Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẶT HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XIMĂNG VÀ VLXD CẦU ĐƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.08 KB, 38 trang )

PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẶT HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XIMĂNG VÀ VLXD CẦU ĐƯỚC
2.1. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MAKETING
2.1.1. Giới thiệu các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của công ty cổ
phần ximăng và vật liệu xây dựng Cầu Đước
- Sản phẩm chính của công ty cổ phần ximăng và vật liệu xây dựng Cầu
Đước là các sản phẩm sau:
- Xi măng Pooclăng PBC 30 và có các sản phẩm phụ sau:
+ Gạch Terazzo.
+ Gạch lát cầu thang.
Thị trường tiêu thụ của công ty là địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, do quy
mô của dây chuyền còn thấp và khâu Maketing và tiếp thị còn yếu và với sức ép
cạnh tranh của các công ty ximăng khác trên địa bàn trong và ngoài tỉnh nên thị
phần của công ty trên thị tương còn nhỏ.
Về số lượng: Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng và nhu cầu của thị trường,
do sản xuất ở lĩnh vực có sự ảnh hưởng của thời tiết ví dụ như vào mùa xây dựng ở
các tỉnh miền trung hàng năm vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 7 là chủ yếu, bởi vì
từ tháng 8 trở đi là mùa mưa lũ, nên sản lượng sản xuất có giảm. Và công ty là một
doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc sở xây dựng Nghệ An, do vậy khi nào có tỉnh
có các dự án được nhà nước đầu tư vào càng lớn thì chỉ tiêu về sản lượng được
nâng cao hơn, ví dụ như ở tỉnh có hai chương trình trọng điểm là bê tông kênh
mương và giao thông nông thôn. Nhưng nguồn vốn giải ngân của các công trình
còn chậm nên công ty bị ảnh hưởng về điều kiện duy trì và ổn định sản xuất.
Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty luôn tuân theo quy trình nghiêm
ngặt của quốc tế như từ quá trình đưa phối liệu cho đến nghiền...đều được phòng
KCS kiểm tra chặt chẽ.
2.1.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng ximăng của công ty
Cổ phần và VLXD Cầu Đước
* Bảng số liệu về kết quả tiêu thụ ximăng trong 3 năm từ năm 2001-2003.
( xem bảng 3).
* Nhận xét


Qua bảng thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh danh của nhà máy trong
3 năm từ 2001- 2003, ta thấy:
-So với năm 2001 thì năm 2002 doanh thu thuần giảm 2.470.249,9 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 6.32%, trong khi giá bán bình quân của năm 2002 lại tăng so với
năm 2001 là 200 đồng, tuy giá bán tăng rất ít do tăng giá của nguyên liệu đầu vào.
Nhưng tổng chi phí của năm 2002 so với năm 2001 lại giảm 4.782.221,3 triệu
đồng.
- So với năm 2002 thì doanh thu thuần của năm 2003 giảm 145.667 triệu
đồng, tương ứng giảm 0,4%, trong khi tổng chi phí tăng 945.407 triệu đồng, tương
ứng giảm 2,95%. Nguyên nhân trên chủ yếu là do sở tài chính chưa thanh toán cho
công ty ở hai dự án bê tông hoá kênh mương và giao thông nông thôn.
- So với năm 2001 thì năm 2003 doanh thu thuần giảm 2.615.917 triệu đồng,
tương ứng giảm 6,69%, nhưng tổng chi phí lại giảm 3.827.815 triệu đồng, tương
ứng giảm 10,3%, và lợi nhuận lại tăng 644.772 triệu đồng, tương ứng tăng 33,11%.
- Nhìn vào kết quả của công ty trong ba năm qua, ta thấy rằng công ty ngày
một làm ăn có hiệu quả hơn, có tăng, giảm chút ít về mức giá bán, nhưng tổng chi
phí của hai năm 2002 và 2003 lại giảm, trong khi lợi nhuận lại tăng. Đó là một điều
chứng tỏ rằng bộ máy làm việc của công ty ngày càng làm việc có hiệu quả hơn.
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm ximăng của các công ty
khác nhau, và được sản xuất từ các dây chuyền công nghệ hiện đại, điều đó đã tạo
nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty nhằm chiếm được thị trường, bằng cách
thông qua các hội chợ, triển lãm, quảng các trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Công ty có các đối thủ cạnh tranh chính như: Trong tỉnh có Nhà máy xi
măng 12/ 9 Anh Sơn, nhà máy ximăng Hoàng Mai, ngoài tỉnh có các nhà máy như
nhà máy ximăng Bỉm Sơn, Nghi Sơn...Tuy nhiên sản phẩm của công ty đã có mặt
trên thị trường của tỉnh đã từ lâu, so với các nhà máy ximăng lớn như Bỉm Sơn hay
ximăng Hoàng Mai... thì nhà máy còn thua kém hơn về vốn và dây chuyền công
nghệ , vì thế sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh được người tiêu dùng ưa chuộng
và họ đã có một mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước, nhưng giá bán của sản phẩm

