Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tổng hợp bài viết về thị trường chứng khoán của bác Quách Mạnh Hào (group : quất mạnh vào)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.61 KB, 16 trang )

Bài 1: Kiểm sốt cảm xúc để thành cơng
Đây là bài đầu tiên tôi viết để cảm ơn các bạn đã theo dõi tôi trong 1 tuần qua theo đúng tin
thần “giúp bạn làm giàu kiến thức để ra quyết đinh” . Các bài viết của tơi có sử dụng kiến
thức hàn lâm nhưng sẽ được viết theo cách dân dã cho dễ hiểu. Tôi sẽ lựa chọn những chủ đề
gần với điều kiện thị trường hiện tại để viết trước. Và hơm nay là chủ đề về kiểm sốt cảm
xúc
Chúng ta lâu nay vẫn thường nghĩ rằng mình ra quyết định là dựa trên lý trí - tức là có cân nhắc
thiệt hơn. Nhưng sự thật khơng phải vậy. Chúng ta thường ra quyết định dựa trên tâm lý và cảm
xúc. Điều này đúng với gần như mọi vấn đề của cuộc sống, từ quan hệ bạn bè, gia đình, tới
những vấn đề xã hội và kinh doanh.
Những kiến thức về tâm lý và cảm xúc có nhiều trên mạng hay có trong giáo trình giảng dạy ở
các trường đại học. Trong đầu tư và giao dịch chứng khoán, có cả một mảng về tài chính hành vi
nhằm giải thích tại sao con người hành động/ra quyết định khơng dựa trên lý trí như các lý
thuyết truyền thống.
Tất nhiên là tơi khơng có ý định đưa ra những khái niệm về những vấn đề nêu trên bởi chỉ cần
một lệnh tìm kiếm trên Google là bạn có vơ số kiền thức về nó. Điều tơi muốn chia sẻ nằm ở
việc liên hệ nó với việc ra quyết định như thế nào trong các điều kiện thị trường cụ thể. Nhận
diện cảm xúc và kiểm sốt cảm xúc có thể sẽ là chìa khóa để bạn thành cơng trong điều kiện thị
trường hiện tại. Nhìn chung trong cuộc sống, khi chúng ta hưng phấn, chúng ta thường khó
kiểm sốt hành vi .
Nhận diện cảm xúc
Tơi có đọc nhiều sách nói về tâm lý và cảm xúc khác nhau, làm việc ở nhiều mơi trường, và trải
qua các vị trí cơng việc khác nhau liên quan tới việc ra quyết định, cả trong cuộc sống và trong
kinh doanh hay đầu tư tài chính. Và tất nhiên tơi đã trải qua nhiều cung bậc thị trường, cũng
như trải qua thời oanh liệt với biệt danh “Quất Mạnh Vào” hay thời khốn khó mà thị trường
nghĩ rằng tơi là người đã làm chìm con thuyền chứng khoán Thăng Long ngày trước. Quả thực,
nếu chỉ bằng ngịi bút - những phân tích chứng khốn khơng vụ lợi - mà có thể làm được như
vậy thì tơi nên tự hào về điều đó.
Nói như vậy để thấy rằng tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong nghề. Mặc dù
sách vở có thể nói khác, con người học thuật của tơi nhìn thấy từ chính con người thực tiễn của
tơi kinh nghiệm rằng trong đầu tư chứng khoán, tâm lý cảm xúc (tất nhiên là theo nghĩa tiêu cực


tới việc ra quyết định) xoay quanh 4 trạng thái cơ bản: hy vọng, nuối tiếc, tham lam và sợ hãi.
“Hy vọng” thường xảy ra khi bạn giữ cổ phiếu và giá giảm, mặc dù lý trí của bạn nói rằng triển
vọng sẽ là giảm, nhưng bạn vẫn “hy vọng” nó sẽ quay trở lại, bởi vì bạn “nuối tiếc” đã khơng
bán lúc giá tốt. Hoặc khi bạn đang giữ tiền, và giá cổ phiếu tăng, lý trí nói rằng triển vọng giá
tăng, nhưng bạn vẫn “hy vọng” nó điều chỉnh để bạn vào bởi vì bạn “nuối tiếc” đã khơng vào.
Dấu hiệu quan trọng nhất của “hy vọng” là bạn thường làm điều này một mình, suy tính một
mình mà khơng dám chia sẻ với người khác, bạn sẽ chỉ đọc những thông tin có lợi cho hy vọng
của mình và bỏ qua thông tin bất lợi.


“Tham lam” thường xảy ra khi hứng phấn, khi lý trí nói rằng giá mục tiêu đã đạt nhưng bạn vẫn
muốn giữ nó hoặc đã bán rồi lại lập tức quay lại mua bởi vì bạn “nuối tiếc” một khoản lãi tiềm
năng. Ngược lại “sợ hãi” thường xảy ra mạnh nhất khi bạn đang nắm trong tay một cổ phiếu
giảm giá và thường xuyên nghĩ đến bán mặc dù lý trí nói rằng nó có thể khơng cịn giảm nữa.
Dấu hiệu quan trọng nhất của tham lam/sợ hãi là bạn sẽ làm điều này theo đám đơng, bạn nói
chuyện với rất nhiều người, và khi đọc tin tức bạn cũng sẽ có xu hướng đề cao thơng tin ủng hộ
cho quyết định của bạn. Bạn thường tưởng tượng quá xa khi đọc tin.( YKCN cảm xúc nào cũng
nên có sự phân tích của chính mình và tham khảo ý kiến những chuyên gia mình tin tưởng để
lấy nhận xét từ họ )
Cảm xúc” nuối tiếc “sẽ thường xuyên xuất hiện trong đầu tư tài chính. Dấu hiệu quan trọng nhất
của cảm xúc nuối tiếc là khi bạn luôn nghĩ về những cái mất nhiều hơn là cái được, kể cả những
cái mất do bạn không bán được giá cao nhất mặc dù thực tế bạn khơng mất tiền.
Kiểm sốt cảm xúc
Khi bạn gặp phải những tình huống nêu trên, nghĩa là bạn đang giao dịch dựa trên cảm xúc. Giới
khoa học đã có nhiều bằng chứng rằng nếu bạn ra quyết định hành động dựa trên cảm xúc, khả
năng thất bại thường cao hơn, mặc dù bạn có thể thành cơng một hai lần.
Nhận ra mình đang trong trạng thái cảm xúc nào đó đã khó, việc kiềm sốt cảm xúc để thành
cơng cịn khó khăn hơn rất nhiều. Nếu chỉ nói “đừng nghĩ như thế nữa” thì q dễ, nhưng lại
quá khó cho người thực hiện. Kinh nghiệm từ những người giao dịch cá nhân thường là “hãy
làm một việc gì đó khác”.

Một cách bài bản hơn, dựa trên việc xem nhiều sách và khóa học về đầu tư và giao dịch chứng
khốn, tơi nhận thấy cách sau đây khá hữu hiệu:
Hãy xây dựng cho mình một cách chọn cổ phiếu và nguyên tắc đầu tư. Bạn nên coi việc đầu tư
giống như một công việc kinh doanh thay vì một sở thích. Hãy viết những điều đó ra thay vì nhớ
nó ở trong đầu.
Khi bạn gặp các dấu hiệu của cảm xúc lấn át lý trí như ở trên, phải tìm cách trở lại với nguyên tắc
của mình. Việc này nói thì dễ, làm thì khó. Nhưng bạn có thể kiềm chế cảm xúc bằng việc đặt ra
các câu hỏi “tại sao lại chờ giá tăng/giảm?”, “tại sao lại mua lại/bán ngay?” .v.v. và mở nguyên
tắc của mình ra để tìm câu trả lời. Hãy ln nhớ rằng bạn đã chọn cổ phiếu theo nguyên tắc gì
thì khi bán cũng theo nguyên tắc đó.
Một điểm quan trọng trong kiểm soát cảm xúc là khi bạn đã bán, hãy cố gắng coi đó là một cơng
việc đã hồn thành và bạn nên nghỉ ngơi, dù lãi hay lỗ, nhiều hay ít. Bạn cũng nên nói chuyện
với nhiều người hơn nếu rơi vào cảm xúc “hy vọng” hoặc hạn chế nói chuyện với người khác
nếu đó là cảm xúc “tham lam”/”sợ hãi”.
Và cuối cùng, khi bị cảm xúc chi phối, trước khi làm gì hãy ln nhớ rằng "mất tiền sẽ làm bạn
đau nhiều và lâu hơn nhiều so với được tiền" và điều này sẽ không tốt cho sức khỏe tinh thần
của bạn. Còn tiền còn sức khỏe là còn cơ hội.
Bài 2: Hiểu chu kỳ kinh tế, thị trường và tâm lý


