Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

conduongcoxua welcome to my blog

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.53 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SangKienKinhNghiem.org


Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI



<b>Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH</b>
Mã số: ...
<i> (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)</i>


<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG</b>


<b>KHAI THÁC ATLAT TRONG HỌC TẬP</b>



<b>PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM</b>



<b>Người thực hiện: NGUYỄN VĂN ĐỨC </b>
Lĩnh vực nghiên cứu:


- Quản lý giáo dục : 


<b>- Phương pháp dạy học bộ môn: ĐỊA LÝ </b> 




- Lĩnh vực khác: ... 


<i><b>Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN</b></i>


 Mơ hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LÍ LỊCH KHOA HỌC</b>
<b>I. THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN</b>


1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN ĐỨC
2. Ngày tháng năm sinh: 01/04/1975
3. Nam, nữ: Nam


4. Địa chỉ: 54D / 12KP II Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai
5. Điện thoại: 0979745800


6. Fax: E-mail:


<b>7. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH</b>


<b> II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO</b>


- Cử nhân


- Năm nhận bằng: 1999


- Chuyên ngành đào tạo: ĐỊA LÝ


<b>III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC</b>


Số năm có kinh nghiệm: 12


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>KHAI THÁC ATLAT TRONG HỌC TẬP </b>


<b>PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM </b>




<b> I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:</b>


Trong việc dạy và học mơn Địa lí ở trường trung học phổ thơng, Atlat Địa lí
Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể coi đây là “cuốn sách giáo khoa” Địa
lí đặc biệt mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ. Cuốn Atlat Địa lí
Việt Nam được Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn đã minh chứng cho tầm quan trọng
của Atlat trong việc học tập Địa lí ở trường trung học phổ thơng, đặc biệt là chương
trình Địa lý lớp 12. Tuy nhiên, cho đến nay việc khai thác kiến thức của tài liệu Atlat
vận dụng vào quá trình học tập và giảng dạy chưa được sử dụng nhiều, đặc biệt là
việc khai thác các thông tin trong tài liệu Atlat, nhiều học sinh chưa có kỹ năng khai
thác hoặc rất lúng túng khi sử dụng tài liệu này.


Nhằm giúp các em học sinh biết cách học và có kỹ năng khai thác hệ thống kiến
thức về địa lí tự nhiên của Việt Nam trong tài liệu Atlat phục vụ thiết thực cho việc
học hàng ngày, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 rất cần thiết cho quá trình ôn tập và
chuẩn bị kiến thức thi tốt nghiệp trung học phổ thơng, đó là lý do tơi nghiên cứu đề
tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI THÁC ATLAT TRONG


HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM”.


Nội dung sáng kiến được sắp xếp một số vấn đề chung về kiến thức và kĩ năng
khai thác Atlat Địa lí tự nhiên Việt Nam.


Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực khơng chỉ cho các em
học sinh mà có thể sử dụng cho cả giáo viên trong quá trình dạy và học mơn Địa lí ở
trường trung học phổ thơng. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là ý kiến cá nhân được tích lũy và
rút ra trong q trình giảng dạy, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp
để sáng kiến được hịan thiện hơn, phục vụ có hiệu quả cho việc dạy và học môn Địa
lý ở trường trung học phổ thông.



<b>II-TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:</b>
<b>1.Cơ sở lý luận:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hợp của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành
phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin
và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp truyền
thống và dần dần làm quen với những phương pháp dạy học mới.


<i>Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp</i>


<i>giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng</i>
<i>tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện</i>
<i>hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự</i>
<i>nghiên cứu cho học...”.</i>


Khoản 1. Điều 27, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là:
<i>“giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ</i>


<i>năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo ...”.</i>


<i>Khoản 1. Điều 28, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng</i>


<i>phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc</i>
<i>điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc</i>
<i><b>theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình</b></i>


<i><b>cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.</b></i>


Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa
<i>X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng đã khẳng định: “Việc đổi mới chương</i>



<i>trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp</i>
<i>giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những</i>
<i><b>mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng</b></i>


<i><b>thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ</b></i>
<i><b>sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp</b></i>
<i><b>thu của học sinh … Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp</b></i>


<i>dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy</i>
<i>học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và</i>
<i>cơng tác quản lí giáo dục”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nghiên cứu đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG KHAI
THÁC ATLAT TRONG HỌC TẬP PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM” nhằm
giúp các em biết cách học và có kỹ năng khai thác hệ thống kiến thức về địa lí tự
nhiên của Việt Nam từ tài liệu Atlat. Từ đó, góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu,
phát hiện và khai thác kiến thức ở bản đồ, tài liệu Atlat Địa lý của học sinh trong
trường phổ thông, đem lại cho các em niềm vui với kết quả học và ôn tập thi tốt
<b>nghiệp trung học phổ thông khả quan nhất. </b>


<b>2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: </b>


Thơng thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải rèn
luyện các kỹ năng:


+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ (Trang 4 - Atlat).


