Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề + Đáp án Văn 2018-2019 (dự bị)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.07 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b> <b>KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2018 – 2019 </b>
<b> LONG AN </b> <b>Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên) </b>


Thời gian làm bài: 150 phút


(Không kể thời gian giao đề)


<i>(Đề thi có 01 trang gồm 02 câu) </i>


<i>--- </i>
<b>Câu 1. (4,0 điểm) </b>


Tình yêu thương có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với những người được nhận mà còn
khiến những người cho đi cảm thấy hạnh phúc hơn. Như Tố Hữu đã viết:


<i>Nếu là con chim, chiếc lá </i>


<i>Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh </i>
<i>Lẽ nào vay mà không trả </i>


<i>Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình </i>


<i>(Trích Một khúc ca xuân, Tố Hữu) </i>


<i>Và khi đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, qua lời trò chuyện với </i>
bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên đã nói lên quan niệm về hạnh phúc của mình:


<i>“- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa </i>
<i>lại khơng. Cháu có ơng bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết </i>
<i>quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm </i>
<i>cơ quan cháu ở Sa Pa. Khơng có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: </i>


<i>nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ </i>
<i>được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại </i>
<i>là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. </i>
<i>Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? </i>
<i>Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ </i>
<i>hơn”. </i>


<i>(Trích Ngữ văn 9, tập một – trang 185, NXB Giáo dục, 2015) </i>


Từ hai quan niệm về hạnh phúc nêu trên, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy
nghĩ và quan niệm của mình về hạnh phúc.




<b>Câu 2. (6,0 điểm) </b>


<i>Những con người trong hai văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn </i>
<i>thuyền đánh cá của Huy Cận rất cần mẫn, nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình </i>
cống hiến cho Tổ quốc.


Dựa vào hai văn bản trên, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới.


<b>---HẾT--- </b>


<i>Thí sinh không được sử dụng tài liệu. </i>
<i><b>Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm. </b></i>


<i><b>Họ và tên thí sinh: ……… Số báo danh:………… Chữ ký ………... </b></i>
<i><b>Chữ ký cán bộ coi thi 1:………... </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1 | 4
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b> <b>KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2018 – 2019 </b>
<b> LONG AN </b> <b>Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên) </b>


Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)


<i>--- </i>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<i>(Gồm 04 trang) </i>
<b>I. HƯỚNG DẪN CHUNG </b>


- Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị
<b>luận tốt: kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc. </b>


- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong q trình chấm. Khuyến
khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. Chấp nhận những bài viết có ý tưởng khơng giống
<b>hướng dẫn chấm nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. </b>


- Hướng dẫn chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn, giám khảo dựa trên tổng thể các ý
thí sinh có được mà định điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch mức điểm đã được qui định
<b>trong Hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. </b>


- Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu.
<b>II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ </b>


<b>CÂU </b> <b>ĐÁP ÁN </b> <b>ĐIỂM </b>


<b>Câu </b>


<b>1 </b>


<b>I </b> <b>Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: viết bài văn nghị luận xã hội về một </b>
<b>tư tưởng đạo lí </b>


- Bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25


- Chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25


- Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt bằng ngôn
ngữ riêng, kết hợp dẫn chứng để tăng tính thuyết phục.


0.25


<b>II </b> <b>Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo </b>
<b>nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau </b>


<b>1 </b> <b>Nêu đúng vấn đề cần nghị luận: trình bày suy nghĩ và quan niệm về </b>
hạnh phúc.


0.25


2 <b>Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết </b>
hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng


<b>a/ Giải thích ý nghĩa </b>


- Bốn câu thơ của Tố Hữu: Hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành
cho cả hai phía, người cho đi yêu thương sẽ có cảm giác ngọt ngào, êm
dịu và bình yên. Và họ cũng sẽ nhận lại được tình yêu thương từ người


mình vừa trao tặng.


0.25


- Nhân vật anh thanh niên tự hào và hạnh phúc bởi anh khơng chỉ giúp
<i>ích cho lao động mà cả trong chiến đấu: phát hiện một đám mây khô giúp </i>
<i>không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2 | 4
- Từ hai quan niệm về hạnh phúc nêu trên, thí sinh có thể nêu lên quan


niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau
về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong
<i>hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với lứa tuổi học sinh. (Cụ thể như: Hạnh </i>
<i>phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu nhau; được </i>
<i>học tập; được theo đuổi những ước mơ chân chính; được làm những việc </i>
<i>có ích cho cộng đồng xã hội,…) </i>


0.5


<b>b/ Bàn luận mở rộng </b>


- Sống trong hạnh phúc của tình yêu thương, mỗi người sẽ hiểu thấu
những nét đẹp của gia đình, người thân, đồng loại và của chính mình; là
động lực giúp mỗi người sống đẹp hơn, có thêm niềm tin, sức mạnh và
<b>khát khao vươn tới. </b>


0.5


- Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên


hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và
góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội.


