Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Đánh giá khả năng ứng dụng value engineering để nâng cao giá trị thiết kế trong các công ty tư vấn xây dựng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NGUYỄN THANH VIỆT

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
VALUE ENGINEERING ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ
THIẾT KẾ TRONG CÁC CÔNG TY TƢ VẤN XÂY
DỰNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành : 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2013


CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. LƢU TRƢỜNG VĂN

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
Luận Văn Thạc Sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM ngày 24 tháng 08 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. LƢU TRƢỜNG VĂN


2. PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
3. PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
4. TS. LƢƠNG ĐỨC LONG
5. TS. LÊ HOÀI LONG
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
f

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

---oOo---

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

NGUYỄN THANH VIỆT

MSHV


: 11080295

Ngày tháng năm sinh: 06 - 11 - 1988

Nơi sinh : Gia Lai

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã số

: 60.58.90

1- TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VALUE ENGINEERING
ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ THIẾT KẾ TRONG CÁC CÔNG TY
TƢ VẤN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
-

Đánh giá khả năng ứng dụng của VE trong ngành Xây Dựng tại Việt Nam.

-

Phát triển một quy trình áp dụng Internal VE để nâng cao giá trị thiết kế cho các công
ty Tƣ Vấn Xây Dựng tại Việt Nam.

-

Áp dụng quy trình VE vào một dự án cụ thể.


3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/01/2013
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/07/2013
5- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS. LƢU TRƢỜNG VĂN
Tp. HCM, ngày 24 tháng 8 năm 2013
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
ĐÀO TẠO

PGS.TS. LƢU TRƢỜNG VĂN

TS. LƢƠNG ĐỨC LONG

TRƢỞNG KHOA


LỜI CÁM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn tận tình của q thầy cơ, sự hỗ trợ và góp ý chân tình của q đồng nghiệp và bạn
bè, sự khuyến khích và động viên mạnh mẽ từ phía gia đình.
Tơi xin chân thành cám ơn q Thầy, Cô nghành Công nghệ và Quản lý Xây dựng đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian tơi học chƣơng trình
cao học.
Tơi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc đến PGS.TS. LƢU TRƢỜNG VĂN, ngƣời thầy đáng
kính đã tận tâm hƣớng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt q trình tơi thực hiện
luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn quý đồng nghiệp, cùng bạn bè Công ty ToYo, Tebodin,
Shimizu, Technip, Tylin, Arup, Peb Steel, Zamil Steel, PV Oil, Idemitsu,Unicons, Hịa Bình,
CC1, … đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập dữ liệu.

Tơi xin trân trọng cám ơn anh Vũ Hữu Thịnh; anh Phạm Tiến Đăng Khoa; kỹ sƣ xây dựng
công ty TNHH TOYO-VIỆT NAM; ông Nguyễn Thanh, chuyên viên tƣ vấn xây dựng công ty
TNHH TOYO-VIỆT NAM, đã dành thời gian quí báu tham gia đội nhóm nghiên cứu Value
Engineering.
Và cuối cùng, tơi xin đặc biệt cám ơn Bố, Mẹ, cùng các thành viên khác trong gia đình
ln đồng hành, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tơi n tâm hồn thành tốt luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2013
Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Thanh Việt


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, Value Engineering (VE) đã đƣợc áp dụng rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới.
Tại nƣớc ta, mặc dù đã có một số dấu hiệu cho thấy việc áp dụng qui trình VE trong ngành
Xây Dựng. Tuy nhiên, VE vẫn chƣa phổ biến do sự thiếu hiểu biết và nhận thức về sự tồn tại
cũng nhƣ cách thức áp dụng VE. Vì vậy, thực sự cần thiết nghiên cứu tình trạng VE tại Việt
Nam.
Luận văn này bao gồm 3 mục tiêu chính: (1) Đánh giá khả năng ứng dụng của VE trong
ngành Xây Dựng tại Việt Nam. (2) Phát triển một qui trình áp dụng Internal VE để nâng cao
giá trị thiết kế trong các công ty tƣ vấn Xây Dựng tại Việt Nam. (3) Áp dụng qui trình VE vào
một dự án cụ thể.
Mục tiêu (1), thực hiện thông qua phỏng vấn và bảng khảo sát. Dữ liệu thu thập từ bảng
khảo sát sử dụng chỉ số trung bình để phân tích. Kết quả thu đƣợc chỉ ra rằng : VE hồn tồn
có thể áp dụng trong ngành Xây Dựng tại Việt Nam; Mức độ hiểu biết về VE là rất thấp; VE
hiếm khi áp dụng tại Việt Nam do thiếu sự hƣớng dẫn qui trình áp dụng, thiếu kiến thức về
VE, thái độ bảo thủ của đội ngũ thiết kế, khó khăn khi tiến hành đánh giá và phân tích phƣơng
án….
Mục tiêu (2), từ các đối tƣợng khảo sát từng tham gia thực hiện VE, và đang áp dụng VE
trong công ty, tác giả đã có các cuộc trao đổi trực tiếp sâu hơn về VE với các đối tƣợng khảo

sát trên. Cùng với sự kết hợp các qui trình VE phát triển bởi các tác giả và hiệp hội VE nổi
tiếng, một qui trình Internal VE đƣợc xây dựng nhằm nâng cao giá trị thiết kế trong các công
ty tƣ vấn Xây Dựng tại Việt Nam. Qui trình đã đề nghị có thể áp dụng tại giai đoạn ban đầu
của các dự án Xây Dựng nhằm cải thiện chất lƣợng dự án. Cơng ty thiết kế có thể áp dụng qui
trình để cắt giảm chi phí trong giai đoạn thiết kế mà không ảnh hƣởng tới chất lƣợng, yêu cầu
của chủ đầu tƣ.
Mục tiêu (3), làm rõ hơn qui trình thực hiện VE thông qua việc áp dụng một dự án cụ thể
trong nghiên cứu Case Study. Do giới hạn về nhân lực, thời gian và chi phí thực hiện, việc tiến
hành VE chỉ áp dụng cho một hạng mục trong dự án. Chi phí tiết kiệm chiếm 7.8% so với tổng
chi phí hạng mục. Xét trên tổng vốn đầu tƣ chi phí tiết kiệm sẽ nhỏ hơn rất nhiều, nhƣng kết
quả cũng phần nào cho thấy hiệu quả của việc áp dụng VE vào dự án. Sự kết hợp của đội


nhóm nghiên cứu VE đã loại bỏ đƣợc các chi phí khơng cần thiết, cải thiện, khắc phục khu vực
có chi phí cao và nâng cao hơn giá trị thiết kế ban đầu.


