Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.11 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>I.</b> <b>LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thơng, tổ chun
mơn đóng vai trị hết sức quan trọng. Tổ chun mơn hoạt động hiệu quả với hết
chức năng và nhiệm vụ sẽ tác động rất lớn đến chất lượng, thành quả giảng dạy của
bộ mơn và góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy, các hoạt động giáo dục chung
của toàn trường.
Đặc trưng của bộ môn Sinh học không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục về mơi trường, giới tính, bảo vệ sức khỏe vị thành
niên…cho học sinh. Do đó, tổ chun mơn bộ mơn Sinh học có nhiều điều kiện để
tổ chức những hoạt động chuyên môn đa dạng, phong phú, thiết thực và hiệu quả.
Tuy nhiên, trên thực tế tôi nhận thấy bên cạnh những trường hoạt động tổ chuyên
môn mạnh, hiệu quả cao cịn đa số tổ chun mơn chưa hoạt động hết chức năng
và nhiệm vụ của mình, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chỉ thể hiện những nội
dung sơ sài, tập trung vào các vấn đề hành chính, sự vụ, ít chú ý đến các vấn đề
chun mơn hoặc là có trao đổi về chun mơn nhưng nội dung chưa sâu, chưa có
kế hoạch cụ thể, chưa thể hiện bằng biên bản, các chun đề chun mơn cịn ít và
chưa hiệu quả.
Từ những lý do trên tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm qua đề tài : “Nâng
cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn bộ môn Sinh học cấp trung học phổ thông”.
<b>II.</b> <b>TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>
<b>1.</b> <b>Cơ sở lý luận</b>
<b>1.1. Vị trí, vai trị và chức năng của tổ chun mơn</b>
<i><b>1.1.1. Vị trí của tổ chun mơn: </b></i>
Theo điều lệ trường THPT ban hành theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực ngày 15/5/2011 cơ cấu tổ chức của
trường THPT gồm có:
a) Hội đồng trường, hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội
<i><b>đồng tư vấn, các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các bộ phận khác (nếu</b></i>
có).
Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học về tổ chun
mơn : “Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, vật chất
thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên mơn hoặc
nhóm mơn học ở từng cấp học THPT. Mỗi tổ chun mơn có một tổ trưởng và từ
1-2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào
đầu năm học”.
<i><b>1.1.2. Vai trị và chức năng của tổ chun mơn:</b></i>
- Tổ chun môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của
trường THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chun mơn có mối quan hệ hợp tác với
nhau, phối hợp các bộ phận, nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực
hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát phiển của nhà
trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường,
trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải dựa vào đó để
- Đặc biệt, tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đồn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình
cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động
viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên
trường trung học.
Do đó, tổ trưởng chuyên mơn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch,
điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giảng dạy, PPCT môn học của
Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên trong tổ, đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên
thuộc tổ mình quản lý.
<b>1.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn</b>
Nhiệm vụ tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THPT ban hành theo
thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT. Theo quy định
tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học, tổ chun mơn có các nhiệm vụ
chính sau:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động chung của tổ.
- Xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn
học của Bộ GD&ĐT và các kế hoạch hoạt động giáo dục khác trong năm học của
nhà trường.
- Thực hiện đúng những quy định và quy chế chuyên môn.
- Thực hiện công tác theo sự phân công của cấp trên.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu
công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
Căn cứ theo quy định này, mỗi trường có thể quy định cụ thể hơn các nhiệm
vụ của tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng
năm học.
<b>1.3. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn </b>
Theo điều 16 của Điều lệ trường trung học tổ trưởng chun mơn có các nhiệm vụ
trọng tâm:
<i><b>1.3.1. Quản lý giảng dạy của giáo viên:</b></i>
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả
năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác
theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của
nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học
đúng, đủ theo các tiết trong PPCT.
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn
giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết
bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong PPCT, soạn giáo án theo PPCT, chuẩn
KT-KN và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó, viết SKKT-KN về nâng cao chất
lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đổi mới đánh giá,
phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém…).
