Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Phân tích rủi ro tài chính dự án xây dựng bệnh viện nghiên cứu bệnh viện cấp cứu thành phố bảo lộc tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Khoa Kỹ thuật Xây dựng

LÊ MẬU LỘC

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN XÂY
DỰNG BỆNH VIỆN: NGHIÊN CỨU BỆNH VIỆN
CẤP CỨU THÀNH PHỐ BẢO LỘC TỈNH LÂM
ĐỒNG
Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành

: 60. 58. 03. 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN MINH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :

PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ
Cán bộ chấm nhận xét 1 :

TS. ĐỖ TIẾN SỸ
Cán bộ chấm nhận xét 2 :



TS. ĐẶNG THỊ TRANG
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM ngày tháng năm
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
thạc sĩ)
1. PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN
2. TS. TRẦN ĐỨC HỌC
3. TS. ĐỖ TIẾN SỸ
4. TS. ĐẶNG THỊ TRANG
5. TS. LÊ HOÀI LONG

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ MẬU LỘC
MSHV: 7140106
Ngày, tháng, năm sinh: 17/06/1986


Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số : 60.58.03.02

I. TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN :
NGHIÊN CỨU BỆNH VIỆN CẤP CỨU THÀNH PHỐ BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
- Nhận dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện.
- Xếp hạng và phân tích rủi ro định tính các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh
viện
- Thẩm định tài chính đối với dự án bệnh viện
- Đề xuất biện pháp làm giảm sự tác động của rủi ro tài chính đối với dự án bệnh viện.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 10/07/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/06/2018
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ

Tp. HCM, ngày 17 tháng 06 năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. NGUYỄN MINH HÀ
TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Minh Hà, thầy là
người đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Đồng
thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô giảng dạy cao học chuyên ngành
Quản lý xây dựng - Đại học Bách Khoa TPHCM đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức hữu ích trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tác giả cũng xin cảm ơn tất cả các chuyên gia đã nhiệt tình chia sẻ những kiến
thức cũng như kinh nghiệm quý báu của mình để giúp tác giả hồn thành được luận
văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tác
giả có thể vượt qua những lúc khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn.

TP. HCM, ngày 17 tháng 06 năm 2018

Lê Mậu Lộc

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV: 7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu về các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án xây

dựng bệnh viện. Nghiên cứu tìm hiểu từ sự tác động của các yếu tố rủi ro định lượng
đó thì hiệu quả tài chính dự án sẽ thay đổi ra sao.
Các yếu tố rủi ro được nhận diện thơng qua tìm hiểu sách báo, các luận văn đi
trước. Từ đó, một bảng tổng hợp câu hỏi được lập và gửi đến 03 chuyên gia để tạo ra
được bảng câu hỏi sơ bộ. Sau đó gửi bảng này tới 05 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
trong quản lý dự án bệnh viện để điều chỉnh bảng câu hỏi. Sau đó bảng câu hỏi hồn
chỉnh được lập rồi gửi đến các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cho đến khi thu về
151 bản đạt yêu cầu. Các yếu tố rủi ro sẽ được xếp hạng dựa trên tích của khả năng
xảy ra và mức độ ảnh hưởng. Sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để
phân nhóm các yếu tố. Kết quả phân tích EFA cho thấy có 06 nhóm rủi ro chính ảnh
hưởng đến tài chính dự án xây dựng bệnh viện: nhóm rủi ro về năng lực các bên tham
gia dự án, nhóm rủi ro về kinh doanh, nhóm rủi ro về tài chính, nhóm rủi ro về năng
lực khai thác dự án, nhóm rủi ro về an tồn lao động, nhóm rủi ro về chính sách. Các
yếu tố rủi ro đinh lượng xếp hạng cao được tìm thấy ở trên sẽ được đưa vào thẩm định
tài chính, thơng qua hai chỉ tiêu: NPV và IRR, bằng mô phỏng Monte Carlo để xem
mức ảnh hưởng nó như thế nào. Kết quả mô phỏng cho thấy dự án rất đáng để đầu tư,
và khi đầu tư dự án này thì chủ đầu tư phải lưu ý đến việc thu hút nhiều bệnh nhân
khám và điều trị nội trú bệnh viện.
Cuối cùng, từ các nhân tố rủi ro được nhận dạng, có 15 biện pháp ứng phó vởi
rủi ro được đề xuất và kiểm chứng các đề xuất đó. Điều này cũng hỗ trợ thêm cho chủ
đầu tư thực hiện tốt kiểm soát rủi ro và đưa ra những quyết định đúng đắn khi đầu tư
vào dự án bệnh viện.

