Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY DỆT 19-5 HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.55 KB, 33 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY DỆT 19-5
HÀ NỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI .
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt 19/5 Hà Nội
Công ty dệt 19/5 Hà nội ( tên giao dịch: HATEXCO ) được ra đời trong
thời kỳ công thương nghiệp tư bản tư doanh ( 1954- 1960 ). Công ty là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội quản lý. Tiền thân của công ty
là các cơ sở tư nhân dược hợp nhất lại với nhau bao gồm: Việt Thắng, Hoà Bình,
Hồ Tây và thành lập cuối năm 1959 lúc đó lấy tên là xí nghiệp 19/5.
Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty dệt có thể dược khái
quát như sau:
* Giai đoạn 1960 - 1973:
Trong những ngày đầu thành lập, xí nghiệp có một số cơ sở ở số 4 ngõ
Hàng Chuối - Hà nội. Lúc này, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của xí
nghiệp là làm gia công cho nhà nước, phục vụ thời kỳ xây dựng CNXH của đất
nước. Sản ohẩm chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải Kaki, Phin kẻ, Karo, khăn
mặt. Sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng từ 10 đến 15%.
Năm 1967 thành phố có quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp
thành xí nghiệp dệt kim Hà nội. Chính vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh
chính của xí nghiệp sau này là dệt vải bạt các loaị.
* Giai đoạn 1974 -1988 :
Trong giai đoạn này xí nghiệp được đổi tên thành xí nghiệp dệt bạt Hà nội,
vẫn nằm hoàn toàn trong sự bao cấp của nhà nước. Nhiệm vụ của xí nghiệp là cung
cấp vải bạt cho quốc phòng và các nghành kinh tế khác.
Năm 1980, xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế và xây dựng cơ sở
mới ở phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - Hà nội. khu vục này có diện tích
mặt bằng là 4,5ha. Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1981 đến 1985 thì
hoàn thành và đi vào hoạt động. Cũng trong thời gian này xí nghiệp đầu tư thêm
nhiều máy dệt của Tiệp Khắc và thực hiện việc tuyển dụng lao động mới, đưa tổng
số CBCNV lên 520 người.


* Giai đoạn 1989 đến nay:
Đây là giai đoạn cả nước đang thực hiện chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có
sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Đây cũng là thời kỳ khó khăn nhất đối với xí
nghiệp. Xí nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn, thử thách, bỡ ngỡ trong
cơ chế mới. Tuy vậy, sau nhiều gian lao vất vả, xí nghiệp đã tự khẳng định được
mình trong phong cách làm ăn mới và từng bước rút ra những bài học kinh nghiệm
quí báu.
Theo quyết định số 3218/QĐUB ngày 15 tháng 12 năm 1992 của UBND
thành phố Hà nội, xí nghiệp dược đổi tên thành Công ty dệt 19/5 Hà nội. Lúc này,
công ty liên tiếp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh giảm bộ máy quản lý
và lực lượng công nhân để xây dựng đội ngũ CBCNV có chất lượng cao. Ban lãnh
đạo đã tích cực tìm kiếm những khác hàng mới, dần dần chiếm lĩnh nhiều thị
trường mới trên khắp mọi miền đất nước, tìm hướng đi cho sự phát triển của công
ty.
Trong giai đoạn này Công ty đã có nhiều đột phá mới đáng kể ngày càng
tạo đà cho sự đi lên. Công ty đã được cấp trên đầu tư thêm vốn, máy móc thiết bị
hiện đại, kêu gọi vốn từ bên ngoài, tham gia liên doanh liên kết với một số Công ty
của Singapo...tuyển dụng thêm nhiều lao động mới trình độ lao động cao... Chính
vvì vậy mà sản phẩm của công ty đã và đang có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường: chất lượng cao giá bán ưu đãi... Doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng dần, cải
thiện đáng kể đời sống tinh thần và đời sống vật chất cho toàn bộ CBCNV trong
Công ty. Có thể nói, trong giai đoạn mới Công ty đã có những bước tiến rất mạnh
mẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà ngày một phát triển.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của Công ty
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, phụ trách và chịu trách
nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của Công ty trước tất cả người lao động và
trước cơ quan quản lý nhà nước.
Một phó giám đốc đầu tư nội chính: phụ trách về quản lý tài sản cố định
của Công ty ( bao gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng, đồ dùng ... ) lên kế hoạch

