Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Cách khai thác biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.36 KB, 25 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS ...................

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề:
“Cách khai thác biện pháp tu từ trong chương trình
Ngữ văn THCS”.
Tác giả chuyên đề: ...................................

..................., tháng 01 năm 202....

1


MỤC LỤC
TỔNG QUAN

Trang

1. Lời giới thiệu

4

2. Tên sáng kiến

5

3. Tác giả sáng kiến

5


4. Chủ đầu tư sáng kiến

5

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

5

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

5

7.1 Cơ sở lí luận

5

7.2 Cơ sở thực tiễn

6

7.3 Thực trạng

7

7.4 Biện pháp thực hiện

7

7.4. 1. Những nhận thức chung về vai trò của biện pháp tu từ trong văn

bản.

7

7.4.2. Tác dụng của biện pháp tu từ qua thực hành phân tích tác phẩm.

7

7.4.2.1. Biên pháp tu từ so sánh.

7

7.4.2.2. Biện pháp tu từ nhân hóa.

9

7.4.2.3. Biện pháp tu từ điệp ngữ.

10

7.4.2.4. Biện pháp tu từ ẩn dụ:

12

7.4.2.5. Biện pháp tu từ liệt kê.

12

7.4.2.6. Biện pháp tu từ tương phản.


13

7.4.3. Cách khai thác biện pháp tu từ trong văn bản.

17

7.4.3.1. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về biện pháp tu
từ.

17

2


7.4.3.2. Đọc sáng tạo.

17

7.4.3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh phân tích.

18

7.4.3.3.1. Câu hỏi nhận diện.

18

7.4.3.3.2. Câu hỏi phân tích

19


8. Những thơng tin cần được bảo mât (nếu có)

23

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

23

10. Đánh giá lợp ích thu được

23

10.1. Kết quả trước khi áp dụng

23

10.2. Kết quả sau khi áp dụng

24

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)

24

TÀI LỆU

25

3



BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ
“Cách khai thác biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn THCS”
1. Lời giới thiệu
Ngày nay, nhân loại đang bước vào thế kỉ mới, thế kỉ XXI, thế kỉ này là
thời điểm bùng nổ kì diệu về trí tuệ, khoa học và cơng nghệ. Con người và trí
tuệ, nhân lực và nhân tài là vấn đề chiến lược đầu tiên của mỗi quốc gia. Chính
những u cầu cấp bách đó của thời đại địi hỏi giáo dục trên thế giới nói chung
và giáo dục của Việt Nam nói riêng ngày càng khơng ngừng cải tiến nội dung và
phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục đem nguồn lại nhân tài
cho đất nước. Luật giáo dục Điều 24 đã ghi : “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”. Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là
hướng tới việc học tập chủ động, phát huy tính tích cực của học sinh trong học
tập. Cách khai thác biện pháp tu từ trong văn bản cũng được coi là một phương
pháp dạy học tích cực trên tinh thần phát huy và vận dụng sáng tạo các phương
pháp dạy học truyền thống nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp, phong phú, đa nghĩa, có sức biểu
đạt vơ cùng lớn. Biện pháp tu từ là một bộ phận của tiếng Việt góp phần quan
trọng làm nên vẻ đẹp đó. Các sáng tác văn chương đều lấy chất liệu từ ngôn ngữ
để thêu dệt nên những hình tượng văn học, thêu dệt nên những bức hoạ thi ca
dạt dào cảm xúc, có sức lay động tâm hồn mỗi con người. Nghiên cứu chương
trình mơn Văn rồi đến chương trình Ngữ văn, chúng tơi nhận thấy các văn bản
hay nói đúng hơn là các văn bản mang tính nghệ thuật cao được các tác giả sử
dụng nhiều biện pháp tu từ để biểu đạt nội dung tư tưởng được đưa vào chương
trình học khá nhiều. Hơn nữa, sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành được xây dựng
theo tinh thần tích hợp. Song song với các biện pháp tu từ được học ở phân môn

tiếng Việt là các tác phẩm văn học mà trong đó có chứa nhiều biện pháp tu từ
đặc sắc, phù hợp. Vấn đề khai thác hiệu quả việc sử dụng các biện pháp tu từ
trong văn bản để giúp học sinh cảm nhận được giá trị nội dung tư tưởng của văn
bản là điều mà trong thực tế giảng dạy các giáo viên cần quan tâm.
Chúng ta đang đứng trước một thực tế hiện nay: Học sinh ngại học mơn
văn hay nói đúng hơn vai trị của mơn ngữ văn dần dần mờ nhạt trong phu
huynh và học sinh. Khi học về biện pháp tu từ, các em còn nhầm lẫn hoặc chưa
nắm chắc, chưa hiểu rõ tác dụng của từng biện pháp. Khi giảng dạy về các văn
bản có chứa biện pháp tu từ, người giáo viên không đơn thuần là giúp các em
nhận diện từng biện pháp mà quan trọng hơn là giúp các em hiểu rõ tác dụng của
4


nó, phân tích được giá trị của nó trong tác phẩm văn học. Từ đó các em biết vận
dụng các biện pháp tu từ vào quá trình tạo lập văn bản và giao tiếp hàng ngày.
Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng tôi luôn ý thức việc hướng dẫn
học sinh khai thác được vai trò tác dụng của biện pháp tu từ chính là đã bồi
dưỡng cho các em năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của văn chương, giúp các
em u thích mơn học, từ đó học tốt bộ môn. Tuy nhiên, đây là một việc làm
không dễ, không phải ai cũng thành công trong các giờ dạy. Từ thực tế giảng
dạy ở trường THCS Việt Xuân chúng tôi xin đưa ra chuyên đề này đề cùng các
đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc.
2. Tên sáng kiến:
“Cách khai thác biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn THCS”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên:.........................................
- Địa chỉ: ............................................
- SĐT: ……………………………………….
Gmail:………………………………………
4. Chủ đầu tư sáng kiến:

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Phần các biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn THCS
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tháng 10 năm 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Cơ sở lí luận
Trong q trình dạy học mơn Ngữ văn đặc biệt là dạy phân môn Tiếng
Việt phần các biện pháp tu từ, tôi nhận thấy học sinh hiểu khái niệm cịn chung
chung chưa đi sâu tìm hiểu giá trị biểu đạt và vận dụng chưa linh hoạt các phép
tu từ này vào tìm hiểu và tạo lập văn bản, trong giao tiếp… Một số học sinh còn
lẫn lộn giữa các phép tu từ với nhau dẫn đến hiểu sai, vận dụng sai.
Để học sinh nhận biết, tìm hiểu đúng giá trị nghệ thuật và vận dụng có
hiệu quả các phép tu từ này đòi hỏi người giáo viện phải hướng học sinh một
cách cụ thể, tỉ mỉ gần gũi với tư duy, nhận thức của các em về cách nhận biết,
cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật cách vận dụng các phép tu từ vào nói, viết.
Nghĩa là gắn với những hiểu biết từ thực tế cuộc sống và những hiểu biết cơ bản
mà các em đã phân tích tìm hiểu ở phần văn bản. Như vậy quá trình dạy học
5


phân môn tiếng Việt sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, học sinh sẽ nhận biết
chắc hơn, hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của mỗi phép tu từ, tránh nhầm lẫn
giữa phép tu từ này với phép tu từ kia. Đồng thời cũng một lần nữa củng cố
thêm kiến thức về văn học, về cuộc sống và luyện cho học sinh cách viết lời văn
trau chuốt, có hình ảnh, hàm súc, có tính biểu cảm cao.
7.2 Cơ sở thực tiễn
- Trong thực tiễn giảng dạy ở trường, một số học sinh còn hạn chế kĩ
năng cảm thụ văn bản văn học. Thậm chí, nhiều em chưa chăm học và soạn bài
ở nhà, học chống đối bằng cách học vẹt, đối phó hoặc khi giáo viên giao bài tập
thì tìm nhanh cuốn sách “Để học tốt Ngữ văn” và chép sạch đẹp vào vở soạn, vở

bài tập.
Thêm vào đó, một tiết học trên lớp chỉ vỏn vẹn có 45 phút, đối với đặc thù
mơn học Ngữ văn, để cảm thụ hết một tác phẩm văn học thì quỹ thời gian đó
thực q ít ỏi, trong khi học sinh thì lại chưa có kĩ năng, chưa nắm chắc lý
thuyết cũng như vận dụng các biện pháp tu từ cịn rất lúng túng, bỡ ngỡ, mơ hồ.
Chính vì vậy, giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường gặp nhiều
khó khăn khi giúp học sinh tiếp cận văn bản văn học. Xuất phát từ những vấn đề
đó, giáo viên phải tạo cho học sinh tính tự giác, chủ động nâng cao vốn từ, rèn
kỹ năng cảm nhận tác phẩm văn học. Hơn nữa, thầy cô giáo cần cung cấp kiến
thức, kỹ năng nền tảng ban đầu cho học sinh về các biện pháp tu từ. Từ đó từ từ
dẫn dắt, giúp học sinh khai thác cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Đó là
vấn đề mà mỗi giáo viên cần quan tâm, chú trọng.
Trong chương trình Ngữ văn THCS phần Tiếng Việt có các bài học về
biện pháp tu từ, nội dung sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến những bài sau:
Lớp 6:
Bài 19, 21: So sánh
Bài 22: Nhân hóa
Bài 23: Ẩn dụ
Lớp 7: Bài 13: Điệp ngữ
Liệt kê,
Tương phản, ...
...
Trong quá trình giảng dạy vận dụng sáng kiến này, tôi thấy học sinh dễ
tiếp thu kiến thức hơn, có kỹ năng hơn khi nhận diện các biện pháp tu từ.
7.3 Thực trạng
- Thuận lợi: Đối tượng học sinh THCS Việt Xuân đa số các em đều
ngoan, có ý thức học tập tốt. Tài liệu tham khảo, dụng cụ học tương đối đầy đủ.
6



Đặc biệt hiện nay có mạng Internet rất thuận lợi cho việc tìm và tham khảo tài
liệu phục vụ cho việc dạy và học.
- Khó khăn: Một số học sinh tiếp nhận kiến thức văn học còn hạn chế.
Còn nhầm lẫn, không phân biệt được các biện pháp tu từ. Một số em kinh tế gia
đình cịn khó khăn nên một buổi đi học một buổi về phụ giúp gia đình chưa có
thời gian dành cho việc học ở nhà, vì thế ảnh hưởng đến việc nắm bắt kiến thức.
7.4 Biện pháp thực hiện
7.4. 1. Những nhận thức chung về vai trò của biện pháp tu từ trong văn
bản.
Chúng ta đều nhận thấy nghệ thuật và nội dung là hai yếu tố cơ bản có
mối quan hệ hữu cơ với nhau để tạo nên một tác phẩm văn học. Nếu một tác
phẩm văn học có nghệ thuật mà khơng có nội dung thì tác phẩm đó sẽ trở nên
sáo rỗng vơ nghĩa cịn một tác phẩm văn học có nội dung mà khơng có nghệ
thuật thì nó sẽ trở nên khô cứng và thiếu sức sống. Yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa
quan trọng khơng chỉ nhằm thể hiên nội dung tư tưởng của tác phẩm mà cịn làm
cho ngơn ngữ, hình ảnh, làm cho câu văn, câu thơ trở nên hay hơn, mượt mà
hơn, có sức hấp dẫn lơi cuốn người đọc hơn. Trong những yếu tố nghệ thuật
như: Dấu câu, cách ngắt nhịp, vần điệu, hình ảnh ... (đối với thơ) và cách kể
chuyện, xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật ... (đối với văn
xi) thì biện pháp tu từ là một yếu tố nghệ thuật có vai trị đặc biệt quan trọng
để làm nên giá trị của một tác phẩm văn học. Theo giáo sư Đinh Trọng Lạc thì
có tới 99 phương tiện và biện pháp tu từ nên sức biểu hiện của nó vơ cùng phong
phú. Khi đi tìm hiểu về một tác phẩm văn học hai vấn đề mà chúng ta thường
quan tâm đến đó là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Phân tích nghệ thuật
trong tác phẩm mà bỏ qua các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đó thì
quả một là thiếu sót lớn. Trong nhà trường phổ thông cũng vậy, các giờ giảng
văn việc khai thác, tìm hiểu vai trị, tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn
bản vô cùng là cần thiết.
7.4.2. Tác dụng của biện pháp tu từ qua thực hành phân tích tác phẩm.
7.4.2.1. Biện pháp tu từ so sánh.