+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Nghiên cứu chi tiết mạng lưới tọa độ, các đường viền và chữ viết.



+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái
và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.


+ Mơ tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.


+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.


+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.


+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lĩnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí
hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế …).


*Các kỹ năng bản đồ được thực hiện chủ yếu trong từng giai đoạn đọc bản đồ như sau:
<b>Các giai đoạn đọc bản đồ</b> <b>Kĩ năng</b>


1-Ghi nhớ tên gọi, xem xét
vị trí, mơ tả đặc điểm đối
tượng trên bản đồ.


-Hiểu hệ thống kí, ước hiệu.
-Nhận biết, chỉ và đọc tên.
-Nghiên cứu chi tiết.


-Xácđịnh phương hướng, khoảng cách.
-Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
2-Khám phá các mối liên


hệ, mô tả tổng hợp các đối
tượng, các lãnh thổ.



-Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
- Xác định các mối liên hệ nhân quả trên bản đồ.
-Đọc tổng hợp đặc điểm một khu vực ...




</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Đối với trang đầu của Atlat Địa lí Việt Nam: học sinh cần hiểu được ý nghĩa,
cấu trúc, đặc điểm của Atlat, nắm chắc các kí hiệu chung.


+ Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam:


 Học sinh phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, nêu đặc điểm của
các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khống sản); trình bày sự phân bố các
đối tượng địa lí như: khống sản, đất đai, địa hình; giải thích sự phân bố các đối tượng
địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các
yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sơng ngịi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và
địa hình,…) giữa các yếu tố tự nhiên, đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và
vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ; phân
tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; trình bày tổng hợp
các đặc điểm của một lãnh thổ.


Trong nhiều trường hợp, học sinh phải chồng xếp các trang bản đồ trong tài liệu
Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể.


Ví dụ:


<i>Dựa vào Atlat địa lí để viết một báo cáo ngắn đánh giá điều kiện tự nhiên đối với</i>
<i>phát triển kinh tế của một vùng hoặc một tỉnh. </i>



Để làm được câu này, học sinh phải sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình
thể, địa chất và khống sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên ...


Thơng thường, khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, học sinh cần tái
hiện vốn kiến thức địa lí đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Có thể dựa
vào một số gợi ý sau đây:


+ Vị trí địa lí, phạm vi của lãnh thổ (thường là vùng kinh tế, hoặc một đơn vị
hành chính).


 Vị trí của lĩnh thổ: tiếp giáp với những vùng lãnh thổ nào?
 Diện tích và phạm vi lãnh thổ.


 Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ đối với phát triển
kinh tế - xã hội.


+ Khoáng sản:


 Khoáng sản năng lượng (trữ lượng, chất lượng, phân bố).
 Kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

 Những đặc điểm chính của địa hình (tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự
phân bố của chúng; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ yếu của địa hình
(đơng, tây, nam, bắc); các bậc địa hình (chia theo độ cao tuyệt đối), tính chất
cơ bản của địa hình.


 Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác: địa hình với khí
hậu.


 Các khu vực địa hình (khu vực núi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung,


sự phân chia thành các khu vực nhỏ hơn).


- Khu vực đồi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung, các tiểu khu, vùng.
- Khu vực đồng bằng: sự phân bố, diện tích, tính chất, các tiểu khu (nếu có).


+ Khí hậu:


 Các nét đặc trưng về khí hậu: bức xạ mặt trời, số giờ nắng (trong năm, ngày dài
nhất, ngắn nhất); bức xạ tổng cộng (đơn vị: kcal/cm2<sub>/năm), cân bằng bức xạ (đơn vị:</sub>


kcal/cm2<sub>/năm); độ cao Mặt Trời và ngày tháng Mặt Trời qua thiên đỉnh.</sub>


 Xác định kiểu khí hậu với những đặc trưng cơ bản (kiểu khí hậu như: khí hậu
nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều; hoặc khí
hậu ở xích đạo, nóng quanh năm, mùa mưa kéo dài, mùa khô ngắn nhưng sâu sắc;
những chỉ số khí hậu, thời tiết cơ bản như: nhiệt độ trung bình năm, tổng nhiệt độ,
biên độ nhiệt, cơ chế hồn lưu các mùa, số đợt frơng lạnh, số lần có hội tụ nhiệt đới,
tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, lượng mưa trung bình năm, phân bố lượng mưa
theo thời gian và khơng gian, tính chất mưa.