thực hiện đàu tư XDCB ( đầu tư mới và cải tạo lại ) để dưa vào sản xuất. Do vậy
phó giám đốc đầu tư tài chính chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, máy móc thiết bị.
- Một phó giám đốc sản xuất và vật tư: là người phụ trách về hoạt động sản
xuất của công ty. Phó giám đốc sản xuất và vật tư phối hợp cùng với phòng kế
hoạch để lên phương án kế hoạch sản xuất hàng tháng, cùng phòng vật tư có kế
hoạch và tính toán nhu cầu về vật tư, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuát.
Phó giám đốc sản xuất và vật tư là người tổ chức và phối hợp cùng với phòng ban
liên quan thực hiện một cách thống nhất.
- Một phó giám đốc tài chính: Có chức năng bao quát toàn bộ hệ thống,
thống kê kế toán trong doanh nghiệp, chỉ đạo tình hình và theo dõi, kiểm tra là
người lo tìm nguồn vốn cung cấp cho các hoạt động của công ty, nhắc nhở cùng
phòng kế toán tài chính đôn đốc các khoản nợ của khách hàng.
* Các phòng ban trong Công ty bao gồm:
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức hướng dẫn
thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện, quy chế bảo toàn hệ thống điện, hoàn
thành các biểu mẫu, sổ sách quản lý thiết bị, vật tư, tiếp nhận thiết bị, cải tạo máy.
Phòngphải lên kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị các loại, nội dung các dạng
sửa chữa cũng như qui định về định mức tiền công các dạng sửa chữa...
- Phòng hành chính bảo vệ: Phục vụ việc chuẩn bị giấy tờcông văn tài liệu
cho các cuộc họp, hội nghị... Phòng phụ trách bộ phận văn thư của doanh nghiệp
( bao gồm các loại công văn đến và đi ) Và có trách nhiệm trang bị công tác phòng
cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh, an toàn của công ty, tăng cường hoạt đông kiểm
tra kiểm soát, giám sát...
- Phòng y tế đời sống: Chăm lo tốt, chu đáo các bữa ăn giữa ca cho công
nhân và cán bộ hành chính đảm bảo đúng thời gian qui định, đảm bảo nước uống
cho công nhân viên hàng ngày đầy đủ. Các khu vực vệ sinh công cộng nơi làm việc
phải được sạch sẽ. Phòng theo dõi tình hình sức khoẻ của người lao động xây dựng
phương án nâng cao sức khoẻ cho người lao độngvà có kế hoạch khi cần thiết.
- Phòng kế toán tài chính: Xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
hàng ngày, làm quyết toán hàng tháng, quí, năm, đối chiếu và xử lý, kiểm kê,

chuẩn bị số liệu để phân tích kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, so sánh với các năm trước, đưa ra các kết luận phù hợp cho quản lý.
- Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm đôn đốc nợ với khách hàng, chuẩn
bị tiền vốn cho sản xuất, đồng thời thực hiên kiểm tra, giám sát việc thu chi tài
chính, hạch toán các chi phí sản xuất...
- Phòng kỹ thuật công nghệ: Bám sát kế hoạch sản xuất của phòng kế
hoạch thị trường để làm công tác điều độ sản xuất. Phòng có nhiệm vụ phân tích để
đưa ra các định mức vật tư, năng xuất lao động, tổ chức nghiên cứu sản xuất, chế
thử sản phẩm mới để đưa vào sản xuất sau khi kết quả được nghiệm thu. Đồng thời
phòng kết hợp với phân xưởng dệt phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản
lượng, chất lượng sản xuất và tình hình sử dụng vật tư để kịp thời có các biện pháp
khắc phục nếu cần...
- Phòng vât tư: Làm công tác quản lý vật tư, cung ứng vật tư, phụ tùng...
đúng với số lượng, chất lượng, chủng loại, kịp thời theo đúng kế hoạch sản xuất.
Phòng phối hợp với thủ kho mở sổ sách thẻ kho, thực hiện công tác kiểm kê, báo
cáo, có các đề xuất hướng giải quyết và xử lý chênh lệch, quyết toán các hoá đơn,
hợp đồng mua bán. Hàng tháng phòng phải báo cáo tình hình thực hiện sử dụng
thực tế so với kế hoạch đề ra.
- Phòng lao động tiền lương: Hàng tháng tổng kết, đánh giá việc thực hiện
các qui chế của công ty với người lao động. Phòng phối hợp cùng văn phòng tài
chính kế toán duyệt đơn giá tiền lương sản phẩm, tiền thưởng, thực hiện việc tuyển
dụng, bố trí, sắp xếp lao động trong doanh nghiệp. Phòng xây dựng tiêu chuẩn thi
đua hàng tháng và cả năm, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, nâng bậc cho cán
bộ công nhân viên.
Phòng kế hoạch thị trường: Là nơi ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
với khách hàng. Phòng có nhiệm vụ phải thường xuyên bám sát nhu cầu của khách
hàng để lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo mẫu mã, chất lượng theo yêu cầu giao
hàng theo hợp đồng đã ký kết. Phòng phối hợp với phòng tài vụ đôn đốc công nợ
của khách hàng, củng cố toàn bộ sổ sách thực hiển đầy đủ các công việc đối chiếu
với thủ kho theo qui định của công ty. Phòng phải mở sổ theo dõi bán thành phẩm

