Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xuat hien truoc cong chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.71 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------

KỸ NĂNG
TIẾP XÚC VỚI PHÓNG VIÊN VÀ DIỄN THUYẾT
TRƯỚC CÔNG CHÚNG
(Lưu hành nội bộ)

1


HÀ NỘI – 2019

Phần I
KỸ NĂNG TIẾP XÚC VỚI PHÓNG VIÊN
Mục đích giới thiệu cho cán bộ, cơng chức Văn phịng kỹ năng cơ bản
khi tiếp xúc với báo chí, giúp cán bộ, cơng chức Văn phịng tự tin tiếp xúc với
phóng viên báo chí và chủ động sử dụng sức mạnh của báo chí giúp dư luận,
cộng đồng xã hội hiểu rõ, hiểu đúng về hoạt động của chính quyền, địa phương,
từ đó đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
của đất nước.
Các kỹ năng được đề cập bao gồm: Xác định đối tượng quan tâm của báo
chí; Kỹ năng trả lời phỏng vấn; kỹ năng ứng xử với phóng viên báo chí; Xử lý
một số tình huống cụ thể khi tiếp xúc với báo chí; Một số điều cần tránh khi
tiếp xúc với báo chí…
1. Mối quan tâm của báo chí:
- Về thơng tin: Báo chí thường quan tâm những thơng tin mang một số thuộc
tính sau:
Thứ nhất: Những thơng tin mang tính bất ngờ, bất thường. Càng bất ngờ, càng
bất thường càng tốt. Báo chí sẽ coi đó như một tiêu chí nổi bật cho một thơng


tin ưu tiên.
Thứ hai: Những thơng tin mang tính thời sự nóng hổi, những sự kiện đang diễn
ra hoặc sẽ xảy ra trong một tương lai gần. Tính thời sự cũng có thể là về các nội
dung trong lịch làm việc thực tế trong ngày. Bởi công chúng thường quan tâm
tới những vấn đề mới mẻ.
Thứ ba: Là tính thiết thực của thơng tin, thơng tin này có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa với ai? Tầm ảnh hưởng của thông tin này đến đâu? Mức độ ảnh hưởng
của thông tin càng lớn, đối tượng bị ảnh hưởng bởi ý nghĩa của thông tin càng
rộng thì mức quan tâm của báo giới càng sâu.
Thứ tư: Là tính xung đột – mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi luôn là những đặc
điểm dành được quyền ưu tiên cao đối với mọi phương tiện truyền thơng.
Việc nhận dạng được những đặc trưng này có thể giúp cán bộ, cơng chức Văn
phịng dễ dàng hơn trong giữ mối quan hệ với báo chí, cũng như khi trả lời
phỏng vấn, viết tin, bài cộng tác cho các báo chí.

2


2. Kỹ năng trả lời phỏng vấn:
Trả lời phỏng vấn là một trong những hình thức tiếp xúc báo chí mà nhiều
người cịn e ngại. Nhiều người cho rằng, phóng viên là những người luôn đi
“soi” người khác; nhiều người trả lời với ý tứ và lời lẽ vừa phải nhưng ngay
ngày hơm sau báo giật tít “nóng” làm ảnh hưởng đến cá nhân; có người sợ trả
lời “hớ”… Vậy làm thế nào để cán bộ, cơng chức Văn phịng khơng cịn ngần
ngại khi được mời phỏng vấn? Những kỹ năng sau đây sẽ giúp mọi người có
được sự tự tin khi đứng trước micro của phóng viên báo chí.
- Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn: Thông thường trước một cuộc phỏng vấn, bao
giờ phóng viên cũng liên hệ trước với cá nhân được phỏng vấn để lên lịch hẹn.
Rất ít những trường hợp phỏng vấn đột xuất, bất ngờ. Khi phóng viên gọi điện
liên hệ, cán bộ, cơng chức Văn phịng cần hỏi rõ thơng tin về phóng viên, mục

đích và vấn đề phóng viên quan tâm. Khi xác định vấn đề thuộc trong phạm vi,
chức năng, quyền hạn của mình thì tùy theo cơng việc cụ thể cán bộ, cơng
chức, đồng thời báo cáo lãnh đạo Văn phịng, sắp xếp cuộc hẹn với phóng viên.
Lưu ý, trước mỗi cuộc hẹn kiểu này, cán bộ, cơng chức nên có một số sự chuẩn
bị.
Trước tiên, cán bộ, công chức Văn phịng cần hệ thống lại thơng tin liên quan
đến vấn đề để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn. Phần thơng tin nào cịn
thiếu sót chúng ta nên tìm để bổ sung.
Thứ hai, cũng nên dự liệu trước những câu hỏi mà phóng viên có thể hỏi. Tất
nhiên cuộc phỏng vấn sẽ khơng giống hồn tồn với những gì mà người trả lời
phỏng vấn đã dự liệu. Ngoài ra cũng nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi khó, hóc
búa và chuẩn bị sẵn sàng trả lời cho những tình huống đó.
Thứ ba, cán bộ, cơng chức nên xem lại những quy định về chức năng, nhiệm vụ
của mình đang nắm giữ để chủ động điều tiết phạm vi các vấn đề được phỏng
vấn; cần xác định khi trả lời phỏng vấn nghĩa là cán bộ, công chức đang trả lời
với tư cách của vị trí chức danh mà cán bộ, công chức đang nắm giữ.
Thứ tư, nắm bắt quy chế phỏng vấn: Đối với những cán bộ, công chức đã quen
với những việc trả lời phỏng vấn thì có lẽ điều này khơng cịn q quan trọng.
Nhưng đối với những cán bộ, cơng chức chưa hoặc ít trả lời phỏng vấn thì việc
tìm hiểu nắm bắt những quy định về việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một
việc làm cần thiết. Bởi khi hiểu được những quy định này, cán bộ, công chức
biết được những điều gì được phép - khơng được phép trong phỏng vấn và đưa