của công ty như công ty ximăng Hoàng Mai năm 2003 là 590.000 đồng/ tấn.
Nhưng sản phẩm của công ty là 575.000 đồng/ tấn, do vậy sản phẩm của công ty
vẫn được các nhà thầu xây dựng và khách hàng lưu tâm.
Về tầm quy mô của doanh nghiệp và công nghệ của các nhà máy ximăng của
bạn có công nghệ hiện đại hơn. Nhưng doanh thu của nhà máy hàng năm là rất cao,
đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo với mức lương bình quân hàng
tháng là 1.127.000 Đ/ người, điều đó cho thấy sản phẩm của công ty tuy không có
tiếng như sản phẩm ximăng của các công ty ximăng khác, nhưng vẫn được người
tiêu dùng tín nhiệm đặc biệt là được Sở Xây Dựng Nghệ An ký quyết định cho sản
phẩm ximăng của nhà máy làm vật liệu chính cho hai dự án là Giao thông nông
thôn và bê tông hoá kênh mương.
2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của công ty
Do nhận thức được một cách đầy đủ các mức độ của sản phẩm và có các biện
pháp hữu hiệu để thực hiện đầy đủ các mức sản phẩm nhằm thoả mãn sự mong đợi
của người tiêu dùng như: Sản phẩm cốt lõi đó là lợi ích mà người mua nhận được,
sản phẩm cụ thể như kiểu dáng, nhãn hiệu, bao bì, và các hình thức dịch vụ... Do
đặc thù của sản phẩm ximăng là không cần chú trọng đến hình thức bên ngoài như
bao bì, kiểu dáng như các sản phẩm tiêu dùng khác mà chú trọng đến thuộc tính
của sản phẩm hơn, do vậy công ty đã có các biện pháp hữu hiệu để thực hiện đầy
đủ các mức sản phẩm đó như công ty đã sản xuất sản phẩm ximăng theo đúng trình
tự quy định và kiểm tra chặt chẽ các nguyên vật liệu đầu vào..., bảo dưỡng, trung
tu, đại tu các trang thiết bị của dây chuyền công nghệ theo định kỳ, về bao bì của
sản phẩm , công ty đã mua dây chuyền công nghệ, máy dập và may để sản xuất
ngay trong nhà máy chứ không cần đặt hàng của các công ty bao bì, nhưng hiện
nay vỏ bao ximăng được làm hai lớp, bên ngoài là bao tải dứa được in tên và nhãn
hiệu của công ty lên trên và bên trong được làm bằng giấy Crap, với loại vỏ bao
này không những giúp vẫn chuyển một cách dễ dàng hơn mà nó còn giúp tránh
trường hợp các cá nhân, đại lý rút bớt trọng lượng ximăng. Khi nhận được đơn đặt
hàng thì công ty sẽ có xe vận chuyển tận chân công trình cho khách hàng mà khách
hàng không mất thêm chi phí cho vận chuyển.

