Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

conduongcoxua welcome to my blog

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.36 KB, 37 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>1. Lý do chọn đề tài:</b>


Thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của lồi người trong đó
giáo dục (GD) đóng một vai trị đặc biệt quan trọng về chiến lược phát triển của
mỗi quốc gia. Việt Nam, thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO), vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là cần phải đổi
<i><b>mới chiến lược đào tạo con người, đặc biệt cần đổi mới phương pháp dạy học</b></i>
(PPDH), nhằm trang bị cho thế hệ trẻ về trình độ học vấn, về nhân cách theo
hướng đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, để thích ứng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học và công nghệ đồng thời tham gia tích cực vào cơng cuộc
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước.


Luật giáo dục 2005, điều 28.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục (PPGD)
phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp (PP) tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.


Năm học 2009 – 2010 với chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất
lượng giáo dục” đã nhận được sự đồng thuận cao của ngành GD các địa phương.


Tuy nhiên, trong báo cáo tổng kết năm học 2009-2010, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng
nhận định, thực trạng chất lượng giáo dục nhìn chung cịn thấp, quản lý giáo dục
cịn nhiều bất cập, trong đó có việc phân cấp chưa hợp lý về quản lý giữa bộ với
các ngành, địa phương, cả về quản lý tài chính. Đặc biệt, vẫn cịn phổ biến tình
trạng dạy theo kiểu “đọc - chép”.


Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhưng đến nay sự chuyển biến về PPDH ở các
trường trung học cơ sở (THCS) ở huyện Krơng Buk nói chung và trường THCS
Phan Bội Châu nói riêng vẫn cịn rất chậm chạp, phổ biến vẫn là cách dạy truyền


thụ một chiều phối hợp với giảng giải xen kẽ vấn đáp. Học sinh vẫn đang là những
thực thể thụ động, nghe, ghi nhớ, và tái hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b> đổi mới như thế nào? và bắt đầu từ đâu?</b></i>


<i><b>Xét về góc độ quản lý, thấy rằng Hiệu trưởng phần lớn mới dừng lại ở chủ</b></i>


<i><b>trương mà còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và liên kết giữa người</b></i>


dạy với người học; Chưa tạo được động lực của việc ĐMPPDH; Chưa lựa chọn
những nội dung đổi mới thiết thực và có trọng tâm; Chưa tổ chức q trình đổi mới
một cách khoa học và hữu hiệu.


Để nâng cao chất lượng dạy học, chấm dứt tình trạng dạy “đọc – chép” ở
THCS, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phải thực hiện đổi mới trong
phương pháp dạy học và quản lý. Theo đó, mỗi trường có một kế hoạch cụ thể và
từng địa phương cấp tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Bộ
trưởng GD & ĐT Phạm Vũ Luận cũng nhận định “Thực hiện nâng cao giáo dục
đào tạo là q trình phải có thời gian”. Năm học 2010 – 2011 với chủ đề “Tiếp tục
đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” ngành sẽ tăng cường hơn
việc đổi mới quản lý, phân cấp rõ ràng. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng giáo dục
không chỉ ở phương pháp dạy - học, đổi mới sách giáo khoa…, mà còn nâng cao
trách nhiệm GD đạo đức trong từng gia đình, cộng đồng, mỗi bậc phụ huynh.


Để việc ĐMPPDH thực sự trở thành nhu cầu, thành thói quen của từng giáo
viên (GV) trong mỗi giờ lên lớp, chứ không chỉ để "biểu diễn" trong các giờ thao
giảng hay giờ dự thi GV dạy giỏi, mà phải có sự chuẩn bị từ nhiều phía: Bản thân
GV; Sự hỗ trợ của phương tiện dạy học; Sự động viên, khích lệ của nhà trường…
trong đó ý thức, trách nhiệm của bản thân mỗi GV là yếu tố quan trọng và tuy
nhiên còn gặp nhiều gian nan. Thuyết giảng “đọc - chép”, lệ thuộc vào SGK là thói


quen của GV nhiều năm nay, đó là rào cản trước tiên mà chính GV phải vượt qua.
Có người dạy lâu năm, không cần cầm sách giáo khoa (SGK), cứ lên lớp là dạy,
lớp nào cũng vậy, thậm chí chẳng cần cấu trúc lại bài dạy mà chỉ theo các đề mục
của sách để giảng. Từ đây, GV quen luôn cách đọc cho học sinh (HS) chép các ý
chính, điều này tạo ra thói quen thụ động của HS: thầy nói sao, trị ghi vậy, chỉ biết
học thuộc lịng, khơng cần suy nghĩ và cũng ít thắc mắc. Để chống lại thói quen
xấu này, nhiều GV đã tìm tịi những cách thức mới để truyền tải kiến thức, song do
nhận thức chưa thật đầy đủ nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thể nhớ 5% nội dung kiến thức thơng qua việc đọc, nếu nghe giảng thì nhớ được
15%, thêm quan sát thì nhớ 20%, kết hợp nghe và nhìn thì nhớ 25%, thơng qua
trao đổi thì nhớ 55%, nếu được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp
thu kiến thức thì tăng lên 75% và khi có cơ hội giảng lại cho người khác thì có thể
nhớ tới 90%...


Minh chứng ấy cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ĐMPPDH.
Có lẽ, đã đến lúc khơng thể chỉ chờ vào ý thức và trách nhiệm của mỗi GV mà cần
có sự đổi mới mạnh mẽ từ chính đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL) và những cơ chế,
chế tài mạnh trong vấn đề này.


<i><b>Để ĐMPPDH khơng cịn là phong trào nữa… Tôi chọn đề tài: “ Biện pháp</b></i>


<i><b>quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS</b></i>
<i><b>Phan Bội Châu - Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”.</b></i>
<b>2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: </b>Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về
đổi mới PPDH đã áp dụng ở trường THCS Phan Bội Châu- Huyện Krông Buk –
Tỉnh Đăk Lăk nhằm nâng cao chất lượng GD


<b>3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU</b>



3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học, quản lý đổi mới PPDH của
Hiệu trưởng trường THCS.


3.2 Nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH và thực trạng quản lý PPDH của
Hiệu trưởng trường THCS.


3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng về đổi mới PPDH ở
trường THCS Phan Bội Châu- Krông Buk-Đăk Lăk.


<b>4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>


Mối quan hệ, sự tương tác giữa chức năng, nhiệm vụ quản lý của Hiệu
trưởng với Tổ CM, CBGV-NV, HS, PH, Hội cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể
về thực hiện ĐM PPDH ở trường THCS Phan Bội Châu.


<b>5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:</b> SKKN được nghiên cứu trong phạm vi trường
THCS Phan Bội Châu năm học 2009-2010 và Học kỳ I (2010 -2011)


<b>6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: </b>Đề tài được sử dụng các PP nghiên cứu sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>B. PHẦN NỘI DUNG</b>
<b>Chương I: </b>


<b>CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN</b>
<b>LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS</b>
<b>I. Cơ sở lý luận:</b>


<b>1. Lịch sử vấn đề</b>


Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng quản lý PPDH đã được thể hiện trong những quan


điểm của các nhà triết học đồng thời là những nhà giáo dục. Xôcơrat ( 469 – 399
trước CN) một trong những nhà triết học phương Tây, đã đề xuất và thực hiện một
<i>PPDH mà người đời gọi là “ PP Xơcơrat”, đó chính là phương pháp đàm thoại</i>
trong dạy học dang được sử dụng cho đến ngày nay. Khổng Tử ( 551 – 479 trước
<i><b>CN ) một nhà triết học – nhà giáo dục phương Đơng lại rất coi trọng tính tich cực</b></i>


<i><b>của học sinh trong dạy học. Ơng nói : “ Khơng giận vì muốn biết thì khơng gợi</b></i>


mở cho, khơng bực vì khơng rõ thì khơng bày vẽ cho”. Những tư tưởng trên đây
còn nguyên giá trị cho các chủ thể quản lý PPDH trong thời đại ngày nay.


Thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ ( KH & CN), giáo dục thế giới đã trải qua ba cuộc cải cách, theo đó là
các cuộc cải cách về PPDH. Đặc biệt cuộc cải cách lần hai vào những năm 50 và
cuộc cải cách lần ba vào những năm 80 đã nhấn mạnh nhiều đến vấn đề đổi mới
PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.


Ở Việt nam ngay từ những ngày đầu của nền giáo dục Cách mạng, trong thư
gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết: “ Từ
giờ phút này trở đi, các cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt
<i><b>Nam…làm phát triển hồn tồn năng lực sẵn có của các cháu”. Bức thư của</b></i>
người chính là cương lĩnh của nền giáo dục Việt Nam mới, là định hướng cho
<i><b>PPDH - dạy học cần làm phát triển năng lực sẵn có của người học.</b></i>


<b>2. Một só khái niệm: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>2.2 Phương pháp dạy học: </i> Là những hình thức và cách thức hoạt động của
GV và HS trong những môi trường dạy học được chuẩn bị, nhằm đạt mục đích dạy
học, phát triển các năng lực của cá nhân. PPDH là một trong các thành tố quan
trọng của quá trình dạy học.



<i>2.3 Đổi mới phương pháp dạy học: Là cải tiến những hình thức và cách thức</i>
làm việc kém hiệu quả của GV và HS để sử dụng những hình thức và cách thức
hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và
sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.