3


tin phỏng vấn. Các cán bộ, cơng chức có thể tìm hiểu quy tắc này trong quy chế
phỏng vấn trên báo chí được ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QĐBVHTT ngày 26/9/2002 của Bộ Văn hóa - Thơng tin.
Cuối cùng, trong công việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn là vấn đề ngoại
hình, ăn mặc (đặc biệt đối với truyền hình): Cán bộ, cơng chức nên để ý đầu tóc

gọn gàng, quần áo lịch sự. Đối với phụ nữ, nếu trang điểm hãy trang điểm đậm
hơn thường ngày để lên hình khơng bị nhợt nhạt nhưng cũng khơng nên quá
đậm.
- Đối với trường hợp trả lời phỏng vấn đột xuất. Ví dụ: trong giờ giải lao tại
một Hội nghị, Hội thảo hay phiên họp Ủy ban,… sự sẵn sàng về thông tin, về
tâm thế sẽ giúp cán bộ, công chức chủ động, tự tin hơn. Chẳng hạn, nếu cán bộ,
công chức phụ trách chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), đã
phát biểu tại Hội thảo về CNTT, và Hội thảo đang thảo luận về CNTT, thì hãy
chuẩn bị sẵn sàng đón nhận sự “theo đuổi” của phóng viên trong giờ giải lao.
Những nội dung gợi ý về mối quan tâm của báo chí đã nêu ở trên sẽ giúp cán
bộ, công chức trong những trường hợp như vậy.
Một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn:
- Khi phóng viên đặt câu hỏi đóng, đó là câu hỏi đặc trưng như “… phải
không? … hay không?”. Ví dụ: Anh là người phân biệt chủng tộc phải khơng?
Hay có phải anh là thủ phạm khơng? Những câu hỏi này chúng ta chỉ cần trả lời
có hoặc khơng.
- Trường hợp phóng viên đưa ra hai câu hỏi, chúng ta có quyền lựa chọn một
vấn đề để trả lời. Ví dụ: Anh có quan hệ thế nào với ngài Chủ tịch và theo anh,
ơng ta có làm sai khơng? Việc của chúng ta là chọn lấy một câu nào mà mình
chắc chắn nhất để trả lời.
- Trong buổi phỏng vấn nếu phóng viên im lặng sau khi người trả lời đã kết
thúc, điều đó có nghĩa họ chờ đợi xem người trả lời có nói gì thêm khơng. Nếu
chúng ta tiếp tục trả lời nghĩa là đã rơi vào chiến thuật của họ. Như vậy, nếu
thấy không nhất thiết phải nói thêm người trả lời hồn tồn có thể im lặng
phóng viên sẽ phải là người khỏa lấp khoảng im lặng đó.
- Sau mỗi cuộc phỏng vấn, người trả lời nên yêu cầu xem lại bài hoặc phóng sự
trước khi phát hành.
3. Kỹ năng ứng xử trong phỏng vấn:
- Thái độ khi trả lời phỏng vấn: Có thể nói, phỏng vấn là cuộc trò chuyện giữa


4


cán bộ, cơng chức và phóng viên nhằm trao đổi về vấn đề phóng viên quan tâm.
Cán bộ, cơng chức hãy coi phóng viên như một người bạn, người cộng sự của
mình. Có thái độ cởi mở, thân thiện với phóng viên; nồng nhiệt, tâm huyết với
nội dung cuộc phỏng vấn. Hãy thể hiện cho phóng viên biết mình là người có
lập trường, có sự đam mê với vấn đề. Mặt khác, cần lưu ý rằng tạo thiện cảm
với báo chí nhưng khơng có nghĩa thân mật q đà.
- Phong cách trả lời: Chúng ta hãy tỏ ra tự tin, thoải mái, khơng ngại ngần tiếp
xúc với phóng viên báo chí. Hãy nghĩ rằng phỏng vấn, đưa tin là cơng việc
thường ngày của họ, việc của mình là chia sẻ “cơng việc” với phóng viên. Nếu
phỏng vấn trên truyền hình, cán bộ, công chức lưu ý cần ngồi thẳng hoặc đứng
thẳng với tư thế thoải mái, khơng gị ép. Sử dụng cử chỉ tay tự nhiên, không
đưa tay quá màn hình máy quay. Khơng nhìn chằm chằm vào camera, chỉ nên
nhìn vào máy quay với một thời gian nhỏ để như đang giao lưu với khán giả.
Nếu ta nhìn chằm chằm vào máy quay sẽ giống như đang tuyên bố một điều gì
đó chứ khơng phải đang trị chuyện cùng phóng viên và khán giả. Chú ý đến
âm lượng của giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu và cách dùng từ,…
- Kỹ thuật trả lời phỏng vấn: Trong cuộc phỏng vấn, nên trả lời một cách ngắn
gọn, có trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề, khơng nói vịng vo. Những câu trả lời
phải có thơng điệp chuẩn, tức là đưa ra được thông tin cốt lõi về vấn đề đang đề
cập. Sử dụng từ ngữ đơn giản, tránh dùng những ngơn từ hoa mỹ, bởi lẽ khi trả
lời báo chí chính là trả lời người dân, phóng viên chỉ là người trung gian.
Người trả lời phỏng vấn có thể sử dụng hình ảnh để diễn tả những khái niệm
khó, trừu tượng; sử dụng những câu chuyện đời thường liên quan để minh họa
cho câu trả lời, phản ứng linh hoạt vào thực tế cuộc đối thoại không phụ thuộc
vào kịch bản đã chuẩn bị trước.
Quan trọng nhất trong việc trả lời phỏng vẫn đó chính là tính trung thực, thành
thật. Chúng ta hãy trung thực thể hiện mình, trung thực chia sẻ chính kiến bao

