Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 164 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ThS. PHẠM THỊ HUYỀN


Bài giảng



KỸ THUẬT LÂM SINH CHUYÊN ĐỀ



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

LỜI NÓI ĐẦU


Bài giảng “Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề” được viết mới, là môn học tự
chọn của khối kiến thức ngành Lâm sinh và là mơn học trong chun mơn hóa
kỹ thuật lâm sinh, chuyên môn hóa tổng hợp của ngành Lâm nghiệp trong
Chương trình Giáo dục Đại học ban hành theo Quyết định số
468/QĐ-ĐHLN-ĐT ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp.


Với tính chun ngành cao, mơn học cung cấp cho sinh viên những
nguyên lý và kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho một số loại rừng có tính đặc thù
như: tre trúc, song mây và những lồi thực vật có khả năng cung cấp thực phẩm,
tinh dầu, dược liệu, nhựa mủ.


Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để có
thể ứng dụng kỹ thuật lâm sinh trong quản lý, kinh doanh và phát triển rừng tre
trúc, song mây, nhóm cây cho tinh dầu, nhóm cây cho thực phẩm, nhóm cây cho
dược liệu, nhóm cây cho nhựa mủ theo hướng thâm canh nâng cao năng suất,
chất lượng và phát triển bền vững.


Bố cục của bài giảng được chia thành 3 chương tương ứng với 3 chuyên đề:
- Chương 1: Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc;


- Chương 2: Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng song mây;


- Chương 3: Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho nhóm lồi cây cung cấp thực


phẩm, dược liệu, tinh dầu, nhựa mủ.


Để thuận lợi cho giảng viên trong quá trình giảng dạy và sinh viên học
tập, sau khi kết thúc mỗi chương đều có danh mục tài liệu tham khảo chính và
câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận, bài tập thực hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề là vấn đề rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực:
Thực vật học, sinh thái, sinh lý, kỹ thuật lâm sinh, trồng rừng và cả các yếu tố
kinh tế - xã hội, song do giới hạn về thời lượng tín chỉ nên bài giảng chỉ soạn
theo Chương trình của Đề cương chi tiết đã được phê duyệt. Mặc dù đã cố gắng
nhưng do Bài giảng này lần đầu tiên được xuất bản nên không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chia sẻ của các
nhà khoa học, của đồng nghiệp và người học. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi theo
địa chỉ: Bộ môn Lâm sinh, Khoa Lâm học – Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân
Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.


<i>Xin trân trọng cảm ơn! </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Chương 1


KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO RỪNG TRE TRÚC
1.1. Giới thiệu chung


<i>1.1.1. Tài nguyên tre trúc </i>


Tre trúc thuộc lớp cây một lá mầm, họ hòa thảo (Poaceac). Ở Nước ta
thường gọi chung là tre - nứa - trúc, nứa đặc trưng cho các loài vách thân khí
sinh mỏng; Tre đặc trưng cho các loài mọc cụm vách thân khí sinh dầy; Trúc
đặc trưng cho các loài mọc tản.



<i>1.1.1.1. Trên thế giới </i>


Diện tích rừng tre trúc trên thế giới vào thế kỷ 21 khoảng 20 triệu ha,
chiếm gần 1% tổng diện tích rừng trên tồn thế giới, với 1250 loài, 70 chi. Phân
bố ở mọi châu lục trừ châu Âu. Phân bố nhiều ở những khu vực nhiệt đới và á
nhiệt đới (Zhou Fangchun 2005). Châu Á rất giàu có về tài nguyên tre trúc cả về
số lượng và chủng loại với 65 chi 900 loài (Rao and Rao 1995, 1999). Trung
Quốc là nước có diện tích rừng tre trúc lớn nhất thế giới với khoảng 50 chi và
500 lồi.


Bảng 1.1. Diện tích, số lượng loài và chi tre trúc trên thế giới


TT Tên nước Diện tích (triệu ha) Chi Loài


1 Trung Quốc 9,600 50 500


2 Ấn Độ 7,000 19 136


3 Mianma 1,786 19 90


4 Thái Lan 0,810 13 60


5 Bănglađét 0,600 13 30


6 Kam Phu Chia - 13 30


7 Việt Nam 1,492 16 92


8 Nhật Bản 0,141 13 230



9 Inđônêxia 0,060 9 30


10 Malaysia 0,421 10 50


11 Philippin 0,052 1 55


12 Phía Nam Hàn Quốc 0,008 10 13


13 Sri Lanca 0,002 7 14


14 Châu Đại Dương và các đảo khu


vực Thái Bình Dương 0,200 6 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i> 1.1.1.2. Ở Việt Nam </i>


Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới là vùng phân bố của tre
trúc. Năm 1923 trong bộ sách: Thực vật chí Đơng Dương” do Le Comte chủ
biên đã thống kê ở Việt Nam có 61 lồi tre trúc.


Năm 1976, riêng ở Miền Bắc Việt Nam đã thống kê được 45 loài tre trúc
khác nhau thuộc 31 chi.


Năm 1995, Biswas công bố Việt Nam có 92 lồi thuộc 16 chi.


Năm 1999, Phạm Hoàng Hộ đã phân loại các loài tre trúc ở Việt Nam và
ghi nhận 123 loài của 23 chi.


Năm 2004, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Xia Nianhe, Li Dezhu và Lê Viết Lâm
đưa ra Danh sách các loài tre trúc ở Việt Nam có 113 lồi.



Năm 2005, được tài trợ của Dự án (Đa dạng loài và bảo tồn ex- situ một
số loài tre ở Việt Nam), trong sách “Tre trúc Việt Nam”, Nguyễn Hoàng Nghĩa
cùng cộng sự đã cơng bố ở Việt Nam có khoảng 216 lồi tre trúc.


Diện tích và trữ lượng:


Năm 1983: Theo số liệu điều tra và thống kê tài nguyên rừng toàn quốc
của Viện Điều tra Qui hoạch rừng, tổng diện tích rừng tự nhiên trong toàn quốc
là 7.816.900 ha, trong đó rừng tre trúc có 1.492.000 ha, chiếm 19% diện tích
rừng hiện có; Diện tích rừng tre nứa tự nhiên thuần loài là 1.050.000 ha, rừng tự
nhiên hỗn giao với các loài cây gỗ là 395.700 ha, rừng trồng 46.300 ha.


Năm 1990: Tổng diện tích rừng tre trúc là 1.547.200 ha với trữ lượng
6,022 tỷ cây. Trong đó rừng tự nhiên thuần loài chiếm 1.048.600 ha. Rừng trồng
43.700 ha.


Năm 1999: Tồn Quốc có 1.489.068 ha chiếm 4,53% diện tích rừng cả
nước. Trữ lượng là 8,034 tỷ cây. Rừng tự nhiên thuần loài là 789.221 ha. Rừng
trồng có 73.516 ha.


Năm 2004: Tồn quốc có 1.553.256 ha. Rừng tự nhiên thuần loài là
799.130 ha, rừng tự nhiên hỗn loài với cây gỗ là 682.642 ha, rừng trồng có
<i>71.484 ha. Trữ lượng của rừng 8,5 tỷ cây. </i>


<i>1.1.2. Giá trị sử dụng </i>
<i>1.1.2.1. Giá trị kinh tế </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ước tính số lượng tre trúc được sử dụng trong xây dựng chiếm tới trên 50% sản
lượng khai thác hàng năm.



Trong giao thông do thân tre có cấu trúc rỗng nên được sử dụng làm cầu
đi lại, cầu phao, thuyền, bè mảng.


Trong khai thác mỏ tre được sử dụng để chèn hầm lị


Trong nơng nghiệp tre được sử dụng làm nông cụ. Rất nhiều đồ dùng
thông thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như giường, chiếu, bàn, ghế,
mành, thúng, mủng, rổ, rá, đũa ăn, tăm đều sử dụng từ tre trúc.


Tre trúc là nguyên liệu cung cấp cho các làng nghề sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ, nhạc cụ. Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ tre trúc ngày càng
trở thành nhu cầu lớn ở trong nước và quốc tế.


Sợi tre do có những ưu điểm về độ dài và độ mềm dẻo hơn nhiều so với
sợi gỗ nên rất thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy nhất là giấy có yêu
cầu chất lượng cao. Hiện tại và tương lai bột giấy từ nguyên liệu tre trúc cũng là
mặt hàng hấp dẫn có khả năng tiêu thụ rất lớn trên thị trường quốc tế. Ấn Độ là
nước đứng đầu thế giới về sử dụng tre trúc làm nguyên liệu bột giấy. Trong các
loại nguyên liệu cung cấp làm bột giấy, nguyên liệu từ tre trúc chiếm 2/3.


Hiện nay công nghiệp phát triển thân tre trúc được sử dụng cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất ván ép thanh, ván ép dăm, ván ép làm từ tấm cót đan,
dăm hoặc thanh tre được nhúng tẩm keo rồi dán ép với áp suất và nhiệt độ cần
thiết để ván có kết cấu bền vững, đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng như làm trần nhà,
vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, mái che.


Than hoạt tính được sản xuất từ thân tre có nhiều tác dụng, chúng được sử
dụng trong chế biến thực phẩm, trong y học, trong lọc nước. Ở Mỹ hàng năm sử
dụng khoảng 70.000 tấn than tre, Nhật Bản sử dụng trên 50.000 tấn.



Lá tre trúc được sử dụng trong chăn nuôi cá, gia súc. Lá của một số lồi
tre trúc cịn được sử dụng để chế biến thuốc kháng sinh chữa bệnh cảm cúm. Lá
của lồi tre trúc có kích thước lá lớn dùng để gói bánh nên cịn là mặt hàng xuất
khẩu sang một số nước như Trung Quốc, Đài Loan


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

khoáng: Cr, Zn, Mn, Fe, Mg, Ni, Co, Cu (Nguồn từ tài liệu: Canh tác và sử dụng
tre trúc ở Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Quốc gia Trung Quốc
<i>năm 2006). Ở Việt Nam có nhiều loài cho măng ăn ngon như: Mai xanh, Tre </i>
gầy, Vầu đắng, Vầu ngọt, Luồng, Bương mốc, các loại nứa, Giang, Sặt trơn…
Ngoài những loài tre trúc bản địa cho măng ăn ngon, những năm gần đây Việt
Nam nhập một số loài tre để gây trồng với mục tiêu chủ yếu lấy măng như: Lục
trúc, Điềm trúc, Bát độ…


<i>1.1.2.2. Giá trị phòng hộ </i>


Tre trúc có thân mềm dẻo, mọc sát nhau nên có vai trị rất lớn trong phịng
chắn gió bảo vệ cây nông nghiệp, làng mạc, “Luỹ Tre làng” là một đặc điểm độc
đáo của vùng nông thôn Việt Nam, không chỉ là rào luỹ bảo vệ dân làng và hoa
mầu, che gió bão mà cịn có tác dụng cải thiện mơi trường.


Một số lồi có khả năng chịu được ngập úng trong khoảng thời gian nhất
định nên được sử dụng trồng ở ven đê, ven suối với vai trò bảo vệ chắn sóng,
chống xói lở.


<i>1.1.2.3. Những giá trị khác </i>


Tre khơng chỉ có giá trị lớn về kinh tế và sinh thái mơi trường mà cịn ăn
sâu vào đời sống tâm hồn, văn hoá, nghệ thuật và truyền thuyết lịch sử giữ nước
của Dân tộc Việt Nam.



Nhiều lồi tre có hình dáng màu sắc đẹp, không gây độc hại với mơi
trường nên rừng tre trúc là cịn là nơi du lịch tham quan thắng cảnh. Một số loài
được sử dụng trồng làm cảnh như: Tre vàng sọc, Trúc tím, Trúc hóa long, Trúc
bụng phật, Trúc đùi gà. Rừng tre trúc là môi trường sống của nhiều loài động
vật: Dúi, Lợn rừng, Gấu trúc.


<i>1.1.3. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái </i>
<i>1.1.3.1. Đặc điểm hình thái </i>


Tre trúc thuộc họ hòa thảo (Poaceac), lớp cây một lá mầm, thân hóa gỗ.
Tre trúc thuộc nhóm thực vật có thâm ngầm. Thân khí sinh, thân ngầm và cành
đều phân đốt. Giai đoạn tre trúc còn non gọi là măng, mỗi đốt được bao bọc 1 bẹ
mo xếp luân phiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Hình 1.1. Tre mọc cụm Hình 1.2. Tre mọc tản Hình 1.3. Tre mọc phức
<i>(Nguồn ảnh từ tài liệu của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Quốc gia Trung Quốc </i>


<i>năm 2006) </i>


Thân cây thường có hình trụ, một số ít lồi có hình khác: Trúc vng; Trúc
hóa long; Trúc bụng phật; Trúc đùi gà. Thân chia đốt, mỗi thân có nhiều lóng,
rỗng, độ dài của các lóng trên thân không giống nhau, các lóng đoạn giữa
thường dài hơn các lóng ở đoạn gốc và ngọn. Các lồi khác nhau chiều dài lóng
khác nhau, có lồi chiều dài lóng tới hàng mét (Giang), song có lồi chỉ dài vài
centimét (Trúc bụng phật). Bề dầy của lóng gọi là vách thân. Nằm giữa 2 lóng là
đốt, mỗi đốt có 2 vịng, vịng thân phía trên và vịng mo phía dưới, mỗi vòng
thân mang một chồi mắt. Một số loài trên đốt thân có nhiều vịng rễ khí sinh
phát triển (Luồng nước) hoặc hình thành vịng gai nhọn (Sặt gai). Thân cây
thường có màu xanh, xanh lục, nhạt hoặc thẫm, tuy nhiên có một số lồi màu


khác: vàng (Tre vàng sọc), tím (Trúc tím).


Kích thước của thân khí sinh của tre trúc rất đa dạng, có lồi kích thước
lớn (đường kính trên 15 cm, chiều cao trên 20 m) như Lộc ngộc, Bương, song có
lồi chỉ ở dạng cỏ.


Cấu trúc ngọn của thân khí sinh có thể chia thành 3 dạng: Ngọn thẳng;
ngọn cong; ngọn cong rủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thái của thân ngầm có thể phân thành 2 dạng: Thân ngầm dạng củ và thân ngầm
dạng roi.


Thân ngầm dạng củ: Đặc trưng cho loài mọc cụm (Tre gai, Luồng, Mai
xanh...) Loại thâm ngầm này thường có đường kính lớn hơn đường kính thân khí
sinh, lóng ngắn gần như đặc, phân đốt khơng đều, phía mang chồi mắt ngủ rộng
hơn. Số lượng chồi mắt ngủ trên đoạn thân ngầm của các lồi khơng giống nhau,
những lồi tre có kích thước lớn có số lượng chồi mắt ngủ nhiều hơn so với
những lồi tre trúc có kích thước nhỏ.


Thân ngầm dạng roi: Đặc trưng các loài tre trúc mọc tản (Trúc sào, Vầu
đắng, Vầu ngọt...). Đường kính thân ngầm nhỏ hơn thân khí sinh, đốt thường
phồng. Lóng hình trụ, chiều dài lóng gần như bằng nhau và lớn hơn chiều rộng.
Các chồi mắt có thể sinh măng hoặc thâm ngầm khác. Thâm ngầm có tính
hướng ẩm, bị lan trong đất theo hình lượn sóng thường ở độ sâu từ 10 - 20 cm.


* Cành: Cành có cấu tạo như thân khí sinh. Đốt thân là nơi phát sinh cành.
Sự hình thành trên các đốt kế tiếp thường theo hướng đối xứng so le nhau trừ
<i>một số trường hợp ở chi Bắp cày (Gigantochloa) có các cành mọc rải rác trên </i>
đốt thân. Cành phát triển từ chồi thân gọi là cành chính. Tùy theo lồi mà có thể
từ 1 - 3 hoặc nhiều hơn. Một số loài như Tre gai; Tre là ngà có các cành biến đổi


thành gai nhọn.


* Lá: Lá Tre trúc có 2 loại, lá có nhiệm vụ bảo vệ măng gọi là mo thân, lá
có nhiệm vụ quang hợp.


- Lá quang hợp gồm có các bộ phận chính sau:


+ Phiến lá: Thường có màu xanh, hình ngọn giáo, dạng dải, đầu phiến lá
có xu hướng thu nhỏ lại thành mũi nhọn. Gân chính khơng phân nhánh, các gân
bên song song với gân chính. Mép lá thường có răng cưa sắc. Lúc còn non, lá
cuộn lại dạng hình kim. Kích thước lá khác nhau giữa các loài, có lồi chiều
rộng đạt tới 10 cm, chiều dài 40 - 50 cm (Diễn trứng), những lồi này có thể
kinh doanh lấy lá để xuất khẩu. Căn cứ vào đường kính lá chia thành 3 loại:


Kích thước lớn: Chiều rộng lá > =3 cm


Kích thước trung bình: Chiều rộng lá >1.5 và < 3 cm
Kích thước nhỏ: Chiều rộng lá < =1,5 cm


+ Bẹ lá: Phần ơm lấy cành, phía trên có cuống lá nối với phiến lá.
+ Cuống lá: Phần gốc của cuống lá để nối với bẹ lá.


+ Lưỡi lá: Bộ phận nằm giữa bẹ lá và cuống lá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Mo thân: Mo có chức năng bảo vệ cây tre ở giai đoạn non (măng). Mo
gồm có các bộ phận:


+ Bẹ mo (mo nang): Là phần lớn nhất của mo thân, là bộ phận bảo vệ tre
ở giai đoạn măng. Bẹ mo có thể sớm rụng hoặc tồn tại lâu trên thân cây tre. Tùy
theo từng lồi bẹ mo có hình dạng khác nhau (chng, thang, chóp).



+ Phiến mo (Lá mo): Là bộ phận trên của bẹ mo, có hình ngọn giáo, hình
trứng hoặc tam giác. Phiến mo có thể sớm rụng hay tồn tại lâu trên mo. Tính từ
gốc đến ngọn, phiến mo có xu hướng dài dần. Ở những mo nang gần gốc, phiến
mo tiêu giảm làm cho nó có hình dạng giống như mo của thân ngầm.


+ Thìa lìa (lưỡi mo): Nằm giữa bẹ mo và phiến mo, thường có hình dạng
vạch dài hẹp và mỏng. Mép trên của thìa lìa xẻ răng cưa hoặc có lơng viền.


+ Tai mo: Là phần cong xuống của đáy phiến mo hoặc phần nhô ở 2 vai
của đầu bẹ mo. Đa số các lồi có hai tai mo cân đối, song một số lồi có tai mo
lệch hoặc có thể bị biến thối. Mép tai mo thường có mảng lơng. Tai giả là phần
nhơ cao cạnh bên của thìa lìa hoặc phần lồi lên của đầu bẹ mo.


* Hoa: Hoa tự có dạng chùy lớn gồm nhiều nhánh. Trên mỗi nhánh, ở các
đốt có nhiều bơng chét, mỗi bơng chét có từ 1 đến nhiều hoa là đặc trưng của họ
hịa thảo. Bơng chét có thể mọc đối, mọc cách, mọc vòng, mọc cụm trên một đốt
của hoa tự. Trục bông chét ở chính giữa, có thể rất dài như các loài trong chi
<i>Bambusa song cũng thể ngắn như các loài trong chi Dendrocalamus. </i>


* Quả: Quả thường có dạng hình quả thóc. Kích thước khác nhau. Mỗi
quả chứa 1 hạt, trong hạt chứa nhiều tình bột.


Hình 1.4. Hạt một số lồi tre trúc Hình 1.5. Hạt cây Giang
<i>(Hình 1.4 nguồn của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Quốc gia Trung Quốc </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>1.1.3.2. Đặc tính sinh thái </i>


Các loài tre mọc cụm thường phân bố ở khu vực nhiệt đới, nơi có nhiệt độ
bình quân năm từ 220C trở lên. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất không dưới


80<i>C. Lượng mưa bình quân năm trên 1500 mm. </i>


Tre trúc mọc tản thường phân bố ở khu vực á nhiệt đới, nơi có nhiệt độ
bình qn năm từ 140C trở lên, nhiệt độ bình qn mùa đơng khơng dưới 40C.
Lượng mưa bình quân trên 1000 mm, phân bố đều. Tuy nhiên ở Nước ta một số
loài vầu mọc tản nhưng có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn. Vầu phân bố
cả ở vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 - 230C. Nhiệt độ cao nhất 40C, thấp
nhất 10C. Lượng mưa trung bình năm từ 1110 mm đến 3260 mm/năm, thích hợp
nhất từ 1700 mm trở lên.


Nhu cầu ánh sáng: Tre trúc sau khi đã định hình (cây ra cành ra lá) cần
cường độ ánh sáng cao, song ở giai đoạn măng nếu để phơi dưới ánh sáng trực
xạ, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của măng.


Đất đai: Các loài tre trúc thích hợp với những nơi đất tốt, tầng đất dầy,
ẩm, tơi xốp. Nhìn chung các lồi tre trúc mọc phân tán yêu cầu về đất tốt hơn so
với những loài mọc cụm. Một số loài tre mọc cụm có khả năng sống được ở
những nơi đất khô, nghèo dinh dưỡng (Tre gai). Có lồi chịu được ngập úng
trong khoảng vài tháng, những loài này có khả năng trồng phịng hộ bảo vệ đê,
chống xói lở ở ven sơng, ven suối.


<i>1.1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tre trúc </i>


Khác với thực vật thân gỗ, tre trúc khơng có mô phân sinh thứ cấp, nên
sinh trưởng chủ yếu trong giai đoạn măng. Thân ngầm là bộ phận sinh măng chủ
yếu, vì vậy muốn nghiên cứu sinh trưởng của tre trúc cần phải tìm hiểu cả sinh
trưởng của thân ngầm, măng và thân khí sinh.


* Sinh trưởng của của thân ngầm



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

tre mọc cụm thường bị nổi gốc, vì vậy hàng năm cần đắp đất để giữ cho bụi tre
khơng bị đổ vào mùa gió bão và cung cấp dinh dưỡng cho các thế hệ sau. Tuổi
sinh măng tốt khảng từ 1- 3 tuổi. Sau tuổi 3 những chồi mắt ngủ khơng có khả
năng sinh măng sẽ dần khô lại và bị chết.


Các loài tre trúc mọc tản trong 1 năm có 2 mùa sinh trưởng, mùa sinh
trưởng của măng và mùa sinh trưởng của thân ngầm. Vào mùa sinh măng (mùa
Đông Xuân) thân ngầm đủ tuổi có khả năng sinh măng. Sau khi kết thúc mùa
măng (thân khí sinh định hình) thì đến mùa sinh trưởng của thân ngầm (mùa
Thu). Vào mùa sinh trưởng, gặp điều kiện thuận lợi, một số chồi mắt của thân
ngầm có khả năng sinh ra thân ngầm khác, thân ngầm mới sinh phát triển một số
đốt, số đốt và chiều dài lóng tùy thuộc từng lồi. Cuối mùa thân ngầm ngừng
sinh trưởng (mùa đông) phần đầu thân ngầm khô và teo lại, đây lại là thời kỳ các
chồi mắt ngủ khỏe mạnh bắt đầu hoạt động phân chia tế bào để hình thành mùa
măng năm sau. Đến mùa sinh trưởng thân ngầm năm sau từ đốt sát phần đầu
thân ngầm nhất sinh ra 1 đoạn thân ngầm khác. Lúc đầu thân ngầm này mọc hợp
với thân ngầm cũ 1 góc từ 7 - 15 độ, sau khi mọc dài từ 10 - 15 cm dần dần thân
ngầm mới bò theo hướng của thân ngầm cũ. Trong q trình bị lan trong đất nếu
gặp chướng ngại vật, thân ngầm không tiếp xúc lại được với đất thì có thể phát
triển thành cây tre, những cây tre này thường cứng và nhỏ. Thân ngầm có tính
hướng ẩm. Tuổi sinh măng và sinh thân ngầm tốt khoảng từ 1 - 3 tuổi, sau tuổi 3
khả năng đó giảm dần. Thân ngầm của các loài tre trúc mọc tản thường sống và
tồn tại một số năm nhất định (thường 5 - 8 năm) sau đó bị sâu, mục và chết.


* Quá trình ra măng và phát triển của thân khí sinh


Trong đời sống của các lồi tre trúc, tính từ khi các tế bào mắt bắt đầu phân
chia để hình thành măng cho đến khi cây chết, theo Ngơ Quang Đê có thể chia
thành 4 giai đoạn:



Giai đoạn 1: Giai đoạn măng nằm trong đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

không phải tất cả các chồi mắt đều phát triển thành măng. Những chồi mắt khỏe
mạnh sinh măng trước, khả năng sinh măng mạnh ở giai đoạn tuổi 1 - 3 sau đó
giảm dần. Dinh dưỡng cây mẹ và điều kiện thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) của môi
trường đất và khí ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh măng và kích thước của
măng. Những chồi mắt ngủ mập thì kích thước của măng sau này cũng lớn. Đối
với các loài tre mọc cụm thường những chồi mắt nằm ở vị trí giữa thân ngầm
dạng củ mập hơn so với các chồi mắt nằm ở vị trí khác. Với các lồi tre trúc mọc
phân tán, những chồi mắt của thần ngầm dạng roi nằm ở gần gốc cây mẹ thì kích
thước thường to mập hơn.


Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh trưởng của măng trên mặt đất


Tính từ khi măng nhú lên khỏi mặt đất cho đến khi cây tre định hình (cây ra
lá, cành). Trong giai đoạn này căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của măng có thể
chia thành 3 giai đoạn nhỏ:


- Giai đoạn măng sinh trưởng về đường kính: tính từ khi măng nhú lên
khỏi mặt đất cho đến khi cây măng cao khoảng 10 - 15 cm. Giai đoạn này măng
chủ yếu sinh trưởng về đường kính, chiều cao tăng trưởng rất chậm. Khi cây
măng cao được 10 - 15 cm đường kính gần như đã ổn định. Trong giai đoạn này
tốc độ sinh trưởng đường kính của măng phụ thuộc rất lớn vào dinh dưỡng cây
mẹ cung cấp, độ ẩm đất, độ ẩm khơng khí. Măng ở giai đoạn này non mềm nên
dễ bị các loài động vật ăn măng, sâu hại măng và con người khai thác lấy măng.


- Giai đoạn măng sinh trưởng nhanh về chiều cao: Sau khi cây măng cao 15
cm, đường kính của cây măng ít biến động, măng tăng trưởng nhanh về chiều
cao, trung bình một ngày tăng 20 - 30 cm cá biệt loài tăng 50 - 60 cm/ ngày (Lộc
ngộc), ban đêm tăng nhanh hơn ban ngày. Khi cây măng hình thành đi én tốc


độ tăng trưởng chiều cao chậm lại dần. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng
chiều cao của măng không những chịu ảnh hưởng rất lớn dinh dưỡng từ cây mẹ
cung cấp mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, đặc biệt là nhân tố
độ ẩm và nhiệt độ. Thời gian này măng cần rất nhiều nước, nếu gặp khô hạn,
chiều dài lóng thường ngắn hoặc thậm chí bị khơ lại rồi chết trong trường hợp
khô hạn kéo dài. Măng ở giai đoạn này còn non mềm nên dễ bị sâu Vịi voi tấn
cơng và bị gãy đổ khi gió bão.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đường kính cây măng, những cây măng có đường kính lớn thời gian định hình
dài hơn so với những cây có đường kính nhỏ.


Giai đoạn 3: Giai đoạn cây thành thục cơng nghệ


Tính từ sau khi cây định hình (ra cành, ra lá) cho đến khi cây thành thục
công nghệ. Trong giai đoạn này cây không tăng trưởng về chiều cao mà chủ yếu
biến đổi về chất. Cụ thể lượng nước trong thân giảm dần khi tuổi cây tăng. Hàm
lượng lignhin tăng, độ cứng tăng, khả năng chịu nén, chịu lực tăng. Khi cây đạt
tuổi thành thục công nghệ nên tiến hành khai thác. Giai đoạn này cây có thể bị
sâu ăn lá.


Giai đoạn 4: Thành thục tự nhiên


Giai đoạn này cây suy giảm chất lượng, cây ra hoa và bị chết. Trong kinh
doanh tre trúc không để cây đến giai đoạn thành thực tự nhiên, thông thường khi
cây thành thục công nghệ đã tiến hành khai thác. Tuy nhiên trong tự nhiên vẫn
bắt gặp hiện tượng tre trúc ra hoa và bị chết đồng loạt.


* Tập tính ra hoa của tre trúc


Ra hoa kết quả là bản tính tự nhiên của thực vật. Tre trúc thuộc lớp cây một


lá mầm nên một số đặc điểm ra hoa của nhiều loài tre trúc giống với những loài
cây trong họ hịa thảo (cây lúa), song một số lồi lại có những điểm khác biệt và
có thể chia thành 3 loại sau:


- Ra hoa hàng năm hoặc ra hoa liên tục quanh năm nhưng cây ra hoa không
bị chết.


- Ra hoa hàng loạt hoặc theo chu kỳ: Ra hoa và chết hàng loạt.


- Ra hoa không theo chu kỳ: Tùy theo từng vùng, từng mùa, từng phần của
bụi tre ra hoa và chỉ có các phần, bụi ra hoa mới bị chết.


Có số ít lồi ra hoa hàng năm, cịn lại hầu hết các loài ra hoa đồng loạt. Sau
khi ra hoa, thân cây bị mềm, ải dần rồi chết. Một số lồi có hiện tượng ra hoa
đồng loạt, có nghĩa một cây trong khóm ra hoa thì sau đó các cây khác trong bụi
kể cả cây non hay già cũng ra hoa, hiện tượng ra hoa đồng loạt rồi chết người
dân ta hay gọi là khuy.


Theo Lê Nguyên (1970), chu kỳ ra hoa của tre trúc thường dài, Hóp 30 - 32
năm; Các loài nứa 30 - 35 năm; Giang 30 - 35 năm; Tre gai 35 - 40 năm; Trúc
cần câu 60 - 65 năm; Thậm chí có lồi hàng trăm năm chưa thấy ra hoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

hệ trước. Lá cây chuyển dần thành màu vàng và rụng nhiều. Lá mới nhỏ, bẹ lá
phình to và xuất hiện chùm hoa.


Hiện tượng khuy của tre trúc trong thực tế đã gây tổn thất lớn cho sản xuất
kinh doanh. Để hạn chế và khắc phục hiện tượng ra hoa chúng ta cần tăng cường
quản lí ngay từ khâu chọn giống đến việc chọn nơi trồng và chăm sóc rừng tre
trúc. Do Tre trúc hàng năm sinh măng, chu kỳ kinh doanh ngắn, nếu khơng
chăm sóc bổ sung dinh dưỡng kịp thời mà chỉ khai thác lợi dụng thì rừng nhanh


suy thoái, sớm ra hoa. Khi gặp hiện tượng rừng tre trúc ra hoa đồng loạt tốt nhất
chúng ta nên khai thác trắng và trồng lại rừng.


<i>1.1.4. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc tự nhiên </i>


Trong tự nhiên tre trúc có thể mọc thành quần thể thuần loài hoặc mọc
hỗn giao với các loài cây gỗ. Đối với những diện tích rừng tre trúc tự nhiên
ngoài việc bảo vệ, cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật lâm sinh để kinh doanh
lợi dụng rừng hợp lí theo hướng bền vững. Bởi vì khác với thực vật thân gỗ, nếu
để tre trúc qua tuổi 8 chất lượng thân cây bị giảm sút, khi tre trúc ra hoa thì
nhiều lồi có hiện tượng ra hoa đồng loạt và sau đó bị chết. Mặt khác chu kỳ
kinh doanh tre trúc ngắn, có thể khai thác thân khí sinh hàng năm hoặc 2 - 3 năm
lại khai thác 1 lần. Do đó, để kinh doanh bền vững cần áp dụng phương thức
khai thác chọn, chặt những cây đã thành thục công nghệ. Khi khai thác chú ý
tính tốn để lại các thế hệ cây non để sinh măng cho chù kỳ khai thác sau.


Hàng năm cần thực hiện các biện pháp chăm sóc ni dưỡng rừng như
bón phân, xới đất, vun gốc (với loài tre mọc cụm), phát quang dây leo bụi rậm.
Chăm sóc rừng nên thực hiện trước và sau mùa măng. Sau khi khai thác rừng
cách 3 - 4 năm thực hiện đào bỏ bớt thân ngầm già. Khi tre trúc có hiện tượng ra
hoa đồng loạt nên khai thác trắng và tiến hành trồng mới.


<i>1.1.5. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc trồng </i>
<i>1.1.5.1. Kỹ thuật nhân giống </i>


Do tre trúc có chu kỳ ra hoa kết quả dài nên hàng năm không có nguồn
hạt cung cấp cho cơng tác trồng rừng, vì vậy hiện nay chủ yếu gây trồng bằng
phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm hom, chiết cành). Khả năng nhân
giống từ các bộ phận sinh dưỡng của các loài tre mọc cụm khác với tre trúc mọc
tản.



* Nhân giống sinh dưỡng đối với các loài tre mọc cụm


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

dụng phương pháp giâm hom. Theo nghiên cứu của Ngô Quang Đê; Lê Quang
Liên, Nguyễn Thị Phi Anh: Một số lồi tre mọc cụm có thể sử dụng các bộ phận
của cây để nhân giống như gốc thân khí sinh mang thân ngầm dạng củ, thân khí
sinh, cành.


- Nhân giống bằng gốc


Phương pháp này là sử dụng một đoạn gốc thân khí sinh mang thân ngầm
dạng củ. Là phương pháp nhân giống truyền thống và phổ biến ở nước ta.
Phương pháp này có ưu điểm là cây không phải nuôi dưỡng trong vườn ươm.
Cây dễ sống, nhanh sinh măng, sớm hình thành bụi. Tuy nhiên phương pháp này
có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp, tốn công đào đánh gốc và khi vận
chuyển cồng kềnh.


Đặc điểm kỹ thuật:


Chọn giống: Giống cần chọn khu rừng sinh trưởng tốt, tuổi rừng trồng từ
3 năm trở lên, rừng không bị sâu bệnh, chưa có biểu hiện ra hoa. Cây mẹ lấy
giống có tuổi từ 1 - 2, sinh trưởng tốt trong bụi. Có thể sử dụng cả gốc chét đem
đi trồng.


Mùa đánh gốc mang trồng: Trước mùa sinh măng (tháng 2 đến tháng 3),
khơng lấy vào mùa măng vì giai đoạn này nếu đào gốc sẽ ảnh hưởng đến măng
của những cây khác, mặt khác có thể những chồi mắt ngủ của gốc giống đang
phát triển hình thành măng nên các mắt dễ bị dập nát.


Kỹ thuật đào lấy gốc: Chặt bớt phần đầu thân khí sinh, để lại chiều cao 50


- 70 cm sau đó dùng thuổng hay xà beng đào lấy cả phần thân ngầm dạng củ.
Sau khi lấy hom gốc cần xén bớt rễ chùm chỉ để khoảng 1 cm. Chú ý khi lấy
hom cần chặt đứt phần cuống thân ngầm của cây lấy giống với cây mẹ, khi đào
không được làm dập chồi mắt ngủ của thân ngầm. Sau khi lấy hom gốc nên tiến
hành trồng ngay, nếu phải vận chuyển đi xa cần hồ rễ để giữ ẩm cho hom. Dung
dịch hồ rễ có thể sử dụng đất bùn nhão trộn thêm 1% supe lân.


- Nhân giống bằng hom thân khí sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Nhược điểm chính của phương pháp này là chi phí tạo cây con cao do hom thân
cần được giâm và nuôi dưỡng trong vườn ươm cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn
mới đem trồng.


Đặc điểm kỹ thuật:


Chọn cá thể tốt trong khu rừng sinh trưởng tốt, tuổi rừng trên 3 năm, rừng
không bị sâu bệnh, chưa có biểu hiện ra hoa, chọn những cây 2 tuổi lấy làm
giống. Chặt hạ và cắt thân khí sinh thành từng đoạn hom. Đoạn thân có cành cắt
1 đốt 2 lóng, đoạn thân khơng mang cành cắt 2 đốt 1 lóng. Ở những nơi khơ hạn
có thể sử dụng cả đoạn thân khí sinh gồm nhiều đốt để giâm. Khi giâm hom chú
ý vùi kín hom trong đất, mắt quay sang 2 bên. Chăm sóc giữ ẩm cho hom giâm,
khi hom có 1 thế hệ măng đã định hình ra cành lá là đủ tiêu chuẩn đem trồng.


- Nhân giống bằng hom cành


Những loài tre có kích thước cành lớn có thể sử dụng cành để nhân giống
như: Tre gai, Mai, Luồng, Tre vàng sọc... Khi nhân giống bằng hom cành áp
dụng phương pháp giâm hom hoặc chiết.


+ Giâm hom cành



Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật khá đơn giản mà tỷ lệ sống cao.
Thân khí sinh của những cây được lấy cành để giâm vẫn có thể tiếp tục ni
dưỡng và sử dụng cho mục đích khác. Nhược điểm của phương pháp này là hom
cần phải được giâm, chăm sóc ni dưỡng trong vườn ươm cho đến khi đủ tiêu
chuẩn mới đem trồng.


Chọn cành lấy hom: Chọn cành to mập từ những cây mẹ sinh trưởng tốt
có đủ 12 - 24 tháng tuổi, cây không bị sâu bệnh trong khu rừng tốt chưa có biểu
hiện ra hoa, có thể tận dụng cành từ cây mẹ bị cụt ngọn do gió bão. Ví dụ với
cây Luồng thường chọn tuổi cành từ 6 - 10 tháng trên cây mẹ tuổi từ 12 - 13
tháng, bẹ mo phần đùi gà đã rụng song còn vết hơi trắng, vịng rễ khí sinh màu
vàng nhạt.


Cắt cành: Chặt bớt phần đầu cành, để lại 2 - 3 đốt. Dùng cưa cắt cành từ
trên xuống lấy hết phần đùi gà. Hom lấy về cần giâm ngay, nếu chưa giâm kịp
cần giâm tạm hom trong cát ẩm, khi nào phần đùi gà ra rễ cám thì đem giâm trên
luống hoặc giâm vào bầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

hom giâm cho đến khi có một thế hệ măng đã ra cành lá thì đạt tiêu chuẩn đem trồng.
+ Chiết cành


Phương pháp chiết cành hiện nay đang áp dụng phổ biến, bởi vì có ưu
điểm là tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống của hom cao hơn so với phương pháp giâm hom
cành. Nhược điểm chính của phương pháp này là tốn công chiết và cơng tách
hom. Do đó ở những khu rừng lấy giống xa vườn ươm thì thường hay sử dụng
cắt tách hom cành về giâm trong vườn ươm. Kỹ thuật chọn cành lấy hom giống
như kỹ thuật lấy cành giâm hom


Kỹ thuật chiết cành:



Dùng kéo cắt phần ngọn của cành chiết, để lại phần hom dài 40 cm kể từ
gốc cành, hom phải có 2 đốt, 3 lóng, lóng thứ 3 chừa lại 4 - 5 cm. Dóc bỏ cành
phụ ở 2 bên gốc cành chiết. Dùng cưa tay cắt sát phần đùi gà tiếp giáp với cây
mẹ, cưa từ trên xuống với độ sâu khoảng 4/5 đường kính phần đùi gà, sau đó
cưa phía dưới sát gốc phần đùi gà của cành chiết với độ sâu khoảng 1 - 2 mm
(vết cắt trên và dưới hợp thành đường vng góc). Bóc sạch lớp bẹ quanh gốc
cành chiết và dùng từ 150 - 250 gam hỗn hợp đất dẻo đắp vào gốc cành chiết với
độ dài khoảng 5cm. Hỗn hợp đất dẻo gồm 50% đất bùn lỗng + 50% rơm khơ
băm nhỏ. Dùng nilon rộng 12 cm, chiều dài 60 - 100 cm (tùy thuộc vào đường
kính thân khí sinh) quấn chặt kín bầu chiết để đảm bảo nước mưa khơng ngấm
vào trong bầu.


Quan sát bầu chiết khi thấy rễ chuyển từ màu trắng sang vàng nhạt, rễ hơi
dẹt thì tách bầu chiết đem về vườn ươm nuôi dưỡng cho đến khi cây đạt tiêu
chuẩn đem trồng, nếu ở nơi trồng đất ẩm có thể đem trồng ngay.


Thời vụ chiết: Có thể chiết quanh năm song để hom đạt tỷ lệ ra rễ cao nên
chiết vào các tháng 1; 2; 3; 7; 8; 9.


* Nhân giống sinh dưỡng đối với các loài tre mọc tản


Đối với những loài tre trúc mọc tản khả năng sinh măng chủ yếu từ thân
ngầm dạng roi, vì vậy, với các loại tre này thường sử dụng 1 đoạn thân ngầm
hoặc đoạn gốc thân khí sinh mang 1 đoạn thân ngầm để nhân giống.


- Nhân giống bằng gốc thân khí sinh mang đoạn thân ngầm dạng roi:
Phương pháp nhân giống này thường không qua vườn ươm. Hom sau khi
lấy đem trồng ngay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

trên của thân khí sinh, để lại chiều cao từ 1,5 - 2 m. Đào lấy thân khí sinh kèm
theo 1 đoạn thân ngầm, lấy theo hướng đi khoảng 40 cm và hướng ngược lại
khoảng 30 cm. Hom giống sau khi lấy nên trồng trong ngày, nếu vận chuyển đi
cần chú ý bảo quản giữ ẩm cho hom và cố định gốc thân khí sinh với thân ngầm
để tránh bị gãy.


- Nhân giống bằng thân ngầm


Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống cao hoặc nếu nhân
giống với số lượng ít có thể tận dụng thân ngầm tại chỗ để tạo giống bằng cách
chặt đứt 2 phần đầu của thân ngầm, khi thân ngầm mọc măng và măng ra lá là có thể
đào đem đi trồng. Nhược điểm tốn chi phí ni dưỡng tạo cây con trong vườn ươm.


Đặc điểm kỹ thuật: Chọn những đoạn hom thân ngầm có tuổi từ 1- 3 năm,
có 3 chồi mắt ngủ, các chồi mắt không bị sâu, bệnh. Khi giâm chú ý vùi hom kín
trong đất, mắt ngủ quay sang 2 bên, độ sâu lấp đất từ 15 - 20 cm. Chăm sóc hom
giâm cho đến khi hom có 1 thế hệ măng ra lá thì đạt tiêu chuẩn đem trồng.


* Nhân giống bằng nuôi cấy mô


Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đã được một số nước trên thế
giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan áp dụng thành công trong việc dùng hạt,
đoạn thân để tạo chồi cho hàng chục lồi tre trúc. Theo cơng bố của Pranon, tới
năm 1991 Thái Lan đã nhân giống thành công cho 55 loài trong số 67 loài thử
<i>nghiệm, trong đó có lồi Deldrocalamus apper với công suất mỗi năm hàng </i>
triệu cây.


Tạo phôi nhân tạo (phôi xôma): các nhà khoa học Ấn Độ (Narang et al.
<i>1985; Rao et al. 1987, 1990) đã thử nghiệm tạo phôi xôma cho một số loài như: </i>
<i>Deldrocalamus strictus; Deldrocalamus membranaceus; Bambusa bambos; </i>


<i>Bambusa arundinacea; Thyrsotachys siamensis. Hạt của loài Deldrocalamus </i>
<i>strictus ni trên mơi trường thích hợp có chứa 2,4 - D đã hình thành mơ sẹo và </i>
phơi xơma xuất hiện trong vịng 2 tuần đầu. Sau 4 tuần, phôi phát triển thành cây
con và khi cấy vào đất đạt tỷ lệ sống trên 50%, có lồi đạt tới 90% (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2005, Tre trúc Việt Nam).


* Nhân giống bằng hạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

hạt và áp dụng phương pháp bảo quản khô. Thời gian bảo quản không nên quá 3
tháng. Kết quả nghiên cứu thời gian bảo quản của một số loài tre trúc cho thấy,
sau khi thu hoạch, cứ sau 1 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm giảm khoảng 10%.


Vườn ươm ngoài tiêu chuẩn như vườn ươm cây gỗ, khi ươm tre trúc cần
chọn nơi đất giầu mùn, thoát nước, pH trung tính khơng vượt q 7, nếu pH trên
giới hạn này sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây con.


Trong quá trình chăm sóc ni dưỡng cây con cần chú giữ đủ ẩm và
phịng chóng rét, sương muối cho cây con. Thời gian nuôi dưỡng cây con trong
vườn tùy theo từng loài nhưng thường từ 1- 2 năm tuổi.


<i>1.1.5.2. Kỹ thuật trồng rừng </i>
* Thời vụ trồng:


Các loài tre trúc mọc cụm nên trồng trước mùa sinh măng, thời điểm
trồng thường vào khoảng tháng 3 đến tháng 4. Nếu trồng sớm khi nhiệt độ cịn
thấp, chưa có mưa, đất khơ sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng sinh măng,
song nếu trồng muộn khi măng đã mọc thì quá trình đào đánh, vận chuyển, trồng
sẽ làm ảnh hưởng đến cây măng mới mọc. Các loài tre mọc tản thường trồng
vào vụ thu hoặc thu đông, sau khi kết thúc mùa sinh trưởng của thân ngầm.



* Mật độ trồng:


Tùy theo kích thước của các lồi tre trúc mọc cụm. lồi có kích thước lớn
(Luồng, Bương, Mai xanh, Tre gai, Trúc sào, Vầu đắng, Vầu ngọt) mật độ trồng
phổ biến từ 200 - 500 cây/ha, những loài kích thước trung bình trồng từ 800 -
1200 cây/ha, lồi kích thước nhỏ có thể trồng từ 1500 - 2000 cây/ha.


* Chuẩn bị hiện trường trồng:


Hiện trường trồng cần được chuẩn bị trước, bao gồm hoạt động xử lí thực
bì và làm đất. Kích thước hố đào tùy theo kích thước của hom. Đối với những
lồi tre trúc kích thước lớn, tre mọc cụm trồng bằng gốc kích thước hố đào là 50
x 50 x 50 cm, tre mọc tản kích thước hố là 50 x 100 x 40 cm.


* Kỹ thuật trồng:


Trồng bằng hom gốc, khi trồng nên đặt nghiêng 1 góc 450, thực hiện 3 lấp
2 lèn. Trồng bằng cây con (hom thân khí sinh, hom cành, hom thân ngầm đã
được nuôi dưỡng trong vườn ươm) thì cần đặt cây thẳng đứng ở tâm hố, thực
hiện 2 lấp 1 lèn, sau đó tủ rác giữ ẩm cho cây.


* Chăm sóc:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

chủ yếu là xới đất, ấp đất xung quanh khóm đối với tre trúc mọc cụm. Phát
quang dây leo bụi dậm, bón phân. Thực hiện mỗi năm 2 lần, lần 1 trước mùa
sinh măng, lần 2 sau khi kết thúc mùa măng. Sau khai thác, định kỳ 3 - 4 năm
đào bỏ bớt thân ngầm già.


Chăm sóc tre trúc với mục tiêu kinh doanh măng: Theo kinh nghiệm của
Trung Quốc, để kinh tre trúc lấy măng khi chăm sóc cần chú ý các biện pháp kỹ


thuật sau:


- Bón phân: Năm thứ nhất, sau khi trồng 1 tháng, cách nhau 15 ngày tưới
(bón) phân ure nồng độ 0.5 - 1%, bón đến giữa tháng tám kết thúc. Từ năm thứ
2, thứ 3 bón phân hữu cơ hoặc phân vô cơ. Sử dụng NPK theo tỷ lệ: 1 : 1,5 : 1,5
với liều lượng 1 - 2 kg bụi chia thành 4 - 5 lần bón/năm, phân chuồng ủ hoai bón
từ 10 - 15kg/ bụi và bón kết hợp với chăm sóc lần 1. Tre mọc tản cần đánh thành
rạch cách nhau 5 m để bón phân. Bón thúc lần 1 nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo
điều kiện cho các chồi mắt phát triển thành măng. Bón lần 2 vào đầu mùa sinh
măng nhằm kích thích măng mọc sớm. Lần 3 bón vào mùa măng nhằm thúc đẩy
sinh trưởng của măng. Lần 4 bón sau khi kết thúc mùa măng nhằm cung cấp
dinh dưỡng cho cây mẹ để cây mẹ khỏe mạnh hơn tạo điều kiện sinh măng năm
sau. Từ năm thứ 4 trở đi lượng phân bón hàng năm có thể duy trì hoặc tăng hơn
so với năm thứ 3 tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của rừng.


- Làm cỏ, xới đất: Hàng năm làm cỏ xới đất 2 lần/năm. Lần thứ nhất vào
trước mùa sinh măng, lần thứ 2 khi kết thúc mùa măng. Đối với tre mọc cụm lần
thứ nhất thường vào tháng 3 tháng 4, lần thứ 2 vào tháng 9 tháng 10. Khi xới
đất kết hợp với đắp đất, tủ rác xung quanh bụi (với tre mọc cụm) còn tre mọc tản
chủ yếu xới đất toàn diện.


- Đào bỏ thân ngầm già: Sau khi khai thác định kỳ 3 - 4 năm đào bỏ bớt
thân ngầm già để tạo điều kiện thơng thống cho măng mới mọc.


- Quản lí măng và cây tre trưởng thành:


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Với tre mọc tản trong 3 năm đầu chặt bớt những cây có đường kính nhỏ, tuy
nhiên mùa chặt là sau khi kết thúc mùa sinh trưởng của thân ngầm.


* Bảo vệ



Rừng sau khi trồng cần được bảo vệ phòng chống cháy rừng, phòng
chống sâu bệnh hại và phòng chống người và gia súc phá hoại.


<i>1.1.5.3. Kỹ thuật khai thác </i>


* Khai thác thân khí sinh:


Tre trúc thuộc nhóm thực vật trồng một lần nhưng có thể khai thác nhiều
lần. Chu kỳ khai thác ngắn, khoảng 1- 2 năm có thể khai thác một lần. Tuy nhiên
để kinh doanh bền vững rừng tre trúc cần chú ý khai thác phải đảm bảo với tái sinh.


Phương thức khai thác: Khai thác chọn tinh, chỉ chặt những cây đã thành
thục công nghệ. Khi khai thác cần có thiết kế tính tốn xác định cường độ khai
thác, xác định số lượng cây chặt và cây để lại của từng cấp tuổi để đảm bảo sinh
măng hàng năm và số lượng cây khai thác của chu kỳ sau.


Tuổi khai thác: Tùy theo từng mục tiêu công nghệ mà tuổi khai thác khác
nhau, khai thác cây để chẻ lạt thường là loại cây bánh tẻ (1 - 2 tuổi), khai thác
cung cấp cho nguyên liệu giấy thì tuổi cây khai thác là 3 tuổi, khai thác phục vụ
cho công nghiệp ván sàn, ván ép thanh, ép lớp, làm chiếu trúc, yêu cầu cây phải
đạt tuổi 5 - 6. Tuy nhiên không nên để tre trúc quá tuổi 8 vì sau tuổi này chất
lượng của thân tre giảm sút nhanh, thân thường giịn dễ gẫy. Do đó cần xác định
chính xác tuổi cây ở trong rừng. Có một số phương pháp xác định tuổi cây, một
số lồi có thể đếm số cành thứ cấp, hoặc quan sát mầu sắc thân khí sinh và rễ khí
sinh để phân biệt, hay dùng sống dao gõ vào thân khí sinh để nghe âm thanh.