<i>2.4 Quản lý PPDH: Là q trình tác động có tổ chức, có hướng đích của</i>
Hiệu trưởng đến cách thức làm việc của Thầy – Trị trong dạy học. PPDH ln
được đặt trong mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, đó là mối
quan hệ giữa Mục tiêu - Nội dung – Phương pháp – Phương tiện – Hình thức - Kết
quả, đặc biệt là mối quan hệ Thầy – Trò trong dạy học.


<b>3. Nội dung đổi mới PPDH ở trường THCS</b>


Nội dung cơ bản về đổi mới PPDH hiện nay là đổi mới cách dạy của thầy,
đổi mới cách học của trò, đổi mới mối quan hệ thầy trị trong dạy học, tăng cường
mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong dạy học. Cụ thể
trước mắt, trong mỗi tiết học cần phải làm cho học sinh được hoạt động nhiều hơn,
được thực hành nhiều hơn, được thảo luận nhiều hơn và được suy nghĩ nhiều hơn.


Đổi mới không phải là thay đổi toàn bộ PPDH cũ, mà phải trên cơ sở phát
huy những yếu tố tích cực của PPDH đã có, từng bước áp dụng những PPDH tiên
tiến và phương tiện dạy học phù hợp nhằm thay đổi cách thức dạy học, thay đổi PP
học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động sang tích cực, chủ động, sáng tạo,
từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo, biến quá trình dạy học thành q trình tự học.


<b>4. Cơng tác quản lý ĐM PPDH của Hiệu trưởng trường THCS</b>
<i>4.1 Các yếu tố cơ bản của quá trình Quản lý ĐMPPDH bao gồm:</i>
•Đổi mới PPDH đối với giáo viên :



- Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy;
- Đổi mới PPDH trên lớp học;


- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4.2 Bảng Nội dung quản lý ĐM PPDH của Hiệu trưởng:


Đối tượng
QL
ND QL


<b>Tổ CM</b> <b>GV bộ mơn</b> <b> GVCN</b> <b>Học sinh</b>


<b>Phối hợp</b>
<b>Đồn thể</b>


<b>Phối hợp với</b>
<b>Hội CM & </b>
<b>PHHS</b>
<b>Xây dựng</b>


<b>Kế hoạch</b>


- KH thực
hiện chương
trình chuẩn
- KH triển
khai chuyên
đề ĐMPPDH


- KH nâng
cao chất
lượng
- KH bồi
dưỡng GV


- KH Soạn
bài; Dự giờ;
BD, Phụ đạo
- KH KTra
đánh giá HS
- KH Tự
học, tự BD
nâng cao kiến
thức &
nghiệp vụ


- KH thực
hiện mục tiêu
chương trình
- KH thực
hiện nội qui,
nề nếp
- KH GD
toàn diện HS
- KH BDHS
năng khiếu;
GDHSCB


-Thực hiện


nội qui
trường lớp
- Hoạt động
nhóm
- Nề nếp tự
quản


- Phương
pháp tự
học


- HĐNGLL
- KH phối
hợp ...
- KH ngoại
khóa, dã
ngoại
- KH về
VN-TDTT
- KH RL
KN sống
cho HS


- KH phối
hợp quản lý
nề nếp HS
- KH QL
tự học ở
nhà của HS
- KH chăm


lo đầu tư
GD HS


<b>Tổ chức </b>
<b>chỉ đạo </b>
<b>thực hiện </b>
<b>nhiệm vụ</b>


- Dự giờ
thăm lớp
- Tổ chức
thao giảng
- Tổ chức hội
thi: GVDG;
Sử dụng & tự
làm đồ dùng
dạy học;
SKKN;
GAĐT


- Bồi dưỡng
nhận thức, kỹ
năng chung;
- Bồi dưỡng
kỹ năng
nghiệp vụ
dạy học;
- Tự học tự
rèn, tự bồi
dưỡng



Tìm hiểu
hoàn cảnh,
tâm sinh lý
mỗi HS
Tổ chức SH
15’; SH lớp;
Lao động;
HĐNGLL
VN-TDTT


- Học tập
nội qui; QT
ứng xử VH
-Nhóm học
tập, SH
- PP tự học
- Tham gia
BDHSG
(Phụ đạo )
- HĐ phong
trào


Phát động
phong trào
thi đua;
- Tổ chức
ngoại khoá,
dã ngoại,
giải trí bổ


ích.


- Họp định
kỳ; họp đột
xuất,
-Thơng tin
hai chiều;
- Hội nghị
tư vấn về
PP quản lý
HS tự học;
PP GD đạo
đức HS.
<b>Nội dung </b>
<b>và hình </b>
<b>thức </b>
<b>Kiểm tra </b>
<b>đánh giá</b>


- Kiểm tra Hồ
sơ tổ CM
- KT Hồ sơ
GA của GV
trong các tổ
- Ktra các
hoạt động
khác của tổ
CM


- Kiểm tra


toàn diện
- Kiểm tra
chuyên đề.
- KTra định
kỳ, đột xuất
- XL thi đua
hàng tháng
- Đánh giá
XL theo 3040


- KT môi
trường lớp
học


- KT kết quả
GD của HS
XL thi đua
tuần, tháng,
kỳ, năm học


KT thực
hiện nội qui
nề nếp
- Đánh giá,
tổng kết thi
đua, khen
thưởng.


- Kiểm tra
đánh giá thi


đua tập thể,
cá nhân
HS.


- Tổ chức
báo cáo
điển hình
về PP dạy
con tự học


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Phương pháp quản lý là lĩnh vực sáng tạo của mỗi người quản lý. Tuy nhiên,
trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng thường phối hợp linh hoạt các PP quản lý
chung sau đây: + PP hành chính; PP thuyết phục; PP kinh tế; PP tâm lý – GD.
<b>5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý PPDH:</b>


<i><b>5.1 Các yếu tố chủ quan: </b></i>


- Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng.
- Trình độ năng lực, phẩm chất của giáo viên;
- Phẩm chất, năng lực của học sinh.


<i><b>5.2 Các yếu tố khách quan</b></i>


- Chính sách, chủ trương về đổi mới PPDH.
- Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường;
- Gia đình, cộng đồng xã hội.


Các yếu tố chủ quan được xem là nội lực. Các yếu tố khách quan được xem
là ngoại lực. Theo qui luật của sự phát triển: ngoại lực là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy
tạo điều kiện; Nội lực là nhân tố quyết định.



<b>II. Cơ sở pháp lý: </b>


<i>1 Quan điểm của Đảng về GD&ĐT trong giai đoạn cách mạng mới.</i>


“Tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với
tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Đặc biệt đổi
mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ
một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự
học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát trỉển năng lực thực hành sáng tạo cho
người học, đặc biệt cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tích cực áp
dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động dạy và học. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương
pháp dạy và học trong các trường, khoa sư phạm và các trường cán bộ quản lý giáo
dục nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông và công
tác quản lý nhà nước về giáo dục”.


<i> (Trích chỉ thị Số: 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 15/6/2004)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục
của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể
thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân
và vì dân, bảo đảm cơng bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để
toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước”.


<i> (Trích Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006)</i>


“ Thực hiện có hiệu quả yêu cầu ĐMPPDH, tập trung chỉ đạo điểm tại một số
đơn vị (GV tổ chức các hoạt động - HS chủ động, sáng tạo, được bày tỏ, chia sẻ,
được giúp đỡ trong quá trình nhận thức, khắc phục tình trạng dạy học theo lối


"đọc-chép") và triển khai đại trà vào đầu học kỳ II; tiếp tục thực hiện ĐMKTĐG
thúc đẩy ĐMPPDH các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, tập trung cao cho
các mơn Tốn, Vật lý, Hoá học, Sinh học; chú trọng bồi dưỡng phương pháp học
tập cho HS, đặc biệt giúp HS tự đánh giá về bản thân, chủ động tiếp thu kiến thức
cơ bản và hiểu bài ngay trên lớp. Tiếp tục triển khai thực hiện việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, vui chơi trong
trường; tổ chức hội thi; xây dựng thư viện e-learning; xây dựng Nguồn học liệu mở
về giáo dục”. <i><b> ( Trích HD số 7394/BGDĐT-GDTrH ngày 25/8/2009 về HD</b></i>


<i> thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT)</i>


<i> </i> <i>2. Quan điểm và sự quản lý của Nhà nước về ĐMPPDH.</i>


<i>“Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo</i>
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến q
trình học tập thành q trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên”.


<i> (Trích Dự thảo Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT)</i>


<i>3. Quan điểm của nhà trường </i>


<i>“Cùng với các cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh</i>
thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”, nhà trường tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Đồng thời tiếp tục “ Đẩy mạnh việc đổi
mới nội dung, chương trình và PPGD theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn
<b>địa phương; Đổi mới, công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>III. Cơ sở thực tiễn</b>



Báo cáo đánh giá tổng kết năm học 2009 - 2010 của phịng GD & ĐT Krơng
Buk, trang 8, ghi rõ: “ Việc đổi mới PPDH chưa đồng bộ, cịn tình trạng dạy theo
cách “ Đọc-chép”. Một bộ phận cán bộ, giáo viên, công chức chưa đáp ứng kịp yêu
cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình và sách giáo khoa
mới, trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế nên việc ứng dụng CNTT cịn gặp
khó khăn”


Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục THCS năm học
2010-2011 của phòng GD & ĐT huyện Krơng Buk, trang 12, có ghi: “Tiếp tục triển
khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỷ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy...”