 Tính chất theo mùa của khí hậu (sự khác biệt giữa các mùa).
 Các miền hoặc khu vực khí hậu.


+ Thủy văn:


 Mạng lưới sơng ngịi.


 Đặc điểm chính của sơng ngịi: mật độ dịng chảy, tính chất sơng ngịi (hình
dạng, ghềnh thác, độ uốn khúc, hướng dịng chảy, độ dốc lịng sơng…), chế độ nước,
lưu lượng (lít/s/km2<sub>), hàm lượng phù sa.</sub>



 Các sụng lớn trên lãnh thổ (nơi bắt nguồn, nơi chảy qua, hướng chảy, chiều dài,
các phụ lưu, chi lưu, diện tích lưu vực, độ dốc lịng sơng, chế độ nước, hàm lượng phù
sa).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Thổ nhưỡng:


 Đặc điểm chung (các loại thổ nhưỡng, đặc điểm của thổ nhưỡng, phân bố thổ
nhưỡng).


 Các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật …).
+ Tài nguyên sinh vật:


 Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loại cây, về cấu trúc
thực bì (nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây…), tỉ lệ che phủ rừng, sự phân
bố, đặc điểm các loại hình thực bì.


 Động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườn quốc gia
(khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển…), mức độ khai thác và các biện
pháp bảo vệ.


+ Các miền tự nhiên:
 Vị trí địa lí.


 Đặc điểm tự nhiên (địa chất và khống sản, địa hình, khí hậu, sơng ngòi, đất,
thực và động vật).


 Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.
 Khai thác lâm sản.



 Bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Du lịch:


Tài nguyên du lịch tự nhiên (vườn quốc gia, hang động, nước khống, bãi biển,
thắng cảnh).


Vị trí địa lí.


Làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt,
biểu đồ, số liệu … Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ hoặc bổ sung
những nội dung mà các bản đồ trong Atlat khơng thể trình bày rõ được.


<i>Ví dụ:</i>


Các biểu đồ ở bản đồ du lịch bổ sung thêm nội dung tình hình phát triển và cơ
cấu khách du lịch quốc tế của nước ta.


Hoặc đối với bản đồ các miền tự nhiên, các lát cắt địa hình trở thành minh chứng
trực quan về hướng nghiêng và hình thái địa hình của từng miền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b> Bài 2 </b>


<b>VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ</b>
<i><b>*Xác định các điểm cực trên phần đất liền của nước ta.</b></i>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC</b>


Dựa vào Atlat, ta có thể xác định được các điểm cực trên đất liền của nước ta
như sau: (trang 4)



- Điểm cực Bắc: tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ tuyến
230<sub>22</sub>’<sub>B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.</sub>


- Điểm cực Nam: tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ tuyến
80<sub>30</sub>’<sub>N, tại Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.</sub>


- Điểm cực Đơng: tại bán đảo Hịn Gốm (tỉnh Khánh Hịa). Có thể chi tiết hơn là
ở kinh tuyến 1090<sub>24</sub>’<sub>Đ, tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh</sub>


Khánh Hịa.


- Điểm cực Tây: Có thể chi tiết hơn là ở kinh tuyến 1020<sub>10</sub>’<sub>Đ, trên núi Pulasan tại</sub>


xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.


<i><b>*Xác định các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta trên bản</b></i>


<i><b>đồ. Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp với các nước ấy.</b></i>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC</b>


Các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta và các tỉnh có chung đường
biên giới với mỗi nước: (trang 4)


Các nước tiếp
giáp


Trung Quốc Lào Campuchia


Phía tiếp giáp


chủ yếu


Bắc Tây Tây nam


Các tỉnh dọc
đường biên giới


Điện Biên, Lai
Châu, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng
Ninh (6 tỉnh).


Điện Biên, Sơn La,
Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Kon
Tum (10 tỉnh).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>*Xác định trên bản đồ các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam.</b></i>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC </b>


Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là: (trang 4)


Quảng Ninh, Hải phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –


Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang (28 tỉnh).


<i><b>*Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta: (trang 4)</b></i>


a. Các đảo và quần đảo xa bờ:


- Hồng Sa (thuộc huyện đảo Hồng Sa – Đà Nẵng).


- Trường Sa (thuộc huyện đảo Trường Sa – Khánh Hòa).
b. Các đảo gần bờ:


- Các đảo, quần đảo ven bờ Bắc Bộ:


+ Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh).
+ Đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng).
- Các đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải miền Trung:
+ Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).


+ Đảo Hồng Sa (Đà Nẵng).
+ Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
+ Đảo Hồng Sa (TP Đà Nẵng).
+ Đảo Phú Quý (Bình Thuận).


- Các đảo và quần đảo ven bờ Nam Bộ:
+ Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).
+ Đảo Phú Quốc (Kiên Giang).