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên
mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, dạy
học theo tiêu chuẩn KT-KN, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng
công nghệ thơng tin trong dạy học góp phần để đổi mới phương pháp dạy học,
phương pháp kiểm tra, đánh giá…)
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kỳ quy định
về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ
của tổ, thực hiện báo cáo cho hiệu trưởng theo quy định).
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực
hiện hồ sơ chuyên môn, soạn giảng theo kế hoạch dạy học và PPCT, chuẩn
KT-KN, ra đề thi, thực hiện việc cho điểm theo quy định, kế hoạch dự giờ của các tổ
viên trong tổ…).
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên, đề xuất khen thưởng, kỉ
luật giáo viên…Việc này đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên
của mình, về ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân
công).
<i><b>1.3.2. Quản lý học tập của học sinh:</b></i>
- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ mơn quản lý để có biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động nội, ngoại khóa để thực
hiện mục tiêu giáo dục.
<i><b>1.3.3. Quản lý cơ sở vật chất của tổ chun mơn.</b></i>
Ngồi ra cịn các hoạt động khác (theo sự phân công của hiệu trưởng).
Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn rất đa dạng, phong phú nhiều cơng việc,
khơng ít những khó khăn. Các cơng việc là sự kết hợp chuyên môn với công tác
quản lý. Tổ trưởng vừa có trách nhiệm với các thành viên trong tổ, vừa có trách
nhiệm với lãnh đạo trường.
<b>1.4. Sinh hoạt tổ chuyên môn </b>
Theo Thông tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hành
<i>Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ban hành theo</i>
quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
- Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu của trường, là
dịp trao dồi chuyên mơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thơng qua sinh
hoạt tổ chuyên môn sẽ phát hiện nhiều ý tưởng, do vậy tổ trưởng cần tạo điều kiện
để giáo viên nói lên ý tưởng kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên
môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và
cách thức tổ chức thực hiện.
- Việc sinh hoạt tổ chun mơn được thực hiện theo định kì trong điều lệ
trường THPT (2 tuần/lần). Thời gian do hiệu trưởng hoặc tổ trưởng quy định và
tùy yêu cầu, tính chất, nội dung công việc.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh
việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc hoặc mang tính hành chính).
<b>1.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chun mơn</b>
Trích Thơng tư số 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hành
<i>Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ban hành theo</i>
quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
<i>“Tổ chun mơn của nhà trường hồn thành các nhiệm vụ theo quy định:</i>
<i>b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các</i>
<i>hoạt động giáo dục khác;</i>
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng.”
<b>Tiêu chuẩn</b> <b>Hoạt động</b> <b>Đánh giá</b>
a) Có kế hoạch cơng
tác và hồn thành
nhiệm vụ theo quy
định trong Điều lệ
trường trung học
-Kế hoạch hoạt động chung
của tổ theo tuần, tháng, học
kì và cả năm học nhằm thực
hiện chương trình, kế hoạch
dạy học và các hoạt động
khác.
- Kế hoạch cụ thể dạy
chuyên đề, tự chọn, dạy ôn
thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng
học sinh giỏi, dạy phụ đạo
học sinh yếu, kém.
-Kế hoạch cụ thể về sử dụng
đồ dùng dạy học, thiết bị dạy
học đúng, đủ theo các tiết
trong PPCT.
-Văn bản của lãnh đạo nhà
trường về việc xét thực hiện
các nhiệm vụ năm học của tổ
chun mơn.
-Các minh chứng khác (nếu
có).
-Cần so sánh những hoạt
động của tổ chuyên môn với
các nhiệm vụ theo quy định
của điều lệ trường trung học.
Mục đích là có hoạt động
theo quyết định khơng? Nếu
chưa đầy đủ thì giải thích lí
do.
-Cần so sánh những hoạt
b) Sinh hoạt ít nhất 2
tuần/lần về hoạt động
chuyên môn, nghiệp
vụ và các hoạt động
giáo dục khác
-Biên bản sinh hoạt chuyên
môn của tổ hoặc nhóm
chun mơn.