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG II</b>


<b>THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>
<b>TẠI TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU- KRÔNG BUK- ĐĂK LĂK</b>


<b>I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ ĐỔI MỚI PPDH </b>


<b>1. Đặc điểm tình hình:</b>


Trường THCS Phan Bội Châu – Xã Chư Kbô- Krông Buk – Đăk Lăk được
thành lập theo Quyết định số 5704/QĐ-UB ngày 23/8/2005 của UBND huyện
Krơng Buk. Trường đóng trên địa bàn thôn Nam Anh- Xã Chư Kbô cách trục đường
quốc lộ 14 khoảng 400m, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Chư Kbơ khoảng 350m
với diện tích 8282,5m2<sub>, khn viên và sân trường đã được trồng nhiều cây xanh</sub>


bóng mát cùng nhiều cây cảnh tạo nên môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp”


Trường THCS Phan Bội Châu Ra đời trong công cuộc đổi mới của nền giáo


dục Việt Nam, thực hiện chiến lược GD “giai đoạn 2005-2010”, Cũng 5 năm 2005
-2010 trường đang đi trên chặng đường đầu tiên đầy thử thách khó khăn nhưng có
rất nhiều thuận lợi.


<i><b>- Những điểm mạnh:</b></i>


+ Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện thuận
lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và học sinh.


+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Trẻ, năng động, nhiệt tình, có
trách nhiệm, u nghề, trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ gồm 34 đồng chí; trong đó: BGH 2, giáo
viên 27, nhân viên 5. Trình độ chun mơn: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong
đó có 10 Đại học, 9 đ/c đang theo học Đại học. Trường có 01 chi bộ Đảng với 08
Đảng viên, hàng năm Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh;


+ Ban giám hiệu: Tận tâm, có tầm nhìn khoa học, năng động, sáng tạo.


BGH đã tổ chức xây dựng Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi,
sát thực tế; Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi
mới, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.


+ Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học thông
thường trong giai đoạn hiện tại


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

và quyền lợi cho đội ngũ theo qui định hiện hành.


+ Thành tích chính: Từ những năm đầu tiên thành lập cho đến nay:
Năm học 2005 – 2006: Tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ



Năm học 2006 – 2007: đạt danh hiệu Trường tiên tiến
Năm học 2007 – 2008: đạt danh hiệu Trường tiên tiến
Năm học 2008 – 2009: đạt danh hiệu Trường tiên tiến
Năm học 2009 – 2010: đạt danh hiệu Trường tiên tiến
<i><b>- Những điểm hạn chế cần giải quyết:</b></i>


+ Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượng
các giờ lên lớp khơng đồng đều, việc phát huy trí tuệ tập thể cịn hạn chế ; phương
pháp dạy học nhìn chung chậm được cải tiến theo xu hướng hiện đại.


+ Học sinh còn thụ động về phương pháp học tập ở lớp và PP tự học ở nhà
+ Phụ huynh phần lớn rất băn khoăn, lo lắng và lúng túng về phương pháp
quản lý, hướng dẫn con em tự học ở nhà


+ Cơ sở vật chất chưa đáp ứng phục vụ dạy học theo xu hướng hiện đại.
+ Về tài chính: Nguồn NS cấp cho các hoạt động nhà trường còn eo hẹp.
<b> - Nguyên nhân hạn chế tồn tại.</b>


<b>*Nguyên nhân khách quan:</b>


- Giáo viên đào tạo ở các hệ khác nhau: Cao đẳng, Đại học tổng hợp, chính
quy, tại chức, chuyên tu, từ xa... thiếu đồng bộ về kiến thức và nghiệp vụ; Phần lớn
GV có tuổi nghề q trẻ nên cịn ít kinh nghiệm


- Phần lớn học sinh chưa thực sự ham học, thiếu phương pháp tự học
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học, bàn ghế học sinh kém chất lượng.


- CSVC quá thiếu thốn, chưa có các như phịng học bộ mơn, phịng thí
nghiệm thực hành, phịng truyền thống, phịng làm việc của BGH, các tổ chức
đồn thể, phịng kho, phịng thư viện...



- Đồng lương của CBVG-NV không đáp ứng với tình hình giá cả lạm phát
của thị trường


<b>* Nguyên nhân chủ quan:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>2. Thực trạng phát triển của trường trong 5 năm học qua</b>
- Đội ngũ cán bộ QL & giáo viên


Năm học TS Trình độ ĐT Danh hiệu thi đua cá nhân


Danh hiệu TĐ
của trường
ĐH C.Đ CSTĐ-GVG LĐG H T KH T


2005- 2006 23 02 21 06 15 01 01


2006 -2007 25 04 21 09 10 06 0 Tiên Tiến


2007- 2008 27 05 22 06 14 07 0 Tiên Tiến


2008 - 2009 28 06 22 04 16 08 0 Tiên Tiến


2009 - 2010 29 10 19 05 17 07 0 Tiên Tiến


- Số lượng và kết quả học tập của học sinh


Năm học TS HS


Xếp loại học lực HSG


Huyện, tỉnh


Tốt Nghiệp
Lớp 9
Giỏi Khá TBình Y –K


2005- 2006 511 1,4% 26,4% 63,4% 8,6% 12 98,2%


2006 -2007 515 1,0% 26,0% 55,1% 17,9% 07 91,7%


2007- 2008 530 1,1% 29,4% 65,3% 4,2% 13 95,2%


2008 - 2009 492 5,1% 35,0% 50,2% 9,8% 13 91,96%


2009 - 2010 503 2,6% 27,2% 54,5% 15,7% 17 96,0%


- Chất lượng đội ngũ năm học 2010-2011


Môn SL GV


Số năm công tác GD Xếp loại CM
< 2 <5 <10 <20 >20 G K TB Y


Văn <b>05</b> 1 2 2 1 4


Toán <b>06</b> 1 1 3 1 1 3 3


Lý –KT <b>03</b> 1 2 3


Hoá <b>02</b> 1 1 1 1



Sinh <b>02</b> 2 2


Sử <b>02</b> 1 1 2


Địa <b>02</b> 1 1 1 1


GDCD <b>0</b>


AV <b>02</b> 2 1 1


Tin <b>01</b> 1 1


TD <b>02</b> 2 1 1


Â.Nhạc <b>01</b> 1 1


Mỹ Thuật <b>01</b> 1 1


<b> 3. Thực trạng đổi mới PPDH từ những năm học 2008-2009 trở về trước</b>


<i><b>3.1. Về hoạt động giảng dạy của giáo viên:</b></i>


Để thực hiện được sự đổi mới PPDH trên lớp thì cơng việc đầu tiên cần
phải đổi mới đó là soạn bài, nhưng số giáo viên thành thạo kỹ năng soạn bài theo
hướng phát huy tính độc lập, chủ động của học sinh trong dạy học rất ít, việc thiết
kế hệ thống câu hỏi và các kỹ năng cho HS đang còn khá lúng túng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

là đổi mới thì đang dừng lại ở mức phát huy tính tích cực suy nghĩ của một số học
sinh trong giờ học, biểu hiện ở việc trả lời câu hỏi của thầy. Phần lớn giáo viên vẫn


sử dụng PP thuyết trình xen kẽ vấn đáp tích cực. Đa số GV đã tổ chức thực hiện PP
dạy hợp tác theo nhóm, riêng PP thực hành, PP nêu và giải quyết vấn đề rất ít
được sử dụng.


<i><b>3.2. Về vấn đề tự học của học sinh:</b></i>


Phương pháp học tập của học sinh đang nặng về nghe, ghi nhớ và tái hiện,
các kỹ năng tự học như kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kỹ năng
thực hành, kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu chỉ ở mức độ trung bình và yếu.


<i><b>3.3. Về sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) </b></i>


Mặc dù trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, nhưng việc sử dụng các phương
tiện đó đang cịn hạn chế, và chưa được quan tâm sử dụng triệt để.


<b> 4. Thực trạng quản lý PPDH từ những năm học 2008-2009 trở về trước</b>


<i><b>4.1. Về QL hoạt động của tổ CM</b></i>


Việc cụ thể hoá các chế định GD – ĐT về đổỉ mới PPDH thành qui định nội
bộ, các chỉ tiêu về đổi mới đã được đưa vào KH năm, tháng, tuần của nhà trường
và tổ chuyên môn.


Tuy nhiên, việc tổ chuyên môn triển khai soạn bài theo nhóm, việc tổng kết
rút kinh nghiệm giảng dạy chưa được chú trọng. Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm
chưa tập trung vào những vấn đề cụ thể, thiết thực. Việc nghiên cứu nội dung của
sách giáo khoa chưa được quan tâm.


<i><b>4.2. Về quản lý hoạt động của GVCN và các đồn thể trong nhà trường</b></i>



Cơng tác chủ nhiệm lớp và hoạt động Đoàn - Đội được xem là những hoạt
động quan trọng nhằm QL, tổ chức tốt hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.


Nhà trường đều đã có qui định cụ thể về nề nếp hoạt động, xây dựng những
tiêu chí đánh gía thi đua hàng tuần, tháng, năm đối với tập thể học sinh. Tuy nhiên,
hoạt động của các tổ chức trên còn nghèo nàn về nội dung sinh hoạt; Đơn điệu, lặp
lại về hình thức, gị ép học sinh vào khn phép, chưa gây được sự hứng thú, chưa
tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo của mình.