ABSTRACT

Currently, Value Engineering (VE) has been widely applied in many countries around the
world. In our country, Even there is some evidence of VE procedure applications in the
construction industry. However, it is still not so popular due to the lack of knowledge and
awareness of its existence and applications. Therefore, it is necessary to investigate status of
VE in Viet Nam.
This thesis includes three main aims : (1) Evaluating applicability of VE in Vietnamese
construction industry. (2) Developing an Internal VE procedure to enhance the value of design
in construction consulting firm in Viet Nam. (3) Application of this VE procedure to a specific
project.
For 1st objective, was carried out through interviews and questionnaires. Then the data
analysis was carried out by using average index method. The result showed that : VE can

absolutely apply in Vietnamese construction industry; The understanding of VE is poor; The
reasons for poor application of VE in construction industry are lack of procedures for applying
VE, lack of knowledge of VE, negative attitude of designers in construction, difficulties of
evaluating and analyzing construction projects, ...
For 2nd objective, according to the respondents had participated in VE, and is applied in
the their company, the author had directly wider discussions about VE with respondents above.
Along with the combination of VE procedure developed by authors and famous associations.
An Internal VE procedure is designed to enhance the value of design in construction
consulting firm in Viet Nam. Proposed procedure can be applied to the early phase of
construction projects in order to improve project quality. Design firms may apply the
procedure to cut project costs in the design phase without affecting the quality of owner
requirements.
The last objective will provide Case study which apply VE in practical project in order to
explain more clearly about procedure of VE.
Due to the limitation of manpower, schedule and cost, case study only apply VE for 1 item in
project and save 7.8% of total item cost. Although the saved cost occupy a small fraction of


project cost, but the result already show effect of VE application. Combination of VE team may
eliminate the unnecessary cost, improve, overcome the high cost area and enhance more value
of original design.


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. 6

TỪ NGỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 9
1.1 Giới thiệu chung .............................................................................................................. 9
1.2 Vấn đề nghiên cứu .......................................................................................................... 10
1.2.1 Lý do dẫn đến nghiên cứu ..................................................................................... 10
1.2.2 Một số câu hỏi đƣợc đặt ra xung quanh vấn đề nghiên cứu .................................. 10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 12
1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 12
1.5 Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................................ 12
1.6 Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................... 14
2.1 Nguồn gốc ra đời VE....................................................................................................... 14
2.2 Phƣơng pháp kiểm sốt chi phí truyền thống .................................................................. 15
2.3 Định nghĩa VE ................................................................................................................. 15
2.4 Thuật ngữ và các định nghĩa .......................................................................................... 17
2.4.1 Công năng .............................................................................................................. 17
2.4.2 Chất lƣợng ............................................................................................................. 19
2.4.3 Chi phí ................................................................................................................... 19
2.4.4 Giá trị ..................................................................................................................... 19
2.4.5 Giá ......................................................................................................................... 21
2.4.6 Chỉ số giá trị .......................................................................................................... 21
2.4.7 Chi phí khơng cần thiết và các nguyên nhân ......................................................... 21
2.5 Mục tiêu của VE .............................................................................................................. 24
2.6 Lĩnh vực ứng dụng của VE ............................................................................................. 26
2.7 Thực hiện VE ở giai đoạn nào? ....................................................................................... 26

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 1



Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

2.8 Các loại mô hình đƣợc xây dựng trong VE ..................................................................... 28
2.8.1 Mơ hình chi phí ..................................................................................................... 28
2.8.2 Mơ hình khơng gian ............................................................................................... 30
2.8.3 Mơ hình năng lƣợng .............................................................................................. 30
2.8.4 Mơ hình vịng đời chi phí ...................................................................................... 30
2.8.5 Mơ hình chất lƣợng ............................................................................................... 30
2.9 Làm thế nào để áp dụng VE ............................................................................................ 34
2.9.1 Dell’Isola ............................................................................................................... 34
2.9.2 SAVE Int. .............................................................................................................. 41
2.9.3 Caldwell ................................................................................................................. 42
2.9.4 Fadi Elayache ........................................................................................................ 43
2.9.5 Shublaq .................................................................................................................. 43
2.9.6 Al Asheesh ............................................................................................................. 44
2.10 Phân tích cơng năng ...................................................................................................... 44
2.11 Lựa chọn phƣơng án ...................................................................................................... 46
2.12 Lựa chọn đội nhóm........................................................................................................ 47
2.13 Những nhân tố khuyến khích áp dụng VE trong ngành Xây Dựng .............................. 48
2.14 Những nhân tố cản trở sự áp dụng VE trong ngành Xây Dựng .................................... 49
2.15 Quan điểm thực hiện VE của đơn vị tƣ vấn thiết kế, chủ đầu tƣ .................................. 52
2.15.1 Quan điểm của đơn vị tƣ vấn thiết kế ................................................................. 52
2.15.2 Quan điểm của chủ đầu tƣ .................................................................................. 53
2.16 Các nghiên cứu tƣơng tự ............................................................................................... 53
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 55
3.1 Qui trình nghiên cứu........................................................................................................ 55
3.2 Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................................... 56