-Sổ nhật kí hoặc biên bản
đánh giá chất lượng về hiệu
quả hoạt động giáo dục của
các thành viên trong tổ.
-Biên bản đánh giá xếp loại
giáo viên, các thơng tin minh
chứng khác liên quan.
-Ít nhất 2 tiết/tuần về hoạt
động chuyên môn, nhiệm vụ
của các hoạt động giáo dục
khác.
-Chất lượng của các buổi
sinh hoạt chuyên môn.
c) Hàng tháng, rà
soát, đánh giá việc
thực hiện các nhiệm
-Biên bản rà soát, đánh giá,
cải tiến các biện pháp thực
hiện nhiệm vụ được giao của
vụ được phân công tổ chuyên môn.
-Biên bản chỉnh sửa, bổ sung
các nội dung mới, biện pháp
mới vào kế hoạch.
giao của tổ chuyên môn.
-Cải tiến cách thực hiện
nhiệm vụ được giao.
<b>2.</b> <b>Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài</b>
Trong những năm gần đây, hoạt động của tổ chuyên môn được Sở GD& ĐT
Đồng Nai đặc biệt quan tâm và có những chỉ đạo cụ thể, cùng với việc soạn giảng
theo chuẩn KT-KN, nội dung giảm tải của Bộ GD&ĐT, thực hiện đổi mới phương
pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra-đánh giá thì càng phải coi trọng vai trị của tổ
chun mơn, vì đó là nơi trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn, vướng mắc,
phát huy vai trị của các giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, giáo viên cốt cán hỗ trợ
giáo viên mới…tuy nhiên trên thực tế rất ít tổ chun mơn hoạt động có hiệu quả,
đa số các hoạt động cịn nghèo nàn, đơn điệu có nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu là tổ trưởng chưa phát huy được vai trị
đầu tàu của mình, giáo viên chưa coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn trong các
- Nhiều giáo viên còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, trong
các buổi sinh hoạt chuyên mơn ít phát biểu hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh
hoạt.
- Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chun mơn cịn hời hợt,
chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo
viên. Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, hầu như còn lặp lại với các
năm trước.
- Các hình thức tổ chức sinh hoạt chun mơn cịn đơn điệu, khơng được cải
tiến. Hầu như là theo một tiến trình người được phân cơng trình bày báo cáo, các
thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của tập thể (đa số là nhất
trí).
- Việc quản lý chỉ đạo cịn chưa chặt chẽ, chưa sát sao, thiếu sự đôn đốc và
kiểm tra thường xuyên.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn, đặc biệt là bộ môn Sinh học
nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động giáo dục, theo tôi cần lưu ý một số điều cơ bản
sau:
Chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào
phẩm chất, năng lực và tính năng động của tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng
chuyên môn cần xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
mình để hoạt động đúng chức năng, đầy đủ nhiệm vụ từ đó điều khiển hoạt động tổ
Tổ chun mơn trong trường trung học có vị trí, vai trị chức năng và nhiệm
vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học. Để thực
hiện thành cơng những vấn đề đó đều phải thông qua hoạt động thực tiễn của
người tổ trưởng và các thành viên trong tổ chuyên môn. Do vậy tổ trưởng chuyên
môn phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn chức năng và nhiệm vụ của mình; có tinh
thần trách nhiệm cao; có đầy đủ phẩm chất, năng lực và biết quản lý tổ một cách
khoa học. Khi làm việc với các thành viên phải đảm bảo tính khoa học, cụ thể và
thiết thực; đảm bảo tính kế hoạch; coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục kết hợp
với động viên khuyến khích các thành viên thơng qua việc chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần của các thành viên; thực hiện việc đánh giá một cách công khai,
cơng bằng.
Để phát huy hết vai trị của mình, tổ trưởng chuyên môn phải tham dự đầy
đủ các lớp tập huấn, luôn trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi và liên kết chặt
chẽ với các bộ phận khác trong nhà trường.
