Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp tiếp cận điều tra kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu quy hoạch phát triển vùng ven đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.25 KB, 6 trang )

DIỄN ĐÀN

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

ĐIỀU TRA KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG VEN ĐÔ
TS. KTS. Tạ Quỳnh Hoa
Khoa Kiến trúc Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng

THE APPROACH OF SOCIAL-ECONOMICAL SURVEYS FOR PLANNING AND DEVELOPING
PERIURBAN AREAS

The peri-urban area is the place that witnessing the transformation of economic structure from agricultural to nonagricultural economy, an intermediary environment for the interaction between rural and urban culture. Therefore,
studying the development of peri-urban areas can contribute significantly to the process of establising visions and
strategies for the city development. The approach of social-economical surveys for planning and developing periurban areas in Vietnam plays a very important role in identifying the current situation, assessing the impacts of
urbanization on the economic, cultural and social life in the peripheries so that the spatial problem can be solved in
effective and practical way. The article gave general concepts and basic characteristics of peri-urban areas in terms
of socio-economic and cultural aspects. Besides, the article identified the socio-economic factors under the impact of
the urbanization process in the peri urban areas and introduced the basic principles when making survey plan for that
specific areas. These are very important principles so that researchers can establish a framework and detail shedule
for their surveys.
Keywords: social – economical survey method, peri-urban area, peri-urbanization, social – economical impacts, Vietnam

I. Giới thiệu chung - Khái niệm và nhận thức cơ bản về vùng ven đô

Vùng ven đô là nơi chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang phi nông nghiệp, là môi trường
trung gian cho sự tác động qua lại giữa văn hóa nông thôn và văn hóa đô thị. Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển của
vùng ven đô có thể đóng góp vào việc định hướng cho sự phát triển đô thị nói chung và thành phố nói riêng[7].
Việc tiếp cận điều tra khảo sát từ góc độ kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong việc nhận diện các vấn đề
hiện trạng, đánh giá các tác động của đô thị hoá đến đời sống kinh tế - văn hoá, xã hội vùng ven, từ đó mới có
được bài toán không gian cho những vấn đề đang đặt ra.


Để có những chính sách và những hoạt động can thiệp phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề của khu vực ven đô
dưới tác động của quá trình đô thị hoá cần phải làm rõ khái niệm về khu vực ven đô và xác định được các đặc
trưng cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực này.

62

SË 103+104 . 2020


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số khái niệm
khác nhau về vùng ven đô, có thể tóm tắt các điểm chung nhất như
sau: về mặt địa lý ven đô có thể được hiểu là khu vực cận kề với
thành phố và tiếp giáp với khu vực nông thôn. Vùng ven đô là vùng
rộng lớn bao trùm nhiều địa bàn nằm xung quanh đô thị lõi trung
tâm đô thị lớn[1]. Nhìn chung, vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt
động nông thôn vừa có các hoạt động đô thị, nghóa là không hoàn
toàn là đô thị cũng không thuần tuý là nông thôn và chịu tác động
mạnh của đô thị hoá. Nó là sự pha trộn của các hệ thống sinh thái
nông nghiệp và đô thị. Bởi vậy, vùng ven đô không tồn tại độc lập
mà nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị và
tạo thành một hệ thống nông thôn - ven đô - đô thị. Do đó, khó có
thể xác định được ranh giới của một vùng ven đô với các tiêu chuẩn
cụ thể. Thông thường, người ta xác định ranh giới của vùng ven đô
dựa vào các chính sách quy hoạch đô thị và các biện pháp quản lý
hành chính[3],[5],[7].
Trong quá trình đô thị hoá, vùng ven đô thường phải chịu tác động
mạnh của việc mở rộng không gian đô thị. Ở nhiều nước, chính
sách quy hoạch và phát triển đô thị đã biến vùng ven đô thành đô
thị và đô thị hoá vùng nông thôn lân cận thành vùng ven đô mới.