Trong đời sống xã hội, gần như mọi thứ do con người tạo ra đều có tính chu kỳ. Đối với những
người quan tâm tới thị trường chứng khốn, có ba chu kỳ mà họ không thể không biết: chu kỳ
kinh tế, chu kỳ thị trường và chu kỳ cảm xúc. Chu kỳ thị trường gắn liền với chu kỳ cảm xúc và
hai chu kỳ này luôn đi trước chu kỳ kinh tế. Bởi vậy chúng ta mới nói rằng thị trường chứng
khoán phản ánh kỳ vọng về nền kinh tế.
Trong bài viết này, tôi chọn giới thiệu chu kỳ thị trường. Những hiểu biết về khái niệm chu kỳ thị
trường đầy ắp trên mạng nên bạn có thể tự tìm hiểu thêm. Tơi sẽ chỉ tập trung vào những điểm
chính yếu mang tính ứng dụng bình dân cho một cá nhân giao dịch chứng khốn.
Nói một cách dân dã, chu kỳ thị trường gói gọn ở 4 trạng thái cơ bản: “Đáy”, “Tăng”, “Đỉnh”,
“Giảm”. Người có nghề hơn sẽ dùng các cụm từ hoa mỹ hơn như: “Tích lũy”, “Xu hướng Tăng”,

“Phân phối”, “Xu hướng Giảm”. Hoặc nói vui mang tính hài hước là trị chơi của cáo và thỏ:
“Gom”, “Đẩy”, “Xả”, “Nghỉ”. Dù nói theo cách nào thì bản chất của sự vận động thị trường vẫn
vậy. Dân chứng khoán cũng hay dùng từ “điều chỉnh” hay “rung lắc” để ám chỉ xu thế hiện tại
chỉ là tạm thời ngược với xu hướng chủ đạo.
Điều thú vị của thị trường chứng khốn là dự đốn. Ai đó có thể nói những từ hoa mỹ như phân
tích, dự báo hay kỳ vọng hay bất cứ cái gì, thì đơn giản vẫn là dự đoán. Nhưng một dự đoán dựa
trên thông tin thường sẽ làm bạn cảm thấy tự tin hơn. Thông tin ở đây bao gồm cả kinh tế và
cảm xúc. Tất cả 4 trạng thái của chu kỳ thị trường đều là cả một giai đoạn dài, nhưng thực tế
theo tơi có hai giai đoạn chính yếu cần quan sát là “Tăng đến Đỉnh” và “Giảm đến Đáy”.
Để bài viết không quá dài và phù hợp với quan tâm hiện tại, tôi chỉ đề cập tới giai đoạn “Tăng
đến Đỉnh” với những đặc trưng cơ bản của nó. Bạn cũng cần lưu ý là trong xu hướng tăng (cũng
như giảm) điểm, mọi định giá khơng có ý nghĩa, chỉ số đạt bao nhiêu điểm cũng chỉ là dự đoán
tương đối, nhưng quan trọng là bạn hiểu chu kỳ vận động để ra quyết định cho riêng mình. Hy
vọng bài viết có ích cho những ai chưa rõ về các lý thuyết chu kỳ.
Kinh tế:
Thị trường thường bắt đầu tăng sau khi nền kinh tế được kỳ vọng (tôi nhấn mạnh là kỳ vọng) rất
xấu. Lúc này, người ta bắt đầu nói đến việc kích thích và hỗ trợ. Đặc điểm quan trong là mặt
bằng lãi suất sẽ không thể tăng thêm được nữa.
Thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm cho đến khi nền kinh tế được kỳ vọng rất tốt. Lúc này bắt đầu
xuất hiện các bình luận trái chiều về chính sách. Đặc điểm quan trọng là mặt bằng lãi suất không
thể giảm được nữa.
Tâm lý:
Thị trường thường bắt đầu tăng sau khi trải qua sự hoản loạn và chán nản. Lúc này, người ta bắt
đầu nói đến việc đầu tư dài hạn. Tâm lý sợ hãi và hoản loạn khơng cịn mà thay vào đó là chấp
nhận, bình thản và hy vọng.
Thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm cho đến khi tâm lý thị trường cực kỳ phấn khích và hưng phấn,
ai cũng nghĩ mua là thắng, bán là thua. Tâm lý không sợ rủi ro xuất hiện bằng việc tìm kiếm cổ
phiếu rủi ro: bất kỳ cổ phiếu nào chưa tăng, cổ phiếu nhỏ với kỳ vọng tăng nhanh hay chỉ cần
một cái tin nào đó để mua. Tâm lý thỏa mãn cái tơi tài giỏi xuất hiện. Những tiếng nói trái chiều
xuất hiện nhưng bị gạt bỏ.



Thị trường:
Thị trường thường bắt đầu tăng điểm sau khi trải qua một giai đoạn ảm đạm với KLGD giảm dần
và bắt đầu xuất hiện KLGD tăng lên, thể hiện việc gom cổ phiếu, đặc biệt tại các cổ phiếu ít rủi ro
(vốn hóa lớn).
Thị trường sẽ tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch tăng dần do những người tham gia mới
hoặc quay lại thị trường. Lúc này, thường xuất hiện các phân tích về các ngành nghề/cổ phiếu
được hưởng lợi và dòng tiền sẽ dần dần ra khỏi cổ phiếu lớn (do chốt lời) và cùng dòng tiền mới
quay trở lại các ngành nghề/cổ phiếu có lợi theo phân tích.
Q trình trên tiếp tục đưa thị trường đi lên và các ngành nghề/cổ phiếu chưa được phát hiện
sẽ tiếp tục được tìm kiếm. Các cổ phiếu rủi ro, nhỏ sẽ được mua mạnh cùng lúc với việc các cổ
phiếu được mua trước đó (ít rủi ro hơn) điều chỉnh. Giá trị giao dịch lúc này vẫn ở mức rất cao
nhưng không tăng đều nữa mà chững lại và giảm dần do việc luân chuyển cổ phiếu. Thông tin
tốt về thị trường cũng tràn ngập, nhiều người quan tâm tới thị trường, các doanh nghiệp liên
tiếp công bố thông tin, giao dịch của cổ đông liên quan cũng rất nhiều. Việc tăng điểm của thị
trường thường đạt tới đỉnh điểm khi sự luân chuyển dòng tiền bắt đầu làm ngược lại: chuyển từ
cổ phiếu rủi ro sang cổ phiếu an tồn.
Bài 3: Hiểu sự ln chuyển của dịng tiền
Gắn liền với các lý thuyết về chu kỳ kinh tế, chu kỳ tâm lý và chu kỳ thị trường là lý thuyết về sự
phản ứng của các lớp cổ phiếu trong mỗi chu kỳ thị trường. Nói một cách dân dã thì đó chính là
sự ln chuyển của dịng tiền qua các lớp cổ phiếu.
Nguyên lý
Khi dòng tiền vào thị trường mạnh, phần lớn các cổ phiếu đều tăng nhưng độ mạnh yếu khác
nhau, thời điểm cũng khác nhau, dẫn tới thị trường luôn tăng điểm với KLGD tăng dần. Điều này
là do dịng tiền liên tục tìm kiếm các cơ hội mới trong khi vẫn nắm giữ các cơ hội cũ.
Còn khi dòng tiền đã chững lại, các cổ phiếu tăng sớm sẽ được thay thế bởi các cổ phiếu tăng
muộn dẫn tới chỉ số khơng cịn tăng mạnh hoặc giảm cùng với KLGD không tăng. Điều này là do
dịng tiền lúc này vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới nhưng bằng cách bán đi các cơ hội cũ.
Phần lớn các lý thuyết về sự luân chuyển của dịng tiền viết trong sách hoặc trên mạng đều có

cách tiếp cận chuẩn mực truyền thống là dựa vào sự nhạy cảm của ngành nghề và mơ hình kinh
doanh của doanh nghiệp theo chu kỳ kinh tế. Điều này là hợp lý bởi các lý thuyết này được hình
thành tại các thị trường phát triển do nhà đầu tư tổ chức dẫn dắn.
Còn ở thị trường Việt nam, theo quan sát của tơi những lý thuyết đó cần có sự điều chỉnh phù
hợp với đặc điểm thị trường do nhà đầu tư cá nhân dẫn dắt. Sự khác biệt cơ bản giữa một thị
trường do nhà đầu tư tổ chức dẫn dắt và do nhà đầu tư cá nhân dẫn dắt nằm ở mức độ tác
động của các yếu tố kinh tế và yếu tố tâm lý trong việc ra quyết định. Khi yếu tố tâm lý dẫn dắt
nhiều hơn, các quyết định chủ yếu dựa trên các thông tin mang tính cảm nhận tốt xấu.
Ln chuyển dịng tiền
Từ lúc thị trường bắt đầu tăng cho đến đỉnh, theo chu kỳ tâm lý, nhà đầu tư sẽ thường bắt đầu
bằng những lựa chọn an tồn và có cân nhắc cho đến các lựa chọn rủi ro và ít cân nhắc. Còn