và thành phẩm một cách có khoa học, hợp lý, tổ chức các hoạt động bán hàng,
chào hàng, tổ chức hội nghị khách hàng... Mặt khác phòng có trách nhiêm cùng với
những bộ phận liên quan tổ chức hội nghị công nhân viên ở các cấp.
* Tổ chức bộ máy phân xưởng:
- Quản đốc phân xưởng.
- Phó quản đốc phân xưởng.
- Trưởng ca.
- Các tổ sản xuất từ đầu đến cuối dây chuyền.
Giám đốc
Phó giám đốc đầu
tư nội chính
Phó giám đốc sản
xuất vật tư
Phó giám đốc
tài chính
Phòng
hành chính
bảo vệ
Phòng
kỹ thuật
cơ điện
Phòng
vật tư
Phòng kỹ
thuật công
nghệ
phòng
tài vụ
Phòng
y tế

Phân xưởng
nhuộm
Phân xưởng
dệt
Phân xưởng
hoàn thành
Phòng kế hoạch
thị trường
Phòng tổ chức
lao động
Sơ đồ bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất của Công ty.
2.1.3 Đặc điểm sản xuất, chế tạo sản phẩm của công ty.
Từ năm 1971 hoạt động sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất vải bạt
các loại, vải phin và vải bảo hộ lao động. Từ năm 1985 công ty bắt đầu chuyển
sang sản xuất hàng dệt kim. Ngoài ra, công ty cón sản xuất một số mặt hàng tiêu
dùng như: Vải lọc đường, vải Kaki, vải bò...
Khác với các công ty khác trong cùng một nhóm nghành, công ty dệt19/5
Hà nội có công đoạn sản xuất từ bông sang sợi. Dây chuyền sản xuất của công ty
chỉ có từ lúc đưa sợi vào dệt và dệt ra thành vải. Như vậy nguyên vật liệu chính của
công ty là sợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình sản xuất dây
chuyền hàng loạt lớn. Theo dây chuyền nước chảy, sản phẩm làm ra của khâu
trước là nguyên liệu, đầu vào của khâu sau:
Sợi lọc đậu se mắc xâu ( nối )
Dệt
Sợi ngang đậu se suốt tự động
Nhập kho đóng gói bán vải mộc đo ( gấp ) Kcs Soạn vải
Nhuộm
Kcs đo ( gấp ) đóng gói Nhập kho
( Sơ đồ dây chuyền công nghệ dệt của công ty dệ 19/5 Hà nội )
Sản phẩm của phân xưởng dệt là các loại vải bọc. Vải bạt các loại này di