So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Trong văn học, phép tu từ so sánh được coi là một nghệ thuật đã biểu hiện
đầy đủ những khả năng tạo hình của nó. Các nhà văn, nhà thơ ln phát hiện
những nét giống nhau, chính xác, bất ngờ mà ta không để ý đến hoặc khơng
nhận thấy.
Ví dụ 1:
7


“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
Tiếng rơi của chiếc lá đa ở đây được nhà thơ miêu tả “mỏng như là rơi
nghiêng”. Trong cách so sánh đó nhà thơ đã cụ thể hoá được cái điều mà người
ta khơng cân, đo, đong, đếm được một cách chính xác. Ở đây rõ ràng là một sự
quan sát tinh tế, một sự chuyển đổi cảm giác lẽ ra phải cảm nhận bằng thị giác
thì nhà thơ lại cảm nhận bằng thính giác. Nhờ phép so sánh ấy, Trần Đăng Khoa
cho ta thấy một không gian đêm Côn Sơn yên tĩnh đến mức độ nào và nhà thơ
phải có một tâm hồn gắn bó, u thương thiên nhiên vơ cùng thì mới có sự cảm
nhận tinh tế đến như vậy.
Ví dụ 2:
“ Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
(Ơng đồ - Vũ Đình Liên)
Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh Vũ Đình Liên đã cho chúng ta thấy
bức tranh sinh động. Bên đường phố đông người nô nức qua lại sắm Tết, ông đồ
đang mải mê, luôn tay đưa ngọn bút mà không kịp. Trong niềm vui đông khách,
hình như tay ơng càng dẻo múa hơn trước những lời “tấm tắc ngợi khen tài”,
bởi nét chữ “như phượng múa rồng bay” khơng phải ai cũng có. Đó là nét chữ

mềm mại, uốn lượn, nét thanh, nét đậm, đẹp sang trọng như con chim phượng
hoàng đang múa, đẹp oai hùng như con rồng đang bay trong mây. Hình ảnh ấy
đã trở nên thân quen, như là không thể thiếu trong đời sống người Hà Nội mỗi
dịp tết cổ truyền.
Không chỉ trong thơ mà cả trong văn xuôi, phép so sánh cũng phát huy
được sức mạnh to lớn của mình.
Ví dụ: Nhà văn Nguyên Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã
thể hiện rất thành công những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, của
một người con yêu thương mẹ qua hình ảnh so sánh “Giá những cổ tục đã đày
đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ
ngay lấy mà cắn mà nhai mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Nhà văn đã so
sánh những “cổ tục” - những phong tục, định kiến nặng nề (tinh thần) như một
thứ có hình khối để cắn, nhai, nghiến được. Những hành động đó thể hiện một
tâm trạng uất ức, căm tức dâng đến cực điểm, đằng sau tâm trạng đó là tình u
thương mẹ vơ bờ của Hồng.
8


Hạnh phúc tột độ của một đứa trẻ khi gặp lại mẹ được nhà văn thể hiện trong
phép so sánh giả định: “Và cái lầm đó khơng những làm tơi thẹn mà cịn tủi cực
nữa khác gì cái ảo ảnh của một dịng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã
hiện ra trước mắt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.
Hạnh phúc vô bờ của đứa trẻ khi gặp lại mẹ được đặt trong thể đối lập
với thất vọng tột cùng có cảm giác gần với cái chết của người bộ hành giữa sa
mạc khi nhìn thấy dịng nước suối chảy dưới bóng râm chỉ là ảo ảnh.
So sánh cịn được dùng nhiều trong văn chính luận vừa tăng sức mạnh
bình giá vừa diễn đạt những khái niệm trừu tượng khó hiểu thành những hình
ảnh cụ thể, dễ hiểu.
Ví dụ: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ q. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được cất giấu

kín đáo trong rương, trong hịm”
( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
Khái niệm lòng yêu nước là một khái niệm trừu tượng khó hiểu đối với
nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ (90% dân số là mù chữ), nó là thứ vơ hình nhưng
nhờ cách so sánh độc đáo đã biến nó thành một hình ảnh cụ thể, hữu hình vừa
làm cho nhân dân dễ hiểu vừa khái quát nâng cao lịng u nước kín đáo mà sâu
sắc của Bác.
7.4.2.2. Biện pháp tu từ nhân hóa.
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới đồ vật ... trở nên gần gũi
với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Nhân hóa có các kiểu như:
+ Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để miêu tả sự vật
khơng phải là người.
Ví dụ: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” Tơ Hồi đã dùng
rất nhiều các từ ngữ nhân hóa dùng để chỉ hoạt động tính chất của người cho sự
vật:
“Tơi đi đứng rất oai vệ. Mỗi bước đi tôi làm điệu dún dẩy các khoeo
chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn
lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tơi to tiếng thì ai cũng
nhịn, khơng ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Khơng
nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.

9


+ Dùng các từ vốn dùng để gọi người (như cơ, dì, chú, bác, cậu, mợ,
thím,...) để gọi sự vật:
Tơi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi
qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên

nhìn trộm. Thỉnh thoảng tơi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp
vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
+ Trị chuyện với sự vật, hơ – gọi sự vật như trò chuyện với con người:
“Núi cao chi lắm núi ơi?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
( Ca dao)
Ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi
với con người, nhân hóa cịn thường xun được sử dụng để làm phương tiện, để
con người giãi bày tâm sự.
Ví dụ hai câu thơ:

“Giấy đỏ buồn khơng thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
( Ơng đồ - Vũ Đình Liên)

Trong hai câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất đắc dụng.
Giấy đỏ cả ngày, cả tuần phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng một lần nhận lấy
những nét bút tung hoành nên buồn bã mà như nhợt nhạt đi, phai lạt đi, khơng
cịn thắm tươi như trước mà trở nên bẽ bàng, vô duyên. Mực mài sẵn đã lâu,
không được động bút vào nên kết đọng lại thành khối, thành mảng trong nghiên.
Đó là bao nỗi sầu tủi kết đọng, hịa cùng với mực mài nước mắt. Đó cũng chính
là nỗi sầu, nỗi tủi của giấy, của mực, của nghiên, (giấy đỏ buồn, nghiên sầu)
chúng cũng có linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi lạc lõng, bơ vơ. Vũ Đình Liên đã
mượn phép nhân hóa (giấy, nghiên) để diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt của ông đồ.
7.4.2.3. Biện pháp tu từ điệp ngữ.
Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý,
mở rộng ý gây lên ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người
đọc, người nghe.
Với tư cách là biện pháp tu từ, điệp ngữ được sử dụng rộng rãi trong tất cả
các phạm vi của ngôn ngữ : văn bản nghệ thuật, hành chính cơng vụ, văn bản

khoa học, văn bản chính luận hoặc trong ngơn ngữ giao tiếp hàng ngày.
Trong văn học nghệ thuật, điệp ngữ phát huy đầy đủ những khả năng tu từ
học của mình. Với nhiều hình thức phong phú, điệp ngữ có khả năng tạo hình
10


ảnh, mô phỏng âm thanh, diễn tả nhiều sắc thái khác nhau của tình cảm : vui
mừng, cảm động, thiết tha, trìu mến, đau thương hoặc mỉa mai, châm biếm. Với
mỗi dạng điệp ngữ khác nhau thì khả năng biểu cảm cũng khác nhau.
Đến với khổ thơ đầu trong bài “Vàm Cỏ Đơng” nhà thơ Hồi Vũ đã viết :
“Ở tận sơng Hồng em có biết
Q hương anh cũng có dịng sơng.
Anh mãi gọi với lịng tha thiết
Vàm Cỏ Đơng ơi !Vàm Cỏ Đông!”.
Nhà thơ đã sử dụng cách điệp ngữ nối tiếp: Hai từ “Vàm Cỏ Đông” được
lặp lại liền nhau tạo lên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến. Tiếng gọi dịng
sơng q được lặp lại liên tiếp trong một câu thơ cảm thán đã gợi ra một giọng
thơ vang lên tha thiết ngọt ngào thể hiện một tình cảm gắn bó của tác giả với
dịng sông quê hương. Hơn nữa, sự lặp lại ấy gợi ra một sự liên tưởng dòng thơ
giống như những lớp sóng vỗ bờ khơng dứt.
Điệp ngữ chuyển tiếp cũng có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối câu trước được
láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu thơ liền nhau như
những đợt sóng xô nhau không dứt. Người ta thường dùng phép tu từ này trong
thơ trữ tình để diễn tả cảm giác triền miên.
Ví dụ: “Cùng trơng lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”.
( Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Khổ thơ diễn tả giây phút chia ly của người chinh phu và kẻ chinh phụ.