2.1.5. Đặc điểm giá cả
Giá bán các sản phẩm trong năm được xác định dựa trên giá bán một đôi giầy
năm trước và dự đoán về tình hình biến động của thị trường để đặt giá bán bán cho
kỳ kế hoạch.
Theo dõi từ bảng thống kê kết quả tiêu thụ ximăng từ 2001-2003, ta thấy trong
ba năm doanh thu của công ty liên tục giảm, năm 2001 giá bán một tấn ximăng
chưa bao gồm cả VAT là 595. 147 Đồng, năm 2002 do có sự biến động của thị
trường về một số nguyên vật liệu, nên công ty cho tăng giá lên 595.309 đồng. Tuy
vậy sản lượng lại giảm 4,167.41 tấn. Sang năm 2003 công ty lại giảm giá xuống
chỉ còn 568.970 đồng thấp hơn giá bán của năm 2001 và sản lượng tăng 7628.29
tấn so với năm 2002, tăng 3460.88 tấn so với năm 2001, nhưng doanh thu lại giảm
sút xuống tới mức thấp nhất trong vòng 3 năm kể từ năm 2001, nguyên nhân gây
ra tình hình này là do lượng ximăng cung ứng cho hai dự án bê tông hoá kênh
mương và giao thông nông thôn còn nợ chưa thanh toán.
Như vậy tình sản xuất của công ty trong năm 2003 là rất tốt, do tính chất đặc
thù của doanh nghiệp là phải tối đa hoá lợi nhuận, ngoài chính sách giảm thiểu chi
phí trong sản xuất, và giảm giá để tăng sản lượng thì công ty cần có các biện pháp
thu hồi nợ, không để tình trạng nợ tồn đọng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản xuất.
2.1.6. Thực trạng phân phối
* Các kênh phân phối hàng hoá của công ty.
(1)
(2)
(3)

* Do sự đòi hỏi của thị trường, công ty đã phân phối hàng hoá qua các phân
phối sau:
- Kênh không cấp (1): là kênh mà sản phẩm của công ty được giao trực tiếp tới
tận tay người tiêu dùng, kênh này thường là cung cấp ximăng cho các dự án, và các
cơ quan, công ty đặt hàng. Trong hai năm trở lại đây do hai dự án bê tông hoá kênh
mương và giao thông nông thôn được tỉnh và các ban nghành quan tâm nên lượng

ximăng giao trực tiếp tới tận công trình là rất nhiều, khoảng 14.000 tấn/ năm.
- Kênh một cấp (2): là kênh mà sản phẩm của công ty được giao tới các đại lý
của công ty, sản phẩm qua đại lý mới tới tay người tiêu dùng. Lượng ximăng giao
cho các đại lý chiếm vị trí chủ đạo trong mạng lưới phân phối của công ty, lượng
ximăng giao cho các đại lý năm 2003 là 40.000 tấn/ năm.
- Kênh nhiều cấp (3): là kênh mà hàng hoá của công ty qua nhiều khâu trung
gian, tức là hàng hoá của công ty tới tay khách hàng khi đã qua người bán buôn sau
đó tới ngươi bán lẻ, rồi mới tới người tiêu dùng. Lượng ximăng được tiêu thụ qua
kênh này thực sự là không lớn lắm, bởi vì các đại lý, của hàng vật liệu xây dựng
này chủ yếu là do tư nhân làm chủ nên mặt hàng nào bán chạy trên thị trường thì
Người tiêu
dùng
Công ty CP
XM &VLXD
Cầu Đước
Đại lý
Người bán buôn Người bán lẻ
họ mới bán, nhưng nắm bắt được điều này nên công ty đã phân phối được số lượng
không phải là nhỏ, năm 2003 theo kênh phân phối này công ty đã phân phối được
khoảng 10.000 tấn/ năm.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu phân phối sản qua ba kênh
trên. khi có những đơn đặt hàng đột xuất thì công ty sẽ cơ động tìm cách giúp đỡ
các đối tác bằng cách cung ứng kịp thời, đúng thời hạn và đúng địa điểm.
* Phương thức bán hàng của công ty
Để hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng như
đáp ứng được tối đa nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, Công ty đã tiến
hành không ngừng mở rộng, đa dạng hoá và hoàn thiện các phương thức bán hàng.
Đối với việc tiêu thụ sản phẩm thì khách hàng có thể nhận hàng tại kho của
Công ty, năm 2003 lượng hàng giao tại kho của công ty lên đến 4000 tấn, hoặc
Công ty có trách nhiệm giao hàng tại địa điểm thoả thuận trong hợp đồng. Khi

