Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 19 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Mã số:
………
(Do HĐKH SỞ GDĐT ghi)
<i><b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 SỬ DỤNG, KHAI THÁC KIẾN THỨC,</b></i>
<i><b>RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ TỪ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM”.</b></i>
<b> Người thực hiện: Đặng Ngọc Hà</b>
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục: : □
<b> Phương pháp dạy học bộ môn:</b>: □
Phương pháp giáo dục: : □
Lĩnh vực khác:...: □
Có đính kèm
□ Mơ hình □ Phần mềm □ Phim ảnh □ Hiện vật khác.
<b>SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT </b>
<i><b>Trường THPT Xuân Thọ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. </b></i>
<i> Xuân Thọ, ngày tháng năm </i>
<i>2012.</i>
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
<b>"HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 SỬ DỤNG, KHAI THÁC KIẾN</b>
<b>THỨC, RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ TỪ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT</b>
<b>NAM”.</b>
Họ và tên tác giả: Đặng Ngọc Hà.
Chức vụ: giáo viên Địa lí.
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Lĩnh vực nghiên cứu:
-Quản lí giáo dục: : - Phương pháp dạy học bộ môn:
-Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác:...
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai: Tại đơn vị Trong ngành
1.Tính mới:
-Có giải pháp hồn tồn mới.
-Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có.
2.Hiệu quả:
-Hồn tồn mới và triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao.
-Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành
có hiệu quả cao.
-Hồn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
-Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu
quả.
3.Khả năng áp dụng:
-Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
-Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống: Tốt Khá Đạt
-Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng. Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên và ghi rõ họ tên)
1.Họ và tên: Đặng Ngọc Hà
2.Sinh ngày: 10/07/1983.
3.Giới tính: Nữ
4.Địa chỉ: Thọ Bình –Xn Thọ-Xn Lộc-Đồng Nai
5.Điện thoại: 0165.3536391 (DĐ)/0613.731769 (CQ)
6.Fax: E-mail:
7.Chức vụ: giáo viên.
8.Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ.
<b>II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO</b>
-Trình độ chun mơn: Cử nhân.
-Năm nhận bằng: 2006
-Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa lí.
<b>III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC</b>
-Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: giảng dạy mơn Địa Lí.
-Số năm có kinh nghiệm: 5 năm.
Địa lí là mơn học cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần
thiết về trái đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế,
làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tình cảm tư tưởng
đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp
với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời
đại.
Mơn Địa lí có nhiều khả năng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy ( tư duy
kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán,…); trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ ; rèn
luyện cho học sinh một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các
môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lịng
ham hiểu biết khoa học, tình u thiên nhiên, con người, yêu quê hương, đất nước.
Vì vậy, Địa lí học là mơn khơng thể thiếu trong nhà trường phổ thơng. Tuy
nhiên, việc học Địa lí như thế nào thì mới phát huy hết tiềm năng của mơn học cũng
như phát huy được tối đa năng lực của học sinh lại là một vấn đề cần bàn rất nhiều.
Gần 6 năm đi dạy, nếu nói đã có nhiều kinh nghiệm thì khơng phải, tuy nhiên
đó cũng là một khoảng thời gian tương đối để tơi có thể đúc rút được một số kinh
nghiệm thực tế cho bản thân. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tôi mạnh dạn đề xuất
một phương pháp mà theo tôi sẽ tạo động lực hơn cho học sinh khi học Địa lí, nhất là
<i><b>đối với học sinh lớp 12. Đó là phương pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng,</b></i>
<i><b>khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa Lí từ Atlat Địa lí Việt Nam”.</b></i>
Trong bài viết tơi có tham khảo một số thơng tin từ các nguồn sách, báo chí…
mà chưa được sự cho phép của tác giả, tôi thành thật xin lỗi.Trong q trình làm sẽ có
nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý nhiệt tình từ q thầy, cơ trong tổ bộ môn cũng như
quý thầy cô đồng nghiệp.