gồm cả những mặt tốt và mặt chưa tốt. Không nên cố tỏ ra là một người khác.
Thể hiện trung thực chính kiến của mình là cách thiết lập niềm tin cho người
phỏng vấn. Khi không trả lời được, cho dù bất cứ lý do nào, do không thuộc
lĩnh vực chuyên môn, do không đủ dữ liệu,.. chúng ta khơng bao giờ được đốn
câu trả lời mà hãy thành thật nói rằng ta khơng thể trả lời được câu hỏi đó.
Khơng có gì sai hay đáng xấu hổ khi trả lời “Tôi không biết” hay “Tôi sẽ quay
lại câu hỏi của anh sau khi đã có dữ liệu”. Đừng bao giờ trốn tránh câu hỏi theo

5


kiểu “Tôi chưa sẵn sàng trả lời câu hỏi này”.
Trong một số trường hợp, khi trả lời phỏng vấn, phóng viên muốn “thử thách”
thường đưa ra những câu hỏi khó, hoặc với thái độ “gai góc”. Lúc ngày, người
trả lời phỏng vấn cần phải bình tĩnh, để giữ vững thái độ thân thiện. Hãy vui vẻ
trả lời câu hỏi gai góc này một cách hài hước nhất có thể.
- Lắng nghe: Đây cũng là một trong những phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của
người trả lời phỏng vấn với phóng viên, nói khác đi là với cơng chúng. Trong
nhiều trường hợp, người trả lời nghe không rõ hay không hiểu câu hỏi nên trả
lời khơng liên quan gì đến câu hỏi. Điều này rất kỵ vì nó cho thấy người trả lời
quá hời hợt, không tập trung vào cuộc phỏng vân. Người phỏng vấn sẽ cho rằng
mình và cuộc phỏng vấn khơng được xem trọng, chúng ta có thể hỏi lại câu hỏi
nếu nghe khơng rõ.
Lưu ý, có một số phóng viên có thói quen “nói thay” người khác hoặc cố tình
chuyển ý câu trả lời phỏng vấn sang một nghĩa khác. Ví dụ như: “Ý của ơng
là…”; “Hay nói cách khác….” Tất nhiên, khơng phải ai hỏi như thế đều có ý
tốt. Có những người hỏi chỉ để chắc chắn về câu trả lời. Trong trường hợp như
thế, nếu câu hỏi của phóng viên nói khơng hết hoặc khơng đúng cần đính chính
lại ngay.
- Quyết định ai sẽ là người kiểm soát cuộc phỏng vấn: Là người phỏng vấn hay

người được phỏng vấn? Bí quyết đó được viết bằng công thức: Q=A+1 (Q là
câu hỏi – Question; A là câu trả lời – Answer; và +1 có nghĩa là tạo thêm một
nhịp cầu hay một điểm mới). Công thức này có nghĩa là khi trả lời phỏng vấn,
người trả lời nên trả lời đầy đủ, ngắn gọn đồng thời mở thêm một đề tài hay
một điểm mới liên quan. Chính điểm mới này là cái thu hút báo chí hướng theo
mục đích của người trả lời. Có thể nói rằng, nếu trong cuộc phỏng vấn, người
trả lời phỏng vấn không mở thêm được một đề tài hay một điểm liên quan co
nghĩa là người đó sẽ bị phóng viên kiểm sốt, ngược lại có nghĩa là người trả
lới phỏng vấn đang làm chủ “cuộc chơi”.
4. Xử lý một số tình huống cụ thể:
- Khi gặp những tình huống phỏng vấn bất ngờ, người trả lời phỏng vấn nên hỏi
vấn đề mà phóng viên quan tâm. Nếu đó là vấn đề người trả lời cảm thấy chắc
chắn thì có thể trả lời ngay, nếu khơng thì nên đề nghị phóng viên gửi câu hỏi
qua email. Sau đó tìm kiếm tư liệu chắc chắn rồi gửi câu trả lời bằng email.
- Khi tâm thế của cán bộ, công chức chưa sẵn sàng cho một cuộc đối thoại với

6


báo chí, trường hợp này cán bộ, cơng chức có thể giải thích rõ lý do, khéo léo
từ chối và cố gắng sắp xếp việc tiếp xúc, đối thoại với phóng viên vào thời gian
gần nhất hoặc có thể giới thiệu cho phóng viên một cán bộ, cơng chức khác có
thể cung cấp những thơng tin cần thiết. Quan trọng là tạo được sự cảm thơng từ
phía báo chí về việc bất đắc dĩ phải từ chối.
- Khi báo chí đeo bám dai dẳng, vượt quá mức cho phép, cần kiên quyết, khéo
léo từ chối.
5. Một số điều cần lưu ý và cần tránh khi tiếp xúc với báo chí:
- Có thái độ coi thường hoặc e ngại tiếp xúc với báo chí, sợ báo chí.
- Tiếp xúc với báo chí mà khơng có sự chuẩn bị chu đáo.
- Muốn lợi dụng báo chí để đề cao cá nhân hoặc muốn tác động dư luận theo

