Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Khái niệm, nội hàm của quyền văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.4 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>


<b>Hội thảo</b>


<b>Quyền văn hoá: </b>



<b>Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và </b>


<b>ở Việt Nam</b>



<b>Seminar</b>


<b>Cultural Rights:</b>



<b>Law and Practice in the World </b>


<b>and Vietnam</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO </b>


<b>“Quyền lao văn hoá: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” </b>
<b>(Chủ trì: PGS.TS Chu Hồng Thanh – GS.TS Nguyễn Đăng Dung) </b>


07:30 – 08:30 Đăng ký đại biểu


08:30 – 08:35 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (TS Lã Khánh Tùng)
<b>08:35 – 08:45 Tham luận 1: Khái niệm, nội hàm của quyền văn hố. </b>


<i>(PGS.TS Hồng Văn Nghĩa, Học viện CTQG Hồ Chí Minh) </i>


<b>08:45 – 08:55 Tham luận 2: Tự do nghệ thuật như là một thành tố của quyền văn hoá </b>


<i>(TS Lã Khánh Tùng, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


<b>08:55 – 09:05 Tham luận 3: Sở hữu trí tuệ và quyền văn hố </b>



<i>(TS Nguyễn Bích Thảo, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


<b>09:05 – 09:15 Tham luận 4: Xử lý vi phạm các quyền văn hố </b>


<i>(PGS.TS Vũ Cơng Giao, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


<i><b>09:15 – 10:00 Thảo luận </b></i>


<i><b>10:00 – 10:15 Giới thiệu sách của Viện ISDS (TS Trần Kiên) </b></i>
<i><b>10:15 – 10:30 Giải lao </b></i>


<b>10:30 – 10:40 Tham luận 5: Quyền văn hoá trong truyền thơng chính trị Hoa Kỳ: </b>
Trường hợp Donal J.Trump


<i>(TS Bùi Thị Phương Lan – Viện Nghiên cứu châu Mỹ - Viện </i>
<i>HLKHXH Việt Nam) </i>


<b>10:40 – 10:50 Tham luận 6: Các quyền văn hoá trong pháp luật Việt Nam </b>


<i>(Vũ Ngọc Bình) </i>


<b>10:50 – 11:00 Tham luận 7: Quyền văn hoá của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam </b>


<i>(TS. Nguyễn Thị Hồng Yến -Trường Đại học Luật Hà Nội) </i>


<b>11:00 – 11:10 Tham luận 8: Di sản văn hoá, thiên nhiên thế giới và quyền văn </b>
<b>hoá ở Việt Nam </b>


<i>(TS Nguyễn Linh Giang, Viện NN&PL, Viện HLKHXH Việt Nam) </i>



<i><b>11:10 - 12:00 Thảo luận </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC </b>


<i>Trang </i>


1. KHÁI NIỆM, NỘI HÀM CỦA QUYỀN VĂN HĨA ... 3


<i><b>PGS. TS, Hồng Văn Nghĩa </b></i>


2. QUYỀN THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ THEO LUẬT NHÂN
QUYỀN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ... 13


<i><b>ThS. NCS Nguyễn Thùy Dương – PGS.TS Vũ Công Giao </b></i>


<i>(Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


3. XỬ LÝ VI PHẠM CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HỐ THƠNG
QUA CƠ CHẾ TỒ ÁN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ... 24


<i><b>ThS NCS Nguyễn Minh Tâm – PGS.TS Vũ Công Giao </b></i>


<i>(Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


4. SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN VĂN HĨA ... 33


<i><b>TS. Nguyễn Bích Thảo </b></i>


<i>(Bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>



5. DI SẢN VĂN HOÁ, THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VÀ QUYỀN VĂN HOÁ ... 44


<i><b>TS. Nguyễn Linh Giang </b></i>
<i><b>ThS. Nghiêm Hoa </b></i>


6. TỰ DO NGHỆ THUẬT NHƯ MỘT THÀNH TỐ CỦA QUYỀN VĂN HÓA ... 57


<i><b>TS. Lã Khánh Tùng </b></i>


<i>(Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


7. QUYỀN TIẾP CẬN VĂN HĨA VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... 66


<i><b>Phạm Văn Chính & Ngơ Minh Qn </b></i>


<i>(Học viên cao học, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


8. VAI TRỊ CỦA TỒ ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VĂN HỐ:
PHÂN TÍCH QUA CÁC VỤ VIỆC ĐƯỢC XÉT XỬ BỞI TOÀ ÁN NHÂN
QUYỀN CHÂU ÂU ... 76