Với những điệp từ: “Cùng, trông, thấy, ngàn dâu” đã diễn tả tâm trạng buồn sầu
triền miên không dứt. Mặt khác, những điệp từ đó cịn gợi ra cảnh đất trời cao
rộng không cùng, thăm thẳm mênh mông nơi gửi gắm lan toả của nỗi sầu chia li.
Hình ảnh con người hết sức nhỏ bé trong cái không cùng của trời đất càng cô
đọng nỗi buồn của người chinh phụ.
Đặc biệt trong văn chính luận, điệp ngữ cịn có tác dụng làm cho mạch
văn kéo dài như đợt sóng, làm cho những lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Ví dụ : “Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm
nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống lại phát xít mấy năm
nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập ...”
11


(Tun ngơn độc lập - Hồ Chí Minh)
Nhờ điệp ngữ, câu văn tăng thêm tính cân đối nhịp nhàng, hài hồ có tác
dụng nhấn mạnh truyền thống u nước, anh hùng chống giặc ngoại xâm của
dân tộc ta. Điệp ngữ cũng làm cho lời tuyên ngôn trở nên hùng hồn, đanh thép
gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người nghe.
7.4.2.4. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Trong văn học, ẩn dụ được coi là biện pháp tu từ có giá trị biểu đạt cao, ngơn
ngữ mang tính hàm súc, thể hiện rõ tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
Ví dụ: Hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Trong bài “ Viếng lăng Bác” được nhà thơ Viễn Phương sử dụng sáng tạo
phép ẩn dụ. Hình ảnh “ mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ. Nhà thơ đã
mượn hình ảnh thiên nhiên để nói đến Bác Hồ. Bác như vầng mặt trời trường tồn
cùng thời gian, mãi mãi chiếu sáng soi đường chúng ta đi, sưởi ấm tâm hồn mỗi
người dân Việt Nam. Cách ẩn dụ đó vừa để ca ngợi sự nghiệp cách mạng vĩ đại

của Bác vừa thể hiện sự tơn kính của nhà thơ và nhân dân ta đối với Bác.
7.4.2.5. Biện pháp tu từ liệt kê.
Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm.
Trong văn bản nghệ thuật, liệt kê được dùng như một phương tiện bình giá chủ
quan các sự việc hiện tượng gây ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc.
Ví dụ : Để làm nổi bật sự ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của viên quan phụ
mẫu, Phạm Duy Tốn đã liệt kê hàng loạt đồ dùng, phương tiên mà quan phụ mẫu
đem theo trong lúc đi làm việc hệ trọng : Phụ trách cứu đê sắp vỡ.
“Bên cạnh ngài, mé tay trái bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm
khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để trong ngăn bạc đầy những trầu
vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao
chuôi gà nào ống vơi chạm ngốy tai, vỉ thuốc, bơng tăm …trơng mà thích mắt”
(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn).
Hoặc trong “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã không dùng một lời giải thích hay
bình chú nào mà tự bản thân những sự vật được tác giả liệt kê đã nói lên cái giàu
có của tên Nghị Quế qua việc miêu tả ngôi nhà của y.

12


“Nó là một đám bung sung nhọn như ngọn tháp, hùng dũng úp trên toàn
bịch vựa đồ sộ dường như phơ nhà mình thóc để bốn năm mùa. Nó là một lũ
đống rơm, đống rạ lớn bằng trái núi khoe ơng chủ cấy mấy trăm mẫu ruộng. Nó
là những tồ mái ngói muốn bảo tồn quốc tuý ... Nó là nếp nhà hai tầng phản đối
mỹ thuật ... Nó là dương cơ rộng trừng ba mẫu quây quần trong bốn bức tường
xây cắm mảnh chai ... ”.
7.4.2.6. Biện pháp tu từ tương phản.
Đây là biện pháp tu từ các em khơng được học khái niệm ở chương trình
THCS nhưng trong quá trình tìm hiểu các văn bản các em lại gặp khá nhiều.

Biện pháp tu từ tương phản thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ từ ngữ và cấp độ văn
bản:
7.4.2.6.1. Ở cấp độ từ ngữ người ta sử dụng các từ ngữ có điệu tính trái ngược
nhau (Một số từ ngữ có màu sắc cao quý trang trọng, với một số màu sắc giản
dị, mộc mạc nằm trong mối quan hệ đối chọi nhau) có khả năng gợi liên tưởng
tới những nhân vật, sự kiện, hiện tượng có giá trị tu từ nổi bật.
Ví dụ: Cũng là lời nói của nhân vật Thúy Kiều nhưng với hai đối tượng
khác nhau thể hiện bằng hai thứ ngôn ngữ trái ngược nhau:
“Nàng rằng nghĩa trọng nghìn non
Lâm Truy người cũ chàng cịn nhớ khơng?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tịng
Tại ai, há dám phụ lịng cố nhân”
(Lời Thúy Kiều nói với Thúc Sinh trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
(Lời Thúy Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư)
Đó cũng là sự tương phản giữa ngơn ngữ q tộc và ngôn ngữ nhân dân.
Những câu thơ hoa mi, ước lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa Thúc Sinh – Thúy
Kiều, ngơn ngữ câu thơ nơm na bình dị biểu hiện mối quan hệ thúy Kiều – Hoạn
Thư. Bốn câu thơ trên là lời lẽ của vị phu nhân với khái niệm về đạo đức phong
kiến như chữ “nghĩa” chữ “tịng” và những phong cách ngơn ngữ ước lệ như
“Sâm Thưong” “Nghĩa trọng nghìn non”. Bốn câu thơ dưới sử dụng ngôn ngữ
dân tộc, ngôn ngữ của văn học dân gian. Đó tồn là những từ nơm na bình dân
13


