Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giáo trình An toàn lao động và môi trường công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.6 KB, 64 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BM31/QT02/NCKH. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TRANG BÌA Trước nghiệm thu. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG & MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH Đ Ộ: CAO ĐẲNG. Tháng 08 , năm 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TRANG PHỤ BÌA Trước nghiệm thu. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG & MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH Đ Ộ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên : LÊ THANH VINH Học vị: THẠC SĨ Đơn vị : KHOA CN CƠ KHÍ Email: TRƯỞNG KHOA. TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN. HIỆU TRƯỞNG DUYỆT. Tháng 08, năm 2020. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình tham gia sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người phải tiếp xúc nhiều với máy, thiết bị, môi trường,...do đó, vấn đề tai nạn lao động sẽ nảy sinh. Hiện nay, trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của Nhà trường cho xã hội, thì học sinh sinh viên khi ra trường tham gia vào quá trình lao động sản xuất ngoài nắm vững về trình độ chuyên môn, phải được trang bị kiến thức nhất định về công tác bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động là bảo vệ sức khỏe cho b ản thân và mọi người nhằm giảm tổn thất cho gia đình và xã hội. Giáo trình này được dùng cho học sinh sinh viên ngành CN kỹ thuật Cơ khí nên nội dung trình bày được biên soạn theo chương trình môn học của ngành. Rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô, các em học sinh sinh viên để tạo điều kiện cho nội dung cuốn sách những lần sau tốt hơn. TP.Hồ Chí Minh, ngày……tháng ..... năm 20..... Giáo viên biên soạn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> MỤC LỤC Lời giới thiệu Chương 1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ công tác bảo hộ lao động 1.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động .....................................................5 1.2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động ..................................................................5 1.3. Nội dung của công tác BHLĐ .................................................................................6 1.4 Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, địa phương, ngành, người sử dụng lao động và người lao động trong công tác BHLĐ ....................8 Chương 2. Những khái niệm cơ bản và công tác tổ chức về bảo hộ lao động 2.1 Những khái niệm cơ bản về BHLĐ ........................................................................11 2.2 Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây ra tai nạn LĐ ..........................................13 2.4 Công tác tổ chức BHLĐ .........................................................................................15 Chương 3. Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động 3.1 Khái niệm vệ sinh lao động ....................................................................................17 3.2 Vi khí hậu trong sản xuất ........................................................................................18 3.3 Tiếng ồn và rung động trong sản xuất ....................................................................21 3.4 Bụi trong sản xuất ...................................................................................................24 3.5 Kỹ thuật chiếu sáng ................................................................................................26 3.6 Thông gió công nghiệp ...........................................................................................28 3.7 Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất..................................................................30 Chương 4: Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa máy 4.1 Khái niệm về kỹ thuật an toàn ................................................................................35 4.2 Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa ................................................................................36 Chương 5: Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí , thiết bị chịu áp lực và thiết bị nâng 5.1 Kỹ thuật an toàn t rong cơ khí ............................................................................... 38 5.2 Kỹ thuật an toàn với thiết bị chịu áp lực .............................................................. 42 5.3 Kỹ thuật an toàn với thiết bị nâng hạ .................................................................... 43 Chương 6: Kỹ thuật an toàn điện và phòng chống cháy nổ 6.1 Một số khái niệm trong an toàn điện .................................................................... 48 6.2 Điện áp tiếp xúc và điện áp bước ......................................................................... 51.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6.3 Nguyên nhân và các dạng tai nạn điện ................................................................. 53 6.4 Các biện pháp an toàn điện ................................................................................... 54 6.5 Những kiến thức cơ bản về cháy nổ ..................................................................... 55 6.6 Biện pháp phòng chống cháy nổ .......................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> NHỮNG TỪ VIẾT TẮT - LĐ. : Lao động. - BHLĐ. : Bảo hộ lao động. - VSLĐ. : Vệ sinh lao động. - ATVSLĐ. : An toàn vệ sinh lao động.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> GIÁO TRÌNH Tên môn học : An toàn lao động và môi trường công nghiệp Mã môn học : 3103406 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Môn học này được bố trí học kỳ 1, năm thứ nhất của chương trình đào t ạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí. - Tính chất: là môn học kỹ thuật cơ sở thuộc các môn học , mô đun đào tạo chuyên môn nghề bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là mô đun có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các quy định của Luật Lao động áp dụng cho sản xuất . + Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khoẻ người lao động. + Phân tích được nguyên nhân gây ra tai nạn. + Trình bày được cách sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các phương tiện khác nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động. + Trình bày được các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong ngành kỹ thuật cơ khí. - Về kỹ năng: + Vận dụng các phương tiện bảo hộ lao động để phòng tránh tai nạn lao động. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập và lao động. + Hình thành tác phong công nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mục tiêu: - Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. - Trình bày được tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động. Nội dung chính: 1.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Mục đích : - Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và này càng được cải thiện hơn dể ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đ au, giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần tăng năng suất lao động. Ý nghĩa : - Công tác BHLĐ là chính sách kinh tế – xã hội của mỗi nước, làm tốt công tác này còn mang ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Đối với nước ta đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triể n kinh tế – xã hội của Đất nước. 1.2. Tính chất của công tá c bảo hộ lao động Có 3 tính chất: + Tính chất quần chúng. - Quần chúng LĐ là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện kiện làm việc. Do đó, chỉ khi nào quần chúng tự giác thực hiện thì mới ngăn ngừa được tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp. + Tính chất luật pháp Tính chất này được thể hiện ở các quy định về BHLĐ bao gồm: - Các quy định về kỹ thuật: quy phạm,tiểu chuẩn kỹ thuật an toàn lao động là các văn bản pháp luật bắt buộc và mọi người phải tuân thủ theo. - Tất cả các vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh LĐ đều được coi là hành vi vi phạm luật pháp về BHLĐ. + BHLĐ mang tính khoa học - công nghệ - Tính chất này luôn gắn liền với sản xuất, khoa học kỹ thuật..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Người LĐ làm việc trực tiếp trên dây chuyền chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: bụi, khí độc, tiếng ồn, rung động, phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới khắc phục được. -Để thực hiện tốt công tác BHLĐ phải nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tại các cơ sở sản xuất, các vấn đề kỹ thuật an toàn cải thiện điều kiện làm việc cần được đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật công nghệ nhằm huy động đảo mọi người cùng tham gia. 1.3. Nội dung của công tá c bảo hộ lao động 1.3.1 Nội dung khoa học kỹ thuật Đây là nội dung quan trọng nhất, là phần cốt lõi trong công tác bảo hộ lao động và là lĩnh vực khoa học rất rộng rãi. Những phần của nội dung này bao gồm: Khoa học vệ sinh lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ, kỹ thuật phòng chống cháy nổ. a. Khoa học vệ sinh lao động: Đi sâu khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới cơ thể người lao động. Từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và giải quyết các vấn đề khi phát sinh. b. Khoa học kỹ thuật vệ sinh: Là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đ i sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu t ố có hại phát sinh trong s ản xuất và bảo vệ môi trường xung quanh…Các ngành như: thông gió, chống nóng, tiến ồn rung động, bụi, ….. c. Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động không bị chấn thương trong sản xuất…Nghiên cứu đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị, quá trình sản xuất. Đề ra những yêu cầu về an toàn cả kỹ thuật lẫn tổ chức, tiến tới chuyển từ kỹ thuật an toàn sang an toàn kỹ thuật. d. Phương tiện bảo vệ cá nhân. Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân người lao động đẻ sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về mặt kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng. Ngày nay các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ phòng độc, kính mày chống bức xạ, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giày, ủng cá ch điện , là các phương tiện thiết yếu , cần thiết trong lao động . e. Ecgônômi với an toàn sức khỏe lao động.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ecgônômi là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con ngườ i về giải phẫu, tâm lý, sinh lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an toàn cho con người. Ecgônômi tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế. Tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy móc nhờ sự tuyển chọn và huấn luyện. Tập trung vào việc tối ưu hóa môi trường xung quanh thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều kiện môi trường. Người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp. Hiện tượng bị chói loá do chiếu sáng không tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi thị giác và thần kinh tạo nên tâm lý khó chịu. Sự khác biệt về chủng tộc và nhân chủng học cần đượ c chú ý khi nhập khẩu hay chuyển giao công nghệ của nước ngoài có sự khác biệt về cấu trúc văn hoá, xã hội, có thể dẫn đế n hậu quả xấu. Những nguyên tắc Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động - Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và những đặ c tính khác của người lao độ ng. - Cở sở về vệ sinh lao động, và an tòan lao động. - Các yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật. Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động: - Thích ứng với kích thước ngườii điều khiển - Phù hợp với tư thế của cơ thể con người, lực cơ bắp và chuyển động - Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi. Thiết kế môi trường lao động: - Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và đạt điề u kiện tối ưu cho hoạt độ ng chức năng của con ngườ i. Thiết kế quá trình lao động: - Thiết kế qu á trình lao độ ng nhằm bảo vệ sức khoẻ an toàn cho người lao độ ng, tạo cho họ c ảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện mục tiêu lao độ ng. 1.3.2. Nội dung xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, thể lệ về công tác BHLĐ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Nội dung phải được xây dựng đầy đủ dưới dạng văn bản chặt chẽ và thể hiện thành chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước và được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật. 1.3.3. Nội dung giáo dục , vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ: Người lao động vừa là đối tượng cần được bảo vệ vừa là chủ thể của hoạt động BHLĐ , vậy phải làm cho tất cả mọi người nhận th ức đầy đủ và tham gia thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động. 1.4 Nhiệm v ụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, địa phương, ngành, người sử dụng lao động và người lao động trong công tác BHLĐ 1.4.1 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về công tác BHLĐ Theo nghị định 06/CP của Chính phủ các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm gồm: - Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội. - Bộ Y tế. - Bộ Khoa Học- Công Nghệ và Môi Trường. - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. - Các Bộ, Ngành khác. - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 1.4.2 Trách nhiệm của tổ chức Công Đoàn về công tác BHLĐ . Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình Quốc gia về BHLĐ, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật, chế độ về BHLĐ . Tổ chức Công Đoàn phối hợp với các cơ quan Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, cơ quan Y tế cùng cấp tham gia kiểm tra, giám sát và thi hành các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động. Công Đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, vânh động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về an toàn, xây dựng phong trào an toàn trong doanh nghiệp, đơn vị. Xây dựng và duy trì mạng lưới an toàn - vệ sinh viện. 1.4.3 Người sử dụng lao động Nghĩa vụ củ a người sử dụng lao động : - Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Cử người giám sát các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp với Công Đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn – vệ sinh. - Xây dựng nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo quy định công việc của Nhà nước. - Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toà n, vệ sinh lao động đối với người lao động. - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước. - Chấp hành nghiêm chỉnh khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, 12 tháng báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội nơi doanh nghiệp hoạt động. Quyền hạn của người sử dụng lao động : - Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. - Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. - Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định sai của thanh tra viên về an toàn, vệ sinh lao động nhưng trong thời gia chờ giải quyết vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định đó. 1.4.4 Người lao động Nghĩa vụ của người lao động - Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. - Phải sử dụng và bảo quả n các phương tiện bảo vệ các nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường. - Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặ c sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. Quyền lợi của người lao động : - Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động , trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ các nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn, vệ sinh lao động..