Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

conduongcoxua welcome to my blog

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.59 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN HÌNH THỨC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP</b>
<b>PHỤC VỤ CHO VIỆC CHỌN TRƯỜNG, CHỌN NGÀNH </b>


<b>THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CỦA HỌC SINH LỚP 12</b>
<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Trong chương trình dạy học và giáo dục phổ thông, hoạt động giáo dục
hướng nghiệp có vai trị rất quan trọng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai của học sinh. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ
thơng sẽ hạn chế được sự lãng phí về tiền bạc, thời gian, cơng sức của đối tượng
này nói riêng, của xã hội nói chung. Khi nhận được sự hướng nghiệp đúng đắn, các
học sinh sẽ lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, nguyện vọng, trình độ học
vấn, sức khỏe, tính cách, hồn cảnh của mình,... Do đó các em sẽ đóng góp được
nhiều nhất cho xã hội, các em sẽ ít phạm pháp, sa ngã, bất mãn, chán nản, tuyệt
vọng,.. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển cho thấy, hướng nghiệp tốt cho
học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh trung học phỏ thông (THPT) sẽ hạn chế
được nạn thất nghiệp, góp phần bình ổn xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Ở nước ta, công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT tuy còn nhiều
hạn chế so với các nước trong khu vực, nhưng ngày càng tiến bộ hơn, có hiệu quả
hơn. Mặc dù vậy, chúng ta khơng thể phủ nhận một thực tế là chất lượng của hoạt
động tư vấn, hướng nghiệp chưa đồng đều giữa các trường học, các vùng miền
khác nhau của nước ta. Bên cạnh những trường tổ chức khá bài bản, có hiệu quả
hoạt động tư vấn hướng nghiệp cịn có khá nhiều trường tổ chức chiếu lệ, mang
nặng tính hình thức. Ngun nhân của hiện tượng này là trình độ, quan niệm, ý
thức của các lãnh đạo và giáo viên các trường khác nhau; hoàn cảnh, điều kiện các
vùng miền, các trường học khác nhau và còn nhiều bậc cha mẹ học sinh vẫn mang
tư tưởng con cái họ cứ đậu vào đại học, cao đẳng là được cịn trường đó có phù
hợp với trình độ, tính cách, nguyện vọng, hồn cảnh của con cái mình hay khơng
thì khơng quan trọng. Chính vì vậy, trong những năm học vừa qua, ngồi một số ít
học sinh hài lịng với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, có khá nhiều em phải hối
tiếc vì sự chọn trường, chọn nghề của bản thân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>
<b>1. Cơ sở lý luận của đề tài</b>


<b>1.1. Một số khái niệm:</b>


<b>- Hướng nghiệp: Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo</b>
sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân lực theo ngành
và loại lao động hoặc được hiểu với nghĩa “giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề” .


<b>- Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông: Giáo dục hướng nghiệp</b>
trong nhà trường phổ thơng là hình thức hoạt động của thầy và trị, có mục đích
giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp
tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và
nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.


<b>1.2. Nhiệm vụ của hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT.</b>
- Nhiệm vụ 1: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh


- Nhiệm vụ 2: Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh


- Nhiệm vụ thứ 3: Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp.


<b>1.3. Những con đường hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.</b>
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ mơn văn hóa, khoa học cơ
bản.


- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất.
- Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.



- Hướng nghiệp qua con đường ngoại khóa (hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp).