theo chu kỳ kinh tế, các lớp cổ phiếu thuộc nhóm nhạy cảm với tăng trưởng, chủ yếu là lãi suất,
sẽ được lựa chọn trước cho đến các lớp cổ phiếu ít nhạy cảm và lớp cổ phiếu thuộc nhóm
ngành luôn cần bất kể kinh tế kinh tế thế nào.
Sự kết hợp giữa yếu tố tâm lý và kinh tế tại thị trường Việt nam trong giai đoạn bắt đầu của chu
kỳ tăng trưởng thường sẽ chứng kiến dòng tiền lựa chọn lớp cổ phiếu có đặc điểm quan trọng
truyền thống như danh tiếng quản trị tốt, vốn hóa lớn và nhóm ngành liên quan tới tài chính và
bất động sản. Lựa chọn này dựa trên sự đảm bảo an tồn và sự cảm nhận kỳ vọng (tơi nhấn
mạnh là cảm nhận chứ khơng hẳn phân tích) về việc lớp cổ phiếu này sẽ được hưởng lợi từ môi
trường lãi suất thấp và tăng trưởng kinh tế.
Khi thị trường càng tăng, do hiệu ứng của dòng tiền mạnh, phần lớn các lớp cổ phiếu sẽ bắt đầu
chuyển động tăng điểm. Lúc này, cách tiếp cận an toàn sẽ dần thay thế bởi cách tiếp cận rủi ro
hơn và việc lựa chọn các lớp cổ phiếu theo ngành nghề khơng cịn rõ ràng nữa. Dịng tiền sẽ tìm
đến các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn, khơng có điều tiếng xấu về quản trị, và các cổ phiếu có
thơng tin tốt. Do cổ phiếu ở lớp số 1 được giữ trong khi cổ phiếu lớp thứ 2 được mua, thị
trường sẽ tăng điểm rất mạnh trong giai đoạn này.
Chúng ta sẽ khơng thể biết điểm số sẽ tăng đến đâu vì khơng bao giờ đo được dịng tiền vào
nhiều như thế nào. Nhưng khi thị trường càng gần tới đỉnh điểm, các cổ phiếu ở lớp số 1 sẽ dần

bị bán trong khi các cổ phiếu ở lớp số 2 và 3 vấn sẽ được mua. Thị trường lúc này thường chứng
kiến sự tăng điểm diện rộng của lớp cổ phiếu số 3 – những cổ phiếu có điều tiếng hoặc cổ phiếu
nhỏ đến rất nhỏ. Sự luân chuyển của dòng tiền lúc này sẽ dấn tới việc thị trường chững lại và giá
trị giao dịch khơng tăng hoặc giảm.
Chính ở lúc này thị trường có sự xáo động tâm lý nhiều nhất. Sự giẳng co giữa lý trí (rời cuộc
chơi) và trái tim (tiếp tục cuộc chơi) cũng gần giống sự giằng co tâm lý trong câu hỏi cuối cùng
của “Ai là triệu phú?”. Cố thêm một lần nữa có thể thành triệu phú, nhưng cũng có thể sẽ về
mức thấp hơn nhiều. Nhưng điều thú vị của thị trường chứng khốn nằm ở chỗ, trong khi trị
chơi “Ai là triệu phú” có mức tối đa cố định, thì thị trường chứng khốn lại khơng có mức này.
Trong trị chơi “Ai là triệu phú” người ta cũng thường liều hơn vì xuất phát điểm của họ khơng
có đồng nào.
Trong những lúc như vậy, như là một cách chờ đợi dấu hiệu từ dòng tiền, thị trường thường sẽ
một lần nữa quay lại với sự lựa chọn an toàn với hy vọng trái tim sẽ đúng, đồng thời nếu lý trí có
sai thì nó cũng an tồn hơn bình thường. Chúng ta sẽ chứng kiến sự trở lại của nhóm cổ phiếu
an toàn hơn (lớp số 2 và 1) – sau khi bị bán – nhưng thường thì chỉ là một nhóm và chỉ một
phần tiền là quay trở lại. Sự trở lại này đôi khi làm xảy ra bẫy tăng (bull trap) như dân tình vẫn
hay nói. Nếu giá trị giao dịch thị trường khơng tăng, dịng tiền mới khơng vào nữa, thì dần dần
dịng tiền hiện có cũng sẽ rời khỏi thị trường.
Điều quan trọng cần nhận biết là dòng tiền mới bao giờ cũng bao gồm dòng tiền vay do hiệu
ứng đầu cơ tối ưu. Bởi vậy, những người làm tại các CTCK và ngân hàng có thơng tin về hạn mức
margin và điều này thường là quan trọng để cân nhắc triển vọng dịng tiền mới.
Tơi hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn theo nghĩa cách nhìn của một người nghiên cứu để
hiểu thị trường. Hiểu thị trường và hiểu chính mình là quan trọng để ra quyết định đúng. Chúc


cuối tuần vui vẻ, tuần mới giao dịch thành công và tôi rất muốn tin thị trường vượt qua chướng
ngại vật.
Bài 4: Hiểu và dùng phân tích cơ bản
(Bài này viết chủ yếu cho người không chuyên kinh tế, tài chính)
Trong đầu tư chứng khốn, có hai trường phái phân tích truyền thống là cơ bản và kỹ thuật.

Phân tích cơ bản sử dụng kiến thức kinh tế và tài chính doanh nghiệp rồi đưa vào mơ hình định
giả đế tìm ra giá trị cổ phiếu, từ đó so sánh với giá thị trường để ra quyết định. Phân tích kỹ
thuật sử dụng đồ thị và các chỉ số để tìm ra giá mua vào và giá bán ra phù hợp. Trong khi phân
tích cơ bản địi hỏi hiểu sâu về doanh nghiệp, phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho bất cứ tài
sàn nào có giao dịch.
Hầu hết các sách dạy về đầu tư đều là phân tích cơ bản. Họ sẽ nói rằng bạn cần phải có cách
tiếp cập trên xuống, hoặc dưới lên, nhưng tựu trung lại, cuối cùng bạn sẽ ngồi mày mị tính tốn
cho một cổ phiếu cụ thể. Nó rất mất thời gian. Và nó cũng khơng phải là việc dễ dàng, ngay cả
đối với chính doanh nghiệp đó, huống hồ bạn là người ngồi. Rút cục, bạn sẽ chẳng bao giờ có
một câu trả lời đúng.
Hãy tưởng tượng ngay cả phương pháp đơn giản nhất là so sánh chỉ số PE, bạn cũng sẽ thấy là
việc ước lượng EPS trong tương lai gần là một việc vơ cùng khó. Vậy thì những phương pháp
phức tạp như chiết khấu dịng tiền thì bạn sẽ còn cảm thấy bế tắc thế nào khi bạn phải ước
lượng dòng tiền cho một tương lai xa 5, 10 năm và sau đó. Những thứ đó lại chỉ có thể làm
được khi bạn cần hiểu về kinh tế, về ngành, thị trường, về lãnh đạo, mơ hình kinh doanh, đạo
đức này kia... Nói cách khác, bạn khơng thể làm được. Doanh nghiệp cũng không thể làm được.
Vậy tại sao bạn lại dùng nó?
Tơi đã cho sinh viên làm rất nhiều bài định giá, vừa là bài học, vừa là để dùng cho quỹ đầu tư
sinh viên. Một điều tôi luôn yêu cầu sinh viên làm là: đối với mơ hình định giá mà các em đang
sử dụng, hãy thử cho từng biến số thay đổi, rồi các biến số cùng thay đổi, xem kết quả định giá
thế nào. Kết cục là kết quả thay đổi rất nhiều đến mức nó chẳng có ý nghĩa gì vì khoảng giá quá
lớn.
Nói cách khác, khi bạn chỉ là một người thợ số liệu, kết quả mà bạn có được thực ra chỉ là một
phỏng đốn hoang đường, nó phụ thuộc vào tâm trạng của bạn. Khi phấn khích, bạn thường có
xu hướng phóng đại con số, cịn khi lo lắng bạn lại thường bi quan quá mức. Vậy tức là định giá
của bạn đã phụ thuộc tâm lý thị trường rồi. Ngay kể cả khi bạn là người có kinh nghiệm hơn,
thậm chí là một người trong ngành, trong chính doanh nghiệp bạn định giá, thì bạn cũng
thường gặp vấn đề tâm lý này, mặc dù khoảng phỏng đoán của bạn có thể sẽ hẹp hơn.
Nói như vậy để thấy rằng trên thị trường, tất cả chúng ta là người ngoài cuộc và chỉ là thợ số
liệu. Nhưng thật may, vì tất cả chúng ta đều như vậy, nên nó lại có điểm chung. Đó là chúng ta

thường tin vào những gì đơn giản nhất, dễ nhìn nhất. Đó chính là lý do tại sao mà chỉ số PE với
EPS trong quá khứ được sử dụng rộng rãi, mặc dù nó khơng nói nhiều về tương lai nhưng nó lại
so sánh được ở hiện tại. Đó cũng là lý do tại sao mà các bản tin ngắn gọn viết về doanh nghiệp
lại thu hút hơn là các mơ hình dịng tiền phức tạp.