<i><b>ThS NCS Hồng Thị Bích Ngọc – PGS.TS Vũ Cơng Giao </b></i>


9. QUYỀN VĂN HĨA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM ... 88


<i><b>TS. Nguyễn Thị Hồng Yến & TS. Mạc Thị Hoài Thương </b></i>


<i>(Trường Đại học Luật Hà Nội) </i>



10. TRƯỜNG NỮ SINH THỜI PHÁP THUỘC Ở VIỆT NAM: TỪ GĨC
NHÌN QUYỀN VĂN HOÁ ... 106


<i><b>ThS. Nguyễn Hoa Mai </b></i>


<i>(Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) </i>


11. QUYỀN VĂN HỐ TRONG TRUYỀN THƠNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ
TRƯỜNG HỢP CHÍNH KHÁCH DONALD J. TRUMP ... 114


<i><b>Bùi Phương Lan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

12. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM
QUYỀN VĂN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ... 131


<i><b>TS. Nguyễn Thị Thanh Hải </b></i>


<i>(Viện Quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh) </i>


13. THỰC HIỆN QUYỀN BẢO TỒN VĂN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP: QUA TRƯỜNG
HỢP CỦA DÂN TỘC TÀY ... 137


<i><b>Hoàng Thị Thu </b></i>


<i>(Học viên cao học nhân quyền khoá 6, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) </i>


14. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VĂN HĨA VÀ
CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ... 156



<i><b>Vũ Ngọc Bình </b></i>


<i>Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em </i>
<i>(Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam) </i>


15. THỰC HIỆN CÁC QUYỀN VĂN HÓA TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHÁP
LUẬT SAU HƠN BA THẬP KỶ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM ... 177


<i><b>Vũ Ngọc Bình </b></i>


<i>Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em </i>
<i>(Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam) </i>


16. PHÁT HUY YẾU TỐ VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ QUYỀN VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 197


<i><b>TS. Vũ Thị Mỹ Hằng </b></i>


<i>Khoa Nhà nước - Pháp luật và Lý luận cơ sở </i>
<i>Học viện Hành chính Quốc gia </i>


17. QUYỀN HƯỞNG THỤ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA: NHÌN TỪ CÁC LỄ
HỘI VĂN HÓA HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM ... 208


<i><b>NCS. Lê Quỳnh Mai </b></i>


<i>Học viện An ninh nhân dân </i>


18. NHẬN THỨC PHÁP LÝ VỀ CÁC QUYỀN VĂN HÓA ... 214



<i><b>PGS.TS. Chu Hồng Thanh </b></i>


19. QUYỀN VĂN HOÁ VÀ ĐA DẠNG VĂN HOÁ: MỐI LIÊN HỆ VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ, THỰC TIỄN... 222


<i><b>ThS. NCS Nguyễn Quang Đức - PGS.TS Vũ Cơng Giao </b></i>


20. QUYỀN VĂN HĨA TRONG LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ ... 235


<i><b>Đoàn Văn Nhật - PGS.TS Vũ Công Giao </b></i>


21. PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỀ QUYỀN VĂN HOÁ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN ... 252


<i><b>ThS. NCS Lê Th Hương – PGS.TS Vũ Cơng Giao </b></i>


22. CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG BẢO ĐẢM
CÁC QUYỀN VỀ VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM ... 269


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>KHÁI NIỆM, NỘI HÀM CỦA QUYỀN VĂN HĨA</b>


<i><b>PGS. TS, Hồng Văn Nghĩa</b><b>x</b></i>


<b>I. KHÁI NIỆM VĂN HĨA VÀ QUYỀN VĂN HĨA </b>
<b>1.1. Văn hố </b>


Văn hóa, hiểu một cách phổ quát, là một tập hợp của những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung



sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.1


Dưới góc độ lịch sử, văn hóa là những gì cịn lại sau những chu trình lịch sử
khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Cựu Tổng
<i>Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã từng khẳng định: "Văn hóa phản ánh và thể </i>


<i>hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và </i>
<i>cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua </i>
<i>hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thơng các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và </i>
<i>lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".</i>2


Nếu như văn hóa được xem là phạm trù phổ quát về toàn bộ những giá trị
sáng tạo của con người, trong đó có vai trị đặc biệt là các giá trị tinh thần và những
giá trị vật chất ẩn chứa những giá trị tinh thần ấy, quyền con người nói chung và
quyền văn hóa nói riêng là những yêu sách và chế định về sự tự do của con người
đối với quá trình sáng tạo ra những giá trị văn hóa đó.