3.3 Nội dung bảng câu hỏi..................................................................................................... 56
3.4 Thu thập dữ liệu .............................................................................................................. 57
3.5 Công cụ nghiên cứu ......................................................................................................... 57
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................................................... 59

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 2


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

4.1 Giới thiệu ......................................................................................................................... 59
4.2 Thông tin tổng quát ......................................................................................................... 59
4.2.1 Đơn vị công tác ...................................................................................................... 59
4.2.2 Vị trí cơng tác ....................................................................................................... 60
4.2.3 Số năm kinh nghiệm .............................................................................................. 61
4.3 Mức độ hiểu biết về VE .................................................................................................. 62
4.4 Môi trƣờng tiếp cận VE ................................................................................................... 63
4.5 Sự nhận thức về VE ......................................................................................................... 64
4.6 Giai đoạn áp dụng VE trong quá trình Xây Dựng........................................................... 66
4.7 Sự tham gia thực hiện VE ............................................................................................... 67
4.8 Kinh nghiệm tham gia thực hiện VE ............................................................................... 67
4.9 Loại cơng trình thƣờng áp dụng VE ................................................................................ 69
4.10 Kết quả áp dụng VE ...................................................................................................... 70
4.11 Những khó khăn gặp phải khi áp dụng VE ................................................................... 71
4.12 Những nhân tố quan trọng để tiến hành thực hiện VE vào dự án ................................. 72
4.13 Những yếu tố gây cản trở cho việc thực hiện VE trong ngành Xây Dựng tại Việt Nam

CHƢƠNG 5. QUI TRÌNH ÁP DỤNG INTERNAL VE TRONG CÁC CÔNG TY TƢ
VẤN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM .................................................................................. 76
5.1 Giới thiệu ......................................................................................................................... 76
5.2 Internal VE ...................................................................................................................... 76
5.3 Giai đoạn thực hiện VE ................................................................................................... 78
5.4 Các giới hạn khi thực hiện VE ........................................................................................ 79
5.5 Các thành phần tham gia thực hiện VE ........................................................................... 79
5.5.1 Ban lãnh đạo cơng ty ............................................................................................. 79
5.5.2 Đội nhóm thực hiện VE ......................................................................................... 79
5.6 Đánh giá hiệu quả của VE ............................................................................................... 80
5.7 Qui trình VE .................................................................................................................... 80
5.7.1 Chuẩn bị kế hoạch ................................................................................................. 80
5.7.2 Giai đoạn thực hiện nghiên cứu VE ...................................................................... 80

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 3


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

5.7.3 Giai đoạn trình bày và quyết định ......................................................................... 87
CHƢƠNG 6. ÁP DỤNG QUI TRÌNH VE VÀO DỰ ÁN CỤ THỂ ................................ 90
6.1 Giới thiệu ......................................................................................................................... 90
6.2 Thông tin dự án ............................................................................................................... 90
6.3 Đội nhóm VE................................................................................................................... 92
6.4 Nghiên cứu Case Study ................................................................................................... 93
6.4.1 Chuẩn bị kế hoạch ................................................................................................. 93

6.4.2 Giai đoạn thực hiện nghiên cứu VE ...................................................................... 93
6.4.2.1 Giai đoạn thu thập thông tin ........................................................................... 94
6.4.2.1.1 Mơ hình chất lƣợng ........................................................................ 94
6.4.2.1.2 Mơ hình chi phí .............................................................................. 98
6.4.2.1.3 Áp dụng qui luật Pareto .................................................................. 100
6.4.2.1.4 Áp dụng mơ hình chi phí – giá ....................................................... 102
6.4.2.1.5 Biểu đồ phân tích cơng năng .......................................................... 104
6.4.2.1.6 Bản vẽ kiến trúc .............................................................................. 105
6.4.2.2 Giai đoạn sáng tạo ........................................................................................ 108
6.4.2.3 Giai đoạn sàng lọc ý tƣởng ........................................................................... 114
6.4.2.4 Giai đoạn phát triển ...................................................................................... 115
6.4.2.5 Giai đánh đánh giá ........................................................................................ 116
6.4.2.6 Giai đoạn trình bày ....................................................................................... 117
6.5 Kết luận ......................................................................................................................... 123
CHƢƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 125
7.1 Kết luận ......................................................................................................................... 125
7.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 128

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 4


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 : Đơn vị công tác ................................................................................................... 59

Bảng 4.2 : Vị trí cơng tác ...................................................................................................... 61
Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm ............................................................................................ 61
Bảng 4.4 : Chỉ số trung bình của đối tƣợng khảo sát về mức độ hiểu biết VE .................... 62
Bảng 4.5 : Tần số ngƣời trả lời về mức độ hiểu biết VE ...................................................... 62
Bảng 4.6 : Sự nhận thức về VE ............................................................................................ 64
Bảng 4.7 : Tần số áp dụng VE tại các giai đoạn của dự án .................................................. 66
Bảng 4.8 : Kinh nghiệm tham gia thực hiện VE .................................................................. 68
Bảng 4.9: Mức độ hài lòng kết quả VE ................................................................................ 70
Bảng 4.10 : Mức độ hài lòng kết quả VE ............................................................................. 71
Bảng 4.11: Những nhân tố quan trọng để tiến hành thực hiện VE vào dự án ...................... 73
Bảng 4.12 : Những nhân tố gây cản trở cho việc thực hiện VE trong ngành XD tại Việt Nam
Bảng 5.1 : Các loại hình áp dụng của Internal VE ............................................................... 77
Bảng 5.2 : Mơ hình chi phí ................................................................................................... 84
Bảng 5.3 : Mơ hình chi phí & qui luật Pareto....................................................................... 84
Bảng 5.4 : Mơ hình chi phi-giá ........................................................................................... 85
Bảng 5.5 : Ví dụ mơ hình chi phi-giá ................................................................................... 85
Bảng 5.6 : Bảng danh sách ý tƣởng và đánh giá VE ............................................................ 86
Bảng 5.7 : Bảng kết quả kiến nghị........................................................................................ 89
Bảng 6.1 : Cấu trúc đội nhóm tham gia VE.......................................................................... 93
Bảng 6.2 : Yêu cầu vật liệu hoàn thiện cho từng phịng ....................................................... 97
Bảng 6.3 : Mơ hình chi phí theo định dạng tổng thể ............................................................ 98
Bảng 6.4 : Mơ hình chi phí theo định dạng đơn vị ............................................................... 99
Bảng 6.5 : Mơ hình chi phí theo qui luật Pareto ................................................................. 101
Bảng 6.6 : Các cơng năng chiếm chi phí cao...................................................................... 101
Bảng 6.7 : Mơ hình chi phí – giá ........................................................................................ 102
Bảng 6.9 : Sàng lọc ý tƣởng ............................................................................................... 114