Tuy tồn tại trong một hệ thống nông thôn - ven đô - đô thị, nhưng
vùng ven đô vẫn có những đặc trưng kinh tế, văn hoá và xã hội
riêng của nó. Một số nghiên cứu đã tiến hành với khu vực ven
đô như nghiên cứu của Nguyễn Duy Thắng (2009), Bùi Văn Tuấn
(2014) và Trịnh Duy Luân (2016) đã nêu ra một số đặc trưng kinh
tế, văn hoá xã hội như sau:
n Về kinh tế: Khác với nông thôn, ven đô là nơi không đồng nhất
về các hoạt động kinh tế vì nó bao gồm các hoạt động sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ đô
thị. Tỉ trọng nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu
nhập từ các hoạt động kinh tế của khu vực. Ven đô là nơi chịu tác
động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, sự chuyển đổi mục đích sử
dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ và
nhanh chóng, giá trị kinh tế (thông qua giá cả) của đất đai (cả đất ở
lẫn đất canh tác) ở vùng ven đô đều đang gia tăng hết sức nhanh
chóng, đồng thời vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (phi nông
nghiệp, bất động sản)[3], [7].

Khu vực ven đô là nơi chứa đựng các mối quan hệ tương tác lẫn
nhau về mặt kinh tế của hệ thống nông thôn - ven đô - đô thị, được
thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên,
lâu dài lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao
động cho đô thị. Ngược lại, đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các
sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm và nơi ở cho các dòng di dân
từ nông thôn đến đô thị và cung cấp hàng hóa phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp[6].
n Về xã hội: Nổi bật lên là sự đa dạng hóa của các nhóm xã hội và
các bộ phận dân cư mới gia nhập vùng đất ven đô này[3]. Vùng ven
đô không thuần nhất về thành phần dân cư vì nó bao gồm nông
dân, công nhân, trí thức, chủ doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu,

người nghèo, thậm chí cả người dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí và
nhận thức của người dân cao hơn so với nông thôn vì được tiếp xúc

với cái hiện đại và được cung cấp thông tin thường xuyên từ nhiều
nguồn khác nhau. Quan hệ xã hội đa chiều và phức tạp hơn so với
khu vực nông thôn, thường có những xung đột về lợi ích giữa các
nhóm dân cư do có sự khác nhau về nhận thức và quyền lợi. Hiện
tượng đa dạng hoá nghề nghiệp của cư dân sống tại các khu vực
ven đô thể hiện rõ nét. Nhận thức về nghề nghiệp và cơ hội việc
làm thay đổi theo từng vùng, tuỳ thuộc tốc độ đô thị hoá[8].
Về văn hoá: Lối sống của cư dân ven đô là sự pha trộn giữa lối
sống nông thôn và lối sống đô thị do sự đa dạng về thành phần dân
cư, trong đó lối sống đô thị chi phối mạnh lối sống nông thôn. Thái
độ, hành vi và ứng xử giữa các cá nhân với nhau và với môi trường
thay đổi theo xu hướng đô thị. Các giá trị, chuẩn mực và văn hoá
cũng biến đổi theo hướng đô thị[8],[9].

n

II. Phương pháp tiếp cận trong điều tra kinh tế - xã
hội phục vụ nghiên cứu quy hoạch phát triển khu
vực ven đô

2.1 Mục đích của điều tra khảo sát kinh tế - xã hội vùng ven đô
Để quy hoạch phát triển vùng ven đô cần tập trung nghiên cứu quá
trình đô thị hoá vùng ven, trong đó nghiên cứu mô hình biến đổi có
tính quy luật về các vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực vùng ven
đô dưới tác động của đô thị hoá hiện nay. Việc nghiên cứu về vùng
ven đô có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích hỗ trợ cho các định
hướng trong lónh vực quy hoạch và hoạch định các chiến lược, tầm

