Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu nâng cao năng suất và chất lượng rửa của máy rửa củ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN VĂN KHI

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RỬA CỦA MÁY RỬA CỦ NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN VĂN KHI
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG RỬA CỦA MÁY RỬA CỦ NGHỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kỹ thuật cơ khí

Mã số:

60520103

Quyết định giao đề tài:

596/QĐ-ĐHNT ngày 03/7/2017



Quyết định thành lập Hội đồng:

108/QĐ/ĐHNT ngày 9/2/2018

Ngày bảo vệ:

16/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HỮU THẬT
Chủ tịch Hội đồng:
TS. NGUYỄN VĂN TƯỜNG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu nâng cao năng suất và chất
lượng rửa của máy rửa củ nghệ” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 18 tháng 01 năm 2018
Học viên

Trần Văn Khi

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý thầy,
cô của Khoa Cơ khí, Phịng Đào tạo Sau đại học thuộc Trường Đại học Nha Trang đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thiện đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
TS. Nguyễn Hữu Thật đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài này. Qua đây tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Trân trọng cảm ơn Trường Cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk đã tạo điều kiện về thời
gian cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cảm ơn cơ sở sản xuất tinh bột nghệ và viên nghệ mật ong của Công ty cổ phần
ong mật Buôn Ma Thuột…đã tạo điều kiện cho tơi khảo sát, tìm hiểu thực tế để có ý
tưởng thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo, gia đình và
tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Kính chúc q thầy, cơ, bạn bè dồi dào sức khỏe, công tác tốt.
Chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 18 tháng 01 năm 2018
Học viên

Trần Văn Khi

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU ............................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Giới thiệu về vị trí địa lý, tình hình trồng nghệ tại khu vực Tây Nguyên. ...............2
1.1.1. Về địa lý của Tây Nguyên. ....................................................................................2
1.1.2. Tình hình trồng nghệ hiện nay tại Tây Nguyên.....................................................2
1.2. Quy trình rửa củ nghệ sau khi thu hoạch ..................................................................5
1.3. Chế biến củ nghệ và tác dụng của nghệ ...................................................................6
1.3.1. Các sản phẩm chế biến từ củ nghệ ........................................................................6
1.3.2. Tác dụng của nghệ .................................................................................................6
1.4. Các máy rửa củ nghệ hiện có trên thị trường ...........................................................7
1.4.1. Máy rửa củ nghệ của công ty cổ phần đầu tư Tuấn Tú ........................................7
1.4.1.1. Máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A XD50 của công ty cổ phần đầu tư
Tuấn Tú............................................................................................................................7
1.4.1.2. Máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A 2,2kW của công ty đầu tư Tuấn Tú .... 11
1.4.2. Máy rửa củ nghệ của cơ sở sản xuất Tân Hoàn Hảo ...........................................14
1.4.3. Máy rửa củ nghệ của công ty cổ phần công nghệ Minh Đức ..............................17
1.5. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................19
1.6. Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu ..........................................................19
1.6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................19
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................19
1.7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................19
CHƯƠNG 2: CẢI TIẾN MÁY RỬA CỦ NGHỆ .........................................................19
2.1. Xác định yêu cầu kỹ thuật của máy cần nghiên cứu. .............................................19
v


2.1.1. Năng suất .............................................................................................................19
2.1.2. Chất lượng ...........................................................................................................19

