Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giáo trình Kế toán ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 130 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
<b>TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT </b>


<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
<b> </b>


<b> </b>
<b> </b>
<b> </b>


<b>GIÁO TRÌNH </b>



<b>MƠN HỌC: KẾ TỐN NGÂN HÀNG </b>


<b>NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG </b>



<b>TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG </b>



<b> (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT </b>


<i>ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao </i>


<i>đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) </i>








</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>
<b>TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT </b>



<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>



<b> </b>
<b> </b>


<b> </b>


<b>GIÁO TRÌNH </b>


<b>MƠN HỌC: KẾ TỐN NGÂN HÀNG </b>
<b>NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG </b>


<b>TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG </b>
<b> </b>




<b> THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI </b>
Họ tên: Bùi Thị Phương Linh


Học vị: Thạc sỹ


Đơn vị: Khoa Kế tốn tài chính


Email:




<b>TRƢỞNG KHOA </b> <b>TỔ TRƢỞNG </b>



<b>BỘ MÔN </b>


<b>CHỦ NHIỆM </b>
<b>ĐỀ TÀI </b>


<b>HIỆU TRƢỞNG </b>
<b>DUYỆT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> </b>


<b>TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN </b>


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 1 </b>
<b>LỜI GIỚI THIỆU </b>


Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tác giả đã thực hiện biên
soạn cuốn giáo trình Kế tốn ngân hàng.


Mục đích của giáo trình Kế toán ngân hàng giới thiệu cho sinh viên những
kiến thức về kế toán trong lĩnh vực ngân hàng và phương pháp hạch toán kế toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng.


Giáo trình gồm 8 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập
nhật về Kế toán ngân hàng trong nền kinh tế. Cụ thể:


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng


Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn


Chương 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ cho th tài chính
Chương 4: Kế tốn nghiệp vụ thanh tốn qua ngân hàng


Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Chương 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động


Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế
Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh


Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài
liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường.


Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo
trình được đảm bảo tính khoa học, gắn liền với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy
nhiên giáo trình cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức.
Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên
trong quá trình sử dụng giáo trình để giáo trình ngày một hồn thiện hơn.


TP.HCM, ngày tháng năm
Chủ biên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH </b> <b> 2 </b>
<b>MỤC LỤC </b>


<b>LỜI GIỚI THIỆU ... 1 </b>


<b>CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG .... 7 </b>



1.1Đối tượng, mục tiêu, vị trí của kế tốn ngân hàng ... 7


1.2 Đặc điểm của kế toán ngân hàng ... 8


1.3 Chứng từ kế toán ngân hàng ... 9


1.3.1 Khái niệm ... 9


1.3.2 Phân loại chứng từ... 10


1.3.3 Kiểm soát chứng từ: ... 11


1.3.4 Tổ chức luân chuyển chứng từ. ... 12


1.4 Hệ thống tài khoản, Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối kế toán. ... 15


1.4.1 Hệ thống tài khoản ... 15


1.4.2. Bảng cân đối tài khoản ... 18


1.4.3. Bảng cân đối kế tốn ... 19


<b>CHƢƠNG 2: KẾ TỐN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN ... 24 </b>


2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán huy động vốn ... 24


2.2 Nguồn vốn huy động ... 24


2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn ... 24



2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn ... 25


2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm ... 25


2.3 Phương pháp hạch toán huy động vốn bằng VNĐ ... 26


2.3.1 Các tài khoản sử dụng ... 26


2.3.2 Phương pháp hạch toán ... 27


2.4. Bài tập chương 2 ... 29


<b>CHƢƠNG 3: KẾ TỐN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG, NGHIỆP VỤ CHO </b>
<b>THUÊ TÀI CHÍNH ... 32 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 3 </b>


3.2 Tổ chức kế toán cho vay ... 33


3.3 Cho vay ngắn hạn theo thông thường ... 34


3.4 Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ... 38


3.5 Cho vay trả góp ... 40


3.6 Cho thuê tài chính ... 41


3.7 Cho vay trung, dài hạn theo dự án ... 45



3.8 Cho vay ủy thác ... 46


3.9 Cho vay đồng tài trợ ... 48


3.10. Bài tập chương 3 ... 49


<b>CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG</b>
<b> ... 51 </b>


4.1. Ý nghĩa, nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng ... 51


4.2 Tài khoản sử dụng ... 52


4.3 Phương pháp hạch toán ... 52


4.3.1. Thanh toán bằng Séc ... 55


4.3.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi ... 57


4.3.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu ... 58


4.3.4. Thanh tốn bằng Thư tín dụng ... 59


4.3.5. Thanh toán bằng Thẻ thanh toán ... 59


4.4. Bài tập chương 4 ... 60


<b>CHƢƠNG 5: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỐN GIỮA </b>
<b>CÁC NGÂN HÀNG ... 62 </b>



5.1. Thanh toán điện tử ... 62


5.1.1.Những quy định chung về chuyển tiền điện tử ... 62


5.1.2. Xử lý và hạch toán lệnh chuyển tiền điện tử ... 64


5.1.3. Phương pháp hạch toán thanh toán điện tử ... 66


5.2. Thanh toán bù trừ ... 66


5.2.1. Những quy định chung về thanh toán bù trừ... 66


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 4 </b>


5.2.3. Phương pháp hạch toán thanh toán bù trừ... 70


5.3. Thanh toán qua ngân hàng nhà nước ... 72


5.3.1 Những quy định chung về thanh toán qua ngân hàng nhà nước ... 72


5.3.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ thanh toán ... 73


5.3.3 Phương pháp hạch toán thanh toán qua ngân hàng nhà nước ... 73


5.4. Bài tập chương 5 ... 74


<b>CHƢƠNG 6: KẾ TỐN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CƠNG CỤ LAO ĐỘNG ... 77 </b>


6.1 Kế toán tài sản cố định ... 77



6.1.1 Khái niệm, phân loại và tài khoản sử dụng ... 77


6.1.2 Phương pháp hạch tốn ... 82


6.2 Kế tốn cơng cụ lao động ... 87


6.2.1.Tổng quát về công cụ lao động và tài khoản sử dụng ... 87


6.2.2. Phương pháp hạch toán ... 89


6.3. Kế toán xây dựng cơ bản ... 91


6.3.1.Tài khoản sử dụng ... 91


6.3.2. Phương pháp hạch toán ... 92


6.4. Bài tập chương 6 ... 94


<b>CHƢƠNG 7: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ </b>
<b>THANH TOÁN QUỐC TẾ ... 96 </b>


7.1.Tổng quát về kế toán ngoại tệ ... 96


7.2.Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ khác ... 98


7.3.Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế ... 100


7.4 Kế tốn nghiệp vụ cơng cụ tài chính phái sinh ... 103


7.5. Bài tập chương 7 ... 112



<b>CHƢƠNG 8: KẾ TOÁN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH </b>
<b>DOANH ... 114 </b>


8.1 Nội dung các khoản thu nhập và chi phí của Ngân hàng ... 114


8.2 Kế toán thu nhập ... 115


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 5 </b>


8.4 Kế toán nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh chứng khoán ... 118


8.5 Kế toán thuế giá trị gia tăng ... 118


8.6 Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ... 120


8.7. Bài tập chương 8 ... 123


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 6 </b>
<b>GIÁO TRÌNH MƠN HỌC </b>


<b>Tên mơn học: Kế tốn ngân hàng </b>
<b>Mã mơn học: MH3104305 </b>


<b>Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học: </b>


- Vị trí: Mơn học Kế tốn ngân hàng thuộc nhóm các mơn học chuyên
ngành được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học cơ sở.


- Tính chất: Mơn học Kế tốn ngân hàng cung câp những kiến thức về kế


tốn trong lĩnh vực ngân hàng mà cịn trang bị cho sinh viên kỹ thuật và phương
pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng từ khi
nghiệp vụ phát sinh đến khi lập được bản cân đối kế tốn.


- Ý nghĩa và vai trị của môn học:
<b>Mục tiêu của môn học: </b>


<i>- Về kiến thức: </i>


<i><b>+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về kế tốn ngân hàng. </b></i>


+ Trình bày được các cơ chế nghiệp vụ, nguyên tắc và chuẩn mực kế tốn
<i><b>trong cơng tác kế tốn tại ngân hàng. </b></i>


<i>- Về kỹ năng: </i>


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ
huy động vốn và nghiệp vụ cho vay trong Ngân hàng


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ
thanh toán qua Ngân hàng và nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các Ngân hàng.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ
liên quan đến tài sản cố định và công cụ dụng cụ.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.


<i>- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: </i>



+ Thái độ, chuyên cần: chủ động, tích cực trong lớp học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 7 </b>


<b>CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 1 trình bày đối tượng, mục tiêu, vị trí của kế toán ngận hàng; Đặc điểm
của kế toán ngân hàng; Chứng từ kế toán ngân hàng và hệ thống tài khoản, bảng cân
đối tài khoản, bảng cân đối kế tốn.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được đối tượng, mục tiêu của kế tốn Ngân hàng
+ Trình bày được đặc điểm và chứng từ của kế toán Ngân hàng


+ Trình bày được hệ thống tài khoản, bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế
toán.


<b>Nội dung chính </b>


<b>1.1 Đối tƣợng, mục tiêu, vị trí của kế toán ngân hàng </b>


Kế toán ngân hàng là một cơng cụ để tính tốn, ghi chép bằng con số phản ánh
<b>và giám đốc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ thuộc ngành Ngân hàng. </b>


<b>Hay Kế toán tài chính ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và </b>


cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính thơng qua báo cáo tài chính cho các đối tượng có
nhu cầu sử dụng thơng tin của ngân hàng.


Đối tượng của kế toán ngân hàng là sử dụng thước đo bằng tiền để phản ánh
<i><b>nguồn vốn, cơ cấu hình thành các nguồn vốn và việc sử dụng vốn trong các hoạt </b></i>
động của Ngân hàng. Những tài sản, nguồn vốn của ngân hàng được phản ánh trên
“Bảng cân đối kế toán”.


Đối tượng của kế toán ngân hàng được xem xét cụ thể dựa trên các chỉ tiêu
Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.


<i><b>a)Nguồn vốn. </b></i>


-Vốn tự có và coi như tự có bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 8 </b>


<i><b>+ Quỹ dự trữ: là loại quỹ trích lập từ lợi nhuận rịng của ngân hàng nhằm mục </b></i>
đích dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng. Theo quy định hiện nay thì các
ngân hàng phải trích 5% lợi nhuận rịng để trích lập quỹ này.


<i><b>+ Các loại quỹ của NH như quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu đào tạo, quỹ </b></i>
khen thưởng, quỹ phúc lợi,…


<i><b>+ Lãi chưa phân phối (chưa chia): cũng được xem như vốn coi như tự có của </b></i>
ngân hàng


<i><b>+ Vốn cố định: đây là nguồn vốn xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định. </b></i>


-Vốn quản lý và huy động


+ Số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán.
+ Số dư trên các tài khoản tiết kiệm.


+ Vốn trong thanh toán.


+Vốn thu được từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu NH …
-Các loại vốn khác: Vốn tiếp nhận, ủy thác …


<i><b>b) Sử dụng vốn. </b></i>


-Chi phí để mua sắm tài sản cố định, phương tiện làm việc.


<b>-Chi phí cho công tác quản lý tại NH: Lương, điện, nước, điện thoại … </b>
-Cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc


-Gởi tiền tại NH Nhà nước và các TCTD khác.
-Nộp quỹ dự trữ bắt buộc tại NH Nhà nước.
-Sử dụng vốn để cho vay


-Dùng vốn để hùn vốn, liên doanh,mua cổ phần
-Sử dụng vốn để kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc…
-Sử dụng vốn vào các mục đích khác.


<b>1.2 Đặc điểm của kế toán ngân hàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 9 </b>



<i><b>• Kế tốn ngân hàng phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành </b></i>
<i><b>phần kinh tế và dân cư (thể hiện trên các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi </b></i>
tiết kiệm) do ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính.


<i><b>• Kế tốn ngân hàng có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ NH do Ngân hàng là </b></i>
trung tâm thanh toán, nhận mở tài khoản của khách hàng nên trước khi hạch
toán kế toán phải giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, kiểm sốt và xử lý chứng
từ xem có đầy đủ tính hợp pháp, hợp lý.


<i><b>• Kế tốn ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ do vai trò của kế </b></i>
toán ngân hàng là cung cấp số liệu để quản lý hoạt động ngân hàng và nền kinh
tế. Hàng ngày các tổ chức kinh tế căn cứ vào giấy báo có, sổ phụ,.. để làm cơ sở
hạch tốn tại đơn vị.


<i><b>• Kế tốn ngân hàng có số lượng chứng từ lớn và phức tạp. Trong quá trình </b></i>
hoạt động ngân hàng phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại
có yêu cầu khác nhau nên khối lượng chứng từ ngân hàng nhận để làm cơ sở
cho cơng tác kế tốn rất lớn và phức tạp.


<i><b>• Kế tốn ngân hàng có tính tập trung và thống nhất cao. Do hệ thống ngân </b></i>
hàng được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương nên để tạo sự chặt
chẽ cho toàn ngành các ngân hàng đều tập trung xây dựng chứng từ và hệ thống
tài khoản thống nhất.


<b>1.3 Chứng từ kế toán ngân hàng </b>
<i><b>1.3.1 Khái niệm </b></i>


Chứng từ kế toán là cơ sở đảm bảo tính pháp lý cho các số liệu ghi trong sổ
sách kế toán, và là tài liệu pháp lý quan trọng khi cần xem xét trách nhiệm của các bên


liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


Chứng từ kế toán lập phải có các nội dung chủ yếu sau (Theo luật kế toán Việt
Nam ban hành năm 2003):


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 10 </b>


-Tên, địa chỉ của các đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán
- Tên, địa chỉ của các đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán
-Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh


-Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng
số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dung để thu, chi ghi bằng số và
bằng chữ.


-Chữ ký, họ tên của những người có liên quan.


Chứng từ kế toán ngân hàng là các bằng chứng để chứng minh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hoàn thành tại NH và là cơ sở để hạch toán vào các tài khoản kế toán
tại NH.


<i><b>1.3.2 Phân loại chứng từ </b></i>


Tùy theo gốc độ nghiên cứu, chứng từ kế toán ngân hàng được phân loại theo
một số tiêu thức chủ yếu sau:


<i><b>a) Phân theo cơng dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ </b></i>



<i><b>-Chứng từ gốc: là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát </b></i>
sinh, hoặc đã hoàn thành. Là căn cứ pháp lý chứng minh một nghiệp vụ phát sinh và
hoàn thành tại ngân hàng.


Ví dụ: Ủy nhiệm chi là chứng từ gốc


<i><b>-Chứng từ ghi sổ: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ </b></i>
ghi sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế tốn khi có chứng từ gốc kèm theo.


Ví dụ: Phiếu thu, phiếu chi (được lập trên giấy lĩnh tiền là chứng từ gốc), giấy
báo liên hàng,…


<i><b>-Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: là chứng từ vừa chứng minh nghiệp vụ </b></i>
kinh tế phát sinh và hoàn thành vừa là cơ sở pháp lý để ghi chép vào sổ sách kế toán.


<i><b>b) Phân theo địa điểm lập </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 11 </b>


Ví dụ: phiếu xuất văn phịng phẩm, chứng từ điều chuyển vốn nội bộ, phiếu thu
tiền lãi vay,…


<i><b>-Chứng từ do khách hàng lập: là các chứng từ do khách hàng lập để nộp vào </b></i>
ngân hàng.


Ví dụ: Các Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, séc,…
<i><b>c) Phân theo mức độ tổng hợp của chứng từ . </b></i>



<i><b>-Chứng từ đơn nhất (còn gọi là chứng từ cá biệt): là chứng từ được lập ra để sử </b></i>
dụng cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


Ví dụ: Phiếu chi dùng để chi tiền mặt


Phiếu thu sử dụng cho việc thu tiền mặt


<i><b>-Chứng từ tổng hợp (còn gọi là chứng từ liên hồn): là chứng từ lập ra có thể </b></i>
sử dụng cho nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Ví dụ: các bảng kê, phiếu chuyển tiền,..


<i><b>d) Căn cứ vào trình độ chun mơn kỹ thuật : </b></i>
<i><b>-Chứng từ giấy: là loại chứng từ được lập trên giấy </b></i>


<i><b>-Chứng từ điện tử: là những số liệu, thông tin trên các băng từ, đĩa từ </b></i>
<i><b>e) Căn cứ vào mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế : </b></i>


<i><b>-Chứng từ tiền mặt: là chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ có liên quan </b></i>
đến thu, chi tiền mặt. Chứng từ này có thể do ngân hàng lập hay do khách hàng lập.


<i><b>-Chứng từ chuyển khoản: là chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ thanh </b></i>
tốn khơng dung tiền mặt. Các chứng từ chuyển khoản có thể là Séc gạch chéo, Ủy
nhiệm thu,…


<i><b>1.3.3 Kiểm soát chứng từ: </b></i>


Kiểm sốt chứng từ là việc kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng
từ nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong suốt q trình xử lý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 12 </b>


<i><b> Kiểm soát trước: do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách </b></i>
hàng. Nội dung kiểm soát trước bao gồm:


+Chứng từ lập đúng quy định hay chưa?


+Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh có phù hợp với thể lệ tín dụng,
thanh tốn của ngân hàng hay không?


+Số dư trên tài khoản của khách hàng có đảm bảo đủ thanh toán hay
không?


+Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ có phải là lệnh của chủ tài
khoản hay khơng?


<i><b> Kiểm soát sau: do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận chứng từ từ bộ phận thanh </b></i>
toán viên, thủ quỹ chuyến đến trước khi ghi chép vào sổ sách kế toán do kiểm
soát viên là người có trình độ nghiệp vụ chun mơn, khả năng kiểm soát tương
đương kế toán trưởng. Nội dung kiểm soát gồm:


+Kiểm soát tương tự như thanh toán viên.


+Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên trên chứng từ chuyển khoản.
+Kiểm tra chữ k ý của thanh toán viên, thủ quỹ trên chứng từ tiền mặt.
<i><b>1.3.4 Tổ chức luân chuyển chứng từ. </b></i>



Tổ chức luân chuyển chứng từ là quá trình vận động của chứng từ kể từ lúc
được NH lập hoặc nhận của khách hàng qua các khâu kiểm sốt, xử lý hạch tốn, đối
chiếu đến khi đóng lại thành tập chứng từ giấy hoặc lưu trữ trên đĩa từ (chứng từ điện
tử).


Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lệ và khoa học sẽ tạo điều kiện tốt để:
+NH phục vụ cho khách hành nhanh nhất


+Các bộ phận đủ thời gian kiểm soát và xử l ý chứng từ đúng đắn.
+Các bộ phận tham gia vào kiểm soát nội bộ


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 13 </b>


<b>MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ </b>
<b>SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ MỞ TÀI KHOẢN </b>


<b>(1) </b> Khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở tài khoản, KTV kiểm tra xem khách
hàng đã giao dịch với ngân hàng lần nào chưa.


<b>(2a) Nếu khách hàng đã giao dịch với ngân hàng và có mã khách hàng thì ngân hàng </b>
tiến hành mở TK và chuyển chứng từ cho KTT duyệt.


<b>(2b) Nếu khách hàng chưa giao dịch với ngân hàng thì ngân hàng tiến hành mở mã </b>
khách hàng.


<b>(3a) (4) (5a)Chứng từ sau khi được duyệt được lưu trữ dưới dạng hồ sơ tài khoản và </b>
hồ sơ khách hàng.



<b>(3b) Sau khi mở mã khách hàng xong KTV mở tài khoản và chuyển chứng từ cho </b>
KTT duyệt.


<b>(5b) Chứng từ không hợp lệ, KTT trả lại cho KTV </b>


KHÁCH HÀNG


NHÂN VIÊN



NH



KTV KTT DUYỆT CSDL


KH MỚI


HSKH
<b>(1) </b>


<b>(</b>

<b>2a)</b>


<b>(2b) </b>


<b>(3a) </b>


<b>(3b) </b>

<b>(4</b>


<b>) </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>



<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 14 </b>


<b>SƠ ĐỒ LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ THU TIỀN MẶT </b>


<b>(1a) Khách tiền nộp chứng từ và tiền mặt, nếu trong hạn mức thu của KTV thì KTV </b>
thu tiền và kiểm tra chứng từ.


<b>(1b) KTV chuyển tiền về cho thủ quỹ sau khi thu vượt quá hạn mức quy định hoặc </b>
vào cuối ngày.


<b>(1c) </b> Khách tiền nộp chứng từ và tiền mặt, nếu vượt hạn mức thu của KTV thì KTV
yêu cầu khách hàng đến ngân quỹ nộp tiền.


<b>(2) </b> Sau khi thu đủ tiền, ngân quỹ đóng dấu chứng từ và chuyển cho KTV kiểm tra
chứng từ và hạch toán.


<b>(3) </b> KTV chuyển chứng từ cho KTT duyệt


<b>(4a) Chứng từ hợp lệ và hợp pháp, KTV duyệt và chuyển cho KTV lưu chứng từ </b>
<b>(4b) Chứng từ không hợp lệ và hợp pháp, KTT trả lại chứng từ cho KTV </b>


KH

KTV

KTV


DUYỆT
NGÂN QUỸ


KTT
CSDL


(4b)



CT CT (CT)


(1a)


(2)


(3)
(4a)


(1b)



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 15 </b>


<b>SƠ ĐỒ LƢU CHUYỂN CHỨNG TỪ CHI TIỀN MẶT </b>


<b>(1) </b> Khách hàng lập chứng từ yêu cầu rút tiền


<b>(2a) (3) (4a) Chứng từ hợp lệ, KTV thực hiện hạch toán và chuyển chứng từ cho KTT </b>
duyệt, KTT đồng ý nếu trong hạn mức KTV thực hiện chi tiền là lưu chứng từ,
nếu ngoài hạn mức KTT chuyển cho ngân quỹ thực hiện chi tiền cho khách
hàng.


<b>(2b) KTV kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ và trả lại cho khách hàng nếu không hợp </b>
lệ.


<b>(4b) KTT không đồng ý trả lại chứng từ cho KTV. </b>



<b>1.4 Hệ thống tài khoản, Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối kế toán. </b>
<i><b>1.4.1 Hệ thống tài khoản </b></i>


<i><b>a) Tài khoản. </b></i>


Tài khoản kế tốn dung để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính theo nội dung kinh tế.


Tài khoản KTNH là một phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền tệ để
phân loại, tập hợp, phản ánh và kiểm soát các đối tượng kế toán một cách liên tục.


Mỗi tài khoản kế toán ngân hàng là phương tiện để lưu trữ cho một loại số liệu
kế toán riêng, phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của từng khoản mục thuộc
phương trình kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản mục thu nhập,
chi phí.


KTV KTT


CSDL


HỢP LỆ


NGÂN QUỸ


DUYỆT
KH CT


(1)


(2a)



(2b)


(3)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 16 </b>


Tài khoản kế toán ngân hàng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu.


<b>b) Phân loại tài khoản </b>


<b>Phân loại theo quan hệ của tài khoản với tài sản. Có 3 loại tài khoản: </b>


<i><b>-Tài khoản tài sản nợ: là các tài khoản phản ánh nguồn vốn của ngân hàng, đặc </b></i>
điểm của tài khoản này là ln có số DƯ CĨ.


Ví dụ: Các tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền tiết kiệm,…


<i><b>-Tài khoản tài sán có: là các tài khoản phản ánh tài sản của ngân hàng (sử dụng </b></i>
vốn), đặc điểm của các tài khoản này là ln có số DƯ NỢ.


Ví dụ: Các tài khoản tiền vay, chi phí,…


<i><b>-Tài khoản tài sản nợ-có: là các tài khoản có lúc có số DƯ CĨ, có lúc có số DƯ </b></i>
NỢ, thường dùng để phản ánh các nghiệp vụ điều chuyển vốn giữa các ngân hàng hay
phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng.



Ví dụ: Các tài khoản liên hàng đi, liên hàng đến, kết quả kinh doanh, chênh lệch tỷ
giá,…


<b>Phân loại tài khoản theo mức độ tổng hợp của tài khoản. </b>


<i><b>-Tài khoản phân tích: là loại tài khoản dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể các đối </b></i>
tượng của kế toán ngân hàng và được dùng làm cơ sở để hạch tốn phân tích, biểu hiện
của tài khoản phân tích là tiểu khoản.


Ví dụ: Tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp (4211)


<i><b>-Tài khoản tổng hợp: là tài khoản dùng để phản ánh tổng quát các đối tượng kế </b></i>
toán ngân hàng và làm cơ sở để hạch toán tổng hợp. Biểu hiện của tài khoản tổng hợp
là các tài khoản cấp 1, 2, 3, 4, 5.


Ví dụ: tài khoản cấp 3 của tiền mặt ký hiệu là 1011.


<b>Phân loại tài khoản theo vị trí của tài khoản với Bảng cân đối kế toán </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 17 </b>


phương pháp ghi sổ kép, nghĩa là một nghiệp vụ phát sinh phải ghi Nợ, Có vào 2 tài
khoản.


Ví dụ: khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ bằng tiền mặt
Nợ 1011 (TK tiền mặt)


Có 4232 (TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn)



<i><b>-Tài khoản ngoại bảng: là tài khoản nằm ngồi bảng cân đối kế tốn, phản ánh các </b></i>
đối tượng chưa thuộc sở hữu ngân hàng như tài sản th ngồi, tài sản tạm giữa,…Khi
hạch tốn dùng phương pháp ghi sổ đơn, nghĩa là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ
ghi Nhập hoặc Xuất vào một tài khoản.