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV: 7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà


ABTRACT
The thesis aimed to research risk factors which affect to the finance of the
hospital construction project. Therefrom be able to see how the project financial
feasibility changed under the impact of them.
First of all, the risk factors were identified basing on previous theses and
journals, a questionnaire was prepared and sent to 03 experts to create a rudimentary
questionnaire. Then, this questionnaire was sent to five relevant expert persons to
amend and finalize the initial questionnaire. After that, the final questionnaire was
sent to expert persons in construction field until collecting 151valid ones. The risk
factors were ranked basing on the multiplication result between the possibility of
occurrence and impact level. And then the EFA analysis was done. The result showed
four official risk groups that affected the finance of the hospital project. They were:
The qualification of parties in the project, the business, the finance and the project
exploitation. The high ranked quantitative risk factor were used for the project
appraisal basing on two criterias: NPV (net present value) and IRR (Internal rate of
return) through the Monte Carlo simulation tool. The result of the simulation pointed
out that the project was feasible and the client should actract inpatient patiens
checking and treating.
Final, 15 methods were to deal with the risk proposed and verified with risk
factors which were identified to support the client could well control the risks and be
good at giving right decision when invested for the project.

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV: 7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DỰ ÁN XÂY
DỰNG BỆNH VIỆN : NGHIÊN CỨU BỆNH VIỆN CẤP CỨU THÀNH PHỐ BẢO
LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG”

là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Nội dung

nghiên cứu được thực hiện là hồn tồn trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung của luận văn này.

TP. HCM, tháng 06 năm 2018

LÊ MẬU LỘC
Học viên cao học Khoá 2014
Chuyên ngành: Quản lý Xây Dựng
Trường Đại học Bách Khoa TPHCM

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV: 7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

NỘI DUNG THỰC HIỆN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 6
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu: ............................................................................. 6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 7
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 7
1.5. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. 7

1.6. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN DỰ ÁN ........................................................................ 9
2.1.Giới thiệu khái quát về bệnh viện ....................................................................... 9
2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư................................................... 11
2.2.1.Phương pháp giá trị hiện tại tương đương (NPV) ....................................... 12
2.2.2.Phương pháp suất thu lợi nội tại (IRR) ....................................................... 12
2.3.Các quan điểm phân tích tài chính .................................................................... 13
2.3.1.Quan điểm tổng đầu tư ............................................................................... 13
2.3.2.Quan điểm chủ đầu tư (Quan điểm chủ sở hữu) ......................................... 14
2.4.Quản lý rủi ro dự án ......................................................................................... 14
2.4.1.Xác định mục đích ..................................................................................... 14
2.4.2.Nhận dạng rủi ro ........................................................................................ 15
2.4.3.Phân tích rủi ro .......................................................................................... 15
2.4.4.Phản ứng lại rủi ro ..................................................................................... 17
2.4.5.Kiểm soát rủi ro ......................................................................................... 17
2.5.Phân tích rủi ro tài chính .................................................................................. 17
2.6.Các nghiên cứu tương tự: ................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 28
1

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

3.1.Quy trình nghiên cứu:....................................................................................... 28
3.1.1.Xác định đề tài nghiên cứu:........................................................................ 29
3.1.2.Nhận dạng các yếu tố rủi ro ....................................................................... 29

3.1.3.Xếp hạng các yếu tố rủi ro ......................................................................... 29
3.1.4.Phân tích rủi ro định tính............................................................................ 29
3.1.5.Thẩm định tài chính: .................................................................................. 30
3.1.6.Đề xuất các biện pháp ứng phó với rủi ro ................................................... 30
3.1.7.Kiểm chứng các đề xuất ............................................................................. 31
3.2.Các phương pháp, công cụ nghiên cứu ............................................................. 31
3.3.Thu thập dữ liệu ............................................................................................... 31
3.3.1.Quy trình thu thập dữ liệu .......................................................................... 31
3.3.2.Thiết kế bảng câu hỏi: ................................................................................ 33
3.3.2.1.Cấu trúc phân chia rủi ro (Risk break down structure – RBS) : ............ 33
3.3.2.2.Cấu trúc bảng câu hỏi: ......................................................................... 34
3.3.3.Phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu: ..................................................... 35
3.4.Các công cụ nghiên cứu và phân tích dữ liệu .................................................... 35
3.4.1.Các cơng cụ nghiên cứu ............................................................................. 35
3.4.2.Phân tích dữ liệu ........................................................................................ 36
3.4.2.1.Xếp hạng rủi ro ................................................................................... 36
3.4.2.2.Phân tích các yếu tố rủi ro bằng phần mềm SPSS ................................ 37
3.4.2.2.1.Phân tích độ tin cậy ( hệ số cronbach’s alpha) ............................... 37
3.4.2.2.2.Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................... 37
3.4.2.3.Mô phỏng Monte carlo bằng phần mềm crystal ball. ........................... 40
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO ẢNH HƯỞNG TÀI CHÍNH DỰ ÁN BỆNH
VIỆN......................................................................................................................... 42
4.1.Phân tích định tính ........................................................................................... 42
4.1.1.Thơng tin chung ......................................................................................... 43
4.1.1.1.Đơn vị cơng tác ................................................................................... 43
4.1.1.2.Vị trí cơng tác...................................................................................... 44
4.1.1.3.Thời gian cơng tác ............................................................................... 44
2