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Từ chối trở lại nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục. - Khiếu nại hoặc khiếu tố với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động như trong hợp đồng, thoả ước lao động..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động. - Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại . - Phân tích được điều kiện và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Nội dung chính: 2.1 Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động 2.1.1. Bảo hộ lao động Công tác bảo hộ động mà nội dung chủ yếu là an toàn và vệ sinh lao động, là các hoạt động đồng bộ trên các lĩnh vực: pháp luật, tổ hức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. 2.1.2. Điều kiện lao động Là một tập hợp tổng thể các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí tác động qua lại của trong môi trường quan hệ con ngư ời, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. + Các yếu tố của lao động: - Máy, thiết bị công cụ. - Nhà xưởng - Năng lượng, nguyên liệu vật liệu - Đối tượng lao động. - Người lao động. + Các yếu tố lao động: - Các yếu tố tự nhiên (đối tượng lao động, môi trường lao động,...) - Các yếu tố kỹ thuật (quá trình công nghệ, thiết bị công nghệ,...) - Các yếu tố kinh tế-xã hội (trình độ sản xuất, quan hệ sản xuất,...) - Sự sắp xếp bố trí, cũng như các tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên những điều kiện nhất định cho con người trong quá trình LĐ. + Điều kiện lao động không thuận lợi chia làm hai loại:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động. - Yếu tố có hại đến sức khỏe, gây bệnh nghề nghiệp. 2.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Là các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể là: - Các yếu tố vật lý : nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bức xạ có hại, bụi, .... - Các yếu tố hoá học : hoá chất độc, các loại hơi, khí, bụi, chất phóng xạ, ... - Các yếu tố sinh vật-vi sinh vật, vi khuẩn-siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, ... - Các yếu tố bất lợi : tư thế lao động, tiện nghi vị trí, không gian, ... - Các yếu tố tâm lý bất ổn, ... 2.1.4. Tai nạn lao động. Tai nạn lao động l à sự cố không may xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với người thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động, gây tai nạn làm tổn thương, làm ảnh hưởng sức khoẻ con người, làm giảm khả năng lao động ha y làm chết người. + Phân loại tai nạn lao động: - Chấn thương : là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng (t ử vong), có tác dụng đột ngột. - Nhiễm độc nghề nghiệp : là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất. - Bệnh nghề nghiệp : là sự làm suy yếu dần sức khoẻ hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động, do kết quả tác dụng của những điều kiện làm việc bất lợi (tiếng ồn, rung động, ...) hoặc do thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại (sơn, bụi, ..), bệnh nghề nghiệp có tác dụng dần dần và lâu dài. + Nguyên nhân tai nạn lao động chủ yếu thể hiện ở: - Điều kiện lao động. - Các yếu tố môi trường lao động. - Các hình thức vệ sinh an toàn lao động. + Phân tích nguyên nhân TNLĐ. - Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp, phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ng ừa các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người LĐ. + Những đặc trưng tai nạn lao động :.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Sự cố gây tổn thương và tác động từ ngoài. - Sự cố đột ngột. - Sự cố không bình thường. - Các hoạt động an toàn vệ sinh lao động. + Phân tích tác động : - Là phương pháp mô tả và đánh giá những sự cố không mong muốn xảy ra. Ví dụ : Tai nạn lao động khi tham gia sản xuất, tai nạn trên đường đi làm, bệnh nghề nghiệp, sự cố cháy nổ, ... + Phân tích tình trạng : - Là phương pháp đánh giá chung tình trạng an toàn và kỹ thuật an toàn của hệ thống lao động, quan tâm khả năng xuất hiện những tổn thương, khả năng dự phòng trên cơ sở những điều kiện lao động và những giả thiết khác nhau. 2.2. Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động 2.2.1 Phân tích điều kiện gây tai nạn LĐ Những yếu tố công cụ lao động , phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động có tác động và ảnh hưởng lớn đến người LĐ , đó cũng là các yếu tố đặc trưng và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động . a. Công cụ lao động và phương tiện lao động Trong sản xuất công nghiệp, tình trạng của công cụ LĐ và phương tiện LĐ như máy móc , thiết bị thô sơ hay hiện đại , mới hay cũ , độ tin cậy cao hay thấp , sử dụng thuận tiện hay không chính là một yếu tố quan trọng để đánh giá điều kiện LĐ tốt hay xấu. b. Đối tượng lao động Trong các nhà máy , xí nghiệp , thông qua công cụ , máy móc con người tác động vào đối tượng sản xuất để tạo thành sản phẩm cho xã hội . Đối tượng sản xuất đa dạng, có thể không gây tác hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hoặc rất nguy hiểm đối với con người như các chất hóa học có tính độc cao , các chất phóng xạ ,vật liệu nổ...,vì vậy đối tượng LĐ cũng chính là một trong những yếu tố cần phải xem xét khi khảo sát điều kiện LĐ. c. Quá trình công nghệ trong sản xuất Trong sản xuất công nghiệp nếu quá trình công nghệ còn lạc hậu , thô sơ thì người LĐ phải làm việc nặng nhọc, phải trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố độc hại , nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người LĐ hoặc dễ gây ra tai n ạn LĐ ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nếu quá trình công nghệ hiện tại, các máy móc thiết bị tiên tiến, tự động hóa thì người LĐ có thể không trực tiếp tiếp xúc với công cụ LĐ, đối tượng LĐ và các yếu tố có hại khác , họ trở thành người điều khiển quá trình sản xuất , có thể cách ly ho àn toàn với phân xưởng đang chế tạo sản phẩm Ví dụ: sử dụng các máy tự động điều khiển số CNC để gia công. Như vậy quá trình công nghệ hiện đại , tiên tiến có thể giúp cho người LĐ được làm việc trong các điều kiện LĐ tiện nghi , an toàn , tránh xa được c ác yếu tố nguy hiểm. d. Môi trường lao động Môi trường lao động là nơi con người trực tiếp làm việc. Tại đây xuất hiện nhiều yếu tố do quá trình hoạt động của máy móc , thiết bị , do tác động và sự thay đổi của đối tượng sản xuất , do tác động con người tr ong khi thực hiện quá trình công nghệ và do các yếu tố của điều kiện khí hậu thiên nhiên gây ra . Những yếu tố này có thể thuận lợi cho người LĐ nhưng cũng có thể bất lợi , gây tác hại xấu cho người LĐ. Ví dụ : nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, độ ẩm lớn , á nh sáng không đủ , nồng độ bụi và hơi khí độc cao , vận tốc gió quá lớn, tiếng ồn và độ rung động vượt quá giới hạn cho phép... Ngoài những yếu tố khách quan kể trên thì tình trạng tâm sinh lý của người LĐ trong khi làm việc là yếu tố chủ quan rất quan trọ ng , đôi khi chính tâm trạng bất ổn của người lao động là nguyên nhân gây ra tai nạn LĐ. Tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan trên có thể xuất hiện đồng thời hay riêng lẻ trong những thời gian và không gian cụ thể. Tổng hợp các yếu tố đó tạo nên một điều kiện LĐ thuận lợi , tiện nghi và hiện đại cho người LĐ hay thiếu tiện nghi, có hại và là nguyên nhân dẫn đến bệnh nghề nghiệp , tai nạn LĐ . Khi đánh giá điều kiện LĐ , chúng ta phải xem xét , phân tích toàn diện các yếu tố trên để đánh giá đúng thực ch ất và cố gắng tìm ra các biện pháp cụ thể để cải thiện điều kiện LĐ . 3.2. Phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn LĐ Việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, cho phép thấy được những nguy cơ tai nạn LĐ. Từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa và loại trừ chúng. Thông thường có các phương pháp sau : a. Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo nghề nghiệp, theo công việc, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời điểm trong ca, tháng và năm. Từ đó thấy rõ mật độ của thông số tai nạn lao động để có kế hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Sử dụng phương pháp này cần phải có thời gian thu thập số liệu và biện pháp đề ra chỉ mang ý nghĩa chung chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cụ thể của mỗi vụ tai nạn. b. Phương pháp địa hình: Dùng dấu hiệu có tính chất quy ước đánh dấu ở những nơi hay xảy ra tai nạn, từ đó phát hiện được các tai nạn do tính chất địa hình. c. Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu thống kê. Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với các phương pháp hoàn thành các quá trình thi công và các biện pháp an toàn đã thực hiện. 2.3. Công tác tổ chức bảo hộ lao động 2.3.1. Ý nghĩa của công tác tổ chức BHLĐ Công tác tổ chức BHLĐ là công tác nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc những tác động xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó kế hoạch bảo hộ lao động là một văn bản pháp lý của doa nh nghiệp nêu lên những nội dung, những công việc doanh nghiệp phải làm nhằm đạt các mục tiêu trên. Mặt khác, đây cũng là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nghị định số: 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định "Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động" . Công tác BHLĐ là một yếu tố rất quan trọng nhẳm bảo đảm cho công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp được thực hiện tốt. 2.3.2 Yêu cầu của công tác bảo hộ lao động Tổ chức bảo hộ lao động phải bao gồm các nội dung sau: - Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ. - Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc. - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. - Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. - Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động . Cùng với những biện pháp cụ thể kèm theo kinh phí, vật tư , ngày công, thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Công tác bảo hộ lao động phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.3 Lập và tổ chức thực hiện tổ chức BHLĐ + Cơ sở lập - Nhiệm vụ, phương pháp kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình lao động của năm kế hoạch. - Tổ chức bảo hộ lao động và những thiếu sót tồn tại của năm trước . - Các kiến nghị của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, kiến nghị của thanh tra, kiểm tra. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kinh phí trong kế hoạch bảo hộ lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phí lưu thông của doanh nghiệp. + Tổ chức thực hiện - Sau khi kế hoạch bảo hộ lao động đượ c phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện. - Bộ phận bảo hộ lao động hoặc cán bộ lao động cùng với bộ phận kế hoạch đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo với người sử dụng lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong đơn vị biết..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Mục tiêu: - Trình bày được đối tượ ng và nhiệm vụ vệ sinh lao động như : nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, ion hóa, tiếng ồn và vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. - Trình bày được các biện pháp phòng tránh. Nội dung chính: 3.1 Khái niệm vệ sinh lao động 3.1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động + Đối tượng của VSLĐ: - Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu tìm ra những yếu tố có hại trong sản xuất, công tác ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây bệnh đối với người lao động. Đồng thời nghiên cứu tìm ra những biện pháp cải t hiện điều kiện lao động, giữ gìn sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và bảo vệ người lao động. - Trong những nghề nghiệp khác nhau các yếu tố gây tác hại có thể cũng khác nhau nên còn gọi là những tác hại nghề nghiệp. Nhữ ng tác hại nghề nghiệp có thể làm cho người chóng mệt mỏi, giảm sút sức khoẻ, các bệnh khác nặng thêm và gây bệnh nghề nghiệp. + Nhiệm vụ của VSLĐ : - Tiến hành nghiên cứu khoa học và thực hiện các biện pháp kỹ thuật tìm ra những yếu tố có hại trong điều kiện sản xuất, ảnh hưởng và quá trình tác động của chúng đối với cơ thể người. - Tìm ra tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại. - Đưa ra những phương hướng, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục hậu quả đối với các yếu tố có hại, bao gồm: biện pháp khoa học, kỹ thuật, biện pháp tổ chức – kỹ thuật, biện pháp y – sinh học. 3.1.2. Nội dung của khoa học vệ sinh lao động : - Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất . - Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể, trong qu á trình sản xuất. - Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý . - Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, chế độ BHLĐ. - Tổ chức khám tuyển và bố trí người lao động trong sản xuất . - Quản lý theo dõi tình hình sứ c khỏe công n hân, khám sức khỏe..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. - Giám định khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác. - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn trong sả n xuất. 3.1.3. Phân loại tác hại nghề nghiệp Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất : yếu tố vật lý và hóa học, yếu tố sinh vật. Tác hại liên quan đến tổ chức lao động : - Thời gian làm việc liên tục quá dài, làm việc thông ca. - Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân. - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi bố trí không hợp lý . - Làm việc với tư thế gò bó . - Sự hoạt động quá khẩn trương, căng thẳng quá độ của các giác quan và hệ thống thần kinh, thính giác, thị giác... Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn - Thiếu hoặc thừa ánh sáng, ánh sáng không hợp lý. - Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông - Nơi làm việc chật chội, thiếu ngăn nắp. - Thiếu trang thiết bị thông gió, chống b ụi, chống nóng, phòng chống hơi khí độc - Thiếu trang bị phòng hộ, trang thiết bị phòng hộ không tốt, chuẩn. không đúng tiêu. - Thực hiện quy tắc vệ sinh và an toàn lao động thiếu sự nghiêm minh. 3.2 Vi khí hậu trong sản xuất 3.2.1 Khái niệm về điều kiện vi khí hậu - Điều kiện vi khí hậu là trạng thái vật lý của không khí trong khoảng không gian thu hẹp (không gian của người lao động), bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động của không khí. - Trạng thái vi khí hậu phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu địa phương, đặc tính của quá trình công nghệ sản xuất. 3.2.2 Các yếu tố của vi khí hậu + Yếu tố về nhiệt : - Bao gồm nhiệt độ của không khí, nhiệt của quá trình sản xuất, của ánh sáng mặt trời, nhiệt do người sản ra,….