<b>c) Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành </b>


Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng bao gồm 9 loại, trong đó loại 9
là các tài khoản ngoại bảng, 8 loại còn lại (từ loại 1 đến loại 8) là các tài khoản trong
bảng cân đối kế toán. Cụ thể:


<i>Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư </i>
<i>Loại 2: Hoạt động tín dụng </i>


<i>Loại 3: Tài sản cố định và các loại tài sản có khác. </i>
<i>Loại 4: Các khoản phải trả </i>


<i>Loại 5: Hoạt động thanh toán </i>
<i>Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu </i>
<i>Loại 7: Thu nhập </i>


<i>Loại 8: Chi phí </i>


<i>Loại 9: Các tài khoản ngoại bảng </i>


Hệ thống tài khoản hiện hành được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ
tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số.


+Tài khoản cấp I: Ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 18 </b>


+ Tài khoản cấp III: Ký hiệu bằng 4 chữ số, ba chữ số đầu (từ trái sang phải) là
số hiệu tài khoản cấp II, số thứ tư là số thứ tự của tài khoản cấp III trong tài khoản cấp
II, ký hiệu từ 1 đến 9.


+ Tài khoản cấp IV: Tương tự như tài khoản cấp III.
+ Tài khoản cấp V: Tương tự như tài khoản cấp IV.
<i><b>1.4.2. Bảng cân đối tài khoản </b></i>


Bảng cân đối tài khoản là bảng tổng kết các số liệu phát sinh trên các tài khoản
kế toán tổng hợp được trình bày theo thứ tự số hiệu tài khoản từ nhỏ đến lớn.


Đặc tính của bảng này là thể hiện nguyên tắc cân đối, một ngun tắc cơ bản
nhất của kế tốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm tra tính chính xác của số
liệu kế tốn đã được phản ánh trong các tài khoản.


<b>Ngân hàng </b>


<b>BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN </b>


<b>Ngày…. tháng….năm…. </b>


Số hiệu
TK


Tên tài


khoản


Số dư đầu kỳ Số PS trong kỳ Số dư cuối kỳ


Nợ Có Nợ Có Nợ Có


<b>Cộng </b> <b>A </b> <b>A </b> <b>B </b> <b>B </b> <b>C </b> <b>C </b>


Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 19 </b>


-Bảng cân đối tài khoản năm
<i><b>1.4.3. Bảng cân đối kế toán </b></i>
<b>Đơn vị: …. </b>


<b>BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN </b>
<b>QUÝ (HOẶC NĂM)… </b>


<b>Đơn vị tính: đồng </b>
<b> </b>


<b>TÀI SẢN </b>
<b>I - Tiền mặt, vàng bạc, đá quý </b>


<b>II - Tiền gửi tại NHNN </b>


<b>III -Tín phiếu CP và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện tái chiết </b>


<b>khấu với NHNN. </b>


<b>IV Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác </b>
<i>-Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác </i>


<i>- Cho vay các TCTD khác </i>
<i>- Dự phòng rủi ro khác (*) </i>
<b>V – Chứng khoán kinh doanh </b>


<i> - Chứng khốn kinh doanh </i>


<i> - Dự phịng giảm giá chứng khốn kinh doanh (*) </i>


<i><b>VI – Các cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác </b></i>
<b>VII - Cho vay khách hàng </b>


<i> - Cho vay khách hàng </i>


<i> -Dự phịng rủi ro tín dụng (*) </i>
<b>VIII – Chứng khoán đầu tƣ </b>


<i>-Sẵn sàng để bán (AFS) </i>


<i>-Giữ đến ngày đáo hạn (HMT) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 20 </b>


<i>-Đầu tư vào cơng ty con </i>


<i>-Vốn góp liên doanh </i>


<i>-Đầu tư vào công ty liên kết </i>
<i>-Đầu tư dài hạn khác </i>


<i>-Dự phịng giảm giá chứng khốn đầu tư dài han (*) </i>
<b>X - Tài sản cố định </b>


<i><b> 1- Tài sản cố định </b></i>


<i>- Nguyên giá TSCĐ </i>
<i> </i> <i>- Hao mòn TSCĐ (***) </i>
<i><b> 2 – TSCĐ thuê tài chính </b></i>


<i>- Nguyên giá TSCĐ </i>
<i> </i> <i>- Hao mòn TSCĐ (***) </i>
<i><b>3 – TSCĐ vơ hình </b></i>


<i>- Ngun giá TSCĐ </i>
<i> </i> <i>- Hao mòn TSCĐ (***) </i>
<i><b>4 – Tài sản khác </b></i>


<b>XI – Bất động sản đầu tƣ </b>
<i>- Nguyên giá TSCĐ </i>
<i> </i> <i>- Hao mòn TSCĐ (***) </i>
<b>XII – Tài sản có khác </b>


<i>1-Các khoản phải thu </i>


<i>2-Các khoản lãi, phí phải thu </i>


<i>3-Tài sản thuế thu nhập hỗn lại </i>
<i>4-Tài sản có khác </i>


<i>5-Các khoản dự phịng rủi roc ho các tài sản Có khác (*) </i>
<b>NGUỒN VỐN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 21 </b>


<i>2 - Tiền gửi của TCTD khác </i>
<b>II - Vay NHNN, TCTD khác </b>


<i>1 - Vay NHNN </i>
<i>2 - Vay TCTD khác </i>
<b>III - Tiền gửi của khách hàng </b>


<b>IV - Các cơng cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác </b>
<b>V - Vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay </b>


<b>VI – Phát hành giấy tờ có giá </b>
<b>VII – Các khoản nợ khác </b>
<i>1 - Các khoàn phải trả </i>


<i>2 - Các khoản lãi, phí phải trả </i>
<i>3 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả </i>
<i>4 - Các khoản nợ khác </i>


<i>5 - Dự phịng cho cơng nợ tìm ẩn (*) </i>
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ



<i>VỐN VÀ CÁC QUỸ </i>
<b>1 - Vốn của TCTD </b>


<i>- Vốn điều lệ </i>
<i>- Vốn đầu tư XDCB </i>
<i>- Thặng dư vốn cổ phần </i>
<i>- Cổ phiếu quỹ (*) </i>
<i>- Cổ phiếu ưu đãi </i>
<i>- Vốn khác </i>


<b>2 - Quỹ của TCTD </b>


3 - Chênh lệnh tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý
4 – Chênh lệnh đánh giá lại tài sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 22 </b>


TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU


<i><b>Ghi chú: Những chỉ tiêu có đánh dấu (*) số liệu để dưới dạng số âm (-) </b></i>
<b>CÁC CHỈ TIÊU NGỒI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN </b>
<b>CHỈ TIÊU </b>


1 Cam kết bảo lãnh cho khách hàng
2 Cam kết giao dịch hối đoái


3 Cam kết tài trợ cho KH


4 Các cam kết khác


5 Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý
6 Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho KH


….Ngày….tháng…năm…..
Lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc (Tổng giám đốc)


(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)


<b>Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh </b>


<b>CÁC CHỈ TIÊU </b>


<b>Qu ý này </b> <b>Qu ý </b>
<b>trƣớc </b>


<b>Lũy kế </b>
<b>từ đầu </b>
<b>năm </b>
1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự


2. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự
<b>I. Thu nhập lãi thuần </b>


3. Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
4. Chi phí hoạt động dịch vụ


<b>II. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ </b>
5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối


6. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kế tốn ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 23 </b>


7. Thu về kinh doanh chứng khoán
8. Chi về kinh doanh chứng khoán


<b>IV. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh </b>
<b>chứng khoán </b>


<b>V. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tƣ </b>
9. Thu từ hoạt động kinh doanh khác
10. Chi phí kinh doanh khác


<b>VI. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh </b>
<b>khác </b>


<b>VII. Thu nhập góp vốn mua cổ phần </b>
<b>VIII. Các khoản thu nhập khác </b>
<b>IX. Chi phí dự phịng </b>


<b>X. Chi phí hoạt động </b>


<b>XI. Phần đƣợc sở hữu trong lãi/lỗ của các công ty </b>
<b>liên kết và liên doanh </b>


<b>XII. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế </b>
11. Chi phí thuế TNDN hiện hành


12. Chi phí thuế TNDN hỗn lại
<b>XIII. Chi phí thuế TNDN </b>
<b>XIV. Lợi nhuận sau thuế </b>
-Các cổ đơng góp vốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 24 </b>


<b>CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 2 trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán huy động vốn; Nguồn vốn huy
động và phương pháp hạch toán huy động vốn bằng VNĐ.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ huy động vốn.
+ Trình bày được các nguồn vốn huy động và phương pháp hạch toán.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ huy
động vốn.


<b>Nội dung chính </b>


<b>2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán huy động vốn </b>


Muốn mở rộng khả năng huy động vốn, NH cần chú ý một số biện pháp:
 Lãi suất hợp lý.



 Thủ tục đơn giản nhưng đảm bảo an toàn.
 Mở rộng các dịch vụ NH.


 Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng.
 Mở rộng mạng lưới chi nhánh NH.


 Nâng cao uy tín NH (Cơng khai tài chính, chia cổ tức…)
 Thanh tốn nhanh, chính xác, an tồn.


 Trang thiết bị hiện đại.


 Tuyên truyền, quảng cáo và khuyến mại.
<b>2.2 Nguồn vốn huy động </b>


Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động
thông qua việc nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá và đi vay từ NH nhà nước,
TCTD khác. Trong các nguồn vốn trên thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi và phát
hành giấy tờ có giá là nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


<i><b>2.2.1 Tiền gửi khơng kỳ hạn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 25 </b>


<i><b>Đặc điểm: </b></i>


+Lãi suất thấp vì NH khơng chủ động được trong công tác cho vay. Đồng thời
NH phải thường xuyên thu và chi trả theo yêu cầu của khách hàng nên tốn chi phí về


kiểm điếm, bảo quản,…Lãi nhập vào vốn vào ngày cuối tháng.


+Khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào để phục vụ cho việc thanh tốn, chi trả.
+Tiền gửi khơng kỳ hạn thể hiện trên số dư tài khoản khách hàng, NH không
cấp sổ cho khách hàng như tiền gửi tiết kiệm.


<i><b>2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn </b></i>


Là những khoản tiền gửi có kỳ đáo hạn cố định cho một số tiền nhất định nào
đó của khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Tiền gửi có kỳ hạn có thể được phân
thành nhiều loại như tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng,..


<b>Đặc điểm: </b>


+Lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Lãi suất được ngân hàng ấn
định tùy thuộc vào thời hạn gửi và thay đổi theo kỳ. Nếu khách hàng rút trước hạn
khách hàng sẽ nhận mức lãi suất thấp hơn mức đã thỏa thuận ban đầu. +Khi khách
hàng gửi tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng chỉ có thể rút ra khi đến kỳ hạn được thỏa
thuận.


+Khi khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì ngân hàng và khách hàng
sẽ k ý một hợp đồng tiền gửi.


<i><b>2.2.3 Tiền gửi tiết kiệm </b></i>


Bao gồm có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
<i><b>-Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn: </b></i>


+Lãi suất thấp do nguyên nhân giống như tiền gửi không kỳ hạn. Lãi nhập vào
vốn vào ngày đáo hạn tiền gửi.



+Khi nhu cầu chi tiêu không xác định được khách hàng sẽ gửi tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn nên khi gửi tiền gửi này khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Và
khách hàng có thể rút một phần số tiền trên sổ tiết kiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 26 </b>


<i><b>-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: </b></i>


+Lãi suất cao giống như tiền gửi có kỳ hạn


+Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn nhưng để tạo sự thuận
tiện cho khách hàng ngân hàng có thể cho khách hàng rút trước hạn nhưng chỉ được
hưởng lãi suất không kỳ hạn.


+Khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm.
<b>2.3 Phƣơng pháp hạch toán huy động vốn bằng VNĐ </b>


<i><b>2.3.1 Các tài khoản sử dụng </b></i>
<i>-TK 1011 “Tiền mặt tại quỹ” </i>
<i>-TK 42 “Tiền gừi của khách hàng” </i>
<i>-TK 491 “Lãi phải trả cho tiền gửi” </i>


<i>-TK 492 “Lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá” </i>
<i>-TK 43 “TCTD phát hành giấy tờ có giá” </i>


<i>-TK 80 “Chi phí hoạt động tín dụng” </i>
<i>-TK 711 “Thu dịch vụ thanh toán” </i>


<i>-TK 4531 “Thuế GTGT phải nộp” </i>


<b>*TK 1011 “Tiền mặt tại đơn vị” là tài khoản dùng để hạch toán số tiền mặt tại </b>
quỹ nghiệp vụ của các TCTD.


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số hiện có tại quỹ nghiệp vụ của ngân hàng


<b>*TK 42 “Tiền gửi của khách hàng” dùng để phản ánh tiền gửi của khách </b>
<b>hàng, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, bằng ngoại tệ và vàng tại các TCTD </b>


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền KH rút ra </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền KH gửi vào


<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh số tiền KH đang gửi tại NH
<b>TK 421: Tiền gửi khách hàng trong nước bằng VNĐ </b>


<b>4211: Tiền gửi không kỳ hạn </b>
<b>4212: Tiền gửi có kỳ hạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 2: Kế tốn nghiệp vụ huy động vốn</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 27 </b>


<b>TK 422: Tiền gửi khách hàng trong nước bằng ngoại tệ </b>
<b>TK 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam </b>



<b>TK 424: Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng </b>
<i><b>Ví dụ minh họa: </b></i>


<b>Khách hàng A nộp 2.000.000 đ tiền mặt vào tài khoản thanh toán: </b>
Nợ 1011 (TM tại quỹ): 2.000.000 đ


<b>Có 4211 (TGTT khơng kỳ hạn): 2.000.000 đ </b>
<b>2.3.2 Phƣơng pháp hạch toán </b>


<b>a)Đối với tiền gửi thanh toán: </b>
-Khi khách hàng nộp tiền mặt vào TK
Nợ 1011 (TM tại quỹ)


Có 4211 (TGTT khơng kỳ hạn)


-Khi khách hàng nhận tiền từ nơi khách chuyển đến:
Nợ TK thích hợp (1113, 5012,…)


Có 4211 (TGTT khơng kỳ hạn)
-Khi khách hàng rút tiền mặt


Nợ 4211 (TGTT khơng kỳ hạn)
Có 1011 (TM tại quỹ)


-Khi khách hàng chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng:
Nợ 4211 (TGTT khơng kỳ hạn)


Có TK thích hợp (4211, 1113, 5012,…)
Có 711 (Thu dịch vụ thanh tốn (nếu có))


Có 4531 (Thuế GTGT phải nộp)


<b>b)Đối vối tiền gửi tiết kiệm: </b>
-Khi khách hàng gửi tiết kiệm:
Nợ 1011 (TM tại quỹ)


Có 423 (TGTK bằng VNĐ)


-Khi khách hàng đến rút tiết kiệm bằng tiền mặt:
Nợ 423 (TGTK bằng VNĐ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 2: Kế tốn nghiệp vụ huy động vốn</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 28 </b>


-Khi khách hàng yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền:
Nợ 4231 (TGTK khơng kỳ hạn)


Có 4232 (TGTK có kỳ hạn)
Nợ 4232 (TGTK kỳ hạn)


Có 4231 (TGTK khơng kỳ hạn)


<b>*TK 491 “Lãi phải trả cho tiền gửi”: dùng để phản ánh số lãi tính dồn tích trên số </b>
<b>tiền gửi của khách hàng đang gửi tại TCTD. </b>


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền lãi TCTD đã chi trả khách hàng </b></i>
<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền lãi tính cộng dồn dự trả


<i><b>Số dư có: </b></i> Số tiền lãi TCTD chưa trả khách hàng


<i><b>TK 491 có các tài khoản cấp III sau: </b></i>


<b>4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam </b>
<b>4912: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ </b>


<b>4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam </b>
<b>4914: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng </b>


<b>*TK 492 “Lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá” : dùng để phản ánh số lãi phải </b>
trả dồn tích tính trên các giấy tờ có giá do TCTD phát hành.


Nội dung hạch toán giống tài khoản 491


<b>*TK 80 “Chi phí hoạt động tín dụng”: TK này phản ánh các khoản chi phí về hoạt </b>
<b>động tín dụng tại các TCTD. </b>


<i><b>Bên nợ ghi: Các khoản chi về hoạt động tín dụng </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền thu giảm chi về các hoạt động TD của TCTD


Chuyển số dư Nợ cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi
quyết toán.


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm.
<b>TK 801: Trả lãi tiền gửi </b>


<b>TK 803: Trả lãi phát hành giấy tờ có giá </b>
<i><b>Ví dụ minh họa: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 2: Kế tốn nghiệp vụ huy động vốn</b>



<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 29 </b>


Nợ 4913 (801): 3.000.000 đ
Có 1011: 3.000.000 đ
<b>*Phƣơng pháp hạch tốn: </b>


-Sau khi tính lãi nếu chưa đến ngày khách hàng rút tiền hoặc chưa đến ngày nhập vốn
ban đầu nếu có tính lãi trả trước thì ghi:


Nợ 801: Chi trả lãi tiền gửi


<b>Có 4911: Lãi phải trả cho TG bằng đồng Việt Nam (Đối với TGTT) </b>
<b>Hoặc Có 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam (Đối với </b>


<b> </b> <b>TGTK) </b>


-Khi khách hàng đến rút lãi bằng tiền mặt:
<b>Nợ 4911(801) (Đối với TGTT) </b>
<b>Hoặc Nợ 4913(801) (Đối với TGTK) </b>


Có 1011


-Khi khách hàng đến nhập lãi vào vốn:
+Đối với TGTT:


Nợ 4911(801)


Có 4211, 4212,…
+Đối với TGTK:



Nợ 4913 (801)


Có 423-TGTK bằng VNĐ
<b>2.4. Bài tập chƣơng 2 </b>


<b>Bài 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: </b>


1.Nhận tiền gửi tiết kiệm 6 tháng của bà Nguyễn Thị Hoàng Yến số tiền
6.000.000đ.


2.Ông Lê Bửu yêu cầu chuyển 15.000.000đ từ tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng
sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.


3.Khách hàng rút tiền lãi tiết kiệm định kỳ hàng tháng 3.500.000đ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 30 </b>


5.Bà Quách Bảo lĩnh tiền tiết kiệm định kỳ 6 tháng 6.000.000đ, đồng thời yêu
cầu chuyển 20.000.000đ từ tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng sang tiền gửi tiết
kiệm kỳ hạn trên 12 tháng.


6.Ông Nguyễn Vinh gửi tiết kiệm định kỳ trên 12 tháng 10.000.000đ, mặc khác
ông yêu cầu chuyển 16.000.000đ đã hết định kỳ 6 tháng sang định kỳ 3 tháng.


7.Bà Tô Châu đến rút lãi tiết kiệm định kỳ 3 tháng 600.000đ, vốn gốc
30.000.000đ bà gửi tiếp một định kỳ nữa.



8.Thu tiền mặt do khách hàng gửi tiết kiệm có thời hạn dưới 12 tháng 2.400
USD.


9.Ông Vũ Hải gửi tiết kiệm 3.000 GBP loại kỳ hạn 6 tháng. Ngân hàng cho biết
ông là khách hàng thứ 1.560 gửi tiết kiệm tại đây.


10.Trả lãi tiền gửi tiết kiệm hàng tháng 1.600 USD, khách lấy tiền VND tỷ giá
USD/VND = 15.630.


<b>Bài 2: </b>


Tại NHTMCP A ngày 15/9/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ông A xuất trình CMND và sổ tiết kiệm khơng kỳ hạn với lãi suất


0.2%/tháng đề nghị tất toán sổ và dùng toàn bộ số tiền cả gốc và lãi để mở sổ TK kỳ
hạn 3 tháng. Cho biết sao kê sổ khơng kỳ hạn của Ơng A như sau:


-Mở sổ ngày 15/8/N, số tiền 10.000.000 đ
Ngày 20/8/N: gửi thêm 30.000.000đ
-Ngày 25/8/N: rút 5.000.000 đ


-Ngày 21/8/N ngân hàng tính lãi nhập vào vốn gốc.
-Ngày 5/9/N gửi vào 15.000.000đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 31 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>



<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 32 </b>


<b>CHƢƠNG 3: KẾ TỐN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG, NGHIỆP VỤ CHO TH </b>
<b>TÀI CHÍNH </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 3 trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán cho vay, tổ chức kế tốn cho vay,
cho vay ngắn hạn theo thơng thường, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, cho
vay trả góp, cho th tài chính, cho vay trung, dài hạn theo dự án, cho vay ủy thác và
cho vay đồng tài trợ.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ và tổ chức kế tốn cho vay.


+ Trình bày được các hình thức cho vay và phương pháp hạch toán nghiệp vụ
cho vay trong Ngân hàng.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ cho vay
trong Ngân hàng.


<b>Nội dung chính </b>


<b>3.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ kế tốn cho vay </b>
<i><b>3.1.1 Ý nghĩa: </b></i>


Kế tốn ngân hàng có nghĩa quan trọng đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
bởi vì:



-KTNH phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế đồng thời tạo điều
kiện cho các tổ chức kinh tế, cá nhân có đầy đủ vốn để sản xuất kinh doanh và mở
rộng lưu thơng hàng hóa.


-Thơng qua các số liệu kế toán cho vay biết được phạm vi, phương hướng và
hiệu quả đầu tư của NH vào nền kinh tế.


-Kế toán cho vay theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn vị, qua đó
tăng cường và hạn chế cho vay đối với từng đơn vị.


<i><b>3.1.2 Nhiệm vụ kế toán cho vay </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho thuê tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 33 </b>


-Giám sát tình hình cho vay và thu nợ từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có kế
hoạch, phương hướng đầu tư tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn.


-Bảo vệ tài sản của NH.
<b>3.2 Tổ chức kế toán cho vay </b>


<i><b>3.2.1 Chứng từ cho vay: </b></i>


<b>a) Chứng từ gốc: của nghiệp vụ tín dụng bao gồm các loại chứng từ sau: </b>


-Đơn xin vay: là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốn ngân hàng, trong
đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay đây là căn cứ ban đầu để ngân hàng xem xét


cho vay.


-Hợp đồng tín dụng: là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra
giữa khách hàng và ngân hàng.


-Khế ước vay: là chứng từ chứng nhận số tiền ngân hàng phát tiền vay cho
khách hàng theo lịch trình cụ thể đây cũng là căn cứ để khách hàng trả nợ cho khách
hàng theo đúng định kỳ.


<b>b) Chứng từ ghi sồ: </b>
-Chứng từ cho vay:


+Nếu cho vay bằng tiền mặt gồm các chứng từ sau: séc lĩnh tiền mặt,
giấy lĩnh tiền, phiếu chi,...


+Nếu cho vay bằng chuyển khoản gồm các chứng từ sau: Séc, ủy nhiệm
chi,..


-Chứng từ thu nợ:


+Nếu thu bằng tiền mặt: giấy nộp tiền, séc lĩnh tiền mặt,...
+Nếu thu bằng chuyển khoản: Ủy nhiệm chi, lệnh chi,...
<i><b>3.2.2 Phương thức cho vay: </b></i>


Là cách thức tiến hành cho vay, có thể có các phương thức cho vay như sau:
-Cho vay thông thường hay cho vay từng lần, cho vay theo từng món


-Cho vay luân chuyển: cho vay theo hạn mức tín dụng, khách hàng đến vay và
trả nợ thường xuyên trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ký kết với ngân hàng...



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 34 </b>


-Chiết khấu chứng từ có giá: số tiền phát vay căn cứ vào mệnh giá của chứng từ
xin chiết khấu, lãi suất chiết khấu...


-Cho thuê tài chính: mua tài sản cho khách hàng thuê, bán lại tài sản cho khách
hàng thuê, hợp đồng thuê mua có xác định kỳ hạn thuê, tiền thuê, tiền lãi,...


-Cho vay hợp vốn: do nhiều NH cùng vốn cho một khách hàng vay do nhu cầu
vay vốn của khách hàng lớn, khoản tín dụng có nhiều rủi ro...


-Cho vay ủy thác...


<b>3.3 Cho vay ngắn hạn theo thông thƣờng </b>
<i><b>3.3.1 Tài khoản sử dụng: </b></i>


<b>-TK 21 “Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước” </b>
<b>-TK 219 “Dự phòng rủi ro” </b>


<b>-TK 394 “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” </b>
<b>-TK 702 “Thu lãi cho vay” </b>


<i><b>3.3.2 Phương pháp hạch toán: </b></i>


<b>*TK 21 “Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc” </b>
<b>211: Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam </b>



<b>2111: Nợ đủ tiêu chuẩn </b>
<b>2112: Nợ cần chú ý </b>
<b>2113: Nợ dưới tiêu chuẩn </b>
<b>2114: Nợ nghi ngờ </b>


<b>2115: Nợ có khả năng mất vốn </b>


<b>*Nội dung tài khoản 2111 “Nợ đủ tiêu chuẩn”: là tài khoản dùng để hạch </b>
toán số tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc vàng) TCTD cho các TCTD khác (trong
nước, nước ngoài), các tổ chức kinh tế, cá nhân vay, bao gồm các khoản nợ trong hạn,
các khoản nợ đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi, các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.


<i><b>Bên nợ ghi: -Số tiền cho vay các tổ chức, cá nhân </b></i>
<i><b>Bên có ghi: -Số tiền thu nợ từ các tổ chức, cá nhân </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 35 </b>


<i><b>Số dư nợ:-Phản ánh nợ vay của các tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện </b></i>
hành về phân loại nợ.


<b>*TK 2112: Nợ cần chú ý: là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. </b>


<b>*TK 2113: Nợ dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày </b>
<b>*TK 2114: Nợ nghi ngờ: là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày </b>
<b>*TK 2115: Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày </b>
<b>*TK 219 “Dự phòng rủi ro” bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung: </b>


dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của các TCTD theo quy định hiện hành về phân loại nợ.


