Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.89 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Tạ Thị Thu Đơng</b>
Lợi ích là những giá trị, thành tựu của quá trình lao động sản xuất,
nghiên cứu sáng tạo mà mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc đạt được góp
phần thúc đẩy chất lượng cuộc sống về mặt vật chất, tinh thần hoặc cả hai.
Lợi ích khơng đồng nhất với kết quả nhưng kết quả là cơ sở tạo ra
lợi ích. Kết quả là sản phẩm của quá trình lao động, sản xuất, nghiên
cứu và sáng tạo của con người. Kết quả có thể tạo ra lợi ích phù hợp với
mục tiêu của chủ thể lao động, gắn liền hoặc không mâu thuẫn với phúc
lợi cho cộng đồng. Khi ấy, kết quả hàm chứa sự đồng thuận xã hội về
lợi ích. Kết quả nếu khơng tạo ra lợi ích, nó chỉ là sản phẩm khơng đáp
ứng mục tiêu. Kết quả nếu chỉ đáp ứng mục tiêu, lợi ích vị kỷ của thiểu
số gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc, kéo lùi tiến trình hịa
nhập vào sự phát triển chung cùng nhân loại, đó là lợi ích nhóm, lợi ích
kín, lợi ích phi phúc lợi.
sự hịa nhập càng được đẩy mạnh bao nhiêu, các rào cản đối với lợi
<i>ích càng được tháo gỡ bấy nhiêu. Lợi ích sẽ được giải phóng tầm ảnh </i>
hưởng của nó. Lợi ích cá nhân có cơ hội đáp ứng lợi ích cộng đồng, dân
tộc, nhân loại để lợi ích cá nhân ngày càng được phát triển và hỗ trợ để
phát triển, khơng bị loại bỏ. Lợi ích hiện tại có thể đáp ứng lợi ích tương
lai, lợi ích một thế hệ có thể đáp ứng lợi ích cho đa thế hệ, lợi ích ngành
có thể gắn liền và đáp ứng lợi ích liên ngành... để cho lợi ích trở thành
lợi ích bền vững – đó gọi là lợi ích mở.
Như vậy, lợi ích mở là lợi ích đa phương, đa chủ thể, đa mục tiêu,
đa kết quả, đa tiềm năng, đa cơ hội khai thác. Để lợi ích trở thành lợi ích
mở địi hỏi cần có trí tuệ và phương tiện để khai thác lợi ích – khai thác
các kết quả, giá trị, thành tựu. Giáo dục chính là q trình tạo ra trí tuệ
cho mỗi cá nhân để từ đó tạo thành tri thức của cộng đồng, dân tộc, nhân
loại. Giáo dục cũng là q trình kích đẩy trí tuệ cá nhân khai thác tri
chung của cộng đồng và của tồn thể nhân loại vì sự phát triển của cá
nhân và sự phát triển của cộng đồng, nhân loại để cộng đồng không bỏ
<i>mặc cá nhân cịn nhân loại khơng bỏ mặc cộng đồng. Do đó, giáo dục </i>
trong thời kỳ hội nhập cần phải được phát triển dựa trên nguyên tắc
không ngừng mở rộng những cơ hội về tiếp cận, truyền tải tri thức và
thông tin. Khi và chỉ khi các cơ hội này được bảo đảm, giáo dục mới
mang đến những tri thức phong phú, đa dạng, khoa học, chân thực, đáng
tin cậy. Đó là cơ sở, động lực để giáo dục thúc đẩy lợi ích chủ động, lợi
ích mở, lợi ích đa phương, lợi ích bền vững cho cá nhân, cộng đồng,
dân tộc và nhân loại.