<i><b>*Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào</b></i>
<i><b>đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng của</b></i>


<i><b>nước ta?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Lãnh thổ tòan diện của nước ta bao gồm hai bộ phận: phần đất liền và phần
biển rộng lớn với các đảo và quần đảo ở phía Đơng và Nam. Phần lãnh thổ trên đất
liền của nước ta có đặc điểm:


- Nằm ở rìa Đơng Nam lục địa Á – Âu (quan sát bản đồ Việt Nam trong Đông
Nam Á trang 4 hoặc sử dụng bản đồ thương mại trang 24), phía bắc giáp Trung Quốc,
phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đơng, Đơng Nam giáp Biển Đơng.


- Giới hạn hệ tọa độ:


+ Điểm cực Bắc: tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ tuyến
230<sub>22</sub>’ <sub>B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.</sub>


+ Điểm cực Nam: tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ tuyến
80<sub>30</sub>’<sub>N, tại Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.</sub>


+ Điểm cực Đơng: tại bán đảo Hịn Gốm (tỉnh Khánh Hịa). Có thể chi tiết hơn là
ở kinh tuyến 1090<sub>24</sub>’ <sub>Đ, tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh</sub>


Khánh Hòa.


+ Điểm cực Tây: tại Apachải (tỉnh Điện Biên). Có thể chi tiết hơn là ở kinh tuyến
1020<sub>10</sub>’ <sub>Đ, trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.</sub>


<b>2. Thuận lợi:</b>


<i><b>a. Đối với tự nhiên:</b></i>



<b>- Nằm ở vị trí rìa đơng của bán đảo Đơng Dương, trong khoảng vĩ độ từ 23</b>0<sub>23</sub>’ <sub>B</sub>


đến 80<sub>34</sub>’ <sub>B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do đó thiên</sub>


nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với nền
nhiệt ẩm cao. Vì vậy thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt, khác hẳn với cảnh quan
hoang mạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi.


- Cũng do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, khu
vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa đơng
bớt nóng và khơ, mùa hạ nóng và mưa nhiều.


- Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là
vành đai sinh khống Thái Bình Dương và vành đai sinh khống Địa Trung Hải nên
có nguồn tài ngun khống sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim
loại màu. Đây là cơ sở để phát triển một nền cơng nghiệp đa ngành, trong đó có nhiều
ngành cơng nghiệp trọng điểm và mũi nhọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

phú. Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các
vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng miền núi, ven
biển và hải đảo.


<i><b>b. Đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng:</b></i>


<b>* Về kinh tế: </b>


- Nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của
tuyến đường bộ xuyên Á nên Việt Nam có điều kiện phát triển các loại hình giao
thơng, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và
ngoài khu vực. Việt Nam cũng là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, Đông Bắc Thái


Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.


- Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các
vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên
thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.


<b>* Về văn hóa – xã hội:</b>


- Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa khác nhau, nên có nhiều nét
tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong
khu vực. Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm sản xuất trên
sơ sở một nền văn hóa chung nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện.


- Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hịa bình, hợp tác hữu
<b>nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông</b>


<b>Nam Á.</b>


<b>* Về quốc phịng:</b>


- Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á – một khu vực
kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.


- Biển Đông của Việt Nam là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống cịn trong
cơng cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.


<b>3. Khó khăn:</b>


- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu và thủy
văn, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh


…) thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình
thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế
giới trong điều kiện nền kinh tế cũng chậm phát triển.


Ví dụ:


<i><b> Hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh) của một số loại khống sản: than đỏ,</b></i>
<i><b>sắt, bơxit, thiếc, apatit…</b></i>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC </b>


Phân bố một số loại khoáng sản như sau: (trang 8)


<b>Khoáng sản</b> <b>Tên mỏ</b> <b>Tờn tỉnh</b>


<b>Than đỏ</b>


Vàng Danh, Hịn Gai, Cẩm Phả
Quỳnh Nhai
Lạc Thủy
Phấn Mễ
Nơng Sơn
Quảng Ninh
Điện Biên
Ninh Bình
Thái Nguyên
Quảng Nam
<b>Sắt</b>


Trại Cau
Tùng Bá


Văn Bàn, Quý Xa
Thạch Khuê
Thái Nguyên
Hà Giang
Yên Bái
Hà Tĩnh
<b>Bôxit</b>
Măng Đen
Đăk Nông
Di Linh, Đà Lạt


Kom Tum
Đăk Nông
Lâm Đồng
<b>Thiếc</b>
Tĩnh Túc
Sơn Dương
Quỳ Châu
Cao Bằng
Tuyên Quang
Nghệ An


<b>Apatit</b> Cam Đường Lào Cai


<b> Bài 6 </b>


<b> ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI VÀ BÀI THỰC HÀNH 13</b>



<i><b>*Xác định trên bản đồ các dãy núi sau: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành Sơn,</b></i>
<i><b>Bạch Mã, Trường Sơn Bắc và chỉ ra hướng núi đó? (trang 6,13,14)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Hồng Liên Sơn</b> Phía bắc miền tự nhiên Tây Bắc và


Bắc Trung Bộ, ngay sát sơng Hồng.


