Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

sáng kiến cho Mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 56 trang )

Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình là cơng
dân tương lai của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều được quyền bình đẳng: Ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tham gia vào các hoạt động học hành vui chơi...
Có thể nói, trẻ em lứa tuổi Mầm non (từ 0 đến 6 tuổi) là thời kỳ phát triển nhanh
về mọi mặt, nền tảng quyết định nhất là sự phát triển về thể chất. Sự phát triển
thể chất của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt đặc biệt là sự phát triển trí
tuệ. Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt đó là thể chất mà thể
chất trong đó phải kể đến dinh dưỡng, các nhà dinh dưỡng học đã nói “Dinh
dưỡng là cái nền của sức khỏe”. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của con
người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh
dưỡng để duy trì sự sống và làm việc hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định
sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Trẻ em trong độ tuổi này, nhu cầu dinh dưỡng
rất lớn nếu như không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì khơng thể phát
triển bình thường được dẫn đến nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật như suy dinh
dưỡng, còi xương…. Như vậy những hoạt động giáo dục dinh dưỡng nhằm cải
thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Ở trẻ em trong độ tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất
lớn. Nếu ăn uống không đủ chất, khơng đảm bảo vệ sinh, ăn khơng có khoa học
trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như:
suy dinh dưỡng protein-năng lượng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đần
độn, hỏng mắt..). Ở nước ta vấn đề thiếu dinh dưỡng hiện nay vẫn còn là vấn đề
nghiêm trọng, bên cạnh đó căn bệnh béo phì lại có xu hướng gia tăng, làm sao
để giảm tình trạng suy dinh dưỡng và nguy cơ béo phì là một vấn đề thiết yếu.
Là một giáo viên mầm non trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc cho các cháu, tơi hạ
quyết tâm làm sao để giúp các cháu nhận thức đúng đắng tầm quan trọng của


dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
1


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Qua thực tế, việc tổ chức ăn uống cho trẻ ở trường mầm non hay ở trong
gia đình vẫn cịn nhiều vấn đề bàn đến, thường trong các bữa ăn của trẻ người
lớn chỉ chú ý cho trẻ làm sao ăn cho nhiều, ăn hết suất, ăn liên tục, ăn nhồi nhét
chứ chưa chú ý đến việc trẻ có ăn ngon miệng hay khơng? ăn nhiều q có tốt
cho sức khỏe khơng?… Cịn ở trường cứ đến giờ ăn thì cho cháu ăn chứ giáo
viên cũng ít chú ý tới việc tổ chức làm sao cho trẻ có hứng thú để ăn, tâm lý
thoải khi ăn….Ngồi ra tơi cịn quan sát giờ ăn của trẻ: phần lớn trẻ đã ăn hết
khẩu phần ăn, nhưng ăn trong 1 thời gian tương đối dài và tốc độ ăn lúc đầu của
trẻ tương đối nhanh, về sau thì giảm dần, đặc biệt khi ăn đến chén thứ hai thì
nhiều trẻ khơng muốn ăn ngồi ngậm cơm, một số trẻ tỏ ra hào hứng trong ăn
uống, bên cạnh đó tơi thấy có rât nhiều trẻ khó chịu, khơng muốn ăn, có nhiều
trẻ khi cơ giáo đến xúc cơm cho trẻ thì trẻ miếm chặt mơi khơng cho cơ giáo đút
hoặc có trẻ giả làm động tác ọe cơm để cô không cho ăn nữa …. Đa số các trẻ
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống, ăn uống như vậy làm sao
có sức khỏe, để học tập có hứng thú, vui chơi thoải mái cùng bạn bè.
Cũng như các nhà tâm lý đã nghiên cứu, trẻ ăn ngon có tinh thần thoải mái
thì cơ thể sẽ hấp thu nhiều hơn và ngược lại trẻ ăn mà bị ngượng ép thì hấp thu
sẽ kém hơn, trẻ còn nhỏ vốn kiến thức còn nghèo nàn nên làm thế nào để cho trẻ
tiếp thu kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe một cách tốt nhất đó cũng là vấn đề
khiến tơi băn khoăn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc Giáo dục dinh

dưỡng, sức khoẻ với trẻ mẫu giáo. Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2018 – 2019,
tôi đã đi sâu nghiên cứu lồng ghép Giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ theo
hướng tích hợp nên tơi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo”. Mục đích là góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ.
1.1.1. Cơ sở lý luận
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc
bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của tồn xã hội và của mỗi
gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
2


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người, nhằm hình thành và phát
triển nhân cách tồn diện cho trẻ sau này.
Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Khơng có giáo dục thì khơng nói gì đến kinh tế
văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động
lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
Giáo dục mầm non góp phần cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Nam
đào tạo ra những con người có năng lực, phát triển tồn diện khơng những cả về
phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức mà cịn có đầy đủ sức khỏe và sẵng sàn
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế
xã hội trong tương lai.
Mục tiêu giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển giáo dục nhấn
mạnh đến chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó phát triển thể chất được đặt ra

trong mối quan hệ tổng thể với các mặt phát triển khác: “Nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi để phát triển một cách toàn diện về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ “. Cơ thể trẻ em đang phát triển rất nhanh về thể chất
và tinh thần, đặc biệt trong thời kì bào thai và 5 năm đầu của cuộc đời, do vậy
nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao. Ở giai đoạn này cơ thể trẻ còn non yếu và
chức năng các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu hóa, là giai đoạn thích ứng
với mơi trường, nhày cảm với bệnh tật và cũng là giai đoạn tiền đề cho sức khỏe
và trí tuệ sau này, tác động trực tiếp vào sự phát triển tồn diện của trẻ. Việc
cung cấp khơng đầy đủ không đúng khẩu phần dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ dễ
mắc bệnh về dinh dưỡng.
Độ tuổi mầm non là độ tuổi rất tốt để trẻ tiếp thu những điều được dạy ở
trường và hình thành thói quen lâu dài trong tương lai. Bởi vậy nếu ngay từ thời
điểm này chúng ta giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thì sẽ giúp trẻ ghi nhớ và tạo nên
một thế hệ với vốn hiểu biết phong phú về dinh dưỡng và sức khỏe con
người. Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mần non cũng sẽ giúp các bé ăn uống
một cách tự giác, đúng cách và biết trân trọng thực phẩm từ đó sẽ tạo nên các
hành vi có lợi để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân trẻ cũng như cả cộng
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
3