<i><b>43. Về QL hoạt động giảng dạy của giáo viên</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

sinh cũng như các hoạt động giáo dục khác. Song việc đưa các tiêu chí về đổi mới
PPDH vào những qui định đó cịn hạn chế, những u cầu về đổi mới PPDH chưa
được đặt ra đúng mức, chưa được qui định một cách cụ thể, rõ ràng, mang tính
pháp lý cao để thực hiện. Việc bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học theo
hướng đổi mới PPDH cịn ít được thực hiện. Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh chậm đổi mới, chưa khuyến khích cách tự học, thơng minh
sáng tạo, vì vậy chưa thật sự tác động mạnh đến PP học tập của học sinh.


<i><b>4.4. Về phối hợp hoạt động của Hội cha mẹ HS và các lực lượng khác.</b></i>


Phong trào xã hội hoá giáo dục phát huy được sức mạnh của nhân đân tham
gia giáo dục, không chỉ chăm lo xây dựng CSVC cho nhà trường, mà còn tham gia
giáo dục con em trong địa bàn khá tốt.


Tuy nhiên, việc phối hợp hoạt động của hội cha mẹ học sinh chưa có tác
dụng mạnh đến việc đổi mới PPDH của thầy và trò. Việc tổ chức các hoạt động tư
vấn cho cha mẹ hoc sinh về PP dạy con tự học, PP giáo dục học sinh tại gia đình,
cộng đồng cịn rất hạn chế. Vì vậy chất lượng dạy học phần lớn phụ thuộc vào
PPDH của giáo viên ở nhà trường.



<b> 5. Nhận định chung về thực trạng quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng</b>
<b>từ những năm học 2008-2009 trở về trước</b>


<i><b>5.1. Ưu điểm: </b></i>


- Hiệu trưởng đã bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức đúng đắn về tính cấp
thiết của việc đổi mới PPDH hiện nay, đều nhận thức được vai trò quan trọng của
tổ chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH nhằm nâng cao
chất lượng dạy học.


- Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai một số chuyên đề, tổ
chức thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH, bồi dưỡng các kiến
thức và rèn luyện các kỹ năng dạy học theo tinh thần đổi mới cho đội ngũ giáo
viên, xây dựng các chuẩn đánh giá chứa đựng một số tiêu chí về đổi mới PPDH
của thầy trò; nhờ vậy bước đầu việc tực hiện đổi mới PPDH đã có những chuyển
biến tích cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

trong khả năng hiện có của nhà trường, vận động các lực lượng khác ngoài nhà
trường, đã khuyến khích các cá nhân đạt thành tích cao trong dạy và học.


<i><b>5.2 Hạn chế:</b></i>


- Việc chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn chưa thật đi vào chiều sâu,
nội dung các hoạt động chuyên môn chưa tập trung vào những vấn đề cụ thể, thiết
thực cho cơng tác đổi mới, vì vậy việc đổi mới PPDH chưa thực sự thể hiện trong
hoạt động hàng ngày của thầy và trò.


- Việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các tổ chức: GV chủ nhiệm,
Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội cha mẹ HS…chưa chú trọng với mức độ


thoả đáng. Các yêu cầu về đổi mới PPDH đối với giáo viên và học sinh chưa được
cụ thể hố thành các tiêu chí thi đua. Vì vậy, chưa tận dụng tối đa sức mạnh tổng
hợp của các đoàn thể để tạo nên một bước đột phá trong quản lý đổi mới PPDH.


- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên để nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ dang dừng ở mức lý luận chung, chưa đi sâu vào chuyên
đề cho từng môn học, chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện cho
từng loại hình bài, phù hợp đặc thù của từng bộ môn. Việc trang bị những kiến
thức và kỹ năng mang tính cơng cụ ( ngoại ngữ, tin học…) để họ cải tiến giảm bớt
thời gian, công sức cho các khâu soạn bài, lên lớp, chấm chữa và đánh giá kết quả
học tập của học sinh chưa được coi trọng.


- Vấn đề tạo động lực cho người học, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ
năng tự học cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức.


<i><b>5.3 Ngun nhân của tình trạng trên </b></i>


Xét về góc độ quản lý là do Hiệu trưởng chưa có biện pháp thích hợp, chưa
có những qui định, những hướng dẫn cụ thể cho hoạt động của các tổ chức và cá
nhân trong việc đổi mới PPDH.


Quản lý giáo dục không phải quản lý con người mà quan trọng là quản lý
công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược. Do đó để thực hiện đổi mới PPDH, hiệu
trưởng cần phải “Đổi mới công tác quản lý” một cách đồng bộ và toàn diện về:


+ Hoạt động của tổ chuyên môn.


+ Hoạt động của GVCN chủ nhiệm và các đoàn thể.
+ Hoạt động giảng dạy của giáo viên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+ Hoạt động của Hội cha mẹ học sinh và các lực lương giáo dục khác.


Từ những cơ sở đã trình bày ở chương I, cùng với cơ sở Thực trạng về công
tác quản lý đổi mới PPDH ở chương II, tôi chọn đề tài: “ Biện pháp quản lý của
<i><b>Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu</b></i>
<i><b>Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáodục ”.</b></i>


Sau đây là những biện pháp tơi đã áp dụng và được trình bày cụ thể tại
chương III của đề tài


<b>CHƯƠNG III</b>


<b>BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG </b>


<b>VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG </b>
<b>THCS PHAN BỘI CHÂU KRÔNG BUK- ĐĂK LĂK</b>
<b>1. Biện pháp “Bồi dưỡng về nhận thức cho đội ngũ CBGV-NV”</b>


<i>1.1. Mục tiêu biện pháp:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>1.2.Nội dung và cách thực hiện: </i>


Chất lượng Giáo dục phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con
người đóng vai trị quyết định mà các văn kiện của Đảng & nhà nước đã nêu rõ,
chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Người thầy cần
giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo
nhiệm vụ


Để có thể nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải tạo được trong tập thể


sư phạm nhà trường một mơi trường đồn kết với tinh thần hăng hái và ý chí quyết
tâm cao.


1.2.1 Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghị
quyết của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, làm cho mọi người
nắm vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành
một nước cơng nghiệp. Trong đó giáo dục đóng vai trị cực kỳ quan trọng, có
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức và được coi là quốc
sách hàng đầu


1.2.2 Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn
bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo làm cho toàn thể cán bộ giáo
viên thấy rõ thực trạng, những ưu điểm to lớn cũng như yếu kém cần phải khắc
phục hiện nay


1.2.3 Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, khẳng định vai trò quan trọng
của nhà trường đối với sự phát triển của địa phương


1.2.4 Bồi dưỡng lịng u nghề, thơng qua những tấm gương điển hình của
ngành, thơng qua các mơ hình GD của các nước tiến bộ trên thế giới, mơ hình GD
& ĐT của SingaPo và mơ hình GD & ĐT của Việt Nam 2020; Các chế độ chính
sách ưu tiên đầu tư phát triển của ngành;


1.2.5 Cung cấp các trang thiết bị, tài liệu tham khảo, các văn bản, liên quan
đến công tác đổi mới PPDH; Hướng dẫn đội ngũ sử dụng, nghiên cứu, vận dụng
thực hiện một cách phù hợp;


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phong
trào thi đua “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực”



1.2.6 Tổ chức thi viết, thi kể chuyện về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; Tổ chức thi viết về nhận thức của đội ngũ trong việc thực hiện các nội
dung trên và kết quả vận dụng thực tế qua hoạt động giảng dạy, công tác và kết quả
GD học sinh; Tổ chức thi giáo án có nội dung tích hợp, lồng ghép về việc GD đạo
đức HS và các nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”


1.2.7 Trong quá trình quản lý, người Hiệu trưởng cần góp ý xây dựng cho
mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm, và biết nêu gương tốt, lấy ưu
điẻm để khắc phục nhược điểm,


Tóm lại cần bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ CBGV-NV về nhận thức
chính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc, về chủ trương đường lối, về chiến lược và
tầm nhìn... người HT phải biết khơi dậy ở mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn
phát triển và xác định hướng đi phù hợp.


<b>2. Biện pháp “Quản lý hoạt động của tổ Chuyên môn”</b>
<i>2.1. Mục tiêu biện pháp:</i>


Nâng cao hiệu lực Quản lý của các tổ chuyên môn trong việc thực hiện kế
hoạch, nội dung chương trình, đặc biệt đổi mới PPDH


<i>2.2.Nội dung và cách thực hiện: </i>


Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà
trường mà cốt lõi là hoạt động dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì
cần thiết phải có bộ máy chun môn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả,
cùng hướng tới mục tiêu chung


2.2.1 Phân công, sắp xếp bộ máy địi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần
trách nhiệm cao



- Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước quy định về quyền hạn và nghĩa
vụ của giáo viên


- Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người


- Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian dài


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

đức tốt, gương mẫu ngồi ra cịn phải nắm vững cơ sở lý luận của công tác quản lý,
các thành tố cơ bản của quá trình dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo
dục học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy học và môi trường


2.2.2 Người cán bộ quản lý phải tổ chức lao động một cách khoa học thì mới
nâng cao được hiệu quả quản lý đó là:


- Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách hợp lý


- Thực hiện tốt việc phân công, giao trách nhiệm cho cấp dưới
- Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch


- Có phong cách quản lý khoa học : cương quyết, dứt khoát, dân chủ
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân
2.2.3 Xây dựng nền nếp dạy học: Là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức
tự giác và tự quản, có tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm
trong tập thể. Hình thành thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, làm việc theo
pháp luật và nội quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà trường làm cơ sở cho việc
nâng cao chất lượng dạy học. Để chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học cần làm tốt các
công việc sau:


- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chun mơn, xây dựng và hồn thiện các


nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nền nếp và đồng đều ở các bộ phận


- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chuyên môn,
cá nhân, sát với thực tiễn và chi tiết, cụ thể. Các loại kế hoạch đều được thảo luận
một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao. Ngay từ đầu năm học,
các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng theo quy định:


+ Về thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học: Soạn bài theo đúng PPCT,
đúng chuẩn kiến thức, kỷ năng; thực hiện lịch báo giảng vào thứ 2 đầu tuần; Các
loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, có chất lượng.; Ra vào lớp đúng giờ
theo thời khoá biểu (các trường hợp đổi giờ, dạy thay đều phải thông qua Ban giám
hiệu); Sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra, chấm chữa , trả bài kiểm tra đúng thời
gian qui định; Đánh giá kết quả học tập học sinh theo hướng đổi mới PPDH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

điểm công tác tháng trước và thông qua triển khai kế hoạch công tác trong tháng;
Đánh giá xếp loại thi đua...). Trong mỗi năm học mỗi tổ phải mở được 02 chuyên
đề về ĐMPPDH thực hiện trong năm học, trong từng học kỳ, phù hợp với từng
môn học.


