Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lớp8 nguvan tiết 21,22 co be ban diem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.85 KB, 21 trang )

1
Ngày soạn: 01/10/2020

Tuần: 6
Tiết: 21
BÀI 6
Đọc – Hiểu

CÔ BÉ BÁN DIÊM
(Trích)
( Tác giả: An-đéc-xen)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Có những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An- đéc- xen.
- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng
trong tác phẩm.
- Trình bày những suy nghĩ về lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn
nhau).
- Rèn kĩ năng phân tích truyện, các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu, phát biểu cảm nghĩ về
một đoạn truyện.
3. Thái độ:
-HS có lịng thương người, biết cảm thông chia sẻ với bất hạnh của người khác.
- Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ
thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ…
-Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
5.Các nội dung giáo dục tích hợp:


- GD KNS:
+ Kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo
khổ (cơ bé bán diêm mẹ mất sớm, bà mất, ba lại không quan tâm, hay đánh, mắng
em); cảm thông, trân trọng những ước mong của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn
(có tình u thương, sự chăm sóc của người thân đối với con trẻ);
+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp giản dị của bức tranh đối lập
giữa hiện tại và mộng tưởng của truyện Cô bé bán diêm, nét tinh tế trong nghệ thuật
đối lập;
+ KN tự nhận thức, xác định giá trị, bài học cho bản thân về tình thương yêu, phê
phán thói thờ ơ – lịng người cịn lạnh hơn cả băng tuyết.
- GD đạo đức: Giáo dục lịng cảm thơng, yêu thương người khác, giáo dục lòng nhân
ái, sự bao dung biết thương yêu, sẻ chia, giúp đỡ những số phận bất hạnh trong xã


2
hội; tấm lịng nhân hậu, đồng cảm, xót thương với những con người bất hạnh; có khát
vọng về cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng => Giáo dục các giá trị: tơn trọng, u thương...
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ:
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn
chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, đồ
dùng; phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;
và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1.Phương pháp: Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải
quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
2.Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,
tóm tắt tài liệu; kĩ thuật giải quyết tình huống (để thực hiện yêu cầu cần đạt vận dụng
nội dung đã học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn).
IV.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)
Ngày giảng
Lớp Sĩ số
Vắng
8D
39
8E
40
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: (2’).
? Truyện ngắn “Lão Hạc” đã cho em những suy nghĩ gì về phẩm chất cao đẹp của
người nông dân
*Y/C:
- Phẩm chất người nông dân;
+ Chắt chiu, tằn tiện
+ Giàu lịng tự trọng (Khơng làm phiền hàng xóm kể cả đến lúc chết
+ Giàu tình yêu thương ( Tình cảm đối với con trai, với con chó Vàng)
+ Giữ được nhân phẩm cao đẹp của mình ngay cả trong những lúc cùng khổ nhất.
- Suy nghĩ về số phận người nông dân : nghèo khổ, bần cùng, khơng lối thốt..
3.Tổ chức các hoạt động Dạy – Học:
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm
huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức
mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
-Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…
-Năng lực cần đạt: giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ …


3
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành:

G Cho HS quan sát tranh.

Và đọc cho cả lớp nghe bài thơ sau:
Ở đất nước Đan Mạch xa xơi
Có cơ bé bán diêm nghèo bất hạnh
Mẹ khơng cịn sống, cùng cha ghẻ lạnh
Lấy rượu làm vui, quên mất đứa con thơ


4
Đêm No-en lạnh lẽo những con đường
Em bé vẫn đàu trần, lang thang không bến đậu
Từng cánh cổng, bức tường và lịng người câm lặng
Em nép mình một góc nhỏ... cô đơn
Trong đêm đông giá rét bơ vơ
Em nhớ tới người bà hiền hậu
Người đã cho em một thời thơ ấu
Êm đềm, hạnh phúc, được yêu thương
Sáng hôm sau con phố sáng tưng bừng
Tiếng cười nói xơn xao mừng năm mới
Người ta thấy em bên góc tường trơ trọi
Xung quanh em còn lại những tàn diêm.
- Quan sát bức ảnh trên và nghe bài thơ cô đọc chắc hẳn các em cũng đã
mường tượng ra được nhân vật rất nổi tiếng trong truyện An-đéc-xen, đó chính
là nhân vật cơ bé bán diêm. An-đéc-xen một nhà văn nổi tiếng trên thế giới
chuyên viết truyện và truyện cổ tích dành riêng cho trẻ em. Nhiều truyện của
ông đã được chuyển thể thành phim hoạt hình mà chắc hẳn các em đã từng
được xem qua. Ngày hơm nay, cơ trị ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những
truyện cổ tích rất nổi tiếng và cảm động của ơng đó là Cơ bé bán diêm.
H Quan sát, lắng nghe, ghi vở.