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
đồng. Do đó việc lựa chọn các phương pháp giáo dục dinh dưỡng phù hợp cho
trẻ mầm non là hết sức cần thiết, làm sao để giáo viên có phương pháp giáo dục
cho trẻ mang lại hiệu quả.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn

Đầu năm học 2018-2019, tôi được nhà trường phân cơng phụ trách cơng tác
chăm sóc, giảng dạy lớp lá D . Qua quá trình quan sát theo dõi trẻ tham gia các
hoạt động của từng trẻ trong lớp, tôi nhận thấy rằng: Khả năng nhận biết và phân
biệt được những loại thực phẩm thơng thường và ích lợi của thực phẩm đối với
sức khoẻ của trẻ còn hạn chế. Một số trẻ chưa có ý thức ăn uống đầy đủ, hợp lý
để cơ thể khoẻ mạnh. Chưa có một số kỹ năng cơ bản về nề nếp thói quen, hành
vi tốt trong ăn uống, chưa tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe, tự phục vụ bản thân
mình, cũng như bước đầu biết cách bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, chăm sóc vệ
sinh thân thể và các giác quan.
Để làm tốt cơng tác này, tơi đã tìm tịi, nghiên cứu, trau dồi và trang bị cho
mình một kiến thức tốt nhất khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Làm thế nào để
giúp trẻ cảm thấy thoải mái vui vẻ vào giờ ăn thì chất lượng bữa ăn mới đem lại
hiệu quả cao, làm sao để trẻ nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối
với sức khỏe, biết được con người cần ăn uống mới lớn lên và khỏe mạnh đồng
thời giúp trẻ hình thành những hành vi văn minh trong ăn uống và biết lao động
tự phục vụ bản thân mình. Bản thân tơi đã cố gắng lựa chọn những phương
pháp, hình thức tổ chức sinh động, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm sinh lý trẻ
nhằm phát huy những khả năng nhận thức ở từng trẻ. Với tơi, trẻ chính là những
vùng đất mới màu mỡ đang chờ chúng ta khai thác, vì thế chúng ta cần tìm và
đưa ra những giải pháp đúng đắn, hấp dẫn mới phát huy hết giá trị của nó.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo” thì mục tiêu cuối cùng là tìm ra các giải pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ. Thông qua các hoạt
động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe sẽ giúp trẻ có nhận thức đúng về tầm quan
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
4



Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe, tâm lý thoải mái trong giờ ăn, có ý thức
tốt trong việc ăn uống, có một số thói quen văn minh tốt…tạo điều kiện để phát
triển thể chất, phát triển trí tuệ, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, hành vi văn
minh…
Mục tiêu của đề tài là tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về dinh dưỡng, sở thích, thói quen trong ăn
uống của trẻ, tìm hiểu ngun nhân, hạn chế. Từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp
và đưa giải pháp đó vào tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ như thế
nào cho hiệu quả, vận động tuyên truyền phụ huynh phối hợp cùng nhà trường
trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách tích cực nhất.
- Kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị đối với nhà trường để tổ chức
công tác dinh dưỡng cho trẻ.
- Những biện pháp đưa ra trong đề tài là bài học kinh nghiệm cần thiết
trong việc giáo dục dinh dưỡng,sức khỏe cho trẻ của giáo viên mẫu giáo.
- Khi đề tài thành cơng sẽ giúp cho bản thân tơi nói riêng và từng thành
viên trong tổ mẫu giáo nói chung có được các giải pháp và một số kinh nghiệm
trong việc giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi nói riêng và độ
tuổi mầm non nói chung.
1.3. Đới tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp lá D Trường Mầm non thị trấn Bình Dương mà tơi đang
chăm sóc giảng dạy trong năm học này.
- Tài liệu Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe trẻ.
1.4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm là học sinh lớp lá D Trường Mầm non
thị trấn Bình Dương.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nghiên cứu tài liệu
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
5


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Sưu tầm và tìm đọc một số tài liệu có liên quan đến yêu cầu giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ, các biện pháp, các nội dung giáo dục lồng ghép vào các hoạt
động, các thời điểm trong ngày ghi chép lại.Tham khảo một số sách báo, sưu
tâm thơ ca, hò, vè về dinh dưỡng. Thường xun tìm tịi sách báo, thông tin đại
chúng để cập nhập thông tin về cách ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hằng
ngày, hằng tuần, hằng tháng và theo mùa.
* Nghiên cứu thực trạng
Khảo sát giờ ăn của trẻ tại lớp, dự giờ giờ ăn của các lớp khác, trò chuyên
trao đổi với phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp. Tìm hiểu về cơng tác phối hợp
giữa giáo viên và phụ huynh để nắm được tình hình chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà
và các biên pháp của giáo viên ở trường từ đó rút ra những ưu điểm và tồn tại
để có giải pháp thích hợp cho trẻ.
* Quan sát
Qua quan sát trẻ trong một số hoạt động ở trường, lớp như: giờ ăn, giờ
hoạt động góc, hoạt động ngồi trời…….ghi chép lại sở thích cá nhân, thói quen
trong ăn uống, khả năng nhận biết của trẻ như thế nào để làm cơ sở đánh giá.
* Thớng kê
Tổng hợp các số liệu điều tra tình trạng sức khỏe và khả năng nhận biết của

trẻ cập nhập được để nghiên cứu.
* Tổng kết kinh nghiệm
Luôn tiếp cận trẻ, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc ni
dưỡng giáo dục trẻ. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, căn cứ vào thực tiễn
đã phân tích so sánh tổng hợp để tìm ra 1 số giải pháp cụ thể đưa vào giáo dục
cho trẻ cho phù hợp với mục tiêu của đề tài đề ra.
* Thực nghiệm
- Vận dụng những giải pháp mới vào giảng dạy và rèn luyện để rút ra kết
luận.
* Thống kê
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
6