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 5



Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

Bảng 6.10 : Phƣơng án và thảo luận VE ............................................................................ 115
Bảng 6.11 : Hiệu quả chi phí .............................................................................................. 116
Bảng 6.12 : Kiến nghị số 1 ................................................................................................. 117
Bảng 6.13 : Kiến nghị số 2 ................................................................................................. 118
Bảng 6.14 : Kiến nghị số 3 ................................................................................................. 119
Bảng 6.15 : Kiến nghị số 4 ................................................................................................. 120
Bảng 6.16 : Kiến nghị số 5 ................................................................................................. 121

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : VE đóng vai trị cân bằng giữa chi phí, chất lƣợng và hiệu suất ........................ 17
Hình 2.2 : Nỗ lực đội nhóm VE ........................................................................................... 24
Hình 2.3 : Giới hạn chất lƣợng tạo nên mục tiêu cho VE .................................................... 25
Hình 2.4 : Tiềm năng tiết kiệm khi thực hiện VE ................................................................ 27
Hình 2.5 : Tiềm năng ảnh hƣởng của VE trong các giai đoạn dự án ................................... 27
Hình 2.6 : Mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích trong các giai đoạn của vịng đời dự án ..... 28
Hình 2.7 : Mơ hình chi phí ................................................................................................... 29
Hình 2.8 : Mơ hình khơng gian............................................................................................. 31
Hình 2.9 : Mơ hình năng lƣợng ............................................................................................ 32
Hình 2.10 : Mơ hình vịng đời chi phí .................................................................................. 33
Hình 2.11 : Mơ hình chất lƣợng ........................................................................................... 34
Hình 2.12 : Qui trình thực hiện VE ...................................................................................... 36
Hình 2.13 : Các u cầu về dữ liệu cơng nghệ, qui trình hoạt động .................................... 39
Hình 2.14 : Biểu đồ qui trình VE ......................................................................................... 41
Hình 2.15 : Biểu đồ qui trình VE ......................................................................................... 42

Hình 2.16 : Các giai đoạn nghiên cứu VE ............................................................................ 43
Hình 2.17 : Các giai đoạn nghiên cứu VE ............................................................................ 43
Hình 2.18 : Các giai đoạn nghiên cứu VE ............................................................................ 44
Hình 2.19 : Biểu đồ phân tích cơng năng (FAST) ............................................................... 45
Hình 2.20 : Bảng đánh giá .................................................................................................... 46

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 6


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

Hình 2.21 : Ma trận đánh giá ................................................................................................ 47
Hình 3.1 : Qui trình nghiên cứu............................................................................................ 55
Hình 4.1 : Đơn vị cơng tác ................................................................................................... 60
Hình 4.2 : Vị trí cơng tác ...................................................................................................... 61
Hình 4.3 : Số năm kinh nghiệm ............................................................................................ 62
Hình 4.4 : Mơi trƣờng tiếp cận VE ....................................................................................... 64
Hình 4.5 : Sự tham gia thực hiện VE ................................................................................... 67
Hình 4.6 : Kinh nghiệm tham gia thực hiện VE ................................................................... 67
Hình 4.7 : Số dự án tham gia thực hiện VE.......................................................................... 68
Hình 4.8 : Loại cơng trình áp dụng VE ................................................................................ 69
Hình 4.9 : Chi phí tiết kiệm khi áp dụng VE ........................................................................ 70
Hình 5.1 : Qui trình thực hiện VE trong cơng ty .................................................................. 82
Hình 6.1 : Mặt bằng bố trí nhà máy phần tầng hầm ............................................................. 91
Hình 6.2 : Mặt bằng bố trí nhà máy tầng trệt ....................................................................... 92
Hình 6.3 : Biểu đồ phân tích cơng năng ............................................................................. 103

Hình 6.4 : Mặt bằng tầng hầm ............................................................................................ 104
Hình 6.5 : Mặt bằng tầng trệt ............................................................................................. 105
Hình 6.6 : Mặt bằng tầng 2 ................................................................................................. 106
Hình 6.7 : Mặt cắt A-A & B-B ........................................................................................... 107
Hình 6.8 : Mặt bằng móng .................................................................................................. 108
Hình 6.9 : Mặt bằng kết cấu tầng hầm cao độ - 900 & -3000 ............................................ 109
Hình 6.10 : Mặt bằng kết cấu tầng trệt, cao độ dầm -200 .................................................. 110
Hình 6.11 : Mặt bằng sàn tầng 2, cao độ dầm +3600 ......................................................... 111
Hình 6.12 : Mặt bằng sàn AHU, cao độ dầm +5000 .......................................................... 112
Hình 6.13 : Mặt bằng hệ thống đỡ trần, cao độ + 6000 & +7500 ...................................... 113