chuyển sang phân xưởng hoàn thành để tiến hành sửa lỗi, kiểm tra, phân loại và đo
gấp, đóng gói. Nếu cần nhuộm vải thì chuyển sang phân xương tẩy nhuộm.
* Đặc điểm về mặt hàng sản xuất của công ty.
Công ty sản xuất vải bạt truyền thống: Các loại vải bạt nhẹ, trung bình và
các loại vải bạt nặng. Các loại vải bạt này dùng để sản xuất giày vải, giường, ghế
gấp, các loại túi ba lô, cặp, trang bị bảo hộ lao động...
Các loại vải lọc công nghiệp dùng cho sản xuất hàng thuỷ tinh, sành sứ, lọc
đường, lọc bia...Vải bạt của công ty đã nhiều lần được tặng huân chương vàng tại
hội chợ triển lãm kinh tế toàn quốc.
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Công ty dệt 19/5 Hà Nội là một công ty lớn. Công ty có một phòng tài
chính kế toán áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, có bộ máy kế toán được
tổ chức theo hình thức tập trung, hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên...
Phòng kế toán có chức năng thu thập, sử lý và cung cấp các thông tin kế
toán tài chính, phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó thực hiện việc kiểm tra tình
hình kế hoạch, giám đốc bằng đồng tiền việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, thúc đẩy tốt việc thực hiện đúng
chính sách chế độ, hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Một vài nét khái quát về nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán
của công ty:
Với tình hình hiện tại của công ty, với yêu cầu quản lý thực tế trình độ của
đội ngũ cán bộ mà biên chế nhân sự của phòng tài chính kế toán được bố trí sao
cho phù hợp, khoa học, đảm bảo được hiệu quả tốt nhất, phục vụ cho hoạt đông sản
xuất kinh doanh chính.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo
bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng tổ chức kiểm tra
việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, nghiên cứu việc chấp hành chính sách, chế
độ, báo cáo thống kê định kỳ, tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng, phân

tích các hợp đồng kinh tế, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu theo chế độ lưu trữ. Kế
toán trưởng phải biết đúc rút kinh nghiệm, vận dụng, sáng tạo, cải tiến, hình thức
và phương pháp kế toán sao cho ngày càng hợp lý, chặt chẽ phù hợp với điều kiện
của công ty.
- Phó phòng tài chính kế toán: Phụ trách theo dõi tài sản cố định, các
nguồn. Các khoản gia công cho các đơn vị và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham
gia ký các hoá đơn, ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu, tình hình tăng giảm tài sản,
tình hình trích khấu hao cho các đối tượng tập hợp chi phí... tình hình trích lập và
sử dụng các nguồn vốn của công ty.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư và thành phẩm: Có nhiệm vụ
theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, đi giao dịch với ngân hàng, ngoài ra còn có
nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm.
- Thủ quĩ kiêm theo dõi công nợ với ngưòi bán: Có trách nhiệm vụ cùng
với kế toán vốn bằng tiền tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi
và tồn quĩ tiền mặt tại công ty, đồng thời theo dõi công nợ với khách hàng bán
hàng cho công ty.
- Kế toán tiền lương, vật tư, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu
từ các phân xưởng, phòng ban gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác tính toán
tiền lương cùng các khoản trích theo lương, khoản phụ cấp... của cán bộ, công
nhân viên. Kế toán tiền lương còn kiêm kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình mua bán, vận
chuyển, bảo quản, tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho, tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ cho các đối tượng tập hợp chi phí.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ kết hợp
với kế toán tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán vốn bằng tiền...
cùng nhau xác định, tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ. Từ đó kế toán sẽ được
tính giá thành cho sản phẩm. Kế toán này còn kiêm nhiệm vụ xác định kết quả kinh
doanh và theo dõi các khoản thu của khách hàng.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán

trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Việc tổ chức bộ máy kế toán của
công ty phải căn cứ vào tình hình tổ chức công tác kế toán, vào đặc điểm tổ chức
và qui mô sản xuất kinh doanh của công ty... vào hình thức phân cấp quản lý, khối
lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ tài chính kế toán...
Như đã nói ở trên, công ty dệt 19/5 Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức bộ
máy kế toán theo hình thức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán
của công ty được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, ở các đơn vị, các bộ phận
trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế
làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ
và định kỳ gửi chứng từ về phòngkế toán tài chính tập trung của doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
của công ty dệt 19/5 Hà Nội như sau:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán tiền
lương,vật tư,
Kế toán vốn
bằng tiền, đầu
Kế toán giá
thành và
Thủ quỹ kiêm
theo dõi công

×