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
- Nhằm tổng hợp, so sánh, đối chiếu kết quả khi chưa áp dụng giải pháp
mới và khi đã thực hiện giải pháp mới.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Điều tra thực tế, đọc và nghiên cứu tài liệu: Từ tháng 04/2018 đến tháng
08/2018.
- Khảo sát trẻ, tìm giải pháp: Từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2018.
- Xây dựng giải pháp: Từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2018.
- Áp dụng giải pháp, so sánh, đối chiếu, rút kinh nghiệm: Từ tháng 01/2019
đến tháng 03/2017.
- Hoàn thành đề tài tháng 04/2019


Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
7


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo

2. NỘI DUNG
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên
cứu
Như chúng ta đã biết chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 20012010 cũng đã tiếp tục triển khai công tác giáo dục dinh dưỡng và phổ cập kiến
thức dinh dưỡng cho toàn dân. Nhiệm vụ này nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ
suy dinh dưỡng cho trẻ từ 0-5 tuổi xuống 25% vào năm 2005 và dưới 20% vào
năm 2010, tỉ lệ trẻ em béo phì dưới 5 tuổi khơng quá 5% vào năm 2010.
Thực hiện nhiệm vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo, nghành học mầm non đã
đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ ở nhà trẻ mẫu giáo.
Và chúng ta đã biết, nhu cầu dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng trong
từng thời kỳ phát triển của trẻ, đặc biệt với lứa tuổi mẫu giáo. Vậy muốn trẻ phát
triển được toàn diện, trước hết trẻ phải được phát triển hài hoà, cân đối cả về thể
chất lẫn tinh thần để tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kiến thức cần thiết, tạo nền móng
tốt cho trẻ sau này. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục về nội dung giáo dục
dinh dưỡng, sức khoẻ thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là tích hợp vào các hoạt
động của các lĩnh vực khác, vào các chủ đề, kết hợp giáo dục trong các thời
điểm, tình huống hàng ngày, nề nếp thói quen trong ăn uống góp phần phát triển
toàn diện về mọi mặt cho trẻ, giúp trẻ nhận biết một số kiến thức cơ bản như:
Biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khoẻ. Biết thức ăn cung cấp dinh

dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Cung cấp kiến thức về 4 nhóm thực phẩm cơ bản:
Protein, Lippit, Glucid, Vitamin. Thành phần các món ăn đơn giản quen thuộc
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
8


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
trẻ ăn hàng ngày. Chúng ta cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức
khoẻ, sức lực để vui chơi học hành.
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này chưa hoàn thiện, cơ thể còn non
yếu dễ bị phát triển lệch lạc, do vậy trẻ có thể phát triển tốt nếu như được ni
dưỡng chăm sóc một cách hợp lý, việc chăm sóc của người lớn có ý nghĩa đặc
biệt trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Nhận thức sâu sắc về điều này trong
năm học qua tôi đã tổ chức tốt các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và lồng ghép
vào các hoạt động cho trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2018-2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp lá D. Trong quá
trình tố chức giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ và cách tổ chức ăn uống cho trẻ tôi
gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
2.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của Đảng và của Ủy ban nhân
dân thị trấn Bình Dương đã và đang từng bước xây dựng trường Mầm non Bình
Dương trên một mặt bằng khá rộng, trường lớp khang trang sạch đẹp, các lớp
đều có lối đi qua lại, nhà vệ sinh đầy đủ. Hơn nữa trường Mầm non chúng tơi
nằm xa khu dân cư, tránh sự ồn ào, thống mát nên trẻ ở đây ngủ ngon đủ giấc.
- Có bếp nấu ăn tương đối rộng rãi, sạch sẽ theo qui trình bếp ăn, có đầy đủ

đồ dùng, dụng cụ nấu ăn.
- Bản thân tôi được nhà trường tạo điều kiện cho tôi đi học bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ để trang bị một số kiến thức về dinh dưỡng, ích lợi khẩu
phần ăn đối với từng độ tuổi. Bên cạnh đó tơi được sự đồng tình giúp đỡ của các
chị em đồng nghiệp, với lòng tâm huyết yêu nghề mến trẻ. “Tôi muốn được thấy
các cháu cười mỗi ngày, nụ cười thánh thiện làm tôi thấy dường như trẻ lại”.
- Lớp có 2 cơ giáo phụ trách có trình độ đạt trên chuẩn. Các cơ đều có lịng
nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
- 100% trẻ được học bán trú tại trường, nên có thuận lợi trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ được thường xuyên.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
9


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
2.2.2. Khó khăn
a. Thực trạng từ nhà trường
- Trường Mầm non Bình Dương cũng như các trường mầm non khác đều
khó khăn về cơ sở vật chất, nhất là các phương tiện dạy học dành cho giáo viên,
chưa có được sự đầu tư đúng mực về các phương tiện hỗ trợ cho công tác giảng
dạy của giáo viên.
- Tư liệu tham khảo cho giáo viên cịn hạn chế.
- Diện tích lớp học còn nhỏ so với số lượng trẻ
- Kinh phí đầu tư xây dựng cùng lúc quá lớn nên hạn chế việc mua sắm
trang thiết bị.
- Chưa có phịng riêng cho trẻ ăn.