Ở nước ta, khái niệm quyền văn hoá, mặc dù là một bộ phận của quyền con


người, cịn xa lạ và hầu như ít được nhắc đến một cách chính xác về mặt chiết tự.3


Dưới góc độ luật pháp, quyền về văn hoá ở Việt Nam được ghi nhận trong hoạt
động của nhà nước Việt Nam. Cùng với các quyền và lợi ích khác của cơng dân như
quyền chính trị (bầu cử, ứng cử), quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền
học tập, quyền được bảo vệ sức khoẻ…. quyền văn hoá được đặt trong tổng thể các
quyền cơ bản của con người, và quyền văn hoá là nhân tố quan trọng hàng đầu cho


nhận thức và thực hiện các quyền khác.4



Nội hàm của quyền văn hoá bao gồm, như đã chỉ ra ở trên, là được tham gia


x<sub> Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Giảng viên cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. </sub>
1<sub> UNESCO, Cultural Diversity, </sub>


(truy cập 12.05.2018)


2<sub> (truy cập 12.05.2018) </sub>


3<i><sub> Bùi Hoài Sơn (2010), Bàn về khái niệm Quyền văn hóa, Hội di sản văn hóa Việt Nam, </sub></i>


(truy cập 19/7/2010).


4<sub> Phạm Tuấn Khải, “Quyền văn hoá- chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, bài </sub>


viết đăng trên website Cổng Thơng tin điện tử của Chính phủ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vào sáng tạo, được thực hành và được hưởng thụ các giá trị văn hóa. Các quyền này
đều có mối liên hệ chặt chẽ, khơng thể tách rời. Cá nhân sẽ không thể tham gia vào
quá trình sáng tạo giá trị văn hóa nếu khơng được tiếp cận, được thực hành và
<i>hưởng thụ các giá trị do người khác hay cộng đồng sáng tạo ra. Quyền được hưởng </i>


<i>thụ văn hoá (trong phạm vi hẹp như việc hưởng thụ các tác phẩm nghệ thuật, các </i>


<i>giá trị văn hoá vật chất hay tinh thần…) và quyền được thể hiện, thực hành văn hoá </i>
- tức là quyền mà các cá nhân và cộng đồng được bày tỏ, thể hiện những sáng tạo
mang tính riêng, cá nhân của mình.


Cách tiếp cận về quyền một mặt khẳng định chủ thể của quyền và mặt khác
chỉ ra trách nhiệm của chủ thể nghĩa vụ. Trong mối quan hệ này, cá nhân là chủ thể


chính yếu của quyền và Nhà nước là chủ thể nghĩa vụ chính yếu. Vì vậy, việc tơn
trọng và bảo đảm các quyền về văn hoá cho công dân, trước hết thuộc trách nhiệm
của Nhà nước. Chẳng hạn, Nhà nước cần tạo ra những sinh hoạt văn hoá, phổ biến
những tinh hoa văn hoá của đất nước và thế giới cho người dân. Đồng thời, cần tạo
điều kiện tối đa cho các cá nhân, cộng đồng, tổ chức được thể hiện văn hoá hay tính


sáng tạo của mình.5


Nền văn hóa được xây dựng ở Việt Nam phải là một nền văn hóa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân, nghĩa là các chính sách văn hóa phải mang tính
nhân văn, vì con người; nhằm mục đích phát huy hết tiềm năng, trí tuệ của con
người, thỏa mãn nhu cầu và quyền tiếp cận văn hóa của mỗi cá nhân.


Những quan điểm đó của Đảng được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp
luật của Nhà nước, qua sự tham gia của Việt Nam vào các điều ước quốc tế có liên
quan đến lĩnh vực văn hóa. Sự nhất quán trong chính sách văn hóa của Đảng và Nhà
nước Việt Nam là nhằm mục đích đảm bảo quyền hưởng thụ văn hóa của nhân dân
một cách cao nhất. Chính sách văn hóa đó hồn tồn phù hợp với xu hướng phát
triển của thế giới: đó là đảm bảo sự phát triển của đa dạng văn hóa, và quyền hưởng
thụ các giá trị văn hóa nhân loại.


Về bản chất, như ở trên chúng ta đã thừa nhận quyền tiếp cận văn hóa là
quyền con người cơ bản, mọi người đều bình đẳng trong tiếp cận văn hóa, và các
quyền đó được Nhà nước tơn trọng, thừa nhận và bảo đảm thực hiện, đó là: Tự do
tơn giáo, tín ngưỡng; Học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và
tham gia các hoạt động văn hoá khác; Quyền được thơng tin về lĩnh vực văn hóa;
Được Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận văn hoá.


Như vậy, khái niệm văn hóa được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng nhất,


văn hóa là tồn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm


5<i><sub>Bùi Hoài Sơn (2010), Bàn về khái niệm Quyền văn hóa, Hội di sản văn hóa Việt Nam, </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

mục đích phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người. Theo nghĩa này, văn
hóa có mặt trong tồn bộ hoạt động sống của con người, từ hoạt động sản xuất vật
chất, tổ chức xã hội đến sản xuất tinh thần. Văn hóa là phẩm chất trí tuệ và năng lực
sáng tạo hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp để nhân đạo hóa xã hội và hồn thiện
nhân cách con người. Theo nghĩa hẹp hơn, văn hóa liên quan tồn bộ hoạt động tinh
thần của xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII (1998) đã giới hạn khái niệm văn hóa trong các lĩnh vực
chủ yếu là xây dựng con người, xây dựng mơi trường văn hóa; phát triển văn học,
nghệ thuật; thông tin đại chúng; giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; bảo vệ di
sản văn hóa, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; chính sách văn hóa
trong tôn giáo... Đây là những lĩnh vực liên quan mật thiết tới việc xây dựng nền
tảng tinh thần của xã hội.