<span class='text_page_counter'>(23)</span> xạ.. - Các nguồn nhiệt này sẽ tác động lên người bằng truyền qua không khí hoặc bức + Độ ẩm :. - Là lượng hơi nước tính bằng gam trong 1m 3 không khí. Thông thường độ ẩm được đo bằng độ ẩm tương đối là tỷ số tính theo % giữa độ ẩm ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa. + Vận tốc chuyển động của không khí. 3.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu đối với cơ thể người - Điều kiện vi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và bệnh tật con người. a. Ảnh hưở ng của vi khí hậu nóng: - Có thể gây biến đổi sinh lý hoặc gây bệnh lý. + Gây biến đổi sinh lý - Sự tích nhiệt và cảm giác nhiệt của da, đặc biệt là da vùng trán, vùng da này bị nóng lên và tuỳ theo nhiệt độ sẽ có những cảm giác: nóng, rất nóng, nóng ngạt. - Khi cơ thể tăng nhiệt từ (0,3 đến 1,5) 0C là đã có sự tích nhiệt. Nếu thân nhiệt đến 38,50 C được coi là n hiệt báo động. - Chuyển hoá nước: Do mồ hôi ra nhiều dẫn đến thiếu nước đồng thời còn mất một số khoáng chất I, K, Na, Ca, Fe,… và vitamin B1, B2, C, PP,… làm chóng mệt mỏi, làm ảnh hưởng xấu và có thể gây bệnh cho các bộ phận: thận, dạ dày, gan . - Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương: Giảm chú ý, phản ứng chậm, hợp đồng thao tác kém chính xác,… dẫn đến năng suất thấp dễ xảy ra sự cố, tai nạn LĐ. + Gây bệnh lý - Bị say nắng: chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, đau thắt ngực. Nhiệt thân có thể tăng đến (39-40)0C, nhịp tim, nhịp thở nhanh nhưng yếu. - Vi khí hậu nóng và ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi gây rối loạn cân bằng nhiệt của cơ thể làm chóng mệt mỏi. Đồng thời còn tạo điều kiện cho vi sinh v ật phát triển dẫn đến các bệnh ngoài da. - Mức độ nặng hơn, da tím tái, mất một phần hoặc toàn bộ cảm giác, hôn mê. Đặc biệt hơn còn bị co giật và các cơn đau kéo dài, nếu không kịp thời đưa vào chỗ mát hoặc cấp cứu sẽ bị chết. b. Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh - Làm nhiệt độ da giảm xuống, màu chuyển dần sang xanh xám, nhịp tịm nhịp thở giảm nhưn g sự tiêu thụ ô xy lại tăng nhiều do cơ và gan phải tăng cường làm việc để chuyển hoá sinh nhiều nhiệt. Nếu bị lạnh nhiều sẽ nổi da gà và cơ sẽ rét rung..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Bị lạnh nhiều mao mạch sẽ co thắt sinh cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa, khó vận động, mất dần cảm giác,… - Nếu làm việc trong điều kiện lạnh thường xuyên có thể mắc các bệnh viêm cơ, viêm dây thần kinh, hen phế quản, giảm sức đề khàng miễn dịch, gây bệnh thấp khớp, bệnh đường hô hấp. Trường hợp vi khí hậu lạnh và khô sẽ làm giảm tiết niêm dịch đường hô hấp, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. c. Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt Có nhiều loại tia bức xạ nhiệt nhưng chủ yếu là tia hồng ngoại và tia tử ngoại. - Tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời, các vật nung nhiệt độ cao, chất nóng chảy, tia hồng ngoại có thể rọi sâu qua da đến 3 cm và gây các tác động: say nắng, giảm dần thị lực, làm đục thuỷ tinh thể,… - Tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời, ngọn lửa hàn, ánh sáng các loại đèn điện, kim loại nóng chảy,…tia tử ngoại có thể làm bỏng da (đỏ da, xạm da, cháy da), giảm thị lực, đau mắt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém ăn,… 3.2.4 Khoảng giới hạn của các yếu tố vi khí hậu Để đảm bảo sản xuất được tiến hành bình thường v à an toàn cho người lao động cần phải tìm ra khoảng giới hạn của các yếu tố vi khí hậu tương ứng với các loại công việc. Bảng mức giới hạn nhiệt độ cho phép khi tiếp xúc với nhiệt. Chế độ lao động – nghỉ ngơi. Loại lao động Nhẹ. Vừa. Nặng. Lao động liên tục. 30,0. 26,7. 25,0. 75% LĐ - 25% NN. 30,6. 28,0. 25,9. 50% LĐ - 50% NN. 31,4. 29,4. 27,9. 25% LĐ - 75% NN. 32,2. 31,1. 30,0. Độ ẩm không khí: (75 – 85)% là phù hợp nhất. Vân tốc không khí: không quá 3 m/s. 3.2.5 Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu a. Biện pháp đối với vi khí hậu nóng + Biện pháp kỹ thuật: - Cơ khí hoá, tự động hoá để giải phóng con người. - Ngăn cách như bọc kín, che chắn. - Phương tiện bảo vệ. - Thông gió..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> + Biện pháp y – sinh học: - Chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý. - Chế độ ăn uống. - Khám và điều trị bệnh. b. Đối với vi khí hậu lạnh: - Cũng có các biện pháp tương tự như trên. 3.3 Tiếng ồn và rung động trong sản xuất 3.3.1 Tiếng ồn a. Các khái niệm : + Âm thanh - Âm thanh là do các vật thể dao động tạo ra dưới tác dụng của ngoại lực và được truyền trong các môi trường đàn hồi. Các dao động này lan truyền ở dạng sóng trong các chất truyền âm nên còn được gọi là sóng âm. - Các vật thể dao động được gọi là nguồn âm, các chất truyền âm được gọi là môi tường truyền âm. - Trong sản xuất các nguồn âm có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí bị dao động. Môi trường truyền âm khác nhau thì vận tốc truyển âm cũng khác nhau . - Ví dụ: + Không khí ở 20 0C có vận tốc truyền 343m/s, ở 0 0C là 330m/s. + Nước 1440m/s. + Thép, thuỷ tinh 5000m/s. + Chì 3500m/s. + Cao su 40-50m/s. + Cảm giác âm Các sóng lan truyền đến tai người được tai thu nhận, phân tích và gây ra các cảm giác âm thanh. Có thể coi tai người như một máy phân tích và đo các âm thanh trong một giới hạn nhất định. Có hai đại lượng cơ bản nhất quyết định đến cảm giác âm thanh của tai người đó là tần số và mức âm. - Tần số âm thanh: bình thường tai người nghe được các âm thanh có tần số từ (16 20) Hz đến (16-20)KHz. Các âm tần số  (16-20)Hz không nghe được, gọi là hạ âm, các âm tần số  (16; 20)KHz tai người cũng không nghe được, gọi là siêu âm. Âm thanh của người từ (500 – 2000)Hz. + Mức âm: là đại lượng đặc trưng cho áp suất và cường độ âm thanh, ký hiệu L đơn vị đo là Đexibel (dB)..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> L  20 lg PPo + Trong đó: P - áp suất âm N/m2. Po – ngưỡng qui ước của áp suất âm = 2.10 -5 N/m2. Ở tần số trung bình âm thanh tai người nghe được có mức âm từ (0 – 120)dB. + Tiếng ồn : - Những âm thanh gây khó chịu, làm ảnh hưởng xấu đến đi ều kiện làm việc, nghỉ ngơi của con người được gọi chung là tiếng ồn. - Tiếng ồn phụ thụ thuộc chủ yếu vào tần số và mức âm. Ví dụ các âm có tần số từ (2000 – 4000)Hz và L  80dB là tiếng ồn, còn f = (5000 – 6000)Hz thì L  60dB. b. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể người Tuỳ theo loại tiếng ồn và mức độ tác động mà con ngư ời có thể bị các ảnh hưởng như: - Giảm tập trung chú ý vào công việc, chóng mệt mỏi dẫn đến năng suất thấp, dễ xảy ra phế phẩm và tai nạn, sự cố. - Nếu thường xuyên bị tác động của tiếng ồn sẽ bị ảnh hưởng xấu cho hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, các bộ phận khác của cơ thể rồi sau đó đến cơ quan thính giác. + Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương - Kích thích mạnh mẽ làm căng th ẳng và rối loạn chức năng của hệ. Có thể bị đ au đầu, ch óng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái thần kinh không ổn định, giảm sút trí nhớ. + Ảnh hưởng tới cơ quan thính giác - Tuỳ từng mức độ có thể bị giảm độ nhạy, cảm giác mệt mỏi cơ quan thính giác. Sau một thời gian dài chịu tác động có thể xuất hiện bệnh lý như thoái hoá trong tai dẫn đến bệnh nặng tai, điếc tai. + Ảnh hưởng tới các cơ quan khác Rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng bình thường của dạ dầy dẫn đến các bệnh của hệ tuần hoàn, dạ dầy. 3.3.2. Rung động a. Khái niệm - Rung động là những dao động của vật quanh vị trí cân bằng có tần số từ (12 – 8000)Hz và biên độ tương đối lớn. Rung động được t ruyền sang vật khác khi nó tiếp.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> xúc hoặc đặt trên vật đang rung động. Rung động có thể gây ra cộng hưởng làm biên độ tăng lên rất lớn. Một vật đồng thời có thể phát ra cả tiếng ồn và rung động. - Trong sản xuất có rất nhiều các nguồn gây ra rung động. Hầu hết các máy và thiết bị khi làm việc đều có rung động, đặc biệt là các bộ phận chuyển động không đều thay đổi theo chu kỳ, các vật quay nhanh mất cân bằng, va chạm giữa các vật rắn,… b. Ảnh hưởng của rung động đến cơ thể người Rung động có thể tác động chung lên cơ thể người hoặc chỉ tác động cục bộ. Tuỳ mức độ, con người có thể bị các ảnh hưởng: - Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Nhanh chóng cảm thấ y mệt mỏi, tính ổn định thăng bằng của cơ thể bị tổn thương, hạ thấp độ tinh của mắt, có cảm giác loạn sắc. - Bị các bệnh về khớp xương. - Ngoài ra còn bị các bệnh khác như: rối loạn tuyến giáp trạng, vô sinh, bị các bệnh đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi nhiều, d ễ cáu gắt. 3.3.3 Biện pháp chống tiếng ồn và rung động nhằm bảo vệ sức khoẻ người LĐ Phải kết hợp nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật khác nhau. Phải tiến hành từ khi thiết kế qui hoạch đến khi xây dựng và cả trong quá trình sản xuất của nhà máy. Những biện pháp chủ yếu: + Biện pháp kỹ thuật - Hạn chế tiếng ồn và rung động phát sinh trong sản xuất. - Ngăn cách và loại bỏ tiếng ồn. - Giảm tiếng ồn và rung động trên đường lan truyền (có cả hàng rào cây xanh). - Trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân: nút bịt tai , che tai, bao ốp tai, bao tay có dệm đàn hồi,… + Biện pháp y, sinh học - Chế độ làm việc nghỉ ngơi. - Chế độ ăn uống. - Ngâm tay, chân trong nước ấm thường xuyên. - Khám và điều trị bệnh..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 3.4 Phòng chống bụi trong sản xuất 3.4.1 Những kiến thức cơ bản v ề bụi a. Định nghĩa : - Bụi là tập hợp nhiều hạt chất rắn có kích thước nhỏ, tồn tại lâu trong khí dưới dạng bụi lắng, bụi bay, bụi mù, bụi khói. Đặc điểm chung các bụi chuyển động trong không khí không hoàn toàn giống như chuyển động của vật rắn kích thư ớc lớn (rơi xuống với gia tốc trọng trường). Kích thước của các hạt bụi thường từ 0,001 m đến trên 10m. - Không khí trong môi trường sống và môi trường lao động rất hay bắt gặp bụi, bởi vì có rất nhiều loại bụi và do nhiều nguyên nhân gây ra, cả do thiên nhiên và do con người. - Do thiên nhiên như: gió, lốc, sạt lở núi, đổ cây, cháy rừng, núi lửa,… - Do con người như khai thác vận chuyển đất, đá, khoáng sản, nấu luyện kim loại, sản xuất và vận chuyển vật liệu xây dựng, chế biến bông vải sợi, gia công cắt g ọt, thi công các công trình, … và rất nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày cũng gây ra bụi… b. Phân loại Bụi được phân loại theo ba cách: Nguồn gốc sinh bụi, kích thước hạt bụi, tác hại của bụi đối với cơ thể người. + Theo nguồn gốc: bao gồm bụi hữu c ơ, bụi vô cơ. - Bụi hữu cơ như: gỗ, bông, lông, tóc, nhựa hoá học, cao su,… - Bụi vô cơ như: đất sét, thạch anh, đá vôi, bụi kim loại, bụi hỗn hợp sinh ra ở các lò đốt, làm sạch vật đúc,… c. Theo kích thước hạt: - Bụi có kích thước lớn hơn 10 m là bụi rơi xuống với vận tốc tăng dần. - Bụi có kích thước từ 0,1 m đến 10m có dạng sương mù. - Bụi có kích thước nhỏ thua 0,1 m có dạng khói. d. Theo kích thước hạt còn liên quan đến sự xâm nhập của bụi vào cơ thể người: - Bụi có kích thước lớn hơn 10 m không xâm nhập được đến phổi. - Bụi có kích thước trên 5 đến 10 vào được đến phổi nhưng cũng lại được sự hô hấp thải ra. - Bụi có kích thước từ 0,1 m đến 5m chủ yếu nằm lại ở phổi (80 – 90)%. - Bụi có kích thước nhỏ thua 0,1 m thì đi qua phế nang t hâm nhập vào máu..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> e. Theo tác hại gồm: - Bụi gây tổn thương cơ học . - Bụi gây nhiễm độc . - Bụi gây bệnh nghề nghiệp. 3.4.2 Tác hại của bụi - Bụi có thể tiếp xúc với các bộ phận bên ngoài hoặc lọt vào bên trong cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hoá nê n có thể gây tác hại cho cả các nhiều cơ quan của người. - Bụi gây nhiễm độc chung (có chứa chì, thuỷ ngân,…). - Bụi sinh ung thư (bụi quặng, bụi có chứa crôm, asen, các chất phóng xạ,..). - Bụi gây xơ hoá phổi (bụi thạch anh, amiăng,..). - Bụi gây nhiễm trùng (bụi lông, xương, tóc,…). - Bụi gây dị ứng, nổi ban, hen, viêm mũi,…(bụi bông, gai, phân hoá học, gỗ có tinh dầu,…). - Bụi gây tổn thương cho mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh ra nhài quạt, mộng thịt. Bụi hoá chất còn gây thêm các nguy hiểm k hác. - Bụi gây tác hại hệ tiêu hoá: Làm hỏng men răng, sâu răng. bụi kim loại, bụi khoáng có kích thước lớn lọt vào dạ dày có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày làm rối loạn tiêu hoá. - Bụi gây bệnh ngoài da: bụi tác động đến các tuyến nhờn làm khô da, vi êm da, lở loét, mụn nhọt như tiếp xúc với bụi vôi, bụi thiếc, thuốc trừ sâu hoặc các thợ đốt lò hơi, sản xuất xi măng, sành sứ,… Đặc biệt bụi đồng có thể gây nhiễm trùng da rất khó chữa. 3.4.3 Biện pháp phòng chống bụi bảo vệ người lao động Phòng chống bụi trong sản xuất rất quan trọng vì bệnh bụi phổi chiếm tỷ lệ rất lớn trong các bệnh nghệ nghiệp (40 – 70)% mà lại chưa có thuốc chữa hữu hiệu. + Biện pháp khoa học kỹ thuật: - Thay đổi quá trình công nghệ sản xuất để hạn chế phát sinh bụi như thay vật liệu có nhiều bụi độc bằng vật liệu ít bụi độc hơn, thay công nghệ khô bằng công nghệ ướt,… - Không cho bụi lan toả ra ngoài bằng cách bọc kín thiết bị và dây truyền công nghệ, cơ khí hoá, tự động hoá để cách ly người lao động với bụi,… - Trang bị hệ thống thu hút bụi tại nơi phát sinh. + Trang bị phương tiện phòng hộ :.