b. Thực trạng từ giáo viên
- Giáo viên cịn phải tham gia làm một số cơng việc do nhà trường phân
công như: điều tra phổ cập nên thời gian dành cho chun mơn đơi lúc chưa
nhiều.
- Cịn gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh nghiệm trong việc tìm kiếm tài
liệu, phương pháp, nghiên cứu đề tài
- Một số giáo viên còn chưa linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động mang
tính tích hợp vào trong chương trình giảng dạy.
c. Thực trạng từ học sinh
- Sĩ số trên từng lớp cịn khá đơng nên gây khó khăn cho giáo viên khi tổ
chức các giờ ăn cho trẻ.
- Phần lớn trẻ được nuông chiều nên việc rèn nề nếp thói quen và kỹ năng
vệ sinh và thói quen ăn uống cịn nhiều hạn chế. Lớp có nhiều cháu mới đi học
chưa được học qua lớp nhà trẻ, cho nên còn rất bỡ ngỡ.
- Do nhận thức, vốn kiến thức về dinh dưỡng của trẻ khơng đồng đều, có
trẻ thì nhanh nhẹn linh hoạt. Nhưng có trẻ thì lại chậm chạp, thụ động, khơng
thích hoạt động. Vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động về giáo dục dinh
dưỡng, sức khoẻ ở lớp tôi đầu năm mang lại kết quả chưa cao.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
10


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
d. Thực trạng từ phụ huynh học sinh
- Các bậc phụ huynh ln nóng vội trong việc học đọc, viết và làm sao cho
trẻ ăn thật nhiều như: vừa ra khỏi lớp học hỏi con hôm may cô cho viết chữ

gì?,học chữ gì? ăn mấy chén cơm?....đến nổi ăn có nguy cơ béo phì mà vẫn nhờ
cơ giáo cho cháu ăn thêm váng sữa, bò cười…miễn sao con tăng cân là được
chứ khơng nghĩ làm thế nào để trẻ có một tâm lý thỏa mái để ăn? ăn đủ lượng đủ
chất hợp lý? biết sử dụng đồ dùng vật dụng trong khi ăn uống? ăn biết mời mọc,
ăn có văn hóa?.....Một số trẻ ỷ lại mang tính dựa dẫm được bố mẹ cưng chiều
như ở nhà bố mẹ đút ăn, ép ăn…nên trẻ đến trường có thói quen chờ cơ, ăn
chậm, ngậm cơm không tự phục vụ. Một số phụ huynh chưa nghĩ đến việc ni
con có khoa học.
- Để thực hiện đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu tài liệu, đúc kết kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy. Vào đầu năm học, tơi tiến hành khảo sát tình
hình sức khỏe trẻ và khả năng nhận biết, kỹ năng trong ăn uống của trẻ 5-6 tuổi
ở lớp mình, tơi nhận thấy rằng: Mức độ nhận thức về dinh dưỡng và thói quen
hành vi trong ăn uống của trẻ cịn hạn chế
Qua q trình khảo sát, tơi tổng hợp được kết quả sau:
* Số liệu thống kê
- Đối tượng nghiên cứu: Lớp mấu giáo 5 tuổi
- Tống số học sinh: 38 cháu
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng
STT
1
2
3
4
5

NỘI DUNG
Khả năng nhận biết về tầm quan trọng của
dinh dưỡng
Nhận biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất,
hợp vệ sinh

Trẻ nhận biết một số thực phẩm và các món
ăn quen thuộc
Kỹ năng tụ phục vụ, nề nếp thói quen trong
ăn uống
Trẻ có sức khỏe bình thường

Bùi Thị Hậu

SỐ TRẺ

TỶ LỆ %

17/38

45%

16/38

42%

19/38

50%

19/38

50%

28/38


74%

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
11


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
6
7
8

Trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ thừa cân
Trẻ thấp còi

7/38
1/38
2/38

18,5%
2,7%
5,3%

Với kết quả khảo sát đầu năm như trên, tôi thấy rằng: Mức độ nhận thức về
dinh dưỡng và thói quen hành vi trong ăn uống của trẻ còn hạn chế:
- Trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe
con người.
- Chưa nhận biết được sự cần thiết của ăn uống hợp vệ sinh.

- Khả năng nhận biết một số thực phẩm và các món ăn quen thuộc còn hạn
chế.
- Kỹ năng tụ phục vụ, nề nếp thói quen trong ăn uống chưa thành thạo.
- Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao, trẻ thừa cân béo phì vẫn cịn.
- Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giáo
dục dinh dưỡng cho trẻ nên chưa tìm ra được các phương pháp giáo dục phù hợp
khả năng, nhận thức, độ tuổi của trẻ.
- Một số phụ huynh chưa thực sự thấy được vai trị của mình trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ.
2.3. Mơ tả, phân tích các giải pháp (hoặc biện pháp, các cách ứng
dụng, cách làm mới) mà tác giả, đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho
cơng việc có hiệu quả hơn.
Trong q trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế dạy trẻ hằng ngày tôi đã
thực hiện các giải pháp mới để thực hiện vấn đề như sau:
Giải pháp 1: Lựa chọn các nội dung cơ bản về giáo dục dinh dưỡng,
sức khỏe phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với từng chủ đề.
Nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ vô cùng phong phú và đa
dạng nhưng không phải nội dung nào cũng phù hợp với trẻ. Vì thế, giáo viên nên
có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ các nội dung giáo dục dinh dưỡng đơn giản, dễ
hiểu, dễ nhớ.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
12