nhận được hàng thì việc thanh toán sẽ dược thực hiện bằng cách chuyển trả qua tài
khoản với thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng và công tác này do phòng xuất
nhập khẩu kinh doanh thực hiện, thông thường Công ty áp dụng 3 phương thức bán
hàng đó là bán buôn, bán lẻ và bán đại lý. Nghiệp vụ bán buôn được thực hiện
thông qua phương thức bán buôn qua kho với chứng từ ban đầu, kiêm phiếu xuất
kho là chứng từ bán hàng duy nhất có giá trị làm căn cứ cho hạch toán nghiệp vụ
bán buôn. Còn hàng hoá bán lẻ được thực hiện tại các cửa hàng, đại lý của công ty
và phòng tiêu thụ sẽ đảm nhận công tác này. Phòng tài vụ sẽ theo dõi chung dựa
theo các chứng từ do hai phòng trên cung cấp. Từng loại sản phẩm được theo dõi
trên sổ chi tiết riêng, kế toán tiêu thụ sản phẩm căn cứ vào các hoá đơn phiếu xuất
kho phát sinh trong tháng để lập sổ. Công ty cũng thực hiện theo dõi tổng hợp tình
hình tiêu thụ sản phẩm theo từng tháng, từng quí. Cuối mỗi quí, phòng tài vụ lại
tập hợp kết quả tiêu thụ sản phẩm theo các chỉ tiêu số lượng, số tiền chi tiết cho
từng loại sản phẩm.
Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng một số biện pháp khác để giúp cho việc tiêu
thụ sản phẩm được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn như:
* Trả hoa hồng cho các đại lý: Công ty đã sử dụng đòn bẩy này để kích thích
các đại lý của mình để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, vì được hưởng hoa
hồng theo phần trăm của doanh thu nên các đại lý bán được càng nhiều sản phẩm
cho công ty thì được hưởng hoa hồng càng cao. Theo số liệu của nhà máy thì đại lý
nào có doanh thu trên 6 tỷ đồng thì được hưởng hoa hồng là 6%, những đại lý nào
có doanh thu từ 10 tỷ trở lên thì được hưởng hoa hồng là 7%, và doanh thu từ 15 tỷ
trở lên thì được hưởng hoa hồng là 8%. Còn những đại lý tư nhân và của hàng bán
lẻ được hưởng hoa hồng là 3%.
Qua những số liệu trên ta thấy công ty đã có những chính sách hữu hiệu nhằm
tăng doanh thu từ việc bán hàng ở các đại lý. Do vậy đã thúc đẩy các đại lý áp
dụng các phương pháp bán hàng riêng của mình sao cho sản phẩm bán được nhiều
nhất. Biện pháp này có tính khả thi cao, có lợi cho cả hai bên.
2.1.7. Chính sách Quảng Cáo & Xúc Tiến bán hàng của công ty
* Quảng cáo giới thiệu sản phẩm: Việc giới thiệu sản phẩm không chỉ được giới