3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
-Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề
học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
-Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm…
-Năng lực cần đạt: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm
mỹ..
- Thời gian: 35 phút
- Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: Giới thiệu chung:
I. Giới thiệu chung:
- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh


5
ra đời của tác phẩm..
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,
thuyết trình
- Thời gian: 5 phút
- Cách thức tiến hành:
B1: GV giao nhiệm vụ:
CH1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
CH2: Hãy giới thiệu những tác phẩm chính của ơng?
B2: Học sinh làm việc cá nhân.
B3: Gv yêu cầu ngẫu nhiên 1-2 học sinh trình bày 1
phút về hiểu biết của bản thân về tác giả tác phẩm. Có
thể yêu cầu học sinh khác bổ sung và chốt vấn

H An-đéc-xen
1.Tác giả: An-đéc-xen (1805
(1805-1875),
- 1875) là nhà văn Đan Mạch,
ông sinh ra
“người kể chuyện cổ tích” nổi
trong
một
tiếng thế giới.
gia
đình
nghèo, bố
làm thợ giày. Ơng ham thích văn thơ từ nhỏ
nhưng được học hành ít. Ơng đã từng rời quê
lên thủ đô ước mơ trở thành nhà thơ và nhà
soạn kịch nhưng không thành công. Sau đó
ơng đi học thêm rồi đỗ tú tài và đỗ đại học.
G - Tổng số có tới 168 truyện khơi từ nhiều nguồn. Nhiều truyện ông biên soạn lại
từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ơng hồn toàn sáng tạo ra. Bạn
đọc năm châu quen thuộc với nhiều chuyện của ông như Cô bé bán diêm, Bầy
chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hồng đế, Nàng cơng chúa và
hạt đậu.
- Những truyện của ơng nhẹ nhàng, tươi mát, tốt lên tình u con người và
niềm tin vào sự thắng lợi của những cái tốt đẹp trên thế gian.
- Nhà nghiên cứu văn học Lassen đã giới thiệu về truyện cổ của An-đéc-xen:
“Truyện An-đéc-xen là một mảng thời thơ ấu của bất cứ người Đan Mạch nào.
Thiên tài của ông khiến chúng cũng là của người lớn. Những truyện đó khơng
những là truyện truyền thống của trẻ em, mà còn chứa đựng nhiều yếu tố huyền
thoại, truyền thuyết, phản ánh qua một thế giới không thực những ước mơ và
truyền thống của cả một dân tộc”.

- Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã từng viết “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện
ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không thể nào quên và dửng dưng với thơ ca,
mộng tưởng, tình u thương và lịng cơng bằng”. Tức là khi còn bé khi ta đọc
truyện của andecxen chúng ta sẽ thấy nó là1 thế giới lung linh, huyền ảo, kì vĩ,


6
đọc thế não sẽ cảm nhận ngay hình ảnh ấy. Nhưng khi lớn hơn chút đọc truyện
ngắn chúng ta lại có cảm nhận các nhân vật ấy đang cố gắng sống cuộc đời
mình, cố gắng đến với cuộc sống tốt đẹp hơn, và trong mỗi chi tiết, mỗi nhân vật
tác giả đều gửi gắm những triết lí cuộc sống. Các em hs lớp 8 khi đọc truyện cô
bé bán diêm sẽ là cảm nhận hoàn toàn khác so vs các em nhỏ tiểu học.
-Quan sát một số quyển truyện cổ An-đéc-xen (MC).
H -Truyện “Cô bé bán
2.Tác phẩm:
-Truyện “Cô bé bán diêm”
diêm” ra đời năm
(1845) là một trong những
1845 khi An-đéc-xen
truyện nổi tiếng nhất của nhà
đã có trên 20 năm
văn An-đéc-xen.
cầm bút, tên tuổi đã
-Là một truyện ngắn có tính bi
lừng danh thế giới.
kịch.
G -Ở VN đã có một số nhạc sĩ đã sáng tác ra những bài hát về Em bé bán diêm.
G -Cho HS xem video kết hợp nghe bài hát “Em bé bán diêm”.
*Hoạt động 2: Đọc-Hiểu văn bản
II. Đọc-Hiểu văn bản:

- Mục tiêu: Đọc –Hiểu văn bản
-Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn
đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm…
- Năng lực cần đạt: năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ,
năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ..
- Thời gian: 30 phút
- Cách thức tiến hành:
G ? Nêu cách đọc văn bản?
1. Đọc-hiểu chú thích;
H -Trình bày.
G - Hướng dẫn đọc: đọc chậm, giọng cảm thông.
H Chú ý vào các câu cảm thán tác giả sử dụng
- Gọi HS đọc phần chữ nhỏ.
H - Gọi 3 HS đọc đoạn trích -> Nhận xét cách đọc.
-Yêu cầu HS giải thích từ: gia sản, trường
xuân, phuốc sét, thịnh soạn, lãnh đạm, cây
thơng Nơ-en, chí nghĩa, ảo ảnh.
H -Quan sát một số hình ảnh về cơ bé bán diêm.
-u cầu HS tóm tắt truyện theo các hình ảnh
đó.
H - Vào một đêm giao thừa, ngồi đường phố *Tóm tắt:
lạnh giá xuất hiện một em bé ngồi nép trong một
góc tường, rét buốt nhưng khơng dám về nhà vì


G

H


G
H
G
H

G
H

7
sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào.
Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm.
Lần quẹt thứ nhất em thấy ánh lửa của lò sửa,
lần quẹt thứ hai thấy bàn ăn có ngỗng quay, lần
quẹt thứ ba thấy cây thông nô en, lần quẹt thứ tư
thấy bà hiện về. Em quẹt hết những que diêm
còn lại hai bà cháu bay về chầu thượng đế. Buổi
sáng mồng một đầu năm người ta thấy thi thể
của em bé giữa những bao diêm. Và không ai
biết được những diệu kỳ diệu em bé đã thấy.
(Lưu ý: Nên lấy nhân vật em bé quẹt những que
diêm làm phần trọng tâm. )
? Nhắc lại thể loại của đoạn trích? Văn bản có 2. Kết cấu, bố cục:
thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? -Thể loại: truyện ngắn.
Phương thức biểu đạt của truyện?
- Thể loại: Truyện ngắn
- Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu-> bàn tay em đã cứng đờ ra ( Hoàn - PTBĐ: tự sự đan xem miêu
cảnh của cô bé bán diêm).
tả, biểu cảm