Tây Bắc – Đơng Nam


<b>Con Voi</b> Phía tây bắc miền tự nhiên Miền


Bắc và Đông Bắc - Bắc Bộ.


Tây Bắc – Đơng Nam


<b>Hồnh Sơn</b> Dọc theo kinh tuyến 18 B. Tây – Đông


<b>Bạch Mã</b> Dọc theo kinh tuyến 16 B. Tây – Đơng


<b>Trường Sơn Bắc</b> Rìa phía Tây Bắc Trung Bộ, thuộc


Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.


Tây Bắc – Đông Nam


<i><b>*Xác định các cánh cung sau: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (trang 6,</b></i>
13, 14)


+Cánh cung Đông Triều: nằm ở ven biển.



+ Hai cánh cung Ngân Sơn nằm kẹp giữa hai cánh cung trên.


- Các cao nguyên, sơn nguyên: Đồng Văn, Sín Chải, Mộc Châu, Plâyku, Đăklăk,
Mơ Nông, Di Linh.


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC</b>


<i><b>*Dựa vào Atlat (trang 6, 13, 14) có thể xác định các cao nguên và sơn nguyên như</b></i>


<i><b>sau:</b></i>


<b>Tên cao nguyên</b> <b>Vị trí</b>


<b>Đồng Văn</b> Nằm ở cực Bắc nước ta, thuộc miền Bắc và Đơng Bắc - Bắc
Bộ.


<b>Sín Chải</b> Thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, ở phía tây dãy Hồng


Liên Sơn (có đường vĩ tuyến 220 <sub>B chạy qua).</sub>


<b>Mộc Châu</b> Thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nằm ở bờ phải sơng


Đà và gần hồ Hịa Bình.


<b>Plâyku</b> Thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có vĩ tuyến 14


0 <sub>B</sub>


chạy qua.



<b>Đăklăk</b> Nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, ở khoảng 130 <sub>B.</sub>


<b>Di Linh</b> Nằm ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>*Dựa vào Atlat (trang 6, 13, 14) có thể xác định các đỉnh núi cao của chúng như</b></i>
<i><b>sau:</b></i>


<b>Tên đỉnh núi</b> <b>Độ cao</b>


<b>(m)</b> <b>Vị trí</b>


Mẫu Sơn 1541 Phía đơng thành phố Lạng Sơn, gần binê giới Việt


–Trung.


Phía Bắc 1930 Trên cánh cung Ngân Sơn, phía Tây thị xã Cao


Bằng.


Phan- Xi -Păng 3141 Trên dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây thành phố Lào


Cai (là đỉnh núi cao nhất nước ta).


Pu Hoạt 2452 Phía Tây thành phố Thanh Hóa, gần biên giới Việt


– Lào.


Ngọc Lĩnh 2598 Phía Bắc thị xã Kom Tum (là đỉnh núi cao nhất



phía nam nước ta).


Chư Yang Sin 2405 Phía Bắc thành phố Đà Lạt, là điểm cuối của lát


cắt A-B-C (Atlat trang 10).
<b> BÀI 9 – 10 </b>


<b> THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIĨ MÙA</b>


<i><b>*Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh</b></i>
<i><b>hưởng đến sự phân hố khí hậu nước ta.</b></i>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC</b>


<i>(Sử dụng: trang 6, 7, 9 – Atlat)</i>


<b> *Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hố khí hậu nước ta: </b>


<i><b>1.Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: </b></i>


Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu bắc (80<sub>34’B)</sub>


nên nhận lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong cả nước trong năm đều có
hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.


Do lãnh thổ kéo dài khoảng 1650 km theo chiều Bắc – Nam từ 80<sub>34</sub>’ <sub>đến 23</sub>0<sub>23’</sub>


nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.


<i><b> 2. Địa hình: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Khí hậu chịu sư chi phối của địa hình:
+ Tạo nên vành đai khí hậu theo độ cao:
 Từ 0 - 600 m vành đai khí hâu nhiệt đới.


 Trên 600 -700 m vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi.


 Trên 2400 -2600 m vành đai khí hậu núi cao.


+ Phân hóa theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.