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Bên cạnh đó trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ

tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức khác nhau chính vì thế các nội dung
giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với
từng độ tuổi.
Khi lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo tơi
thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe không quá đơn giản nhưng cũng
không quá phức tạp, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho nội dung giáo dục dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp cũng cố tư duy, ngơn ngữ, kỹ năng cho trẻ.
- Gây hứng thú thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp, các nhân trẻ.
Từ những tiêu chí trên tơi đã lựa chọn các nội dung giáo dục dinh dưỡng,
sức khỏe cho lớp mẫu giáo 5-6 tuổi như sau:
+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với đời sống
con người.
+ Ích lợi của việc ăn uống: Để giúp trẻ ăn uống ngon đủ lượng, đủ chất
trước hết tôi phải chú trọng đến việc ăn uống. Trẻ ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc,
vui chơi phù hợp.Trên cơ sở đó trẻ phát triển tồn diện về cả thể chất và tinh
thần. Trẻ biết con người cần được ăn uống để sống, phát triển, làm việc, học tập
và vui chơi.
+ Làm quen 1 số loại thực phẩm: Bằng cách trị chuyện thơng qua các mơn
học, giáo viên cho trẻ biết các loại thực phẩm quen thuộc ở địa phương, thực
phẩm giàu dinh dưỡng và 1 số cách chế biến các món ăn đơn giản thơng qua “bé
tập làm nội trợ”, góc chơi gia đình.
+ Ăn uống đủ chất: Giáo viên dạy trẻ biết phân biệt các nhóm thức ăn
chính: đạm - mỡ - đường - vitamin, nhận biết tên thực phẩm, biết bữa ăn đủ chất
gồm nhũng loại thực phẩm nào, biết cách pha sữa, pha nước cam. Qua đó cơ
giáo dục trẻ ăn nhiều loại thức ăn, ăn hết xuất không kén chọn thức ăn.
Bùi Thị Hậu


Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
13


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
+ Ăn uống hợp vệ sinh: Giáo viên khuyên trẻ nên ăn uống sạch sẽ, hợp vệ
sinh bảo vệ an tồn thực phẩm. Cơ cần rèn cho trẻ số thối quen tốt và hành vi
văn minh trong ăn uống như: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cách
dùng khăn lau mặt sạch, ăn khơng nói chuyện, ăn biết mời mọc, ăn không rơi
vãi, không dung tay bóc thức ăn, khơng bỏ thức ăn vào chén bạn…..
+ Kỷ năng tự phục vụ: Giáo viên hướng dẫn trẻ lao động tự phục vụ như:
biết cầm chén muỗng đúng cách, nhận ca, khăn, bàn chải đánh răng qua ký hiệu,
rèn cho trẻ tự ăn không ỷ lại người khác, ăn xong biết cất chén muỗng gọn gàng,
xếp ghế đúng nơi qui định.
Từ việc lựa chọn các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe phù hợp với
lứa tuổi. thì hiện nay, bậc học mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm
non theo hướng đổi mới tích hợp lồng ghép vào các hoạt động, các chủ đề, các
môn học. Vì vậy chương trình giáo dục trẻ được thực hiện theo các chủ đề
nhưng không phải nội dung giáo dục dinh dưỡng nào cũng phù hợp với các chủ
đề, với các hoạt động, việc lựa chọn các nội dung giáo dục dinh dưỡng phù hợp
với chủ đề sẽ giúp cho giáo viên tổ chức tốt các nội dung cần học cho trẻ:
Bảng 2: Bảng phân phới các nội dung tích hợp lồng ghép qua các chủ đề
STT

1

2


Chủ đề

Trường
mầm non

Gia đình

Nội dung cần giáo dục
- Nhận biết các món ăn tại trường, tập ăn hết suất
- Tập thói quen tự phục vụ trong ăn uống.
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Giữ vệ sinh thân thể, biết bỏ rác đúng nơi qui định.
- Biết nhận và sử dụng đồ dùng cá nhân.
- Nhận biết các món ăn trong các bữa ăn trong gia đình.

ngày 20/11 Làm quen và tham gia giúp bố, mẹ chế biến các món ăn
đơn giản.
- Làm quen với 4 nhóm thực phẩm ( tháp dinh dưỡng)
- An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình. Tránh những
vật dụng nguy hiểm.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
14


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
- Biết trật tự trong khi ăn, ăn không rơi vãi.

- Biết cách sử dụng các dung cụ trong khi ăn.
- Giới thiệu một số nghề liên quan đến việc cung cấp thực
phẩm, bảo vệ sức khoẻ.
3

Các nghề
quanh bé

- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất để lớn lên có sức khoẻ làm
việc.
- An toàn với một số dụng cụ nghề: kéo, búa, dao…..
- Trẻ tự giác nhặt thức ăn rơi bỏ vào đĩa.
- Trẻ biết trước khi ăn phải mời mộc.
- Giá trị thực phẩm từ động vật. Các món ăn nấu từ thực

4

Thế giới

phẩm có nguồn gốc động vật.

động vật

- Không ăn thức ăn ôi thiu.
- Trẻ biết trong khẩu phần ăn có đầy đủ các nhóm.

Tết và lễ
5

hội mùa

xuân

6

- Biết được lợi ích của việc ăn uống.
- Các món ăn ngày tết.
- Giữ gìn sức khoẻ trong ngày tết và khi chuyển mùa.
- Biết giữ gìn quý trọng bản thân.
- Biết vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhận biết một số loại rau, quả, thành phần dinh dưỡng có

Thế giới

trong các loại rau quả .

thực vật

- Hiểu biết và phân biệt 4 nhóm thức ăn chính.
- Cách sử dụng các loại rau, củ, quả.
- Biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Phương

- Biết giữ vệ sinh trong ăn uống.
- An tồn khi tham gia giao thơng.

7

tiện giao


- Các phương tiện chuyên chở thực phẩm.

8

thong
Nước và

- Tự giác vào giờ ăn.
- Vai trò của nước đối với con người. Một số món ăn theo

các hiện

mùa.

tượng tự

- Liên quan giữa thời tiết với sức khoẻ.

Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
15


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
- Ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết đối

9


nhiên

với sức khoẻ.

Quê

- Có hành vi văn minh trong ăn uống.
- Một số món ăn truyền thống của quê hương, giá trị dinh

hương đất dưỡng của từng món ăn, ý nghĩa của các món ăn.
nước Bác

- Thoải mái vui vẻ trong giờ ăn.

Hồ
- An toàn khi sử dụng các loại thức ăn vào mùa hè.
Trường
10

tiểu học

- Ăn mặc phù hợp theo mùa.
- Ăn nhanh, ăn hết suất.
- Biết lao động tự phục vụ trong ăn uống.
- Ăn uống gọn gàng.
- Có hành vi văn minh trong ăn uống.