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

4.1.1.4.Quy mô dự án từng tham gia ............................................................... 45
4.1.1.5.Hiểu biết về rủi ro................................................................................ 45
4.1.2.Phân tích số liệu khảo sát ........................................................................... 46
4.1.2.1.Kiểm tra thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha) ....................................... 46
4.1.2.1.1.Khả năng xảy ra ............................................................................ 46
4.1.2.1.2.Mức độ ảnh hưởng ........................................................................ 47
4.1.2.2.Phân tích thống kê mô tả ..................................................................... 48
4.1.2.2.1.Khả năng xảy ra ............................................................................ 48
4.1.2.2.2.Mức độ ảnh hưởng ........................................................................ 49
4.1.2.2.3.Xếp hạng các nhân tố rủi ro .......................................................... 50
4.1.2.3.Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) ......... 55
4.2.Thẩm định tài chính.......................................................................................... 60
4.2.1.Giới thiệu dự án ......................................................................................... 60
4.2.1.1 .Vị trí xây dựng................................................................................. 60
4.2.1.2 .Địa hình địa chất .............................................................................. 61
4.2.1.3.Khí hậu................................................................................................ 61
4.2.1.4
4.2.2.

Dự kiến quy mơ .......................................................................... 62
Phân tích hiệu quả tài chính chưa xét đến yếu tố rủi ro ......................... 73

4.2.2.1. Tổng mức đầu tư ................................................................................ 73
4.2.2.1.1. Chi phí xây dựng.......................................................................... 73

4.2.2.1.2. Chi phí thiết bị ............................................................................. 73
4.2.2.1.3. Chi phí quản lý dự án ................................................................... 74
4.2.2.2. Lich vay vốn ...................................................................................... 76
4.2.2.3. Kế hoạch trả nợ .................................................................................. 76
4.2.2.4. Chi phí dự phịng ................................................................................ 78
4.2.2.5. Dự kiến khấu hao hàng năm ............................................................... 80
4.2.2.6. Bảng doanh thu và chi phí chi tiết....................................................... 83
4.2.2.7. Báo cáo thu nhập dự án ...................................................................... 83
4.2.2.8. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (quan điểm nhà cho vay)
....................................................................................................................... 90
4.2.2.9. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (quan điểm chủ sở hữu) 96
3

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ
4.2.3.

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

Phân tích hiệu quả tài chính có xét đến yếu tố rủi ro ............................. 98

4.2.3.1. Tỷ lệ lạm phát qua các năm ................................................................ 98
4.2.3.2. Số lượng bệnh nhân .......................................................................... 101
4.2.3.2.1. Khám và điều trị ngoại trú......................................................... 101
4.2.3.1.2. Khám và điều trị nội trú ............................................................ 103
4.2.3.1.3. Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu .................................................... 104
4.2.3.1.4. Số bệnh nhân phẫu thuật ........................................................... 105
4.2.3.1.5. Số bệnh nhân thủ thuật .............................................................. 107

4.2.3.3. Lãi suất ngân hàng............................................................................ 108
4.2.3.4. Lãi suất mong muốn của chủ đầu tư ................................................. 111
4.2.3.5. Hiệu quả tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư ....................... 112
4.2.3.5.1. Giá trị hiện tại tương đương (NPV) ............................................ 119
4.2.3.5.2. Suất thu lợi nội tại (IRR) ............................................................ 120
4.2.3.5.3. Hiệu số giữa suất thu lợi nội tại và chi phí sử dụng vốn bình qn
(IRR1-WACC) .......................................................................................... 122
4.2.3.6. Hiệu quả tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư (chủ sở hữu) .... 123
4.2.3.6.1. Giá trị hiện tại tương đương (NPV2) .......................................... 126
4.2.3.6.2. Suất thu lợi nội tại (IRR2) .......................................................... 127
4.2.3.6.3. Hiệu số giữa suất thu lợi nội tại và suất sinh lời chủ sở hữu (IRR2RE) ............................................................................................................ 129
4.2.3.7. Phân tích độ nhạy ............................................................................. 130
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP ỨNG PHĨ VỚI RỦI RO .......................................... 134
5.1.Các biện pháp ứng phó rủi ro.......................................................................... 134
5.2.Kiểm chứng các biện pháp ứng phó rủi ro ...................................................... 135
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 139
6.1.Kết luận.......................................................................................................... 139
6.2.Kiến nghị ....................................................................................................... 140
6.2.1.Những hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 140
6.2.2.Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 140
4

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

Phụ lục: Tài liệu tham khảo ................................................................................. 141