<b>2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.</b>


<b>2.1. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chương trình giáo dục hướng</b>
<b>nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.</b>


Việc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chương trình giáo dục hướng nghiệp
do Bộ ban hành sẽ giúp học sinh bước đầu được trang bị những kiến thức khái quát
và căn bản nhất đối với việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó các
em có cơ sở để xem xét, chọn lựa ngành nghề, chọn lựa các trường Đại học, Cao
đẳng để dự thi khi đã học lớp 12. Cụ thể, qua 8 bài học của chương trình giáo dục
hướng nghiệp, học sinh có thể có những hiểu biết nhất định về xu hướng, nhu cầu
của xã hội với các ngành nghề khác nhau; biết được các yêu cầu cần thực hiện, các
tố chất cần thiết đề thành đạt trong nhiều loại ngành nghề khác nhau; biết được các
trường sẽ đào tạo những ngành nghề cụ thể nào?,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trợ thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Ở trường THPT Võ
Trường Toản, lịch tổ chức chương trình giáo dục hướng nghiệp và lực lượng tham
gia được thể hiện qua bảng dưới đây:


<b>Nội dung</b> <b>Thời gian Hình thức tổ chức</b>
<b>và lực lượng tham</b>


<b>gia</b>


<b>Ghi chú</b>
Bài 1: Định hướng phát



triển xã hội của Đất nước
và địa phương


Tháng 9


PHT phụ trách
HĐNG,GDHN lên
lớp + học sinh
Bài 2: Những điều kiện


để thành đạt trong nghề Tháng 10


GVCN lên lớp +
học sinh theo lớp.


GVCN chuẩn bị nội
dung và BGH duyệt
trước khi lên lớp.
Bài 5: Thanh niên lập


thân, lập nghiệp Tháng 11


Thành viên BGH
và GVCN lên lớp +
học sinh theo lớp.


GVCN chuẩn bị nội
dung và BGH duyệt
trước khi lên lớp
Bài 6: Tư vấn chọn nghề



trong quá trình hướng
nghiệp


Tháng 12


Thành viên BGH
và GVCN lên lớp+
học sinh theo lớp.


Thành viên BGH và
GVCN lên lớp+ học
sinh theo lớp.


Bài 7: Hướng dẫn học
sinh chọn nghề và làm hồ


sơ tuyển sinh Tháng 1


Thành viên BGH
và GVCN lên lớp +
học sinh theo lớp.


GVCN căn cứ vào
kết quả học kỳ I,
chuẩn bị nội dung
hướng dẫn học sinh
làm hồ sơ.


Bài 3 và 4: Tìm hiểu hệ


thống trường Trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng,
đại học và đào tạo nghề


của TW và địa phương Tháng 2


Cựu học sinh của
trường đang là sinh
viên các trường
trực tiếp trao đổi
những kinh nghiệm
học tập và giới
thiệu về trường của
mình.


BGH cùng Đoàn
thanh niên liên hệ,
thống nhất thời gian
và làm công tác tổ
chức


Bài 8: Tổ chức tham
quan hoặc hoạt động văn
hóa theo chủ đề hướng


nghiệp Tháng 3


Mỗi lớp cử 05 học
sinh đi tham quan
một số trường đại


học, cao đẳng trên
thành phố Hồ Chí
Minh.


BGH cùng Đoàn
thanh niên liên hệ,
thống nhất thời gian
và làm cơng tác tổ
chức


<b>Ngồi ra, lãnh đạo nhà trường mà trực tiếp là Phó hiệu trưởng phụ trách</b>
mảng HĐNG, GDHN phải có những chỉ dẫn cụ thể về nội dung, phương pháp tổ
chức các giờ lên lớp chương trình giáo dục hướng nghiệp thơng qua việc duyệt
giáo án của giáo viên. Việc kiểm tra bằng các hình thức khác nhau cũng sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp theo chương trình khung của Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Có rất nhiều người quan niệm đã có cả chương trình giáo dục hướng nghiệp
do Bộ ban hành thì cần gì phải hướng nghiệp thơng qua các môn học khác. Một số
người lại nghĩ tư vấn hướng nghiệp là việc của lãnh đạo nhà trường và giáo viên
chủ nhiệm lớp 12. Giáo viên bộ môn ở trên lớp, hồn thành được nhiệm vụ của
mình đã vất vả lắm rồi. Nhưng đó là những quan điểm rất phiến diện, ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động tư vấn- hướng nghiệp. Thực tế đã chứng minh thu hút đội
ngũ giáo viên bộ môn tham gia hoạt động tư vấn- hướng nghiệp cho học sinh là
một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất của các trường THPT. Do đó, ngay từ
đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã quán triệt tinh thần này đến tồn thể giáo
viên bộ mơn. Các giáo viên bộ mơn ngồi trách nhiệm dạy học các mơn văn hóa,
khoa học cơ bản cịn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ định hướng nghề nghiệp cho
học sinh qua bộ mơn mình phụ trách. Để thúc đẩy công tác này, khi đánh giá, xếp
loại giờ dạy của giáo viên, Nhà trường đã rất chú trọng đến tiêu chí tính thực tiễn,
sự liên hệ với thực tế ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có góc độ giáo dục nghề