nhìn và chính sách quản lý đô thị ở khu vực này. Nghiên cứu sẽ tập
trung chủ yếu đến các yếu tố tác động đến đời sống kinh tế - xã hội
của người dân.
Mục đích của điều tra kinh tế - xã hội khu vực ven đô là làm rõ được
các vấn đề sau: 1) Vai trò của vùng ven đô trong quá trình đô thị
hóa đối với sự phát triển nông thôn và đô thị; 2) Các tác động của
quá trình đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven
đô và những vấn đề đặt ra; 3) Những khía cạnh liên quan đến vấn
đề quản lý cần được lưu ý trong quá trình phát triển vùng ven đô
để nó có thể trở thành một yếu tố tích cực trong sự phát triển đô
thị - nông thôn.
Trong các dự án/chương trình nghiên cứu quy hoạch phát triển
cho khu vực ven đô cần điều tra kinh tế - xã hội, thường tiến
hành 3 loại điều tra tương ứng với tiến trình dự án/chương trình:
điều tra cơ bản ban đầu, hay còn gọi là điều tra đầu kỳ (baseline
survey), điều tra giữa kỳ (mid-line survey) và điều tra kết thúc/
cuối kỳ (endline survey).
Điều tra ban đầu được thực hiện lúc bắt đầu chương trình/dự án
nhằm mô tả thực trạng trước khi tiến hành hỗ trợ can thiệp dùng
để so sánh sau này khi đánh giá tiến độ. Điều tra giữa kỳ được tiến
hành ở thời điểm giữa của chu kỳ để cung cấp cho người quản lý và
người ra quyết định các thông tin cần thiết nhằm đánh giá và điều
chỉnh việc thực hiện, các quy trình, chiến lược và sắp xếp tổ chức
nếu cần để đạt được các kết quả. Điều tra kết thúc/cuối kỳ được
thực hiện vào cuối chu kỳ, cung cấp thông tin cho những nhà ra
quyết định và lập kế hoạch để xem xét lại kết quả của chương trình/
dự án và rút ra các bài học để hỗ trợ xây dựng hoặc thực hiện một
chương trình/ dự án mới.

SË 103+104 . 2020


63


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

2.2 Các yếu tố cơ bản cần điều tra
Sơ đồ mối liên hệ giữa yếu tố tác động tạo
nên những thay đổi trên khía cạnh kinh tế xã hội vùng ven đô được thể hiện tại Hình 1.
a) Các yếu tố tác động về mặt kinh tế
Tác động có nhận thấy nhất một cách rõ nét
nhất của đô thị hóa đến kinh tế của vùng
ven đô là việc chuyển mục đích sử dụng
đất từ nông nghiệp sang mục đích phi nông
nghiệp như xây dựng các khu công nghiệp,
khu dân cư, khu dịch vụ và vui chơi giải trí.
Cơ cấu kinh tế của vùng ven đô sẽ có nhiều
biến đổi theo hướng công nghiệp - dịch
vụ, thương mại - nông nghiệp sinh thái. Sự
thay đổi quy mô và nội dung hoạt động sản
xuất nông nghiệp dẫn tới việc đòi hỏi phải
có một cơ cấu ngành nghề thích hợp ở các
vùng ven đô. Việc xác định cơ cấu ngành
nghề phù hợp cần dựa trên các số liệu liên
quan đến: tỉ trọng của các khu vực nông lâm nghiệp, xây dựng công nghiệp, thương
mại dịch vụ trong tổng thu nhập từ các hoạt
động kinh tế của vùng; Tỉ trọng đất nông
nghiệp và đất phi nông nghiệp hiện nay;
Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp công
nghiệp, thương mại, dịch vụ; Số lượng các

ngành nghề mới phát triển…
Quá trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế và cơ
cấu ngành nghề không chỉ làm thay đổi cấu
trúc không gian vật thể của vùng ven đô mà
còn làm thay đổi điều kiện sống, sinh kế,
quan hệ xã hội, và đặc biệt là làm biến đổi
lối sống của cư dân ở các vùng này. Việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu
vực ven đô từ đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp với việc xây dựng các khu
công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, khu

dân cư, khu thương mại dịch vụ, vui chơi
giải trí… đã tạo ra các cơ hội cho lao động
phi nông nghiệp nhưng cũng gây ra những
khó khăn, thách thức cho người nông dân
và sản xuất nông nghiệp[7], [10].
Cơ cấu nguồn thu nhập và mức sống cũng
thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của cơ
cấu nghề nghiệp. Ngoài nguồn thu nhập
từ nông nghiệp truyền thống, các nguồn
khác như từ lương, thủ công nghiệp và
thương mại dịch vụ ngày càng có vai trò
quan trọng. Những thay đổi này sẽ khác
nhau đối với những nhóm xã hội khác nhau
và diễn ra trên nhiều lónh vực của đời sống
như: điều kiện nhà ở, điều kiện cơ sở hạ
tầng, tiện nghi phục vụ sinh hoạt mà người
dân có được nhờ những biến đổi về kinh tế
hay sự suy giảm thu nhập do suy giảm/mất

