Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT VÀI LƯU Ý KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.51 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT VÀI LƯU Ý KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC</b>
<b>THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC</b>


Năm học 2020-2021, cấp tiểu học cùng thực hiện 2 chương trình đối với các
khối lớp học. Lớp 1 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành theo
Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT (CTGDPT 2018) và
các lớp 2,3,4,5 thực hiện Chương trình theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/5/2006 (CTGDPT2006).


Triển khai dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học
theo CTGDPT 2018 đối với lớp 1 được thể hiện rõ ở cách thiết kế các bộ sách giáo
khoa, các môn học được Bộ GDĐT lựa chọn.


Việc dạy học các lớp còn lại (2-5) theo định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất người học theo chương trình hiện hành (CTGDPT 2006) đã được Bộ GDĐT
hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 10/3/2017 về việc
hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.


Những trăn trở về dạy học theo phát triển năng lực học sinh theo chương trình
GDPT 2006 đã đăng trao đổi, chia sẻ ngày 14/4/2017 (XD kế hoạch bài học theo
định hướng PTNL) và 24/1/2020 (XDKH bài học mơn Tốn theo định hướng PTNL
trên CT và SGK hiện hành). Đồng hành cùng những trăn trở với thầy cô về làm thế
nào để xây dựng kế hoạch theo định mới ?, xin trao đổi về một số kỹ thuật để tạo
thuận lợi hơn trong khi xây dựng kế hoạch dạy học thực hiện CTGDPT 2006 theo
định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. (Thầy/cô tham khảo).


<i>1. Thế nào là dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ?</i>


Có thể hiểu một cách khái quát: Là quá trình dạy học để HS hình thành và
phát triển được phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách


nhiệm); những năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo) và những năng lực đặc thù (ngơn ngữ, tính tốn, khoa học, công
nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất) …, phù hợp với lứa tuổi và tiến trình phát triển thể
chất, tinh thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Một số lưu ý và phân tích hoạt động cơ bản khi bước vào xây dựng kế hoạch
bài học.


<i>2. Một số chuẩn bị trước khi xây dựng kế hoạch bài học</i>
- Nghiên cứu nội dung, mục đích yêu cầu cần đạt của bài học;


- Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị (hay vật thật thay thế), tìm kiếm thơng tin, tra cứu
ngữ liệu điện tử dạy học phù hợp;


- Đánh giá đối tượng học sinh (năng lực cá nhân) đối với môn học, bài học;
<i>3. Xây dựng kế hoạch bài học</i>


Kế hoạch bài học được xây dựng có thể trên cấu trúc của 4 hoạt động cơ bản,
gồm: Hoạt động khởi động; Hoạt động tìm hiểu, hình thành kiến thức mới; Hoạt
động thực hành, luyện tập trải nghiệm; Hoạt động vận dụng.


3.1. Xác định mục tiêu cần đạt của bài học


Mục tiêu bài học đã được sách hướng dẫn (SGV) xác định chung cho mọi
miền đất nước. Tuy nhiên, phụ thuộc vào vùng miền, đối tượng học sinh mà xác
định mục tiêu cần đạt phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng yêu cầu. Thông thường,
khi xây dựng kế hoạch bài học mục tiêu cần đạt được xác định từ các đơn vị kiến
thức cần đạt và được ghi ở mỗi hoạt động đó, nhưng đối với học sinh tiểu học có thể
ghi gộp ý ở mục tiêu chung là đủ. Mục tiêu cần xác định rõ về kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất, năng lực và vận dụng được gì vào thực tế khi học xong bài học.



3.2. Hoạt động khởi động:


Hoạt động khởi động là hoạt động khi bước vào tiết học mới. Hoạt động khởi
động tùy thuộc vào mỗi giáo viên giảng dạy; thơng thường đạt ra u cầu:


- Mục đích khởi động:


+ Thay đổi khơng khí lớp học khi chuyển vào/sang tiết học mới, tạo hưng
phấn, phấn khởi, tinh thần hăng hái cho các em khi vào bài học mới.


+ Nhằm ôn lại kiến thức đã học ở tiết trước, cùng kết nối và giới thiệu bài học
mới.


- Hình thức khởi động: Một bài hát; hoạt động hát, múa, vận động; trị chơi
học tập có kết nối kiến thức; hoạt động tìm hiểu khác… Các hoạt động trên có thể
đơn thuần thay đổi trạng thái, khơng khí lớp học, có thể gắn liên quan đến kiến thức
đã học, hoặc liên quan đến tên bài học mới, kiến thức mới…


Một số câu hỏi đặt ra khi thiết kế hoạt động này:
+ Cần thay đổi tâm trạng học sinh bằng hình thức gì?


+ Bài hát, trị chơi nào mà có thể ơn lại được kiến thức trước?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Thời lượng ấn định cho hoạt động khởi động này là bao nhiêu?
+ Thời gian, không gian lớp học phù hợp để thực hiện khơng?


Tổ chức hoạt động đảm bảo an tồn. Hoạt động khởi động cần tạo khơng khí
vui tươi, thoải mái, tự nhiên, hòa đồng và tất cả học sinh đều được tham gia.