<i><b> 3. Hoạt động gió mùa: </b></i>


Có hai loại gío mùa hoạt động luân phiên quanh năm trên lãnh thổ nước ta:
- Gió mùa đơng:


+ Gió mùa đơng bắc hoạt động từ vĩ tuyến 160 <sub>B trở ra Bắc.</sub>


+ Gió tín phong ở phía nam (xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái
Bình Dương thổi về xích đạo).


+ Gió mùa mùa hạ.


+ Gió tây nam.


+ Gió mùa đông nam.


- Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên tính
phân mùa của khí hậu.



<i><b>*Dựa vào Atlat đia lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định trên bản đồ</b></i>
<i><b>hướng của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đơng ở nước ta. </b></i>


HƯỚNG DẪN KHAI THÁC


<i>(Sử dụng atlat - Trang 9)</i>


(Chú ý về cách đọc hướng gió: đọc theo hướng của nơi gió xuất phát, hay nói
cách khác là đọc dựa vào hướng của mũi tên chỉ hướng gió).


Quan sát trên bản đồ trang 7, có thể thấy được:


- Hướng gió thịnh hành ở nước ta vào mùa đông là hướng Đông Bắc
- Hướng gió vào mùa hạ ở nước ta phức tạp hơn:


+ Gió Tây Nam, Tây Tây Nam đối với Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải


miền Trung, Tây Bắc Bắc Bộ.


+ Gió Đơng Nam, Nam Đông Nam đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đông Bắc Bắc Bộ.


<b> Bài 11 – 12 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>*Trình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ.</b></i>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC </b>


<i>(Sử dụng Atlat - Trang 6,7,13)</i>



<i><b>a-Khái quát vị trí địa lí của miền:</b></i>


Miền Bắc và Đông Bắc - Bắc Bộ nằm ở phía tả ngạn sơng Hồng, phía bắc giáp
Trung Quốc, phía Đơng và Đơng Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Nam giáp miền
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.


<i><b>b-Đặc điểm chung của địa hình:</b></i>


Miền Bắc và Đơng Bắc - Bắc Bộ bao gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi núi
và đồng bằng:


+ Dạng địa hình miền núi chiếm phần lớn ( hoặc 2/3) diện tích của miền.


+ Hướng nghiêng chung của địa hình của miền là hướng Tây Bắc - Đơng Nam
do vào thời kì tân kiến tạo phần phía Bắc, Tây Bắc được nâng lên cao trong khi phần
phía Nam, Đơng Nam lại là vùng sụt lún.


<i><b>c.Đặc điểm từng dạng địa hình:</b></i>


* Miền núi:


- Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích tồn miền.
- Đồi núi phân bố ở phía Bắc.


- Đồi núi của miền chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình chủ yếu dưới
1000m, bộ phận núi có độ cao trên 1500m chiếm tỉ lệ diện tích rất nhỏ phân bố ở phía
bắc (Vùng sơn nguyên Hà Giang, sơn nguyên Đồng Văn …).


Các dãy núi trong miền có hai hướng:



<i>+ Hướng vịng cung: là hướng núi chính của miền, thể hiện rõ nét qua 4 cánh</i>
núi là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Hướng vòng cung của các cánh
cung núi này được giải thích là do trong q trình hình thành chịu tác động của khối
núi vịm sơng Chảy (hay khối Việt Bắc). Cũng do càng về phía Đơng - Đơng Nam thì
cường độ nâng yếu dần nên độ cao của các cánh cung này cũng giảm dần.


<i>+ Đặc điểm hình thái địa hình: các núi trong miền chủ yếu là núi già trẻ lại, các</i>
núi ở đây chủ yếu có đỉnh trịn, sườn thoải. Ngồi ra, trong miền đồi núi của miền
xuất hiện các dạng địa hình Cacxtơ, lịng chảo, các cánh đồng giữa núi.


*Miền đồng bằng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Đồng bằng phân bố ở phía Nam, Đơng Nam của miền, trong đó lớn nhất là
Đồng bằng Bắc Bộ.


- Đồng bằng của miền có dạng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là
Việt Trì và cạnh đáy kéo dài từ ven biển Quảng Ninh đến Ninh Bình.


- Đồng bằng Bắc Bộ được hình thành do hai hệ thống sơng lớn nhất phía Bắc
nước ta là hệ thống sơng Hồng và hệ thống sơng Thái Bình bồi đắp.


<i>(Ngồi ra có thể kể đến một số đồng bằng ở ven biển Quảng Ninh do các sông</i>
<i>nhỏ ở đây bồi đắp…).</i>


- Một số nét đặc điểm về hình thái: đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng
trong miền là bị chia cắt bởi một hệ thống đê, vì thế phần đất ngập nước vào trong đê
không được bồi đắp hàng năm; mặc dù không bị ngập nước vào mùa lũ nhưng trong
đồng bằng vẫn có một số vùng địa hình trũng thường xun bị ngập nước. Ngồi ra ở
rìa phía Bắc và phía Nam của đồng bằng cịn xuất hiện dạng địa hình đồi núi sót.