đất nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp/
mất việc làm, sự cạnh tranh về kinh doanh,
thương mại dẫn đến suy giảm thu nhập…
Nghiên cứu cần phải chỉ ra được những
thay đổi trong cơ cấu nguồn thu nhập, mức
sống, tỉ lệ hộ nghèo, hộ thu nhập thấp…
trong sự so sánh với các giai đoạn trước
đây. Đồng thời, cần phân nhóm thu nhập
trong mối quan hệ với nghề nghiệp (ví dụ:
nhóm thu nhập thấp thường là các hộ thuần
nông hoặc làm thuê, công nhân lao động
trong các khu, cụm công nghiệp; nhóm thu
nhập trung bình là các hộ buôn bán, dịch
vụ; nhóm có thu nhập khá là những người
hưởng lương nhà nước hoặc chủ các doanh
nghiệp nhỏ; nhóm có thu nhập cao là các
chủ doanh nghiệp lớn…)
Bên cạnh đó, cần chỉ ra những biến đổi về
nhà ở, cơ sở hạ tầng và môi trường sống

Hình 1: Sơ đồ mối liên hệ các yếu tố tác động tạo nên những thay đổi trên khía cạnh
kinh tế - xã hội vùng ven đô

64

SË 103+104 . 2020

như phân tích về loại hình, kiến trúc nhà ở,
mức độ tiện nghi và các tiện ích trang bị
trong gia đình theo hướng hiện đại phù hợp

lối sống đô thị, khả năng tiếp cận dịch vụ hạ
tầng như: Nước sạch, thu gom rác thải, các
tiện ích công cộng, cảnh quan môi trường
sống an toàn, tiện nghi.
b) Tác động về mặt văn hoá - xã hội
n Thay đổi về dân số và cấu trúc dân cư
Đô thị hoá vùng ven thường đi kèm với
dòng nhập cư từ nông thôn đến khu vực
ven đô và vào đô thị. Một số lượng lớn
lao động nhập cư làm việc tại các khu,
cụm công nghiệp ven đô, các trung tâm
thương mại dịch vụ, các khu dân cư sẽ
sống tại các khu vực ven đô. Bên cạnh
đó, việc xây dựng các khu đô thị mới, các
khu ở mới sẽ gia tăng dân số tại khu vực
ven đô và đa dạng hoá cấu trúc dân cư
tại đây với các nhóm độ tuổi khác nhau,
nhu cầu và mong muốn khác nhau. Việc
nghiên cứu biến động dân cư của vùng
ven và đặc điểm cấu trúc dân cư sẽ giúp
cho các nhà quy hoạch có được các định
hướng, chiến lược về mặt không gian cho
việc phát triển nhà ở, CSHT kỹ thuật và
CSHT xã hội để đáp ứng nhu cầu của cư
dân trong vùng.
n Thay đổi về lối sống và thái độ, hành vi
Đô thị hoá sẽ dẫn đến sự biến đổi của cấu
trúc xã hội nông thôn/vùng ven luôn đi liền
với biến đổi của hệ thống giá trị, điều này
đã được chỉ ra trong công trình nghiên cứu

về “Tác động của đô thị hóa đến quá trình
nông nghiệp” của Lewis và Maund[4].Theo
hai tác giả này, khi biến đổi cấu trúc của xã
hội nông thôn, giá trị truyền thống dần dần
bị chuyển đổi và một số giá trị mang tính
địa phương riêng biệt sẽ dần bị đồng dạng
trên diện rộng.