<i><b>Bên nợ ghi: -Sử dụng dự phòng để xử l ý các rủi ro tín dụng </b></i>


-Hịa nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định
<i><b>Bên có ghi: -Số dự phịng được trích lập tính vào chi phí </b></i>


<i><b>Số dư có: -Phản ánh số dự phịng hiện có cuối kỳ </b></i>
<b>Khi giải ngân: </b>


-Bằng tiền mặt:
Nợ 2111


Có 1011
-Bằng chuyển khoản:
Nợ 2111


Có 4211, 5211, 5012,...
<b>Khi thu nợ: </b>


Nợ TK thích hợp (1011, 4211,...)
Có 2111


<b>Khi chuyển nợ: </b>


-Chuyển nợ cần chú ý:
Nợ 2112


Có 2111



-Chuyển nợ dưới tiêu chuẩn:
Nợ 2113


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho thuê tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 36 </b>


-Chuyển nợ nghi ngờ:
Nợ 2114


Có 2113


-Chuyển nợ có khả năng mất vốn:
Nợ 2115


Có 2114
<b>Khi xử lý xóa nợ: </b>


Nợ 2190


Có 2115


Đồng thời: Nhập 971 “Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi”
Hết thời hạn theo dõi Xuất 971


<b>Khi khách hàng trả đúng nợ và lãi theo HĐ: NH tiến hành thanh lý HĐTD và giải </b>
tỏa TS thế chấp.



Xuất TK 994


<b>*TK 394 “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”: tài khoản này dùng để phản </b>
ánh số lãi phải thu dồn tích tính trên hoạt động tín dụng.


<i><b>Bên nợ ghi: -Số tiền phải thu từ hoạt động tín dụng tính dồn tích </b></i>
<i><b>Bên có ghi: -Số tiền lãi khách hàng vay tiền trả </b></i>


-Số tiền lãi đến kỳ hạn mà không nhận được (theo một thời gian nhất
định) chuyển sang lãi vay quá hạn chưa thu được.


<i><b>Số dư nợ: -Phản ánh số tiền lãi mà TCTD còn phải thu </b></i>
TK này gồm có các tài khoản cấp III sau:


<b>-TK 3941: Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam </b>
<b>-TK 3942: Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng </b>
<b>-TK 3943: Lãi phải thu từ cho thuê tài chính </b>


<b>-TK 3944: Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh </b>


<b>*TK 702 “Thu lãi cho vay”: tài khoản này dùng để phản ánh số lãi vay thu </b>
được từ khách hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 37 </b>


-Chuyển số dư Có vào tài khoản lợi nhuận khi quyết toán cuối
năm



<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Tiền thu lãi vay.


<i><b>Số dư có: </b></i> -Phản ánh số tiền thu lãi hiện có tại ngân hàng.
<b>Khi NH tính lãi phải thu: </b>


Nợ 394


Có 702
<b>Khi khách hàng trả lãi: </b>


Nợ 1011, 4211,...
Có 394(702)


<b>Nếu lãi đến kỳ trả mà khách hàng không trả NH theo dõi ngoài bảng: </b>
Nhập 941 “Lãi vay quá hạn chưa thu được bằng VNĐ”


Nếu phải xóa:
Nợ 702


Có 394
Xuất 941


<b>*TK 387 “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD đang chờ xử </b>
<b>lý”: TK này dùng để phản ánh giá trị TS gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho NH, </b>
đang chờ xử lý. NH phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài
sản đó.


<i><b>Bên nợ ghi: Giá trị TS gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho NH, đang chờ xử </b></i>



<i><b>Bên có ghi: </b></i> Giá trị TS gán nợ đã xử lý
<i><b>Số dư nợ: </b></i> Giá trị TS gán nợ


<b>Khi TCTD nhận đƣợc TS từ việc gán nợ bằng TS của khách hàng, TS này có đủ hồ </b>
sơ pháp lý, TCTD có quyền sở hữu hợp pháp đối với TS, trong thời gian chờ xử lý TS:


Nợ TK 387


Có TK cho vay KH


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 38 </b>


<b>Nhập TK 995 “TS gán nợ, xiết nợ chờ xử lý: theo giá trị TS gán nợ” </b>
Xuất TK 941-Lãi vay quá hạn chưa thu được bằng ĐVN


<b>Khi TCTD xử lý TS gán nợ nên trên: </b>
<b>a)Trƣờng hợp TCTD phát mại TS: </b>
Nợ TK thích hợp


Có TK 387


Số tiền chênh lệch giữa số tiền thu được do phát mại TS và giá trị TS được hạch
toán vào kết quả KD.


Đồng thời xuất TK 995



<b>b)Trƣờng hợp TCTD giữ lại TS để sử dụng thì phải trên cơ sở đảm bảo </b>
<b>nguồn vốn mua sắm TSCĐ theo quy định (50% vốn tự có) </b>


Nợ TK 3012-Nhà cửa, vật kiến trúc: giá trị định giá TS
Có TK 387


Đồng thời xuất TK 995


<b>3.4 Chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá </b>
<i><b>3.4.1 Tài khoản sử dụng: </b></i>


<b>*TK 22: Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh </b>
tế, cá nhân trong nước.


<b>*TK 221 “Chiết khấu, thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt </b>
<b>Nam”: tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam đã ứng trước cho các tổ </b>
chức kinh tế hoặc cá nhân sau khi chấp nhận chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
của tổ chức kinh tế, cá nhân đó.


<b>TK 221 có các tài khoản cấp III tương tự như TK 211 </b>
<b>TK 2211: Nợ đủ tiêu chuẩn </b>


<b>TK 2212: Nợ cần chú ý </b>
<b>TK 2213: Nợ dưới tiêu chuẩn </b>
<b>TK 2214: Nợ nghi ngờ </b>


<b>TK 2215: Nợ có khả năng mất vốn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>



<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 39 </b>


<b>*TK 229 “Dự phòng phải thu khó địi”. Nội dung tài khoản này giống tài </b>
<b>khoản 219. </b>


<b>*TK 711 “Thu từ dịch vụ thanh toán”. Nội dung tương tự TK 702. </b>


<b>*TK 133 “Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nƣớc ngoài”. Nội dung tương tự như TK </b>
<b>113. </b>


<i><b>3.4.2 Phương pháp hạch toán: </b></i>


<i><b>3.4.2.1 Đối với chứng từ có giá là chứng từ hàng xuất truy địi (trách nhiệm </b></i>
<i><b>địi tiền nước ngồi vẫn thuộc về khách hàng) </b></i>


<b>Hạch toán số tiền chiết khấu: </b>
Nợ TK 221/222


Có TK thích hợp (Tiền mặt, TG khách hàng)
Khi được nước ngoài báo có:


-Nếu nhỏ hơn số tiền CK:


Nợ 133 (Nostro): Số tiền nước ngồi báo Có
Nợ TK khách hàng (số tiền chênh lệch thiếu)


Có TK 221/222: Số tiền đã chiết khấu


-Nếu lớn hơn số tiền chiết khấu: ghi Có TK khách hàng (số tiền chênh lệch


thừa)


<b>Hạch toán thu lãi chiết khấu và phí dịch vụ thanh tốn: </b>
Nợ TK khách hàng


Có TK thu lãi CK


Có phí dịch vụ thanh tốn với nước ngồi
Có thuế VAT (của phí dịch vụ thanh toán)


Hàng háng phải sao kê từng bộ chứng từ CK và đơn đốc thanh tốn. Nếu sau số
ngày quy định, nước ngồi khơng báo Có, đề nghị khách hàng trả tiền:


Nợ TK khách hàng: tiền CK + lãi
Có TK 221/222


Có TK thu lãi


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 40 </b>


<i><b>3.4.2.2 Chứng từ hàng xuất miễn truy đòi (Mọi rủi ro về việc đòi tiền nước </b></i>
<i><b>ngồi phía NH chịu) </b></i>


<b>Hạch tốn số tiền chiết khấu: </b>
Nợ TK 221/222


Có TK thích hợp (Tiền mặt, TG khách hàng)


<b>Thu phí dịch vụ khách hàng: </b>


Nợ TK thích hợp


Có TK phí dịch vụ thanh tốn
Có TK thuế VAT


<b>Khi đƣợc nƣớc ngồi báo Có: </b>


Nợ TK 133 (Nostro): Số tiền nước ngồi báo Có
Có TK 221/222: Số tiền đã chiết khấu
Có TK lãi cho vay: Lãi chiết khấu
<i><b>3.4.2.2 Đối với chứng từ có giá khác: </b></i>
<b>Khi NH nhận CK: </b>


Nợ 2211 : Số tiền CK


Có 4211 : Số tiền CK
<b>Khi khách hàng trả nợ và trả lãi: </b>


Nợ 1011, 4211,...: Số tiền chiết khấu + Lãi + Lệ phí
Có 2211: Số tiền chiết khấu


Có 7110: Lệ phí, hoa hồng
Có 4531: Thuế GTGT phải nộp
<b>3.5 Cho vay trả góp </b>


<i><b>3.5.1 Tài khoản sử dụng: </b></i>


Giống như các tài khoản cho vay thông thường


<i><b>3.5.2 Phương pháp hạch toán </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho thuê tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 41 </b>


<b>*Lƣu ý: </b>


-Khi thu nợ, dù trả góp theo cách nào thì cũng phải tách vốn cho vay riêng khỏi
lãi.


<b>3.6 Cho thuê tài chính </b>
<i><b>3.6.1 Khái quát: </b></i>


Cho thuê tài chính thực chất là tín dụng trung và dài hạn trong đó Cơng ty cho
thuê Tài chính theo đơn đặt hàng của khách hàng sẽ mua tài sản về cho thuê và có thể
hứa sẽ bán lại tài sản đó cho khách hàng chậm nhất là sau khi kết thúc hợp đồng thuê
với giá thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua.


Nội dung của HĐ cho thuê tài chính (thuê mua) gồm một số điểm chủ yếu sau
đây:


-Thời gian thuê (ít nhất bằng 60% thời gian để khấu hao TS)
-Lãi suất phải trả để căn cứ tính lãi cho thuê.


-Kết thúc HĐ người thuê được quyền mua lại tài sản với giá thỏa thuận thấp
hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại.


-Kết thúc HĐ người thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục


được thuê.


-Tiền thuê phải trả từng định kỳ là bao nhiêu (bao gồm cả tiền lãi).
-Định kỳ trả tiền thuê (tháng, qu ý, năm...)


Đối với các Công ty cho th tài chính khơng được trích khấu hau đối với tài
sản cho th tài chính vì giá trị tài sản được thu hồi dần qua tiền thuê mà người đi thuê
phải trả.


<i><b>3.6.2 Tài khoản sử dụng: </b></i>
<b>*TK 23 “Cho thuê tài chính: </b>


<b>TK 231 “Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam” </b>
<b>TK 232 “Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ” </b>


<b>TK 385 “Đầu tư bằng đồng Việt Nam vào các thiết bị cho thuê tài chính” </b>
<b>TK 386 “Đầu tư bằng ngoại tệ vào các thiết bị cho thuê tài chính” </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 42 </b>


<b>TK 705 “Thu lãi cho thuê tài chính” </b>


<b>TK 4277 “K ý quỹ đảm bảo thuê tài chính” </b>


<b>TK 951 “Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản l ý tại Công ty” </b>
<b>TK 952 “Tài sản dùng để cho thuê tài chính giao cho khách hàng th” </b>
<b>*TK 231 có các TK cấp III sau: (Nội dung tương tự TK 211) </b>



<b>TK 2311: Nợ đủ tiêu chuẩn </b>
<b>TK 2312: Nợ cần chú ý </b>
<b>TK 2313: Nợ dưới tiêu chuẩn </b>
<b>TK 2314: Nợ nghi ngờ </b>


<b>TK 2315: Nợ có khả năng mất vốn </b>


<i><b>Bên nợ ghi: Giá trị TS giao cho khách hàng thuê tài chính theo HĐ </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Giá trị TS cho thuê tài chính được thu hồi khi khách hàng trả tiền
theo HĐ


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh giá trị TS giao cho khách hàng thuê tài chính đang nợ
trong hạn


<b>*TK 232 “Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ”. Nội dung giống TK 231 </b>


<b>* TK 385 “Đầu tƣ bằng đồng Việt Nam vào các thiết bị cho thuê tài chính”: TK </b>
này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam đang chi ra để mua sắm TS cho thuê tài
chính trong thời gian trước khi bắt đầu cho thuê tài chính (ghi trong HĐ cho thuê tài
chính)


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền chi ra để mua TS cho thuê tài chính </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Giá trị tài sản chuyển sang cho thuê tài chính


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số tiền đang chi ra để mua tài sản cho thuê tài chính
chưa chuyển sang cho thuê tài chính.



<b>*TK 386 “Đầu tƣ bằng ngoại tệ vào các thiết bị cho thuê tài chính”. Nội dung </b>
<b>giống TK 385. </b>


<b>*TK 3943 “Lãi phải thu từ cho thuê tài chính”. Nội dung giống TK 394 </b>
<b>*TK 239 “Dự phịng phải thu khó địi”. Nội dung giống TK 219. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 43 </b>


<b>*TK 951 “Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản l ý tại Cơng ty”: TK này </b>
dùng để phản ánh các tài sản dùng để cho thuê đang quản l ý tại các Công ty cho thuê
tài chính. Giá trị TS được theo dõi theo giá mua ban đầu.


<i><b>Bên nhập ghi: </b></i> Giá trị TS dùng để cho thuê tài chính nhập về Cơng ty cho th tài
chính quản lý.


<i><b>Bên xuất ghi: </b></i> Giá trị TS dùng để cho th tài chính quản l ý tại Cơng ty cho th
tài chính được xử lý.


<i><b>Số cịn lại: </b></i> Phản ánh giá trị TS dùng để cho thuê đang quản lý tại Công ty
cho thuê tài chính.


<b>*TK 952 “Tài sản dùng để cho thuê tài chính giao cho khách hàng thuê”: TK này </b>
dùng để phản ánh các TS dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàng thuê.
Giá trị TS được theo dõi theo giá mua ban đầu.


<i><b>Bên nhập ghi: </b></i> Giá trị TS dùng để cho thuê tài chính giao cho khách hàng thuê
<i><b>Bên xuất ghi: </b></i> Giá trị TS dùng để cho thuê tài chính giao cho khách hàng thuê



được xử lý hoặc nhận về Cơng ty cho th tài chính.


<i><b>Số còn lại: </b></i> Phản ánh giá trị TS dùng để cho thuê tài chính đang giao cho
khách hàng thuê.


<i><b>3.6.3 Phương pháp hạch toán </b></i>


<b>*Nếu có nhận tiền k ý quỹ của khách hàng để đảm bảo thuê TC: </b>
Nợ TK 4211


Có TK 4277


<b>*Khi mua TS theo đơn đặt hàng của khách hàng: </b>
Nợ 3850


Nợ 3532-Thuế GTGT đầu vào


Có TK thích hợp (1011, 1113,...)
Đồng thời hạch tốn ngoại bảng: Nhập 951
<b>*Khi chuyển giao TS cho ngƣời đi thuê: </b>


Nợ TK 4277 : tiền ký quỹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 44 </b>


Xuất 951


Đồng thời:


Nợ 2311
Có 385


Nếu HĐ cho thuê tài chính đã ký với khách hàng có sự chênh lệch về giá trị TS
(do Công ty thuê tài chính mua được với giá thấp hơn giá thị trường) thì khoản chênh
lệch này ghi vào thu nhập khác – TK 79


Nợ 2311-Giá trị TS ghi theo hợp đồng
Có 3850: Giá trị TS ban đầu
Có 7900: Chênh lệch


<b>*Đối với tiền thuê và tiền lãi công ty phải tính trƣớc và tách riêng để hạch tốn. </b>
Tiền th thơng thường được tính theo cách:


<b>Tiên th TS trả định kỳ = Giá trị TS theo HĐ / Số định kỳ trả tiền </b>
-Hạch tốn lãi tính trước cho th tài chính:


Nợ 3943
Có 7050


-Khi khách hàng trả tiền lãi và tiền thuê


Nợ TK thích hợp (1011, 4211,...): Tiền lãi + Tiền thuê
Có 2311: Tiền thuê


Có 3943: Tiền lãi


-Nếu lãi cho th tài chính khơng tính trước thì hạch tốn vào TK 705


<b>*Nếu phải xử lý chuyển sang Nợ có khả năng mất vốn: </b>


-Tiền thuê:
Nợ 2315


Có 2314, 2313, 2312, 2311
-Tiền lãi: nhập 941


<b>*Phải xử lý xóa nợ, xóa lãi: </b>
-Xóa nợ:


Nợ 2390


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho thuê tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 45 </b>


-Hạch toán giảm lãi nếu đã tính trước vào thu nhập:
Nợ 7050


Có 3943
Đồng thời xuất 941
<b>*Kết thúc hợp đồng thuê mua: </b>


-Nếu khách hàng mua TS:
+Xuất 952


+Thu tiền bán TS thì hạch tốn:
Nợ 1011, 4211,...



Có 7900


-Nếu khách hàng trả TS lại cho NH:
+Xuất 952


+Tùy theo hiện trạng của TS mà NH sẽ xử lý:
.Bán TS, tiền thu về hạch toán như trên


.Chuyển thành TSCĐ để sử dụng thì hạch tốn như phần nhập
TSCĐ


.Cho th tiếp tục thì khi đó phải:
Nhập 952


Đồng thời hạch toán:
Nợ 1011, 4211,...


Có 7900
<b>3.7 Cho vay trung, dài hạn theo dự án </b>


<i><b>3.7.1 Các tài khoản sử dụng: </b></i>


TK 212 “Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam”
TK 213 “Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam”


TK 3941 “Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam:


Các tài khoản trên có nội dung giống như các tài khoản cho vay ngắn hạn.
<i><b>3.7.2 Phương pháp hạch toán: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 46 </b>


<b>3.8 Cho vay ủy thác </b>


<i><b>3.8.1 Các tài khoản sử dụng </b></i>


<b>TK 383 “Ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng VN” </b>
<b>TK 384 “Ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ” </b>


<b>TK 483 “Nhận tiền ủy thác đầu tư, cho vay bằng đồng VN” </b>
<b>TK 484 “Nhận tiền ủy thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ” </b>
<i><b>3.8.2 Phương pháp hạch toán </b></i>


<b>*TK 383 “Ủy thác đầu tƣ, cho vay bằng đồng VN”: TK này dùng để phản ánh số </b>
ĐVN mà TCTD chuyển cho các tổ chức nhận ủy thác cho vay với mức tiền đã thỏa
thuận theo HĐ ủy thác đã ký giữa 2 bên.


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền chuyển vào tổ chức nhận ủy thác cho vay </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền tổ chức nhận ủy thác cho vay thanh toán (đã cho vay
khách hàng hoặc chuyển trả lại).


<b>Số dƣ nợ: </b> Phản ánh số tiền đã chuyển cho tổ chức nhận ủy thác cho vay.
<b>*TK 384 “Ủy thác đầu tƣ, cho vay bằng ngoại tệ”, giống như TK 383 </b>


<i><b>3.8.2.1 Tại NH ủy thác </b></i>


<b>*Khi chuyển tiền ủy thác: </b>


Nợ 383, 384


Có TK 1011, 1113,…


<b>*Khi nhận thông báo của NH nhận ủy thác là đã giải ngân cho khách hàng: </b>
Nợ TK cho vay thích hợp (2111…)


Có TK 383, 384


<b>*Khi nhận vốn của NH nhận ủy thác chuyển trả do thu nợ của khách hàng: </b>
Nợ TK 1113


Có TK cho vay thích hợp
<b>*NH ủy thác trích lập dự phịng: </b>


Nợ TK chi phí


Có TK dự phịng


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 47 </b>


TK trên mở tại TCTD nhận ủy thác đầu tư, cho vay dùng để phản ánh số tiền
của các TCTD chuyển cho TCTD nhận ủy thác cho vay khách hàng xác định theo HĐ
ủy thác đầu tư, cho vay.



<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền đã nhận ủy thác đầu tư, cho vay </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền đã thanh toán với TCTD ủy thác đầu tư, cho vay


<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh số tiền ủy thác đầu tư, cho vay đã nhận của các TCTD
chưa thanh toán.


<i><b>3.8.2.2 Tại NH nhận ủy thác: </b></i>
<b>*Khi nhận vốn ủy thác: </b>


Nợ 1113,…
Có 483, 484


<b>*Khi giải ngân cho khách hàng: </b>


Nợ TK 359-Các khoản phải thu khác
Có TK 1011


<b>*Khi thông báo cho NH ủy thác: </b>
Nợ TK 483, 484


Có 459-Các khoản chờ thanh tốn khác


Đồng thời nhập TK 981 “Cho vay, đầu tư theo hợp đồng nhận ủy thác”
<b>*Khi thu nợ: </b>


Nợ TK 1011


Có TK 359-Các khoản phải thu khác
<b>*Khi hoàn trả vốn cho NH ủy thác: </b>



Nợ TK 459-Các khoản chờ thanh toán khác
Có TK 1113


Đồng thời xuất TK 981


NH nhận ủy thác được hưởng lệ phí ủy thác hạch toán:
Nợ TK 1011


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho thuê tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 48 </b>


<b>3.9 Cho vay đồng tài trợ </b>
<i><b>3.9.1 Tài khoản sử dụng: </b></i>


<b>TK 381 “Góp vốn cho vay đồng tài trợ bằng đồng VN” </b>
<b>TK 382 “Góp vốn cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ” </b>
<b>TK 481 “Nhận vốn cho vay đồng tài trợ bằng đồng VN” </b>
<b>TK 482 “Nhận vốn cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ” </b>
<i><b>3.9.2 Phương pháp hạch toán </b></i>


<b>*TK 381 “Góp vốn cho vay đồng tài trợ bằng đồng VN”: TK này dùng để phản ánh </b>
số ĐVN TCTD góp vốn vào TCTD đầu mối để đồng tài trợ cho một dự án với mức
tiền đã thỏa thuận thông qua việc k ý kết HĐ đồng tài trợ.


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền chuyển cho TCTD đầu mối để cho vay dự án </b></i>
<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền TCTD đầu mối đã cho vay dự án



<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số tiền đã chuyển cho TCTD đầu mối để cho vay dự án.
<b>*TK 382 “Góp vốn cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ” giống TK 381 </b>


<i><b>3.9.2.1 Tại NH thành viên </b></i>
<b>*Khi chuyển tiền góp vốn: </b>


Nợ TK 381, 382
Có TK 1011


<b>*Khi nhận thông báo đã giải ngân của NH đầu mối: </b>
Nợ TK cho vay thích hợp


Có TK 381, 382
<b>*NH trích lập dự phịng: </b>


Nợ TK chi phí


Có TK dự phòng


<b>*Khi nhận vốn của NH đầu mối chuyển trả do thu nợ của khách hàng: </b>
Nợ TK 1113


<b>Có TK cho vay thích hợp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế tốn nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 49 </b>


TK trên mở tại TCTD đầu mối dùng để phản ánh số tiền đã nhận được của các


TCTD thành viên để cho vay đồng tài trợ dự án với mức tiền đã thỏa thuận thông qua
việc ký kết HĐ đồng tài trợ.


Nội dung giống TK 483, TK 484
<i><b>3.9.2.2 Tại NH đầu mối: </b></i>


<b>*Khi nhận vốn góp của NH thành viên: </b>
Nợ TK 1113


Có TK 481, 482


<b>*Khi giải ngân cho KH phần vốn góp của NH thành viên: </b>
Nợ TK 359-Các khoản phải thu khác


Có TK 1011


(Phần giải ngân của NH đầu mối hạch toán như cho vay thông thường)
<b>*Khi thông báo cho NH thành viên: </b>


Nợ TK 481, 482


Có TK 459-Các khoản chờ thanh toán khác
Đồng thời nhập TK 982 “Cho vay theo HĐ đồng tài trợ”
<b>*Khi thu nợ phần góp vốn của NH thành viên: </b>


Nợ TK 1011


Có TK 359-Các khoản phải thu khác


(Phần thu nợ của NH đầu mối hạch tốn như cho vay thơng thường)


<b>*Khi hoàn trả vốn cho NH thành viên: </b>


Nợ TK 459-Các khoản chờ thanh tốn khác
Có TK 1113,…


Đồng thời xuất TK 982.
<b>3.10. Bài tập chƣơng 3 </b>


<i><b>Bài 1: Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: </b></i>


1. Công ty cổ phần An Khánh trả nợ vay ngắn hạn 16.000.000đ và lãi hàng
tháng 2.300.000đ từ TK tiền gửi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, </b>
<b>nghiệp vụ cho th tài chính</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 50 </b>


3.Chuyển nợ nghi ngờ món vay 120.000.000đ của XN Cơ khí.


4.Xí nghiệp Dệt đến trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt, tổng số tiền
22.000.000đ, trong đó lãi 2.000.000đ (lãi hàng tháng).


5.Giải ngân cho công ty Cổ phần An Khánh 70.000.000đ, trong đó yêu cầu NH
chuyển trả cho Cửa hàng Bách hóa số 2 số tiền là 30.000.000đ, còn 40.000.000đ
chuyển tiền cùng hệ thống).


<i><b>Bài 2: Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: </b></i>


1.Chuyển nợ cần chú ý 24.000.000đ vay chiết khấu của XN Y đồng thời trích


TKTG để thu 6.000.000đ lãi, lãi vay thu hàng tháng.


2.NH cho công ty xuất khẩu N vay 2.600 USD để ký quỹ mở L/C.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 51 </b>


<b>CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 4 giới thiệu ý nghĩa, nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng, tài khoản sử
dụng và phương pháp hạch tốn.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được nghiệp vụ và cách hạch toán nghiệp vụ thanh toán qua Ngân
hàng.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ thanh
toán qua Ngân hàng.