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 7


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

TỪ NGỮ VIẾT TẮT
VE : Value Engineering
SAVE Int. : Society of American Value Engineers International
FAST : Functional Analysis System Technique
INVEST : Indian Value Engineering Society
IVM : Institute of Value Management
CSVA : Canadian Society of Value Analysis
SJVE : Society of Japanese Value Engineering

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn


Trang 8


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu chung
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trƣởng nhanh
trong khu vực, tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm đã lên đến 5.3%. Tiềm năng tăng
trƣởng vẫn đang tiếp tục, thậm chí trong các cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á trong
những năm 1990 và gần đây là suy thối kinh tế tồn cầu, Việt Nam vẫn duy trì đƣợc nền
kinh tế ổn định, với tốc độ tăng trƣởng đáng kinh ngạc (trung bình 7% từ năm 2005- 2010),
nhanh hơn đáng kể so với nhiều nền kinh tế châu Á khác [16].
Đồng hành với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia, Công Nghiệp và Xây Dựng
Việt Nam cũng đóng góp tỷ trọng khá lớn, trong đó, ngành Xây Dựng ngày càng khẳng định
là ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc. Năm 2010 tỷ trọng khu vực Công Nghiệp – Xây
Dựng đạt 41% GDP, trong đó lĩnh vực Xây Dựng chiếm khoảng 10.3% GDP. Hàng năm có
khoảng hàng chục ngàn cơng trình đƣợc triển khai xây dựng trên phạm vi tồn quốc, nhiều
cơng trình trọng điểm quốc gia đã đƣợc hoàn thành nhƣ: Lọc dầu Dung Quất, Thủy điện
Sơn La, các cơng trình lớn trong lĩnh vực dân dụng, năng lƣợng, dầu khí, cầu đƣờng, bến
cảng, cơng nghiệp, văn hóa, thể thao, khu đơ thị mới…góp phần quan trọng tạo dựng cơ sở
vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc [17].
Tuy nhiên, hai năm gần đây ngành Xây Dựng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Suy thối kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đang có diễn biến phức
tạp, khó lƣờng. Trong nƣớc, lạm phát tăng cao ảnh hƣởng đến giá cả nguyên vật liệu, thị
trƣờng chứng khoán sụt giảm mạnh, thị trƣờng bất động sản trầm lắng, lãi suất cao… đã tác
động tiêu cực đến ngành Xây Dựng. Đã có rất nhiều dự án xây dựng phải tạm ngừng và bị

treo vì thiếu vốn đầu tƣ. Với tình trạng nhƣ trên, các đơn vị thầu, cơng ty tƣ vấn có khả năng
giảm chi phí dự án, nâng cao cơng năng cơng trình và rút ngắn thời gian thi cơng sẽ là một
ƣu thế rất lớn.
Hơn thế nữa, với những dự án phức tạp, qui mô lớn, việc đạt đƣợc sự cân bằng về chi
phí, chất lƣợng, tiến độ khơng phải là điều đơn giản. Trong các giai đoạn phát triển của dự
án, khơng tránh khỏi những chi phí khơng cần thiết, các giải pháp thiết kế đƣa ra chƣa thực
GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 9


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

sự tối ƣu do nhiều nhân tố nhƣ sự thiếu thông tin đầu vào, thiếu ý kiến, thái độ và lối mòn
trong thiết kế, sự thiếu kết hợp và thông tin giữa các bộ phận…điều này có thể khơng đáp
ứng đƣợc u cầu của chủ đầu tƣ, còn gây ảnh hƣởng cả về tổng chi phí cũng nhƣ tiến độ dự
án và làm giảm giá trị cơng trình. Một trong những cách tốt nhất để khắc phục các rào cản
trên là sử dụng phƣơng pháp tiếp cận đội nhóm quản lý giá trị, nhằm nâng cao giá trị cơng
trình, đảm bảo dự án thành công nhất. Kỹ thuật quản lý giá trị đƣợc hƣớng tới đó là “Value
Engineering”.
Value Engineering (VE) là một phƣơng pháp tiếp cận có hệ thống và có cấu trúc, cải thiện
các dự án, sản phẩm và các quá trình. VE đƣợc sử dụng để phân tích sản phẩm sản xuất, các
dự án thiết kế, xây dựng, quá trình kinh doanh. VE giúp đạt đƣợc sự cân bằng về công năng,
hiệu suất, chất lƣợng, an tồn, với chi phí và các nguồn tài nguyên khác để hoàn thành
những yêu cầu đặt ra. Sự cân bằng thích hợp sẽ dẫn tới giá trị tối đa cho dự án. Qui trình VE
đạt đƣợc kết quả tốt nhất khi đƣợc áp dụng bởi một đội ngũ đa thành phần có kinh nghiệm
và chun mơn liên quan đến các loại dự án đƣợc nghiên cứu (SAVE, 2013) [1]. VE hƣớng
tới mục tiêu tối ƣu giá trị thông qua việc cung cấp những công năng cần thiết tại chi phí

thấp nhất mà khơng ảnh hƣởng tới chất lƣợng và hiệu suất.
Các lợi ích đem lại khi áp dụng VE nhƣ : đạt đƣợc giá trị tốt hơn cho đồng tiền trong sự
thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí dự án bằng cách loại bỏ các chi
phí khơng cần thiết, sự hiểu biết tốt hơn về mục tiêu dự án, nâng cao cơng năng dự án, cải
thiện khả năng làm việc nhóm, nâng cao sự sáng tạo. VE đƣợc sự chấp nhận rộng rãi của
các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp: các nhà thầu, nhà thiết kế, các nhà sản xuất ô
tô, xử lý hóa chất, công ty dƣợc phẩm. Những cơng ty thực hiện VE mang lại lợi ích đầu tƣ
tốt hơn, rút ngắn tiến độ, tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lƣợng góp phần nâng cao vị thế
cạnh tranh của các cơng ty đó (SAVE, 2013) [1].
1.2 Vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Lý do dẫn đến nghiên cứu