Mùa khai thác: Không khai thác giai đoạn đang sinh măng, thường khai
thác vào mùa khô khi lượng nước trong cây thấp.



* Khai thác măng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

măng khỏe mạnh để lại để nuôi dưỡng thành cây mẹ năm sau sinh măng, số lượng
cây mẹ để lại tùy theo mục đích kinh doanh lấy măng hay lấy thân khí sinh.


1.2. Kỹ thuật gây trồng một số loài tre trúc
<i>1.2.1. Cây Luồng </i>


<i>Tên khoa học: (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li </i>
<i>Tên khoa học cũ: (Dendrocalamus membranaceus Munro) </i>
<i>(1). Giá trị kinh tế </i>


Thân cây Luồng cứng rắn, tỉ lệ xenlulo khá cao (46,5% ở đoạn gốc,
57,7% ở đoạn giữa và đoạn ngọn). Thân khí sinh sử dụng làm vật liệu xây dựng,
bè mảng, cầu phao, đóng đồ nơng cụ, ngun liệu giấy, tơ nhân tạo, ván sàn, ván
ép, sản xuất chiếu trúc.


Măng Luồng ăn ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao (tính theo % chất
khơ), đường tổng số 20,7%, đạm tổng số 3,10%, protit 19,37%, acid amin
2,10%, xenlulo 28%, vitamin C 167,20 mg (tính theo mg/100g) (Theo Lê Quang
<i>Liên và Nguyễn Danh Minh) </i>


Luồng sinh trưởng phát triển nhanh, sau khi trồng 5 năm bắt đầu cho thu
sản phẩm, thời gian thu hoạch sản phẩm kéo dài 40 - 50 năm liền.


<i>(2). Đặc điểm hình thái </i>


Luồng là lồi tre mọc cụm, khơng có gai. Thân ngầm dạng củ. Cây cao từ
15 - 20m, thân tròn thẳng, màu xanh, đường kính thân trung bình từ 10 - 12 cm.
Lóng dài từ 25 - 30 cm. Vách thân khí sinh khá dày (trên 1 cm). Mỗi đốt có 1


cành chính ở giữa to, 2 - 5 cành bên nhỏ hơn. Gốc cành chính phình to (gọi là
đùi gà). Là loài tre trúc phân cành cao, đơi khi vài đốt sát gốc có cành nhỏ. Rễ
khí sinh kém phát triển, những đốt gần gốc nổi rõ hơn. Phía trên vịng thân và
phía dưới vịng mo có lớp phấn trắng phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Bẹ mo hình chng. Lưng mo có nhiều lơng màu tím nâu và hung đen.
Tai mo phát triển. Phiến mo hình mũi giáo có lơng cả 2 mặt, hơi ngửa ra phía
sau. Mo nang sớm rụng.


Lá hình dạng nêm. Phiến lá thn hình ngọn giáo, dài từ 19 - 21 cm, rộng
từ 2 - 3 cm, cuống lá ngắn, hai mép có răng sắc, gân lá từ 6 - 8 đôi.


Mùa ra măng từ tháng 3 đến tháng 10, măng mọc nhiều vào tháng 6 đến
tháng 7 chiếm khoảng 70% tổng số măng ra trong 1 năm (Lê Quang Liên, 2001).


Hoa tự bơng chét, có hiện tượng ra hoa từng khóm, sau khi ra hoa cây ải
dần rồi bị chết (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005 - Tre trúc Việt Nam).


Rễ Luồng thuộc loại rễ chùm, đường kính nhỏ, rễ lan xa song tập trung
chủ yếu ở độ sâu tầng đất từ 0 – 20 cm.


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Khu vực Luồng phân bố nhiều có khí hậu nóng ẩm, một năm có hai mùa
rõ rệt là mùa mưa nắng nóng và mùa khơ lạnh. Địa hình nơi có độ dốc nhỏ, độ
cao so với mức nước biển dưới 800m. Sinh trưởng tốt nơi đất bằng phẳng, chân
đồi hay sườn thoải (Ngô Quang Đê, Lê Xuân Trường (2003) - Tre trúc gây trồng
và sử dụng).


Ở Việt Nam, Luồng là một trong các loài tre mọc cụm được phát triển và


trồng nhiều nhất ở Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa (hay gọi là Luồng thanh hóa),
ngồi ra cịn có ở các vùng khác các tỉnh phía Bắc nước ta như Phú Thọ, Yên
Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hịa Bình. Khu vực trồng Luồng có nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 22 - 260C. Độ ẩm khơng khí trung bình tháng trên 80%.
<i>Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600 - 2000 mm. </i>


Luồng thích hợp nơi có độ dốc nhỏ (độ dốc < 250). Độ cao dưới 300m so
với mực nước biển. Đất còn tính chất đất rừng, độ sâu tầng đất ≥ 60cm. Đất mặt
có độ xốp cao, thấm nước nhanh, thoát nước tốt. Đất ẩm gần như quanh năm
song không bị ngập úng. Đất có thành phần cơ giới nặng, ít hoặc khơng có đá
lẫn, khơng kết von. Đất có phản ứng ít chua, pH từ 5 - 6,5; Giầu đạm tổng số (≥
0,25%); Giầu K20 dễ tiêu (≥ 10 mg/100g đất); Hàm lượng mùn ≥ 3,5% (Theo
Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn - 2007).


<i>(4). Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Kỹ thuật nhân giống </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

giống sinh dưỡng (nhân giống bằng hom cành, hom gốc, hom thân khí sinh)
<i>* Nhân giống bằng hom cành </i>


<i>- Chọn cây mẹ và cành làm giống </i>


Tuổi rừng lấy giống phải từ 3 năm trở lên. Chọn búi Luồng sinh trưởng
tốt, cây nhiều cành, không bị sâu bệnh. Cây mẹ lấy giống là những cây bằng
hoặc trên một năm tuổi, cây khơng có hiện tượng khuy.


Cành làm giống: Chọn cành từ 6 - 10 tháng tuổi, có đủ lá. Những cành
trên 10 tháng tuổi phải trẻ hoá bằng cách chặt bỏ phần cành già, chừa lại mấu
cành, đến khi cành mới hình thành có đủ lá mới có thể chọn làm giống. Đường
kính cành giống phần sát phần đùi gà từ 1cm trở lên. Cành có màu xanh, mắt


cua to, chắc, màu hơi vàng. Đối với rừng sản xuất có thể chọn tận dụng 1/3 số
lượng cành ở phần dưới thấp của mỗi cây mẹ để làm giống nhưng không được
ngả cây.


<i>- Kỹ thuật lấy cành giống </i>


Trường hợp cây thấp có thể đứng hoặc vín cây mẹ xuống để lấy hom hoặc
chiết cành. Trong trường hợp cây cao cần ngả cây mẹ tại chỗ. Dùng dao hoặc
cưa đơn (loại răng đứng) cắt 2/3 đường kính thân ở phía đối diện với hướng cây
đổ tại độ cao 0,5 - 0,7 m cách gốc, kéo cho cây đổ nằm ngang với mặt đất, để
hai hàng cành ngả ra hai bên cho dễ chiết.


<i>- Thời vụ chiết cành </i>


Để cành chiết có tỷ lệ ra rễ cao, vụ Xuân chiết vào tháng 1, 2, 3, vụ Thu
chiết vào tháng 7, 8, 9.


<i>- Giâm cành ở vườn ươm </i>


Vườn ươm chọn nơi bằng phẳng thuận tiện đi lại và vận chuyển, gần
nguồn nước tưới. Đất giâm ươm nên chọn đất thịt nhẹ và phải cày bừa kỹ, đập
nhỏ và làm tơi xốp trước khi giâm. Nơi nền đất vườn ươm thấp cần lên luống
rộng 1 - 1,2 m, cao từ 10 – 15 cm, dài 10 - 20 m. Khi giâm cần tạo rạch nhỏ
ngang luống, cự ly rạch cách nhau 40cm, sâu 15 - 20 cm. Nơi nền đất cao có thể
giâm ươm theo rạch khơng cần lên luống. Bón lót phân chuồng hoai 5 kg/m2
hoặc NPK 0,5 kg/m2. Cự ly đặt cành giâm: 25 x 40 cm, sâu 15 – 20 cm. Cành
đặt nghiêng 1 góc 600 so với mặt luống, nén chặt gốc cành.


<i>- Chăm sóc sau khi giâm </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Che sáng: Trong khoảng 20 ngày đầu che khoảng 70 - 80%, sau đó bỏ giàn che.
Làm cỏ, phá váng: Định kỳ 20 - 30 ngày 1 lần làm cơ xới đất một lần, nếu
có nhiều mưa thì sau mỗi đợt mưa làm cỏ phá váng 1 lần bằng nhổ cỏ kết hợp
xới nhẹ đất trên mặt luống giâm.


Bón thúc: Bón thúc 3 lần phân chuồng hoai cho cành giâm, lượng bón 1
kg/m2 bằng cách tạo rạch nhỏ giữa 2 hàng cành giâm sâu 10 - 15 cm, dải phân
xuống rạch rồi lấp đất kín hoặc dùng phân đạm (N) lượng bón 1 kg/m2 bằng
cách hoà tan phân đạm vào 400 lít nước rồi tưới đều trên luống giâm. Cách 2
tháng bón thúc 1 lần kết hợp làm cỏ, xới đất cho luống cành giâm.


Phòng trừ sâu bệnh cho cành giâm: Dùng Monito hoặc Bi58 nồng độ 0,05 -
0,1% để phòng trừ sâu ăn và cuốn lá. Với lượng phun 0,5 lít/m2 định kỳ 30 ngày 1 lần.


Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn: Cành giâm từ 6 - 8 tháng tuổi; có ít nhất
1 thế hệ măng mới đã toả lá; rễ nhiều, phát triển mạnh; lá mới màu xanh, không
sâu bệnh.


* Nhân giống bằng hom gốc


Ưu điểm của trồng bằng hom gốc: Hom giống không cần nuôi dưỡng
qua vườn ươm, hom sau khi lấy đem trồng ngay; Rừng trồng đạt tỷ lệ sống cao.


Nhược điểm: Hệ số nhân giống thấp, mỗi cây cho một hom gốc; Tốn
công đào đánh; Vận chuyển cồng kềnh nên chi phí cao.


Kỹ thuật lấy hom gốc: Chọn cây Luồng sinh trưởng tốt ở trong búi và
trong khu vực rừng khơng có biểu hiện ra hoa hoặc bị sâu bệnh. Cây có tuổi từ 1
- 2. Chặt bớt phần thân khí sinh chỉ để lại chiều cao từ 1,2 - 1,5 m, sau đó đào
lấy cả gốc mang thân ngầm dạng củ. Chú ý khi đào không lấy giống gốc trong


mùa sinh măng; Không được làm dập chồi ngủ của gốc; Sau khi lấy giống gốc
nên trồng ngay nếu vận chuyển đi xa hồ rễ để giữ ẩm cho hom.


<i>b. Trồng rừng </i>


<i>* Chuẩn bị đất trồng </i>


Xử lý thực bì: Tuỳ theo phương thức trồng rừng đã xác định mà quyết
định phương thức xử lý thực bì tồn diện hay cục bộ. Nơi có độ dốc thấp < 200
có thể phát đốt tồn diện, nơi có độ dốc cao hơn 200 phát dọn băng theo đường
đồng mức. Băng rạch phát dọn thực bì rộng 4 m, băng chừa rộng 6 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>* Phương thức trồng </i>


Luồng thường được trồng ở những nơi có độ dốc nhỏ, tuỳ theo điều kiện
có thể áp dụng các phương thức trồng rừng sau:


- Trồng thuần loài;


- Trồng Luồng hỗn giao với cây gỗ lá rộng bản địa theo hàng, có trồng
xen cây nơng nghiệp trong 1 - 2 năm đầu. Ở khu vực phía Bắc các lồi cây gỗ lá
rộng bản địa có thể trồng hỗn giao với Luồng như: Chò nâu, Lát hoa, Sấu, Lim
xẹt, Lim xanh, Ràng ràng mít, Dẻ cau, Sồi phảng, thời điểm trồng cùng nhau
ngay từ đầu;


- Trồng theo băng rạch dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt;
- Trồng Luồng bao đồi (Chủ yếu trồng ở xung quanh chân đồi).
<i>* Thời vụ trồng </i>


Các tỉnh phía Bắc vụ xuân trồng từ tháng 2 - 3, vụ hè thu từ tháng 7 - 9,


Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 11 - 12.


Chọn những ngày râm mát, có mưa nhỏ, đất đủ ẩm để trồng. Không trồng
vào những lúc trời mưa to vì lấp đất vào gốc trồng không chặt và dễ bị nước
đọng vào hố làm mắt giống bị thối.


<i>* Mật độ trồng </i>


Trồng hỗn giao với cây gỗ lá rộng bản địa theo hàng: Cây Luồng từ 200 -
250 cây/ha, cây gỗ lá rộng từ 200 - 250 cây/ha.


Trồng theo băng rạch dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt: Mật độ Luồng từ 200
- 250 cây/ha. Rạch mở rộng 4 m, trồng một hàng Luồng ở giữa (cây cách cây 4 -
5 m), băng chừa rộng 6 m.


<i>* Kỹ thuật trồng </i>


Cành giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn (có 1 thế hệ măng đã ra lá), bứng cây
có cả đất đem trồng, đường kính bầu đất từ 15 - 18 cm nặng khoảng từ 1,8 - 2,0
kg, cắt bớt thân lá của thế hệ mới, chừa lại 50 - 60 cm kể từ mặt đất.


Cành giống bứng đến đâu phải trồng ngay đến đó, nếu chưa trồng được
thì phải bảo quản cây giống ở nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm cho cây. Thời gian
lưu cây không để quá 7 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

lớp rác, cỏ khô hoặc lá cây. Khi trồng xong miệng hố hơi lõm lòng chảo ở nơi
<i>khơ hạn, nơi khó thốt nước lấp cao hình mâm xơi. </i>


<i>c. Chăm sóc, ni dưỡng rừng trồng </i>
<i>* Chăm sóc rừng trồng </i>



Rừng Luồng sau khi trồng phải được chăm sóc hàng năm. Trong 3 năm
đầu, năm thứ 1 chăm sóc 3 lần nếu trồng vào vụ Xuân, thời gian chăm sóc vào
các tháng 5, 9, 11; nếu trồng vào vụ thu chăm sóc 2 lần vào tháng 9 và tháng 11.
Năm thứ hai, thứ 3 chăm sóc 2 lần, lần 1 vào tháng 2 - 3, lần 2 vào tháng 9 tháng
10. Từ năm thứ 4 trở đi mỗi năm chăm sóc 1 - 2 lần, lần 1 vào trước mùa sinh
măng, lần 2 sau khi kết thúc mùa măng.


Nội dung chăm sóc: phát sạch dây leo cây bụi, thảm tươi, cỏ dại. Cuốc xới
đất theo hình vành khun, bón phân và vun đất ấp vào xung quanh khóm với bề
dầy từ 15 - 20 cm, sau đó phủ rác để giữ ẩm. Sử dụng phân chuồng ủ hoai bón
10kg - 15 kg/búi hoặc NPK bón 1kg/búi.


Rừng trồng theo băng rạch dưới rừng thứ sinh, trong quá trình chăm sóc
cần điều chỉnh mức độ che bóng, sự ảnh hưởng của cây trên băng chừa đối với
Luồng, điều chỉnh tổ thành, mật độ cây gỗ để giữ lại từ 100 - 120 cây/ha hỗn
giao với Luồng.


Rừng Luồng hỗn giao với cây gỗ lá rộng bản địa cần chặt điều chỉnh mật độ
cây gỗ trên hàng để chừa lại mật độ cuối cùng từ 100 - 120 cây/ha vào năm thứ năm.


<i>* Nuôi dưỡng rừng </i>


Chặt vệ sinh rừng Luồng: Tuổi rừng chặt vệ sinh từ 4 - 5 năm sau khi
trồng. Đối tượng chặt là những cây nhỏ, cây sâu bệnh, cụt ngọn, cây măng bị
chết. Cần chặt thấp sát mặt đất, sau chặt vệ sinh phải dọn sạch cành nhánh xếp
thành từng đống nhỏ giữa 2 hàng Luồng.


<i>d. Bảo vệ rừng </i>



<i>* Phòng trừ sâu bệnh hại </i>
<i>- Phịng trừ bệnh hại </i>


Luồng có thể bị một số loại bệnh như bệnh Chổi xể, Bồ hóng, Sọc tím
măng. Nếu cây Luồng bị bệnh nhẹ cần phải chặt bỏ những phần bị bệnh, còn bị
bệnh nặng cần chặt cả búi đem xa và đốt, phun thuốc Boocđô 1% vào gốc 2 - 3
<i>lít/bụi. </i>


<i>- Phịng trừ sâu hại </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

vành khuyên rộng 1m sâu 20 - 25 cm để diệt nhộng trong đất. Bơm thuốc Bi58
nồng độ 1/120 liều lượng 10 ml/măng vào cây măng đã bị sâu đục lỗ cách đỉnh
ngọn 50 cm. Ngồi ra cịn áp dụng phương pháp rung cây cho sâu rơi xuống để
bắt giết.


<i>- Phòng chống người và gia súc phá hoại, phòng chống lửa rừng </i>


Tổ chức lực lượng tuần tra canh gác, ngăn chặn mọi hành động do người
hoặc trâu bò phá hoại rừng, lấy măng.


Xây dựng đai phòng chống cháy, dọn sạch cành nhánh sau khi chặt vệ
sinh hoặc khai thác rừng Luồng


<i>(5). Khai thác </i>


<i>a. Khai thác thân khí sinh </i>


Rừng Luồng phải áp dụng phương thức khai thác chọn. Chỉ được phép
khai thác trắng khi rừng Luồng cần sử dụng vào mục đích khác đã được qui định
trong phương án điều chế rừng hoặc rừng bị cháy hay sâu bệnh hại nặng.



Luân kỳ khai thác 1 năm đối với cường độ chặt nhẹ (30 - 35%), 2 năm đối
với cường độ chặt vừa (35 - 40%) trữ lượng rừng tính theo số cây trên 1 ha.
Lượng khai thác từ 1200 – 1400 cây/ha.


Đối tượng khai thác: Những cây Luồng có ít nhất từ 3 năm tuổi trở lên,
luôn phải chừa lại những cây 1 - 2 tuổi. Tuổi rừng khai thác từ năm thứ 5 trở đi,
mùa khai thác vào mùa khô, bắt đầu sau khi măng đã định hình hết và kết thúc
trước vụ sinh măng từ 1 - 2 tháng.


Kỹ thuật khai thác: Chiều cao gốc chặt không cao quá 20 cm. Phải dọn vệ
sinh sau khai thác, thu gom cành nhánh xếp thành đống kết hợp cuốc lật đất theo
hình vành khun có bề rộng 1m, sâu 20 - 25 cm quanh búi Luồng.


<i>b. Khai thác măng </i>


Áp dụng phương thức khai thác chọn. Nếu là rừng trồng với mục tiêu
cung cấp nguyên liệu, có thể khai thác tận dụng măng cuối mùa, hoặc măng mùa
chỉ giữ lại mỗi gốc cây mẹ nuôi từ 1- 2 cây măng. Còn rừng trồng với mục tiêu
kinh doanh măng, khi khai thác măng cần chú ý giữ lại măng để phát triển thành
tre để sinh măng năm sau. Số cây giữ lại khoảng ng từ từ 4 - 6 cây măng khỏe
mạnh để phát triển thành tre.


<i>1.2.2. Cây Điềm trúc </i>


Tên khác: Ma trúc, Bát độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


<i> Điềm trúc được nhập vào nước ta trồng với mục đích chính là lấy măng. </i>


Măng Điềm trúc có đường kính khá lớn khoảng từ 20 - 30 cm, nặng từ 3 - 5 kg,
lớp vỏ mỏng, ăn ngon vị ngọt dịu và không đắng, ăn tươi được, nhưng khi chế
biến màu không đẹp (hơi tím). Năng suất măng có thể đạt từ 20 - 40 tấn/ha/năm
nếu thâm canh tốt có thể đật trên 50 tấn/ha/năm (nguồn Anh Tùng (1999), Huy
triều Mậu; Dương Vũ Minh (2002), Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007).
<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>




Hình 1.8 a: Lá Điềm trúc; b: Khóm Điềm trúc; c: Măng Điềm trúc.
<i> (Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


Điềm trúc có nguồn gốc từ Quảng Tây - Trung Quốc. Năm 1995, tre
Điềm trúc chính thức được nhập vào nước ta, là lồi tre trồng lấy măng để chế
biến thực phẩm và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Là loại tre có thân mọc cụm,
thân khí sinh mọc xa nhau hơn các loại khác, thân khơng có gai, thẳng, thành
vách dầy, lá to, nhẵn, thân cao từ 7 - 8 m, đường kính 9 - 12 cm.


Điềm trúc sau khi trồng 3 năm tuổi là đã có thể cho khai măng. Hiện nay tre
Điềm trúc được phát triển khá rộng rãi trong cả nước.


<i>(3) Đặc tính sinh thái </i>


Điềm trúc thích hợp trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, nhưng phát
triển tốt trên tầng đất dầy, ẩm, đất không bị ngập úng, nơi có khí hậu nhiệt đới
ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm ≥ 1500 mm. Là loại cây ưa sáng, độ cao
thích hợp dưới 500 m so mức nước biển. Khả năng phân bố và thích nghi ở biên
độ rộng, song những nơi có gió Lào hoạt động mạnh cần chú ý chọn thời điểm
trồng thích hợp (Theo Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn - 2007).



<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Kỹ thuật nhân giống </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

(04TCN 69 - 2004), Tre Điềm trúc phương pháp nhân giống thích hợp là bằng
<i>chiết cành ngồi ra có thể sử dụng hom gốc. </i>


* Nhân giống bằng chiết cành


Tiêu chuẩn chọn cây mẹ và cành chiết: Chọn khu rừng hoặc khóm sinh
trưởng tốt, khơng có biểu hiện ra hoa. Chọn cây mẹ 12  14 tháng tuổi sinh
trưởng tốt, không sâu bệnh (thân xanh thẫm, cành lá phát triển đầy đủ. Chọn
cành chiết là cành bánh tẻ, có đường kính gốc cành từ 0,8 cm trở lên, đã rụng 3
 4 bẹ mo, lá trên cành phát triển đạt kích thước tối đa, khơng sâu bệnh, dị tật.


<i> Thời vụ chiết cành: Từ tháng 4 đến tháng 11. </i>


Tạo hỗn hợp bó bầu chiết: Trộn đất đã sàng nhỏ với rơm băm nhỏ theo tỷ
lệ 50% đất + 50% rơm (theo thể tích). Dùng nước sạch để pha thuốc kích thích
(NAA) với nồng độ 50 100 ppm. Trộn dung dịch thuốc kích thích vào hỗn hợp
đất - rơm tạo thành hỗn hợp đất dẻo.


Kỹ thuật chiết cành: Giống như cách chiết cành đối với cành Luồng.
Tiêu chuẩn tách cành chiết: Sau 20  30 ngày khi bộ rễ đã phát triển hoàn
chỉnh, rễ chuyển từ trắng sang trắng đục ngả vàng, tiến hành bẻ cành chiết đưa
vào nuôi dưỡng tại vườn ươm.


Giâm và nuôi dưỡng cành giống tại vườn ươm:


- Đất vườn ươm cần chuẩn bị cày bừa và lên luống trước khi giâm. Nếu
giâm cành trực tiếp trên luống, chiều dài luống từ 10 - 12 m, rộng 1,2  1,4 m,


cao 15  20 cm, có rãnh thốt nước giữa 2 luống rộng 40 cm. Đất mặt luống
được cuốc xới tơi xốp trộn đều với phân chuồng hoai, liều lượng 5kg/m2 mặt
luống. Nếu tạo luống nổi để xếp bầu chiết, chiều dài luống từ 10 - 12 m, rộng
1,2  1,4 m, cao 5  7 cm, có rãnh thốt nước giữa 2 luống rộng 40 cm.


- Giâm cành trực tiếp trên luống: Cành chiết được giâm theo rạch sâu 5 
7 cm với cự li 10 cm x 10 cm (100 cành/m2). Cành chiết được bóc bỏ nilon, đặt
nghiêng 60o trong rạch sao cho mắt cành phát triển sang hai bên, lấp đất và lèn
chặt vừa phải. Sau khi giâm tưới nước 5  8 lít/m2 đều trên mặt luống.


- Giâm cành vào bầu: Cho hỗn hợp ruột bầu vào1/3 đáy bầu, dùng tay lèn
chặt rồi đưa cành chiết đã bóc bỏ nilon vào bầu, đặt cành chiết nghiêng 80  850
trong bầu, tiếp tục cho hỗn hợp ruột bầu lèn chặt đầy bầu nhưng không được làm
vỡ bầu. Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm: Đất mặt hoặc tầng B chiếm 69 -
79%, phân chuồng hoai chiếm 20 - 30%, supe lân Lâm Thao 1%. Vỏ bầu dùng
túi bầu PE kích thước 14 x 20 cm hoặc 15 x 22 cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

một hướng so le trên mặt luống, mật độ khoảng 120 bầu/m2. Vun đất cao 2/3 bầu
kín hai bên thành luống. Tưới nước 5  8 lít/m2 đều mặt bầu.


<i>- Chăm sóc cây sau khi giâm </i>


Sau khi giâm đảm bảo độ che sáng từ 50 - 60%, chiều cao giàn che 2 m trên
tồn bộ diện tích ươm giống. Sau 30  40 ngày giảm độ che sáng xuống 30%,
sau 60  70 ngày còn 15%. Trước khi xuất vườn 15  20 ngày dỡ bỏ toàn bộ
giàn che. Tưới nước hàng ngày để giữ đủ ẩm cho luống giâm đến khi xuất vườn.
Làm cỏ mặt luống, đảo bầu, phá váng mặt luống, mặt bầu theo định kỳ 1 lần/tháng.
Cây con được nuôi trong vườn ươm từ 4  6 tháng. Cây con có một thế hệ măng
đã ra lá, cây không bị sâu bệnh, dị tật thân đủ tiêu chuẩn cây con xuất vườn.



<i>* Nhân giống bằng hom gốc </i>


Trồng bằng gốc có tỷ lệ sống cao, tuy nhiên hệ số nhân giống thấp, vận
chuyển đi xa cồng kềnh do kích thước gốc lớn. Khi trồng bằng gốc cần chọn cây
Điềm trúc sinh trưởng tốt không sâu bệnh tuổi từ 1 - 2. Chặt bớt phần thân khí
sinh chỉ để lại chiều cao từ 1,2 - 1,5 m, sau đó đào lấy cả gốc thân ngầm dạng
củ. Giống gốc sau khi lấy nên trồng ngay nếu vận chuyển đi xa hồ rễ để giữ ẩm
cho hom.


<i>b. Kỹ thuật trồng rừng </i>
<i>* Điều kiện gây trồng </i>


<i>Bảng 1.2. Các điều kiện thích hợp để trồng Điềm trúc(theo 04TCN 69 - 2004) </i>
Nhân tố Điều kiện thích hợp Điều kiện mở rộng
Khí hậu


- Nhiệt độ bình quân năm
- Lượng mưa


- Sương muối




230  250


1500 – 2000 mm
Khơng có





200  230, 250  270
1100  1500 mm
ít


Địa hình


- Độ cao so với mực nước biển
- Độ dốc




< 500 m
< 250




500  700 m


Mọi điều kiện địa hình
Đất đai


- Độ dày tầng đất
- Thành phần cơ giới




 50 cm


Thịt trung bình - thịt
nhẹ, thoát nước tốt





30 50 cm


Cát pha, thoát nước tốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>* Phương thức và mật độ trồng </i>


Điềm trúc thường trồng với mục tiêu kinh doanh măng nên thường trồng
thuần loài. Mật độ trồng 500 cây/ha với cự ly cây cách cây 4 m, hàng cách hàng
<i>5 m. </i>


* Thời vụ trồng


Miền Bắc: Vụ Xuân trồng vào tháng 2, tháng 4, vụ thu trồng vào tháng 8, 9.
Miền Trung: Trồng vào mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 11.


Miền Nam: Trồng vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9.


Lưu ý: Chọn những ngày có mưa hoặc trời râm mát để trồng cây. Nếu
trồng bằng gốc cần tránh đào đánh gốc trong mùa sinh măng.


<i>* Chuẩn bị đất trồng rừng </i>


- Xử lý thực bì: Phát trắng tồn bộ, tiến hành thu gom xác thực vật xếp
theo đường đồng mức.


- Làm đất:



Làm đất cục bộ theo hố, kích thước hố 60 x 60 x 50 cm, khi cuốc hố để riêng
lớp đất mặt dùng cho lấp hố sau này.


Lấp hố và bón lót: Dùng cuốc bàn bạt tồn bộ phần đất mặt xung quanh
hố và lớp đất mặt đã để riêng lúc cuốc hố xuống 1/2  2/3 chiều sâu hố đào.
Trộn đều đất với phân hữu cơ (phân chuồng hoai hoặc phân xanh đã ủ kỹ) với
liều lượng 15kg  30 kg/hố, đảo đều hỗn hợp đất - phân, sau đó lấp đầy hố. Lấp
hố thực hiện trước khi trồng 1 tuần.


* Kỹ thuật trồng


- Trồng bằng cây con có bầu


Dùng cuốc tạo lỗ chính giữa hố, độ sâu đảm bảo khi đặt cây giống xuống
thì mặt bầu thấp hơn mặt hố từ 4 - 5 cm. Xé bỏ vỏ bầu PE, tránh làm vỡ bầu đất.
Đặt bầu cây xuống hố trồng theo phương thẳng đứng. Nơi đất dốc đặt chiều
nghiêng của hom hướng theo đỉnh núi. Nơi đất bằng, đặt chiều nghiêng của hom
theo cùng một hướng.


Tiến hành lấp đất: Ba lấp hai dận (ba lần lấp đất chỉ hai lần đầu dận chặt
xung quanh bầu, lần 3 không dận để lớp đất mặt tơi xốp và tạo mặt hố sau khi
trồng).Vun đất dầy 4 - 5 cm phủ kín mặt bầu theo hình mâm xơi. Phủ rơm rạ, cỏ
rác quanh gốc cây trên mặt hố để giữ ẩm.


- Trồng bằng cây con rễ trần


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Sau đó hồ rễ bằng bùn hoặc đất pha loãng trước khi trồng. Khi trồng đặt cây
nghiêng 600 xuống hố trồng, rễ buông tự nhiên. Nơi đất dốc đặt chiều nghiêng
của cây hướng theo đỉnh núi. Nơi đất bằng đặt chiều nghiêng của cây theo cùng
một hướng sao cho cành bên của cây phân bố đều sang hai bên.



Lấp đất: Hai lấp một dận (hai lần lấp đất chỉ lần đầu dận chặt xung quanh
gốc cây, lần hai không dận để lớp đất mặt tơi xốp và tạo mặt hố sau khi
trồng).Vun đất phủ từ 2/3 đến hết lóng thứ nhất của cây giống.


<i>c. Chăm sóc, ni dưỡng rừng sau khi trồng </i>
* Trồng dặm


Tiến hành trồng dặm ngay trong lần chăm sóc đầu tiên trên tồn bộ diện
tích. Trồng dặm tồn bộ những cây bị chết và cây khơng có khả năng phát triển.
<i> </i> <i>* Chăm sóc </i>


Rừng sau khi trồng cần được chăm sóc hàng năm, năm thứ nhất chăm sóc
từ 1 - 2 lần (tùy vào thời vụ trồng), năm thứ 2 thứ 3 chăm sóc 2 lần, từ năm thứ
4 trở đi mỗi năm chăm sóc từ 1 - 2 lần. Thời gian chăm sóc vào trước mùa sinh
măng và sau khi kết thúc mùa khai thác măng.


<i> Nội dung chăm sóc: Phát tồn bộ dây leo, cây bụi trên tồn bộ diện tích. </i>
Giẫy cỏ, xới đất, bón phân và ấp đất xung quanh khóm theo hình vành khun.


<i>* Ni dưỡng rừng </i>
- Bón phân


Hàng năm bón từ 2 - 4 lần/năm. Bón lần 1 vào đầu mùa măng (tháng 2
đến tháng 3), bón lần 2 sau khi kết thúc mùa măng (tháng 9 đến tháng 10).
Trong mùa măng có thể sử dụng NPK để bón thúc 2 lần nhằm thúc đẩy sinh
trưởng của măng.


Loại phân bón và liều lượng: Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục hoặc
phân xanh đã qua ủ kỹ) từ 15 - 30 kg/hố, phân NPK bón từ 0,5 - 1kg/khóm.



<i> Kỹ thuật bón: Dùng cuốc bới đất sát cây trong khóm theo rãnh hình vành </i>
khuyên sâu 15 - 20cm. Tiến hành rải đều phân hữu cơ cùng phân vô cơ xung
quanh trên rãnh đã cuốc, sau đó lấp đất kín.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>d . Bảo vệ rừng </i>


<i>Phòng trừ sâu bệnh hại: Dùng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phòng </i>
trừ sâu bệnh hại như: cuốc xới rộng 1m xung quanh khóm để diệt ấu trùng của
sâu hại măng. Chăm sóc, phát dọn định kỳ đúng mùa vụ để hạn chế các loại rệp
hại thân, lá và bệnh rỉ sắt. Trường hợp có sâu cuốn lá dùng thuốc Nitox 1o/oo
<i>phun trên tồn bộ diện tích có sâu hại xuất hiện. </i>


Chú ý phòng chống cháy rừng, phòng chống gia súc phá hoại
<i>(5). Khai thác măng </i>


Măng được khai thác chính từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
<i>a. Đối tượng khai thác </i>


Măng củ: Măng còn nằm dưới mặt đất.


Cách phát hiện: Tìm nơi đất nứt chân chim hoặc tai mo nhú lên mặt đất.
Măng mầm: Măng đã nhú khỏi mặt đất từ 20 - 40 cm.


Măng ống: Măng mọc trên mặt đất cao 80 - 100 cm.
<i>b. Cường độ khai thác </i>


Khai thác toàn bộ măng nhưng giữa vụ chọn 6 - 8 măng to khỏe bố trí đều
trong khóm để lại làm cây mẹ cho năm sau.



<i>c. Kỹ thuật khai thác </i>


* Măng củ, măng mầm:


Dùng cuốc bới đất hở măng hoàn toàn, dùng dụng cụ cắt tại nơi phình to
nhất của củ măng. Tránh khơng phạm vào mắt măng còn lại của củ măng. Sau khi
cắt măng lấp đất lại như ban đầu. Trường hợp gặp mưa sau khi cắt măng cần để
lại 1 - 2 ngày mới lấp đất.


<i> * Măng ống: Cắt măng sát mặt đất, sau đó lấp đất kín lên vết cắt. </i>
<i>1.2.3. Cây Tre gai </i>


Tên khác: Tre hóa, Tre nhà, Tre đực, Mạy hóa, Mạy phẩy (Tày, Nùng).
<i>Tên khoa học: Bambusa blumeana Schultes. </i>


<i>Tên đồng nghĩa: Bambusa spinosa ex Nees. </i>
<i>(1) Công dụng </i>


Tre gai được trồng để làm hàng rào bảo vệ: chống gia súc, chống gió bão
và đặc biệt được trồng nhiều ven bờ nước để chống sóng, chống xói lở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

chiều dài 1,95 - 2,56 mm, đường kính 15 - 20 µm, vách sợi dày 5 - 7 µ.m. Chiều
dài của sợi tăng lên từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 18; sau đó giảm xuống.


Ở độ ẩm 94,5%, thân tre có tỷ trọng 1.000 kg/m3; còn ở độ ẩm 15%, tỷ
trọng là 500 kg/m3. Thành phần hóa học của thân tre trưởng thành, khơ bình
thường: Holocellulose 67,4%, Pentosan 19%, Lignin 20,4%, Tro 4,8%, Silic
3,4%, chất hòa tan trong nước nóng 4,3%, trong dung dịch cồn - benzen 3,1% và
trong NaOH nồng độ 1% là 39,5% (Theo tài liệu của Viện sinh thái và Tài
nguyên sinh vật).



Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc như: tinh Tre gai (Trúc nhự),
nước Tre non (Trúc dịch), lá Tre gai (Trúc diệp). Lá tre dùng chữa cảm sốt, ra
nhiều mồ hôi, ho, suyễn, thổ huyết, trẻ con kinh phong. Trúc nhự chữa cảm sốt,
buồn phiền. Măng tre giã nát ép lấy nước uống, cùng với nước gừng chữa sốt
cao (Đỗ Huy Bích, 2003. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam)


Măng Tre gai được sử dụng làm thực phẩm. Thành phần các chất trong
100g phần ăn được (7 - 15 ngày tuổi) chứa khoảng 89 g nước, Protein 4 g, Chất
béo 0,5 g, Hydrate carbon 4 g, Xơ 1 g, Tro 1 g, Ca 37 mg, P49 mg, Sắt 1,5 mg,
Vitamin B1- 0,1 mg, Vitamin C - 10 mg. Giá trị năng lượng khoảng 120
kcl/100g.


Tre gai cịn có giá trị văn hoá đặc trưng cho làng quê Việt Nam.
<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


<i>Hình 1.9. Bụi Tre gai (Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

mo có một vịng lơng tơ màu trắng xám hay vàng nâu. Cây phân cành sớm, các
đốt gần gốc thường 1 cành, các cành nhỏ biến thành gai cong, cứng, nhọn,
chúng đan chéo nhau tạo thành bụi gai dày đặc. Các đốt phần giữa thân có 3
cành, cành chính to và dài hơn hai cành bên.


Bẹ mo rụng muộn, hình thang, đầu hình cung rộng hay lõm xuống, 2 vai
có mũi nhọn hơi nhơ cao. Tai mo hình bán nguyệt, gần bằng nhau, lật ra ngồi,
mép có lông mi cong. lưỡi mo (thìa lìa) cao 4 - 5 mm, xẻ mạnh, có lông mi.
Lưng phủ dày lông gai màu nâu tối, bụng trong nhẵn. Lá mo hình trứng hay
trứng thn, đầu có mũi nhọn, thường lật ra ngồi, hai mặt đều có lơng cứng.


Lá hình dải, đầu có mũi nhọn, dài 10 - 20 cm, rộng 15 - 25 mm.



Cụm hoa dài, mỗi đốt mang hai hay nhiều bông nhỏ màu vàng rơm pha
màu tím nhạt khi non. Mỗi bông nhỏ mang 4 - 12 hoa, trong đó 2 - 5 hoa lưỡng
tính, mày nhỏ có 2 gờ, có 3 mày cực nhỏ; Nhị 6, rời; Bầu hình trứng, vịi ngắn,
đầu nhụy 3 (Vũ Văn Dũng (1994); Ngô Quang Đê (1994).


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Trên thế giới gặp Tre gai ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia,
Thái Lan, Philippin và Indonesia.


Ở Việt Nam Tre gai phân bố khắp mọi miền, hầu như xã nào, huyện nào
của Việt Nam cũng có lồi tre này, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng Đông
Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Tre gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở độ cao dưới
700 m. Tre gai được trồng từ vùng ven biển, đồng bằng đến trung du và miền
núi. Đây là loài tre ưa ẩm và ưa sáng, có thể trồng quanh đồng ruộng, xóm làng,
ven chân đê, dọc bờ sơng, bờ suối. Cây có tính chống chịu khoẻ, rất ít sâu
bệnh.Trồng nơi đất xấu thân cây nhỏ, vách dày. Cây có thể chịu ngập lâu, nhưng
khơng ưa đất mặn, phèn. Độ pH thích hợp của đất trồng Tre gai là 5 - 6,5. Trồng
nơi đất tốt, tầng đất sâu, nhiều mùn, độ ẩm cao, Tre gai mọc thành bụi lớn tới 30
- 40 cây với chiều cao đến 20 m, đường kính 15 cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Trong 3 tháng (1, 2, 3) hồn tồn khơng có mưa. Lượng bốc hơi bình qn năm
từ 1640 - 1850 mm/năm. Độ ẩm khơng khí khá thấp trung bình 75%. Khu vực
này có thể xếp vào vùng khí hậu nhiệt đới bán khơ hạn. Rừng Tre gai phân bố ở
đây cây thường nhỏ bé, nhiều gai, thân khí sinh mọc sát nhau, lá nhỏ và rụng lá
nhiều vào mùa khô.


Ở Nghệ An Tre gai phân bố tự nhiên ở Mường Xén, khu vực có độ cao so
với mực nước biển trên 200 m, trên đất phiến thạch sét màu đỏ nhạt. Lượng mưa


từ 1000- 1100mm/năm.


Trong rừng ở Mường Xén Nghệ An Tre gai mọc hỗn giao với loài Săng
<i>lẻ (Lagerstroemia calyculata). Ở Ninh Thuận và Bình Thuận mọc hỗn giao với </i>
một số lồi cây họ dầu như Dầu đồng, Dầu trà beng.


Rừng trồng sau 3 năm thân tre cao khoảng 3m và bắt đầu đẻ măng to. Sau
5 năm khi ổn định, chiều cao trung bình 8 - 10m. Với bụi tre khoảng 10 - 40
thân, mỗi năm sinh khoảng 30 măng, nhưng chỉ khoảng 1/3 - 1/4 số măng phát
triển thành cây trưởng thành, số cịn lại bị chết vì sâu bệnh, gió hoặc khô hạn.
Từ khi măng xuất hiện đến khi đạt chiều cao tối đa của cây trưởng thành khoảng
5 tháng. Giai đoạn sinh trưởng mạnh, mỗi ngày cây măng cao thêm khoảng
17cm. Nếu khơng được chăm sóc tốt và bị chặt nhiều lần, Tre gai thường có
hiện tượng “nâng búi”, khi đó thân ngầm phát triển ngồi khơng khí, búi tre bị
nâng cao và các cây sinh sau lại chui vào giữa bụi tre khiến bụi tre thoái hố,
hàng năm khơng ra măng hoặc măng nhỏ.


Mùa măng từ tháng 5 đến tháng 11; tập trung vào 3 đợt:


Đợt 1 vào tháng 6 – 7: Măng có chất luợng tốt nhất, nhân dân thường nuôi
tất cả măng đợt này.


Đợt 2 vào tháng 8 – 9: Măng ít và nhỏ, cây tre mọc lên cũng thấp bé.
Đợt 3 vào tháng 10 – 11: Phần lớn măng đợt này được sinh ra từ cây tre
đã ổn định cả về đường kính và chiều cao, cây ra cành lá đầy đủ. Măng đợt này
thường nhỏ, mọc nông và hay bị sâu bệnh.


Cây có khả năng sinh măng từ 1 - 3 tuổi, Cá biệt có cây 4 tuổi cịn sinh
măng. Khả năng sinh măng mạnh nhất vào năm thứ 2.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

khoảng 100 năm. Sau khi ra hoa cả khóm bị chết. Chưa thấy hạt của lồi này.
<i>(4) Kỹ thuật nhân giống và trồng </i>


<i>a. Nhân giống </i>


Tre gai có thể trồng bằng hom gốc, hom thân, hom cành và nuôi cấy mô.
Ở Việt Nam, chủ yếu vẫn là trồng bằng gốc kèm theo đoạn thân khí sinh dài
khoảng 40 - 60 cm (với 3 - 5 lóng). Tre gai là loài dễ nhân giống bằng hom
cành. Khi giâm vào các tháng 3, 4, 5, 6, 7 đều cho tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống cao,
song tốt nhất giâm vào tháng 3, tháng 4 thì hom nhanh ra chồi, rễ và sức sống
mạnh hơn so với giâm vào các tháng khác (Ngô Quang Đê, 1994).


Ở nhiều nước Đông Nam Á, Tre gai cũng được trồng bằng hom thân: Cắt
đoạn thân dài khoảng 50cm, từ phần giữa của thân bánh tẻ (1 - 2 tuổi) có đường
kính tương đối lớn. Đặt hom nằm ngang dưới mặt đất độ sâu khoảng 10cm; nếu
xử lý bằng chất kích thích NAA (naphtalen acetic acid) nồng độ 200 - 600 ppm
rễ sẽ mau xuất hiện và cho rễ dài hơn so với trường hợp không xử lý. Ở
Philiipine đã dùng hom cành (với cành có 3 đốt, đường kính dưới 1,5 cm, lấy từ
thân tre 1 - 2 tuổi). Hom cành được xử lý bằng dung dịch IAA nồng độ 100
ppm, ươm trên luống cát, sau khi rễ xuất hiện (khoảng 20 ngày) sẽ đóng vào
bầu, sau đó khoảng 2 - 3 tháng mang đi trồng.


<i>b. Trồng rừng </i>
* Vùng trồng


Tre gai có thể trồng ở rất nhiều vùng khác nhau, nhưng không nên trồng ở
độ cao trên 800 m so với mặt biển. Vùng trồng tre thích hợp nhất là ven sông
suối, quanh bản làng, trên đất phù sa hoặc ở chân và sườn đồi có đất bồi tụ.


* Thời vụ và mật độ trồng



Ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng tốt nhất vào đầu mùa xuân (tháng 2 - 3);
cũng có thể trồng vào vụ thu (tháng 8 - 10). Trồng xong phải tủ rác vào gốc để giữ ẩm.


Mật độ trồng: Mật độ trồng từ 200 – 300 cây/ha
* Kỹ thuật trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Kinh nghiệm trồng Tre gai ở vùng Lạng Sơn rất đơn giản: Vào cuối mùa
Xuân, đầu mùa Hè, đào gốc cây tre bánh tẻ, cả củ và một đoạn thân tre khí sinh
dài 1 - 1,5 m đem trồng. Giống lấy về có thể trồng ngay hoặc ngâm nước 1 - 2
đêm mới trồng. Khi đem trồng ở nơi khô hạn để giữ độ ẩm cho giống gốc cần
đục thủng màng ngăn 2 - 3 lóng thân, đổ đầy nước rồi lấy rơm trộn với bùn ao
<i>đắp lên miệng ống tre. </i>


<i>c. Chăm sóc, bảo vệ </i>
* Chăm sóc:


Để kinh doanh bền vững rừng Tre gai, hằng năm cần chăm sóc từ 1 - 2
lần. Nếu đất xấu phải bón thêm phân chuồng ủ hoai hoặc NPK. Liều lượng từ 10
- 15 kg phân chuồng ủ hoai/ bụi, NPK bón từ 0,5 - 1 kg/bụi. Bón lần 1 vào trước
mùa sinh măng, bón lần 2 khi kết thúc mùa măng. Khi bón phân cần đánh rạch
xung quanh khóm theo hình vành khuyên với độ sâu từ 15 - 20 cm, sau đó cho
phân vào rạch và lấp đất kín. Khi ấp đất xung quanh khóm khơng nên ấp quá cao
(trên 20 cm), nếu ấp cao sẽ làm cho bụi tre nhanh nổi gốc. Tỉa bớt các cành có
gai ở gốc và chặt bỏ các thân già để tạo độ thơng thống cho bụi tre.


* Bảo vệ:


Tre gai thường ít sâu bệnh. Ở Việt Nam thường xuất hiện nạn Châu chấu
ăn lá tre, sâu cuốn màng làm hại các lá non, sâu Vòi voi hại măng và một số loài


thú ăn măng.


<i>(5) Khai thác </i>


<i>a. Khai thác thân tre </i>


Sau khi trồng được 4 năm, bụi tre có thể bắt đầu cho khai thác. Áp dụng
phương thức khai thác chọn, chỉ chặt những cây thành thục đáp ứng được mục
tiêu công nghệ chừa lại các thân non dưới 3 tuổi để sinh măng. Khi khai thác
chặt cây sát gốc. Sau khai thác đắp thêm bùn để bổ sung dinh dưỡng và độ ẩm
cho khóm tre.


Chặt tre vào mùa khô để hàm lượng nước trong thân cây thấp, đỡ mối
mọt. Nếu dùng làm hàng thủ công cần khai thác cắt các cây tre 1 tuổi. Nếu dùng
trong xây dựng, nên chặt các thân tre 5 - 6 tuổi. Để bảo đảm thu hoạch lâu dài,
số thân chặt không vượt 60% số cây trưởng thành còn lại trong búi. Để thuận
tiện cho thu hoạch có thể phạt hết các cành gai mọc thấp trước khi chặt các cây
trong bụi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

lấy được 8 thân tre trong một năm, khoảng 1.200 thân/ha. Nếu không được chăm
sóc, mỗi bụi chỉ có thể lấy được 5 thân (khoảng 500 - 700 thân/ha). Kích thước
trung bình của cây tre được chặt cao khoảng 7 - 5 m; lóng có đường kính 7 - 12
cm và dài 35 cm. Hàm lượng chất khô của thân, cành và lá lần lượt là: 83,5; 12,8
và 3,7%. Năng suất thu khoảng 143 tấn/ha (theo trọng lượng khô trong đó: 120
tấn thân, 18 tấn cành và 5 tấn lá). Mỗi hecta thu khoảng 9 tấn bột giấy trong một
năm.


Độ bền tự nhiên của các thân không được xử lý thường kém, chỉ sử dụng
được ngoài trời khoảng 1 - 3 năm hoặc 2 - 5 năm ở trong phòng và 6 tháng trong
nước biển. Muốn kéo dài thời gian sử dụng cần phải xử lý các thân tre sau khi


chặt. Theo kinh nghiệm cổ truyền ở các nước ở vùng Đông Nam Á, các thân tre
cắt xuống được ngâm khoảng 2 tháng trong dòng nước chảy hoặc nước lợ trước
khi phơi khơ, hun khói hoặc hơ nóng.


Các thân tre dùng đan lát, có thể phơi khơ trong bóng râm, khoảng 3 - 5
ngày, chặt bỏ các đốt, rồi chẻ các lóng thành thanh tre. Những lóng ở đoạn giữa
thân được ưa chuộng hơn cả. Loại bỏ phần vỏ và ruột của các thanh tre. Phần
còn lại được chẻ thành 4 - 10 lớp, các lớp ngồi cùng, gần vỏ có chất lượng tốt
nhất.


<i> b. Khai thác măng tre </i>


Măng được thu vào mùa mưa, từ 7 - 15 ngày sau khi nhú khỏi mặt đất là có
thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu 6 - 7 măng trong một bụi. Thường cuối tháng
5 đầu tháng 6 cây bắt đầu ra măng đầu mùa, mùa măng kéo dài đến tháng 10 - 11.
<i>1.2.4. Cây Diễn trứng </i>


Tên khác: Mạy puốc ban, Lau ma, Lau viên, Mạy ngụm, Mạy cấy, Mười lay.
<i>Tên khoa học: Dendrocalamus parvigemmiferus sp.nov. </i>


<i>Tên khoa học khác: Sinocalamus latiflorus (Munro) McClure; </i>
<i> Dendrocalamus latiflorus Munro (1940); </i>
<i> Bambusa latiflora (Munro) Kurz (1873). </i>
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>nghiệp ván dăm, ván ép, giấy sợi (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật). </i>


Lá có kích thước lớn, trong những năm gần đây ở khu vực Cầu Hai Phú
Thọ trồng Diễn trứng với mục tiêu chính là lấy lá. Lá Diễn trứng là một mặt
hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan tạo việc làm có thu nhập


đáng kể cho người dân.