- P 2: Tiếp -> Họ đã về chầu Thượng đế ( Các
lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé).
- P 3: Cịn lại-> (Cái chết của Cơ bé bán diêm).
- PTBĐ: tự sự - miêu tả - biểu cảm ( đã là truyện
thì PTBĐ chính sẽ là tự sự. Mà muốn câu truyện
được hay, hấp dẫn người đọc thì ko bao h bỏ qua
đc yếu tố miêu tả và biểu cảm. Phương thức biểu
cảm được sử dụng linh hoạt để thể hiện tình cảm
của cơ bé với người bà cũng như tình cảm của
tác giả dành cho cơ bé)
(?) Phần thứ 2 có thể chia làm mấy đoạn nhỏ?
Dựa vào đâu có thể chia như vậy?
-Phần 2 là trọng tâm, căn cứ vào số lần cô bé
quẹt diêm - 5 lần - ứng với 5 đoạn nhỏ
(?) Hãy nêu nhận xét về bố cục của văn bản?
-Bố cục 3 phần mạch lạc, hợp lý. Kể theo trình
tự thời gian và sự việc. Cách kể phổ biến của
truyện cổ tích.
? Em có suy nghĩ gì về nhan đề tác phẩm?
+ Tên tác phẩm là tên nhân vật chính. Tác phẩm chỉ có một nhân vật chính. Đấy
là cơ bé bán diêm. Cơ bé khơng có tên. Người kể dùng ngay cơng việc (bán
diêm) để gọi tên nhân vật. Cách đặt tên này đó cho thấy dụng ý: nhấn mạnh nỗi


H
G

H

G

H
G
H

G

H

8
thống khổ của một con người, còn bé mà phải đi bán diêm để kiếm sống. Hoàn
cảnh và cuộc đời ấy thật đáng thương tâm. Khơng có tên, em bé ấy sẽ mang giá
trị ẩn dụ lớn. Em đại diện và gợi nhớ đến vô vàn các em bé nghèo khổ như em.
+ Ngồi ra, truyện cịn nhắc đến ba người thân trong gia đình em là bà, bố và mẹ.
Những nhân vật này không được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm mà chỉ được kể
gián tiếp qua trang phục (bé đi giầy của mẹ), suy nghĩ (về bố) và tưởng tượng (về
bà).
-Yêu cầu HS chú ý đoạn đầu của truyện. 3.Phân tích:
? Gia cảnh gia đình của cơ bé bán diêm 3.1. Hồn cảnh của cơ bé bán diêm:
trong quá khứ được tác giả giới thiệu
qua những chi tiết nào?
+ Ngơi nhà xinh xắn có dây trường xn
bao quanh.
+ Bà nội hiền hậu của em còn sống.
+ Em được đón giao thừa ở nhà.
? Những chi tiết trên cho thấy cô bé đã - Quá khứ: Cuộc sống êm đềm, hạnh
có một cuộc sống như thế nào?
phúc.
-Cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.
? Cuộc sống của cô bé ở hiện tại đã có - Hiện tại: mẹ mất, bà mất, bố độc ác,
những thay đổi như thế nào?

sống nghèo khổ trong một xó tối tăm,
- Hiện tại:
cơ đơn, đói rét; phải đi bán diêm để tự
+ Bà và mẹ em đã mất.
kiếm sống.
+ Gia sản tiêu tán.
+ Chui rúc trong một xó tối tăm, ln
ln nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa
của cha.
+ Hàng ngày đi bán diêm kiếm sống.
? Để giới thiệu về gia cảnh của cô bé - NT: tương phản, đối lập.
bán diêm, tác giả đã sử dụng biện pháp -> Cuộc sống gia đình của cơ bé bán
nghệ thuật nào? Qua đó, cho ta thấy diêm đã hoàn toàn thay đổi, từ một
cuộc sống của cô bé hiện tại như thế cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh
nào?
thần thì nay em sớm bị ném ra cuộc
- NT: tương phản, đối lập.
đời và tự kiếm sống.
- Nghệ thuật tương phản đối lập để thấy -> Thật tội nghiệp, đáng thương, thiếu
cuộc sống gia đình của cơ bé bán diêm vắng tình thương u, sự chia sẻ.
tuy là sự nối tiếp về thời gian từ q khứ
đến hiện tại song tính chất cuộc sống đã
hồn toàn thay đổi, từ một cuộc sống đầy
đủ về vật chất và tinh thần thì nay em
sớm bị ném ra cuộc đời và tự kiếm sống.