“kẻ cắp”, “bà già” “kiến bò miệng chén ...”. Nhờ việc sử dụng tương phản về từ
ngữ này mà hai lời của Thúy Kiều trong cùng một đoạn thơ đã làm rõ một quan

niệm xử thế cơng bằng giàu tính chiến đấu của người lao động xưa đó là: quan
niệm “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” – một quan niệm triết lí trong hồn cảnh
xã hội có đầy rẫy sự áp bức lừa đảo.
7.2.4.6.2. Ở cấp độ văn bản trong đó giữa các mảnh đoạn có sự khác nhau về
đặc trưng tu từ học hoặc đặc trưng phong cách. Sự tương phản có thể là về màu
sắc biểu cảm, cảm xúc có thể về màu sắc phong cách hay về các hình thức giao
tiếp.
Ví dụ 1: Trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”
(học ở lớp 7), tác giả đã xây dựng trên bút pháp tương phản cực độ giữa hai thái
độ cảm xúc qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau về bản chất – tính cách
– ngơn ngữ. Va- ren là “Kẻ phản bội”, kẻ đầu hàng nhục nhã, tên “chính khách”,
kẻ ruồng bỏ đồng loại, giai cấp. Phan Bội Châu là “ vị anh hùng”, “bậc thiên sứ”
người quên cả gia đình, bản thân để hi sinh cho dân tộc, người được hai mươi
triệu dân Việt Nam tôn sùng. Rõ ràng qua lời giới thiệu hai nhân vật đã thể hiện
hai màu sắc cảm xúc trái ngược nhau: Một bên là phê phán lên án, một bên là ca
ngợi tơn vinh.
Va-ren trong văn bản đã nói rất nhiều, hành động rất nhiều. Ngay trong lời
nói việc làm của Va ren cũng là sự tương phản nhau. Để “yên vị” được chức
tồn quyền Đơng Dương Va-ren hứa “chăm sóc vụ Phan Bội Châu” nhưng trái
ngược với lời hứa là những việc làm của y với một cuộc hành trình dềnh dàng từ
Mác xây đến Sài Gòn, từ Sài Gòn đến Huế, từ Huế ra Hà Nội bao thủ tục đón
tiếp long trọng. Và trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn ở tù. Sự tương phản này
tác giả đã lột rõ bản chất lừa đảo mị dân của tên trùm thực dân.
Sự tương phản cịn thể hiện giữa lời nói và việc làm và mục đích của y.
Khi tới gặp Phan Bội Châu, mở đầu là một lời tuyên bố hùng hồn “tôi đem tự do
đến cho ông đây” rồi tiếp đến cái “bắt tay”, cái “nâng gông” thể hiện một thái độ
quan tâm thân thiện. Nhưng mục đích của hắn thì khơng phải là vì tình bạn, tình
bằng hữu, mà tất cả những việc làm lời nói của y để phục vụ một mục đích hèn
hạ và gây được cảm tình với Phan Bội Châu, thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ
con đường đấu tranh để theo Pháp.

Trong cuộc chạm trán với Va-ren và Phan Bội Châu ta còn bắt gặp sự
tương phản về ngơn ngữ. Va-ren nói rất nhiều, rất hùng hồn: Lúc đầu là rủ rê,
sau là thuyết phục với lời lẽ trơn tru, rồi sau nữa là hắn nêu những tấm gương
phản Đảng và tấm gương của chính bản thân hắn. Hắn càng nói thì càng vào thế
bí, càng bộc lộ tính cách bỉ ổi, trơ trẽn, lố bịch. Ngược lại Phan Bội Châu suốt từ
14


đầu đến cuối chỉ im lặng. Càng im lặng càng càng lộ rõ sự khinh bỉ kẻ thù và
càng thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường của bậc đại trượng phu, anh hùng
dân tộc. Sự tương phản về ngôn ngữ nhân vật đến tột độ biến cuộc đối thoại
thành cuộc độc thoại. Nhờ đó mà sức mạnh tố cáo của tác phẩm trở nên sâu sắc
và khách quan hơn.
Ví dụ 2 : Văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao trong chương trình THCS
được học ở lớp 8, có sự tương phản trong phong cách kể chuyện của tác giả, có
những cảnh được kể với những giọng điệu khác nhau.
Cái chết của Lão Hạc trong cảnh cuối được kể lại trong sự khai triển khái
quát như kể một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ đã làm xao xuyến người
kể. Tiếp theo là một câu chuyện ngoại đề trữ tình: “Khơng! cuộc đời chưa hẳn
đã đáng buồn nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Là sự tường thuật
mà ranh giới giữa quá khứ và hiện tại được xác định rõ ràng, thời gian kể không
trùng với thời gian hành động: “Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy
tiếng nhốn nháo bên nhà lão Hạc (...) lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới
chết. Cái chết thật là dữ dội”.
Nếu trở lai sự tường thuật ở những đoạn đầu sẽ thấy quan điểm của người
kể lúc trước có khác. Bên cạnh giọng điệu khách quan có vẻ lạnh nhạt thờ ơ của
người kể là giọng nói của một nhân vật đang quan sát trực tiếp. Khoảng cách
giữa quá khứ và hiện tại ở đây là nhỏ nhất . Sự tường thuật vẫn được tiến hành
từ người kể xưng “Tôi” nhưng xem ra đây là người đầu tiên chứng kiến sự việc
xảy ra:

“Lão đặt xe điếu hút, tơi vừa thở khói, vừa gà gà đơi mắt của người say,
nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đấy thơi. Thật ra thì trong
lịng tơi dửng dưng ...” (Đoạn 1).
“Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết
chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tơi một ít bả chó”.
“Tơi trố to đơi mắt ngạc nhiên. Hắn thì thầm: Lão bảo con chó nhà nào
cứ đến vườn nhà lão ... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng lão với tôi uống
rượu” (Đoạn 4)
Người kể ở đây bề ngồi thì có vẻ dửng dưng “Làm ra vẻ chú ý, hỏi cho
có chuyện”, “trố to đơi mắt ngạc nhiên” mà chính là tơ đậm nỗi lịng xót xa của
một con người có tâm hồn đôn hậu với những kiếp người bị đày đọa trong xã
hội cũ. Sự tương phản trong phong cách tường thuật của các các đoạn đầu với
đoạn cuối là một biện pháp tu từ văn bản đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ đó. Nhân
vật – người kể chuyện trong đoạn cuối thật sự xúc động, xót xa nỗi đau của con
người, thốt lên lời kêu thương đồng điệu: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà
15


nhắm mắt ...”. Những lời đó như những nén hương tỏa trước linh hài của con
người đáng kính”.
Ví dụ 3: Trong bài thơ “Ơng đồ” của Vũ Đình Liên có hai cảnh tương
phản, đối lập được sử dụng để làm nổi bật hình ảnh ơng đồ trong cơ đơn, chờ
đợi đối lập giữa dòng đời.
Ở hai khổ thơ đầu là một bức tranh vui tươi, nhảy nhót, với cái nền hoa
đào nở ngày Tết, của mùa xuân, với giấy đỏ, mực tàu, người qua lại tấp nập và
những lời bình luận, ngợi ca nét chữ đẹp của ơng đồ. Hình ảnh ơng như góp vào,
hịa vào cái rộn ràng, tưng bừng sắc màu của phố xá, của mọi người nô nức, hối
hả sắm Tết, đón xuân. Sự có mặt của ông bên hè phố thu hút bao người. người ta
tìm đến để mua chữ, thuê viết chữ, ngắm những bức tranh chữ, hồnh phi, câu
đối do ơng tạo ra và tấm tắc khen ngợi trầm trồ, xuýt xoa tài hoa thư pháp của