<b>Nội dung chính </b>


<b>4.1. Ý nghĩa, ngun tắc thanh tốn qua ngân hàng </b>
<i><b>4.1.1 Khái niệm: </b></i>


Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ của
khách hàng thơng qua NH, trong đó phổ biến là thanh tốn khơng dùng tiền mặt.



Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là hình thức thanh tốn bằng cách trích từ tài
khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản.


<i><b>4.1.2 Ý nghĩa nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng: </b></i>


-Giúp cho khách hàng giải quyết nhanh vòng vay vốn tạo điều kiện thúc đẩy
quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa.


-Giảm được các chi phí về vận chuyển, lưu thơng tiền mặt, tiết kiệm được cho
nền kinh tế chi phí phát hành tiền cho lưu thơng.


-NH có điều kiện mở rộng nguồn vốn huy động.


-NH có thêm cơ hội tăng khả năng cho vay góp phần tăng lợi nhuận cho NH.
-NH có điều kiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng thông qua tài khoản
khách hàng mở tại NH.


<i><b>4.1.3 Các nguyên tắc thanh toán qua Ngân hàng: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh tốn quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 52 </b>


-Khi thanh toán qua NH, chủ TK phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của
NH như: lập giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở NH.


-Chủ TK tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư tiền gửi NH, nếu có sự chênh lệch
giữa sổ sách chủ TK và NH thì phải cùng nhau đối chiếu, điều chỉnh lại cho khớp
đúng.



-NH chịu trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán của khách hàng.
<b>4.2 Tài khoản sử dụng </b>


<b>• TK 4211: “Tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng VN của khách hàng trong nước” </b>
<b>• TK 454: “Chuyển tiền phải trả bằng đồng Việt Nam” </b>


<b>• TK 427: “Nhận ký quỹ bằng đồng Việt Nam” </b>
<b>• TK 5012: “Thanh tốn bù trừ giữa NH thành viên” </b>
<b>• TK 5111: “Chuyển tiền đi năm nay” </b>


<b>• TK 5112: “Chuyển tiền đến năm nay” </b>
<b>• TK 5211: “Liên hàng đi năm nay” </b>
<b>• TK 5212: “Liên hàng đến năm nay” </b>


<b>• TK 1113: “Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng đồng VN” </b>
<b>4.3 Phƣơng pháp hạch tốn </b>


<b>*TK 4211: “Tiền gửi khơng kỳ hạn bằng đồng VN của khách hàng trong nƣớc”: </b>
dùng để phản ánh lượng tiền khách hàng gửi vào và rút ra thường xuyên thơng qua
việc sử dụng các dịch vụ thanh tốn của Ngân hàng.


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền KH rút ra </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Số tiền KH gửi vào


<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh số tiền KH đang gửi tại NH


<b>Ví dụ minh họa: Ông Nguyễn Văn A mang tờ Séc do cơng ty CP A phát hành có ghi </b>
tên người lĩnh tiền là Nguyễn Văn A đến ngân hàng rút tiền mặt.



Nợ 4211 (Cơng ty CP A)
Có 1011


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh tốn quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 53 </b>


<i><b>Bên nợ ghi: -Số tiền trả cho người được hưởng </b></i>


-Số tiền chuyển trả lại cho đơn vị chuyển tiền do người được
hưởng không đến nhận hoặc theo yêu cầu của đơn vị chuyển tiền,
của người thụ hưởng.


<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Số tiền các TCTD khác chuyển đến trả cho người được hưởng
<i><b>Số dư có: </b></i> -Phản ánh số tiền chuyển đến chưa thanh toán.


<b>*TK 427: “Nhận ký quỹ bằng đồng Việt Nam”: TK này dùng để phản ánh số tiền </b>
đồng Việt Nam mà TCTD nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các
dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh TD được thực hiện đúng HĐ, cam kết đã
ký.


<i><b>Bên nợ ghi: -Số tiền ký gửi đã thanh toán cho người hưởng </b></i>


-Số tiền ký gửi sử dụng còn thừa trả lại cho khách hàng ký gửi
<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Số tiền khách hàng gửi để đảm bảo thanh tốn


<i><b>Số dư có: </b></i> -Phản ánh số tiền khách hàng đang ký gửi ở TCTD để đảm bảo
thanh toán.



<b>*TK 5012 “Thanh toán bù trừ của NH thành viên”: TK này mở tại các NH thành </b>
viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để hạch toán các khoản thanh toán bù trừ NH
khác


<i><b>Bên nợ ghi: -Các khoản phải thu NH khác </b></i>


-Số chênh lệch phải trả trong TT bù trừ
<i><b>Bên có ghi: -Các khoản phải trả NH khác </b></i>


-Số chênh lệch phải thu trong TT bù trừ


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Số tiền chênh lệch phải thu > phải trả của các NH thành viên phải
thu trong thanh tốn bù trừ.


<i><b>Số dư có: </b></i> Số tiền chênh lệch Phải trả > phải thu của các NH thành viên phải
trả trong thanh tốn bù trừ.


<b>• TK này sau khi thanh toán xong phải hết số dƣ </b>


<b>*TK 5111 “Chuyển tiền đi năm nay”: TK này mở tại các chi nhánh trong hệ thống </b>
để hạch toán lệnh chuyển tiền đi năm nay chuyển tới trung tâm thanh toán


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 54 </b>


<i><b>Bên có ghi: -Số tiền chyển đi theo lệnh chuyển có </b></i>


-Số tiền chuyển theo lệnh hủy lệnh chuyển nợ đã chuyển



<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh chênh lệch số tiền chuyển đi theo LC nợ lớn hơn LC có
và lệnh hủy lệnh LC Nợ


<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh chênh Lệch số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển có và
lệnh hủy lệnh chuyển nợ lớn hơn lệnh chuyển nợ


<b>*TK 5112 “Chuyển tiền đến năm nay”: TK này mở tại các chi nhánh trong hệ thống </b>
để hạch toán lệnh chuyển tiền đến năm nay do trung tâm thanh toán chuyển


<i><b>Bên nợ ghi: -Số tiền chuyển đến theo lệnh chuyển Có </b></i>


-Số tiền chuyển đến theo lệnh hủy LC Nợ
<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Số tiền chyển đến theo lệnh chuyển Nợ


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh chênh lệch số tiền chuyển đến theo lệnh chuyển có và
<b>lệnh hủy lệnh lệnh chuyển Nợ lớn hơn lệnh chuyển nợ </b>


<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh chênh lệch số tiền chuyển đến theo lệnh chuyển nợ lớn
hơn lệnh chuyển có và lệnh hủy lệnh chuyển nợ


<b>*TK 5211 “Liên hàng đi năm nay”: TK này dùng để hạch toán các khoản phát sinh </b>
về giao dịch liên hàng đi năm nay với các đơn vị khác trong cùng hệ thống NH


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> Các khoản chi hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy
báo nợ liên hàng gửi đi


<i><b>Bên có ghi: </b></i> Các khoản thu hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy
báo có liên hàng gửi đi


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ


<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ


<b>*TK 5212 “Liên hàng đến năm nay”: TK này dùng để hạch toán các khoản tiếp nhận </b>
về giao dịch liên hàng đến năm nay với các đơn vị khác trong cùng hệ thống NH


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> -ST đơn vị khách trong cùng HT NH thu hộ theo giấy báo Có liên
hàng nhận được.


-ST giấy báo nợ liên hàng đã được đối chiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 55 </b>


-ST giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu.
<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số tiền các giấy báo Có liên hàng


chưa được đối chiếu.


<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu.
<b>*TK 1113 “Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng VND”: TK này dùng để hạch toán </b>
<b>số tiền đồng VN của các TCTD gửi không kỳ hạn tại NHNN </b>


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền gửi vào NHNN </b></i>
<i><b>Bên có ghi: Số tiền TCTD lấy ra </b></i>


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số tiền đang gửi khơng kỳ hạn tại NHNN
<i><b>4.3.1. Thanh tốn bằng Séc </b></i>


<i><b>4.3.1.1 Khái niệm: </b></i>



Séc là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do một người ký phát
lập để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng
làm trung gian thanh toán.


<i><b>4.3.1.2 Một số quy định về phát hành và sử dụng séc: </b></i>


-Thời gian xuất trình một tờ séc là 30 ngày kề từ ngày phát hành cho đến ngày
người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng kể cả ngày lễ và ngày chủ nhật.


-Người phát hành chỉ được ghi số tiền trên séc trong phạm vi số dư tài khoản
của mình tại NH.


-Người thụ hưởng muốn chuyển nhượng séc thì ký hậu chuyển nhượng trừ
trường hợp trên séc có ghi “khơng được chuyển nhượng”.


-Người phát hành séc nếu thiếu khả năng thanh toán sẽ bị xử lý:
+Vi phạm lần đầu bị NH cảnh cáo


+Vi phạm lần 2 bị NH tạm thời đình chỉ quyền phát hành séc trong 3
tháng, thu hồi séc trắng.


+Vi phạm lần thứ 3 NH đình chỉ vĩnh viễn quyền phát hành séc và thông
báo cho NH nhà nước.


<i><b>4.3.1.3 Thanh toán Séc cùng NH </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 56 </b>



Có 4211 (Người thụ hưởng)
• Nếu séc dùng lĩnh tiền mặt


Nợ 4211 (Người phát hành)
Có 1011


• Nếu séc có bảo chi thì thanh tốn cho người thụ hưởng
Nợ 4271 (Séc bảo chi)


Có 4211, 1011,…


<i><b>4.3.1.4 Thanh tốn Séc khác NH phát hành, có tham gia thanh tốn bù trừ với </b></i>
<i><b>NH phát hành. </b></i>


<b>• Séc thanh toán chuyển khoản: nếu séc nộp vào NH nơi thụ hưởng thì séc </b>
được chuyển về NH bên phát hành và


-NH bên phát hành hạch tốn như sau
Nợ 4211(Đơn vị phát hành)


Có 5012


-Tại NH bên thụ hưởng hạch toán:
Nợ 5012


Có 4211 (Người thụ hưởng)
<b>• Séc bảo chi </b>


-Tại NH bên thụ hưởng hạch toán như sau:


Nợ 5012


Có 4211 (Người thụ hưởng)
-Tại NH bên phát hành hạch toán như sau:


Nợ 4271 (Séc bảo chi)
Có 5012


<i><b>4.3.1.5 Séc thanh tốn trong 2 NH cùng hệ thống </b></i>
<b>*Séc thanh tốn chuyển khoản </b>


• Tại NH bên thụ hưởng: nếu người thụ hưởng nộp séc vào thì kiểm tra và
chuyển về NH phát hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 57 </b>


Có 5211,5111


• Tại NH bên thụ hưởng, khi nhận lệnh chuyển có thì hạch tốn:
Nợ 5212, 5112


Có 4211(Người thụ hưởng)
<b>*Séc bảo chi: </b>


• Tại NH bên thụ hưởng, nếu TGĐ cho phép ghi Có trước thì hạch tốn như sau:
Nợ 5211,5111


Có 4211 (Người thụ hưởng)


• Tại NH bên bảo chi hạch toán như sau:


Nợ 4271 (Séc bảo chi)
Có 5212,5112


<i><b>4.3.2. Thanh tốn bằng Ủy nhiệm chi </b></i>
<i><b>4.3.2.1 Khái niệm: </b></i>


UNC là chứng từ do chủ tài khoản lập để ủy nhiệm cho NH trích tài khoản của
mình chi trả cho người thụ hưởng.


<i><b>4.3.2.2 Một số quy định khi sử dụng UNC: </b></i>


-Khi có nhu cầu chi trả bên trả tiền lập UNC theo mẫu NH và chủ TK ký tên
đóng dấu và nộp vào NH.


-NH tiếp nhận và kiểm tra tất cả các yếu tố trên UNC, số dư tài khoản, nếu
khơng đủ số dư thì trả lại UNC cho khách hàng.


-UNC dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong mọi trường hợp khách
hàng có tài khoản tại NH.


-NH tiếp nhận và có trách nhiệm thực hiện ngay trong ngày nếu UNC hợp lệ.
<i><b>4.3.2.3 Thanh toán UNC: </b></i>


<i><b>a)Trường hợp khách hàng mở tài khoản trong cùng NH: </b></i>
Nợ 4211 (Đơn vị trả tiền)


Có 4211 (Đơn vị thụ hưởng)
<i><b>b)Trường hợp khác NH: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh tốn quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 58 </b>


Có 5211, 5111 (Hai NH khác nhưng cùng hệ thống)
Có 5012 (Hai NH khác có tham gia thanh tốn bù trừ)


Có 1113 (Hai NH khác khơng thanh toán bù trừ, thanh toán qua NHNN)
*Tại NHNN trong trường hợp thanh toán qua NHNN:


Nợ TKTG NH bên trả tiền
Có TKTG bên thụ hưởng
*Tại NH bên thụ hưởng:


Nợ 5212, 5112 (Hai NH khác nhưng cùng hệ thống)
Nợ 5012 (Hai NH khác có tham gia thanh tốn bù trừ)


Nợ 1113 (Hai NH khác khơng thanh tốn bù trừ, thanh tốn qua NHNN)
Có 4211 (Đơn vị trả tiền)


<i><b>4.3.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu </b></i>
<i><b>4.3.3.1 Khái niệm: </b></i>


UNT là chứng từ đòi tiền do người bán hay người cung cấp dịch vụ lập ủy
nhiệm cho NH đòi tiền người mua hay người nhận cung cấp dịch vụ trên cơ sở hàng
hóa dịch vụ đã cung ứng.


<i><b>4.3.3.2 Một số quy định áp dụng khi thanh toán UNT: </b></i>



-Đối với bên mua khi ký HĐ mua bán phải thỏa thuận hình thức thanh tốn
bằng UNT và thơng báo cho NH nơi đơn vị mở tài khoản bằng văn bản.


-Đơn vị bán có nhiệm vụ cung ứng hàng hóa dịch vụ theo đúng HĐ.


-Đơn vị mua phải có nhiệm vu duy trì số dư trên tài khoản để sau khi nhận hàng
hóa NH thanh tốn cho đơn vị bán.


-Đơn vị bán lập UNT kèm các hóa đơn chứng nhận giao hàng cho đơn vị mua
vào NH nơi họ mở TK tiền gửi.


<i><b>4.3.3.3 Thanh toán bằng UNT: </b></i>


a) Nếu người mua và người bán cùng NH:
Nợ 4211 (Đơn vị mua)


Có 4211 (Đơn vị bán)


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế tốn nghiệp vụ thanh tốn quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 59 </b>


Nợ 4211 (Đơn vị mua)


Có 5211, 5111 (Hai NH khác nhưng cùng hệ thống)
Có 5012 (Hai NH khác có tham gia thanh tốn bù trừ)


Có 1113 (Hai NH khác khơng thanh tốn bù trừ, thanh toán qua NHNN)
*Tại NH bên bán:



Nợ 5211, 5111 (Hai NH khác nhưng cùng hệ thống)
Nợ 5012 (Hai NH khác có tham gia thanh tốn bù trừ)


Nợ 1113 (Hai NH khác khơng thanh tốn bù trừ, thanh tốn qua NHNN)
Có 4211 (Đơn vị bán)


<i><b>4.3.4. Thanh tốn bằng Thư tín dụng </b></i>
<i><b>4.3.4.1 Khái niệm: </b></i>


Thư tín dụng là chứng từ thể hiện sư cam kết thanh toán tiền của người mua cho
người bán khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ theo nội dung của thư tín dụng.


<i><b>4.3.4.2 Thanh tốn bằng thư tín dụng: </b></i>


<b>*Tại NH phục vụ bên trả tiền: (K ý quỹ mở thƣ tín dụng) </b>
Nợ 4211 (Đơn vị thụ hưởng)


Có 4272


*Đối với NH phục vụ bên thụ hưởng:
Nợ 5211


Có 4211


*Tại NH phục vụ bên trả tiền khi nhận được các chứng từ trên thì kiểm tra đối
chiếu và xừ l ý:


Nợ 4272
Có 5212



<i><b>4.3.5. Thanh tốn bằng Thẻ thanh tốn </b></i>
<i><b>4.3.5.1 Khái niệm và đặc điểm: </b></i>


<b>*Khái niệm: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 60 </b>


<b>*Đặc điểm: </b>


Chủ thẻ muốn sử dụng thì phải mua hàng hóa hay nhận cung ứng dịch vụ tại
nơi có lắp đặt các thiết bị đọc thẻ.


Trong điều kiện Việt Nam, việc phát hành và thanh toán thẻ ở Việt Nam gặp
nhiều khó khăn do khó khăn trong việc trang bị máy đọc thẻ.


<i><b>4.3.5.2 Phương pháp hạch toán: </b></i>
*Đối với NH phát hành thẻ:
Nợ 4211, 1011,…


Có 4273


Có 711 (thuế dịch vụ thanh tốn, nếu có)
Có TK thuế GTGT (4531), nếu có


*NH đại lý thanh toán khi nhận được các chứng từ trên kiểm tra nếu đủ điều
kiện thì hạch tốn:


Nợ 4273 hoặc 3612 (tạm ứng hoạt động nghiệp vụ)


Có 4211 (Cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ).
*Tại NH phát hành thẻ:


Nếu thanh toán trực tiếp cho cơ sở chấp nhận thì hạch tốn như trên. Trường
hợp thanh tốn cho NH đại lý, được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa 2 bên qua thủ
tục thanh toán vốn giữa các NH.


<b>4.4. Bài tập chƣơng 4 </b>


<i><b>Bài 1: Tại Sở Giao Dịch II – NH Nông Nghiệp và Phát triển nơng thơng VN có </b></i>
các nghiệp vụ phát sinh sau:


1) Công ty TMDV Hoa Mai nộp vào NH séc lĩnh tiền mặt đứng tên Nguyễn Thị
Nga – là thủ quỹ của công ty rút tiền 50.000.000đ.


2) Cơng ty chế biến Mì Màu nộp Bảng kê nộp séc kèm tờ séc chuyển khoản cho
Cơng ty Huệ Mỹ có tài khoản tại NH Cơng Thương Q5 phát hành, séc cịn thời
gian hiệu lực, số tiền trên séc là 50.000.000đ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 4: Kế toán nghiệp vụ thanh toán quan ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 61 </b>


4) Công ty TNHH Mai Anh nộp séc được NH Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn Phú Giáo bảo chi còn hiệu lực, số tiền 50.000.000 đồng.


5) Công ty Lương thực xuất khẩu lập UNC số tiền 30.000.000 đ nộp vào NH yêu
cầu trả tiền cho Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hóa (Tại NH Cơng Thương
Thanh Hóa)



6) Công ty Tân Nhật Tân lập UNC đề nghị trích TK để trả cho công ty Phú Mỹ
Hưng (TK tại NH Công Thương Q5), số tiền 40.000.000đ.


7) Nhận được từ NH Công Thương chi nhánh 4 các liên UNT của chi nhánh điện
Tân Thuận địi tiền Cơng ty Lương thực xuất khẩu, số tiền 10.000.000đ.


8) UNT từ NH Nông Nghiệp số 50 Bến Chương Dương (TP.HCM) chuyển đến
nhờ NH thu tiền Bảo hiểm xã hội của Công ty Vàng Bạc đá quý có tài khoản tại
NH, số tiền 32.000.000 đ.


9) Công ty TNHH Huỳnh Anh lập UNC đề nghị trả tiền cho Tổng Công ty vật tư
Nông nghiệp có TK tại NH Nơng Nghiệp Hà Nội, số tiền 76.000.000đ.


10) Cơng ty kinh doanh chế biến Mì Màu lập UNC đề nghị NH cấp séc bảo chi số
tiền 80.000.000 đ.


<b>Yêu cầu: </b>


Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau, giả sử rằng:
-Các TK có liên quan đủ điều kiện để hạch tốn


-NH Cơng Thương Q4, Q5, NH Indosuez có tham gia thanh toán bù trừ với
SGD II – NHNN và PTNT Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 62 </b>


<b>CHƢƠNG 5: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỐN GIỮA CÁC </b>


<b>NGÂN HÀNG </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 5 giới thiệu phương thức thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ và thanh
toán qua ngân hàng nhà nước.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được nghiệp vụ và cách hạch tốn thanh toán vốn giữa các Ngân
hàng.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ thanh
toán vốn giữa các Ngân hàng.


<b>Nội dung chính </b>


<b>5.1. Thanh tốn điện tử </b>


<i><b>5.1.1.Những quy định chung về chuyển tiền điện tử </b></i>
<i><b>5.1.1.1 Khái niệm: </b></i>


<i><b>Chuyển tiền điện tử là tồn bộ q trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng </b></i>
<i><b>máy tính kể từ khi nhận một lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất </b></i>
việc thanh toán cho người thụ hưởng.


<i><b>5.1.1.2 Các bên tham gia trong chuyển tiền điện tử: </b></i>


<b>• Ngƣời phát lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân gửi lệnh chuyển tiền đến NH, KBNN </b>
<b>để thực hiện lệnh chuyển tiền điện tử. </b>



<b>• Ngƣời nhận lệnh: là tổ chức hoặc cá nhân được hưởng khoản chyển tiền (nếu </b>
là lệnh chuyển Có) hoặc là tổ chức hay cá nhân phải trả tiền (nếu là lệnh chuyển
<b>Nợ)-gọi chung là người trả tiền. </b>


<b>• Ngân hàng A: là NH trực tiếp nhận lệnh chuyển tiền từ người phát lệnh để thực </b>
<b>hiện chuyển tiền đó. </b>


<b>• Ngân hàng B: là NH sẽ trả cho người thụ hưởng (nếu là lệnh chuyển Có) hoặc </b>
<b>sẽ thu nợ từ người nhận (nếu là lệnh chuyển nợ) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 63 </b>


<b>• Ngân hàng gửi lệnh: là NHA hoặc NH trung gian phát lệnh chuyển tiền tới </b>
<b>một NH tiếp theo để thực hiện lệnh chuyển tiền của người phát lệnh. </b>


<b>• Ngân hàng nhận lệnh: là NH trung gian hoặc NHB nhận được lệnh chuyển </b>
tiền từ NH gửi lệnh truyền đến để thực hiện lệnh chuyển tiền của người phát
<b>lệnh. </b>


<i><b>5.1.1.3 Đối tượng tham gia chuyển tiền </b></i>


• Là các NH, Kho bạc NN, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có đủ điều kiện
và quy định của Thống Đốc NHNN và được NHNN chấp nhận.


• Giữa các đơn vị trong một hệ thống NH phải đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn
của Tổng GĐ, giám đốc NH đó quy định



<i><b>5.1.1.4 Các thuật ngữ: </b></i>


<b>• Lệnh chuyển tiền: là một chỉ định của người phát lệnh đối với NHA đưới dạng </b>
chứng từ kế toán nhằm thực hiện việc chuyển tiền điện tử. Lệnh chuyển tiền có
thể là lệnh chuyển Có và lệnh chuyển nợ.


<b>• Lệnh chuyển nợ: là lệnh chuyển tiền của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài </b>
khoản của người nhận mở tại NHB một số tiền xác định để ghi Có cho tài
khoản của người phát lệnh mở tại NHA về số tiền đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 64 </b>


<i><b>5.1.2. Xử lý và hạch toán lệnh chuyển tiền điện tử </b></i>
<b>A)Thanh toán điện tử đi </b>


<b>(1)TTVĐT nhận 2 liên chứng từ từ TTV giao dịch qua sổ giao nhận chứng từ </b>


<b>(2) TTV ĐT kiểm tra lại các yếu tố của chứng từ và chữ ký của TTV giao dịch, tiến </b>
hành chuyển hóa chứng từ giấy thành chứng từ điện tử. Sau khi lập xong chứng từ
điện tử TTV ĐT tiến hành in chứng từ chuyển tiền, kiểm tra lại ký tên chuyển cho
KSV.


<b>(3) KSV kiểm tra sự khớp đúng chứng từ gốc và chứng từ điện tử, khớp đúng tính chất </b>
<b>Nợ, Có sau đó ký tên và chuyển lên Phó Phịng kế tốn. </b>


<b>(4) Phó Phịng kế tốn kiểm sốt tính hợp lệ, hợp pháp giữa chứng từ gốc và chứng từ </b>


in ra va chứng từ trên máy tính. Nếu hợp pháp hợp lệ và khớp đúng mới chấp nhận cho
lệnh chuyển đi, sau đó chuyển trả chứng từ lại cho TTV TTĐT.


<b>(5) TTV nhận lại chứng từ từ PP kế toán </b>


-1 liên được tách ra cho TTV giao dịch là giấy báo nợ cho khách hàng
-1 liên chính và chứng từ điện tử dung để hạch toán và lưu trữ


Sau 15’30 TTV TTĐT thực hiện sắp xếp chứng từ theo thứ tự liên hàng từ nhỏ đến
lớn, in thống kê và chấm lại chứng từ điện tử với sao kê đảm bảo sự khớp đúng.


<b>(6) Sáng ngày làm việc kế tiếp, TTV TTĐT chấm sổ phụ điện tử đi với chứng từ và </b>
chuyển chứng từ cho bộ phận đóng và lưu trữ chứng từ.


<b>B)Thanh toán điện tử đến </b>


<b>TTV </b>
<b>GIAO DỊCH </b>


<b>BỘ PHẬN LƢU </b>
<b>TRỮ CHỨNG </b>


<b>TỪ </b>


<b>TTV TT ĐT </b> <b>KIỂM SỐT <sub>VIÊN </sub></b>


<b>PHĨ PHỊNG </b>
<b>KẾ TỐN </b>
<b>(2) </b>



<b>(6) </b>


<b>(1) </b>


<b>(5) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 65 </b>


<b>(1)Phó Phịng kế toán nhận lệnh chuyển tiền điện tử đến qua mạng thanh toán, thực </b>
hện giải mã và kiểm tra ký hiệu mật.