H
H


H

G

H
G
H

G
H

9
- Sinh ra và lớn lên trong cảnh khổ, con
người rồi sẽ quen đi và khơng có cảm
giác q nặng nề trước những khổ ải mà
họ phải hứng chịu. Nhưng đang sống
trong ngơi nhà ấm áp, đầy ắp tình
thương, đầy đủ về vật chất mà lại bị ném
ra đường bơ vơ tự kiếm sống trong thời
tiết lạnh giá thì quả thật là quá khủng
khiếp. Em bé bán diêm ở trong hồn
cảnh nghiệt ngã đó.
-Theo dõi SGK từ đầu…. "cứng đờ ra”.
* Trong đêm giao thừa:
? Trong câu chuyện, cô bé xuất hiện - Thời gian: đêm khuya, gần giao
trong trong bối cảnh không gian và thừa.
thời gian như thế nào?
- Không gian: trời rét mướt.
-Đêm giao thừa, trời rét mướt >< Cửa sổ -> Thời gian, không gian rất đặc biệt.
mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong

phố sực nức mùi ngỗng quay.
? Em có nhận xét gì về bối cảnh xuất
hiện của em bé?
-Ngay từ đầu tác phẩm, cô bé đã xuất
hiện trong một khung cảnh rất đặc biệt:
Thiên nhiên dữ dội (gió rét, tuyết rơi).
? Thời điểm giao thừa gợi cho ta suy nghĩ gì về cuộc sống của mỗi con người
và của cô bé bán diêm?
Trả lời.: Truyện được đặt vào không gian đêm giao thừa là thời điểm kết thúc
một năm cũ và chào đón một năm mới. Ở Đan Mạch, vào dịp này trời rất rét,
nhiệt độ có khi xuống tới vài chục độ âm, tuyết rơi dày đặc. Thời tiết ấy, thời
điểm ấy gợi cho ta nghĩ tới cảnh sum họp ấm cúng, vui vẻ hạnh phúc trong gia
đình. Song thân phận của em bé bán diêm không được sống trong niềm vui, hạnh
phúc ấy.
? Trong khung cảnh, đó cơ bé xuất * Hình ảnh em bé bán diêm:
hiện qua những chi tiết nào?
+ Đầu trần, đi chân đất, bụng đói,
+ Cơ bé bán diêm nhà nghèo, mồ cơi mẹ, đang dị dẫm trong bóng tối.
đầu trần, đi chân đất, bụng đói, đang dị + Suốt cả ngày em khơng bán được
dẫm trong bóng tối.
que diêm nào.
+ Suốt cả ngày em khơng bán được que
diêm nào.
+ Khơng ai bố thí cho một đồng xu nào
đem về.
+ Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi


10


G
H

H

G

G

lúc em càng thấy rét buốt hơn.
+ Đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
+ Không dám về nhà.
? Tại sao trong hồn cảnh như vậy em lại khơng muốn về nhà?
+ Không thể nào về nhà, nhất định là cha em sẽ đánh em
+ Vả lại ở nhà cũng rét thế thơi… Gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
- GV: Với em, ngôi nhà ấy không phải là ngôi nhà ấm cúng. Nó lạnh lẽo, tồi tàn
khơng chỉ vì dột nát tả tơi mà cịn bởi vì thiếu vắng tình người. Tình cảnh của em
thật đáng thương tâm. Những người thân yêu lần lượt bỏ em đi. Cha em lại trở
nên độc ác. Em không bán được diêm và thậm chí ngay cả đến ngửa tay ăn xin
em cũng chẳng có được gì: “khơng ai bố thí cho một đồng xu nào đem về”.
B1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Để tô đậm nỗi khổ cực của cô bé, tác giả đã sử
dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó?
-Thời gian: 5 phút
-Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập đã chuẩn bị, hoạt động theo nhóm
bàn.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ: Kiểm tra lại thông tin em đã chuẩn bị trong phiếu
B 3: Trao đổi thảo luận
B 4: Đánh giá chốt kiến thức
- Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập.
- Giáo viên chiếu, yêu cầu HS bổ sung những ý mình cịn thiếu vào PHT

+ Trời đơng giá rét, tuyết rơi
> < + Cô bé đầu trần, chân đất
+ Ngoài đường lạnh buốt, tối đen.
> < + Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh
đèn.
+ Em bé bụng đói, cả ngày chưa ăn > < + Trong phố sực nức mùi ngỗng
uống gì
quay.
+ Cái xó tối tăm em đang sống > < + Ngơi nhà xinh xắn có dây
chui rúc với bố
trường xuân bao quanh.
Ghi bảng:
->Sử dụng các hình ảnh tương phản (đối lập) đặt gần
nhau.
+ Tương phản giữa: Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc
trong các nhà > < Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn
về vật chất và tinh thần của em bé.
=>Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương:
Cơ độc, đói rét, bị đày ải mà khơng được ai đối
hồi, gợi được lịng trắc ẩn từ người đọc.
Giảng: Mạch kể luôn tuân thủ nguyên tắc từ xa đến gần (thoạt tiên là khung
cảnh đêm giao thừa, tiếp đến là hình ảnh em bé ngồi trong góc tường rồi miêu tả
em chống cái rét bằng cách thu chân vào người). Đặc biệt là cách dùng quan hệ