Học sinh lớp 12 thi TNTHPT luôn ln bị áp lực lớn, vì đó là kết quả của 12
năm học tập và rèn luyện. Nếu không đạt thì rất buồn và chán nản…Đặc biệt hơn khi
kì thi tốt nghiệp đến gần với nhiều môn thi học bài, điều này lại càng gây áp lực nhiều
hơn với các em nhất là khi biết thi môn Sử, Địa.Bản thân tơi là một giáo viên mơn
Địa, trong q trình dạy thấy HS luôn thấy áp lực đối với môn học của mình, vì sợ
học bài nhiều, số liệu nhiều… Những áp lực đó của HS ln làm tơi trăn trở,suy nghĩ
rất nhiều và tôi mạnh dạn đưa ra một suy nghĩ mà theo tơi nó khơng mới nhưng cũng
khơng hề cũ (nếu chúng ta chưa sử dụng nó nhiều), đó là phương pháp: “Hướng dẫn
học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa Lí từ Atlat
Địa lí Việt Nam”. Bản thân tơi thấy Atlat Địa lí Việt Nam là một cuốn hình ảnh biết
nói, trong đó chứa đựng rất nhiều kiến thức và kĩ năng. Có thể nói Atlat Địa lí Việt
Nam là một cuốn sách giáo khoa viết bằng hình ảnh minh họa. Tuy nhiên không phải
giáo viên hay học sinh nào cũng đều biết đến điều này, nhất là đối với giáo viên chưa
có kinh nghiệm trong dạy Địa lí 12.Bởi chính bản thân tơi là một ví dụ, năm nay là
năm thứ 3 tơi dạy Địa lí 12 nhưng khi dạy năm đầu tiên do chưa có kinh nghiệm nên
tơi chỉ cho học sinh sử dụng Atlat một cách máy móc, sơ sài và thậm chí tơi thấy một
số giáo viên có kinh nghiệm cũng vậy.Chính vì vậy, sau 2 năm giảng dạy Địa lí 12 tơi
mới có knh nghiệm và nhận thấy rất nhiều kiến thức, rất nhiều điều hay từ Atlat Địa lí
Việt Nam.
Hịa cùng khơng khí cả nước thi đua thực hiện chỉ thị “hai không”của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra một
Theo tôi, đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là chúng ta phải thay
đổi phương pháp cũ và sử dụng phương pháp mới. Mà ta phải hiểu rõ được phương
pháp cũ là như thế nào và phương pháp mới là như thế nào? Và từ đó sử dụng cho
thích hợp trong từng tiết học, mơn học cụ thể. Sau đây tơi xin trích sơ qua 2 phương
pháp cũ và mới theo quan niệm của các nhà giáo dục như sau:
-Phương pháp mới theo quan điểm của các nhà giáo dục hiện nay là lấy học
sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trị chủ đạo trong quá trình học, được gọi là
phương pháp hiện đại.
Vậy phải chăng 2 phương pháp này khác nhau hồn tồn như vậy? Theo tơi có
lẽ khơng nên phân chia rạch ròi kiểu dạy học truyền thống hay dạy học lấy học sinh
làm trung tâm. Và cũng không nên hiểu máy móc 2 từ “đổi mới” . Trình độ phát triển
khoa học kĩ thuật hiện đại, bối cảnh dạy học mới, phương tiện dạy học mới …đòi hỏi
phải cải tiến cho phù hợp. Loi dạy máy móc giáo điều từ thời Trung cổ dứt khoát phải
cáo chung. Mỗi cá thể giáo viên phải “tự biết mình”, nắm vững sở trường, sở đoạn
của bản thân, nắm vững điều kiện dạy học(Trường, lớp, học sinh, phương tiện, địa
phương, sách giáo khoa…), học tập những kinh nghiệm quý báu từ các đồng nghiệp
để lựa chọn hệ thống phương pháp hiệu quả nhất trong từng tiết dạy nhằm mục đích
cuối cùng là phát huy cao độ trí lực cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh đi tìm
chân lí như nhà giáo dục vĩ đại Socrat đã từng phát biểu “Không ai được phép đem
chân lí của mình mà đặt vào lịng kẻ khác”.
<b>II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI:</b>
<b>1- Cơ sở lí luận:</b>
-Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta (63 tỉnh,
thành).
-Phần thứ 2: Thể hiện các yếu tố chủ yếu của Địa lí tự nhiên(Địa hình, địa chất,
khống sản, khí hậu, đất, thực vật, động vật và các miền Địa lí tự nhiên.)
-Phần thứ 3: Thể hiện các yếu tố về Dân cư(Dân số, dân tộc); các ngành kinh tế
chủ yếu(Nông nghiệp, nông lâm thủy sản, công nghiệp,giao thông vận tải, thương mại
và du lịch) ; 7 vùng kinh tế của nước ta và 3 vùng kinh tế trọng điểm).