<b>(2)TTV TTĐT in chứng từ điện tử: </b>


<b>(2a)Đối với lệnh CT chuyển tiếp ngoài hệ thốn in 4 liên chuyển cho PP ktoán ký tên. </b>
<b>(2b)Đối với lệnh CT ghi có cùng hệ thống in 2 liên chuyển KSV ký tên. Đối với chứng </b>
từ ghi nợ (Séc bảo chi, séc chuyển tiền) thì in 1 liên.


<b>(3)KSV kiểm soát sự hợp lệ của chứng từ, nếu cần thiết chuyển cho TTV giao dịch ký </b>
nhận.


<b>(4)TTV giao dịch ký và kiểm tra về sự khớp đúng tên và số TK </b>
-Liên 1 (chứng từ gốc) trả lại cho TTV TTĐT


-Liên 2 giữ lại làm giấy báo có cho khách hàng
<b>(5)TTV TTĐT tập hợp: </b>


-Liên 1 chứng từ nội bộ, liên 2 giữ lại làm báo Có cho khách hàng.



-Đối với các khoản chuyển tiền ngoài hệ thống, tách 1 liên chuyển tiếp ngồi hệ thống,
3 liên cịn lại sẽ chuyển cho TTV bù trừ để thanh toán bù trừ vào ngày làm việc kế
tiếp.


<b>PHÒNG </b>
<b>ĐIỆN TỬ </b>


<b>PHĨ PHỊNG </b>
<b>KẾ TỐN </b>


<b>TTV TT ĐT </b> <b>KIỂM SỐT <sub>VIÊN </sub></b>


<b>TTV </b>
<b>GIAO DỊCH </b>
<b>BỘ PHẬN LƢU </b>


<b>TRỮ CHTỪ </b>

<b>(6) </b>



<b>(1) </b>



<b>(2a</b>


<b>) </b>



<b>(2b) </b>



<b>(3) </b>


<b>(4) </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 66 </b>


-Sắp xếp chứng từ theo số hiệu liên hàng và chứng từ cuối ngày, in thống kê các chứng
từ, đối chiếu với chứng từ điện tử đến nhận trong ngày phải khớp đúng. Cuối ngày đối
chiếu với trung tâm thanh toán.


<b>(6) Sáng ngày làm việc kế tiếp TTVTTĐT chuyển chứng từ gốc (chứng từ điện từ và </b>
chứng từ giấy) cho bộ phận lưu trữ chứng từ.


<i><b>Hạch toán: </b></i>


• Nợ TK 5112…


Có TK thích hợp


<i><b>5.1.3. Phương pháp hạch toán thanh toán điện tử </b></i>
<b>A)Thanh tốn điện tử đi </b>


<b>• Đối với chuyển tiền ghi Có bằng UNC, UNT, Séc chuyển khoản trên cùng địa </b>
bàn tỉnh, TP hạch toán như sau:


Nợ TKTG (4211) hoặc tiền vay (211) của KH


Có TK 5111, 5191….(TK điều chuyển vốn, TK TTĐT


<b>• Đối với chuyển tiền ghi Nợ bằng UNC, UNT, Séc bảo chi, Séc chuyển khoản </b>
hạch toán như sau:



Nợ TK 5111, 5191….(TK điều chuyển vốn, TK TTĐT)
Có TKTG (4211) hoặc tiền vay (211) của KH
<b>• Đối với chuyển tiền ghi Có bằng giấy nộp tiền hạch tốn như sau: </b>


Nợ TK tiền mặt tại quỹ


Có TK 5111, 5191….(TK điều chuyển vốn, TK TTĐT)
<b>B)Thanh toán điện tử đến </b>


• Nợ TK 5112…


Có TK thích hợp
<b>5.2. Thanh tốn bù trừ </b>


<i><b>5.2.1. Những quy định chung về thanh toán bù trừ </b></i>
<i><b>5.2.1.1Khái niệm: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 67 </b>


<i><b>5.2.1.2 Ngun tắc thanh tốn bù trừ </b></i>


• Thanh tốn chênh lệch thơng qua trích TK tiền gửi mở tại NHNN.


• Nếu thiếu khả năng thanh tốn thì NH thành viên phải nộp tiền mặt vào NHNN
hoặc cho vay.



• Nếu Nh chủ trì thanh tốn khơng cho vay sẽ chuyển số tiền chênh lệch sang quá
hạn.


<i><b>5.2.1.3 Điều kiện tham gia thanh toán bù trừ </b></i>
• Phải có TK tiền gửi tại NHNN


• Phải thực hiện đúng các nguyên tắc thanh tốn bù trừ.


• Phải có cơng văn đề nghị cho tham gia thanh toán bù trừ gửi NHNN.


• Nếu sai sót hoặc tổn thất thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NH
thành viên khác và khách hàng.


<i><b>5.2.2.Tài khoản sử dụng và chứng từ thanh toán </b></i>
<b>TK 5012 “Thanh toán bù trừ của NH thành viên” </b>


<i><b>-Phát sinh nợ: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải thu </b></i>
<i><b>-Phát sinh có: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải trả </b></i>


<i><b>-Số dư nợ: Số tiền chênh lệch phải thu > phải trả của các NH thành viên phải </b></i>
thu trong thanh tốn bù trừ.


<i><b>-Số dư có: Số tiền chênh lệch Phải trả > phải thu của các NH thành viên phải </b></i>
trả trong thanh toán bù trừ.


TK này sau khi thanh toán xong phải hết số dư
<b>*Chứng từ trong thanh toán bù trừ </b>


<b>- Chứng từ làm cơ sở hạch toán vào TK 5012 </b>
 Séc gạch chéo



 Séc được NH thành viên khác bảo chi
 Giấy UNC


 Giấy UNT
- <b>Các chứng từ do NH lập </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 68 </b>


 Bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu BK 15)
 Bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ (mẫu BK 16)
Bảng kê 12,14 do NH thành viên lập


<b>Bảng kê 12 </b>
Ngân hàng A


Số….


<b>BẢNG KÊ CHỨNG TỪ THANH TOÁN BÙ TRỪ VẾ…CÓ… </b>


<b>STT </b> <b>Số </b>


<b>Chứng từ </b>


<b>TK </b>
<b>Khách hàng </b>



<b>Đơn vị chuyển </b>
<b>Hay thụ hƣởng </b>


<b>Số tiền </b>


01 75.000.000


Tổng cộng 75.000.000


Số tiền bằng chữ: Bảy mươi lăm triệu đồng chẵn.


Ngân hàng giao chứng từ Ngân hàng nhận chứng từ
Kế toán Kiểm soát viên Kế toán Kiểm soát viên


Chủ TK Chủ TK
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)


<b> Bảng kê 14 </b>
Ngân hàng A


Số….


<b>BẢNG KÊ THANH TOÁN BÙ TRỪ </b>
<b>Ngày…..tháng….năm…. </b>


Các NH đối
phương tham gia
thanh toán bù trừ


Tổng số tiền trên bảng kê


Chứng từ thanh toán bù trừ


Số chênh lệch
Phải thanh toán
Số phải thu Số phải trả Phải thu Phải trả
Bảng


kê số


Số tiền Bảng
kê số


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 69 </b>


(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)


NHB 50 triệu 75 triệu 25 triệu


Tổng cộng 50 triệu 75 triệu -0- 25 triệu


Kết quả thanh toán bù trừ:


<b>Số thực phải trả: 25.000.000 (cột 7 – cột 6) </b>


Số tiền bằng chữ về kết quả TTBT: Phải trả hai mươi lăm triệu chẵn.
<b>Lập bảng Dấu Kiểm soát </b>
<b>(K ý tên) NHA (K ý tên) </b>



Ngân hàng A
Số….


<b>BẢNG KÊ THANH TOÁN BÙ TRỪ </b>
<b>Ngày…..tháng….năm…. </b>


Các NH đối
phương tham gia
thanh toán bù trừ


Tổng số tiền trên bảng kê
Chứng từ thanh toán bù trừ


Số chênh lệch
Phải thanh toán
Số phải thu Số phải trả Phải thu Phải trả
Bảng


kê số


Số tiền Bảng
kê số


Số tiền


(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)


NHB 90 triệu 30 triệu 60 triệu -0-



Tổng cộng 90 triệu 30 triệu 60 triệu


Kết quả thanh toán bù trừ:


<b>Số thực phải thu: 60.000.000 (cột 6 – cột 7) </b>


Số tiền bằng chữ về kết quả TTBT: Phải thu sáu mươi triệu chẵn.
<b>Lập bảng Dấu Kiểm soát </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh tốn vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 70 </b>


<i><b>5.2.3. Phương pháp hạch toán thanh toán bù trừ </b></i>


<i><b>5.2.3.1 Tại NH thành viên trước khi tham gia thanh tốn bù trừ </b></i>
<b>• Lập bảng kê số 12: </b>


Căn cứ vào chứng từ NH lập bảng kê số 12. Các chứng từ liên quan đến việc
phải thu ở NH thành viên khác thì lập BK 12 vế Nợ. Các chứng từ liên quan đến
việc phải trả ở NH thành viên khác thì lập BK 12 vế Có.


Chứng từ liên quan đến BK 12 vế Có: UNC, UNT, séc gạch chéo….
Chứng từ liên quan đến BK 12 vế Nợ: séc đã được bảo chi…


<b>• Hạch tốn </b>


Đối với bảng kê 12 vế nợ:
Nợ 5012



Có TK thích hợp
Đối với bảng kê 12 vế có:


Nợ TK thích hợp
Có TK 5012
<b>• Xử lý chứng từ </b>


*Bảng kê 12


-Liên 1 BK12 kèm chứng từ gốc gởi trực tiếp cho NH đối phương.
-Liên 2 BK12 lưu tại NH làm căn cứ hạch toán vào TK 5012.
*Bảng kê 14


-Một liên BK14 lưu tại NH


-Một liên BK14 gửi cho NHNN chủ trì thanh tốn bù trừ
<i><b>5.2.3.2 Tại NH chủ trì thanh tốn bù trừ </b></i>


<i><b>a) Đối với NH thành viên: </b></i>


• Giao nhận chứng từ trực tiếp với nhau (BK 12 và chứng từ gốc
• Tự đối chiếu các chứng từ với BK 12 mà NH khác giao


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 71 </b>


• Sau khi đối chiếu với NH thành viên giao 1 liên BK 14 cho NHNN chủ trì


thanh tốn bù trừ.


<i><b>b) Đối với NHNN chủ trì thanh tốn bù trừ </b></i>


• Căn cứ vào BK 14 nhận được của NH thành viên, tổng hợp và lập 2 liên BK 15
cho từng NH thành viên.


• Xử lý:


-Một liên BK 15 và BK 14 lưu tại NHNN chủ trì.
-Một liên BK 15 gởi cho NH thành viên


• Căn cứ BK 15, NHNN chủ trì lập BK 16. Các NH thành viên phải đối chiếu kết
quả thanh toán bù trừ BK 15 với BK 16 liên quan đến NH mình.


<b>*Hạch tốn </b>


• Đối với NH thành viên phải trả:
Nợ TKTG NH thành viên phải trả


Có TK thanh tốn bù trừ
• Đối với NH thành viên phải thu:


Nợ TK thanh tốn bù trừ


Có TKTG NH thành viên phải thu


Kết thúc thanh toán bù trừ tại NHNN tài khoản thanh toán bù trừ mở tại đây hết
số dư



<i><b>5.2.3.3 Tại NH thành viên sau khi thanh toán bù trừ </b></i>
<i><b>-Nhận được BK 12 của các NH thành viên khác </b></i>
*Nếu BK 12 vế có


Nợ 5012


Có TK thích hợp


TK 5012 dư Có phản ánh số tiền chênh lệch phải trả
*Nếu BK 12 vế nợ


Nợ TK thích hợp
Có 5012


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 72 </b>


<i><b>-Căn cứ vào BK 15 của NHNN gửi và kết quả số dư của TK 5012 để tiếp tục </b></i>
<i><b>hạch tốn </b></i>


• Nếu phải trả:
Nợ 5012


Có 1113
• Nếu phải thu:


Nợ 1113
Có 5012



TK 5012 sau khi hạch tốn kết thúc thanh tốn bù trừ thì hết số dư.
<i><b>5.2.3.4 Điều chỉnh sai lầm trong kế toán thanh toán bù trừ </b></i>


<i><b>a) Phát hiện sai lầm trước khi hạch toán thanh toán bù trừ: </b></i>


-Do xếp chứng từ nhằm nên lập BK 12 khơng đúng thì chỉ cần gạch bỏ phần sai
và thêm vào đúng. Sửa lại tổng cộng và số liệu trên BK 14 cho đúng theo chứng từ.


-Nếu chứng từ khơng có trên BK 12 và BK 14 thì trả lại cho NH giao.
<i><b>b)Phát hiện sai lầm sau khi hạch tốn </b></i>


• Trước hết nên hạch toán đúng các số liệu NH thành viên đã giao và NHNN chủ
trì


• Sau đó xem xét:


-Nếu chứng từ đó là của NH thành viên thì lập BK 12 kèm theo chứng từ
chuyển cho NH thành viên trong lần giao dịch kế tiếp.


-Nếu chứng từ của NH khác khơng tham gia thanh tốn bù trừ thì lập BK 12 ghi
số âm kèm chứng từ trả lại cho Nh bên giao trước đây trong lần thanh toán tiếp
theo.


<b>5.3. Thanh toán qua ngân hàng nhà nƣớc </b>


<i><b>5.3.1 Những quy định chung về thanh toán qua ngân hàng nhà nước </b></i>


-Thanh toán qua NHNN là việc các tổ chức tín dụng có nhu cầu chuyển vốn với
nhau thông qua NHNN làm trung gian.



-Các ngân hàng phải mở TK tại NHNN


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 73 </b>


<i><b>5.3.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ thanh toán </b></i>


<b>*TK 1113 “Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng VND”: TK này dùng để </b>
<b>hạch toán số tiền đồng VN của các TCTD gửi không kỳ hạn tại NHNN </b>


<i><b>Bên nợ ghi: Số tiền gửi vào NHNN </b></i>
<i><b>Bên có ghi: Số tiền TCTD lấy ra </b></i>


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số tiền đang gửi không kỳ hạn tại NHNN


<b>*TK 5012 “Thanh toán bù trừ của NH thành viên”: TK này mở tại các NH </b>
thành viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để hạch toán các khoản thanh toán bù trừ
NH khác


<i><b>Bên nợ ghi: -Các khoản phải thu NH khác </b></i>


-Số chênh lệch phải trả trong TT bù trừ
<i><b>Bên có ghi: -Các khoản phải trả NH khác </b></i>


-Số chênh lệch phải thu trong TT bù trừ


<i><b>Số dư nợ: Số tiền chênh lệch phải thu > phải trả của các NH thành viên phải </b></i>


thu trong thanh toán bù trừ.


<i><b>Số dư có: </b></i> Số tiền chênh lệch Phải trả > phải thu của các NH thành viên phải
trả trong thanh tốn bù trừ.


<b>• TK này sau khi thanh toán xong phải hết số dƣ </b>


<i><b>5.3.3 Phương pháp hạch toán thanh toán qua ngân hàng nhà nước </b></i>
<i><b>5.3.3.1 Tại các TCTD (NH) </b></i>


• Khi có chứng từ không thể thanh toán nội bộ hệ thống NH, khơng tham gia
thtốn bù trừ thì phải lập BK chứng từ thtoán qua NHNN gọi là BK 11 kèm
theo chứng từ có liên quan.


• Nếu các chtừ liên quan đến việc phải trả cho NH khác
Nợ TK thích hợp


Có TK 1113


• Nếu các chứng từ liên quan đến việc phải thu cho NH khác
Nợ TK 1113


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 74 </b>


<i><b>5.3.3.2 Tại Ngân hàng nhà nước </b></i>


<i><b>a) Nếu các NH mở TK cùng chi nhánh NHNN </b></i>



Căn cứ vào BK 11 làm chứng từ gốc NHNN hạch toán
Nợ TKTG NH phải trả


Có TKTG NH phải thu


-1 liên BK11 làm chứng từ hạch toán


-1 liên BK11 là giấy báo nợ gửi NH bên trả tiền


-1 liên BK11 làm giấy báo có kèm chứng từ thanh tốn gửi NH thụ hưởng
<i><b>b) Nếu khác chi nhánh NHNN </b></i>


• Tại NHNN bên NH phải trả
Nợ TKTG NH phải trả


Có TK thanh tốn nội bộ
Lập chứng từ gửi NHNN phải thu
• Tại NHNN bên NH phải thu


Nợ TK thanh tốn nội bộ
Có TKTG NH phải thu
<b>5.4. Bài tập chƣơng 5 </b>


<i><b>Bài 1: Tại NH Cơng Thương Chi Nhánh 7 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: </b></i>
1) Nhận được từ NH Đầu Tư Phát Triển (có tham gia thanh toán bù trừ) tờ séc bảo


chi kèm 2 liên Bảng kê nộp séc do Xí nghiệp ơ tơ Hưng Phát (TK tại NHCT chi
nhánh 7) trước đây đã làm thủ tục bảo chi tại NH, séc còn thời gian hiệu lực, số
tiền 30.000.000đ.



2) Công ty điện cơ Lidico nộp vào NH séc và Bảng kê séc của Công ty Dược
phẩm thành phố phát hành được NHCT chi nhánh 4 bảo chi, còn thời gian hiệu
lực, số tiền 50.000.000đ.


3) Trung tâm dạy nghề Bình Thạnh lập UNC yêu cầu NH trích TKTG trả cho
Công ty Kỹ nghệ Que Hàn (TK tại NHCT chi nhánh 4), số tiền 15.000.000đ.
4) Nhận được Bảng kê 12 và 2 liên UNC từ NH Đầu tư và phát triển, nội dung trả


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 75 </b>


5) Nhà máy bia Bến Thành nộp UNC đề nghị trích TKTG trả cho Kho Bạc Nhà
Nước số tiền 60.000.000đ, nội dung nộp thuế GTGT tháng 6/XX.


6) Công ty điện lực Gia Định nộp vào các liên UNT yêu cầu NH thu hộ tiền điện
đã cung ứng cho Công ty Xi măng Sài Gòn (TK tại SGD II NHCT Việt Nam),
số tiền 20.000.000đ.


7) Nhận được từ NH Ngoại Thương TPHCM các liên UNT do Cơng ty Bưu Chính
Viễn Thơng địi tiền cước phí điện thoại Cơng ty may Phương Đông số tiền
10.500.000đ.


8) Nhận được từ NH Ngoại Thương Đồng Nai các liên UNT do công ty chế biến
gỗ Thủy Nguyên đòi tiền bán gỗ cho Cơ sở mộc Hiệp Thành số tiền
35.000.000đ.


9) Nhận được séc và Bảng kê nộp séc từ NH Nông nghiệp và Phát triển nơng


thơng TPHCM (có tham gia thanh tốn bù trừ), séc do Cơng ty sứ Thiên Thanh
phát hành cịn thời gian hiệu lực, số tiền 10.000.000đ.


10)Sau phiên thanh toán bù trừ, kế toán thanh toán bù trừ nhận được các liên UNC
và các liên BK 12 vế Có do NH Ngoại Thương lập với tổng số tiền 50.000.000đ,
các UNC này do:


- Công ty Mỹ phẩm Sài Gịn lập để trả tiền cho Cơng ty hóa chất Thanh Đa, số
tiền 30.000.000đ.


-Xí nghiệp dệt Thành Công lập để trả tiền cho Công ty May Hưng Phát, số tiền
20.000.000đ.


<b>Yêu cầu: </b>


Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết rằng:
-Các TK có liên quan đủ điều kiện hạch tốn


-Giả sử NH Cơng Thương Chi Nhánh & có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp
với NH Ngoại Thương HCM.


<i><b>Bài 2: Tại NH TMCP ABC thành phố HCM trong ngày 15/3 có các nghiệp vụ </b></i>
kinh tế phát sinh như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 5: Kế toán nghiệp vụ thanh toán vốn </b>
<b>giữa các ngân hàng</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 76 </b>


-Séc số AH10046 số tiền 50.000.000đ do cơng ty Bưu chính viễn thơng, có tài


khoản cùng ngân hàng, phát hành ngày 5/3, yêu cầu được trả bằng tiền mặt.


-Séc số CH 01057 số tiền 40.000.000 đ thanh toán chuyển khoản do cửa hàng vi
tính BTX, có tài khoản cùng ngân hàng, phát hành ngày 12/3.


2. Ông Nguyễn An nộp tờ trình báo về việc mất tờ séc số CA 12355, số tiền
100.000.000đ do công ty Nông sản phát hành ngày 15/3.


<b>Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên </b>
<b>Biết rằng: </b>


-Các TK có liên quan đều có đủ số dư để hạch toán


-Séc muốn được thanh toán phải ghi Nợ tài khoản liên quan đến người ký phát
séc trước.


<i><b>Bài 3: Tại NH TMCP ABC thành phố HCM trong ngày 15/3 có các nghiệp vụ </b></i>
kinh tế phát sinh như sau:


1. Nhận dược từ NH TMCP XYZ – Chi nhánh TPHCM ủy nhiệm thu kèm hóa
đơn chứng từ UNT do cơng ty Điện lực địi tiền điện công ty X, số tiền trên
UNT là 50.000.000đ


2. DN A gửi UNC số tiền 100.000.000đ trả tiền hàng cho cơng ty XNK B, có TK
tại NH công thương Chi Nhánh 3 – TPHCM.


<b>Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. </b>
<b>Biết rằng: </b>


-Các TK có liên quan đều có đủ số dư để hạch tốn



</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế toán tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 77 </b>


<b>CHƢƠNG 6: KẾ TỐN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CƠNG CỤ LAO ĐỘNG </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 6 trình bày kế tốn tài sản cố định, kế tốn cơng cụ lao động và kế tốn
xây dựng cơ bản.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được nghiệp vụ và cách hạch toán nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố
định và công cụ dụng cụ.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ liên
quan đến tài sản cố định và cơng cụ dụng cụ.


<b>Nội dung chính </b>


<b>6.1 Kế tốn tài sản cố định </b>


<i><b>6.1.1 Khái niệm, phân loại và tài khoản sử dụng </b></i>
<i><b>6.1.1.1 Khái niệm TSCĐ </b></i>


• TSCĐ là những tư liệu lao động mà đơn vị dùng làm cơng cụ để hoạt động kinh
doanh.



• Có giá trị sử dụng từ 10 triệu đồng
• Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên


• Trong sổ sách kế tốn TSCĐ ln được tính theo ngun giá.


• Trong q trình sử dụng TSCĐ hao mịn, hư hỏng tạo ra giá trị hao mịn.
• Giá trị cịn lại của TSCĐ trừ đi giá trị hao mịn.


• Như vậy, TSCĐ tại đơn vị sử dụng có 3 giá trị là:
– Nguyên giá


– Giá trị hao mòn
– Giá trị còn lại
<i><b>6.1.1.2 Phân loại TSCĐ </b></i>


<i><b>Theo phương pháp quản lý </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 78 </b>


+TSCĐ do tặng, biếu


+TSCĐ được đơn vị khác bàn giao


<b>-TSCĐ ngoài bảng CĐKT: là những tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của NH </b>
gồm:


+TSCĐ tạm giữ
+TSCĐ mua ngoài



<i><b>Theo hình thức tồn tại </b></i>


<b>-TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có </b>
đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, bao gồm:


+Nhà cửa, kiến trúc
+Máy móc thiết bị
+Phương tiện vận tải
+Thiết bị quản lý..


<b>-TSCĐ vơ hình: là những TSCĐ khơng có hình thái vật chất, thể hiện một </b>
lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến hoạt động của TCTD, bao gồm:
+Quyền sử dụng đất


+CP nghiên cứu


+CP chuyển giao CN…


<i><b>6.1.1.3 Xác định nguyên giá TSCĐ </b></i>
a) Ngun giá TSCĐ hữu hình


• TSCĐ mua sắm


• TSCĐ loại đầu tư xây dựng (tự làm và th ngồi)
• TSCĐ nhận chuyển nhượng


• TSCĐ được tặng thưởng


• TSCĐ được đánh giá lại theo nhà nước


<b>*TSCĐ mua sắm </b>


<b>Nguyên giá </b> <b>CP thực tế phải trả </b>
<b>(ghi trên chứng từ) </b>


<b>CP vận chuyển </b>
<b>bốc dỡ, lắp đặt, </b>
<b>chạy thử (nếu có) </b>


<b>Thuế và lệ phí </b>
<b>trƣớc bạ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 79 </b>


<b>*TSCĐ loại đầu tƣ xây dựng (tự làm và thuê ngoài) </b>


<b>*TSCĐ nhận chuyển nhƣợng </b>


<b>*TSCĐ đƣợc tặng thƣởng </b>


<b>*TSCĐ đƣợc đánh giá lại theo nhà nƣớc </b>


<i><b>TSCĐ chỉ được thay đổi nguyên giá trong các TH: </b></i>
<b>-Đánh giá lại TSCĐ </b>


<b>-Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ </b>
<b>-Cải tạo, nâng cấp TSCĐ </b>



<b>b) Ngun giá TSCĐ vơ hình </b>
• Quyền sử dụng đất


• Chi phí ngun cứu phát triền
• Chi phí chuyển giao cơng nghệ
<b>Quyền sử dụng đất </b>


<b>Chi phí nguyên cứu phát triền </b>


Bao gồm các chi phí chi ra để thực hiện các cơng trình nghiên cứu, đầu tư lâu
dài,…


<b>Nguyên giá </b> <b>Giá thành thực tế (giá <sub>quyết tốn) </sub></b>


<b>CP khác có liên </b>
<b>quan (lắp đặt, </b>


<b>chạy thử...) </b> <b>phí trƣớc bạ Thuế và lệ </b>


<b>= </b>

<b>+ </b>

<b>+ </b>



<b>Nguyên giá </b>

<b>= </b>



<b>Nguyên giá </b>

<b>= </b>

<b>Giá theo đánh giá của <sub>hội đồng đánh giá TS </sub></b>

<b>+ </b>

<b>CP vận chuyển </b>


<b>Nguyên giá </b>

<b>= </b>

<b>Nguyên giá cũ </b>

<b>+ </b>

<b>Hệ số tăng giảm theo quy <sub>định NN </sub></b>


<b>Nguyên giá </b> <b><sub>quyền sử dụng đất </sub>CP thuê đất hay </b>
<b>một lần </b>



<b>CP cho đền bù </b>
<b>giải phóng mặt </b>


<b>bằng </b>


<b>CP san lắp mặt </b>
<b>bằng </b>


<b>= </b>

<b>+ </b>

<b>+ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế toán tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 80 </b>


<b>Chi phí nhận chuyển giao cơng nghệ </b>


Bao gồm các chi phí thực tế đã chi ra cho việc nhận chuyển chuyển giao công
nghệ từ các tổ chức và cá nhân…mà tác dụng trực tiếp hoạt động TCTD.