Giáo dục gắn liền với đời sống – đời sống càng sinh động, giáo
dục càng phải linh hoạt – linh hoạt trong phương thức tổ chức giáo dục,
quản lý và hấp thụ giáo dục. Phương thức giáo dục và hấp thụ giáo dục
càng linh hoạt bao nhiêu, sự đồng hành trong giáo dục càng rõ rệt bấy
nhiêu - giáo dục đồng hành cùng các chủ thể giáo dục, chủ thể tiếp nhận
giáo dục, giáo dục còn đồng hành cùng các lĩnh vực tương tác với giáo
dục, ảnh hưởng chi phối giáo dục hay phụ thuộc vào giáo dục, phát sinh
<i>lợi ích nhờ giáo dục. Cho nên, giáo dục muốn mang lại lợi ích phải </i>
thức giáo dục càng trở nên nhân bản đem lại phúc lợi cho cộng đồng
<i>cũng như sự phát triển bền vững cho chính nó. Nói cách khác, đó là một </i>
phương thức giáo dục mang đậm tính hữu ích – “tính hữu ích như tiếng
gọi tối hậu trong mọi vấn đề của đạo đức” - và đúng là “tính hữu ích
theo nghĩa rộng dựa trên quyền lợi lâu dài của con người như một thực
thể tiến bộ”1<sub>.</sub>
Giáo dục bản thân nó có tính lan truyền – lan truyền để kiểm chứng,
đào thải và phát triển. Do đó, mọi sự ngăn cản tính lan truyền và cơ hội
lan truyền của hoạt động giáo dục đều là sự ngăn cản cơ hội phát triển
của giáo dục cũng đồng thời là sự ngăn cản cơ hội tìm kiếm các lợi ích
(bao gồm các lợi ích mở) dựa trên các thành tựu, kết quả nghiên cứu của
hoạt động giáo dục.
<i>Nhà trường không phải “chốn hậu cung” cho nên mọi tri thức, tư </i>
tưởng, mọi kết quả nghiên cứu phải được phổ biến rộng rãi, được dễ
dàng tiếp cận để đạt được tính hữu dụng. Khi nhà trường bị trở thành
chốn hậu cung, danh tiếng của người thầy, việc đánh giá chất lượng các
cơng trình nghiên cứu khoa học không phụ thuộc vào tài năng thực sự
của họ gắn liền với tính hữu dụng trong các cơng trình nghiên cứu khoa
học. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài phạm trù khoa học.
Khi nhà trường giống như chốn hậu cung, người học thay vì đến
trường để thu nạp, tìm kiếm, phát triển, vận dụng tri thức phục vụ lao
động và cống hiến, họ sẽ đến trường để tìm cơ hội cho những sự thăng
tiến trong tương lai. Sự tìm kiếm các mối quan hệ sẽ được đầu tư hơn
sự tìm kiếm tri thức. Cơ chế xin cho trong nhà trường trở nên thịnh hành
tương ứng với sự ban ơn và đặc ái chốn hậu cung. Quan hệ thầy – trò,
<i>hoạt động giáo dục bị khép kín sẽ ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời </i>
<i>sống học thuật, hạn chế những cách nghĩ mới và sự đổi mới do quan </i>
<i>điểm tôn trọng thái quá hệ thống tôn ti trật tự trong học thuật cho nên </i>
<i>rất khó có thể khuyến khích sự đổi mới trong mơi trường giáo dục, mơi </i>
<i>trường khoa học. Nó kìm chế sự thay đổi, hoặc khuyến khích thêm chủ </i>
<i>nghĩa bè phái</i>1<sub>. </sub>
Khi nhà trường bị biến thành chốn hậu cung, người thanh liêm
trung thực, nghèo khó càng gặp nhiều bất lợi, người tài năng muốn lui
về ở ẩn vì sự dấn thân để cống hiến trong một môi trường phi dân chủ
thường đưa đến những bi kịch khó lường cho những người trí thức chân
chính. Trong khi đó, những đột phá của lịch sử nhân loại mang đến
những lợi ích lớn lao cho cộng đồng thường trước hết nhờ vào sự dấn
<i>thân của cá nhân người mong được cống hiến hơn được danh vị. Những </i>
<i>cá nhân thiên tài là một thiểu số nhỏ bé nhưng để có được họ thì phải </i>
<i>chăm lo đất trồng để các thiên tài từ đất ấy lớn lên tươi tốt. Thiên tài chỉ </i>
<i>có thể tự do hít thở trong một bầu khơng khí của tự do2<sub>.</sub></i>
Khi nhà trường bị biến thành chốn hậu cung, khoa học sẽ không
được chú trọng bằng các lý thuyết giáo điều, những răn đe phép tắc bất
bình đẳng.
Nhà trường là nơi chứa đựng, ấp ủ, nâng niu che chở (nhà) những
Khi nhà trường bị biến thành chốn hậu cung bởi phương thức giảng
dạy, giáo dục, quản lý, truyền tải tri thức, tiếp cận tri thức lạc hậu... nhà
trường trở thành một thiết chế bảo thủ, lỗi thời đáng sợ nhất vì nó đào
<i>1 GS.Philip G. Albach: “Thế kỷ Đại học Châu Á?” (Trong cuốn: Kỷ yếu Đại học </i>
<i>Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (2011), Nxb. </i>
Tri thức, Hà Nội, tr.778.
tạo, huấn luyện ra một lực lượng đông đảo những con người duy trì tư
tưởng hậu cung, phương thức làm việc và thiết lập các lợi ích, các mối
quan hệ giữa con người với con người theo chốn hậu cung. Trong khi
đó, sự phát triển của quốc gia phải được thúc đẩy và thiết lập, củng cố
dựa trên những lợi ích chung, lợi ích mở để hội nhập và phát triển bền
vững, để trở thành một quốc gia dân chủ.