Nhưng cái gì cũng có tình hai mặt. EPS và PE có thể làm đẹp bằng các thủ thuật kế tốn lợi
nhuận trong kỳ, chẳng hạn thơng qua việc bán tài sản. Các bản tin về doanh nghiệp cũng có thể
đưa những thông tin không đáng tin hoặc không thể kiểm chứng. Bởi vậy, bạn cần một chút
kiến thức kế tốn để tìm hiểu EPS đến từ các hoạt động thường xun. Cịn các doanh nghiệp
cũng cần có chiến lược quan hệ nhà đầu tư (IR) bài bản và nghiêm túc để thơng tin được tin
dùng.
Nói dơng dài như vậy nhưng cuối cùng tôi trở lại câu hỏi “vậy tại sao bạn dùng phân tích cở
bản?”. Theo quan sát của tôi, sai lầm lớn nhất của các nhà đầu tư giao dịch chứng khốn là dùng
kết quả phân tích cơ bản như một con số đứng im. Nghĩa là, họ chỉ so sánh giá hiện tại của một
cổ phiếu với kết quả định giá để ra quyết định. Những câu khuyến nghị truyền thống kiểu như
“chúng tôi khuyến cáo mua cổ phiếu x ở mức giá y với giá mục tiêu z trong khoảng thời gian t”
thực ra là vô nghĩa đối với người giao dịch bởi vì bạn thường ra vào theo chu kỳ thị trường. Tơi
thậm chí khơng mấy khi để ý tới kết quả định giá, nhưng tôi lại đọc rất kỹ các thông tin và giả
định được đưa ra bởi nó cho tơi cảm nhận và thơng tin về doanh nghiệp. Tất nhiên, nếu bạn nói
rằng bạn nắm giữ dài hạn thì tơi khơng đề cập.
Nhưng phân tích cơ bản khơng phải là vơ nghĩa, nó phụ thuộc cách bạn dùng. Tôi luôn quan tâm
tới các chu kỳ kinh tê, thị trường và tâm lý; quan tâm tới sự luân chuyển của dòng tiền và nhận
thấy rằng tại mỗi giai đoạn của thị trường ln có một lớp cổ phiếu được tìm kiếm, và trong mỗi
lớp cổ phiếu, thị trường lại tìm cổ phiếu an tồn hơn. Điều này có nghĩa là nếu bạn dùng phân
tích cơ bản để xếp hạng cổ phiếu trong cùng một lớp thì có thể sẽ hữu ích hơn.
Giả sử nếu định giá so với giá thị trường (không cần phải cao hơn) của cổ phiếu A là tốt so vơi B,
thì A nên được chọn trước trong cùng lớp cổ phiếu. (Bạn nên đọc lại 3 bài trước bài này để hiểu
về nội dung này). Việc xếp hạng này sẽ tốt hơn nếu do bạn tự định giá (vì nó cùng một kiểu rủi
ro) hoặc nếu bạn khơng có thời gian, bạn nên sử dụng ít nhất là cùng một nguồn (ví dụ cùng 1

cty chứng khốn). So sánh 2 cổ phiếu từ 2 nguồn khác nhau thường rất ít có ý nghĩa.
Như vậy, nếu bạn là một người khơng có thời gian, khơng chun hoặc khơng phải dân kinh tế,
bạn hồn tồn có thể dùng phân tích cơ bản theo cách của mình. Những điều đơn giản, nhiều
người biết, thường có tác động nhiều hơn là những gì phức tạp. Phân tích cơ bản tưởng chừng
là phức tạp, nhưng thực ra nó lại đơn giản để dùng trong thực chiến hàng ngày. Vì vậy, hãy
chuẩn bị cho mình một tâm lý khỏe (Bài 1), một cách nhận diện chu kỳ thị trường (Bài 2), một
danh sách cổ phiếu theo từng lớp được xếp hạng (Bài 3 và 4), bạn sẽ trở nên tự tin hơn với
quyết định của mình.
Chúc các bạn làm chủ quyết định của mình và thành công trong giao dịch!
Bài 5: Hiểu và sử dụng phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là nhánh cịn lại trong hai cách tiếp cận phân tích chứng khốn. Thực ra cịn
một nhánh nữa là phân tích định lượng dựa trên thuật tốn tối ưu nhưng vì nó khơng liên quan
tới yếu tố tâm lý con người nên tôi sẽ khơng trình bày. Nếu bạn cịn nhớ thì có lẽ Chứng khoán
Thăng Long ngày xưa là một trong số các công ty đi đầu trong việc phát triển các bản tin thị
trường sử dụng phân tích kỹ thuật. Tơi hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn.
Hiểu khái niệm và giả định


Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng đồ thị giá và KLGD để phân tích hành vi thị trường. Hầu hết
các trang tài chính đều cung cấp các thơng tin phục vụ phân tích cơ bản và hệ thống đồ thị phục
vụ phân tích kỹ thuật. Nhiều người cho rằng phân tích kỹ thuật khơng đáng tin và khơng nên
dùng vì nó hồn tồn khơng liên quan gì tới yếu tố nội tại của nền kinh tế và doanh nghiệp.
Tôi không nghĩ vậy. Tôi nhận thấy rằng mặc dù đồ thị giá và lượng không cho thấy các yếu tố nội
tại, nhưng nó lại là tổng hịa của mọi hành vi thị trường. Nói cách khác, dù bạn là ai, nghĩ gì, thì
cuối cùng tổng hợp mọi yếu tố đó được thể hiện hành vi mua bán, tức là giá và khối lượng giao
dịch. Như tôi đã từng đề cập trong một bài về thỏ và cáo về hành vi, điều luôn đúng với bạn sẽ
là đừng nghe những gì thị trường nói mà hãy nhìn những gì thị trường làm.
Để hiểu tại sao phân tích kỹ thuật lại quan trọng, các lý thuyết hàn lâm cho rằng giá và lượng là
kết quả cuối cùng của mọi thông tin hiện có trên thị trường. Vì lý do này, những người đi theo
phân tích kỹ thuật có xu hướng xem nhẹ phân tích cơ bản bởi họ nghĩ rằng mọi thứ đều đã phản

ánh vào giá và lượng.
Nhưng phân tích kỹ thuật khơng có nghĩa là bạn cần phải biết mọi thứ về nó. Quan điểm của tơi
là càng đơn giản, càng dễ dùng càng tốt. Nhưng bạn đừng chỉ nhìn vào các chỉ số và hay mơ
hình kỹ thuật như nhìn một bức tranh, mà hãy cố gắng vận dụng một chút kiến thức về kinh tế
học (chu kỳ, cung cầu), một chút kiến thức về tâm lý, một chút kiến thức về phân tích cơ bản
(doanh nghiệp) để thành cơng.
Chỉ cần hiểu 2 điều
Các sách và khóa đạo tạo phân tích kỹ thuật thường sẽ lần lượt dạy cho bạn các mẫu hình đồ thị
và các chỉ số kỹ thuật khác nhau, nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy rằng thực ra chỉ có hai điều quan
trọng với bạn. Điều thứ nhất là hiểu thế nào “hỗ trợ” và “kháng cự”. Điều thứ hai là hiểu thế
nào là “quá mua” và “quá bán”.
Mức “hỗ trợ” (mức giá thấp gần nhất) và “kháng cự” (mức giá cao gần nhất) quan trọng bởi vì
tâm lý con người thường dè dặt trước các ngưỡng giá mới. Khi bạn đã xác định một xu thế là
tăng hay giảm (dựa vào kiến thức chu kỳ), hỗ trợ và kháng cự chính là đường xu hướng. Khi sử
dụng kháng cự và hỗ trợ, bận cần sử dụng kiến thức tâm lý (Bài 1) để hiểu nó. Khi mức giá tiệm
cận mức giá cũ gần nhất nhưng lại giảm trước khi đạt được nó, bận cần hiểu rằng đó là vì nhiều
người sợ khơng thể đạt được. Ngược lại, khi giá giảm về mức giá cũ nhưng chưa xuống tới đó
đã tăng lại thì cần hiểu rằng nhiều người không nghĩ sẽ giảm quá mức đó. Nghĩa là, bạn cần nhìn
nhận “hỗ trợ” và “kháng cự” giống như một nỗi ám ảnh trong tâm lý con người, thay vì là
đường thẳng.
Các chỉ số kỹ thuật có rất nhiều, nhưng về cơ bản nó chỉ để phản ánh rằng thị trường đang “quá
mua” hay “quá bán”. Quá mua tức là mua nhiều hơn bình thường. Quá bán tức là bán nhiều
hơn bình thường. Khơng có gì đặc biệt. Quá mua thường gắn liền với kháng cự và quá bán bao
giờ cũng gắn liền với hỗ trợ và bởi vậy các chỉ số kỹ thuật gần như dịch chuyển tương tự đồ thị
giá và nó giúp để hiểu ám ảnh tâm lý. Do vậy, theo tôi bạn đừng xa đà vào việc tìm hiểu nhiều
chỉ số kỹ thuật, chỉ cần hiểu 1-2 chỉ số dễ hiểu nhất, dần dần tạo ra nguyên tắc sử dụng cho bạn.
Nhưng cả mẫu hình kỹ thuật cũng như chỉ số kỹ thuật nói chung mới chỉ thể hiện sự ám ảnh tâm
lý, bạn cần nhìn vào khối lượng giao dịch bởi vì khối lượng thể hiện hành vi. Tại những điểm ám