<b>c) TSCĐ th tài chính </b>


• Tùy thuộc vào phương thức thuê và nội dung ghi trong hợp đồng th.


• Nếu 2 bên chỉ tính trên số tiền thuê phải trả thì bên đi thuê phải tính ra giá trị
hiện tại của TSCĐ


<i><b>6.1.1.4 Tài khoản sử dụng </b></i>
<b>• TK 301 “TSCĐ hữu hình” </b>
<b>• TK 302 “TSCĐ vơ hình” </b>
<b>• TK 303 “TSCĐ th tài chính” </b>


<b>• TK 305 “Hao mịn TSCĐ” </b>


<b>• TK 602 “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ” </b>
<b>• TK 321 “Mua sắm TSCĐ” </b>


<b>• TK 612 “Quỹ đầu tư phát triển” </b>


<b>• TK 623 “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ” </b>
<b>• TK 871 “Khấu hao cơ bản TSCĐ” </b>


<b>• TK 872 “Chi bảo dưỡng và sửa chữa TS” </b>
<b>TK 301 “TSCĐ hữu hình” </b>


• TK 3012: Nhà cửa, vật kiến trúc
• TK 3013: Máy móc, thiết bị.


• TK 3014: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
• TK 3015: Thiết bị, dụng cụ quản lý
• TK 3019: TSCĐ hữu hình khác
<b>TK 302 “TSCĐ vơ hình” </b>


• TK 3021: Quyền sử dụng đất.
• TK 3024: Phần mềm máy vi tính.
• TK 3029: TSCĐ vơ hình khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 6: Kế toán tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 81 </b>


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> - Nhập TSCĐ (do mua sắm, xây dựng)


- Điều chỉnh tăng NG


<i><b>Bên có ghi: </b></i>


<b>- Xuất TSCĐ (do thanh lý, bán, điều động đi) </b>
- Điều chỉnh giảm NG


<i><b>Số dư nợ </b></i> <i><b> Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có </b></i>


<b>*TK 302 “TSCĐ vơ hình”: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến </b>
động của TSCĐ vơ hình


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> -Ngun giá TSCĐ vơ hình tăng
<i><b>Bên có ghi: </b></i> <i><b>-Ngun giá TSCĐ vơ hình giảm </b></i>
<i><b>Số dư nợ </b></i> <i><b>Ngun giá TSCĐ vơ hình hiện có </b></i>


<b>*TK 303 “TSCĐ thuê tài chính”: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình </b>
hình biến động của TSCĐ đi thuê tài chính của TCTD


<i><b>Bên nợ ghi: -Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng </b></i>


<i><b>Bên có ghi: -Ngun giá TSCĐ đi thuê tài chính giảm (do trả lại hoăc mua lại) </b></i>
<i><b>Số dư nợ </b></i> <i><b>Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện </b></i>


<b>*TK 305 “ Hao mịn TSCĐ”: TK này dùng để phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ trong </b>
quá trình sử dụng do khấu hao TSCĐ và khoản tăng giảm hao mòn khác.


<i><b>Bên nợ ghi: -Giảm giá trị hao mòn khi giảm NG TSCĐ </b></i>


-Tất tốn gtrị hao mịn (thlý, bán, điều động)


<i><b>Bên có ghi: </b></i>


<b>-Số khấu hao cơ bản của TSCĐ trích hàng tháng phân bổ vào CP. </b>
-Tăng gtrị hao mịn khi tăng NG.


<i><b>Số dư có: </b></i> <i><b>Giá trị hao mịn TSCĐ hiện có </b></i>


<b>*TK 602 “ Vốn đầu tƣ XD cơ bản, mua sắm TSCĐ”: TK này mở tại HO dùng để </b>
phản ánh nguồn vốn xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ (ngoài phần VĐL)


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> -Giảm nguồn vốn XDCB, mua sắm TSCĐ
-Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.
<i><b>Bên có ghi: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>Kế tốn ngân hàng Chƣơng 6: Kế toán tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 82 </b>


-Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ.
<i><b>Số dư có: </b></i> <b>Vốn XDCB, mua sắm TSCĐ hiện có </b>


<b>*TK 321 “Mua sắm TSCĐ”: TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí mua sắm </b>
TSCĐ theo dự tốn đã được duyệt của TCTD


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> -Các khoản chi mua sắm TSCĐ.


<i><b>Bên có ghi: </b></i> <b>-Số tiền chi mua sắm đã được duyệt quyết toán và thanh toán. </b>
<i><b>Số dư nợ: </b></i> <i><b>Số tiền chi mua sắm chưa được duyệt quyết toán và thanh toán. </b></i>
<b>*TK 612,613 “Quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ phúc lợi”: TK này dùng để phản ánh các </b>
quỹ của TCTD



<i><b>Bên nợ ghi: -Số tiền sử dụng quỹ </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Số tiền trích lập quỹ
<i><b>Số dư có: </b></i> <b>Số tiền hiện có của quỹ </b>


<b>Quy trình mua TSCĐ </b>


<i><b>6.1.2 Phương pháp hạch tốn </b></i>
<i><b>6.1.2.1 Kế toán mua sắm TSCĐ </b></i>


<b>a)Tại hội sở của TCTD: </b>


<b>*Trƣờng hợp HO mua TSCĐ để sử dụng và phân phối cho chi nhánh: </b>
• Mua TSCĐ từ vốn NSNN


<b>Dự tốn mua sắm TSCĐ trình HS</b>


<b>Dự tốn được duyệt</b>



<b>Hội sở chuyển vốn cho chi nhánh </b>



<b> Mua TSCÑ</b>



<b>Chi nhánh làm quyết tốn trình hội sở* </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 83 </b>


Nợ 321-Mua sắm TSCĐ


Nợ 3532-Thuế GTGT đầu vào


Có 1011
• Khi NS thanh tốn


Nợ 1113-TG tại NHNN


Có 321-Mua sắm TSCĐ
• Đồng thời


Nợ 301-TSCĐ hữu hình


Có 602-Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ
<b>Mua từ các nguồn vốn khác </b>


• Hạch tốn:
Nợ 612, 623


Có 602
• Đồng thời:


Nợ 3012, 3013
Có 1011


<b>Phân phối TSCĐ cho chi nhánh </b>
Nợ 5111, 5211


Có 3012, 3013


<b>*Trƣờng hợp Hội sở cấp vốn để chi nhánh mua TSCĐ </b>


Nợ 6020


Có 5111, 5211


<b>*Trƣờng hợp Hội sở chính cấp TSCĐ đã hao mịn cho CN: thì phải sử dụng </b>
thêm TK 305-Hao mịn TSCĐ - để hạch tốn giá trị hao mịn.


Nợ 5111, 5211: Giá trị còn lại
Nợ 3051, 3052: Giá trị hao mịn


Có 3012, 3013: Ngun giá
<b>b) Tại chi nhánh của hệ thống TCTD </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 84 </b>


<b>• Nhận TSCĐ mới: </b>
Nợ 3012, 3013


Có 5112, 5212
<b>• Nhận TSCĐ đã hao mịn: </b>


Nợ 3012, 3013


Có 5112, 5212
Có 3051


<b>*Trƣờng hợp mua TSCĐ theo dự toán đƣợc duyệt của Hội sở </b>
<b>• Chi nhánh mua TSCĐ </b>



Nợ 3210-Mua sắm TSCĐ
Có 1011


<b>• Khi nhận đƣợc vốn HO cấp để mua TSCĐ, tất toán TK 321 </b>
Nợ 5112, 5212


Có 3210


<b>• Nếu đƣợc HO cho phép sử dụng quỹ chi nhánh thanh toán </b>
Nợ 612, 623


Có 321


<b>• Nhập TSCĐ và chuyển vốn về HO </b>
Nợ 3012, 3013


Có 5111, 5211


<b>• Tại HO khi nhận vốn từ chi nhánh chuyển về </b>
Nợ 5112, 5212


Có 602


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 85 </b>


<i><b>6.1.2.2 Kế toán khấu hao TSCĐ </b></i>



Có nhiều phương pháp tính khấu hao nhưng NH thường áp dụng phương pháp
tính khấu hao cố định (tức là căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian để tính mức
khấu hao)


<b>Phƣơng pháp hạch tốn </b>


<b>• Hạch tốn khấu hao TSCĐ </b>
Nợ 871-Khấu hao cơ bản TSCĐ


Có 305 (3051, 3052, 3053)


<b>• Hạch tốn chuyển khấu hao về NS nếu TSCĐ hình thành từ NS </b>
Nợ 6020-Số trích khấu hao


Có 1113 chuyển về NS


<i><b>6.1.2.3 Kế toán chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ </b></i>
<b>a) Chuyển nhƣợng, bàn giao cùng hệ thống </b>
<b>Bên bàn giao: </b>


<b>• Nếu TSCĐ mới: </b>
Nợ 5211, 5111


Có 3012


<b>• Nếu TSCĐ đã hao mịn </b>
Nợ 5211, 5111: Giá trị còn lại
Nợ 3051: Giá trị hao mịn


Có 3012-Ngun giá TSCĐ


<b>Bên nhận bàn giao: </b>


<b>• Nếu TSCĐ mới: </b>
Nợ 3012


Có 5212, 5112
<b>• Nếu TSCĐ đã hao mịn: </b>


Nợ 3012-Ngun giá TSCĐ
<b>Mức khấu hao </b>


<b>TSCĐ năm </b>


<b>Số năm sử dụng </b>

<b>= </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế toán tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 86 </b>


Có 5212, 5112-Giá trị cịn lại
Có 3051-Giá trị hao mòn
<b>b) Nếu khác hệ thống NH </b>
<b>Bên chuyển nhƣợng TSCĐ </b>
<b>• Nếu TSCĐ mới: </b>


Nợ 1011, 1113
Có 3012


<b>• Nếu TSCĐ đã hao mịn </b>


Nợ 1011, 1113


Nợ 3051


Có 3012
<b>Bên nhận TSCĐ </b>
<b>• Nếu TSCĐ mới: </b>


Nợ 3012


Có 1011, 1113
<b>• Nếu TSCĐ đã hao mịn: </b>


Nợ 3012-Ngun giá TSCĐ
Có 1011, 1113


Có 3051


<i><b>6.1.2.4 Kế tốn thanh lý TSCĐ </b></i>


<b>a) Nếu thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết: </b>
<b>• Nếu tốn chi phí mà khơng có thu nhập: </b>


Nợ 89-Chi phí khác
Có 1011


• Xuất TSCĐ ra khỏi NH
Nợ 305


Có 301



<b>*Nếu thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết: </b>
<b>• Nếu có thu nhập mà khơng tốn chi phí: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 87 </b>


Có 79-Thu nhập khác
• Xuất TSCĐ ra khỏi NH


Nợ 305


Có 301


<b>b) Nếu thanh lý TSCĐ chƣa khấu hao hết: </b>
Nợ 890-Chi khấu hao phần chưa khấu hao hết
Nợ 305


Có 301


<i><b>6.1.2.5 Kế tốn bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ </b></i>


<b>• CP sửa chữa lớn chưa xác định thì hạch tốn vào TK 323 </b>
<b>• Sửa chữa thường xuyên hạch toán vào TK 872 </b>


Nợ 323-Sửa chữa TSCĐ
Có 1011


<b>• Nếu tạm ứng thiếu Nếu tạm ứng thừa </b>


Nợ 8720 Nợ 8720


Có 3230 Nợ 1011
Có 1011 Có 3230


<i><b>6.1.2.6 Kế tốn các trường hợp khác liên quan TSCĐ </b></i>
<b>• TSCĐ đƣợc tặng thƣởng: ghi tăng vốn điều lệ </b>


Nợ 301


Có 601


<b>• TSCĐ đƣợc đánh giá lại: </b>
Nợ 3012


Có 3051
Có 6020


<b>6.2 Kế tốn công cụ lao động </b>


<i><b>6.2.1.Tổng quát về công cụ lao động và tài khoản sử dụng </b></i>
<i><b>6.2.1.1 Khái niệm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 88 </b>


• Bao gồm:


– Các công cụ cầm tay: kềm, búa, dao, kéo,..


– Các dụng cụ văn phòng


– Các dụng cụ bảo hộ lao động,…
<i><b>6.2.1.2 Phân bổ CCLĐ </b></i>


• Có 2 cách phân bổ CCLĐ là:


<b>– Cách 1: Phân bổ một lần vào chi phí (phân bổ 100%). Áp dụng đối với </b>
CCLĐ có giá trị nhỏ, mau hư hỏng.


<b>– Cách 2: Phân bổ dần vào chi phí (từ 2 lần trở lên). Áp dụng cho CCLĐ </b>
có giá trị lớn, thời gian sử dụng hơn 2 tháng.


<i><b>6.2.1.3 Tài khoản sử dụng </b></i>
<b>• TK 311 “CCLĐ đang dùng: </b>


<b>• TK 312 “CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí” </b>
<b>• TK 313 “Vật liệu” </b>


<b>• TK 874 “Mua sắm CCLĐ” </b>


<b>*TK 311 “CCLĐ đang dùng”: TK này dùng để phản ánh giá trị CCLĐ đang dùng </b>
của TCTD


<i><b>Bên nợ ghi: -Giá trị CCLĐ đưa ra sử dụng. </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> <i><b>-Giá trị CCLĐ xuất khỏi TCTD </b></i>
<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh giá trị CCLĐ đang dùng


<b>*TK 312 “CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí”: TK này dùng để phản ánh việc </b>


phân bổ giá trị CCLĐ vào chi phí


<i><b>Bên nợ ghi: -Giá trị CCLĐ đã xuất khỏi TS của đơn vị (đối ứng TK 311). </b></i>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Giá trị CCLĐ đưa ra sử dụng đã phân bổ vào chi phí (phân bổ
<i><b>100% giá trị, đối ứng TK CP) </b></i>


<i><b>Số dư có: </b></i> Số DC: Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào CP


<b>*TK 313 “Vật liệu”: TK này dùng để phản ánh các loại vật liệu sử dụng ở TCTD </b>
như: giấy tờ in, vật liệu VP, xăng dầu, vật liệu khác,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 89 </b>


<i><b>Số dư nợ: </b></i> <i><b>Phản ánh giá trị vật liệu tồn kho </b></i>
<i><b>6.2.2. Phương pháp hạch tốn </b></i>


<b>a) Kế tốn mua sắm CCLĐ </b>


• Khi mua sắm CCLĐ có thuế GTGT thì NH phải tách riêng thuế GTGT để hạch
tốn.


<b>• Khi mua CCLĐ về nhập kho </b>
Nợ 3130


Nợ 3532-Thuế GTGT đầu vào
Có 1011



<b>Xuất kho sử dụng và phân bổ CP </b>
<b>• Khi xuất kho sử dụng: </b>


Nợ 311


Có 313


<b>• Đồng thời phân bổ vào CP </b>
Nợ 874


Có 312


<b>Khi mua CCLĐ về sử dụng ngay </b>
<b>• Mua CCLĐ về sử dụng ngay: </b>


Nợ 3110


Nợ 3532-Thuế GTGT đầu vào
Có 1011


<b>• Đồng thời phân bổ vào CP </b>
Nợ 874-Mua sắm CCLĐ


Có 312-CCLĐ đang dùng đã ghi vào CP
<b>b) Kế toán CCLĐ do chuyền từ TSCĐ sang </b>


<b>*Nếu TSCĐ đƣợc chuyển CCLĐ và đem nhập kho CCLĐ: </b>
• TSCĐ mới:


Nợ 313-Vật liệu



</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 90 </b>


Nợ 313: Giá trị còn lại
Nợ 305: Giá trị hao mịn


Có 301: Ngun giá


<b>*Nếu TSCĐ chuyển CCLĐ và đem sử dụng ngay </b>
<b>• TSCĐ mới chuyển thành CCLĐ </b>


Nợ 311


Có 301


<b>• Đồng thời phân bổ vào CP </b>
Nợ 874


Có 312


<b>TSCĐ đã hao mịn chuyển thành CCLĐ </b>
Nợ 311


Nợ 305


Có 301


<b>• Đồng thời phân bổ vào chi phí </b>


Nợ 874


Có 312


<b>TH đã nhập kho đem ra sử dụng </b>
Nợ 311


Có 313


<b>• Phân bổ vào chi phí: </b>
Nợ 874


Có 312


<b>c) Kế tốn thanh lý CCLĐ </b>


<b>• Nếu CCLĐ hƣ hỏng do khách quan, báo cho kế tốn thanh lý </b>
Nợ 312


Có 311


<b>• Nếu có thu nhập từ phế liệu: </b>
Nợ 1011


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 91 </b>


<b>Nếu CCLĐ hƣ hịng do chủ quan thì ngƣời sử dụng bồi thƣờng </b>
<b>• Xuất CCLĐ ra khỏi NH </b>



Nợ 312


Có 311


<b>• Nếu chƣa xác định ngƣời trực tiếp bồi thƣờng: </b>
Nợ 3615-Các khoản bồi thường của CB, NV


Có 7900


<b>• Xác định các nhân bồi thƣờng </b>
Nợ 1011


Có 3615


<b>6.3. Kế tốn xây dựng cơ bản </b>
<i><b>6.3.1.Tài khoản sử dụng </b></i>
<b>• TK 322 “Chi phí XDCB” </b>


<b>• TK 602 “Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ” </b>


<b>• TK 451 “Các khoản phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ” </b>


<b>*TK 322 “Chi phí XDCB”: TK này sử dụng trong thời gian tiến hành XDCB để </b>
phản ánh các vật liệu, dụng cụ và thiết bị dùng cho XDCB


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> -Chi phí đầu tư XDCB


<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Giá trị TSCĐ hình thành qua đtư XDCB



-Giá trị ctrình bị loại bỏ khác kết chuyển khi qtoán được
duyệt y.


<i><b>Số dư nợ: </b></i> CP XDCB dở dang hay gtrị ctrình XDCB đã hthành nhưng
chưa bàn giao


<b>*TK 451 “Các khoản phải trả về XDCB, mua sắm TSCĐ”: TK này dùng để </b>
phản ánh khoản phải trả phát sinh về XDCB, mua sắm TSCĐ như: ptrả người bán,
phải thanh toán,..


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> -Số tiền đã trả cho người được thanh tốn
<i><b>Bên có ghi: </b></i> <i><b>-Các khoản phải trả </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 92 </b>


<i><b>6.3.2. Phương pháp hạch toán </b></i>
<b>a) Kế tốn nhập vật liệu XDCB </b>
• Nếu mua trả tiền ngay:


Nợ 3222


Có 1011
• Nếu mua trả chậm:


Nợ 3222


Có 4510
• Khi trả



Nợ 4510


Có 1011


<b>b) Kế tốn xuất vật liệu dùng cho XDCB </b>
Nợ 3221


Có 3222


<b>c) Kế tốn chi phí khác khi XDCB </b>
<b>Chi phí nhân công </b>


Nợ 3223


Có 1011
<b>Chi phí khác </b>
Nợ 3229


Có 1011, 4510…


<b>d) Khi cơng trình XDCB hồn thành </b>


<b>*Tập hợp các chi phí khác vào CP cơng trình XDCB </b>
Nợ 3221


Có 3223
Có 3229


<b>*Tăng TSCĐ khi cơng trình hồn thành và duyệt quyết tốn </b>


<b>• Nếu cơng trình làm từ quỹ đầu tƣ NH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế toán tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 93 </b>


<b>• Đồng thời: </b>
Nợ 3012


Có 3221


<b>*Nếu cơng trình bằng vốn NS </b>
• Khi nhận vốn NS ghi:


Nợ 1113


Có 4510
• Quyết tốn


Nợ 4510


Có 3221
• Đồng thời:


Nợ 301


Có 602


<b>*Nếu cơng trình từ vốn HO cấp </b>
• Nhận vốn HO hạch tốn



Nợ 5212, 5112
Có 4510
• Quyết tốn:


Nợ 4510


Có 3221


• Đồng thời ghi tăng TSCĐ và chuyển vốn về HO
Nợ 3012


Có 5211, 5111


<b>Tại HO, nhận nguồn của CN hạch tốn </b>
Nợ 5212, 5112


Có 6020


• Vì trước đây cấp vốn cho CN HO đã hạch toán:
Nợ 6020


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 94 </b>


<b>6.4. Bài tập chƣơng 6 </b>


<i><b>Bài 1: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: </b></i>



1) NH mua một xe TOYOTA để chở tiền, giá mua là 250.000.000đ, trả bằng
tiền mặt. TSCĐ này mua từ nguồn vốn Quỹ đầu tư của NH. Thuế GTGT nộp 10% tính
trên giá mua.


2) NH mua một xe TOYOTA để chở tiền, giá mua là 620.000.000đ, trả bằng
tiền mặt. TSCĐ này mua từ nguồn vốn Quỹ đầu tư của NH, theo sự giám định của
chuyên viên kỹ thuật thì giá trị cịn lại của xe là 95% so với lúc mới. Thuế GTGT nộp
10% tính trên giá mua.


3) Ngân Hàng mua một xe mới giá mua là 800.000.000đ trả bằng tiền gửi
NHNN. Vốn mua xe do Ngân sách Nhà nước đã cấp. Thuế GTGT là 10% chưa tính
trên giá mua.


4) Ngân Hàng mua một xe mới giá mua là 280.000.000đ trả bằng tiền gửi
NHNN. Vốn mua xe do Ngân sách Nhà nước đã cấp. Xe dành riêng cho bộ phận kinh
doanh vàng, ngoại tệ. Thuế GTGT là 28.000.000đ chưa tính trên giá mua.


5) NH mua một TSCĐ, giá mua ghi trên hóa đơn là 180.000.000đ, chi phí vận
chuyển 400.000 đ trả bằng tiền mặt, TSCĐ đã hao mòn 5%, TSCĐ này đã được NH
mua bằng TGNH từ nguồn vốn NH cấp trên cấp phát, thuế GTGT 10% tính trên giá
mua.


6) NH mua thêm một TSCĐ mới, giá mua ghi trên hóa đơn 200.000.000đ trả
bằng TGNH, chi phí vận chuyển 600.000đ trả bằng tiền mặt. Thuế GTGT tính trên giá
mua 10%. TSCĐ này mua bằng nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của NH.


7) Trích 60.000.000đ khấu hao cơ bản TSCĐ. Mặc khác NH mua thêm một
TSCĐ mới, giá mua ghi trên hóa đơn 300.000.000đ trả bằng TGNH, chi phí vận
chuyển 600.000đ trả bằng tiền mặt, TSCĐ đã hao mịn 5%. Thuế GTGT tính trên giá
mua 10%. TSCĐ này mua bằng nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của NH.



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>Kế toán ngân hàng Chƣơng 6: Kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động</b>


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 95 </b>


9) Nhập một số công cụ lao động trị giá 7.000.000đ trả bằng tiền mặt về nhập
kho vật liệu. Sau đó đưa 50% ra sử dụng, số CCLĐ này được phân bổ vào chi phí.
Thuế GTGT được tính 10% trên giá mua.


10) Chi tiền mặt mua một số CCLĐ số tiền 15.000.000đ đem về 50% sử dụng
ngay, còn 50% đem nhập kho vật liệu, thuế GTGT được tính 10% trên giá mua.


<i><b>Bài 2: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: </b></i>


1) Mua một số CCLĐ bằng tiền gửi NH để về 40% sử dụng ngay, 60% nhập kho
vật liệu trị giá 12.000.000đ.


2) Sữa chữa lớn 1 TSCĐ đã được đồng ý của lãnh đạo NH, số tiền đã chi là
16.000.000đ, chưa có hóa đơn thanh tốn.


3) Bộ phận hành chính báo hỏng một số công cụ lao động trị giá 1.800.000đ.
Thu hồi phế liệu 200.000đ.


4) Nhập một số vật liệu xây dựng để xây bờ tường trị giá 2.000.000đ trả bằng tiền
mặt cho người bán.


5) Thanh lý một số TSCĐ đã khấu hao hết theo nguyên giá 250.000.000đ, thu hồi
xác bán TSCĐ là 550.000đ, Ban GĐ quyết định thưởng cho nhân viên A 150.000đ


6) NH mua một số công cụ lao động trị giá 20.000.000đ đem về sử dụng ngay.


Tiền mua trả trực tiếp cho người bán bằng tiền mặt. Thuế GTGT tính 10% trên giá
mua. Phân bổ vào chi phí 50%, số còn lại tiếp tục phân bổ vào quý sau.