11

G
H


H

từ với nghĩa tương phản:
+ Co chân nhưng vẫn lạnh hơn.
+ Lạnh hơn tuy nhiên (nhưng) em không thể về nhà.
Đặc biệt tác giả giữ nguyên bút pháp tương phản theo lối tăng cấp. Em bé bị
lạnh nhưng càng lạnh hơn khi em lại không thể về nhà.
Ở đây tác giả đó sử dụng các hình ảnh tương phản tăng cấp nhằm đưa em bé
đến giới hạn tột cùng của nỗi bất hạnh, của sự sống “Trời đông giá rét, tuyết
rơi”, nhưng cơ bé “Đầu trần chân đất”. Ngồi đường lạnh buốt và tối đen, nhưng
“ Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn”. Em bé “Bụng đói” cả ngày chưa ăn
uống gì mà “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Nhà văn sử dụng nhiều hình
ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp (Rét,
đói, khổ) của em bé. Em đã rét, khổ có lẽ càng rét, khổ hơn khi thấy mọi nhà
sáng rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi khi ngửi thấy mùi ngỗng
quay sực nức.
Bên cạnh đó cịn có sự tương phản giữa hình ảnh “Cái xó tối tăm” em sống
chui rúc với bố em hiện nay và “ngơi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao
quanh” năm xưa khi bà nội còn sống. Hình ảnh tương phản này khơng chỉ làm
nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần của em bé bây
giờ, vì chỉ có bà em là thương em.
Thế gian này đó hồn tồn lạnh lẽo đối với em. Gia đình là cả chốn ngục tù.
Nhà em lạnh lẽo giống như ngoài đường phố. Xã hội khơng chấp nhận, cưu
mang một mảnh hình hài đói rét khốn cùng như em.
Mở rộng:
Câu truyện này được tác giả xây dựng, tái hiện lại ở đất nước Đan Mạch mà ở
bất kì mọi nơi trên thế giới những hình ảnh của những em bé đói ret, khổ sở,
nghèo đói vẫn ln là nỗi ám ảnh đối với chúng ta. Ngay cả Việt Nam chúng ta
cũng vậy cũng còn rất nhiều những em bé ngay từ nhỏ đã phải vất vả mưu sinh
bằng nhiều công việc như bán vé số, đánh giày, khơng được đi học, khơng có

được nơi ở an tồn. Thậm trí bây giờ trên mạng xã hội cịn có những vụ việc như
những người mẹ nhân tâm bỏ đứa con mình dứt ruột sinh ra mà ko đối hồi đến
sự sống của nó. Câu truyện này nó như là 1 lời nhắc nhở chúng ta hãy nhìn lại,
hãy quan tâm đến trẻ em....
? Qua phần phân tích trên, em có suy nghĩ gì về hình ảnh cô bé bán diêm
trong đêm giao thừa?
-Tác giả đã cho người đọc đi cùng hành trình của một cơ bé ban diêm nghèo khổ
cô đơn bất hạnh, gợi lên trong lòng người đọc bao nỗi thương cảm sâu sắc.
Hoạt động nhóm (6 nhóm)
Cách thức: 4 bước
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Thời gian: 5’


G
H

12
+ HS: Chia nhóm thảo luận (mỗi nhóm 5-8 HS).
+ Nội dung (MC): Điều gì khiến cho chúng ta xúc động và thương cảm trước
hồn cảnh của cơ bé bán diêm đến vậy?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận
Đại diện trình bày.
Thu phiếu, hốn đổi giữa các nhóm dựa vào đáp án để nhận xét, đánh giá, cho
điểm bài làm của bạn.
+ Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức (MC)
+ Nhà văn đã đánh thức tình yêu thương đồng cảm từ độc giả bằng cách viết
chân thực tự nhiên giàu cảm xúc.
+ Chỉ vài nét miêu tả, tác giả đã tái hiện được đất nước Đan Mạch thế kỷ 19

trong một đêm giao thừa và hình ảnh khốn khổ của cơ bé bán diêm..
+ Mỗi chúng ta thấy rằng chính cuộc sống của mình vẫn còn rất nhiều những
mảnh đời bất hạnh cần được sự cảm thơng, sẻ chia.
Cho HS Xem một số hình ảnh về những mảnh đời bất hạnh để giáo dục HS lịng
thương người và trân trọng cuộc sống mình đang có.
? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong đoạn sự xuất hiện của em
bé bán diêm trong đêm giao thừa.
*. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (3p)
- Học bài cũ:
+ Đọc kĩ văn bản. nhiều lần, tóm tắt lại nội dung văn bản.
+ Viết đoạn văn (10-12 câu) nêu cảm nhận về cô bé bán diêm.
- Chuẩn bị bài mới: Văn bản. “Em bé bán diêm” (tiếp)
+ Chuẩn bị theo phiếu bài tập sau:
Phiếu số 1( NHÓM 1)
Cuộc sống thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm
? Em bé quẹt diêm mấy lần?
? Mỗi lần quẹt diêm em bé mộng tưởng thấy điều gì?Vì sao?
? Các mộng tưởng diễn ra có hợp lí khơng? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
Phiếu số 2( NHĨM 2)
? Cái chết của cô bé bán diêm được tác giả miêu tả như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách tác giả miêu tả cái chết của em bé? Nhận xét về
tác giả?