nghiệp (tùy bài cụ thể).


Tất nhiên, để giáo viên bộ mơn có thể làm tốt nhiệm vụ tư vấn hướng
nghiệp, ngoài kinh nghiệm giáng dạy, kinh nghiệm sống của bản thân mỗi giáo
viên, lãnh đạo nhà trường cần có những chỉ dẫn cụ thể, trực tiếp. Chẳng hạn, các
giáo viên bộ môn thông qua môn dạy cần giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ, đối
tượng nghiên cứu của những ngành khoa học có tên Vật lý, Hóa học, Văn học,
Lịch sử, Địa lý,.. Từ những hiểu biết đó, học sinh hình thành nhận thức, tình cảm
nghề nghiệp và có thể có những định hướng cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai. Điều này cũng sẽ góp phần tạo nên động cơ học tập, phấn đấu cho các
em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trong điều kiện khơng có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách và kinh phí
dành cho hạt động này cịn rất hạn hẹp thì ngồi biện pháp trên, lãnh đạo Nhà
trường thường xuyên khuyến khích, động viên để giáo viên bộ môn thực hiện việc
hướng nghiệp cho học sinh qua môn dạy một cách hiệu quả. Hiện nay, hầu hết các
giáo viên bộ môn của trường đều có thể thực hiện được nhiệm vụ tư vấn- hướng
nghiệp cho học sinh thông qua các môn dạy được phụ trách. Thậm chí, nhiều câu
chuyện ngoại đề của các giáo viên bộ mơn có liên quan đến việc lựa chọn nghề
nghiệp cũng có tác động nhất định đến học sịnh.


<b>2.3. Hướng nghiệp qua tổ chức các hoạt động ngoại khoá</b>


Ngoại khóa là một hoạt động được tổ chức thường xuyên ở các nhà trường
và gắn với hoạt động của tổ chun mơn, hoạt động của tổ chức Đồn, Hội thanh
niên. Mục tiêu của các buổi ngoại khóa cần thống nhất và có sự gắn bó với mục
tiêu của các hoạt động giáo dục như hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo
dục đạo đức, giáo dục pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội và cả hoạt động giáo
dục hướng nghiệp.



Để lồng ghép mục tiêu giáo dục và tư vấn hướng nghiệp vào hoạt động
ngoại khóa, lãnh đạo nhà trường và bộ phận phụ trách hướng nghiệp cần lưu ý một
số công việc sau:


Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo Nhà trường cần nêu rõ yêu cầu lồng ghép
mục tiêu giáo dục và tư vấn hướng nghiệp vào hoạt động ngoại khóa của các Tổ,
của Đồn thanh niên để các bộ phận này chủ động xây dựng kế hoạch, chọn lựa
các chủ đề ngoại khóa, thời điểm tổ chức ngoại khóa cho thích hợp.