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 10


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

Hiện nay, VE đã đƣợc áp dụng rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Úc,
Hồng Công. Tại nƣớc ta, mặc dù đã có một số dấu hiệu cho thấy việc áp dụng qui trình VE
trong ngành Xây Dựng, nhƣng VE vẫn chƣa phổ biến do sự thiếu hiểu biết và nhận thức về
sự tồn tại cũng nhƣ cách thức áp dụng VE. VE ở Việt Nam đƣợc xem nhƣ đang phát triển
trong giai đoạn sơ sinh, chỉ một lƣợng nhỏ các dự án Xây Dựng có áp dụng VE.
Theo cách truyền thống, các dự án Xây Dựng tại Việt Nam thƣờng phát triển theo xu
hƣớng: chủ đầu tƣ thuê đơn vị tƣ vấn phát triển các giai đoạn thiết kế, sau đó tiến hành thi
cơng bởi các đơn vị thầu thi cơng, và hầu nhƣ khơng thực hiện bất kì một chƣơng trình nào
đảm bảo giá trị trong phần lớn quá trình phát triển của dự án. Điều này dễ dẫn đến sự xuất

hiện của các chi phí khơng cần thiết, chất lƣợng không đảm bảo khi chuyển tiếp giữa các
giai đoạn, do khơng có sự kết hợp kịp thời và thơng suốt q trình giữa các bên liên quan
trong dự án.
Trên thực tế, rất ít cơng ty Xây Dựng tại Việt Nam áp dụng qui trình VE để giảm chi phí
vì thiếu kiến thức, VE đƣợc áp dụng chủ yếu bởi các cơng ty tƣ vấn nƣớc ngồi hoặc công
ty tổng thầu EPC. Mặt khác, đa số chủ đầu tƣ vẫn cịn rất mới lạ với khái niệm VE.
Vì vậy, thật sự cần thiết nghiên cứu mức độ hiểu biết và sử dụng VE để nâng cao giá trị,
tiết kiệm chi phí trong ngành Xây Dựng tại Việt Nam. Tại sao VE hiếm khi đƣợc áp dụng
trong ngành Xây Dựng Việt Nam và các nhân tố khuyến khích thực hiện VE là gì? Từ đó có
thể đánh giá đƣợc khả năng ứng dụng của VE trong ngành Xây Dựng Việt Nam, và có thể
phát triển một qui trình VE phù hợp với các công ty Tƣ Vấn Xây Dựng tại Việt Nam, nhằm
nâng cao hơn giá trị thiết kế và đem lại lợi ích nguồn vốn cho chủ đầu tƣ.
Ngồi ra, các cơng ty sử dụng VE có thể tăng sự cạnh tranh trong các gói thầu cũng nhƣ
nâng cao uy tín trên trƣờng kinh doanh. Đặc biệt hơn, VE sẽ đem lại lợi ích cho các đơn vị
là đối tác của nhau khi thực hiện gói thầu thiết kế- thi công, hoặc cho các công ty tổng thầu
EPC.
1.2.2 Một số câu hỏi đƣợc đặt ra xung quanh vấn đề nghiên cứu
-

VE có gì khác so với phƣơng pháp kiểm sốt chi phí truyền thống?

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 11


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt


-

Những lợi ích đem lại từ VE là gì?

-

Chi phí thực hiện VE là bao nhiêu?

-

VE đƣợc áp dụng khi nào, qui mô dự án, vốn đầu tƣ bao nhiêu thì cần thực hiện VE?

-

Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VE vào ngành Xây Dựng tại Việt Nam?

-

Làm thế nào để áp dụng VE nhằm nâng cao giá trị cơng trình một cách hiệu quả?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá khả năng ứng dụng của VE trong ngành Xây Dựng tại Việt Nam.

-

Phát triển một quy trình áp dụng Internal VE để nâng cao giá trị thiết kế cho các công

ty Tƣ Vấn Xây Dựng tại Việt Nam.

-

Áp dụng quy trình VE vào một dự án cụ thể.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2013

đến tháng 7 năm 2013.
-

Địa điểm: Trong nghiên cứu này việc khảo sát đƣợc thực hiện tại TP Hồ Chí Minh.

-

Tính chất, đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu: Dữ liệu phục vụ nghiên cứu đƣợc thu

thập tại các công ty xây dựng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đối tƣợng khảo sát là các đơn
vị công tác trong ngành Xây Dựng nhƣ: chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn thiết kế, đơn vị tƣ vấn
quản lý dự án, giám sát, đơn vị thi cơng, các nhà thầu EPC…
1.5 Đóng góp của nghiên cứu
VE là chủ đề còn khá mới lạ trong ngành Xây Dựng tại Việt Nam. Sự hiểu biết về VE
cũng nhƣ qui trình ứng dụng VE đang cịn mơ hồ. Do đó, hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào
tìm hiểu về vấn đề VE để có thể gia tăng sự hiểu biết và cách áp dụng VE trong ngành Xây
Dựng tại Việt Nam. Qua đây, đề tài nghiên cứu hy vọng sẽ có những đóng góp thiết thực:
-

Về mặt học thuật, hàn lâm: VE là một hƣớng nghiên cứu mới ở Việt Nam về việc


nâng cao giá trị cơng trình, dự án. Luận văn trình bày một cách hệ thống và trình tự khái
GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 12


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

niệm cũng nhƣ cách áp dụng để nâng cao giá trị dự án. Luận văn là cơ sở cho những
nghiên cứu sau này về đề tài VE ở Việt Nam.
-

Về mặt thực tiễn:
+ Nâng cao giá trị cơng trình, cân bằng giữa thời gian, chi phí, chất lƣợng, hiệu suất
và độ tin cậy của cơng trình.
+ Nghiên cứu giúp các đơn vị liên quan trong một dự án hiểu rõ về lý thuyết VE, và
hiệu quả đem lại khi áp dụng VE. Qua đó, có thể phổ biến rộng rãi kiến thức và qui
trình thực hiện VE trong ngành Xây Dựng tại Việt Nam.
+ Trở thành một tài liệu lƣu hành nội bộ trong các cơng ty xây dựng hiện nay.