<b>2- Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:</b>
<i><b>A. Để học sinh có thể sử dụng Atlat thành thạo trong việc khai thác kiến</b></i>
<i><b>thức thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện những vấn đề sau:</b></i>
<b>1-Nắm chắc các kí hiệu: chung, tự nhiên, nơng nghiệp, cơng nghiệp, lâm ngư</b>
nghiệp….ở trang bìa đầu của Atlat (trang 3).
<b>2-Thơng qua các giờ dạy, cần hướng dẫn học sinh nắm vững các ước hiệu,</b>
<b>kí hiệu của bản đồ chuyên ngành.</b>
<b>3-Biết khai thác bản đồ của từng ngành:</b>
a.Biểu đồ thể hiện giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của
các ngành trồng trọt.
Thơng thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự
tăng giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nơng nghiệp) của
các ngành kinh tế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách khai thác các biểu đồ
Ví dụ: Để thể hiện diện tích và sản lượng các loại cây cơng nghiệp lâu năm,
người ta thường sử dụng biểu đồ tròn kết hợp với biểu đồ đường để thể hiện.(Atlat
trang 19)
Hướng dẫn học sinh biết cách tính chiều cao của các biểu đồ cột để tìm sản
lượng ngành kinh tế của các địa phương, các tỉnh trên biểu đồ. Đồng thời cũng nên
hướng dẫn học sinh biết: ở những biểu đồ cột của các tỉnh khơng liên tục (bị ngắt ờ
giữa) trên có ghi số liệu thì học sinh khơng cần tính tốn mà lấy ln số liệu đó.
Ví dụ: Ở biểu đồ Lâm nghiệp và thủy sản trang 20, người ta ứng 1mm chiều
cao biểu đồ tương ứng với 20 tỉ đồng đối với lâm nghiệp; còn thủy sản 1mm chiều
cao biểu đồ ứng với 5000 tấn.
b. Biết cách sử dụng các biểu đồ hình cột để tìm diện tích và sản lượng từng
ngành ở những địa phương tiêu biểu như:Atlat trang 19, trang 20.
<b>4.Biết rõ câu hỏi như thề nào , có thể dùng Atlat:</b>
-Thơng thường các câu hỏi trong đề kiểm tra hoặc thi tốt nghiệp THPT đều sử
<i><b>dụng các câu hỏi để sử dụng Atlat như: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang… và</b></i>
<i><b>kiến thức đã học hãy nêu, trình bày…..Cịn nếu khơng có vế này thì chúng ta sẽ căn</b></i>
cứ vào các yếu tố sau:
+Tất cả các câu hỏi có u cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá
trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các
biểu đồ của Atlat, thay cho việc phải nhớ các số liệu ở SGK.
<b>5.Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi.</b>
Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn
đề và từ đó xác định các trang Atlat cần thiết.
<b>a.Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một bản đồ của Atlat, như: </b>
-Trình bày khí hậu của miền bắc và đông bắc bắc bộ? (HS chỉ cần sử dụng bản đồ khí
hậu ở trang 9 là đủ)
-Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?(HS chỉ cần sử dụng bản đồ Dân số ở trang 15
là đủ)….
<b>b.Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như:</b>
-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng thế mạnh của một ngành, một vùng như:
+Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, cây lương thực ở nước ta, học
sinh ngoài việc kết hợp kiến thức đã học thì phải biết kết hợp các trang Atlat để khai
thác cho hết thơng tin . Ví dụ tiềm năng để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực
trước hết là điều kiện tự nhiên. Vậy học sinh cần sử dụng bản đồ khí hậu (trang 9),
bản đồ các hệ thống sơng(nước) trang 10, bản đồ các nhóm và các loại đất chính trang
11; ngồi ra học sinh có thể sử dụng bản đồ hình thể trang 7 hoặc bản đồ các miền địa
lí tự nhiên ở trang 13,14. Hay tiếp theo là tiềm năng về kinh tế-xã hội, học sinh cần sử
dụng bản đồ Dân số, Dân tộc trang 15,16….
+Để đánh giá thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng,
chúng ta cần sử dụng rất nhiều bản đồ. Ví dụ thế mạnh về vị trí địa lí thì chung ta cần
sử dụng bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng trang 26 hoặc sử dụng bản đồ Nông
nghiệp chung ở trang 18 để xác định vị trí của vùng. Thế mạnh về tự nhiên gồm đất
(sử dụng bản đồ trang 11), nước (sử dụng bản đồ trang 10),khoáng sản (sử dụng bản
đồ Địa chất khoáng sản trang 8). Thế mạnh về kinh tế xã hội gồm Dân cư và lao động
<b>c. Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi.</b>
Thông thường học sinh khi đọc xong câu hỏi cứ hay dở Atlat một cách tùy tiện
mà không xác định được đâu là trang cần tìm hiểu và sa đà, viết lung tung dẫn tới lạc
đề. Chính vì vậy việc đọc đề kĩ để loại bỏ những trang bản đồ không cần thiết là rất
quan trọng.