Tóm lại: Với giải pháp này giúp cho giáo viên biết lựa chọn các nội dung
giáo dục dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, với nhận thức của trẻ và từ đó đưa các

nội dung này vào trong từng chủ đề cụ thể trong năm học, mỗi chủ đề có những
nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe nhất định mang tính từ dễ đến khó, từ
những u cầu đơn giản ở đầu năm học thì đến cuối năm là những yêu cầu cao
hơn. Từ đó giáo viên sẽ truyền tải hết các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức
khỏe xuyên suốt cả năm học một cách khoa học sẽ không dẫn đến việc đưa ra
các nội dung giáo dục dinh dưỡng, súc khỏe lặp đi lặp lai làm cho trẻ cảm thấy
nhàm chán học đi học một nội dung, thì việc giáo dục sẽ khơng mang lại hiệu
quả cao, bởi vậy giải pháp này rất có hữu ích cho giáo viên trong việc lựa chọn
các nội dung, các chủ đề để giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trẻ.
Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi sưu tầm các bài thơ, hị, vè,
tranh ảnh, câu đớ, tham mưu mua đồ dùng đồ chơi, ứng dụng cơng nghệ
thơng tin… có nội dung giáo dục dinh dưỡng để dạy trẻ.
Thơ ca là thứ dễ đi vào lòng trẻ nhất giúp truyền tải kiến thức cho trẻ nhanh
nhất, không gây cảm giác nhàm chán, nặng nề đối với trẻ mà trẻ tiếp thu nhanh
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
16


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
hơn, khắc sâu hơn. Ngoài những bài thơ, câu đố, vè về dinh dưỡng có trong
chương trình học tơi đã sưu tầm thêm ngồi chương trình các bài thơ, bài hát,
bài vè, câu đố, đồng dao, truyện, … có nội dung giáo dục dinh dưỡng , để dạy
trẻ thông qua các hoạt động, nhằm cung cấp và củng cố kiến thức cho trẻ.
Mỗi bài thơ ca, hò vè, câu chuyện, đồ chơi,…có nội dung giáo dục khác
nhau. Có bài giúp trẻ nhận biết giá trị dinh dưỡng các loại thực phẩm, làm quen
với các loại thực phẩm, nhận biết các nhóm thực phẩm, có bài dạy trẻ các hành

vi văn minh trong ăn uống.... Tùy thuộc vào từng nội dung giáo dục mà giáo
viên lựa chọn kết hợp các bài thơ, hò vè, câu chuyện, đồ chơi phù hợp với nội
dung đề tài đó.
Ví dụ: Giúp trẻ nhận biết từng loại thực phẩm thì giáo viên có thể kết hợp
các bài vè sau:
Bài vè: Hò vè rau quả
Nghe vẻ nghe ve

Bầu dưa mướp bí

Nghe vè rau quả

Nấu canh ngon nhỉ?

Sống chín ăn cả

Khoai mỡ, khoai mơn

Là cái cà chua

Ngó sen bồn bồn

Ăn rau đúng mùa

Để dành trộn gỏi

Vừa ngon vừa rẻ

Đi chợ chớ vội


Gọi tên như mẹ

Nhớ mua đủ rau

Rau má chứ ai

Ăn sống luộc xào

Ăn vào cay cay

Nấu canh mát dạ

Tía tơ hung dũi

Hãy ăn tất cả

Luộc rau cho muối

Họ hàng nhà rau

Hương vị đậm đà

Da dẻ hồng hào

Ăn được cả hoa

Người ln khỏe mạnh
Sưu tầm

Bài vè: Hị vè chất đạm

Nghe vẻ nghe ve
Bùi Thị Hậu

Ốp la ngon tuyệt

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
17


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Cái vè chất đạm

Nấu canh cho huyết

Ăn vào giải cảm

Ngon lắm đó nha

Là cháo thịt bầm

Ăn hết cả nhà

Xương cùng với thịt

Họ hàng chất đạm

Bé thì rất thích


Tươi ngon bảo đảm

Sị huyết tơm cua

Thịt cá trứng sị

Vắt chanh chua chua

Vừa nấu vừa kho

Thịt bò tái dấm

Hầm xào chiên nướng

Cá ngon làm mắn

Bé ăn vui sướng mạnh khỏe

Hương vị đậm đà

Mạnh khỏe thơng minh

Trứng vịt trứng gà
Sưu tầm
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ các hành vi văn minh trong ăn uống trước giờ ăn tôi
cho trẻ đọc bài thơ “hành vi văn minh” do tôi sưu tầm.
Hành vi văn minh
Bé hãy nhớ rằng

Lấy tay che miệng


Chuẩn bị giờ ăn

Còn khi tiểu tiện

Rửa tay sạch sẽ

Phải giữ vệ sinh

Khi ăn nói khẽ

Hành vi văn minh

Không để vãi cơm

Đúng nơi đúng chỗ

Chớ nhai ngồm ngồm

Chớ có khạc nhổ

Văn minh lịch sự

Bừa bãi lung tung

Bé hãy nói thử

Chiều mẹ sẽ hơn

Ho ngáp làm sao?


Khen con ngoan thế.