3.3. Hoạt động tìm hiểu, hình thành kiến thức mới


- Xác định kiến thức cần hình thành; cần củng cố, luyện tập, thực hành trong
tiết học theo nội dung u cầu của chương trình mơn học;


- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành kiến thức.


3.3.1. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành kiến thức 1
- Một vài gợi ý:


+ Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu/SGK (HS nghe GV đọc, một hoặc
một số học sinh đọc, hay học sinh tự quan sát, nghiên cứu trong tài liệu…);


+ Gợi ý học sinh vận dụng sự hiểu biết thực tế của mình, hoặc kiến thức của
những bài học trước;


+ Gợi ý học sinh thông qua các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học;


+ Học sinh hoạt động cá nhân để đưa ra ý kiến hoặc trao đổi nhóm để trả lời
các gợi ý;


+ Học sinh trình bày kết quả hoạt động cá nhân, nhóm (kết quả của nhóm có
thể do nhóm trình bày hoặc được giáo viên chụp đưa lên màn hình máy chiếu, hay
Smart Tivi để cùng quan sát đánh giá);


+ Học sinh đánh giá kết quả lẫn nhau (cá nhân đánh giá cá nhân hoặc nhóm
đánh giá nhóm);


- Kết luận hoạt động hình thành đơn vị kiến thức 1:



+ Học sinh kết luận kiến thức của đơn vị bài học thông qua tự nghiên cứu của
học sinh hay kết quả của nhóm (có thể sau khi được giáo viên bổ sung);


+ Học sinh nghe giáo viên khẳng định (kết luận) kiến thức (nếu thấy cần
thiết);


+ Học sinh làm bài tập thực hành áp dụng đơn vị kiến thức mới học;


- Hoàn thành một đơn vị kiến thức: Việc đánh giá học sinh hoàn thành đơn vị
<i>kiến thức của bài học dựa vào mức độ đạt được của tất cả học sinh cần đạt ở đơn vị</i>
kiến thức này. Đánh giá học sinh dựa trên cơ sở quan sát mức độ tham gia và không
tham gia của từng học sinh trong quá trình hình thành kiến thức, thực hành bài học;
mức đạt của sản phẩm (cá nhân, nhóm); đánh giá sự hỗ trợ lẫn nhau của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nội dung gợi ý để học sinh tìm hiểu/khám phá và hình thành đơn vị kiến thức
tiếp theo như hoạt động ở đơn vị kiến thức 1 (3.3.1).


<i>4. Hoạt động thực hành/luyện tập, trải nghiệm</i>


- Nội dung để học sinh thực hành, luyện tập gắn với yêu cầu cần đạt về phẩm
chất, kiến thức và năng lực cho mỗi học sinh;


- Chọn bài cho cả lớp: Yêu cầu tối thiểu là mỗi học sinh phải đạt ở mức độ 1;
chọn bài cho nhóm: Loại bài để thảo luận, trao đổi - mức 2,3; chọn bài cho cá nhân
có năng lực đặc thù - mức 3,4 (mức 1,2,3,4 là mức độ trong đánh giá kiểm tra HSTH
theo hướng dẫn thực hiện Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016);
- Đánh giá: Chọn hình thức đánh giá phù hợp, như: cá nhân trình bày - cá
nhân đánh giá; cá nhân trình bày - nhóm, lớp đánh giá; cần gợi ý tạo điều kiện cho
học sinh bảo vệ kết quả học tập của mình, phản biện kết quả của bạn thay cho việc
chỉ kết luận “đúng - sai”…



- Hướng dẫn, gợi ý để học sinh đánh giá kết quả của cá nhân, nhóm;


- Hướng dẫn, điều chỉnh như thế nào cho cá nhân, nhóm, lớp sau khi đánh giá;
- Chọn nội dung để trải nghiệm sau bài học (nếu có thể);


- Hệ thống/kết luận lại kiến thức vừa học.
<i>5. Hoạt động vận dụng</i>


Phần vận dụng là vấn đề học sinh áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết một
vấn đề thực tế hàng ngày trong cuộc sống, trong quan hệ bạn bè, cộng đồng, xã hội
xung quanh các em.


Vận dụng là cốt lõi, là hiệu quả, đích cần đến của dạy học. Kết quả vận dụng
kiến thức đã học để giải quyết vấn đề là một phần biểu hiện năng lực của từng cá
nhân.


- Yêu cầu vận dụng thực tế từ đơn giản (áp dụng ngay) đến phức tạp hơn (cần
suy luận sâu, cần tìm hiểu, tư vấn).


- Hướng dẫn vận dụng kiến thức bài học vào thực tế khơng máy móc, áp đạt
<i><b>và cần kiểm sốt được. Khuyến khích học sinh tra cứu, tìm hiểu, xin tư vấn của</b></i>
những người đã biết, hiểu về vấn đề này.


Trên đây là một số định hướng kỹ thuật khi xây dựng kế hoạch bài học xin
được trao đổi.


