Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Minly 6 10 sự chuyển thể của các chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.88 KB, 4 trang )

LÝ THUYẾT & BÀI TẬP TỐI THIỂU

VẬT LÝ 6

P9.3 – SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
***
Cần nhớ
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
- Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đơng đặc
- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đơng đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi
là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy (hay đơng đặc) nhiệt độ của vật khơng thay đổi.
- Có một số chất (thủy tinh, nhựa đường,...) khi bị đun nóng thì mềm ra rồi nóng chảy
dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng.
- Phần lớn một số chất khi đơng đặc thì giảm thể tích . Tuy nhiên một số chất như đồng,
gang, nước,... khi đơng đặc lại tăng thể tích.

2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
- Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thống
của chất lỏng.
- Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi nên sự ngưng tụ xảy ra nhanh hay chậm phụ
thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ giảm thì quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh hơn. Nhưng
cần lưu ý là chất lỏng có thể bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào nhưng chỉ ngưng tụ khi
nhiệt độ của nó thấp hơn một nhiệt độ xác định nào đó tùy theo từng chất
TRÍ HIẾU Study © Vũ Đình Thư – 0904.654.798

Page 1



3. Sự sôi
- Mỗi một chất lỏng (khác nhau) sôi ở nhiệt độ nhất định (khác nhau) – nhiệt độ sơi (của
chất đó).
- Trong suốt thời gian sơi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Chất lỏng chuyển từ
thể lỏng sang thể hơi khơng chỉ trên mặt thống mà cịn cả trong lịng chất lỏng.
- Nhiệt độ sơi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất. Áp suất trên mặt thống càng
lớn thì nhiệt độ sơi của chất lỏng càng cao, ngược lại nếu áp suất trên mặt thống giảm
thì nhiệt độ sơi của chất lỏng giảm.

So sáng sự bay hơi và sự sôi:
Đặc điểm
Nhiệt độ
Bay hơi

Bay hơi
Bất kỳ nhiệt độ nào
Trên mặt thống

TRÍ HIẾU Study © Vũ Đình Thư – 0904.654.798

Sự sơi
Nhiệt độ xác định
Trên mặt thống và lòng chất lỏng

Page 2


Ví dụ và Bài về nhà
Bài 1: English Physics

The graph illustrates the temperature
changes when a solid(eg ice) is heated
from below its melting point, to above
boiling. Please describes the temperature
changes of water according to time?
- Graph: đồ thị
- Temperature: nhiệt độ
- Solid: chất rắn
- Melting: nóng chảy
- Boiling: sơi
- Heat: đun nóng
Bài 2: Trong giờ thực hành khảo sát về sự bay hơi của nước, nhóm của Lan đã đề xuất
phương án thực nghiệm như sau: Đồng thời nhỏ năm giọt nước trên năm tấm kính nhỏ.
- Giọt nước thứ nhất: để cho nó tự bay hơi
- Giọt nước thứ hai: dùng quạt thổi giọt nước
- Giọt nước thứ ba: láng rộng giọt nước
- Giọt nước thứ bốn: dùng ngọn lửa nhỏ đốt bên cạnh giọt nước
- Giọt nước thứ năm: kết hợp vừa láng rộng và dùng máy sấy tóc thổi
Em hãy phân tích và dự đốn về tốc độ bốc hơi của năm giọt nước nói trên trong thí nghiệm
của nhóm Lan và kiểm tra bằng cách thực hiện thí nghiệm này.
Bài 3: Giải thích tại sao vào buổi sáng mùa xuân tiết trời ẩm ướt, ta thường thấy có các giọt
nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ?
Bài 4: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số vật liệu như trong bảng. Theo em
Vật liệu
Rượu Nhơm Thủy ngân Chì Vonfram Sắt
Vàng
Nhiệt độ nóng
chảy (oC)
-117 660
-39

327 3370
1535 1064

a. Người ta thường chọn vật liệu nào làm dây tóc bóng
đèn?
b. Vật liệu nào dùng để đo nhiệt độ vùng địa cực lạnh
giá (-500C)
c. Vật liệu dùng làm dây cầu chì (một dụng cụ mà khi
nhiệt độ đi qua hệ thống điện tăng, dụng cụ tự ngắt và bảo vệ an toàn cho
máy)
Bài 5: Nhúng một ngón tay vào cồn và vào nước rồi rút ra khỏi chất lỏng. Em có thể biết
được chất nào bay hơi nhanh hơn không?
Bài 6: Cho một ít nước đá vào cốc nước thì hiện tượng gì xảy ra? Tại sao người ta có thể kết
luận được trời sắp mưa chỉ bằng việc quan sát cốc nước đó.
Bài 7: Những ngày hè nóng nực, để giữ cho rau tươi ngon, nên
cắt rau vào lúc nào thì tốt nhất (sáng – trưa – chiều). Nếu phải giữ
cho rau nhà mình ln tươi ngon khi mua về thì chúng ta nên làm
gì?
Bài 8: Tại sao ở trong buồng tắm chúng ta thấy hình như nóng
hơn ở phịng khách mặc dù nhiệt độ của hai phòng là như nhau?
Bài 9: Tại sao khi sốt nóng, để nhiệt độ cơ thể hạ xuống người ta
thường thoa lên da một lớp cồn nồng độ thấp?
Bài 10: Tại sao vào mùa hè các chú chó thường hay thè lưỡi thở?
TRÍ HIẾU Study © Vũ Đình Thư – 0904.654.798

Page 3


Bài 11: Tại sao khi ta thở ra (đặc biệt vào mùa lạnh) thì hơi thở chúng ta giống như khói?
Bài 12*: Tại các khu vực nước có khí hậu ôn đới như

Canada, Thụy điển,... người ta thường dùng muối mỏ
để làm tan băng tuyết trên các đường cao tốc vào
mùa đông?

Bài 13*: Cả lớp đi cắm trại trong rừng. Để chuẩn
bị dựng lều cần phải xác định hướng gió. Một bạn
trong lớp nhúng tay vào nước và giơ lên trời. Chỉ
vài giây sau bạn ấy reo lên: “Gió thổi từ hướng
Nam”. Theo em bạn đó đã dùng các dụng cụ nào
và hiện tượng gì để phát hiện ra hướng gió.
Bài 14: Tại sao người ta khơng dùng cốc thủy tinh để chứa nước làm nước đá.
Bài 15: Giấy và nhựa rất dễ cháy, nhưng tại sao nếu các em đun một cốc giấy (hoặc
nhựa) chứa nước thì khi nước sôi nhưng cốc không bị cháy?
Bài 16**: Các em hãy tìm hiểu tài liệu trên mạng và viết một bài báo cáo nhỏ (có
hình vẽ và giải thích) về:
- Ngun lý hoạt động của nồi áp suất
- Phương pháp đúc đồng
- Cách làm kem hoặc sữa chua.
- Nhiệt độ sôi của nước ở núi cao và trong nồi áp suất khơng phải 100oC
- Vịng tuần hồn nước (sự hình thành mưa - ảnh kèm theo)

TRÍ HIẾU Study © Vũ Đình Thư – 0904.654.798

Page 4



×