ông. Lúc này ông là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi
người.
Hai khổ thơ tiếp theo, vẫn nổi bật là hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ
bên hè phố ngày Tết, nhưng đây là cảnh tương phản, đối lập với hai khổ thơ
trước. Tất cả đã khác xưa, chẳng còn đâu cảnh “bao nhiêu người thuê viết” chen
chúc, “tấm tắc ngợi khen”, mà là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?”
Ông ngồi đấy nhưng cũng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy. Vì vậy mà:
“Giấy đỏ buồn khơng thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri, vơ giác. Ơng đồ vẫn ngồi đấy
như xưa, nhưng cuộc đời đã hồn tồn khác xưa. Đường phố vẫn đơng người
qua, nhưng khơng ai biết đến sự có mặt của ơng! Ơng vẫn cố bám lấy sự sống,
vẫn muốn có mặt với cuộc đời, nhưng cuộc đời thì đã quên hẳn ơng! Ơng ngồi
đấy trên phố đơng mà vơ cùng lạc lõng, lẻ loi giữa dịng đời. Hình ảnh ơng đồ
như chìm dần, như nhịe dần trong cái khơng gian đầy mưa gió. Để rồi sau đó
vĩnh viễn khơng cịn thấy ông nữa.
Hai câu cuối là câu hỏi tu từ, lời tự vấn, ân hận của nhà thơ, là nỗi niềm
thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng của ơng đồ. Ơng đồ già
nay đã thành ơng đồ xưa. Hình ảnh cụ thể này đã thành kỉ niệm buồn. Từ sự
vắng bóng của ơng đồ, nhà thơ bâng khuâng nghĩ đến những người xưa, những
người cũ, những người như ông đồ đã ra đi, không bao giờ còn thấy nữa trong
16


dòng đời hiện tại. Câu hỏi tu từ như gieo vào lịng người đọc nỗi buồn thương
khơng dứt, nhớ tiếc khôn nguôi.
Như vậy, biện pháp tu từ là một loại hình ngơn ngữ đặc biệt, có vai trị
rất lớn trong văn bản nói chung và các văn bản nghệ thuật nói riêng. Mỗi

một biện pháp tu từ có một tác dụng riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tạo
nên sức sống lâu bền cho các tác phẩm văn học.
7.4.3. Cách khai thác biện pháp tu từ trong văn bản.
Qua việc tìm hiểu trên chúng ta thấy được biện pháp tu từ chiếm số lượng
khá nhiều trong các văn bản ở nhà trường, nó có giá trị biểu đạt cao. Vậy làm
thế nào để trong q trình học tập, phân tích văn bản học sinh hiểu, cảm thụ
được những giá trị nghệ thuật to lớn đó. Đây quả là một vấn đề lớn trong giảng
dạy môn văn. Để khai thác một cách thật hiệu quả tác dụng của nó, ngồi việc
vận dụng các phương pháp chung mang tính đặc thù của mơn văn, người giáo
viên cịn sử dụng các nghệ thuật sư phạm mang tính riêng của mình để bồi
dưỡng cho học sinh khả năng khám phá cảm thụ văn chương. Từ lý thuyết đến
thực hành, từ nghiên cứu tài liệu đến giảng dạy trực tiếp chúng tôi nhận thấy
một cách khai thác hiệu quả các biện pháp tu từ trong văn bản xin được mạnh
dạn trình bày:
7.4.3.1. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ.
Chương trình Ngữ văn có khả năng tích hợp cao giữa ba phân môn Tiếng
Việt, Văn học và Tập làm văn. Muốn học văn hay phải học tiếng tốt. Cho nên
chúng ta phải cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản về biện pháp tu từ.
“Biện pháp tu từ là cách sử dụng từ ngữ đặc sắc, gọt rũa, bóng bẩy làm cho lời
văn trau chuốt, giàu hình ảnh, hàm súc và có tính biểu đạt cao” (theo Tạ Đức
Hiền). Cấp THCS, các em được học 9 biện pháp: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán
dụ, điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê, nói quá, nói giảm, nói tránh. Ngồi ra cịn một số
biện pháp khơng có trong chương trình nhưng trong quá trình khai thác văn bản
chúng ta lại gặp rất nhiều như: Tương phản, câu hỏi tu từ, đảo trật tự cú pháp…
khi dạy giáo viên cần lưu ý cho học sinh. Qua các bài, học sinh biết nhận diện
và bước đầu hiểu, phân tích được tác dụng của từng biện pháp tu từ.
7.4.3.2. Đọc sáng tạo.
Trong khi đọc văn bản, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc thật diễn
cảm, sâu lắng chú ý đến những từ ngữ hình ảnh có khả năng gây cảm xúc.
Ví dụ : Khi đọc bài thơ “Ơng đồ” – Ngữ văn 8 – của Vũ Đình Liên.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giọng chậm, ngắt nhịp 2 – 3, hoặc 3 –
2, chú ý giọng vui phấn chấn ở 2 khổ 1 – 2, đặc biệt chú ý vào các hình ảnh thơ
17


gây ấn tượng như “Thảo những nét”, “phượng múa rồng bay”, “Tấm tắc ngợi
khen tài”. Giọng chậm, buồn, xúc động ở khổ 3 – 4; khổ cuối giọng càng chậm
buồn, bâng khuâng, thảng thốt.
Mục đích của thao tác này là giúp các em bước đầu phát triển được sự
cảm thụ, đem đến những rung động sâu sắc trong tâm hồn một cách trực tiếp.
7.4.3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh phân tích.
7.4.3.3.1. Câu hỏi nhận diện.
Đây là dạng câu hỏi có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ cho học sinh.
Mục đích của thao tác này là giúp các em phát hiện ra biện pháp tu từ được
sử dụng trong văn bản. Tuỳ theo từng tình huống mà chúng ta nêu câu hỏi cho
hợp lí. Có nhiều cách hỏi nhưng thơng thường chúng ta thường dùng những câu
hỏi sau:
- Trong đoạn thơ (đoạn văn) trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Nếu trong câu thơ, đoạn thơ (văn) đó có nhiều biện pháp nghệ thuật chúng ta
có thể hỏi khái quát rồi mới cụ thể.
- Cách miêu tả (kể) của tác giả có gì đặc biệt? (Học sinh phát hiện ra: nhịp
thơ,dấu câu ...)
- Ngồi ra cịn có biện pháp tu từ nào?
Có khi giáo viên cịn chia nhỏ câu hỏi, phải gợi dẫn từng hình ảnh để giúp
học sinh dễ tìm hiểu, dễ nhận diện hơn.
Ví dụ: Đoạn văn: “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.Tre
xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ
đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh
hùng chiến đấu”
( Cây tre Việt Nam- Thép Mới)