ảnh tâm lý quan trọng, khối lượng giao dịch lớn bao giờ cũng là biểu hiện của việc “tâm lý
chuyển thành hành động”. Khơng gì có thế giấu được qua khối lượng giao dịch, tất nhiên trừ khi
các giao dịch ảo (trao tay) được sử dụng để giả tạo hành vi. Tuy nhiên, với những cổ phiếu phổ
biến và diện rộng cả thị trường, việc giả tạo hành vi là khó.
Sử dụng
Để minh họa cho quan điểm về việc bạn chỉ nên hiểu những gì đơn giản nhất thay vì xa đà vào
học quá nhiều về phân tích kỹ thuật chuyên sâu, bạn sẽ thấy rằng chu kỳ thị trường (Bài 2) khi
kết hợp với luân chuyển dòng tiền (Bài 3) và tâm lý thị trường (Bài 1) thường sẽ tạo ra những gì
giống như lý thuyết sóng Elliot (5 bước khi tăng, và 3 bước giảm). Nó thực chất chỉ là 3 lớp cổ
phiếu thay phiên nhau kéo dòng tiền trong một chu kỳ tăng và sau đó là sự phản ứng do tâm lý
níu kéo tạo ra. Lúc níu kéo này người ta cũng hay dùng các cụm từ như “tăng giả - bulltrap” là vì
tâm lý chưa chấp nhận của nhưng người nghĩ khác hành vi chung của thị trường. Hay các mẫu
hình hai đỉnh, hai đáy … thực tế chỉ là sự cân nhắc tại đỉnh và đáy dựa trên kháng cự và hỗ trợ.
Hoặc các mẫu hình như lá cờ bay hay phễu hay gì gì đó… thực chất chỉ là phản ánh kháng cự/hỗ
trợ và sự ám ảnh tâm lý.
Với quan điểm tổng thể như vậy, tơi tin rằng phân tích kỹ thuật nếu dùng tốt, tạo ra được
nguyên tắc, sẽ giúp bạn nhận diện thời điểm vào ra thị trường. Nhưng tôi không khuyên bạn chỉ
dùng phân tích kỹ thuật mà quên đi cơ bản, bởi phân tích cơ bản giống như một sự bảo hiểm
cho nhận định sai của bạn vậy. Và trên hết, khi bạn đã bán mà giá có tăng, hay khi bạn đã mua
mà giá có giảm, đừng tiếc. Bởi nếu bạn thực sự hiểu sự vận đồng của thị trường, chờ đợi chính
là sự đầu tư.
Tơi kết thúc bài này ở đây mặc dù quả thực cịn có rất nhiều thứ có thể viết nhưng cũng khơng
muốn bài quá dài bạn ngại đọc. Tôi chúc bạn chuẩn bị cho mình một tâm lý khỏe (Bài 1), một
cách nhận diện chu kỳ thị trường (Bài 2), một danh sách cổ phiếu theo từng lớp (Bài 3) và xếp
hạng nó (Bài 4) và sử dụng phân tích kỹ thuật để vào – ra (Bài 5). Như thế là bạn đã có thể tự tin
để bước vào thị trường chứng khốn rồi, đặc biệt là những người mới. Các bạn có thể chia sẻ
các bài của tôi thoải mái – nhưng ghi nguồn “Quất Mạnh Vào” nhé . Tôi mong rằng nếu có
điều kiện thuận lợi tơi sẽ diễn giải trực tiếp cả 5 bài cho các bạn quan tâm qua một buổi nói
chuyện.
Bài 6: Nhận diện và vận dụng thời điểm vào – ra.

Tôi đã viết bài này từ vài ngày trước nhưng đã khơng đăng vội vì e rằng thời điểm quá nhạy
cảm. Tôi không muốn các bài viết mang tính lý thuyết tìm hiểu tâm lý thị trường nhằm mục đích
“làm giàu kiến thức” được liên hệ với thị trường theo bất kỳ nghĩa nào. Nếu bạn muốn trở
thành một người giao dịch chứng khoán lâu dài, hãy trang bị kiến thức.
Trong giao dịch chứng khốn, đều khó khăn nhất có lẽ là nhận diện được đâu là thời điểm nên
ra và nên vào. Trong đó thời điểm nên ra cịn khó khăn, và quan trọng, hơn gấp nhiều lần thời
điểm nên vào bởi nó là quyết định mang tính chuyển “lãi tiền giấy” thành “lãi tiền thật”. Nhiều
người hay mắc lỗi này. Tôi cũng đã từng mắc lỗi này chỉ bởi vì tơi khơng tn thủ ngun tắc.
Khi nào gấu thắng thế?


Khi một thị trường tăng điểm, do sự luân chuyển 3 lớp cổ phiếu trong quá trình đi lên, thị
trường thông thường sẽ tạo ra 2 điểm nghỉ chân mà chúng ta hay gọi là điều chỉnh. Chính vì lý
do này mà trong phân tích kỹ thuật chúng ta có cái gọi là 5 bước sóng tăng Elliot. Nếu chúng ta
quan sát thấy các lớp cổ phiếu thực sự đã thay đổi mà thị trường gần như khơng có sự điều
chỉnh nào, hoặc rất nhẹ, cần phải hiểu rằng bên mua (phía bị) đã thể hiện hết mọi sức mạnh
của họ một cách khơng ngừng nghỉ. Nói cách khác họ đã tấn công liên tục và sử dụng hết mọi
nguồn lực mà họ có cho đến khi nó khơng thể.
Nguồn lực mà phía bị có chính là thơng tin và tiền. Tiền bao giờ cũng bao gồm tiền mới và tiền
vay (margin). Những người nắm giữ cổ phiếu và “mong” thị trường lên khơng bao giị là bị cả họ thực ra đang là những con gấu chờ ra đòn. Khi các thơng tin khơng cịn mới, hoặc bị lặp đi
lặp lại, nó thực chất khơng cịn là vũ khí nữa. Khi tiền hết, khối lượng giao dịch không thể tăng,
bởi vì đặc trưng của một giai đoạn tăng giá luôn là giá tăng cùng với giá trị giao dịch tăng nhẹ
dần lên. Việc sử dụng tiền vay làm cho giá tăng nhanh và mạnh bởi vậy nếu giá bỗng nhiên
chững lại một thời gian, nó thường là dấu hiệu rằng khả năng vay đã hết. Điều này cần đặc biệt
chú ý khi các thông tin về việc nới hay cấp thêm margin cho khách hàng được thơng báo. Nó
thường là dấu hiệu của việc hạn mức đã đến giới hạn và rất dễ dàng tạo ra bẫy tăng (bulltrap)
cho những người mới.
Tại những vùng giá cao như vậy với những đặc điểm trên, chúng ta ban đầu thường sẽ chứng
kiến giá dao động lên xuống, giá trị giao dịch vẫn ở mức cao nhưng khơng tăng dần thêm. Hai
phía bị và gấu khá cân băng. Vùng giá cao khơng nhất thiết phải là một ngưỡng kháng cự,