thiệu tại các cửa hàng, đại lý giới thiệu sản phẩm của công ty mà còn được tiến
hành thông qua việc tham dự các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, hàng tiêu
dùng trong nước. Kết hợp với các hình thức quảng cáo phong phú đa dạng thực
hiện trên các báo, tạp chí, các đơn chào hàng..., công ty không chỉ đưa thông tin về
sản phẩm, về hình ảnh của mình đến với khách hàng mà còn tiếp nhận thông tin từ
phía khách hàng giúp cho công ty thực hiện tốt công tác sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Năm 2001 chi phí cho quảng cáo lên đến 196.450.744 đồng, năm 2002 chi phí
cho quảng cáo của công ty là 70.000.000 đồng, nhưng đến năm 2003 chi phí dành
cho quảng cáo là 173.450.000 đồng.
Qua bảng tập hợp chi phí quản lý của công ty trong 3 năm từ 2001- 2003, ta
thấy chi phí mà công ty dành cho quảng cáo có chiều hướng giảm, năm 2001 chi
phí quảng cáo của công ty là 196.450.744 đồng, sang năm 2002 chi phí quảng cáo
giảm xuống còn 70.000.000 đồng, như vậy so với năm 2001, năm 2002 giảm
126.450.744 đồng, tỷ lệ giảm là 64,37%. Nhưng sang năm 2003 công ty đã chú
trọng hơn trong việc Maketing và quảng cáo sản phẩm của công ty, nên chi phí
quảng cáo của công ty là 173.450.000 đồng.
Qua số liệu trên ta thấy chi phí dành cho quảng cáo của công ty còn thấp, công
ty còn chưa thực sự chú trọng và thấy được tầm quan trọng của quảng cáo.
* Chiết khấu bán hàng: Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu
công ty đã sử dụng biện pháp chiết khấu bán hàng để khuyến khích khách hàng
thanh toán nhanh. Điều này góp phần tăng doanh thu tiêu thụ, tăng vòng quay của
vốn sản xuất, hạn chế sự chiếm dụng vốn của khách hàng đối với Công ty đồng
thời cũng cải thiện tình hình tài chính của công ty. áp dụng các biện pháp để thu lại
tiền hàng một cách nhanh nhất, năm 2002 và năm 2003 công ty áp dụng mức chiết
khấu cho khách hàng như sau:
+ Nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn thì công ty sẽ cho khách hàng
hưởng mức chiết khấu ưu đãi là 7%.
+ Trường hợp thanh toán đúng hạn, thì công ty sẽ cho hưởng mức chiết khấu
là 5%.

+ Trường hợp khách hàng thanh toán muộn so với hạn trả thì công ty sẽ có
biện pháp bắt khách hàng thanh toán tiền nợ lẫn tiền phạt, tiền phạt được áp dụng
theo lãi suất ngân hàng.
* Đa dạng hoá các hình thức thanh toán: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng, công ty vận dụng nhiều các hình thức thanh toán khác nhau như thanh
toán bằng séc, bằng chuyển khoản, bằng ngân phiếu. Về thời gian thanh toán tuỳ
thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà công ty yêu cầu khách hàng trả tiền ngay hoặc
trả chậm. Như vậy, với các phương thức bán hàng linh hoạt, sáng tạo đã giúp công
ty phát huy được thế mạnh trong vấn đề giữ được khách hàng truyền thống và
không ngừng tìm kiếm bạn hàng mới thể hiện qua số đơn đặt hàng tăng lên rõ rệt.
Đồng thời, cũng nhờ các phương thức bán hàng đó đã tạo điều kiện cho khách
tham quan và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Nhận xét về hoạt động maketing của công ty
Những thành tựu và kết quả thu được của công ty qua 3 năm từ 2001-2003,
chúng ta thấy rằng công ty đã biết chú trọng vào các hoạt động Maketinh như:
Quảng cáo trên các thông tin đại chúng, giảm giá bán cho khách hàng, tăng hoa
hồng đại lý để các đại lý lớn, nhỏ đều có sẵn sản phẩm của công ty để bán..., tuy
nhiên công ty cũng cần có nhiều hơn nữa các hình thức khuyến mãi, tham gia vào
các hội chợ hàng tiêu dùng một cách rộng rãi hơn, mở rộng sản xuất và kinh doanh
để doanh thu của công ty hàng năm phải cao hơn nữa và đời sống của cán bộ công
nhân viên trong nhà máy thu nhập ngày càng cao hơn, năng suất làm việc cao hơn.
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty Cổ Phần Ximăng và VLXD Cầu Đước
* Tình hình nhân sự của công ty năm 2003
STT
Chỉ tiêu
Lao động
trực tiếp
Lao động
Gián tiếp