Phiếu số 3( NHÓM 3)
? Liệt kê các hình ảnh tương phản được sử dụng trong đoạn trích


13

Ngày soạn: 01/10/2020


Tuần: 6
Tiết: 22
BÀI 6
Đọc – Hiểu

CÔ BÉ BÁN DIÊM
(Trích)
( Tác giả: An-đéc-xen)
IV.Tiến trình giờ dạy:
1.Ổn định tổ chức (1’):
Ngày giảng
Lớp
8B
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Sĩ số
47

Vắng


14
? Tóm tắt truyện ngắn “ Cơ bé bán diêm” Các hình ảnh tương phản nào được được
sử dụng trong đoạn giới thiệu về hồn cảnh của cơ bé bán diêm, tác dụng của nó?
* Yêu cầu:
- Tóm tắt đảm bảo các sự việc tố chính ( 5 đ)
Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giáo thừa rét buốt. Không bán được diêm
em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh. Đói, rét em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục
quẹt diêm để sưởi. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội

bay lên trời. Sáng hôm sau- mồng một tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn
cảnh tượng thương tâm.
- Hình ảnh tương phản giữa:( 5 đ)
+Trời đông giá rét, tuyết rơi > < cô bé đầu trần, chân đất
+ Ngoài đường lạnh buốt, tối đen > < cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn
+ Em bé bụng đói, cả ngày chưa ăn uống gì > < trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
+ Cái xó tối tăm em đang sống chui rúc với bố > < ngơi nhà xinh xắn có dây trường
xn bao quanh.
+ Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà > < Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn
về vật chất và tinh thần của em bé.
=> Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp , đáng thương: Cơ độc, đói rét, bị đày ải mà khơng
được ai đối hồi.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
G Yêu cầu HS chú ý phần 2, đây là phần trọng tâm của 3. Phân tích:
truyện.
3.2. Cảnh thực và
G Dẫn dắt: Trong đêm giá rét ấy, cô bé bán diêm không mộng tưởng
bán được bao diêm nào.
? Không bán được diêm, cô bé đã làm gì? Vì sao?
H Tìm một xó tường ngồi vì sợ về bị cha đánh.
- Khơng bán được diêm,
G ? Tổ ấm gia đình là nơi ta khao khát trở về tại sao cơ em đói và khát, tìm một
bé lại hoảng sợ?
góc tường và ngồi.
H Vì ở đó khơng có tình thương, chỉ có địn roi.
G ? Ngồi ở đó, cơ bé thèm khát điều gì ? Vì sao?
-> Em mong ước được
H Được quẹt một que diêm -> vì đang rét + có diêm trong sưởi ấm.
tay.
G ? Từ thèm khát tới hành động quẹt diêm liên tiếp. Cô

bé đã quẹt diêm mấy lần? Số lượng que diêm ở mỗi
lần như thế nào?
H Quẹt 5 lần: - 4 lần đầu : mỗi lần 1 que.
- Em lấy diêm ra quẹt: 5
- Lần cuối : cả bao.
lần
G Giảng: Tác giả dẫn dắt câu chuyện rất tinh tế, ông mô
tả 5 lần em bé quẹt diêm. -> Ý nghĩa sâu xa của truyện
kết tinh trong đoạn văn xúc động này.


15
Hoạt động nhóm
Cách thức: 4 bước
G Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Thời gian: 5’
+ HS: Chia 6 nhóm thảo luận (mỗi nhóm 5-8 HS).
Nhóm 1, 2: Lần quẹt diêm thứ nhất.
Nhóm 3: Lần quẹt diêm thứ hai.
Nhóm 4: Lần quẹt diêm thứ ba.
Nhóm 5: Lần quẹt diêm thứ tư.
Nhóm 6: Lần quẹt diêm thứ năm.
+ Nội dung: Phiếu học tập
? Mộng tưởng của em bé bán diêm qua mỗi lần quẹt
diêm?
? Khi diêm vụt tắt thực tế nào đã thay thế cho mộng
tưởng?
? Ước mơ của em bé qua mỗi lần quẹt diêm là gì?
Các lần
Mộng tưởng

Ước mơ
Thực tế
quẹt diêm
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
G Công bố đáp án (MC)
Các
Mộng tưởng
Ước mơ
Thực tế
lần
quẹt
diêm
Lần 1
Em ngồi trước một lò sưởi Mong được Lửa tắt, lò sưởi biến
bằng sắt, lửa cháy nom vui sưởi ấm.
mất, em nghĩ đến bị
mắt, hơi nóng dịu dàng
cha mắng...
=> Sáng sủa, ấm áp.
=> Tối tăm, lạnh lẽo.
Lần 2
Bàn ăn có ngỗng quay, Mong được Bức tường lạnh lẽo và
ngỗng nhảy ra khỏi đĩa ăn ngon.
phố xá vắng teo lạnh
tiến về phía em.
buốt

=> Giàu có, sung túc.
=> Cơ đơn, lạc lõng
Lần 3
Cây thơng Noel trang trí Mong được Nến bay lên, bay mãi
lộng lẫy với ngàn ngọn vui chơi.
biến thành những ngơi
nến sáng rực.
sao.
=> Vui tươi
=> Chua xót


H
G
G
H

G

G
H
G

H

16
Lần 4
Bà đang mỉm cười với em, Mong được Ảo ảnh rực sáng biến
em reo lên, cho cháu đi bà che chở mất ( Bà biến mất ).
với, xin Thượng đế cho và

yêu =>Đau khổ, tuyệt
cháu về với bà.
thương.
vọng
=> Vui sướng
Lần 5
Bà cầm tay em, hai bà Mong được Em về chầu Thượng đế
cháu bay
mãi mãi ở ( em đã chết ).
lên cao chẳng cịn đói rét cùng bà.
đau
buồn nào đe doạ.
=> Phũ phàng, tàn
=> Hạnh phúc dạt dào
nhẫn
-Thu phiếu, hốn đổi giữa các nhóm dựa vào đáp án để nhận xét, đánh giá, cho
điểm bài làm của bạn.
-Vấn đáp, kiểm tra phiếu học tập của HS.
? Em đánh giá gì về những mong ước của cơ bé bán
diêm qua những lần quẹt diêm ấy?
Những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Đó là những - Ước mơ được sống
mong ước giản dị, là khát vọng chính đáng của trẻ em. đầy đủ sung túc, được
Bình : Rõ ràng mỗi lần quẹt diêm đốt lửa là một lần em che chở, yêu thương ->
bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Ước mơ của em thật Ước mơ vô cùng bình
giản dị và ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng và dị, giản đơn.
nhân hậu của em. Em khao khát có cuộc sống vật chất
đầy đủ, được hưởng thú vui tinh thần, được sống trong
hạnh phúc gia đình ấm êm, có bà - người thân u nhất
chăm sóc, chiều chuộng.
? Em có nhận xét gì về thực tế ấy?