Măng được sử dụng làm thực phẩm nhưng ít được ưa chuộng vì hơi he.
<i>(2). Đặc điểm hình thái </i>


Hình 1.10. Khóm cây Diễn trứng Hình 1.11. Lá Diễn trứng
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


Diễn trứng là loại tre có kích thước lớn, không gai, lá lớn, mọc cụm, thân
ngầm dạng củ, thưa cây, thân khí sinh có ngọn cong dài khoảng 1m. Thân cây
thẳng, tròn đều từ gốc lên ngọn, độ thon lớn. Cây cao tới 15 m, đường kính 8 - 9
cm, lóng dài từ 20 - 38 cm, vách thân dầy trung bình 1,2 cm, thân tươi nặng
khoảng 22 kg


Cây non thân có nhiều phấn sáp mầu trắng, cây 1 - 2 tuổi có mầu xanh
nhẵn bóng, cây 3 - 4 tuổi có mầu xanh vàng và già hơn nữa thì có nhiều đốm hoa
và địa y. Đốt thân không nổi rõ, hai ba đốt sát mặt đất có 1 - 2 vòng rễ. Phân
cành cao thường từ 1/2 thân về phía ngọn, có một cành chính và cành nhỏ ở hai
bên có 2 hay nhiều hơn.


Phiến lá thn dài, đầu vút nhọn hình kim, đi hình nêm có khi hơi lệch.
Phiến là trung bình dài 38 cm, rộng 4,5 cm cũng có thể có những lá kích thước
lớn hơn dài trên 50 cm rộng trên 10 cm. Phiến lá ráp, lá non mầu xanh lá mạ mặt
dưới có lơng mịn, lá già mầu xanh thẫm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

cm rộng 3 cm, ngang hoặc lật ngược. Tai mo ngắn nhỏ. Thìa lìa cao 2 mm xẻ
răng cưa (Nguyễn Tử Ưởng).


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>



Vùng phân bố của Diễn trứng có khí hậu nhiệt đới mưa mùa, mùa mưa
nóng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân năm là 22,90C, tháng 7 có nhiệt độ bình qn cao nhất lên
tới 28,90C, tháng 2 có nhiệt độ bình quân thấp nhất, xuống tới 16,150C. Lượng
mưa trung bình hàng năm là 1592mm, tháng 5 có lượng mưa cao nhất là 356,5
mm, số ngày mưa trên 160 ngày. Độ ẩm bình quân năm là 85% (mùa mưa
88,6%, mùa khô 83,6%).


Địa hình là đồi thấp, chỉ có những khe suối nhỏ, thung lũng hẹp, độ dốc
không vượt quá 250; độ cao so với mặt biển là 70 - 80 m.


Đất phát triển trên đá mẹ Gnai, phiến thạch Mica có mầu vàng, đỏ vàng
hay nâu đỏ. Độ dầy tầng đất thường trên 1m và có độ ẩm cao. Thành phần cơ
giới nặng, tỷ lệ mùn thấp, mức độ phân giải chất hữu cơ mạnh.


Diễn trứng được trồng nhiều ở vùng trung tâm Bắc Bộ và một số nơi phụ
cận, có nhiều ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái. Diễn trứng thường
được trồng với qui mô nhỏ, thường trồng phân tán.


Diễn trứng ra hoa từng cây trong khóm hoặc từng khóm trong lâm phần,
sau khi ra hoa thì cây đó chết nhưng những cây khác vẫn sinh trưởng bình
thường, tới nay cũng chưa thu được hạt hoặc cây con lên từ hạt. Chu kỳ ra hoa
của Diễn trứng cũng chưa được theo dõi để xác định.


Khả năng sinh măng của Diễn trứng sau khi trồng:


Năm thứ nhất ra nhiều thế hệ măng, càng về sau kích thước măng càng
lớn vì thời gian đầu chất dinh dưỡng chỉ dựa vào gốc giống nên đường kính
măng nhỏ, chiều cao thấp. Những thế hệ măng năm sau khi cây mẹ đã có khả
năng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên măng to hơn. Từ năm thứ 4 trở đi khi


rừng Diễn trứng đã ổn định, mùa ra măng từ tháng 5 đến tháng 9. Măng đầu mùa
thường to khoẻ, ít chết; tỷ lệ măng chết sau khi lên khỏi mặt đất vào khoảng 20 -
50% (một phần măng không phát triển được do bị sâu Vòi voi). Măng cuối vụ
có thể tận dụng khai thác mà cũng khơng ảnh hưởng đến rừng Diễn trứng.


Thời gian từ lúc măng nhú khỏi mặt đất đến khi định hình (ra đuôi én) vào
khoảng 100 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

công bố nghiên cứu về khả năng sinh măng loài cây Diễn trứng tại Cầu Hai của
tác giả Nguyễn Thị Phi Anh (1967): Loài Diễn trứng trồng với mật độ 300
cây/ha, năm thứ nhất số măng trung bình của 1 khóm là 2,4 măng, năm thứ 5 lên
đến 10,53 măng/bụi.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>


Giống trồng có thể là: gốc, chét, hom thân, hom cành. Gần đây giống hom
cành đã ứng dụng kỹ thuật bó bầu trên cây mẹ đạt hiệu quả cao về số lượng và
chất lượng. Kỹ thuật nhân giống và trồng tương đối giống cây Luồng, tuy nhiên
nếu sử dụng hom cành Diễn để giâm thì tỷ lệ ra rễ khoảng 40 - 50% (thấp hơn so
với Luồng).


Diễn trứng có thể trồng thuần lồi hay hỗn giao với một số loài cây gỗ:
Trồng thuần loài: Trồng thành rừng tập trung hoặc trồng trong vườn, xung
quanh nhà, chân đồi, ven suối hoặc từng đồi thấp với diện tích nhỏ 1 - 2 ha. Khi
trồng thuần loài cần chú ý tới các biện pháp cải tạo đất để kinh doanh bền vững.
Kết quả nghiên cứu tính chất đất dưới rừng diễn sau khi trồng có biểu hiện thối
hóa đất như: Nghiên cứu của Trần Nguyên Giảng (1965), Hoàng Xuân Tý
(1971), Nguyễn Ngọc Bình (1973) đều cho thấy đất sau khi trồng Diễn trứng
một số tính chất bị thay đổi kém đi. Cụ thể tầng đất mặt chặt dần, độ xốp kém đi,
khả năng thấm và giữ nước giảm dần, tỷ lệ cấp hạt sét vật lí giảm nhiều ở tầng


mặt, hàm lượng đạm tổng số giảm với tốc độ khá nhanh.


Trồng hỗn giao với cây gỗ: Trong rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khi hạ bớt
tầng tán chỉ để lại cây nhỡ cây bụi, mở rạch trong rừng trồng theo băng rạch
hoặc trồng theo đám.


Rừng sau khi trồng cần được chăm sóc hàng năm. Mỗi năm chăm sóc từ 1
- 2 lần, lần 1 vào trước mùa sinh măng, lần 2 sau khi kết thúc mùa măng. Nội
dung chăm sóc: phát sạch dây leo cây bụi, thảm tươi, cỏ dại. Cuốc xới đất theo
hình vành khun, bón phân và vun ấp đất vào xung quanh khóm với bề dầy từ
15 - 20 cm, sau đó phủ rác để giữ ẩm. Sử dụng phân chuồng ủ hoai với liều lượng
10kg/bụi, phân urê 0,5kg/bụi hoặc NPK hay vi sinh 1kg/bụi. Nếu trồng Diễn trứng
với mục tiêu kinh doanh lá có thể sử dụng phân bón lá để nâng cao năng suất.


<i>(5) Khai thác </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Khai thác lá thường vào mùa xuân hè, khi khai thác dùng sào để cắt
những cành lá đủ tiêu chuẩn tránh chặt cây để khai thác lá.


<i>1.2.5. Cây Trúc sào </i>


Tên địa phương: Trúc to, Mạy khoang cái, Mạy khoang hoài, Sào pên
<i>Tên khoa học: Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de Lehaie </i>


<i>Tên khoa học khác: Phyllostachys edulis (Carr.) Riviere; </i>
<i> Bambusa edulis Carriere; </i>


<i> Bambusa mosoo Japon ex Sieb; </i>


<i><sub>Phyllostachys heterocycla var pubescens (Mazel) Ohwi; </sub></i>


<i>Phyllostachys heterocycla f.pubescens (Mazel) Muroi. </i>
<i>(1). Giá trị sử dụng </i>


Thân khí sinh Trúc sào thẳng, tròn, dẻo, dễ uốn, khi được gia công chế
biến thân có mầu vàng đẹp, vì vậy Trúc sào được sử dụng nhiều làm bàn ghế,
gậy trượt tuyết, sào nhẩy. Phần thịt trắng mịn (bó mạch không thô cứng) nên
dùng làm nan đan mành, chiếu hoặc làm thành mảnh để kết thảm. Những năm
gần đây Trúc sào được sử dụng làm nguyên liệu giấy, ván ép thanh, ép lớp.


Tất cả các sản phẩm được chế biến từ Trúc sào không những tiêu thụ
trong nước mà được các nước rất ưa chuộng, là nguồn hàng xuất khẩu quan
trọng trong mặt hàng mây tre nói chung.


Măng Trúc sào ăn ngon và ngọt nhưng năng suất thấp (măng nhỏ).
<i>(2). Đặc điểm hình thái </i>


Trúc sào là loại tre không gai, lá nhỏ, mọc phân tán từng cây đơn độc,
thân ngầm dạng roi, thân khí sinh đứng thẳng.


Kích thước cây trung bình, thân tre cao 10 m, đường kính 5 cm, lóng dài
25 cm, vách thân dầy 0,6 cm, thân cây tươi nặng 6 kg (Theo tài liệu của Trung
Quốc thì Trúc sào ở Trung Quốc có đường kính tới 18 cm).


Thân thẳng, phần thân khơng có cành trịn đều, vịng thân khơng nổi rõ,
vịng mo là một đường gờ; Phần thân có cành thì khơng trịn đều; có hai vết lõm
chạy dọc dóng, một vết lõm to, một vết lõm nhỏ ứng với cành to và cành nhỏ.
Thân non có nhiều lơng sớm rụng. Mỗi đốt có hai cành (một số đốt phía dưới có một
cành) một cành to và một cành nhỏ hơn (các cành thứ cấp cũng một to, một nhỏ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Hình 1.12. Trúc sào ở Nguyên Bình -


Cao Bằng


Hình 1.13. Trúc sào trồng
ở Bắc Kạn


<i>(Nguồn ảnh từ Internet) </i>


Bẹ mo hình chng cao, đỉnh hẹp, cao 20 cm đáy rộng 9 cm. Bẹ mo
mỏng, mềm, dẻo (khác với nhiều loại mo tre thường cứng dịn) có gân dọc nổi
rõ, mặt ngồi có lơng cứng mầu nâu sớm rụng có nhiều đốm chấm nâu đen.


Lá mo nhỏ (rộng 1 cm, dài 5 cm) hình ngọn giáo, lật ngửa (cụp về phía
lưng mo). Tai mo và thìa lìa biến thành lơng dài 1 cm. Hoa tự đầu cành, có lá bắc
dạng mo có lơng; Hoa chét có nhiều hoa, mỗi nách hoa chét có hai hoa nhỏ (Trần
Đức Hậu (1973); Nguyễn Tử Ưởng; Trần Ngọc Hải, Nguyễn Hoàng Nghĩa).
<i>(3). Phân bố và sinh thái </i>


Trúc sào được trồng nhiều ở khu vực có khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao,
một năm chia làm hai mùa: Mùa mưa nóng; mùa khơ lạnh, thường hay có sương
muối và đơi khi có tuyết. Nhiệt độ bình qn hàng năm là 200C, cao nhất là 300C
vào tháng 8, thấp nhất là 50C vào tháng giêng. Lượng mưa hàng năm 1343,6
mm; mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 với lượng mưa 1045,2 mm chiếm
86% lượng mưa cả năm; mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với
lượng mưa 263,4mm chiếm 14% lượng mưa cả năm.


Địa hình là đồi núi, độ dốc 10 - 300 , độ cao từ 400 - 1400m so với mặt
biển. Đá mẹ là Sa phiến thạch, đá Vôi, Gnai, phiến thạch Mica. Thành phần cơ
giới nhẹ đến trung bình. Lớp đất mặt tơi xốp, hàm lượng cát vật lý cao hơn lớp
đất sâu. Đất có cấu tượng viên và hạt, có khi phân tầng không rõ rệt; độ dầy tầng
đất từ 80 - 100 cm có nơi dầy trên 120 cm; tầng A mầu xám đến xám đen, tầng


B mầu xám nâu, tỷ lệ đá lẫn ít khoảng từ 4 - 10% (Đinh Văn Tự, 1999).


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Quảng Ninh nơi có độ cao trên 800 m. Theo tập quán của nhân dân địa phương
Trúc sào thường được trồng thuần loài từng đám 1 - 2 ha ở sườn đồi, trong quá
trình phát triển chúng xâm lấn vào rừng gỗ nghèo kiệt ở xung quanh tạo nên
<i>rừng hỗn giao với cây gỗ, tầng trên có Xoan rừng (Spondias dulcis), Thơng nàng </i>
<i>(Dacrycarpus imbricatus). Cây gỗ cùng tầng có Muồng trâu (Cassia alata), </i>
<i>Chẹo (Engeldhartia chrysolepis). Cây gỗ nhỏ tầng dưới có Ba bét (Mallotus </i>
<i>cochinchinensis). </i>


Trúc sào có hiện tượng ra hoa rồi chết từng cây hoặc từng đám nhưng
cũng chưa tìm được hạt. Sau khi ra hoa, cây chết, nếu rừng được chăm sóc thì
thân ngầm lại tái sinh cho thế hệ rừng mới.


Quan sát Trúc sào trồng ở những độ cao so với mặt biển khác nhau sinh
trưởng có khác nhau: Thường đai cao trên 800 m (Nguyên Bình - Cao Bằng,
Hồng Su Phì - Hà Giang) cây to cao, đai dưới 800 m (thị xã Bắc Kạn) Trúc sào
thường thấp và nhỏ.


Thân ngầm bò lan trong đất ở độ sâu 10- 30 cm, ở đất dốc thân ngầm bò
lan theo hướng xuống dốc tới 60%. Thân ngầm tuổi 1 - 2 sinh thân khí sinh và
thân ngầm mới, có trường hợp thân ngầm vọt ra khỏi tầng đất phát triển thành
cây tre nhưng thân thường nhỏ thấp.


Mầm măng trên thân ngầm hình thành vào khoảng tháng 8 - 11. Mỗi năm
có 2 vụ măng: Vụ măng xuân là chính, măng mọc từ cuối tháng 2 đến đầu tháng
5, vụ măng thu là phụ (từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10). Măng đầu vụ và cuối
vụ thường chết nhiều.


Số cây trên 1 ha thường là 15.000 cây, có khi lên tới 26.000 cây. Tỷ lệ cây


ở các cấp tuổi tuỳ thuộc trạng thái rừng. Trúc sào rụng lá nhiều hàng năm nên
tán lá có nhiều cành thứ cấp.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Nhân giống </i>


Cho đến nay giống trồng có hiệu quả nhất vẫn là sử dụng một đoạn thân
khí sinh kèm theo đoạn thân ngầm dạng roi dài 40 - 80cm, tốt nhất là thân khí
sinh ở tuổi 2. Ngoài ra cũng có thể dùng đoạn thân ngầm 1-2 tuổi, nhưng với
phương pháp nhân giống này cần giâm và nuôi hom tại vườn ươm, nếu trồng
trực tiếp tỷ lệ sống và khả năng phát triển kém.


<i>b. Trồng rừng và chăm sóc </i>
<i>* Chọn đất trồng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

cịn tính chất đất rừng ở độ cao 300 m trở lên. Độ dốc nhỏ hơn 300, hướng dốc
<i>tốt nhất là Nam hoặc Đông Nam. </i>


<i>* Thời vụ và mật độ trồng </i>


Ở các tỉnh phía Bắc nên trồng vụ thu hay đơng xn. Mật độ trồng từ 833
<i>cây/ha - 1110 cây/ha. </i>


<i>* Chăm sóc </i>


<i> </i> Rừng sau khi trồng phải được chăm sóc hàng năm. Mỗi năm chăm sóc từ
1 đến 2 lần. Lần 1 vào trước mùa sinh măng, lần 2 sau khi kết thúc mùa măng.
Nội dung chăm sóc chủ yếu là xới đất, bón phân, phát quang dây leo bụi rậm,
chặt vệ sinh, đào bỏ thân ngầm già.



Phân bón tốt nhất cho rừng Trúc sào là phân chuồng, phân xanh. Hàng
năm có thể bón 10 - 20 tấn phân chuồng hoặc phân xanh cho 1 ha rừng trồng.
Khi bón cần đánh rạch rồi rải phân vào trong rạch, lấp đất phủ kín phân. Ngồi
ra có thể sử dụng phân tổng hợp NPK. Chú ý các phòng trừ sâu Vòi voi hại
măng, Châu chấu ăn lá.


Những năm đầu có thể trồng xen cây nơng nghiệp (ngô, đỗ . . .)
<i>(5) Khai thác </i>


Phương thức chung vẫn là khai thác chọn từng cây thành thục, tuổi cây
khai thác tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, khi khai thác chú ý tính tốn để lại
cây sinh măng và cây cho khai thác chu kỳ sau. Rừng kinh doanh với mục đích
lấy ngun liệu có thể khai thác tận dụng măng vào đợt măng cuối mùa.


<i>1.2.6. Cây Vầu đắng </i>


Tên địa phương: Vầu lá nhỏ.


<i>Tên khoa học: Indosasa angustata McClure. </i>
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Thân Vầu đắng có tỷ lệ Xenlulo 43%, Lignin 25%, Pentosan 16%, sợi
thường có chiều dài 2,726 mm chiều rộng 22,7mm, vách tế bào dầy 10,34mm.
So với một số lồi tre khác thì Vầu đắng có tỷ lệ Xenlulo hơi thấp, ngược lại tỷ
lệ Lignin và Pentosan lại cao (Nguyễn Tử Ưởng). Thân dùng làm nguyên liệu
trong xây dựng, nguyên liệu sản xuất giấy, sản xuất đũa, chiếu...


Măng Vầu đắng được sử dụng làm thực phẩm được nhiều người ưa
chuộng, măng thường được ăn tươi nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khơ,
măng đầu mùa thường ngọt, măng cuối vụ có vị đắng.



<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

lóng dài 35 cm, vách thân dầy 1 cm, thân tre tươi nặng 30 kg. Là lồi điển hình
cho nhóm tre mọc tản có kích thước thân khá lớn ở Việt Nam. Phần thân tre
không có cành thì trịn đều, vịng đốt khơng nổi rõ. Phần thân tre có cành thường
có vết lõm dọc lóng, vịng đốt phình to nổi gờ cao. Thân non mầu xanh và có
lơng, thịt trắng. Thân già mầu xanh xám, có địa y loang lổ, thịt hơi hồng.


Cành thường có từ 1/2 thân về phía ngọn. Mỗi đốt có 3 cành, cành to ở
giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên.


Lá mầu xanh sẫm hình ngọn giáo, đầu nhọn, đi tù.


Thân mo hình chuông, đỉnh nhô cao, đáy hơi xoè rộng, mặt trong nhẵn,
mặt ngồi có nhiều lơng nhung mầu tím sớm rụng. Lá mo hình ngọn giáo. Tai
mo thối hố thành một hàng lơng. Thìa lìa là một đường gờ, xẻ răng cưa nhỏ,
mo sớm rụng, khi cây măng toả đuôi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết.


Thân ngầm có dạng roi và bị lan ở độ sâu 20 - 30 cm. Thân ngầm thường
hình trụ hoặc hơi dẹt, chiều dài lóng thay đổi theo độ sâu tầng đất và tính chất
của đất. Thân ngầm phân đốt, lóng đặc, ở tâm có một đường thơng nhỏ, trên mỗi
đốt có một vịng rễ. Đường kính trung bình của thân ngầm là 2 cm. Độ dài của lóng
khoảng 6 cm.


Vầu đắng ra hoa đầu cành, bông chét dài tới 10 cm mang nhiều hoa. Sau
khi cây ra hoa thì bị chết. Vầu đắng cũng có thể ra hoa lẻ tẻ nhưng thường ra hoa
rồi chết hàng loạt. Vào thập kỷ 70 nhiều khu rừng tự nhiên Vầu đắng ra hoa rồi
chết. Chu kỳ ra hoa chưa được theo dõi nhưng theo người dân thì cũng khá dài,
khoảng trên 50 năm. Rễ thân khí sinh kém phát triển, rễ trong đất thường tập


trung ở tầng đất có độ sâu 0 - 20 cm và sau đó giảm dần theo các tầng đất
(Nguyễn Tử Ưởng; Ngô Quang Đê, 1994); Trần Ngọc Hải, 2012).


<i>(3). Phân bố và sinh thái </i>


Vầu đắng mọc tự nhiên và phân bố nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, cũng có phân bố ở Cao
Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hồ Bình, Thanh Hố.


Vầu đắng có khả năng thích nghi khá rộng, thường mọc ở khu vực có khí hậu
mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm cao. Nhiệt độ bình quân năm từ 21 - 220C, lượng mưa
trên 1600 mm (Bắc Quang - Hà Giang tới 4730 mm), độ ẩm khơng khí 85 - 95%.
Địa hình là đồi núi có thể bị chia cắt hình thành thung lũng, độ dốc
khoảng 300. Độ cao so với mặt biển thường là 700 - 1200 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

mầu nâu vàng, pHKCL từ 3,2 - 4,6, C/N từ 8,3 - 9,9, mùn tổng số (%) từ 0,7 - 4,4,
<i>đạm tổng số (%) từ 0,08 - 0,32 (Nguyễn Tử Ưởng) </i>


Yêu cầu về ánh sáng: Vầu là loài thực vật trung tính, có khả năng chịu
bóng, độ tàn che khi rừng Vầu ổn định là từ 0,5 - 0,6 (Trần Ngọc Hải, 2012).


Theo Nguyễn Tử Ưởng, trong tự nhiên có thể bắt gặp Vầu đắng mọc hỗn
giao với cây gỗ hay thuần loại, tùy từng loại rừng mới phục hồi hay đã qua khai
thác hoặc rừng tự nhiên ổn định mà mật độ cây trên 1ha biến động từ 1300 đến
6000 cây. Tỷ lệ cây già ở rừng ổn định thường gấp hơn 2 lần ở rừng mới phục
hồi và ngược lại tỷ lệ cây non ở rừng già chỉ bằng 1/4 ở rừng phục hồi. Vầu
đắng có khả năng chịu bóng, ưa ẩm. Vầu đắng sinh trưởng tốt ở rừng có cây gỗ
ở tầng trên, sườn âm, chân đồi hoặc theo các khe núi; Ở những nơi rừng thưa,
nhiều ánh sáng Vầu đắng sinh trưởng có vẻ kém hơn.



Việt Nam có hàng ngàn ha rừng Vầu đắng tự nhiên thuần loại hoặc hỗn
giao với nhiều loại cây gỗ, gặp nhiều nhất là cây trong họ Đậu (Leguminosae),
họ Re (Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae). Dưới tán rừng Vầu đắng ổn
định thường gặp các loài cây ưa ẩm và ưa bóng như Thiên niên kiện
<i>(Homalomena occulta Lour. Schott), Sa nhân (Amomum villosum Lour.) đặc biệt </i>
<i>cây Lá dong (Phrynium placentarium Lour. Merr.) như là cây chỉ thị cho đất </i>
rừng Vầu đắng, nơi nào Lá dong mọc tốt thì ở đấy rừng Vầu đắng cũng tốt.
<i> Hàng năm thân ngầm sinh trưởng từ tháng 6 đến tháng 11, mầm măng </i>
phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, măng lên khỏi mặt đất
đến lúc định hình từ tháng 2 đến tháng 5. Như vậy mùa măng Vầu đắng là mùa
khô, đầu mùa mưa (khác với các loài tre mọc cụm mùa măng thường vào mùa
mưa). Măng tuy đã lên khỏi mặt đất nhưng chỉ sống 50% để phát triển thành
cây, số măng chết thường ở độ cao dưới 1m.


Rừng bị tác động, có khả năng phục hồi nhanh về số lượng (cây/ha)
nhưng đường kính thì phục hồi rất chậm chạp.


<i>(4). Kỹ thuật gây trồng </i>


<i>a. Kỹ thuật nhân giống và trồng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Trồng bằng cây mẹ có mang thân ngầm: Chọn cây mẹ cao to, thân thẳng,
không bị sâu bệnh, không ra hoa, khoảng 1 - 2 tuổi làm cây giống. Sau khi chọn
được cây mẹ thì đào cả cây lẫn thân ngầm, lấy hướng đi tới của thân từ 30 - 40
cm, hướng ngược lại 30 cm. Chặt bỏ bớt ngọn cây, chỉ cần giữ lại 4 - 5 đốt có
cành phát triển đầy đủ. Khi trồng cần bón phân lót, mỗi gốc bón lót 10 kg phân
chuồng hoai, phải lấp đất kín gốc và kín thân ngầm, nén chặt và tưới nước.


Trồng bằng thân ngầm không qua giai đoạn vườn ươm: Chọn thân ngầm
khỏe, không sâu bệnh, màu sáng và mầm mắt đầy đặn. Khi đào lấy thân ngầm


cần chú ý tránh làm dập mầm mắt. Thân ngầm đào lên được cắt ra từng đoạn dài
1 - 1,2 m có khoảng 5 - 6 mắt rồi đem trồng. Hố đào dài theo thân ngầm, sâu
khoảng 30 cm, khi trồng phủ vào hố một lớp đất mịn hoặc một lớp phân chuồng
hoai mỏng, đặt thân ngầm rồi lấp đất, nén chặt, nếu thời tiết khơ hạn thì cần tưới
nước.


Trồng bằng thân ngầm đã qua giai đoạn vườn ươm: Để trồng rừng Vầu
đắng có tỷ lệ sống cao hơn, chất lượng tốt hơn nên chăm sóc hom thân ngầm
trong vườn ươm trước khi đem trồng rừng. Chọn thân ngầm để ươm phải là thân
ngầm khoẻ, không sâu bệnh, tốt nhất là thân ngầm tuổi 2 có màu sáng bóng. Lấy
hom trước mùa măng. Lập vườn ươm để giâm hom phải đúng tiêu chuẩn về độ
dốc, loại đất, độ pH, mực nước ngầm... Trước khi giâm hom cần làm giàn che,
độ che bóng ban đầu từ 0,5 - 0,8, sau đó giảm dần xuống 0,3 cho đến lúc đem
cây đi trồng. Sau khi giâm hom cần giữ ẩm thường xuyên, cần mỗi ngày tưới
nước một lần vào buổi chiều. Giâm 30 - 45 ngày hom bắt đầu ra chồi, khi hom
có một thế hệ mới toả lá có thể đem trồng rừng (thời gian nuôi dưỡng từ 3 - 5
tháng kể từ ngày giâm). Trồng rừng bằng cây con đã qua giai đoạn vườn ươm sẽ
đạt tỷ lệ sống cao vì cây con đã được chăm sóc ni dưỡng trong vườn ươm.
<i>b. Phương thức và mật độ trồng </i>


Tuỳ theo mục đích và điều kiện từng nơi mà có thể trồng rừng Vầu đắng
thuần loài hoặc hỗn loài (Những nơi tương đối bằng phẳng ≤ 150 thì có thể trồng
thuần lồi, cịn những nơi có độ dốc > 150 thì nên trồng hỗn loài với cây lá
rộng). Các rừng chuyên canh cần thiết trồng thuần lồi, có cùng biện pháp xử lí
như rừng chuyên lấy măng, chuyên lấy nguyên liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i>c. Chăm sóc quản lý rừng Vầu đắng </i>
* Chăm sóc


Rừng Vầu sau khi trồng phải được chăm sóc hàng năm. Mỗi năm chăm


sóc từ 1 đến 2 lần. Lần 1 vào trước mùa sinh măng, lần 2 sau khi kết thúc mùa
măng. Nội dung chăm sóc chủ yếu là xới đất, bón phân, phát quang dây leo bụi
dậm, chặt vệ sinh, đào bỏ thân ngầm già.


Nên chặt bỏ cây quá già, cong queo sâu bệnh, tạo điều kiện về không gian
dinh dưỡng, ánh sáng cho những cây còn lại. Đào bỏ thân ngầm già cần tiến
hành sau mùa măng cho đến cuối tháng 9, để nhận biết thân ngầm già ở chỗ nào
ta có thể tìm những gốc thân khí sinh đã chặt trước đây thì thân ngầm dưới những
gốc đó là thân ngầm già.


Phân bón tốt nhất cho rừng Vầu đắng là phân chuồng, phân xanh. Hàng
năm có thể bón 10 - 20 tấn phân chuồng hoặc phân xanh cho 1 ha rừng trồng.
Phải kết hợp bón phân với xới xáo đất, rồi vùi phân vào trong đất, hoặc có thể
làm rãnh đều trong đất rừng rồi bón phân và lấp đất. Ngoài ra có thể sử dụng
phân tổng hợp NPK với lượng phân bón từ 80 - 100 kg/ha.


* Phòng trừ sâu bệnh hại


Hàng năm việc giảm năng suất các sản phẩm về măng và thân khí sinh
phần lớn do sâu bệnh hại. Các loại sâu hại thường thấy là Xén tóc, Sâu đục
măng, Bọ nẹt, Châu chấu, Vòi voi hại măng. Bệnh hại thường thấy như bệnh Bồ
hóng, bệnh Chổi xể. Do đó cần có biện pháp phịng trừ một số lồi sâu bệnh hại:
Phòng trừ Châu chấu: Châu chấu là loại ăn lá Vầu. Khi phát sinh chúng
thường ăn trụi lá cây, và đẻ trứng mỗi năm một lứa. Trứng qua đông xuân đến
khoảng tháng 5 - 6 trứng nở, sau khi nở là giai đoạn tập trung phá hoại. Phương
pháp phòng trừ chủ yếu với Châu chấu là vào khoảng tháng 10 năm trước đến
tháng 4 năm sau phải tập trung phát hiện để diệt ổ trứng, tháng 5 - 6 có thể phun
thuốc Dipterex 0,5 - 5%. Dùng nước giải dẫn dụ Châu chấu, cứ 50 kg nước giải
pha với 50g Dipterex phun lên cỏ hoặc trực tiếp lên cây.



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt


<i>1. Bộ NN&PTNT (1993). Qui phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp </i>
<i>dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14 - 92). Nhà xuất bản Nông </i>
nghiệp, Hà Nội.


<i>2. Bộ NN&PTNT. Qui phạm kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác măng </i>
<i>tre Điềm trúc, Tiêu chuẩn ngành 04TCN 69 - 2004. </i>


<i>3. Ngô Quang Đê (1994). Gây trồng tre – trúc. Nhà xuất bản Nông </i>
nghiệp, Hà Nội.


<i>4. Ngô Quang Đê, Lê Xuân Trường (2003). Tre trúc gây trồng và sử </i>
<i>dụng, Nhà xuất bản Nghệ An. </i>


<i>5. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007). Các loại rừng tre - trúc </i>
<i>chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


<i>6. Trần Ngọc Hải (2012). Nghiên cứu đặc tính sinh thái loài vầu đắng </i>
<i>(Indosasa angustata Mc.Clure) làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật gây trồng </i>
<i>và kinh doanh rừng vầu đắng, Luận án tiến sĩ. </i>


<i>7. Trần Đức Hậu (1973). Một số đặc tính sinh vật học của cây Trúc sào ở </i>
<i>Việt Bắc, Báo cáo khoa học. </i>


<i>8. Nguyễn Thế Nhã (2008). Sâu hại tre trúc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, </i>
Hà Nội.


<i>9. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Tre trúc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông </i>


nghiệp, Hà Nội.


<i>10. Nguyễn Tử Ưởng, Cây Diễn trứng. </i>


<i>11. Đinh Văn Tự (1999). Nghiên cứu nhân giống và di thực cây Trúc sào </i>
<i>từ Cao Bằng về Hồ Bình, Báo cáo khoa học. </i>


<i>12. Hoàng Xuân Tý (1973). Nghiên cứu sự diễn biến của đất rừng tre </i>
<i>Diễn trứng và Tre gai trồng thuần loại tại Cầu Hai, Báo cáo khoa học. </i>


<i>13. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (số 6, 2001). Chuyên đề về </i>
<i>tre trúc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. </i>


II. Tiếng Anh


<i>14. Zhou Fangchun (2005). Selected works of Bamboo Research and the </i>
<i>Picture of Bamboo. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Câu hỏi ôn tập và thảo luận


1. Nêu những đặc điểm có tính chất đặc thù về hình thái của tre trúc?
2. Trình bày những giá trị sử dụng chung của tre trúc?


3. Nêu đặc điểm sinh thái chung của tre trúc?


4. Nêu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tre trúc?


5. Những biện pháp kỹ thuật thường áp dụng trong nhân giống và trồng cho
nhóm lồi tre trúc mọc cụm? mọc tản?



</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Chương 2


KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO RỪNG SONG MÂY
2.1. Giới thiệu chung


<i>2.1.1. Tài nguyên song mây </i>
<i>2.1.1.1. Trên thế giới </i>


Song mây thuộc Phân họ (Calamoideae) của họ Cau dừa (Palmae). Trên
<i>thế giới có khoảng 13 chi gồm trên 600 loài (Uhl và Dransfield, 1987). Calamus </i>
là chi lớn nhất với khoảng 370 - 400 lồi, có mặt ở khắp vùng phân bố địa lý của
<i>song mây. Một vài loài song mây phân bố rất rộng như lồi Calamus scipionum </i>
<i>Lour, có ở Việt Nam và Borneo, Sumatra và Palawan; loài C. ornatus Blume và </i>
các biến chủng của nó được tìm thấy ở Thái Lan, bán đảo Malaysia, Sumatra,
Java, Borneo, quần đảo Philippin và Sulawesi (Dẫn theo tài liệu dịch của Lã
Đình Mỡi năm 1994: Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, tập 6 - Các cây song
mây do Dransfield và N. Manokaran chủ biên năm 1994)


Song mây phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, là lâm sản
quan trọng sau gỗ ở vùng Đông Nam Á, ở Việt Nam chúng đứng sau gỗ và tre
nứa. Sản phẩm quan trọng nhất của song mây là phần thân đã tước bỏ hết bẹ lá.
Thân của song mây chắc, đặc và thường dễ uốn cong.


<i>2.1.1.2. Ở Việt Nam </i>


Ở Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (1993 và 2000) đã xác định có 30 lồi song
mây thuộc 6 chi. Kết quả điều tra tài nguyên rừng của Viện Điều tra Qui hoạch
rừng năm 2003, song mây có 30 lồi thuộc 6 chi, chủ yếu mọc tập trung trong
rừng tự nhiên từ độ cao 100 - 700 m, dưới tán rừng lá rộng thường xanh, rừng
thứ sinh nơi ven sơng suối, tầng đất dầy và ẩm. Những lồi cây có đường kính thân


nhỏ hơn 1,5 - 1,8 cm thường được gọi là mây, những lồi có đường kính thân lớn
hơn 1,8 cm được gọi là song.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

được khai thác từ rừng trồng phân tán ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và trung
du Bắc Bộ. Theo ước tính những năm gần đây, mỗi năm khai thác khoảng
15.000 tấn mây, song. Giá trị mà nguồn tài nguyên này mang lại trung bình mỗi
năm khoảng 100 - 110 tỷ.


Nguyễn Quốc Dựng, năm 2013 đã ghi nhận ở Việt Nam có 6 chi với 49
lồi. Riêng khu vực Trung Bộ đã phát hiện có tới 5 chi, chiếm 83% số chi trong
toàn quốc, và 41 loài, chiếm tới 84% tổng số loài trong toàn quốc. Trong số 41
<i>lồi xác định được ở Trung Bộ có tới 22 loài đặc hữu. </i>


<i>2.1.2. Giá trị sử dụng </i>


Song mây có những đặc tính kỹ thuật q: thân bóng, đẹp, nhẹ, chịu lực
cao, mềm dẻo, đồng đều và dễ kết hợp với các vật liệu khác như kim loại, gỗ,
da, nhựa. Ở nông thôn, song mây được sử dụng từ rất lâu đời trong cuộc sống
hàng ngày. Song mây được dùng để làm dây, vật liệu xây dựng, cầu treo qua các
con suối lớn, hàng rào, đan giỏ, thúng, rổ, rá, chiếu. Lá mây già được dùng để
lợp nhà, mầm hoặc đọt non có thể ăn được. Quả song mây có thể dùng để ăn
hoặc làm thuốc; vảy quả của một số ít lồi có chứa nhựa trước đây đã được dùng
để lấy tannin, làm vecni và thuốc chữa bệnh. Heyne (1927), Burkill (1935),
Brown (1941-1943), Corner (1966) và Dransfield (1979). Các loại song mây nói
chung thay đổi nhiều về đường kính thân tùy lồi, thường từ 3 - 70 mm hoặc lớn
hơn. Ước tính chỉ khoảng 20% số loài được sử dụng trong thương phẩm.


Giá trị hàng xuất khẩu mây, tre của Việt Nam ngày càng lớn. Nếu năm
2000, chúng ta xuất khẩu được 70 triệu Đơ la Mỹ, thì năm 2003 đã xuất được
hơn 107 triệu Đô la Mỹ. Hàng song mây của Việt Nam chủ yếu xuất sang các


nước: Đài Loan, Đức, Ý, Nhật, cịn lại được xuất sang Hồng Kơng, Trung Quốc,
Singapo và Cuba. Hiện nay có khoảng 40 doanh nghiệp, hàng chục làng nghề và
hàng vạn lao động tham gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng song mây.
<i>2.1.3. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái </i>


<i>2.1.3.1. Đặc điểm sinh vật học </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

ở gốc của thân. Các chồi mầm này phát triển thành thân rễ ngắn sau đó vươn lên
<i>thành thân khí sinh. </i>


Thân song mây khi còn non được bao bọc kín bởi những bẹ lá đầy gai
nhọn, theo tuổi phát triển của thân, những lá ở phía dưới lụi dần và bẹ lá rơi rụng
đi, thân cây trở nên trơ trọi. Thân được phân thành lóng và đốt. Thân song mây
có đường kính thay đổi từ vài milimét tới trên 10 cm. Nếu khơng khai thác thân
song mây có thể dài trên 100 m, thân dài nhất đã đo được là 185m ở loài
<i>Calamus manan (Burkill, 1935). Đường kính thân của song mây không tăng lên </i>
theo tuổi cây. Ban đầu cây con tăng trưởng đường kính thân và sau đó mới tăng
trưởng theo chiều dài, đường kính của thân cây thường ổn định ngay từ thời kỳ
đầu giai đoạn sinh trưởng.


Lá: Lá của song mây chủ yếu là lá kép lơng chim. Lá chét có nhiều cách
sắp xếp, phổ biến nhất là đều (các lá chét sắp xếp với khoảng cách bằng nhau
trên trục lá), lá chét có thể sắp xếp khơng đều hoặc thành nhóm nhưng các nhóm
lại xếp thành hình quạt. Hầu hết các lá chét có mép nguyên, ở một số chi mép lá
có răng nhọn hay răng cá khơng đều. Lá chét có hình bản thẳng hẹp, hình mác
hay hình con thoi. Bẹ lá phát triển từ vùng mơ mềm phân sinh ở phía gốc của nó,
chỉ 1/3 đến 1/4 chiều dài bẹ lá được lộ ra ở phía trên phần bao của lá ra trước.
Cuống lá đa dạng về chiều dài, cuống ở lá non dài hơn nhiều so với lá già.
Cuống lá thường mang rất nhiều gai nhọn.



Cơ quan leo: Cơ quan leo thường phát triển khi phần thân khí sinh bắt đầu
phát triển. Có hai dạng cơ quan leo đó là tua leo và roi. Tua leo bám là phần kéo
dài của sống lá vượt quá đỉnh của lá, trong khi đó roi là cụm hoa bất thụ mọc ra
từ bẹ lá gần với gối. Cả hai đều giống roi và mang những nhóm gai móc ngắn.
<i>Roi chỉ thấy ở chi Calamus, nhưng khơng phải tất cả các lồi thuộc chi Calamus </i>
đều có roi. Đơi khi trên một cây có cả tua leo và roi mây, nhưng thường nếu có
tua leo thì khơng có roi, nhưng khơng phải tất cả song mây đều có tua leo hoặc roi


Rễ: Hệ rễ tỏa rộng, nhiều rễ ăn ngang, hệ rễ mọc theo chiều đứng thì
ngắn, đơi khi đâm sâu xuống đất và thỉnh thoảng lại có rễ hướng lên (Dransfield,
1979). Những rễ hướng lên có thể tập trung thành lớp mỏng trên mặt và luôn
sinh ra những đám mô xốp, nhẹ thường tham gia vào q trình trao đổi khí. Rễ
một số lồi có thể ăn ngang theo hướng tỏa ra xung quanh cách gốc xa tới 8 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

thường biểu hiện bởi sự biến màu nhẹ của vảy, thường chỉ có 1 hạt trong mỗi
quả, rất ít khi có 2 - 3 hạt. Nội nhũ nằm trong vỏ bọc và có nhiều hình dạng khác
nhau. Nội nhũ đồng nhất hoặc nhăn nheo và phôi nằm trong một lỗ nông ở đáy
hoặc ở bên rìa.


Khả năng tái sinh tự nhiên của song mây khá tốt song tỷ lệ chết cao là do
cạnh tranh về ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng, và qua thời gian chỉ một số ít
cây con sống sót và trưởng thành. Đối với những loài song mây leo cao, thân
được tạo thành sớm ngay từ giai đoạn đầu và sinh khối của thân tăng lên lúc cây
có đầy đủ ánh sáng thích hợp, ánh sáng cũng làm tăng thêm độ dài của thân.
<i>2.1.3.2. Đặc tính sinh thái </i>


Hầu hết song mây là cây leo khỏe, ánh sáng thích hợp là yếu tố quan trọng
làm tăng khả năng sinh trưởng. Tuy vậy, giai đoạn nhỏ lại không chịu được phơi
sáng cả ngày. Sự giới hạn các loài song mây ở những vùng khí hậu khác nhau cho
thấy rằng các lồi song mây có thể địi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt về khí hậu.



Trong phạm vi các vùng phân bố tự nhiên của song mây, có thể gặp các
loài song mây ở hầu hết các kiểu rừng và trên hầu hết các loại đất đá. Phạm vi
<i>phân bố của chúng có thể lên tới 3.000 m so với mặt biển như loài Calamus </i>
<i>gibbsianus. Ở rừng ngập mặn nhìn chung khơng gặp song mây. </i>


Ở Việt Nam phạm vi phân bố của các loài song mây khá rộng trên toàn
quốc, thường phân bố ở độ cao từ 1500 m trở xuống. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Hồng Nghĩa, và cộng sự năm 2000 cơng bố nguồn song mây của Việt
Nam tập trung ở 3 vùng chủ yếu sau:


+ Vùng Tây Bắc: Song mây mọc xen kẽ trong các rừng tự nhiên ở một số
tỉnh nằm dọc theo hai bên lưu vực sông Hồng và sông Đà bao gồm các tỉnh Hịa
Bình, Phú Thọ, n Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu.


+ Vùng Bắc Trung Bộ và khu 4 cũ: Song mây mọc xen kẽ trong các rừng
cây gỗ nằm dọc theo biên giới Việt Lào gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.


+ Vùng Miền Trung và Nam Trung Bộ: Song mây mọc xen kẽ trong các
rừng cây gỗ trên dãy núi Trường Sơn thuộc các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
như Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai
và Bình Phước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

song mây mọc và phát triển mạnh, vừa phong phú về thành phần loài vừa nhiều
về số lượng (Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường, 1996).


2.2. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho song mây tự nhiên


Song mây phân bố chủ yếu ở rừng lá rộng, mưa ẩm nhiệt đới, núi thấp,


núi trung bình. Ở đây với điều kiện đất sâu, ẩm và có giá để leo nên thích hợp
với phát triển của song mây. Tuy nhiên do đặc điểm sinh thái của song mây ưa
sáng mạnh ở tuổi trưởng thành nên dưới tán rừng nguyên sinh rất ít gặp song
mây. Thông thường song mây phân bố chủ yếu ven các đường đi, ven sông suối
hay các khoảng trống trong rừng được mở ra do những cây to già cỗi đổ tập
trung ở vùng thấp, chân núi ở độ cao dưới 700 m.


Ví dụ: Lồi Mây nếp trong rừng tự nhiên phân bố ở độ cao 100 - 800 m,
chủ yếu tập trung ở độ cao 100 - 500m. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh
là nơi sống chủ yếu của loài mây này. Trong rừng nửa rụng lá hay rụng lá hầu
như khơng gặp lồi Mây nếp.


Trước đây người dân chủ yếu khai thác song mây trong rừng tự nhiên
chưa phát triển gây trồng. Việc khai thác lạm dụng quá mức dẫn đến nguồn tài
nguyên này dần cạn kiệt. Hiện nay chúng ta đã có nhiều giải pháp trong việc
quản lí, khai thác và phát triển bền vững tài nguyên song mây. Khai thác phải
đảm bảo tái sinh. đối với song mây áp dụng phương thức khai thác chọn tinh,
chu kỳ khai thác 4 - 5 năm một lần. Sau khai thác chú ý dọn vệ sinh, chăm sóc
để tạo điều kiện cho cây đẻ nhánh và sinh trường phát triển.


2.3. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng song mây


Hiện nay 4 loài song mây được gây trồng nhiều đó là Mây nếp, Mây
nước, Song mật và Mái, trong đó chỉ có lồi Song mật có đường kính thân trên 3
cm, đang được trồng trên qui mơ nhỏ ở Hịa Bình. Ba lồi cịn lại có đường kính
nhỏ, trên dưới 1 cm. Trong bài giảng này chỉ giới thiệu kỹ thuật gây trồng loài
Mây nếp và Song mật.


<i>2.3.1. Cây Mây nếp </i>



Tên khác: Mây tắt, Mây ruột gà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i>(1) Giá trị sử dụng</i>


Hình 2.1. Bụi Mây nếp Hình 2.2. Sợi Mây nếp
<i>(Nguồn từ mạng Internet) </i>


Mây nếp là một trong những loài mây được dùng làm hàng thủ công mỹ
nghệ, đan lát, tạo mặt bàn ghế cao cấp có giá trị ở thị trường trong nước và xuất
khẩu. Mây nếp được sử dụng từ rất lâu đời và rất quen thuộc ở nước ta. Do có
sợi với độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng đều, mặt ngồi có màu
trắng ngà, bóng rất đẹp, dễ uốn; có thể kết hợp tốt với kim loại và vật liệu khác
như gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế đồ dùng mỹ nghệ cao cấp.


Cây mọc thành bụi kín, có nhiều gai, nên mây nếp thường được trồng làm
hàng rào quanh nhà, quanh vườn, quanh chuồng trại để bảo vệ gia súc.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


Mây mọc thành bụi, cây đực cây cái riêng biệt, thân ngầm nằm dưới mặt
đất, thân khí sinh mọc từ thân ngầm có thể vươn dài khoảng 20 - 30 m, không
phân nhánh, leo bám lên cây giá thể nhờ các tua leo.


Lá đơn xẻ lông chim sâu gần như một lá kép, khi cây còn nhỏ lá có cuống
dài, khi cây lớn lá dài khoảng 1m, mang 14 - 20 lá chét, có 3 gân hình cung, mép
lá có gai nhỏ. Hoa đơn tính khác gốc, hoa xuất hiện ở trên các tua leo ở phía ngọn.
Quả hình cầu, đầu quả có mỏ nhọn và núm nhuỵ tồn tại, vỏ quả có vảy
bao bọc, khi non quả có màu xanh lục, về già quả có màu xám vàng, mỗi quả có
một hạt, hạt khi già có màu nâu đen rất cứng (Nguyễn Tử Kim, Lưu Quốc
Thành, 2002; Lã Đình Mỡi, Trần Thị Phương Anh, 1998 - Tài liệu dịch: Các cây


song mây - Tài nguyên thực vật Đông Nam Á - tập 6).


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Ở Việt Nam, Mây nếp là loài mây phổ biến nhất, cả trong trạng thái hoang
dã và trong trồng trọt. Trong tự nhiên Mây nếp phân bố rộng từ Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn vào đến Đồng Nai, nhưng tập trung nhất ở các tỉnh: Lào Cai,
n Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hồ Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và
Quảng Trị.


Mây nếp thường mọc tự nhiên trong các rừng thứ sinh lá rộng thường
xanh đã qua khai thác có độ tàn che 0,3 - 0,4, nhiệt độ thích hợp từ 20 - 300C,
lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm, độ ẩm 75 - 80%, độ pH 4,5 - 6,5. Mây
thích hợp với đất có tầng mặt dày, ẩm, tốt, giàu mùn, thốt nước, có thành phần
cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đất có độ tơi xốp cao, ở các khe suối, thung lũng,
chân sườn đồi ít dốc.


Mây nếp 1 - 3 năm tuổi có thể chịu bóng nhưng sau 4 năm tuổi nếu không
được mở sáng kịp thời hoặc leo lên tán rừng thì Mây nếp sẽ sinh trưởng chậm,
thậm chí sẽ chết (Nguyễn Tử Kim, 2002).


<i>(4) Đặc điểm sinh trưởng và phát triển </i>


Mây nếp tăng trưởng khá mạnh, một năm thân dài ra được 3 - 4 m. Cây
tăng trưởng hàng năm về số lóng khoảng 6 lóng/năm, chiều dài lóng từ 5 - 10
cm. Nơi đất ẩm, ven suối, khe Mây nếp sinh trưởng tốt. Mây nếp có khả năng
chịu được hạn nhưng sinh trưởng kém, chất lượng sợi mây không cao (Phạm
Văn Điển, 2009).


Mây nếp đẻ nhánh quanh năm, mùa mưa mây đẻ nhánh mạnh. Từ đầu


thân ngầm thường mọc ra 2 chồi nhưng chỉ 1 chồi phát triển thành thân khí sinh.
Sau 6 - 7 năm bụi mây tốt có đến 30 nhánh. Thường thì nhánh mẹ cao 1m,
nhánh con đã cao 0,5 m và đã có nhánh tiếp theo. Sự đẻ nhánh phụ thuộc vào
đất tơi xốp hay không và cách vun gốc khi trồng. Nếu lấp gốc quá sâu mây khó
đẻ nhánh vì thế chỉ cần lấp đất ngang cổ rễ. Khi bẹ lá ở gốc rụng đi là lúc sợi
mây đã già và khai thác được.


Mây nếp chỉ phát triển chiều dài và không phân nhánh nên khi mất ngọn
cây sẽ ngừng sinh trưởng, khi đó mây giịn và chất lượng kém.


Sau khi trồng 5 - 6 năm Mây nếp bắt đầu ra hoa kết quả. Hoa nở tháng 5 -
6, quả chín từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 năm sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Mây nếp hiện nay phổ biến gieo ươm bằng hạt, ngồi ra có thể sử dụng
tách chồi để trồng.


