Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.36 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT
2.1. Thực trang kế toán tiêu thụ tại Công ty Cổ phần kỹ thuật Công nghiệp
Hưng Việt
2.1.1. Phương thức tiêu thụ
Hiện tại, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Hưng Việt áp dụng 2 phương
thức tiêu thụ là bán hàng trực tiếp tại cửa hàng của công ty và bán hàng đại lý ký
gửi.
Thứ nhất, bán hàng trực tiếp tại Công ty là phương thức bán hàng cho các đơn vị
thương mại, các doanh nghiệp sản xuất... để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế
biến bán ra hoặc cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh
tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Đặc điểm của hàng hoá bán
buôn là hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do
vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng hóa thường
được bán theo lô hàng hoặc theo số lượng lớn. Giá bán của hàng hóa biến động tuỳ
thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường
bao gồm hai phương thức:
Công ty có 1 cửa hàng tai trụ sở công ty. Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền
của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng nhân viên bán hàng
làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời kiểm kê hàng hoá tồn quầy
để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng .
Thứ hai, bán hàng đại lý ký gửi là phương thức mà trong đó, doanh nghiệp
thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, kí gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng.
Bên nhận làm đại lý, kí gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được
hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi Công ty được cơ sở
đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng
đã bán được doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.
2.1.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng
Tùy theo từng phương thức bán hàng mà kế toán tiêu thụ của Công ty sử dụng
các chứng từ khác nhau. Hàng ngày, kế toán tiêu thụ căn cứ vào các chứng từ tiêu


thụ gồm: Hoá đơn giá trị gia tăng: trong đó ghi rõ phần giá trị chưa có thuế, thuế
GTGT và tổng giá thanh toán, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ quầy,
nhật ký bán hàng… để ghi vào các sổ chi tiết bán hàng: sổ chi tiết tài khoản bán
hàng. Kế toán căn cứ trên phiếu thu hay hóa đơn giá trị gia tăng để ghi nhật ký
chung. Đến cuối tháng, kế toán vào sổ tổng hợp bán hàng và lên sổ cái TK 131, TK
111.
Hiện nay, tại Công ty và cửa hàng kế toán sử dụng các tài khoản sau đây để hạch
toán:
TK 156 “Hàng hóa” dùng để phản ánh giá trị hiện có của các loại hàng hóa
trong kho, tại quầy hàng. Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:
Bên nợ:
- Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng
- Chi phí mua hàng hóa thực tế phát sinh liên quan tới khối lượng hàng hóa
mua vào đã nhập kho trong kỳ
Bên Có:
- Trị giá hàng hóa xuất kho để bán
Số dư bên nợ:
- Phản ánh trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho
- Chi phí thu mua hàng hóa tồn kho
TK 157 “Hàng gửi bán”: TK khoản này dùng để phản ánh trị giá mua của
hàng hoá chuyển bán, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa
xác định là tiêu thụ.
Kết cấu và nội dung của TK157 như sau:
Bên Nợ:
- Tập hợp trị giá mua thực tế của hàng hoá đã chuyển bán hoặc đã giao cho bên
nhận đại lý ký gửi.
- Giá thành thực tế dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận thanh
toán.
Số dư nợ: trị giá mua thực tế hàng hoá đã gửi đi chưa được xác định là tiêu thụ.
Bên Có:

- Kết chuyển trị giá mua thực tế hàng hoá chuyển bán, gửi đại lý ký gửi và giá
thành dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ.
- Trị giá mua thực tế hàng hoá không bán được đã thu hồi (người mua, người
nhận đại lý, ký gửi trả lại).
TK632: “Giá vốn hàng bán”: TK này dùng để xác định trị giá vốn của hàng
hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu nội dung của TK 632 như sau:
Bên Nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang
TK 911- “ Xác định kết quả kinh doanh”.
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này dùng
để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một
kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
Kết cấu, nội dung của TK 511 như sau:
Bên Nợ:
- Khoản giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính theo doanh thu bán
hàng thực tế.
- Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
- Phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ.
TK 511 không có số dư cuối kỳ và chi tiết làm bốn tài khoản cấp 2 dưới đây:
TK 512 “ Doanh thu nội bộ”: TK này dùng để phản ánh doanh thu do bán
hàng hoá, dịch vụ trong nội bộ, giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty
hoặc một tổng công ty...
Nội dung phản ánh của TK512 tương tự như TK511 đã được đề cập ở trên. TK512
cuối kỳ không có số dư và gồm ba TK cấp 2:
+ TK 5121: “ Doanh thu bán hàng hoá”.

+ TK 5122: “ Doanh thu bán các thành phẩm”.
+ TK 5123: “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”.
Hạch toán khoản chiết khấu bán hàng vào TK 811, lỗi do bán hàng trả chậm, trả
góp được phản ánh vào TK 721.
TK521: “Chiết khấu thương mại”: TK này dùng để phản ánh khoản chiết
khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua
hàng do việc người mua hàng đã mua với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết
khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán
hàng.
Kết cấu TK 521 như sau:
Bên nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
- Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 “doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
TK 521 không có số dư cuối kỳ và có ba TK cấp 2:
TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”: TK này dùng để phản ánh doanh
thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài
chính khác của doanh nghiệp. Kết cấu nội dung của TK 515:
Bên Nợ:
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 “xác định kết
quả kinh doanh”.
- Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
TK 515 không có số dư cuối kỳ
TK 531 “Hàng bán bị trả lại”: TK này dùng để phản ánh doanh thu của
số hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách,
phẩm chất hoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế. Nội dung ghi chép của TK này như
sau:
Bên nợ:
- Tập hợp doanh thu của hàng bán bị trả lại chấp nhận cho người mua trong