- Đây là đoạn văn tiêu biểu trong bài nói vê cây tre. Em hãy cho biết trong đoạn
văn đó nhà văn đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? (Học sinh phát hiện:
Nhân hố)
- Việc nhắc lại hình ảnh” Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh...”gợi em
nghĩ đến biện pháp tu từ nào nữa? (Học sinh phát hiện: Điệp ngữ)
Cứ như vậy học sinh sẽ nhận diện được hết các biện pháp tu từ trong đoạn văn.
7.4.3.3.2. Câu hỏi phân tích
18


Dạng câu hỏi này giáo viên đưa học sinh đi trên con đường tư duy ,
phân tích, suy luận rồi biểu hiện ra bằng ngơn ngữ nói hoặc viết. Giúp các
em chủ động, tích cực, tự khám phá nghệ thuật, tự chiếm lĩnh nội dung một
cách tự nhiên có định hướng chứ không áp đặt, bị động.
Khi các em đã nhận diện được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
(đoạn văn). Giáo viên hướng dẫn các em phân tích qua những câu hỏi sau :
- Biện pháp tu từ đó thể hiện qua hình ảnh (chi tiết) nào ?
- Hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng gì ?
- Tác dụng của biện pháp tu từ đó như thế nào ?
- Qua phép tu từ đó tác giả muốn thể hiện tư tưởng tình cảm gì ?
Khi học sinh chỉ ra được các từ ngữ, tuỳ theo từng biện pháp tu từ mà chúng ta
hướng dẫn các em cảm nhận cái đặc sắc, độc đáo trong cách dùng từ đó của nhà
văn. Cũng có khi trong q trình phân tích, giáo viên cho học sinh liên hệ với
đoạn thơ, đoạn văn khác cũng sử dụng phép tu từ tương tự nhằm làm nổi rõ hơn
tác dụng của biện pháp tu từ trong hình ảnh mà chúng ta đang phân tích.
Cụ thể:
* Với phép so sánh chúng ta có thể hỏi như sau :
- Hình ảnh nào được so sánh với hình ảnh nào ?
- Tại sao tác giả lại dùng hình ảnh này để so sánh với hình ảnh kia ?
- Nếu so sánh với hình ảnh khác có được khơng ? Tại sao ?

- Hình ảnh so sánh đó gợi cho em liên tưởng gì ? Hãy diễn tả ?
- Biện pháp so sánh trên có tác dụng gì ?
- Em hãy tìm một câu thơ (văn) có hình ảnh so sánh tương tự như thế?
- Qua đó em cảm nhận được tư tưởng, tình cảm gì của tác giả ?
Ví dụ : Khai thác biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :
“Những đêm đông
Khi cơn giông vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
như sắt
19


như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác ...”.
(Tiếng chổi tre - Tố Hữu)
- Trong đoạn thơ trên, em thấy hình ảnh nào được so sánh với hình ảnh nào ?
Hình ảnh “ chị lao cơng” được so sánh với hình ảnh “ sắt, đồng”.
- Tại sao tác giả lại dùng hình ảnh “sắt, đồng” để so sánh với hình ảnh chị lao
cơng mà khơng dùng hình ảnh khác ?
Sắt, đồng là kim loại có đặc điểm cứng, chịu nhiệt tốt dù lạnh giá hay nóng lửa,
dù bom đạn hay bão giơng vẫn giữ ngun đặc điểm, tính chất vốn có của
mình. Nhà thơ Tố Hữu đã rất tinh tế khi lấy hình ảnh đó để so sánh với chị lao
cơng. Bởi chỉ có sắt, đồng mới diễn tả chính xác được sự bền bỉ, kiên cường,
cứng cỏi của chị.
- Nếu so sánh với hình ảnh khác ý thơ sẽ như thế nào ?
Sẽ không làm nổi rõ, được vẻ đẹp của chị lao cơng trong được tư thế qt rác.

- Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em liên tưởng như thế nào ?
Chị lao công hiện ra trong thời gian và khơng gian khắc nghiệt “Những đêm
đơng giá rét”, có khi là “Cơn giông vừa tắt” đường phố lặng ngắt với biết bao
buốt giá, lạnh lẽo của đêm hàn và sự tê cóng của cảnh khuya. Chị vẫn kiên trì,
nhẫn nại, vẫn lặng lẽ âm thầm quét rác. Người phụ nữ vốn được coi là chân
yếu tay mềm vậy mà vô cùng kiên cường, bền bỉ và cứng cỏi như sắt như đồng
đối diện ,chống chọi với khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên. Hình ảnh so
sánh “Chị lao cơng như sắt như đồng” khiến em hình dung ra nhà thơ Tố Hữu
đã tạc nên một tượng đài nghệ thuật về hình ảnh người lao động mà hình ảnh
tiêu biểu là chị lao cơng.
- Cách so sánh ấy có tác dụng thể hiện nội dung gì ?
Khắc hoạ hình ảnh chị lao công , ca ngợi vẻ đẹp trong công việc lao động quét
rác của chị và con người lao động nói chung.
- Em hãy tìm một hình ảnh thơ có cách so sánh tương tự như thế ?
“Thịt da em hay là sắt là đồng”
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)