7) Dùng nguồn vốn điều lệ mua một TSCĐ trị giá 180.000.000đ trả cho người
bán bằng tiền mặt. Thuế GTGT tính 10% trên giá mua, chi phí vận chuyển 500.000đ.


8) Thanh lý TSCĐ hữu hình, ngun giá 100.000.000đ đã hao mịn 95.000.000đ,
chi phí thanh lý 800.000đ. Thu hồi tiền bán TSCĐ 1.800.000đ.


9) Dùng vốn điều lệ mua một TSCĐ giá 150.000.000đ, chưa có thuế giá trị gia
tăng được tính với thuế suất 10%, trả cho người bán bằng chuyển khoản qua tài khoản
tiền gửi tại NHNN, chi phí vận chuyển 500.000đ trả bằng tiền mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 96 </b>


<b>CHƢƠNG 7: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ THANH </b>
<b>TOÁN QUỐC TẾ </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 7 trình bày tổng qt về kế tốn ngoại tệ, phương pháp hạch toán
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ khác, kế toán nghiệp vụ thanh tốn quốc tế
và kế tốn nghiệp vụ cơng cụ tài chính phái sinh.


<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được nghiệp vụ và cách hạch toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và


thanh toán quốc tế.


+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.


<b>Nội dung chính </b>


<b>7.1.Tổng qt về kế tốn ngoại tệ </b>
<i><b>7.1. 1 Tổng quát: </b></i>


 Nội dung hạch toán các tài khoản tiền mặt, tiền gửi NH, cho vay, tiết kiệm bằng
ngoại tệ hạch tốn hồn tồn giống hạch tốn bằng đồng Việt Nam.


 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NH phải thực hiện theo quy định của
NHNN.


<b> Số ngoại tệ mua vào và bán ra sẽ được theo dõi trên TK 4711/4712 </b>


 Khoản chênh lệch giữa ngoại tệ bán ra và mua vào được đưa vào TK thu nhập
<b>hay chi phí về kinh doanh ngoại tệ là TK 721 hay 821. </b>


<b> Cuối tháng xác định số chênh lệch tăng giảm giá trị ngoại tệ và chuyển vào TK </b>
<b>6311 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo”. </b>


<i><b>7.1.2 Tài khoản sử dụng </b></i>


<b>• TK 1031: Tiền mặt ngoại tệ tại quỹ </b>


<b>• TK 1123: Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tại NHNN. </b>



<b>• TK 1321: Tiền gửi khơng kỳ hạn bằng ngoại tệ tại các TCTD trong nước. </b>
<b>• TK 1331: Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ ở nước ngồi </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

Kế tốn ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 97 </b>


<b>• TK 455: Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ. </b>


<b>• TK 4283: Tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán Thẻ bằng ngoại tệ. </b>


<b>• TK 4141: Tiền gửi khơng kỳ hạn của các NH ở nước ngoài bằng ngoại tệ. </b>
<b>• TK 4221: Tiền gửi khơng kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ. </b>
<b>*TK 4711 “Mua bán ngoại tệ kinh doanh”: Tài khoản này dùng để hạch toán ngoại </b>
tệ mua vào và bán ra (bán ra từ nguồn ngoại tệ kinh doanh)


<i><b>Bên nợ ghi: -Giá trị ngoại tệ bán ra </b></i>
<i><b>Bên có ghi: -Giá trị ngoại tệ mua vào </b></i>


<i><b>Số dư nợ: </b></i> <b>Phản ánh giá trị ngoại tệ từ các nguồn khác bán ra mà chƣa </b>
<b>mua vào để bù đắp.. </b>


<i><b>Số dư có: </b></i> <i><b>Phản ánh giá trị ngoại tệ mua vào chƣa bán ra. </b></i>
<b>*TK 4712 “Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh” </b>


<i><b>Bên nợ ghi: -Tiền VND chi ra mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào) </b></i>


<b>-Kết chuyển chênh lệch lãi kinh doanh ngoại tệ (đối ứng TK 721) </b>
-Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại tệ kinh doanh khi


đánh giá lại theo tỷ giá cuối tháng hay: Số điều chỉnh tăng số dư
<b>Nợ cho bằng số dư TK 4711 khi đánh giá lại số dư ngoại tệ kinh </b>
<b>doanh (đối ứng TK 6311) </b>


<i><b>Bên có ghi: -Tiền VND thu về do bán ngoại tệ (theo tỷ giá thực tế bán ra) </b></i>


<b>-Số điều chỉnh giảm số dư Nợ cho bằng số dư TK 4711 khi đánh </b>
giá lại số dư ngoại tệ kinh doanh (đối ứng TK 6311)


<i><b>Số dư nợ: </b></i> <b>Phản ánh số tiền VND đang chi ra mua ngoại tệ kinh doanh </b>
<b>(tƣơng ứng với số dƣ TK 4711 thể hiện bằng VND) </b>


<b>*TK 6311 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo”: Tài </b>
khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái qua việc
đánh giá lại các khoản ngoại tệ của các TCTD, hạch toán bằng VND


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> <b>-Số chênh lệch giảm do đánh giá lại số dư các TK ngoại tệ theo tỷ </b>
giá ngày cuối tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 98 </b>


<i><b>Bên có ghi: </b></i> <b>-Số chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư các TK ngoại tệ theo tỷ </b>
giá ngày cuối tháng.


<i><b>-Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính (lỗ tỷ giá) </b></i>
<b>vào TK chi phí </b>



<i><b>Số dư có hoặc dư nợ: Phản ánh số chênh lệch Có hoặc chênh lệch Nợ tỷ giá hối đoái </b></i>
phát sinh trong năm chưa xử lý.


<b>Cuối năm tài khoản này tất toán số dƣ. Nếu TK dư Có chuyển vào thu nhập; nếu </b>
TK dư nợ chuyển vào chi phí.


<b>7.2.Phƣơng pháp hạch toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ khác </b>
<i><b>7.2.1.1 Mua bán ngoại tệ kinh doanh trong nước: </b></i>


-NH mua ngoại tệ:
Nợ 1031,1123,…


Có 4711
Đồng thời:
Nợ 4712


Có 1011,1113…
-NH bán ngoại tệ:
Nợ 4711


Có 1123,1031,…
Nợ 1011,1113,…


Có 4712


<i><b>7.2.1.2 Chuyển đổi ngoại tệ cho khách hàng trong nước: </b></i>


-Khách hàng đổi ngoại tệ A lấy ngoại tệ B (điều này có nghĩa là NH mua ngoại
tệ A, bán ngoại tệ B)



Nợ 1031,4221(A)
Có 4711A


Khi NH chuyển đổi xong:
Nợ 4711B


Có 1031(B)


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Kế tốn ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 99 </b>


Nợ 4712: Ngoại tệ thu về (B)


Có 4712: Ngoại tệ bán ra (A)
-Khi thu lệ phí:


Nợ 1011…


Có 7110: Thu dịch vụ thanh tốn
Có 4531: Thuế GTGT phải nộp
<i><b>7.2.1.3 Chuyển tiền phi mậu dịch: </b></i>


Các trường hợp chuyển tiền có thu phí NH ghi vào tài khoản 711 – Thu phí dịch
vụ thanh tốn và phần thuế GTGT (VAT) tách riêng để trên TK 4531 – thuế GTGT
phải nộp.


<b>*Chuyển tiền đến (Nhận báo Có NH nƣớc ngồi) </b>
-Khách hàng có TK tại NH:



Nợ 1331, 4141


Có 4221, 4261…


-Khách hàng khơng có TK tại NH:
Nợ 1331, 4141


Có 4550


-Khi khách hàng đến nhận:
Nợ 4550


Có TK thích hợp (424…)
-Khi thu lệ phí:


Nợ 1031…


Có 7110 – Thu dịch vụ thanh tốn
Có 4531 – Thuế GTGT phải nộp


<b>*Chuyển tiền đi (Hợp pháp theo chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc </b>
<b>Việt Nam) </b>


Nợ 1031


Có 1331, 4141


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế



<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 100 </b>


<b>7.3.Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế </b>


<i><b>7.3.1. </b></i> <i><b>Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến: </b></i>


<b>*Phƣơng thức chuyển tiền: là một phương thức thanh toán mà trong đó một </b>
khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu,…) yêu cầu NH phục vụ
chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (người bán, người XK,…) ở một
địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.


<b>*Phƣơng thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó tổ chức XK sau khi </b>
đã hồn thành nghĩa vụ giao hàng thì ủy thác cho NH phục vụ thu hồ sơ tiền trên cơ sở
hối phiếu do đơn vị XK k ý phát.


<b> *Phƣơng thức tín dụng chứng từ: là phương thức thanh tốn trong đó NH theo </b>
yêu cầu của khách hàng cam kết chi trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi
người này xuất trình tồn bộ các hóa đơn chứng từ phù hợp với thu tín dụng.


<i><b>7.3.2 Tài khoản sử dụng </b></i>


<b>• TK 4282: Tiền ký quỹ mở thư tín dụng (L/C) </b>


<b>• TK 9123: Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngồi nhờ thu. </b>
<b>• TK 9124: Chứng từ có giá do nước ngồi gửi đến đợi thanh tốn </b>


<b>* TK 9123 “Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu”. TK này dùng </b>
để hạch tốn số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước
gửi đi nước ngoài nhờ thu.



<i><b>-Bên nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ </b></i>
thu.


<i><b>-Bên xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ đã được thanh tốn. </b></i>
<i><b>-Số cịn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngồi </b></i>
chưa thanh tốn.


<b>*TK 9124 “Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngồi gửi đến đợi thanh toán”. TK </b>
này dùng để hạch toán số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngồi gửi
đến chờ thanh tốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 101 </b>


<i><b>-Bên xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngồi gửi đến </b></i>
đã thanh tốn.


<i><b>-Số cịn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngồi </b></i>
gửi đến chờ thanh tốn.


<i><b>7.3.3 Phương pháp hạch toán: </b></i>
<b>a) Phƣơng thức chuyển tiền: </b>


-Chuyển tiền đi theo yêu cầu của đơn vị NK:


Nợ 4221 NK (TG KKH của KH trong nước bằng ngoại tệ)



Có 1331 (4141): TG KKH bằng ngoại tệ ở nước ngoài/TG KKH của các
NH ở nước ngoài bằng ngoại tệ.


Có 7110: Thu dịch vụ thanh tốn
Có 4531: Thuế GTGT phải nộp


-Chuyển tiền đến (khi nhận được báo có của NH nước ngồi):
Nợ 1331/4141


Có 4221


Có 7110 (Nếu chưa thu phí chuyển tiền)
Có 4531: Thuế GTGT phải nộp


<b>b) Phƣơng thức thanh toán ủy thác thu </b>
<b>*Đối với hàng XK: </b>


-Khi nhận bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu NH thu một phần phí hay tồn bộ:
Nợ 4221 XK


Có 7110 – Thu dịch vụ thanh tốn: Phí chuyển tiền
Có 4531 – Thuế GTGT phải nộp


-Đồng thời nhập TK 9123


-Gửi bộ chứng từ hàng hóa đi NH nước ngồi.
-Khi được báo có của NH nước ngồi:


Hạch tốn:



Nợ 1331 (4141)
Có 4221 XK


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Kế tốn ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 102 </b>


Có 4531: Thuế GTGT phải nộp
-Đồng thời xuất TK 9123


<b>*Đối với hàng nhập khẩu: </b>


-Khi nhận chứng từ hàng hóa của NH nước ngoài gửi đến
-Trong thời gian chờ thanh toán nhập: TK 9124


-Gửi chứng từ (Hối phiếu) hoặc hỏi đơn vị nhập khẩu chấp nhận thanh toán hay
không.


-Khi nhận được sự chấp nhận của đơn vị thanh tốn:
Hạch tốn:


Nợ 4221 NK


Có 1331 (4141)
Có 7110 (Nếu có)


Có 4531: Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời xuất TK 9124



-Gửi thông báo cho NH nước ngồi.


<b>c) Phƣơng thức thanh tốn tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C) </b>
<b>*Đối với hàng NK: </b>


-Khi mở L/C cho đơn vị NK: (Ký quỹ một phần hay tồn bộ)
Nợ 4221 NK


Có 4282: Tiền gửi để mở thư tín dụng L/C
Có 7110


Có 4531: Thuế GTGT phải nộp


-Nhập 9215,9216-Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả chậm, trả ngay.
-Lập L/C gửi đi NH nước ngoài


-Khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa từ NH nước ngồi gửi đến sẽ hạch tốn:
+Nếu trước đây đã ký quỹ 100% trị giá L/C


Nợ 4282


Có 1331 (4141)
+Nếu trước đây ký quỹ một phần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 103 </b>


Nợ 4282 : Số tiền trước đây ký quỹ


Có 1331 (4141) Trị giá L/C
Đồng thời xuất TK 9215, 9216


<b>*Đối với hàng xuất khẩu </b>


• Khi nhận bộ chứng từ hàng hóa của đơn vị XK
• Nếu có thu phí hạch tốn như trên


• Gửi bộ chứng từ hàng hóa đến NH nước ngồi.
• Khi nhận được báo có của NH nước ngồi:


Nợ 1331 (4141)
Có 4221 XK


<b>7.4 Kế tốn nghiệp vụ cơng cụ tài chính phái sinh </b>


<i><b>7.4.1 Tổng qt về cơng cụ tài chính phái sinh và TK sử dụng </b></i>


Các cơng cụ tài chính phát sinh gồm: Hợp đồng tương lai, quyền chọn, Hợp đồng
hốn đổi lãi suất,….


Gọi là cơng cụ tài chính phái sinh vì mỗi cơng cụ là hợp đồng tài chính có giá
trị dựa trên cơ sở một tài sản khác.


Cơng cụ tài chính phái sinh sẽ phát sinh các giao dịch sau:
• Giao dịch hốn đổi (SWAP)


• Giao dịch kỳ hạn (FORWARD)
• Giao dịch tương lai (FUTURES)
• Giao dịch quyền chọn (OPTIONS)


<b>a) Giao dịch hoán đổi (SWAP) </b>


• Là nghiệp vụ hối đối kép, gồm 2 nghiệp vụ Spot và Forward. Hai nghiệp vụ
này được tiến hành cùng một lúc, với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo 2
hướng khác nhau.


• Ví dụ: Cty X đến NH A vay 150.000EUR nhưng ngân quỹ NH chỉ có USD. Vì
vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, NH A cần thực hiện nghiệp vụ Swap.
<b>• TK sử dụng: 473 “Giao dịch hốn đổi” </b>


• TK 473 có các TK cấp 3 sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 104 </b>


<b>-TK 4732 “Giao dịch hoán đổi ngoại tệ” </b>
<b>*TK 4731 “ Cam kết giao dịch hối đoái ngoại tệ” </b>
<i><b>Bên nợ ghi: -Giá trị ngoại tệ NH cam kết sẽ bán ra. </b></i>


-Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết mua vào.
<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Giá trị ngoại tệ NH cam kết sẽ mua vào.


-Tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết bán.
<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh giá trị ngoại tệ NH sẽ bán.
<i><b>Số dư Có: </b></i> Phản ánh giá trị ngoại tệ NH sẽ mua.
<b>*TK 4732 “ Giá trị giao dịch hốn đổi ngoại tệ” </b>


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> <b>-Tiền VN chi mua ngoại tệ </b>



-Tiền VN thu về do tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết bán vào
ngày thanh toán.


-Kết chuyển tăng giá trị ngoại tệ hoán đổi khi đánh giá lại tỷ giá.


<i><b>Bên có ghi: </b></i> -Tiền VN thu về do bán ngoại tệ


-Tiền VN chi ra do tất toán giá trị ngoại tệ đã cam kết mua vào
ngày thanh toán.


-Số điều chỉnh giảm số dư NỢ bằng số dư TK 4731 khi đánh giá
lại số dư TK


<i><b>Số dư nợ: </b></i> <i>Phản ánh số tiền VN chi ra mua ngoai tệ hoán đổi. </i>
<i><b>Số dư có: </b></i> <i>Phản ánh số tiền VN thu về do bán ngoai tệ hoán đổi. </i>
<b>b) Giao dịch kỳ hạn (FORWARD) </b>


• Một giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch trong đó mọi dự kiến được định ra
vào hiện tại nhưng sẽ thực hiện trong tương lai.


• Ví dụ: Một cty Pháp cần mua 10.000USD có kỳ hạn 3 tháng, tức là sau 3 tháng
kể từ ngày giao dịch đơn vị mới cần số đơla này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Kế tốn ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 105 </b>


• TK 474 có các TK cấp III sau:



<b>-TK 4741 “Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ” </b>
<b>-TK 4742 “Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ” </b>
Nội dung tài khoản 474 tương tự TK 473


<b>c) Giao dịch tƣơng lai (FUTURES) </b>


• TK sử dụng: 475: TK này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ mua vào và bán ra
theo thời hạn thỏa thuận giữa NH và khách hàng theo cam kết giao dịch tương
lai đã ký giữa 2 bên.


<b>• TK 475 có các TK cấp III sau: </b>


<b>-TK 4751 “Cam kết giao dịch tương lai tiền tệ” </b>
<b>-TK 4752 “Giá trị giao dịch tương lai tiền tệ” </b>
Nội dung tài khoản 475 tương tự TK 473


<b>d) Giao dịch quyền chọn (OPTIONS) </b>


<b>• TK sử dụng: 476: TK này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ mua vào và bán ra </b>
trong thời hạn thỏa thuận giữa NH và khách hàng theo cam kết giao dịch quyền
chọn đã ký giữa 2 bên.


• TK 476 có các TK cấp III sau:


<b>-TK 4761 “Cam kết giao dịch quyền chọn tiền tệ” </b>
<b>-TK 4762 “Giá trị giao dịch quyền chọn tiền tệ” </b>
Nội dung TK 476 tương tự TK 473


<b>*TK 486 “Thanh tốn đối với các cơng cụ tài chính phái sinh” </b>



<b>-TK 4861 “Thanh tốn đối với giao dịch hoán đổi” (SWAP): TK này dùng </b>
để phản ánh các khoàn thu hay phải trả bằng tiền tệ trong thời hạn thỏa thuận giữa NH
và khách hàng theo cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ đã ký giữa 2 bên.


<i><b>Bên nợ ghi: -Giá trị cam kết tiền tệ NH phải thu </b></i>


-Giá trị cam kết tiền tệ trả cho khách hàng
<i><b>Bên có ghi: -Giá trị cam kết tiền tệ NH phải trả </b></i>


- Giá trị cam kết tiền tệ khách hàng trả


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 106 </b>


<i><b>Số dư Có: </b></i> Phản ánh giá trị cam kết tiền tệ NH còn phải trả khách
hàng


<b>-TK 4862 “Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn” (FORWARD) </b>
<b>-TK 4863 “Thanh toán đối với giao dịch tương lai” (FUTURES) </b>
<b>-TK 4864 “Thanh toán đối với giao dịch quyền lựa chọn” (OPTIONS) </b>
<i><b>7.4.2 Phương pháp hạch toán: </b></i>


<i><b>7.4.2.1 Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn (Forward) </b></i>
<i><b>a)Tại ngày ký hợp đồng: </b></i>


-Căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng, TCTD hạch toán cam kết mua
ngoại tệ:



Nợ TK 4862 “Thanh tốn đối với giao dịch kỳ hạn”
Có TK 4741 “Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ”
(Số ngoại tệ cam kết mua theo HĐ)


Hạch toán VND tương ứng:


Nợ TK 4742 “Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ”


Có TK 4862 “Thanh tốn đối với giao dịch kỳ hạn”
(Số VND theo tỷ giá tại thời điểm k ý cam kết)


-Trường hợp bán ngoại tệ cho khách hàng, hạch toán ngược với bút toán mua
ngoại tệ của khách hàng.


<i><b>b) Đánh giá chênh lệch tỷ giá vào ngày lập báo cáo: </b></i>
-Trường hợp bán ngoại tệ, khi tỷ giá giảm hạch toán:
Nợ TK 4742 “Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ”


Có 633 “Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại công cụ TC”
(Số VND giảm do tỷ giá giảm)


-Trường hợp bán ngoại tệ, khi tỷ giá tăng hạch toán:
Nợ TK 633 “Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại công cụ TC”


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 107 </b>



<i><b>c)Tại ngày đáo hạn HĐ: </b></i>


*Bút toán hạch toán số ngoại tệ và VND thu, chi do thực hiện cam kết mua, bán
kỳ hạn:


-Trường hợp mua ngoại tệ theo cam kết, hạch tốn:
Nợ TK thích hợp (Tiền gửi ngoại tệ, tiền mặt,…)


Có TK 4711 “Mua bán ngoại tệ kinh doanh”
(Số ngoại tệ cam kết mua theo HĐ)


Đồng thời hạch toán VND chi ra do mua ngoại tệ:
Nợ TK 4712 “Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh”


Có TK thích hợp (Tiền mặt VND, tiền gửi…)
(Số VND chi ra do khách hàng mua ngoại tệ)


-Trường hợp bán ngoại tệ cho khách hàng, hoạch toán ngược với bút toán mua
ngoại tệ của khách hàng.


*Tất toán HĐ cam kết mua, bán ngoại tệ:
-Trường hợp mua ngoại tệ, hạch toán:
Nợ TK 4741 “Cam kết giao dịch kỳ hạn”


Có TK 4862 “Thanh tốn giao dịch kỳ hạn tiền tệ”
(Số ngoại tệ cam kết mua theo HĐ)


Đồng thời, hạch toán:


Nợ TK 4862 “Thanh toán giao dịch kỳ hạn tiền tệ”



Có (hoặc Nợ) TK 633 “Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại công cụ tài chính”
Có TK 4742 “Giá trị giao dịch kỳ hạn”


-Trường hợp bán ngoại tệ, hạch toán:


Nợ TK 4862 “Thanh tốn giao dịch kỳ hạn tiền tệ”
Có 4741 “Cam kết giao dịch kỳ hạn”


(Số ngoại tệ cam kết mua theo HĐ)
Đồng thời hạch toán:


Nợ TK 4742 “Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ”


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 108 </b>


<i><b>d)Đánh giá lãi, lỗ từ giao dịch HĐ kỳ hạn: </b></i>


Dựa trên tỷ giá thực tế ngày tất toán HĐ, hạch toán lãi lỗ:
-Trường hợp lãi:


Nợ TK 4712 “Thanh tốn giao dịch kỳ hạn”
Có TK 721 “Thu về kinh doanh ngoại tệ”
(Số VND thu lãi từ HĐ kỳ hạn)


-Trường hợp lỗ:



Nợ TK 821 “Chi về kinh doanh ngoại tệ”


Có TK 4712 “Thanh toán giao dịch kỳ hạn”
(Số VND chỉ ra do lỗ từ HĐ kỳ hạn)


<i><b>7.4.2.2 Nghiệp vụ giao dịch hoán đổi (Swap) </b></i>
<b>* Tại ngày k ý hợp đồng </b>


<i><b>a) Hạch toán mua, bán ngoại tệ theo HĐ (spot – giao ngay) </b></i>
-Hạch toán số ngoại tệ do cam kết mua theo HĐ:


Nợ TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ…)
Có TK 4711 “Mua bán ngoại tệ kinh doanh”
Đồng thời hạch toán số VND chi ra để mua ngoại tệ:


Nợ TK 4712 “Thanh tốn mua bán ngoại tệ kinh doanh”
Có TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi bằng VND…)


-Trường hợp hạch toán ngoại tệ do cam kết bán theo HĐ: Hạch toán ngược với bút
toán mua ngoại tệ của khách hàng.