Bé mau đáp đáp
Sưu tầm
Ngồi ra, tơi thường lên mạng tìm những video, clip, một số tranh ảnh, các
đồ chơi, các hình ảnh đẹp về các món ăn nhằm phục vụ cho các biện pháp giáo
dục dinh dưỡng sẽ giúp cho trẻ tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
18


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Ví dụ: Trị chơi “Thử tài bé u”. Tơi sưu tầm hình ảnh về hành vi đúng, sai
trong giờ ăn, nên và không nên chọn các loại thực phẩm nào, bé sẽ làm gì khi
thời tiết nắng nóng…Cho trẻ quan sát trên máy vi tính trong chương trình
powerpoint. Sau đó cho trẻ thi chọn tranh nếu trẻ nào chọn tranh sai sẽ hiện ra
gương mặt khóc, nếu trẻ chọn đúng tranh sẽ hiện ra khn mặt cười. Vì vậy trẻ
rất thích, say sưa vào giờ học gây được ấn tượng sâu sắc với trẻ qua đó ta sẽ giáo
dục trẻ thì bài dạy sẽ đạt hiệu quả.
Để trẻ nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của dinh dưỡng tôi đã phối
hợp ban giám hiệu vận động phụ huynh đóng góp đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc
giáo dục dinh dưỡng như mua sắm thêm tranh về các nhóm thực phẩm, đồ chơi
nấu ăn, rau, củ quả, bộ tranh truyện về giáo dục dinh dưỡng nhằm giúp trẻ hằng
ngày được trải nghiệm thông qua thực hành, được quan sát trực quan để giúp trẻ
khắc sâu hơn các nội dung kiến thức mà giáo viên truyền tải.


Ngồi ra tơi cịn vận dụng thời gian làm thêm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên
vật liệu thiên nhiên, phế liệu như: giá đổ, thịt, giò, chả …bằng đất nặn, lá, võ,
hạt từ củ cây, … để làm phong phú thêm đồ dùng, đồ chơi giáo dục dinh dưỡng
giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động .Việc làm phong phú thêm
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
19


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy là một việc không hề đơn giản không
thể chờ sự đầu tư của các cấp, có một số đồ dùng khơng thể mua được để phục
vụ cho công tác giảng dạy, vì vậy chúng ta cần phải biết linh hoạt, sáng tạo kết
hợp cùng phụ huynh vận động phụ huynh siêu tầm, ủng hộ các tranh ảnh, lịch
cũ, vỏ chai, võ lon, hộp bánh, nấp chai, đĩa, vỏ sò, vỏ ốc …..Ngồi những
ngun vật liệu do phụ huynh đóng góp, tơi cịn dặn trẻ đóng góp ngun vật
liệu mà trẻ sử dụng hành ngày như: vỏ sữa chua, các chai sữa, hạt trái cây, đồ
chơi cũ…..Tư những vật liệu phế phẩm phụ huynh và trẻ đóng góp tơi và trẻ sẽ
cùng nhau trang trí và làm lại chúng
Ví dụ: Các loại tranh ảnh cũ tôi và trẻ sẽ dán vào tờ lịch cho cứng sau đó
dùng băng keo trong dán lên một lần nữa như thế thì chúng tơi đã làm được một
tờ tranh mới và sử dụng được. Hoặc các đĩa hư tơi có thể dùng xốp cắt dán trang
trí thêm các bộ phận thành các con vật nghộ nghĩnh dán trang trí trên tường hay
vỏ củ xoắn (mì) tơi quấn lại tạo thành các miếng chả để trẻ chơi, ….

Ví dụ: Với trị chơi “Từ điển” củ quả: Đây là một trong những trò chơi hết

sức thú vị mà tơi đã được áp dụng thành cơng.Tơi dùng giấy bìa tạo hình các
loại củ quả quen thuộc như: táo, cam, nho, dưa hấu… và dán chúng lên bảng.
Các bé sẽ có nhiệm vụ gọi tên các loại củ quả đó. Khi bé đốn đúng thì phần
thưởng sẽ chính là trẻ sẽ được dán hình của quả và sự khen ngợi của cô và các
bạn. Tôi thấy đa phần các bé đều rất hào hứng với trị chơi này, tơi đang nghiên
cứu để đưa các loại củ quả thật vào trò chơi này”.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
20


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo

Thông qua các hoạt động như vậy tạo sự mối quan hệ giữa giáo viên với
trẻ, giáo viên với phụ huynh càng thêm thân thiện, trẻ càng thêm thích thú khi
tham gia vào các hoạt động do chính tay mình làm ra, các bậc phụ huynh thì rất
ngạc nhiên và hài lịng về mơi trường lớp học của con mình.
Tóm lại thông qua giải pháp này giúp cho giáo viên nhận thấy được: Đồ
dùng đồ chơi, tranh ảnh, thơ ca, hò vè cũng phải thật sự phong phú và mang đặc
thù riêng, mỗi trị chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó thì chúng
ta khơng thể thực hiện được, có một số trị chơi phải ứng dụng cơng nghệ thơng
tin thì mới làm cho trẻ hứng thú với tiết học thì mới đạt được yêu cầu giáo dục
đề ra. Như giờ hoạt động góc, góc bé làm nội trợ nếu thiếu đồ dùng nấu ăn, các
loại thực phẩm, các đồ chơi ít đẹp và ít phong phú, thì giờ chơi khơng mang lại
kết quả khơng như mong đợi…Chính vì vậy trước khi tổ chức các hoạt động học
thì giáo viên cần tìm hiếu xem các đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh đó có phù hợp
chưa, đã đẹp mắt phong phú đa dạng chưa. Để từ đó có thể chuẩn bị những đồ

dùng cần thiết để giờ học, giờ ăn, giờ chơi, thật sự mang lại hứng thú kết quả
cao.

Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
21


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Giải pháp 3: Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt
động.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt dược một mục đích nhất định. Vì thế
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động học được tổ
chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngồi trời lại giúp trẻ
đươc gần gũi với thiên nhiên đây là cơ hội cho trẻ trãi nghiệm với thực tế, gần
gũi với thiên nhiên, giúp trẻ khám phá vật thật, còn ở hoạt động góc trẻ lại được
mở rộng thêm kinh nghiệm sống, thực hành các món ăn, kỹ năng chơi theo
nhóm, ở giờ ăn trẻ nề nếp thói quen tốt, có hành vi văn minh trong ăn uống.
Muốn thực hiện tốt lồng ghép, tích hợp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe vào trong
các hoạt động giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn các hình thức, nội
dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với bài dạy và khả năng nhận thức của trẻ.
Qua đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú.
* Với hoạt động học
Hoạt động này thường là hoạt động tĩnh diễn ra trong phòng học giúp cho
giáo viên truyền tải các yêu cầu về nội dung kiến thức đạt hiệu quả nhất. Tuy
nhiên khơng phải đề tài nào cũng lồng ghép tích hợp được. Vì vậy, tùy thuộc vào
đề tài nội dung cần giáo dục mà giáo viên cần lựa chọn các môn học cho phù