+ Tổ trưởng chuyên môn làm nhiệm vụ: Phân công giảng dạy, phân công
dạy thay, dạy kê một cách hợp lý, phát huy cao nhất năng lực chuyên môn của
từng giáo viên. Tổ chức các hoạt động CM; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ của GV trong tổ ; định kỳ báo cáo cho HT


+ Ban Giám hiệu phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, phân
công trực lãnh đạo để theo dõi, điều hành từng buổi học và xử lý các tình huống
kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế. Khi
phát hiện những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần sớm chấn chỉnh, tránh
hiện tượng nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở chiếu lệ làm cho nề nếp khó
đi vào ổn định



- Tổ chức chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học
theo PPDH mới cho từng môn học.


- Tổ chức, chỉ đạo soạn bài hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế hệ
thống các câu hỏi, hệ thống các hoạt động , các thao tác học tập cho học sinh, cách
thức tạo tình huống trong dạy học, thống nhất hình thức dạy học cho từng mơn
học, bài học.


- Tổ chức chỉ đạo việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề , thao giảng, hội
thi GVDG, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học, triển khai
áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ và
nâng cao chất lượng dạy và học.


- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các TBDH, các phương tiện kỹ
thuật dạy học, kinh nghiệm về sự sáng tạo đồ dùng dạy học bằng những nguyên
vật liệu sẵn có, rẻ tiền.


- Tổ chức trao đổi về các nội dung tự học, tự bồi dưỡng, vừa tiêt kiệm thời
gian tự học cho các nhân, vừa góp phần làm tăng hiệu quả công tác tự bồi dưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

thời, kết quả đánh giá cần được sự đồng tình, ủng hộ của tập thể và thông qua Hội
đồng giáo dục nhà trường.


2.2.4 Xây dựng bổ sung phiếu đánh giá giờ dạy: Đồng thời với việc tăng
cường kiểm tra thường xuyên đến hoạt động của các tổ, kiểm tra việc thực hiện kỷ
cương, nề nếp dạy học, hiệu trưởng cần xây dựng được các chuẩn đánh giá mới,
trong đó cần đổi mới các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới PPDH. Hiện nay
Phiếu đánh giá tiết dạy đựơc xây dựng chung cho các môn học dùng cho tất cả các
tiết học, nặng về đánh giá hoạt động của thầy, mà chưa lấy kết quả hoạt động của


trò làm tiêu chuẩn chính để đánh giá năng lực chun mơn của giáo viên; Phần
đánh giá mức độ tích cực cịn chung chung, khơng có tiêu chí đánh giá về việc rèn
luyện kỹ năng của học sinh qua giờ học. Vì vậy việc xây dựng, bổ sung chuẩn
đánh giá giờ dạy cho từng mơn học để khắc phục tình trạng trên là cần thiết.


2.2.5. Tạo động lực: Hoạt động của các tổ có được triển khai đúng kế họach,
đảm bảo chất lượng hay khơng, đều phụ thuộc phần lớn vào sự nhiệt tình và năng
lực tổ chức của tổ trưởng. Vì vậy để tạo động lực cho hoạt động của các tổ, Hiệu
trưởng cần giao quyền cho các tổ trưởng, hướng dẫn họ trong việc tổ chức chỉ đạo
các thành viên của tổ thực hiện tơt các nhiệm vụ, đồng thời có thể đề bạt với cấp
trên để bổ nhiệm họ ở vị trí cao hơn, khen và thưởng thích đáng những công lao
mà họ đã cống hiến cho tập thể.


<b>3. Biện pháp quản lý hoạt động của GV chủ nhiệm </b>
<i>3.1. Mục tiêu biện pháp:</i>


Phát huy tác dụng của GVCN chủ nhiệm, trong việc giáo dục động cơ, thái
độ học tập, hình thành và phát triển PP học tập đúng đắn cho học sinh.


<i>3.2. Nội dung và cách thực hiện:</i>


Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể
học sinh một lớp học.


3.2.1 Nhiệm vụ Giáo viên chủ nhiệm lớp: Trước hết cần nắm vững:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học
sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.


3.2.2 Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn GVCN xây dựng hiện kế hoạch:



+ Xây dựng kế hoạch tổ chức mơ hình “ Lớp học thơng minh”: Trang trí, sơ
đồ chổ ngồi, “Đôi bạn cùng tiến”...


+ Kế hoạch nâng cao chất lượng GD tồn diện HS ( Đức –Trí-Thể-Mĩ)


+ Kế hoạch phối hợp GD giữa GVCN với GV bộ môn, BGH, các tổ chức
đoàn thể, phụ huynh HS...


3.2.3 Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể:


+ Tổ chức trang trí lớp học; Kê bàn ghế đảm bảo khoảng cách, Rèm, cửa,
quạt, bóng điện... đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát hợp vệ sinh,


+ Ngay từ đầu năm học, học sinh được GVCN tổ chức học tập các nội quy,
quy định của nhà trường đối với mỗi học sinh và nhiệm vụ của học sinh THCS.
Các giáo viên chủ nhiệm tổ chức đội ngũ cán bộ lớp duy trì nền nếp sinh hoạt và
học tập của lớp mình


+ Tổ chức sinh hoạt 15’ có nề nếp, theo nội dung mà Liên Đội qui định (Đọc
báo – Văn nghệ - Chữa bài tập...)


+ Tổ chức học sinh Lao động chính khóa, nhằm giáo dục học sinh thực hiện
tính kỷ luật, tính kỹ thuật và tính năng suất trong lao động


+ Tổ chức HS sinh hoạt chính khóa cuối tuần học nhằm giúp học sinh nhìn
nhận lại kết quả hoạt động của tập thể, đánh giá công sức đóng góp của mỗi cá
nhân trong lớp và kiểm điểm những cá nhân chậm tiến, yếu kém, hướng khắc phục


Trong chỉ đạo cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tạo nên


sự phong phú đa dạng, lơi cuốn HS tham gia tích cực, tự giác. Cần tổ chức các hoạt
động tham quan, vui chơi, giải trí bổ ích, tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động
xã hội, qua đó giáo dục đạo đức, lịng ham hiểu biết, sự say mê học tập của HS.


3.2.4 Hiệu trưởng tổ chức công tác kiểm tra đánh giá và tạo động lực:


+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua tập thể, khuyến khích tính
tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+ Tổ chức đánh giá công tác chủ nhiệm, phân loại GVCN, bồi dưỡng công
tác chủ nhiệm vào đầu Học kỳ II năm học 2010-2011


+ Tổ chức thi “ Giáo viên chủ nhiệm Giỏi” vào cuối học kỳ II (2010-2011)
+ Cộng điểm thi đua cho tập thể xuất sắc hàng tuần


+ Tuyên dương trước cờ các tập thể, cá nhân xuất sắc


+ Cộng điểm thi đua tháng cho GVCN, khen thưởng GVCN trong hội thi
“GVCNG” cấp trường như GVDG cấp trường


<b>4. Biện pháp phối hợp hoạt động của các Đoàn thể trong nhà trường</b>
<i>4.1. Mục tiêu biện pháp:</i>


Phát huy tác dụng của Đội TNTP, Đồn thanh niên và cơng đồn…trong
việc giáo dục động cơ, thái độ học tập, hình thành và phát triển PP học tập đúng
đắn cho học sinh.


<i>4.2. Nội dung và cách thực hiện:</i>


Truyền thống lãnh đạo tập thể hiện nay tiếp tục được phát huy theo nguyên


tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Người thủ trưởng hiện nay tuy về mặt
pháp lý hoàn toàn quyết định mọi vấn đề nhưng trên thực tế những người có kinh
nghiệm bao giờ cũng tham khảo thêm các ý kiến của các cộng sự mình và khéo léo
chuyển hóa các ý định ban đầu của mình thành chủ trương chung của tập thể.


4.2.1 Hiệu trưởng phối hợp với công tác công đoàn, Đoàn, Đội


Các tổ chức đoàn thể là lực lượng tổ chức các hoạt động về phong trào bề
nổi của nhà trường, để tạo khơng khí học tập thì Đồn, Đội tổ chức các phong trào
thi đua như phong trào “Hoa điểm 10”, “Hành trình về thăm Lăng Bác”.Tổ chức
các hội thi như: Vui để học, Luật An tồn giao thơng, Viết báo tường,Tiếng hát
tuổi học trị và Hội Khỏe Phù Đổng... Mục đích giúp các em phát triển tồn diện về
mọi mặt đồng thời qua đó hình thành nhân cách và lối sống trong một cộng đồng.