chính kiến của mình.
- Cần tránh sử dụng biệt ngữ hoặc những từ ngữ quá chun mơn, thay vào đó
hãy nói bằng ngơn ngữ thơng thường dễ hiểu.
- Nếu bạn chưa có câu trả lời ngay thì khơng nên nói mà hãy hẹn lại và phản
hồi sớm nhất có thể.
- Khơng nên đưa ra lời bình luận “đây là tiết lộ riêng" một khi bạn đã nói ra
điều đó.
- Chịu sự tác động từ bên ngồi hoặc từ các cơ quan báo chí để vội vàng bày tỏ
chính kiến về những vấn đề phức tạp; tính chính xác của thơng tin chưa được
thẩm định.
- Đừng ra tuyên bố trước khi bạn đã chuẩn bị một thơng cáo báo chí cũng như
khơng vội vàng đưa tin cho đến khi đã có trong tay những thơng tin đầy đủ.
Lưu ý: - Không nên làm việc qua điện thoại, nên làm việc trực tiếp.
- Khi tiếp xúc phóng viên báo chí: Chỉ làm việc khi thấy đảm bảo đầy đủ điều
kiện: (Xuất trình thẻ Nhà báo - như quy định tại Điều 8, Nghị định số
51/2002/NĐ-CP, ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (sau đây gọi là
Nghị định 51). Với trường hợp phóng viên chưa được cấp thẻ Nhà báo thì phải
có Giấy giới thiệu của cơ quan báo chí).
- Chỉ người có thẩm quyền phát ngơn mới được cung cấp thơng tin cho báo chí;
các phát ngơn khác chỉ mang tính cá nhân, khơng phải thơng tin chính thống.
- Đối với việc xử lý khủng hoảng truyền thông, việc phịng ngừa và xử lý
khủng hoảng truyền thơng cần được đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chú trọng

7


mọi lúc, mọi nơi. Muốn vậy, cần thường xuyên rèn luyện ý thức xây dựng hình
ảnh, đạo đức, tác phong công vụ đúng chuẩn mực trong đội ngũ công chức,
viên chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Lưu ý trong công tác cung cấp thông tin cho báo chí và xử lý khủng hoảng
truyền thơng như: Bị động trong việc cung cấp thông tin, chậm thông tin, cung
cấp thông tin không nhất quán, né tránh việc cung cấp thông tin, đùn đẩy trách
nhiệm cung cấp thông tin, khơng hợp tác với báo chí, khơng tiếp thu và xử lý
thơng tin báo chí đăng phát,…
- Trong q trình làm việc nếu có nghi vấn thì báo cho Công an tỉnh, đồng thời
liên hệ trực tiếp với cơ quan báo chí có cử phóng viên tác nghiệp./.

8


Phần II
KỸ NĂNG DIỄN THUYẾT TRƯỚC CÔNG CHÚNG
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM DIỄN THUYẾT TRƯỚC CÔNG CHÚNG
1. Khái niệm
Diễn thuyết trước cơng chúng là cách thức (nghệ thuật) trình bày một vấn đề
trước một nhóm người, hay đám đơng nhằm truyền tải thông tin, hoặc thông điệp làm
cho người nghe hiểu, tin tưởng, bị thuyết phục và có thể thay đổi hành vi theo định
hướng của diễn giả.
2. Đặc điểm
Diễn thuyết trước cơng chúng là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người
theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông tin để hô hào, lôi kéo
công chúng đi đến hành động.
Diễn thuyết cũng giống bất kì hình thức truyền thơng nào khác, có các yếu tố cơ
bản thường được biểu thị như: ai đang nói điều gì với ai; đang sử dụng phương tiện
nào và kết quả mong muốn đạt được là gì?
Diễn thuyết trước cơng chúng khác bài diễn văn hay buổi nói chuyện đơn thuần
vì tính hùng biện, thuyết phục của nó cao hơn.
II. CÁC NGUYÊN TẮC CẦN ĐẢM BẢO KHI DIỄN THUYẾT TRƯỚC
CÔNG CHÚNG

1. Làm cho dễ hiểu
Khi diễn thuyết, muốn cho công chúng lắng nghe và tin tưởng thì điều quan
trọng hàng đầu là họ phải hiểu những gì mà người diễn thuyết nói. Do vậy, cần đảm
bảo những điều dưới đây:
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, mạch lạc
- Kết cấu bài diễn thuyết lơgíc, chặt chẽ
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cơ đọng, khơng giải thích dài dịng; khơng nhắc
đi nhắc lại nhiều lần; không độc thoại lan man nhưng phải tránh cộc lốc.
2. Mỗi lần diễn thuyết không quá 20 phút
Vì khả năng tập trung nghe của con người là có giới hạn. Nghiên cứu khoa học
cho thấy khả năng tập trung nghe của con người giảm dần sau khoảng 20 phút. Nếu