Ví dụ: Để đánh giá tiềm năng phát triển cây lương thực ở nước ta, học sinh có
thể sử dụng các bản đồ: đất, hình thể, khí hậu, sơng ngịi, dân cư…nhưng khơng cần
sử dụng bản đồ khoáng sản. Hoặc để đánh giá tiềm năng phát triển cơng nghiệp của
một vùng nào đó chúng ta cũng không cần sử dụng đến bản đồ đất hay bản đồ khí
hậu.
<b>6.Học sinh phải thấy được mối quan hệ giữa bản đồ treo tường và lược đồ</b>
<b>trong SGK với các trang bản đồ của Atlat.</b>
nhanh chóng thấy được những nội dung địa lí cần tìm hiểu ở lược đồ của SGK hoặc
của bản đồ trong Atlat.
Ví dụ: Gíao viên vừa chỉ bản đồ treo tường vừa nêu câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa
lí Việt Nam trang hình thể hãy xác định các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài,
Vân Phong, Cam Ranh? Các vịnh biển này thuộc các tỉnh và thành phố nào? Như vậy
học sinh sẽ dựa vào Atlat trang hình thể để xác định vị trí và nơi phân bố của các vịnh
biển này.
<i><b>Qua việc tổng hợp các vấn đề cần lưu ý trên, tơi đưa ra một số câu hỏi có thể</b></i>
<i><b>sử dụng Atlat như:</b></i>
<b>VD1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền Địa lí tự nhiên và kiến thức đã </b>
học hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc? Những đặc
điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng nay như thế nào?
<b>VD2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các miền Địa lí tự nhiên và kiến thức đã </b>
học hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Đơng Bắc?
<b>VD3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số và kiến thức đã học hãy trình bày </b>
sự phân bố dân cư nước ta?
<b>VD4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nơng nghiệp chung và kiến thức đã học </b>
hãy:
<b>VD5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thơng vận tải và kiến thức đã học </b>
hãy liệt kê các tỉnh, thành phố có Quốc lộ 1 chạy qua? Vai trị của tuyến đường này
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?
*Đối với câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng Atlat trang Giao thơng (trang 23) để
trả lời.
-Kể tên các thành phố tương đương cấp tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ theo thứ tự từ bắc xuống nam?
-Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của 2 vùng?
<i><b>B. Để học sinh có thể sử dụng Atlat để rèn luyện các kĩ năng địa lí thì giáo</b></i>
<i><b>viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện những vấn đề sau:</b></i>
Học sinh phải biết, ngoài kĩ năng đọc Atlat để khai thác kiến thức, học sinh cịn
có thể sử dụng Atlat để rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng phân tích bảng số liệu, phân
tích biểu đồ cột, tròn, đường, miền, biểu đồ kết hợp; kĩ năng vẽ biểu đồ.
<b>1.Kĩ năng phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ cột, tròn, đường, miền,</b>
<b>biểu đồ kết hợp.</b>
Hầu hết các trang Atlat từ phần Dân số đến các trang phần Nông nghiệp, Công
nghiệp, Dịch vụ và các vùng kinh tế trọng điểm đều có các biểu đồ cột, trịn, đường,
miền, biểu đồ kết hợp và trong các biểu đồ đó đều thể hiện các số liệu. Cụ thể:
*Trang Dân số(15) biểu đồ cột thể hiện Quy mô dân số nước ta từ 1960-2007
(dân thành thị, nông thôn); có Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc
phân theo khu vực kinh tế từ 1995-2007; có tháp dân số từ 1999-2007…Những biểu
đồ này đều có thể cho học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, phân tích
biểu đồ trong q trình học mà không cần phải ghi nhớ số liệu nhiều như trong SGK.
*Trang Kinh tế chung(17) có Biểu đồ kết hợp cột-đường thể hiện GDP và tốc
độ tăng trưởng qua các năm từ 2000-2007; có Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh tế từ 1990-2007 giúp học sinh ghi nhớ số liệu rất dễ dàng mà
không cần học thuộc theo SGK.