2.2. Yêu cầu kỹ thuật của máy ......................................................................................19
2.3. Tính tốn thiết kế chế tạo và cải tiến máy rửa củ nghệ. .........................................20
2.3.1. Mơ hình hệ thống thiết bị máy rửa củ nghệ được cải tiến ...................................20
2.3.2. Ngun lý làm việc ..............................................................................................21
2.3.3. Tính tốn thiết bị và cải tiến máy rửa củ nghệ ....................................................22
2.3.3.1. Tính toán thiết bị lồng rửa và cải tiến lồng rửa củ nghệ...................................22
2.3.3.2. Tính tốn hệ dẫn động và cải tiến hệ dẫn động ................................................25
2.3.3.3. Cải tiến bồn chứa ..............................................................................................37
2.3.3.4. Cải tiến phễu chứa liệu vào và ra .....................................................................38
CHƯƠNG 3: CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM VÀ KIỂM CHỨNG ...................................39
3.1. Yêu cầu kỹ thuật chung ..........................................................................................39
3.2. Chế tạo thực nghiệm ...............................................................................................40
3.2.1. Chế tạo lồng rửa ..................................................................................................40
3.2.2. Chế tạo bồn chứa .................................................................................................41
3.2.3. Chế tạo phễu chứa liệu vào .................................................................................42
3.2.4. Chế tạo phễu chứa liệu ra ....................................................................................43
3.3. Kiểm chứng năng suất thực tế và chất lượng sau khi máy được chế tạo. ..............47
3.3.1. Mô tả thí nghiệm .................................................................................................47
3.3.2. Tiến trình thí nghiệm ...........................................................................................47
3.3.2.1. Chuẩn bị ............................................................................................................47
3.3.2.2. Tiến hành thí nghiệm ........................................................................................47
3.4. Kết luận, đánh giá. .................................................................................................51
3.4.1. Kết luận, đánh giá. ..............................................................................................51
3.4.2 Đánh giá. ..............................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................53
Kết luận..........................................................................................................................53
Kiến nghị .......................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................54
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC KÝ HIỆU

Z1

: Bánh răng chủ động

Z2

: Bánh răng bị động

N

: Số vòng quay của lồng

nlv

: Số vòng quay làm việc của lồng

Flt

: Lực li tâm

G

: Lực trọng trường

α


: Góc nghiêng của lồng so với phương ngang

br

: Hiệu suất một cặp bánh răng

d

: Hiệu suất bộ truyền đai

N1

: Công suất để nâng vật liệu đến độ cao thích hợp

N2

: Công suất để khắc phục ma sát trượt của vật liệu với mặt lồng

N3

: Công suất để khắc phục ma sát trong các bộ phận truyền động

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật củ máy rửa củ củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A XD50 ....... 9
Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ 3A 2,2kWError!
Bookmark not defined.

Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật của máy rửa củ nghệ của cơ sở sản xuất ....................... 15
Bảng 1.4. Thông số kỹ thuật của máy rửa củ nghệ của công ty cổ phần công nghệ
Minh Đức… .................................................................................................................. 17
Bảng 2.1. Chọn tiết diện đai A với các thông số sau: .................................................. 31
Bảng 2.2. Bảng kết quả tính tốn đai............................................................................ 33
Bảng 3.1. Kết quả thí nghiệm ....................................................................................... 48
Bảng 3.2. Kết quả cho ta vận hành máy đảm bảo được năng suất, chất lượng và tuổi
thọ của máy................................................................................................................... 51

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đất đỏ bazan .................................................................................................... 2
Hình 1.2. Cây và củ nghệ vàng........................................................................................ 4
Hình 1.3. Cây và củ nghệ đen.......................................................................................... 4
Hình 1.4. Củ nghệ trắng .................................................................................................. 5
Hình 1.5. Quy trình rửa củ nghệ thủ cơng ....................................................................... 5
Hình 1.6. Quy trình rửa củ nghệ bằng máy ..................................................................... 6
Hình 1.7. Máy rửa củ củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A XD50 .................................. 7
Hình 1.8. Cấu tạo máy rửa củ củ nơng sản, máy rửa nghệ .............................................. 8
Hình 1.9. Sơ đồ khối máy rửa củ nghệ máy rửa nghệ tươi 3A XD50 ........................... 10
Hình 1.10. Máy rửa củ củ nơng sản, máy rửa nghệ tươi 3A 2,2kW ............................. 11
Hình 1.11. Cấu tạo máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ 3A 2,2kWError! Bookmark
not defined.
Hình 1.12. Sơ đồ khối máy rửa củ nghệ nghệ tươi 3A 2,2kW ...................................... 13
Hình 1.13. Máy rửa củ nghệ của cơ sở sản xuất Tân Hoàn Hảo .................................. 14
Hình 1.14. Cấu tạo cơ bản máy rửa cánh đảo................................................................ 14
Hình 1.15. Sơ đồ khối máy rửa củ nghệ sử dụng của cơ sở sản xuất ............................ 15
Hình 1.16 . Máy rửa củ nghệ của công ty cổ phần cơng nghệ Minh Đức ..................... 17