* Thu hái hạt


Cuối tháng 4 đầu tháng 5 quả Mây nếp chín, khi chín quả chuyển từ
màu xanh sang màu vàng. Quan sát thấy khoảng 2/3 số quả của chùm đã chín
thì thu hái cả chùm. Quả sau khi thu hái về cần ủ vài ngày cho chín đều sau
đó chà xát và rửa sạch để thu lấy hạt. Hạt Mây nếp sau chế biến nên đem gieo
ngay là tốt nhất. Nếu chưa gieo phải bảo quản ẩm, thời gian bảo quản không
nên để trên 3 tháng.


* Chuẩn bị đất gieo


Đất gieo hạt tốt nhất là đất pha cát. Ở vùng núi chọn nơi đất bằng gần
suối, độ ẩm lớn nhưng khơng ngập khi có lũ. Đất vườn ươm dọn sạch cỏ, làm tơi
nhỏ rồi đánh thành luống, mặt luống rộng 0,8 - 1 m, độ dài luống tuỳ địa hình


vườn. Mặt luống gieo được san thật phẳng. Bón lót phân chuồng hoai, đập nhỏ
phân trộn đều với đất vào lúc bừa lần cuối. Đất gieo hạt bón 3 - 4 kg/m2 mặt
luống. Đất ươm cây con bón 1 - 2 kg/m2 mặt luống. Phun thuốc chống kiến, trên
mặt luống trước khi gieo, sau đó cứ 10 ngày 1 lần phun thuốc sunfat đồng pha
loãng để chống nấm.


* Xử lý hạt


Hạt Mây có lớp vỏ sừng cứng bao bọc bên ngồi, bình thường sau khi
gieo hạt nằm dưới đất khoảng 3 tháng mới nảy mầm. Để rút ngắn thời gian nảy
mầm của hạt, cần xử lý hạt trước khi gieo. Các phương pháp xử lí hạt Mây nếp
(Theo Ngơ Quang Đê, Phạm Thị Huyền, 1992) - Chỉ dẫn công tác giống 12 lồi
cây quan trọng ở Việt Nam) có thể áp dụng như sau:


- Xử lý bằng axít Sunfuric lỗng: Ngâm hạt Mây nếp trong axít Sunfuric
nồng độ từ 3 - 5% trong khoảng 3 - 5 phút, sau đó vớt ra rửa sạch gieo ngay
hoặc ủ cho đến khi hạt nứt nanh đem gieo.


- Xử lý bằng nước ấm 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ nước 40 - 450C): Đổ hạt vào
nước ấm đã pha, ngâm trong 12 giờ. Vớt ra rửa sạch đem gieo ngay hoặc ủ trong
bao tải mỗi ngày rửa chua một lần cho đến khi hạt nứt nanh mới đem gieo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

* Gieo hạt


<i> Có 2 cách gieo hạt: </i>


Gieo hạt có trát bùn: Hạt được rải đều kín trên mặt luống, khơng để hạt
chồng lên nhau. Bình qn gieo 2 kg hạt/m2 mặt luống. Rải một lớp đất bột dày
1 cm lên lớp hạt rồi dùng rơm, rạ phủ kín lên trên để hạt khỏi bị khơ. Trên cùng
trát một lớp bùn ao hoai dày 1 - 2 cm để giữ độ ẩm cho luống.



Gieo hạt không trát bùn: Gieo vãi đều hạt trên mặt luống rồi phủ một lớp
đất bột dày 2 - 3 cm. Trên mặt luống phủ kín bằng rơm rạ để giữ độ ẩm và tránh
mưa xói.


* Chăm sóc cây mạ


Sau khi gieo hạt xong cần làm giàn che chống nắng cho cây mạ sau này
và giữ độ ẩm. Chế độ che sáng từ 80 - 100%, giàn che cao hơn mặt luống 20 -
50 cm. Hàng ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều đảm bảo đủ độ
ẩm cho hạt chóng nảy mầm, sau một tháng rưỡi, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng.


<i>* Cấy cây mạ </i>


Mây nếp sau khi gieo 2 - 3 tháng thấy lá đầu tiên có dạng mũi kim đâm
qua lớp đất phủ trên luống là có thể cấy được. Trong trường hợp cần vận chuyển
cây mạ đi xa thì phải chờ cây mọc 2 - 3 lá, cây có chiều cao trên 5cm.


Chọn ngày râm mát, tưới đẫm nước mặt luống rồi đánh cây mạ, tránh làm
đứt rễ. Rũ và rửa sạch đất ở rễ cây, sau đó hồ rễ bằng bùn ao nhuyễn hoặc bùn
ao trộn thêm ít phân rồi bó thành từng bó xếp trong hộp kín, tránh nắng và gió
làm khơ rễ. Cây mầm được cấy vào bầu dinh dưỡng đã chuẩn bị trước.


<i>* Chăm sóc cây con </i>


Làm giàn che: Chế độ che nắng tốt nhất của giàn che trong 3 tháng đầu là
50 - 70%, sau đó giảm dần xuống còn khoảng 25 - 30%. Chiều cao của mặt giàn
che cao từ 1,7 - 1,8 m để dễ chăm sóc.


Tưới nước và tưới thúc: Mỗi ngày tưới 1 - 2 lần tuỳ điều kiện thời tiết.


Khi thuỳ lá xịe hết có thể tưới phân. Dùng nước tiểu pha loãng hoặc phân đạm
nồng độ 0,5% để tưới, 10 - 15 ngày tưới một lần. Trước khi đem trồng 2 tháng
ngừng tưới thúc.


<i>b. Trồng rừng </i>


* Phương thức trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- Rừng thứ sinh đã qua khai thác chọn và khơng có kế hoạch khai thác
trong 10 năm tới.


- Rừng non đang phục hồi với các loài cây tiên phong khác nhau.


- Đất sau nương rẫy cũng có thể trồng Mây nếp nhưng trước khi trồng cần
trồng cây thân gỗ làm giá thể cho Mây nếp leo.


- Các đai rừng ven suối đất màu mỡ, ẩm.


- Trồng dưới tán rừng có độ tàn che 0,3 - 0,4; Trồng phân tán quanh vườn.
* Xử lý thực bì


Đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt hoặc rừng trồng phát thực bì theo băng
chiều rộng băng phát 2 m, phát dọn sạch thực bì, chừa lại cây gỗ tái sinh. Trồng
phân tán, làm hàng rào phát thực bì cục bộ theo đám.


* Làm đất và bón lót


Đào hố kích thước hố 30 x 30 x 30 cm, nơi đất tơi xốp hoặc 40 x 40 x 40
cm (trong trường hợp trồng 3 cây/hố).



Lấp hố và bón phân được thực hiện sau khi đào hố xong từ 10 đến 15
ngày, trước khi lấp phải nhặt sạch đá lẫn, rễ cây và cỏ, cho lớp đất mặt xuống
trước bỏ phân vào trộn đều xong cho lớp đất dưới xuống sau và lấp đầy hố theo
hình mâm xơi


* Mật độ và thời vụ trồng


Mật độ trồng: Trồng mây làm hàng rào mật độ từ 2500 - 3300 cây/ha.
Trồng dưới tán rừng có thể trồng từ 833 - 1660 cây/ha.


Thời vụ trồng: Các tỉnh phía Bắc trồng vào vụ xuân, xuân hè hoặc vụ thu,
các tỉnh phía Nam trồng vào mùa mưa.


<i> </i> * Tiêu chuẩn cây con đem trồng


Trồng bằng cây con được tạo trong túi bầu P.E. Cây sinh trưởng tốt,
không bị sâu bệnh, cây có tối thiểu 3 lá trở lên. Thời gian nuôi dưỡng trong
vườn ươm đủ 18 tháng tuổi, chiều cao từ 20 cm trở lên.


* Kỹ thuật trồng


Dùng cuốc hoặc bay moi đất dưới hố đã lấp sao cho lỗ moi sâu hơn túi
bầu, dùng dao rạch bỏ túi bầu đặt bầu cây vào ngay ngắn cho đất mịn vào xung
quanh dùng tay ép chặt đất xung quanh sát với bầu cây, vun thêm đất mặt vào
quanh gốc cây theo hình mâm xơi và cao hơn cổ rễ cây trồng từ 2 - 3 cm. Mỗi hố
trồng từ 2 - 3 cây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Rừng trồng Mây nếp được chăm sóc 3 năm liên tục, 2 năm đầu mỗi năm
chăm sóc 2 lần, năm thứ ba chăm sóc 1 lần.



Chăm sóc trong 2 năm đầu mỗi năm thực hiện 2 lần. Lần 1 thực hiện vào
tháng 4 - 6. Nội dung gồm phát dọn sạch thực bì; phát dây leo, bụi rậm theo
băng trồng (băng phát dọn rộng 2 m), cắt bỏ dây leo bu bám thân cây, dẫy cỏ,
xới đất vun gốc với đường kính rộng 1 m quanh gốc cây trồng đồng thời bón
phân cho cây và trồng dặm cây chết, để đảm bảo mật độ ban đầu. Lần 2 thực
hiện vào tháng 9 - 12 chủ yếu phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm theo băng
trồng (băng phát dọn rộng 2 m), xới đất vun gốc 1 m2 quanh gốc cây trồng.


Năm thứ 3 chăm sóc 1 lần vào tháng 9 - 12.
* Bảo vệ rừng trồng


Ngăn chặn không cho người và gia súc vào phá hoại rừng trồng, phòng
chống cháy rừng và sâu bệnh hại.


<i>(6). Khai thác, sơ chế </i>
<i>a. Khai thác </i>


Tuổi khai thác: Mây nếp sau khi trồng từ 5 - 7 năm bắt đầu cho khai thác.
Thời gian khai thác: Đặc điểm cây mây có lượng hydratcacbon thay đổi
theo mùa. Do đó, chọn thời điểm khai thác có ý nghĩa rất lớn. Nhìn chung có thể
khai thác mây quanh năm nhưng mùa khai thác chính được xác định theo các
vùng miền khác nhau. Ở miền Bắc khai thác mây từ tháng 1- 4 và tháng 9 - 12
dương lịch. Miền Trung và miền Nam khai thác mây từ tháng 1 - 7 dương lịch.
Không khai thác trong mùa ra hoa, kết quả.


Tiêu chuẩn cây khai thác: Thu hoạch mây vào giai đoạn 5 - 7 tuổi, đặc
điểm nhận biết cây Mây nếp đến tuổi khai thác là khi các bẹ lá bao thân có màu
xanh lục, mặt bẹ có gai dẹt, khi bẹ lá già rụng đi lúc này có thể khai thác. Chiều
dài thân cây khai thác chính tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng hàng hóa (thơng
thường trên 9 m). Số cây khai thác là những cây đảm bảo chiều dài, chiếm 1/5


đến 2/3 số cây có trong khóm.


Kỹ thuật khai thác: Trước khi khai thác cần phát dọn quanh khóm mây sạch
sẽ với bán kính 0,5 m. Tiếp theo cắt lá già, chặt tay leo, cành lá trong khóm dưới 1
m. Khi khai thác cần rút dần cây mây ra khỏi khóm, rút đến đâu bóc bẹ đến đấy.
<i>b. Sơ chế </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Hun khói: Sản phẩm từ sợi Mây nếp sau thu hoạch được hun khói dùng sẽ
tốt hơn. Khói bếp mang nhiệt làm sợi mây khô nhanh, tránh được nấm mốc,
đồng thời lớp khói bám trên bề mặt sản phẩm tạo thành lớp bồ hóng phịng được
nấm mốc và mọt. Phương pháp này thích hợp để bảo quản sợi mây để làm một
số đồ gia dụng nhỏ ở nông thôn.


Luộc dầu: Bể luộc dầu được làm bằng tơn dày 5 mm, có kích thước (dài,
rộng, cao) 7 m x 1 m x 0,8 m. Bể được đặt trên lò đốt. Dầu được sử dụng để luộc
sợi mây thường là dầu thực vật. Thời gian luộc khoảng 2 - 3 tiếng sau đó vớt sợi
mây lên và treo trên bể chừng 5 đến 7 phút cho dầu chảy hết xuống rồi đem phơi
lại trong 2 - 3 ngày. Tỉ lệ dung dịch trong nồi luộc gồm nước/dầu thực
vật/muối/sợi mây tương ứng là 1,5 l/170 ml/0,118 kg/1kg.


<i>2.3.2. Cây Song mật </i>


<i>Tên khoa học: Calamus platyacanthus Warb. ex Becc. </i>
Họ: Cau (Arecaceae).


<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Song mật có kích thước khá lớn nhưng nhẹ, dẻo, bền dễ uốn nên được sử
dụng để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Ngoài ra Song mật còn được dùng làm bàn ghế, thay thế dây cáp làm cầu treo


nhỏ cho vùng núi, cốn bè mảng. Song mật là một trong những loài song mây có giá
trị nhất của nước ta, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


Song mật là cây thân leo, cây mọc thành cụm nhưng rất ít cây, có cụm chỉ
có một cây. Thân khơng phân nhánh, có thể dài 30 – 40 m, thậm chí đến 100 m
ở nơi rừng già. Thân có thể đứng thẳng đến độ cao 4 – 5 m thì cần chỗ dựa để
leo lên cao hơn. Thân chia lóng và đốt, lóng dài 10 – 25 cm, đường kính 2,5 – 4
cm, đốt hơi nổi. Thân khi non mầu trắng ngà, khi già mầu xanh xám.


Thân ngầm có hình như củ hành, phía ngồi được bao bọc bởi các bẹ lá
dày mầu trắng hay vàng nhạt. Thân ngầm có xu hướng ăn nổi trên mặt đất. Ở
cây 6 - 7 tuổi chồi mầm xuất hiện giữa các gốc rễ lớn, chồi cong và hướng lên
phía trên sát với cây mẹ.


Rễ Song mật thuộc loại rễ chùm, mọc xung quanh thân ngầm, khá mập,
phía ngồi được bao bằng lớp vỏ mềm mầu trắng ngà, bên trong có lõi cứng mầu
đen, rễ cấp hai kém phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

rộng 8 - 10 cm; ở cây trưởng thành lá xẻ lông chim, gần giống lá dừa, dài 2,5 m,
mang 20 - 38 thuỳ lớn, đầu lá có roi dài với nhiều vuốt dùng bám vào giá thể để
vươn lên cao. Thuỳ lá mọc thành cụm 2 - 6 thuỳ lá, cách nhau 15 - 20 cm, hình
thuẫn, dài 40 cm rộng 7 cm, mép có gai, mặt trên phiến lá có nhiều gai mảnh. Bẹ
lá hình ống mầu xanh bao ngồi, thân khí cây non bẹ lá không gai, khi được 2 -
3 tuổi, bẹ lá bắt đầu có gai và cây trưởng thành trên bẹ lá có nhiều gai to mầu
vàng, mọc lật ngược về phía gốc. Bẹ lá cây non khơng có khuỷu, lá cây trưởng
thành có khuỷu lớn mầu vàng. Thìa lìa ở lá non hình ống, cao 4 cm trên mặt có
lơng hung, phía gốc có gai. Khi lá già, thìa lìa bị rách ra, đầu và mặt ngồi mang
lơng cứng.



Song mật là cây đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái ở trên các cây khác
nhau. Hoa tự hình bơng mo phân nhánh nhiều. Hoa mẫu 3, 6 nhị, cụm hoa cái
thường chỉ có khoảng 20 hoa được thụ phấn và phát triển thành quả. Cây 8 - 10
tuổi một năm có thể dài được 1,5 - 2 m và bắt đầu ra hoa, kết quả. Hoa nở tháng
4 - 5, quả chín tháng 10 - 11.


Quả hình trứng, cuống mập, kích thước 18 x 12 mm, mang 18 hàng vẩy
dẹp, khi non mầu xanh, khi già mầu vàng nhạt; cùi mầu trắng có vị chua. Hạt
hình trái xoan hay bầu dục, hơi dẹt ở phía bụng, vỏ hạt rất cứng, mầu nâu đen.
<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Trên thế giới Song mật phân bố tự nhiên ở nhiều nước như Mianma,
Malaysia, Thái Lan, Indonesia.


Ở Việt Nam Song mật là cây đặc hữu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Mới gặp Song mật từ Hà Tĩnh trở ra, gặp nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu,
Hồ Bình.


Song mật thường mọc trong các rừng lá rộng thường xanh ở độ cao 100 -
1000 m. Nhiệt độ bình quân năm 20 - 250C, Lượng mưa 1500 - 2500 mm. Là
loài cây ưa sáng và ẩm, phát triển tốt trên đất Feralit vàng trên núi và các loại đất
phong hoá trên đá Phiến thạch, Sa thạch, Granit hoặc đá Vôi, pH từ hơi chua đến
trung tính. Song mật thường mọc ở chân và sườn núi đá, ven và dọc khe ẩm,
luôn vươn lên tầng cao nhất của tán rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Tạo cây con </i>


* Thu hoạch và chế biến hạt giống



Hạt giống được lấy từ những cây trội, cây sinh trưởng tốt không sâu bệnh.
Ở rừng tự nhiên chọn những cây có ngọn vượt khỏi tán rừng, ở rừng trồng chọn
những cây xanh tốt, thân mập có tuổi từ 8 trở lên. Vào tháng 10 tháng 11 khi quả
chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt, thịt quả mọng nước, hạt có màu nâu
đen thì thu hoạch. Dùng dao hoặc liềm cắt từng chùm quả chín, khơng được kéo
cây xuống hái quả. Quả thu hoạch về để cả chùm ủ vài ngày cho chín đều. Sau
đó tách rời quả và ngâm vào nước khoảng 12 giờ rồi chà xát đãi sạch vỏ để thu
lấy hạt. Hạt sau chế biến cần gieo ươm ngay, nếu để lâu phải bảo quản trong cát
ẩm 20 - 22%. Thời gian bảo quản không nên để quá 3 tháng.


* Xử lý hạt giống


Có thể áp dụng phương pháp xử lí hạt Song mật bằng nhiệt; Chà xát;
Dùng axit Sulfuric. Trong 3 phương pháp, phương pháp xử lí bằng axit Sulfuric
nồng độ 3 - 5% trong thời gian ngâm 5 phút cho kết quả hạt nảy mầm nhanh và
có tỷ lệ nảy mầm cao. Những nơi khơng có điều kiện áp dụng biện pháp trên có
thể dùng phương pháp chà xát từ 30 - 40 phút sau đó ngâm hạt trong nước nước
nóng 40 - 450C (2 sơi, 3 lạnh) trong 12 tiếng, rửa sạch chua rồi đem gieo.


* Gieo hạt


Hạt sau khi xử lí có thể gieo ngay hoặc ủ trong cát khi thấy 1/3 số hạt nảy
mầm thì đem gieo. Đất gieo hạt phải được chuẩn bị và tiêu diệt nấm bệnh trước
khi gieo. Lượng hạt gieo khoảng 2 kg hạt/m2 đất. Hạt sau gieo được phủ 1 lớp
đất bột dầy 1 cm, trên phủ rơm rạ hoặc lá cây ràng ràng để giữ ẩm.


* Chăm sóc cây mạ và cấy cây


Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm. Khi cây mạ có lá đầu tiên dài 2 - 3 cm có


thể nhổ cấy vào bầu dinh dưỡng. Bầu dinh dưỡng kích thước rộng 6 - 10 cm, cao
12 cm. Thành phần ruột bầu gồm 89% đất pha cát (8 phần đất, 2 phần cát) +
10% phân chuống ủ hoai + 1% supe lân hoặc 90% đất mặt + 8% đất bùn phơi
khô đập nhỏ + 2% supe lân. Cây sau khi cấy cần tưới nước để cho chặt rễ.


* Chăm sóc cây con trong vườn ươm


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Chú ý theo dõi phát hiện bệnh thường gặp trong vườn ươm của Song mật
là bệnh thối nhũn thân và cổ rễ. Khi phát hiện bệnh cần nhổ bỏ cây bị bệnh và
phun thuốc Validacine nồng độ 2% hàng tuần.


<i>b. Trồng và chăm sóc </i>


* Tiêu chuẩn cây con đem trồng


Cây con đủ từ 15 - 24 tháng tuổi, chiều cao từ 20 - 30 cm, cây có từ 3 - 4
lá, cây không bị sâu bệnh. Tuy nhiên nếu trồng dưới tán rừng trồng cây con đủ
24 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt cao hơn so với cây con 15 tháng tuổi.


* Chọn đất trồng


Đối tượng trồng: Song mật có thể trồng ở rừng thứ sinh đã qua khai thác
và khơng có kế hoạch khai thác trong 10 năm tới. Rừng nứa hoặc rừng Vầu
đắng, Vầu ngọt. Đất sau nương rầy chưa bị xói mịn mạnh, gần khe suối. Độ cao
từ 200 - 1200 m.


* Thời vụ và mật độ trồng


Ở các tỉnh phía Bắc tốt nhất trồng vào mùa xuân, xuân hè hoặc vụ thu.
Mật độ trồng từ 300 - 500 cây/ha. Nếu trồng làm hàng rào có thể trồng với


khoảng cách cây cách cây từ 1 - 1,5 m; Hàng cách hàng từ 1,5 - 2 m.


* Kỹ thuật trồng


Đất trồng được chuẩn bị trước khi trồng, lấp hố trước khi trồng khoảng 1
tuần. Mỗi hố trồng 1 cây. Sau khi trồng chú ý lèn chặt đất và lấp ngang cổ rễ để
cây Song nhanh bén rễ và đẻ nhánh. Khi trồng dưới tán rừng chú ý điều chỉnh độ
tàn che của rừng xuống khoảng 0,3 - 0,4.


* Chăm sóc rừng trồng


Sau khi trồng phải chăm sóc trong 3 năm, đặc biệt chú ý trong 1 - 2 năm đầu.
Mỗi năm chăm sóc 2 lần. Nội dung gồm luỗng phát dây leo, cỏ dại, nhặt lá rụng lấp
ngọn, xới nhẹ đất quanh gốc, tránh lấp đất kín vào ngọn cây, gây ảnh hưởng đến
sinh trưởng. Sau khi trồng 1 - 2 năm nếu độ tàn che của rừng cao phải mở sáng cho
cây, giảm độ tàn che xuống 0,3 - 0,4 thì Song mật mới sinh trưởng tốt được.


<i>(5) Khai thác </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Cục phát triển lâm nghiệp (2002). Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc </i>
<i>sản rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. </i>


<i>2. Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường (1996). Gây trồng và phát triển song </i>
<i>mây. Nhà xuất bản Nông nghiệp. </i>


<i>3. Nguyễn Quốc Dựng (2013). Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo tồn và </i>
<i>sử dụng bền vững một vài loài song mây quan trọng thuộc chi Calamus L. và chi </i>
<i>Daemonorops Blume tại khu vực Trung bộ - Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Sinh </i>


học.


<i>4. Ngô Quang Đê, Phạm Thị Huyền (1992). Chỉ dẫn cơng tác giống 12 </i>
<i>lồi cây quan trọng ở Việt Nam. Đề tài thuộc Dự án VIE/026, hợp tác giữa FAO </i>
và Trường Đại học Lâm nghiệp.


<i>5. Nguyễn Tử Kim, Lưu Quốc Thành (2002). Thiết lập mơ hình Kỹ thuật </i>
<i>trồng Song mật và Mây nếp dưới tán một số trạng thái rừng phục hồi. Báo cáo </i>
sơ kết đề tài.


<i>6. Lã Đình Mỡi, Trần thị Phương Anh (1998); Tài liệu dịch: Các cây song </i>
<i>mây - Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, tập 6. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà </i>
Nội.


<i>7. Bùi Văn Thắng (2010). Nghiên cứu phát triển giống Mây (Calamus </i>
<i>simplicifolius Wei) đã được tuyển chọn ở Trung Quốc cho một số tỉnh Tây Bắc </i>
<i>Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Bộ NN& PTNT. </i>


<i>8. Nguyễn Minh Thanh (2010). Nghiên cứu cơ sở khoa học trồng thâm </i>
<i>canh Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc </i>
<i>Việt Nam. Luận án tiến sĩ. </i>


<i>9. Viện Khoa học Lâm nghiệp (2009). Kỹ thuật trồng cây Song mật. </i>


Câu hỏi ôn tập và thảo luận


1. Giới thiệu chung về tài nguyên song mây.
2. Nêu những giá trị sử dụng của song mây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Chương 3



KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO NHĨM LỒI CÂY CUNG CẤP
THỰC PHẨM, DƯỢC LIỆU, TINH DẦU, NHỰA MỦ


3.1. Nhóm cung cấp thực phẩm
<i>3.1.1. Cây Trám đen </i>


<i>Tên khoa học: Canarium tramdennum. </i>


<i>Tên khoa học khác: Canarium nigrum engler. </i>
Họ: Trám (Burseraceae).


<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Trám đen là cây đa tác dụng, vừa cho gỗ, vừa lấy nhựa và cho quả ăn
được. Quả Trám đen dùng làm thực phẩm, ăn bùi, béo, rất ngon. Cây Trám đen
từ 7 - 10 năm tuổi cho sản lượng từ 2 đến 3 tạ quả mỗi năm. Nếu chăm sóc tốt
sản lượng đạt 1 - 2 tấn quả/ha. Chu kỳ sai quả 2 - 3 năm, có thể thu hoạch kéo
dài 50 năm (Viện Khoa học Lâm nghiệp - cây Trám đen).


Hình 3.1. Quả Trám đen chín Hình 3.2. Vỏ quả Trám đen
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


Gỗ có tỷ trọng 0,73, xếp nhóm VII, màu xám trắng, thớ mịn, vân không
rõ, mềm nhẹ, dễ nứt nẻ, dễ gia công chế biến, dùng làm gỗ bóc, gỗ dán, làm
diêm, bút chì, bột giấy, sau ngâm tẩm làm nhà, đóng đồ mộc tốt.


Nhựa có chứa Cơ lơ phan và tinh dầu gần giống như nhựa Trám trắng,
dùng chế sơn, véc ni, dầu thơm, dược liệu, làm hương, keo.



<i> (2) Đặc điểm hình thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Lá kép lơng chim lẻ, khơng có lá kèm. Lá chét hình thn trái xoan, dài
10 - 20 cm, rộng 4 - 7 cm. Tán lá dày, rậm màu xanh thẫm.


Cây ra hoa vào tháng 4 - 5. Quả hạch hình trái xoan, màu xanh, chín vào
tháng 10 - 11, khi chín có màu tím đen.


Hình 3.3. Cây Trám đen


<i>(Nguồn ảnh của Viện Khoa học Lâm nghiệp) </i>
<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Trám đen phân bố trong rừng tự nhiên lá rộng ẩm thường xanh ở miền
Bắc và cả Tây Nguyên ở độ cao dưới 1000 m so với mực nước biển, nhiệt độ
bình quân 20 - 24oC, lượng mưa 1500 - 2500 mm. Đôi khi mọc tập trung thành
đám lớn gần thuần loài trên đất sâu tầng dày, ẩm, thốt nước ven sơng, chân đồi
thấp, bằng nhưng cũng có khả năng chịu được đất khô, lẫn sỏi đá.


Trám đen ưa đất sét hoặc đất sét pha, sâu, ẩm và thoát nước, đất hơi chua
(pH 4,5 - 5,5). Khi trưởng thành ưa sáng mạnh, cây con 3 tháng đầu chịu bóng
nhẹ, từ 1 tuổi cây có thể sống ở ngồi bãi trống và mọc rất tốt xen kẽ với các lồi
cây tiên phong như Hu đay, Đom đóm.


Tái sinh yếu dưới tán rừng, tái sinh tự nhiên mạnh ở các khoảng trống lớn
trong rừng, rễ ăn sâu, mọc nhanh. Thường bị sâu đục ngọn ở giai đoạn 1 - 3 tuổi.
Trong rừng tự nhiên, Trám đen thường chiếm tầng trên cùng với Lim
xanh, Dẻ, Re, Táu, Sến… Nhiều nơi đã gây trồng trong vườn, quanh nhà, cây
sinh trưởng tốt.



<i>(4) Kỹ thuật gây trồng Trám đen </i>
<i>a. Kỹ thuật gây trồng Trám đen từ hạt </i>


* Chọn giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

trồng hoặc từ cây ưu trội đã được công nhận. Cây mẹ lấy giống tuổi từ 10 - 15
tuổi, thân thẳng, tán rộng, đã có 2 mùa quả trở lên và sai quả vượt trội so với cây
xung quanh ít nhất 15%.


* Thu hoạch, chế biến và bảo quản hạt giống


Chọn thu những quả mập, cùi dày, vỏ có màu hơi tím, sau đó ủ quả 2 - 3
ngày cho chín đều. Ngâm quả trong nước 3 sôi 2 lạnh (khoảng 600C) trong 2 - 3
giờ, vớt ra dùng dao rạch dọc quả để tách vỏ lấy hạt và tốt nhất là đem gieo ngay.


Có thể bảo quản hạt bằng cách hong phơi khô trong râm rồi cho vào chum
vại để hở miệng đặt nơi cao ráo, thoáng mát; Hoặc trộn với cát có độ ẩm 20% có
thể giữ được sức nảy mầm trong 3 - 4 tháng.


* Tạo cây con
- Xử lí hạt


Ngâm hạt trong nước ấm 30 - 400C khoảng 8 giờ, vớt ra rửa sạch, ủ trong
túi vải, xếp trong nhà hoặc nơi kín gió. Khi hạt nứt nanh nhú mầm (khoảng 20
ngày) đem cấy vào bầu. Cũng có thể gieo hạt trên cát ẩm sau 10 - 15 ngày hạt
nảy mầm đem cấy vào bầu.


- Cấy cây mầm và chăm sóc sau khi cấy


Nhặt những hạt đã nảy mầm cấy vào bầu. Kích cỡ bầu 8cm x 14cm. Ruột


bầu là đất tầng mặt dưới tán rừng có trộn thêm 10% phân chuồng đã ủ hoai và
1% supelân. Sau khi cấy cần tưới đủ ẩm và định kỳ 15 ngày làm cỏ, phá váng
mặt bầu. Làm giàn che nắng 50% trong 2 tháng đầu sau đó giảm dần xuống còn
25% vào tháng thứ 3 và dỡ giàn che từ tháng thứ 4.


* Trồng rừng


Trám đen có thể trồng thành rừng tập trung hoặc trồng phân tán. Tiêu
chuẩn cây đem trồng là 4 - 6 tháng tuổi cao 30 - 40cm, cây đạt chất lượng tốt
không sâu bệnh.


Thời vụ trồng vào tháng 2 - 3 hoặc tháng 7 - 8, khi trời râm mát, đất đủ ẩm.
Trồng toàn diện, phát thực bì, cuốc hố 40 x 40 x 40 cm, bón lót 1 – 2 kg
phân chuồng hoai có trộn 0,05 - 0,1 kg NPK (5:10:3) cho mỗi gốc. Mật độ 400 -
500 cây/ha, cự ly cây cách cây 4 - 5 m, hàng cách hàng 5 m. Hai, ba năm đầu
trồng xen lạc, lúa, đỗ, sắn, những năm sau xen cây cố định đạm như Cốt khí,
Đậu thiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

màu hoặc cây ăn quả giữa các hàng cây và đám cây.
* Chăm sóc rừng sau khi trồng


Cây sau khi trồng cần tiến hành chăm sóc từ 3 - 5 năm liền:


Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 - 2 lần. Nếu trồng mùa thu chăm sóc 1 lần sau
khi trồng 1- 2 tháng. Trồng mùa xuân, xuân hè chăm sóc 2 lần, lần 1 vào sau khi
trồng 1 - 2 tháng, lần 2 vào tháng 10, tháng 11. Nội dung chăm sóc chủ yếu là
làm cỏ, xới đất, vun gốc, đường kính xới rộng 0,8 - 1 m kết hợp phát quang dây
leo bụi rậm, đường kính khu vực phát quang rộng 2 m.


Năm thứ hai, thứ 3 chăm sóc 2 lần, vào vụ xuân và cuối thu, cách chăm


sóc như năm đầu và có bón thêm 0,05 - 0,1kg NPK (5:10:3) cho mỗi gốc vào lần
chăm sóc thứ nhất.


Năm thứ tư, thứ năm: Chủ yếu phát bỏ cây cỏ xâm lấn, cây tạp chèn ép.
Nếu trồng kết hợp với mục tiêu lấy quả từ năm thứ 6 trở đi hàng năm bón
thúc 6 - 8 kg phân chuồng hoai + 1 kg NPK (5:10:3) cho mỗi gốc để cây ra hoa
kết quả tốt. Khi cây Trám được 30 - 35 tuổi có thể chặt chính để lấy gỗ lớn.
<i>b. Kỹ thuật ghép và trồng cây Trám ghép với mục tiêu lấy quả </i>


* Kỹ thuật tạo cây Trám ghép


Trồng Trám đen bằng hạt lâu có quả (7 - 8 năm mới bói quả), tán cây cao
khó can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc dưỡng cây, thuốc bảo
vệ thực vật, thu hái. Vì vậy khi trồng Trám bằng cây ghép tạo cho cây có chiều
cao thấp, mặt khác cây Trám ghép giữ được đặc điểm của cây trội đã tuyển chọn.


- Gieo ươm gốc ghép


Gieo ươm gốc ghép giống như gieo ươm cây con tạo từ hạt. Chăm sóc cây
con trong vườn ươm khi cây đủ 1 - 1,5 năm tuổi, đường kính gốc từ 1 - 2 cm,
cao 60 -100 cm đạt tiêu chuẩn gốc ghép.


- Chọn cành ghép hoặc mắt ghép


Chọn cành bánh tẻ, vị trí ở giữa tán cây ít có ánh nắng chiếu đến, khơng bị
sâu, bệnh hại trên những cây trội có tuổi từ 10 - 15 năm. Có ít nhất 3 vụ quả ổn
định, năng suất chất lượng cao làm cành ghép. Chọn gốc ghép và cành ghép có
đường kính gần bằng nhau để diện tích tiếp xúc tượng tầng của cành và gốc
ghép là lớn nhất.



<i>- Chọn thời vụ ghép </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

nếu trong thời gian này mà gặp mưa cần chủ động che mưa bằng bạt nhựa. Gốc
ghép phải được cung cấp đủ phân và nước để dòng nhựa luyện lưu thông được
thuận lợi, nhanh liền vết ghép.


- Phương pháp ghép


Ghép nêm đoạn cành là tốt nhất. Chọn đoạn cành bánh tẻ dài 15 - 20 cm,
có 2 - 4 mắt ngủ. Cắt vát 2 phía ở đầu dưới cành ghép bằng dao ghép chuyên
dùng sao cho cân nhau. Dùng kéo cắt cành, cắt gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 20
- 30 cm. Chẻ đơi gốc ghép sâu xuống phía gốc 5 - 7 cm. Cắm cành ghép vào gốc
ghép vừa chẻ sao cho phần tượng tầng (vỏ lụa giữa lớp vỏ ngoài và lõi gỗ) tiếp
xúc với nhau nhiều nhất. Dùng giấy ghép nilon của Trung Quốc sản xuất quấn
chặt cố định 2 - 3 vòng cành ghép và gốc ghép rồi tiếp tục quấn theo chiều từ
dưới gốc ghép lên trên cành ghép, buộc đầu cành ghép, quấn lượt 2 trở lại gốc
ghép, buộc chặt sao cho giấy nilon thật khít vào cành và gốc ghép, hạn chế tối
đa hơi ẩm thốt ra mơi trường bên ngồi. Để tránh việc nhựa Trám nhanh khơ,
lớp tượng tầng mỏng nên muốn có tỉ lệ cây sống cao đòi hỏi thao tác ghép phải
nhanh, động tác kỹ thuật phải thành thục. Thời gian thao tác ghép trong vòng 45
- 60 giây, quá trình ghép cần che nắng không cho chiếu trực tiếp vào vết cắt
cành và mắt ghép.


* Trồng và chăm sóc cây Trám ghép
- Mật độ và khoảng cách


Trám là cây lấy quả lâu năm, tán lớn, trồng bằng cây ghép với mật độ 400
- 500 cây/ha. Mật độ trồng 400 cây/ha, khoảng cách cây 5 m, cách hàng 5 m.
Nếu trồng với mật độ 500 cây/ ha, khoảng cách cây 4 m, cách hàng 5 m.



- Chuẩn bị đất và trồng


Đào hố trồng rộng 0,8 - 1 m, sâu 0,8 - 1 m. Bón lót mỗi hố 30 - 50 kg
phân chuồng trộn với 0,5 - 1 kg supe lân, ủ kỹ trong 60 - 70 ngày. Khi trồng trộn
đều phân với đất, san phẳng, trồng cây trám ở chính giữa hố.


- Chăm sóc sau khi trồng


Trong 5 năm đầu, định kỳ mỗi năm 2 lần làm cỏ xới đất, bón phân. Nội
dung chăm sóc như với trồng cây tạo từ hạt.


Tạo tán cho cây con trong 3 năm đầu: Khi cây cao 1 - 1,2 m tiến hành
bấm ngọn. Mỗi cây giữ 4 - 5 cành cấp 1 và 8 - 10 cành cấp 2 toả đều xung
quanh. Sau trồng 8 - 10 năm tỉa bỏ những cành giao nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

trồng): Mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng, bón 1lần/năm. Từ 0,5 - 1 kg urê, 0,2 -
0,5 kg kali, 1 - 2 kg supelân, bón làm 2 đợt/năm.


Giai đoạn ra quả, bón làm 3 đợt trong năm:


Bón phục hồi sau khi thu quả, kết hợp với tỉa cành lá, cành vóng, cành
tược, cành sâu bệnh. Loại phân bón có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 30 -
50kg/cây, đạm, lân, kali bón theo tỷ lệ 2 đạm 1kali 4 lân.


Bón đón hoa vào tháng 1 tỷ lệ 1 đạm 1 ka li.


Bón thúc quả vào tháng 4 tỷ lệ 1 đạm 2 kali. Phun chế phẩm A-H 502 +
Chất bám dính cho Trám 2 - 3 lần. Từ 1 - 2 lần khi có nụ đến trước nở hoa rộ, 1
lần khi đậu quả non đường kính quả bằng đầu đũa để tăng đậu quả, chống rụng
quả, tăng 15 - 20% năng suất quả.



<i>(5) Thu hoạch và bảo quản quả </i>


Trám đen chín vào tháng 10 - 11, khi chín quả chuyển từ màu xanh nhạt
sang màu đen hoàn toàn là thu hoạch được, Trám chín khơng đều trong một
chùm, lựa chọn những quả đã chín thu hái nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng tới quả
bên cạnh. Quả sau thu hoạch để trong rổ rá thoáng giữ được khoảng 7 - 10
ngày, nếu muốn bảo quản được lâu hơn cần cho quả vào túi nilon buộc kín lại để
trong tủ lạnh 12 - 150C.


<i>3.1.2. Cây Rau sắng </i>


Tên khác: Ruột gà, cây Mì chính, Ngót rừng, Lai cam, Tắc sắng.
<i>Tên khoa học: Melientha suavis Pierre. </i>


Họ thực vật: Họ Rau sắng (Opiliaceae).
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Rau sắng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Rau sắng còn
được coi như là một loại cây dược liệu bởi nó chứa một lượng lớn các axit amin
khơng thể thay thế, có vai trị rất lớn trong q trình sinh tổng hợp protein của
cơ thể. cây Rau sắng đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Canh Rau sắng ăn ngọt
và bổ cho phụ nữ mới sinh, người mới ốm dạy, còn được coi là một vị thuốc
chữa bệnh đường ruột rất tốt. Lá, chồi non cây Rau sắng có hàm lượng Protein
và acid amin cao hơn nhiều loại rau khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

“Xây dựng mơ hình phát triển cây Rau sắng tại vùng đồi núi huyện Kim Bảng
và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam ".


<i> (2) Đặc điểm hình thái </i>



Hình 3.4. Rau sắng Hình 3.5. Cây Rau sắng
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 5 m hay hơn. Vỏ cây dày, màu xám nhạt. Cành và lá
non màu lục, rủ xuống, mềm, có vị ngọt của mì chính. Lá có phiến hình mác,
nhẵn bóng, mép nguyên, dày, dài 7 - 12 cm, rộng 3 - 6 cm; Gốc và chóp lá tù;
Gân bên 4 - 5 đôi, không rõ ở hai mặt; Cuống lá dài 1 - 2 mm. Cụm hoa chuỳ
hoặc bông kép, dài 13 cm, mọc trên thân và cành già.


Hoa hình cầu, cao 2 mm, tạp tính, rất thơm. Đài nhỏ, khơng có thuỳ rõ.
Tràng gồm 4 - 5 phiến hình mác, hợp ở dưới. Nhị 4 - 5, mọc đối với thuỳ tràng
và ngắn hơn. Đĩa của hoa đực gồm 4 - 5 tuyến, xen với cánh hoa, nạc, hình nêm.
Nhuỵ lép hình trứng, khơng có núm rõ ràng. Hoa cái có tuyến đĩa hình trứng
ngược, dẹt, ngắn hơn bầu. Bầu 1 ơ, gần hình cầu, nhỏ, khơng cuống, đường kính
2 mm; Vịi khơng có núm, hình khối nạc hơi chia thuỳ.


Quả hạch, hố gỗ, hình thn hay hình trứng, dài 2,5 cm, đường kính 1,3 -
1,5 cm, màu lục nhạt, nhẵn, vị ngọt, hơi ngứa. Hạt 1, có xơ trắng. Mùa hoa tháng
3 - 4, quả chín tháng 6 - 8. Tái sinh bằng hạt và chồi (Sách đỏ Việt Nam năm
2007 - phần thực vật, trang 300).


<i>(3). Phân bố và sinh thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Trị, Thừa Thiên Huế, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu.


Lồi có khu phân bố rộng nhưng bị chia cắt. Bị tác động của con người
phá rừng phát nương làm rẫy, nên số lượng cá thể trong tự nhiên ngày càng giảm.
<i>(4). Kỹ thuật gây trồng </i>



<i>a. Nhân giống </i>


* Nhân giống bằng hạt
- Thu hái và tách hạt


Quả Rau sắng chín vào tháng 6, tháng 7, khi quả chuyển từ màu xanh
sang màu vàng là thu hái. Chọn những quả to đã chín vàng trên cây sinh trưởng
tốt. Quả thu hái về cần ủ vài ngày cho chín đều rồi xát vỏ, cùi và rửa sạch để lấy
hạt. Hạt sau khi thu hoạch nên đem gieo ươm ngay, nếu không gieo ươm ngay
cần bảo quản khô.


- Xử lý hạt và gieo ươm


Ngâm hạt trong thuốc tím nồng độ 0,5% trong 15 phút ở nhiệt độ 400C -
500C, sau đó rửa sạch thuốc tím và ủ vào cát sạch tỷ lệ 1 hạt 3 cát, thường xuyên
giữ ẩm cho tới khi hạt nẩy mầm đem gieo vào bầu. Hỗn hợp đất đóng bầu cần
được tơi xốp với tỉ lệ 79% đất mùn + 20% phân hoai mục +1% supelân.


- Chăm sóc sau khi gieo


Làm giàn che nắng với chế độ che 85 % trong tháng đầu, tháng thứ 2, thứ
3 che 75%, từ tháng thứ tư trở đi che từ 30 - 50%. Định kỳ 15 ngày làm cỏ, phá
váng, tưới bổ sung đạm nồng độ 0,5 - 1%. Nếu có hiện tượng héo do nấm, phun
Booc đô nồng độ 1%, 3 - 4 ngày phun 1 lần cho tới khi hết bệnh.


<i>* Nhân giống bằng hom </i>
<i> </i> <i>- Cách chọn hom </i>


Hom được lấy từ các chồi cấp 1 ở cây Rau sắng mẹ sinh trưởng tốt. Hom


giâm phải mập, khỏe, không bị sâu bệnh, sức sống tốt, khi chồi mới ở giai đoạn
bánh tẻ mới tiến hành cắt làm hom giâm.


<i>- Cắt và xử lý hom </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

lệ hom ra rễ cao, các luống giâm hom cần có mái che mưa nắng và hệ thống
phun sương tự động. Giai đoạn đầu che sáng 90% cho đến lúc hom nảy chồi, sau
đó giảm dần chế độ che sáng xuống còn 60 - 70% và 30 - 50%. Sau khi giâm
trong 30 ngày đầu định kỳ 30 - 40 phút tưới phun sương 1 lần, mỗi lần tưới từ 5
- 7 giây, tháng thứ 2 cách 60 phút tưới 1 lần, từ tháng thứ 3 trở đi chăm sóc
giống như với cây con tạo từ hạt.


<i>b.Trồng rừng </i>


* Điều kiện gây trồng


Cây Rau sắng ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do lá cây mục nát tạo ra. Cây
thường mọc dưới tán rừng của những loại cây khác, không ưa các loại phân bón
hóa học. Cây khó trồng do kén đất và nhạy cảm với những phương tiện chăm
sóc cơ học. Khi trồng phân tán hoặc trồng xen với cây ăn quả cây sinh trưởng
tốt. Do đó nên chọn nơi đất tốt có nhiều mùn, đất ẩm, thoát nước tốt, pH từ 6 - 7.
Đất trồng tốt nhất là rừng thứ sinh, đất nương rẫy cũ ở khu vực núi đá vôi.


* Thời vụ trồng và tiêu chuẩn cây con đem trồng


Tốt nhất là trồng vào vụ xuân tháng 2 - 4, có thể trồng vụ thu tháng 7 - 8.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con đủ 1 năm tuổi, chiều cây cao trên 20
cm, đường kính trên 0,3 cm, cây xanh tốt khơng cụt ngọn, không bị sâu bệnh.


* Phương thức trồng



Có thể trồng thuần lồi hoặc trồng dưới tán rừng hay trong vườn hộ.


Trồng dưới tán rừng, thực bì được xử lí theo băng rộng 2 m. Trên băng
chặt cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40 cm. Cuốc hố 15 - 20 ngày trước khi trồng.
Lấp hố trước 1 tuần, lấp hố kết hợp với bón lót. Bón phân chuồng ủ hoai, liều
lượng từ 1 - 1,5 kg + 0,2 kg vôi bột + 0,1 kg phân NPK và trộn đều với đất mặt
trước khi lấp hố. Cây trồng với khoảng cách cây từ 1,5 m - 2 m, cách hàng 2 - 4 m.


Trồng thuần loài nơi đất trống cần trồng xen với cây che bóng trong 2 - 3
năm đầu hoặc trồng xen với cây họ đậu như cốt khí với mật độ trồng từ 2500 -
3300 cây/ha.


Có thể trồng phân tán hay áp dụng mơ hình nơng lâm kết hợp những nơi
đất đủ ẩm, khơng chua, thốt nước tốt


* Kỹ thuật trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i>c. Chăm sóc cây </i>


Sau khi trồng nếu thời tiết khô hạn cần tưới nước giữ ẩm trong 3 tuần đầu.
Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành trồng dặm. Giai đoạn cây con cần
duy trì độ che bóng 30 - 50%, sau 2 - 3 năm giảm dần, tới năm thứ 4 - 5 có thể
mở tán hoàn toàn cho cây trồng. Định kỳ hàng năm 3 - 4 tháng 1 lần làm cỏ vun
xới đất. Bón thúc từ 3 - 5 kg phân chuồng ủ hoai và từ 0,3 - 0,5 kg phân NPK,
bón 2 lần/năm, bón vào đầu xuân và đầu hè. Phủ mùn xung quanh gốc cây để
giữ ẩm và hạn chế cỏ dại mọc.


Khi cây cao 80 cm trở lên thì bấm ngọn để tạo tán. Cần tỉa cành nhỏ vào
cuối mùa sinh trưởng để kích thích tán phát triển và có khoảng trống cho lá mọc.


Sau khi trồng từ 3 - 4 năm có thể thu hoạch lá.


<i>d. Phòng trừ sâu bệnh </i>


Cây Rau sắng ít bị sâu bệnh, tuy nhiên có 1 số loại sâu ăn lá phá hoại. Khi
bị bệnh này dùng Padan 95 SP để xử lý. Dùng Ridomid để xử lý đốm lá và nấm
rễ. Phun 15 ngày một lần (theo chỉ dẫn trên bao bì).


<i>(5). Thu hoạch </i>


Thường cây Rau sắng có độ tuổi từ 3 - 4 tuổi trở lên sẽ bắt đầu được thu
hái, nhưng phải vài năm sau cây mới đạt năng suất cao nhất. Khi bị cắt tỉa những
đọt ngọn, cây sẽ nhanh chóng mọc ra những chồi non, nhưng cũng khơng nên
khai thác q mạnh vì cây sẽ còi cọc, thời gian thu hoạch giữa hai lần thường
khoảng một tháng.


<i>3.1.3. Cây rau Bò khai </i>


Tên khác: Piéc Yển (tiếng Tày), rau "Dạ Yến", Bó khai.
<i>Tên khoa học: Erythrophalum scandens </i>


Họ: Dương đầu (Olacaceae)
<i>(1). Giá trị sử dụng </i>


Lá và ngọn Bò khai là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Tên
phổ biến của cây là dây Bị khai hoặc Bó khai. Thành phần dinh dưỡng của lá
Bò khai: Nước 78,8 g; Protein 6 g; Gluxit 6,1 g; Xơ 7,5 g; Tro 1,6 g; Canxi 138
mg; Phốt pho 40,7 mg; Caroten 2,6 mg; vitamin C 60 mg.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

dân Bắc Kạn, tồn cây Bị khai sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng


đạt kết quả tốt. Thân cành tươi bỏ lá, thái mỏng phơi khô, ngâm rượu uống chữa
sốt, tê thấp (Theo Trung tâm nghiên cứu nông vận – Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam).


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


Cây dây leo bằng tua cuốn, dài 5 - 10 m; đường kính trung bình 2 - 3 cm,
lớn nhất đạt 5 - 6 cm, màu xám vàng hay vàng nhạt, già có màu trắng mốc, non
màu xanh. Dây dài tới 10 - 15 m, thân mềm có tua cuốn, trên mặt vỏ có nhiều
vết bì khổng màu nâu. Cành mềm, khi non hơi có cạnh, màu xanh lục, đường
kính 4 - 6 mm.


Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu nhọn, dài 9 - 16cm, rộng 6 - 11cm,
mép nguyên, lượn sóng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu xám mốc, có 3
gân chính; cuống lá dài 3,5 cm, có cây cuống lá dài 8 - 9 cm, phình ở 2 đầu và
đơi khi hơi đính vào phía trong phiến lá làm cho lá có hình khiên. Vị lá có mùi
thơm hăng. Tua cuốn mọc ở nách lá, dài 15 - 25 cm, đầu thường chẻ hai.


Hình 3.6. Rau Bị khai Hình 3.7. Cây rau Bị khai
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


Cụm hoa ngù, mọc ở nách lá; Lá bắc hình tam giác nhọn; Hoa nhỏ, lưỡng
tính; Đài hình đấu có 5 răng; Tràng 5 cánh, nhẵn ở mặt ngồi, mép có lơng mịn;
Nhị 5 mọc đối diện với cánh hoa, chỉ nhị ngắn; Bầu hạ, 1 ơ.