nhưng nếu là ngưỡng kháng cự thì tâm lý càng mạnh. Dần dần, do phía bị đã cạn kiệt nguồn
lực, phía gấu sẽ dần chiếm ưu thế do sức ép chốt lời và sức ép giảm margin. Đáng chú ý là sức
ép margin lại thường tập trung vào các mã vốn hóa lớn, tạo ra sức ép giảm chỉ số, càng làm cho
tâm lý thị trường trở nên tiêu cực hơn. Bởi vậy, bao giờ cũng tồn tại ít nhất một phiên chạy toán
loạn làm mọi người ngơ ngác.
Nhưng cuộc chiến tâm lý khơng kết thúc đơn giản như vậy. Cả hai phía đều có xu hướng chờ đợi
nhưng kết cục chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực của phía bị đến đâu. Cịn nguồn lực của phía
gấu là lượng cố phiếu đang lãi “trên giấy” đủ để họ có thể chạy bất kỳ lúc nào. Khi các thơng tin
vĩ mơ khơng có gì mới hơn là những gì đã biết, hai câu hỏi quan trọng mà phía bị muốn có câu
trả lời tích cực sẽ là “Dịng tiền bán ra do chốt lời có quay lại ngay với thị trường khơng hay nghỉ
ngơi? Dịng tiền margin có quay trở lại khơng?” cịn đường nhiên phía gấu sẽ có câu trả lời tiêu
cực. Nếu giá trị giao dịch cứ giảm dần, mỗi bên có thể thắng một vài trận đánh, nhưng cuộc
chiến cuối cùng thường sẽ nghiêng về bên gấu.
Vậy, khi nào thì gấu sẽ thua?
Không nên lấy điểm số làm mốc mặc dù như đã nói ở trên, giống như các ngưỡng kháng cự, các
mức hỗ trợ có thể có sức mạnh tâm lý khi thị trường giảm. Điều thị trường cần bao giờ cũng là
tâm lý và nguồn lực. Cả hai điều này đều cần thời gian và bởi vậy thời gian quan trọng hơn điểm
số. Nếu tâm lý cân bằng (theo cách nói của tơi là dùng lý trí để suy xét chứ không phải tham lam
hay sợ hãi – xem Bài 1) thì điểm số chỉ là hệ quả.
Chúng ta lặp lại cách phân tích tâm lý và hành vi của q trình nêu trên sẽ có câu trả lời cho việc
khi nào bị sẽ lại thắng thế. Tơi muốn để cái này cho các bạn tự suy nghĩ và tìm câu trả lời có lẽ


sẽ tốt hơn nếu bạn có suy nghĩ giống tơi ở những phân tích bên trên. Q trình thị trường đi
xuống bao giờ cũng bắt đầu từ từ, giống như lúc nó đi lên trong nghi ngờ. Q trình đi xuống
bao giờ cũng gắn liền với khối lượng giao dịch giảm dần do phía gấu bán ra mà phía bị chống
chọi yếu hơn, khơng hẳn là vì họ khơng có tiền, mà cịn bởi vì họ chưa thấy hấp dẫn. Phía gấu sẽ
cạn kiện nguồn lực khi khoảng lãi “trên giấy” bé dần, hoặc những người lỗ quyết định rời cuộc
chơi (cũng giống như những người chốt lãi rời cuộc chơi vậy). Cho đến khi khối lượng giao dịch
thấp và dường như khơng giảm nữa, thậm chí tăng lên nhẹ, thì đó rất có thể là lúc phía bị dần

dần chiếm ưu thế trở lại.
Điều cuối cùng của bài viết mà tôi muốn chia sẻ là tất cả các thị trường chứng khoán trên thế
giới trong dài hạn đều đi lên. Tâm lý con người ai cũng muốn kiếm lãi nhanh, giá trị thời gian của
tiền, nhưng cũng sẽ có rất nhiều người chuyển sang đầu tư dài hạn và bỏ đấy và đó cũng là lý do
làm thị trường khi xuống thường chậm rãi chứ không hối hả như khi thị trường đi lên. Nhưng
nếu bạn sử dụng tiền vay thì câu nói của John M Keynes – một nhà kinh tế mà chắc bạn nào học
kinh tế đều biết – nên ln là bài học nằm lịng mà tơi tạm dịch nơm na là: “Thị trường có thể
vơ lý lâu hơn bạn có thể chịu đựng được khoản vay”.
Tôi chủ động bỏ phần cuối là “vận dụng để vào – ra” để tránh những hiểu lầm không đáng có về
mục tiêu “làm giàu kiến thức”.
Bài 7: Đón nhận và xử lý thông tin
Là một nhà đầu tư, thực ra chủ yếu là giao dịch, chứng khoán, bạn cần phải quen sống trong
một thế giới thông tin tốt xấu và thật giả lẫn lộn. Các lý thuyết kinh tế về thông tin không cân
xứng cho rằng việc thiếu thông tin là nguyên nhân chủ yếu của việc ra quyết định sai. Việc quá
nhiều thông tin tồn tại làm nhiều người nghi ngờ điều này. Nhưng sự thật là chúng ta thiếu
thông tin trọng yếu mà thường bị phân tán bởi thông tin nhiễu. Tất cả là do bộ vi xử lý – cái đầu
của bạn. Việc phân biệt thông tin nhiễu với thông tin trọng yếu là quan trọng. Nói cách khác,
trước khi đến bước ra quyết định, bạn cần phải tỉnh táo để nhận biết đâu là tin nhiễu, đâu là tin
đáng tin cậy.
4 nhóm tin
Có nhiều nguồn tin khác nhau, nhưng 4 nhóm tin sau thường là phổ biến: thơng tin báo chí,
bình luận chun gia kinh tế, bình luận của cơng ty chứng khốn và thơng tin rò rỉ trên các diễn
đàn hoặc truyền tai nhau. Chúng ta thường có một sai lầm phổ biến là lướt qua tiêu đề và chọn
đọc thông tin củng cố suy nghĩ của mình, hoặc nếu có đọc hết thì thường tin nhiều hơn vào
những thơng tin giống mình nghĩ. Đó là một dạng hành vi mà các lý thuyết về tài chính hành vi
đều đã chỉ ra. Vậy, làm thể nào để vượt qua để vượt qua?
Báo chí
Bạn sẽ để ý rằng thơng tin báo chí thường là mang tính đưa tin. Đó thường là những thơng tin
đáng đọc nếu bạn là một người hiểu về các lý thuyết kinh tế tài chính. Bởi vậy, khác với nhiều
người nghĩ lý thuyết sách vở là khơng hữu ích trong đầu tư, tôi cho rằng hiểu một chút về các lý

thuyết kinh tế tai chính sẽ giúp bạn xử lý nó.
Chun gia


Nhóm thơng tin đến từ các chun gia kinh tế công khai trên truyền thông thường là những
thông tin đã được xử lý qua bộ não của họ.Tất nhiên bộ não mỗi người khác nhau, nhưng ít nhất
nó giúp bạn hình dung thơng tin báo chí mà bạn đọc được đã được xử lý thế nào. Điều quan
trọng lúc này là bạn cần phải đọc và hiểu các lập luận của họ, thay vì những phát biểu mang tính
khẩu hiệu. Lập luận của họ mới là thứ thông tin trọng yếu bạn cần.
CTCK
Trong khi nhóm thơng tin số 2 thường khách quan, bởi ít nhất họ khơng có lợi ích cụ thể nào
được nhìn thấy – thậm chí họ cịn phải rất cân nhắc sử dụng câu chữ khi xuất hiện, thì nhóm
thơng tin thứ 3 – các cơng ty chứng khốn – lại thường khơng thể khách quan, hoặc nhìn nhận
chung của thị trường sẽ là như vậy, mặc dù họ cố tỏ ra như vậy. Điều này là vì các cơng ty chứng
khốn thường có lợi nhất khi thị trường giao dịch sơi động và họ có thể phát huy dịch vụ tài
chính, khơng nhất thiết phải là thị trường tăng, nhưng thực tế Việt nam thì thường chỉ sôi động
khi thị trường tăng. Bởi vậy, thông tin đến từ các cơng ty chứng khốn thường sẽ có xu hướng
tốt hơn điều họ thực sự nghĩ. Các khuyến cáo công khai của họ về cổ phiếu cụ thể thường mang
tính an tồn. Nhưng họ cũng rất có ích nếu bạn sử dụng các báo cáo phân tích cổ phiếu của họ
để lấy thông tin và xếp hạng cổ phiếu (Bài 3) thay vì chỉ nhìn vào định giá.
Xã hội
Điều thú vị nằm ở nhóm thơng tin cuối cùng - diễn đàn, mạng xã hội hoặc rỉ tai nhau – những
thơng tin khơng chính thống nhưng lại thường là nhóm thơng tin có tác động mạnh nhất tới suy
nghĩ của bạn bởi nó là tâm lý đám đơng. Cá nhân tơi thích sự tồn tại của nhóm thơng tin này bởi
nó tạo ra một thế giới thực ảo – nghĩa là nếu bạn hiểu rõ về tâm lý và hành vi, bạn sẽ thấy nó
trở nên rất thú vị và giúp bạn ra quyết định rất nhiều.
Khi đọc thông tin hay tham gia vào diễn đàn, nên ghi nhớ rằng mục tiêu là để nạp thơng tin thay
vì tin. Nhưng bạn chỉ nên tham gia hoặc tìm những nhóm tin này nếu bạn đã có một nguyên tắc
giao dịch cho riêng mình (khóa học miễn phí tơi đang triển khai là để giúp bạn điều này). Trong
mỗi con người, tâm lý cảm xúc đều đến từ chính mình và đến từ đám đông. Tâm lý đám đông là