*Trang Nơng nghiệp(19) gồm có Lúa, cây cơng nghiệp, chăn ni đều có các
biểu đồ cột, biểu đồ kết hợp cột-trịn thể hiện diện tích và sản lượng của một số cây
công nghiệp lâu năm, cây lúa của nước ta từ 2000-2007, giúp học sinh nắm chắc bài
Vấn đề phát triển nơng nghiệp mà ít cần học thuộc theo SGK.
*Trang Lâm nghiệp và thủy sản(20) có các biểu đồ cột chồng thể hiện diện tích
rừng và sản lượng thủy sản của cả nước từ năm 2000-2007, giúp học sinh phân tích
dễ dàng phần Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản và lâm nghiệp mà
khơng cần đến SGK.
*Trang Cơng nghiệp chung(21) có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công
nghiệp của cả nước từ 2000-2007 và các biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế; cơ cấu giá trị sản xuất cơng
nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành từ 2000-2007 giúp học sinh ghi nhớ cơ
cấu ngành cơng nghiệp Việt Nam và phân tích sự thay đổi trong cơ cấu ngành cũng
như thành phần .
*Trang Các ngành cơng nghiệp trọng điểm(22) cũng có các biểu đồ cột, biểu đồ
trịn giúp học sinh phân tích được tình hình phát triển của ngành công nghiệp khai
thác than, khai thác dầu khí và sự phát triển của ngành cơng nghiệp điện lực cũng như
sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
*Trang Thương mại(24) có các biểu đồ cột chồng, biểu đồ hình quạt, biểu đồ
cột giúp học sinh phân tích được sự phát triển của ngành nội thương và sự phát triển
của ngành ngoại thương thơng qua tình hình xuất, nhập khẩu và cơ cấu hàng xuất,
nhập khẩu từ năm 2000-2007.
quốc tế phân theo khu vực quốc gia, vùng lãnh thổ; giúp học sinh phân tích được tình
hình phát triển ngành du lịch của Việt Nam.
*Trang các vùng kinh tế trọng điểm (30) có các biểu đồ cột và trịn thể hiện
GDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước cũng như GDP
của vùng theo khu vực kinh tế; giúp học sinh phân tích được tình hình phát triển kinh
tế cũng như cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
<b>2.Kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ cột, tròn đường, miền, biểu đồ kết hợp...</b>
Thông qua các biểu đồ trong Atlat nếu học sinh qn cách vẽ các dạng biểu đồ
thì có thể sử dụng Atlat để xem lại cách vẽ biểu đồ cũng như cách chia tỉ lệ khoảng
cách năm, chú giải, tên biểu đồ…
<b>Ví dụ:</b>
<b>*Vẽ biểu đồ cột: có một trục tung và một trục hồnh(trừ trường hợp có 2 đơn </b>
vị khác nhau thì sử dụng 2 trục tung)
-Trên trục tung: Ghi đơn vị
-Trên trục hoành: Ghi năm, nước hoặc vùng…Trên mỗi cột phải ghi số liệu.
-Đối với biểu đồ cột thì năm đầu tiên phải cách trục tung một khoảng nhỏ.
(Xem Atlat các trang 17, 25 kết hợp các trang 15,19,20, 21, 22)
<b>*Vẽ biểu đồ đường: có một trục tung và một trục hồnh(trừ trường hợp có 2 </b>
đơn vị khác nhau thì sử dụng 2 trục tung)
-Trên trục tung: Ghi đơn vị (Phải chia tỉ lệ đơn vị chính xác)
-Trên trục hồnh: Ghi năm, nước hoặc vùng…
(Xem Atlat các trang 17, 25)
<i><b>-Chú ý: Đối với biểu đồ đường thì năm đầu tiên phải xuất phát từ trục tung.</b></i>
<b>*Vẽ biểu đồ trịn: Chọn bán kính gốc là vị trí kim đồng hồ chỉ 12h, rồi lần lượt</b>
vẽ mở ra theo chiều thuận kim đồng hồ và theo thứ tự bài ra.
(Xem Atlat các trang 18, 19, 21, 22,25….)
<b>*Biểu đồ nửa hình trịn:là dạng đặc biệt của biểu đồ hình trịn=>100% tương </b>
ứng với nửa hình trịn và 180độ=>1% tương ứng 1,8 độ. Lúc này ta chọn bán kinh gốc
là vị trí kim giờ lúc 9h rồi lần lượt vẽ mở ra. Thuận chiều kim đồng hồ nếu ở nửa mặt
phía trên. Ngược chiều kim đồng hồ nếu ở nửa mặt phía dưới.