- Phối hợp tổ chức Hội nghị CNVC đầu năm. Đây là hình thức phát huy dân
chủ và tích cực của các thành viên vào tất cả các mặt hoạt động trong nhà trường.


+ Hiệu trưởng phân công đại diện mỗi tổ chức góp ý về kế hoạch, chỉ tiêu,
biện pháp thực hiện và có báo cáo tham luận tại hội nghị CNVC hàng năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Hiệu trưởng cần chú ý hồn thiện phong cách lãnh đạo của mình, vì nó ảnh
hưởng rất lớn đến khâu đoàn kết nội bộ từ các tổ chức này. Mỗi phong cách lãnh
đạo điều có ưu, nhược điểm riêng của nó. Nếu như mặt trái của phong cách lãnh
đạo theo nguyên tắc là máy móc, rập khn cứng nhắc thì mặt trái của phong cách
độc đốn là áp đặt, thiếu bình đẳng cịn mặt trái của phong cách tự do là tùy tiện và
mặt trái cuả phong cách dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm dụng.


4.2.2 Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, ngành và địa phương
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục :



Vấn đề chăm lo cho học sinh nghèo, học khá giỏi cần được các tổ chức đoàn
thể quan tâm – Nhà trường phối hợp với Ban đại diện CMHS, BCH cơng đồn,
BCH chi đòan chăm lo cho đội ngũ. Tổ chức các đợt tham quan ngoại khóa để giúp
cho đội ngũ gắn bó nhau hơn .... Cấp phát học bổng cho HS khá, giỏi ngoan nghèo,
miễn giảm tiền đầu năm cho HS diện chính sách, tặng tập vở cho HS nghèo .


BGH cùng BCH cơng đồn vận động CĐV thực hiện tốt dân chủ hóa trường
học. Tích cực chăm lo quà nhân các ngày NGVN, tết cổ truyền, sinh nhật GV, hỗ
trợ đời sống khối văn phòng, tham quan cuối năm, tổ chức trao quà 1/6 cho con
CB.GV.CNV học khá ,giỏi…….


4.2.3 Hiệu trưởng tạo động lực thúc đẩy hoạt động cơng tác cơng đồn,
Đồn, Đội: Thực tế ở trường THCS hiện nay, Chủ tịch cơng đồn, TPT, Bí thư
Đồn trường đều do giáo viên kiêm nhiệm, họ chưa được đào tạo một cách bài bản
về nghiệp vụ cho các hoạt động này. Vì thế, để tạo động lực cho họ hoạt động, cần
tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng và hướng dẫn về nghiệp vụ công tác chủ nhiệm,
về hoạt động đoàn thể cho họ. Chẳng hạn, hướng dẫn các loại hồ sơ quản lý học
sinh, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức cho học sinh hoạt động, kỹ năng xử lý các tình
huống trong thực tế, tổ chức học tập tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại học sinh về học
lực, hạnh kiểm…


Mặt khác cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho các hoạt động, khen
thưởng cho các tổ chức và cá nhân có thành tích bồi dưỡng bằng vật chất thích
đáng cho sự đóng góp của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, từng
bước giúp họ đổi mới PPDH, đề xuất cải tiến qui trình, nội dung, hình thức kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo
hướng đổi mới PPDH.



<i>5.2. Nội dung và cách thực hiện:</i>


Kết quả dạy học phụ thuộc hoàn tồn vào phương pháp giảng dạy của giáo
viên bộ mơn, do đó trách nhiệm mỗi giáo viên phải tự khẳng định mình trước học
sinh và lãnh đạo nhà trường. Muốn vậy giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:


- Luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Làm sao học sinh nhìn giáo viên như
là thần tượng để phấn đấu trong học tập.


- Tồn tâm tồn ý với cơng việc được giao. Xem trường là nhà để yên tâm
công tác lâu dài, không được đứng núi này trông núi nọ.


- Mạnh dạn bày tỏ những ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu
nhược và làm theo một cách máy móc.


5.2.1 Hiệu trưởng chỉ đạo cơng tác xây dựng kế hoạch: Trên cơ sở KH dạy
học chung, dựa vào sự phân công của nhà trường, của tổ chuyên môn, yêu cầu mỗi
giáo viên phải xây dựng kế hoạch cá nhân về đổi mới PPDH. Kế hoạch đó phải
được thơng qua trước tổ CM và được tổ trưởng giám sát, BGH thường xuyên theo
dõi, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện KH.


Kế Hoạch của giáo viên gồm một số nội dung cụ thể : Kế hoach soạn giáo
án; Kế hoach lên lớp (Lịch báo giảng); Kế hoach dự giờ thăm lớp; Kế hoạch thao
giảng; Kế hoạch chấm chữa; Kế hoạch BDHSG, phụ đạo HS yếu kém; Kế hoạch
tự bồi dưỡng…, trong từng nội dung cần nhấn mạnh các vấn đề cần đổi mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

chức học sinh thực hiện. Cần tổ chức cho giáo viên học tập các thay đổi đó, bước
đầu tổ chức soạn bài theo nhóm để thống nhất những nội dung cần thiết. Tăng
cường kiểm tra các tổ đối với việc soạn giáo án theo hướng đổi mới.



- Qui định những yêu cầu của việc chuẩn bị bài dạy: Đảm bảo đủ số lượng
bài dạy trong chươngtrình; Đảm bảo đúng về nội dung, phong phú về phương
pháp; ĐMPPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS; Ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc soạn bài; Hoàn thành bài soạn trước khi lên lớp;


5.2.3 Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện giờ lên lớp có chất lượng theo hướng
đổi mới PPDH:


- Xây dựng chuẩn giờ dạy : Giúp GV điều chỉnh việc soạn giảng của mình;
Là căn cứ để hiệu trưởng kiểm tra giờ dạy của GV


Xây dựng chuẩn giờ dạy dựa trên các căn cứ sau: Yêu cầu kiến thức kỹ năng
của các mơn học được qui định trong chương trình; Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy
mà Bộ GD&ĐT qui định; Những qui định về các loại bài soạn; Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học; Các PP dạy học tích cực đang triển khai ở nhà trường.


- Tổ chức cho giáo viên học tập, thống nhất cách hiểu về các tiêu chí trong
chuẩn giờ dạy trên lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Chỉ đạo thực hiện các nội dung đổi mới khác:


+ Đổi mới viêc dự giờ: Ngoài việc qui định số tiết cần dự trong từng học kỳ,
năm học, việc tổ chức dự giờ cần có mục đích, u cầu rõ ràng về nội dung và
phương pháp. Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề, đánh giá rút
kinh nghiệm.


+ Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: tổ chức học
tập, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện qui chế kiểm tra, cho điểm, xếp loại…Thành lập
ngân hàng đề, tổ chức thi nghiêm túc theo đề chung. Tổ chức cho giáo viên học tập
đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo yêu cầu.



+ Đổi mới hình thức kiểm tra :


Khuyến khích giáo viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau: trắc
nghiệm khách quan; Tự luận; Trắc nghiệm kết hợp với tự luận...


+ Đổi mới khâu chấm chữa bài, đánh giá chất lượng học sinh:


Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều
chỉnh cách học. Trong kiểm tra hàng ngày, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh
được tham gia đánh giá lẫn nhau. Trong các đợt kiểm tra học kỳ, kiểm tra chất
lượng nhà trường nên tổ chức chấm chung một cách nghiêm túc, đảm bảo tính
chính xác khách quan.


+ Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống
câu hỏi, hệ thống thao tác thực hành, tổ chức thảo luận…cho học sinh theo đặc
điểm của từng môn học.


+ Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học trên lớp: Kỹ năng tổ chức,
hướng dẫn học sinh hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực
hành, thí nghiệm, kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm..


+ Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng chung mang tính cơng cụ: Sử dụng phương
tiện kiểm tra hiện đại, sử dụng phần mềm hỗ trợ, khai thác thông tin, đọc sách,
nghiên cứu tài liệu tham khảo…


+ Bồi dưỡng cho giáo viên PP tự học, tự nghiên cứu, tự làm đồ dùng dạy học


<b>6.</b>

<b> Biện pháp quản lý các hoạt động học tập của học sinh</b>
<i>6.1. Mục tiêu của biện pháp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>6.2. Nội dung và cách thực hiện: </i>
- Tổ chức HS học tập ở lớp:


+ GVCN kết hợp với GV bộ mơn ổn định và duy trì nền nếp học tập: Mỗi
HS phải có đủ sách, vở, đồ dùng học tập; HS được phân nhóm cố định ( Nhóm nửa
lớp, nhóm 2, nhóm 4, nhóm 8). Trong giảng dạy tùy theo môn học, bài học để GV
bộ môn chỉ đạo HS hoạt động theo nhóm cho phù hợp. Việc trao đổi, tranh luận ,
giúp đỡ nhau theo nhóm học tập, HS sẽ vượt qua những khó khăn, làm nảy nở các
sáng kiến, phát triển lịng u thích học tập và củng cố niềm tin cho các em.


+ Đầu mỗi năm học, tổ chức HS học nội qui trường, lớp; Đầu tiết 1 PPCT,
HS được làm quen với GV bộ môn, được GV bộ môn hướng dẫn về phương pháp
học tập, cách ghi chép và 1 số qui định riêng theo từng môn học (Đặc biệt là HS
lớp 6, lớp đầu cấp); Thống nhất trong toàn trường ngay từ giờ học thứ hai trong
phân phối chương trình của môn học giáo viên phải thực hiện đều đặn các hình
thức kiểm tra bài cũ, trong đó có chấm điểm vở ghi chép, vở làm bài tập.