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Trong nhiều trường hợp trang bị phương tiện phòng hộ là biện pháp quan trọng khi các biện pháp khác không loại bỏ, ngăn chặn được bụi. Các phương tiện phòng hộ như: các loại khẩu trang, mặt nạ, quần áo chống bụi,… + Biện pháp y – sinh học. 3.5 Kỹ thuật chiếu sáng 3.5.1 Ánh sáng dùng trong sản xuất Trong đời sống và trong sản xuất con người không thể thiếu ánh sáng, có hai loại ánh sáng: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời và bầu trời cung cấp gồm ánh sáng trực xạ của mặt trời (ánh nắng) và ánh ánh sáng phản xạ của bầu trời. Bầu khí quyển hấp thụ ánh sáng mặt trời rồi phản xạ xuống trái đất, đây là ánh sáng tự nhiên được dùng chủ yếu. Ánh sáng nhân tạo có nhiều loại nhưng để dùng được trong sản xuất chủ yếu là ánh sáng của các loại đèn dùng năng lượng điện. Có hai loại đèn chủ yếu: đèn điện trở và đèn huỳnh quang. So sánh giữa hai loại ánh sáng chúng có những đặc điểm như sau: - Ánh sáng tự nhiên: Rất phù hợp với mắt người và có tác dụng tốt về mặt sinh lý đối với con người, đây là ánh sáng có sẵn trong tự nhiên. Song ánh sáng này chỉ có vào ban ngày, không ổn định và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, thời gian, địa hình,… nên không chủ động được hoàn toàn trong chiếu sáng. - Ánh sáng điện có thể chiếu sáng một cách chủ động và ổn định, có khả năng tập trung ánh sáng với cường độ cao. Nhưng phải dùng năng lượng điện và các thiết bị khác nên tốn kém, không phù hợp với mắt người như ánh sáng tự nhiên. 3.5.2 Yêu cầu chung - Chiếu sáng đầy đủ theo quy định, ánh sáng phân bố đều trên bề mặt của các vật trong khoảng nhìn làm việc. - Không bị chói, bị loá (không có tia từ nguồn sáng hoặc những tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt). - Không tạo thành bóng đổ trong khoảng nhìn. - Đạt được hiệu quả kinh tế cao. - Đối với chiếu sáng tự nhiện phải đảm bảo hệ số chiếu sáng:. HSTN . EM 100% Eng.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Trong đó: HSTN – Hệ số chiếu sáng tự nhiên. EM - Độ sáng tại vị trí cần chiếu sáng trong nhà. Eng - Độ sáng ngoài nhà cùng thời điểm do ánh sáng phản xạ tại vị trí trên mặt phẳng nằm ngang, nơi quang đãng. - Tuỳ từng loại công việc mà yêu cầu trị số giới hạn dưới cho phép của HSTN có khác nhau. - Đối với nước ta việc triệt để lợi dụng ánh sáng tự nhiên không những tiết kiệm được nguồn năng lượng điện mà còn tạo được điều kiện lao động thuận lợ i và góp phần bảo vệ môi trường. 3.5.3 Thiết kế chiếu sáng tự nhiên Nhiệm vụ của thiết kế chiếu sáng tự nhiên là chọn hình dáng, kích thước, số lượng và vị trí của các cửa để tạo được điều kiện ánh sáng theo yêu cầu. Thông thường yêu cầu ánh sáng trong khô ng gian nhà sản xuất công nghiệp phải cao, phải đảm bảo nhìn rõ, phân giải nhanh các vật nhìn của mắt. Hướng của ánh sáng chiếu vào không gây bóng đổ của người, thiết bị và các kết cấu khác lên khoảng nhìn làm việc. Độ sáng trong khoảng nhìn làm việc phải cao hơn các vị trí khác trong phòng. Cửa chiếu sáng là các cửa sổ, cửa mái (trời), và cửa hoa. Hệ thống cửa chỉ nên vừa đủ theo quy định, kết cấu đơn giản, thống nhất để dễ sử dụng bảo quản. Vị trí đặt các cửa còn liên quan đến dây truyền công nghệ, thông gió, thoát nhiệt, che mưa, che nắng,… Ở nước ta để tránh ánh nắng chiếu vào phòng các nhà nên đặt theo hướng Bắc – Nam, quay mặt về hướng Nam. Trường hợp nhà chỉ đặt được theo hướng Đông – Tây thì cần thiết bố trí cửa chiếu sáng là cửa trời ở phía Bắc. 3.5.4 Thiết kế chiếu sáng nhân tạo Chiếu sáng nhân tạo được dùng vào ban đêm hoặc ban ngày khi ánh sáng tự nhiên không đủ. Nhiệm vụ của thiết kế chiếu sáng nhân tạo là tìm ra phương thức chiếu sáng, chọn loại đèn để đảm bảo ánh sáng theo yêu cầu sản xuất mà tiết kiệm năng lượng điện và chi phí hạ nhất. Có ba phương thức chiếu sáng cơ bản: chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ, chiếu sáng hỗn hợp. + Phương thức chiếu sáng chung : - Trong nhà có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống, toàn bộ mặt bằng của nhà có độ sáng như nhau. Phương thức này được dùng khi mặt độ lao động cao, có cùng một loại công việc, không đòi hỏi cao về độ sáng, không khắt khe đên hướng của ánh sáng..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Ví dụ : Xưởng may, phòng đọc,… + Phương thức chiếu sáng cục bộ: - Trong không gian rộng lớn của nhà sản xuất được chia thành những không gian nhỏ khác nhau, các không gian nhỏ được chiếu sáng với độ sáng khác nhau. Phương thức này được dùng khi trong nhà sản xuất có những vị trí thực hiện những loại công việc khác nhau mà yêu cầu độ sáng khác nhau rõ rệt. Ví dụ : Trong phân xưởng làm khuôn mẫu, khu vực sản xuất, kho chứa và đường vận chuyển trong cùng một nhà,… + Phương thức chiếu sáng hỗn hợp : - Đây là phương thức chiếu sáng chung được bổ xung thêm các đèn cần thiết để có độ sáng cao hơn tại những chỗ làm việc của người. Hầu hết trong nhà sản xuất cơ khí đều dùng phương thức này, ngoài hệ thống đèn công suất lớn bố trí ở trên cao, tại vị trí các máy còn bố trí thêm các đèn (đèn chung và đèn riêng cho vùng làm việc của máy). 3.5.5 Chiếu sá ng bảo vệ và chiếu sáng không gian bên ngoài Ngoài chiếu sáng cho sản xuất cần phải thiết kế chiếu sáng bảo vệ để chiếu sáng khi có sự cố hoặc tai nạn nhằm thuận lợi cho thoát người và cứu tài sản. Đồng thời chiếu sáng không gian bên ngoài có độ sáng nhất định. Điều này sẽ làm cho con người thấy thoải mái, đầu óc minh mẫn, tránh có những suy nghĩ tản mạn để tập trung làm việc nhanh nhẹn, chính xác và năng suất cao hơn. 3.6 Thông gió công nghiệp 3.6.1 Nhiệm vụ của thông gió Trong nhà ở cũng như nhà sản xuấ t không khí luôn bị nóng lên và bị ô nhiễm do hô hấp, bài tiết của con người, do bụi và chất độc sinh ra trong quá trình sản xuất. Đồng thời lượng ôxy trong không khí còn bị giảm dần. Thông gió có nhiệm vụ trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thông gió có những nhiệm vụ chính khác nhau + Thông gió chống nóng Sự trao đổi nhằm đưa không khí nóng, ẩm, oi bức từ trong nhà ra và đưa không khí sạch, khô ráo, mát mẻ bên ngoài vào thay thế. + Thông gió lọc bụi và khử độc Dùng hệ thống thiết bị thu hút không khí tại vùng có toả bụi hoặc hơi khí độc để thải ra ngoài. Trước khi thải cần phải lọc bụi, khử độc để không làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời đưa không khí sạch mát mẻ từ ngoài vào bù cho lượng đã hút đi. Lượng đưa vào phả i đủ để hoà loãng lượng bụi, hơi và khí độc còn sót lại nhỏ hơn nồng độ cho phép..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Việc thông gió chống nóng hay lọc bụi, khử độc phải liên hệ chặt chẽ với dây truyền công nghệ. 3.6.2 Các hình thức thông gió a. Thông gió tự nhiên Thông gió tự nhiên là sự trao đổi lưu thông không khí giữa trong và ngoài nhà nhờ các yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió trời. Có ba hình thức thông gió tự nhiên: thông gió nhờ nhiệt thừa, thông gió nhờ gió trời, thông gió tự nhiên vô tổ chức. + Thông gió nhờ nhiệt thừa: - Trong nhà sản xuất có bộ phận toả nhiều nhiệt thì tại vị trí đó không khí bị nóng lên, nhẹ hơn xung quanh được bốc lên cao rồi thoát ra ngoài qua các cửa mái, cửa hoa, lỗ thoáng,…Không khí nguội vùng lân cận và không khí sạch mát mẻ bên ngoài tràn vào thay thế, quá trình cứ liên tục xảy ra kết quả không khí luôn được lưu thông. + Thông gió nhờ gió trời : - Nếu ngoài trời có gió thổi chính diện vào nhà thì giữa mặt trước và mặt sau nhà có chênh lệch áp suất, không khí được thổi vào phía trước và thoát ra phía s au. Để thường xuyên được thông gió nhờ gió trời về mùa nóng thì cần phải thiết kế nhà và các cửa một cách hợp lý. Ở nước ta nên làm nhà theo hướng Bắc – Nam. + Thông gió tự nhiên vô tổ chức - Đây là trường hợp trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà th ông qua các cửa để ngỏ, các cửa lùa, khe hở, kẽ nứt,…với phương chiều và liều lượng không khống chế được. Cách thông gió này làm cho con người gần gũi thiên nhiên hơn. b. Thông gió cơ khí Thông gió phải dùng động cơ điện để quay quạt gọi là thông gió cơ khí. Có thể chỉ cần quạt không khí vào hay chỉ hút không khí ra hoặc kết hợp cả quạt vào và hút ra đối với nhà sản xuất. Thông gió cơ khí được thực hiện theo hai hệ thống: hệ thống thông gió chung và hệ thống thông gió cục bộ. + Hệ thống thông gió chung: - Việc quạt không khí vào hay hút ra có tác chung cho cả không gian nhà sản xuất, sự lưu thông không khí tại các vị trí tương tự như nhau. Ví dụ: dùng hệ thống quạt trần tạo ra luồng không khí chuyển động từ trên xuống, khi đó không khí sạch mát mẻ từ ngoài tràn vào thông qua cửa mái, lỗ thoáng. Không khí nóng, ẩm được đẩy ra ngoài thông qua cửa chính, cửa sổ. Hoặc trường hợp đưa không khí vào cửa trước, thổi ra cửa sau. Hệ thống thông gió này được dùng tương tự như phương thức chiếu sáng chung..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> + Hệ thống thông gió cục bộ : - Tại những vị trí khác nhau trong không gian nhà làm việc được tiến hành thông gió khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của dây truyền công nghệ và yêu cầu của điều kiện làm việc. - Thông gió kiểu “hoa sen” không khí: Bằng hệ thống quạt và đường ống không khí sạch, mát mẻ được đưa trực tiếp vào vị trí làm việc mà tại vùng đó có toả nhiều nhiệt hoặc hơi khí độc. Cách làm này ngoài việc trao đổi không khí còn tạo được luồng gió có vận tốc thích hợp để năng cao hiệu quả làm mát ở những nơi có bức xạ nhiệt lớn và không cho bụi, hơi, khí độc còn sót lại chuyển động về phía người thợ. - Thông gió kiểu “ốc đảo” không khí: Trong không gian rộng lớn của nhà sản xuất có khu vực yêu cầu được thông gió, làm mát tốt hơn được ngăn cách với khu vực khác bằng vách ngăn lửng. Không khí sạch, mát mẻ từ bên ngoài đươc hệ thống thiết bị thổi trực tiếp vào “ốc đảo”. Cách làm này tốn kém nhưng có được không khí sạch và khống chế được nhiệt độ tron g khoảng thích hợp, sẽ là rất cần thiết khi khó thực hiện bằng các cách khác. 3.7 Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất 3.7.1 Khái niệm và tác hại của chất độc đối với cơ thể người Chất độc là những chất có thể gây độc hại cho con người, các sinh vật và môi trường xung quanh. Các tác động gây hại có thể xảy ra rất mãnh liệt và rất nguy hiểm ví dụ các chất hoá học hoạt động mạnh. Chất độc công nghiệp bao gồm các chất độc được dùng trong sản xuất và chất độc sinh ra dưới dạng phế thải. Tác hại của chất độc đối với cơ thể người phụ thuộc vào tính chất của chất độc và mức độ bị tác động của chúng. Theo tính chất của chất độc chúng có thể gây ra các tác hại: + Gây bỏng - Hầu hết các loại a xit, kiềm đều có thể gây bỏng khi tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể như da, niêm mạc mắt,…Bỏng hoá chất làm da bị sưng đỏ, phồng rộp hoặc bị cháy. Loại bỏng này rất đau đớn, vết bỏng thường lấn sâu vào trong và rất khó chữa. Nếu bị bỏng nặng sau khoảng 10 phút có thể bị choáng, mạch nhanh và yếu, khó thở, sốt cao, khó tiểu tiện, người mệt lả rồi mê man. Khi bị hoá chất bắn vào mắt có thể gây tổn thương màng tiếp hợp, giảm thị lực hoặc bị mù. + Gây kích thích - Các chất gây kích thích đường hô hấp, gây ngạt đơn thuần và gây ngạt kèm theo tác dụng hoá học làm rối loạn hô hấp, m ất khả năng chuyển ô xy của hồng cầu, gây tổn thương các tế bào như các chất Cl , NH 2 , SO2 , NO , CO , các loại hơi a xít. Các chất.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây mê, gây tê,… như các loại rượu, H 2S , CS2, các hợp chất chứa hydrocacbua, xăng, … + Gây độc cho các hệ thống cơ quan - Nhiều loại chất độc có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể như các loại hợp chất chứa hydrocacbua, halogen, cloruametin, bromuametin,…Chất gây tổn thương cho hệ tạo máu: chì, asen, phenol, benzen,… Các chất có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như chất chì, thuỷ ngân, mangan, phốt pho, flo, asen,… - Một số chất độc còn gây vết tích nghề nghiệp như bị xạm da, mụn cóc, … làm mất vẻ đẹp bên ngoài của cơ thể. 3.7.2 Các mức độ tác động của chất độc đối với cơ t hể người - Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người có thể ở những mức khác nhau tuỳ theo tính độc hại của chất độc, mức độ bị tác động và trạng thái cơ thể người. - Khi chất độc có tính yếu, nồng độ nhỏ hơn mức cho phép, cơ thể người khoẻ mạnh thì dù có tiếp xúc trong thời gian dài cũng không gây ảnh hưởng gì. chỉ khi nào sức khoẻ yếu thì mới xảy ra các động không đặc hiệu của chất độc như bị cảm, viêm mũi, viêm họng. - Khi nồng độ lớn hơn giới hạn cho phép, sức đề kháng cơ thể thấp, chất độc sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp. - Khi nồng độ chất độc cao, mặc dù cơ thể khoẻ mạnh, thời gian tiếp xúc không lâu vẫn bị nhiễm độc cấp tính và có thể bị chết người. 3.7.3 Một số chất độc gây nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp - Chì: khai thác nấu luyện chì, sản xuất ắc quy, sành sứ, thuỷ tinh,… Chì gây độc cho hệ thần kinh, cơ quan tạo máu, rối loạn tiêu hoá dẫn đến suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, tê và bại liệt các cơ, giảm bạch cầu, viêm dạ dày, viêm ruột,… - Thuỷ ngân: Dùng trong sản xuất m uối thuỷ ngân, thuốc diệt nấm, trừ sâu, thuốc giun,…Thuỷ ngân gây hại cho hệ thần kinh dẫn đến mất ngủ, giảm trí nhớ, run chân tay, rụng lông mi mắt. Gây rối loạn tiêu hoá, chức năng gan,viêm răng lợi, ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục của phụ nữ. - Ô xít (II) các bon: Chất này sinh ra trong quá trình đốt lò, nung, nấu luyện,…Nó gây ngạt và lấy ô xy trong máu làm đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật, hôn mê. - Ben zen: Dùng trong công nghệ nhuộm màu, dược phẩm, dung môi hoà tan các chất dầu, mỡ, cao su, làm nước hoa, làm keo dán, pha trong xăng,… C 6H6 gây thiếu máu, suy tuỷ, kích thích mạnh mẽ hệ thần kinh trung ương, chảy máu răng lợi,….