Lao động
phụ trợ
Tổng
Cộng
Tổng số lao động 248 62 40 350
I. Cơ cấu giới tính
1. Nam 190 40 25 260
2. Nữ 58 22 15 90
II. Độ tuổi
1. Dưới 20 15 4 5 24
2. Từ 20 đến 30 62 10 8 80
3. Từ 31 đến 40 68 16 21 105
4. Từ 41 đến 50 45 15 6 66
5. Từ 51 đến 60 40 11 0 51
6. Trên 60 18 6 0 24
III. Trình độ văn hoá
1. Từ TH trở xuống 154 0 18 172
2. Tốt nghiệp PTTH 94 13 22 129
3. Tốt nghiệp ĐH 0 40 0 40
4. Trên đại học 0 9 0 9
IV. Bậc thợ
1. Dưới bậc 3 163 0 0 163
2. Bậc 3 đến 5 48 0 11 55
3. Bậc 6 trở lên 37 0 13 55
*Nhận xét
- Mặt mạnh: công ty cần nhiều lao động nên phần nào đã góp phần tạo công ăn
việc làm cho rất nhiều người ở địa phương, đồng thời làm giảm bớt nạn thất nghiệp
đang là vấn đề cần phải quyết ở nước ta hiện nay.
- Độ tuổi trung bình của công nhân viên công ty là: 38,06 Tuổi/ người, độ tuổi
công nhân công ty hiện có rất nhiều người từ độ tuổi từ 31-40. Đó là một lợi thế

của doanh nghiệp, vì công ty có một lực lượng lao động mạnh, có thế hệ thay kế
tiếp để thay thế.
- Mặt yếu: Công ty có 16,13% tổng số cán bộ công nhân viên có trình độ tốt
nghiệp Đại Học trở lên, vì là một cơ sở sản xuất nên chỉ cấp lãnh đạo mới có trình
độ cao còn công nhân đa số là ở nông thôn nên trình độ phần lớn chỉ tốt nghiệp
PTTH trở xuống, do đó ý thức và trình độ của các thành viên trong công ty chưa
thực sự đồng đều.
- Bậc thợ trung bình của công ty là: 3,98 bậc/ người. Như vậy ta thấy bậc thợ
của công ty là tương đối thấp. Công ty cần có các biện pháp nâng cao trình độ cho
công nhân.
Với tỷ lệ Nam so với Nữ là chêch lệch rất nhiều, nhưng với đặc thù của
nghành là hoạt động trong nghành công nghiệp nặng, nên sự chênh lệch này không
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty.
* Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động
Việc xây dựng thời gian lao động của công ty cổ phần ximăng và VLXD Cầu
Đước dựa trên quy định về việc thời gian sử dụng lao động theo luật doanh nghiệp
quy định. Căn cứ theo quy định, công ty đã có quyết định về việc sử dụng lao
động như sau:
+ Thời gian mỗi ca làm việc của công nhân là: 8
h
/ Ca.
+ Trong tháng làm việc 24 ca/ người.
+ Công ty có 350 lao động và công ty đã đảm bảo có việc làm cho 350 lao động
của nhà máy hàng năm.
+ Đối với sản phẩm ximăng thì sản lượng trung bình cho mỗi cán bộ công viên
của nhà máy là 171 Tấn/ người/ năm.
2.2.2. Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Đối với lao động gián tiếp, Công ty tuyển dụng dựa trên bằng cấp. Trước tiên,
người lao động phải thử việc sau đó ký hợp đồng 3 tháng hoặc 1 năm. Nếu người
đó có khả năng thì Công ty sẽ giữ lại và ký hợp đồng dài hạn.