Quả mọng hình trái xoan, dài 1,0 - 1,5 cm, mang một sẹo ở đầu, khi chín
màu vàng hay đỏ, mang 1 hạt hình trứng. Mùa hoa mọc trên các chồi năm cũ
hoặc trên thân già bắt đầu từ tháng tư, bắt đầu mùa mưa, tháng 7 - 9 là mùa quả,
quả có thể tồn tại trên cây đến tận mùa hoa năm sau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Cây tái sinh bằng hạt hay chồi. Sau khi bị phát đến mùa mưa, rất nhiều
chồi lại nảy ra từ gốc thân cũ. Là cây dễ gây trồng bằng hom.


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Cây thường mọc ở ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng
nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, tập trung
rải rác ở ven các rừng mọc trên núi đá vôi. Là lồi cây phổ biến ở các tỉnh phía
Bắc Việt Nam, tập trung nhiều ở khu Đông Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh:
Cao bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang. Cũng gặp ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và duyên
hải Nam Trung Bộ.


Độ cao phân bố của cây rất rộng, từ ngang mặt biển đến độ cao 1000 m.
Rau Bò khai là dây leo ưa sáng khi trưởng thành, nhưng chịu bóng nhẹ ở giai
đoạn non, vì vậy khi gieo ươm cần một tàn che nhất định. Cây không ưa ẩm,
thích hợp ở vùng khí hậu khô, mọc rất nhanh, hầu như ra chồi, mọc lá mới
quanh năm, chỉ trừ một vài tháng mùa đông nhiệt độ quá thấp.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Nhân giống </i>


Rau Bò khai nhân giống chủ yếu bằng giâm hom. Khi giâm chọn đoạn
thân bánh tẻ, cắt thành đoạn dài 5 - 7 cm, mang 3 đốt. Do phần vỏ cây rau Bò
khai rất dễ tách khỏi phần lõi nên khi cắt hom phải dùng dao thật sắc hoặc dùng
kéo cắt cành, tránh làm dập nát vết cắt. Khi vận chuyển nên đưa vào túi nhựa
kín, giữ ẩm để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Giâm hom trên luống đất đã chuẩn bị sẵn
hoặc trên khay cát hay trong bầu.


Bầu có kích thước 10 x 15 cm, thành phần đất bầu là 89% đất, 10% phân


chuồng ủ hoai, 1% phân lân.


Khi giâm cần lấp sâu bằng 1/3 chiều dài đoạn hom. Sau 2 - 3 tuần hom ra
rễ, chồi non xuất hiện. Khi cây con ra chồi dài khoảng 5 - 7 cm có thể đem đi
trồng. Trong thời gian giâm hom chú ý tưới giữ đất luôn ẩm.


<i>b. Kỹ thuật trồng </i>


* Chọn đất và làm đất


Cây rau Bò khai dễ trồng và sinh trưởng tốt trên nhiều dạng lập địa và đất
có thành phần cơ giới khác nhau, tốt nhất là đất cịn tính chất đất rừng sau nương
rẫy, vườn rừng hoặc rừng khai thác kiệt có độ tàn che từ 0,1 - 0,3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

* Trồng và chăm sóc


Thời vụ trồng tốt nhất là mùa mưa từ tháng 4 - 10 hàng năm.


Phân bón: Bón lót và bón thúc tốt nhất dùng phân chuồng hoai, mỗi hố
bón 1 kg, có thể bổ sung thêm NPK (100 kg phân chuồng trộn thêm 1 kg NPK).


Kỹ thuật trồng: Trên băng đã dọn sạch thực bì và làm đất, cuốc hố cách
nhau 60 - 70 cm, hàng cách hàng 1,5 m, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm. trước
khi trồng 1 tuần cho phân trộn đều và lấp hố. Khi trồng mỗi hố trồng từ 2 - 3
hom, 1 ha trồng khoảng 20.000 hom.


Chăm sóc: Cây Bị khai là cây ưa đất ẩm, nên phải thường xuyên tưới
nước nhất là thời gian đầu. Định kỳ làm cỏ xới đất, bón thúc cho cây.


<i>(5). Kỹ thuật thu hoạch </i>



Khi cây đạt chiều cao 0,5 m thì hái ngọn để cây ra nhiều chồi, chồi dài 0,5
m lại hái tiếp. Sau một năm thì khép tán đến tuổi thành thục, cây cho nhiều cành
đan chéo vào nhau và xù to ra, duy trì bề rộng luống từ 1 - 1,2 m và chiều cao
1,3 m.


Rau Bò khai có thể thu hái gần như quanh năm, chỉ trừ vài tháng mùa
đông quá lạnh, ngọn non không mọc được, mùa thu hái nhiều nhất vẫn là mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 9, 10.


<i>3.1.4. Cây Mắc khén </i>


Tên gọi khác: Cây Sẻn hôi.


<i>Tên khoa học: Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC. </i>
Tên họ: Cam (Rutaceae).


<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


<i>Cây Mắc khén trồng với mục đích chủ yếu để lấy quả. Theo Đỗ Tất Lợi </i>
quả có cơng dụng làm thuốc. Sử dụng vỏ, hạt để phòng trừ phong thấp, hoạt
huyết và giảm đau. Tinh dầu từ hạt cây Mắc khén được coi là có đặc tính chống
viêm gan, giải cảm, sát trùng tốt, có tác dụng diệt ký sinh trùng đường ruột
<i>mạnh hơn so với thuốc piperazine (Lã Đình Mỡi, Trần Huy Thái, 2002). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

như: Ung thư mơ biểu bì; Ung thư gan; Ung thư phổi và ung thư vú.


Người dân tộc Thái sử dụng quả Mắc khén làm gia vị trong các món ăn.
Sử dụng quả Mắc khén chữa bệnh thủy đậu và dị ứng. Người dân tộc H’Mông
không những sử dụng quả, bột quả Mắc khén làm gia vị mà còn sử dụng quả


Mắc khén chữa bệnh đau lưng và dị ứng.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


Là cây gỗ nhỡ cao từ 14 - 18 m, thân thẳng, vỏ thân cây có nhiều gai.
Thân phía trên gốc hình trụ trịn, phía gốc có múi tạo thành đế, khi cịn nhỏ
tương đối trịn đều.


Lá kép lơng chim một lần lẻ, chiều dài từ 7 - 14 cm, rộng 4 - 8 cm. Mỗi
cành lá mang từ 5 - 9 đơi lá chét, gân lá hình lơng chim có từ 8 - 20 gân trên mặt lá.


Hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa dạng chùy, mọc ở đầu cành hay ở nách
lá, cuống hoa dài 8 - 14 cm màu xám trắng. Quả nang hình cầu, đường kính
trung bình từ 0,3 - 0,4 cm, quả chín vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, khi chín
quả chuyển từ màu xanh sang màu tím nhạt.


Quả Mắc khén khi chín có màu tím đậm rất đặc trưng để lộ đường nứt
của vỏ quả. Khi chín cuống quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt hoặc


hơi tím, thời gian này nếu thời tiết khô ráo vỏ quả sẽ tự nứt và hạt rơi xuống đất.


Hình 3.8. Thân cây Hình 3.9. Quả xanh Hình 3.10. Quả chín
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


<i> Hạt Mắc khén hình bầu dục, màu đen nhẵn bóng, vỏ hạt khá cứng có vị </i>
cay thơm. Hạt có đường kính dao động từ 3,1 - 4 mm, độ dày từ 3,3 - 4,2 mm.
Hạt có độ thuần cao từ 82,6 - 89,6%, khối lượng của 1.000 hạt từ 10,42 - 12,05
g. Tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt rất thấp (< 30%) (Cao Đình Sơn, 2012).


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

cây lá kim á nhiệt đới núi thấp. Phân bố tập trung nhiều ở rừng loại rừng thứ
sinh nghèo và rừng phục hồi sau nương rẫy ở độ cao 700 - 1.400 m so với mặt
nước biển cùng với một số lồi cây ưu thế như: Vối thuốc, Xoan nhừ, Thơi ba,
Màng tang, Đáng chân chim.


Tại Sơn La phân bố ở độ cao từ 500 m (Quỳnh Nhai) đến 1.500 m (Mộc
Châu) nơi có địa hình dốc, độ dốc từ 150- 380. Khu vực Mắc khén phân bố tự
nhiên có nhiệt độ trung bình năm là 210C - 220C , lượng mưa bình quân năm
trên 1500 mm, có thể sống ở những vùng có 2 - 3 tháng khô, 2 - 3 tháng hạn và
1 - 2 tháng kiệt.


Mắc khén có biên độ sinh thái tương đối rộng, phân bố chủ yếu ở đất phát
triển trên loại đá mẹ chính là đá phiến thạch sét. Đất feralit nâu vàng và nâu
xám, thành phần cơ giới từ sét đến thịt, đá lẫn ít, tầng đất dày. Hàm lượng Mùn
từ nghèo đến giàu, hàm lượng Đạm từ nghèo đến trung bình, hàm lượng Lân và
Kali từ trung bình đến giàu. Mắc khén thích hợp với đất chua độ pHKCL từ 3,94
đến 4,96 (Cao Đình Sơn, 2012).


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i> <i> </i>
<i>a. Nhân giống </i>


* Nhân giống bằng hạt
- Xử lí hạt


Hạt Mắc khén khó nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm sau thu hoạch của hạt khá
thấp (< 30%). Các phương pháp xử lý hạt giống (Theo Cao Đình Sơn) có thể áp
dụng: Ngâm hạt trong nước lạnh; Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ
từ 450C - 500C ); Ngâm hạt trong nước nóng (700C - 750C); Đốt hạt trực tiếp;
Đốt ủ hạt. Trong các phương pháp trên thì phương pháp xử lý đốt ủ hạt cho tỷ lệ


nảy mầm cao nhất (28,1%).


- Kỹ thuật tạo bầu


Sử dụng bầu polyetylen kích thước 9 x 14 cm. Thành phần hỗn hợp ruột
bầu gồm 89% đất tầng A + 10% phân chuồng hoai + 1% NPK.


- Gieo ươm tạo cây mầm


Tạo nền gieo hạt: Tiến hành cuốc và lên luống chiều rộng 45 - 50 cm.
Phun thuốc trừ nấm trước 1 - 2 ngày, san phẳng luống gieo và phun nước trước
khi gieo vài giờ. Dùng thêm lượng phân hữu cơ đã được ủ hoai sàng nhỏ bón lót
trước khi gieo. Đảo đều phân và đất ở độ sâu từ 2 - 5 cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

độ lấp của đất thường 1 - 2 lần hạt (khoảng 2 - 4 mm). Tránh lấp quá dày làm
hạt khó nảy mầm. Sau khi gieo dùng rơm rạ hay ràng ràng đã qua khử trùng cắm
phủ kín mặt luống. Dùng thuốc diệt kiến rắc xung quanh mặt luống phòng chống
kiến ăn hạt. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho luống gieo.


- Cấy cây và chăm sóc


Khi cây mầm có 2 - 3 lá thật đem cây cấy vào bầu. Cây sau khi cấy cần
che nắng tạm thời trong 10 ngày đầu. Khi cây con dưới 1 tháng tuổi mỗi ngày
tưới 2 lần với lượng nước tưới 2 - 3 lít/1m2/lần. Cây trên 1 tháng tuổi tưới nước
ngày 1 - 2 lần, lượng nước tưới 4 - 5 lít/1m2/lần. Trước khi bứng cây đi trồng 1 -
2 tháng tuần tưới 2 - 3 lần tạo điều kiện cho cây hóa gỗ và thích nghi dần với
điều kiện khô hạn.


<i> Định kỳ làm cỏ, phá váng 2 tuần một lần. Dùng que nhọn xới nhẹ lớp đất </i>
mặt trên bề mặt bầu tránh làm tổn thương đến rễ, độ sâu xới đất 4 - 5 cm.



Bón thúc bằng phân chuồng hoai với lượng 1 – 3 kg/m2, phân vô cơ như
đạm 3 - 7 g/m2, lân 10 - 15 g/m2, kali 3,5 - 5 g/m2. Để tăng khả năng chống hạn,
chống rét nên dùng nhiều kali và lân. Bón thúc có thể thực hiện bón vào đất
hoặc tưới.


Chú ý phòng trừ bệnh Thối cổ rễ, định kỳ phun phòng bệnh bằng dung
dịch Bc đơ nồng độ từ 0,5 - 1%, phun 1 lít/m2, chu kì phun 10 - 15 ngày/lần.
Trường hợp phát hiện có bệnh tăng cường nồng độ 1 - 1,5% với chu kì phun 7
ngày/lần.


Trước khi đem cây con đi trồng 1 tháng phải đảo bầu nhằm cắt đứt các rễ
cây ăn sâu xuống đất và giãn mật độ bầu để cây phát triển cân đối.


- Tiêu chuẩn cây xuất vườn


Cây Mắc khén khi ươm trong vườn được 6 tháng, cây có chiều cao trên 20
cm, đường kính cổ rễ 2 mm trở lên là đạt tiêu chuẩn đem trồng.


* Nhân giống bằng hom cành


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>b. Trồng và chăm sóc </i>


Có thể trồng Mắc khén thuần loài, trồng xung quanh vườn rừng hoặc
trồng làm giầu rừng. Nếu trồng phân tán xung quanh vườn nhà, áp dụng thâm
canh bón 150g NPK/gốc thì sau 4 năm trồng sản lượng quả có thể đạt 4,97
kg/cây, cịn trồng thuần loài sản lượng đạt trung bình 4,34 kg/cây (Cao Đình
<i>Sơn, 2012). </i>


Trồng làm giàu rừng thứ sinh nghèo kiệt: Trồng theo rạch hoặc theo băng.


Làm giàu rừng theo rạch: Rạch trồng cây Mắc khén được bố trí cách đều,
rộng 5 m. Băng trồng có chiều rộng 10 m. Băng chừa có chiều rộng 10 m, trong
băng chừa luỗng phát dây leo, cây bụi; giữ lại toàn bộ cây Mắc khén và cây gỗ
tái sinh có giá trị kinh tế cao. Trên rạch trồng hỗn giao với các cây gỗ lớn hoặc
cây gỗ tái sinh; cây cách nhau trong hàng trung bình từ 4 - 5 m; mỗi băng trồng
2 hàng, hàng cách hàng trong băng 5 m.


Làm giàu rừng theo đám: Làm giàu rừng bằng cây Mắc khén trong các
khoảng trống có diện tích từ 100m2 trở lên. Trong các lỗ trống, trồng cây Mắc
khén thuần loài, cây cách cây 3,5 m.


Rừng sau khi trồng phải được chăm sóc, bảo vệ phòng chống cháy, sâu
bệnh và gia súc phá hoại.


<i>(5) Thu hoạch </i>


Khi quả chín thu hoạch cả chùm quả. Quả sau khi thu hái loại bỏ hết tạp
chất, ủ thành đống từ 2 - 3 ngày rồi đem ra phơi dưới nắng nhẹ. Trong quá trình
phơi thỉnh thoảng đảo cho hạt tách rời khỏi quả hoặc đập nhẹ thu lấy hạt. Hạt
thu được cần phơi dưới nắng nhẹ 2 - 3 ngày, sau đó làm sạch và đem vào bảo
quản. Khoảng 10kg quả tươi sau chế biến được 1,5kg hạt sản phẩm. 1 kg hạt có
từ 17.985 đến 18.562 hạt.


Bảo quản hạt sau thu hoạch:


- Bảo quản khô lạnh: Bảo quản ở nhiệt độ 50C, với cách này thời gian giữ
được sức sống của hạt được lâu hơn so với các phương pháp khác.


- Bảo quản khô: Cho hạt vào lọ sành, hoặc chum, vại kín sau đó dùng
nilon hoặc vải bọc kín và buộc lại để nơi thoáng mát. Theo kinh nghiệm của


người dân hạt sau khi chế biến làm sạch cho vào bao treo lên gác bếp cất giữ .
<i>3.2.5. Cây Mắc ca </i>


Tên gọi khác: cây quả Hawaii, cây hạch đào Australia, cây quả khô
Queensland.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Tên họ: Họ Chẹo thui (Proteaceae).
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Mắc ca là tên gọi chung cho 18 loài. Trong 18 loài chỉ có 2 lồi đã được
gây trồng trên quy mơ thương mại là lồi Mắc ca vỏ hạt láng hay gọi là Mắc ca
<i>lá nguyên (Macadamia integrifolia); Mắc ca vỏ hạt nhám hay gọi là Mắc ca mép </i>
<i>lá răng cưa (Macadamia tetraphylla). Các lồi mắc ca cịn lại có nhân nhỏ, vị </i>
đắng, ít nhiều chứa độc tố nên chưa được gây trồng nhiều (Nguyễn Công Tạn -
Cây mắc ca, cây có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - sinh thái ở các tỉnh vùng miền
núi phía Bắc Việt Nam; Chuyên đề số 2, tháng 4 năm 2008, Tạp chí Rừng và Đời sống).


Thành phần hữu ích là nhân hạt mầu sữa trắng ngả vàng, chiếm gần 1/3
trọng lượng hạt. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965,
thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt Mắc ca như sau: Chất béo 78,2%, đường
10%, đạm (protein) 9,2%, nước 1,5-2,5 %, kali 0,37%, phôt pho 0,17%, mg
0,12%; Ngoài ra trong mỗi kg nhân hạt mắc ca còn chứa Can xi 360mgr; Lưu
huỳnh 66 mgr; Sắt dễ tiêu 18 mgr; Kẽm 14 mgr; Đồng 3,3 mgr, và một số loại
vitamin như vitamin PP 16 mg, vitamin B1 2,2 mg, vitamin B2 2,2 mg; vitamin
E từ 6,4 – 18 g/kg nhân.


Nếu so sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân là 44,8%,
hạt điều 47%, Hạnh nhân 51%, hạt Điều 63% thì hàm lượng dầu béo (78%)
trong nhân Mắc ca là cao hơn hẳn. Đặc biệt là hàm lượng acid béo không no
trong dầu Mắc ca lên tới 84% chỉ đứng sau dầu Sở (97%), đây là loại chất béo


mà thế giới hiện đại rất coi trọng vì ít dẫn tới nguy cơ tích tụ cholesteron trong
cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi trong mỹ phẩm.


Nhân mắc ca không những béo ngậy mà còn có vị ngọt, bùi có thoang
thoảng mùi thơm của bơ sữa bò nên rất hấp dẫn. Nhân giịn mà khơng cứng như
hạt điều hay nhân lạc, dùng ăn sống, luộc rang hoặc xào nấu với đồ mặn đều rất
ngon, độn vào Kem cốc, kẹo Sô cô la, bánh Ga tô và nhiều loại đồ ngọt khác đều
làm cho các đồ ăn này tăng hẳn giá trị.


Vỏ quả Mắc ca chứa 14% ta nanh, 8 - 10% protein, sau khi chiết xuất ta
nanh bằng nước nóng, vỏ quả thường được nghiền làm thức ăn gia súc. Vỏ hạt
có ít giá trị hơn, tại các xưởng chế biến thường dùng vỏ hạt làm nhiên liệu, hoặc
nghiền làm vật liệu hữu cơ độn bầu ươm cây, độn đất chậu cảnh.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Bắc bang New South Wales, trong phạm vi từ 250 đến 310 vĩ độ Nam. Mắc ca là
tên gọi chung cho 18 loài thuộc chi Macadamia họ Chẹo thui (Proteaceae). Cho
đến nay, mắc ca đã được gây trồng và nhập vào nhiều nước trên thế giới. Cũng
vì vậy cây mắc ca hiện có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ: cây quả Hawaii, cây
hạch đào Australia, cây quả khô Queensland.


Mắc ca là loài cây ăn quả gỗ nhỡ, thường xanh, cao tới 15 - 20 m, tán
rộng và rậm, tuổi thọ cao, thân thẳng đứng, phân nhiều cành, trên cành có nhiều
lỗ chồi nhỏ. Vỏ cây thơ, khơng có vết nhăn hoặc rãnh nhỏ.


Lá mọc vịng theo cụm 3 lá, cũng có trường hợp 2 lá mọc đối xứng hoặc 4
lá mọc vòng, phiến lá cứng, hình bầu dục dài 75 - 250 mm. Lá cây Mắc ca xanh
đậm và bóng, có lồi có viền răng cưa.



Hình 3.11. Cây Mắc ca trồng Hình 3.12. Ghép Mắc ca


<i>(Nguồn ảnh của tác giả chụp tại Trung tâm Giống Cẩm Quỳ - Suối Hai - Ba Vì) </i>
Hoa lưỡng tính màu trắng hoặc trắng ngà, loài Mắc ca 3 lá có hoa mầu
hồng phai, mùa hoa kéo dài gần 2 tháng. Quả thành thục hình cầu có núm lồi,
màu xanh, đường kính 25 - 40 mm hoặc to hơn. Quả chưa chín vỏ màu xanh, dày
2,5 - 3,5 mm, khi chín chuyển sang màu nâu thẫm, vỏ quả nứt theo đường hợp
tuyến của quả.


Mắc ca có rễ cọc kém phát triển, rễ chùm là chính, 70% là rễ chùm phân
bố tập trung ở tầng đất 0 - 30 cm.


Chi Macadamia có 18 lồi, trong đó 10 loài nguyên sản tại Úc, 6 loài tại
Tân Cri-đo-nia, 1 lồi tại Ma-đa-gas-ca, 1 lồi tại đảo Xi-ri-bơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Nunaibah và bên kia là sông Mary ở phía Bắc trên dải rộng 24 km, dài 442 km.
Loài này cao tới 18 m, tán rộng 15 m. Lá non màu xanh nhạt, lá hình trứng
ngược hoặc thn ngược. Lá dài 10,2 - 30,5 cm, rộng 2,5 - 7,6 cm, có cuống lá
ngắn, khơng có hoặc gần như khơng có răng cưa, đi lá trịn, 3 lá hoặc 4 lá mọc
xoáy ốc, nhưng ở cây con hoặc cành non có thể gặp 1 đôi lá mọc đối. Hoa tự
thường dài 10,2 - 30,5cm; mỗi hoa tự có từ 100 - 300 bơng hoa, hoa màu trắng.
Quả chín rộ vào tháng 3 đến tháng 6 ở Úc (mùa thu đông ở Nam bán cầu) và từ
tháng 7 đến tháng 11 ở Hawaii, nhưng ở California quả chín từ tháng 11 năm
trước đến tháng 3 năm sau. Tại Quảng Châu và Bán đảo Lơi Châu quả chín từ
giữa tháng 8 đến cuối tháng 9. Ngoài ra, ở cây cao tuổi ngồi mùa hoa tập trung
vẫn có thể thấy hoa nở rải rác suốt năm. Quả hình trịn, vỏ quả khơng có lơng
nhung, màu xanh bóng. Vỏ hạt nhẵn, đường kính hạt khoảng 1,3 - 3,2 cm, nhân
màu trắng sữa, có hương thơm, chất lượng rất cao. Hiện nay các dịng vơ tính
được gây trồng phổ biến ở quy mô thương mại chủ yếu được tuyển chọn từ loài này.



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i> (3) Phân bố và sinh thái </i>


Nguyên sản Mắc ca là vùng Á nhiệt đới ẩm tại Duyên hải phía Đơng
<i>Queensland. Lồi Mắc ca vỏ hạt láng (Macadamia integrifolia) phân bố từ 25 - </i>
280 <i>vĩ tuyến Nam, loài Mắc ca vỏ hạt nhám (M. tetraphylla) phân bố xa hơn </i>
xuống tới 28 - 290 vĩ tuyến Nam. Khi dẫn giống sang Hawaii (20 - 210 vĩ tuyến
<i>Bắc) thì sản lượng nhân của giống Mắc ca vỏ láng (M. integrifolia) đã cao hơn ở </i>
vùng nguyên sản khoảng 1/3.


Mắc ca sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình hàng năm
từ 20 - 25°C, nhiệt độ trung bình ngày nóng nhất khơng q 350C, nhiệt độ trung
bình ngày lạnh nhất không thấp hơn 50C. Nhiệt độ tốt nhất cho sự phân hóa
mầm hoa ban đêm từ 18o - 21oC, nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12oC và cao hơn
21oC đều không thể hình thành mầm hoa. Lượng mưa hàng năm ít nhất khoảng
1200 mm, tốt nhất từ 1.500 - 2.500 mm. Nếu lượng mưa nhiều khoảng 4.000
mm/năm sẽ dẫn đến tình trạng rễ cây bị thối và cây dễ bị đổ khi gặp gió. Ngược
lại, cây mắc ca cần nước quanh năm để tồn tại và phát triển, chính vì thế mùa
khơ phải đảm bảo đủ nước để tưới. Nếu không đủ nước tưới cây sinh trưởng
chậm, cịi cọc khơng phát triển được nên sản lượng quả, hạt thấp.


Nếu khu vực có sương mù nhiều, hoặc có mưa thường xuyên sẽ làm cho
vỏ hạt dày lên và hạt nhân của mắc ca nhỏ lại, làm giảm giá trị kinh tế của hạt
mắc ca. Mắc ca rất nhạy cảm với nguồn nước có chứa nhiều muối, nếu lượng
muối chứa trong nguồn nước > 300 ppm sẽ làm cháy lá.


Tránh trồng mắc ca những nơi thường xuyên bị sương muối và nơi dễ bị
ảnh hưởng của bão, mưa phùn vào vụ xuân.


Đất đai: Thích hợp trên nhiều loại đất nhưng tầng đất phải dày trên 60 cm,
thoát nước tốt, giàu hữu cơ, đất không quá sét, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến


trung bình, ẩm đều quanh năm là tốt nhất, pH thích hợp từ 5 - 5,5. Cây mắc ca
chịu được đất xấu, song năng suất thấp, khơng thích hợp với đất kiềm, đất đá
vơi, đất đá ong hóa hoặc thối hóa nghiêm trọng, đất ngập úng.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Chọn giống </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

ngồi ra cịn trồng bằng cây thực sinh, cây chiết và cây hom. Đến năm 2011 Bộ
NN & PTNT đã cơng nhận 10 giống mắc ca, trong đó có 3 giống quốc gia (dòng
OC, 246 và 816), 7 giống tiến bộ kỹ thuật: Dòng Daddow, 842, 849, 741, 800,
900, 695 (Quyết định 2040/QĐ-BNN-TCLN; QĐ 2039/QĐ-BNN-TCLN). Cũng
cần chú ý cả 10 giống được công nhận cũng mới chỉ phù hợp ở những nơi trồng
khảo nghiệm. Trong đó các giống: OC, 246 và 816 cho các tỉnh Tây Nguyên,
Tây Bắc và Trung du phía Bắc, giống tiến bộ kỹ thuật là Daddow và 842 cho
vùng Trung du miền Bắc.


<i>b. Kỹ thuật nhân giống </i>


* Nhân giống bằng phương pháp ghép
- Gieo ươm và tạo cây gốc ghép


Hạt chọn làm cây gốc ghép phải lấy từ những cây mẹ tốt, trọng lượng hạt
trung bình được khoảng 6g/hạt. Xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong nước lạnh
từ 48 - 72 giờ, khi thấy có một số hạt nứt ra là được, mỗi ngày thay nước 2 lần
vào buổi trưa và tối. Sau khi ngâm đủ thời gian vớt hạt ra rửa sạch và tiếp tục
ngâm vào thuốc tím nồng độ 0,01% trong 15 phút để diệt nấm bệnh. Khi đủ thời
gian qui định vớt hạt ra để ráo rồi đem gieo trên luống.


Gieo hạt: Luống gieo hạt nên được xây thành xung quanh cao khoảng 25 -
30 cm. Bên trong luống phủ lớp cát sạch, dày khoảng 20 cm. Rải đều hạt trên bề


mặt luống, hoặc gieo thành hàng, sao cho hạt cách hạt 2 cm. Phủ lên hạt một lớp
cát, có độ dày khoảng 1 - 2 cm. Mỗi mét vuông luống gieo khoảng 5 - 7 kg hạt.
Sau khi gieo xong rải thêm thuốc chống kiến trên mặt luống.


Chăm sóc sau khi gieo: Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày 1 lần, dùng lưới sắt
phủ trên mặt luống nhằm ngăn chặn sóc và chuột phá hoại. Ở điều kiện nhiệt độ
từ 30 - 350C, sau khi gieo 3 - 4 tuần hạt bắt đầu nảy mầm.


Trồng và chăm sóc gốc ghép: Khi cây con có 2 lá thật, nhổ cây cấy vào
bầu có kích thước 17 x 27 cm. Thành phần ruột bầu gồm có 75% đất mặt + 20%
phân chuồng hoai + 5% vỏ trấu hun. Tưới nước giữ ẩm cho đất, định kỳ 15 ngày
làm cỏ phá váng mặt bầu. Phân loại cây con, kết hợp tỉa cành khoảng 3 - 4 tháng
1 lần.


Tiêu chuẩn cây con gốc ghép: Cây con có tuổi từ 12 - 18 tháng, đường
kính từ 0,7 - 1 cm, cao cây từ 40 - 50 cm, có 6 - 8 tầng lá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Chồi ghép có thể là chồi ngọn hoặc là đoạn cành của cây giống tốt. Trước
khi cắt chồi về để ghép thì cần phải tiến hành khoanh vỏ ở những cành cần lấy
chồi trước 4 - 6 tuần. Sau khi cắt chồi dùng dao cắt bỏ hết cuống lá và tốt nhất
nên ghép ngay. Nếu phải mang chồi đi xa thì bảo quản lạnh trong thùng xốp,
thời gian bảo quản không nên quá 2 ngày.


Tiêu chuẩn chồi ghép: Chồi có màu trắng tro, các nách lá bắt đầu bật
mầm, đường kính chồi ghép từ 0,5 - 0,7 cm, chiều dài chồi ghép từ 7 - 10 cm, có
từ 2 - 3 mầm tốt, chồi khơng có biểu hiện sâu bệnh.


+ Phương pháp ghép


Có thể áp dụng phương pháp ghép áp và ghép nêm nối ngọn:



Phương pháp ghép nêm nối ngọn: Dùng dao hoặc kéo cắt cành cắt bỏ
phần trên ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc cách mặt bầu 20 - 25 cm, chọn
vị trí cắt ngọn gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới vòng lá. Dùng dao ghép chẻ
dọc giữa thân gốc ghép một đoạn 2 - 2,5 cm, chồi ghép được cắt vát hai phía
thành hình nêm có độ dài bằng độ dài vết cắt dọc trên gốc ghép 2 - 2,5 cm. Yêu
cầu vết cắt của chồi ghép phải phẳng, láng và cân đối 2 bên. Đưa chồi ghép đã
vát vào vết cắt trên gốc ghép sao cho hai bên vỏ của chồi và gốc ghép tiếp xúc
tốt với nhau. Trường hợp nếu đường kính chồi ghép và gốc ghép không bằng
nhau thì để một bên vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp với nhau. Dùng dây
PE tự huỷ quấn chặt từ dưới lên và bịt kín chồi ghép.


Phương pháp ghép áp: Dùng dao hoặc kéo cát cành cắt bỏ phần trên ngọn
của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc cách mặt bầu 20 - 25 cm, chọn vị trí cắt ngọn
gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới vòng lá. Dùng dao ghép vát phần thân gốc
ghép một đoạn 2 - 2,5 cm. Chồi ghép được cắt vát một bên có độ dài bằng độ dài
vết vát trên gốc ghép (2 - 2,5 cm). Yêu cầu vết vát của chồi ghép phải phẳng,
láng và cân đối. Áp mặt vát của chồi ghép và gốc ghép vào nhau sao cho hai bên
vỏ của chồi và gốc ghép tiếp xúc tốt. Dùng dây PE tự huỷ quấn chặt từ dưới lên
và bịt kín chồi ghép.


+ Thời vụ ghép


Ghép vào tháng 1 - 2 để có cây trồng vào tháng 6 - 7, không ghép vào lúc
đang mưa, nước thấm vào vết ghép làm cho cành ghép dễ bị chết.


+ Chăm sóc cây ghép


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

sau 2 - 3 tháng sau thì có thể đưa cây đi trồng. Nếu chồi ghép phát triển mạnh
dây chưa kịp tự huỷ thì dùng dao rạch đứt dây ghép. Trường hợp chồi ghép lên


nhiều mầm, cần tỉa chồi ngay trong vườn ươm chỉ giữ lại 1 chồi khoẻ nhất, định
kỳ 1 - 1,5 tháng phun phân bón lá cho cây.


+ Tiêu chuẩn cây mắc ca ghép đạt chất lượng


Chiều cao phần ngọn tính từ vết ghép từ 25 cm trở lên; Chiều cao cây
ghép tính từ mặt bầu đất trên 45 cm; Cây sinh trưởng tốt, khơng bị sâu bệnh, có
ít nhất 3 tầng lá.


* Nhân giống bằng hom


Mắc ca có thể áp dụng phương pháp giâm hom để tạo cây con. Kết quả
nghiên cứu giâm hom của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Nếu xử lí
thuốc IBA nồng độ 1500 ppm cho hom chồi vượt nửa hóa gỗ có tỷ lệ ra rễ đạt
69,6%; Dùng IBA có thể giâm hom quanh năm song giâm vào tháng 5 đến tháng
7 tỷ lệ ra rễ cao hơn các tháng khác; Giá thể giâm hom thích hợp là hỗn hợp 1/3
cát vàng + 1/3 trấu + 1/rơm ủ hoai mục.


<i>c. Trồng rừng </i>


* Điều kiện gây trồng


Khí hậu: Mắc ca sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 20 - 250C, nhiệt độ trung bình ngày nóng nhất khơng q 350C, và
nhiệt độ trung bình ngày lạnh nhất khơng thấp hơn 50C. Nhiệt độ tốt nhất cho sự
phân hóa mầm hoa ban đêm từ 180 - 210C, nhiệt độ ban đêm thấp hơn 120C và
cao hơn 210C đều khơng thể hình thành mầm hoa. Lượng mưa hàng năm từ
1.500 - 2.500 mm. Ở Việt Nam vùng Tây Nguyên là vùng phù hợp nhất cho
trồng Mắc ca, trong khi vùng Tây Bắc và Đông Bắc cũng có thể gây trồng
nhưng phải tránh những nơi thường xuyên bị gió Lào, có sương muối và nơi dễ


bị ảnh hưởng của bão, mưa phùn vào vụ Xuân.


Đất đai: Thích hợp trên nhiều loại đất nhưng tầng đất phải dày trên 70 cm,
thoát nước tốt, giàu hữu cơ, đất không quá sét, thành phần cơ giới thịt trung
bình, ẩm đều quanh năm là tốt nhất, pH thích hợp từ 5 - 5,5. Cây mắc ca chịu
được đất xấu, song năng suất thấp, không thích hợp với đất kiềm, đất phèn mặn,
đất đá vơi, đất đá ong hóa hoặc thối hóa nghiêm trọng, đất ngập úng.


* Thời vụ trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i>* Chuẩn bị đất trồng </i>


Thực bì phải được xử lí trước khi làm đất, nơi đất bằng xử lí tồn diện,
nơi đất dốc xử lí theo băng. Làm đất cục bộ theo hố, theo băng. Kích thước hố
đào kích thước 50 x 50 x 50 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm càng tốt, đào lên để đất
mặt riêng. Hố được cuốc trước khi lấp từ 15 - 30 ngày để phơi ải đất. Lấp hố kết
hợp với bón lót trước khi trồng khoảng 1 tuần. Loại phân bón là phân chuồng ủ
hoai mục với liều lượng 50 kg/hố + 500 g NPK/hố.


* Phương thức trồng


Phương thức trồng: Trồng thuần loài hoặc trồng xen với cây ăn quả, cây
Cà phê, Hồ tiêu, chè hoặc lâm nông kết hợp.


* Mật độ trồng


Mắc ca trồng thuần loài với mật độ từ 205 cây/ha (cự ly 7 x 7 m) đến 278
cây/ha (cự ly 6 x 6 m). Dòng OC phù hợp với mật độ 250 cây/ha (khoảng cách 5 x 8 m).
Mắc ca trồng xen trên các rãnh luống cà phê, mật độ trồng 124 cây/ha (cự
ly 9 x 9 m) hoặc 138 cây/ha (cự ly 12 x 6 m); Trồng xen với hồ tiêu mật độ 124


cây/ha (cự ly 9 x 9 m); Trồng xen với chè mật độ 111 cây (cự ly 15 x 6 m).


* Kỹ thuật trồng


Khi trồng cần trộn đều đất và phân trong hố, sau đó cuốc một hố nhỏ sâu
25 - 30 cm, rộng 15 - 20 cm ở chính giữa hố đã được lấp trước đó. Loại bỏ vỏ
bầu chú ý tránh làm vỡ bầu. Lấp đất bằng mặt hố, tưới nước và ủ cỏ khô giữ ẩm
cho gốc. Cây trồng xong dùng 3 cọc dài 60 - 80 cm cắm thành hình tam giác
xung quanh, cách gốc cây 40 - 50 cm, buộc chụm phần trên ngọn cọc lại tương
ứng với 2/3 chiều cao của cây và buộc vào thân cây để cố định, bảo vệ cây khỏi
bị gió làm nghiêng. Trong mỗi khu vực trồng nên trồng từ 4 - 5 dịng Mắc ca
(khơng trồng đơn dịng). Bố trí trồng từng dịng theo hàng xen kẽ nhau để giúp
tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro mất mùa, đặc
biệt là tăng tỷ lệ nhân cấp 1 của hạt theo chuẩn quốc tế.


* Trồng dặm


Trồng dặm kịp thời những cây bị chết, cây yếu, trồng dặm vào đầu mùa
mưa. Khi trồng dặm chỉ cần móc đất và trồng lại trên hố cũ. Cây giống trồng
dặm cũng phải chọn cây tốt đủ tiêu chuẩn.


* Chăm sóc


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

trồng xen các loại cây ngắn ngày trong vườn mắc ca


- Cắt tỉa cành: Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành giúp cây phát triển cân đối,
tán đều, đậu quả nhiều, ít bị gãy cành và hạn chế sâu bệnh.


Đối với cây thực sinh: 8 tháng sau khi trồng tiến hành bấm ngọn thân
chính cách mặt đất 60 - 80 cm để cây phát sinh cành cấp 1. Sau khi cây phát sinh


cành cấp 1 để lại 3 chồi ở 3 hướng khác nhau trên thân cây nhằm tạo cho cây có
bộ tán cân đối. Tiến hành bấm ngọn trên cành cấp 1 ở vị trí cách thân chính 70 -
80 cm để cây phát sinh cành cấp 2, tùy theo khả năng phát triển của tán trên từng
cây mà có thể bấm ngọn lần 3 với cách tương tự như trên.


Đối với cây ghép và cây hom: Thường phân cành thấp hơn so với cây
thực sinh, trường hợp cây ghép phân cành cao trên 1m so với mặt đất thì cũng
nên cắt ngọn, thao tác cũng giống như cây thực sinh, đồng thời loại bỏ tất cả
chồi vượt dưới vết ghép.


Khi cây vào thời kỳ ra hoa kết quả cần cắt tỉa những cành sát mặt đất,
những cành bị sâu bệnh hại, những cành lệch tán, những cành mọc chồng chéo
nhau.


Tùy thuộc từng dòng mà cắt tỉa. Với những giống có ưu thế sinh trưởng
ngọn, tán hẹp thì cần bấm ngọn để xúc tiến phân cành, sau đó chọn những cành
khỏe, tỉa những cành yếu, tỉa những cành có góc phân cành hẹp. Với những
giống khơng có ưu thế sinh trưởng ngọn thì khơng cần cắt ngọn của cành chính,
chỉ cần cắt những cành sinh trưởng kém, góc nhỏ, tạo thế lệch tán.


- Tưới nước: Cây Mắc ca chịu hạn tốt, song để đảm bảo tỷ lệ đậu trái và
hạn chế rụng trái non cần tưới nước chống hạn vào mùa khô hoặc thời kỳ khô
hạn kéo dài.


- Bón phân: Trong 3 năm đầu, mỗi năm bón từ 20 - 30 kg/gốc. Nếu
khơng có phân chuồng có thể bổ sung các nguồn phân hữu cơ và phân vô cơ
khác. Phân cần bón trong rạch xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, có thể
tham khảo lượng phân bón vơ cơ và thời gian bón như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Bảng 3.1. Lượng phân bón và loại phân bón trong 3 năm đầu



Lần
bón


Ngày
sau
trồng


Lượng phân


(g/gốc) Trong 3 năm đầu sau khi trồng


Urê NPK


20:20:15


Tuổi


cây Lượng phân (g) Ghi chú


1 20 10 15 N P2O5 K2O


2 40 10 15 Năm 1 20 20 15 Chia 2 lần


3 60 10 15 Năm 2 60 60 45 Chia 4 lần


4 80 10 15 Năm 3 100 100 75 Chia 4 lần


Từ năm thứ 4 trở đi cây đã cho trái, đến năm thứ 8 trở đi năng suất ổn
định, do đó lượng phân bón cũng tăng theo năng suất:



Năm thứ 4: Bón 30 – 40 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg NPK
Năm thứ 5: Bón 40 – 50 kg phân chuồng hoai + 0,4 kg NPK


Những năm tiếp theo bón từ 50 – 70 kg phân chuồng hoai kết hợp 1kg lân
+ 0,3 - 0,4 kgN + 0,2 - 0,4 kg Kali. Những nơi đất quá chua có thể bón thêm
0,1kg vơi bột/hố.


Thời điểm bón: Bón sau khi thu hoạch quả và vào mùa sinh trưởng.
* Phòng trừ sâu, bệnh hại


- Phòng trừ bệnh hại


Cây Mắc ca có thể gặp một số loại bệnh sau:
+ Bệnh thối hoa:


Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa,
sau đó cả hoa bị khơ héo, hoa bị khô rồi rụng. Bệnh thường xuất hiện trong điều
kiện thời tiết ẩm ướt kéo dài và lạnh thường ở vùng có mưa nhiều về mùa đơng
hoặc đầu xuân, đặc biệt hay xuất hiện ở những khu vực trồng dày và thơng gió
<i>kém. Bệnh này do nấm Botrytis cinerea </i>


Cách phịng trị: Khơng nên trồng cây quá dày. Cây chớm bị bệnh phun
thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl… nếu phun
chậm thì khơng có tác dụng.


+ Bệnh vỏ đốm vỏ quả:


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Bệnh lan nhiễm sớm ngay trong mùa xuân thí rất nguy hiểm. Chỉ phun thuốc
diệt nấm có hiệu quả khi quả bắt đầu bị xâm nhiễm, khi thấy rõ các triệu trứng


mới phun thuốc sẽ kém hiệu quả.


Cách phòng trị: Nếu trong mùa trước đã bị bệnh đốm vỏ quả thì từ lúc đậu
quả đến tháng 12 phải phun oxychloride đồng (nồng độ 77%) pha lỗng 300 -
800 lần phun lên tồn bộ quả hoặc cục bộ lô bị bệnh, mỗi tháng 1 lần, trong ba
tháng liền. Hoặc phun carbendazim không quá 2 lần/vụ (5 tuần và 8 tuần sau khi
hoa nở rộ)


+ Bệnh loét vỏ cây:


<i>Triệu chứng: Bệnh loét vỏ cây do nấm phytophthora cinamonmi gây ra. </i>
Cây non bị bệnh thì cịi cọc, tán thưa, lá bị vàng. Cây trưởng thành bị bệnh thì
phần vỏ gốc bị bạc màu và bị chảy nhựa. Bệnh xâm nhập qua vết thương trên
vỏ, truyền xuống phần dưới của thân và rễ. Khi cây đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị
chết khô và dần cây cũng bị chết.


Cách phòng trị: Kiểm tra thường xuyên vườn cây để sớm phát hiện bệnh
lý. Khi thấy vết chảy nhựa trên thân cây thì dùng dao cạo hết phần vỏ bị thối sau
đó dùng hóa chất như Ridomil Gold 68WP, Ridomil Mz 72WP… hòa nước liều
lượng 30 - 50 gam/lít quét nhiều lần lên vết bệnh; Có thể dùng các loại hóa chất
này tưới xung quanh gốc cây bị bệnh với liều lượng 30 - 50 gam/10 lít nước…
nếu có điều kiện nên sử dụng biện pháp tiêm trực tiếp thuốc AgriFos 400 (liều
lượng 20 ml thuốc + 20 ml nước/1 lần tiêm) vào thân cây bằng dụng cụ tiêm
chun dụng. Ngồi ra có thể dùng loại nấm Trichoderma (liều lượng: 1 kg trộn
với 40 kg phân chuồng) là loại nấm đối kháng với nấm Phytophthora (nấm gây
bệnh xì mủ thối gốc ) rải vào đất dưới tán cây.


- Phòng trừ sâu hại
+ Bọ Xít:



Khi cây ra hoa hoặc chồi non thường bị kiến và một số lồi cơn trùng như
bọ Xít tấn cơng. Cần phun phịng định kỳ, khơng nên phun thuốc lúc cây ra hoa.
Giai đoạn cây ra trái non, côn trùng thường chích hút quả non làm quả bị những
nốt thâm gây rụng quả. Nên đặt bẫy côn trùng có bán sẵn trên thị trường. Chỉ sử
dụng các chất hóa học phun lên cây khi bệnh dịch vượt ngồi tầm kiểm sốt với
quy mơ lớn .


+ Kiến và chuột:


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

những cành cây thấp gần mặt đất. Sử dụng 1 miếng nhựa hoặc kim loại rộng 12
cm, có 2 mặt nhẵn uốn quanh gốc theo hình nón cụt sẽ ngăn đường đi của
chúng. Vào trước mùa thu hoạch hạt dùng miếng nhựa cứng, trơn cao 60 cm ốp
quanh gốc cây cách mặt đất 50 cm cũng có thể ngăn được chuột trèo lên cây.
Lưu ý: Nên sử dụng, phun định kỳ lên cây bằng các chế phẩm sinh học thân
thiện mơi trường để diệt bớt cơn trùng có hại (khơng nên dùng hóa chất diệt tồn
bộ sẽ gây mất cân bằng sinh thái, tạo ra dòng mới đề kháng với thuốc), tạo ra
các vi sinh vật đối kháng có khả năng tấn cơng trứng và ấu trùng.


+ Sâu hại thân cành và rệp sáp. Biện pháp phòng trừ với những loại sâu
hại là cắt bỏ cành bị hại và tiêu hủy, tưới nước thích hợp để rửa trơi rệp sáp. Khi
sâu mới phát sinh gây hại và có xu hướng phát triển có thể tham khảo sử dụng
các loại thuốc gốc Abamectin, Methidathion, Carbosulfan.


<i>(5) Thu hoạch và chế biến sau thu hoạch </i>


<i> </i> Quả Mắc ca khi chín quả rơi rụng xuống đất, vì vậy vào mùa thu hoạch
nên vệ sinh vườn cây, dọn sạch cỏ rác để thuận lợi cho việc thu lượm. Cách thu
hoạch chủ yếu là thu nhặt quả chín rụng dưới đất, lúc này đa số vỏ quả đã nứt,
nên thể tách lấy hạt ngay tại vườn. Trường hợp ở những nơi có địa hình dốc
hoặc thực bì rậm hoặc đất ẩm ướt, có thể áp dụng phương pháp dùng lưới giăng


dưới tán cây để thu gom quả chín rụng. Nếu thu hoạch quả còn trên cây cần chú
ý quan sát để chỉ thu hoạch những quả đã đạt độ già.


Quả mới rụng hàm lượng nước có thể đạt 30% nên phải nhanh chóng tách
quả và hong khơ hạt trong bóng râm cho đến khi nước rút xuống 10%. Với độ
ẩm 10% hạt có thể bảo quản tới vài ba tháng. Các chủ trang trại ở Úc và Mỹ
thường bán sản phẩm với tiêu chuẩn độ ẩm này. Trong thương mại Quốc tế tiêu
chuẩn độ ẩm là 1,5% với độ ẩm này có thể bảo quản hạt trong nhiều năm. Để
làm khô tới độ ẩm này thường phải dùng lò sấy gần giống lò sấy thuốc lá; nhiệt
độ sấy ban đầu là 320C, sau bốn năm ngày nâng dần nhiệt độ lên 520C theo độ
khô của hạt.


<i>3.2.6. Cây Chùm ngây </i>


<i>Tên khoa học: Moringa oleifera Lam. </i>
Họ Chùm ngây (Moringaceae).


<i>(1) Giá trị sử dụng </i>
<i>a. Trên thế giới </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều vùng quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cây vừa là nguồn thực phẩm, vừa là nguồn dược liệu rất tốt. Các bộ phận của
cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin,
beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Cây Chùm ngây cung cấp
hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất khó gặp tại các cây khác như zeatin, quercetin,
beta-sitosterol…


Alfred Maroyi năm 2006 đã nghiên cứu về giá trị sử dụng của cây Chùm
ngây và có kết luận: Chùm ngây là lồi cây đa tác dụng, gỗ dùng cột chống, ván
sợi; Lá cây được dùng làm rau ăn, làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải


khát, ngoài ra còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc; Tinh dầu chiết suất
trong lá có thể sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng. Lá chùm ngây chứa
nhiều vitamin và muối khống có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp
7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà rốt, Can xi cao gấp 4 lần
trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, Sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp,
và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó cịn chứa nhiều
vitamin B, các acid amin có Lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid
amin cần thiết khác. Do vậy, lá Chùm ngây được xem là một trong những nguồn
dinh dưỡng thực vật có giá trị cao.


Ở châu Phi, lá Chùm ngây được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ
em. Tinh dầu chiết xuất từ lá cây Chùm ngây làm chất kích thích sinh trưởng
của thực vật đã cho kết quả khả quan. Chất kích thích sinh trưởng từ cây Chùm
ngây có thể làm tăng sản lượng từ 25 - 30% với các cây nông nghiệp ngắn ngày
sau khi phun lên hành, đậu tương, ớt tím, ngơ, cà phê, chè…


Các thí nghiệm của cơng ty BIOMASA khi sử dụng hỗn hợp thức ăn tổng
hợp với lượng lá Chùm ngây làm tăng tỷ lệ sữa, tăng trọng nhanh và tăng tỷ lệ
sinh đôi đối với bò cái.


Hạt Chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng
lượng hạt, có nơi trồng Chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn/ha. Dầu hạt
Chùm ngây chứa 65,7% acid Oleic, 9,3% acid Palmitic, 7,4% acid Stearic và
8,6% acid Behenic. Ở Malaysia, hạt Chùm ngây được dùng để ăn, dầu Chùm
ngây còn được dùng bơi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho cơng nghệ mỹ
phẩm, xà phịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ (Journal of Water and
Health, số 3 - 2005).



Quả Chùm ngây được nghiên cứu tại Đại học Baroda, Kalabhavan,
Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid, sau khi thử nghiệm trên
loài thỏ, quả có tác dụng hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride trong máu
(Journal of Ethnopharmacology số 86, 2003).


Rễ Chùm ngây được nghiên cứu tại Đại học Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về
các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ rễ. Đại
học Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) ghi nhận dịch chiết bằng
nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm ngây làm giảm sự kết đọng tạo sạn trong thận.


Tại Philippines, đã tiến hành nghiên cứu và so sánh kết quả chiết xuất
nhiên liệu sinh học từ cây Chùm ngây và cây Cọc rào, các kết quả so sánh đều
cho thấy cây Chùm ngây có khả năng cung cấp nhiên liệu sinh học vượt trội hơn
hẳn cây Cọc rào, tất cả các bộ phận của cây Chùm ngây đều có thể chiết suất
được nhiên liệu sinh học


<i>b. Ở Việt Nam </i>


Theo Lương y Nguyễn Công Đức, cây Chùm ngây được dùng chữa các
bệnh như: Trị u xơ tiền liệt tuyến; Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh,
giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan; Trị tăng cholesterol,
tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate...