- Xây dựng đội ngũ giáo viên về việc bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ
năng tự học cho học sinh thông qua việc thiết kế bài dạy và cách thức tổ chức cho
học sinh hoạt động trong giờ học.Thiết kế nội dung bài học thành chuỗi các tình
huống có vấn đề ở các mơn học (đảm bảo tính vừa sức) để hàng ngày học sinh có
thể giải quyết. Hình thành PP tự học ngay trên lớp, như tạo điều kiện cho học sinh
bộc lộ tư duy, khả năng diễn đạt, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát,
trừu tượng…Từ đó tạo cho học sinh PP tự nghiên cứu, tự đọc sách và tài liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

GVCN Hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu, nội dung học tập tương ứng
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập
đúng cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với giáo viên bộ môn, cha
mẹ học sinh nhằm hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn hoạt động tự học của HS .



- Thực hiện mơ hình “1-1” : Mỗi GVG nhận giúp đỡ 1 HS kém; Mỗi HS
khá, Giỏi nhận giúp đỡ 1 HS yếu về phương pháp học tập, nhằm đạt kết cao hơn
<b>7. Biện pháp về Phối hợp chặt chẽ hoạt động của Hội cha mẹ, PH học sinh và</b>
<b>các lực lượng giáo dục khác</b>


<i><b>7.1. Mục tiêu biện pháp:</b></i>


Phát huy sức mạnh tổng hợp của Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo
dục khác để thống nhất mục đich, PPGD.


<i>7.2. Nội dung và cách thực hiện:</i>


Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức quần chúng của các gia đình học
sinh. Đây là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà trường, có tiềm năng lớn trong
việc giáo dục HS vì 2/3 thời gian HS ở với gia đình. Là cầu nối các gia đình học
sinh lại với nhau để thống nhất mục tiêu giáo dục.


Ban đại diện CMHS hoạt động tích cực trong nhà trường cũng góp phần
nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây dựng mối quan
hệ gần gũi với mỗi gia đình học sinh;


Thơng qua Ban đại diện CMHS , làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ về vai trò
GD – ĐT trong giai đoạn hiện nay, truyền đạt đến họ yêu cầu cơ bản về đổi mới
PPDH, đặc biệt đổi mới PP học tập của học sinh để phụ huynh có biện pháp giáo
dục, giúp đõ học sinh học tập, rèn luyện.


- Xây dựng nề nếp phối hợp giữa BGH với Ban đại diện cha mẹ cấp trường:
+ Đầu năm học được Hiệu trưởng hướng dẫn tổ chức Đại Hội đại biểu Phụ
huynh HS ( Mỗi chi hội các lớp cử 3 đại biểu) để đánh giá công tác của hội cha mẹ


năm học trước đồng thời cho PH tham gia ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch
nhiệm vụ về XHHGD theo hướng ĐMPPDH;


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

+ Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tư vấn về việc mua sắm tài liệu
tham khảo & các phương tiện phục vụ học tập cho HS, tư vấn PP dạy con tự học,
PPGD đạo đức cho HS, trang bị cho phụ huynh một số kiến thức về GD gia đình.


+ Tổ chức cho cha mẹ HS báo cáo điển hình về PP giúp con học tập tốt.
- Xây dựng nề nếp phối hợp giữa GVCN với hội cha mẹ các lớp:


+ Họp PHHS đầu năm học: Để thống nhất chương trình hoạt động của Hội
cha mẹ học sinh và GVCN thông báo với PHHS những qui định đối với học sinh


+ Họp PHHS cuối HKI: Thông báo KQ học tập rèn luyện của HS trong HKI
và yêu cầu đối với HS trong KH II; Trao đổi với PHHS những vấn đề nảy sinh;


+ Họp PHHS cuối năm học: Báo cáo kết quả năm học và hoạt động trong hè
<b>8. Biện pháp về đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh phí</b>
<b>cho việc đổi mới PPDH</b>


<i><b>8.1. Mục tiêu biện pháp:</b></i>


Tăng cường hiệu quả của CSVC – TBDH trong việc đổi mới PPDH. Huy
động được trí tuệ và cơng sức của GV và HS, của các lực lượng khác trong việc
tạo ra nguồn tài lực, vật lực cho dạy học nói chung và đồ dùng dạy học nói riêng.


<i>8.2. Nội dung và cách thực hiện:</i>


<i><b>- Xây dựng kế hoạch về tài chính, kế hoạch bổ sung và sử dụng hệ thống</b></i>



CSVC -TBDH phục vụ cho việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học,
có kế hoạch để tạo ra nguồn kinh phí cho hoạt động ĐMPPDH, từng bước hồn
thiện hệ thống CSVC -TBDH theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hố.


+ Đảm bảo từng bước một hồn thiện CSVC đồng bộ, tạo cảnh quan, mơi
trường sư phạm, có sân chơi, bãi tập, vườn thực hành…


<i><b>+ Trang bị đủ SGK, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành cho thư viện </b></i>
- Tổ chức chỉ đạo sử dụng có hiệu quả CSVC - TBDH hiện có và tự làm đồ
dùng dạy học.


- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất để ngăn chặn tình trạng “dạy
chay” không sử dụng TBDH.


<b>9. Biện pháp về Quản lý chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, </b>
<i><b>9.1. Mục tiêu biện pháp:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>9.2. Nội dung và cách thực hiện:</i>


- Xây dựng kế hoạch về công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật


- Đầu mỗi năm học, tổ chức CBGV-NV đăng ký phấn đấu danh hiệu thi đua,
xuất phát từ ý thức tự giác của mỗi cá nhân;


- Nhà trường đặt ra các yêu cầu và chế độ khen thưởng để giáo viên phấn đấu.
- Xây dựng tiêu chuẩn thi đua và tiến hành bình xét, phân loại CBGV-NV
hàng tháng, nội dung chủ yếu trong thi đua tháng là : Phẩm chất chính trị, đạo đức
lối sống; Năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ; Cơng tác hoạt động XH và hoạt
động phong trào;



- Sau mỗi tháng, Hội đồng thi đua tiến hành bình xét, xếp loại CBVG-NV
- Kết thúc mỗi học kỳ, năm học, căn cứ kết quả thi đua các phong trào, các
hội thi của GV cũng như HS Hội đồng thi đua nhà trường tiến hành bình xét các
danh hiệu thi đua theo quy định của Nhà nước để gửi lên cấp trên khen thưởng
đồng thời tổ chức khen thưởng và tôn vinh các thành tích cá nhân cũng như tập thể
vào dịp 20/11 và dịp 19/5 hàng năm tại đơn vị.


<b>2. So sánh kết quả vận dụng các biện pháp:</b>
<b> Thời gian </b>


<b>so sánh</b>
<b>Đối tượng so sánh</b>


<b>Những năm khi chưa áp dụng</b> <b>Năm học 2009-2010 & HK I </b>
<b>(2010-2011) khi đã áp dụng</b>


<b>Tổ CM - Các tổ trưởng làm việc theo</b>
cảm tính, Khơng chủ động kế
hoạch chỉ đạo; sinh hoạt chuyên
môn qua loa đại khái, không chỉ
đạo được GV trong công tác
ĐMPPDH;


- Các chuyên đề chỉ dạy và góp
ý như là 1 tiết dạy thao giảng


- Các tổ trưởng chủ động lập kế
hoạch phù hợp với chuyên môn
và điều kiện từng tổ; Các tổ
sinh hoạt có nề nếp, có chất


lượng; Thực sự chú trọng chỉ
đạo về ĐMPPDH


- Các tổ mở chuyên đề về
ĐMPPDH có chất lượng và biết
rút KN đi đến thống nhất


<b>CBGV- NV - Ít quan tâm đến các văn bản,</b>
các cuộc vận động; Phần lớn
không hiểu nội dung phong trào
thi đua “THTT-HSTC” cũng


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

như chủ đề các năm học;


- Phần lớn GV lúng túng về
khâu soạn bài theo hướng phát
huy tính độc lập, chủ động của
học sinh


- GV không biết lập KH cá
nhân, họ cho rằng KH khơng
cần thiết và do đó họ ln đối
phó vào hồ sơ


- SH tổ chuyên môn thiếu nề
nếp, thiếu trách nhiệm, mạnh ai
nấy lo, khơng tháo gỡ được khó
khăn cho mỗi cá nhân


- Nhiều GV lo lắng, mơ hồ về


đổi mới phương pháp dạy học,
coi đó như là 1 phong trào;
- GV thiếu tin tưởng, ngại áp
dụng PP mới vào dạy học,
khơng có động lực phấn đấu về
chất lượng bộ môn, được chăng
hay chớ; Coi đó là nhiệm vụ của
BGH, của người khác


- Phần lớn GV thường lạ lẫm và
coi máy vi tính cũng như máy
chiếu là một loại máy móc quá
cao siêu (Đặc biệt đối với GV
không phải các môn tự nhiên)
- Mỗi cá nhân làm việc chỉ qua
ngày để nhận lương


- Các hoạt động chuyên môn


vận dụng vào công tác


- Đa số GV đã có kỷ năng về
soạn GA theo hướng ĐMPPDH,
vừa đảm bảo tính khoa học vừa
phù hợp với năng lực HS