hợp.
Ví dụ: Mơn phát triển thẩm mỹ: Tơ màu, nặn các loại rau củ quả.
Khi cho trẻ quan sát tranh vẽ về các loại rau, cô đàm thoại cùng trẻ về giá
trị dinh dưỡng của các loại rau đối với con người rất cần thiết, vài đặc điểm nổi
bật của một số loại rau và biết ích lợi của rau giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. Tôi
đặt các câu hỏi: Đây là loại rau gì? Con có thích ăn các loại rau này khơng? Vì
sao? Để ăn được các loại rau này thì chúng ta phải làm gì? Các loại rau đó thuộc
nhóm thực phẩm nào?… Từ đó trẻ sẽ hiểu được ích lợi của các loại rau, kích
thích trẻ say mê thích thú, tưởng tượng vẽ các loại rau trẻ thích, mang lại hiệu
quả cao trong tiết học.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
22


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo

Ví dụ: Mơn phát triển nhận thức: Nhận biết các nhóm thực phẩm, lợi ích và
các món ăn được chế biến từ các nhóm thực phẩm đó.
* Nhóm vitamin và muối khống:
- Cho trẻ xem hình ảnh một số loại rau, quả
+ Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
+ Các loại rau, củ, quả này có thể chế biến thành những món gì?
+ Ăn các loại rau củ quả này cung cấp chất gì cho cơ thể?
Qua đó giúp trẻ biết được Đây là những thực phẩm thuộc nhóm vitamin và
muối khống, ăn các thực phẩm này cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ
thể, giúp da chúng ta đẹp, mắt sáng. Các thực phẩm này có thể được chế biến

thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh...
* Nhóm chất đạm:
- Nhóm chất đạm là những thực phẩm gì?
- Cho trẻ quan sát nhóm chất đạm
+ Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
+ Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, tơm có thể chế biến thành những
món gì?
+ Ăn các thực phẩm như thịt, cá, trứng, tơm cung cấp chất gì cho cơ thể?
Giúp trẻ nhận biết đây là những thực phẩm thuộc nhóm chất đạm, ăn các
thực phẩm này cung cấp chất đạm cho cơ thể, các thực phẩm này được chế biến
thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh, nướng, hấp, kho...
* Nhóm bột đường:
- Cơ có những thực phẩm gì đây?
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
23


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
- Gạo, khoai có thể chế biến thành những món gì?
- Trước khi ăn phải làm như thế nào?
- Ăn những thức ăn này cung cấp chất gì cho cơ thể?
Trẻ sẽ nhận biết được đây là những thực phẩm thuộc nhóm bột đường, ăn
những thực phẩm này cung cấp tinh bột và đường cho cơ thể, các thực phẩm này
có thể chế biến được nhiều món: Cơm, xơi, khoai luộc, khoai rán.giáo dục trẻ
phải ăn đa dạng các loại thức ăn của nhóm này để dung cấp chất bột đường cho
cơ thể.

* Nhóm chất béo:
- Cơ có những thực phẩm gì đây?
- Mỡ, dầu ăn để làm gì?
- Ăn những loại thực phẩm cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Củng cố: Đây là những thực phẩm cung cấp chất béo, ăn các thực phảm
này cung cấp chất béo cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm khơng nên ăn nhiều,
gây bệnh béo phì.
- Khi ăn các thực phẩm thuộc các nhóm chúng ta phải làm gì?
- Trước khi ăn các loại thực phẩm các con cần chọn thực phẩm tươi ngon,
không bị thối hỏng, héo úa, ôi thiu, sau đó sơ chế các loại thự phẩm, rửa sạch rồi
nấu chín để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh một số món ăn đã được chế biến.

Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
24


Đề tài : Một số biện pháp giáo nâng cao chất lượng giáo dục dục
dinh dưỡng,
sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Qua đó sẽ giúp trẻ biết được tên, ích lợi của các loại thực phẩm trong 4
nhóm thực phẩm (Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng)
đối với sự phát triển của cơ thể. Biết quy trình chế biến một số món ăn đơn giản,
gần gũi.

Ví dụ: Mơn khám phá xã hội: Trị chuyện về mùa xn
Trẻ biết một số đặc điểm thời tiết, cảnh vật và sinh hoạt của con người
trong mùa xuân, Trẻ biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết. Qua đó cơ trị

chuyện cùng trẻ : vào mùa xn thì thời tiết như thế nào? Các con suy nghĩ lại
xem khi mùa xuân đến con ăn mặc thế nào? Nhà con chuẩn bị gì cho ngày tết?
Thế tết đến con sẽ ăn uống những gì để tốt cho sức khỏe?......Từ đó giáo dục trẻ
biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết, biết các loại thức ăn truyền thống,
phong tục tập quán ở địa phương mình. Cứ mỗi dịp tết chúng tơi đều tổ chức cho
các bé tham gia cùng các cô xếp mâm ngũ quả. Bé nào cũng tỏ ra hết sức hào
hứng với hoạt động này. Qua đó chúng tơi dạy cho các bé về các loại quả, về
dinh dưỡng trong hoa quả và cách ăn các loại quả khác nhau”.
* Với hoạt động góc:
Ở lứa tuổi này học mà chơi chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực
hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau của người lớn. Tôi tiến hành lồng
ghép tổ chức giờ ăn vào trị chơi phân vai, qua đó trẻ đi chợ chọn thực phẩm,
nấu các món ăn, bày bàn tiệc, tơi theo dõi quan sát lắng nghe cách làm, để kịp
thời uốn nắn khi có biểu hiện chưa đúng.
Bùi Thị Hậu

Trường Mầm Non Thị Trấn Bình Dương
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×