Hình 1.17. Sơ đồ khối máy rửa củ nghệ của công ty cổ phần cơng nghệ Minh Đức .... 18
Hình 2.1. Mơ hình 2 máy rửa củ nghệ chưa cải tiến ..................................................... 20
Hình 2.2. Mơ hình sơ đồ máy rửa củ nghệ được cải tiến .............................................. 21
Hình 2.3. Sơ đồ tính vận tốc tới hạn của liệu ................................................................ 23
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống dẫn động máy rửa củ nghệ ................................................... 25
Hình 2.5. Sơ đồ xác định cơng suất tiêu hao ................................................................. 26
Hình 2.6. Bồn chứa máy rửa củ nghệ ........................................................................... 37
Hình 2.7. Phễu chứa liệu vào và ra ................................................................................ 38
Hình 3.1. Lồng rửa ........................................................................................................ 40
Hình 3.2. Hình ảnh bánh răng Z2 ................................................................................... 40
Hình 3.3. Hình ảnh phía trong lồng rửa......................................................................... 41
Hình 3.4. Bồn chứa ........................................................................................................ 42
Hình 3.5. Phễu chứa liệu vào ......................................................................................... 43
Hình 3.6. Phễu chứa liệu ra ........................................................................................... 44
ix


Hình 3.7. Máy rửa nghệ mơ phỏng trên phần mềm solidworks .................................... 45
Hình 3.8. Máy rửa củ nghệ chế tạo thực tế ................................................................... 46
Hình 3.9. Hình ảnh động cơ và bộ truyền động ............................................................ 46
Hình 3.10. Độ sạch của sản phẩm sau khi rửa ............................................................... 49
Hình 3.11. Năng suất rửa ............................................................................................... 49
Hình 3.12. Độ trầy xước sản phẩm nghệ sau khi rửa .................................................... 49
Hình 3.13. Củ nghệ sau khi rửa ..................................................................................... 50
Hình 3.14. Củ nghệ sau khi được rửa sạch .................................................................... 52

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Chủ đề nghiên cứu của luận văn là “Nghiên cứu nâng cao năng suất và chất
lượng rửa của máy rửa củ nghệ”.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng cải tiến máy rửa củ nghệ sao
cho năng suất và chất lượng rửa được cao hơn với giá thành thấp, chi phí bảo dưỡng,
sửa chữa thấp, độ bền cao.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm mục đích kế thừa các lý thuyết và các
loại máy rửa hiện có bằng cách phân tích ưu, nhược điểm và so sánh.
Phương pháp phi thực nghiệm: Khảo sát, tính tốn thiết kế dựa vào mơ hình
hình học, tốn học và cơ học.
Phương pháp kiểm chứng: kiểm chứng bằng thí nghiệm trên sản phẩm thật
sau khi chế tạo để đánh giá kết quả.
Kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận văn là đánh giá và chỉ ra được
những tồn tại trong các máy rửa củ nghệ sản xuất hiện tại, đưa ra được ý tưởng cần cải
tiến máy rửa củ nghệ. góp phần làm tăng năng suất lên đến 2000 kg/giờ, chất lượng
sản phẩm rửa đạt được trên 98 % và độ trầy xước dưới 5 %, đáp ứng được nhu cầu
hiện nay.
Từ khóa: Máy rửa củ nghệ sử dụng lồng rửa

xi


MỞ ĐẦU
Nằm ở ngã ba Đơng Dương, với khí hậu và thời tiết thuận lợi, đất đai phì nhiêu
đã tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu về chế biến nơng sản.
Trong đó các mặt hàng liên quan đến củ nghệ.
Ngày nay cây nghệ được trồng quanh năm tại Việt Nam. Ở miền Nam thường
trồng nghệ vào tháng 11 ÷ 12 cịn ở miền Bắc có thể trồng muộn hơn và thường thu
hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khi thấy cây nghệ khơng mọc lá non
nữa thì lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, lúc này ta đào thử một vài gốc