- Mỗi CBGV-NV đều thành
thạo trong việc lập KH &KH trở
thành công cụ thiết yếu của mỗi
cá nhân



- Việc SH chuyên môn có nề
nếp là điều cần thiết giúp họ
hồn thành cơng việc có hiệu
quả, có khoa học;


- ĐMPPDH khơng cịn là phong
trào nữa mà là việc làm bình
thường của mỗi CBGV;


- Mỗi GV đã vận dụng vững
vàng phương pháp mới vào dạy
học, phấn đấu nâng cao chất
lượng dạy học; GV nhận thức
được về vai trò, nhiệm vụ của
bản thân trong việc ĐMPPDH
- Mỗi CBGV, NV đã sử dụng
được các trang thiết bị như máy
vi tính, máy chiếu vào dạy học,
đã góp phần ĐMPPDH, nâng
cao chất lượng


- Mỗi cá nhân tích cực phấn đấu
theo Barem thi đua


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

cũng như hoạt động XH trì trệ,
trầm lắng


- Các tập thể tổ, đồn thể thực
hiện nhiệm vụ một cách đối phó,


qua chuyện


- CBGV khơng có động cơ phấn
đấu vươn lên, hàng năm khơng
có tổ đăng ký tập thể LĐTT


- CBGV-NV thường phàn nàn vì
khó khăn về đời sống


tác dụng kích thích mọi người
về tinh thần thái độ lao động,
học tập nghiêm túc, có hiệu
quả; vừa có tác dụng nâng cao
mức sống, giải quyết được nhu
cầu vật chất của giáo viên


- Năm học 2009-2010 có 3 tổ
đạt tổ TT ; Liên Đội VM; Chi
đồn VM; Cơng Đồn VM; Đơn
vị VHXS; Chi bộ TSVM


- Nhiều đ/c được thưởng tăng
thu nhập từ NS tương đối cao
<b>Đoàn thể - Xem các nội dung công việc là</b>


của BGH hoặc của ai đó khơng
phải là trách nhiệm của mình, họ
làm việc không theo kế hoạch
của nhà trường



- Các đoàn thể thường lấy nhiệm
vụ và kết quả của bất kỳ ai để
đưa vào kế hoạch cũng như báo
cáo tổng kết đánh giá hoạt động
của mình


- Mỗi tổ chức đồn thể, xác
định được vai trị, nhiệm vụ của
mình từ đó họ có kế hoạch thực
hiện phối hợp chu đáo, có hiệu
quả


- Các tổ chức đồn thể thực hiện
đúng chức năng nhiệm vụ của
mình, đánh giá đúng thực chất,
đúng đối tượng


<b>Học sinh - Chờ thầy cô đọc để chép, ít</b>
động não, tư duy


- Học thuộc lịng, học vẹt, ghi
nhớ, vận dụng kiến thức máy
móc


- Độc lập suy nghĩ để giải quyết
vấn đề


- HS không dám đánh giá KQ


- HS biết kết hợp “Mắt nhìn- Tai


nghe- Tay viết- Óc suy nghĩ”
- Học sinh ghi nhớ kiến thức
bằng suy luận, bằng cơng
thức...có tính bền vững


- HS biết hợp tác với nhau qua
hoạt động nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

bài làm của bạn và của bản thân
- Học sinh chưa xác định được
thái độ, động cơ học tập


của mình


- HS xác định được động cơ học
tập và có thái độ đúng đắn hơn
trong học tập, rèn luyện


<b>Phụ Huynh - PH lo lắng việc Hướng dẫn</b>
con em học ở nhà; Bố mẹ bị con
lừa dối...


- PH thường khoán trắng việc
học của HS cho nhà trường, đỗ
lỗi cho nhà trường...


- PH biết PP hướng dẫn con em
tự học, biết cách KT, quản lý
chương trình học tập của HS
- PH đã biết phối hợp với nhà


trường và nhận phần trách
nhiệm của GĐ đối với việc học
của HS


<b>Hội cha mẹ - Hội CM Chỉ tổ chức đại hội, ý</b>
kiến là cãi cọ, chống đối với nhà
trường về các khoản đóng góp;
Họ nghỉ rằng XHHGD chỉ là
đóng nộp


- Họ tham gia có thể để xin xỏ
cho con lên lớp, tốt nghiệp


- Hội CM chủ động xây dựng
kế hoạch về công tác XHHGD,
nhiệm vụ chủ yếu của họ là hỗ
trợ nhà trường về TTBDH và
phối hợp với nhà trường về biện
pháp GD toàn diện HS


- Hội CM đã gương mẫu thực
hiện “2 không với 4 nội dung”
<b>C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>


<b>1. Qua nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số kết luận chung sau:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

tạo của hiệu trưởng, được thể hiện qua vai trị lãnh đạo, hoạch định về chiến lược,
tầm nhìn sứ mệnh của nhà trường. Người lãnh đạo không chỉ làm đúng, làm trịn
kế hoạch mà cần có chiến lược và sáng tạo riêng. Phải có tham vọng khai mở tiềm
thức con người chứ khơng chỉ bằng lịng với những gì mình đã làm hoặc đã có.



Một giáo viên phải giúp học sinh khai mở tri thức như vậy mới là người thầy
thực thụ. Học sinh có thái độ động cơ học tập đúng đắn khi các em trả lời được
câu hỏi: Học để làm gì? Giáo viên gắn bó với nghề khơng chỉ vì nhu cầu đồng
lương mà cịn vì nhu cầu giao tiếp, nhu cầu học tập và nhu cầu tự khẳng định
mình;


Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể
học sinh một lớp học. Người hiệu trưởng khơng thể quản lý, nắm chắc diễn biến
của q trình phát triển nhân cách từng học sinh trong một trường;


Tổ chuyên môn vừa là môi trường học tập, giao tiếp vừa là tổ ấm để mọi
người thân thiện và gắn bó với nhau hơn.


Gia đình là nguồn động viên tinh thần quý giá, là nơi kiểm tra, quản lý sát
sao và cũng là nơi cung cấp phương tiện học tập cho các em.


Do đó, khơng chỉ mỗi CBGV là một nhà giáo dục mà cả phụ huynh, nhân
viên trong trường cũng phải là nhà giáo dục. Khi các nhà giáo dục có trách nhiệm
tương quan lẫn nhau thì trách nhiệm đó sẽ có tác động tốt đến từng HS. Người lớn
khơng có văn hóa (nhất là các bậc cha mẹ học sinh) thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
trẻ nhỏ và con cháu của mình. Người lãnh đạo tìm ra cơ chế quản lý để phát huy
mọi khả năng của từng cá nhân, các bộ phận. Tuy nhiên làm việc gì cũng phải có
<i>trách nhiệm, có tấm lịng để “Giữ cái tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.</i>


Trong 9 biện pháp thì mỗi biện pháp vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của các biện
pháp còn lại. Do đó trong cơng tác quản lý của Hiệu trưởng về ĐMPPDH, tơi đã
thực hiện đầy đủ, hài hồ cả 9 biện pháp đã nêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

ĐMPPDH trường THCS Phan Bội Châu nói riêng mà có thể áp dụng được cho tất


cả các trường THCS nói chung. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
<b>2. Kiến nghị:</b>


<i>- Đối với phịng GD& ĐT Krơng Buk</i>


+ Kịp thời trang bị, thay thế các thiết bị hư hỏng cho các đơn vị hàng năm;
+ Đầu tư về CSVC, giúp nhà trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2011
<i>- Đối với UBND huyện Krông Buk.</i>


+ Quan tâm đầu tư xây dựng CSVC cho các trường học;


+ Đầu tư kinh phí hỗ trợ hoạt động chun mơn, thực hiện ĐMPPDH
<i><b>- Đối với UBND xã Chư Kbô.</b></i>


<i><b>+ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác ANTT trường học;</b></i>


+ Quản lý tốt các điểm vui chơi, giải trí, đặc biệt là quán Internet, Bi-a;
<i><b> Trên đây là : “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương</b></i>


<i><b>pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu – Huyện Krông Buk- Tỉnh Đăk</b></i>
<i><b>Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”.</b></i>


Do khả năng của bản thân và thời gian hạn chế nên đề tài cịn nhiều thiếu
sót. Kính mong được sự góp ý, điều chỉnh của ban giám khảo, của các cấp lãnh đạo
để đề tài được hoàn thiện hơn.


<b> NGƯỜI VIẾT</b>


<i><b>Lê Thị Huệ</b></i>



TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chỉ thị số 40 – CT/TƯ “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản giáo dục” của Ban bí thư TW Đảng ( 2004),


2. Nghị quyết IV của BCH TW Đảng khóa II về tiếp tục ĐM sự nghiệp GD&ĐT
3. Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 của BCH TW khoá VIII.
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia,2006
5. Nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2010);


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i><b>9. Luật giáo dục – Nhà xuất bản chính trị quốc gia,2005, </b></i>


10. Giáo trình quản lý GD & ĐT – Học phần I; II; III của học viện QLGD - 2009
11. Những khái niệm cơ bản về lý luận QL GD của Nguyễn Ngọc Quang,


12. Mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Trường CBQL GD & ĐT
-Nguyễn Kỳ ( Chủ biên),


13. Đổi mới chương trình THCS và những yêu cầu đối với công tác quản lý của
Hiệu trưởng của Nguyễn Hữu Chí,


14. Đại cương về quản lý, Trường CBQL GD & ĐT và Đại học Quốc gia Hà nội
của Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc


</div>

<!--links-->

×