Năm 2012, trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Dương Tiến
Đức - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã cơng bố kết quả phân tích tại
Phịng Hóa phân tích - Viện Hóa học về hàm lượng các chất trong lá, quả cây
Chùm ngây:


Về dinh dưỡng trong lá nếu so với Đậu hà lan hàm lượng các chất trong lá
Chùm ngây lớn hơn (protein gấp 1,28 lần, glycine gấp 1,65 lần, proline gấp 1,7


lần) nhưng hàm lượng lysine thì lại kém hơn rất nhiều chỉ bằng 1/7 lần. Hàm
lượng leucine cho kết quả gần tương đương nhau. So với Rau ngót, hàm lượng
các nguyên tố quan trọng trong lá cây Chùm ngây như Canxi, Photpho, Sắt lớn
hơn rất nhiều (Canxi gấp 2,38 lần, Photpho gấp 2,89 lần, Sắt gấp 16,26 lần),
hàm lượng tro và xenllulose lại thấp hơn nhưng không đáng kể (2,0 và 1,6 so với
2,4 và 2,5). Hàm lượng các chất như vitamin B1, vitamin B2 cao hơn trong Súp
lơ nhưng hàm lượng B-caroten, vitamin PP trong lá Chùm ngây khơng có, hàm
lượng vitamin C thấp hơn Súp lơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

1 ly sữa. Hàm lượng Kali cao gấp 3 lần so với quả chuối. Tuy nhiên trong lá
Chùm ngây khơng chỉ có các chất kể trên mà cịn có chứa những nhiều vitamin
A, vitamin B, protein, các axit amin có chứa Lưu huỳnh như lysine, leucine và
nhiều axit amin cần thiết khác điều này rất hiếm gặp trong ở các loại rau khác.


Trong hạt Chùm ngây chứa hàm lượng Canxi rất cao (206,184 mg/100gr),
cao hơn rất nhiều so với hàm lượng Canxi trong sữa nguyên kem (113
mg/100gr), Đậu tương (227 mg/100gr), Súp lơ (48 mg/100gr). Magie cũng
chiếm khối lượng khá lớn (144,09 mg/kg; 106,09 mg/kg).


Kết quả phân tích dầu cây Chùm ngây tại Cơng ty cổ phần Hóa phẩm và
phụ gia Việt Nam) cho thấy: dầu cây Chùm ngây là loại dầu không khơ có hàm
lượng axit Oleic ở dạng triglyxerit đặc biệt cao (tới 80%), có thể so với dầu
Oliu. Dầu chứa rất ít các chất khơng phải axit béo. Dầu có tính ổn định hóa học
cao hơn hẳn các dầu thực vật khác nên sản phẩm biodiesel B10 sẽ rất tốt, gần
bằng diesel dầu mỏ.


<i>(2). Đặc điểm hình thái </i>


Theo Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung, tại Việt Nam chỉ có 1 lồi thuộc họ Chùm
<i>ngây là cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) và được trồng tại các tỉnh phía </i>


Nam từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và đảo Phú quốc.


Cây Chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ đến trung bình, cao từ 8 -
10m, cây trưởng thành sau 15 năm có thể cao tới 12 - 15 m, đường kính gốc từ
20 - 35 cm. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh
mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm, lá kèm bao lấy chồi. Cây
phân cành cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Hoa thơm, to, hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, rộng
khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3
lá nỗn, đính phơi trắc mơ. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở
thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), trịn dẹt, to khoảng 1 cm, có 3 cánh
mỏng bao quanh. Cây ra hoa vào tháng 1, 2 (theo Dương Tiến Đức, 2012. Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Cây Chùm ngây có nguồn gốc từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ,
nhưng nó cùng được trồng nhiều nơi như ở Đông Bắc và Tây Nam Châu Phi,
bán đảo Ả Rập, Nam Á. Những vùng có lượng mưa thấp hằng năm. Cây có khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt từ vùng cận nhiệt đới khô đến ẩm, vùng nhiệt
đới rất khô đến vùng rừng ẩm, với độ cao tới 1000 m, lượng mưa từ 480 - 4000
mm/năm, nhiệt độ 12,6 - 400C, pH từ 4,5 - 8, chịu được hạn và có thể sinh
trưởng tốt trên đất cát khơ hạn. Khơng thích hợp với những nơi có điều kiện
ngập úng kéo dài. Những nghiên cứu gần đây phát hiện Chùm ngây có thể sinh
trưởng và phát triển tốt tại các dải san hô vùng Thái Bình Dương với độ pH lớn
hơn 8,5 (World Agroforestry Center).


Chùm ngây có mặt ở Việt Nam từ lâu đời, mọc hoang nhiều ở tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận. Cây phân bố ở độ cao trung bình từ 50 - 300 m; Nhiệt độ


trung bình năm từ 23 - 270C, khơng có mùa đơng và sương muối; Lượng mưa
trung bình hằng năm từ 700 - 1100 mm/năm.


Tại Ninh Thuận phân bố trên hai dạng lập địa chính là: Dạng lập địa thuộc
nhóm đất phù sa khơng được bồi trung tính ít chua và nhóm đất xám nâu vàng
vùng bán khơ hạn, có độ dày tầng đất 50 - 100 cm, độ dốc nhỏ hơn 300, đất thịt
trung bình.


Tại Bình Thuận, khu vực phân bố của lồi đất có đặc điểm màu vàng đỏ
phát triển trên đá Granit, đất nâu vàng vùng bán khô hạn, đất phù sa không được
bồi đắp thường xuyên, có độ dày tầng đất 50 - 100 cm, độ dốc nhỏ hơn 30, đất
thịt trung bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn nhỏ chịu bóng nhẹ nên có thể trồng
xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Nhân giống </i>


Chùm ngây có thể nhân giống bằng hạt và bằng hom, nhưng cách tốt nhất
là trồng bằng cây thực sinh để cây con có rễ vững chắc, ít tốn phân bón.


* Chọn giống


Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, quả chín vào tháng 2. Nên
lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 6 tuổi trở lên. Cần lưu ý trong thu
hái, chọn trái đã già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh sang màu mốc
xám sang màu nâu thì thu hái.


* Chế biến và bảo quản hạt giống



Sau khi thu hái quả về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ,
khi thấy quả đã có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng mát. Khơng phơi trực
tiếp ngồi nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm. Khi hạt đã bung ra hết
khỏi quả thì sàng loại bỏ các tạp chất và thu hạt. Hạt bảo quản khô trong túi
nilon hàn kín để ở nhiệt độ trung bình 100C. Thời gian 75% bảo quản dưới 1
năm, nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20 - 30%.


* Xử lý và gieo hạt


Hạt được ngâm trong nước nóng 2 sơi, 3 lạnh trong 12 giờ, sau đó vớt ra
cho vào túi vải thoáng để ủ. Mỗi ngày rửa chua một lần. Khoảng sau 2 ngày thì
hạt nứt nanh, nhặt những hạt đã nứt nanh cấy vào bầu được chuẩn bị sẵn.


Thành phần ruột bầu gồm 60% đất pha cát, 30% xơ dừa hoặc tro trấu, rơm
mục, 10% phân hữu cơ.


* Chăm sóc cây con


Che sáng bằng lưới đen hoặc phên nứa. Giai đoạn đầu che từ 50 - 60%,
khi cây được khoảng 1 tháng giảm dàn che xuống còn 25%, sau 2 tháng tuổi
tháo dàn che để cây mau hoá gỗ trước khi đưa đi trồng, chú ý chọn những ngày
râm mát để dỡ.


Tưới nước: Ngày tưới 2 lần, buổi sáng tưới trước 9 giờ, buổi chiều tưới
sau 4 giờ, tưới vừa ướt đất, tưới quá nhiều, cây sẽ bị thối rễ và chết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<i>b. Trồng và chăm sóc </i>


* Tiêu chuẩn cây con đem trồng



Cây con ươm bằng hạt khi đạt 3 - 4 tháng tuổi; đường kính cổ rễ đạt từ
0,25 - 0,3 cm; Chiều cao bình quân từ 35 - 40 cm; Cây đã hố gỗ hồn tồn,
không bị nhiễm bệnh và cụt ngọn.


* Thời vụ và mật độ trồng


Thời vụ: Các tỉnh phía Bắc trồng vào vụ Xuân, xuân Hè, các tỉnh phía
Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 6 - 8.


Mật độ trồng: Nếu là mục đích trồng làm rau xanh thì khoảng cách trồng
1 x 1,5 m (cây cách cây 1 m, hàng cách hàng 1,5 m).


Nếu trồng lấy củ, hạt thì mật độ trồng 1100 cây/ha với khoảng cách hàng
cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m, trồng theo nanh sấu.


* Chuẩn bị đất trồng


Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại.


Cuốc và lấp hố: Đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm, đào trước khi lấp từ
20 - 30 ngày. Bón lót mỗi hố từ 2 - 3 kg phân hữu cơ ủ hoai, bón kết hợp với lấp hố.
Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm
hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh. Lấp theo hình mâm xơi để
cây khơng bị úng nước về mùa mưa.


* Chăm sóc và thu hoạch


Năm đầu, cây còn nhỏ nên bón phân Urê, có thể hòa phân vào nước để
tưới hoặc phun lên cả lá và thân. Các năm sau, nên rải phân xung quanh gốc rồi


lấp đất và tưới nhẹ cho phân hịa tan ngấm xuống đất. Ngồi ra muốn nâng cao
năng suất của cây, cần bổ sung các chất vi lượng bằng cách tưới phun hoặc tưới
các chế phẩm như HCP 301, Mymix để cây con tăng trưởng mạnh ở giai đoạn
đầu, cho lá, hạt tốt.


Tưới nước: Mặc dù cây Chùm ngây chịu hạn rất tốt nhưng khi nắng hạn
kéo dài sẽ làm cây mất nước và giảm năng suất nhiều. Việc tưới nước nên bắt
đầu vào đầu mùa khô.


<i>(5) Thu hoạch </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Cây từ 5 năm tuổi trở lên sẽ cho thu hoạch củ, quả và hạt. Mỗi cây cho từ
3 - 10 kg củ lớn với giá trị làm dược liệu.


3.2. Nhóm cây cung cấp dược liệu
<i>3.2.1. Cây Sa nhân </i>


Tên địa phương: Mắc néng.


<i>Tên khoa học: Amomum Sp. Họ Gừng (Zingiberaceae). </i>
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Ở Việt Nam, Sa nhân đã được biết đến từ rất lâu đời là vị thuốc cổ truyền
trong Y học dân tộc. Khoảng trên 60 đơn thuốc có vị Sa nhân dùng trong các
trường hợp ăn không tiêu, kiết lỵ, đau dạ dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng,
phù thũng. Ngoài ra Sa nhân còn dùng trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà
phòng, nước gội đầu.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>



Sa nhân là lồi thực vật thân thảo cao 1,5 - 2,5 m. Thân rễ khỏe bò lan
dưới lớp đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất. Lá gần như khơng có cuống,
phiến lá hình ellip dài 20 - 30 cm, rộng 5 - 6 cm, gốc lá hình nêm đều, mép
ngun, chóp lá nhọn có đi; Hai mặt lá nhẵn có bẹ ơm thân bong ra ở gần đỉnh.


Hoa dạng bông mọc cụm từ thân cây, có cán dài, mỗi cụm từ 3 - 5 hoa trở
lên. Lá bắc trong dạng mo hình ống, gốc trắng chia 3 thuỳ, ống tràng dài cũng
chia 3 thuỳ, thuỳ giữa to rộng hơn. Cánh mơi hình trứng ngược, lõm dạng thìa.
Gốc mơi có móng, đỉnh lồi xẻ thuỳ, phía lưng cong. Cánh hoa có màu hoặc gân
màu khác nhau tuỳ lồi. Bầu hơi phồng có lơng, vịi nhuỵ có lơng tơ ngắn.


Quả cuống ngắn có gai, hình trịn hoặc trứng dài có 3 ơ mang 3 khối hạt.
<i>Hạt hình đa diện, đều có áo hạt, vỏ có vân hay u lồi. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Ở Việt Nam có nhiều lồi Sa nhân nhưng chỉ có 3 giống Sa nhân cho năng
<i>suất, chất lượng cao, được nhân dân ta trồng nhiều là: Sa nhân đỏ (Amomum </i>
<i>villosum), Sa nhân xanh (Amomum xanthioi des), Sa nhân tím (A. longiligulare). </i>
Hình dạng bên ngoài của các loài Sa nhân rất giống nhau nên người ta thường
phân biệt theo hình dạng, màu sắc của hoa, quả và hạt.


Sau khi trồng 3 năm cây Sa nhân cho thu hoạch quả và cho khai thác 5
năm liền. Sa nhân có khả năng tái sinh thân ngầm tốt.


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


<i>Trên thế giới chi Amomum roxb có khoảng 250 loài phân bố chủ yếu ở </i>
vùng nhiệt đới núi cao. Ấn độ có 48 lồi, Malaysia có 18 lồi, Trung Quốc có 24 lồi.


Ở Việt Nam, sa nhân phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung
Bộ có khoảng 30 lồi mang tên sa nhân, trong đó 23 lồi đã được xác định chắc


chắn. Viện dược liệu và trường Đại học Dược hiện có 12 mẫu vật đều mang tên
sa nhân (Nguyễn Tập).


Sa nhân thường phân bố ở dưới tán các khu rừng thứ sinh ở độ cao từ 100
- 800 m. Đất xốp ẩm mát, nhất là ở ven khe nơi tán rừng có độ tàn che từ 0,5 -
0,6. Đất không tương đối bằng, độ dốc không quá 150, lượng mưa bình quân từ
1000 - 3000 mm. Hiện nay sa nhân trong rừng tự nhiên còn lại rất ít do khai thác
quá mức.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>


Từ lâu đời, người dân miền núi nước ta chủ yếu thu hái quả Sa nhân từ
rừng tự nhiên mà chưa có tập quán trồng. Những năm gần đây một số vùng như
huyện Mai Châu (Hoà Bình), Mộc Châu (Sơn La), Thanh Hóa đã chọn giống Sa
nhân có năng suất chất lượng cao để gây trồng.


<i>a. Điều kiện gây trồng </i>


Chọn nơi trồng là các thung lũng, ven khe suối, chân đồi núi. Rừng trồng
cây gỗ, cây lấy quả gần khép tán, đất ẩm mát. Có thể trồng Sa nhân xen cây
nông nghiệp như ngô, cây cải tạo đất. Không nên trồng ở nơi đất mỏng, khơ hạn,
đất nghèo hoặc đất có độ tàn che quá cao.


<i>b. Nhân giống </i>


* Nhân giống bằng chồi gốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

* Nhân giống bằng hạt


Sa nhân ra hoa tháng 3, thu hoạch qủa tháng 7 - 8. Chọn quả già có hạt to


và đều để làm giống. Khi chế biến cần xát tay nhẹ quả để tách hạt. Cho hạt vào
túi vải ngâm vào dung dịch thuốc tím nồng độ 0,1% trong 10 - 15 phút để khử
trùng. Sau đó vớt hạt ra rửa sạch, ngâm tiếp vào nước ấm 25 - 300C trong 5 - 6
giờ rồi vớt ra để ráo nước, đem gieo.


Khi gieo hạt cần rắc đều hạt trên luống gieo, phủ đất mịn kín hạt, phủ rơm
rạ và tưới đủ ẩm cho luống gieo. Sau 15 ngày cây mọc, dỡ bỏ vật che phủ. Cây
con được 25 ngày tuổi nhổ cấy vào bầu dinh dưỡng.


Kích thước bầu 10 x 15 cm, thành phần ruột bầu gồm 89% đất tầng mặt +
10% phân chuồng ủ hoai mục + 1% supe lân.


Cây sau khi cấy cần làm dàn che nắng với chế độ che từ 40 - 50%. Chăm
sóc cây con, thời gian ni dưỡng cây con từ 3 - 4 tháng tuổi, cây cao 15 - 20
cm, có 5 - 6 lá thì đem đi trồng.


<i>c. Trồng và chăm sóc, bảo vệ </i>


Phương thức trồng: Trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt, dưới tán
rừng trồng chưa khép tán, dưới tán các rừng vườn quả, vườn nhà.


Mật độ trồng: Trồng mật độ 3300 cây/ha, cự ly 1,5 × 2 m.


Làm đất trồng: Cuốc hố kích thước 30 × 30 × 30 cm, theo đường đồng
mức ở nơi đất dốc. Bón lót phân ở nơi đất xấu, bón lót kết hợp với lấp hố.


Cách trồng: Đặt hom thân ngầm nằm ngang hoặc cây con sau khi xé bỏ vỏ
bầu vào giữa hố, lấp đất đầy hố và lèn chặt.


Chăm sóc sau khi trồng: Định kỳ làm cỏ xới đất vun xung quanh gốc, mỗi


năm chăm sóc 2 - 3 lần/năm; Phát bỏ cây xâm lấn xung quanh; Phát bỏ các cây
già trên 8 tuổi để tạo điều kiện cho các chồi non phát triển ra xung quanh. Cần
chú ý điều chỉnh tàn che của rừng luôn ở mức còn 0,5 - 0,6. Nơi đất xấu hằng
năm bón thúc 100 - 200 g/bụi phân NPK theo rạch sâu 15 - 20 cm cách gốc 0,5 -
1 m.


<i>(5) Thu hoạch, chế biến </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

200 kg quả khô.
<i>3.2.2. Cây Thảo quả </i>


Tên khác: Đò ho, Thảo đậu khấu, Mắc hấu (Tày), Thào cu (H,Mông).
<i>Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb. </i>


Họ Gừng (Zinggiberaceae).
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Thảo quả trồng với mục đích lấy quả hạt. Hạt có màu vàng nhạt, hàm
lượng tinh dầu cao, mùi thơm, cay, nóng thường dùng làm gia vị trong chế biến
thực phẩm. Đặc biệt quả Thảo quả là một loại dược liệu dùng làm thuốc để chữa
trị bệnh đau ngực, đau bụng, đầy hơi, lách to và trị bệnh sốt rét. Quả Thảo quả
khơng những có giá trị tiêu dùng trong nước mà cịn có giá trị xuất khẩu cao.
<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


Hình 3.17. Thảo quả
trồng dưới tán


Hình 3.18. Quả tươi Hình 3.19. Quả khô


<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>



Thảo quả là cây thân thảo, mọc thành bụi, sống lâu năm, có thể cao tới 2 -
3 m. Thân rễ mọc ngang nên tạo thành những bụi lớn, đường kính bụi lên đến
2,5 - 4 m, lá mọc so le, có cuống ngắn gần như khơng cuống, bẹ lá có khía sọc,
phiến lá hình trứng dài 30 - 70 cm, rộng 8 - 20 cm, nhẵn, mặt trên màu lục sẫm,
mặt dưới màu nhạt hơn.


Cụm hoa dạng bông, mọc từ thân rễ dài 2 - 4 cm, đường kính 1,5 - 2 cm,
màu đỏ được bao phủ bởi nhiều bẹ hình bầu dục, nâu, xếp thành 2 dãy. Hoa màu
vàng, dài 4 - 6 cm, rộng 3 - 4 cm. Quả trịn hình trứng, đường kính 2 - 3 cm, chia
3 ơ, mỗi ơ chứa nhiều hạt, quả cịn xanh có màu đỏ tươi, khi chín chuyển màu đỏ thẫm.
<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Nam, Tĩnh Tây, Quảng Tây, Quý Châu), Australia và phía Bắc Việt Nam.


Ở Việt Nam, Thảo quả phân bố ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh phía
Bắc như huyện Sa Pa, Bát Xát, Cam Đường, Văn Bàn, Bảo Thắng - tỉnh Lào
Cai; Huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái; Huyện Hoàng Su Phì, Quản Bạ - tỉnh
Hà Giang; Huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên; Huyện Phong Thổ, Sìn Hồ,
Mường Tè, thị xã Lai Châu; Huyện Tam Đường, Tân Uyên, Than uyên - tỉnh
Lai Châu.


Thảo quả thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới núi cao. Nhiệt độ trung
bình năm 150C - 200C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 90C, số ngày/tháng
có nhiệt độ tối thấp (< 50C) thấp hơn 7 ngày. Nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất 200C, số ngày/tháng có nhiệt độ tối cao trên 300C dưới 15 ngày. Lượng
mưa trung bình năm trên 2.000 mm. Độ ẩm khơng khí trong rừng trung bình trên
90%. Số ngày có sương mù trên 50 ngày/năm.


Đất nơi trồng Thảo quả thuộc loại đất ferralit mùn trên núi cao, tầng đất


mặt có màu xám đen có độ dày trên 5 cm, hàm lượng mùn cao (trên 7%), thành
phần cơ giới trung bình, đất tơi xốp, độ ẩm cao, độ pH từ 4,2 - 5,3.


Trong tự nhiên Thảo quả sống thích hợp dưới tán rừng già tự nhiên, có
nhiều cây gỗ lá rộng, thường xanh che bóng như: Giổi, Tống q sủ, Thơng đất,
Kháo vàng, Trúc tiết, Muồng, Sồi, Phay, có chiều cao vút ngọn trung bình trên
12 m, chiều cao dưới cành trung bình trên 8m, độ tàn che 0,4 - 0,7.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Kỹ thuật tạo cây con </i>


Có thể trồng Thảo quả bằng cây con tạo từ hạt hoặc bằng hom gốc. Qua
kinh nghiệm của người dân thì việc sản xuất cây con từ hạt cho năng suất và
chất lượng cao hơn, cây không bị nhanh thoái hoá giống.


* Kỹ thuật tạo cây con bằng hạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

hoặc đem phơi hay sấy khô cho đến khi vỏ quả xám đen, nhăn lại thành các vết
dọc và có 1 lớp phấn trắng phủ bên ngồi thì cho vào bao tải buộc kín để bảo
quản trên gác bếp.


- Vườn ươm và làm đất gieo hạt: Chọn vườn ươm có điều kiện đất đai và
điều kiện khí hậu tương đồng với điều kiện nơi trồng, gần nguồn nước, gần nơi
ở là tốt nhất để thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ, vận chuyển cây trồng và
cây giống khi đem trồng dễ thích nghi với môi trường mới. Đất gieo hạt được
chuẩn bị sẵn và lên luống. Luống gieo rộng 1 - 1,2 m, dài tuỳ thuộc vào địa hình
và số lượng hạt giống gieo, cao 15 - 20 cm. Đất trên mặt luống được trộn đều
với phân chuồng hoai (liều lượng 1 kg/1 m2) và phân NPK tỷ lệ 5.10.5 (liều
lượng 80 g - 100 g/1 m2)



- Xử lý hạt: Hạt được gieo ươm vào tháng 2 - 3 là tốt nhất. Trước khi gieo
tiến hành bóc quả lấy hạt và ngâm vào nước ấm khoảng 40ºC trong vòng 8 giờ
rồi với ra chà xát sạch lớp áo sơ, chọn hạt tốt rồi đem gieo.


- Gieo hạt: Hạt gieo trên các rạch, khoảng cách các rạch từ 10 - 15 cm,
khoảng cách các hạt trong rạch từ 7 - 9 cm. Sau khi gieo dùng đất mịn rắc đều
phủ kín hạt dày 0,5 cm, rồi phủ một lớp lá cây Ràng ràng hoặc rơm rạ lên trên.
Tưới nước giữ đất luôn đủ ẩm.


- Chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh cho cây con: Định kỳ 10 - 15 ngày 1
lần làm cỏ, phá váng kết hợp với tưới bón thúc cho cây bằng phân tổng hợp
NPK (tỷ lệ 5.10.5) nồng độ từ 0,5 - 1%. Nếu xuất hiện nấm, tiến hành phun
Benlát nồng độ 0,1 % liều lượng 1 lít/10 m2.


Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi cây từ 18 - 24 tháng tuổi, cao 60 cm
trở lên, có ít nhất 5 lá. Cây khoẻ mạnh, phát triển đều, không bị sâu bệnh, không
bị dập nát.


* Kỹ thuật nhân giống bằng tách chồi thân


Thảo quả có thể sử dụng cây chồi tách từ những cụm lớn để đem trồng.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần nuôi dưỡng qua vườn ươm. Tuy
nhiên trồng cây từ chồi tách nhanh cho thu hoạch nhưng năng suất thấp, có khi
chỉ bằng một nửa cây trồng từ cây con tạo từ hạt, do đó thường áp dụng khi nhân
giống với số lượng ít hoặc trồng trên diện tích nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Khu vực có điều kiện lập địa tốt có thể trồng 833 cây/ha (cự ly 3 x 4 m);
Khu vực có điều kiện lập địa vừa có thể trồng 1.110 cây/ha (cự ly 3 x 3 m) hoặc
1.660 cây/ha (2 x 3 m).



* Xử lý thực bì


Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất: Thực bì được xử lí cục bộ theo
băng hoặc theo đám. Trước khi xử lý, xác định vị trí của từng hố trồng và cắm
tiêu để đánh dấu hố sẽ trồng. Phát toàn bộ dây leo xung quanh theo băng hay
theo đám với đường kính từ 1 - 1,2 m. Băm nhỏ rải đều xung quanh phạm vi
phát. Điều chỉnh độ tàn che của tầng cây cao để độ tàn che đạt khoảng 0,5 - 0,6,
tỉa cành những cây gỗ để lại chiều cao dưới cành đạt trên 5 m. Mật độ cây gỗ để
lại tối thiểu phải đạt 100 cây/ha đối với cây gỗ có đường kính D1.3 trên 20 cm và
trên 200 cây/ha đối với cây gỗ có đường kính ngang ngực dưới 20 cm.


Đối với rừng phòng hộ: Điều chỉnh độ tàn che của tầng cây cao, độ tàn
che phải đảm bảo tối thiểu là 0,6, chỉ nên chặt những cây cong queo, sâu bệnh,
tỉa cành những cây gỗ để lại chiều cao dưới cành đạt trên 5 m. Xử lý thực bì cục bộ
theo đám.


* Làm đất


Làm đất cục bộ trước khi trồng ít nhất là 20 - 30 ngày:


Cuốc hố: Hố được bố trí theo hàng song song với đường đồng mức hoặc
tuỳ theo điều kiện địa hình, kích thước hố dài 30 x 30 x 30 cm.


Lấp hố và bón lót: Trước khi trồng 1 tuần, lấy phần đất mặt trộn đều với 1
kg phân chuồng hoai, 100 gam phân tổng hợp NPK (tỷ lệ 5.10.5) lấp hố. Hố
được lấp cao hơn miệng khoảng 5 cm.


<i>* Trồng cây: Trồng cây thẳng đứng ở tâm hố, lấp đất, lèn chặt gốc, không </i>
lấp đất sâu quá cổ rễ.



<i>* Chăm sóc sau khi trồng: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

dưới mặt đất. Bón thúc được kết hợp với lần chăm sóc đầu tiên trong năm, liều
lượng bón thúc là 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5.10.5)/khóm. Khi chăm sóc chú ý khơng
làm ảnh hưởng đến cây gỗ tái sinh.


Khi cây cho quả: Sau khi trồng từ 3 - 4 năm cây cho quả, từ năm thứ 5 trở
đi cây cho quả nhiều. Mỗi năm chăm sóc từ 2 - 3 lần vào các tháng 2, 3; tháng
5, 6 và tháng 10, 11. Nội dung chăm sóc lần 1 (tháng 3 - 4): Phát dọn dây leo, cỏ
dại xâm lấn, dọn vệ sinh sạch sẽ xung quanh gốc, không để cỏ, rác phủ lên hoa
và chùm quả. Bón thúc NPK với liều lượng 0,1 kg NPK (tỷ lệ 5.10.5)/khóm, có
thể bổ sung tro bếp rồi vun đất xung quanh khóm Thảo quả, đường kính từ 1 -
1,5 m. Không vun gốc quá cao, đất vun chỉ vừa kín phần thân ngầm. Chăm sóc
lần 2 (tháng 5, 6): Phát dọn dây leo, cỏ dại xâm lấn, dọn vệ sinh quanh gốc.
Chăm sóc lần 3 thực hiện sau khi thu hái hết quả tiến hành phát dọn dây leo, cỏ
dại xâm lấn; Chặt bỏ thân khí sinh già; Bón thúc đón chồi bằng phân NPK (tỷ lệ
5. 10. 15), 100 - 200 gam/khóm hoặc phân gà hoai 0,5 kg/khóm.


Nếu khóm Thảo quả có số lượng thân khí sinh trên 20 thân/khóm mà sát
nhau nên tỉa bỏ một số thân nhỏ, xấu, gẫy, sinh trưởng kém để làm sao các thân
khí sinh phân bố đều trong khóm, khoảng cách giữa các thân từ 7 - 10 cm. Khi
tỉa bỏ thân khí sinh già (tuổi 7 - 8) nên dùng kéo sắc hoặc dao sắc cắt sát phần
thân ngầm.


<i>(5) Thu hoạch, chế biến </i>


Thời gian thu hoạch: Từ tháng 9 quả bắt đầu chín, quả chín rộ vào tháng
10 - 11, khi 2/3 số quả có vỏ chuyển từ màu đỏ nhạt sang màu đỏ thẫm thì thu
hoạch cả chùm. Hiện nay quả Thảo quả chủ yếu được sấy thủ công tại rừng. Để
sấy được 1 tạ Thảo quả khơ cần trung bình 2 ster củi đốt liên tục trong khoảng


48 giờ, vì vậy cần nghiên cứu để xây dựng lò sấy nhằm tiết kiệm củi.


<i>3.2.3. Cây Ba kích </i>


Tên khác: Ruột gà, Ba kích thiên, Nhàu thuốc, Chẩu phóng xì.
<i>Tên khoa học: Morinda offcinalis How. </i>


Họ thực vật: Cà phê (Rubiaceae).
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

dùng. Trong dân gian, Ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong
các bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


Dây leo, sống nhiều năm; Ngọn màu tím, có lơng. Lá mọc đối, hình thn
dài, có lơng; Lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm ở kẽ lá. Quả
tròn, khi chín màu đỏ.


<i>Tránh nhầm với cây Ba kích lông (Morinda cochinchinensis DC.) và cây </i>
<i>Mặt quỉ (M. villosa Hook.). </i>


<i>Hình 3.20. Cây và củ lồi Ba kích (Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>
<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Cây Ba kích thường mọc tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng
phục hồi có độ tàn che 0,3 - 0,5, hoặc mọc ở bìa rừng, trong các lùm bụi. cây
phân bố nhiều ở các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Phú
Thọ, Bắc Giang, Hịa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Ngun.


Cây Ba kích thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có 2 mùa, mùa


mưa và mùa khơ rõ rệt; Nhiệt độ khơng khí mùa khơ từ 8 - 240C và mùa nóng từ
25 - 380C. Lượng mưa hàng năm từ 1.100 - 2.000 mm. Ưa đất ẩm mát và thoát
nước, thành phần cơ giới trung bình, tầng dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp,
không chịu được đất úng bí.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Nhân giống </i>


Ba kích có thể gây trồng bằng hạt hoặc hom. Trồng bằng cây con tạo từ
hom, cây thường phát triển khỏe hơn, nhanh thu hoạch hơn, cây 1 năm đã có thể
<i>thu hoạch cịn trồng bằng cây gieo từ hạt thì sau cây 3 năm mới cho củ. </i>


* Tạo cây từ hạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

vài ba ngày cho quả chín nhũn, sau đó đem chà xát và rửa sạch, đãi lấy hạt rồi
hong phơi khô. Gieo hạt trên khay cát hoặc trên luống theo rạch cách nhau 15
cm, sâu 5 cm; Lấp đất kín hạt, phủ rơm rạ, tưới nước đủ ẩm, chăm sóc đến khi
hạt mọc đều cây con có 2 lá thì nhổ cấy vào bầu. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào
bầu có thành phần 78% đất mặt với 20% phân chuồng hoai và 2% supe lân theo
khối lượng.


* Tạo cây con từ hom thân


Hom thân lấy từ gốc lên đến hết phần bánh tẻ của cây mẹ 3 tuổi trở lên.
Cắt thân thành nhiều đoạn hom, mỗi hom dài 25 - 35 cm có từ 1 - 3 lóng gồm 2 -
4 mắt; Đường kính hom trên 3 mm. Hom được cắt bỏ hết lá, cắt hom đến đâu
đem giâm đến đó. Giâm hom trên luống đã chuẩn bị, đánh rạch sâu 10 cm, rạch
nọ cách rạch kia 30 cm. Sau khi giâm cắm lá cây Ràng ràng hoặc che phên với
chế độ che từ 40 - 50%; Tưới đủ ẩm cho đất, sau 20 - 25 ngày hom ra rễ.



<i>b. Trồng và chăm sóc </i>


* Thời vụ, phương thức và mật độ trồng


Trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu, chọn ngày râm mát hoặc có mưa. Có thể
trồng dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng, nơi có cây trồng phụ trợ trên
đất sau nương rẫy còn tốt, dưới tán cây ăn quả trong các vườn nhà. Mật độ trồng
5.000 cây/ha.


* Xử lý thực bì và làm đất


Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m, chú ý chừa cây để
làm giá đỡ cho cây leo. Hố đào kích thước 40 x 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 x 50
cm, bón lót 5 kg phân chuồng hoai và 0,2 kg supe lân cho mỗi hố.


* Trồng và chăm sóc


Cách trồng: Mỗi hố đặt cây, lấp đất đầy, giậm chặt xung quanh và tiếp tục
lấp cao hơn miệng hố 4 - 5 cm. Nơi khơng cịn cây để Ba kích leo bám phải cắm
cọc tre hoặc cọc gỗ dài 1,0 - 1,5 m làm giá đỡ cho cây.


Chăm sóc: Hai năm đầu, mỗi năm 2 - 3 lần phát cây cỏ xâm lấn và vun
xới quanh gốc đường kính 0,8 m. Từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm 1 - 2 lần tiếp tục
phát bỏ cây cỏ xâm lấn và vun xới gốc, kết hợp bón phân chuồng hoặc NPK.
Nếu trồng dưới tán rừng chú ý điều chỉnh độ tàn che duy trì khoảng 0,4 - 0,5.
<i>(5) Thu hoạch và chế biến </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

làm hom giống. Củ đào về rửa sạch đem phơi khô và sấy cho thật khơ.
3.3. Nhóm lồi cây cung cấp tinh dầu



<i>3.3.1. Cây Hồi </i>


Tên khác: Đại hồi, Bát giác hương, Đại hồi hương, Hồi 8 cánh, Mắc hồi.
<i>Tên khoa học: Illicium verum Hook. f.. </i>


<i>Tên khoa học khác: Illicium anisatum Lour (1790). </i>
Tên họ: Hồi (Illiciaceae).


<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Gỗ, lá, hoa, quả của Hồi đều có giá trị sử dụng. Gỗ có thể dùng làm nhà
và đóng đồ gia đình. Sản phẩm chính của Hồi là quả để cất tinh dầu. Tinh dầu
Hồi dùng sản xuất rượu dùng cho xứ lạnh. Chất lượng tinh dầu Hồi ở vùng Lạng
Sơn được đánh giá cao. Tỷ lệ chưng cất tinh dầu tính theo khối lượng là khoảng
30 kg quả tươi được 1kg tinh dầu. Theo Nguyễn Minh Lê (1977), tỷ lệ tinh dầu
trong quả tươi là 1,2 - 2,61% và quả khô từ 7,69 - 12,24%; Lượng tinh dầu trong
lá từ 1,29 - 3,66%. Tinh dầu Hồi là chất lỏng, sánh, không màu hoặc có màu
vàng nhạt, điểm đơng đặc từ 140C - 180C. Thành phần hóa học chủ yếu của tinh
dầu Hồi là trans - anethol (80 - 93%), ngồi ra cịn có trên 20 hợp chất khác,
trong đó đáng chú ý là limonen, α - pinen, β - phellandren, linalool, δ - 3 - caren,
methylchavicol, α - phellandren, myrcen, β - caryophyllen, anisaldehyd, sabinen,
α - terpineol, β - pinen, paracimen, α - terpinen... Thành phần hóa học của tinh
dầu Hồi rất đa dạng, nó phụ thuộc vào từng giống Hồi, từng vùng sinh thái, thời
vụ thu hái và điều kiện chưng cất. Tinh dầu lá Hồi thường có hàm lượng
anlethol thấp và có điểm đơng đặc từ 13 - 140C nên ít có giá trị. Hạt Hồi chứa
khoảng 50 - 58% dầu béo với thành phần chính là các acid oleic, linoleic, stearic
và myristic (Lã Đình Mỡi, 2001. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).


Tinh dầu Hồi dùng để chế rượu mùi, làm bánh kẹo, xà phịng và dùng làm


thuốc xoa bóp chữa đường ruột, quả Hồi làm gia vị nấu nướng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


<i>Theo Đỗ Tất Lợi (2006), cây Hồi (Illicium verum) còn được gọi là Đại </i>
hồi, Bát giác hồi hương, Đại hồi hương, chúng chỉ mọc trong một khu vực nhỏ
khoảng trên 5.000 m2 ở Lạng Sơn và Cao Bằng và một diện tích rất nhỏ ở các
<i>tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Trước đây loài Hồi (I. </i>
<i>verum) bị nhầm lẫn với hai loại Hồi Nhật Bản (I. anisatum) và Hồi núi (I. </i>
<i>griffihii) có chất độc khác. </i>


Hồi là cây gỗ thường xanh, cao trung bình 6 - 8 m có thể cao tới 15 m,
đường kính thân trung bình từ 15 - 30 cm. Thân mọc thẳng, trịn, vỏ ngồi
màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn, màu lục nhạt, sau chuyển thành màu
nâu xám.


Lá mọc cách và thường tập trung ở đầu cành, trông tựa như mọc
vòng; mỗi vịng thường có 3 - 5 lá. Phiến lá ngun, dày, cứng, giịn; hình
trứng thuôn hay trái xoan thn; kích thước dài 6 - 12, rộng từ 2,5 - 5cm;
đầu lá nhọn hoặc tù, gốc lá hình nêm; Mặt trên màu lục thẫm, nhẵn, mặt
dưới xanh nhạt; Gân dạng lông chim gồm 9 - 12 đôi, không nổi rõ. Cuống lá
dài 7 - 10 cm.


Cây trồng từ hạt 5 - 6 tuổi có thể ra hoa kết quả. Hoa lưỡng tính, quả phức
có hình ngơi sao 5 - 11 cánh. Ra hoa hai lần trong năm nhưng khơng có ranh
giới rõ ràng. Vụ Hồi mùa nở hoa vào tháng 2 - 4, quả chín thu hoạch vào tháng 7
- 9. Đây là vụ chính (sản lượng cao và chất lượng tinh dầu cũng tốt). Vụ Hồi
chiêm nở hoa từ, cho thu hoạch quả vào tháng 1 - 2 năm sau. Vụ này cho năng
suất và chất lượng quả thường thấp hơn so với vụ Hồi mùa (Lã Đình Mỡi, 2001.
Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh


vật).


Thông thường cây Hồi ở giai đoạn tuổi từ 20 - 70 có sản lượng và chất
lượng tinh dầu cao nhất. Hồi có chu kỳ sai quả 3 - 4 năm. Những năm sai quả tỷ
lệ cây ra hoa có thể đạt 80 - 90%, số cây đậu quả 45 - 55%. Vào những năm mất
mùa tỷ lệ quả chỉ khoảng 10%. Tại Văn Quang rừng Hồi độ tuổi 40 - 50 năm
vào năm sai quả có cây thu được tới 300 kg quả tươi.


<i>(3). Phân bố và sinh thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Lạng Sơn và các vùng lân cận như Đông Khê (Cao Bằng), Bình Liêu (Quảng
Ninh), phía Nam khơng vượt quá Hữu Lũng. Ngoài các giới hạn kể trên cây Hồi
cũng có thể sinh trưởng nhưng việc ra hoa kết quả sẽ hạn chế.


Khu vực phân bố của Hồi có lượng mưa từ 1.200 - 1.800 mm/năm, nhiệt
độ bình quân năm 18 - 220C. Lúc nhỏ Hồi không chịu được nhiệt độ cao, về mùa
hè cây con dễ bị chết. Trái lại khả năng chịu rét của cây con lại tương đối cao,
không bị chết vì sương muối (Lã Đình Mỡi, 2001. Tài nguyên thực vật có tinh
dầu ở Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).


Đất nơi trồng Hồi thuộc loại đất Feralit phát triển trên đá Riolit, Phiến
thạch sét, Sa thạch pha sét có độ sâu tầng đất dầy, giàu mùn, độ pH từ 5 - 8. Đất
có thực bì che phủ có độ cao 1,5 m trở lên. Khơng trồng Hồi ở đất trên nền đá
vôi, các khe sâu không đủ ánh sáng và độ ẩm quá cao, những khu vực có cỏ
tranh chiếm ưu thế và các cây bụi chỉ thị đất quá thoái hoá như thanh hao, sim
mua chiếm ưu thế.


Khi trưởng thành Hồi là loài thực vật ưa sáng mạnh, giai đoạn cịn nhỏ có
khả năng chịu bóng nhẹ.



Khả năng chịu gió của Hồi kém, vì tán lá rậm, rễ cọc ăn nơng cho nên nơi
đỉnh núi lộng gió và khe núi gió lùa mạnh khơng thích hợp cho cây Hồi sinh
trưởng.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Nhân giống </i>


* Chọn giống, thu hái, chế biến và bảo quản hạt


Chất lượng quả cao nhất vào khoảng tiết sương giáng hàng năm. Thu
hoạch hạt làm giống cũng vào thời vụ này. Hạt được lấy từ những cây Hồi có tán
đều, phát triển rộng, với tỷ lệ quả có 8 - 11 cánh đều chiếm cao. Tỷ lệ chế biến
30 kg quả được 1 kg hạt. Trong 1 kg hạt có khoảng 8.000 - 11.000 hạt. Hạt mới
thu có tỷ lệ nảy mầm trên 80%.


Khi chín quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng mơ là thu hái được. Quả
hái về trải một lớp mỏng để nơi thoáng mát dưới mái che hoặc phơi nắng nhẹ để
tách lấy hạt. Hong như vậy 4 - 5 ngày thì hạt sẽ tách ra hết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

thể để hạt đến mùa xuân đem gieo, tỷ lệ nảy mầm còn khoảng 70 - 80%.
<i>b. Sản xuất cây con </i>


Vườn ươm cần chọn nơi đất ẩm, màu mỡ, nơi đất sét nhẹ, đất đỏ; Khơng
chọn nơi đất cát vì mùa hè đất cát dễ nóng lên, làm cho cây con dễ bị hư hại, đất
cần cày bừa kỹ, bón lót bằng phân chuồng hoai 5 - 6 kg/m2.


Gieo hạt vào mùa xuân, gieo theo hàng hoặc gieo vãi. 1kg hạt gieo trên
diện tích 50 - 100 m2. Gieo xong cần trải rơm rạ đã tẩy trùng, tưới nhẹ. Sau 1 - 2
tuần hạt nảy mầm thì có thể dỡ bỏ vật che phủ và làm giàn che. Giàn che làm
cao 0,5 - 0,6 m, lúc đầu làm kín sau khi cây lớn có thể giảm dần còn 60 đến


70%, năm thứ hai giảm còn 30 - 40%. Trước khi trồng 1 - 2 tháng thì cần bỏ
giàn che. Cần chú ý làm cỏ, phát quang và bón thúc. Trong 3 tháng đầu, định kỳ
15 ngày phun 1 lần dung dịch bc đơ nồng độ 1% để phịng trừ nấm thối gốc.


Trường hợp trồng cây 2 tuổi thì sau một năm cần cấy mở rộng khoảng
cách hoặc sang bầu có kích thước lớn hơn. Bầu có đường kính 10 - 12 cm, cao
15 cm. Ruột bầu gồm 89% đất, 10% phân chuồng hoai và 1% supelân.


<i>c. Trồng và chăm sóc </i>


Đất trồng Hồi cần tầng đất sâu, cịn mùn, đất có cây bụi. Thời vụ trồng
vào mùa xuân. Hố trồng cần đào 40 x 40 x 40 cm, xung quanh hố cần phát cây
bụi rộng 0,7 - 0,8 m, bên ngồi hố trồng thì giữ lại cây bụi để che bóng cho Hồi
lúc nhỏ.


Mật độ trồng 400 - 600 cây/ha. Giai đoạn đầu có thể giữ lại một số lồi
cây gỗ trên đất rừng phục hồi hoặc trên nương rẫy cũ, vừa có tác dụng chống xói
mịn, vừa che bóng cho Hồi và lại giải quyết một phần nhu cầu gỗ củi cho sinh
hoạt hoặc thực hiện trồng xen Khoai núi, Củ na và các cây lương thực dưới tán
rừng Hồi.


Ở Lạng Sơn, người Dao ở Bắc Sơn trồng Hồi hỗn loài với cây gỗ trên đất
sau nương rẫy. Cây Hồi con được trồng dưới tán một số cây gỗ tái sinh tự nhiên
như: Re, Bời lời, Dẻ gai, Hu đay, Ba bét, Ba soi. Trong quá trình sinh trưởng,
cây Hồi dần dần lớn lên và có nhu cầu ánh sáng tăng dần, tiến hành ken chết dần
các cây gỗ tự nhiên.


Đồng bào Tày ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn trồng Hồi xen tre, vầu.
Các rừng tre, vầu được trồng xen Hồi dưới tán, khi Hồi trưởng thành có nhu cầu
ánh sáng cao hơn thì nó đã vươn lên để chiếm lĩnh tầng cao của tán rừng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

hoạch vào lúc có thời tiết râm mát và thu hoạch dần dần để tránh tình trạng tán
che mở đột ngột làm cho Hồi con bị mất nhiều nước có thể bị chết.


Trồng Hồi xen chè của đồng bào Tày huyện Bình Gia, Lạng Sơn. Dưới
tán rừng Hồi đã khép tán (năm thứ 4 và thứ 5) trồng xen chè. Ở một số nơi đất
xấu, bà con còn trồng cây phân xanh họ đậu (Cốt khí), dứa. Các băng cây Cốt
khí, dứa được thiết kế chạy theo đường đồng mức để chống xói mịn, bảo vệ đất.
Rừng sau khi trồng mỗi năm chăm sóc 2 lần. Nội dung chăm sóc gồm:
Xới đất, làm cỏ, phát quang dây leo, cây bụi lấn át Hồi. Chú ý phát quang dần
dần, khi cây Hồi cao 2 m trở lên mới mở rộng dần. Để có sản lượng quả cao
hàng năm cần phải bón phân, mỗi lần bón từ 10 - 20 kg/cây. Khi bón đào rãnh
quanh gốc, bón xong lấp đất. Có thể bón vào cuối Thu hoặc đầu Xuân.


<i>d. Bảo vệ rừng trồng </i>


Rừng Hồi sau khi trồng thường bị sâu Ánh kim hoa trưởng thành hại lá. Ở
tỉnh Lạng Sơn năm 2012 có trên 500 ha rừng Hồi bị sâu Ánh kim ăn trụi hết lá,
có cây mật độ sâu lên đến hàng trăm con. Bọ ánh kim hoa, lồi sâu hại được Bộ
mơn Cơn trùng, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội xác định có tên khoa
<i>học là Oides leucomeleana Pic. Bảo tàng Australia vào tháng 6/2011 đã khẳng </i>
định rằng mẫu sâu Ánh kim hoa hại Hồi thu thập từ vùng Lạng Sơn, phía
Bắc Việt Nam chắc chắn là 1 loài của giống Oides, thuộc họ phụ Galerucinae,
họ Ánh kim (Chrysomelidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera). Như vậy, hiện nay
tạm xác định tên gọi khoa học của sâu Ánh kim hoa hại Hồi là Oides sp (Trần
Đình Chiến; Vũ Triệu Mân Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội; Bùi Văn Dũng -
Viện Bảo vệ thực vật).


Sâu Ánh kim hoa là lồi cơn trùng thuộc nhóm biến thái hồn tồn, q
trình sinh trưởng phát triển trải qua 4 pha phát dục khác nhau đó là trứng, sâu


non, nhộng và trưởng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

Hình 3.21. Lồi Sâu ánh kim Hình 3.22. Cành mang quả
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


Loài sâu Ánh kim hoa chỉ thấy phát sinh và gây hại trên cây Hồi. Giai
đoạn sâu non và trưởng thành gây hại cho cây Hồi bằng cách ăn hại lá, búp lá,
đọt lá suốt từ khi cây Hồi ra chồi, nảy lộc cho đến khi cây ra hoa, kết quả. Hàng
năm chúng thường phát sinh gây hại nặng từ tháng 2 - 3 đến tháng 7 - 9. Hiện
nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để trị lồi sâu hại này.


<i>(5) Thu hoạch, chế biến </i>


Quả Hồi được thu hoạch trực tiếp trên cây. Quả sau khi thu hoạch cần phơi
trong râm để tách hạt, sau đó phơi hoặc sấy khơ quả và đem bảo quản khơ bịt kín.
<i>3.3.2. Cây Quế đơn </i>


Tên địa phương: Quế đơn quan, Quế bì, Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng,
Quế Yên Bái, Quế trung quốc, Nhục quế, Ngọc quế, Mạy quế (Tày), Kia (Dao).


<i>Tên khoa học: Cinnamomum cassia.J.S. Presl. </i>
<i>Tên khoa học khác: Laurus cassia L. (1753); </i>


<i> Cinnamomum aromaticum C.Nees (1831). </i>
Họ Long não: Lauraceae.


<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

Vỏ Quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ Quế được mài ra trong
nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có quế để chữa một số


bệnh đường tiêu hố, đường hơ hấp, kích thích sự tuần hồn của máu, lưu thơng
thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng.


Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc Việt Nam” trang 263: Nhục
Quế có vị ngọt cay tính nóng, thơng huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng,
chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (trụy mạch,
huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp. Quế Giao chỉ (Việt Nam) trước đây được
coi là sản vật quý giá, có giá trị như ngà Voi, chim Công sử dụng để làm quà
ngoại giao, biếu tặng trong và ngoài nước. Nhân dân Thanh Hố cịn gọi Quế ở
địa phương là Ngọc Châu thường. Vỏ Quế được sử dụng để làm gia vị vì có vị
thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các
món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hố. Quế cịn được sử dụng trong các
loại bánh kẹo, rượu.


Quế được sử dụng làm hương, bột Quế được trộn với các vật liệu khác để
làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền, chùa,
thờ cúng trong nhiều nước châu Á nhất là các nước có đạo Phật, đạo Khổng Tử,
đạo Hồi.


Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ, vỏ Quế để làm ra các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ như khay, ấm, chén bằng vỏ Quế, đế lót giầy.


Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, cây Quế đơn cịn đóng góp vào bảo vệ môi
trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi
dốc.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

Hình 3. 23. Khai thác vỏ Quế Hình 3.24. Phơi vỏ Quế
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>



Cây khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa mọc ở nách lá đầu cành,
hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay
phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, tháng 5 và quả chín vào tháng 1, tháng 2
năm sau. Quả chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả
mọng trong chứa một hạt, quả dài từ 1 - 1,2 cm, hạt hình bầu dục. Một kg hạt có
khoảng 2500 - 3000 hạt.


Bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc ăn sâu, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì
vậy Quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây lúc cịn nhỏ
cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, càng lớn lên mức
độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 - 4 năm trồng thì cây hồn tồn ưa
sáng. Tinh dầu Quế có vị thơm, cay, ngọt rất được thị trường trong nước và thế
giới ưa chuộng.


<i>(3)Phân bố và sinh thái </i>


Là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy các vùng có Quế mọc
tự nhiên ở Nước ta thường có lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ
bình quân hàng năm từ 210 - 230C, ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng
tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải
thoát nước, độ pHkcl khoảng 5 - 6. Đất phát triển trên các loại đá mẹ Phiến thạch,
Sa thạch, Granít, Riolít. Quế khơng thích hợp với các loại đất đã thối hố, tầng
đất mỏng, khơ, nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước
và đất đá vôi khô. Độ cao độ cao tuyệt đối thích hợp thường thấy từ 300 - 700 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

Bồ đề, Săng lẻ, Bứa… Lúc còn nhỏ cây cần có bóng che thích hợp mới sinh
trưởng và phát triển tốt, nhưng khi lớn lên khoảng 3 - 4 tuổi là cây ưa sáng hoàn
toàn. Những cây trong rừng có đủ ánh sáng đều có vỏ dầy nhiều dầu, năng suất và
chất lượng vỏ cao.



Trên thế giới Quế đơn phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng
hoá ở một số nước châu Á và châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam,
Xrilanca, Xây xen và Madagaxca. Trong các nước có Quế, cây Quế cũng chỉ
phân bố ở một số địa phương nhất định, nơi có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa
hình thích hợp, ở ngồi vùng sinh thái cây sinh trưởng và phát triển kém.


<i>Ở Việt Nam cây Quế mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới </i>
ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay Quế tự nhiên đã khơng cịn nhiều
mà thay vào đó cây đã được thuần hố thành cây trồng. Từ lâu đời nước ta đã hình
thành 4 vùng trồng, theo Hoàng Cầu sơ bộ giới thiệu 4 vùng Quế ở nước ta đó là:


- Vùng Quế Yên Bái


Vùng Quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn
và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Các khu vực có Quế nhiều như Đại Sơn, Viễn Sơn,
Phong Dụ, Xn Tầm… có diện tích trồng Quế và sản lượng vỏ Quế chiếm
khoảng 70% của cả vùng. Sinh sống trong vùng trồng Quế Yên Bái chủ yếu là
đồng bào Dao, có nghề trồng Quế từ lâu đời. Đặc điểm của vùng Quế Yên Bái là
vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đơng và Đông Nam của dãy núi
Hồng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300 - 700 m; nhiệt độ trung bình
năm là 22,70C, lượng mưa bình qn năm trên 2000 mm, có nơi lượng mưa bình
quân năm đạt đến trên 3000 mm (Phong Dụ); Độ ẩm bình quân là 84%. Đất phát
triển trên đá Sa thạch, Phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước.
Vùng Yên Bái là vùng có diện tích và sản lượng vỏ cao nhất trong cả nước.


- Vùng Quế Trà Mi, Trà Bồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

trong vùng. Vùng Quế Trà mi, Trà bồng đến nay đã được mở rộng ra các huyện
xung quanh như Phước sơn, Sơn Tây, Sơn Hà.



- Vùng Quế Phong, Quế Thường Xuân


Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân, Ngọc
Lặc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm về phía Đơng dẫy Trường Sơn;
có vĩ độ từ 190 đến 200 vĩ độ Bắc. Phía Tây thượng nguồn là các dãy núi cao
khoảng 1500 – 2000 m án ngữ biên giới Việt Lào và thấp dần về phía Đơng.
Vùng Quế Phong, Quế Thường Xuân kẹp giữa lưu vực sông Chu và sơng Hiến;
có độ cao bình qn khoảng 300 - 700 m. Địa hình chia cắt và đón gió Đơng -
Nam nên lượng mưa của vùng rất cao trên 2000 mm/năm, nguồn nước dồi dào,
nhiệt độ bình quân năm 23,10C, ẩm độ bình quân là 85%. Quế Thanh và Quế
Quỳ là loại Quế tốt vì hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao nổi tiếng trong cả
nước, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán sinh sống trong vùng có nghề trồng,
khai thác sử dụng từ lâu đời.


- Vùng Quế Quảng Ninh


Các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hoà, Tiên Yên và Bình Liêu (Quảng
Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông Bắc kéo dài về phía
biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đơng Bắc - Tây Nam là địa hình chắn gió
vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300 mm/năm, nhiệt độ bình
quân năm là 230C. Quế được gây trồng trên đai cao khoảng 200 - 400 m. Quế
Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh sống
trong vùng. Các vườn đồi ở Quảng Lâm, Hồng Mơ, Pị Hèm, Lục Phủ, Quất
Động đã nhiều năm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>


<i>a. Nhân giống </i>


Quế đơn có khả năng sinh sản vơ tính (chiết cành, giâm hom), nhưng


trong sản xuất khả năng tạo giống bằng chiết cành giâm hom cịn ít được sử
dụng do tỷ lệ hom ra rễ thấp và giá thành cây giống cao. Hầu hết thường trồng
bằng cây thực sinh.


* Chọn cây lấy giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

Sử dụng giống ở các vùng để lấy giống trồng: Quế Yên bái trồng ở phía
Bắc. Quế Thanh Hoá - Nghệ An trồng ở Thanh Hoá đến Quảng Bình. Quế
Quảng Nam - Quảng Ngãi trồng ở phía Nam.


* Thu hái hạt giống


Thời gian thu hái quả chín từ tháng 1 đến tháng 3, khi vỏ quả chuyển từ
màu xanh sang màu tím thẫm. Có thể thu hái bằng nhiều cách như trèo cây hái
quả, dùng dụng cụ thu hái hoặc phát dọn sạch xung quanh tán cây giống trước
mùa thu hoạch 1 tháng để thu nhặt hạt rơi rụng. Không chặt cành và cây để lấy
quả.


* Chế biến và bảo quản hạt


Quả thu hái về được ủ 1 đến 3 ngày để vỏ thịt ngoài mềm ra, chà xát lớp
vỏ thịt ngoài và rửa sạch để thu hạt, phải hong hạt nơi thoáng mát, để ráo nước
rồi bảo quản hoặc đem gieo. Thu hái hạt giống xong nên đem gieo ngay. Nếu
chưa gieo ngay phải bảo quản bằng cát ẩm, 2 phần cát trộn lẫn 1 phần hạt để nơi
thoáng mát, 1 - 2 ngày đảo hạt một lần và bổ sung độ ẩm khi thấy cát bị khô.


* Tạo cây con


Chọn vườn ươm: Gần nơi trồng, gần nguồn nước tưới và thuận tiện cho
việc vận chuyển cây con. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất có thành phần cơ


giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, thốt nước tốt.


Làm đất vườn ươm: Đối với vườn ươm mới phải được dọn sạch cỏ đánh
gốc cây còn lại, cày bừa kỹ và làm nhỏ đất trước khi lên luống. Với luống gieo
và luống cấy phải làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ mới tiến hành lên luống, luống có
kích thước rộng 1 m, dài 10 m, cao 12 - 15 cm, rãnh luống rộng 40 - 50 cm tính
từ mép mặt luống. Khi lên luống cần bón lót cho đất bằng phân chuồng hoai,
lượng bón 4 - 5 kg cho 1 m2. Với luống đặt mặt luống phải bằng phẳng.


Tạo bầu: Ruột bầu nên chọn đất ở tầng A, B với hỗn hợp ruột bầu tính
theo tỷ lệ trọng lượng bầu: 95% đất + 4 % phân chuồng đã ủ hoai và sàng nhỏ +
1% supelân. Vỏ bầu có kích thước 6 x 13 cm cho cây 1 năm và 9 x 18 cm cho cây
2 năm.


* Xử lý và gieo hạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

phủ kín hạt (0,3 - 0,5 cm). Tưới nước đủ ẩm cho luống gieo đến khi hạt nẩy
mầm dài 1cm lấy đem cấy vào bầu. Che phủ mặt luống bằng rơm rạ hoặc cỏ
tranh đã phơi khô, tẩy trùng bằng Ceresan hoặc thuốc tím 0,05%. Hằng ngày
tưới nước từ 1 - 2 lần để giữ ẩm cho đất, khi hình thành cây mầm trên mặt đất
thì dỡ bỏ vật liệu che phủ.


* Chăm sóc cây con


Che sáng: Từ 1 đến 3 tháng đầu che bóng 70% - 80%, từ 4 - 6 tháng tuổi
giảm xuống còn 40% - 50%, từ tháng thứ 7 trở đi cần dỡ bỏ dàn che dần xuống
25% cho đến trước khi đem cây con đi trồng 1 tháng phải dỡ bỏ hết dàn che.


Tưới nước: Trong khoảng 15 ngày đầu sau khi cấy hạt mầm phải tưới
nước đều đặn và luôn giữ ẩm cho luống cây, lượng nước tưới từ 3 đến 4 lít/m2


sau đó giảm dần. Vào những ngày âm u, có mưa nhiều cần đánh rãnh thoát nước
và mở bớt dàn che .


Làm cỏ, phá váng, tưới thúc: Định kỳ 15 ngày nhổ cỏ và phá váng trên
mặt bầu kết hợp với tưới thúc NPK nồng độ 0,5%, tưới từ 2 đến 3 lít cho 1m2.
Trước khi trồng 1 tháng ngừng tưới thúc và giảm lượng nước tưới.


Đảo bầu và phân loại cây con: Trước khi đem cây con đi trồng từ 2 - 3
tháng phải đảo bầu cắt đứt các rễ cây ăn sâu xuống đất và giãn mật độ của bầu
cho cây phát triển cân đối. Khi đảo bầu kết hợp phân loại cây con, cây có cùng
chiều cao và mức độ sinh trưởng thì xếp riêng vào một khu vực, những cây sinh
trưởng kém, cịi cọc thì xếp riêng để có biện pháp chăm sóc cho phù hợp.


Phòng trừ sâu bệnh hại:


Phòng trừ bệnh đốm lá và khô lá thường xuất hiện ở các tháng khô, nóng;
Bệnh nấm cổ rễ, xuất hiện vào thời kỳ cây con 2 đến 5 tháng tuổi, những loại
bệnh này dùng Bc đơ nồng độ 1% hoặc Benlat nồng độ 0,05% phun 0,5 lít/m2
theo định kỳ 15 ngày 1 lần. Cây bị bệnh tua mực tốt nhất là nhổ và mang đi xa
đốt để tránh lây lan.


Sâu đục thân xuất hiện vào cuối xuân và hè dùng biện pháp bẫy bướm để
diệt hạn chế mức độ lây lan. Đối với sâu xám trực tiếp bắt hoặc dùng thuốc
Malathion nồng độ 0,1% tưới 1 lít cho 4 - 5m2 .


Phòng trừ chuột, dế, sâu xám phá mầm hạt, cắn chết cây, có thể dùng các
loại bẫy và bả độc để tiêu diệt.


<i>b. Trồng và chăm sóc </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

Khí hậu, địa hình: Trồng Quế ở khu vực có nhiệt độ bình quân năm 20 -
210 C; lượng mưa hàng năm trên 1800 mm; độ ẩm khơng khí trên 80%. Độ cao
so với mặt biển ở miền Bắc dưới 200 m, ở miền Trung dưới 500 m, ở miền Nam
dưới 700 m


Đất đai: Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất đá vôi, đất
cát, đất ngập úng); có độ dầy tầng đất trên 50 cm, đất ẩm nhưng thoát nước tốt,
đất nhiều mùn ( > 3%); độ pHKCL từ 4,0 - 5,5.


Trạng thái thực bì thích hợp với việc trồng là các loại rừng thứ sinh
nghèo kiệt, rừng phục hồi, rừng nứa hoặc cây bụi có cây gỗ rải rác, nương rẫy
mới. Không trồng nơi đất đồi núi trọc, nơi chỉ còn thảm cỏ cây bụi chịu hạn, cỏ
tranh xấu, nơi khơng cịn hồn cảnh rừng.


* Phương thức và mật độ trồng


Quế được trồng theo 3 phương thức sau:


- Trồng dưới tán rừng nghèo kiệt sau khai thác hoặc rừng mới phục hồi
sau nương rẫy có độ tàn che 0,3 - 0,4; Mật độ trồng 1.000 - 2.000 cây/ha; Sau 2 -
4 năm ken dần các cây gỗ tạp kém giá trị .


- Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp: Trồng kết hợp với sắn, ngô
hoặc nơi đất xấu trồng với cây cải tạo đất (Đậu triều, Cốt khí). Mật độ trồng từ
3.300 - 5.000 cây/ha. Với cách trồng này sau 7 - 10 năm có thể chặt tỉa và sau 15
- 20 năm cho khai thác.


- Trồng kết hợp với cây ăn quả trong các vườn rừng: Quế trồng xen với
cây ăn quả theo hàng cách nhau 5m, cây cách cây từ 3 - 4 m tuỳ thuộc vào từng
loài cây ăn quả; Với phương thức này nên trồng bằng cây con 2 tuổi.



* Xử lý thực bì


Xử lý thực bì trên nguyên tắc phải để độ tàn che ban đầu cho Quế đơn từ
0,3 - 0,4. Đối với đối tượng thực bì chủ yếu là rừng nghèo kiệt khơng cịn giá trị
kinh tế, rừng phục hồi sau nương rẫy, thảm cây bụi có cây gỗ rải rác cần luỗng
phát tồn diện dây leo, cỏ dại, gốc tre nứa. Đối với rừng thứ sinh, rừng phục hồi
chừa lại cây tái sinh làm tàn che ban đầu, sẽ xử lý trong q trình chăm sóc và
điều chỉnh độ tàn che sau này; Cây chặt phải hạ sát gốc, băm nhỏ cành nhánh
xếp gọn theo đường đồng mức và tận dụng lâm sản triệt để.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

* Làm đất


Làm đất cục bộ theo băng hoặc theo hố. Cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40
cm; Khi đào chú ý để riêng lớp đất mặt một bên phía trên dốc, chặt đứt tồn bộ
rễ cây có trong lịng hố; Hồn thành việc đào hố trước khi trồng 1 tháng.


Lấp hố trước khi trồng 15 ngày, lấp toàn bộ lớp đất mặt đã nhặt hết rễ cây,
đất đá xuống hố, hố lấp xong phải cao hơn mặt đất tự nhiên 2 - 3 cm.


* Thời vụ trồng


Ở phía Bắc: Mùa xuân là mùa trồng chính vào các tháng 1 đến tháng 3,
mùa thu trồng vào các tháng 8 và tháng 9.


Ở phía Nam trồng vào mùa mưa từ tháng 9 tới tháng 12.
* Kỹ thuật trồng


Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi cây 12 đến 18 tháng; Chiều cao cây
từ 25 - 30 cm; Đường kính cổ rễ từ 0,4 - 0,5 cm; Cây sinh trưởng tốt không bị


sâu bệnh. Trồng phân tán trong các vườn hộ gia đình cây con tuổi từ 18 đến 24
tháng tuổi; Chiều cao cây từ 50 - 60 cm; Đường kính cổ rễ từ 0,6 - 0,8 cm; Cây
sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.


Khi trồng dùng cuốc hoặc bay khơi rộng lịng hố vừa đủ đặt bầu cây, có
chiều sâu cao hơn chiều cao của túi bầu 1 - 2 cm. Rạch bỏ vỏ bầu PE, đặt bầu
cây ngay ngắn trong lòng hố, lấp đất và lèn chặt, vun đất quanh gốc cây cao hơn
mặt đất tự nhiên 3 - 5 cm.


* Chăm sóc rừng mới trồng


Nếu trồng theo phương thức nông lâm kết hợp thì khi chăm sóc cho cây
nơng nghiệp cũng là chăm sóc cho cây Quế, mỗi năm chăm sóc ít nhất là 2 lần.


Nếu trồng Quế trong băng, rạch hoặc dưới tán rừng thứ sinh thì cần chăm
sóc cho cây theo chế độ sau đây:


Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 chăm sóc mỗi năm 2 lần; từ năm thứ 4 cho
đến khi khép tán chăm sóc mỗi năm 1 lần.


Nội dung chăm sóc:


- Trồng dặm các cây đã chết từ năm thứ 1 và thứ 2, phát dọn dây leo và
cây cỏ lấn át, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại.


- Xới đất xung quanh gốc cây đường kính 0,8 - 1 m cho những lần chăm
sóc từ năm thứ nhất đến năm thứ 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

- Trong quá trình chăm sóc phải điều chỉnh độ tàn che để khoảng 0,25,
đến năm thứ 4 cây Quế được phơi ra ánh sáng hồn tồn.



<i>c. Ni dưỡng rừng trồng </i>


Tỉa cành: Năm đầu khi rừng mới khép tán, xúc tiến tỉa cành nhân tạo.
Tỉa thưa: Tuỳ theo mật độ trồng mà từ năm thứ 4 trở lên bắt đầu tiến hành
tỉa thưa đến năm thứ 5, thứ 6 mật độ còn 2.000 - 2.500 cây/ha, năm thứ 8 mật độ
còn 1.500 - 2.000 cây/ha, năm thứ 15 còn 800 - 1.000 cây/ha và từ năm thứ 20
còn 500 - 800 cây/ha.


<i>d. Bảo vệ rừng </i>


* Phòng trừ sâu, bệnh


Trừ sâu ăn lá bằng cách phun dung dịch Trebon nồng độ 0,2%. Trừ sâu
đục thân dùng đèn bẫy diệt sâu trưởng thành.


Cây bị bệnh Tua mực cần phải chặt bỏ và đem ra khỏi rừng đốt.
* Phòng chống cháy rừng và những tác nhân gây hại khác


Phòng chống cháy rừng, những nơi dễ gây hoả hoạn phải có đường ranh
cản lửa; Phòng chống người và gia súc phá hoại rừng.


<i>(5). Khai thác vỏ </i>


Thông thường sau khi trồng được 5 - 6 tuổi có thể tỉa thưa và tận thu toàn
bộ thân cành lá để chưng cất tinh dầu. Chu kỳ tiếp theo cách nhau khoảng 3 - 4
năm. Quế đơn để càng lâu (20 - 30 năm) thì chất lượng vỏ càng tốt. Vỏ thường
khai thác vào các thời điểm từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 11
hàng năm. Khai thác vào thời kỳ này dễ bóc vỏ. Kinh nghiệm sơ chế vỏ sau thu
hoặc của người dân ở vùng trồng Quế đơn: Vỏ sau khi bóc cần cạo bỏ lớp vỏ


ngoài, ngâm trong nước sạch trong 24 giờ, sau đó rửa sạch và phơi ở nơi thống
gió, râm mát cho đến khi khô nước rồi xếp vào sọt, xung quanh lót lá chuối khơ
và ép khoảng 3 - 4 ngày cho phẳng rồi mới lấy ra phơi trên phên nứa cho đến khi
khô kiệt. Một số nơi dùng tre nứa kẹp chặt 2 miếng vỏ Quế ép vào nhau rồi phơi
khô. Nhiều vùng chỉ cắt vỏ tươi thành đoạn dài từ 40 - 50 cm rồi phơi khô.


Mỗi cây Quế đơn ở tuổi trên 15 tuổi có thể cho từ 12 - 16 kg vỏ khô.
<i>3.3.3. Cây Trầm hương </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<i>(1) Giá trị kinh tế </i>


Gỗ Trầm hương có thể sử dụng trong xây dựng cơ bản, làm đồ gia dụng
thông thường, là nguyên liệu quý để sản xuất các loại giấy sợi cao cấp. Tuy
nhiên giá trị quan trọng nhất của cây Trầm hương là Trầm kỳ hay Kỳ nam, sản
phẩm này được hình thành trong thân cây khi chúng bị tổn thương. Đây là mặt
hàng đặc sản rừng có giá trị kinh tế xuất khẩu cao và được ưa chuộng trên thị
trường quốc tế. Trong những năm qua do giá trị kinh tế cao, ở nước ta việc khai
thác Trầm hương diễn ra với quy mô rộng và cường độ cao đang làm cho loài
cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


Hình 3.25. Cây Trầm hương Hình 3.26. Trầm hương
<i>(Nguồn ảnh từ mạng Internet) </i>


Cây Trầm hương có thể cao 30 - 40 m, đường kính 50 - 80 cm hoặc hơn,
tán thưa, thân thẳng, vỏ màu xám, nhiều xơ.


Lá đơn, mọc cách có dạng hình trứng, đầu mũi nhọn, phiến lá dài 8 - 12
cm, rộng 3 - 6 cm, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới hơi xám.



Cây trên 3 tuổi có thể ra hoa. Hoa lưỡng tính, hình chng, màu trắng, có
nhiều lơng ở miệng. Quả nang hình trứng, dài 3 - 4 cm; Mỗi quả thường cho một
đến hai hạt. Gỗ màu trắng hoặc màu vàng nhạt, mềm, nhẹ, không phân biệt
giác, lõi (Lã Đình Mỡi, 2001 - Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam).


<i>(3) Phân bố sinh thái </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

Trầm hương thích hợp với đất feralit điển hình phát triển trên đá kết, đá
phiến, Granit, tầng trung bình, độ pH từ 4 - 6, lượng mưa trên 1800 mm.


Khu vực phân bố của lồi có nhiệt độ bình qn măm từ 20 - 250C, lượng
mưa hàng năm trên 1500 mm, độ ẩm khơng khí bình qn tháng trên 80%.


Lúc cịn nhỏ có khả năng chịu bóng nhẹ, lớn lên ưa sáng.
<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>


<i>a. Nhân giống </i>
* Chọn giống


Cây Trầm hương trồng tập trung hay trồng phân tán thường sau 8 - 10
năm bắt đầu ra hoa kết quả. Để thu hoạch hạt làm giống phải chọn cây mẹ trên
12 tuổi. Khi chọn cây mẹ lấy giống phải lấy từ vườn giống hoặc rừng giống, nếu
chưa có cần chọn những cá thể sinh trưởng phát triển tốt đã bắt đầu có Trầm
hương và chất lượng tốt.


* Thu hái và bảo quản hạt giống


Trầm hương thường ra hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, quả chín
vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Khi thấy quả chuyển sang màu vàng, số quả


có hạt tách khỏi quả chiếm từ 10 - 15%/cây thì thu hoạch. Đem quả ủ trong bao
tải hoặc chất thành đống phủ kín từ 2 - 3 ngày rồi đem ra bóc lấy hạt. Tỷ lệ giữa
hạt và quả khoảng 8 - 10%, 10 kg quả mới thu được 0,8 - 1 kg hạt giống. 1 kg
hạt có từ 2.300 - 2.600 hạt.


Hạt Trầm hương là loại hạt chứa nhiều dầu, hạt giống rất nhanh mất khả
năng nảy mầm, vì vậy để đạt kết quả cao, hạt sau khi thu hoạch phải đem gieo
ngay hoặc bảo quản hạt tạm thời bằng cát ẩm: Đem trộn đều hạt Trầm hương với
cát ẩm để ở nơi râm mát, thoát nước, tỷ lệ hạt với cát là 1/3 - 1/4 dồn thành đống
cao từ 20 - 25 cm, rộng 50 - 60 cm, dài 1,5 - 2 m. Định kỳ 1 - 2 ngày phải đảo và
phun nước để giữ ẩm cho hạt, lượng nước phun vừa phải chỉ đủ ẩm cát và hạt,
không được quá ướt. Với phương pháp bảo quản này có thể giữ hạt được từ 12 -
15 ngày.


* Làm đất gieo hạt


Đất gieo ươm hạt giống phải được cày bừa kỹ trước khi gieo từ 40 - 50
ngày. Hạt được gieo trên luống, kích thước luống rộng 0,8 m - 1 m, cao 15 - 20
cm, dài từ 8 - 10 m. Luống gieo phải phun dung dịch Benlat trước 1 - 2 ngày với
nồng độ từ 0,1 - 0,2 lượng phun 2 - 3 lít/10m2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

xuất và chăm sóc cây con sau này.


<i>Tạo bầu: Đất đóng bầu phải lấy tầng mặt hoặc đất phù sa, là đất thịt nhẹ </i>
đến trung bình, độ pH từ 4 - 6, đất có hàm lượng mùn cao. Đất được chuẩn bị
trước từ 45 - 60 ngày, ủ đất cho ải.


Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm: Đất chiếm 80%, phân chuồng hoai
18%, supelân 2%. Hỗn hợp phải đập nhỏ, sàng kỹ, trộn đều trước khi cho vào bầu.



* Gieo và quản lí luống gieo


Hạt giống trước khi đem gieo được ngâm trong dung dịch thuốc tím nồng
độ 0,1% khoảng 1 - 2 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước và đem gieo. Hạt được vãi
đều trên mặt luống gieo, lượng hạt gieo từ 0,25 - 0,3 kg/m2.


Sau khi gieo hạt xong dùng đất nhỏ sàng đều lên luống gieo vừa đủ lấp
kín hạt giống, độ dày từ 2 - 2,5 mm. Che phủ luống gieo bằng rơm rạ hoặc dùng
lá cây Ràng ràng đã được khử trùng để cắm. Tưới nước giữ ẩm cho đất.


* Cấy cây vào bầu


<i>Sau khi gieo hạt được 25 - 30 ngày, cây con có đủ 2 lá mầm thì có thể </i>
nhổ cấy vào bầu. Trước khi cấy cây cần phải phun dung dịch Benlat lên mặt
luống bầu, lượng phun 0,5 - 0,6 lít/m2 với nồng độ 0,1 % để diệt trừ nấm bệnh,
phun trước khi cấy từ 1 - 2 ngày. Khi cấy cây cần tưới ẩm bầu trước, lượng nước
tưới 3 - 4 lít/m2. Cây mầm nhổ đến đâu cấy ngay đến đó, cấy xong phải tưới
nước.


* Chăm sóc cây con ở vườn ươm
- Làm giàn che


Cây sau khi cấy cần làm dàn che nắng với chế độ che từ 40 - 50 %, khi
cây từ 1 - 3 tháng tuổi che bóng 25%, sau 3 tháng tuổi dỡ bỏ dàn che.


- Tưới nước


Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, tuổi cây mà quyết định chế độ tưới
nước. Trong vòng 30 ngày sau khi cấy cây ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và
chiều tối, lượng nước tưới 1,5 - 2 lít/m2/lần. Từ 30 ngày đến 3 tháng tuổi, ngày


tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối, lượng nước tưới 3 - 4 lít/m2. Sau 3 tháng
tuổi có thể 2 - 3 ngày tưới nước 1 lần, lượng tưới 4 - 6 lít/m2.


- Nhổ cỏ phá váng


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

- Bón thúc phân


Cây con Trầm hương ở thời kỳ đầu tăng trưởng tương đối chậm, để cho
cây con sinh trưởng tốt sử dụng hỗn hợp N.P.K tưới thúc. Giai đoạn cây từ 1 - 6
tháng, định kỳ 15 ngày tưới với nồng độ tưới 1%, khi cây trên 6 tháng định kỳ
30 ngày tưới 1 lần với nồng độ từ 1,5% - 2%. Dừng tưới thúc trước khi đem
trồng 1 tháng. Sau khi tưới thúc dùng nước sạch tưới lại để rửa lá.


- Phòng trừ sâu bệnh


Ở giai đoạn vườn ươm Trầm hương rất ít bị sâu hại. Tuy nhiên vào mùa
mưa Trầm hương thường bị bệnh thối cổ rễ có thể làm cho cây con bị chết hàng
loạt trong 1 thời gian ngắn. Vì vậy trong 3 tháng đầu định kỳ 15 ngày phun
phòng bằng dung dịch Benlát hoặc Topsin với nồng độ 0,1%. Nếu cây bị bệnh
phun với nồng độ cao hơn (0,15 - 0,2%).


- Đảo bầu


Trong giai đoạn vườn ươm có thể đảo bầu từ 1 đến 2 lần, lần 1 khi cây 4 -
5 tháng tuổi, lần 2 đảo trước khi đưa cây đi trồng 1 tháng. Sau khi đảo bầu sửa
lại gờ luống và tưới nước cho cây trong 7 - 10 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2 lần vào
sáng sớm và chiều tối, lượng nước tưới 4 - 6 lít/m2.


<i>b. Trồng và chăm sóc, bảo vệ </i>
* Điều kiện gây trồng



Đất trồng Trầm hương phải tương đối tốt, đất còn mang tính chất đất
rừng, độ pH từ 4 - 6. Là đất Feralit phát triển trên đá cuội kết, đá phiến, Granit.
Đất không bị ngập úng vào mùa mưa.


* Phương thức và mật độ trồng


Phương thức trồng: Trồng phân tán hoặc trồng tập trung. Có thể trồng
rừng thuần loại hoặc hỗn giao.


Mật độ: Trồng rừng thuần loại, mật độ trồng 2000 cây/cây cách cây 2 m,
hàng cách hàng 2,5 m. Trồng rừng hỗn giao, mật độ trồng 2000 cây/ha (trong đó
Trầm hương 1000 cây/ha) loài cây khác 1000 cây. Lồi cây để trồng hỗn giao
phải có chu kỳ kinh doanh ngắn (từ 10 - 20 năm), là loại cây mà có tốc độ sinh
trưởng phát triển tương đương hoặc kém hơn Trầm hương.


* Làm đất trồng


Việc làm đất trồng có thể tiến hành tồn diện hoặc thực hiện theo băng
trồng rừng. Việc làm đất phải hoàn thành trước khi trồng 35 - 40 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<i> Bón lót và lấp hố: Để cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trước khi trồng </i>
phải bón lót phân chuồng và NPK hoặc phân vi sinh. Lượng phân bón mỗi cây
là 2 - 4kg phân chuồng hoai mục và 0,2 - 0,3kg phân NPK hoặc phân vi sinh.
Bón lót kết hợp đồng thời với lấp hố. Khi lấp hố cần trộn đều đất tốt với các loại
phân, rồi lấp xuống hố cho đến khi đầy cao hình mâm xơi.


* Thời vụ và kỹ thuật trồng


Tuỳ vào từng vùng có chế độ khí hậu khác nhau mà chọn mùa vụ trồng


cho thích hợp. Chọn ngày râm mát đất rừng ẩm mang cây đi trồng.


Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con đem trồng yêu cầu phải được
nuôi dưỡng trong vườn ươm đủ 12 tháng tuổi, chiều cao tối thiểu đạt 40 cm,
đường kính gốc trên 0,3 cm, cây sinh trưởng phát triển tốt, không cụt ngọn,
không sâu bệnh.


Kỹ thuật trồng: Trước khi trồng dùng dao, kéo rạch bỏ túi bầu polyetylen.
Dùng cuốc tạo lỗ ở tâm hố để trồng, lỗ có kích thước lớn hơn bầu cây. Khi trồng
cho cây xuống hố, chiều cao mặt bầu thấp hơn miệng hố vài cm. Giữ cho cây
thẳng đứng rồi lấp đất chặt xung quanh bầu. Trồng xong nếu khơng có mưa cần
tưới nước cho cây, lượng nước tưới 2 - 3 lít/cây.


* Chăm sóc


Trầm hương trong những năm đầu tăng trưởng chậm, để cho cây trồng
sinh trưởng phát triển tốt cần phải chăm sóc từ 3 - 5 đầu. Các nội dung chăm sóc gồm:
Làm cỏ, xới đất, vun đất quanh gốc cây với bán kính rộng 0,4 - 0,5 m.
mỗi năm thực hiện từ 2 - 3 lần, tuỳ theo phát triển của cỏ dại.


Hàng năm bón thúc phân chuồng hoặc NPK vào lần chăm sóc thứ nhất.
Lượng phân bón từ 2 - 3 kg phân chuồng hoai hoặc 100g NPK/gốc.


Khi rừng được 6 - 7 tuổi có thể áp dụng các biện pháp nhân tạo để tạo
trầm, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại việc tác động vào cây trầm để tạo trầm vẫn
chưa thành công.


* Bảo vệ: Rừng Trầm ít bị sâu bệnh hại, cần chú ý phòng chống cháy rừng.
<i>(5). Khai thác </i>



Có thể khai thác gỗ khi cây đạt đường kính trên 20 cm để ép lấy tinh dầu
hoặc làm nguyên liệu hương, đóng đồ mộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

có u bướu hoặc bị tổn thương; Lá cằn cỗi màu xanh vàng; Vỏ khó bóc so với
những cây xung quanh, gốc có màu vàng nhạt.


<i>3.3.4. Cây Sở </i>


<i>Tên khoa học: Camellia sp. </i>
Tên họ: Họ chè (Theaceae).
<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Sở là cây trồng chủ yếu để lấy hạt ép dầu, dầu Sở dùng làm dầu ăn có giá
trị, sau khi được tinh chế dầu sở có thành phần axit béo tương đương với dầu ơ
Liu. Ngồi ra dầu Sở cịn là ngun liệu quan trọng trong cơng nghiệp như làm
dầu máy, dầu nhờn, dầu chống gỉ, dầu in và dầu dùng trong y dược. Khô Sở (bã
sau khi ép dầu) có thể làm thuốc trừ sâu hoặc làm phân bón rất tốt. Vỏ quả dùng
làm than hoạt tính, làm thuốc nhuộm.


Gỗ Sở cứng, mịn và bền nên có thể làm nơng cụ và đồ dùng gia đình.
Sở là cây xanh quanh năm, cành lá rậm rạp, tái sinh chồi tốt, cũng có thể
làm cây phịng hộ như chống xói mịn, phịng cháy.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


<i>Cây Sở (Camellia sp), thuộc chi Camellia, họ Chè (Theaceae), nguyên </i>
sản của vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Trung
<i>Quốc, Nhật Bản. Sở gồm các loài như: Camellia sasanqua, C. oleifera và có </i>
nhiều dạng như Sở lê (lựu), Sở chè, Sở cam, Sở quýt.



<i> Sở là cây gỗ thấp, tán tròn, nhiều cành phân bố đều. Lá có dạng hình </i>
trứng cân đối, màu xanh nhạt, mép có răng cưa nhỏ. Hoa màu trắng. Quả vỏ
mỏng, thường có 2 - 3 mảnh, khi chín vỏ tự tách hạt rụng xuống đất.


Hình 3.27. Cây Sở trồng
<i>(Nguồn ảnh của tác giả chụp tại TQ) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

<i>(3) Phân bố sinh thái </i>


Ở nước ta, Sở được trồng nhiều ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc, tập trung
nhiều ở tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng
đang bị giảm dần do năng suất quả khơng cao.


Cây có khả năng chịu được nhiệt độ cao của gió Lào và nhiệt độ thấp do
sương muối. Cây có khả năng chịu được hạn, lượng mưa thích hợp từ 1200 -
1.500 mm, tối thấp 750 mm/năm.


Cây yêu cầu về đất đai không cao lắm, mọc khỏe trên đất đồi lẫn sỏi đá.
Là lồi cây có tính thích ứng với biên độ đất rộng. Nhưng để Sở có sản lượng
hoa quả nhiều thì cần chọn nơi đất tốt, tầng đất dày 50 cm trở lên, đất có nhiều
mùn, thốt nước, hơi chua, độ pH 5 - 6. Nơi đất kiềm Sở không mọc được. Cây
thích hợp ở độ cao từ 800 m so với mực nước biển.


Cây dưới 4 tuổi cần được che bóng, trên 4 tuổi lên cần sống trong điều
kiện sáng hoàn toàn mới ra hoa kết quả tốt và hàm lượng dầu trong quả đạt cao.
Cây trưởng thành ưa sáng, tái sinh chồi mạnh.


Sở tái sinh bằng hạt và tái sinh bằng chồi rất tốt. Những cây Sở già cỗi
người ta có thể chặt sát gốc, cây lại nảy chồi, chăm sóc tốt vẫn cho ra quả


(Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Sở - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).
<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>


<i>a. Nhân giống </i>


<i>* Nhân giống bằng hạt </i>
<i>- Chọn cây mẹ lấy giống </i>


Chọn cây trội để lấy giống hoặc lấy ở vườn giống, rừng giống. Giống
vùng nào nên ưu tiên thu hái và gây trồng tại vùng đó. Những vùng chưa được
khảo nghiệm, khi phát triển rừng trồng cần khảo nghiệm giống trước khi đưa
vào đại trà.


Trường hợp chọn cây mẹ lấy giống phải ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên khi
cây đã cho sản lượng quả ổn định; Cây khoẻ mạnh, tán lá phát triển cân đối,
không bị sâu bệnh, sai quả; Sản lượng dầu ép từ hạt cao và ổn định trong nhiều năm.


- Thu hái và bảo quản hạt giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

Hạt Sở được bảo quản ẩm bằng cách trộn hạt với cát ẩm cất trong hàm
ếch đào ở sườn đồi khuất nắng; hoặc để ở dưới mái che nơi mát mẻ. Hàng tuần
cần kiểm tra giữ cho đống hạt không tăng nhiệt độ, cần đảo hạt thay cát, phun
nước giữ ẩm, loại bỏ những hạt bị mốc, bị thối (Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam).


- Gieo ươm, tạo cây con


Chọn nơi đất bằng phẳng, gần nguồn nước tưới làm vườn ươm. Luống
gieo hạt thường rộng 1 m, dài 5 - 10 m; Được che khoảng 30 - 40% vào mùa hè.



Tạo bầu có kích thước 6 x 12 hoặc 8 x 18 cm. Thành phần ruột bầu gồm:
90% đất đã được làm tơi nhỏ + 8 - 9% phân chuồng hoai + 1 - 2% super lân.


Gieo hạt: Trước khi gieo cần chọn các hạt chắc, mẩy và ngâm vào nước
lạnh, vớt những hạt chìm dưới nước để đem gieo. Mỗi kg hạt trung bình có 500
hạt và thơng thường số hạt biến động từ 330 hạt đến 1000 hạt/kg. Hạt được gieo
đều trên luống, sau đó phủ một lớp đất mặt dày 0,5 - 1 cm và một lớp rơm rạ
mỏng bên trên. Sau khi gieo chú ý tưới ẩm 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối.
Sau 1 - 2 tháng, nhổ cây mầm cấy vào bầu. Cứ 2 hàng bầu cần dùng 1 hàng ràng
ràng để che bóng. Chăm sóc cây con cho đến khi cây đủ 1 năm tuổi là có thể
đem trồng. Cây đạt tiêu chuẩn chiều cao từ 30 - 40 cm.


* Nhân giống sở bằng hom


Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, sở có khả
năng nhân giống bằng giâm hom tốt. Khi giâm hom cần chú ý các biện pháp kỹ
thuật sau:


- Thời vụ giâm hom, tiêu chuẩn cành hom


Sở có thể nhân giống bằng hom cành, hom cành sở cho tỷ lệ ra rễ cao.
Tuy nhiên trong một năm chỉ thực hiện giâm hom từ tháng 4 đến tháng 9 và tốt
nhất là vào các tháng 4, 5, 6, 7 đối với các tỉnh vùng núi phía Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

- Xử lý hom giâm


Các chất kích thích ra rễ phải được hoà tan vào trong cồn (10 mg chất
kích thích cần 5 - 10 giọt cồn 960). Sau đó pha theo tỷ lệ của từng loại hóa chất,
đối với NAA, 150 mg được pha trong 1 lít nước cất. Nếu giâm hom vào tháng 5
- 6, thời gian ngâm gốc hom trong dung dịch NAA đã pha là 4 giờ; Giâm vào


tháng 7 - 8 cần ngâm từ 4 - 8 giờ nếu. Đối với IAA, 50 mg thuốc pha trong 1 lít
nước, thời gian ngâm gốc hom trong dung dịch là 4 giờ.


Chú ý: Dung dịch hóa chất đã pha đúng nồng độ được đựng vào các cốc
thuỷ tinh hoặc chậu sành. Phần gốc của hom được nhúng ngập sâu 1 - 1,5 cm
trong dung dịch và để ở nơi râm mát.


- Giâm hom


Hom sau khi xử lý được cắm vào giá thể cát hoặc túi bầu đất, hom cắm
ngập vào giá thể từ 1/4 đến 1/3 chiều dài. Giá thể có thể là cát mịn hoặc đất đỏ
tầng B, đất rừng tơi xốp thoát nước tốt, đất phù sa. Các túi bầu được xếp thành
hàng trong nhà giâm hom, hàng cách hàng 5 - 6 cm.


Hom sau khi cấy cần tưới phun mù để giữ ẩm. Ngày nắng 30 - 40 phút
phun một lần. Không để cho hom và giá thể bị khô hoặc bị úng nước. Nước tưới
phải là nước sạch. Bảo đảm đủ ánh sáng và thống khí cho nhà giâm hom. Nếu
giâm vào mùa hè, sau 2 tháng hom đã ra rễ và có thể cấy vào bầu mới hoặc để
nguyên bầu huấn luyện hom. Nếu vào mùa thu, phải sau 3 tháng hom mới ra rễ.


- Huấn luyện hom


Cây hom sau khi ra rễ đủ tiêu chuẩn được cấy vào bầu mới, sau 20 ngày
cần tưới nước giảm dần, sau đó đưa cây ra vườn ươm có dàn che để nuôi dưỡng.
Trường hợp cấy hom giâm vào bầu ngay từ đầu, sau 10 ngày khi hom ra rễ giảm
dần số lần tưới.


<i>b. Trồng và chăm sóc </i>


* Điều kiện đất trồng



Sở được trồng trên các loại đất Feralit, trên các vùng đồi núi thấp trung du
và duyên hải, đất đỏ bazan, vùng đất cát cố định không đọng nước, song tốt nhất
là trên đất rừng mới khai phá có tầng đất sâu, tương đối giàu dinh dưỡng, tơi
xốp, thoát nước hoặc trên sườn núi thoải hoặc trên đất cát pha. Ưa đất hơi chua
(pH: 5 - 6), độ dốc dưới 200, độ cao dưới 800 m là thích hợp nhất, vĩ độ địa lí từ 170
Bắc trở ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

thể chịu đựng được sương giá ở các tỉnh biên giới phía Bắc hoặc khí hậu nắng
nóng ở các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên vùng thích hợp là nơi có nhiệt độ bình
quân năm từ 20 - 230C, nhiệt độ tối cao từ 37 - 380C, nhiệt độ tối thấp 10C. Độ
ẩm bình quân từ 74 - 85%. Lượng mưa bình quân năm từ 1200 - 1.500 mm.


* Phương thức trồng rừng


Cây sở có thể được trồng thuần loài, trồng hỗn giao hoặc thực hiện nông
lâm kết hợp.


Trồng hỗn giao theo dải, mỗi dải gồm từ 15 - 20 hàng sở, dải cây bạn gồm
2 - 3 hàng cây. Chọn cây bạn là cây cải tạo đất, không ảnh hưởng cạnh tranh với
cây sở


Có thể trồng xen cây nơng nghiệp trong 2 - 3 năm đầu. Trên đất xấu gieo
Cốt khí theo hàng (10kg hạt/ha) để che phủ đất, chống xói mịn.


* Xử lý thực bì, làm đất cuốc hố


Tuỳ theo dạng thực bì mà áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp: với dạng
thực bì thưa, cây bụi thấp khơng có khả năng chèn ép cây con thì để ngun
khơng cần xử lý, thực bì cao, dày thì nên phát dọn rồi đốt có kiểm sốt.



Cuốc hố theo đường đồng mức, hình nanh sấu. Kích thước hốc 40 x 40 x
40 cm. Lấp hố trước khi trồng 20 - 30 ngày bằng lớp đất mặt.


Nếu làm đất bằng cơ giới thì có thể áp dụng cày tồn diện, cày theo băng,
san bậc thang hoặc cày ngầm tuỳ theo điều kiện. Bón lót 2 - 3 kg phân chuồng
hoặc 100 g NPK hoặc 500 g phân vi sinh cho mỗi hố.


* Mật độ trồng và thời vụ trồng


Mật độ trồng có thể từ 500 - 1100 cây/ha tùy theo có canh tác nơng lâm
kết hợp hay không. Nếu trồng thưa (500 cây/ha) thì những năm đầu nên trồng
xen các cây đậu, lạc, sắn…


Thời vụ trồng: Cây được trồng vào vụ xuân, xuân hè hoặc vụ thu. Chọn
những ngày râm mát, đất rừng ẩm thì đem cây đi trồng. Tiêu chuẩn cây con đem
trồng phải đảm bảo đủ 12 tháng tuổi cao từ 30 - 40 cm, không cong queo sâu
bệnh, không cụt ngọn.


* Chăm sóc, bảo vệ


Thực hiện chăm sóc trong 4 năm đầu như sau:


Năm thứ nhất: Cần tra dặm hạt (nếu là gieo hạt thẳng) hoặc cây con cho
các hố đã trồng. Làm cỏ, vun gốc rộng 0,5 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

cho năm thứ 2 và 3, và 1 m cho năm thứ 4. Bón thúc 3 - 5 kg phân chuồng hoặc
100 - 200 g NPK vào trước mùa mưa năm thứ 3 cho mỗi hố trồng. Những năm
tiếp theo cây cho thu hoạch quả cho nên bón phân định kỳ 2 năm 1 lần với lượng
phân chuồng 10 tấn/ha và phân NPK theo tỷ lệ 3 kali + 1 lân + 1 đạm với lượng


0,2 kg/gốc (chia làm 2 lần bón). Bón sau mùa thu hoạch quả kết hợp với tỉa
cành, tạo tán cho cây.


Bảo vệ chống trâu bò phá hoại, đặc biệt là trong những năm đầu khi cây
còn nhỏ. Chú ý phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại.


<i> 3.3.5. Cây Cọc rào </i>


Tên khác: Cây diesel, Dầu mè, Ngô đồng, Dầu lai, Đậu cọc rào.
<i>Tên khoa học: Jatropha curcas L. (1753). </i>


Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
<i> (1) Giá trị sử dụng </i>


Dầu béo từ hạt cây Cọc rào chủ yếu là các acid panmitic, stearic, oleic và
linoleic. Độc tính của dầu có thể do các ester dipterpen 12 - deoxy - 16 -
hydroxyphobol, là chất gây kích thích rất mạnh, là tác nhân gây ung thư (Lã
Đình Mỡi, Dương Đức Huyến, 2004. Tài nguyên thực vật Đông Nam Á).


Hạt cây Cọc rào được sử dụng làm nguyên liệu cung cấp cho công nghệ
sản xuất nhiên liệu sinh học (biofuel). Kết quả thử nghiệm của một số nước trên
thế giới cho thấy cứ 1ha cây Cọc rào sẽ cho 1.000 - 3.000 lít dầu diesel sinh học.
Dầu diesel ép ra từ quả của cây có thể dùng trực tiếp cho các động cơ diesel mà
máy vẫn hoạt động tốt. Gần đây hãng Hàng không New Zealand đã thành công
trong việc sử dụng dầu sinh học chiết suất từ hạt cây Cọc rào làm nhiên liệu
cho máy bay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<i> (2) Đặc điểm hình thái </i>


Hình 3.29. Cây Cọc rào


<i>Nguồn ảnh của tác giả </i>


Hình 3.30. Cành mang quả
<i>Nguồn ảnh từ mạng Internet </i>


Cây Cọc rào thường cao 3 - 5 m, trong các điều kiện thích hợp cây có thể
cao 8 - 10 m, vỏ xám nhẵn, có nhựa màu hơi ngà, loãng. Cây lá rộng xanh hoặc
xanh nhạt, 3 - 5 lá đối nhau xoắn ốc quanh trục. Cuống lá 6 - 23 cm. Cụm hoa ở
nách lá, hoa đơn tính và hoa cái thường to hơn hoa đực, ra hoa vào mùa hè. Mỗi
cụm hoa cho khoảng 10 bầu quả. Vỏ quả hình thành sau khi hạt trưởng thành và
thịt quả khô. Hạt trưởng thành sau khoảng 2 - 4 tháng khi vỏ quả chuyển từ màu
xanh sang màu vàng. Hạt có vỏ màu hơi đen, hình thn dài. Cây có thể khai
thác quả trong vòng 30 - 40 năm.


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Cọc rào có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, sau đó được chuyển sang
châu Phi, châu Á và hiện nay đã trở thành loài cây phổ biến trên toàn thế giới. Ở
Việt Nam, Cọc rào có mặt từ lâu, chủ yếu được người dân trồng để làm hàng
rào.


Cọc rào có khả năng chịu hạn trong một thời gian dài bằng cách rụng lá
để giảm lượng thốt hơi nước. Cọc rào cũng thích hợp cho ngăn chặn xói mịn
đất và rửa trơi cát. Thích hợp với độ cao dưới 500 m so với mực nước biển, nơi
có nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 280C, lượng mưa trung bình 300 - 1.000 mm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Nhân giống </i>


- Chọn giống: Cọc rào là lồi cây trồng với mục đích lấy quả, hạt, do đó


khi nhân giống cần chú ý chọn giống từ những cây trội có sản lượng quả hạt cao,
chất lượng tinh dầu tốt để làm giống. Nên lấy giống từ những cây trội hoặc
những xuất xứ tốt đã được khảo nghiệm. Nghiên cứu của Lê Quốc Huy, Trung
tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
khi trồng khảo nghiệm tại Ninh Phước, Ninh Thuận, đã chọn được 4 xuất xứ
Cọc rào có năng suất hạt và dầu béo cao sau 24 tháng trồng là xuất xứ Thái Lan,
Ấn Độ, Bình Thuận và Đăk Lắc, năng suất hạt tương ứng là 1577, 1530, 1560 và
1497 kg/ha/năm; Hàm lượng dầu hạt tương ứng là 34%, 33 %, 30 % và 32 %.


- Nhân giống: Cây Cọc rào có thể tạo cây con từ hạt hoặc hom, cây tạo từ
hạt sau 3 tháng đem trồng. Là loài cây nhân giống bằng hom cành rất dễ, khi
khơng sử dụng chất kích thích ra rễ, tỷ lệ sống vẫn đạt trên 90%.


<i>b. Trồng và chăm sóc </i>
* Điều kiện trồng


Cọc rào là cây dễ gây trồng, sinh trưởng tương đối nhanh và mạnh mẽ. Có
thể sinh trưởng được trên các loại đất thuộc lưu vực sông, độ màu mỡ kém, đất
thối hóa, đất bỏ hoang, đất trống hoặc các vùng đất khác như dọc theo các
kênh, đường cao tốc, làm hàng rào, đất khơ cằn và bán khơ cằn, và thậm chí trên
đất nhiễm mặn. Vì những đặc điểm đó, nó có thể được sử dụng để cải tạo các
vùng đất thối hóa hoặc nhiều vùng đất khác nhau. Cây cho năng suất 0,4 tấn
hạt/ha/năm trong năm đầu tiên, tăng lên 5 tấn hạt/ha/năm sau 3 năm. Cây bắt
đầu cho sản lượng hạt cao từ năm thứ 2 trở đi.


Cọc rào có khả năng chịu hạn tốt, có thể trồng trên các vùng đất khơ cằn,
khu vực có lượng mưa thấp (500mm/năm). Là lồi cây rất thích hợp cho việc cải
tạo và phủ xanh những vùng đất hoang hóa.