<i><b>b)Hạch toán cam kết sẽ mua, bán theo HĐ (tại một ngày xác định trong </b></i>
<i><b>tương lai) </b></i>


-Hạch toán cam kết sẽ mua ngoại tệ theo HĐ:


Nợ TK 4861 “Thanh toán đối với giao dịch Swap”


Có TK 4731 “Cam kết giao dịch Swap tiền tệ” (Số ngoại tệ cam kết mua
bán theo HĐ)



Đồng thời hạch toán:


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 109 </b>


Có 4861 “Thanh tốn đối với giao dịch Swap” (Số VND chi ra do mua
ngoại tệ theo cam kết)


-Hạch toán cam kết sẽ bán ngoại tệ theo HĐ:


Kế toán hạch toán ngược với bút toán sẽ mua ngoại tệ theo HĐ


<i><b>c)Hạch toán số lãi phát sinh do chênh lệnh tỷ giá ngoại tệ vào ngày đáo hạn </b></i>
Nợ TK 3961 “Lãi phải thu từ CCTC phái sinh” (Swap)


Có TK 709 “Thu lãi khác”


<b>*Đánh giá chênh lệch tỷ giá vào ngày lập báo cáo </b>
-Trường hợp bán ngoại tệ, khi tỷ giá tăng hạch toán:
Nợ TK 633 “Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại CCTC”


Có TK 4732 “Giá trị giao dịch Swap tiền tệ” (Số VND tăng do tỷ giá
tăng)


-Trường hợp bán ngoại tệ, khi tỷ giá giảm hạch toán:
Nợ TK 4732 “Gia trị giao dịch Swap tiền tệ”



Có TK 633 “Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại CCTC” (Số VND giảm do tỷ
giá giảm)


<b>*Tại ngày đáo hạn HĐ: </b>


<i><b>a)Bút toán hạch toán số ngoại tệ và VND thu, chi do thực hiện cam kết mua, </b></i>
<i><b>bán hoán đổi: </b></i>


-Bút toán mua ngoại tệ theo cam kết:


Nợ TK thích hợp (Tiền mặt ngoại tệ, tiền gửi)
Có TK 4711 “Mua bán ngoại tệ kinh doanh”
Đồng thời hạch toán số VND chi ra mua ngoại tệ


Nợ TK 4712 “Thanh toán ngoại tệ kinh doanh”
Có TK 3961 “Lãi phải thu từ CCTC (Swap)”
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi)


-Trường hợp bán ngoại tệ hạch toán ngược lại với bút toán mua ngoại tệ
<i><b>b)Tất toán HĐ cam kết mua, bán ngoại tệ theo HĐ: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 110 </b>


(Số ngoại tệ cam kết mua theo HĐ)
Đồng thời hạch toán:


Nợ TK 4861 “Thanh toán giao dịch Swap tiền tệ”



Nợ (hoặc có) TK 633 “Chênh lệnh đánh giá lại cơng cụ TC”
Có TK 4732 “Giá trị giao dịch Swap tiền tệ”


*Hạch toán cam kết bán ngoại tệ theo HĐ:


Kế toán ghi ngược với bút toán cam kết mua ngoại tệ theo HĐ
<i><b>7.4.2.3 Nghiệp vụ giao dịch quyền chọn (Options) </b></i>


<b>*Tại ngày k ý kết giao dịch: </b>


-Hạch toán thu nhập từ việc bán quyền mua, quyền bán cho khách hàng:
Nợ TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,…)


Có TK 488 “Doanh thu chờ phân bổ”
Hoặc Có TK “Thu nhập từ kinh doanh”


-Hạch tốn chi phí từ việc mua quyền mua, quyền bán:
Nợ TK 388 “Chi phí chờ phân bổ”


Hoặc Nợ TK “Chi phí từ kinh doanh”


Có TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi…)
-Hạch tốn cam kết đã ký:


+Trường hợp mua ngoại tệ của khách hàng:


Nợ TK 4864 “Thanh toán đối với giao dịch quyền chọn tiền tệ”
Có TK 4761 “Cam kết giao dịch quyền chọn tiền tệ”
Đồng thời hạch toán số VND tương ứng:



Nợ TK 4762 “Giá trị giao dịch quyền chọn tiền tệ”


Có 4864 “Thanh tốn đối với giao dịch quyền chọn tiền tệ”
+Trường hợp bán ngoại tệ cho khách hàng


Kế toán ghi được với bút toán cam kết mua ngoại tệ theo HĐ
<b>*Đánh giá chênh lệch tỷ giá vào ngày lập báo cáo </b>


-Trường hợp tỷ giá tăng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 111 </b>


Có TK 4762 “Giá trị giao dịch quyền chọn tiền tệ”(Số VND tăng do tỷ
giá tăng)


-Trường hợp tỷ giá giảm:


Nợ TK 4762 “Giá trị giao dịch quyền chọn tiền tệ”


Có TK 633 “Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại CCTC”(Số VND giảm do tỷ
giá giảm)


<b>*Tại ngày đáo hạn HĐ </b>


- Nếu khách hàng thực hiện quyền chọn:



<i><b>a) Hạch toán số ngoại tệ và VND thu, chi do thực hiện cam kết </b></i>
-Hạch toán mua ngoại tệ theo cam kết:


Nợ TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi…)


Có TK 4711 “Mua bán ngoại tệ kinh doanh”
Đồng thời hạch toán số tiền chi ra để mua ngoại tệ:


Nợ TK 4712 “Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh”
Có TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi…)


-Hạch toán ngoại tệ bán theo cam kết:


Kế toán ghi ngược với bút toán cam kết mua ngoại tệ theo HĐ.


<i><b>b)Tất toán HĐ cam kết mua, bán ngoại tệ theo quyền lựa chọn: </b></i>
Nợ TK 4864 “Thanh toán đối với giao dịch quyền chọn tiền tệ”


Có TK 4761 “Cam kết giao dịch quyền chọn tiền tệ”
(Số tiền cam kết theo HĐ)


Hoặc


Nợ TK 4761 “Cam kết giao dịch quyền chọn tiền tệ”


Có TK 4864 “Thanh tốn đối với giao dịch quyền chọn tiền tệ”
(Số tiền cam kết mua theo HĐ)


Đồng thời hạch toán:



+Trường hợp mua ngoại tệ:


Nợ TK 4864 “Thanh toán giao dịch quyền chọn”


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 112 </b>


Có TK 4762 “Gia trị giao dịch quyền chọn”
+Trường hợp bán ngoại tệ:


Kế toán hạch toán ngược với bút toán cam kết mua ngoại tệ
*Nếu khách hàng từ chối thực hiện quyền mua, quyền bán, hạch toán:


Thực hiện tất toán HĐ
<b>7.5. Bài tập chƣơng 7 </b>


<i><b>Bài 1: Tại NHTM A trong tháng 8/XX có các nghiệp vụ sau: </b></i>


1) Bán 50.000USD trên thị trường ngoại tệ liên NH thu tiền VND chuyển khoản
(tỷ giá USD/VND = 20.090)


2) Khách hàng A đến đổi EUR lấy VND (tỷ giá 1 EUR = 23.050 VND)


3) Nhận được báo Có của NH nước ngoài về chuyển tiền kiều hối cho khách hàng
là Lê Văn Năm địa chỉ 1A Hoàng Diệu Q.Phú Nhuận, số tiền 4000USD.


4) Ông Vũ Hải gửi tiết kiệm 3000GBP loại kỳ hạn 6 tháng.



5) Công ty XNK Lidimex làm thủ tục vay NH 20.000USD để ký quỹ mở L/C. NH
đã chấp nhận.


6) Ơng Lê Văn Năm trình giấy báo nhận tiền kiều hối ông bán 3.950 USD cho NH
(tỷ giá USD/VND = 15.720) sau khi trừ phí 50 USD.


7) Bán 10.000USD cho công ty XNK X, chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ
của công ty tại NH (tỷ giá bán 1USD = 15.720 VND), nhận VND tiền mặt.
Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.


<i><b>Bài 2: Tại NHTM A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: </b></i>


1) Ông Lê Văn Hải xuất trình CMND và giấy báo lĩnh tiền kiều hối 4000 USD,
NH trừ phí 30 USD, Ông Hải đề nghị lĩnh tiền VND theo tỷ giá áp dụng
USD/VND = 20.890.


2) Xuất bán 1.000USD cho cán bộ đi học tập nghiệp vụ nước ngoài (tỷ giá
USD/VND = 20.890), thu tiền đồng Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Kế toán ngân hàng Chương 7: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
và thanh tốn quốc tế


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 113 </b>


4) Khách hàng gửi tiết kiệm 12 tháng 2000 USD.


5) Trả lãi tiền gửi tiết kiệm hàng tháng 1.600USD, khách hàng lấy tiền VND tỷ giá
không đổi.


6) Mua 5000 USD trên thị trường ngoại tệ liên NH tỷ giá USD/VND = 20.800.


7) Mua 7000 EUR của khách hàng vãng lai, tỷ giá EUR/VND = 23.080.


8) Đổi 4000 GBP khách hàng lấy USD (USD/VND = 20.890, GBP/VND =
32.500)


9) Mua 700 USD của khách hàng vãng lai (1 USD = 20.890 VND)


10) Khách hàng đổi 2.500 EUR để lấy USD. Tỷ giá USD/VND = 20.890;
EUR/VND = 23.070)


11) Nhận được báo Có của NH nước ngồi, thanh tốn tiền xuất khẩu cho Công ty
A, công ty đồng ý bán 5000 USD cho NH để lấy VND, còn 150.000 USD bán để
ghi tăng tài khoản tiền gửi (tỷ giá mua chuyển khoản 1USD = 20.900 VND)


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế tốn thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 114 </b>


<b>CHƢƠNG 8: KẾ TỐN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH </b>


<b>Giới thiệu </b>


Chương 8 giới thiệu nội dung các khoản thu nhập và chi phí của Ngân hàng, kế
tốn thu nhập, kế tốn chi phí, kế tốn nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh chứng khoán,
kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
<b>Mục tiêu: </b>


+ Trình bày được nghiệp vụ và cách hạch toán nghiệp vụ kế tốn thu nhập, chi
phí và kết quả kinh doanh.



+ Vận dụng được các phương pháp hạch toán để hạch toán nghiệp vụ kế toán thu
nhập, chi phí và kết quả kinh doanh.


<b>Nội dung chính </b>


<b>8.1 Nội dung các khoản thu nhập và chi phí của Ngân hàng </b>
<i><b>8.1.1 Các khoản thu nhập </b></i>


<b>*Thu nhập về hoạt động tín dụng </b>
• Thu lãi tiền gửi


• Thu lãi cho vay


• Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh NH
• Thu từ nghiệp vụ cho th tài chính
• Thu khác về hoạt động tín dụng
<b>*Thu về dịch vụ thanh tốn </b>


• Thu phí dịch vụ thanh tốn
• Thu về dịch vụ ngân quỹ
• Thu từ dịch vụ tư vấn


• Thu từ các dịch vụ khác bao gồm: dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt,…
<b>*Thu từ các hoạt động kinh doanh khác </b>


• Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý
• Thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm
• Thu lãi góp vốn, mua cổ phần



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 115 </b>


• Các khoản thu nhập khác
<i><b>8.1.2 Các khoản chi phí </b></i>
<b>*Chi về hoạt động huy động vốn </b>


• Chi trả lãi tiền gửi
• Chi trả lãi tiền vay


• Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá
• Chi phí khác


<b>*Chi phí hoạt động dịch vụ </b>
• Chi về dịch vụ thanh tốn


• Cước phí bưu điện về mạng viễn thơng
• Chi phí về ngân quỹ


• Các khoản chi dịch vụ về thanh tốn và ngân quỹ
<b>*Các chi phí khác </b>


• Chi về kinh doanh ngoại hối


• Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
• Chi phí cho nhân viên


• Chi cho hoạt động quản lý và công cụ như: chi vật liệu và giấy tờ in, cơng tác


phí, chi đào tạo,…


<b>8.2 Kế toán thu nhập </b>


<i><b>8.2.1 Các tài khoản sử dụng </b></i>


• TK 70: “Thu từ hoạt động tín dụng”


• TK 71: “Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ”
• TK 72: “TN từ hoạt động kinh doanh ngoại hối”
• TK 74: “TN từ hoạt động kinh doanh doanh khác”
• TK 78: “TN góp vốn, mua cổ phần”


• TK 79: “Thu nhập khác


<b>Nội dung các TK thu nhập tƣơng tự nhau: </b>


• Bên có ghi: Các khoản thu về hoạt dộng kinh doanh trong năm.
• Bên nợ ghi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Kế tốn ngân hàng Chương 8: Kế tốn thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 116 </b>


– Chuyển số dư Có cuối năm vào TK lợi nhuận năm nay khi quyết tốn
• Số dư Có: Phản ánh thu nhập về hoạt động kinh doanh của TCTD


<i><b>8.2.2 Phương pháp hạch tốn </b></i>
• Khi có thu nhập về hoạt động TD



Nợ 1011, 4211


Có 701, 702, 703,…


• Khi có các khoản TN phí từ hoạt động dịch vụ
Nợ 1011, 4211


Có 711, 712, 713…


Có 4531-Thuế GTGT phải nộp
• Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối


Nợ 1011


Có 721, 722


• Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác:
Nợ 1011


Có 741, 742


• Thu lãi góp vốn mua cổ phần:
Nợ 1011


Có 78


• Khi phát sinh thu nhập khác:
Nợ 1011



Có 79
<b>8.3 Kế tốn chi phí </b>


<i><b>8.3.1 Các tài khoản sử dụng </b></i>
• TK 80 “Chi phí hoạt động TD
• TK 81 “Chi phí hoạt động dịch vụ”


• TK 82 “CP hoạt động kinh doanh ngoại hối”
• TK 83 “Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí”
• TK 84 “CP hoạt động KD khác”


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 117 </b>


• TK 86 “Chi cho hoạt động quản lý và cơng cụ”
• TK 87 “Chi về tài sản”


• TK 88 “CP dự phịng, bảo tồn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng”
• TK 89 “Chi phí khác”


<b>Nội dung các TK chi phí tƣơng tự nhau </b>


• Bên Nợ ghi: Các khoản chi về hoạt động kinh doanh trong năm.
• Bên Có ghi:


– Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm


– Chuyển số dư Nợ cuối năm vào TK lợi nhuận năm nay khi quyết tốn


• Số dư nợ: Phản ánh các khoản chi về hoạt động kinh doanh trong năm


<i><b>8.3.2 Phương pháp hạch toán </b></i>


• Khi phát sinh chi phí về hoạt động TD
Nợ 801, 802


Có TK thích hợp
• Chi phí hoạt động dịch vụ


Nợ 811, 812


Có TK thích hợp


• Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối
Nợ 821, 822


Có 1011, 1113


• Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí:
Nợ 831, 832


Có 1011, 1113


• CP hoạt động kinh doanh khác:
Nợ 841, 842


Có 1011, 1113
• Chi phí cho nhân viên:



Nợ 851, 852


Có 1011, 1113


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Kế tốn ngân hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 118 </b>


Nợ 861, 862
Có 1011
• Chi về tài sản:


Nợ 871, 872


Có 305, 323


• Chi phí dự phịng, bảo tồn và bảo hiểm tiền gửi khách hàng
Nợ 882, 883


Có 249, 269


• Khi phát sinh các khoản chi phí khác:
Nợ 89


Có TK thích hợp


<b>8.4 Kế toán nghiệp vụ đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán </b>


*Khi mua chứng khốn, căn cứ vào chi phí thực tế mua, hạch toán:


Nợ TK 141/142/148: Chứng khoán kinh doanh


Có TK thích hợp (Tiền gửi)


*Khi bán chứng khoán, căn cứ vào giá bán chứng khoán hạch toán
- Trường hợp lãi (Giá bán > giá mua):


Nợ TK tiền gửi (giá bán)


Có TK chứng khốn kinh doanh (Trí giá vốn/ Giá trước đây đã mua
chứng khốn)


Có TK 741/Thu lãi do kinh doanh chứng khốn (Giá bán – Giá vốn)
- Trường hợp lỗ (Giá bán < Giá mua), ghi:


Nợ TK tiền gửi (cá nhân)


Nợ TK 149 – Dự phòng giảm giá chứng khoán.
Nợ TK 841 – Chi về mua bán chứng khốn.


Có TK chứng khốn kinh doanh (Trị giá vốn – Giá trước đây mua chứng
khoán)


<b>8.5 Kế toán thuế giá trị gia tăng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế tốn thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 119 </b>



- Đối với đối tượng kinh doanh là ngoại tệ thì tính thuế theo phương pháp trực
tiếp, mức thuế suất là 10%.


- Đối với dịch vụ kinh doanh ngân hàng và ngân quỹ thì tính thuế theo phương
pháp khấu trừ, thuế suất là 10%.


*Phương pháp tính thuế trực tiếp


- Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng X Thuế suất.


- GTGT =


Doanh số bán ra
Bằng VND của ngoại tệ,


vàng bạc


-


Doanh số mua vào tương
ứng của vàng bạc đá


quý, ngoại tệ bán ra


- Doanh số mua vào
tương ứng


= Số


ngoại tệ



x Tỷ giá mua thực tế bình
quân


- Doanh số mua vào


tương ứng =


Số


ngoại tệ -


Tỷ giá mua thực tế bình
quân




- Tỷ giá mua thực tế
bình quân


=


Số dư mua ngoại tệ
vào đầu kỳ
Số ngoại tệ trong kỳ


+


+



Doanh số mua trong
kỳ


Số ngoại tệ mua đầu
kỳ


*Phương pháp khấu trừ thuế
- Thuế GTGT


phải nộp


= Thuế GTGT


đầu ra


- Thuế GTGT


đầu vào được khấu trừ
* Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất (10%)


Giá tính thuế gồm:


- Thu phí chuyển tiền trong nước, ngồi nước.
- Thu phí rút tiền mặt trong nước.


- Thu phí đổi tiền mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh



<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 120 </b>


- Thu phí về giấy chứng thư bảo lãnh.
- Thu phí về ấn chỉ chứng từ.


<b>8.6 Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận </b>
<i><b>8.6.1 Kế toán kết quả kinh doanh </b></i>


<b>a)Tài khoản sử dụng </b>
• TK 69 “LN chưa phân phối”
• TK 691 “LN năm nay”
• TK 692 “LN năm trước”


<b>TK 69 “Lợi nhuận chƣa phân phối”: TK này dùng để phản ánh kết quả (lãi, lỗ) kinh </b>
doanh và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của TCTD


<i><b>Bên nợ ghi: </b></i> -Số dư cuối kỳ của các TK CP chuyển sang
-Trích lập các quỹ


-Chia LN cho các bên tham gia liên doanh, cho các cổ đơng
<i><b>Bên có ghi: -Số dư cuối kỳ của TK thu nhập chuyển sang </b></i>


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý
<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh LN chưa phân phối hoặc chưa sử dụng


<b>b) Phƣơng pháp hạch tốn </b>
• Kết chuyển thu nhập:


Nợ 70, 71…79
Có 691


• Kết chuyển chi phí:


Nợ 691


Có 80, 81,…89


• TK 691 có thể dư Có hoặc dư Nợ
Dư Có: TCTD kinh doanh có lãi
Dư Nợ: TCTD kinh doanh bị lỗ
<b>Tại CN chuyển lãi, lỗ về HO </b>


• Khi chuyển lãi:
Nợ 692


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế tốn thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 121 </b>


• Khi chuyển lỗ:
Nợ 5211, 5191
Có 692


<b>Tại HO nhận lãi, lỗ của chi nhánh </b>
• Nếu nhận lãi:


Nợ 5212, 5191


Có 469 (Các khoản phải trả khác, chi tiết từng CN)
• Nếu nhận lỗ:



Nợ 369 (Các khoản phải thu khác, chi tiết từng CN)
Có 5212, 5191


<b>Hội sở tập hợp lãi, lỗ vào TK 692 </b>
• Tập hợp lãi tại các CN


Nợ 469


Có 692
• Tập hợp lỗ các CN


Nợ 692


Có 369


• Kết quả KD thể hiện TK 692
Dư Có: Kinh doanh lãi năm trước
Dư Nợ: Kinh doanh lỗ năm trước
<i><b>8.6.2 Phân phối lợi nhuận </b></i>


<b>a) Tài khoản sử dụng </b>


• TK 3531 “Tạm ứng nộp NSNN”


• TK 3539 “Các khoản chờ NSNN thanh tốn”
• TK 4534 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (TNDN)
• TK 61 “Quỹ của TCTD”


• TK 62 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”


<b>TK 3531 “Tạm ứng nộp NSNN” </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 122 </b>


<i><b>Phát sinh có: -Số tiền chuyển vào TK thích hợp để thanh toán </b></i>


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số tiền TDTD đã tạm ứng nộp hoặc phải thu từ NSNN
chưa thanh toán


<b>TK 3539 “Các khoản chờ NSNN thanh toán”: TK này dùng để hạch toán thuế thu </b>
nhập DN phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN vào NSNN


<i><b>Phát sinh nợ: </b></i> -Số thuế TNDN đã nộp NSNN


-Số chênh lệch giữa thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng
quý của cơ quan thuế nhỏ hơn thuế TNDN thực tế nộp


<i><b>Phát sinh có: -Số thuế TNDN phải nộp </b></i>


<i><b>Số dư nợ: </b></i> Phản ánh số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số phải nộp
<i><b>Số dư có: </b></i> Phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp vào NSNN


<b>TK 61, 62 “Quỹ của TCTD” “Quỹ khen thƣởng, phúc lợi”: Các TK này dùng để </b>
phản ánh các quỹ của TCTD được trích lập theo quy định


<i><b>Phát sinh nợ: </b></i> -Số tiền sử dụng quỹ



<i><b>Phát sinh có: </b></i> <b>-Số tiền trích lập quỹ hàng năm </b>
<i><b>Số dư có: </b></i> Số tiền hiện có của từng quỹ


<b>b) Phƣơng pháp hạch toán </b>
<b>Hạch toán thuế TNDN </b>


• Khi tạm nộp thuế TN hàng quý theo thơng báo của cơ quan thuế:
Nợ 4534


Có 1113


• Ghi nhận thuế thu nhập vào CP thuế TN DN hiện hành:
Nợ 8331


Có 4534
<b>Hạch tốn thuế TNDN </b>


• Cuối năm kết chuyển CP thuế thu nhập DN hiện hành vào TK 69 “LN chưa
phân phối”


Nợ 69


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 123 </b>


<b>Hạch toán PP quỹ TCTD cho CN theo kết quả kinh doanh </b>
Nợ 61, 62



Có 5211, 5191


<b>Tại chi nhánh: khi nhận quỹ của NH cấp trên phân phối: </b>
Nợ 5212, 5191: Số tiền PP của HO nhận được


Có 61, 62
<b>8.7. Bài tập chƣơng 8 </b>


<i><b>Bài 1: Ngân hàng thương mại Y trích dẫn các số liệu về thu nhập và chi phí </b></i>
như sau: (đơn vị tính: Triệu đồng).


<b>I. Chi phí </b>


1. Chi trả lãi tiền gửi 12.250,487


2. Chi trả lãi tiền vay 108


3. Chi trả lãi phát hành trái phiếu 632,924


4. Chi phí bưu phí và điện thoại 36,2


5. Chi nộp thuế 346


6. Chi lương 460,668


7. Chi bảo hiểm xã hội 23,176


8. Chi trang phục giao dịch 11,224


9. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 30,001



10. Chi cơng tác phí 5,264


11. Chi mua công cụ lao động 15,804


12. Chi giấy tờ in 3,618


13. Chi công tác xã hội 11,23


14. Chi dự phịng phải thu khó địi 19,726


15. Chi kinh doanh vàng bạc và ngoại tệ 36,18


16. Chi trợ cấp thôi việc 16,02


17. Chi y tế và vệ sinh 18,06


18. Chi mua xăng, dầu 3.012


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế tốn thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 124 </b>


<b>II. Thu nhập </b>


1. Thu lãi cho vay 14.773,222


2. Thu dịch vụ thanh toán 414,452



3. Thu dịch vụ tư vấn 7,92


4. Thu về kinh doanh ngoại tệ 110,476


5. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 2.960


6. Thu lãi tiền gửi tại TCTD 54,569


7. Thu về kinh doanh vàng bạc 214,786


8. Thu lãi góp vốn 16,715


9. Thu từ nghiệp vụ đại lý 9,18


10. Thu khác 19,723


11. Thu hồi nợ quá hạn đã xử lý 47,092


<i>Yêu cầu: </i>


Hãy tập hợp thu nhập, chi phí theo tài khoản cấp I và xác định kết quả kinh
doanh của NHTM Y. Xác định lợi nhuận rồng, biết rằng thuế suất thu nhập 28%.


Giả sử ngân hàng dựa vào kết quả kinh doanh phân phối lợi nhuận như sau:
1. Nộp thuế TNDN. Giả định trước đây đã tạm nộp là 600 triệu đồng.
2. Trích 5% lợi nhuận sau thuế lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
3. Trích 10% lập quỹ dự phịng tài chính.


4. Lợi nhuận cịn lại được trích 35% lập các quỹ khác.



<i><b>Bài 2: Tình hình hoạt động của NHTM C được trích dẫn các số liệu như sau: </b></i>
Số dư các TK (đơn vị tính trệu đồng)


+TK 1011 14.986


+TK 1113 9.210


+TK 4211 12.315


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh


<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 125 </b>


+TK 431 1.700


+TK 631 (dư Có) 600


+TK 801 170


+TK 2211 12.930


+TK 2218 399


+TK 702 950


+TK 851 270


+TK 711 360



+TK 394 550


+TK 4913 1.220


Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Khách hàng nộp tiền mặt vào TK 210.000.000 đ.
2. Chi phí cho nhân viên 130.000.000 đ tiền mặt.


3. Thu lãi tiền vay 1.500.000 đ bằng chuyển khoản qua TKTG khách hàng
(trong đó lãi dự thu là 458.000.000đ).


4. Thu lãi góp vốn, mua cổ phần 610.000.000 đ bằng tiền mặt.


5. Thu dịch vụ NH 260.000.000đ chuyển khoản qua TKTG khách hàng.
6. Mua một số vật liệu văn phòng 6.000.000 đ trả bằng tiền mặt.


7. Trích TKTG chi nộp thuế 670.000.000 đ.


8. Cho vay ngắn hạn 816.000.000 đ, giải ngân bằng tiền mặt.


9. Trả vốn phát hành kỳ phiếu 876.000.000 đ bằng 50% tiền mặt, 50% TKTG
tại NHNN.


10. Chi phí bất thường 14.000.000 đ tiền mặt.
11. Trả cước điện thoại 21.000.000 đ bằng TGNH.
12. Chi quảng cáo 12.000.000đ trả bằng TGNH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

Kế toán ngân hàng Chương 8: Kế tốn thu nhập, chi phí và kết quả kinh
doanh



<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 126 </b>


14. Chi trả tiền điện nước 20.000.000đ qua TKTG.
15. Thu từ các hoạt động khác 180.000.000 đ.
<i>Yêu cầu: </i>


- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
- Xác định kết quả kinh doanh của NHTM C.


- Xác định thuế thu nhập, biết thuế suất 28%.


Giả sử NH dựa vào kết quả kinh doanh phân phối lợi nhuận như sau:
1. Nộp thuế TNDN. Giả định trước đây đã tạm nộp là 350.000.000đ.
2. Trích 5% lợi nhuận sau thuế lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
3. Trích 10% lập quỹ dự phịng tài chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<b>KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH </b> <b> 127 </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i><b>1. Nguyễn Thị Loan, Bài Tập Và Bài Giải Kế Toán Ngân Hàng. NXB Phương Đông, </b></i>
2011.


<i><b>2. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (lý thuyết, bài tập và bài </b></i>
<i><b>giải). NXB Lao động – Xã hội, 2012. </b></i>


<i><b>3. Võ Thị Thúy Anh, Lê Phương Dung, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB Tài </b></i>
chính, 2010.


</div>

<!--links-->

×