<b>1.2. Quyền văn hóa và quyền tiếp cận văn hóa </b>


Quyền văn hóa (QVH) là quyền cơ bản của mỗi cá nhân hay cộng đồng được
tham gia vào đời sống văn hóa, được hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa
nhằm khẳng định mình với tính cách là những nhân cách văn hóa và nhân tính tự
do. QVH là những quyền của con người trên lĩnh vực văn hóa, bao gồm quyền: a)
được tham gia vào đời sống văn hoá; b) được hưởng các lợi ích và những ứng dụng
của tiến bộ khoa học phục vụ cho lợi ích con người; c) được bảo hộ các quyền lợi
về tinh thần và vật chất phái sinh từ bất cứ sáng tạo khoa học, văn học, nghệ thuật
nào của mình; d) và quyền tự do không thể bị tước bỏ khỏi hoạt động sáng tạo và
nghiên cứu khoa học.



Quyền được tiếp cận văn hóa (QTCVH), theo nghĩa hẹp, là quyền được tham
gia vào đời sống văn hóa. Tuy nhiên, con người tham gia vào đời sống văn hóa
khơng chỉ với tính cách là những chủ thể bị động, đơn lẻ và biệt lập; trái lại, với tính
cách là những chủ thể tích cực, sáng tạo và trong mối liên hệ mật thiết với cộng
đồng, xã hội và với tồn bộ q trình khẳng định và hồn thiện nhân cách văn hóa
và nhân tính tự do của chính mình. Vì vậy, QTCVH, theo nghĩa rộng nhất của từ
này, chính là quyền văn hóa. QTCVH (access to culture) chỉ ra bản chất và nội hàm
của chủ thể sở hữu quyền đó và của chủ thể nghĩa vụ phải đáp ứng. Nó chỉ ra sự tiếp
cận bao hàm việc tham gia đầy đủ và sâu rộng vào tồn bộ q trình sản xuất ra đời
sống văn hóa, cũng như vào việc thể hiện, thực hành và sáng tạo ra các giá trị văn
hóa. Trong phạm vi đề tài này, QTCVH và QVH là hai khái niệm được sử dụng
thay thế lẫn nhau và mang ý nghĩa đồng nhất.


<b>1.3. Quyền văn hóa với tính cách là một quyền con người cơ bản </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

rằng, khái niệm “văn hóa” (culture) khơng dễ dàng được định nghĩa một cách chính
xác và được thống nhất trong cách hiểu đơn nhất của cộng đồng quốc tế. Một số học
<i>giả quan niệm rằng “văn hóa là tổng thể các hành vi và ý thức của một nhóm người </i>


<i>có chung truyền thống, thứ mà được chuyển giao và củng cố bởi các thành viên </i>
<i>trong nhóm người đó”, hoặc là “những hoạt động nghệ thuật và xã hội, sự bày tỏ và </i>
<i>các giá trị được thưởng thức bởi xã hội hoặc giai cấp, qua những tác phẩm nghệ </i>
<i>thuật, phong tục hay trang phục…”.</i>6<sub> Do đó, việc bảo vệ văn hóa trong luật nhân </sub>


quyền bao hàm hai nội dung: trước hết là quyền của con người được thực hiện và
tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thống của dân tộc, cộng đồng mình. Thứ hai,
việc bảo vệ văn hóa trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm cả bảo vệ các hoạt


động khoa học, văn học và nghệ thuật của xã hội.7<sub> Một số học giả khác lại cho rằng </sub>



văn hóa là một khái niệm “ẩn”, nó có thể có rất nhiều định nghĩa. Lý do là bởi vì nó
bao hàm rất nhiều yếu tố khơng chỉ bao gồm lịng tin, sự hiểu biết, tình cảm, văn
học nghệ thuật mà cịn là cả ngơn ngữ và hệ thống các biểu tượng khác, những thứ
được coi như phương tiện để thể hiện. Ngồi ra, nó cũng có thể bao hàm cả các nội
dung khác nữa, như các mối quan hệ thân thuộc, phương pháp giáo dục, tập tục
trong quan hệ xã hội, tập tục trong gia đình, các hoạt động sáng tạo nghệ thuật…
Văn hóa có thể được xem như một dạng đặc biệt của đạo đức và sự giao tiếp trong


một cộng đồng nhất định.8<sub> Điều này có thể được thấy trong cả hai phạm trù: cá nhân </sub>


và tập thể. Từng cá nhân đơn lẻ sẽ là người đại diện trong việc bày tỏ văn hóa, ví
dụ: là một nhân tố để đưa văn hóa vào đời sống thực tế. Do vậy, văn hóa khơng thể
tồn tại một cách trừu tượng, nó tồn tại thơng qua hoạt động của các cá nhân tham
gia. Hơn nữa, các hoạt động này sẽ tạo ra một hệ thống các giá trị và biểu tượng-


những thứ có thể được xác định là thuộc về nền văn hóa của chính những người đó.9