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Thuốc bảo vệ thực vật, diệt nấm mốc, diệt cỏ: Các chất này có thể gây nhiễm độc cấp tính và bệnh nghề ngh iệp như suy nhược thần kinh, viêm gan, viêm thận, viêm hệ tiêu hoá,… 3.7.4 Sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể người Chất độc sinh ra có thể ở trạng thái bụi, lỏng, hơi, khí nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, qua da. + Xâm nhập qua đường hô hấp: - Hầu hết các chất độc đều có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp vì sự hít thở không khí của con người diễn ra liên tục. Chất độc ở dạng hơi, khí và các hạt bụi kích thước nhỏ trong không khí đều có thể đi vào phế quản, phế nang, mao mạch trong phổi vào máu rồi đến tất cả các cơ quan bộ phận của cơ thể (tổng diện tích phế nang tới 1000m 2, tổng chiều dài mao mạch trong phổi tới 2000km). vậy đây là con đường lý tưởng để chất độc xâm nhạp vào cơ thể người. Qua thống kê 90% trườ ng hợp mắc bệnh nghề nghiệp là do chất độc xâm nhập qua đường này. + Xâm nhập qua đường tiêu hoá - Chất độc có thể xâm nhập qua đường tiêu hoá một cách vô tình như ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc. Không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn hoặc nuốt phải c hất độc ở đường hô hấp. + Xâm nhập qua da - Chất độc xâm nhập được qua da chủ yếu là các chất hoà tan được trong mỡ, trong nước như các loại rượu, ben zen,… Các chất khác có thể xâm nhập qua lỗ chân lông, tuyến mồ hôi, những chỗ bị chấn thương. 3.7.5 Sự chuyển hoá và đào thải chất độc của cơ thể người a. Sự chuyển hoá - Các chất độc xâm nhập vào cơ thể rồi lan toả đi khắp nơi, máu là cơ quan vận chuyển chính. Trong cơ thể quá trình chuyển hoá các chất độc diễn ra rất phức tạp, chúng tham gia vào các phản ứng ô xy hoá khử, thuỷ phân,… Phần lớn các chất độc được chuyển thành chất chất ít độc hơn hoặc không độc như rượu etylic. Song cũng có những chất chuyển thành chất độc hơn. - Trong quá trình chuyển hoá gan và thận đóng vai trò quan trọng nhất nên chúng đượ c gọi là cơ quan giải độc của người. - Một số chất độc vào cơ thể không gây tác động ngay mà tích chứa ở dạng hợp chất không độc ở da, gan, thận. Đến một lúc nào đó chúng được huy động nhanh chóng đưa vào máu và gây ra nhiễm độc ví dụ chất Tetracitin Pb(C 2H5)4 trong xăng trước đây..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> b. Sự đào thải : - Chất độc được đào thải ra ngoài qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường bài tiết. - Các chất độc ở dạng bụi, khí, hơi đều có thể được thải qua đường hô hấp, đường tiêu hoá: Thải ra cùng với không khí trong quá trình hô hấp, do phản xạ tích cực của cơ quan hô hấp hoặc thải ra cùng chất thải ở hệ tiêu hoá. - Các chất là kim loại nặng như chì, thuỷ ngân mang gan được thải qua đường tiêu hoá, bài tiết. - Các chất tan trong mỡ như thuỷ ngân, cờ rôm được thải qua sữa , nước bọt, qua da. - Thông qua con đường đào thải chất độc mà người ta có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nghề nghiệp. 3.7.6 Biện pháp phòng chống nhiễm độc + Biện pháp kỹ thuật - Loại trừ nguyên liệu có chất độc trong sản xuất hoặc thay bằng chất ít độc h ơn. Ví dụ thay chì bằng kẽm trong sản xuất sơn, dùng cồn thay ben zen, thay đổi công nghệ in sách báo để không phải dùng khuôn chữ có chì,… - Cơ khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất. - Bọc kín thiết bị, máy móc sản xuất có chất độc và thường xuyên kiểm tra không để rò rỉ. - Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất: Bố trí riêng các bộ phận có chất độc. Nếu nhà có nhiều tầng, hơi độc nhẹ hơn không khí thì phải bố trí ở tầng trên cùng và cuối chiều gió thịnh hành. Trần, tường, sàn nhà làm bằng vật liệu không hút ẩm, dễ lau chùi, không bị ăn mòn hoá học. - Nếu quá trình công nghệ không thể bịt kín được những bộ phận có chất độc thì phải bố trí hệ thống thu, hút tại chỗ, đồng thời phải có hệ thống đưa không khí sạch vào đủ để hoà loãng lượng chất độc còn sót lại nhỏ hơn mức cho phép. - Trang bị phương tiện bảo vệ các nhân: Đây là những biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không giải quyết được hoàn toàn. + Biện pháp y sinh học : - Chế độ làm việc, nghỉ ngơi. - Chế độ ăn uống. - Chế độ khám và điều trị bệnh..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬA CHỮA MÁY Mục tiêu: - Giải thích được khái niệm kỹ thuật an toàn. - Vận dụng được các kiến thức an toàn vào trong sửa chữa và thử máy. - Nghiêm túc, tuân thủ, chấp hành và thực hiện Nội dung chính: 4.1 Khái niệm về kỹ thuật an toàn Máy móc trang thiết bị trong ngành cơ khí cũng có thể là nguyên nhân của tai nạn lao động, có thể do: - Máy không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố kỹ thuật an toàn lao động, như ergonomi đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành. - Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động,... - Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệ sinh môi trường lao động công nghiệp. - Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề .. Do đó, những biện pháp an toàn phải được quán xuyến n gay từ khâu: - Tính toán thiết kế máy móc, công cụ và trang thiết bị công nghệ đi kèm. - Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ gia công sản phẩm phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề. - Tuyển dụng, đào tạ o huấn luyện nghề cho người lao động phải đáp ứng cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật an toàn máy công cụ và an toàn ngành nghề tương ứng. + Công tác an toàn trong khâu thiết kế máy: - Công tác an toàn lao động trong môi trường công nghiệp, trước hết là đảm bảo an toàn cho người lao động, cho công nhân làm việc với công cụ máy móc. Cho nên máy móc công cụ hoạt động an toàn là đối tượng nghiên cứu ngay từ khâu thiết kế, chế tạo máy. Đây là điều dự phòng và đảm bảo an toàn từ gốc, là kiến thức kỹ năng không thể thiếu đối với các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí các ngành nghề. Khi thiết kế máy làm việc an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, phải tuân theo các vấn đề sau: - Máy thiết kế phải phù hợp với thể lực và các đặc điểm nhân thể học (ergonomi) củ a người sử dụng..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Phải tính đến khả năng điều khiều của con người, phù hợp với vóc người , tầm với tay, chiều cao, chân đứng, tầm nhìn quan sát xung quanh, khả năng nghe được ,... - Máy thiết kế phải tạo được tư thế làm việc thoải mái, tránh gây cho người sử dụng ở tư thế gò bó, chóng mỏi mệt, ... - Hình thức, kết cấu máy, màu sơn cũng nên chọn cho có tính thẫm mỹ và phù hợp với tâm sinh lý người lao động, tạo cảm giác dễ chịu khi làm việc, dễ phân biệt khi dùng,... - Các bộ phận máy phải dễ quan sát, kiểm tra, lắp ráp và sửa chữa, bảo dưỡng,... - Phải chú ý bố trí trọng tâm của máy cho chuẩn, giá đỡ vững vàng,... đảm bảo cho máy làm việc ổn định. - Phải thiết kế các cơ cấu bao che, cơ cấu tự ngắt, cơ cấu phanh, hãm. - Phải có các cơ cấu an toàn như đèn hiệu, phát tín hiệu âm thanh (chuông reo,..) hay các đồng hồ báo chỉ số trong phạm vi an toàn. - Các cơ cấu phải bố trí thuận lợi cho thao tác, tránh nhầm lẫn khi sử dụng. 4.2. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy Trong lắp ráp thường sử dụng các dụng cụ, thiết bị , dụng cụ lắp ráp máy liên quan, như : - Máy ép, - Máy hàn, - Các loại búa, kìm, chìa khóa, vam, ...., - Các loại cưa, dũa, đục sắt, .... Cho nên cần thiết phải đảm bảo: - An toàn khi di chuyển, tháo lắp, chế độ kiểm tra sau khi lắp ráp. - Việc sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất phải có sự tham gia của công nhân lành nghề và đã qua huấn luyệ n mới được sửa chữa, điều chỉnh máy móc thiết bị. + Trước khi sửa chữa: - Phải ngắt nguồn điện. - Tháo đai truyền khỏi puli . - Treo bảng “Cấm mở m áy“ trên bộ phận mở máy (đề phòng công nhân bị vô tình chạm các nút điều khiển điện ). - Sửa chữa những máy cao quá hai mét phải có giàn giáo, có sàn làm việc, cầu thang leo lên xuống và tay vịn chắc chắn. + Trong khi sửa chữa:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Khi tháo dỡ hoặc lắp đặt máy móc, thiết bị tuyệt đối không được dùng các kèo, cột, tường nhà để neo, kích kéo , ... đề phòng quá tải đối với các kết cấu kiến trúc gây tai nạn sập mái, đổ cột, đổ tường , ... - Không sử dụng quá công suất máy, chú ý vận hành đúng chỉ dẫn vận hành và y êu cầu của quy trình công nghệ. - Cấm dùng 2 chìa vặn nối đầu nhau hoặc dùng ống dài nối đầu chì vặn không đúng quy chuẩn; vì làm như vậy dể bị trượt ngã, dễ bị mất thăng bằng hoặc không đảm bảo chắc chắn cho việc tháo mở máy. - Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay bằng khí nén phải chú ý kiểm tra: - Các đầu nối, không để rò khí, các chỗ nối phải chắc chắ n. - Các van đóng mở phải dễ dàng. - Cấm sử dụng dụng cụ khí nén làm việc ở chế độ không tải. + Khi sửa chữa xong : - Phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị lắp ráp , toàn bộ các thiết bị an toàn che chắn rồi mới được thử máy. - Dò khuyết tật (nếu cần thiết) sau khi đã lắp ráp hay sửa chữa xong. + Thử máy khi đã kiểm tra việc lắp đặt máy: - Chạy thử không tải, - Chạy non tải, - Chạy quá tải an toàn ..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ, THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC VÀ THIẾT BỊ NÂNG Mục tiêu: - Trình bày được những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng các máy công cụ. - Trình bày được các giải pháp kỹ thuật an toàn trong cơ khí. - Vận dụng phù hợp các loại trang bị bảo hộ lao động. - Nghiêm túc, tuân thủ, chấp hành và thực hiện Nội dung chính: 5.1 Kỹ thuật an toàn trong cơ khí 5.1.1 Khái niệm về vùng nguy hiểm trong các thiết bị cơ khí Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó, các yếu tố nguy hiểm đối vớ i sức khoẻ và tính mạng của con người có thể xuất hiện một cách thường xuyên, theo chu kỳ hoặc bất ngờ. Tuỳ theo ngành nghề và quá trình công nghệ mà vùng nguy hiểm có thể bao gồm: - Không gian có những bộ phận chuyển động như các bộ truyền bánh răng, bánh đai, cánh quạt, máy khuấy, băng tải, … Đặc biệt nguy hiểm đối với các bộ phận quay nhanh mà bên ngoài lồi lõm, không có dạng tròn xoay như các khớp nối, đồ gá trên máy tiện,… Những bộ phận có chuyển động khác. - Không gian xuất hi ện các vật một cách bất ngờ như có các mảnh dụng cụ cắt, vật liệu chi tiết gia công, mảnh vỡ đá mài,… - Không gian nguy hiểm về nhiệt từ vật có nhiệt độ cao: Không gian nơi đúc kim loại: kim loại lỏng bị văng bắn khi vận chuyển, khi rót, khi đúc trên nền xưởng có nhiều hơi nước,…Vật nóng khi rèn, dập bị văng ra,… - Không gian nguy hiểm vì điện: Vùng có điện áp cao hoặc có thể bị chạm điện ra vỏ thiết bị,… 5.1.2 Những nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn khi sử dụng máy và thiết bị cơ khí + Các nguyên nhân do thiết kế : - Lựa chọn vật liệu không phù hợp với yêu cầu làm việc và tính tính toán bền không đúng. - Không có các cơ cấu an toàn để tránh xảy ra sự cố hoặc không có cơ cấu che chắn để bảo vệ người lao động. + Các nguyên nhân do chế tạo, lắp ráp không chính xác..