nghệ lên, nếu thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm)
thì đã đến lúc thu hoạch. Năng suất có thể đạt được từ 18 đến 20 tấn/ha.
Do nhu cầu về nghệ ngày càng lớn, diện tích trồng nghệ ngày càng cao. Trong
quá trình khảo sát tại các cơ sở sản xuất viên nghệ mật ong, tinh bột nghệ, nghệ khô,
nghệ lát, tinh dầu nghệ, nghệ nano, curcumin của nghệ ở khu vực Tây Nguyên như: cơ
sở sản xuất viên nghệ mật ong tại Công ty ong mật Buôn Ma thuột, Công ty ong mật
Đắk Lắk …, hầu hết các công đoạn rửa củ nghệ sau thu hoạch ở đây đều giống nhau.
Đó là sử dụng các máy tự chế, hay mua ở các cơ sở sản xuất khác chưa đáp ứng tốt về
yêu cầu sản lượng rửa và chất lượng cịn chưa cao.
Vì những ngun nhân trên đề tài “Nghiên cứu nâng cao năng suất và chất
lượng rửa của máy rửa củ nghệ” là cần thiết, được tiến hành với mục đích:
-

Nâng cao năng suất rửa của máy rửa củ nghệ.

-

Nâng cao chất lượng rửa của máy rửa củ nghệ.

Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội
và đáp ứng đòi hỏi của thực tế hiện nay.
Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương, phần kết luận kiến nghị và phụ lục, trong
đó:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Cải tiến máy rửa củ nghệ.
Chương 3: Chế tạo thử nghiệm và kiểm chứng.
Kết luận và kiến nghị.
Phụ lục
1



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về vị trí địa lý, tình hình trồng nghệ tại khu vực Tây Nguyên.
1.1.1. Về địa lý của Tây Nguyên.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

Hình 1.1. Đất đỏ bazan [1]
Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm
hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4,
trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khơ nhất. Do ảnh hưởng của độ cao
nên trong khi ở các cao ngun cao 400 ÷ 500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều,
riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí
hậu núi cao.
Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông
lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, thích hợp trồng các loại cây ăn quả
và lấy củ đặc biệt là củ nghệ, củ rong.
1.1.2. Tình hình trồng nghệ hiện nay tại Tây Nguyên.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 17/04/2017 cho biết “Tiềm năng cây
nghệ ở Tây Nguyên rất lớn”. Vừa qua, Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc với Viện
Hàn lâm KH-CN Việt Nam về đề tài “Xây dựng, phát triển và thực hiện các giải pháp
tổng thể sản xuất các sản phẩm có giá trị cao từ cây nghệ Việt Nam phục vụ phát triển
bền vững vùng Tây Nguyên”. TS Dương Ngọc Tú, Phó Giám đốc kiêm điều phối viên
2


trung tâm Nghiên cứu xuất sắc liên ngành về lĩnh vực các hợp chất thiên nhiên Việt
Nam (ICNaP), trưởng phòng Sinh dược, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH-CN Việt
Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết, thị trường tiêu thụ nghệ tại Việt Nam là rất lớn, ước
tính mỗi năm lên tới 40000 tấn nghệ khô, 268000 tấn nghệ tươi (tức là diện tích trồng

nghệ trên 10.000 ha/năm).
Tây Nguyên là vùng có thể tận dụng diện tích lớn đất trống đồi núi trọc để phát
triển trồng nghệ. Với 24 triệu người dân, chủ yếu là dân tộc thiểu số có mức sống còn
thấp, việc phát triển cây nghệ thành một trong những cây trồng chủ lực của vùng sẽ
góp phần tạo công việc ổn định, cải thiện đời sống của đồng bào.
Từ trước đến nay, ít có hộ dân nào phát triển cây nghệ với diện tích lớn, mà chủ
yếu tận dụng những thửa đất nhỏ quanh nhà, trồng để phục vụ cho nhu cầu chế biến
thực phẩm là chính. Thế nhưng năm nay, hầu hết địa phương nào cũng thấy người dân
trồng nghệ với diện tích lớn tại tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là 2 huyện Krông Pắc và Ea Kar
(Đắk Lắk). Phòng NN-PTNT huyện Ea Kar cho biết, theo kế hoạch vụ hè thu 2017,
toàn huyện sẽ trồng 500 ha nghệ, tuy nhiên, đến nay diện tích đã tăng lên 1.356 ha,
bằng 271% kế hoạch, trong khi vụ đơng xn 2016 ÷ 2017 chỉ có 752 ha (theo Báo
điện tử Đắk Lắk số ra ngày 11/8/2017) [2].
Ở Gia Lai, diện tích trồng nghệ khoảng 1000 đến 1200 ha, sản lượng đạt
khoảng 20000 tấn đến 30000 tấn. Tuy nhiên, theo đánh giá của (Sở NN-PTNT tỉnh Gia
Lai), diện tích trồng nghệ thực tế có thể lớn hơn nhiều do vụ này nông dân trồng xen
giữa các vườn cà phê và cao su.
Trên địa bàn Đắk Nông, cây nghệ cũng được trồng khá nhiều khoảng 1000 ha,
chủ yếu trồng ở Cưjut và Đắk Song. Ngoài ra ở Lâm đồng cây nghệ cũng được trồng
tập chung và xen canh nhiều khoảng 800 đến 1000 ha.
Trên địa bàn tỉnh Kom Tum diện tích trồng nghệ khoảng 600 đến 700 ha.
Cây nghệ gồm có 3 loại là: Cây nghệ vàng, cây nghệ đen và cây nghệ trắng
- Cây nghệ vàng hay còn gọi là Uất kim, Khương hồng có tên khoa học là
curcuma longa L. thuộc họ gừng (Zingiberaceae), là loài cây khá phổ biến ở nước ta
suốt từ Bắc vào Nam.