20


- Qua hình ảnh so sánh trên nhà thơ Tố Hữu muốn bộc lộ tư tưởng và tình
cảm gì?
Thái độ khâm phục, kính trọng của nhà thơ trước tinh thần lao động bền bỉ
thầm lặng của chị lao công, đồng thời nhằm ca ngợi tinh thần lao động quên
mình để cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước của chị và những con
người lao động Việt Nam.
Hoặc ở khổ thơ thứ 2 ( trong bài thơ “Ông đồ” ):
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”
- Trong khổ thơ trên, em thấy hình ảnh nào được so sánh với hình ảnh nào?
Hình ảnh “nét chữ của ơng đồ” được so sánh với hình ảnh “phượng múa
rồng bay”.
- Tại sao tác giả lại dùng hình ảnh “Phượng múa rồng bay” để so sánh với nét
chữ của ơng đồ? Đó là nét chữ như thế nào?
Chỉ nét chữ mềm mại, uốn lượn, nét thanh, nét đậm, đẹp sang trọng như con
chim phượng hoàng đang múa, đẹp oai hùng như con rồng đang bay trong mây.
Đó là nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý.
- Nét chữ ấy đã tạo cho ơng đồ một vị trí như thế nào trong con mắt người đời?
Ông được mọi người q trọng và mến mộ. Người ta khơng chỉ tìm đến ơng vì
cần th ơng viết chữ, mà cịn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Mọi
người tấm tắc ngợi khen tài ơng, khen ơng có hoa tay, khen chữ ông như
phượng múa rồng bay... Lúc ấy ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối
tượng ngưỡng mộ của mọi người.
- Qua hình ảnh so sánh trên nhà thơ muốn bộc lộ tư tưởng và tình cảm gì?
Cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc (được sáng tạo, có ích với mọi người,
được mọi người trọng vọng) qua đó thể hiện thái độ q trọng ơng đồ - Quý
trọng một nếp sống văn hóa của dân tộc: mến mộ chữ nho, nhà nho.
* Với phép tu từ: nhân hố chúng ta có thể hỏi:
- Phép nhân hoá được thể hiện qua từ ngữ nào?
- Cách nhân hố như vậy giúp em cảm nhận được gì? Hãy diễn tả?
21


- Tác dụng của cách nhân hố đó như thế nào?
- Qua cách nhân hố đó tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Ví dụ: Trong khổ thơ thứ 3 ( Bài thơ “Ơng đồ” của Vũ Đình Liên)
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
- Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
- Phép nhân hóa được thể hiện qua từ ngữ nào?
Được thể hiện qua từ ngữ: “Giấy đỏ buồn, nghiên sầu”, giấy và nghiên
cũng như có linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi lạc lõng, bơ vơ.
- Cách nhân hoá như vậy giúp em cảm nhận được gì?
Nhà thơ đã mượn phép nhân hóa (giấy, nghiên) để diễn tả nỗi cơ đơn, hiu hắt
của ơng đồ. Ơng đồ đã hồn tồn bị qn lãng.
Lời thơ gợi tả hình ảnh ơng đồ vẫn ngồi ở chỗ cũ trên hè phố, nhưng âm thầm
lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người.
- Tác dụng của cách nhân hố đó như thế nào?
Gợi cho người đọc hình ảnh một con người già nua, cơ đơn, lạc lõng giữa
phố phường.
- Qua cách nhân hố đó tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Buồn thương cho ông đồ cũng như cho cả một lớp người đã trở nên lỗi thời.
Có những thứ đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng.
Trong khi phân tích, giáo viên có thể cho học sinh đối chiếu với đoạn thơ
( văn) khơng có phép nhân hoá để học sinh dễ dàng thấy rõ nét hơn tác dụng của
nó trong hình ảnh đang phân tích.
* Với phép liệt kê chúng ta có thể hỏi:
- Em hãy tìm những hình ảnh (hoặc những từ ngữ) được liệt kê trong đoạn thơ
(văn) trên?
- Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ như thế nào?
- Tác giả liệt kê như vậy nhằm mục đích gì? hoặc phép liệt kê đó có tác dụng
gì?
22



- Qua đó bộc lộ thái độ gì của tác giả?...
Tuỳ theo từng biện pháp tu từ,tuỳ theo từng tình huống sư phạm và tuỳ theo
từng đối tượng học sinh mà chúng ta có những cách hỏi khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có khi một hình ảnh thơ hoặc một biện pháp tu từ được tác
giả sử dụng không chỉ trong một câu thơ, một khổ thơ mà còn được lặp lại
trong toàn bài. Với các văn bản như vậy giáo viên cần hết sức chú ý khai
thác, dẫn dắt câu hỏi cho phù hợp tránh trùng lặp, tránh học sinh hiểu sai
bởi bao giờ cũng thế, mỗi một biện pháp tu từ có một tác dụng nhất định.
Ví dụ : Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận). Từ “hát “được lặp
lại
nhiều lần những mỗi lần là một cách biểu hiện riêng: “Có khi là câu hát thể hiện
khí thế ra khơi của ngư dân”, “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, cũng có khi
là câu hát gọi cá “Ta hát bài ca gọi cá vào”, cũng có khi là câu hát ca ngợi về vẻ
đẹp của cá cũng như ca ngợi sự giàu đẹp của biển trời quê hương.
Trong khi đàm thoại giáo viên cần chú ý: Nên sử dụng linh hoạt các câu
hỏi : Có dẫn, có gợi, có phân tích có diễn giải, có bình giảng có nhận xét, có
liên hệ, có khái quát để làm cho giờ học hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh.
Tránh tình trạng giáo viên chỉ hỏi và học sinh chỉ trả lời. Như vậy giờ dạy sẽ vô
cùng đơn điệu, nhàm chán và không thấy được tác dụng của biện pháp tu từ.
Hơn nữa, trong các văn bản ngoài các biện pháp tu từ cịn có nhiều biện
pháp nghệ thuật khác nữa chúng ta cần đan xen một cách hợp lí khi phân tích
để thấy hết giá trị nghệ thuât cũng như nội dung của văn bản.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sách giáo viên
- Sách giáo khoa
- Máy chiếu, bảng phụ, …
10. Đánh giá lợp ích thu được:
Để đánh giá hiệu quả của chuyên đề vào thực tiễn giảng dạy tôi đã so sánh
kết quả khảo sát ban đầu với kết quả sau khi thực hiện và đã thu được kết quả cụ

thể ở bảng thống kê sau:
10.1. Kết quả trước khi áp dụng

23


BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ( khảo sát ban đầu)
Lớp

Sĩ số

8A
8B
T/Số

32
28
60

Giỏi
T/S
7
2
9

Khá

%
21,9
7,1

15,0

T/S
10
10
20

%
31,3
35,7
33,3

T.Bình
T/S
%
15
46,8
13
46,4
28
46,7

Yếu
T/S
0
3
3

%
0

10,8
5,0

10.2. Kết quả sau khi áp dụng
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ (sau khi thực hiện)
Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Lớp

Sĩ số

T/S

%

T/S

%

T/S

%

T/S


%

8A
8B
T/Số

32
28
60

9
3
12

28,1
10,7
20,0

11
11
22

34,4
39,3
36,7

12
13
25


37,5
46,4
41,6

0
1
1

0
3,6
1,7

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân
1

Lớp 8

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường THCS …………..

Môn Ngữ văn trong chương

trình THCS

TÀI LỆU NGHIÊN CỨU
24


1. Bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy môn Ngữ văn ở trường
THCS.
2. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
3. Vai trò và tác dụng cuả một số biện pháp tu từ qua thực hành phân tích tác
phẩm của nhóm tác giả do Đỗ Ngọc Thống chủ biên.
4. SGK, SGV Ngữ văn 6,7, 8, 9.
5. 99 phương tiên và biện pháp tu từ - Đinh Trọng lạc.

25


×