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Dùng nhầm vật liệu hoặc sai cơ tính, không đảm bảo kích thước so với thiết kế,…Lắp ráp không đủ độ chắc, độ kín hoặc khe hở quá lớn,… + Do bảo quản và sử dụng - Tai nạn và sự cố chủ yếu là do nguyên nhân này gây ra. - Bảo quản không tốt làm hư hỏng các chi tiết bộ ph ận đặc biệt nguy hiểm khi các cơ cấu an toàn, cơ cấu chỉ báo, cơ cấu điều khiển làm việc sai lệch hoặc không hoạt động. - Do sử dụng: không kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng và không kịp thời điều chỉnh sửa chữa hoặc thay thế,… 5.1.3 Kỹ thuật an toàn khi gia công cắt gọt, biện pháp phòng ngừa chung : - Hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. - Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. - Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng. - Phải có kính bảo hộ. + Trước khi sử dụng máy - Phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, … - Siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, … + Trước khi gia công - Cần chạy thử máy để kiểm tra. - Thiết bị phải được đặt trên nền có đủ độ cứng vững để chịu được tải trọng của bản thân thiết bị và lực động do thiết bị khi làm việc sinh ra như khi đột, dập, máy búa làm việc,... - Những thiết bị trong khi sản xuất gây rung động lớn phải bố trí xa chỗ mật độ công nhân lớn và nền móng p hải có hào chống rung. - Các thiết bị làm sạch phôi liệu phải bố trí ở buồng riêng, có thiết bị thông gió và có các thiết bị hút bụi cục bộ ở những nơi sinh bụi. - Tất cả các bộ truyền động của các máy đều phải che chắn kín, có cửa cài chắc chắn kể cả các khớp nối ma sát, khớp trục các đăng. - Các bộ phận điều khiển máy phải bố trí vừa tầm tay cho công nhân thuận tiện thao tác, không phải với tay, không cúi. Các nút điều khiển phải nhạy và làm việc tin cậy..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với các máy gia công cơ khí thông dụng :.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> + Máy tiện : - Yêu cầu các đồ gá chặt chi tiết gia công như mâm cặp, ụ động, v.v... phải được bắt chặt lên máy. - Khi tiện các chi tiết, máy quay nhanh, mũi tâm của ụ động phải là mũi tâm quay. - Nếu chi tiết gia công có chiều dài lớn phải có luy -nét đỡ để đề phòng chi tiết văng ra do lực ly tâm. - Trường hợp phôi quá dài và nhô ra phía sau của hộp số thì phải có giá đỡ để đề phòng phôi uốn. - Việc dùng dũa để rà các cạnh sắc của chi tiết khi đang tiện là không cho phép, bởi vì có thể trượt, mất đà làm tay tỳ dũa trượt vào vật đang quay và gây tai nạn. - Để đảm bảo phoi tiện không đùn ra quá dài, dao tiện cần có góc thoát phoi thích hợp . + Máy phay. - Đối với máy phay, tốc độ cắt gọt nhỏ hơn máy tiện, song cũng cần hết sức lưu ý vấn đề an toàn. - Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những chỗ có thểu vướng cần được che chắn tốt. - Khi tháo lắp dao phay cần có giá kẹp chuyên dùng. - Khi dao đang chạy không được đưa tay vào vùng dao hoạt động. - Cơ cấu phanh hãm bánh đà của máy phay p hải hoạt động tốt, nhạy và bảo đảm an toàn. + Máy khoan - Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủ động. - Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn khoan. - Tuyệt đối không đư ợc dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không được dùng găng tay khi khoan. - Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan, thì khôngđược dùng tay trực tiếp tháo gỡ phoi. + Máy mài Đặc điểm chung của máy mài : - Máy mài có tốc độ lớn (2030) [m/s], nếu mài tốc độ cao có thể đạt 50 [m/s]..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Đá mài là vật liệu cứng, được chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nhưng dễ bị vỡ, không chịu được rung động và tải trọng va đập. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để trá nh rạn nứt. - Độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, không được để trong môi trường có axid và có chất ăn mòn khác. - Thời hạn bảo quản quá một năm thì không sử dụng nữa vì chất kết dính không còn bảo đảm. - Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn. - Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có máy hút bụi. Đặc điểm vận hành: - Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quy trình gia công để chọn đúng loại đá. - Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài. - Đá mài khi lắp phải được kẹp đều giữa hai kẹp mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi đ ường kính đá giảm và khoảng cách giữa đá và bích kẹp nhỏ hơn 3mm thì phải thay đá mới. - Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá bằng cách cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn 1/2 tốc độ làm việc Bảng thử nghiệm độ bền cơ học của đá mài.. Điều kiện thử nghiệm Cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn 1/2 tốc độ làm việc. Đá có đường kính [mm]. Trong thời gian, [phút]. > (150  175). 5. > (300  475) > 500. 7 10. Nếu không biết tốc độ quay cho phép của đá thì phải thử với t ốc độ lớn hơn 60% tốc độ làm việc trong 10 phút. - Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn. - Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có máy hút bụi..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> + Máy bào. - Tất cả các máy bào đều cần có khống chế khoảng chạy của dao bào. Phải bao che các cơ cấu bánh răng, thanh răng, cơ cấu dịch chuyển. - Trong khi máy đang chạy tuyệt đối không gá lắp điều chỉnh vật gia công. - Trong khi máy chạy không được q ua lại trước hành trình chuyển động của máy. 5.2. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị chịu áp lực 5.2.1 Khái quát về thiết bị chịu áp lực Các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hoá học cũng như dùng để chứa, vận chuyển, bảo quản các chất ở trạng thái có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Theo kỹ thuật an toàn, những thiết bị làm việc với áp suất từ 0,7 kG/cm 2 trở lên được coi là thiết bị chịu áp lực. Các thiết bị chịu áp lực được phân loại chủ yếu theo nhiệt độ làm việc và gồm hai loại: Các thiết bị đốt nóng và các thiết bị không bị đốt nóng. + Các thiết bị đốt nóng Nồi hơi và các bộ phận của nó (bao hơi, ống dẫn hơi), nồi chưng cất, nồi hấp,…áp suất được tạo ra là do hơi nước bị đun quá nhiệt (trên 100 oC) trong bình kín. + Các thiết bị không bị đốt nóng Bao gồm nhiều loại khác nhau: - Thiết bị (máy) nén khí: hút không khí và nén lại với áp suất cao. - Thiết bị sử dụng khí nén. - Bình chứa các chất khí: chứa ôxy, nitơ, hydrô, axêtylen,… - Các ống dẫn môi chất có áp suất cao như ống dẫn hơi , khí đốt. - Các thiết bị chịu áp lực nếu bị nổ, bị vỡ sẽ gây ra tác hại rất nghiêm trọng nên có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. 5.2.2 Nguyên nhân gây ra sự cố đối với thiết bị chịu áp lực Các thiết bị áp lực bị nổ vì khi độ bền của nó không chịu nổi tác dụng của áp suất môi chất trong bình. Có hai dạng nổ: nổ lý học và nổ hóa học. - Nổ hóa học có mối nguy hiểm gấp nhiều lần do quá trình gia tăng áp suất trước khi thiết bị bị phá hủy diễn ra rất nhanh và áp suất nổ lớn hơn nhiều lần áp suất ban đầu trong thiết bị. - Hiện tượng nổ hóa học có thể xảy ra tịa nhiều điểm của thiết bị, còn nổ lý học chỉ làm vỡ thiết bị tại khu vực kém bền nhất của thiết bị..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 5.2.3 Yêu cầu và các biện pháp an toàn đối với thiết bị chịu áp lực - Chấp hành các quy phạm về vậ n hành các thiết bị chịu áp lực (có tài liệu kỹ thuật về thiết bị, phải có hồ sơ đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn). - Trên tất các các thiết bị áp lực phải đặt áp kế để đo áp suất trong bình. Áp kế phải chính xác, thường dùng loại 2 kim trong đó một kim chỉ áp suất thực, còn kim kia chỉ áp suất lớn nhất mà thiết bị từng làm việc. - Sử dụng các van an toàn để phòng ngừa quá áp. - Thực hiện chế tạo và sửa chữa theo đúng quy phạm, thực hiện quy phạm về an toàn phòng chống cháy nổ. - Thường xuyên khám nghiệm, kiểm tra định kỳ giám sát việc thực hiện quy phạm về an toàn lao động (bình áp lực 3 năm khám nghiệm một lần, 1 năm thử áp lực một lần). - Trang bị các thiết bị kiểm tra hiện đại và cơ cấu van an toàn. Trên tất cả các bình phải đặt áp kế để bi ết áp suất trong bình. - Đào tạo, huấn luyện công nhân vận hành máy về kỹ thuật an toàn. 5.3. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng Thiết bị nâng là những thiết bị dùng để nâng, hạ tải như bốc, xếp hàng hoá ở kho tàng bến bãi, lắp đặt thiết bị máy móc, nâng hạ th ùng kim loại lỏng, tháo lắp vận chuyển chi tiết gia công,… Thiết bị nâng gồm các loại chính: - Máy trục. - Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao. - Pa lăng điện, thủ công. - Tời điện, thủ công. - Máy nâng. 5.3.1 Những sự cố, tai nạn chủ yếu xảy ra ở thiết bị nâng + Rơi tải trọng Rơi tải trọng có thể xảy ra ở một trong các trường hợp sau: - Nâng quá tải làm đứt cáp nâng cần, cáp buộc tải, móc treo tải (đây là những trường hợp chủ yếu). - Khi nâng tải hoặc quay cần bị vướng vào các vật xung quanh. - Cơ cấu phanh bị hỏng, má phanh bị mòn quá quy định, mômen phanh quá bé..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Dây cáp bị mòn hoặc số sợi bị đứt quá tiêu chuẩn cho phép, mối nối dây cáp không đảm bảo chắc chắn. + Sập cần Đây là sự cố xảy ra nhiều hơn cả và thường gâ y ra chết người, các nguyên nhân chính gây ra: - Nối cáp không đúng kỹ thuật. - Phanh bị hỏng. - Cẩu quá tải ở vị trí xa nhất làm cáp chằng cần bị đứt. + Đổ cẩu Đổ cẩu có thể xảy ra trong các trường hợp sau: - Vùng đất đặt cẩu không ổn định, đất bị lún hoặc mặt bằng có góc nghiêng quá trị số cho phép. - Đặt máy gần dốc hoặc hào hố sâu làm đất bị sập. - Cẩu quá tải hoặc vướng vào vật khác. - Một số trường hợp do vi phạm nội quy an toàn như dùng cẩu để nhổ cây hoặc móc các kết cấu bị vùi dưới đất. + Tai nạn điện - Thiết bị nâng có điện c hạm vỏ. - Cần cẩu chạm vào đường dây có điện hoặc bị phóng hồ quang do vi phạm khoảng cách an toàn điện. - Thiết bị nâng đè dập cáp mang điện. - Vi phạm các biện pháp kỹ thuật an toàn 5.3.2 Yêu cầu an toàn đối với một số chi tiết cơ cấu quan trọng Cáp : là chi tiết rất quan trọng của bất kỳ thiết bị nâng nào. Cáp phải có khả năng dễ uốn, độ bền kéo cao, chịu mài mòn, chịu nhiệt tốt đồng thời các sợi nhỏ cũng phải có độ cứng nhất định,…Dây cáp đã được tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá. + Chọn cáp : được chọn theo các yêu cầu cơ bản s au đây: - Chọn theo hệ số an toàn K, phải thoả mãn công thức:. Trong đó:. P  K S P – lực kéo đứt cáp. S – Lực kéo lớn n hất tác dụng lên cáp trong quá trình làm việc. K– hệ số an toàn phụ thuộc vào loại thiết bị, công dụng và chế độ làm việc..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Ví dụ : cáp chằng cần K = 3,5 ; cáp nâng tải K = 5 – 6 ; cáp của thiết bị nâng người K = 9. - Chọn kết cấu của cáp phù hợp với chức năng làm việc, bao gồm: chọn đường kính của cáp, chọn sợi nhỏ, chọn cáp con và chọn chiều xoắn. - Chọn đủ chiều dài cần thiết. Với cáp buộc tải phải đảm bảo góc tạo b ởi các nhánh dây  90o , cáp của cơ cấu nâng hạ khi làm việc ở vị trí gi ới hạn vẫn còn một số vòng dự trữ trên tang theo yêu cầu,… ) + Loại bỏ cáp - Trong quá trình làm việc cáp bị hư hỏng dần như bị mòn, bị ô xy hoá, bị gẫy, bị đứt dần các sợi nhỏ,…Ngoài ra còn có thể bị dập, bị thắt nút vì vậy phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, đối chiều với tiêu chuẩn để kịp thời loại bỏ cáp trước khi bị đứt. + Xích : chọn xích cũng tương tự như chọn cáp. Loại b ỏ xích khi mắt xích bị mòn quá 10% đường kính ban đầu. + Tang và ròng rọc Chọn đường kính của tang và ròng rọc theo công thức: D  d(e – 1) Trong đó:. D - đường kính của tang, ròng rọc (mm). d - đường kính của cáp (mm).. e – hệ số phụ thuộc vào loại thiết bị và chế độ làm việc. Ví d ụ các thiết bị nâng, hạ có tải trọng trung bình thì e = 25. - Chọn kết cấu hình học và vật liệu của tang, ròng rọc phù hợp với yêu cầu làm việc. - Loại bỏ tang và ròng rọc khi bị vỡ, bị rạn nứt hoặc bị mòn sâu quá 10% đường kính của cáp. Phanh : hầu hết các cơ cấu của thiết bị nâng đều có phanh. - Phanh có hai nhiệm vụ: Ngừng chuyển động và h ạn chế vận tốc của cơ cấu. - Phanh có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. - Theo nguyên lý làm việc chia thành hai loại: phanh thường đóng và phanh thường mở. - Theo cấu tạo chia thành bốn loại: Phanh má, phanh đai, phanh côn , phanh đĩa. - Theo nguồn dẫn động chia thành: Phanh cơ, phanh điện, phanh thuỷ lực, phanh khí nén. + Chọn phanh : chọn theo trị số mômen ma sát theo công thức:.