9


diễn thuyết dài quá và liên tục thì người nghe sẽ khơng tập trung.
3. Tạo khơng khí vui vẻ, tích cực, thoải mái
Tạo khơng khí vui vẻ, tích cực thực chất là người diễn thuyết kiểm sốt khơng
gian và điều chỉnh tâm lý người nghe cho phù hợp để đạt hiệu quả cao khi diễn
thuyết.
Nếu tạo được bầu khơng khí tích cực, vui vẻ cho người nghe thì buổi diễn
thuyết sẽ đạt được hiệu quả cao và người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin một
cách thoải mái, đồng thời để lại ấn tượng tốt cho công chúng.
Để tạo được bầu khơng khí tích cực, vui vẻ, cần kết hợp các phương pháp, nhất
là những phương pháp làm việc nhóm, trao đổi, cùng tranh luận... Đồng thời có thể
xen vào những câu chuyện hài, dí dỏm song phải hướng vào chủ đề. (Tuyệt đối tránh
kể chuyện tiếu lâm chỉ nhằm mục đích gây cười).
4. Sử dụng phương tiện phù hợp
Để buổi diễn thuyết đạt hiệu quả cao cần sử dụng phương tiện phù hợp, song
không được lạm dụng phương tiện, nhất là các phương tiện hiện đại. Tuyệt đối khơng

biến buổi diễn thuyết thành một buổi trình diễn các kỹ thuật hiện đại.
5. Một số quan niệm sai lầm khi diễn thuyết
- Mọi người luôn lắng nghe khi bạn nói
- Nói càng to thì người nghe càng dễ nắm thông tin, càng hiểu bài.
- Sẽ là đúng khi người nghe nói rằng: “Tơi đang chăm chú lắng nghe”.
- Sẽ là đúng khi người nghe nói rằng: “Tơi đã hiểu”.
III. KỸ NĂNG DIỄN THUYẾT TRƯỚC CÔNG CHÚNG
1. Chuẩn bị trước khi diễn thuyết
1.1. Xác định đối tượng công chúng
Người diễn thuyết cần phải nắm vững đối tượng công chúng (người nghe) về
các mặt như: số lượng tham dự; độ tuổi; trình độ học vấn, chun mơn; địa vị xã hội;
kinh nghiệm sống; thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo; cơ cấu giới tính...
Việc nắm vững đối tượng cịn địi hỏi nhà diễn thuyết phải biết rõ công chúng
kỳ vọng gì ở mình để tìm cách đáp ứng những kỳ vọng đó.
Việc xác định đúng và nắm vững đối tượng giúp cho nhà diễn thuyết xác định
được tâm thế, chủ động trong việc xác định mục tiêu và nội dung của bài diễn thuyết;
đồng thời chủ động trong việc lựa chọn phương pháp và phương tiện để trực quan
hoá cho phù hợp với đối tượng.
Trong nhiều trường hợp cho thấy, do không nắm vững đối tượng nên người diễn
thuyết (kể cả là những những người giàu kinh nghiệm trong diễn thuyết) vẫn thất bại.
Do vậy tìm hiểu và nắm vững đối tượng là một trong những yếu tố dẫn đến thành
công.

10


1.2. Xác định thời gian diễn thuyết
Trước khi tiến hành diễn thuyết cần nắm vững tổng lượng thời gian được phép
diễn thuyết. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung và phương pháp, sẽ phân bố thời gian
thích hợp cho từng phần một cách chi tiết để tránh tình trạng “cháy giáo án”. Khi

diễn thuyết, cố gắng tuân thủ thời gian đã phân bố cho từng phần.
1.3. Xác định mục tiêu và nội dung bài diễn thuyết
Mục tiêu bài diễn thuyết là kết quả mà người nghe cần thu nhận được sau buổi
diễn thuyết.
Mỗi đối tượng có khả năng nhận thức khác nhau. Vì vậy, khi xác định mục tiêu
bài diễn thuyết, cần phải nắm vững đối tượng người nghe để xác định mục tiêu và nội
dung cho phù hợp. Điều này giúp cho diễn giả chủ động trong việc xác định phương
hướng và những nội dung trọng tâm của bài diễn thuyết. Trên cơ sở đó, diễn giả có
thể chủ động phân bố thời gian cho từng nội dung và chủ động trong việc lựa chọn
phương pháp, phương tiện một cách hiệu quả.
Cần loại bỏ những nội dung không cần thiết để tập trung vào những vấn đề
chính, trọng tâm theo mục tiêu đã xác định.
Thông thường, mục tiêu mà diễn giả cần đạt được sau khi kết thúc bài diễn
thuyết là người nghe phải nắm được ba yêu cầu sau:
+ Lượng tri thức cơ bản liên quan đến chủ đề trình bày. Việc nắm được lượng
tri thức này bao gồm cả việc hiểu đúng và tổng hợp tri thức theo hệ thống khoa học.
+ Kỹ năng ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Việc thu nhận kỹ năng
bao hàm cả nội dung lý thuyết (hiểu được cách làm) và sự thành thạo ở mức độ nhất
định qua quá trình thực hành.
+ Tạo niềm tin và sự ham muốn ứng dụng những tri thức thu được vào thực tế
cuộc sống. Nghĩa là diễn giả không chỉ cung cấp tri thức và rèn kỹ năng cho người
nghe, mà qua đó cịn làm cho người nghe thay đổi cảm xúc và mong muốn vận dụng
những tri thức mà mình đã thu nhận được vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
1.4. Lựa chọn phương pháp diễn thuyết phù hợp
Nghiên cứu khoa học đã cho thấy, mỗi người chỉ có khả năng tập trung cao độ
để nghe không quá 20 phút và chỉ nhớ được khoảng 20% những điều nghe thấy. Chi
tiết hơn: con người tiếp nhận 83% thông tin qua mắt; 11% qua tai; 3,5% qua khứu
giác; 1,5% qua xúc giác và 1% qua vị giác.
Trong suốt thời gian diễn thuyết trước công chúng, nếu người diễn thuyết chỉ sử
dụng phương pháp thuyết trình, độc thoại một chiều mang tính áp đặt thì người nghe

sẽ rất mệt mỏi, thiếu tập trung vì phải ln ở thế bị động trong một thời gian dài. Như
vậy, những nỗ lực của nhà diễn thuyết trở nên vơ ích.
Mặt khác, nếu chỉ thuyết trình một chiều và trong suốt cả buổi, bản thân người