Sự biến đổi lối sống từ nông thôn sang
đô thị, từ nông dân sang thị dân làm thay
đổi các chuẩn mực văn hoá dẫn đến sự
thay đổi thái độ, hành vi và cách ứng xử
của mỗi cư dân ven đô trong đời sống gia
đình và xã hội. Đô thị hoá còn làm biến đổi
các mối quan hệ xã hội của người dân ven
đô. Chúng không còn đơn giản là các mối
quan hệ họ hàng, cộng đồng làng xã mà
là các quan hệ xã hội đa chiều, phức tạp
do sự pha trộn nhiều tầng lớp dân cư và sự
chuyển đổi các mô hình tổ chức. Các nhóm
cộng đồng làng xã sẽ dần được thay thế


Bảng 1 : Xác định các yếu tố căn bản cần điều tra trên
khía cạnh kinh tế xã hội phục vụ nghiên cứu quy hoạch
phát triển các khu vực ven đô

bằng các cộng đồng mở với các quan hệ bắc cầu. Đây là một trong những đặc
trưng của cộng đồng đô thị.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và

gia tăng bạo lực do tranh giành đất đai và do đất là nguồn sinh kế chính của nhiều
hộ nông dân vùng ven đô. Do đất ở khu vực ven đô ngày càng trở nên khan hiếm,
dẫn đến giá đất ở đây ngày càng tăng cao, tạo ra một sức ép tâm lý cho người
dân. Hậu quả là người nghèo có thể sẽ bị đẩy ra xa hơn hoặc bị dồn ép vào các
khu vực đất đai ít giá trị hay thiếu các dịch vụ công cộng và ô nhiễm môi trường,
xã hội trở nên bất ổn nếu việc mâu thuẫn và bạo lực gia tăng.
n Những tác động về văn hóa
Chúng ta đang chứng kiến những đổi thay sâu sắc về văn hóa làng xã trước
những tác động của đô thị hóa ở các vùng ven đô. Tuy nhiên, những yếu tố của
cấu trúc văn hóa làng xã thay đổi không giống nhau trong quá trình đô thị hóa.
Một số yếu tố dần biến mất, trong khi một số yếu tố khác được duy trì hay chuyển
hóa để hội nhập với môi trường mới. Ở các nước đang phát triển, các yếu tố văn
hoá làng xã ở khu vực ven đô không thật sự rõ nét như ở các vùng nông thôn mà
bị pha trộn với văn hoá đô thị và đang biến đổi theo xu hướng đô thị hoá. Vì vậy,
cần xem xét và đánh giá đầy đủ các tác động của đô thị hóa đến văn hóa làng xã
vùng ven đô, đặc biệt là những biến đổi về chuẩn mực văn hóa, các khuôn mẫu
gia đình và lối sống. Những biến đổi đó đã đóng góp như thế nào cho sự phát triển
vùng ven đô nói riêng và xã hội nói chung?

c) Tác động về môi trường
Môi trường cũng là một vấn đề của quá trình đô thị hoá. Một mặt đô thị hoá làm
thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị và khu vực ven đô. Mặt khác nó cũng làm
suy thoái môi trường sống của con người do sức ép tăng dân số, sự pha trộn lối
sống, thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quản lý đô thị yếu kém... Do môi trường
sinh thái ven đô có tính lưỡng cư, vừa mang đặc điểm nông nghiệp - nông thôn
vừa mang đặc điểm đô thị nên dưới tác động của đô thị hoá hệ sinh thái này sẽ
bị phá vỡ. Chẳng hạn, các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, bao gồm cả chất
thải rắn và lỏng do không được xử lí hoặc xử lí chưa tốt sẽ gây ô nhiễm không khí
và nguồn nước dẫn đến suy thoái và ô nhiễm môi trường, làm mất đi hệ sinh thái
tự nhiên vốn có của khu vực ven đô. Các hoạt động xây dựng diễn ra rầm rộ tại

khu vực ven đô làm gia tăng tốc độ bê tông hoá, giảm diện tích cây xanh, mặt
nước và cảnh quan tự nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống tại khu
vực ven đô.
2.3 Giới thiệu các nguyên tắc cơ bản lập kế hoạch điều tra khảo sát cho khu
vực ven đô
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của nghiên cứu và định dạng số liệu cần thu thập mà
nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp khảo sát định tính hoặc định lượng cho
việc khảo sát khu vực ven đô.
Khảo sát định lượng dùng để kiểm chứng và xác nhận các giả thuyết về các hiện
tượng, vấn đề (như đã liệt kê ở trên). Mục tiêu phân tích của khảo sát định lượng
là để lượng hoá sự biến đổi, dự đoán mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố và để
mô tả đặc điểm của số đông. Thường sử dụng các phương pháp điều tra có tính
cấu trúc cao như phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phát phiếu khảo sát trên diện rộng.
Các câu hỏi thường là câu hỏi đóng, dữ liệu số có được bằng cách gán giá trị số
cho các câu trả lời.
Khảo sát định tính được sử dụng để khám phá các hiện tượng, các vấn đề mà trước
đó có thể ta chưa biết. Mục tiêu phân tích của khảo sát định tính là mô tả sự biến
đổi, giải thích mối liên hệ của các yếu tố và nhóm các định mức. Các công cụ sử