<b>0,25 </b>


- Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi
quan, chán nản mà cố gắng vượt qua để thấy được giá trị đáng quý của
hạnh phúc.


0.25


- Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang
có, khơng có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh
phúc một cách tầm thường ích kỉ.


<b>0,5 </b>


<i>*Lưu ý: Thí sinh cần đưa ra những dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ </i>
<i><b>luận điểm. </b></i>


<b>c/ Bài học nhận thức và hành động </b>


Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng
những nỗ lực, cố gắng của bản thân.


<b>0.5 </b>


<b>Câu </b>
<b>2 </b>



<b>I </b> <b>Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Viết bài văn nghị luận văn học </b>


- Bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài 0.25


- Chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25


- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ kiến giải mới mẻ, hợp lí. 0.25
<b>II </b> <b>Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo </b>


nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau


1 <b>Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của người lao động mới </b>
<i>trong hai tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa </i>
của Nguyễn Thành Long.


<b>0,25 </b>


2 <b>Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết </b>
hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3 | 4
- Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay


vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Một khơng khí phấn khởi,
hăng say lao động, xây dựng đất nước dấy lên khắp mọi nơi.


<b>0,25 </b>


<i> - Đoàn thuyền đánh cá (1958) – Huy Cận, Lặng lẽ Sa Pa (1970) – </i>
Nguyễn Thành Long đều là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các


tác giả sống trực tiếp cùng với những con người lao động đã được khắc
họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi,
với những nghề nghiệp khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất
cao đẹp.


0.25


<b>b/ Phân tích, chứng minh </b>


<b> * Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách. </b> 0.25
<i>- Người ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi thiên </i>


nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc
rất vất vả và nguy hiểm.


0.25


<i>- Những ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình </i>
ảnh sáng đẹp.


0.25


<i>- Trong Lặng lẽ Sa Pa: anh thanh niên làm cơng tác khí tượng trên </i>
đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có
cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất
<i>với anh là sự cô độc. Cơng việc của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời </i>
<i>tiết. </i>


0.25



- Công việc ấy địi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo
<i>số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa tuyết gió rét thế </i>
nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.


0.25


<b>* Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao </b>
<b>động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống </b>
<b>hiến cho Tổ quốc. </b>


0.25


- Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm
hở:


<i>“Ra đậu dặm xa dò bụng biển </i>
<i>Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. </i>


Họ làm việc nhiệt tình hăng say trong câu hát.


0.25


- Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc.
Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “phục vụ sản xuất…”.
Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn nhiệt tình, say mê, gắn bó
với nó (qua lời anh nói với ơng họa sĩ).


<b>0,25 </b>


<b>* Đó cịn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc </b>


<b>quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong cơng việc lao động </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4 | 4
<b>đầy gian khổ. </b>


- Đánh cá trong đêm đầy vất vả nguy hiểm, người ngư dân đã thu về
thành quả tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình
ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động.
Họ vui say lao động vì một ngày mai “huy hồng”.


0.25


- Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính
sự suy nghĩ “mình sinh ra… vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi
“thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng.


<b>0.25 </b>


- Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, khơng phải chỉ có anh thanh niên mà
cịn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua
lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập
bản đồ sét. Họ thật sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động, cống
hiến.


0.25


<b>c) Đánh giá chung về nội dung </b>


- Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa
tuổi, nghề nghiệp, ở mọi nơi đều là những con người nhiệt tình, say mê,


sống có lí tưởng.


0.25


- Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con người
trưởng thành trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.


0.25


<b>d) Đánh giá nghệ thuật hai tác phẩm </b>


- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so
sánh, nhân hóa, phóng đại; ngơn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi
liên tưởng…


0.25


- Tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn; miêu tả nhân vật với nhiều
điểm nhìn; tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện,…


0.25


<i>*Lưu ý: Thí sinh cần phân tích cụ thể, chi tiết các dẫn chứng đưa ra </i>
<i>nhằm làm sáng tỏ luận điểm. </i>


<b>e/ Khẳng định </b>


- Khẳng định thành công của tác giả trong việc khắc họa hình ảnh
người lao động.



0.25


- Nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở rộng. 0.25


</div>

<!--links-->

×