Sau đó, lãnh đạo trường sẽ duyệt các kế hoạch ngoại khóa và các bộ phận sẽ
tổ chức triển khai. Việc xây dựng và duyệt kế hoạch ngoại khóa như vậy sẽ đảm
bảo khơng có sự trùng lặp về nội dung và thời điểm tổ chức, nội dung tư vấn
hướng nghiệp dự định lồng ghép vào các buổi ngoại khóa cũng sẽ được chuẩn bị
trước. Tất nhiên, việc lồng ghép này cần có trọng tâm, trọng điểm, không chi đều
cho tất cả môn học, các buổi ngoại khóa. Thường thì, trường chúng tơi ưu tiên cho
buổi ngoại khóa của các mơn như Vật lý, Hóa học, Cơng nghệ và các hoạt động
văn hóa, văn nghệ- thể dục thể thao do Đoàn trường tổ chức,...


Do điều kiện về thời gian nên mỗi tổ chuyên môn chỉ có thể tổ chức một
buổi ngoại khóa duy nhất cho học sinh một khối lớp nào đó trong một năm học.
Việc tính tốn thời điểm ngoại khóa cần được chú ý. Đồn trường sẽ tổ chức ngoại
khóa vào tháng 3 hàng năm, thông qua các hoạt động chào mừng ngày 8/3 và 26/3.
Những hoạt động ngoại khóa liên quan đền nghề sư phạm sẽ được ưu tiên tổ chức
vào tháng 11 hàng năm,...


Trong các năm học qua, chúng tôi đã tổ chức được một số buổi ngoại khóa
có lồng ghép mục tiêu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tổ Văn tổ chức các buổi ngoại khóa với nội dung thi sáng tác, phổ nhạc thơ
văn, dàn dựng và biểu diễn các hoạt cảnh văn học, vẽ tranh minh họa các nhân vật,


các tác tác phẩm văn học,... Qua tham gia các hoạt động đó, học sinh có điều kiện
bộc lộ năng khiếu tiền ẩn. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể tư vấn để các em chọn
lựa những ngành nghề phù hợp với năng khiếu nghệ thuật và đam mê của mình.


Đoàn Thanh niên Nhà trường đã tổ chức những hoạt động có khả năng tư
vấn- hướng nghiệp tốt cho học sinh trong tháng thanh niên hàng năm như Hội diễn
văn nghệ, thi người dẫn chương trình và phát thanh viên cho chương trình phát
thanh của Đồn trường, Hội thi thiết kế và biểu diễn thời trang; Hội thi nấu ăn, làm
bánh; Hội thi cắm hoa; làm hoa lụa, hoa giấy; thi đua xe đạp; chạy việt dã; thiết kế
logo trường,... Từ những hoạt động như thế này có nhiều học sinh của trường đã
đến với nghề thiết kế, biểu diễn thời trang, các nghề liên quan đến hoạt động nghệ
thuật, thể dục, thể thao, báo chí,...


<b>2.4. Tư vấn- hướng nghiệp qua trang Web của trường </b>


Để thuận tiện cho việc trao đổi những vấn đề liên quan đến việc chọn nghề,
chọn trường thi Đại học, Cao đẳng của học sinh, Nhà trường đã lập trang web:
http:// hsvtt.com giao cho Đoàn trường quản lý và hướng dẫn học sinh truy cập tìm
kiếm, trao đổi thơng tin liên quan đến cơng tác tư vấn- hướng nghiệp. Ngồi ra,
trường cịn lập Mail riêng cho Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác hướng nghiệp
và thông báo địa chỉ Mail này cho học sinh biết để các em gửi thư trao đổi tất cả
các vấn đề liên quan đến việc chọn lựa ngành nghề, trường thi. Lãnh đạo nhà
trường cùng với Đoàn thanh niên luôn cố gắng giải đáp những thắc mắc của học
sinh thông qua trang web và mail một cách nhanh nhất. Chính ưu điểm này đã
khiến cho số lượng học sinh tham gia trao đổi thông tin khá đông. Những học sinh
nhút nhát không dám trao đổi trực tiếp với lãnh đạo trường hoặc giáo viên thì
thường ưu tiên sử dụng hình thức tư vấn này.