Sự thật là em đang phải chịu cảnh đói rét, cơ đơn, thiếu
thốn tình cảm.
? Qua những lần em bé quẹt diêm với những mộng
tưởng xuất hiện, em hãy chúng minh rằng những -> Hiện thực nghèo khổ,
mộng tưởng đó lần lượt diễn ra theo một thứ tự hợp đói rét, lạnh lẽo, đau
lý?
buồn.
- Cái lị sưởi (Vì rét nên mong được sưởi ấm).
- Một bàn ăn (Vì đói nên mong được ăn ngon).
- Các mộng tưởng diễn
- Một cây thơng (Mong được vui chơi).
ra theo trình tự hợp lí,
- Người bà yêu quý (Vui chơi với người thân yêu).
phù hợp với hoàn cảnh
- Bà và em bay lên (Mong được sống trong tình u em bé lúc đó.
thương của bà).
? Những mộng tưởng đó thể hiện ước mơ gì của em - Ước mơ của cơ bé bán
bé?
diêm:


17
G
H
G
G

H
G


H

G
H

G
H
G

H
G

G
H

Trình bày.
Khái quát.
? Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực
tế? Điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?
Có mộng tưởng gắn với thực tế, có mộng tưởng thuần
tuý chỉ là mộng tưởng.
+ Lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en gắn với thực tế.
+ Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, bà cháu nắm tay
nhau bay lên trời -> thuần tuý chỉ là mộng tưởng.
? Em hiểu gì về nhà văn An-đéc-xen về những mong
muốn của ơng qua việc tạo dựng những hình ảnh
tươi đẹp qua giấc mơ của em bé?
Điều này thể hiện tấm lòng nhân ái của tác giả. Tạo
dựng những mộng tưởng thể hiện mong muốn những
em bé, những kiếp người khốn khổ vượt qua những đau

khổ vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
? Trong văn bản này hình ảnh, chi tiết nào làm em
cảm động nhất, vì sao ?
Vậy kết thúc câu truyện này ra sao?
Em chết ở một xó tường lạnh lẽo với đôi má vẫn hồng
và đôi môi đang mỉm cười. Mọi người vui vẻ ra khỏi
nhà.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của em bé là gì?
- vì đói, vì rét, vì sự tàn nhẫn của bố, sự thờ ơ vơ cảm
của người đời. Nếu như đêm hơm đó những người qua
đường dừng lại mua cho e một bao diêm thơi, hay ai đó
bố thí cho e 1 chút thì có thể e đã được về nhà và ko bị
đánh. Mặc dù ngơi nhà đó cũng lạnh lẽo nhưng ít nhất
em ko phải chịu đựng cái rét cắt da cắt thịt dưới trời
tuyết trắng.
? Em có suy nghĩ gì trước cảnh tượng đó?
Bộc lộ.
? Kết thúc truyện, em bé đã chết. Có người cho rằng
đó là một kết thúc khơng có hậu, có người lại cho
rằng đó là một kết thúc toại nguyện đối với em bé bán
diêm. Ý kiến của em thế nào? Vì sao em lại có ý kiến
như vậy?
Tự bộc lộ
Giảng: Em bé chết là một hiện thực rất thương tâm, rất
xót xa khơng thể cưỡng nổi. Cái chết ấy là lời cảnh tỉnh

+ Về một mái ấm gia
đình.
+ Về sự ấm no hạnh
phúc.

+ Được ăn ngon mặc
đẹp.
+ Được vui chơi, sống
trong tình yêu thương.

c. Cái chết thương tâm
của cô bé bán diêm
- Em chết ở một xó
tường lạnh lẽo với đơi
má hồng và đơi mơi
đang mỉm cười.
- Ngun nhân em chết:
vì đói, vì rét, vì thiếu
tình thương của gia
đình, xã hội.
- Mọi người vui vẻ ra
khỏi nhà
- NT: đối lập, từ gợi tả.
-> Sự ra đi của em bé
thật thương tâm: là một
cái chết vô tội khơng
đáng có, một bi kịch
đáng thương.


18
lương tri con người, lên án gay gắt những người sống
thờ ơ, vơ tình với đồng loại.
? Qua đó, tác giả muốn phản ánh điều gì về xã hội
của An-đéc-xen đang sống?