Văn hố là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử bằng lao động của mình và được nhân lên trong đời sống
và lao động. Văn hoá là tài sản chung của nhân loại và nó có một vị trí, vai trị cực
kỳ to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi
quốc gia. Chúng ta đều biết rằng, các dân tộc khác nhau thì có sự phát triển và sở
hữu các nền văn hố khác nhau, do đó, việc bảo vệ và phát triển văn hố chính là
tiêu chí để xác định sự bình đẳng và phát triển giữa các dân tộc, là thước đo quan
trọng để đánh giá việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người. Với
những ý nghĩa trên, quyền văn hoá là một nội dung cơ bản, quan trọng của quyền


6<i><sub>Từ điển Collins English Dictionary, Culture (Văn hóa), </sub></i>


(truy cập ngày 12.10.2010)



7<i><sub> Human rights Education Associates (Hiệp hội Giáo dục quyền con người), Quyền văn hóa (Right to </sub></i>
<i>culture), (truy cập ngày 20/10/2009). </i>
8<sub> UNESCO, The right to culure, </sub>


(truy cập 10.12.2018)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

con người và trở thành mối quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, trở thành vấn đề
thu hút sự chú ý và gây nhiều tranh luận trên nhiều diễn đàn trong nước, khu vực
và quốc tế.


Xuất phát từ chính sự đa dạng trong cách định nghĩa về văn hóa như vậy mà
các học giả cũng đưa ra nhiều quan điểm của mình về “quyền văn hóa”. Pháp luật
của hầu hết các quốc gia đều cho rằng mỗi người sinh ra đều đã có quyền về văn
hóa, bao gồm quyền hưởng thụ và phát triển đời sống văn hóa riêng của mình. Về ý
nghĩa của quyền văn hóa, nhiều học giả đánh giá rằng quyền văn hóa là vấn đề
trung tâm trong việc cân nhắc đến các quyền con người nhằm hướng đến một xã hội
trật tự hơn. Trật tự này không chỉ bao gồm sự công bằng mà cịn có cả quan điểm
thừa nhận sự đa dạng của các nền văn hóa cũng như sự hiểu biết rằng quyền văn


hóa là ln song hành cùng các quyền con người khác.10<sub> Quyền văn hóa là thứ rất </sub>


cần thiết cho việc tôn vinh và bảo vệ sự sáng tạo, cũng như truyền thống của con


người.11<sub> Quyền của từng cá nhân con người để hưởng thụ và phát triển văn hóa mà </sub>


không bị bất kỳ sự can thiệp nào từ phía nhà nước thì chính là một quyền con
người. Tuy nhiên, quyền văn hóa, suy cho cùng, cũng khơng phải là thứ khơng có


giới hạn. Nó sẽ bị giới hạn khi nó xâm phạm đến các quyền khác của con người.12



Cho đến nay, vấn đề quyền văn hóa vẫn chưa được hiểu biết một cách thấu đáo và
được bảo vệ chặt chẽ dưới góc độ pháp luật quốc tế. Điều này là bởi vì sự phức tạp
của vấn đề và thực tế quyền này cũng mới chỉ thật sự được chú ý đến thời gian gần
đây. Tuy vậy, có một điểm chung là, dưới hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con
người thì bất kỳ một chính phủ/quốc gia nào cũng đều phải có trách nhiệm thúc đẩy
và gìn giữ các hoạt động văn hóa, các tạo tác của nhân loại, đặc biệt là những thứ


mang giá trị toàn cầu.13


Quyền tiếp cận văn hoá là một quyền con người cơ bản được quy định và
bảo vệ bằng chế độ pháp lý quốc tế, khu vực và quốc gia. Trong hệ thống luật nhân
quyền quốc tế, quyền văn hoá thuộc nhóm quyền kinh tế xã hội và văn hố, được
quy định và cụ thể hoá trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người,
đặc biệt là trong Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người (do Đại hội đồng LHQ
thông qua năm 1948) và Công ước quyền kinh tế-xã hội và văn hóa (năm 1966).
<i>Điều 27, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người khẳng định: “Mọi người đều có </i>


<i>quyền tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, quyền thưởng thức nghệ thuật </i>
<i>và được chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích mà chúng đem </i>