SË 103+104 . 2020

65


dụng cho khảo sát định tính theo cách linh hoạt hơn, lặp đi lặp lại để
tìm ra, phát lộ vấn đề. Các phương pháp điều tra định tính thường
là bán cấu trúc như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm hoặc
quan sát thông qua tham gia[2], [11].
Nghiên cứu và lập kế hoạch chi tiết cho việc điều tra khảo sát thu
thập thông tin là rất quan trọng trong việc xác định các vấn đề và

các yếu tố tác động đến khu vực. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch và
quản lý điều tra khảo sát phải tuân theo rất nhiều bước và chịu
nhiều tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Với rất nhiều
yếu tố (văn hóa, kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội học và tôn giáo) có
ảnh hưởng đến việc thực hiện điều tra khảo sát, việc triển khai thực
hiện một cuộc điều tra khảo sát không chỉ đòi hỏi về kỹ thuật mà
còn yêu cầu về kỹ năng và “nghệ thuật” điều tra thu thập thông tin.
Do đó, người quản lý điều tra phải hiểu rõ về mục tiêu của nghiên
cứu và có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm soát tiến trình thực hiện khảo sát. Trong suốt quá trình điều
tra khảo sát, các quyết định liên quan đến kỹ thuật và tổ chức triển
khai phải kết hợp các yêu cầu về mặt lý thuyết với tính khả thi trong
thực tế[2].
Quy trình cơ bản để tổ chức triển khai điều tra khảo sát gồm 6 bước
như sau: 1) Chuẩn bị chương trình khảo sát tổng thể; 2) Thiết kế
bảng câu hỏi và bảng nhập dữ liệu, tiến hành thí điểm; 3) Nghiên
cứu xác định số lượng và loại mẫu điều tra; 4) Lựa chọn đơn vị khảo
sát; 5) Đào tạo cán bộ phỏng vấn; 6) Giám sát công việc tại thực địa
và quy trình kiểm soát chất lượng dữ liệu (xem Hình 2).
1) Thiết kế tổng thể chương trình điều tra, khảo sát: Các giai đoạn
đầu của điều tra khảo sát bao gồm đánh giá các tài liệu thứ cấp
và trao đổi với các chuyên gia trong nước giúp khái quát hóa các
vấn đề của khu vực. Việc xem xét đánh giá các khảo sát trước đây
và thảo luận với các chuyên gia khảo sát địa phương sẽ giúp xác
định phương pháp nào hiệu quả nhất, giả thuyết nào đã được thử
nghiệm và mục nào phù hợp nhất cho khảo sát cụ thể. Giai đoạn
này cũng bao gồm đánh giá cơ sở hạ tầng khảo sát, tìm kiếm các
đối tác tiềm năng trong việc thực hiện nghiên cứu thực địa, hỗ trợ
bước đầu cho khảo sát và lập kế hoạch thu thập và nhập dữ liệu,
báo cáo, thuyết trình và công bố số liệu điều tra.

2) Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra thí điểm và nhập dữ liệu: Sau khi
các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, tiếp theo là việc chuyển
các mục tiêu nghiên cứu thành các câu hỏi có tính khái quát và
phương pháp luận đúng đắn. Việc phát triển bảng câu hỏi bắt đầu
ngay sau khi kế hoạch chung được thống nhất. Thảo luận nhóm
trọng tâm giúp xác định các mối quan tâm và các khu vực điều tra
trọng điểm, cũng như đánh giá các câu hỏi và làm rõ các khái niệm.
Bảng câu hỏi thường được điều chỉnh, bổ sung sau khi điều tra thí
điểm. Khi bảng câu hỏi được hoàn thành cần phải được mã hóa
và phát triển biểu mẫu nhập dữ liệu. Biểu mẫu nhập dữ liệu được
thiết kế để có một giao diện là bản sao của bảng câu hỏi, bao gồm
một số tính năng để kiểm tra chéo đảm bảo tính nhất quán và logic
trong các câu trả lời và loại bỏ các câu trả lời không hợp lệ.
Sau khi hoàn thành, mẫu nhập dữ liệu phải được kiểm tra thông
qua điều tra thí điểm để chỉnh sửa các câu hỏi điều tra.