kỳ(đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về
hàng hoá, dịch vụ đã bán ra).
- Kết chuyển số doanh thu của hàng bán bị trả lại.
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
TK 532 “ Giảm giá hàng bán”: TK này dùng để phản ánh khoản giảm giá
cho khách hàng với giá bán thoả thuận.
Kết cấu TK 532 như sau:
Bên nợ:
- Khoản giảm giá đã chấp nhận với người mua.
- Kết chuyển khoản giảm giá sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.
TK 532 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài các TK trên, trong quá trình hạch toán kế toán bán hàng còn sử dụng một số
các TK khác có liên quan như TK 131, TK 111, TK112, TK133, TK 333, TK 611
......
2.1.3. Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng trực tiếp
Vì cửa hàng của Công ty nằm ngay tại trụ sở Công ty, vì vậy khi khách hàng có
nhu cầu đến cửa hàng mua hàng, sau khi nhận được tư vấn và nhận giấy yêu cầu
mặt hàng của nhân viên bán hàng, khách hàng mang đến quầy kế toán. Sau khi
nhận được giấy yêu cầu mua hàng, kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên:
liên 1 lưu tại quầy kế toán để làm cơ sở cho việc lập phiếu thu, liên 2 giao cho
khách hàng, liên 3 giao cho nhân viên hỗ trợ để chuyển tới thủ kho làm nhiệm vụ
xuất hàng hóa cho khách hàng. Hóa đơn giá trị gia tăng theo phương thức bán hàng
trực tiếp theo mẫu sau:
Biểu 2-1. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng theo phương thức bán hàng trực tiếp tại
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Hưng Việt
(Liên 2: Giao cho khách hàng)
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GI Á TRỊ GIA TĂNG QA/2008B
Liên 2: Giao cho khách hàng 0035395
Ngày 03 tháng 11 năm 2008

Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ:
Tài khoản:
Điện thoại: MST:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Hằng
Tên đơn vị: Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Mangosteen
Địa chỉ: 19A, Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0102879164
STT Tên hàng hoá,
dịch vụ
Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
(A) (B) (C) 1 2 3=2x1
1 Bộ hiển thị nhiệt
độ
Cái 1 347.603.063 347.603.063
Cộng tiền bán hàng hoá, dịch vụ: 347.603.063
Thuế suất GTGT 10 % Tiền thuế GTGT: 34.760.306
Tổng tiền thanh toán: 382.363.369
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi ba nghìn ba trăm sáu
chín đồng chẵn%
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thu Huyền Nguyễn Tuấn Anh
Sau khi nhận được liên 3 hóa đơn giá trị gia tăng từ nhận viên hỗ trợ, thủ kho
xuất hàng hóa từ kho của Công ty lên cửa hàng và lập phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ và chuyển cho kế toán tại cửa hàng. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT

C1 Hà Thủy, Hoàng Cầu, Hà Nội
MST: 0 1 0 1 1 4 3 7 6 6
Biểu số 2-2
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của Công ty Cổ phần Kỹ thuật
Công nghiệp Hưng Việt
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Hưng Việt
C17 Hà Thuỷ, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Số: PXK02/Q4
Ngày 03 tháng 11 năm 2008
Người mua: Nguyễn Thị Hằng
Đơn vị: Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Mangosteen
Nội dung: Xuất bán cho chị Nguyễn Thị Hằng – Công ty TNHH Dịch vụ Tin học
Mangosteen
Kho xuất : (HH)
STT Mặt hàng
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 Bộ hiển thị nhiệt độ Cái 1,00 347.603.063
347.603.063
Cộng tiền hàng 347.603.063
Thuế GTGT 34.760.306
Tổng tiền: 382.363.369
Cộng thành tiền(bằng chữ): Ba trăm tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi ba nghìn
ba trăm sáu chín đồng chẵn%
Lập phiếu Người mua Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Nguyễn Thị Liên Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thu Huyền Nguyễn Ngọc Quế Nguyễn Tuấn Anh
Cuối ngày, kế toán tại cửa hàng lập phiếu thu số tiền bán hàng trong ngày:
Biểu số 2-3
Mẫu phiếu thu của Công ty Cổ phần Kỹ thuật
Công nghiệp Hưng Việt
CÔNG TY CỔ PHẤN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HƯNG VIỆT Mẫu số: 01-TT
C1, Hà Thuỷ Hoàng Cầu Hà Nội (ban hành theo QĐ số:
48/2006/QĐ-BTC
ngày
14/07/2007)
PHIẾU THU Quyển số: 6
Ngày 03 tháng 11 năm 2008 Số: PT141
Nợ TK: 1111
Có TK: 131
Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Hằng
Địa chỉ: Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Mangosteen
Lý do nộp: Thanh toán tiền mua bộ hiển thị nhiệt độ
Số tiền: 382.363.369 (viết bằng chữ): Ba trăm tám mươi hai triệu ba trăm sáu mươi
ba nghìn ba trăm sáu chín đồng chẵn%
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(ký, đóng dấu, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Nguyễn Tuấn Anh Nguyễn Ngọc Quế Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thị Liên Hà Thị Hường
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)………………………………………………
Tỷ gía ngoại tệ(vàng, bạc, đá quý)……………………………………………….
Số tiền quy đổi…………………………………………………………………...

Cuối ngày, kế toán tại cửa hàng chuyển toán bộ hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu
thu, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ về phòng kế toán của công ty. Kế toán
tại phòng kế toán của Công ty, căn cứ phiếu xuất kho kế toán ghi sổ chi tiết tài

khoản 632:
Nợ Tk 632

×