thứ dễ làm chúng ta rơi vào trạng thái lo sợ hoặc tham lam nhiều nhất và điều này thường dẫn
tới từ bỏ nguyên tắc. Bởi vậy, nếu bạn chưa có nguyên tắc thì rủi ro càng lớn, nguy cơ bạn trở
thành thỏ càng cao.
Mọi thơng tin đưa ra đề có mục đích. Nhưng nó khơng vơ nghĩa, thậm chí rất ý nghĩa nếu bạn
hiểu tâm lý hành vi. Có hai loại tin trong nhóm này là nhận định thị trường và phím hàng. Đối
với nhận định thị trường, khi những người phân tích và nhận định rằng thị trường sẽ tăng,
thường điều đó đã hàm ý họ đang giữ cổ phiếu rồi. Đặc biệt, nếu họ chẳng may tiết lộ rằng họ
đang full cổ phiếu – đó là lúc tơi thấy lo ngại bởi thực ra là họ “mong muốn” thị trường tăng
điểm. Nói khác đi, nếu là một con gấu thì tơi sợ người có tiền chứ khơng sợ người có cổ phiếu
bởi vì họ thực ra là giống tơi bởi vì họ đang chờ bán. Giữa việc có cổ phiếu với việc cầm tiền mà
đứng ngồi thì thực ra khơng khác gì nhau trong việc giúp thị trường đi lên, bởi họ đều là gấu
cả. Do vậy, nếu tinh ý thì đây chính là nguồn tin cực kỳ quan trọng cho bạn để hiểu thị trường.
Ngược lại khi mà ai đó nhận định rằng thị trường sẽ xuống và nói rằng họ đang cầm tiền, tơi lại
khơng thấy sợ bởi vì họ thực ra khơng có khả năng làm thị trường giảm thêm nữa. Tôi sợ người


có cổ phiếu hơn. Và tất nhiên, người có cổ phiếu thì muốn giá tăng. Bởi vậy, người có tiền nếu
muốn thị trường xuống thực ra là để lôi kéo người khác bán để họ mua giá rẻ hơn.
Đối với loại tin phím hàng, nói sang hơn là khi có ai đó giới thiệu cho bạn một cơ hội đầu tư, cần
hiểu rằng họ muốn bạn đi theo họ. Những hãy đón nhận nó một cách khách quan, như một
thơng tin và dùng kiến thức của mình để phân tích. Nó có thể khơng phải là cơ hội lúc này,
nhưng nhất định một lúc nào đó nó sẽ là cơ hội – đơn giản bởi nó là cổ phiếu có lẽ được dịng
tiền quan tâm. Tơi thường đọc và thầm cám ơn những người đó bởi họ ít nhất giúp tơi có một
cổ phiếu để xem thay vì mất cơng tìm kiếm trong cả nghìn cơng ty. Nhưng chỉ vậy thơi. Việc
quyết định là do chính mình.
Thế giới vốn khơng công bằng và bạn cần phải hiểu người khác để tồn tại. Cuộc dạo chơi của
dịng tiền ln thú vị nếu bạn hiểu những nguyên lý cơ bản của tâm lý hành vi. Thị trường luôn
thay đổi, nguyên nhân tăng giảm thay đổi, nhưng tâm lý hành vi là thứ thật khó thay đổi. Bao
lâu nay vẫn vậy.
Tơi chuyển 3 bài cũ về chủ đề trò chơi cáo và thỏ từ trang cá nhân viết trước khi lập Nhóm để

lưu.
---Trị chơi của cáo và thỏ
Viết về thị trường hứng phấn và triển vọng ra sao lúc này là thừa. Hoặc những câu chuyện thành
công bây giờ chắc cũng chẳng phải là điều bổ ích gì. Điều chúng ta thường học được nhiều nhất
chính là từ những thất bại. Vậy hãy xem những trị bịp điển hình của thời kỳ 2009/2010, để xem
những con cáo đã dụ những con thỏ như thế nào.
Phổ biến nhất là chiến dịch thông tin. Trong một thị trường đầy tiền như thế này, điều các nhà
đầu tư cần là “bất kể thơng tin gì có thể có” để giao dịch. Nắm bắt được điều này, những nhà
thiết kế game thường vận hành một chiến dịch thơng tin nhằm phục vụ quy trình Hút - Đẩy - Xả.
Chúng ta sẽ thấy rất quen thuộc khi những thông tin với cụm từ “đột biến” được khéo léo rị rỉ
trên các diễn đàn, các nhóm chat hay thậm chí qua các cuộc điện thoại.
Ngày cịn làm ở Việt nam, tôi đã từng nhận điện thoại của CEO một doanh nghiệp (giờ đã chỉ
còn là cái vỏ sau khi lãnh đạo bán sạch cổ phiếu và lập công ty mới) nói nhỏ rằng cơng ty anh có
lợi nhuận đột biến nhờ biến động giá nguyên liệu, em không nên nói với ai. Và tất nhiên tơi
khơng nói với ai mà chỉ kiểm chứng cho riêng mình. Tơi hiểu rằng thơng tin đó được anh ấy gọi
cho rất nhiều người, và sự thật là ngay sau hơm đó giá cổ phiếu cứ thế tăng dần và ngoài thị
trường mọi người nói với nhau về thơng tin lợi nhuận “đột biến”. Giá tăng, khối lượng tăng, và
sau đó thì doanh nghiệp chỉ còn là cái vỏ. Nhà đầu tư lặng lẽ, âm thầm, trở thành những cổ
đông dài hạn của một cơng ty mà thực ra nó chẳng cịn hoạt động gì.
Những thơng tin kiểu như trên cực kỳ phổ biến trên thị trường. Những chiêu trò phổ biến để
tạo ra bất kỳ cái gì gọi là “đột biến” được các doanh nghiệp kết hợp với các đội lái thực hiện một
cách hồn hảo. Những trị bịp phổ biến bao gồm việc doanh nghiệp sẽ tạo “đột biến” bằng cách
bán tài sản thông qua công ty con, công ty vệ tinh nhằm tạo lợi nhuận và đưa tất cả lợi nhuận
vào quý mà họ thấy hợp lý để xả. Hoặc nhiều doanh nghiệp thực hiện dồn lợi nhuận đáng ra có
thể dàn trải qua nhiều quý vào một quý phù hợp để xả.
Đó là những doanh nghiệp ít nhất cịn có gì để làm. Nhiều nhóm hoặc doanh nghiệp khác thậm
chí còn thực hiện những trò bịp lộ liễu hơn bằng những thông tin tương lai không xảy ra. Bạn sẽ
không ngạc nhiên khi thấy doanh nghiệp thông báo những dự án bỗng nhiên được hình thành,



được phê duyệt, được triển khai, hay doanh nghiệp bỗng nhiên phát hiện ra mỏ đồng, mỏ vàng,
mỏ kim cương .v.v. hoặc có nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đã đồng ý mua với giá xyz.
Nói tóm lại, nắm bắt được tâm lý của các nhà đầu tư, những người tham gia chỉ vì thấy chứng
khốn tăng nhanh q - những “con thỏ”, cần thông tin để giao dịch, những “con cáo” sẽ “sản
xuất” thông tin mà những con thỏ cần. Điều rắc rối là các con thỏ chủ yếu thích nghe những
thơng tin có lợi chứ khơng thích nghe các thơng tin bất lợi. Và đó chính là “trò chơi của cáo và
thỏ”.