5

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu chung
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: con người là tài nguyên quý báu
nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Trong đó, sức khỏe là tài sản quý báu của
mỗi người, mỗi gia đình, xã hội, của đất nước. Vì vậy sức khỏe của mỗi người là một
nhân tố quan trọng trọng sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Các nước phát triển như Hoa kỳ sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, ở đó bệnh viện
được đầu tư rất lớn: gồm máy móc thiết bị, hệ thống đào tạo bác sĩ….Tại Hoa kỳ thì
bệnh viện tuyến cơ sở ưu tiên hơn bệnh viện tuyến trên cịn ở nước ta thì ngược lại
Nếu chỉ chú trọng đến bệnh viện tuyến trên thì người dân có xu hướng kéo lên
các bệnh viện tuyến trên, bênh viện lớn với mục đích đảm bảo sự sống của mình, họ
khơng muốn vào những bệnh viện mà sự rủi ro cao. Vào ngày 16.09 bộ y tế đã tổ chức
hội nghị xây dựng và phát triển y tế cơ sở. Bộ trưởng y tế coi tầm quan trọng của y tế
cơ sở, là xương sống của hệ thống y tế Việt nam, cứu cánh cho dân nghèo.
Thành phố Bảo Lộc Lâm Đồng có dân số trên 153.000 người (theo số liệu năm
2009) mà chỉ có một bệnh viện đa khoa với quy mô 150 giường bệnh, trang thiết bị
hiện đại chưa có. Vì vậy tình trạng q tải ln xảy ra, tình trạng bệnh nhân nặng thêm
do cấp cứu không kịp thời (nhất là một số bệnh về tim mạch, đột quỵ…) ảnh hưởng
xấu đến xã hội, các cơ sở khám chữa bệnh khơng có giấy phép xuất hiện gây bức xúc
trong xã hội. Nói chung bệnh viện cơng thì thiếu, trang thiết bị hiện đại chưa đầy đủ,

cở sở y tế tư nhân đạt chuẩn thì lại thiếu. Theo nghị định 53 năm 2006 về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập ban hành ngày 25
tháng 05 năm 2006, trong đó có y tế. Một nghiên cứu đánh giá về loại hình này tại
Việt nam cho các tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở y tế tư nhân ở tuyến tỉnh chưa
có.Vì vậy nghiên cứu về phân tích rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện là
cần thiết.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu:
Lâm Đồng là một tỉnh nghèo của nước ta, nguồn thu chủ yếu là nơng nghiệp và
du lịch, đời sống cịn nhiều khó khăn. Bảo Lộc tuy là thành phố thuộc tỉnh nhưng bệnh
viện vẫn trong tình trạng thiếu, trang thiết bị hiện đại của bệnh viện còn thiếu, bệnh
nhân khi nhập viện điều trị không được sẽ đưa lên tuyến trên, làm mất rất nhiều thời
6

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

gian làm cho bệnh càng nặng thêm, bệnh để lâu càng khó chữa, đặc biệt là một số bệnh
cần thời gian điều trị nhanh như về não, tim mạch. Trong khi đó các cở sở y tế không
chất lượng, không trang thiết bị hiện đại thì mọc ra nhiều
Từ những thực tế như vậy, cần có một nghiên cứu cụ thể về việc đầu tư xây
dựng bệnh viện cấp cứu đạt chuẩn. Nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố rủi
ro ảnh hưởng đến tài chính khi xây dựng dự án này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu gồm bốn mục tiêu chính như sau:
- Nhận dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện.
- Xếp hạng và phân tích rủi ro định tính các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính dự

án bệnh viện
- Thẩm định tài chính đối với dự án bệnh viện
- Đề xuất biện pháp làm giảm sự tác động của rủi ro ảnh hưởng tài chính đối
với dự án bệnh viện.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện. Dự án cụ thể trong
nghiên cứu này là bệnh viện cấp cứu thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
- Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư
- Đối tượng khảo sát: là các chuyên gia làm việc cho chủ đầu tư, nhà thầu, tư
vấn giám sát, tư vấn thiết kế đã từng tham gia thực hiện dự án bệnh viện, các chuyên
gia là bác sĩ làm công việc quản lý tại các bệnh viện ở Lâm Đồng
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2016.
- Đối tượng nghiên cứu: phân tích hiệu quả tài chính dưới ảnh hưởng của các
yếu tố rủi ro
1.5. Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu là tài liệu giúp chủ đầu tư tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư
vào dự án xây dựng bệnh viện cấp cứu tại thành phố Bảo Lộc. Từ đó có thể khuyến
khích có thêm những nghiên cứu khác cho các dự án tương tự cho các tỉnh khác trên
cả nước với mong muốn ngày càng có nhiều dự án xây dựng đạt chuẩn như trên được
thực hiện .

7

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà


1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 6 chương:
Chương 1: đặt vấn đề, ở chương này thì trình bày xác định vấn đề nghiên cứu
cũng như mục tiêu nghiên cứu
Chương 2: tổng quan, giới thiệu tổng quát các định nghĩa
Chương 3: phương pháp nghiên cứu, giới thiệu quy trình nghiên cứu, cơng cụ
nghiên cứu
Chương 4 phân tích rủi ro ảnh hưởng tài chính dự án bệnh viện bao gồm phân
tích rủi ro định tính và thẩm định tài chính đối với dự án bệnh viện
Chương 5 các biện pháp ứng phó với rủi ro, ở chương này đề xuất các biện
pháp ứng phó rủi ro ảnh hưởng dự án bệnh viện và kiểm chứng các đề xuất đó
Chương 6 kết luận và kiến nghị, nghiên cứu được những gì, những hạn chế và
hướng nghiên cứu tiếp theo