66

SË 103+104 . 2020

Hình 2: Quy trình cơ bản để tổ chức triển khai điều tra khảo sát

3) Nghiên cứu xác định mẫu điều tra: Là việc lựa chọn một bộ phận
đại diện của một tập hợp các đối tượng (dân cư, các đơn vị, tổ
chức…) để đánh giá các thông số hoặc đặc tính của tập hợp đó. Để
có được các mẫu điều tra, cần phải quyết định được một số vấn đề
sau: i) Xác định các loại mẫu điều tra; ii) Phân khu vực điều tra;
iii) Thiết kế quy trình chọn mẫu và xác định số lượng mẫu điều tra.
Việc chuẩn bị lấy mẫu phải được tiến hành ngay từ đầu của giai
đoạn này và phải dựa vào các hướng dẫn cho việc điều tra (VD:

Cách tính toán số mẫu theo số đối tượng trong tập hợp khi khảo sát
định lượng và khảo sát định tính đã được hướng dẫn trong các tài
liệu về khảo sát). Cần phải có các trọng số để giúp điều chỉnh trong
trường hợp có vấn đề xảy ra hoặc các câu hỏi không có câu trả lời.
4) Lựa chọn đơn vị thực hiện điều tra: Tùy thuộc vào độ phức tạp
của bảng câu hỏi và độ phức tạp của các yếu tố mẫu, việc lựa chọn
một đơn vị tiến hành điều tra là một trong những nhiệm vụ khó khăn
và quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng đến thời gian điều tra và chất
lượng dữ liệu được thu thập. Có thể căn cứ vào hồ sơ năng lực và
kinh nghiệm các dự án điều tra khảo sát mà đơn vị đã làm trước đó.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm quản lý điều tra khảo sát còn phải
có năng lực và kinh nghiệm trong việc dự đoán và giải quyết các
tình huống có thể xảy ra, có cách thức tiến hành điều tra khảo sát
đảm bảo chất lượng, các chiến lược để huy động sự tham gia và sự
đồng thuận từ đối tượng được điều tra.
5) Tập huấn điều tra: Trước khi tiến hành điều tra khảo sát, cần tập
huấn cán bộ điều tra. Mục đích tập huấn là để điều tra viên nắm rõ
mục đích của cuộc điều tra, giải thích nội dung các câu hỏi để các
điều tra viên có hiểu biết nhất quán, hướng dẫn thực hiện các cuộc


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

phỏng vấn và tham khảo phương pháp, cách thức để ghi
câu trả lời. Người quản lý khảo sát thường là người có nhiều
kinh nghiệm và hiểu rõ về mục tiêu phân tích của từng câu
hỏi, là người phù hợp nhất để tiến hành tập huấn cho các
điều tra viên.

NGày nhận bài: 26/3/2020

Ngày gửi phản biện: 27/3/2020
Ngày duyệt đăng: 10/04/2020

Tài liệu tham khảo:
1. Lưu Đức Cường, 2019, Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị tại khu

6) Giám sát công việc tại thực địa và quy trình kiểm soát
chất lượng dữ liệu: Điều tra thực địa là phần tốn thời gian
nhất của cuộc khảo sát. Mặc dù bản thân chu trình phỏng
vấn phải được xác định rõ ràng nhưng bảng câu hỏi càng
phức tạp thì càng khó ước tính thời gian hoàn thành khảo sát
chính xác. Mục đích, nội dung của các câu hỏi càng rõ ràng
bao nhiêu thì thời gian điều tra càng rút ngắn bấy nhiêu,
đồng thời tăng tính chính xác của dữ liệu. Kỹ năng của điều
tra viên và sự chi tiết hợp lý của kế hoạch điều tra cũng là
những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng điều
tra. Việc báo cáo kết quả điều tra đều đặn (hàng tuần) cũng
giúp cho người quản lý khảo sát theo dõi hiệu quả tiến trình
phỏng vấn như: Tỷ lệ hợp tác, tỷ lệ phản hồi, tỷ lệ từ chối và
tỷ lệ hoàn thành.