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> MP  KP Mt Trong đó: MP – mômen ma sát sinh ra khi phanh. MT – mômen ở trục cần phanh. KP = 1,5- 2,5.. KP – hệ số dự trữ, phụ thuộc vào dạng chuyển động và chế độ làm việc. + Loại bỏ phanh : Phanh phải được loạ i bỏ khi xảy ra một trong những hiện tượng sau: Đối với phanh má: - Má phanh mòn không đều. - Má phanh mở không đều. - Má phanh mòn tới vít giữ má phanh. - Bánh phanh bị mòn sâu quá 1mm. - Phanh có vết nứt, rạn. - Góc tiếp xúc giữa má phanh bánh phanh < 80% góc quy định. - Khe hở giữa má phanh bánh phanh lớn quá trị số quy định. Đối với phanh đai: - Có vết nứt trên đai phanh. - Bánh phanh bị mòn quá 30% chiều dầy. - Đai phanh mòn không đều hoặc mòn quá 50% chiều dầy ban đầu. - Góc tiếp xúc giữa đai phanh bánh phanh <80% góc quy định. - Khe hở giữa đai phanh bánh phanh nằm ngoài khoảng (2-4)mm. - Phanh côn và phanh đĩa có thể sửa chữa điều chỉnh trong quá trình sử dụng. 5.3.3 Các thiết bị an toàn của thiết bị nâng - Thiết bị khống chế quá tải. - Thiết bị hạn chế góc nâng cần. - Thiết bị hạn chế hành trình xe con máy trục. - Thiết bị hạn chế góc quay. - Thiết bị chống máy trục di chuyển tự do. - Thiết bị hạn chế độ cao nâng tải. - Thiết bị đo góc nghiêng của mặt bằng đặt máy trục và báo hiệu góc nghiêng lớn quá trị số cho phép..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Thiết bị báo hiệu máy trục đi vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện. - Thiết bị đo gió và tín hiệu thông báo khi gió đạt tới vận tốc giới hạn quy định. - Thiết bị chỉ tâm tươ ng ứng với tải trọng cho phép. 5.3.4 Kiểm nghiệm thiết bị nâng Tất cả các thiết bị nâng đều phải tiến hành kiểm nghiệm bắt buộc theo kế hoạch đặt ra từ trước. + Hệ thống kiểm nghiệm Việc kiểm nghiệm được tiến hành theo hai hệ thống: kiểm nghiệm trướ c khi sử dụng và kiểm nghiệm định kỳ. + Kiểm nghiệm trước khi sử dụng Hệ thống này được thực hiện đối với các trường hợp: - Máy mới sản xuất. - Máy mới lắp đặt xong. - Máy sau khi sửa chữa. + Kiểm nghiệm định kỳ Là kiểm nghiệm theo chu kỳ thời gian làm việc đã được định trước. Nội dung kiểm nghiệm - Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra sự đầy đủ, sự toàn vẹn c ủa các chi tiết và bộ phận bên ngoài. - Thử không tải: tiến hành cho tất cả các chi tiết và bộ phận hoạt động không có tải trọng. - Thử tải tĩnh: treo tải tĩnh bằng 125% tải trọng làm việc cho phép ở vị trí bất lợi nhất trong thời gian 10 phút sau đó hạ xuống kiểm tra phát hiện hư hỏng và biến dạng. - Thử tải động: cho máy làm việc với tải trọng bằng 110% tải trọng làm việc cho phép lên cao 1 mét, hạ xuống rồi phanh đột ngột, thực hiện ba lần. - Thử cơ cấu nâng cần, cơ cấu quay cần và cơ cấu di chuyển: cũng đặt tải trọng bằng 110% tải trọng làm việc cho phép, cho các cơ cấu hoạt động rồi phanh đột ngột, thực hiện ba lần..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> CHƯƠNG 6: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN VÀ PH ÒNG CHỐNG CHÁY NỔ Mục tiêu: - Trình bày các tác dụng của dòng điện và các biện pháp an toàn. - Trình bày các nguyên nhân gây cháy nổ và các biện pháp phòng tránh - Nghiêm túc, tuân thủ, chấp hành và thực hiện Nội dung chính: 6.1 Một số khái niệm trong an t oàn điện 6.1.1 Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người Khi bị chạm điện sẽ có dòng điện đi qua cơ thể người (điện giật). Dòng điện qua cơ thể người gây ra tác động về nhiệt, điện phân, tác động sinh lý và những tác động nguy hiểm khác. Các tác động này xảy ra rất nhanh và tuỳ theo mức độ tác động mà có thể gây những nguy hiểm như: + Tác động sinh lý : - Kích thích tổ chức của tế bào kèm theo sự co giật của cơ bắp, đặc biệt là cơ phổi, cơ tim, có thể làm ngừng trệ cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn và gây chết người. + Gây tổn thương cơ thể sống : - Trường hợp bị điện giật chưa tới mức chết người nhưng có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể đặc b iệt là hệ thần kinh, hệ tuần hoàn như làm rối loạn chức năng của các hệ, giảm sút trí nhớ, tê liệ t một phần hệ thần kinh, ảnh hưởng cơ quan tạo máu,… - Trường hợp chạm phải điện áp cao sẽ bị chết ngay tức khắc và có thể bị chết do cả tác động kích thích của dòng điện kết hợp với tác động cơ học gây chấn thương như bị ngã, rơi từ trên cao xuống. 6.1.2 Các mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể người Khi bị điện giật mức độ tác động chủ yếu được nghiên cứu theo tác động kích thích vì phần lớn các trường hợp chết người là do tác động kích thích. Dòng điện gây chết bởi kích thích tương đối bé (25 – 100)mA và điện áp không lớn, thời gian tác động khoảng vài giây. Khi mới chạm vào điện, điện trở của người còn lớn, dòng điện qua người chỉ gây kích thích cơ bắp làm ngón tay và tay co quắp lại. Nếu không kịp thời tách khỏi vật mang điện, điện trở của người giảm dần, dòng điện tăng lên, sự co quắp cũng tăng lên đên mức cơ thể không còn khả năng tách khỏi vật mang điện, hệ tuần hoàn hệ hô hấp.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> bị tê liệt. Khi bị chết bởi dòng kích thích sẽ không thấy rõ chỗ dòng điện đi vào người và không gây thương tích. Bảng 6.1: Các mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể người. Cường độ dòng điện (mA). Dòng xoay chiều f = (50 – 60)hz. Dòng một chiều. 0,6 – 1,5. Bắt đầu thấy tê ngón tay.. Chưa có cảm giác. 2–3. Ngón tay tê rất mạnh.. Chưa có cảm giác. 5–7. Bắp thịt tay co v à rung.. Đau như kim châm, thấy nóng.. 8-10. Tay khó rời khỏi vật mang điện và cánh tay thấy đau.. Nóng tăng lên rất nhanh.. 20 – 25. Tay không thể rời khỏi vật mang điện, đau tăng lên, khó thở, tim đập mạnh.. Nóng tăng lên và bắt đầu có hiện tượng co quắp.. 50 – 80. Hệ hô hấp bị tê liệt, kéo dài 3 giây tim ngừng đập. Rất nóng, cơ bắp bị co quắp, khó thở.. 90 - 100. ……………………………………. Hệ hô hấp bị tê liệt.. 6.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm khi bị điện giật + Điện trở của người - Khi bị điện giật có thể coi người như một điện trở nhưng ở những bộ phận khác nhau điện trở cũng khác nhau vậy có thể coi dòng điện đi qua người như qua các điện trở mắc nối tiếp nhau. - Trong đó lớp sừng trên da (dầy khoảng 0,05 đến 0,2 m có điện trở lớn nhất sau đó đến da và xương, phần cơ và máu có điện trở nhỏ. - Người da khô, không có thương tích điện trở khoảng từ 10.000 dến 100.000 , nếu mất lớp sừng chỉ còn 800 đến 1.000 , khi mất cả lớp da chỉ còn 600 đến 800 . - Điện trở của người còn bị giảm đi khi có dòng điện đi qua. Bảng 6.2: Điện trở của người phụ thuộc trạng thái của da. Điện áp(V). Da ẩm. Da khô. Điện trở của người (). Cường độ dòng điện (mA). 10. 10.000. 1,0. 20. 9.100. 2,2. 30. 2.200. 13,5. Điện trở của người (). Cường độ dòng điện (mA).

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 40. 1.950. 20,5 Không chịu được. 50. 500.000. 0.1. 60. 75.000. 0.8. 70. 30.000. 1,8. 80. 8.000. 10,0 Không chịu được. 90 + Phụ thuộc tính chất tiếp xúc giữa người với vật mang điện Thời gian tiếp xúc:. - Thời gian tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm bới hai nguyên nhân – tăng thơi gian bị nguy hiểm, dòng điện tăng lên do điện trở giảm xuống. - Trong thời gian 3 giây người có thể chịu được cư ờng độ dòng điện theo công thức. I ng . 116 t. Trong đó: Ing – cường độ dòng điện an toàn (mA). t – thời gian dòng điện qua người (s). - Diện tích tiếp xúc càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn. - Áp lực tiếp xúc càng lớn thì dòng điện cũng càng lớn. + Phụ thuộc vào điện áp tiếp xúc, t ính chất dòng điện, tần số dòng điện và đường đi của dòng điện qua cơ thể người. - Điện áp tiếp xúc càng cao càng nguy hiểm, dòng xoay chiều nguy hiểm hơn dòng một chiều. Dòng xoay chiều có tần số (50 – 60)hz là nguy hiểm nhất, tần số càng cao hơn càng ít nguy hiểm, khi tần số 500.000hz sẽ không gây giật nhưng có thể bị bỏng. Bảng 6.3: Điện áp tiếp xúc lớn nhất cho phép theo thời gian:. Điện áp xoay chiều (V). Điện áp một chiều (V). Thời gian tiếp xúc (s). < 50. <120. . 50. 120. 5,00. 75. 140. 1,00. 90. 160. 0,50. 110. 175. 0,20.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 150. 200. 0,10. 220. 250. 0,05. 280. 310. 0,03. - Dòng điện trong cơ thể không đi theo một bộ phận nhất định của cơ thể mà phân nhánh theo nhiều bộ phận khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí củ a người chạm với vật mang điện. Dòng điện đi qua tim sẽ gây ng uy hiểm nhất nên phân lượng dòng điện qua tim được đo để đánh giá mức độ nguy hiểm của đường đi dòng điện qua cơ thể người. Bảng 6.4: Đường đi dòng điện qua cơ thể người. Đường dòng điện qua người. Phân lượng dòng điện tương đối qua tim(%). Từ chân qua chân.. 0,4. Từ tay qua tay.. 3,3. Từ tay trái qua chân.. 3,7. Từ tay phải qua chân.. 6,7. 6.2 Điện áp tiếp xúc và điện áp bước 6.2.1. Dòng điện đi vào trong đất. - Khi cách điện của thiết bị hư hỏng, nếu vỏ thiết bị được nối đất sẽ có dòng điện đi vào trong đất và tạ o nên xung quanh điện cực nối đất 1 vùng có dòng điện dò và điện áp phân bố trong đất. - Xét dòng điện đi vào một điện cực hình bán cầu đặt trong đất có tính chất thuần nhất và điện trở suất là , dòng điện sẽ phân bố đều trong đất theo mọi hướng tức là mậ t độ dòng điện tại những điểm cách đều điểm chạm đất là như nhau. Hay nói cách khác, vùng đất xung quanh điểm dây chạm đất sẽ xuất hiện các mặt đẳng thế, trên mặt đất có các vòng đẳng thế. - Mật độ dòng điện tại điểm cách tâm bán cầu 1 khoảng x là:. J - Trong đó:. Id. 2. x 2. - Id là dòng điện đi vào trong đất. - 2x 2 là diện tích của bán cầu có bán kính là x.. - Xét 1 lớp đất có độ dầy là dx, theo hình mặt cầu bán kính x thì trên đó có 1 điện áp là:. du  J. dx . Id. 2. x 2. .dx.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Điện thế tại điểm A cách điện cực 1 khoảng x chính là hiệu điện th ế tại A với điểm ở xa vô cùng (  = 0) là: . . x. x. U A   A      du  - Trong đó: k . Id.  2. x. .dx   2. Id I . 1 . x  d  k. 2. x 2. x x. I d . 2. - Từ biểu thức trên, có thể biểu diễn điện áp tại mỗi điểm quanh điện cực nối đất (hình 1- 2), càng xa điểm nối đất điện áp càng giảm. Utx=Ud-Ux Ux. Utx=Ud Ud. Ub =Ux-Ux+a. Ux Id Rd. Ux+a. 20m dx. x. Hình 7.1: Phân bố điện áp tiếp xúc và điện áp bước khi dòng điện sự cố chạy vào trong đất.. Bằng thực nghiệm có: - 68% điện áp rơi trong phạm vi 1 m. - 24% điện áp rơi trong khoảng (1-10)m. - Cách xa hơn 20m, điện áp coi như bằng 0. Do đó điện trở nối đất chính là điện trở của khối đất nửa bán cầu có bán kính là 20m. Nếu có điện áp đặt lên thiết bị nối đất R d là Ud thì dòng điện đi vào trong đất I d được xác định:. Rd . Ud Ud  Id  Id Rd.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 6.2.2. Điện áp tiếp xúc - Khi thiết bị có nối đất bị hư hỏng cách điện, khi đó vỏ thiết bị mang điện áp là: Ud = I d . R d - Nếu người tiếp xúc với một thiết bị được nối đến điện cực và đứng hai chân chụm nhau trên đất, thì dòng điện chạy qua cực tiếp đất này sẽ tạo nên điện áp tiếp xúc:. U tx  U d  U x  U d . Id . 