11


diễn thuyết cũng rất mệt mỏi do phải hao tổn năng lượng và sức lực lớn. Ngoài ra,
người diễn thuyết cũng không đánh giá được mức độ tiếp thu thông tin, trình độ nhận
thức và cảm xúc của người nghe do khơng nhận được sự phản hồi từ phía người nghe.
Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người diễn thuyết lại trình bày những gì mà người
nghe đã biết.
Do vậy, để diễn thuyết thành cơng, ngồi phương pháp thuyết trình, người diễn
thuyết phải biết kết hợp với các phương pháp khác. Có rất nhiều phương pháp có thể
sử dụng phục vụ cho quá trình diễn thuyết mang lại hiệu quả cao. Điều này đặt ra yêu
cầu khách quan là người diễn thuyết trước công chúng muốn thành công, cần phải
được trang bị phương pháp truyền đạt.
Ngay cả trong trường hợp đã được tập huấn về phương pháp, thì người diễn
thuyết phải có kỹ năng lựa chọn những phương pháp phù hợp để thực hiện trong buổi
diễn thuyết. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
mục tiêu bài diễn thuyết, nội dung từng phần, đối tượng người nghe, điều kiện cơ sở
vật chất v.v...
1.5. Trực quan hoá phù hợp
Ưu điểm của trực quan hoá là làm cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu,
từ đó gây được ấn tượng tốt và thu hút được sự chú ý tập trung của cơng chúng; đồng
thời, góp phần quan trọng trong việc định hướng công chúng vào nội dung cần trình
bày.
Có rất nhiều hình thức và phương tiện khác nhau để hỗ trợ cho việc trực quan
hoá, ví dụ thơng qua các hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, video...; bằng các loại bảng, giấy,
thẻ, bút màu, các phương tiện hiện đại như máy chiếu hắt, projector v.v...

Tuy nhiên, nếu thiếu kỹ năng trực quan hoá và lạm dụng phương tiện, hay sử
dụng phương tiện không phù hợp với nội dung bài diễn thuyết và đối tượng người
nghe sẽ dẫn đến phản tác dụng.
1.6. Xây dựng cấu trúc bài diễn thuyết
Thơng thường, một bài diễn thuyết có kết cấu gồm 3 phần chính: mở đầu, nội
dung và kết thúc.
- Phần mở đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu có một sự mở đầu tốt, sẽ tạo được
ấn tượng tốt ngay từ đầu đối với công chúng.
- Phần nội dung phải được trình bày một cách tường minh giữa những cái quan
trọng, chủ yếu, với những cái thứ yếu. Sau mỗi phần đều cần chốt lại ý chính để
người nghe dễ nhớ. Phần nội dung phải trả lời được những câu hỏi sau:
+ Nó là gì ?
+ Nó như thế nào ?
+ Làm thế nào để đạt được nó ?

12


- Phần kết thúc: Chốt lại những nội dung cơ bản cần ghi nhớ và đưa ra lời kêu
gọi với người nghe.
1.7. Lập kế hoạch bài diễn thuyết
Sau khi đã xác định được đối tượng, thời gian, mục tiêu, nội dung diễn thuyết,
cần lập kế hoạch bài diễn thuyết một cách khoa học để giúp cho người diễn thuyết có
thể chủ động, linh hoạt và tự tin trong việc cân đối sắp xếp hợp lý và đảm bảo tính
lơgíc của bài diễn thuyết.
Việc lập kế hoạch bài diễn thuyết còn giúp cho diễn giả chủ động lường trước
được những tình huống có thể xảy ra trong q trình diễn thuyết để có biện pháp xử
lý kịp thời.
Một kế hoạch bài diễn thuyết khoa học là phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa
nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian phân bố cho từng phần và nó được

chia ra làm 4 cột theo mẫu dưới đây:
Nội dung
Phương pháp
Phương tiện
Thời gian
- Nội dung 1
Hỏi đáp
Mic
15’
- Nội dung 2
Thuyết trình
Mic + projector
20’
2. Thực hiện buổi diễn thuyết
2.1. Mở đầu bài diễn thuyết
Một sự mở đầu tốt đẹp, hấp dẫn sẽ phá tan được sự lo lắng, e ngại, thăm dị
của cơng chúng đối với người diễn thuyết; đồng thời tạo ra được bầu khơng khí
tích cực, tin cậy, hợp tác giữa người nói và người nghe. Đây là điều kiện rất quan
trọng tạo nên sự thành công của buổi diễn thuyết.
Ngược lại, nếu mở đầu kém hiệu quả có thể làm cho người nghe thất vọng,
không muốn hợp tác và như vậy, sẽ ảnh hưởng xấu trong suốt quá trình diễn
thuyết.
Phần mở đầu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó mở cái tai nghe của cơng chúng.
Nếu có một sự mở đầu tốt, sẽ tạo được ấn tượng tốt ngay từ đầu.
Mở đầu nên giới thiệu một cách khái quát những nội dung chính sẽ đề cập.
Sau đó trình bày theo đúng trình tự nội dung. Phân biệt một cách rạch ròi giữa
những cái quan trọng, chủ yếu với những cái thứ yếu. Sau mỗi phần cần chốt lại ý
chính để cơng chúng ghi nhớ.
Vậy phải làm gì khi mở đầu? Có rất nhiều cách để mở đầu, ví dụ có thể có
các cách sau:

+ Tự giới thiệu về bản thân và năng lực của người diễn thuyết. Song với cách
này phải làm rất khéo léo và lựa chọn ngôn từ thể hiện sự khiêm tốn.
+ Nêu câu hỏi hoặc kể một câu chuyện mang tính thời sự về chủ đề diễn
thuyết

13


+ Tổ chức trò chơi hướng vào chủ đề diễn thuyết
+ Nêu ra các cách tiếp cận khác nhau về chủ đề diễn thuyết...
Lựa chọn cách mở đầu nào cũng phải bám sát đối tượng và căn cứ vào các
yếu tố ảnh hưởng. Ngay trong phần mở đầu bài diễn thuyết, cần giới thiệu rõ mục
tiêu, nội dung để công chúng dễ theo dõi và hiểu được ý nghĩa của buổi diễn
thuyết.
2.2. Trình bày bài diễn thuyết
Khi trình bày, cần bám sát vào kế hoạch bài diễn thuyết và đảm bảo kết cấu
của bài. Nêu, phân tích các luận cứ một cách rõ ràng và lấy dẫn chứng chứng
minh.
- Về sử dụng ngôn ngữ bằng lời
Khi diễn thuyết cần sử dụng ngơn ngữ rõ ràng, chính xác, mạch lạc, đáng tin
cậy, sinh động và xúc tích. Các lập luận cần phù hợp với tình huống bài diễn
thuyết, chú ý đến tính liên tục và dễ hiểu. Khơng tung ra q nhiều thơng tin làm
cho cơng chúng có cảm giác như bị “lạc trong rừng”.
Không nên sử dụng ngôn ngữ quá cầu kỳ, phức tạp. Cách diễn đạt luôn thay
đổi về tốc độ, nhịp điệu, có điểm nhấn (nhất là ở những ý quan trọng) cho phù hợp
với nội dung và biểu cảm tình cảm.
+ Âm lượng vừa đủ, tốc độ nói vừa phải để tất cả cơng chúng đều nghe rõ.
Tránh nói quá to hoặc quá nhỏ, hay nuốt mất âm cuối câu. Các trường hợp này sẽ
gây ức chế đối với người nghe và làm giảm tính hiệu quả của bài diễn thuyết. Do
vậy, người diễn thuyết phải xác định rõ chất giọng của mình để có biện pháp luyện

tập hoặc điều chỉnh cho thích hợp.
+ Ngồi những kiến thức vững vàng về chủ đề, khi diễn thuyết cần thể hiện
tình cảm, sự tự tin và lịng đam mê đối với chủ đề mà mình đang trình bày. Cần
nhớ rằng: công chúng không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt, mà còn nghe bằng trái
tim.
+ Trong khi diễn thuyết, cần thoát ly bài diễn thuyết đã được chuẩn bị sẵn
(hoặc là thốt ly giáo án - nếu đó là một lớp học).
+ Tuyệt đối khơng thuyết trình một chiều mang tính áp đặt. Hoặc nói liên
hồi khơng ngừng nghỉ, hãy để cho mình và những người tham dự có chút thời gian
suy ngẫm.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác và trực quan hoá một
cách phù hợp để tạo điều kiện và môi trường cho người nghe tham gia vào buổi
diễn thuyết chủ động, tích cực, nhờ vậy, người nghe mới tiếp thu được một cách
hiệu quả.
+ Bao quát tốt và tạo điều kiện cho người nghe ở các vị trí khác nhau có thể

14


tham gia một cách tích cực.
+ Nên chốt kiến thức thường xuyên sau mỗi phần nội dung để công chúng
dễ ghi nhớ và theo dõi kịp bài diễn thuyết. Kết thúc bài diễn thuyết cần có tóm tắt
tồn bộ nội dung và đưa ra một lời kêu gọi.
- Về ngôn ngữ khơng lời:
Ngơn ngữ khơng lời đóng vai trị đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả của bài diễn thuyết. Do vậy, người diễn thuyết cần biết sử dụng ngôn
ngữ không lời một cách hiệu quả và phù hợp.
Ngôn ngữ không lời thể hiện qua trang phục, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, thái
độ của người diễn thuyết. Do vậy, cần chú ý lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp
với đối tượng để thể hiện sự tôn trọng người nghe. Khi diễn thuyết không nên mặc

quần áo quá chật, nhất là vùng bụng để thở thoải mái.
Cần tạo lập mối quan hệ tốt với công chúng bằng ánh mắt. Nhìn người nghe
để họ có cảm giác ta đang trao đổi với họ, nhưng khơng nhìn đăm đắm quá lâu vào
một người vì như vậy làm cho họ sợ.
Tránh nhìn lên trần nhà hoặc nhìn xuống. Hãy rời bục diễn thuyết để đến gần
hơn với người nghe. Điều này tạo cảm giác thân thiện, gần gũi giữa người diễn
thuyết và người nghe.
2.3. Kết thúc bài diễn thuyết
Kết thúc bài diễn thuyết là lúc lưu giữ lại thơng tin và đóng lại cái tai nghe
của cơng chúng. Do vậy phần này cũng có vai trị rất quan trọng. Nếu kết thúc dở,
sẽ gây cảm giác khó chịu đối với người nghe và họ sẽ nhớ rất lâu cái cảm giác đó,
đồng thời làm mất đi tất cả những gì tốt đẹp mà diễn giả đã cố gắng đạt được ở
những phần trước.
Có nhiều cách để kết thúc, như tóm tắt những nội dung chính cần ghi nhớ
bằng cách trực quan hoá; bằng một cấu đố vui; hoặc bằng một trò chơi v.v...
IV. BIỆN PHÁP ỔN ĐỊNH TÂM LÝ KHI DIỄN THUYẾT TRƯỚC
CÔNG CHÚNG
Hầu như người diễn thuyết nào trước khi xuất hiện trước cơng chúng đều có
cảm giác hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh. Bạn đừng quá lo lắng về điều này mà
hãy biết tận dụng nó một cách hiệu quả. Bởi vì, chính sự hồi hộp này sẽ giúp bạn
có được sự tập trung cần thiết mà bạn cần phải có để trình bày bài diễn thuyết của
mình một cách tâm huyết và thuyết phục hơn.
Nếu sự hồi hộp, căng thẳng này cản trở bạn, thì bạn có thể sử dụng một số
biện pháp sau để làm cho sự hồi hộp, căng thẳng đó trở nên hữu ích đối với bạn.
- Đối với cái đầu: chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và khêu gợi những điều tích
cực bằng cách hãy nhớ lại buổi diễn thuyết thành cơng nhất của mình, hoặc hồi