- Đối với lao động trực tiếp, công ty tuyển dụng người có sức khoẻ sau đó đào
tạo họ trong 3 tháng qua thử việc rồi mới đưa họ vào vị trí thích hợp trong dây
truyền sản xuất, còn một số lao động công ty có thể ký hợp đồng theo mùa vụ. Như
vào mùa xây dựng lượng ximăng tiêu thụ là rất lớn, vì vậy công ty đã chủ động ký
kết hợp đồng theo thời vụ với số nhân công nhàn rỗi của địa phương.
- Đối với các trường hợp đến độ tuổi về hưu và đối với các trường hợp nghỉ mất
sức công ty sẽ giải quyết đúng theo chế độ
* Tổng quỹ lương của Công ty
- Quỹ lương của doanh nghiệp năm 2004 là: 4.733.755.764 Đồng.
- Lương tháng bình quân/ người/ tháng: 1.127.000 Đồng.
Quỹ lương xây dựng trên cơ sở căn cứ vào sản phẩm sản xuất và tiêu thụ được
trong tháng.
Quỹ lương bao gồm lương chính và lương phụ, việc trả lương được căn cứ vào
quyết định của chính phủ về điều lệ điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 01/1/2003,
căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất của công ty, và xét yêu cầu về chát lượng vật
tư, nguyên liệu, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và yêu cầu chất lượng sản
phẩm để ra quyết định:
- Lương chính: là lương được trả theo chế độ cấp bậc tiền lương do nhà nước
quy định.
* Quỹ lương/ năm tính cho khối lao động trực tiếp của công ty được xác định
theo công thức sau:
QL =

=
n
i
LgHiSi
1
12min***
tháng + Tổng phụ cấp các loại

* Trong đó:
Lg min là lương tối thiểu của doanh nghiệp.
Lgmin= lương tối thiểu nhà nước quy định * k.
(k : là hệ số điều chỉnh lương tối thiểu do DN quyết định phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh từng thời kỳ. k có thể thay đổi từng quý, từng năm);
Si- là số lao động hưởng mức lương giống nhau.
Hi- là mức lương tháng của nhóm thứ i.
n- số nhóm lao động có hẹ số lương cấp bậc giống nhau.
- Lương của lao động trực tiếp thì công ty sẽ trả lương theo mức lương sản
phẩm, kết hợp với đơn giá của từng loại sản phẩm mà công ty quy định.
* Quỹ lương cho khối lao động gián tiếp và khối phụ trợ được xác định như
sau:
QL =

=
n
i
LiSi
1
**
12 tháng.
Si- là số lao động hưởng mức lương giống nhau;
Li- là mức lương tháng của nhóm thứ i.
Ngoài ra công ty còn trả lương theo những khoản phụ được bổ sung do yêu cầu
công việc đòi hỏi như:
+ Thêm giờ, thêm ca.
+ Phụ cấp kiêm nghiệm Đoàn thể.
+ Thưởng từ quỹ lương.
2.2.4. Các hình thức trả lương của công ty
- Đối với lao động gián tiếp, và khối phục vụ sản xuất công ty trả lương theo

thời gian: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, hệ số quy định, hệ số chức vụ và
và chế độ tiền lương trong một đơn vị thời gian. Ví dụ như chức vụ của công ty có
hệ số là 4,98 và được hưởng hệ số cấp bậc là 1,45 nhân với 40% * 577.680 đồng.
Như vậy lương mà giám đốc công ty được nhận là 1.988.374,5 đồng.
- Đối với lao động trực tiếp sản xuất, công ty trả lương theo sản phẩm và theo
bậc thợ: căn cứ vào khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành và đơn giá lương cho
1 đơn vị sản phẩm và theo bậc thợ.

×