(Xem Atlat trang 24)
<b>*Biểu đồ miền: thường thì biểu đồ miền có nhiều năm, mỗi năm tương ứng với</b>
các thành phần cộng lại là 100%. Vì vậy biểu đồ miền là dạng đặc biệt của biểu đồ kết
hợp giữa đường biểu diễn và cột chồng nối tiếp dùng số liệu tương đối(các cột được
nối với nhau khi bề ngang cột thu hẹp lại chỉ cịn là một đường thẳng đứng). Tồn bộ
biểu đồ là một hình chữ nhật hoặc hình vng.
-Vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên
-Ranh giới phía trên của miền thứ nhất chính là ranh giới phía dưới của miền thứ 2;
ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện 100%.
(Xem Atlat các trang 15, 17)
<b>*Biểu đồ kết hợp cột-đường: Dùng biểu đồ có 2 trục tung nếu các đối tượng </b>
có đơn vị khác nhau
-Trên trục tung: Ghi đơn vị (Phải chia tỉ lệ đơn vị chính xác)
-Trên trục hồnh: Ghi năm, nước hoặc vùng…
(Xem Atlat các trang 17, 25)
<i><b>Đối với biểu đồ có một cột và một đường biểu diễn thì đường biểu diễn nằm giữa </b></i>
<i><b>cột, cịn nếu có 2 cột thì đường biểu diễn nằm giữa 2 cột.</b></i>
Trên đây là kết quả bài viết của tơi trong q trình giảng dạy và sưu tầm được. Với 2
nội dung chính để bạn đọc có thể đọc và tham khảo.
<b>III- KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM</b>
Nói là sử dụng Atlat trong giảng dạy Địa lí thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả
cao hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng của học sinh quả
đúng không sai. Tôi cũng đã thực hiện phương pháp này với các lớp tôi dạy và tôi
nhận thấy học sinh rất thích thú và cảm thấy nhẹ nhàng hơn, ít cảm thấy áp lực hơn
đối với mơn Địa lí so với trước đây. Thậm chí có một số học sinh nói nhỏ với tơi
rằng: cơ ơi trước đây khi cơ bảo mua Atlat em khơng biết mình sẽ học gì, làm gì trong
đó, em cịn thấy tiếc tiền nên không mua; giờ thấy cô hướng dẫn học và đã quen với
Atlat em thấy học Địa lí thật nhẹ nhàng khơng cịn áp lực như trước nữa. Qua đó tơi
hiểu được học sinh cũng rất thích phương pháp này. Vì vậy, để đạt chất lượng cao
hơn thì phải kết hợp tốt với phương tiện dạy học như máy chiếu, tranh ảnh….Tuy
nhiên, với tôi và thực tế chất lượng học sinh của trường thì kết quả thu được ở một số
học sinh học yếu, lười học cũng chưa cao như với mong muốn. Và tôi nhận thấy để
thu hút hơn với học sinh yếu thì tơi cần phải gần gũi và quan tâm đến các em nhiều
hơn trong các tiết học, đđặc biệt là tiết học có sử dụng Atlat.
<b>IV. KẾT LUẬN</b>
Tuy chưa phải là đầy đủ và là phương pháp tối ưu trong việc tạo hứng thú, giảm áp
lực cho học sinh trong quá trình học tập, đặc biệt là trong các kì thi tốt nghiệp THPT.
Song phương pháp này lại có rất nhiều ưu điểm trong việc gây hứng thú, giảm áp lực
cho học sinh trong tiết học nói riêng hay kì thi tốt nghiệp nói chung. Qua mỗi phần
trình bày và mỗi ví dụ trên, ta thấy mỗi ví dụ là tương thích với mỗi bản đồ và mỗi
vấn đề. . Trên đây chỉ là một số ví dụ mang tính minh họa cho mỗi nội dung mà thơi.
Trong thời gian có hạn tơi chỉ đưa ra được một số ví dụ cho một số bài. Hy vọng rằng
tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía người đọc và có thật nhiều ví dụ cụ
thể cho tơi, để bài viết của tôi được hay hơn.
<i>Tôi xin chân thành thành cảm ơn!</i>
<b>V- PHẦN PHỤ LỤC</b>
1. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT-Nhà xuất bản Gíao Dục-NĂM
2004
2. Atlat Địa lí Việt Nam của Bộ Gíao Dục và Đào Tạo (Nhà xuất bản
GDVN-2009).
3. Sách Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam do GS.TS Lê
Thơng(chủ biên)
4. Sách giáo khoa Địa lí 12.