- Hướng mở rộng, phát triển của đồng bằng: hàng năm đồng bằng vẫn tiến ra
biển ở phía đơng nam với tốc độ khá nhanh (có nơi lên đến 100m) do lượng phù sa
các sơng mang theo lớn, thềm lục địa nông và thoải.


*Thềm lục địa:


- Thềm lục địa của miền nơng và rộng.


<i><b>*Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.</b></i>


<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC</b>


<i>(Sử dụng Atlat - trang 6,7,14)</i>


<i><b>a-Khái quát vị trí địa lí của miền:</b></i>


Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có phía Bắc giáp vùng Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ, phía Đơng và Đơng Nam giáp Biển Đơng, phía Tây giáp Lào và Campuchia.


<i><b>b-Đặc điểm chung của địa hình:</b></i>


- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi
núi và đồng bằng.


- Dạng địa hình miền núi chiếm phần lớn (khoảng 2/3) diện tích của miền.
- Hướng nghiêng của địa hình rất phức tạp: đối với vùng Nam Trung Bộ, hướng
nghiêng chủ yếu là cao ở giữa và thấp dần về hai phía Đơng - Tây; Đối với vùng Nam
Bộ hướng nghiêng chung là Đông Bắc - Tây Nam.


<i><b>c-Đặc điểm từng dạng địa hình:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích tồn miền.
- Đồi núi phân bố ở phía Bắc và phía Tây.


- Đồi núi của miền phần lớn là các cao nguyên xếp tầng với độ cao chủ yếu từ
500 - 1000m như cao nguyên Kontum, cao nguyên Plâycu, cao nguyên Đaklak … cao
nguyên có độ cao lớn nhất của vùng là cao ngun Lâm Viên với độ cao trung bình
trên 1500m. Ngồi các cao ngun xếp tầng, trong miền cịn có nhiều dãy núi lan sát
ra biển (ở vùng rìa phía đơng của Trường Sơn Nam).


- Hướng các dãy núi:


+ Hướng núi của miền khá phức tạp.


+ Nhìn chung có thể coi vùng núi, cao nguyên của vùng là một cánh cung
khổng lồ, quay về lồi ra biển. Nguyên nhân là do tác dụng định hướng của khối nền
cổ Kontum trong quá trình hình thành.


+ Đồng bằng Nam Bộ phân bố ở phía Nam có diện tích rộng lớn hình thành do
phù sa của hệ thống sông Mê Công.


- Một số nét đặc điểm về hình thái:


+ Đồng bằng Nam Bộ có tính đồng nhất cao, tuy nhiên trong đồng bằng vẫn có
nhiều vùng đầm lầy ngập nước do chưa được phù sa bồi lấp. Trong đồng bằng còn
xuất hiện một số núi sót như núi Bà Đen, núi Chứa Chan, vùng núi An Giang, Hà
Tiên ...


- Hướng mở rộng,phát triển của đồng bằng :



+ Các đồng bằng ở rìa phía Đơng do lượng phù sa của các con sông của miền
không lớn nên tốc độ tiến ra biển hành năm của các đồng bằng nhỏ.


+ Đồng bằng Nam Bộ có tốc độ tiến ra biển hành năm khá nhanh do lượng phù
<i>sa do hệ thống sông Cửu Long vận chuyển rất lớn. (tốc độ lấn biển hàng năm ở Cà</i>


<i>Mau có nơi đạt 60 - 80m).</i>


 Thềm lục địa: thềm lục địa của miền có xu hướng càng vào phía Nam càng
mở rộng thể hiện qua các đường đẳng sâu 20m và 50m.


<b> Bài 15 </b>


BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG VÀ PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI


<i><b> *Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định hướng di</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>HƯỚNG DẪN KHAI THÁC</b>


<i>(Sử dụng Atlat - Trang 9)</i>


Chú ý cách xác định hướng của các cơn bão dựa vào hướng của mũi tên chỉ
đường đi của bão (cần phân biệt với cách xác định hướng gió nêu trên).


Dựa vào Atlat (trang 9), ta thấy các cơn bão đổ bộ vào nước ta đều xuất hiện
ở phía Đơng (biển Đơng), sau đó di chuyển chủ yếu theo hướng Tây hoặc Tây Bắc và
đổ bộ vào nước ta.


Vùng chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là khu
vực Bắc Trung bộ, với tần suất trung bình từ 1,3 - 1,7 cơn bão/ tháng, tập trung vào


tháng 9.


