010) đã tiến hành phân
loại và phân vùng chất lượng nước các sông, hồ, kênh rạch áp dụng hệ thống phân loại
theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) phù hợp với nguồn nước của
địa phương hoặc lưu vực. Mục đích của nghiên cứu là phân vùng chất lượng nước theo

11


×