III. Kết luận

Trong khuôn khổ giới hạn, bài báo đã đề cập đến vai trò,
tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận điều tra kinh tế
- xã hội phục vụ nghiên cứu quy hoạch phát triển vùng ven
đô trong bối cảnh Việt Nam. Các quan điểm, khái niệm và
đặc trưng kinh tế - văn hoá - xã hội của vùng ven đô tại các
nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây đã được tổng
hợp và phân tích. Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố kinh

tế - xã hội biến đổi dưới các tác động của quá trình đô thị
hoá vùng ven và giới thiệu các nguyên tắc cơ bản khi lập kết
hoạch điều tra khảo sát cho khu vực ven đô. Đây là những
nguyên tắc rất quan trọng giúp cho những người làm nghiên
cứu có thể định hình khung kế hoạch tiến hành điều tra
khảo sát. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp khảo sát
(định tính hay định lượng) cho việc điều tra, số lượng mẫu
điều tra, khu vực điều tra sẽ phụ thuộc vào mục đích, mục
tiêu, các giải thuyết và yêu cầu định dạng số liệu thu thập
mà trong khuôn khổ bài báo chưa trình bày và sẽ được làm
rõ trong các nghiên cứu tiếp theo.

vực ven đô, Báo Xây dựng, truy caäp: />2. Giuseppe Iarossi (2006), The Power of Survey Design - A User’s Guide
for Managing Surveys, Interpreting Results, and Influencing Respondents
[Sức mạnh của thiết kết điều tra khảo sát – Hướng dẫn người sử dụng để
quản lý điều tra, giải thích kết quả và các tác động đến người được khảo sát]
,the World Bank Washington, D.C.
3. Trịnh Duy Luân (2016) Một số chiều cạnh kinh tế - xã hội của vùng ven
đô trong quá trình đô thị hóa, Hội thảo “Phát triển nông nghiệp đô thị ven
đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân” truy cập: http://
kientrucvietnam.org.vn/mot-so-chieu-canh-kinh-te-xa-hoi-cua-vung-vendo-trong-qua-trinh-do-thi-hoa/
4. Lewis,G.J. vaø Maund,D.J. (1976). “The Urbanization of the countryside:A
framework for analysis” [Đô thị hóa ở nông thôn: một khung phân tích],
Human Geography, Vol.58, No.1, pp.17-27.
5. Nguyễn Hữu Minh (2005), Biển đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội
trong quá trình đô thị hoá, Tạp chí Xã hội học số 1 (89), 2005
6. Simon, David & Mcgregor, (2006). Contemporary perspectives on the
peri-urban zones of cities in developing areas. The Peri-Urban Interface;
Approaches to sustainable natural and human resource use, [Các quan
điểm đương thời về vùng ven đô của các đô thị tại các khu vực đang phát

triển. Sách: Giao diện vùng ven. Tiếp cận tới việc sử dụng nguồn tài nguyên
tự nhiên và con người một cách bền vững]. Chương 1, Earthscan, trang.1-17
7. Nguyễn Duy Thắng, 2009, Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh
tế-xã hội của vùng ven đô và những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Xã hội
học, số 1 - 2009, trang 83-86
8. Lã Thị Thuỷ (2008), Những biến đổi nhận thức của cư dân ven đô trong
quá trình đô thị hoá, Tạp chí Tâm lý học, số 8 (113), 8-2008
9. Nguyễn Đình Tuấn (2013), Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư
vùng đô thị hóa - (Nghiên cứu trường hợp tại phường Định Công và xã Minh
Khai, Hà Nội), Luận án tiến só nhân học
10. Bùi Văn Tuấn (2014), Tác động của đô thị hóa đến các vấn đề xã hội
vùng ven đô Hà Nội hiện nay, nghiên cứu trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ
Liêm, 25 năm Việt Nam Học theo định hướng liên ngành , Nhà xuất bản
Thế giới, TP.HCM, Việt Nam
11. UNFPA, Vietnam (2008). Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá, quản
lý dựa trên kết quả.

SË 103+104 . 2020

67



×