<b>2.5. Tư vấn qua các chương trình hướng nghiệp ngồi Nhà trường.</b>
Khác với các môn học khoa học cơ bản, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp


không nhất thiết phải tổ chức tại lớp mà có thể tiến hành ở các khơng gian khác,
thích hợp hơn như tại các triển lãm hướng nghiệp, phòng tư vấn- hướng nghiệp,
các cở sở sản xuất, các câu lạc bộ, thậm chí qua những đĩa phim tư liệu do các
trường ĐH, CĐ cung cấp, tổ chức cho học sinh trực tiếp tham quan các trường Đại
học, Cao đẳng hoặc nghe các chuyên gia tư vấn qua truyền hình,.... Đối với hình
thức tư vấn này, học sinh được bộ phận phụ trách công tác hướng nghiệp của
trường thông tin trước về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức của nhà trường
hoặc của trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp để các em chủ động
sắp xếp thời gian tham gia. Với hình thức này, về cơ bản, chúng tơi khuyến khích
học sinh tham gia cá nhân hoặc nhóm bạn.


Ưu điểm nổi bật của cách hướng nghiệp này là khuyến khích các em đến với
chương trình hướng nghiệp một cách tự giác, nhẹ nhàng, khơng gị bó về mặt thời
gian; nhà trường không phải sắp xếp thời gian, không gian, nhân lực để tổ chức
hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Vì thế, khi vận dụng hình thức này, lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo bộ
phận hướng nghiệp tiến hành phát phiếu yêu cầu cho học sinh, trên phiếu thể hiện
những nội dung cụ thể bắt buộc khi đi tham quan học sinh phải chú ý tìm hiểu và
hồn thiện để nộp lại cho nhà trường. Ví dụ về một số câu hỏi trên phiếu yêu cầu:
Sau khi tham dự ngày hội hướng nghiệp, em thấy những nghề nghiệp nào hiện nay
còn thiếu nhân lực nhất? Nghề nghiệp nào có thu nhập hấp dẫn nhất? Nó địi hỏi
những kỹ năng nào? Nhóm nghề nghiệp: người - kỹ thuật được giới thiệu trong
ngày hội hướng nghiệp lần này đã cung cấp cho các em những thơng tin gì về kỹ
năng nghề nghiệp, thời gian, địa điểm, thu nhập mà nghề nghiệp đó đưa lại ?,.... Từ
những phiếu trả lời của học sinh khi tham gia, người phụ trách công tác hướng
nghiệp sẽ biết được những nguyện vọng của học sinh để xây dựng chương trình tư
vấn nghề cho học sinh chọn trường dự thi phù hợp nhất.


Trong những năm qua, ngoài việc tổ chức cho học sinh đến tham quan một


số trường như Đại học sư phạm Kỹ thuật tp Hồ Chí Minh, Đại học Lạc Hồng, Đại
học Nguyễn Tất Thành,... Trường Võ trường Toản đã thường xuyên niêm yết tại
bảng thông tin Nhà trường những trang báo Tuổi trẻ có liên quan đến chủ đề và nội
dung tư vấn hướng nghiệp để học sinh theo dõi. Trường cũng thông báo rộng rãi
trên loa phát thanh các chương trình tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh của
kênh VTV2 Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh để
học sinh biết và theo dõi.