15



tưởng về những tình huống căng thẳng mà mình đã vượt qua để tạo cảm giác thoải
mái. Hãy khắc sâu trong đầu rằng: tơi có thể làm được, tơi sẽ thành cơng và tơi có
thể đáp ứng được sự trơng đợi từ phía các bạn (người nghe).
Khi ta nghĩ như vậy có nghĩa là ta đã khắc sâu trong não những tinh thần tích
cực và ta sẽ vượt qua được sự hồi hộp và căng thẳng.
- Đối với tình cảm: Tuần tự thư giãn cơ bắp; hít thở thoải mái và cố tình thở
phào để tạo cảm giác nhẹ nhõm, thư thái. Hãy dùng điệu bộ làm cho cơ thể đang
căng thẳng trở nên thanh thản, thư thái hơn.
- Đối với ngôn từ: chú ý diễn đạt rõ ràng, chậm rãi để người nghe theo kịp
lời nói của bạn.
- Về tư thế: Khi xuất hiện ban đầu, hãy đứng vững trên đôi chân của bạn,
đừng ngọ ngoạy và hãy để tay thoải mái lên bục hoặc mặt bàn (nếu có).
Khi đứng tự do khơng bị che chắn, thì dáng đứng phải thẳng. Hai bàn chân
cách nhau khoảng 10cm, tạo thế trụ vững. Bụng, vai, ngực thẳng để thở cho thoải
mái.
Nếu có cảm giác run tay, hãy vẫy tay thật mạnh song khơng để cho ai nhìn
thấy./.
10 TẬT NÊN TRÁNH KHI DIỄN THUYẾT
1. Ăn mặc luộm thuộm
Người nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng đến cách ăn mặc khi xuất hiện
trước công chúng.
2. Bồn chồn luôn cử động, lắc lư
Những người diễn thuyết thành công không bao giờ để các cử chỉ vặt vãnh
chiếm hữu mình. Họ khơng bao giờ vặn bàn tay, mân mê thứ gì đó trên tay, lắc lư cơ
thể khi phát biểu. Tất cả những hành động này tố cáo bạn đang căng thẳng, bất an và
không tự tin. Giải pháp đơn giản là tuyệt đối tránh những hành động trên.
3. Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn
Khi diễn thuyết không bao giờ được đọc theo văn bản viết sẵn, hay lệ thuộc vào
slide power point. Thỉnh thoảng bạn có thể nhìn vào những điểm nhấn như gạch đầu
dịng. Hãy nhớ những ý chính vào đầu trước khi diễn thuyết.

4. Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả
Tiếp xúc bằng mắt là công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm và
mối quan hệ. Hãy nhìn vào ánh mắt của người nghe ít nhất 90% thời gian nói, liếc
vào bản ghi chú hay Slide vài giây mỗi lần là đủ. Hãy ln ghi nhớ là mình đang diễn
thuyết trước cơng chúng, chứ không phải là vật thể nào khác.
5. Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu

16


Muốn buổi diễn thuyết thành công, người diễn thuyết cần phải được tập dượt
trước.
6. Đứng yên như pho tượng
Những nhà diễn thuyết xuất sắc khơng đứng n như lính chào vì làm như vậy
bài diễn thuyết của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó, họ di chuyển qua lại, sử
dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực, khơng lạm dụng, q đà giọng nói và cử chỉ
của họ rất linh hoạt.
7. Lạm dụng Slide
Không đọc từng chữ trên slide và phải hiểu slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho lời
nói chứ khơng thể thay lời nói. Đừng viết q nhiều từ trên slide.
8. Nói dơng dài
Bài diễn thuyết ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng sẽ đem lại hiệu quả cao cho buổi
diễn thuyết. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần sự tập trung khi bài nói
dài q 18 phút.
9. Khơng tạo được khơng khí phấn khích
Khi diễn thuyết phải biết cách huy động sự chú ý của người nghe từ lúc mới
bước vào cửa. Hãy giao lưu với người nghe mỗi khi có triệu chứng gà gật xuất hiện.
Đây là cách để cho người tham gia vào bài phát biểu của mình để tạo khơng khí.
10. Kết thúc bài phát biểu một cách nhạt nhẽo
Nghiên cứu cho thấy, không phải phần giữa bài diễn thuyết thường dùng để

chuyển tải những ý quan trọng mới lưu lại cho người nghe, mà chính phần kết thúc
mới được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản lĩnh,
năng lực của người diễn thuyết./.

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×