Chính tấm lịng nhân hậu, cảm thơng của tác giả đã kể
lại một câu chuyện đầy thương tâm và phản ánh được
khát vọng sống của những em bé nghèo khổ bất hạnh
như cô bé bán diêm.
G ? Qua câu chuyện cô bé bán diêm, nhà văn đã truyền
cho người đọc những tình cảm gì?
H Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trong cõi đời
đen bạc đầy nhỏ nhen và ích kỷ ấy, An-đéc-xen đã thắp
sáng lên ngọn lửa của tình thương u, tấm lịng nhân
hậu để thương cảm, yêu mến những em bé bất hạnh
sống trong đói rét và thiếu tình thương...
- Thơng điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Con người phải
biết yêu thương đùm bọc nhau, nhất là phải quan tâm
đến trẻ em vì trẻ em là búp măng non, muốn những búp
măng non ấy lớn lên phát triển tồn diện được thì phải
có những giọt nước yêu thương, quan tâm, che trở.

4. Tổng kết
4.1 Nội dung, ý nghĩa
văn bản
- Nội dung: Từ cuộc
sống và cái chết của cơ
bé bán diêm, tác giả
muốn gửi gắm lịng yêu
thương và khát khao
đem đến cho con người
một cuộc sống tốt đẹp.
- Ý nghĩa: Truyện thể
hiện niềm thương cảm
sâu sắc của nhà văn đối

G
với những số phận bất
hạnh.
H
4.2 Nghệ thuật
? Em hãy đánh giá về những thành công trong nghệ - Nghệ thuật kể chuyện
thuật truyện “Cô bé bán diêm”?
hợp lý, hấp dẫn, đan
Nghệ thuật kể chuyện hợp lý, hấp dẫn, đan xen giữa xen giữa hiện thực và
hiện thực và mộng tưởng.
mộng tưởng.
- Nhiều hình ảnh chi tiết
tương phản đối lập.
H
4.3 Ghi nhớ: (SGK-68)

Đọc ghi nhớ (SGK-68).
* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến
thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp, kĩ thuật: nêu và giải quyết vấn đề, động não, trình bày một phút,....
- Thời gian: 5 phút


19
G Gọi HS đọc diễn cảm một đoạn HS thích nhất.
III. Luyện tập
H Đọc, HS khác nhận xét.
G Nhận xét
G (*) Hãy tưởng tượng và kể lại phần cuối câu chuyện

với một kết thúc tốt đẹp, có hậu.
H Tự tưởng tượng và kể lại.
G Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp, kĩ thuật: nêu và giải quyết vấn đề, động não, trình bày một phút,....
- Thời gian: 2 phút
G * Tích hợp gd đạo đức:
? Nếu gặp những những cảnh ngộ bất hạnh như em bé bán diêm, các em sẽ
làm gì?
H Bộc lộ.
G Định hướng giáo dục: có lịng cảm thơng, u thương, có lòng nhân ái, sự bao
dung biết thương yêu, sẻ chia, giúp đỡ những số phận bất hạnh trong xã hội; tấm
lịng nhân hậu, đồng cảm, xót thương với những con người bất hạnh,...
* HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: Tìm tịi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học
tập suốt đời.
- Phương pháp, kĩ thuật : tìm đọc trên sách, báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi
với người thân,…
- Thời gian : 5 phút
G ? Thông qua câu chuyện nhà văn đã gửi đến mọi người bức thơng điệp gì?
H Hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho trẻ em một cuộc sống bình yên và hạnh
phúc! Hãy cho trẻ một mái ấm gia đình! Hãy biến những mộng tưởng đằng sau
ánh lửa diêm thành hiện thực cho trẻ thơ => Giá trị sâu sắc của tác phẩm.
G ? Liên hệ với bản thân, em thấy trong xã hội hiện nay, ngồi tình thương của
cha mẹ, trẻ em cịn được xã hội bảo vệ ntn?
H Trình bày.
G * Tích hợp liên môn (GDCD): Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước thứ hai trên thế

giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990...Trẻ em
có 4 nhóm quyền: Quyền sống cịn, quyền tham gia, quyền phát triển và quyền
bảo vệ.
G ? Là HS chúng ta phải rèn luyện ntn để xứng đáng với những gì cha mẹ và xh
quan tâm như vậy?
H Bộc lộ.


20
G Định hướng: HS cần tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, chăm chỉ học tập,...
4. Hoạt động đánh giá: 5 phút
(Phiếu học tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tiết học).
).? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Cô bé bán diêm
? Tại sao các mộng tưởng của cô bé bán diêm lại hiện ra theo thứ tự như trong tác
phẩm? Hãy kể lại từng mộng tưởng và tìm hiểu sự hợp lí của chúng?
?Hình ảnh que diêm chiếu sáng là biểu tượng của ngọn lửa. Nó thể hiện những
ước mơ gì của cơ bé bán diêm?
? Thơng qua câu chuyện nhà văn đã gửi đến mọi người bức thơng điệp gì?
- Hãy u thương con trẻ! Hãy dành cho trẻ em một cuộc sống bình yên và hạnh phúc!
Hãy cho trẻ một mái ấm gia đình! Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm
thành hiện thực cho trẻ thơ. =>Giá trị sâu sắc của tác phẩm
5. Hoạt động tiếp nối: 5 phút
- Học bài cũ:
+ Tóm tắt truyện bằng lời văn của mình.
+ Đọc diễn cảm đoạn trích.
+ Ghi lại cảm nhận của em về một hoặc một vài chi tiết nghệ thuật tương phản
trong đoạn trích.
- Chuẩn bị bài mới: Trợ từ, thán từ
+ Đọc kĩ các ngữ liệu SGK và trả lời câu hỏi vào vở soạn.
+ Tìm thêm các trợ từ, thán từ trong các văn bản đã học.



21



×