<b>III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI</b>


Tư vấn hướng nghiệp luôn hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là giúp cho
học sinh chọn lựa được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, đam mê của bản thân
và nhu cầu của xã hội sau khi tốt nghiệp bậc THPT. Tất nhiên, để các em thực sự
có được kiến thức và kỹ năng về những nghề nghiệp đã lựa chọn thì việc phải trải
qua quá trình học tập nhất định tại các trường Đại học, Cao đẳng là tất yếu. Do đó
trong cơng tác tư vấn- hướng nghiệp cho học sinh trường Võ Trường Toản, chúng
tôi hướng tới mục tiêu trước mắt là qua sự hiểu biết về các nhóm ngành nghề khác
nhau mà học sinh chọn được một trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp- nghề vừa
phù hợp với năng lực sở trường, sở thích của bản thân lại vừa đáp ứng nhu cầu sử
dụng lao động của xã hội.


Nhờ sự phối hợp vận dụng nhiều hình thức tư vấn- hướng nghiệp phong phú
nói trên mà trong 3 năm học gần đây, nhiều học sinh của trường đã lựa chọn được
các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp. Số lượng học sinh đậu Đại học và Cao
đẳng của Trường ngày càng cao, một phần nhờ vào chất lượng của hoạt động tư
vấn- hướng nghiệp.


<i><b>Năm học 2009-2010:</b></i>
<b>Số HS</b> <b>Số HS</b>



<b>đậu ĐH</b>


<b>Số HS</b>


<b>đậu CĐ</b> <b>Tỷ lệ</b>


<b>Các ngành nghề chính</b>
<b>được HS chọn lựa</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thuật,...
<i><b>Năm học 2010-2011</b></i>


<b>Số HS</b> <b>Số HS</b>
<b>đậu ĐH</b>


<b>Số HS</b>


<b>đậu CĐ</b> <b>Tỷ lệ</b>


<b>Các ngành nghề chính</b>
<b>được HS chọn lựa</b>


469 135 167 64% Nơng-Lâm- Thủy sản, Cơ khí- kỹ
thuật-chế tạo máy, Xây dựng, Giao thông,
Công nghệ sinh học, Điều dưỡng,
Y-Dược, Quản lý cơng nghiệp, Văn
hóa-nghệ thuật,...


Năm học 2011-2012
<b>Số hồ sơ đăng</b>



<b>ký DTĐH,CĐ</b> <b>Các ngành nghề chính được HS chọn lựa</b>


1071 Giao thơng, Cơ khí- Chế tạo máy, Cơng nghệ sau thu hoạch,
cơng nghệ hóa thực phẩm, Thú y, Kinh tế, Luật, Tin học, Vật lý
hạt nhân, Báo chí, Xã hội học, Văn hóa- nghệ thuật,...


<b>IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ</b>


Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của cơng tác tư vấn- hướng nghiệp nói
chung, để thực hiện tốt các hình thức tư vấn hướng nghiệp đã nêu trong đề tài, các
trường cần quan tâm chú ý một số vấn đề sau:


Thứ nhất, toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Nhà
trường phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo
dục và tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc THPT.
Chính nhận thức sẽ quyết định tinh thần trách nhiệm của các đối tượng trong công
viêc, góp phần tạo nên hiệu quả cho hoạt động hướng nghiệp.


Thứ hai, phải xây dựng được kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục và tư
vấn hướng nghiệp cụ thể và khả thi.


Thứ ba, phải thu hút được các lực lượng trong và ngoài Nhà trường tham gia
vào hoạt động tư vấn- hướng nghiệp. Ngồi Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm
chính về cơng tác giáo dục, tư vấn hướng nghiệp, chúng ta cần thu hút Bí thư Đồn
thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên, cựu học sinh,...
tham gia vào hoạt động này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Cùng với lãnh đạo nhà trường, GVCN cũng là người chỉ dẫn các em làm hồ sơ dự
thi đại học, Cao đẳng. Ngồi ra, họ cịn phối hợp với GVBM để làm tốt cơng tác


này.


Giáo viên bộ mơn, ngồi việc tư vấn hướng nghiệp thơng qua mơn học mình
phụ trách cũng chính là những người tổ chức và thực hiện các hoạt động ngoại
khóa có khả năng lồng ghép nội dung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.