8

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN DỰ ÁN
2.1.Giới thiệu khái quát về bệnh viện
2.1.1. Khái niệm
Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ
chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe tồn diện cho nhân dân, cả
phịng bệnh, chữa bệnh và dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và
mơi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa

học. ( Tài liệu đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong các cơ sở y tế - Bộ y tế, 2009)[1]
2.1.2. Phân tuyến hệ thống bệnh viện
Theo tài liệu đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong các cơ sở y tế - Bộ y tế,
2009)[1]. Hệ thống khám chữa bệnh gồm 3 tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, đảm bảo
tính liên tục về cấp độ chuyên môn.
Tuyến 1 bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hang III, gồm có các bệnh viện
quận huyện thị xã, (gọi chung là bệnh viện huyện), bệnh viện đa khoa khu vực liên
huyện, một số bệnh viện ngànhvà bệnh viện tư nhân, cung cấp dịch vụ khám chữa
bệnh cơ bản; tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng, từ các trạm y tế cơ sở
Tuyến 2 bao gồm các bệnh viện đa khoa , chuyên khoa tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương, bệnh viện tư nhân, một số bệnh viện ngành tại thành phố trực thuộc
trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh vện hạng II trở lên; cung cấp các dịch vụ khám chữa
bệnh với các vớ các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành đáp ứng hầu hết nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân nhân, ; là cơ sở thực hành cho học sinh trường y- dược
trong tỉnh , thành phố. Mỗi tỉnh có ít nhất một bệnh viện đa khoa, quy mô từ 300-800
giường, theo tỷ lệ giường bệnh phục vụ từ 1600-1800 dân
Tuyến 3 bao gồm bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng I, hoặc hạng đặc biệt, là tuyến
thực hiện các kỹ thuật, chuyên khoa sâu, nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở thực
hành cho các sinh viên các trường đại học Y-Dược. Duy trì và phát triển các bệnh viện
đa khoa trung ương hiện có, với quy mô 500-1500 giường
2.1.3. Phân loại bệnh viện
Theo tài liệu đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong các cơ sở y tế - Bộ y tế,
(2009)[1]. Quy định của bộ y tế, căn cứ vào vị trí chức năng, nhiệm vụ, quy mô và nội

9

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

dung hoạt động, cơ cấu lao động và trình độ cán bộ, khả năng chuyên môn, cở sở hạ
tầng, và trang thiết bị bệnh viện được phân hạng thành 4 hạng
Bệnh viện hạng 1: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc bộ y tế, một số
bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ kỹ
thuật cao, được trang bị hiện đại, có chuyên khoa sâu, hạ tầng cơ sở phù hợp
Bệnh viện hạng 2 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương , một số bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện ngành, có khả năng chun
mơn, có đội ngũ cán bộ đa khoa, chun khoa, có trang thiết bị phù hợp, đủ khả năng
hỗ trợ cho bệnh viện hạng 3
Bệnh viện hạng 3 và 4 lả đơn vị độc lập hoặc một bộ phận cấu thành trung tâm y tế
huyện , thị, một số bệnh viện ngành làm nhiệm vụ khám chữa bệnh thông thường, chỉ
đạo chuyên môn đối với y tế xã phường, trường học để làm nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu
2.1.4. Bệnh viện cấp cứu
Áp dụng tiêu chuẩn 4470-2012 về tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa. Bao
gồm các khoa: khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú, khoa nội, khoa ngoại, khoa phụ
sản, khoa nhi, khoa truyền nhiễm, khoa cấp cứu, khoa hồi sức tích cực và chống độc,
khoa y học cổ truyền, khoa vật lý trị liệu-phục hồi chức năng, khoa ung bướu, khoa y
học hạt nhân, khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức, khoa chẩn đốn hình ảnh, khoa xét
nghiệm, khoa giải phẫu bệnh, khoa lọc máu, khoa nội soi, khoa dược, khoa dinh
dưỡng…
Áp dụng quyết định 33 năm 2005 bộ y tế về tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu
và khoa hồi sức tích cực và chống độc.
*Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
- Yêu cầu về khu đất xây dựng:
+ Vị trí phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, giao thơng thuận lợi và có tính
đến nhu cầu phát triển trong tương lai.

+ Vệ sinh thơng thống, tránh các khu đất có mơi trường ơ nhiễm.
+ Phù hợp với phân khu chức năng được xác định trong quy hoạch tổng mặt
bằng của đô thị.
+ Quy mô và diện tích sàn/giường bệnh phải phù hợp.
10