Các loại đất trồng phù hợp cho cây Cọc rào là đất feralit vàng đỏ (Fa),


vàng nhạt (Fq), đỏ vàng (Fs), đất bazan thối hóa (Fk*) và đất cát đỏ cố định
(Cđ); Ưa đất thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, pH đất 4,0 - 6,0, có độ phì
trung bình đến nghèo, tầng đất > 30 cm. Cần phải tránh đất trũng, dễ ngập úng,
khó thốt nước (Lê Quốc Huy, Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp -
<i>Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). </i>


* Thời vụ trồng và mật độ trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

tỉnh phía Bắc trồng chính vào vụ Xuân, các tỉnh miền Trung trồng vào vụ Thu,
miền Nam trồng vào mùa mưa.


Mật độ trồng: Tùy theo mục đích kinh doanh là trồng lấy quả hạt hay
trồng phủ xanh mà xác định mật độ trồng. Trồng lấy quả mật độ từ 833 cây/ha -
2000 cây/ha. Trồng phủ xanh có thể lên tới 3300 cây/ha.


* Chăm sóc rừng sau khi trồng


Rừng sau khi trồng hàng năm cần được chăm sóc thì sản lượng quả mới
cao. Mỗi năm chăm sóc 1 - 2 lần bao gồm các nội dung: làm cỏ, xới đất, vun
gốc, bón phân, tỉa cành tạo tán. Nếu cây Cọc rào được cắt tạo tán liên tục hàng
năm đúng kỹ thuật, có tác dụng làm tăng số lượng, sinh trưởng, sức sống cành
tán và tăng năng suất quả hơn từ 40 - 65 % so với các công thức tạo tán chưa
đúng kỹ thuật, không đúng thời vụ. Cây không được tạo tán, năng suất quả rất
thấp.


Rừng trồng ở Ninh Thuận, Ninh Phước, các cơng thức thí nghiệm bón
phân đã tác dụng rõ rệt tới sinh trưởng và năng suất quả của Cọc rào khi gây
trồng trên các vùng đất cát khơ cằn. Cơng thức bón phối hợp trộn 1kg phân
chuồng hoai với 100 g NPK 16:16:8/gốc đạt được tỷ lệ sống, sinh trưởng và
năng suất quả cao hơn so với các cơng thức bón phân riêng biệt.



Có thể áp dụng kỹ thuật bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM
cho Cọc rào trên vùng đất cát khô cằn để làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, quả (tăng17 -
25%), tăng năng suất hạt 20% đến 35% trong năm 1, năm 2 tăng từ 18 - 24% (Lê
Quốc Huy, Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm
<i>nghiệp Việt Nam). </i>


<i>(5).Thu hoạch </i>


Thu hoạch quả ở giai đoạn chín vỏ quả có màu vàng tươi. Các phân tích
hàm lượng dầu hạt của quả chín màu vàng tươi có hàm lượng dầu béo trong hạt
cao nhất (100%), quả chín màu vàng chuyển nâu và chín nâu có hàm lượng dầu
hạt thấp hơn (91% và 82,9% so với quả màu vàng tươi); Quả chín khơ đen và
quả xanh chưa chín có hàm lượng dầu thấp nhất (73,9 và 70,2% so với quả màu
vàng tươi); Quả xanh để chuyển màu vàng sau khi thu hái, hàm lượng dầu hạt
tăng lên 2,6% (Lê Quốc Huy, Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp -
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).


<i>3.3.6. Cây Bời lời đỏ </i>


<i>Tên khoa học: Litsea rubescens Letcome hay form.tonkinensis H.Liou. </i>
Tên khác: Rè vàng, Kháo thơm, Rè thơm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Hiện nay, vỏ cây là sản phẩm thu hoạch chính của cây Bời lời đỏ. Trong y
học, theo Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, vỏ được dùng
để đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương. Vỏ còn dùng sắc nước uống chữa
đi ngoài, lỵ. Nước ngâm vỏ Bời lời đỏ bào thành từng mảng mỏng có thể dùng
bơi đầu cho tóc bóng, vỏ cịn được dùng để làm nguyên liệu sản xuất keo dán.


Vỏ cây chứa tinh dầu có mùi thơm nên cịn dùng để làm hương thắp trong các
ngày lễ tết, được thị trường trong và ngồi nước ưa chuộng; Ngồi ra cịn được
dùng để làm chất phụ gia bê tông trong công nghiệp xây dựng. Hạt là thức ăn ưa
thích của nhiều loài chim.


Sau khi trồng khoảng 3 năm có thể khai thác vỏ, tuy nhiên để càng lâu
năng suất và chất lượng vỏ càng tốt. Trong điều kiện hiện nay, nông dân thường
khai thác ở độ tuổi 9 - 10 năm tuổi, lúc này cây có đường kính ngang ngực
khoảng 15 cm, một cây có thể cho từ 13 - 15 kg vỏ khơ (3kg vỏ tươi được 1kg
vỏ khô).


Quả Bời lời đỏ chứa dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ
yếu là laurin và olêin có thể dùng làm sáp và chế biến xà phòng.


Gỗ có màu nâu vàng, khá cứng (tỷ trọng 0,87), ít bị mối mọt, dùng trong
cơng nghiệp đóng đồ gia dụng và nguyên liệu giấy (Nguồn từ Trung tâm
Khuyến nơng Quốc gia).


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


<i>Cây Bời lời lá đỏ có tên khoa học là Litsea rubescens Letcome hay </i>
<i>form.tonkinensis H.Liou (Lã Đình Mỡi, 2001.“Tài ngun thực vật có tinh dầu ở </i>
<i>Việt Nam”, tập I, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), là cây gỗ trung bình </i>
hay gỗ lớn, thường xanh, cao 25 - 35 m, đường kính 40 - 60 cm. Thân tròn
thẳng, tán hình trứng hẹp, cành nhỏ, gốc có bạnh vè nhỏ. Vỏ thân màu xám
trắng đến nâu xám, phía ngồi có nhiều bì khổng nổi rõ, thịt vỏ màu vàng nhạt,
dày 8 - 10 mm, có mùi thơm. Cành khi non hơi xanh sau chuyển nâu nhạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

tuyến ở gốc, nhị lép 3. Nhụy có bầu hình cầu, nhẵn, vịi dài, núm hình cầu hay
gần hình cầu. Mùa hoa tháng 5 - 6. Mùa quả tháng 10 - 11.



Quả hình cầu, đường kính 10 - 20 mm, có bao hoa tồn tại và hơi xoè ra.
Khi non màu xanh lục chín quả màu tím đen, ngồi có phủ lớp phấn trắng. Vỏ
quả mềm có chứa dịch màu vàng, mỗi quả mang 1 hạt, cuống quả màu đỏ nhạt.
<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Ở Việt Nam Bời lời đỏ hay gặp ở Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên,
Khánh Hoà, Gia Lai, Đồng Nai, Phú Quốc.


Bời lời đỏ mọc cả trong rừng nguyên sinh và thứ sinh. Trong rừng nguyên
sinh thường mọc cùng các loài Sến, Vù hương, Dẻ đỏ; Trong rừng thứ sinh
thường mọc cùng Trám, Ràng ràng, Vạng trứng, Lim xẹt. Bời lời đỏ lúc nhỏ
chịu bóng khi trưởng thành ưa sáng, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn
và thoát nước. Khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt.


<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>
<i>a. Nhân giống </i>


* Thu hái, chế biến và bảo quản hạt


Chọn cây mẹ làm giống sinh trưởng và chất lượng tốt, có tuổi từ 8 - 10
năm, thân thẳng, vỏ dày, cành lá phát triển tốt, tán rộng, có màu xanh đậm,
không bị sâu bệnh để làm giống.


Quả chín từ tháng 9 đến tháng 10 trở đi, vụ chín rải rác kéo dài trong
khoảng từ 1 - 2 tháng. Quả chín đến đâu thu hái đến đấy. Quả thu về ủ vài ngày
cho chín đều rồi chà xát, vị nhẹ cho tróc vỏ ngồi để hạt khỏi lên men. Bóc sạch
vỏ, rửa nhiều lần cho hết nhớt rồi phơi nắng nhẹ hoặc trong bóng râm để hạt
khơ, tránh phơi hạt ngoài trời nắng to. Hạt được bảo quản khơ thơng thường nơi


thống mát.


Hạt có đặc tính ngủ dài, quả chín nhưng phơi chưa phát dục hoàn toàn.
Đây là đặc tính thích nghi và tồn tại nói chung của một số loài cây vùng Tây
Ngun. Hạt chín vào mùa khơ (cuối đơng đầu xn) nhưng đến mùa mưa (đầu
tháng 6 - 7) hạt mới nảy mầm.


* Tạo cây con
- Xử lý hạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

lần bằng nước lã cho sạch. Để hạt ráo nước, sau đó cho vào túi vải ủ giữ nhiệt độ
28 - 300C, hằng ngày rửa chua bằng nước ấm hoặc nước lã, khi rửa hạt xong
phải vớt ra hong khơ cho vào túi vải (nếu cịn nhiều nước trong quá trình ủ hạt
sẽ bị chua, nhanh hỏng). Sau 8 - 10 ngày, một số hạt sẽ bắt đầu nứt nhanh (4 -
5%), có thể chọn hạt nứt nhanh đem gieo thẳng vào bầu đã đóng sẵn hoặc gieo
tập trung trên khay hoặc trên luống đất hoặc cát. Hạt còn lại tiếp tục ủ, do hạt
nảy mầm khơng đồng đều nên từ lúc có hạt nứt nanh đến khi kết thúc có thể sau
2 tháng. Lô hạt tốt tỷ lệ nảy mầm tới 80 - 90%, bình thường 60 - 70%.


- Chọn đất gieo hạt và đóng bầu


Đất thịt pha cát, đất tốt, thoát nước, nếu đất xấu cần bón phân chuồng
hoai. Làm đất tơi khô, mịn, san đất bằng phẳng, rải đều một lớp hạt, lấp đất sâu
1,5 - 2 cm phủ kín hạt. Khơng nên lấp đất q sâu hạt khó nảy mầm.


Thời gian hạt nảy mầm: Nếu gieo hạt đã nứt nanh sau 10 - 15 ngày hạt
nhú mầm, nếu sau khi xử lý đem gieo ngay sau 30 - 40 ngày. Khi cây mầm đạt
chiều cao 3 - 5 cm có thể bứng cấy vào bầu.


Tạo bầu: Kích thước túi bầu thích hợp 9 - 18 cm hoặc 10 - 18 cm. Thành


phần ruột bầu gồm đất tầng A từ 75 - 80% + Phân chuồng hoai 17 - 25% + lân
từ 1 - 3%.


- Chăm sóc cây con


Cây Bời lời đỏ lúc nhỏ chịu bóng nên phải làm giàn che, chế độ che sáng
từ 40 - 50%. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm trên luống gieo cây và cây con với liều
lượng 4 - 5 lít/m2. Định kỳ 15 ngày làm cỏ, xới đất và phá váng cho cây con.


Cần chú ý theo dõi phòng trừ bệnh thối cổ rễ và bệnh cháy lá. Khi phát hiện
có bệnh phải phun thuốc Bc đơ 1% với liều lượng 1 lít/4 m2, 7 - 10 ngày phun
một lần.


<i>b. Trồng và chăm sóc </i>


<i>* Điều kiện gây trồng </i>


Vùng trồng Bời lời đỏ được quy định chung cho các tỉnh Tây Bắc, Bắc
Trung bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Các nơi mà thoả mãn các điều kiện
sau đây: Lượng mưa > 1500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 250Cc,
nhiệt độ trung bình tháng khơng dưới 120C. Độ cao so với mực nước biển từ 300
- 700 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

* Mật độ trồng


Mật độ bố trí từ 1.100 - 2.500 cây/ha. Mật độ thích hợp 1.100 cây/ha (cự
ly cây x hàng = 3 x 3 m). Trồng mật độ 2.000 - 2.500 cây/ha đến năm thứ 5 - 6
tỉa bớt cây trong hàng để lại 1.100 cây/ha.


* Làm đất trồng



<i>Kích thước hố: Tùy thuộc đất, đất tơi xốp, tốt, kích thước hố đào 30 x 30 </i>
x 30 cm; Nơi đất xấu, khô, chặt, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm. Bón lót phân
chuồng hoai 3 - 5 kg/hố, lân 0,05 kg/hố, bón kết hợp với khi lấp hố.


* Trồng và chăm sóc rừng


Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi cây con từ 5 - 6 tháng tuổi, chiều cao
25 - 30 cm, đường kính cổ rễ từ 3 - 4 mm, có 7 - 8 cặp lá, cây không bị sâu
bệnh, cụt ngọn. Rừng sau khi trồng được chăm sóc trong 3 năm đầu. Nội dung
chăm sóc chủ yếu làm cỏ xới đất vun gốc, phát quang dây leo bụi rậm. Do cây
Bời lời lúc nhỏ chịu bóng, trong q trình chăm sóc chủ yếu phát dọn thực bì cục
bộ theo hàng cây để giữ bóng cho cây con trong 3 năm đầu khoảng 30 - 40%.


Sau 3 - 4 năm có thể tỉa bớt một số cành thấp tạo thân cây thẳng để thu được
chất lượng vỏ dày, tốt khi thu hoạch. Nếu trồng với mật độ từ 2000 - 2500 cây/ha,
sau 5 - 6 năm tỉa thưa 50 % số cây. Sau 12 - 15 năm khai thác hết số cây còn lại.


Lá cây Bời lời đỏ là nguồn thức ăn ưa thích của Trâu, Bò, Dê… cần chú ý
quản lý bảo vệ rừng và phịng chống cháy.


3.4. Nhóm cây cung cấp nhựa mủ
<i>3.4.1. Cây Trám trắng </i>


<i>Tên khoa học: Canarium album Raeusch. </i>
Họ Trám (Burseraceae).


<i>1. Giá trị sử dụng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

Gỗ Trám trắng mềm, nhẹ, tỷ trọng 0,59, xếp nhóm VII, màu vàng trắng.


Gỗ khá tốt, nhất là sau ngâm tẩm, dễ chế biến, dùng làm gỗ dán lạng, bột giấy
(chứa 47,5% Cellulo). Trám trắng cho nhiều nhựa, dùng chế keo, sơn, véc ni, xi,
xà phòng, dầu thơm, dược liệu… Nhựa có 50 - 70% Colophan, dùng thay nhựa
thơng, chế tùng hương trong công nghệ và xuất khẩu, chứa 8 - 10% tinh dầu.


Quả để bán, ăn sống hoặc muối làm thức ăn, ô mai, phơi khô làm thuốc
giải độc, tê thấp, cổ họng sưng đau, ho nhiều đờm…


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


<i>Trám trắng (Canarium album Raeusch), thuộc họ Trám (Burseraceae) là </i>
cây gỗ bản địa có chiều cao từ 25 - 30 m, đường kính ngang ngực từ 50 - 70 cm,
thân tròn thẳng, tán lá rộng và xanh quanh năm. Vỏ trắng nhẵn hay nứt đều. Khi
đẽo có nhiều nhựa đục, thơm, chảy ra. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá
kép lông chim một lần lẻ, xanh đậm, mọc tập trung đầu cành. Hoa tự chùm mọc
ở đầu cành, nách lá, hoa màu trắng vàng, đơn tính, nở tháng 3 - 4. Quả hạch, dễ
tách, chín tháng 9 - 10. Hạt hình thoi, màu nâu, chặt ra có nhân màu trắng.
<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Trám phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, vùng biển Ngà... Ở
Việt Nam Trám trắng mọc rải rác trong rừng tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc, khu
IV cũ và vùng Bắc Tây Nguyên.


Trám phân bố ở độ cao từ 100 - 600 m, lượng mưa 1500 - 2000 mm/năm.
Trong rừng, trám chiếm tầng trên. Trám cùng một số loài tiên phong gặp nhiều ở
rừng phục hồi.


Trám trắng ưa sáng, những năm đầu cần che bóng nhẹ, mọc nhanh. Nước
ta nhiều vùng trồng được Trám trắng. Nó thích hợp trên đất tầng dầy, ẩm, thốt
nước.



<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>


Trám trắng thường trồng với mục tiêu lấy nhựa, lấy quả kết hợp với lấy
gỗ. Khi trồng lấy nhựa hoạc lấy gỗ chủ yếu áp dụng phương pháp trồng rừng
bằng cây thực sinh, cịn trồng với mục đích lấy quả là chính thường trồng bằng
cây ghép, sau đây giới thiệu kỹ thuật tạo cây thực sinh còn kỹ thuật tạo cây ghép
tham khảo phần ghép cây Trám đen.


<i>a. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống </i>
- Chọn giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

Cây lấy giống phải là cây sinh trưởng và phát triển tốt, thân thẳng, tán rộng,
khơng bị sâu bệnh và đã có hai mùa quả trở lên (trên 9 - 10 tuổi).


- Thu hoạch và chế biến


Quả chín vào tháng 9, 10, khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng
mơ, ăn có vị chua ngọt, hạt có nhân màu trắng là thu hoạch lấy quả làm giống.
Thời vụ thu hái tốt nhất từ 25 tháng 9 đến 15 tháng 10.


Khi thu hái về cần loại bỏ những hạt bé, non và các tạp chất, sau đó ngâm
quả vào nước nóng 60 - 700C trong thùng có nắp đậy kín. Khoảng 2 - 3 giờ vớt
ra và dùng dao tách phần thịt quả để làm thực phẩm còn hạt đem phơi dưới nắng
nhẹ hoặc trong bóng râm cho ráo nước rồi đưa vào bảo quản.


- Bảo quản hạt giống


Hạt sau khi chế biến cần đem gieo ươm ngay hoặc bảo quản theo cách sau:
Bảo quản trong cát ẩm: Trộn đều hạt trong cát ẩm 8 - 10% với tỷ lệ 1


hạt/2 cát (tính theo thể tích), sau đó vun thành luống cao 15 - 20 cm, trên mặt
cần rải thêm 1 lớp cát mỏng khoảng 2 - 3 cm. Khoảng 15 ngày một lần đảo lại
hạt và tưới thêm nước cho đủ ẩm.


Bảo quản khô: Hong hạt trong râm hoặc nắng nhẹ cho khơ ngồi vỏ, sau
đó cho vào chum, vại sành hoặc vun thành đống ở nơi khơ ráo, thống mát.


Bảo quản lạnh: Hạt sau khi hong khơ cho vào túi P.E hàn kín và cất giữ ở
nhiệt độ ổn định 5 - 100C, phương pháp này có thể giữ được phẩm chất hạt từ 5 -
6 tháng.


<i>b. Kỹ thuật tạo cây con </i>
* Tạo bầu


Nếu nuôi cây con trong vườn ươm 6 - 7 tháng thì sử dụng loại bầu P.E cỡ
9 x 13 cm. Nếu nuôi cây con 9 - 10 tháng thì sử dụng loại bầu P.E cỡ 10 - 15
cm. Thành phần ruột bầu gồm 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1%
supe lân. Bầu đóng xong được xếp thành luống rộng 0,8 - 1 m, mặt bầu bằng
phẳng, lấp đất xung quanh 2/3 bầu, chú ý lấp đất bột vào các khe hở giữa các
bầu, các luống bầu cách nhau 40 - 50 cm để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc
cây con.


* Xử lý và gieo hạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

* Gieo hạt: Sau khi xử lí, khoảng 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, đảo cát
nhặt những hạt nứt nanh cấy vào bầu. Một hạt Trám có thể mọc từ 1 - 2 mầm,
khi cấy chú ý để hạt nằm ngang, phần mầm nhú ra khỏi hạt quay xuống dưới và
lấp đất dày 1 - 2 cm.


* Chăm sóc cây con



Che nắng cho cây: Sau khi tra hạt vào bầu cần che bóng 100% trong
khoảng 20 ngày đầu, sau đó giảm độ che sáng xuống 50%. Sau khoảng 2 tháng,
khi cây con ra 1 - 2 lá thật cần giảm độ che sáng xuống 25%. Trước khi trồng 1 -
2 tháng thì dỡ bỏ dàn che, cần chú ý chọn ngày râm mát để dỡ bỏ, tránh cây con
bị nắng đột ngột.


Làm cỏ tưới nước: Trong khoảng 15 ngày đầu sau khi tra hạt vào bầu
ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều, sau đó 1 ngày tưới 1 lần và duy trì việc
tưới nước cho đến trước lúc xuất vườn 2 tháng thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Định kỳ
15 ngày nhổ cỏ, phá váng trên mặt bầu, kết hợp sửa sang, điều chỉnh cho cây
đứng thẳng. Vào mùa đông cần áp dụng biện pháp phịng chống sương muối cho
cây con.


<i>Bón phân: Khi cây cao 10 - 12 cm, có từ 6 - 8 lá nếu thấy cây vàng, sinh </i>
trưởng kém thì cần tưới nước phân NPK hoặc phân vi sinh, với tỷ lệ 0,2 kg hồ
vào 10 lít nước, tưới đều cho 3 - 4 m2 và cách 10 ngày tưới 1 lần, khi nào thấy lá
xanh trở lại thì ngừng tưới.


<i> Phịng trừ sâu bệnh: Nếu trường hợp có kiến, sâu cuốn lá thì dùng </i>
Wofatox loại 5EC pha vào nước với tỷ lệ 1/100 hoặc dùng Melathion nồng độ
0,1% phun đều lên luống. Cách 10 ngày phun 1 lần, cho đến khi hết sâu thì
ngừng phun.


Đảo bầu: Trước khi trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành đảo bầu kết hợp
xén bớt phần rễ đâm ra khỏi bầu, cần chú ý đảo bầu vào lúc trời râm mát và sau
khi đảo xong cần tưới nhiều nước cho ẩm bầu.


* Tiêu chuẩn cây xuất vườn



Nếu trồng tập trung, cây con xuất vườn đạt tiêu chuẩn tuổi cây 9 - 10
tháng; Chiều cao từ 30 - 40 cm; Đường kính gốc từ 0,5 - 0,7 cm; Cây sinh
trưởng bình thường, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh hoặc cụt ngọn.


<i>c. Trồng và chăm sóc </i>


* Điều kiện gây trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

Trung tâm, Đông Bắc Bộ, các tỉnh miền Trung từ Thanh Hố đến Bình Định và
hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum nơi có độ cao so với mặt biển từ
100 - 800 m, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 2000 mm.


Đất đai: Trám trắng thích hợp đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét,
phiến thạch mica và sa phiến thạch có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ,
tầng đất sâu, ẩm, thoát nước, giàu mùn và có tính chất đất rừng. Nếu trồng trong
vườn hộ gia đình có thể trồng trên đất xấu hơn nhưng phải thâm canh.


* Phương thức và mật độ trồng


- Trồng toàn diện: Mật độ trồng thích hợp đối với cây Trám là 1600 -
2000 cây/ha (3m x 2m, 2,5m x 2m). Nếu là rừng trồng hỗn giao, tỷ lệ Trám
trắng chiếm 50%. Cơ cấu cây trồng tính cho 1 ha được bố trí như sau: Hỗn
giao theo hàng Trám + Keo các loại (tỷ lệ 1:1); Hỗn giao theo hàng với cây cây
bản địa.


- Trồng làm giàu rừng hoặc cải tạo rừng: Mật độ trồng từ 400 - 500
cây/ha, khoảng cách từ 4 - 5 m.


<i> </i> * Thời vụ trồng



Các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hố trở ra có thể trồng được cả 2 vụ, vụ xuân
vào tháng 3 - 4 và vụ thu vào tháng 8 - 9. Các tỉnh miền Trung nên trồng vào vụ
thu khoảng tháng 8 đến tháng 9. Tây Nguyên trồng vào mùa mưa. Khi trồng
chọn những ngày có thời tiết râm mát, đất rừng ẩm đem cây đi trồng.


* Xử lý thực bì và chuẩn bị đất


Thực bì được phát dọn sạch trước thời vụ trồng từ 2 - 3 tháng, nơi ít dốc,
thực bì được dải đều và đốt nơi dốc trên 200 thì băm nhỏ cành nhánh, xếp thành
hàng theo đường đồng mức (khơng đốt). Nếu có cây gỗ nhỏ khi phát dọn cần để
lại để làm cây che bóng cho Trắm trắng ở giai đoạn đầu, trường hợp trồng Trám
trắng trên đất trống cần gieo cây Cốt khí theo đường đồng mức để vừa cải tạo
đất, vừa chống xói mịn và che bóng cho Trám giai đoạn cịn nhỏ. Nếu trồng làm
giầu rừng, thực bì cần được phát dọn theo băng.


Cuốc hố, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm. Trước khi trồng nửa tháng thì
lấp hố và kết hợp bón phân. Khi lấp hố cần chú ý lấp lớp đất mặt xuống trước và
đập cho tơi nhỏ, lượng đất lấp vào phải đầy hố, giữa tâm hố phải cao hơn miệng
hố từ 3 - 5 cm.


* Kỹ thuật trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

ươm từ 9 -12 tháng. Lúc trồng cần rạch bỏ vỏ bầu, lấp đất đến cổ rễ và lèn chặt
đất xung quanh bầu. Điều chỉnh cho trục thân cây đứng thẳng.


* Chăm sóc rừng trồng


Rừng trồng cần chăm sóc liền trong 4 năm đầu:


<i> Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 - 2, trồng vào vụ Xuân chăm sóc 2 lần cịn </i>


trồng vào vụ Thu chăm sóc 1 lần.


Năm thứ 2: Chăm sóc 4 lần vào các tháng 2, 5, 8, 11 trong đó 2 lần xới
quanh gốc vào tháng 5, 11; 1 lần phát cục bộ quanh gốc đường kính rộng 1 m
vào tháng 2 và 1 lần phát toàn diện vào tháng 8.


Năm thứ 3, 4 mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2, tháng 6 và tháng 10,
trong đó 2 lần luống phát vào tháng 2 và tháng 6, 1 lần xới xáo đất và vun gốc
vào tháng 10.


* Phòng trừ sâu bệnh


Trám trắng thường bị sâu Vòi voi xanh phá hại (cả giai đoạn sâu non và
sâu trưởng thành). Sâu trưởng thành thường dùng vòi đục xung quanh ngọn cây
thành các lỗ để hút chất dinh dưỡng và sau đó đẻ trứng vào lỗ đục, trứng nở
thành sâu non, sâu non chui vào thân ngọn trám để phá hại. Khi sâu non chui ra
ngoài cũng là lúc ngọn Trám bị héo, cây Trám bị tổn thương. Sâu trưởng thành
xuất hiện tập trung vào khoảng tháng 4 - 9, thời gian này phát hiện kịp thời đề
xuất biện pháp phịng trừ.


Khi phát hiện có sâu hại cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau đây:
Ngắt những lá Trám, búp Trám đã bị sâu trưởng thánh phá hại đem đốt để
diệt hết trứng sâu non; Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối; Rung từng
cây Trám để sâu trưởng thành rơi và giết; Dùng Wofatox nồng độ 0,2 - 0,5%
phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại.


<i>(5) Ni dưỡng và khai thác </i>
<i>a. Nuôi dưỡng rừng </i>


Sau khi rừng đã khép tán (5 - 6 năm) thì bắt đầu chuyển sang giai đoạn


ni dưỡng. Kỹ thuật nuôi dưỡng chủ yếu là tỉa thưa để giải quyết nhu cầu ánh
sáng và không gian dinh dưỡng cho cây Trám. Thời gian tỉa thưa lần đầu có thể
tiến hành sau năm thứ 6 (cây Trám đã giao tán), tuỳ thuộc vào mật độ trồng và
phương thức trồng để xác định thời gian tỉa và số lần tỉa. Có thể dự kiến các lần
tỉa cho từng phương thức như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

600 cây/ha. Lần ba vào năm thứ 15 - 16, mật độ cuối cùng còn lại từ 250 - 300 cây/ha.
<i>b. Khai thác </i>


Chích nhựa: Mở máng theo một đường chéo sát gốc rồi đặt chậu hứng
nhựa. Chích nhựa vừa phải, tránh khai thác kiệt. Nhựa trám đạt yêu cầu có màu
tự nhiên và tạp chất dưới 25%.


Thu quả bằng cách trèo hái hay nhặt quả chín rụng quanh gốc.


Thu hoạch gỗ: Sau khi kinh doanh quả, nhựa cần chặt cây lấy gỗ. Chặt
xong cắt khúc theo quy cách làm gỗ dán hay gỗ xuất khẩu, sau đó quét thuốc
bảo quản LN3 nồng độ 10%.


<i>3.4.2. Cây Thông nhựa </i>


Tên khác: Thông hai lá, Thông ta.


<i>Tên khoa học: Pinus merkusii jungh et de Vries. </i>
Họ: Thông (Pinaceae).


<i>(1) Giá trị sử dụng </i>


Thông nhựa chủ yếu trồng để lấy nhựa. Nhựa thông là nguyên liệu để chế
tạo cô-lô-phan và dầu thông. Khi cây từ 20 tuổi trở lên có thể cho 4 - 5 kg


nhựa/năm/cây.


Gỗ thơng đẹp, có sợi dài trung bình từ 5,5 - 6 cm. Gỗ nặng và tương đối
bền có nhiều cơng dụng rất khác nhau: Làm nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, đóng
tàu thuyền, toa xe, đồ dùng gia đình, nhạc cụ...


Thơng nhựa có thể sống trên đất khơ hạn nghèo xấu, vì vậy Thơng nhựa là
một trong những loài được trồng trên đất trống đồi núi trọc có tác dụng chống
xói mịn, cải tạo đất.


Cây có hình dáng đẹp, tán lá rậm xanh quanh năm, mùi nhựa toả hương
thơm, tuổi thọ cao nên còn được trồng làm cây phong cảnh cho các khu vực nghỉ
mát, an dưỡng, khu cơng nghiệp, Đình, Chùa.


<i>(2) Đặc điểm hình thái </i>


<i> </i> Cây gỗ lớn, cao trung bình 20 - 25 m, đường kính 60 - 70 cm. Thân thẳng,
tròn, phân cành thấp. Vỏ cây màu sám nâu, thường có vết nứt dọc và sâu. Trong
thân có nhiều nhựa, nhựa thơm hắc.


Lá hình kim, có hai lá mọc cụm trên một đầu cành ngắn. Tán hình trứng ở giai
đoạn tuổi còn nhỏ và trung niên, cây già tán hình dù.


Quả đơn tính cùng gốc. Hạt hình trứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

2 m, đường kính dưới 5 cm, từ 20 - 25 tuổi sinh trưởng nhanh, sau đó lại giảm
dần. Sinh trưởng nhịp điệu, mỗi năm sinh trưởng được một vòng cành. Hệ rễ
phát triển mạnh. Rễ có nấm cộng sinh.


Hình 3.33. a - Chồi non b - Hoa, quả, lá cây Thông nhựa c - Thân cây Thông nhựa


<i>Nguồn ảnh từ mạng Internet </i>


<i>(3) Phân bố và sinh thái </i>


Ở các tỉnh phía Nam, Thơng nhựa mọc tập trung nhiều ở Tây Nguyên (Bảo
Lộc, Di Linh, Lang Hanh) thường gặp ở độ cao so với mặt biển từ 400 - 900 m.
Miền Trung chủ yếu ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ
An. Miền Bắc chủ yếu ở Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Ninh Bình, thường
thấy ở độ cao 25 - 100 m so với mặt biển.


Thơng nhựa thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình năm từ
21 - 260C, cao nhất tuyệt đối 400C, thấp nhất tuyệt đối 50C, lượng mưa trung
bình năm 1.500 - 2.500 mm, phân bố theo mùa, độ ẩm tương đối của không khí
80 - 84%.


Thơng nhựa thích hợp nơi đất sâu, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình,
thốt nước, đất hơi chua (pH 4 - 5,5), phát triển trên đá mẹ Sa Thạch, Phiến
thạch, Cuội kết, Riôlit, Granit, Bazan.


Thông nhựa có khả năng sống và sinh trưởng bình thường trên đất xấu, khơ
kiệt, chua, thốt nước, tầng đất mặt mỏng có nhiều đá lẫn.


Thơng nhựa khơng sống được trên đất úng trũng, kiềm, mặn, đất phèn, đất
phát triển trên đá vôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

<i>(4) Kỹ thuật gây trồng </i>


<i>a. Kỹ thuật chọn giống, thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống </i>
* Nguồn giống



Hạt giống Thông nhựa cần phải thu hái ở vườn giống, rừng giống trồng,
rừng giống chuyển hoá ở các lâm phần từ 15 tuổi trở lên, hoặc thu hái từ cây trội
đã được tuyển chọn.


Hiện nay, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam) đã chọn được 185 cây trội có lượng nhựa thực tế cao hơn
khoảng 200 - 300% so với sản lượng nhựa bình quân của lâm phần tại một số
vùng gây trồng Thơng nhựa chính. Trên 50 ha vườn giống Thông nhựa bằng cây
ghép đã được xây dựng tại các tỉnh: Quảng Ninh (5 ha), Vĩnh Phúc (2 ha); Suối
Hai - Ba Vì (1 ha), Nghệ An (3,5 ha), Quảng Bình (26,9 ha), Lâm Đồng (15,5
ha). Rừng giống chuyển hóa ở Vĩnh Phúc có 10 ha, Nghệ An có 40 ha, Hà Tĩnh
(50 ha), Quảng Bình (91,1 ha), Quảng Trị (106,7 ha), Thừa Thiên Huế (74,6 ha),
Bình Định (5 ha), Khánh Hịa (11,4 ha).


* Thu hái hạt giống


Thu hoạch trực tiếp trên cây, dùng móc để lấy quả. Ở miền Bắc thời gian
thu hái từ tháng 9 - 10. Quả khi chín chuyển từ màu xanh sang màu vàng sẫm,
cần thu hái kịp thời, nếu để chuyển sang màu nâu cánh gián, nhiều vảy đã tách,
hạt bị rơi rụng. Lưu ý từ khi hạt bắt đầu chín cho đến khi rơi rụng thường không
quá một tháng. Chọn những quả mắt to mẩy, nhân hạt chắc để thu hái.


* Chế biến sau thu hoạch


Quả sau khi thu về cần ủ 2 - 3 ngày cho chín đều, đống ủ không nên cao
quá 50 cm và cần thông gió, mỗi ngày đảo một lần. Khi quả chín, rải đều phơi
dưới nắng nhẹ 3 - 5 nắng để tách lấy hạt.


<i>Chú ý: Do hạt Thông chứa dầu, do vậy không phơi trên nền xi măng hoặc </i>
phơi vào lúc trời nắng to để tránh hiện tượng chuyển hóa dầu làm chết hạt.



Hạt phơi lại trong nắng nhẹ 1 - 2 giờ hoặc trong bóng râm nơi thống gió,
sau đó loại bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt đem bảo quản.


Khoảng 30 - 35 kg quả được 1 kg hạt (các tỉnh phía Bắc), ở các tỉnh phía
Nam khoảng 65 - 70 kg quả cho 1 kg hạt. 1 kg hạt có 28.000 - 31.000 hạt.


* Bảo quản hạt giống


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

được phẩm chất khoảng 6 tháng. Nếu cho hạt vào túi nilon buộc kín lại để ở
ngăn mát của tủ lạnh sau 30 tháng vẫn giữ được tỉ lệ nảy mầm từ 70 - 75%.
<i>b. Sản xuất cây con </i>


* Chọn đất làm vườn ươm


Vườn ươm chọn nơi địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho vận
chuyển, gần nguồn nước tưới và thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, đất hơi
chua (pH từ 4 - 5,5), khơng chọn nơi đất úng bí.


* Tạo bầu


Vỏ bầu bằng P.E, kích thước: cao 14 cm, đường kính 8 cm, thủng đáy hoặc
đục lỗ xung quanh.


Ruột bầu gồm: Đất lấy ở tầng mặt hoặc tầng B phát triển trên các loại đá
mẹ Phiến thạch, Phấn sa, Granit, Mica... trên có thực bì là tế guột, cây bụi che
phủ trên 50%; Đất mùn thông lấy ở tầng mặt dưới rừng trồng hoặc xung quanh
những gốc cây thông mọc riêng lẻ. Phân hữu cơ (phân chuồng hoai, không được
ủ vôi). Phân vơ cơ (Supe lân có tỉ lệ P2O5 dễ tiêu từ 14 - 15%), phân phải đập
nhỏ, sàng qua lưới đường kính 4 mm.



Các thành phần trên được trộn đều theo tỉ lệ 75% đất tế guột + 20% phân
hữu cơ + 4% đất mùn thông + 1% Supe lân.


Đóng và xếp bầu: Trộn hỗn hợp ruột bầu cho đều. Cho hỗn hợp đất vào 1/3
bầu, dùng ngón tay ấn chặt để tạo đáy bầu, sau đó tiếp tục cho hỗn hợp đất đầy
bầu. Đóng xong xếp bầu so le theo hàng trên luống rộng 1 m đã được chuẩn bị
trước. Một luống 10 m2 xếp được khoảng 2.200 - 2.500 bầu, lấp đất kín các khe
hở và ấp đất xung quanh luống bầu kín 1/3 chân bầu.


* Xử lí hạt


Hạt khi gieo nên xử lí, rửa hạt bằng nước lã, đãi loại bỏ hạt lép, tạp vật,
vớt ra để ráo nước, sau đó ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh (40 - 450<i>C) trong 6 </i>
giờ, khi đủ thời gian vớt ra rửa sạch để ráo nước, cho vào túi vải thoáng ủ, mỗi
túi không quá 2 kg hạt. Hàng ngày rửa chua hạt một lần bằng nước ấm và thay
túi cho đến khi hạt nứt nanh đem gieo.


* Gieo hạt và tạo cây mầm


Hạt sau khi nứt nanh có thể gieo trực tiếp vào bầu (mỗi bầu một hạt) hoặc
có thể gieo tạo cây mầm trên khay gieo hoặc trên cát sạch, 1 kg gieo trên 4 - 5
m2. Chú ý phòng chống kiến ăn hạt bằng thuốc chống kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

* Cấy cây


Khi cây mầm cao từ 3 - 4 cm, cây chưa bỏ mũ thì nhổ cấy vào bầu dinh
dưỡng. Cây mầm sau khi nhổ phải được bảo quản bằng cách nhúng gốc vào đĩa
nước để tránh khô rễ, nhổ buổi nào cấy hết buổi đấy. Khi cấy dùng que có
đường kính 0,5 cm chọc lỗ sâu hơn rễ của cây mầm ở giữa bầu, đặt cây cho


thẳng rồi dùng que cấy xiên 1 góc 450<i> ép nhẹ đất vào rễ, sau đó tưới ẩm. </i>


* Chăm sóc sau khi cấy


Tưới nước: 15 - 20 ngày đầu, tưới mỗi ngày 1 - 2 lần với liều lượng 1 - 2
lít/m2, sau đó mỗi ngày tưới một lần 3 - 4 lít/m2. Thơng nhựa con khơng ưa ẩm
ướt, nên dùng bình ơ hoa sen lỗ nhỏ tưới nhẹ từ từ để nước thấm dần dần.


Làm cỏ phá váng: Định kỳ 15 - 20 ngày làm cỏ phá váng mặt bầu một lần.
Tưới thúc: Cây bị vàng còi, bạc lá dùng NPK nồng độ 1%, với liều lượng
2,5 lít/m2, định kỳ 10 ngày tưới 1 lần. Chú ý sau khi tưới phân phải tưới nước để
rửa lá. Đình chỉ tưới thúc trước khi đem cây đi trồng 1tháng.


Phịng trừ cơn trùng và động vật phá hoại: Ở giai đoạn cây chưa bỏ mũ
thường bị chim phá hoại, dùng lưới quây chắn bên trên và quanh vườn để
phòng.


Phòng trừ bệnh hại cho cây con: Giai đoạn sau khi cây bỏ mũ khoảng 1 - 2
tháng thường bị bệnh thối cổ rễ. Cây con từ 3 - 5 tháng tuổi cho tới khi đem
trồng thường bị bệnh rơm lá thơng


Phịng bệnh: Định kỳ 10 - 15 ngày phun phòng một lần bằng dung dịch
booc đơ với nồng độ 1%, 1 lít dung dịch phun cho 4 m2.


Khi phát hiện có bệnh lở cổ rễ phải ngừng tưới nước, tưới thúc, xới đất cho
khô ráo, làm cỏ, nhổ bỏ cây bị bệnh đem ra xa vườn đốt, phun dung dịch bc đơ
1% với liều lượng một lít dung dịch cho 4 m2, một tuần hai lần, phun cho khi hết
bệnh.


Ở các tỉnh phía Bắc về mùa Đơng cây con hay bị bệnh tím lá, cách phịng


trừ là tăng cường tưới bổ sung supelân nồng độ 2%, tưới 2,5 lít/m2, 1 tuần tưới 1
lần.


<i>c. Trồng và chăm sóc </i>


* Tiêu chuẩn cây con đem trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

* Lập địa trồng


Ở nước ta vùng khí hậu thích hợp để trồng Thơng nhựa có nhiệt độ trung
bình năm 22 - 250C, tối thấp tuyệt đối 8 - 100C, nhiệt độ tối cao 410C, lượng
mưa trung bình năm trên 2.000 mm, số ngày mưa 140 - 160 ngày/năm, độ ẩm
tương đối của khơng khí trên 85%.


Chọn đất có tầng dày trên 30 cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến sét nhẹ,
đất hơi chua (độ pH từ 4 - 5,5), thoát nước, phát triển trên đá mẹ Sa Thạch,
Phiến thạch mica, Bazan.


* Phương thức, mật độ và thời vụ trồng


Trồng thuần lồi, chú ý phịng chống cháy rừng. Mật độ trồng từ 1.600
cây/ha – 2000 cây/ha. Các tỉnh phía Bắc trồng vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng
4) khi cây chưa ra lộc non hoặc lộc non dài chưa quá 0,5 cm. Chọn ngày có mưa
<i>phùn, đất ẩm, trời râm mát đem cây đi trồng. </i>


* Chuẩn bị hiện trường trồng rừng


<i> Xử lí thực bì: Thơng nhựa chủ yếu được trồng trên đồi núi trọc, đất trơ </i>
sỏi đá hoặc có trảng cỏ, cây bụi thấp. Nơi thực bì thưa và thấp, khơng cần phát
bỏ thực bì hoặc chỉ phát thực bì theo hố. Nơi có thực bì cao, dày phải phát tồn


diện, cần thiết có thể đốt nhưng phải kiểm soát lửa tránh cháy lây lan.


Cuốc hố: Cuốc hố trước khi trồng 1 - 1,5 tháng, nơi đất tơi xốp cuốc hố
kích thước 30 x 30 x 30 cm, nơi đất bí chặt cuốc hố kích thước 40 x 40 x 40 cm.


Lấp hố: Lấp trước khi trồng ít nhất một tuần, dùng cuốc cào lớp đất mặt,
loại bỏ cỏ dại, rễ cây, đá lẫn lấp cao hình mu rùa. Nơi đất xấu cần bón lót phân
chuồng ủ hoai mục, mỗi hố 1 - 2 kg, hoặc sử dụng NPK hay phân vi sinh, mỗi
hố bón từ 100g - 200 g. Chú ý trộn đều phân khi lấp hố.


* Kỹ thuật trồng


Loại bỏ vỏ bầu trước khi trồng, không được làm vỡ bầu. Đặt bầu ngay
thẳng ở giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1 - 2 cm. Lấp đất lèn chặt
xung quanh bầu, vun thêm đất mặt xung quanh gốc cao hơn cổ rễ 2 - 3 cm.


* Trồng dặm và chăm sóc rừng sau khi trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

- Chăm sóc rừng sau khi trồng:


Chăm sóc kéo dài 5 năm liền: Năm đầu chăm sóc 1 - 2 lần; Năm thứ 2; 3;
4 chăm sóc 2 lần; Năm thứ 5 chăm sóc 1 - 2 lần.


Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì lấn át quanh gốc cây, đường kính rộng
2 m. Giẫy cỏ, xới đất, vun gốc, đường kính rộng dần theo các lần chăm sóc từ 0,8 -
1,5 m.


* Nuôi dưỡng và bảo vệ rừng
- Tỉa thưa rừng:



Tuỳ theo mục đích kinh doanh và mật độ của rừng mà xác định số lần tỉa
thưa và cường độ tỉa thưa. Riêng kinh doanh lấy nhựa, số lần tỉa thưa có thể thực
hiện 2 - 3 lần, lần thứ nhất khi cây trồng được 6 - 7 tuổi, lần tỉa thưa thứ hai cách
lần thứ nhất 4 - 5 năm. Cường độ tỉa thưa 30 - 50% số cây có trong lâm phần, số
cây cuối cùng giữ lại ở tuổi 11 - 12 khoảng 800 cây/ha.


Rừng trồng để lẫy gỗ làm bột giấy, gỗ mỏ, khi bắt đầu có sự phân hoá nên
tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất, lần thứ hai cách lần thứ nhất từ 4 - 5 năm, mật độ
giữ lại cuối cùng từ 1250 cây - 1600 cây/ha.


Rừng trồng Thơng với mục đích phịng hộ chống xói mịn do nước, nhìn
chung khơng tỉa thưa, chỉ chặt vệ sinh.


- Bảo vệ rừng:


Sau khi rừng kép tán, rừng Thơng nhựa thường có nhiều sâu bệnh hại, đáng
chú ý là sâu ăn lá (sâu Róm thông), sâu đục nõn, bệnh Rơm lá thông, cần phát
hiện sớm và có biện pháp phịng trừ lúc mới xuất hiện.


Phải có biện pháp phịng chống cháy rừng, bố trí các băng rộng 10 - 20 m
trồng cây lá rộng: Vối thuốc; Nhội.. hoặc để đất trống để cản lửa.


<i> (5). Khai thác lợi dụng rừng </i>


Khi rừng đạt tuổi từ 25 - 30, đường kính ngang ngực trên 25 cm có thể
chích nhựa, trung bình một cây cho sản lượng nhựa mỗi năm đạt 4 - 5 kg nhựa,
thời gian chích nhựa 50 - 60 năm. Một ha rừng năng suất có thể đạt 3.000 kg
nhựa/năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

TÀI LIỆU THAM KHẢO



<i>1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006). Cẩm nang ngành Lâm </i>


<i>nghiệp - Chương lâm sản ngồi gỗ. Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác. </i>


2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ và chất
<i>lượng sản phẩm (2001). Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh (Tập I, II). Nhà xuất bản </i>
Nông nghiệp, Hà Nội.


<i>3. Cục Lâm nghiệp (2004). Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng và cây </i>


<i>LSNG. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


<i>4. Phạm Văn Điển, Phạm Thị Huyền (2005). Kỹ thuật xây dựng và phát triển </i>


<i>rừng cung cấp LSNG. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


<i>5. Dương Tiến Đức (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng gây </i>


<i>trồng loài cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) qui mơ hộ gia đình, trang trại tại </i>
<i>vùng dun hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện </i>


Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.


<i>6. Nguyễn Công Đức. Chữa bệnh từ cây Chùm ngây. Báo Thanh niên </i>
9/11/2007.


<i>7. Trần Hợp (2002). Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nơng nghiệp, </i>
Thành phố Hồ Chí Minh.



<i>8. Trung tâm Khuyến nơng TP Hồ Chí Minh (2011). Cẩm nang trồng cây Chùm </i>


<i>ngây. </i>


<i>9. Võ Đại Hải, Nguyễn Xn Qt, Hồng Chương (2003). Kỹ thuật ni trồng </i>


<i>một số cây con dưới tán rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


<i>10. Phạm Thanh Hà (2011). Xây dựng mơ hình trồng cây LSNG dưới tán rừng </i>


<i>tại Vườn sưu tập Trường Đại học Lâm nghiệp. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu </i>


khoa học, Bộ Nông nghiệp và PTNT.


<i>11. Lã Đình Mỡi và cộng sự, tập I, II (2001, 2002). Tài nguyên thực vật có tinh </i>


<i>dầu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. </i>


12. Lê Đình Khả, Trung tâm giống cây trồng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
<i>Nam (2003). Trồng Macadamia ở Australia. Tài liệu dịch. NXBNN, Hà Nội. </i>


13. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Lê Văn Thành, Đỗ Văn Bản (2011).


<i>Cây Gió bầu và Trầm hương. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. </i>


14. Trung ương Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (Số 11, tháng 4
<i>năm 2008). Vườn ươm Ba Vì, vườn ươm Vạn Linh, Lạng Sơn. Đoàn khảo sát Mắc ca ở </i>
Trung Quốc, Rừng và đời sống.


Câu hỏi ôn tập và thảo luận



</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

MỤC LỤC


Chương 1.KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO RỪNG TRE TRÚC . 5


1.1. Giới thiệu chung ... 5


<i>1.1.1. Tài nguyên tre trúc ... 5 </i>


<i>1.1.2. Giá trị sử dụng ... 6 </i>


<i>1.1.3. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái ... 8 </i>


<i>1.1.4. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc tự nhiên ... 16 </i>


<i>1.1.5. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tre trúc trồng ... 16 </i>


1.2. Kỹ thuật gây trồng một số loài tre trúc ... 24


<i>1.2.1. Cây Luồng ... 24 </i>


<i>1.2.2. Cây Điềm trúc ... 30 </i>


<i>1.2.3. Cây Tre gai ... 36 </i>


<i>1.2.4. Cây Diễn trứng ... 42 </i>


<i>1.2.5. Cây Trúc sào ... 46 </i>


<i>1.2.6. Cây Vầu đắng ... 49 </i>



Chương 2.KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO RỪNG SONG MÂY . 56
2.1. Giới thiệu chung ... 56


<i>2.1.1. Tài nguyên song mây ... 56 </i>


<i>2.1.2. Giá trị sử dụng ... 57 </i>


<i>2.1.3. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái ... 57 </i>


2.2. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho song mây tự nhiên ... 60


2.3. Kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng song mây ... 60


<i>2.3.1. Cây Mây nếp ... 60 </i>


<i>2.3.2. Cây Song mật ... 67 </i>


Chương 3.KỸ THUẬT LÂM SINH ÁP DỤNG CHO NHĨM LỒI CÂY
CUNG CẤP THỰC PHẨM, DƯỢC LIỆU, TINH DẦU, NHỰA MỦ ... 72


3.1. Nhóm cung cấp thực phẩm ... 72


<i>3.1.1. Cây Trám đen ... 72 </i>


<i>3.1.2. Cây Rau sắng ... 77 </i>


<i>3.1.3. Cây rau Bò khai... 81 </i>


<i>3.1.4. Cây Mắc khén ... 84 </i>



<i>3.2.5. Cây Mắc ca ... 88 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

3.2. Nhóm cây cung cấp dược liệu ... 107


<i>3.2.1. Cây Sa nhân ... 107 </i>


<i>3.2.2. Cây Thảo quả ... 110 </i>


<i>3.2.3. Cây Ba kích... 114 </i>


3.3. Nhóm lồi cây cung cấp tinh dầu ... 117


<i>3.3.1. Cây Hồi ... 117 </i>


<i>3.3.2. Cây Quế đơn ... 122 </i>


<i>3.3.3. Cây Trầm hương ... 131 </i>


<i>3.3.4. Cây Sở ... 137 </i>


<i>3.3.5. Cây Cọc rào ... 142 </i>


<i>3.3.6. Cây Bời lời đỏ ... 145 </i>


3.4. Nhóm cây cung cấp nhựa mủ ... 149


<i>3.4.1. Cây Trám trắng ... 149 </i>


</div>


<!--links-->

×