Nhà trường bị biến thành chốn hậu cung sẽ khơng có sự đồng hành,
tính cát cứ và độc quyền trong hoạt động giáo dục cản trở cả cơ hội
tiếp cận lẫn cơ hội truyền thụ tri thức. Khi đó, tri thức chỉ tồn tại trong
những trang sách, khơng có cơ hội được cộng đồng đơng đảo chủ động
chuyển hóa thành các giá trị, thành tựu, lợi ích. Trong khi đó, Nhà nước
khơng phải là một chủ thể đóng vai trị chuyển hóa tri thức và các kết
của quốc gia và quốc tế chỉ có thể đạt được với sự hỗ trợ của các hoạt
động giáo dục và cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân. Một phương
thức giáo dục tích cực, rộng mở, linh hoạt, vượt khỏi khuôn khổ không
gian địa lý nhà trường nhưng dưới sự điều tiết của nhà trường bảo đảm
tính dễ tiếp cận sẽ giúp cho người dân (đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn
thương) tiếp cận thuận lợi. Giáo dục mở ra cơ hội để người dân chủ động
nâng cao tay nghề và trình độ nhận thức văn hóa – xã hội là góp phần
quan trọng giúp nhà nước thuận lợi hơn trong hoạt động quản lý xã hội,
đồng hành cùng xã hội, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong huấn luyện,
đào tạo lại người lao động, các tổ chức phi chính phủ thuận lợi trong việc
thực thi, đạt được kết quả các dự án hay các nhiệm vụ, mục tiêu.
Phương thức giáo dục mở ra các cơ hội tiếp cận tri thức thông tin,
Như vậy, giáo dục đồng hành cùng sự phát triển của nhân loại.
Phương thức giáo dục linh hoạt, nhân bản rõ ràng giúp nhà nước đơn
lẻ và nhà nước đa quốc gia làm tất cả nhưng chẳng can thiệp vào tất
cả. Khi ấy, lợi ích quan trọng nhất của nhà nước là được chứng kiến tất
thảy các chủ thể đều là chủ thể của các lợi ích, là chủ thể tích cực phát
triển, khai thác, tận dụng và mở ra các lợi ích hình thành lên vơ vàn các
lợi ích mới và mở.
giao thoa, tương tác với người dân và giới trí thức tinh hoa, các nhà đầu
tư khắp các nước cùng tiếp cận, cùng cống hiến, phát triển – phát triển
chính mình gắn liền với phát triển các nước phát triển. Học tập là suốt
đời, giáo dục là lĩnh vực hoạt động dành cho tất cả mọi người. Cho nên,
<i>ở các nước phát triển, giáo dục là hoạt động khai phóng nhân lực – vật </i>
<i>lực – trí lực – tiềm lực. Cách thức tổ chức giáo dục chú trọng vào con </i>
đường giáo dục, mơ hình giáo dục, triết lý giáo dục, lợi ích giáo dục,
phương tiện giáo dục, cơ hội giáo dục. Trong đó, mơ hình giáo dục,
phương tiện giáo dục vừa là các yếu tố nảy sinh từ con đường giáo dục,
triết lý giáo dục, lợi ích giáo dục, cơ hội giáo dục vừa là các yếu tố bảo
đảm cho sự hiện diện của các thành phần này.
Mơ hình giáo dục của các nước phát triển hiện nay là mơ hình giáo
dục mở gắn liền với phương tiện giáo dục mở (tài nguyên giáo dục mở
– bao gồm các tiện ích thơng minh của thành tựu khoa học công nghệ
giáo dục). Thông qua mô hình giáo dục mở gắn liền trước hết với tài
nguyên giáo dục mở, lợi ích của chủ thể hưởng thụ, chủ thể cống hiến
Với mơ hình giáo dục mở đưa đến cơ hội học suốt đời và giáo dục
<i>cho mọi người. Mở ra cơ hội học tập là mở ra cơ hội về lợi ích – lợi ích </i>
<i>suốt đời và lợi ích cho tất cả mọi người. Sự tương tác giữa các cá nhân </i>
sẽ tạo ra sự tương tác về lợi ích. Mơ hình giáo dục bảo đảm lợi ích cho
các cá nhân chính là mơ hình đưa đến lợi ích mở. Học mọi nơi, mọi lúc,
học ở mọi người, mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh. Sự học ấy là sự sống vì nó
gắn liền với cuộc sống, gắn liền với lợi ích, là cơ sở đưa đến các lợi ích
cho người học, đưa đến cơ hội duy trì, phát triển một cuộc sống tương
xứng với giá trị con người.