-

Đóng góp cho cộng đồng: Cải thiện nhân tố con ngƣời, thái độ làm việc, sự sáng tạo,

hiệu quả làm việc nhóm.
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm bảy chƣơng:
-


Chƣơng một giới thiệu về đề tài nghiên cứu, đặt vấn đề lý do dẫn đến nghiên cứu, xác

định rõ ràng các mục tiêu nghiên cứu, và đóng góp của luận văn.
-

Chƣơng hai là tổng quan về VE, tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của VE, các định

nghĩa, thuật ngữ, mơ hình đƣợc sử dụng trong qui trình VE, đặc biệt chƣơng này cũng
đƣa ra đƣợc các bƣớc lập kế hoạch tiến hành thực hiện VE, các nhân tố khó khăn và nhân
tố khuyến khích thực hiện VE thơng qua dữ liệu sơ cấp đƣợc tìm hiểu qua các nghiên cứu
trên thế giới cũng nhƣ qua sách, tạp chí, internet.
-

Chƣơng ba mơ tả qui trình nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, cơng cụ nghiên cứu.

-

Chƣơng bốn phân tích kết quả từ bảng câu hỏi khảo sát.

-

Chƣơng năm phát triển một quy trình áp dụng internal VE để nâng cao giá trị thiết kế

cho các công ty Tƣ Vấn Xây Dựng tại Việt Nam.
-

Chƣơng sáu áp dụng một case study cụ thể.

-


Chƣơng bảy trình bày các kết luận, kiến nghị và các gợi ý cho một nghiên cứu xa hơn.

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 13


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Nguồn gốc ra đời VE
Trong suốt thế chiến thứ II, tổng công ty điện lực GE (General Electric Company) của
Mỹ luôn phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu sản xuất các thiết bị chiến
tranh. Để khắc phục khó khăn, cơng ty đã tiến hành nghiên cứu và sử dụng thí nghiệm
những loại vật liệu thay thế, kết quả đã có rất nhiều loại vật liệu có chi phí rẻ hơn đồng thời
cho hiệu suất tốt hơn. Năm 1947, Lawrence D.Miles, một kỹ sƣ của công ty GE đã phát
triển một số ý tƣởng và kỹ thuật để đƣa ra các lựa chọn cho các loại vật liệu thay thế. Quan
điểm chính là nghiên cứu giá trị của sản phẩm và phát triển phƣơng pháp luận dựa trên
những cơng năng của sản phẩm đó. Phƣơng pháp luận mới này đã rất thành cơng, có thể tạo
ra sản phẩm và hiệu quả làm việc tốt hơn kèm theo chi phí thấp hơn, nó ngày càng đƣợc
hồn thiện bởi Lawrence D.Miles và đội nhóm của ơng trong cơng ty GE. Chính vì hiệu quả
mà nó mang lại, phƣơng pháp luận này đã trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp tại
Hoa Kỳ. Lawrence D.Miles cũng đƣợc coi nhƣ ông tổ của VE, một bậc thầy trong lĩnh vực
quản lý giá trị.
Năm 1954, Cục hải quân Mỹ đã sử dụng quy trình này để cải thiện chi phí trong suốt
giai đoạn thiết kế. Họ gọi nó là “Value Engineering”. VE đã đƣợc sử dụng chính thức trong
bộ quốc phịng Mỹ từ những năm 1961. Năm 1960, Charles Bytheway đã bổ sung thêm các

thành phần cơ bản của VE, một qui trình phân tích đƣờng cơng năng chính có thể nhấn
mạnh sự logic của các công tác khi nghiên cứu về giá trị. Đó là hệ thống kỹ thuật phân tích
cơng năng “Functional Analysis System Technique” (FAST), một thành phần tiêu chuẩn
của phƣơng pháp giá trị. Năm 1985, qui trình VE phát triển mạnh mẽ và đƣợc chấp nhận
rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Anh, Úc, Canada, cùng với sự ra đời của
hiệp hội VE quốc tế “ Society of American Value Engineers International” (SAVE Int.)
dành riêng cho các hoạt động và nghiên cứu về VE. Năm 1997, SAVE đã thông qua một
tiêu chuẩn cho phƣơng pháp luận VE, các hội nghị thảo luận về VE luôn đƣợc SAVE tổ
chức hàng năm. Ngày nay, VE trở nên phổ biến hơn, đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng của

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 14


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

VE, các qui trình, sổ tay thực hiện VE đƣợc áp dụng cho các tổ chức, đơn vị trên toàn thế
giới.
2.2 Phƣơng pháp kiểm sốt chi phí truyền thống
Theo KIM LAI (2006) [2], phƣơng pháp kiểm sốt chi phí truyền thống về cơ bản đƣợc
định nghĩa là kiểm sốt chi phí của dự án trong đó bao gồm việc thu thập, đo lƣờng chi phí
dự án và báo cáo tiến độ hàng tuần. Các mục tiêu chính của phƣơng pháp này nhƣ sau:
Để đạt đƣợc lợi nhuận tối ƣu bằng cách hoàn thành dự án trong thời gian cho phép
mà không ảnh hƣởng đến chất lƣợng yêu cầu.
Để có đƣợc báo cáo vào mỗi giai đoạn của tiến độ xây dựng nhằm so sánh với
mục tiêu đề ra hoặc xác định các rủi ro có thể xảy ra.
Mặc dù cách tiếp cận truyền thống dƣờng nhƣ khá thỏa mãn với ban quản lý dự án, tuy