3


Hình 1.2. Cây và củ nghệ vàng

- Cây nghệ đen (curcuma zedoaria) cịn có tên khác là nghệ xanh, nghệ tím,
nga truật,…là cây thân thảo thuộc họ gừng.

Hình 1.3. Cây và củ nghệ đen
4


- Nghệ trắng: Còn gọi là ngải trắng, ngải mọi, ngải sải. Tên khoa học là
curcuma aromatica, là cây mọc hoang.

Hình 1.4. Củ nghệ trắng
1.2. Quy trình rửa củ nghệ sau khi thu hoạch

Hình 1.5. Quy trình rửa củ nghệ thủ công

5


Sau thu hoạch nghệ củ nghệ bị các tạp chất bám vào củ như đất, cát, sỏi, đá.
Người ta đã thử làm một phép tính nếu một người rửa 100 kg các loại củ này cần khoảng 20
giờ. Trước khi rửa, các loại củ này thường phải được ngâm nước trong một thời gian dài, để
việc làm sạch đất cát bớt khó khăn hơn. Do đó, các củ này dễ bị dập nát, hư hỏng, làm mất
đi đáng kể các chất dinh dưỡng. Để rửa sạch củ nghệ ta phải sử dụng nước để làm sạch. Quá
trình làm sạch củ nghệ rất mất thời gian và công sức lao động.
Để rửa được một tấn củ nghệ bằng thủ công cần phải mất 4 công lao động và
lượng nước sử dụng để làm sạch khoảng 8 ÷ 10 m3 nước tùy theo độ bẩn bám vào củ
nghệ. Chất lượng làm sạch củ nghệ không được đồng đều.
Ngày nay để rửa sạch được củ nghệ người ta đã áp dụng các máy móc rửa củ để
nâng cao năng suất và chất lượng của củ nghệ đáp ứng kịp thời cho công đoạn chế
biến củ nghệ để tạo nên các sản phẩm về nghệ như tinh bột nghệ, nghệ khô, nghệ lát,

tinh dầu nghệ, nghệ nano.

Hình 1.6. Quy trình rửa củ nghệ bằng máy
1.3. Chế biến củ nghệ và tác dụng của nghệ
1.3.1. Các sản phẩm chế biến từ củ nghệ
Từ củ nghệ tươi người ta chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như
tinh bột nghệ, nghệ khô, nghệ lát, tinh dầu nghệ, nghệ nano, curcumin
1.3.2. Tác dụng của nghệ
Cây nghệ là cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ lâu đời
mà còn là cây gia vị, cây thực phẩm. Hiện nay, nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế
giới và trong nước đã chứng minh cây nghệ có chất curcumin có nhiều tác dụng chữa
6