<b>III-HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:</b>


Quá trình thực hiện kinh nghiệm rèn kỹ năng khai thác Atlat trong quá trình
dạy – học mơn Địa lí cho học sinh lớp 12 trong trường trung học phổ thông đã mang
lại hiệu quả đáng kể. Tơi nhận thấy các em học sinh có hứng thú hơn trong việc tìm
hiểu nội dung bài học và khả năng tìm tịi kiến thức từ Atlat của các em cũng được
đánh giá cao, từ đó các em rất tích cực tham gia xây dựng bài.


Với các câu hỏi gợi mở đặt ra phần nào vừa sức hơn với học sinh; những em
học sinh yếu hơn cũng đã có thể tham gia vào tìm hiểu nội dung bài, những em có lực
học khá có cơ hội thử sức với những câu hỏi khó mà khơng cần phải thuộc hay nhớ
máy móc, vì thế mà giờ học Địa lí trên lớp rất sôi nổi, đối tượng học sinh nào cũng có
thể tham gia. So với năm học trước, kết quả học tập mơn Địa lí của các em được nâng
cao hơn hẳn. Tỉ lệ học sinh hiểu bài tại lớp cũng khá hơn so với trước. Sau một thời
gian khi đã quen với cách học, có kỹ năng đọc bản đồ thành thạo, các em đã có hứng
thú hơn khi học tập bộ môn. Các nội dung làm việc với Atlat được các em quan tâm
tìm hiểu vì thấy rất bổ ích trong việc tiếp thu bài tại lớp và học bài ở nhà, đem lại kết
quả học tập thiết thực qua các bài kiểm tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Từ kinh nghiệm nhỏ ở trên rút ra được trong quá trình giảng dạy, tơi xin mạnh
dạn đưa ra một vài đề xuất sau:


Khi thực hiện đề tài này, về phía giáo viên phải tận tình hướng dẫn các em theo
từng bước, đồng thời phải thường xuyên đưa ra các bài tập cũng như kiểm tra, đánh
giá việc rèn luyện kĩ năng khai thác Atlat của học sinh để sửa chữa, nhắc nhở và giúp
các em có được kĩ năng ngày càng hồn thiện hơn trong q trình học tập; từ đó các
em có thể tự tin vận dụng linh hoạt vào từng bài học và bài kiểm tra cụ thể để có được
những kết quả khả quan nhất.



Về phía học sinh: phải chịu khó và tự giác trong việc rèn luyện các kĩ năng khai
thác tài liệu Atlat, phục vụ tốt cho q trình học tập mơn Đại lí ở trường phổ thơng
nói chung và chương trình Địa lý lớp 12 nói riêng.


Việc dạy và học Địa lý khơng thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng.
Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat khơng chỉ hiểu được kiến thức mà
cịn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học
tập rất hiệu quả. Trong các kỳ thi tốt nghiệp, các kỳ thi học sinh giỏi các em học sinh
đều được sử dụng Atlat Địa lí để làm bài và khai thác kiến thức trong đó.


Hy vọng, những đóng góp trong đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho việc dạy và
học môn Địa lí ở trường phổ thơng ngày càng đạt được hiệu quả hơn.


Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp!


<b>V-TÀI LIỆU THAM KHẢO:</b>


1. Địa lí lớp 12 - Lê Thông (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục – 2007.
2. Átlát địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục – 2011.


3. Hướng dẫn giải các dạng bài tập Địa lí 12 - Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) NXB
Đại học Quốc gia TPHCM – 2008.


4. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 mơn Địa lí, Nhà xuất
bản Giáo dục - 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THPT – Lê Thông (chủ biên) - Nhà xuất bản
Giáo dục - 2006.



7. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thơng mơn Địa lí – Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục - 2007.


NGƯỜI THỰC
HIỆN


<i><b> Nguyễn Văn Đức</b></i>


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI


<b>Đơn vị .</b>


THPT NGUYỄN HỮU CẢNH


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<i>Biên hòa , ngày 15 tháng 05 năm 2012</i>
<b>PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


<b>Năm học: 2011 - 2012 </b>


Tên sáng kiến kinh nghiệm:


<b>HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 KỸ NĂNG </b>
<b>KHAI THÁC ATLAT TRONG HỌC TẬP </b>


<b>PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM </b>


Họ và tên tác giả: NGUYỄN VĂN ĐỨC


Chức vụ:


Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH


<i>Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)</i>
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 


Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 


<i><b>1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ơ dưới đây)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Có giải pháp hồn tồn mới 


- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 


<i><b>2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)</b></i>


- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao 


- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả
cao 


- Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 


- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 


<i><b>3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)</b></i>


- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:


Tốt  Khá  Đạt 


- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt  Khá  Đạt 


- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt  Khá  Đạt 


<i>Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu</i>
<i>của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.</i>


<b>XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN</b>


</div>

<!--links-->

×