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

- Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng:
+ Bố cục mặt bằng phải đảm bảo: hợp lý, không chồng chéo giữa các bộ phận,
trong từng bộ phận, điều kiện vệ sinh phòng bệnh tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển của
bệnh viện trong tương lai.
+ Khơng gian của tịa nhà, từng bộ phận của các khối đáp ứng các yêu cầu: đáp
ứng điều kiện vận chuyển thuốc men dụng cụ y tế, thực phẩm, rác,…có sự cách ly giữa
các khoa đặc thù với các khoa khác
+ Hệ thống giao thông phân luồng, khơng chồng chéo, lộn xộn, phải có tối thiểu
hai cổng ra vào, phải có đường để xe phịng cháy chữa cháy tới được, hệ thống hành
lang phải có mái che
Bệnh viện cấp cứu Bảo Lộc gồm các khoa chính sau: Khoa cấp cứu tổng hợp,
khoa nội tim mạch tổng quát, khoa hồi sức tích cực và chống độc, khoa khám bệnh,
khoa bệnh lý mạch máu não, khoa dược, khoa thần kinh, khoa chuẩn đốn hìnhảnh.
Khoa cấp cứu tổng hợp là khoa chủ đạo của bệnh viện, tiếp nhận tất cả bệnh nhân
24/24, cấp cứu ngoại viên, sẵn sàng cấp cứu hàng loạt, thực hiện cấp cứu kỹ thuật cao :
tiếp nhận, chuẩn bị bệnh nhân, phối hợp cùng chuyên khoa tim mạch can thiệp xử trí
nhồi máu cơ tim cấp. Phối hợp cùng chuyên khoa Bệnh lý mạch máu não xử trí các

trường hợp đột quỵ cấp: tiêu sợi huyết trong nhồi máu não và can thiệp nội mạch lấy
cục máu đơng.
2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Theo DL Luong (2014) [2]
Hiệu quả của dự án đầu tư là đánh giá toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án. Hiệu
quả dự án được đặc trưng bởi nhóm mục tiêu:
+ Định tính: thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được
+ Định lượng: thể hiện giữa quan hệ lợi ích và chi phí dự án.
Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, nghiên cứu này
chỉ sử dụng hai phương pháp: phương pháp giá trị hiện tại tương đương (Net present
value – NPV) và phương pháp suất sinh lợi nội tại (internal rate of return – IRR)

11

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

2.2.1.Phương pháp giá trị hiện tại tương đương (NPV)
Phương pháp giá trị hiện tại tương đương ký hiệu (NPV) là phương pháp quy
đổi các giá trị thu chi thực trong quá trình đầu tư về thời điểm ban đầu để so sánh đánh
giá.
n

NPV  
t 0


N t  Vt

1  r 

t



D

(1  r ) n

Nt: Các khoản thu ở năm t.
Vt: Các khoản chi ở năm t.
r: Suất chiết khấu(%)
t: Thời gian hoạt động của dự án.
D: là giá trị thu hồi do thanh lý tài sản khi kết thúc thời gian tính tốn của dự
án.
NPV >0: thì dự án có lời- Dự án đáng giá.
NPV=0: thì dự án hịa vốn
NPV <0: thì dự án bị lỗ- Dự án khơng đáng giá.
Ý nghĩa của NPV>0 là sự giàu có hơn lên, tài sản của nhà đầu tư sẽ nở lớn hơn nếu
thực hiện dự án.
2.2.2.Phương pháp suất thu lợi nội tại (IRR)
Suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return, IRR) là suất thu lợi mà bản thân dự
án mang lại cho chủ đầu tư. IRR là lãi suất mà ứng với nó thì giá trị hiện tại tương
đương của dự án bằng 0. Tức là NPV (ứng r=IRR)=0
+ Nếu dự án có IRR>IRRtc (hay MARR) thì dự án đáng giá
+ Nếu so sánh nhiều dự án (các dự án loại trừ nhau ), A :đầu tư lớn, B:đầu tư
nhỏ thì:

IRR(A-B)>MARR thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn là đáng giá.
IRR là khả năng sinh lời đích thực của bản thân dự án. IRR chỉ thay đổi khi các
yếu tố nội tại, tức giá trị các dòng ngân lưu thay đổi
Khi thấy NPV=0, thì nghĩ rằng dự án klhơng mang lại hiệu quả nào. Nhưng
ngay cả khi NPV=0 cũng có nghĩa là dự án đã mang lại cho đồng vốn một suất sinh
lời, đó chính là IRR
12

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

Suất sinh lợi nội tại của một dự án được tính bằng cách giải phương trình sau:
n

N t  Vt

 1  IRR 
t 0

t



D
0
(1  IRR ) n


IRR ≥ r: dự án đáng giá
IRR < r: dự án không đáng giá
2.3.Các quan điểm phân tích tài chính
Nếu xét theo nguồn vốn ta có xét dự án theo hai quan điểm: quan điểm tổng đầu
tư và quan điểm chủ đầu tư.
2.3.1.Quan điểm tổng đầu tư
Theo DL Luong (2014) [3], thì nhà cho vay thẩm định dự án dựa trên dòng
ngân lưu của tổng vốn đầu tư, tức xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả
phần đóng thuế) và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp, trợ giá). Quan điểm
nhà cho vay còn được gọi là quan điểm tổng đầu tư. Theo đó, các ngân hàng cho vay
sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng
như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án. Mục đích xem xét dự án là nhằm đánh
giá sự an toàn của số vốn cho vay. Nhưng tại sao nhà cho vay lại chỉ cần quan tâm đến
dòng ngân lưu của tổng đầu tư? Đơn giản vì nhà cho vay được ưu tiên nhận trước dịng
thu của dự án mà khơng có nghĩa vụ phải “chia sẻ” với chủ sở hữu. Ngay cả khi dự án
gặp rủi ro thị trường , tổng dòng thu của dự án chỉ vừa bằng với số tiền cần trả (nợ gốc
và lãi vay), nhà cho vay vẫn thu đủ phần mình, mọi rủi ro “dồn hết” lên vai chủ sở
hữu.
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm nhà cho vay là chi phí sử dụng
vốn bình qn (WACC), vì tổng dịng ngân lưu bao gồm hai nguồn vốn : nợ vay và
vốn chủ sở hữu.
Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào :
-