Để đảm bảo cho người học được học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn
cảnh, mọi độ tuổi, mơ hình giáo dục mở bảo đảm cho người dạy có
cơ hội và cách thức để dạy mọi nơi, mọi lúc, mọi độ tuổi, ở mọi địa vị
<i>ngành nghề. Với một mơ hình giáo dục khai phóng con người và để </i>
<i>con người tự khai phóng, giáo dục mở đã đưa tồn thể xã hội vào trong </i>
ngũ viên chức giáo dục, những đấu đá kìm kẹp ganh đua trong nhà trường
và lớp học. Giáo dục mở khắc phục những hạn chế do thiếu giáo viên. Nó
thúc đẩy tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do diễn thuyết và phản biện.
Đây là cơ sở giúp người học có những kỹ năng phản biện xã hội, phản
biện chính sách với tư cách là một người lao động, người công dân, nhà
khoa học sau khi hồn thành chương trình đào tạo hoặc tiếp cận tri thức,
thông tin của dịch vụ giáo dục để đạt được những lợi ích thiết thực và sâu
xa cho bản thân, tập thể hay cộng đồng.
Trong thời đại tồn cầu hóa, các thành tựu của khoa học kỹ thuật,
cơng nghệ đã đem lại lợi ích vượt tràn ra khỏi quốc gia sản sinh ra nó.
Sự giàu có về tài chính, tài ngun, cơng nghệ kỹ thuật phải được đặt
trong mối quan hệ với sự giàu có về tri thức và cơ hội tiếp cận và khai
thác tri thức. Tài nguyên giáo dục mở sẽ tạo ra những sự giàu có từ
những cơ hội đó. Từ sự tiếp cận tri thức các cá nhân, cộng đồng quốc
gia và quốc tế có cơ sở để vận dụng tri thức và tận dụng các cơ hội. Tài
bị thua thiệt về lợi ích. Tài nguyên giáo dục mở là một phương tiện đáp
ứng được các yêu cầu ấy. “Mọi người đều có lợi trong việc giao lưu ý
tưởng, cũng khơng khác gì mọi người đều có lợi trong việc trao đổi tự
do hàng hóa và dịch vụ”1<sub>.Cho nên, tài nguyên giáo dục mở đã được các </sub>
quốc gia có nền giáo dục tiên tiến lựa chọn. Đó là lựa chọn cho sự phát
triển bền vững của giáo dục cũng là lựa chọn vì sự phát triển bền vững
của quốc gia.
Trí thức là một tầng lớp lao động trí óc trong xã hội. Do đó, trí
thức cần có một mơi trường lao động, cống hiến năng lực cho xã hội
để thụ hưởng những lợi ích từ sự đồng hành cùng xã hội và xã hội thụ
hưởng những lợi ích từ sự cống hiến của trí thức. Trí thức khơng phải
là đối tượng độc quyền quản lý của nhà nước hay nhà trường. Nhưng
thông qua nhà trường và với sự hỗ trợ của nhà nước, trí thức thúc đẩy
giáo dục phát triển từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Tài nguyên giáo dục
mở là phương tiện hỗ trợ trí thức thúc đẩy sự phát triển ấy. Như vậy, tài
nguyên giáo dục mở giải phóng năng lực của trí thức cũng là giải phóng
nguồn tài ngun trí tuệ của quốc gia. Khơng giải phóng năng lực, trí
tuệ của trí thức sẽ khơng có bất kỳ cơ hội nào về tiếp cận, thụ hưởng
tri thức, thông tin dành cho các cá nhân và cộng đồng. Tri thức không
được lưu thông, giáo dục không phải là giáo dục mở để hình thành nên
các lợi ích mở.
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
<i>1. Richard C.Levin. Sự trỗi dậy của các đại học châu Á (Trong cuốn: “Kỷ </i>
yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và
Việt Nam” (2011), Sđd, tr.773).
<i>2. John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịc.</i>
<i>3. Philip G. Albach: Thế kỷ Đại học châu Á? (Trong cuốn: “Kỷ yếu Đại </i>
học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam
(2011)”, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.778.