10<sub> Như trên; </sub>


11<i><sub> Human rights Education Associates (Hiệp hội Giáo dục quyền con người), Quyền văn hóa (Right to </sub></i>
<i>culture), (truy cập ngày 20/10/2009). </i>
12<i><sub> Diana Ayton-Shenker, The Challenge of Human Rights and Cultural Diversity, xuất bản bởi the United </sub></i>


Nations Department of Public Information DPI/1627/HR—tháng 3/1995


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>lại”</i>1<i><sub>, đồng thời “Mỗi người đều có quyền bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần </sub></i>



<i>phát minh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của chính mình”</i>2<sub>. </sub>


Điều 15 Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế- xã hội văn hóa (Công ước
QKTXH-VH) quy định các quốc gia thành viên Cơng ước thừa nhận mọi người đều
<i>có quyền: a) Được tham gia vào đời sống văn hoá; b) Được hưởng các lợi ích của </i>


<i>tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó; c) Được bảo hộ các quyền lợi tinh thần </i>
<i>và vật chất phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của mình; </i>
<i>d) Quyền tự do không thể bị tước bỏ khỏi hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa </i>
<i>học…’. Đồng thời Công ước QKTXH-VH xác lập nguyên tắc theo đó, các quốc gia </i>


hội viên ký kết Cơng ước này cam kết sẽ ban hành những biện pháp cần thiết trong
việc bảo tồn, phát triển và phổ biến khoa học và văn hóa; cam kết tơn trọng quyền tự
do cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học và sáng tạo văn học nghệ thuật; ghi nhận
những lợi ích trong việc khuyến khích và phát triển những liên lạc và hợp tác quốc tế
trên lãnh vực khoa học và văn hóa.’ (Điều 15 (2,3,4) Cơng ước QKTXH-VH).


Theo Ủy ban về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc, các
quốc gia thành viên cần phải cung cấp thông tin về việc tạo lập quỹ cho việc thúc đẩy,
phát triển văn hóa và tham gia rộng rãi vào đời sống văn hóa bao gồm hỗ trợ cho các
sáng kiến cá nhân; thiết lập các thiết chế cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện chính sách
thúc đẩy, phát triển và tham gia rộng rãi vào đời sống văn hóa bao gồm hỗ trợ cho các
sáng kiến cá nhân, thiết lập các thiết chế cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện chính sách
thúc đẩy và tham gia rộng rãi vào hoạt động văn hóa như các trung tâm văn hóa, nhà
bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu bóng và biểu diễn nghệ thuật truyền thống.


Liên quan chặt chẽ đến quyền văn hóa và hưởng thụ các kết quả và tiến bộ
khoa học kỹ thuật, trong đó:



<i>Thứ nhất: nhà nước có trách nhiệm tơn trọng quyền tự do của cá nhân, tìm </i>


kiếm và nhận thơng tin về phát triển khoa học vào đời sống và áp dụng như là kết
quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật.


<i>Thứ hai, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền của cá nhân được hưởng thụ </i>


các phúc lợi từ tiến bộ khoa học đó. Điều 15 (4) Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội, văn hóa cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước phải khuyến
khích, phát triển các mối quan hệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học và
văn hoá…


<i>Thứ ba, Nhà nước cần thực hiện tận tâm có trách nhiệm đối với các công ước </i>


quốc tế về quyền con người nói chung và quyền văn hóa nói riêng, đặc biệt trong
việc ban hành các chương trình hành động và kế hoạch hàng năm về việc thực hiện
các quyền con người (trong đó có quyền văn hóa).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Quyền văn hóa còn được tiếp tục khẳng định trong nhiều văn kiện quốc tế
khác về quyền con người như: Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng
tộc (Điều 5 vi), Cơng ước về xố bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ (Điều 13 c); Công ước về quyền trẻ em (Điều 30 và 31)…


Mặc dù mỗi văn kiện có những quy định về nội dung, phạm vi, giới hạn của
<i><b>văn hoá và quyền văn hoá khác nhau, nhưng có thể khái qt rằng “Quyền văn hố </b></i>


<i><b>là quyền được bảo vệ, tiếp cận và tự do tham gia vào các hoạt động văn hố lành </b></i>
<i><b>mạnh có lợi cho sự phát triển của mỗi con người, mỗi cộng đồng, dân tộc và mỗi </b></i>
<i><b>quốc gia”. </b></i>



Như vậy, có thể hiểu: Quyền tiếp cận văn hóa có nghĩa là mỗi cá nhân và
cộng đồng có quyền được đòi hỏi và được hưởng thụ các sinh hoạt văn hố, có
quyền được thể hiện những sáng tạo văn hóa mang tính riêng, cá nhân của mình, có
quyền được tôn trọng và thừa nhận các phong tục, tập quán, lịch sử, hay những sự
khác biệt về văn hố. Nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng trọng việc đảm bảo
quyền tiếp cận văn hóa nói riêng cũng như lợi ích khác của mỗi cá nhân và cộng
đồng về văn hóa, chống lại sự phân biệt đối xử trong các sinh hoạt văn hoá và xã
hội, thể hiện trước hết là ở việc ban hành và thực thi các chính sách văn hóa nhằm
để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của quốc gia.