nhiên vẫn cịn rất nhiều điểm có thể cải thiện. Sau đây là một số nhƣợc điểm của phƣơng
pháp kiểm sốt chi phí:
Trong q trình thiết kế, khơng một ai có quyền nhận xét về hiệu quả thiết kế hoặc
thực hiện những đề xuất cải thiện thiết kế.
Không định hƣớng các cơng năng.
Thiếu cơ hội đóng góp ý kiến do khơng có sự tham gia của đa đội nhóm.
Chủ đầu tƣ và các nhóm chun gia bên ngồi hiếm khi tham gia đánh giá phƣơng
án thiết kế.
Giải pháp thiết kế hiếm khi xem xét vịng đời chi phí của dự án.
Khơng có những cơng cụ và kỹ thuật phân tích cơng năng, thực hiện quyết định và
lập kế hoạch nghiên cứu nhƣ VE.
2.3 Định nghĩa VE
VE có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa gần nhau nhƣ một qui trình quản lý và nâng
cao giá trị.
Tại các quốc gia và châu lục có VE phát triển mạnh nhƣ Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Châu
Âu…, VE đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 15


Luận văn thạc sĩ
-

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

Tại Mỹ theo hiệp hội VE quốc tế (SAVE.Int) [1], VE cịn có tên gọi khác là Value

Analysis, hay Value Management, đƣợc định nghĩa là một qui trình có hệ thống theo kế
hoạch cơng việc, áp dụng bởi đa đội nhóm để nâng cao giá trị của một dự án thơng qua

việc phân tích các công năng.
Tại Ấn Độ (INVEST) [3], VE là một cách tiếp cận đội nhóm có hệ thống, nghiên cứu

-

nhằm cung cấp giá trị cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông thƣờng sự cải thiện tập
trung vào giảm chi phí mà khơng ảnh hƣởng tới chất lƣợng, hiệu suất của sản phẩm, dịch
vụ.
-

Tại Châu Âu (IVM) [4], VE đƣợc hiểu nhƣ Value Management là một hình thức quản

lý đặc biệt để thúc đẩy đội nhóm, phát triển các kỹ năng, cải thiện sự phối hợp làm việc
với mục tiêu tối đa hiệu suất tổng thể của đội nhóm.
Các tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực này cũng đã đƣa ra những định nghĩa về VE :
-

D.Miles (1993) [5] VE là một hệ thống giải quyết vấn đề, thực hiện bằng việc sử dụng

những kỹ thuật cụ thể, dựa trên kiến thức, kỹ năng của đội nhóm. Đó là một cách tiếp cận
có tổ chức sáng tạo với mục đích loại trừ các chi phí khơng cần thiết mà khơng ảnh
hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ tính năng yêu cầu của khách hàng.
-

Dell’Isola (1997) [6] VE là một qui trình có tổ chức, một nỗ lực chặt chẽ có hệ thống

đƣợc thực hiện bởi đa đội nhóm, đại diện cho tất cả các bên liên quan với mục tiêu cải
thiện giá trị, tối ƣu vịng đời chi phí của dự án. VE xác định những chi phí khơng cần
thiết có khả năng loại bỏ trong khi vẫn đảm bảo chất lƣợng, độ tin cậy, hiệu suất và các
yếu tố quan trọng khác ở mức độ đáp ứng hoặc vƣợt hơn mức mong đợi của khách hàng.

-

Shublaq (2003) (trích dẫn bởi Sadawi, 2008) [7] định nghĩa VE là một kỹ thuật kiểm

sốt chi phí đặc biệt đƣợc thực hiện bởi một đội nhóm chuyên gia có kinh nghiệm. Kỹ
thuật này là một nghiên cứu có hệ thống và sáng tạo nhằm giảm chi phí, nâng cao độ tin
cậy, hiệu suất. VE đƣợc dùng để đạt đƣợc sự cân bằng tốt nhất giữa chi phí, chất lƣợng,
hiệu suất của sản phẩm, hệ thống hoặc cơng trình.
-

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 16


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Nguyễn Thanh Việt

Hình 2.1: VE đóng vai trị cân bằng giữa chi phí, chất lƣợng và hiệu suất
-

Al Asheesh (1997) (trích dẫn bởi Sadawi, 2008) [7] VE là một nghiên cứu có tính hệ

thống đƣợc thực hiện bởi đa đội nhóm trên một sản phẩm, dự án hoặc cơng trình nhằm
xác định các cơng năng, đồng thời đƣa ra các phƣơng án thay thế mang tính sáng tạo để
đạt đƣợc công năng theo cách tốt hơn hoặc ít chi phí hơn hoặc là cả hai, mà không ảnh
hƣởng đến các công năng cơ bản đƣợc yêu cầu.
2.4 Thuật ngữ và các định nghĩa
Những nhân tố cơ bản của VE bao gồm công năng, chất lƣợng, giá, chi phí và giá trị.

2.4.1 Cơng năng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về công năng đƣợc xây dựng bởi các chuyên gia trong
lĩnh vực VE, sau đây là những định nghĩa phổ biến nhất về công năng.
-

Công năng đƣợc Dell’Isola (1997) [6] định nghĩa nhƣ công việc cụ thể mà một hạng

mục thiết kế phải thực hiện đƣợc. Theo Dell’Isola mơ tả, có những loại cơng năng sau:
Cơng năng cơ bản: là các đặc tính cần thiết của một sản phẩm để đáp ứng yêu cầu
của ngƣời sử dụng. Việc xác định công năng cơ bản thực hiện bằng cách trả lời một
câu hỏi: “Cơng năng có thể loại bỏ mà vẫn đáp ứng yêu cầu sử dụng?”. Nếu câu trả
lời là khơng, cơng năng đó là cơ bản. Một trong những kết quả khi áp dụng VE là
phải đạt đƣợc tất cả các công năng cơ bản. Không thể thỏa mãn yêu cầu ngƣời sử

GVHD: PGS.TS.Lƣu Trƣờng Văn

Trang 17


×