Chi phí cơ hội của vốn

-

Tỷ lệ lạm phát


-

Tỷ lệ rủi ro của các dự án

Chi phí sử dụng vốn bình qn gia quyền (WACC) sẽ được tính theo cơng thức như
sau:
13

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà
WACC

= E% x re + D% x rd

Trong đó:
-

D% = D/(D+E)



E% = E/(D+E)

-


E là vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư

-

D là vốn vay trong tổng vốn đầu tư

-

re là lãi suất sinh lời đòi hỏi của chủ đầu tư

-

rd là lãi suất vay vốn vay

2.3.2.Quan điểm chủ đầu tư (Quan điểm chủ sở hữu)
Theo DL Luong (2014) [4], quan điểm của chủ đầu tư còn gọi là quan điểm chủ
sở hữu hay quan điểm cổ đơng, mục đích nhằm xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại
của dự án. Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính khi tính dịng ngân
lưu phải cơng vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ
gốc của dòng ngân lưu ra. Nói cách khác chủ đầu tư quan tâm đến dịng ngân lưu rịng
cịn lai cho mình sau khi đã thanh tốn nợ vay.
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm chủ sở hữu là chi phí sử
dụng vốn (suất sinh lời đòi hỏi) của chủ sở hữu ( re), vì chỉ tính trên dịng ngân lưu của
chủ sở hữu. Lưu ý là, dòng ngân lưu của chủ sở hữu bằng (=) dòng ngân lưu tổng đầu
tư trừ (-) dòng ngân lưu vay và trả nợ.
2.4.Quản lý rủi ro dự án
Theo DL Luong ( 2014) [5], mục đích của quản lý rủi ro dự án là giảm tối thiểu
khả năng rủi ro trong khi đó tăng tối đa những cơ hội tiềm năng. Những tiến trình
chính bao gồm:
+ Xác định mục đích

+ Nhận dạng rủi ro
+ Phân tích rủi ro
+ Phản ứng lại rủi ro
+ Kiểm soát rủi ro
2.4.1.Xác định mục đích
Một rủi ro: là bất cứ sự kiện nào mà ngăn cản công ty đạt được những mục tiêu
dự án. Cần thiết xác định những mục tiêu của dự án tại thời điểm ban đầu.
Dự án thất bại, rủi ro gây: vượt chi phí, chậm tiến độ, chất lượng kém
14

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

2.4.2.Nhận dạng rủi ro
Sau khi xác định muc tiêu dự án thì cần nhận ra rủi ro và sự không chắc chắn
ngăn cản việc đạt những mục tiêu đã định trước.
Kỹ thuật cho việc nhận dạng rủi ro:
+ Kiểm tra danh sách rủi ro được phát triển từ kinh nghiệm.
+ Phân tích tài liệu về các dự án tương tự quá khứ
+ Đặt câu hỏi và phỏng vấn có cấu trúc.
+ Bàn bạc, động não,
+ Phán đoán dựa vào kinh nghiệm và tri thức.
+ Phân tích hệ thống ( sơ đồ xương cá):

DL Luong (2014) [6]


2.4.3.Phân tích rủi ro
15

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

DL Luong (2014)[7]
Phân tích rủi ro định tính
Đánh giá khả năng có thể xảy ra và tác động của rủi ro để xác định quy mơ và
độ ưu tiên
Phân tích tất cả các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án với mục đích có thể xếp
hạng các yếu tố rủi ro này thơng qua tích số của ma trận khả năng xảy ra (probability)
và mức độ ảnh hưởng (Impact).
Phân tích rủi ro định lượng: thường sử dụng các phương pháp sau
- Phân tích độ nhạy:cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu kết quả
thực hiện dự án với các giá trị khác nhaucủa các biến số dự án.
Ý nghĩa: xác định những biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích rịng của dự
án và mức độ ảnh hưởng của chúng. Từ đó kiểm định biến gây rủi ro lớn nhất.
- Phân tích tình huống:cho phép tính tốn những thay đổi các biến số cơ bản
theo một kiểu nhất định và cho phép thay đổi nhiều hơn một biến tại một thời điểm.
- Phân tích mơ phỏng (Mơ phỏng Monte Carlo): đây là kỹ thuật phân tích rủi
ro cho phép thay đổi các biến chính khi các biến đầu vào thay đổi một cách đồng thời,
khi ta chon một phân phối xác suất giả định nào đó. Khó khăn lớn nhất là xác định
dạng phân phối xác suất của các biến câu thành dự án.Phần mềm hổ trợ là Crystal ball
hoặc một số phần mềm tương tự, việc xác định các phân phối này là khơng khó nếu dữ
liệu thu thập được là đủ lớn để phần mềm có thể xử lý.