<b>II. NỘI HÀM CỦA QUYỀN VĂN HÓA </b>


Nội hàm hay nội dung cơ bản của quyền văn hóa gồm 5 yếu tố cấu thành,
cũng đồng thời được xem là năm khía cạnh của quyền văn hóa hay bốn quyền cơ
<i>bản của quyền văn hóa, đó là: a) quyền đối với bản sắc văn hóa (right to cultural </i>


<i>identity) hay cịn gọi là quyền riêng biệt về văn hóa; b) được tham gia vào đời sống </i>
<i>văn hoá; c) quyền được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng </i>
<i>của nó; d) quyền được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ bất kỳ </i>
<i>sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của mình; e) quyền tự do khơng thể bị </i>
<i>tước bỏ khỏi hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học… </i>


<b>2.1. Quyền riêng biệt về văn hóa </b>


Quyền riêng biệt về văn hóa đã đạt được sự thừa nhận rộng rãi thông qua sự
phát triển quyền của các nhóm người nhỏ (thiểu số) đối với nền văn hóa của chính
bản thân họ. Điều 27 Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR-
<i>International Covenant on Civil and Political Rights) quy định rõ rằng “các tộc </i>


<i>người thiểu số có quyền hưởng nền văn hóa của riêng họ” (mà không bao giờ bị </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>biệt để coi họ là khác biệt và tôn trọng điều ấy” (Điều 1.2 của Tuyên ngôn </i>


UNESCO về chủng tộc và thành kiến chủng tộc 1978).


<b>2.2. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa </b>


<i>Tổ chức UNESCO đã khẳng định rằng “quyền tiếp cận văn hóa là một cơ hội </i>


<i>cụ thể, rõ ràng cho bất kỳ ai, đặc biệt là qua những thành quả sáng tạo trong những </i>
<i>điều kiện kinh tế xã hội phù hợp để tự do thu nhận thông tin, sự giáo dục, kiến thức </i>
<i>và sự hiểu biết cũng như thưởng thức các giá trị văn hóa và tài sản văn hóa”. Cơ </i>


hội cụ thể này bảo đảm cho tất cả chúng ta – những nhóm người hay cá nhân đơn lẻ
có thể tự do bày tỏ ý kiến, giao tiếp, hành động và tham gia các hoạt động sáng tạo
để phát triển đầy đủ nhân cách bản thân, cho một xã hội hài hịa và sự tiến bộ của
văn hóa trong xã hội (Những kiến nghị cho sự tham gia rộng rãi của mọi người vào


đời sống văn hóa, UNESCO 1976).14


Khi đó, vai trị của Nhà nước là bảo đảm mỗi cá nhân đều có thể tự do theo
đuổi các hoạt động văn hóa của mình. Nếu những hoạt động này chồng lấn đến việc
hưởng thụ các quyền khác, ví dụ như quyền tự do ngơn luận, lập hội hay hội họp,
Nhà nước cần phải bảo vệ các quyền này khỏi sự can thiệp của các bên liên quan.
Sự hưởng thụ văn hóa địi hỏi cả hưởng thụ về tinh thần cũng như vật chất. Do đó,
nhà nước có vai trị quan trọng là cung cấp các điều kiện cần thiết cho sự tham gia
của các chủ thể vào đời sống văn hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý là nguyên tắc không
phân biệt đối xử sẽ đòi hỏi những sự khác biệt chỉ được tạo ra trên cơ sở đối tượng
và lý do hợp lý.



<b>2.3. Quyền thụ hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng của nó </b>


Tiến bộ khoa học không chỉ bao hàm tiến bộ sinh học hay kỹ thuật mà còn là tiến
bộ về khoa học xã hội và nhân văn. Nhà nước phải tôn trọng quyền của mỗi cá nhân
được thông tin về tiến bộ khoa học và việc ứng dụng nó. Ở mức độ khác, Nhà nước bảo
đảm quyền của mỗi cá nhân được thụ hưởng thành quả, lợi ích của sự tiến bộ này.


Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra ở đây là “thế nào là lợi ích?”. Về điểm này,
Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích sự phát triển của khoa học theo hướng
cái gì là có ích, mà khơng phải là phản lợi ích, đối với lợi ích chung của tồn xã hội.
Do vậy, sẽ rất quan trọng khi Nhà nước phải lựa chọn những cách thức để ngăn
chặn việc sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế hay phủ nhận các quyền con
người khác như (quyền về) sức khỏe, mạng sống hay riêng tư…


<b>2.4. Quyền được bảo vệ các giá trị tinh thần và vật chất là kết quả của </b>
<b>bất kỳ sự sáng tạo nào về khoa học, văn học và nghệ thuật mà người thụ hưởng </b>
<b>là tác giả của các giá trị đó </b>


Điều 1 Cơng ước về bản quyền tồn cầu năm 1952 (sửa đổi năm 1971) đã chỉ


14<sub> UNESCO, The right to culure, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

ra nghĩa vụ của nhà nước trong trong việc tôn trọng, bảo đảm và thực thi quyền
được bảo vệ các giá trị tinh thần và vật chất là kết quả của bất kỳ sự sáng tạo nào về
khoa học, văn học và nghệ thuật mà người thụ hưởng là tác giả của các giá trị đó.
<i>Theo đó: “mỗi Nhà nước cần phải cung cấp sự bảo vệ đầy đủ và hiệu quả quyền tác </i>


<i>giả và chủ sở hữu bản quyền trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bao </i>
<i>gồm các tác phẩm viết, âm nhạc, kịch nói, điện ảnh, tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc </i>
<i>hay chạm trổ”. </i>



<b>2.5. Quyền tự do không thể bị tước bỏ khỏi hoạt động sáng tạo và nghiên </b>
<b>cứu khoa học hay quyền được tôn trọng sự tự do cần thiết cho các hoạt động </b>
<b>khoa học và sáng tạo </b>


Quyền tự do không thể bị tước bỏ khỏi hoạt động sáng tạo và nghiên cứu
khoa học hay quyền được tôn trọng sự tự do cần thiết cho các hoạt động khoa học
<i>và sáng tạo là một bộ phận khơng thể tách rời của quyền văn hóa. Tun bố về các </i>
nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về văn hóa (UNESCO năm 1966) đã khẳng định
rằng: Mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ phát triển nền văn hóa của mình (Điều 1)
và hợp tác về văn hóa là quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người, mọi quốc gia,
những chủ thể có thể chia sẻ với quốc gia này hoặc quốc gia kia kiến thức và kỹ
năng của dân tộc mình (Điều 6). Đây là những vấn đề liên quốc gia, tuy nhiên
chúng ta có thể nhìn thấy những vấn đề nội tại rất quan trọng từ việc nhấn mạnh đến
quyền của người dân tộc thiểu số trong việc hưởng thụ nền văn hóa riêng của họ
(Điều 27, Tuyên bố của các dân tộc thiểu số, Điều 2.1 và 2.5). Khía cạnh khoa học
đã được bàn luận rất kỹ lưỡng trong Hội nghị toàn thể của UNESCO về đề xuất địa
vị cho các nhà nghiên cứu khoa học năm 1974. Theo đó, các quốc gia sẽ phấn đấu
để sử dụng kiến thức khoa học và công nghệ để thúc đẩy đời sống văn hóa và tự


nhiên của cơng dân nước mình cho phù hợp với mục tiêu của Liên hợp quốc.15


Các văn kiện quốc tế, bao gồm Tuyên ngôn Thế giới (Điều 27) về quyền
con người và Công ước các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Điều 15), cũng như
<i>các văn kiện pháp lý quốc tế khác, như Công ước về ngăn chặn và trừng trị các </i>


<i>tội phạm về diệt chủng và Nguyên tắc hợp tác quốc tế về văn hóa của </i>


UNESCO,... đều đặc biệt khẳng định các quyền về văn hóa, với tính cách là một
bộ phận không thể tách rời của các quyền con người. Điều 27 Tuyên ngôn quy


<i>định: “Mỗi cá nhân có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của mỗi cộng </i>


<i>đồng, hưởng thụ các giá trị nghệ thuật và chia sẻ tiến bộ khoa học cũng như lợi </i>
<i>ích của nó. Mỗi người có quyền bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần là kết </i>
<i>quả của các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, văn học, nghệ thuật của </i>


15<sub> UNESCO, The right to culure, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>mình”.</i>16<i><sub> Cơng ước về ngăn chặn và trừng trị các tội phạm về diệt chủng (Điều 2) </sub></i>


đã quy định về việc nghiêm cấm hành vi cố ý hủy diệt nền văn hóa của nhân
<i>loại; Nguyên tắc hợp tác quốc tế về văn hóa của UNESCO (Điều 1) quy định: 1. </i>
Mỗi nền văn hóa có một bản sắc và giá trị nhất định và cần được tơn trọng và giữ
gìn; 2. Mỗi người có quyền và nghĩa vụ phát triển nền văn hóa của mình; 3.
Trong sự đa dạng và phong phú, trong sự ảnh hưởng qua lại giữa chúng, tất cả
các nền văn hóa tạo nên di sản chung đều thuộc về nhân loại./.


</div>

<!--links-->
Tài liệu Chương 4. Khái niệm cơ bản của hóa học tinh thể docx
  • 74
  • 634
  • 0
  • ×