trị bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư và một số bệnh hiểm nghèo khác. Chính vì vậy, cây
nghệ được nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị và dễ tiêu thụ vì nhu cầu dược liệu ngày càng cao nhờ tinh chất
curcumin quý trong nghệ.
Theo đông y củ nghệ vàng có vị cay, đắng, tính bình có tác dụng hành khí, hoạt
huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau chủ trị bệnh trướng đầy, bế kinh, bệnh sau đẻ,
chấn thương, ung thũng. Theo GS. Đỗ Tất Lợi – tác giả của cuốn sách nổi tiếng
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” thành phần chính của củ nghệ vàng là
curcumin và hai dẫn chất của nó là Desmethoxycurcumin và Bisdesmethoxycurcumin.
Trong số ba chất trên curcumin có hoạt tính mạnh nhất và chiếm khoảng 0,3% trong
củ nghệ vàng.
Nghệ đen được biết đến như một loại dược liệu quý trị chuyên trị đau bụng, ăn
không tiêu, đầy hơi, hành kinh không thông, nhiều máu cục,..
Nghệ trắng: thân rễ chứa tinh dầu và chất đắng curcumin.
1.4. Các máy rửa củ nghệ hiện có trên thị trường
1.4.1. Máy rửa củ nghệ của công ty cổ phần đầu tư Tuấn Tú

1.4.1.1. Máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A XD50 của công ty cổ phần
đầu tư Tuấn Tú
Cơ sở sản xuất máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A XD50 với năng lực
máy rửa củ nghệ từ 300 đến 350 kg/ giờ. Hiện tại, máy rửa củ nghệ này được bán rất
nhiều trên thị trường trong cả nước.

Hình 1.7. Máy rửa củ củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A XD50 [3]

7


Cấu tạo gồm 9 bộ phận cơ bản sau:

Hình 1.8. Cấu tạo máy rửa củ củ nông sản, máy rửa nghệ
tươi 3A XD50 [3]
1. Phễu cấp liệu.
2. Động cơ.
3. Hệ thống truyền động
4. Lồng rửa
5. Cửa ra sản phẩm
6. Thùng chứa.
7. Phễu hứng liệu.
8. Van xả nước.
9. Bánh xe

8


Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật củ máy rửa củ củ nông sản, máy rửa
nghệ tươi 3A XD50 [3]

Thông số động cơ
Công suất động cơ (kW)
Chức năng

Điện áp/ Tần số

Số vịng quay (v/p)

220V/50Hz

1450 v/p

Cơng suất

Làm quay lồng rửa

3 kW
Thơng số kỹ thuật

Kích thước máy (LxWxH)

Kích thước lồng rửa

2900 x 1150 x 960 mm

Chiều dài lồng rửa

1920 mm

Đường kính lồng rửa


500 mm
Thép hình U80x38x4,
U65x30x3, Thép tấm
2mm. lập là 3×30. Thép
góc 30x30x3, chổi xơ

Vật liệu chế tạo chính

dừa
Khối lượng máy

350 kg

Năng lượng tiêu thụ

Điện năng

Năng suất rửa củ nghệ (kg/h)

300 ÷ 350 kg/h

Sản phẩm đầu vào

Hình dạng

Các củ nơng sản tươi

Độ bám đất của


80%

sản phẩm
Mức độ làm sạch
Sản phẩm đầu ra

95%

bề mặt
Mức độ trầy
xước bề mặt
9

5%


Sơ đồ khối của máy:

Hình 1.9. Sơ đồ khối máy rửa củ nghệ máy rửa nghệ tươi 3A XD50
Nguyên lý làm việc:
Động cơ truyền chuyển động đến hộp giảm tốc thông qua bộ truyền đai, truyền
đến bánh răng được lắp trực tiếp vào lồng quay. Trên lồng quay gắn chổi xơ dừa sẽ
thấm nước và ma sát với nguyên liệu theo chiều quay kim đồng hồ giúp đánh tan bùn
đất bám vào sản phẩm.
Cấp nước vào thùng chứa lồng rửa, nguyên liệu củ nghệ được cấp vào phễu
chứa liệu và đẩy xuống lồng rửa. Sau khi nguyên liệu được rửa sạch, mở cửa ra

liệu. Dưới lực quay của lồng quay, nguyên liệu sẽ được đẩy ra ngoài cửa xả sản
phẩm.
Ưu điểm:

- Làm sạch được các củ nông sản, củ nghệ được rễ dàng.
- Vận hành đơn giản.
Nhược điểm:
- Cấu tạo phức tạp.
- Năng suất rửa thấp chỉ rửa được 300 đến 350 kg/giờ
- Thường xuyên phải thay thế bộ phận chổi xơ dừa.
- Quá trình thay thế chổi xơ dừa phải phụ thuộc vào nhà sản xuất mà khơng có
sẵn trên thị trường để thay thế kịp thời.
- Giá thành đầu tư cao.
10