Ngay cả nhân viên cũng có thể tham gia, hỗ trợ các hoạt động tư vấn hướng
nghiệp. Ở trường Võ Trường Tồn có một nhân viên trực tiếp phụ trách cơng tác
tuyển sinh của trường. Lãnh đạo đã giao cho trách nhiệm để nhân viên tư vấn,
hướng dẫn cho học sinh khối 12 làm hồ sơ dự thi vào các trường Đại học, Cao
đẳng. Đồng thời, đây cũng là người phụ tá cho các báo cáo viên trong các buổi tư
vấn hướng nghiệp của trường. Qua một số năm làm việc dưới sự chỉ dẫn của lãnh
đạo nhà trường và sự tự học hỏi, nhân viên này đã thực hiện khá tốt một số công
việc cụ thể trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12. Nhân viên
thư viện, thiết bị,... cũng tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp bằng
việc cung cấp các tài liệu, hỗ trợ về kỹ thuật, máy móc, và các điều kiện phục vụ
cho hoạt động hướng nghiệp của trường một cách kịp thời, nhanh chóng.


Để học sinh 12 hiểu tường tận hơn về các ngành học tại các trường Đại học,
Cao đẳng cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm, điều kiện, yêu cầu của các công
việc, các ngành nghề khác nhau, chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của cựu học
sinh hiện đang là sinh viên, học viên tại các trường Đại học, Cao đẳng và sự giúp
đỡ của các doanh nhân, kỹ sư, thợ lành nghề,... ở địa phương,...trong công tác tư
vấn hướng nghiệp.


Thứ tư, để các lực lượng bên trong nhà trường tham gia tốt vào công tác tư
vấn hướng nghiệp, lãnh đạo trường cần chỉ đạo sâu sát, quan tâm bồi dưỡng
thường xuyên và kiểm tra kịp thời.


Thứ năm, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động


giáo dục, tư vấn hướng nghiệp ở một mức độ nhất định để mua sắm trang thiết bị,
sách tham khảo, tài liệu hướng nghiệp, những mơ hình sản phẩm mô tả nghề,...
phục vụ việc giảng dạy của giáo viên hoặc hỗ trợ đưa học sinh đi tham quan, tham
gia vào các ngày hội việc làm, ngày hội tư vấn tuyến sinh, tư vấn hướng nghiệp do
Tỉnh Đoàn hay các trường ĐH, CĐ trên thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ...


Chọn trường Đại học, Cao đẳng dự thi là bước đầu tiên biến ước mơ và
những định hướng nghề nghiệp của học sinh thành hiện thực. Để các em có thể thi
đậu vào đại học và cao đẳng thì nâng cao chất lượng dạy- học ở các nhà trường là
điều kiện tiên quyết và trực tiếp. Nhưng để các em chọn được một trường đại học,
cao đẳng phù hợp với nguyện vọng, sở thích của mình lại đáp ứng được nhu cầu
của xã hội thì cơng tác tư vấn hướng nghiệp có vai trị quan trọng không kém.
Trong bối cảnh hiện nay, các trường THPT cần quan tâm đúng mức và đồng thời
đến cả 2 nhiệm vụ này. Vì thế, trong một chừng mực nào đó, đề tài này của tơi có ý
nghĩa thiết thực đối với cơng tác giáo dục nói chung, giáo dục và tư vấn hướng
nghiệp của các nhà trường nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>1. Báo Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (2008), Cẩm nang tư vấn hướng</i>


<i>nghiệp, Tư vấn tuyển sinh ĐH-CĐ-THCN, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí</i>


Minh.


<i>2. Nguyễn Trọng Bảo, Một số quan niệm về Quản lý giáo dục- Trường cán</i>
bộ quản lý Giáo dục- Đào tạo trung ương I, Hà Nội.


<i>3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12,</i>
NXB Giáo dục, Hà Nội.


4. Luật Giáo dục 2009.



</div>

<!--links-->

×