<b>Kế hoạch bài học minh họa</b>


Bài: <b>PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>I. Yêu cầu cần đạt:</b>


- HS nắm được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) đểu có thể
viết thành một phân số; viết phép chia 2 số tự nhiên thành một phân số;


- Nhận ra STN cũng chính là một phân số khi tử số là số đó và mẫu số là 1.
- Ứng dụng bài học để thực hiện phép chia thông thường trong cuộc sống.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Bộ 3 hình vng bằng nhau, mỗi hình 1 màu (đỏ, tím, vàng – mỗi hình có kẻ 2
đường vng góc với nhau chia nó thành 4 hình vng nhỏ bằng nhau);


- Kéo cắt giấy. Số lượng bộ hình vng và số kéo tối thiểu bằng số nhóm học sinh.
<b>III. Hoạt động dạy học:</b>


1. Hoạt động khởi động


- Cả lớp cùng đứng dậy hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết, của nhạc sĩ Mộng Lân;
- Học sinh nghe yêu cầu: Trong tuần qua lớp mình có nhiều bạn rất chăm ngoan, tự
học và tham gia tích cực vào q trình học tập, lớp chọn 4 bạn để nhận quà của cô giáo.


- Lớp đề cử 4 bạn;


- Học sinh quan sát và nghe yêu cầu: số bánh của cô (3 hộp như nhau), các em chia
giúp để cả 4 bạn đều có số bánh bằng nhau;


- Học sinh thảo luận đề xuất phương án chia: chia mỗi gói bánh thành 4 phần, mỗi
người lấy một phần ở mỗi gói bánh, 3 gói bánh nên mỗi người được 3 lần lấy như thế.



<i>2. Hoạt động tìm hiểu, khám phá về phép chia 2 STN</i>


- HS nghe và đọc đề tốn: Có 3 hình vng bằng nhau, chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi
bạn được bao nhiều phần hình vng?


- HS thực hiện: HS về vị trí nhóm 4, mỗi nhóm nhận bộ 3 hình vng và 1 kéo.
- HS nghe yêu cầu: Thảo luận nhóm và đưa ra phương án chia đều 3 hình vng cho
mỗi bạn, thì mỗi bạn được bao nhiêu phần hình vng?


- Học sinh nghe: + 3 có chia được cho 4 (3 : 4) hay không ?


+ Vậy chia đều 3 hình vng cho 4 bạn bằng cách nào?
- Nghe, tổng hợp đề xuất cách chia của học sinh;


- Vài nhóm báo cáo cách chia:


(Cắt mỗi hình vng theo đường kẻ, mỗi hình vng được cắt ra thành 4 hình vng
nhỏ, mỗi bạn nhận 1 ơ vng nhỏ, được ¼ hình vng; làm tương tự với 2 hình cịn lại, ta
có mỗi bạn được 3 ô vuông (3 màu). Vậy, mỗi lần nhận 1 ô vuông, 3 lần nhận được 3 ô
vuông (3 ô nhỏ- 3 màu). Mỗi bạn được 3/4 hình vng).


- Học sinh nghe và quan sát giáo viên viết trên bảng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- HS nghe:


+ Như vậy phép chia 3 : 4 có thể viết thành phân số như thế nào?
+ Nghe mục (c) từ SGK.


+ Làm bài tập 1 (làm cá nhân)
HS đánh giá bài làm lẫn nhau



+ HS trong cùng bàn đổi bài để đánh giá bài của nhau
<i>3. Luyện tập thực hành</i>


- HS làm bài tập 2: Cá nhân học sinh làm bài;
- Kiểm tra cá nhân học sinh làm bài;


- HS nghe: Các em nhận xét gì về kết quả bài 2?


- Kiểm tra cá nhân, gợi ý học sinh (khá) tìm nhận xét từ kết quả bài 2;
<i> (Một số STN cũng có thể là kết quả chia hết của 2 STN khác)</i>


- HS: Làm bài 3a theo nhóm, trao đổi, nhận xét về kết quả phép chia (mẫu số là 1);
- HS nghe: Quan sát mẫu; mỗi số tự nhiên khi viết thành phân số thì phân số đó có
tử số là số nào ? (<i>số tự nhiên đó</i>) và mẫu số là số nào ? (<i>số 1</i>).


- HS:


+ Trả lời gợi ý của nhận xét giáo viên;


+ Nhắc lại 2 nhận xét ở bài học (một số học sinh);


+ Nghe tổng hợp về bài học phân số và phép chia số tự nhiên (tùy theo mức độ HS
đạt kiến thức).


<i>4. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế</i>


(Tùy thuộc vào thực tế địa phương gợi ý một vài tình huống để học sinh đưa phép
chia STN viết thành phân số)



Ví dụ:


- Dịp Tết trung thu ơng nội mua cho 2 anh em một cái bánh, chia đều cho cả 2, thì
mỗi người được bao nhiêu phần cái bánh (viết thành phân số); nếu chia đều cái bánh cho cả
bố, mẹ và 2 anh em thì mỗi người được mấy phần cái bánh (viết thành phân số).


- Tìm một số ví dụ thực tế về phép chia STN-phân số (khuyến khích).
<i>5. Dặn dị học sinh./.</i>


</div>

<!--links-->

×