1.4.1.2. Máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A 2,2kW của cơng ty đầu tư
Tuấn Tú

Hình 1.10. Máy rửa củ củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A 2,2kW [3]
Cơ sở sản xuất máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ tươi 3A với năng suất máy
rửa củ nghệ từ 400 đến 700 kg/ giờ. Hiện tại, máy rửa củ nghệ này được bán rất nhiều
trên thị trường trong cả nước.
Cấu tạo của Máy rửa củ nghệ 3A 2,2kW:

Hình 1.11. Cấu tạo máy rửa củ nơng sản, máy rửa nghệ 3A 2,2kW [3]
1. Động cơ công suất 2,2 kW
2. Aptomat 20A
3. Hộp giảm tốc
11


4. Bộ truyền dây đai và bộ nhơng xích
5. Khung máy

6. Phễu nạp nguyên liệu
7. Cửa ra nguyên liệu sau khi rửa
8. Lồng rửa
9. Bộ bánh xe cao su
10. Bộ cấp nước rửa
11. Ống thốt nước
Bảng 1.2. Thơng số kỹ thuật củ máy rửa củ nông sản, máy rửa nghệ 3A 2,2kW [3]
Động cơ

2,2 kW

Tốc độ trục chính

2900 (v/p)

Tốc độ vòng quay qua hộp giảm tốc

41 (v/p)

Nguồn điện

220 v

Điện áp

50 Hz

Năng suất trung bình 1 mẻ 5 ÷ 10 phút

60 (kg/mẻ)


(Phụ thuộc lượng cấp nước)
Năng suất rửa củ nghệ (kg/h)

400 ÷ 700 kg/h

Chất liệu chính

Sắt, nhựa PVC
2100 x 900 x 1030 (mm)

Kích thước đóng gói (dài x rộng x cao)

250 kg

Khối lượng máy

12


Sơ đồ khối của máy:

Hình 1.12. Sơ đồ khối máy rửa củ nghệ nghệ tươi 3A 2,2kW
Nguyên lý hoạt động của máy:
Động cơ truyền chuyển động đến hộp giảm tốc, hộp giảm tốc truyền chuyển
động đến lồng rửa qua bộ truyền xích làm cho lồng quay với số vịng quay 41 v/p.
Cấp nước vào thùng chứa lồng rửa, nguyên liệu củ nghệ được cấp vào phễu
chứa liệu sau đó được đẩy xuống lồng rửa khoảng 50 đến 60 kg. Lồng quay trong thời
gian từ 5 phút đến 10 phút. Trong quá trình lồng quay nước được xả vào lồng qua hệ
thống dàn tưới đặt phía trên lồng. Sau khi nguyên liệu được rửa sạch, mở cửa ra


liệu. Dưới lực quay của lồng quay, nguyên liệu sẽ được đẩy ra ngoài cửa xả sản
phẩm.
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản.
- Dễ sử dụng.
- Giá thành tương đối thấp.
Nhược điểm:
- Củ hay bị dập do va đập mạnh vào trục gắn trong lồng rửa
- Năng suất rửa thấp chỉ rửa được 400 ÷ 700 kg/giờ

13


1.4.2. Máy rửa củ nghệ của cơ sở sản xuất Tân Hoàn Hảo
Cơ sở sản xuất máy rửa củ nghệ của cơ sở sản xuất Tân Hoàn Hảo với năng lực
máy rửa củ nghệ khoảng 1700 đến 1800 kg/ giờ. Hiện tại, máy rửa củ nghệ này được
bán rất nhiều trên thị trường Đắk Lắk.

Hình 1.13. Máy rửa củ nghệ của cơ sở sản xuất Tân Hoàn Hảo [4]
Sơ đồ cấu tạo cơ bản của máy rửa cánh đảo

Hình 1.14. Cấu tạo cơ bản máy rửa cánh đảo [9]
Máy rửa cánh đảo gồm động cơ điện truyền đến hộp giảm tốc sau đó truyền đến
trục chứa cánh đảo được lắp trong thùng chứa nước rửa. Phía trên thùng có lắp ống
phun nước rửa

14



×