Bài này đã được post ở trang cá nhân trước khi lập nhóm. Tơi copy lại ở đây để lưu:
--------------Phần 2: Trò chơi của thỏ và cáo: Thực chiến.
Trong khi chiến dịch thông tin chỉ là địn tâm lý và những con cáo có thể giấu bản chất của mình
một cách tinh vi qua nhiều vỏ bọc thông tin khác nhau, điều họ không thể che dấu chính là hành
động của họ.
Trên chứng trường, điều mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày là giá và KLGD. Mặc dù KLGD là kết
quả của cả bên mua và bên bán, nó thực chất có ý nghĩa rất khác nhau khi giá lên và giá xuống.
Một chút kiến thức về cung cầu cho chúng ta biết rằng giá lên là vì có nhiều người (lượng) muốn
mua hơn muốn bán và do vậy, KLGD nhìn thấy là do người bán quyết định. Điều này có nghĩa là
nếu KLGD tăng lên khi giá tăng, mặc dù người mua vẫn lớn, số người bán bắt đầu tăng lên.
Người ta bán là vì người ta bắt đầu tin rằng giá khó có thể còn tăng nữa. Khi KLGD càng tăng lên,
số người nắm giữ cổ phiếu bán ra càng nhiều.
Bạn sẽ nhận thấy rằng khi giá tăng và KLGD bắt đầu tăng nhanh, những tin tức tốt được rị rỉ
càng nhiều. Đó chính là lúc những con cáo khéo léo rò rỉ những thông đã sản xuất sẵn để lôi kéo
những con thỏ tham gia cuộc chơi. Những con thỏ khơng có nghi ngờ gì bởi vì giá tăng và KLGD
tăng là điều họ nghĩ do tiền quá nhiều, cuộc chơi còn lâu mới kết thúc, mình sẽ chạy trước. Rồi
bỗng một ngày, KLGD tăng một cách đột biến, giá biến động mạnh trong ngày và các con thỏ lại
chặc lưỡi bởi vài ngày sau sau đó giá vẫn tăng.
Nhưng đó là lúc những con cáo bắt đầu ra hàng. KLGD đột biến có nghĩa rằng họ bán khơng chỉ
những gì được giao dịch hàng ngày, mà bán nhiều hơn thế. Nói cách khác, khi KLGD đột biến xảy
ra, đó là lúc nhiều người khơng cịn tin giá có thể tăng tiếp. Sau những ngày KLGD đột biến sẽ là
quá trình giảm dần của KLGD. Trong lúc này, giá có thể vẫn tăng, nhưng việc KLGD giảm dần có

nghĩa rằng những con cáo đã ra hàng và không trở lại. Việc giá tăng chỉ đơn giản là những con
thỏ đang tranh đấu với nhau. KLGD cứ giảm, giảm, giảm dần và rồi đến một ngày nào đó, những
con thỏ bỗng nhận ra họ là những nhà đầu tư dài hạn.
PS: Tôi viết vui, mô tả thực tế dựa trên kiến thức kinh tế hành vi như là một dạng bổ sung kiến
thức và khơng ám chỉ điều gì về thị trường hay bất kỳ ai. Bạn quyết định thể nào là quyền của
bạn
BÀI NÀY ĐÃ ĐƯỢC POST Ở TRANG CÁ NHÂN TRƯỚC KHI LẬP NHĨM. TƠI COPY LẠI Ở
ĐÂY ĐỂ LƯU:
Phần 3: Trị chơi của cáo và thỏ: Ai được, ai mất?


Trong trị chơi của cáo và thỏ, lợi ích của cáo là sự mất mát của thỏ và hơn thế là sự suy giảm
lòng tin của xã hội vào thị trường. Trong một vịng xốy của thị trường, có thể lúc này bạn là
cáo, nhưng rất có thể trong một trị chơi khác bạn lại là thỏ.
Tơi đã từng chứng kiến một con cáo trở thành thỏ suy sụp đến thế nào, thậm chí nói chuyện
(chat) với tơi trong tâm lý tìm đến cái chết. Tơi đã dành nhiều thời gian động viên và hỗ trợ tâm
lý, người đó mới dần nguôi ngoai và sau này trở lại. (Rất xin lỗi nếu người đó đọc được dịng
này, nhưng đó là kỷ niệm và bạn đã vượt qua nó một cách xứng đáng).
Tơi cũng đã nói chuyện với nhiều con cáo, những người kiếm được rất nhiều tiền từ các trò chơi
chứng khoán. Nhiều trong số họ sau này dùng tiền mình kiếm được để làm từ thiện, như là một
cách cho đi và trả lại cho đời. Giả sử, nếu được làm lại, rất có thể họ đã nghĩ khác - ít nhất tơi tin
rằng họ sẽ khơng thiết kế trị chơi cho những cơng ty bẩn.
Dù biết rằng trị chơi của cáo và thỏ sẽ luôn tồn tại cùng thị trường, ở đâu cũng vậy (ngay như
tại Anh thì điều này – thao túng giá - cũng vẫn cứ xảy ra), nhưng hậu quả của nó chắc chắn sẽ ít
nặng nề nếu trò chơi được thiết kế trên nền những công ty sạch. Tôi tin vào điều này bởi thị
trường chứng khốn xét cho cùng ln tăng điểm và đặc điểm của nó là tăng thì lâu nhưng giảm
thì rất nhanh. Bởi vậy, nếu chẳng may bạn bị mắc kẹt trong một trị chơi và đó là cơng ty sạch,
bạn vẫn có thể yên tâm với nó. Nhưng nếu bạn sử dụng địn bẩy thì có thể sẽ rất khác bởi vì bạn
có thể vỡ nợ trước khi giá phục hồi. Vậy hãy để ý quá trình thực chiến để quyết định khi nào
dừng dùng đòn bẩy.

Nếu bạn lựa chọn một cơng ty sạch, theo tơi có hai thứ bạn cần phải tìm hiểu là mơ hình kinh
doanh và cách cơng ty quản trị mơ hình đó như thế nào. Khi cịn trong nước, tại các cuộc hội
thảo tơi hay dùng cụm từ “công thức tạo tiền” để ám chỉ cách thức mà tiền được tạo ra từ mơ
hình kinh doanh. Khi quay trở lại Anh, khi thiết kế các chương trình học mới và thiết kế hoạt
động cho quỹ đầu tư sinh viên, tơi có dịp nói chuyện với nhiều người làm trong ngành ngân
hàng đầu tư tại đây và nhận thấy họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản trị doanh nghiệp để
đảm bảo rằng mô hình kinh doanh hoạt động tốt.
Trong các cuộc họp về đầu tư với quỹ tại Anh mà tôi tham dự, gần như các mơ hình định giá
khơng được hỏi, mà chủ yếu là về mơ hình kinh doanh và quản trị. Thậm chí, trong cuộc họp
gần nhất chỉ một tuần trước, một người làm ngân hàng đầu tư đã nói rằng chương trình học mà
tơi thiết kế nên đi xa hơn trong vấn đề quản trị, nó khơng phải chỉ là quan hệ hướng tới giá trị
cổ đông, mà là xã hội, bởi đó là xu thế.
Nhưng việc xác định một công ty sạch không đơn giản. Vấn đề của thị trường chứng khốn là
thơng tin khơng cân xứng. Nhà đầu tư thường biết q ít về cơng ty (do chi phí để họ tự tìm
hiểu q lớn) và bởi vậy những công ty sạch bị đánh đồng với những cơng ty bẩn. Hệ quả là
những thơng tin rị rỉ kiểu như lợi nhuận “đột biến” được dùng như là thước đo duy nhất. Do
những công ty bẩn được hưởng lợi, họ sẽ khơng làm gì, thậm chí tìm cách tiếp tục rị rỉ tin bẩn.
Bởi vậy, những cơng ty sạch sẽ phải chủ động trình bày, thơng tin cho nhà đầu tư, để họ biết về
mơ hình kinh doanh và mơ hình quản trị. Khi cơng ty sạch được nhận diện, rủi ro thấp hơn trong
khi kỳ vọng lợi nhuận từ trị chơi cáo thỏ là như nhau, cơng ty sạch chắc chắn sẽ được chọn. Thị
trường sẽ tốt hơn nếu có nhiều cơng ty sạch được nhận diện.


Tôi kết thúc chuyện cáo và thỏ ở đây để chuẩn bị quay lại công việc thường nhật sau kỳ nghỉ.
Nhắc chuyện cũ theo cách hài hước thực ra là để muốn khuyến cáo một việc nghiêm túc rằng
chúng ta nên hướng tới các trị chơi sạch. Luật chứng khốn và UBCK cũng đã có nhiều tiến bộ
trong việc xây dựng các công ty sạch. Luật về TV HĐQT độc lập thực ra là một bước tiến quan
trọng, nếu làm tốt sẽ tạo ra các công ty sạch, thị trường sạch.
PS: Một phần của những điều trên nằm trong một dự án nghiên cứu của trường mà tôi đang
triển khai với một cơng ty để tìm hiểu về q trình tạo ra giá trị doanh nghiệp nên sau này hy

vọng có thể chia sẻ chi tiết thêm. Nếu các bạn (doanh nghiệp) muốn tìm hiểu thêm về hai vấn
đề tơi nêu ở trên, cứ inbox, tôi sẵn sàng chia sẻ vào một thời điểm thích hợp trong năm mới.



×