<i><b>2.2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn một cách khoa học: </b></i>
a) Lập kế hoạch chuyên môn:
- Khi lập kế hoạch chuyên mơn phải đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính
thực tiễn, tính khả thi, tính linh hoạt, những kế hoạch đặt ra phải cụ thể, đo được,
xây dựng kế hoạch dựa trên tinh thần dân chủ, đảm bảo tính hệ thống, nhất quán
trong nhà trường.
- Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn phải dựa trên : chủ trương của sở GD&ĐT trong
từng giai đoạn, từng năm học; kế hoạch năm học của trường; đặc biệt phải xuất
phát từ thực tế học sinh (trình độ, sự hứng thú của học sinh)? Đội ngũ giáo viên?
Điểm mạnh, điểm yếu? Những việc đã thực hiện hoặc chưa thực hiện được?...
- Trong kế hoạch phân cơng chun mơn phải có phân công giao việc cụ thể, thời
gian thực hiện, thời gian hồn thành, kết quả đạt được…
b) Triển khai, phân cơng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên môn:
- Thời gian thực hiện? Thời lượng vấn đề.
- Giáo viên thực hiện?
- Nhiệm vụ của từng người?
- Công tác chuẩn bị?
Nguyên tắc là làm sao cả tổ cùng tham gia tích cực trên tinh thần hợp tác và
học hỏi lẫn nhau.
c) Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm các nội dung trong kế hoạch:
- Kết quả? So sánh với mục tiêu đề ra. Lý giải kết quả.
- Bài học kinh nghiệm.
<i><b>2.3. Triển khai, thống nhất các quy định, quy chế về chuyên môn trong tổ ngay</b></i>
<i><b>từ đầu năm học : Thống nhất PPCT, quy định về hồ sơ giáo viên (gồm : Giáo án;</b></i>
Sổ ghi kế hoạch giáo dục và ghi chép chuyên môn, sổ dự giờ; sổ điểm cá nhân; sổ
chủ nhiệm), quy định về điểm số (số cột điểm, cách cho điểm), thống nhất cách
kiểm tra đánh giá, xây dựng ma trận chung (ví dụ kiểm tra 15 phút : hình thức tự
luận, kiểm tra 1 tiết : hình thức trắc nghiệm…), thống nhất các tiết thực hành, thí
nghiệm (tiết nào thực hiện được, tiết nào không thực hiện được, thay thế bằng nội
dung nào?...), sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học (thống kê những đồ dùng
nào còn sử dụng được, cần làm thêm những đồ dùng nào, sử dụng công nghệ thông
<i><b>2.4. Thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn : Chọn những vấn đề chuyên</b></i>
môn thiết thực, cần thiết đối với bối cảnh của từng năm học và bộ mơn, ví dụ như:
- Soạn giảng theo chuẩn KT-KN, nôi dung giảm tải của Bộ.
- Đổi mới việc kiểm tra-đánh giá.
- Kết hợp tốt các phương pháp trong giảng dạy.
- Sử dụng hiệu quả dồ dùng, phương tiện dạy học.
- Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài học ở nhà.
- Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu…
Đây là những vấn đề chủ yếu từ đó có thể nảy sinh vấn đề khác, chọn vấn đề
nào làm trọng tâm cịn tùy từng trường, từng điều kiện. khơng nên ôm đồm, mỗi
năm nên chọn một hoặc hai vấn đề để giải quyết một cách thấu đáo và hiệu quả.
<i><b>2.5. Đổi mới nội dung họp tổ và thực hiện các biên bản họp tổ một cách hệ</b></i>
<i><b>thống, hiệu quả:</b></i>
Thực tiễn cho thấy, trường nào mà cơng tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ
chun mơn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chun mơn có nền nếp, nội dung sinh
hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và
nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong q trình thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng
học tập của học sinh từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào cơng tác
quản lí thiếu khoa học, bng lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chun mơn thì việc
sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài,
không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó khơng cao.
yếu để từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn của
- Cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và
nội dung sinh hoạt chuyên môn cho từng buổi họp tổ.
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ tổ trưởng, những người chủ
trì các buổi sinh hoạt chun mơn sao cho thể hiện rõ nội dung chuyên môn.
- Sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt chun mơn hợp lý, không nhất thiết là cả
một buổi. Nội dung sinh hoạt cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi
bài học, tiết học mà giáo viên giảng dạy hàng ngày, tránh chung chung.
- Quản lý chặt chẽ nội dung các buổi sinh hoạt chun mơn, có sự hướng dẫn và
định hướng nội dung sinh hoạt chun mơn theo tình hình thực tế của nhà trường
và bộ môn.
- Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chun mơn, giáo viên
được phân công báo cáo cần chuẩn bị nội dung chu đáo, chủ động giải quyết các ý
kiến mà đồng nghiệp đưa ra một cách thấu đáo, thuyết phục.
<i><b>- Tất cả các nội dung bàn về chuyên môn đều phải thể hiện bằng biên bản.</b></i>
<b>III.</b> <b>HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI</b>
Hoạt động của tổ chuyên môn bộ môn Sinh học của trường chúng tơi trong
thời gian vừa qua có nhiều thuận lợi. Nhờ được sự đồng thuận và nỗ lực cao của
các giáo viên, nên các giáo viên trong tổ đã thực hiện đúng các quy chế chuyên
môn và thực hiện xuất sắc các nội dung thi đua của nhà trường, cơ bản đạt được
kế hoạch chuyên môn đề ra từ đầu năm học, thực hiện được một số chuyên đề có
khả năng áp dụng thực tiễn đẩy mạnh hiệu quả giảng dạy bộ môn : Phương pháp
dạy bài dài hoặc khó với các đối tượng học sinh; Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị
bài học ở nhà; Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh qua các tiết
thực hành…Năm học 2011 – 2012 tổ chúng tôi đạt danh hiệu Tổ lao động tiên tiến.
<b>IV.</b> <b>ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG</b>
Mỗi giáo viên cần nắm được vị trí vai trị, nhiệm vụ của tổ chuyên môn
trong trường trung học.
Tổ trưởng chuyên môn phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình theo quy định hiện hành để chủ động tích cực học tập thực hiện tốt vai
trị của mình trong điều hành hoạt động tổ chuyên môn đạt hiệu quả.
Mỗi trường cần xây dựng một nề nếp sinh hoạt chuyên môn, hàng năm nên
tổ chức đánh giá, khen thưởng các tổ, khối có nền nếp sinh hoạt chun mơn tốt.
Những kinh nghiệm này tôi đã được trao đổi với các giáo viên thuộc bộ môn
Sinh học cấp trung học phổ thông trong tỉnh vào lần sinh hoạt chuyên đề ngày
17/2/2012 ở trường THPT Trần Phú nhưng thiết nghĩ, đây là một vấn đề rất cần
được quan tâm nhằm mục đích đẩy mạnh hiệu quả giảng dạy vì thế tơi xin đề nghị
các thầy, cô đang hoạt động trong các tổ chuyên môn hãy tiếp tục tích cực đóng
góp ý kiến về những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn hoặc
chia sẻ những kinh nghiệm của tổ chuyên môn ở trường mình để các tổ chun
mơn trong tỉnh Đồng Nai có dịp trao đổi, thống nhất để từ đó hoạt động đồng bộ và
hiệu qủa hơn.
<b>V.</b> <b> TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<i>1.</i> <i>Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ</i>
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
<i>2.</i> <i>Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành kèm</i>
theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
<i>dục và Đào tạo. </i>
<i>3.</i> Dự thảo hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chất lượng giáo
dục trường THPT (theo thông tư số 12/2009/TT – Bộ GD & ĐT về việc ban hành
quy địng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT).
<i>4.</i> <i>Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục</i>
<i>trường THPT (theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của</i>
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá
<i>chất lượng giáo dục trường THPT).</i>
<i>5.</i> Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn
sinh học – cấp THPT của Sở GD & ĐT Đồng Nai tháng 3 năm 2011.
<i>6.</i> Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học phổ thông –
Hà Nội – 2011.
<i>Long Thành, ngày 18 tháng 5 năm 2012</i>