2. x. Trong đó: - Id là dòng điện đi vào trong đất, Rd là điện trở nối đất. - Ux là điện áp tại điểm cách cực nối đất 1 khoảng là x. - Từ biểu thức: điện áp tiếp xúc càng lớn khi người đứng càng xa cực tiếp đất. Nếu người đứng cách xa vật 20m thì Ux = 0, do đó điện áp tiếp xúc bằng với điện áp của cực tiếp đất U d. 6.2.3. Điện áp bước. - Khi người đứng trên mặt đất thường 2 chân ở 2 vị trí khác nhau, nên người sẽ phải chịu sự chênh lệch giữa hai điện thế khác nhau U x và Ux+a (hình 1-2) và sẽ có dòng điện qua người. Điện áp đặt lên người phụ thuộc vào khoảng cách bước chân nên được gọi là điện áp bước.. U b  U x  U xa . Id .ρ  1 1  Id .ρ a .  .  2 π  x x  a  2 πx x  a. Trong đó: - a là độ dài của bước chân (0,4 0,8)m. - x là khoảng cách đến chỗ chạm đất. Điện áp bước bằng 0 khi đứng ở khoảng cách xa hơn 20m hoặc 2 chân đứng trên vòng tròn đẳng thế. 6.3. Nguyên nhân và các dạng tai nạn điện: 6.3.1 Nguyên nhân gây ra tai nạn điện: - Chạm trực tiếp vào vật mang điện. - Chạm vào các vật mang điện khi có sự cố về điện (chạ m điện gián tiếp) - Bị điện áp bước. Trường hợp tổng quát khi bị chạm điện, dòng điện sinh ra trong cơ thể người được xác định theo công thức:.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> I ng  Trong đó:. U Rng  Rcd. Ing – Dòng điện đi qua người. U - Điện áp chạm phải. Rng - Điện trở của người. Rcd - Điện trở của thiết bị cách điện hoặc biện pháp cách ly.. 6.3.2 Các dạng tai nạn điện : a. Chấn thương do điện: Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện (thường là ở da hoặc ở xương). Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng lao động, một s ố trường hợp có thể dẫn đến tử vong. - Các đặc trưng của chấn thương điện : bỏng điện, dấu vết điện, co giật cơ, viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại của hồ quang điện. b. Điện giật : Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm th eo co giật cơ ở các mức độ khác nhau - Cơ co giật nhưng không bị ngạt - Cơ co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì hô hấp và tuần hoàn. - Người bi ngất , hoạt động của tim và hô hấp bị rối loạn. - Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động) Điện giật chiếm tỷ lệ rất lớn (khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện) 6.4 Các biện pháp an toàn điện, bảo vệ người lao động Để đảm bảo an toàn điện và bảo vệ người lao động cần phhải thực hiện tốt các biện pháp tổ chức – quản lý và các biện pháp kỹ thu ật. 6.4.1 Các biện pháp tổ chức - quản lý Các biện pháp này rất quan trọng vì chúng góp phần rất lớn đến việc hạn chế tai ạn n điện. Bao gồm: - Quy định trách nhiệm của giám đốc hoặc người đứng đầu. - Quy định về vận hành, thủ tục giao nhận ca. - Quy định về quản lý hồ sơ trang bị và cung cấp điện. - Quy định về tổ chức kiểm tra, về chế độ phiếu công tác, chế độ giám sát. 6.4.2 Các biện pháp kỹ thuật a. Chống chạm vào bộ phận mang điện:.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Bọc cách điện: phải phù hợp với cấp điện áp mà thiết bị đó sử dụng v à phải có độ bền vững cao chống lại sự phá hoại của các yếu tố điện và khí hậu. - Che chắn : nhằm đảm bảo cho người không chạm vào các phần dẫn điện hoặc vi phạm khoảng cách an toàn. - Giữ khoảng cách an toàn. b. Chống chạm điện vào các bộ phận bình thường không mang điện: Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các thiết bị điện có thể bị chạm điện ra vỏ dẫn đến sự cố và tai nạn. Phải có biện pháp ngăn ngừa điện áp cao chạm vỏ hoặc cắt điện khi bị chạm (có sự cố về điện). + Không để điện áp cao chạm vỏ: - Tăng cường cách điện. - Dùng điện áp thấp. - Dùng mạng điện cách ly. + Không để tồn tại điện áp cao chạm vỏ: Khi có sự cố, điện áp cao chạm ra vỏ phải có thiết bị điều khiển tự động cắt mạch điện cung cấp bằng một trong các cách sau: - “Nối đất” bảo vệ. Dùng cho mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính nguồn nối đất. - “Cắt mạch” bảo vệ. Loại thiết bị này có độ nhạy rất cao, chỉ cần có dòng điện chạm vỏ khoảng 10 mA là hệ thống đã tự động cắt mạch điện trong khoảng thời gian 0,2 giây. 6.5. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ Trong sản xuất cũng như trong cuộc sống hàng ngày con người không thể tách rời ngọn lửa. Ngọn lửa đem lại những lợi ích vô cùng to lớn nhưng cũng là kẻ gây tai hoạ khôn lường nếu không kiểm soát được nó, đó là hiện tượng cháy nổ. Khi nền kinh tế càng phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất càng nhiều thì thiệt hại do mỗi đám cháy, các vụ nổ cũng tăng lên. 6.5.1 Định nghĩa về cháy Cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng. Như vậy để gọi là cháy phải có đủ 3 dấu hiệu : - Có phản ứng hoá học xảy ra. - Có toả nhiệt. - Có phát sáng..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Trong thực tế hiện tượng cháy rất đa dạng: Cháy của bếp củi, của lò nung, của hàn hơi, của đèn dầu,… Cháy của bếp củi: C + O 2  CO2 + Q + ánh sáng. Cháy của hàn hơi: C 2H2  CO2 + H2O + Q + ánh sáng. Thép, gang tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ thường có phản ứng hoá học, có toả nhiệt nhưng không phát sáng nên không phải là cháy. Bóng đèn điện có phát sáng và toả nhiệt nhưng không có phản ứng hoá học nên cũng không phải là cháy. 6.5.2 Định nghĩa về nổ Trong thực tế có rất nhiều loại nổ xảy ra: nổ mìn, nổ nồi h ơi, nổ quả bóng bay, nổ bình áp lực,…Chúng ta chỉ xét những trường hợp nổ xảy ra ngoài sự mong muốn. Theo tính chất, nổ được chia thành hai loại: nổ hoá học, nổ lý học. + Nổ hoá học: - Là trường hợp nổ do cháy cực nhanh gây ra, các phản ứng hoá học xảy ra trong thời gian rất ngắn, tạo ra một lượng rất lớn các sản phẩm khí kèm theo nhiệt độ rất cao. Ví dụ: nổ thùng xăng. Tại vùng nổ có áp suất rất lớn nên gây thiệt hại có tính cơ học cho môi trường xung quanh như phá vỡ, lật đổ, gây biến dạng các vật thể. Ngoài ra còn có thể gây cháy và các nguy hiểm khác cho môi trường. + Nổ lý học: - Là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích bình chứa tăng cao vượt quá giới hạn bền của vỏ bình chứa. Ví dụ : nổ quả bóng bay. Nói cách khác nổ lý học là sự san bằng áp lực giữa hai khối khí hoặc hơi một cách đột ngột. 6.5.3 Điều kiện cần thiết cho sự cháy Trong giới hạn nghiên cứu, cháy chỉ xảy ra khi có đủ ba yếu tố: - Có chất cháy. - Có ô xy. - Có nguồn nhiệt thích hợp. Ba yếu tố trên phải kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, xảy ra ở cùng một thời gian và tại một địa điểm thì sự cháy mới hình thành. + Chất cháy :.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Chất cháy có trong sản xuất rất đa dạng phong phú, tồn tại cả ở thể rắn, lỏng, khí và ở nhiều dạng khác nhau. - Thể rắn: than đá, tre, gỗ, bông, vải … - Thể lỏng: xăng, dầu, rượu,… - Thể khí: mê tan, hydrô, ô xít các bon,… + Ô xy Ô xy hình thành và duy trì sự cháy vì nó là thành phần tham gia vào các phản ứng hoá học. Hầu hết các chất cháy thông thường để cháy được đều cần phải có ô xy. Trong không khí ô xy chiếm khoảng 21% thể tích, nếu giảm xuống còn (14-15)% thì sự cháy không hình thành hoặc không duy trì được. + Nguồn nhiệt thích hợp: - Các phản ứng hoá học giữa ô xy và chất cháy chỉ xảy ra ở những nhiệt độ nhất định, nguồn nhiệt để tạo ra nhiệt độ ban đầu của sự cháy có thể là nguồn nhiệt trực tiếp, nguồn nhiệt do ma sát, nguồn nhiệt do các phản ứng hoá học gây ra. - Nhiệt độ gây cháy không những phụ thuộc vào thành phần chất cháy mà còn phụ thuộc vào trạng thái của chúng. Ví dụ nhiệt độ của que diêm đang cháy có thể làm cháy tờ giấy, phoi bào gỗ nhưng không làm cháy một khúc gỗ đặc. 6.5.4 Những nguyên nhân gây cháy Nguyên nhân gây cháy có thể được xét ở nhiều phương diện khác nhau, t rên phương diện kỹ thuật chúng được chia thành bốn loại chính. + Cháy do tác động trực tiếp của ngọn lửa trần, tia lửa, tàn lửa . - Nguồn nhiệt này thường có nhiệt độ rất cao nên rất dễ gây cháy. Ví dụ nhiệt độ của que diêm đang cháy là (700 – 800)oC trong khi đó nhiệt độ tự bốc cháy trong không khí của một số chất như: giấy 184 oC, sợi vải hoá học 180 oC, gỗ thông 250 oC. - Trong sản xuất thường gặp các nguồn nhiệt trực tiếp như ngọn lửa hàn, lò nung, lò sấy, tàn lửa từ ống khói, ống xả của động cơ đốt trong. + Cháy do ma sát, va chạm giữa các vật rắn. - Các nguyên nhân này xảy ra khi các chi tiết, bộ phận máy chuyển động tương đối với nhau nhưng không được bôi trơn, đặc biệt khi vận tốc cao, áp lực lớn như ổ trượt, bộ truyền bánh răng. - Do va chạm như khi b ăm, cào xé các nguyên vật liệu là bông, vải,…có lẫn các vật bằng kim loại. dùng búa để mở nắp thùng xăng… + Cháy do tác dụng của hoá chất - Các hoá chất khi tham gia phản ứng hoá học thường sinh nhiệt. Nếu trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng không thực hiện nghiêm chỉnh các qui.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> định thì rất dễ gây cháy. Cháy do nguyên nhân này rất nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh. - Một số loại bụi sinh ra trong quá trình sản xuất cũng có thể gây cháy như bụi phốt pho trắng, bụi kẽm, bụi nhôm. Ngoài ra nếu để lẫn các chất tham gia phản ứng hoá học với nhau cũng có thể gây cháy. Cháy do ảnh hưởng của năng lượng điện Năng lượng điện có thể chuyển thành nhiệt và gây cháy trong các trường hợp sau: - Chập mạch. - Quá tải trong thời gian dài làm cháy bọc cách điện cháy lan sang các bộ phận khác. - Hồ quang phát sinh khi đóng mở cầu dao, công tắc, chỗ nối dây tiếp xúc không tốt. - Các dụng cụ tiêu thụ điện dưới dạng nhiệt năng như bàn là, lò sấy, bóng đèn,…với nhiệt độ cao có thể gây cháy các vật xung quanh. Ví dụ bóng đèn 220V – 100W sau khi bật công tắc 30 phút nhiệt độ vỏ bóng là 290 oC sẽ làm cháy được vải, giấy, gỗ thông để bên cạnh. 6.6 Biện pháp phòng chống cháy nổ Phòng chống cháy nổ là tập hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm: - Ngăn ngừa không để xảy ra cháy nổ. - Không cho cháy nổ lan sang nơi khác. - Thoát người và cứu tài sản, nhanh chóng dập tắt đám cháy. Tất cả các biện pháp phải được giải quyết tốt n gay từ khi chọn phương án thiết kế nhà máy, công trình. Sản xuất càng phá t triển thì yêu cầu phòng cháy càng cao. 7.6.1 Biện pháp tổ chức Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy từ trung ương đến địa phương: Cục CS – PCCC, Phòng CS – PCCC, Đội CS – PCCC, Đội PCCC nghĩa vụ của các phường, xã, cơ quan, đơn vị. 6.6.2 Biện phá p kỹ thuật Biện pháp kỹ thuật là biện pháp tích cực nhất để đảm bảo an toàn đối với cháy nổ, Các biện pháp kỹ thuật hiện nay: - Thay thế những khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá nhữn g khâu đó. - Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ vào môi trường có tạo ra hỗn hợp cháy nổ..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Cách ly thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy hiểm cháy nổ ra khu vực khác. - Hạn chế khả năng phát sinh nguồn nhiệt như th iết kế thêm thiết bị dập lửa cho xe nâng hàng, ống khói, ống xả các động cơ đốt trong. - Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy có trong nơi sản xuất. - Thiết kế lắp đặt các hệ thống thiết bị chống cháy lan trong đường ống xăng, dầu, khí đốt,…, chống cháy lan từ nhà này sang nhà kia. - Trang bị hệ thống báo cháy, chống cháy tự động..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thế Đạt - Giáo trình An toàn lao động – NXB Giáo dục – 2010. [2]. Đỗ Thị Ngọc Khánh, Huỳnh Phan Tùng, Lê Quý Đức - Kỹ thuật an toàn, Vệ sinh lao động – NXB Đại học Quốc Gia – 2011. [3]. Hoàng Trí - An toàn lao động và Môi trường công nghiệp – NXB Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh – 2009..

<span class='text_page_counter'>(65)</span>

×