16

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

2.4.4.Phản ứng lại rủi ro
Sau khi xác định rủi ro, định lượng và xếp loại rủi ro, cần phát triển một kế
hoạch đáp ứng rủi ro để giải quyết rủi ro bất lợi nhất và tận dụng những cơ hội có lợi.
Mọi quyết định rủi ro ảnh hưởng bởi thái độ của con người

DL Luong, (2014)[8]
2.4.5.Kiểm soát rủi ro
Chức năng điều khiển rủi ro thực thi kế hoạch quản lý rủi ro. Kế hoạch quản lý
rủi ro phải được theo dõi và cập nhật thường xuyên để thích ứng với trường hợp thay
đổi.
2.5.Phân tích rủi ro ảnh hưởng tài chính dự án
Theo luận văn thạc sĩ của NT Dinh, (2010) [10], có rất nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả dự án, do dự án đầu tư trong một thời gian dài nên khả năng rủi ro
là rất cao, do đó cần phải có nhiều dự báo và phải là dự báo xa. Lợi ích và hạn chế của
phân tích rủi ro ảnh hưởng tài chính dự án:
Lợi ích: khi phân tích thì ta có thể chấp nhân được dự án có NPV thấp mà rủi ro
nhỏ, mà cũng có thể loại bỏ nhựng dự án có NPV cao nhưng rủi ro cao. Khi phân tích
thì cũng sẽ giảm những sai lệch khi đánh giá dự án.
Hạn chế lớn nhất là nếu không xác định rõ các biến phụ thuộc trong phân tích
rủi ro thì rất dễ dẫn tới kết luận sai lầm. Một hạn chế nữa là khi đưa mơ hình tính tốn
khơng đúng thì kết quả phân tích có thể bị sai.

2.5.1.Phân tích rủi ro định tính
Các yếu tố rủi ro xuất hiện từ giai đoạn bắt đầu dự án đến giai đoạn vận hành
dự án.
Sử dụng hai thuộc tính khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng trong phân tích
rủi ro định tính. Cơ sở để đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng dựa trên
kinh nghiệm của người được phỏng vấn. Tích khả năng xuất hiện và tác động tạo ma
trận làm cơ sở xếp hạng rủi ro
17

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Hà

2.5.2.Thẩm định tài chính
Thẩm định tài chính là q trình kiểm tra đánh giá khách quan, khoa học nội
dung có liên quan khả thi tài chính của dự án đầu tư
Mục đích: đánh giá khả thi về tài chính của dự án đầu tư thông qua:
 Kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện về khía cạnh tài chính của dự án
đầu tư.
 Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và độ an tồn của các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính dự án đầu tư (NPV, IRR).
 Kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ của dự án đầu tư.
Thẩm định tài chính có vai trị quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư cho
các dự án đầu tư
2.6.Các nghiên cứu tương tự
2.6.1. ICRAM-1: mơ hình đánh giá rủi ro cho những dự án xây dựng quốc tế
(icram-1: model for international construction risk assessment) 11

M. Hastak và Aury.Shaked đã đề xuất mô hình đánh giá rủi ro cho những dự án
xây dựng quốc tế vào năm 2000. Mơ hình giúp người sử dụng trong việc đánh giá
những rủi ro cần thiết có liên quan đến việc mở rộng sự hoạt động trong thị trường
Quốc tế bởi việc phân tích rủi ro mơi trường, thị phần và cấp độ dự án. Mơ hình được
sử dụng như một công cụ định lượng rủi ro của việc đầu tư xây dựng quốc tế.
Phương pháp và công cụ nghiên cứu là dựa vào các nghiên cứu trước và phỏng
vấn chuyên gia, tác giả đã xác định được 73 nhân tố rủi ro được phân chia thành 3 cấp
độ: Cấp độ quốc gia (Macro level), cấp độ thị trường (market level), cấp độ dự án
(project level). Sau đó dùng kỹ thuật AHP để xác định trọng số gộp chung cho từng
cấp độ cụ thể.
Kết quả cho thấy ICRAM-1 cung cấp một phương pháp cấu trúc để đánh giá
những nhân tố rủi ro trong hoạt động xây dựng quốc tế. Nó được thiết kế để kiểm tra
dự án cụ thể ở nước ngồi, và có thể sử dụng như một công cụ để xác định số lượng
rủi ro trong đầu tư xây dựng quốc tế như là một trong những bước đầu tiên đánh giá dự
án. Bốn kết quả chính đạt được từ phân tích mơ hình là: Thiết bị cảnh báo rủi ro cao,
ảnh hưởng của môi trường trong nước đối với dự án cụ thể, ảnh hưởng của môi trường
thi trường đối với dự án cụ thể, và rủi ro tổng thể dự án.
18

HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106


×